Tin khắp nơi – 19/02/2019
Tuesday, February 19, 2019
2:19:00 PM
//
Slider
,
Tin Khắp nơi
Trump nói về Venezuela:
‘Hãy để đất nước bạn tự do’
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa lên tiếng kêu gọi đích danh quân đội Venezuela thôi ủng hộ Tổng thống Nicolás Maduro.Trong một bài phát biểu tại Miami, ông Trump cảnh báo “con mắt của cả thế giới” đang nhìn vào những người ủng hộ ông Maduro.
Bài phát biểu thể hiện nỗ lực tiếp tục thuyết phục các quan chức hướng lòng trung thành về phía lãnh đạo phe đối lập Juan Guaidó.
Ông Trump nói gì?
Ông Trump đã có bài phát biểu vào thứ Hai tại Đại học Quốc tế Florida của Miami trước đám đông người nhập cư chủ yếu từ Venezuela và Cuba.
Khu vực này là nơi sinh sống của hàng chục ngàn người nhập cư Venezuela – gồm cả những người chạy khỏi chế độ của Maduro và ủng hộ Guaidó.
Trong bài phát biểu, ông Trump nói chính phủ Venezuela là “chế độ độc tài thất bại”.
Ông nói chính Tổng thống Maduro là một “con rối Cuba” và cáo buộc một nhóm nhỏ “đứng đầu chế độ của Maduro” đã ăn cắp và che giấu tiền.
“Chúng tôi biết họ là ai và chúng tôi biết nơi họ giữ hàng tỷ đô la mà họ đã đánh cắp,” ông Trump nói.
Ông cũng kêu gọi quân đội đảm bảo an toàn cho ông Guaidó và những người biểu tình đối lập.
“Họ đang đặt tương lai và mạng sống của họ vào chỗ mạo hiểm vì theo người bị kiểm soát bởi quân đội Cuba và được bảo vệ bởi một đội quân tư nhân Cuba,” ông Trump nói.
Tổng thống cũng cho biết ông tin rằng quân đội có “vai trò quan trọng” trong quá trình chuyển đổi của đất nước nếu họ đổi phe.
Ông kêu gọi họ tiếp nhận “lời đề nghị hào phóng” của người lãnh đạo phe đối lập về việc ân xá nếu chuyển hướng ủng hộ hoặc đối mặt với hậu quả.”
“Các anh sẽ không thể tìm thấy bến bờ nào an toàn, không có lối thoát dễ dàng. Các anh sẽ mất tất cả,” ông cảnh báo.
Ông Trump nhắc lại sự ủng hộ hoàn toàn của ông đối với ông Guaidó với tư cách là nhà lãnh đạo hợp pháp của đất nước trong bài phát biểu.
Ông nói rằng ông vẫn tìm kiếm một sự chuyển tiếp hòa bình giữa các nhà lãnh đạo.
Tổng thống cũng mô tả “thời kỳ suy tàn” cho chủ nghĩa xã hội trên lục địa này và bày tỏ hy vọng rằng Nicaragua và Cuba có thể theo bước Venezuela.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionÔng Guaidó nói trong một cuộc tập hợp ở Diễn biến mới nhất ở Venezuela
Các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ đang gây áp lực lên ông Maduro, trong khi căng thẳng vẫn tiếp diễn đối với lượng hàng cứu trợ quốc tế do ông Guaidó tổ chức.
Vào thứ Bảy, 16/2, các máy bay vận tải quân sự của Hoa Kỳ đã đến một thị trấn Colombia giáp Venezuela, mang theo hàng trăm tấn hàng hóa nhân đạo.
Một cây cầu nối hai nước đang bị các container chặn lại và không rõ liệu Tổng thống Maduro có cho phép hàng cứu trợ nhập cảnh hay không.
Trước đây ông Maduro đã phủ nhận có bất kỳ cuộc khủng hoảng nào ở Venezuela và gọi hoạt động viện trợ là một chương trình do Mỹ dàn dựng.
“Ông ta thà thấy người dân của mình chết đói còn hơn là cấp cho họ viện trợ,” ông Trump nói trong bài phát biểu, kêu gọi quân đội đảm bảo việc giao hàng an toàn.
Một kho hàng khác đã bắt đầu ở Brazil và dự kiến một kho hàng thứ ba sẽ xuất hiện trên đảo Curacao của Hà Lan, ngoài khơi bờ biển phía bắc của Venezuela.
Ông Guaidó cho biết 600.000 tình nguyện viên đã đăng ký để giúp mang viện trợ vào nước này vào 23/2 – thời hạn mà ông đã đặt ra.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Florida Marco Rubio nằm trong số những người đến thăm biên giới nơi viện trợ đang được dự trữ vào Chủ nhật.
Liên Hợp Quốc cho biết hơn ba triệu người Venezuela đã bỏ trốn trong những năm gần đây khi đất nước này vật lộn với tình trạng siêu lạm phát và thiếu hụt các nhu yếu phẩm như thực phẩm và thuốc men.
Ông Maduro, người nắm quyền từ năm 2013, đã bị chỉ trích trong và ngoài nước vì cách điều hành nền kinh tế.
Ông đã đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vào năm ngoái, nhưng cuộc bầu cử đã gây tranh cãi, với nhiều ứng cử viên phe đối lập bị cấm tranh cử hoặc bỏ tù. Cũng có những cáo buộc về gian lận phiếu bầu.
Ông vẫn có được sự hỗ trợ của các đồng minh chủ chốt, những nước đã giúp tài trợ cho nền kinh tế của Venezuela, bao gồm Nga và Trung Quốc.
Ông cũng từ chối từ chức hoặc tổ chức một cuộc bầu cử mới, mặc dù đang chịu áp lực từ quốc tế.
Hàng chục quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã công nhận ông Guaidó là tổng thống lâm thời của đất nước.
Ông Guaidó, người đứng đầu Quốc hội, tuyên bố là Tổng thống lâm thời của Venezuela trong cuộc biểu tình chống chính phủ hồi tháng trước.
Ông Guaidó tuyên bố sẽ giám sát các cuộc bầu cử mới vì các cuộc tái bầu cử năm 2018 của ông Maduro có nhiều nghi vấn.
Ông Maduro thì lên tiếng chỉ trích sự ảnh hưởng của các nước phương Tây, cho rằng họ can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Venezuela.
Trong một số diễn biến khác:
Trong khi đó, công ty cung cấp dịch vụ internet nhà nước đã chặn một trang web nơi các tình nguyện viên có thể đăng ký để đem viện trợ nhân đạo vào nước này.
Chính phủ cho biết họ sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc ở biên giới Colombia vào cuối tuần để cạnh tranh với một sự kiện tương tự – ở phía bên kia biên giới – do doanh nhân người Anh Richard Branson tổ chức để hỗ trợ nỗ lực viện trợ của phe đối lập.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47288265
Venezuela : Donald Trump đe dọa
giới quân nhân ủng hộ Nicolas Maduro
Thanh ThủyTổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây sức ép đối với chế độ Maduro. Lần này ông nhằm vào thành phần quân đội ủng hộ tổng thống Venezuela.
Trong một cuộc mít tinh hôm qua 18/02/2019, trước cộng đồng người Venezuela tại bang Florida, ông Trump lên tiếng cảnh cáo giới sĩ quan Venezuela còn ủng hộ ông Maduro, kêu gọi họ chấp nhận sự ân xá mà tổng thống lâm thời Juan Guaido đề nghị, bằng không thì họ “sẽ mất tất cả”.
Thông tín viên RFI, Eric de Salve, từ San Francisco, cho biết chi tiết :
Giữa những tràng pháo tay nồng nhiệt của cộng đồng Venezuela tại Miami, ông Donald Trump thông báo một thời kỳ chính trị mới đã đến ở Caracas. Ông khẳng định: Chế độ xã hội chủ nghĩa đang chết dần và tự do, thịnh vượng, dân chủ đang hồi sinh.
Đối với tổng thống Mỹ : Nicolas Maduro không phải là người yêu nước mà là một con rối của Cuba. Để khuất phục Maduro, tổng thống Mỹ một lần nữa hàm ý là Hoa Kỳ có thể sử dụng võ lực khi khẳng định mọi chọn lựa đều để ngỏ.
Từ Miami, Donald Trump đã đưa ra lời kêu gọi cứng rắn gởi đến giới quân đội. Lực lượng này ủng hộ ông Maduro và từ chối đề nghị ân xá của Juan Guaido, tổng thống tự phong được Mỹ và khoảng 50 nước công nhận.
Ông Trump nói thẳng: Quý vị có thể chấp nhận đề nghị ân xá của tổng thống Guaido và sống yên ổn bên cạnh người thân của mình… Nếu không thì quý vị có thể chọn con đường thứ hai là tiếp tục ủng hộ Maduro. Trong trường hợp đó, quý vị sẽ không có nơi nào để ẩn náu, không còn lối thoát, sẽ mất tất cả.
Tổng thống Mỹ cũng yêu cầu để hàng trợ giúp của Mỹ vào Venezuela. Trước cuộc mít tinh không lâu, Nhà Trắng đã xác định rằng biết rất rõ nơi mà các sĩ quan Venezuela và gia đình của họ cất giấu tiền, nhưng trước mắt không đưa ra biện pháp trừng phạt.”
Nga gởi 300 tấn hàng trợ giúp nhân đạo đến Venezuela
Tổng thống Maduro hôm qua, thông báo 300 tấn hàng trợ giúp nhân đạo của Nga sẽ đến Venezuela vào ngày mai, thứ Tư, 20/02, trong đó có những loại thuốc rất đắt tiền.
Ông Maduro còn cho biết là Venezuela đang đợi hàng trợ giúp của nhiều nước; ngoài Nga còn có Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước khác qua trung gian của Liên Hiệp Quốc.
Tổng thống Venezuela cũng nhắc lại quyết định không cho hàng viện trợ của Mỹ, thực phẩm và thuốc, vào Venezuela như phe đối lập yêu cầu. Ông gọi đấy là một “trò chính trị” trước một cuộc can thiệp quân sự của Mỹ.
Theo giới quan sát, Venezuela bước vào một tuần lễ căng thẳng liên quan đến trợ giúp nhân đạo, tổng thống tự phong Guaido khẳng định là hàng trợ giúp của Mỹ sẽ được đưa vào bằng mọi giá vào thứ Bảy 23/02 tới đây bất chấp lời từ chối dứt khoát của chính quyền Maduro.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190219-venezuela-donald-trump-de-doa-thanh-phan-quan-doi-ung-ho-maduro
Phía Mỹ lạc quan về thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai
Thông tin về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều tổ chức tại Việt Nam đã được xác nhận. Các tín hiệu từ Mỹ cho thấy khả năng đạt thỏa thuận kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên tại cuộc gặp này.Cuộc gặp thượng đỉnh trong hai ngày vào cuối tháng 2 này có thể đạt đến một thỏa thuận giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Kim Jong Un để kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 21953).
Đó là nhận định của ông Harry Kazianis thuộc Trung tâm Lợi ích quốc gia – một tổ chức học giả Mỹ có tư tưởng bảo thủ đặt tại thủ đô Washington.
Ông Trump tự tin về quan hệ tốt với ông Kim
Theo hãng tin Reuters, ông Kazianis đã viết trên Twitter sau khi ông Trump đọc Thông điệp Liên bang vào tối 5-2 (giờ Mỹ): “Một tuyên bố như vậy cho thấy ý định rõ ràng để chuyển đổi mối quan hệ của họ và tạo ra nền tảng vững chắc cho công việc khó khăn hơn nhiều là tiến trình phi hạt nhân hóa (trên bán đảo Triều Tiên)”.
Trong Thông điệp Liên bang lần thứ hai của mình đọc trước Hạ viện Mỹ, Tổng thống Trump lập luận: “Nếu tôi không được bầu làm Tổng thống Mỹ thì ngay bây giờ, theo tôi, chúng ta có thể đang ở trong một cuộc chiến lớn với Triều Tiên”.
Theo hãng tin Reuters, phát ngôn của ông Trump nhằm đến những tuyên bố trong năm 2017, theo đó ông đe dọa sẽ có “trận mưa bom đạn và thịnh nộ mà thế giới chưa từng chứng kiến” xuống Triều Tiên vì những hoạt động liên quan vũ khí hạt nhân.
Mối quan hệ giữa hai nước đã có những chuyển biến tích cực hơn từ giai đoạn chuẩn bị cho thượng đỉnh lần một cho đến thời điểm này, dẫu có những nốt trầm với các tuyên bố tiếp tục cấm vận và phản ứng trở lại.
“Trong khuôn khổ của nền ngoại giao táo bạo của chúng ta, chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực lịch sử vì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên”, ông Trump tuyên bố trước các nghị sĩ Mỹ.
Ông cũng nhắc lại các thông tin nhằm minh chứng cho nhận định của mình: “Các con tin người Mỹ của chúng ta đã trở về nhà, các vụ thử hạt nhân đã ngừng và không còn các vụ phóng tên lửa trong 15 tháng qua”.
Giờ đây, trước Quốc hội Mỹ, ông Trump xác nhận: “Vẫn còn nhiều việc cần phải giải quyết, nhưng mối
quan hệ với tôi với (lãnh đạo Triều Tiên) Kim Jong Un là tốt đẹp. Chủ tịch Kim và tôi sẽ gặp lại vào 27 và 28-2 tại Việt Nam”.
Các cuộc đàm phán cấp chuyên viên với Triều Tiên hiện đang có tiến triển, với những đề xuất cụ thể hơn, như việc Mỹ đề nghị Triều Tiên đưa ra một tuyên bố toàn diện về các chương trình tên lửa và hạt nhân của mình.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (giữa) chụp ảnh lưu niệm với ông Kim Yong Chol, phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao Động Triều Tiên (trái) và đặc sứ Stephen Biegun tại một khách sạn ở Washington, Mỹ vào ngày 18-1-2019 khi ông Kim có mặt ở đây để bàn về tiến trình cho thượng đỉnh lần hai – Ảnh: REUTERS
Đặc phái viên Mỹ đến Triều Tiên
Phía Triều Tiên cũng muốn chắc chắn rằng Washington đã sẵn sàng để kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), và cam kết sẽ không lật đổ chính quyền Bình Nhưỡng, đặc biệt là việc Mỹ tuyên bố đã sẵn sàng thực hiện các cam kết đưa ra sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều lần đầu tiên tại Singapore tháng 6-2018 “một cách đồng thời và tương xứng”.
Ông Stephen Biegun – người được bổ nhiệm làm Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên vào tháng 8-2018, đã đến Triền Tiên ngày hôm nay (6-2) để có cuộc hội đàm với người đồng cấp Triều Tiên Kim Hyok Chol, cựu Đại sứ Triều Tiên tại Tây Ban Nha.
Theo báo Washington Post của Mỹ, cuộc gặp được dự kiến ban đầu tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều thứ hai tổ chức ở Việt Nam nhưng nay được chuyển đến thủ đô Bình Nhưỡng cho thấy phía Triều Tiên xem trọng cuộc gặp này như thế nào.
Các nguồn tin cho biết nhiều khả năng cuộc gặp sẽ tập trung vào chi tiết các bước phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng cũng như các hành động đáp lại tương ứng từ Washington.
Ông Biegun đã có cuộc làm việc 3 ngày tại Hàn Quốc, trong đó có cuộc gặp với Trưởng đoàn Hàn Quốc tham gia đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, ông Lee Do Hoon vào sáng 4-2 để trao đổi về chiến lược đàm phán với Triều Tiên.
Hai quan chức có thể sẽ gặp lại nhau sau cuộc gặp giữa ông Biegun với phía Triều Tiên để thảo luận về kết quả các trao đổi tại Bàn Môn Điếm.
Lãnh đạo Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump từng có cuộc gặp lịch sử tại Singapore vào tháng 6-2018 – Ảnh: AFP
Tại cuộc gặp thượng đỉnh lần đầu tiên ở Singapore hồi tháng 6-2018, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã nhất trí phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên, đổi lại các đảm bảo an ninh cho Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, kể từ sau cuộc gặp này, tiến trình đàm phán không đạt tiến bộ vì hai bên bất đồng về cách diễn giải khái niệm “phi hạt nhân hóa”. Mỹ yêu cầu có các bước phi hạt nhân hóa cụ thể hơn trong khi Triều Tiên muốn các trừng phạt được dỡ bỏ.
http://biendong.net/diem-tin/26308-phia-my-lac-quan-ve-thuong-dinh-my-trieu-lan-hai.html
Mỹ, TQ tiếp tục đàm phán thương mại hôm 19/2
Hôm 18/2, Tòa Bạch Ốc loan báo Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tiếp tục một vòng đàm phán mới tại thủ đô Washington trong ngày 19/2 để giải quyết các tranh chấp thương mại giữa hai nước, và vào cuối tuần sẽ diễn ra các phiên đàm phán cấp cao hơn.Các cuộc đàm phán diễn ra sau khi một vòng đàm phán kết thúc ở Bắc Kinh vào tuần trước mà không đạt được một thỏa thuận nào. Mặc dù vậy, các quan chức cho biết các vòng đàm phán ấy đã đạt được tiến bộ về một số vấn đề gây tranh cãi giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tòa Bạch Ốc cho biết trong một tuyên bố rằng các cuộc đàm phán trong tuần này nhằm mục đích “đạt được những thay đổi cơ bản ở Trung Quốc có ảnh hưởng đến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hai bên cũng sẽ thảo luận các cam kết của Trung Quốc sẽ mua một lượng lớn hàng hóa và dịch vụ từ Hoa Kỳ.
Các cuộc đàm phán cấp cao hơn sẽ bắt đầu vào thứ Năm (21/2) và sẽ do Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer cùng Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc chủ trì.
Ông Lighthizer là một người chủ trương phải mạnh mẽ thúc ép Trung Quốc chấm dứt các hành vi mà Hoa Kỳ cho là cưỡng bức chuyển giao công nghệ, và trộm cắp sở hữu trí tuệ. Phía Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc này.
Nhà Trắng cho biết Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, Cố vấn Kinh tế Larry Kudlow và Cố vấn Thương mại Peter Navarro cũng sẽ tham gia đàm phán.
https://www.voatiengviet.com/a/my-tq-tiep-tuc-dam-phan-thuong-mai-hom-19-2/4794178.html
16 bang của Mỹ đồng loạt kiện TT Trump
Một liên minh gồm 16 tiểu bang của Hoa Kỳ, dẫn đầu là bang California, ngày 18/2 đã đâm đơn kiện Tổng thống Donald Trump và các quan chức cấp cao chính phủ để chặn quyết định của ông Trump, công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để có ngân sách xây bức tường dọc theo biên giới Mỹ-Mexico.Hãng tin Reuters cho biết vụ kiện đã được đệ trình lên một tòa án ở California sau khi ông Trump hôm 15/2 tuyên bố sẽ sử dụng quyền tổng thống được ban bố tình trạng khẩn cấp để lấy tiền xây tường, thực hiện một trong những lời hứa chủ đạo của ông với cử tri trong chiến dịch tranh cử hồi năm 2016.
Sắc lệnh của ông Trump sẽ cho phép ông trích ra các ngân khoản mà Quốc hội đã dành riêng cho các mục đích khác vào việc xây bức tường. Trước đó, Quốc hội Mỹ đã khước từ, không cấp cho ông Trump 5,7 tỷ đôla để xây bức tường.
“Ngày hôm nay, vào đúng dịp Ngày Tổng thống, chúng tôi kiện Tổng thống Trump ra tòa để chặn việc ông ấy sử dụng sai trái quyền lực của Tổng thống,” Tổng chưởng lý Xavier Becerra của bang California nói trong một tuyên bố.
Ông Becerra, một thành viên Đảng Dân chủ, nói thêm: “Chúng tôi kiện Tổng thống Trump để ngăn ông ấy không được đơn phương dùng tiền thuế mà Quốc hội đã phân bổ một cách hợp pháp cho người dân của các bang chúng tôi. Đối với hầu hết chúng tôi, cương vị Tổng thống không phải là nơi để diễn tuồng.”
XEM THÊM:
Hạ viện điều tra, chủ đất khởi kiện sau tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Trump
Trong một kế hoạch ngân sách được Quốc hội Mỹ thông qua mới đây nhằm tránh chính phủ lại đóng cửa thêm một lần thứ hai, gần 1,4 tỷ đôla đã được dành riêng cho việc dựng hàng rào biên giới. Sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp của ông Trump sẽ giúp ông trích ra thêm 6,7 tỷ đôla ngoài số tiền mà Quốc hội đã phê chuẩn.
Hôm 15/2, ba chủ đất ở bang Texas và một nhóm bảo vệ môi trường là bên đầu tiên đã đâm đơn kiện ông Trump, nói rằng việc ông công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia là một hành động vi hiến mà nếu được tiến hành, sẽ xâm phạm quyền tài sản của họ.
XEM THÊM:
California, New York quyết kiện Trump vì tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia
Những thách thức pháp lý này có thể làm chậm những nỗ lực của ông Trump trong việc xây bức tường mà ông cho là cần thiết để ngăn người nhập cư bất hợp pháp và các hoạt động buôn lậu ma túy. Theo dự báo của giới chuyên gia pháp lý, các vụ kiện này có thể được đưa lên tới tận Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.
Ngoài bang California, nhiều bang khác cũng đâm đơn kiện ông Trump gồm có Colorado, Connecticut, Delaware, Hawaii, Illinois, Maine, Maryland, Minnesota, Nevada, New Jersey, New Mexico, New York, Oregon, Virginia, và Michigan.
Các bang này cho rằng sắc lệnh của ông Trump sẽ khiến họ thiệt hại hàng triệu đôla trong ngân sách liên bang dành cho các đơn vị vệ binh quốc gia trong các hoạt động chống ma túy. Các bang này nói chuyển ngân sách khỏi các dự án xây dựng của quân đội sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế của họ.
https://www.voatiengviet.com/a/muoi-sau-bang-cua-my-dong-loat-kien-tt-trump/4794122.html
TNS Bernie Sanders tuyên bố
sẽ tranh cử tổng thống Hoa Kỳ 2020
Thượng Nghị sĩ Bernie Sanders hôm 19/2 cho biết ông sẽ tham gia cuộc đua để được Đảng Dân chủ chọn đại diện cho đảng này ra tranh chức Tổng thống Hoa Kỳ năm 2020.Trong một email gửi tới những người ủng hộ hôm 19/2, Thượng Nghị sĩ Sanders, 77 tuổi, cam kết sẽ xây dựng một phong trào cơ sở rộng lớn để đối đầu với những nhóm lợi ích mà ông nói là đang thống trị chính phủ và chính trị Hoa Kỳ, theo Reuters.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Sanders cho biết ông sẽ thúc đẩy nhiều vấn đề tương tự đã đưa ra trong cuộc bầu cử năm 2016 vốn đã gây được tiếng vang với thành phần cử tri trẻ tuổi, gồm chương trình chăm sóc sức khỏe phổ quát, tăng mức lương tối thiểu và miễn học phí cho các trường cao đẳng công lập.
XEM THÊM:
Các ứng cử viên đảng Dân chủ Mỹ chuẩn bị cho tranh cử năm 2020
Trong email kêu gọi 1 triệu người ký tên để ủng hộ nỗ lực tranh cử của mình, ông Sanders viết: “Trọng tâm của chiến dịch của chúng ta là tạo ra một chính phủ và một nền kinh tế phù hợp cho đại đa số người dân, chứ không chỉ dành riêng cho một thiểu số nào đó.”
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Vermont Public Radio, Thượng nghị sĩ đại diện cho bang Vermont hứa hẹn sẽ thực hiện “một chiến dịch rất khác biệt” nhằm đưa Tổng thống Cộng hòa Donald Trump ra khỏi Tòa Bạch Ốc.
“Chiến dịch của chúng ta không chỉ nhằm đánh bại Donald Trump, mà còn làm thay đổi đất nước của chúng ta và tạo ra một chính phủ dựa trên các nguyên tắc công bằng về kinh tế, xã hội, chủng tộc và môi trường,” hãng tin AP trích email của Thượng nghị sĩ Sanders cho biết.
Ông Sanders mô tả Tòa Bạch Ốc mới dưới quyền ông sẽ là “sự tiếp nối của những gì chúng ta đã làm trong năm 2016.” Ông lưu ý rằng các chính sách mà khi ấy ông vận động, giờ đang được Đảng Dân chủ hậu thuẫn.
https://www.voatiengviet.com/a/tns-bernie-sanders-tuyen-bo-se-tranh-cu-tong-thong-hoa-ky-2020/4794318.html
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ Rosenstein
sẽ từ chức vào tháng 3
Ông Rod Rosenstein, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, người đã chỉ định một công tố viên đặc biệt để điều tra các mối quan hệ có thể có giữa Nga và chiến dịch vận động tranh cử của Tổng thống Trump, dự kiến sẽ từ chức vào giữa tháng 3, một viên chức Bộ Tư pháp cho biết hôm 18/2.Theo hãng tin Reuters thì trước đó, ông Rosenstein đã được dự kiến sẽ từ bỏ chức vụ ngay sau khi Tân Bộ trưởng Tư pháp William Barr nhậm chức. Vào tuần trước, ông Barr đã được Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận để trở thành người đứng đầu Bộ Tư pháp.
Một viên chức Bộ Tư pháp cho biết sự ra đi của ông Rosenstein không liên quan đến những cáo buộc theo đó ông được cho là đã cân nhắc biện pháp dùng máy ghi âm trong các cuộc họp với TT Trump, đồng thời dùng tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Hoa Kỳ để bãi nhiệm Tổng thống Trump.
Vào tháng 5 năm 2017, Thứ trưởng Rosenstein bổ nhiệm ông Robert Mueller làm Công tố viện Đặc biệt để điều tra mối quan hệ giữa chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Donald Trump năm 2016 và Moscow. Hiện nay cuộc điều tra này vẫn chưa kết thúc.
Reuters dẫn nguồn tin từ hai giới chức trong chính phủ Mỹ hôm 15/2 cho biết Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Mỹ Jeffrey Rosen là ứng viên hàng đầu có triển vọng thay thế Thứ trưởng Rod Rosenstein để làm việc với tân Bộ trưởng Tư pháp William Barr.
Nguồn tin này cho hay tân Bộ trưởng Tư pháp Barr, người từng làm việc với ông Rosen tại hãng luật Kirkland & Ellis, đã vận động để ông Rosen nắm vị trí thứ hai trong Bộ Tư pháp Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/thu-truong-bo-tu-phap-my-rosenstein-se-tu-chuc-vao-thang-3/4794258.html
Khủng hoảng Venezuela :
Cuba đi tìm nguồn dầu mới ở Qatar và Algeri
Thu HằngTrước nguy cơ khan hiếm dầu lửa do cuộc khủng hoảng kéo dài ở Venezuela, bộ trưởng Ngoại Thương Cuba Rodrigo Malmierca đã đến Qatar ngày 17/02/2019 và Algeri ngày 18/02 để tìm nguồn cung cấp dầu lửa mới.
Trong bản thông cáo ngày 18/02/2019, bộ Ngoại Giao Cuba cho biết các cuộc hội đàm giữa bộ trưởng Ngoại Thương Rodrigo Malmierca với thủ tướng Abdallah ben Nasser ben Khalifa Al Thani, cùng với các bộ trưởng Nội Vụ, Tài Chính, Thương Mại-Công Nghiệp của Qatar « đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị và hợp tác ». Sau Qatar, phái đoàn Cuba đã lên đường sang Algeri.
Theo AFP, là đồng minh mật thiết nhất của Venezuela, La Habana được Caracas bán dầu với giá ưu đãi từ đầu thập niên 2000. Đổi lại Cuba cử hàng nghìn bác sĩ, huấn luyện viên thể thao và cố vấn quân sự cho Venezuela.
Cuộc khủng hoảng chính trị ngày càng căng thẳng tại Venezuela khiến Cuba có nguy cơ mất nguồn cung cấp dầu lửa, trong bối cảnh số lượng dầu của Venezuela xuất sang Cuba đã giảm 40% trong những năm gần đây. Vì vậy, theo ông Paul Webster Hare, cựu đại sứ Anh hiện là giáo sư ở đại học Boston, khi trả lời AFP, « Cuba bắt đầu tìm những nhà cung cấp thay thế, như Nga, Iran và một số nước khác ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190219-khung-hoang-venezuela-cuba-di-tim-nguon-dau-moi-o-qatar-va-algeri
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190219-trung-quoc-nha-su-dia-phuong-bi-cam-day-tieng-tay-tang-cho-tre-em
Châu Âu không vội nhận lại
công dân tham gia thánh chiến ở Syria
Mai VânVào hôm qua, 18/02/2019, 28 ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu đã mở cuộc thảo luận tại Bruxelles về yêu cầu của tổng thống Mỹ Donald Trump, muốn châu Âu nhanh chóng nhận về để xét xử hàng trăm công dân của mình qua Syria tham gia thánh chiến, hiện đang bị lực lượng Kurdistan cầm giữ ở Bắc Syria.
Có khoảng 800 người trong diện này, chủ yếu là công dân Pháp, Đức, Anh… Tuy bị Mỹ hối thúc, nhưng châu Âu tỏ vẻ không vội vã cho hồi hương những người mà dư luận trong nước rất phản đối.
Thông tín viên RFI tại Bruxelles, Pierre Bénazet, tường thuật.
Lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu, bà Federica Mogherini, chỉ có thể công nhận là việc tiếp nhận trở lại các công dân châu Âu qua Syria chiến đấu cho Daech là thuộc thẩm quyền của từng nước thành viên.
Cũng như nhiều người khác, bà Mogherini chủ trương là Liên Hiệp Châu Âu nên có một cách tiếp cận chung, nhưng các nước không mấy hứng thú đón về những người đã tham gia thánh chiến này. Trước mắt, thì quyết định tùy theo từng trường hợp, từng quốc gia.
Ngoại trưởng Bỉ Didier Reynders giải thích : “Điều mà chúng tôi mong muốn là có thảo luận giữa các quốc gia liên quan trong châu Âu và xem giải pháp nào tốt nhất.
Vì không thể loại trừ việc một số quốc gia trong vùng muốn xét xử những kẻ thánh chiến này về những tội ác phạm ở các nước đó. Và tôi nghĩ đến Irak”.
Phương án sử dụng tư pháp tại các quốc gia trong vùng được nhiều người tán đồng. Đây là quan điểm chính thức của Thụy Điển chẳng hạn.
Về phần mình, Pháp, Đức và Áo đánh giá là yêu cầu của tổng thống Mỹ, đòi châu Âu nhận quân thánh chiến bị bắt tại Syria về hết một lúc là điều khó thể thực hiện.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190219-chau-au-khong-voi-nhan-lai-cong-dan-tham-gia-thanh-chien-o-syria
Anh tiến thoái lưỡng nan sau tuyên bố
điều tàu sân bay tới Thái Bình Dương, thách thức TQ
Tuyên bố gửi tàu sân bay tới vùng biển tranh chấp ở Thái Bình Dương của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson đặt ra những thách thức không nhỏ với London trước các phản ứng đáp trả mạnh mẽ của Trung Quốc.Thủ tướng Anh Theresa May, Ngoại trưởng Jeremy Hunt và Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond đã đặt rất nhiều hy vọng vào một thỏa thuận thương mại hậu Brexit với Trung Quốc. Khi Anh rời Liên minh châu Âu vào tháng tới 3 tới, họ sẽ cần thêm nhiều đối tác nhất có thể.
Hôm 11/2, ông Williamson cảnh báo Trung Quốc và Nga về “sức mạnh cứng” của Anh, tiết lộ động thái điều con tàu lớn nhất của hải quân Hoàng gia tới vùng biển tranh chấp với 2 phi đội chiến đấu F-35 nằm trong kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang quốc gia nhằm tăng quy mô và hiệu quả của Anh hậu Brexit.
Vào thời điểm Bộ trưởng Quốc phòng tuyên bố sẽ điều tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tới Ấn Độ-Thái Bình Dương, đèn lồng đỏ vẫn được trang hoàng tại dinh thự của Thủ tướng Anh, số 10 phố Downing, London nhân dịp Tết Nguyên đán.
Theo người đứng đầu Bộ Quốc phòng Anh, sự xuất hiện của HMS Queen Elizabeth tại Thái Bình Nhưỡng là để nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của quân đội Anh cũng như củng cố sự thực rằng Mỹ là đối tác thân cận nhất của London.
Tướng Lord Dannatt, cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Anh cho rằng ông Williamson có vẻ đã hơi quá đà khi nói về ý tưởng đưa hàng không mẫu hạm của Anh trong khi bản thân HMS Queen Elizabeth
vẫn chưa sẵn sàng để triển khai. Theo ông Dannatt, tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Anh là một bước đi ngoại giao không sáng suốt.
“Tàu sân bay Queen Elizabeth trông bên ngoài thì khá ổn nhưng nó vẫn chưa trang bị đầy đủ các chiến hạm trên đó. Vậy nên hãy để việc trang bị được điễn ra một cách hợp lý và có trách nhiệm”, ông Dannatt nói với Sky News.
Tuần trước, không lâu sau tuyên bố của ông Williamson, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích London đang có tâm lý chiến tranh lạnh và hủy bỏ đàm phán thương mại với London. Chuyến đi tới Bắc Kinh của Bộ trưởng tài chính Philip Hammond dự kiến diễn ra trong tuần này cũng bị hủy sau đó.
Chuyến đi của ông Hammond được kỳ vọng sẽ giúp Anh thuyết phục Trung Quốc gỡ bỏ lệnh cấm mỹ phẩm không được thử nghiệm trên động vật ở Anh mà Trung Quốc đang ban hành, động thái được cho là sẽ mở đường để London thâm nhập vào thị trường có thể mang về cho họ 13 tỷ USD trong 5 năm. Chuyến công du cũng được cho là sẽ thúc đẩy tăng cường hợp tác liên kết giữa Sàn giao dịch chứng khoán London và Thượng Hải.
Hiện chỉ có 3 quốc gia trong Liên minh châu Âu có thặng dư thương mại hàng hóa, trong đó Đức là nước dẫn đầu với 16,9 tỷ USD. Anh trong khi đó đứng thứ 2 từ dưới lên trong danh sách 28 quốc gia bị thâm hụt thương mại với 37,16 tỷ USD.
Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Anh trong năm 2017, chiếm khoảng 4% xuất khẩu và 7% nhập khẩu.
Cựu Thủ tướng Anh David Cameron từng tuyên bố vào năm 2015 rằng “đâ là thời kỳ hoàng kim trong quan hệ giữa Trung Quốc với Anh”. Bắc Kinh thời điểm đó cũng đưa ra một loạt các động thái thiện chí như để chứng minh sự hợp tác trong quan hệ giữa 2 nước.
Khi Anh bỏ phiếu rời EU năm 2016, giới quan sát cho rằng Anh cần Trung Quốc hơn là Trung Quốc cần Anh.
“Brexit khiến tham vọng với các thỏa thuận ngoài EU của Anh trở nên khó khăn hơn”, chuyên gia phân tích chính trị Andrew Cainey nhận định.
Theo ông Cainey, các doanh nhân Trung Quốc mặc dù khá bối rối trước cuộc khủng hoảng chính trị ở Anh vào thời điểm đó nhưng vẫn sẵn sàng “làm ăn” với London.
Mới thứ 5 tuần trước (14/2), Ant Financial, hãng dịch vụ tài chính lớn của Trung Quốc vừa mua lại hãng thanh toán có trụ sở ở London là WorldFirst với giá trị hợp đồng vào khoảng 700 triệu USD, bước đi lớn nhất của hãng này để thâm nhập vào thị trường tài chính Anh. Mỹ từng gạt bỏ một giao dịch tương tự của Ant Financial với lý do an ninh. Nhưng Anh cần nguồn đầu tư này của Trung Quốc để duy trì vai trò trung tâm kinh tế của London hậu Brexit.
Tuy nhiên, kế hoạch tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và Anh ở các lĩnh vực ngân hàng và tài chính để thúc đẩy vai trò của London nhiều khả năng sẽ chậm lại sau tuyên bố của ông Williamson. Quan hệ giữa 2 quốc gia giờ đây cũng trở nên khá phức tạp.
Anh đang lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan khi cần các giao dịch với Trung Quốc hậu Brexit nhưng lại chịu áp lực với tư cách là thành viên của Liên minh tình báo 5 con mắt mà Mỹ là một thành viên.
Vào ngày 17/2, tờ Financial Times đưa tin chính phủ Anh đã kết luận rằng họ có thể giảm thiểu những rủi ro phát sinh từ việc sử dụng các sản phẩm thiết bị phục vụ mạng 5G của doanh nghiệp viễn thông Huawei, Trung Quốc.
Tập đoàn viễn thông lớn nhất nước Anh, BT Group mới đây cũng đạt được một thỏa thuận cung cấp dịch vụ Internet ở Trung Quốc, động thái được nhận định là cho thấy sự đồng thuận của London và Bắc Kinh thông qua lĩnh vực viễn thông.
Với kết luận mới đây của Anh, gần như họ chắc chắn sẽ để Huawei tham gia vào việc triển khai mạng lưới 5G của quốc gia, quyết định có vẻ sẽ phải đối mặt với áp lực không nhỏ từ Mỹ, quốc gia liên tục kêu gọi đồng minh tẩy chay Huawei. Một điều đáng lưu ý nữa là các công ty Trung Quốc cũng đang nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong nhiều dự án của Anh từ dầu khí, đường sắt, nhà máy điện hạt nhân.
Theo ông Cainey, hiện rất khó để làm rõ chính sách với Trung Quốc của chính quyền Anh.
“Nhưng Trung Quốc cũng cần hiểu rằng Anh vẫn là một nền dân chủ tự do phương Tây, một đồng minh thân cận của Mỹ và đồng minh thân cận của các đối tác châu Âu”, ông Cainey nói.
http://biendong.net/bi-n-nong/26311-anh-tien-thoai-luong-nan-sau-tuyen-bo-dieu-tau-san-bay-toi-thai-binh-duong-thach-thuc-tq.html
Anh ‘không ủng hộ’ cấm hoàn toàn Huawei
Các quan chức an ninh Anh không ủng hộ lệnh cấm toàn diện tập đoàn Huawei của Trung Quốc tham gia mạng viễn thông quốc gia của Anh, dù Mỹ cho rằng Bắc Kinh có thể sử dụng sản phẩm của công ty này để do thám.“Chúng tôi không ủng hộ một lệnh cấm hoàn toàn. Chuyện không đơn giản như vậy”, một trong các nguồn thạo tin nói với Reuters hôm 18/2, một ngày sau khi tờ Financial Times đưa tin rằng Anh đi tới kết luận rằng nước này có thể giảm thiểu các rủi ro về việc sử dụng thiết bị của Huawei cho mạng 5G.
XEM THÊM:
Huawei gặp rắc rối, Samsung dồn đầu tư vào thiết bị mạng
Hãng tin Anh nói thêm rằng bất kỳ quyết định nào cho phép Huawei tham gia vào việc xây dựng mạng 5G sẽ bị nhiều nước theo dõi sát sao vì Anh là thành viên của một nhóm chia sẻ thông tin tình báo gọi là “Five Eyes” với Mỹ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 11/2 khuyến cáo các đồng minh của Mỹ không lắp đặt trên lãnh thổ của mình các thiết bị của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei.
Reuters dẫn lời ông Pompeo nói rằng nếu họ không làm vậy, nó sẽ làm phức tạp mối quan hệ với Mỹ.
Huawei đã bác bỏ chuyện do thám cho bất kỳ chính phủ nào.
https://www.voatiengviet.com/a/anh-kh%C3%B4ng-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-c%E1%BA%A5m-ho%C3%A0n-to%C3%A0n-huawei/4792135.html
Chính giới Pháp tham gia biểu tình chống bài Do Thái
Thanh PhươngHôm nay, 19/02/2019, thủ tướng Edouard Philippe cùng với hơn một nửa thành viên chính phủ Pháp và nhiều đại diện các chính đảng tham gia vào những cuộc tập hợp để chống các hành vi bài Do Thái, đang gia tăng một cách đáng ngại tại Pháp.
Cuộc tập hợp lớn nhất sẽ diễn ra tại quảng trường Cộng Hòa ở Paris vào lúc 19 giờ. Người dân Pháp cũng được mời tham gia các cuộc tập hợp ở những thành phố khác như Marseille, Bordeaux, Toulouse, Strasbourg, Nantes, Lille…
Những cuộc tập hợp này được tổ chức theo lời kêu gọi của 15 chính đảng, từ sáng kiến của thư ký thứ nhất đảng Xã Hội Olivier Faure. Riêng đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia không được mời tham gia, nhưng họ sẽ tổ chức một buổi lễ dành cho các nạn nhân của hành vi bài Do Thái. Nhiều nhân vật tên tuổi trong chính giới Pháp đã thông báo sẽ tham gia cuộc tập hợp ở Paris, trong đó có cựu tổng thống François Hollande, cựu thủ tướng Bernard Cazeneuve, lãnh đạo đảng Những Người Cộng Hòa Laurent Wauquiez. Tổng thống Emmanuel Macron không tham gia, nhưng ông sẽ có bài phát biểu tại bữa dạ tiệc thường niên của Hội đồng đại diện các tổ chức Do Thái (CRIF) vào tối mai. Đại diện của các tổ chức này cho biết nhân dịp này họ sẽ yêu cầu tổng thống Macron đề ra những biện pháp cụ thể để ngăn chận những hành vi bài Do Thái đang gia tăng tại Pháp.
Đặc biệt, trong cuộc biểu tình của những người Áo Vàng vào thứ Bảy tuần trước tại Paris, một số người đã chửi rủa thậm tệ nhà triết học Alain Finkielkraut với những lời lẽ bài Do Thái. Tuy nhiên, nhiều nhân vật hàng đầu trong phong trào Áo Vàng đã khẳng định lập trường chống tư tưởng kỳ thị sắc tộc và bài Do Thái. Một nhóm mang tên « Áo Vàng công dân» cũng sẽ tham gia các cuộc tập hợp hôm nay.
http://vi.rfi.fr/phap/20190219-chinh-gioi-phap-tham-gia-cac-cuoc-tap-hop-chong-hanh-vi-bai-do-thai
Chính phủ Pháp đối phó với nạn bài Do Thái
Thanh PhươngViệc nhiều thành viên chính phủ và đại diện nhiều chính đảng tại Pháp hôm nay tham gia các cuộc tập hợp chống các hành vi bài Do Thái cho thấy tệ nạn này đang gia tăng một cách đáng ngại, khiến chính phủ Pháp phải tìm cách ngăn chận.
Theo số liệu thống kê do chính phủ vừa công bố, trong năm 2018 đã xảy ra 541 hành vi bài Do Thái, tăng đến 74% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy con số này thấp hơn nhiều so với đỉnh điểm của những năm 2014 (851) và năm 2004 (974), nhưng nó cho thấy là nạn bài Do Thái lại đang gia tăng đáng kể tại Pháp trong bối cảnh bất mãn xã hội đang dâng cao, thể hiện qua phong trào Áo Vàng.
Chính là bên lề một cuộc biểu tình tại Paris hôm thứ Bảy tuần trước mà nhà triết học gốc Ba Lan và cũng là viện sĩ Viện Hàn Lâm Alain Finkielkraut đã bị nhiều người, trong đó có một số người Áo Vàng, chửi rủa thậm tệ, với thái độ thù hằn và những lời lẽ như « Cút đi, tên sioniste bẩn thỉu như cứt », đến mức cảnh sát phải lao đến bảo vệ cho ông.
Toàn bộ chính giới Pháp, trong đó có tổng thống Emmanuel Macron, đã đồng loạt lên án vụ việc trên. Viện Công tố Paris hôm Chủ nhật thông báo mở điều tra về tội chửi rủa một người trước công chúng do nguồn gốc, sắc tộc hay tôn giáo của người đó.
Vào cuối tuần qua, nhiều vụ phá hoại mang tính bài Do Thái cũng đã xảy ra. Nhiều bức chân dung cố bộ trưởng Y Tế gốc Do Thái Simone Veil bị vẽ trên đó những chữ thập ngoặc, biểu hiện của Đức Quốc Xã. Cây trồng tưởng niệm Ilan Halimi, thanh niên đã bị bắt cóc và tra tấn đến chết vào năm 2006 chỉ vì anh là người Do Thái, thì bị cưa đứt. Ấy là chưa kể nhiều dòng chữ mang nội dung bài Do Thái được vẻ trên nhiều bức tường ở Paris.
Ngay từ năm ngoái, tổng thống Macron đã thông báo chính phủ sẽ gia tăng chống thù hận sắc tộc và bài Do Thái trên mạng Internet, với một dự luật buộc các công ty Internet trong thời hạn ngắn nhất phải gỡ bỏ những nội dung mang tính thù hận. Dự luật này theo dự kiến sẽ được trình Quốc Hội trước mùa hè năm nay.
Tuy nhiên, sau vụ xảy ra với nhà triết học Finkielkraut, đại diện các tổ chức Do Thái đòi tổng thống Macron có những hành động cụ thể hơn để ngăn chận những hành vi bài Do Thái. Họ yêu cầu phải có một kế hoạch riêng để chống nạn bài Do Thái, với những xử phạt mạnh hơn, về mặt hình sự, để trừng trị những hành vi và lời lẽ hận thù đối với người Do Thái.
Một số dân biểu Quốc Hội Pháp cũng đã đề nghị hình sự hóa hành vi bài Do Thái, tuy nhiên nhiều thành viên chính phủ đã bày tỏ dè dặt về đề nghị này, vì họ chủ trương là phải dựa nhiều hơn vào giáo dục, vào thảo luận để dần dần xóa tan những tư tưởng hận thù sắc tộc, bài Do Thái.
Thật ra đối với những nhà trí thức được hãng tin AFP trích dẫn hôm 13/02 vừa qua, sự gia tăng trở lại các hành vi, các biểu hiện bài Do Thái là không có gì đáng ngạc nhiên. Theo nhà văn và nhà triết học Pascal Bruckner, hiện đang có sự hội tụ giữa ba dòng tư tưởng thù hận : Hồi giáo cực đoan, cực hữu và cực tả chống Israel. Ông Bruckner cũng ghi nhận một đặc điểm của Pháp là quốc gia có cả hai cộng đồng Hồi Giáo và Do Thái đông nhất châu Âu.
Theo nhà văn này, trong nữa sau thế kỷ 20, tư tưởng bài Do Thái đã được thể hiện một cách tương đối kín đáo, vì châu Âu vừa trải qua thời kỳ lò thiêu của Đức Quốc Xã, nhưng từ đầu thập niên 2000, đây không còn là điều cấm kỵ nữa và nó đã được thể hiện công khai hơn kể từ cuộc chiến tranh ném đá intifada lần thứ hai vào năm 2002.
Và bây giờ, khi nước Pháp lâm vào khủng hoảng thì người ta thường quy trách nhiệm vào một nhóm nào đó, mà đầu tiên là người Do Thái. Hơn nữa, nhiều người dân Pháp vẫn xem người Do Thái là thành phần nắm nhiều quyền lực và tiền của, chi phối mọi mặt đời sống ở Pháp.
Đối với nhà văn Emilie Frèche, đã 15 năm rồi, mọi người chỉ biết lên án, nay đã đến lúc chính quyền phải có hành động khẩn cấp và nước Pháp phải quay trở lại với chủ nghĩa đại đồng, thông qua việc tăng cường giáo dục và văn hóa.
http://vi.rfi.fr/phap/20190219-chinh-phu-phap-doi-pho-voi-nan-bai-do-thai
Nga, Mỹ đấu nhau “sứt đầu mẻ trán”, TQ bị vạ lây?
Nga và Mỹ đang có cuộc đối đầu căng thẳng liên quan đến vấn đề tên lửa – một vấn đề gây đe dọa an ninh không chỉ đối với Châu Âu mà cả thế giới. Trung Quốc bất ngờ bị “lôi” vào cuộc chiến này.Thủ tướng Đức Angela Merkel hồi cuối tuần vừa rồi đã nói rằng, “không chỉ Mỹ và Nga nên đối thoại về vấn đề giải trừ vũ khí mà Trung Quốc cũng nên tham gia”.
Trung Quốc nên tham gia vào các cuộc đàm phán giải trừ vũ khí cùng với Nga và Mỹ. “Giải trừ vũ khí là điều mà tất cả chúng ta đều phải đối mặt giải quyết và đều phải tập trung vào đó. Không chỉ Nga và Mỹ
mà Trung Quốc cũng nên tham gia”, bà Merkel đã phát biểu như vậy tại Hội nghị An ninh Munich diễn ra hôm 16/2 vừa rồi.
Phản ứng trước lời kêu gọi trên, Trung Quốc đã ngay lập tức bác bỏ, thể hiện lập trường kiên quyết không tham gia vào hiệp ước kiểm soát vũ khí thời Chiến tranh Lạnh mà Mỹ cáo buộc Nga vi phạm. Mỹ cũng cho rằng, hiệp ước trên đã áp đặt những hạn chế không công bằng đối với quân đội Trung Quốc.
Lo ngại một cuộc chạy đua vũ trang giữa Trung Quốc, Nga và Mỹ sẽ bùng lên sau khi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) bị xé bỏ do quyết định rút lui của Mỹ, bà Merkel đã lên tiếng kêu gọi ký kết một hiệp ước như vậy ở cấp toàn cầu. Và Nhà lãnh đạo Đức trực tiếp kêu gọi Trung Quốc tham gia.
Nga và Mỹ đã ký kết hiệp ước INF năm 1987 trong đó cấm các hệ thống tên lửa được triển khai trên mặt đất với tầm bắn từ 500km đến 5.500km. Với cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước, Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi cuối năm ngoái bất ngờ tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi hiệp ước.
Đầu năm nay, chính quyền Mỹ chính thức khởi động tiến trình rút ra khỏi hiệp ước INF – một tiến trình dự kiến kéo dài 6 tháng.
Moscow bác bỏ bất kỳ cáo buộc nào về việc vi phạm INF nhưng Mỹ và các đồng minh NATO vẫn khăng khăng đòi Nga phải hủy bỏ hệ thống tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân – 9M729. Washington cho rằng, hệ thống tên lửa trên của Nga có thể cho phép nước này tấn công Châu Âu mà gần như không có bất kỳ cảnh báo nào.
Lời kêu gọi của Thủ tướng Merkel về việc Trung Quốc tham gia vào tiến trình đàm phán hiệp ước kiểm soát vũ khí được các nhà ngoại giao NATO miêu tả như là một lối thoát tiềm năng cho tình thế bế tắc hiện nay bởi một hiệp ước mới có thể sẽ giải quyết được nỗi quan ngại của Mỹ về sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Nga và Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc – ông Yang Jiechi đã nói rằng, các tên lửa của Trung Quốc chỉ mang tính phòng thủ. “Trung Quốc phát triển các năng lực của mình tuân thủ nghiêm túc nhu cầu phòng thủ và không gây ra mối đe dọa cho bất kỳ ai. Vì thế, chúng tôi phản đối việc đa phương hóa thỏa thuận INF”, ông Yang nhấn mạnh.
Trung Quốc đã tuyên bố tham vọng hiện đại hóa Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa vào năm 2035, tăng cường sức mạnh cho Không quân và đưa công nghệ mới, bao gồm những tên lửa hành trình có tốc độ rất cao cũng như trí tuệ nhân tạo, vào quân đội.
Tướng nghỉ hưu của Trung Quốc Yao Yunzhu nói rằng, một hiệp ước kiểm soát vũ khí sẽ chỉ có hiệu quả nếu nó bao gồm cả các tên lửa phóng đi từ trên biển và trên không, ngoài các tên lửa được triển khai trên mặt đất, bởi phần lớn công nghệ quân sự của Trung Quốc là được triển khai trên mặt đất và nước này không muốn mình bị đặt vào thế bất lợi.
http://biendong.net/diem-tin/26314-nga-my-dau-nhau-sut-dau-me-tran-tq-bi-va-lay.html
Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi
muốn gì khi trả lời BBC?
Karishma VaswaniPhóng viên kinh doanh châu ÁNổi tiếng là người đàn ông sống ẩn dật và bí mật, Nhậm Chính Phi dường như có niềm tin mãnh liệt rằng, doanh nghiệp mà ông dày công gây dựng trong 30 năm qua có thể đứng vững trước sự giám sát của các nước phương Tây.
“Hoa Kỳ sẽ không thể nào bóp nát chúng tôi”, nhà sáng lập 74 tuổi của Huawei nói với tôi trong một căn phòng có bộ bàn ghế ăn được trang trí công phu theo hơi hướng Châu Âu.
Người sáng lập Huawei: ‘Mỹ không thể bóp nát chúng tôi’
Tại sao Anh không cấm Huawei?
Nhậm Chính Phi dường như không lo lắng gì khi bị cáo buộc là gián điệp và đánh cắp thông tin bí mật cả. Ngược lại, trước mặt tôi lúc này là một người đàn ông vô cùng hài hước, ông ấy cười đùa suốt buổi phỏng vấn.
Khi được hỏi liệu áp lực của Mỹ lên các đồng minh có thể loại bỏ Huawei ra khỏi thị trường phương Tây hay không, Nhậm Chính Phi nói Huawei có nhiều sự lựa chọn.
“Nếu đèn tắt ở phương Tây, thì ở phương Đông đèn vẫn sáng. Nếu miền Bắc tối đi, thì vẫn còn miền Nam. Hoa Kỳ không đại diện cho toàn thế giới. Hoa Kỳ chỉ đại diện cho một phần của thế giới mà thôi.”
Ông Nhậm nói đúng, Hoa Kỳ chỉ chiếm một phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh của Huawei mà thôi.
Nhưng các cáo buộc của Hoa Kỳ đã bắt đầu ảnh hưởng đến các thị trường quan trọng hơn của ông, như Châu Âu và Anh. Nhiều nước đã bày tỏ sự quan ngại đối với Huawei ở khu vực này.
Nhậm Chính Phi muốn cả thế giới tin rằng, công ty của ông vẫn có thể đứng vững trước áp lực của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, tâm trạng của Nhậm Chính Phi thay đổi khi tôi hỏi về mối quan hệ của ông với quân đội và chính phủ Trung Quốc.
Trong tất cả các câu trả lời, ông ấy từ chối đề cập sâu đến vấn đề này, chỉ nói rằng đây không phải là sự thật mà đơn giản chỉ là những lời cáo buộc.
Ông Nhậm nhấn mạnh rằng, kết nối chính trị không phải là điều khiến Huawei thành công như ngày hôm nay.
Nhưng ông Nhậm không phủ nhận rằng, chính trị có liên quan đến vụ bắt giữ con gái ông, bà Mạnh Vãn Chu – Giám đốc Tài chính của Huawei.
Từ trước đến nay, Nhậm Chính Phi vẫn tránh nói về động cơ vụ bắt giữ con gái ông, nhưng hôm nay ông đã nhắm thẳng vào Hoa Kỳ.
“Tôi phản đối những gì Hoa Kỳ đã làm”, ông Nhậm nói.
“Động cơ chính trị này là không thể chấp nhận được. Hoa Kỳ luôn thích trừng phạt người khác, bất cứ khi nào có vấn đề họ cũng sẽ sử dụng cách này”.
“Sự việc đã đến nước này, chúng tôi sẽ để tòa án giải quyết”.
Chi bộ Đảng Cộng sản ở Huawei
Ông Nhậm Chính Phi xác nhận rằng có một chi bộ Đảng Cộng sản ở Huawei. Tuy nhiên, đây là điều mà tất cả các công ty – nhà nước hay nước ngoài – đều phải có để tuân thủ pháp luật khi hoạt động ở Trung Quốc.
Nói về việc liệu các thiết bị Huawei có dễ bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của Trung Quốc hay không, Nhậm Chính Phi đưa ra quan điểm rất rõ ràng và thực tế.
Ông liên tục khẳng định rằng, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố chính thức rằng họ không bao giờ yêu cầu các công ty lắp đặt thiết bị gián điệp. Tuy nhiên, trên thực tế sẽ không có luật nào ở Trung Quốc bảo vệ ông trong trường hợp chính phủ bắt ông cung cấp quyền truy cập.
Đây sẽ là yếu tố quyết định để nhiều quốc gia cân nhắc xem có để Huawei tham gia vào mạng 5G hay không.
Các công ty Trung Quốc như Huawei chỉ mới bắt đầu đe dọa sự thống trị của các doanh nghiệp phương Tây trong một thập niên qua.
Khi các công ty này xuất hiện, thế giới đã phải vật lộn với cách mà chúng vận hành.
Điều cốt lõi ở đây là nỗi sợ rằng các công ty này phục vụ cho lợi ích của Đảng Cộng sản.
Họ có thực sự làm thế hay không, có lẽ lại không phải là vấn đề cốt lõi.
Chỉ riêng quan điểm suy nghĩ là thế lại có thể quyết định Huawei còn thành công hay không trong tương lai.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47292576
Nhậm Chính Phi:
‘Vụ bắt con gái tôi có động cơ chính trị’
Người sáng lập Huawei nói rằng Hoa Kỳ “không thể nào bóp nát” hãng này trong cuộc phỏng vấn độc quyền với BBC.Ông Nhậm Chính Phi mô tả vụ bắt giữ Mạnh Vãn Chu, con gái ông, giám đốc tài chính của công ty, là “có động cơ chính trị”.
Mỹ đang theo đuổi các cáo buộc hình sự nhắm vào Huawei và bà Mạnh, bao gồm rửa tiền, lừa đảo ngân hàng và đánh cắp bí mật thương mại.
Huawei phủ nhận mọi hành vi sai trái.
Anh ‘xử lý được rủi ro về Huawei’
Mỹ truy tố Huawei và bà Mạnh Vãn Chu
Huawei: Đại sứ Canada ở Trung Quốc mất chức vì phát ngôn
Trump, Trudeau thúc TQ thả người Canada
Mạnh Vãn Chu là ai và sao không mang họ bố?
Huawei dọa sẽ rút hẳn khỏi Anh và Mỹ
Ông Nhậm trả lời nhà báo Karishma Vaswani của BBC trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền thông quốc tế đầu tiên kể từ khi bà Mạnh bị bắt – và gạt đi áp lực từ phía Mỹ.
“Mỹ không thể bóp nát chúng tôi”, ông nói. “Thế giới không thể rời bỏ chúng tôi vì chúng tôi tiến bộ hơn. Ngay cả khi họ thuyết phục được nhiều quốc gia tạm thời không dùng thiết bị Huawei, chúng tôi luôn có thể giảm quy mô mọi thứ xuống một chút.”
Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng nguy cơ mất khách hàng có thể có tác động đáng kể.
Ông Nhậm nói gì về Hoa Kỳ?
Tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cảnh báo các đồng minh của nước này không sử dụng công nghệ Huawei và nói rằng điều đó sẽ khó cho Washington khi “hợp tác với họ”.
Úc, New Zealand và Hoa Kỳ đã cấm hoặc chặn Huawei cung cấp thiết bị cho mạng 5G, trong khi Canada đang cân nhắc liệu các thiết bị của hãng này có đe dọa an ninh nghiêm trọng hay không.
“Nếu đèn tắt ở phương Tây, phương Đông vẫn sẽ tỏa sáng. Và nếu miền Bắc tối, vẫn còn miền Nam. Mỹ không đại diện cho cả thế giới. Mỹ chỉ đại diện cho một phần của thế giới.”
Bình luận về khả năng Anh ra lệnh cấm Huawei, ông Nhậm cho biết Huawei “sẽ không rút khoản đầu tư của chúng tôi vì điều đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào Anh quốc.”
“Chúng tôi vẫn tin tưởng vào Anh quốc và chúng tôi hy vọng rằng Anh quốc sẽ tin tưởng chúng tôi hơn nữa.”
“Bởi vì nếu Mỹ không tin tưởng chúng tôi, thì chúng tôi sẽ chuyển đầu tư từ Mỹ sang Anh với quy mô thậm chí còn lớn hơn.”
Ông Nhậm nghĩ gì về vụ con gái bị bắt?
Bà Mạnh bị bắt vào ngày 1/12 tại Vancouver theo yêu cầu của Hoa Kỳ và dự kiến sẽ là đối tượng bị dẫn độ.
Tổng cộng có 23 cáo buộc nhắm vào Huawei và bà Mạnh, trong đó có cáo buộc hãng này che đậy việc làm ăn với Iran – quốc gia chịu lệnh cấm vận của Mỹ và cáo buộc mưu toan đánh cắp bí mật thương mại.
Ông Nhậm rõ ràng phản đối các cáo buộc của Hoa Kỳ.
“Đầu tiên, tôi phản đối những gì Mỹ đã làm. Hành vi có động cơ chính trị này là không thể chấp nhận.”
“Hoa Kỳ thích trừng phạt người khác, bất cứ khi nào có vấn đề, họ sẽ dùng biện pháp hiếu chiến như vậy.”
“Chúng tôi phản đối. Nhưng bây giờ đã đi theo con đường này, chúng tôi sẽ để tòa án giải quyết vấn đề.”
Tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei ra tuyên bố bác bỏ sai trái sau khi công tố Hoa Kỳ ra cáo buộc hình sự.
Huawei cũng bác bỏ việc truy tố giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu, người đang bị giữ ở Canada từ tháng 12/2018.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ nộp một loạt các cáo buộc hình sự nhắm vào tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei và giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu.
Trong số các cáo buộc nhắm vào nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới có tội lừa đảo ngân hàng, cản trở công lý và đánh cắp công nghệ.
Vụ việc có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ, và tác động đến các nỗ lực mở rộng toàn cầu của hãng này.
Cả bà Mạnh và Huawei đều phủ nhận các cáo buộc.
Bà Mạnh bị bắt ở Canada hồi tháng trước theo yêu cầu của Hoa Kỳ vì cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran.
“Trong nhiều năm, các doanh nghiệp Trung Quốc đã vi phạm luật xuất khẩu của chúng tôi và làm suy yếu các lệnh trừng phạt bằng cách thường lợi dụng hệ thống tài chính Mỹ cho các hoạt động phi pháp của họ. Tình trạng này sẽ chấm dứt”, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross nói.
Chi tiết về các cáo buộc
Bản cáo trạng cáo buộc Huawei đánh lừa Mỹ và một ngân hàng toàn cầu về mối quan hệ của họ với hai công ty con, Huawei Device USA và Skycom Tech, để làm ăn với Iran.
Chính quyền Donald Trump đã khôi phục tất cả các lệnh trừng phạt đối với Iran đã được gỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và gần đây đã áp dụng các biện pháp thậm chí nghiêm ngặt hơn, đánh vào xuất khẩu dầu, vận chuyển và ngân hàng.
Vụ thứ hai cáo buộc Huawei đánh cắp công nghệ của T Mobile được sử dụng để kiểm tra độ bền của smartphone, cũng như cản trở công lý và phạm tội lừa đảo chuyển tiền.
Công nghệ T-Mobile được gọi là Tappy mô phỏng ngón tay người để thử nghiệm điện thoại.
Mỹ đưa ra tổng cộng 23 cáo buộc chống lại Huawei.
Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết: “Những cáo buộc này cho thấy Huawei bị cáo buộc coi thường trắng trợn luật pháp Mỹ và thông lệ kinh doanh toàn cầu”.
“Các công ty như Huawei đặt ra mối đe dọa kép đối với cả kinh tế và an ninh quốc gia của chúng tôi.”
Một số quốc gia đã gia tăng mối quan ngại về bảo mật đối với Huawei trong những tháng gần đây. Chính phủ Hoa Kỳ khuyến khích các công ty và các quốc gia khác không mua sản phẩm của Huawei.
Bối cảnh sự việc
Huawei là một trong những nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, gần đây đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai sau Samsung.
Nhưng Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc có thể tận dụng công nghệ của Huawei để mở rộng khả năng gián điệp, dù hãng này khẳng định họ không chịu sự kiểm soát của chính phủ.
Vụ bắt giữ bà Mạnh, con gái của người sáng lập Huawei, khiến Trung Quốc tức giận.
Hồi tháng 12/2018, Mạnh Vãn Chu, con gái nhà sáng lập Huawei, đã bị bắt ở Canada và đối mặt với việc dẫn độ về Hoa Kỳ vì những cáo buộc công ty đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 26/1 sa thải đại sứ ở Trung Quốc John McCallum.
Diễn tiến kịch tính theo sau các bình luận của ông McCallum về việc Mỹ yêu cầu Canada cho dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu của Huawei.
Ông Trudeau nói trong thông cáo rằng đã yêu cầu John McCallum từ nhiệm, tuy vẫn không nói rõ lý do.
Nhưng mới hôm thứ Ba, ông McCallum gây tranh cãi khi công khai nói yêu cầu dẫn độ của Mỹ không hoàn thiện.
Ngày hôm sau, ông ra thông cáo xin lỗi rằng ông “nói nhầm”.
Nhưng đến hôm thứ Sáu, Đại sứ Canada John McCallum nói với báo StarMetro Vancouver: “Từ quan điểm Canada, nếu Mỹ bỏ yêu cầu dẫn độ, sẽ thật tuyệt cho Canada.”
Trước đó cũng trong tuần, Đại sứ Canada gặp báo chí Trung Quốc ở Toronto, nói rằng việc dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ “sẽ không phải là kết cục tốt”
Ông McCallum nói với các phóng viên Trung Quốc rằng bà Mạnh có thể biện hộ vì Canada không tham gia trừng phạt Iran của Mỹ.
Đến hôm 24/1, ông McCallum ra thông cáo rằng ông đã “nói nhầm”.
Nhưng việc ông lại tiếp tục nói “thật tuyệt” một ngày sau đó, 25/1, đặt ra những câu hỏi liệu ông đại sứ hay chính phủ Canada có định gửi thông điệp gì cho Mỹ và Trung Quốc.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đầu tuần này bác bỏ kêu gọi cách chức đại sứ.
Ông Trudeau nói làm vậy chả giúp gì cho hai công dân Canada đang bị bắt ở Trung Quốc.
Trung Quốc đã bắt giam hai người Canada, Michael Kovrig và Michael Spavor ngay sau vụ bà Mạnh nhằm gây sức ép cho Canada.
Một tòa án Trung Quốc cũng kết án tử hình một người Canada, mặc dù ban đầu người này chỉ nhận án 15 năm tù.
Chính phủ Canada từ chối khẳng định hay bác bỏ câu hỏi liệu đại sứ McCallum có phát ngôn thay cho chính phủ không.
Các phát ngôn của đại sứ McCallum gây ra đồn đoán phải chăng Canada muốn gửi tín hiệu cho Trung Quốc để giảm căng thẳng.
Thủ tướng Trudeau vẫn nói Canada không can thiệp chính trị vào vụ bà Mạnh.
Sau lời xin lỗi ‘nói nhầm’ của đại sứ Canada, một người phát ngôn Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, tuyên bố: “Dù phía Canada có nói gì, lập trường Trung Quốc về vụ việc vẫn rõ ràng.”
Bà Hoa nói: “Chúng tôi hy vọng Canada có thể hiểu bản chất vụ việc rõ ràng thay vì gây hại cho chính mình, có lợi cho người khác.”
“Vô địch quốc gia” Trung Quốc đối mặt công lý Hoa Kỳ
Phân tích của Karishma Vaswani, phóng viên kinh doanh châu Á
Huawei là những gì người Trung Quốc gọi là một vô địch quốc gia. Một công ty tư nhân, được giao nhiệm vụ thực hiện tham vọng đi vào và dẫn đường thế giới của Trung Quốc.
Nhưng bây giờ, toàn bộ lực lượng của hệ thống tư pháp Hoa Kỳ đang nhắm vào công ty.
Các cáo buộc của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ với Huawei nghiêm trọng nhất từng thấy, và đi vào trung tâm của cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.
Huawei đã liên tục bác bỏ các cáo buộc và ông chủ của công ty nói rằng Huawei đang được sử dụng như một con tốt trong các trò chơi quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc.
Mặc dù Hoa Kỳ nói rằng các cáo buộc chống lại Huawei không liên quan đến chiến tranh thương mại, nhưng không có hy vọng Trung Quốc sẽ nhìn nhận nó theo cái nhìn tương tự.
Các cáo buộc được đưa ra khi Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị tổ chức các cuộc đàm phán thương mại cấp cao ở Washington trong tuần này.
Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross tuyên bố rằng các cáo buộc của này “hoàn toàn tách biệt” với các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra với Trung Quốc.
Chính quyền của Tổng thống Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá 250 tỷ đôla của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phải đáp trả bằng thuế quan của chính họ.
Vào tháng trước cả hai nước đã đồng ý để đình chỉ thuế quan trong 90 ngày để cho phép hai bên đàm phán.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-47269272
Nhà sáng lập Hoa Vi :
Thế giới “không thể thiếu chúng tôi”
Mai VânTrước sức ép tiếp tục gia tăng của Mỹ trên Hoa Vi, một lần nữa, người sáng lập tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc lại lên tiếng. Trong một bài phỏng vấn được đài truyền hình Anh Quốc BBC phát đi vào hôm nay, 19/02/2019, tỷ phú Nhậm Chánh Phi không ngần ngại cho rằng Hoa Kỳ sẽ không thể “đè bẹp” tập đoàn của ông vì “thế giới không thể thiếu Hoa Vi”.
Đối với nhà sáng lập tập đoàn Trung Quốc, sở dĩ thế giới cần đến Hoa Vi, đó là vì tập đoàn của ông “tiến bộ hơn” so với các đối thủ cạnh tranh.
Dĩ nhiên là ông Nhậm không nói gì về các cáo buộc của bộ Tư Pháp Mỹ nhắm vào Hoa Vi liên quan đến các thủ đoạn ăn cắp bí mật thương mại của đối thủ, thậm chí còn nghiễm nhiên thiết lập một chế độ thưởng công cho những ai đánh cắp được bí mật công nghệ của đối thủ cạnh tranh.
Trả lời phỏng vấn, nhà sáng lập Hoa Vi khẳng định : “Nếu đèn tắt ở phương Tây, phương Đông vẫn sẽ tỏa sáng” và Mỹ “không đại diện cho cả thế giới”.
Về vụ bắt giữ con gái ông, bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính Hoa Vi, ông Nhậm Chánh Phi đã tố cáo một hành vi mang “động cơ chính trị”.
Theo nhận định của hãng tin Pháp AFP, thường khi rất kín đáo, nhà sáng lập Hoa Vi đã phải xuất đầu lộ diện trong những tháng gần đây trước áp lực ngày càng lớn trên tập đoàn của ông.
Tại nhiều quốc gia, Hoa Vi bị nghi ngờ có quan hệ với tình báo Trung Quốc. Đây cũng là mục tiêu của một chiến dịch khốc liệt từ Washington, muốn thuyết phục các đồng minh từ bỏ việc sử dụng thiết bị của Hoa Vi.
Vào cuối tuần trước, tại hội nghị an ninh Munich (Đức), phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã kêu gọi các đồng minh châu Âu đề cao cảnh giác trước mối đe dọa đến từ Hoa Vi.
Lời kêu gọi này vào hôm qua đã bị Bắc Kinh cực lực đả kích. Theo hãng tin Mỹ AP, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã lên án việc “chính quyền Mỹ cố tạo ra cái cớ để ngăn chặn sự phát triển chính đáng” của các doanh nghiệp Trung Quốc, dùng các “công cụ chính trị” để can thiệp vào hoạt động kinh tế, một hành vi “đạo đức giả và bắt nạt một cách bất công”.
Dẫu sao thì nỗ lực của Hoa Kỳ có dấu hiệu chỉ thành công tương đối mà thôi. Một ví dụ cụ thể mới nhất liên quan đến New Zealand. Vào năm ngoái, chính quyền Wellington đã từ chối yêu cầu đầu tiên của Spark, tập đoàn viễn thông chính của đất nước này, xin được sử dụng thiết bị của Hoa Vi.
Tuy nhiên vào hôm nay, thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã xác định trở lại rằng tập đoàn Trung Quốc “chưa hề” bị loại vĩnh viễn khỏi dự án triển khai mạng 5G tại quốc gia vùng châu Đại Dương này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190219-nha-sang-lap-hoa-vi-the-gioi-khong-the-thieu-chung-toi
Công ty Trung Quốc sản xuất há cảo
từ thịt lợn nhiễm bệnh tả
Công ty thực phẩm lớn của Trung Quốc thừa nhận lô há cảo đông lạnh chứa thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi, khiến dư luận phẫn nộ.Sanquan Food, công ty thực phẩm lớn có trụ sở tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, hôm nay xác nhận sản phẩm há cảo của họ có chứa thịt lợn nhiễm bệnh tả châu Phi, theo AFP.
Công ty cho biết lô hàng há cảo nhiễm khuẩn này đã được chuyển tới các cửa hàng bán lẻ, nhưng đang bị niêm phong và công ty đang hợp tác với chính quyền để kiểm tra. Sanquan Food không đề cập tới việc thu hồi sản phẩm. Giá cổ phiếu của Sanquan Food đã giảm 2,25% trong phiên giao dịch sáng nay ở sàn cổ phiếu Thâm Quyến.
Báo chí Trung Quốc cũng đưa tin một số sản phẩm của những công ty khác có dấu hiệu nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi. Trung Quốc là nước tiêu thụ và sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới. Quốc gia này đang cố gắng ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi bùng phát, sau khi ca đầu tiên phát hiện vào tháng 8 năm ngoái.
Hàng trăm nghìn con lợn đã bị tiêu hủy, đồng thời các khu vực có dịch bị khoanh vùng, hạn chế đưa lợn sang vùng khác để tránh lây lan. Virus tả lợn châu Phi không gây hại cho con người, nhưng thường gây tử vong cho lợn và gây tổn thất lớn cho ngành công nghiệp này. Dịch đã lây lan sang ít nhất 24 tỉnh thành Trung Quốc.
Người tiêu dùng Trung Quốc bày tỏ tức giận với những thông tin về sản phẩm chứa thịt lợn nhiễm virus. Đây là vụ mới nhất trong hàng loạt bê bối về vệ sinh an toàn thực phẩm gần đây tại Trung Quốc, dù chính phủ nhiều lần cam kết đã thực hiện các biện pháp kiểm soát thích đáng.
“Vấn đề là chính quyền đã khoanh vùng và diệt khuẩn những khu vực, trang trại có lợn nhiễm bệnh, vậy những công ty sản xuất há cảo lấy nguồn thịt nhiễm bệnh ở đâu ra? Họ đã làm công tác kiểm tra đầu vào nguyên liệu thế nào? Hiệu quả những phương pháp khống chế dịch bệnh của chính quyền ra sao?” một độc giả trên báo Guancha bình luận.
http://biendong.net/diem-tin/26303-cong-ty-trung-quoc-san-xuat-ha-cao-tu-thit-lon-nhiem-benh-ta.html
Trung Quốc :Tỉnh Tân Cương
cấm dạy tiếng Tây Tạng cho trẻ em
Thu HằngCác khóa học tiếng Tây Tạng do các nhà sư chủ trì là « bất hợp pháp ». Các tu viện là « hiểm họa về an toàn » và « không được trang bị tốt » để đón học sinh. Trả lời AFP ngày 18/02/2019, chính quyền Tân Cương tiếp tục bảo vệ lệnh cấm dạy thêm tiếng Tây Tạng cho trẻ em trong bối cảnh các tổ chức tôn giáo ngày càng bị thắt chặt trên quy mô quốc gia.
Đối với nhiều bậc phụ huynh, học thêm tiếng Tây Tạng là cách duy trì thổ ngữ trong khi ngôn ngữ này đang dần bị mai một trước sức ép của tiếng Hoa, được giảng dạy trong trường học.
Do các khóa dạy tiếng Tây Tạng phát triển trong vài năm gần đây, mùa hè 2018, chính quyền vùng tự trị Tây Tạng (tây nam Trung Quốc) đã cấm học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa tôn giáo trong kỳ nghỉ hè.
Vào tháng 12/2018, đến lượt địa phương ở tỉnh giáp danh Thanh Hải (Qinghai), nơi cộng đồng người Tây Tạng sinh sống đông đảo, đã ra lệnh cấm tất cả các chương trình dạy tiếng Tây Tạng do các nhà sư chủ trì với lý do tốn kém cho các gia đình và làm học sinh vất vả hơn.
Chính quyền lý giải : « Theo luật pháp Trung Quốc, giáo dục do chính phủ phụ trách. Không một tổ chức hoặc cá nhân nào có thể sử dụng tôn giáo làm phương tiện cản trở hệ thống giáo dục quốc gia ».
Từ vài năm gần đây, chính quyền Trung Quốc thắt chặt việc theo dõi và quản lý tôn giáo thông qua việc phá hủy nhiều nhà thờ bị cho là bất hợp pháp, các cây thập tự quá cao hoặc cấm chùm khăn đối với người Hồi Giáo ở Tân Cương…
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190219-trung-quoc-nha-su-dia-phuong-bi-cam-day-tieng-tay-tang-cho-tre-em
Thêm bằng chứng về việc TQ sử dụng các biện pháp
núp danh “dân sự” để che giấu cho hoạt động quân sự
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS)có trụ sở tại Mỹ vừa công bố hình ảnh cho thấy, Trung Quốc đã sử dụng một lượng lớn “tàu cá” được trang bị vũ khí hoạt động trong khu vực giữa bãi đá Subi và đảo Thị Tứ, quần đảo Trường Sa để che giấu cho hoạt động quân sự hóa.Hôm 06/02/2019, tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) dựa trên các hình ảnh vệ tinh, tiết lộ rằng một số tàu Trung Quốc đã hoạt động trong khu vực giữa bãi đá Subi và đảo Thị Tứ, Biển Đông, ít nhất kể từ tháng 7 năm 2018. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu hộ vệ tên lửa thuộc lớp Giang Hỗ-V và tàu hải cảnh thuộc lớp Zhaoduan ngoài khơi đảo Thị Tứ vào ngày 20/12/2018, thời điểm số lượng tàu tăng cao nhất với 95 tàu. Chiến hạm Trung Quốc khi đó chỉ cách chiến hạm BRP Ramon Alcaraz của hải quân Philippines 7 hải lý, theo báo cáo của AMTI. Dựa vào hình ảnh vệ tinh, AMTI nói số tàu Trung Quốc trong vùng biển này tăng lên 24 tàu vào ngày 03/12/2018 trước những hoạt động xây dựng mới nhất, và tăng lên 95 tàu vào ngày 20/12. Số tàu giảm xuống còn 42 tàu vào ngày 26/01. Theo AMTI, việc rút bớt số tàu cho thấy “Trung Quốc đành phải theo chiến thuật theo dõi kết hợp dọa nạt, sau khi số lượng lớn tàu được điều tới ban đầu đã không thể buộc Manila dừng việc xây dựng”.
Theo AMTI, hành động nói trên của Trung Quốc có thể là nhằm “đáp trả nỗ lực ban đầu của Philippines về việc tu sửa đường băng” trên đảo Thị Tứ vào tháng 5/2018. Đảo Thị Tứ là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đảo này xếp thứ hai trong quần đảo về mặt diện tích, hiện Philippines đang kiểm soát. Trước đó (4/2018), Bộ Quốc phòng Philippines cho biết Philippines đặt mục tiêu hoàn thành một đoạn đường dốc trên đảo Thị Tứ trong đầu năm 2019. Theo AMTI, đoạn đường này “sẽ tạo thuận lợi cho việc cung cấp thiết bị và vật liệu xây dựng cho hòn đảo để phục vụ các hoạt động nâng cấp đã được dự trù”, đặc biệt là nâng cấp đường băng trên đảo. Trung Quốc đã đáp trả công trình mới của Philippines “bằng cách triển khai một đội tàu lớn từ đá Subi, chỉ cách Thị Tứ hơn 12 hải lý về phía Tây Nam”. Đội tàu này gồm một số tàu của hải quân Trung Quốc và Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG), cùng với khoảng 95 tàu cá vỏ sắt lớn, có kích thước từ 30 m đến 70 m. Các chuyên gia của AMTI cho rằng các tàu cá này “có những dấu hiệu thuộc về lực lượng dân quân hàng hải của Trung Quốc”, có trang bị hệ thống vô hiệu hóa máy thu phát tự động (AIS) nhằm che giấu các hoạt động của họ.
Tàu cá Trung Quốc thường xuyên xuất hiện trong vùng biển các nước và đóng vai trò là lực lượng cảnh giới ở vòng ngoài, sẵn sàng ngăn cản xuôi đuổi tàu thuyền các nước tiếp cận tới gần khu vực mà Trung Quốc bồi đắp cải tạo hay lắp đặt các thiết bị quân sự. Tàu thuyền Việt Nam và các nước thường xuyên bị những tàu này của Trung Quốc xuôi đuổi, đâm va. Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ hôm 03/01/2019 vừa qua, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã ngang nhiên cho rằng việc tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam tại Biển Đông thời gian qua là hành động chấp pháp bình thường. Giới chuyên gia cho rằng hành động đâm va, xuôi đuổi tàu cá các nước của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Do Trung Quốc đã ký kết và tham gia nhiều Công ước, quy định quốc tế liên quan việc bảo vệ, hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân khi gặp khó khăn trên biển. Song hành động ngặn chặn, xua đuổi ngư dân vào tránh bão của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông, trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, không phù hợp với thỏa thuận quan trọng Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được về kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
Tại đá Tư Nghĩa, thuộc quần đảo Trường Sa, Trung Quốc cũng bị phát hiện đã bố trí tàu cá để che giấu cho hoạt động quân sự hóa. Kể từ đầu năm 2018, số lượng tàu Trung Quốc xung quanh khu vực Tư Nghĩa – Ba Đầu tăng nhanh đột biến. Hàng chục tàu cá dân binh Trung Quốc neo trong đâu 4 tàu do Trung Quốc xây dựng trái phép ở bãi cạn Tư Nghĩa. Có thời điểm, số lượng tàu khoảng từ 40 đến 50 chiếc tàu cá dân binh, tàu vũ trang giả dạng tàu cá ken thành bè ở bãi Ba Đầu, về ban đêm hệ thống đèn chiếu sáng nhìn như thành phố nổi. Đáng chú ý, trog số đó có cả những tàu tải trọng rất lớn vượt trội các tàu cá thông thường và giàn cẩu tự hành khổng lồ phía sau. Đây có thể là những tàu vận tải xây dựng đa chức năng, lên đến vài nghìn tấn nhưng lại được phía Trung Quốc đưa vào danh sách tàu cá. Những tàu cá này của Trung Quốc nổi tiếng hung hăng và sẵn sàng sử dụng vũ khí để ngăn cản, xuôi đuổi khi có tàu nước ngoài tiếp cận khu vực xung quanh bãi Tư Nghĩa.
Quân đội Mỹ từng đưa ra cảnh báo tình trạng hung hãn và ngang ngược của các tàu đánh cá Trung Quốc hiện nay có thể gây ra chiến tranh trên các vùng biển quốc tế. Bộ Tư lệnh miền Nam nước Mỹ hôm 03/01/2019 cảnh báo rằng “sự thèm ăn vô độ” của Trung Quốc đối với hải sản đang khiến các quốc gia Nam Mỹ khó xử trong việc bảo vệ ranh giới chủ quyền trên biển của họ. Các quốc gia trên bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương đã bị ảnh hưởng và hầu hết các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp tại các khu vực này đều đến từ các tàu đánh cá Trung Quốc. Theo Đại diện ngành ngư nghiệp của Peru tại Tổ chức phi chính phủ về bảo tồn đại dương Oceana, ông Juan Carlos Sueiro cho biết Peru và Argentina đã từng chứng kiến những đoàn thuyền đánh cá lớn nhất thế giới củaTrung Quốc. “Không phải là họ không thể đánh bắt ở vùng biển quốc tế nhưng việc họ tiếp cận quá gần ranh giới các quốc gia khác đã gây tranh cãi.
http://biendong.net/diem-tin/26318-them-bang-chung-ve-viec-tq-su-dung-cac-bien-phap-nup-danh-dan-su-de-che-giau-cho-hoat-dong-quan-su.html
Nguy cơ gì ở TQ ghê gớm hơn cả thương chiến với Mỹ?
Lúc này dường như người ta chỉ nói về cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ. Nhưng một giáo sư Mỹ cho rằng vấn đề nguy hiểm nhất với Trung Quốc nằm ở bong bóng đất động sản.Giáo sư Panos Mourdoukoutas, thuộc Đại học LIU Post (New York, Mỹ), nhận định trên tạp chí Forbes rằng vấn đề dài hạn của Trung Quốc không phải là cuộc thương chiến ồn ào với Mỹ thời gian gần đây.
Theo ông, bóng ma nguy hiểm chính là “bong bóng” giá nhà ở – tức tình trạng giá nhà tăng ngất ngưởng, làm giàu cho tầng lớp thượng lưu nhưng lại phá nát giấc mơ an cư lạc nghiệp của số đông thế hệ trẻ.
Giá nhà tăng 44 tháng liên tiếp
Giá trung bình một căn hộ mới xây ở 70 thành phố Trung Quốc tăng khoảng 9,7% trong tháng 12-2018 so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu của trang Tradingeconomics.com. Đó là tháng thứ 44 tăng liên tiếp của giá nhà, và là mức tăng cao nhất kể từ tháng 7-2017.
Giá nhà ở tăng phi lý biến ước mơ sở hữu một căn nhà của đại đa số người dân vượt quá tầm tay. Điều này làm tổn thương triển vọng tăng trưởng dài hạn hơn bất cứ cuộc chiến tranh thương mại nào.
Thực tế, thương chiến chỉ là vấn đề tạm thời. Nó sẽ trôi qua một khi Washington và Bắc Kinh tìm ra giải pháp xoa dịu được tâm lý dân tộc ở cả hai nước.
Nhưng thực trạng giá nhà bóp nghẹt giấc mơ xây dựng gia đình của người trẻ sẽ không biến đi, nó cứ còn đây và có thể phức tạp thêm bởi các yếu tố khác cộng dồn, chẳng hạn bẫy thu nhập trung bình và điểm ngoặt Lewis (tình trạng thiếu hụt lao động khiến giá thành sản xuất nông – công nghiệp tăng, khiến nền kinh tế bị khủng hoảng và suy thoái – PV).
Tệ hơn nữa, hiện tượng giá nhà tăng nhanh ở các thành phố lớn Trung Quốc không phải là vô tình. Đó là sản phẩm trực tiếp tạo ra bởi chính sách đất đai của chính quyền địa phương, vốn ưu ái người giàu hơn tầng lớp lao động.
Như thế nào? Bằng cách tạo ra hàng loạt “thành phố ma” – cụm từ mô tả khu dân cư với các tòa nhà, căn hộ và trung tâm thương mại trống rỗng. Trống vì dân lao động có nhu cầu nhưng làm gì có tiền mà mua. Chúng thuộc về những người giàu, họ mua rồi để đó, chờ khi giá tăng rồi bán lại kiếm lời.
Một căn hộ như thế này chỉ nằm trong mơ đối với đa số người lao động Trung Quốc – Ảnh: Somerset JieFangBei Chongqing
Giới trẻ không an cư, gây bất an xã hội
“Sự khác biệt giữa giá nhà xây mới và ví tiền của một người Trung Quốc trung bình rõ như đen và trắng” – tác giả Ruchir Sharma viết trong quyển sách “Các quốc gia vượt lên: Hành trình đi tìm phép màu kinh tế tiếp theo”.
Theo cách đó, hoạt động đầu cơ gây ra tình trạng thiếu nhà ở nghiêm trọng, đẩy giá nhà sang tay lên cao chưa từng thấy. Chỉ số Giá nhà sang tay Thượng Hải – một ví dụ – đã tăng từ dưới 1.000 điểm năm 2003 lên khoảng 4.000 điểm năm 2017.
Đó là tin xấu cho những người trẻ muốn mua nhà để xây dựng một mái ấm. Điều này giải thích phần nào sự sụt giảm gần 30% của tỉ lệ kết hôn ở Trung Quốc trong 5 năm trở lại đây.
Nó như một hiệu ứng domino rất xấu. Tỉ lệ kết hôn thấp, theo tác động dây chuyền, lại là tin xấu cho tăng trưởng kinh tế dài hạn. Nó dẫn đến tỉ lệ sinh thấp, rồi lực lượng lao động thu nhỏ lại – sẽ có quá ít người trong độ tuổi lao động, và họ phải “cày” để nuôi nhiều người về hưu như ông bà, cha mẹ…
Cấu trúc dân số mất cân bằng lại tiếp tục tác động đến tiêu dùng, có thể phá vỡ kế hoạch chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng nhờ đầu tư sang nền kinh tế hướng tiêu dùng của Bắc Kinh…
Trên thế giới, Nhật Bản là nước từng đối mặt với các vấn đề trên, và họ đã trải qua “3 thập niên lạc lối” (giai đoạn kinh tế suy thoái).
Thậm chí sau khi dàn xếp xong tranh chấp thương mại với Mỹ, Trung Quốc có thể phải đếm nhiều thập niên (suy thoái) hơn cả nước Nhật.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26305-nguy-co-gi-o-tq-ghe-gom-hon-ca-thuong-chien-voi-my.html
TQ nói tên lửa của mình ‘chỉ để phòng thủ’
Bắc Kinh nhấn mạnh các tên lửa của mình là để phòng thủ, không phải tấn công nên sẽ không tạo ra mối đe dọa, nên chuyện hiệp ước về tên lửa giữa Mỹ – Nga lại kéo Trung Quốc vào là “không công bằng”.Tuyên bố được ông Dương Khiết Trì – ủy viên quốc vụ Trung Quốc – đưa ra tại Hội nghị an ninh Munich ở Đức ngày 16-2, ngay sau bài phát biểu mở màn của Thủ tướng chủ nhà Angela Merkel.
“Giải trừ vũ khí là điều mà tất cả các nước đều quan tâm và chúng ta sẽ cảm thấy thật vui mừng nếu các cuộc đàm phán được tổ chức không chỉ giữa Mỹ và Nga, châu Âu và Nga mà còn có cả sự tham gia của Trung Quốc” – bà Merkel nhắc lại đề xuất mở rộng Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) giữa Nga và Mỹ.
Tuy nhiên, ông Dương Khiết Trì đã ngay lập tức bác bỏ ý tưởng của bà Merkel, cho rằng ép Trung Quốc tham gia một hiệp ước song phương đang bên bờ đổ vỡ giữa Nga và Mỹ là sự áp đặt thiếu công bằng đối với quân đội Trung Quốc.
Ủy viên quốc vụ Trung Quốc nhấn mạnh đến quan điểm của Bắc Kinh là phản đối việc mở rộng INF trở thành một hiệp ước đa phương.
“Trung Quốc phát triển các năng lực quân sự của mình sát với nhu cầu phòng thủ và không tạo ra mối đe dọa cho bất kỳ ai” – ông Dương Khiết Trì tuyên bố giữa hội nghị Munich.
Trung Quốc hiện là một bên tham gia hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) năm 1967. Còn INF là một hiệp ước song phương có từ năm 1987 giữa Mỹ và Liên Xô (cũ), trong đó cấm tất cả các tên lửa đất đối đất có khả năng mang vũ khí hạt nhân tầm bắn từ 500 – 5.500km.
Mỹ và Nga hiện vẫn chưa thôi tranh cãi về hiệp ước INF khi Washington cáo buộc Matxcơva đã vi phạm hiệp ước bằng cách phát triển và triển khai các tên lửa thế hệ mới tại châu Âu.
Bất chấp sự phủ nhận của Nga, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu tiến trình rút khỏi INF kéo dài 6 tháng, theo Hãng tin Reuters.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, việc ông Trump rút khỏi INF không chỉ “cởi trói” cho Mỹ mà còn nhắm vào Trung Quốc. Theo ý của các chuyên gia, nhà lãnh đạo Mỹ có lẽ đã cảm thấy bất công khi phải ngồi yên bất động trong lúc các nước như Trung Quốc đổ tiền cho các tên lửa thế hệ mới.
Tất cả 5 nước thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đều từ chối yêu cầu cấm hoàn toàn vũ khí hạt nhân từ Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Chính quyền Bắc Kinh nhấn mạnh vũ khí hạt nhân có vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định thế giới.
Chiến lược hạt nhân chính thức của Trung Quốc là “răn đe tối thiểu”, theo báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong, với số đầu đạn hạt nhân ước tính vào khoảng 270 đơn vị, tính đến tháng 12-2017.
“Nếu chúng ta không thể giảm vai trò của vũ khí hạt nhân trong các chiến lược an ninh quốc gia, chúng ta sẽ không thể có một thế giới phi hạt nhân” – tướng về hưu Yao Yunzhu của Trung Quốc từng bình luận.
http://biendong.net/doc-bao-viet/26306-tq-noi-ten-lua-cua-minh-chi-de-phong-thu.html
Năm 2030: Tham vọng đáng sợ của Hải quân TQ
Nhiều khả năng đến 2030, Trung Quốc sẽ sở hữu ít nhất 4 tàu sân bay, gồm CV-16, Type 002 và Type 003, với chiếc thứ 4 là mẫu Type 003 thứ hai hoặc có thể là tàu sân bay hạt nhân.Tàu khu trục và khinh hạm
Những năm gần đây, sự gia tăng các tàu chiến mặt nước của Hải quân Trung Quốc (PLAN) đã giúp cải thiện đáng kể năng lực tổng thể của lực lượng này. Sự xuất hiện của tàu khu trục lớp Type 055 và tỷ lệ
sản xuất cao các tàu Type 055 và Type 052D tại 2 nhà máy đóng tàu lớn đã thay đổi đáng kể các dự đoán về cơ cấu tàu chiến mặt nước của PLAN so với vài năm trước.
Trong 8 năm, từ 2010 – 2018, các nhà máy đóng tàu Trung Quốc đã hạ thủy 24 tàu khu trục, gồm 4 tàu Type 052C, 16 tàu Type 052D và 4 tàu khu trục cỡ lớn Type 055. Trong khi đó, 20 năm trước, từ 1990 – 2010, chỉ có 10 tàu khu trục được hạ thủy (không tính 4 tàu khu trục lớp Sovremenny mua từ Nga).
Nhiều đồn đoán gần đây cho biết, PLAN sẽ chế tạo thêm khoảng 12 tàu khu trục lớp Type 055 nữa trước khi chuyển sang lớp 055A tiên tiến hơn, có thể là vào đầu những năm 2020. Dự kiến cũng sẽ có khoảng 12 chiếc Type 052D sẽ được PLAN được sản xuất rồi tiếp theo mới đến biến thể cải tiến Type 052E. Cả 055A và 052E được cho là sẽ tích hợp các công nghệ đẩy mới dưới dạng động cơ điện, một phần hoặc toàn bộ.
Nếu hai nhà máy đóng tàu Giang Nam và Đại Liên tiếp tục đóng các khu trục hạm với tốc độ như những năm gần đây thì dự kiến mỗi năm họ sẽ cho ra lò khoảng 3 tàu khu trục Type 052D/E và 2 tàu khu trục Type 055/A. Và nếu như tốc độ sản xuất như vậy được duy trì từ 2019 đến đầu 2030 thì PLAN sẽ bổ sung thêm khoảng 33 tàu khu trục 052D/E và 22 tàu 055/A.
Xét tới số lượng tàu khu trục hiện đại của Trung Quốc, loại tương đương tàu Aegis (6 chiếc Type 052C cùng 10 chiếc Type 052D đang hoạt động, 6 chiếc Type 052D đang thử nghiệm trên biển hoặc vừa hạ thủy, 4 chiếc Type 055 đang thử nghiệm hoặc cũng mới hạ thủy) thì tổng số tàu khu trục 7.000 tấn sẽ rơi vào khoảng 55 chiếc còn tàu khu trục 12.000 tấn sẽ là 26 chiếc.
Như vậy, dự kiến đến năm 2030, nhiều khả năng PLAN sẽ sở hữu khoảng 40 tàu khu trục 7.000 tấn (Type 052C/D/E) và 20 tàu khu trục 12.000 tấn (Type 055/A).
Tàu ngầm
Với các tàu ngầm của PLAN, cả chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN, SSBN) và điện – diesel (SSK), số lượng có phần khó đoán định hơn. Nhưng có một điều có thể xác nhận chắc chắn là trong những năm tới, PLAN sẽ bổ sung thêm nhiều lớp tàu mới cho mỗi chủng loại, cụ thể là SSN 09V, SSBN 09VI và SSK 039C.
Tuy nhiên, số lượng chính xác các tàu đang hoạt động hiện nay là chưa rõ. Một số dự đoán cho rằng PLAN có thể đang sở hữu từ 6-9 tàu SSN 09III thuộc nhiều biến thể khác nhau, cũng như khoảng từ 2-3 tàu SSN 091 cũ hơn.
Lực lượng này cũng có tối đa khoảng 5 chiếc SSBN 09IV, hơn 12 chiếc SSK lớp Type 039A/B mới nhất đang hoạt động cùng với khoảng 13 chiếc SSK lớp Type 039, 12 chiếc SSK lớp Kilo và đâu đó vào khoảng 16 chiếc SSK lớp Type 035 cũ hơn và có khả năng đang trong quá trình loại biên.
Cơ sở sản xuất tàu ngầm hạt nhân mới ở Huludao sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo tiềm năng mua sắm tàu ngầm hạt nhân tương lai của PLAN nói riêng và số lượng tàu ngầm mà họ sở hữu nói chung.
Hiện chưa rõ PLAN mong muốn đóng mới các tàu SSN và SSBN ở tốc độ như thế nào cũng như mức độ tiên tiến về công nghệ của chúng. Tuy nhiên, quy mô lớn của cơ sở sản xuất tàu ngầm hạt nhân mới cho thấy PLAN đã lên kế hoạch đóng thêm rất nhiều tàu ngầm hạt nhân.
Bức tranh không rõ ràng về khả năng đóng tàu ngầm của Trung Quốc có nghĩa là rất khó đưa ra được dự báo chính xác, ngay cả trong thời gian trung hạn. Tuy vậy, theo một ước tính khá thận trọng thì cơ sở đóng tàu mới của Trung Quốc sẽ cho ra đời mỗi năm 1 chiếc SSN và mỗi hai năm 1 chiếc SSBN. Do đó đến 2030, PLAN sẽ có thêm 8 chiếc SSN và từ 3-4 chiếc SSBN.
Nhưng cần lưu ý rằng, tiềm năng sản xuất của cơ sở sản xuất tàu ngầm mới sẽ gia tăng nếu họ đạt độ chín về công nghệ. Ở kịch bản này, đến năm 2030 PLAN sẽ có tới từ 30 – 40 chiếc SSN mới.
Tàu sân bay
Những hình ảnh gần đây về nhà máy đóng tàu Giang Nam đã xác nhận, Trung Quốc đang tiến hành chế tạo chiếc tàu sân bay thứ 3 của nước này- Type 003. Đây là một tàu sân bay chạy bằng năng lượng thông thường với lượng choán nước đầy tải 80.000 tấn và được trang bị máy phóng điện từ. Dự kiến, Type 003 sẽ ra mắt sớm nhất vào năm 2021 và sẽ hoạt động 2 năm sau đó.
Cùng với CV-16 Liêu Ninh đang hoạt động và tàu Type 002 chưa được đặt tên đưa vào vận hành năm 2019, PLAN có thể sẽ trang bị thêm 3 tàu sân bay nữa, sớm nhất là vào năm 2023. Tuy nhiên, hiện chưa rõ Trung Quốc sẽ tiến hành các bước tiếp theo như thế nào sau khi Type 003 được hạ thủy.
Có tin đồn cho rằng, nhà máy đóng tàu Đại Liên (nơi đóng Type 002) có thể sẽ chế tạo một tàu sân bay khác tương tự như Type 003, tiếp đó là một tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, sản xuất tại Đại Liên hoặc Giang Nam. Cũng có thể Type 003 sẽ được chế tạo ngay sau chiếc tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân xuất xưởng.
Dù theo kịch bản nào đi chăng nữa thì nhiều khả năng PLAN sẽ sở hữu 4 tàu sân bay vào năm 2030, gồm CV-16, Type 002 và Type 003, với chiếc thứ 4 là mẫu Type 003 thứ hai hoặc có thể là tàu sân bay chạy bằng hạt nhân.
Tùy thuộc vào sự tự tin của PLAN vào các công nghệ chủ chốt cũng như kinh nghiệm vận hành tàu sân bay của chính họ, rất có thể PLAN sẽ đặt thêm nhiều đơn hàng hơn nhưng tối đa đến 2030 lực lượng này cũng sẽ chỉ có 5-6 chiếc là cùng.
Tàu đổ bộ
Tính đến đầu năm 2019, Trung Quốc đã có 6 tàu đổ bộ (LPD) 25.000 tấn đang hoạt động, trong khi chiếc thứ 7 vẫn đang được hoàn thiện và chiếc thứ 8 đang được đóng mới. Các biến thể tàu đổ bộ chở trực thăng (LHD) lớp Type 075 được mong đợi từ lâu dự kiến sẽ ra mắt sớm nhất là vào cuối năm 2019 với số lượng nhiều nhất là 3 chiếc.
Type 075 được cho là có lượng giãn nước đầy tải khoảng 36.000 tấn, nhỏ hơn so với các tàu LHD lớp Waspand America của Hải quân Mỹ nhưng lớn hơn hầu hết các lớp tàu tương tự khác trên thế giới.
Nhiều thông tin gần đây cho thấy, một biến thể Type 075 cỡ lớn hơn có thể sẽ được PLAN đóng mới sau 3 chiếc Type 075 đầu tiên, với lượng giãn nước trên 40.000 tấn. Tất cả các tàu tấn công đổ bộ cỡ lớn của Trung Quốc đều được đóng tại nhà máy đóng tàu Hudong Zhonghua và dự kiến sẽ không có gì thay đổi trong tương lai gần.
Rất khó dự đoán về quy mô hạm đội tàu LPD và LHD của PLAN trong tương lai vì công tác mua sắm các tàu lớp Type 071 có phần không theo quy luật.
Nếu giả sử tàu LPD lớp Type 075 lớn hơn mất nhiều thời gian đóng hơn (khoảng 1,5 năm chẳng hạn) và giả sử năng lực sản xuất không được mở rộng, thì đến năm 2030 PLAN sẽ có một đội tàu liên hợp (LPD và LHD) gồm 8 chiếc LPD lớp Type 071 và 7 chiếc LHD lớp Type 075.
Tuy nhiên, nếu có thêm các đơn đặt hàng khác được bổ sung thì PLAN có thể sở hữu tới 12 chiếc LPD và từ 5-6 chiếc LHD vào năm 2030. Nhưng ngay cả khi nếu PLAN chỉ đạt được con số ước tính thấp nhất thì tổng số lượng tàu đổ bộ của họ cũng sẽ đứng thứ hai thế giới sau Hải quân Mỹ.
Tóm lại, ở thời điểm hiện nay có thể dự báo rằng đến năm 2030, PLAN có thể sẽ sở hữu các chủng loại tàu với số lượng cụ thể như sau:
- 16-20 tàu khu trục Type 055/A (loại 12.000 tấn);
- 36-40 tàu khu trục Type 052D/E (loại 7.000 tấn);
- 40-50 khinh hạm Type 054A/B (4.000 – 5.000 tấn)
- Khoảng 60 tàu ngầm SSK;
- Trên 16 tàu ngầm SSN (gồm cả 6-8 chiếc SSN hiện nay);
- Từ 8 tàu SSBN trở lên (gồm cả 4-5 tàu SSBN hiện nay);
- Ít nhất 4 tàu sân bay;
- Ít nhất 8 tàu LPD Type 071 (25.000 tấn)
- Ít nhất 3 tàu LHD Type075 (36.000 tấn)
Trong danh sách kể trên, các tàu khinh hạm, SSN, SSBN và tàu sân bay vẫn khó đoán định nhất.
http://biendong.net/bi-n-nong/26315-nam-2030-tham-vong-dang-so-cua-hai-quan-tq.html
Châu Á ngoảnh mặt, Bắc Kinh “mất không” nhiều tỷ USD?
Làn sóng e ngại đầu tư Trung Quốc với các bẫy nợ nguy hiểm lan khắp châu Á.Sáng kiến “Vành đai – Con đường” của Trung Quốc được đánh giá có mục đích tốt đẹp, đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng, cũng như thúc đẩy những kế hoạch kết nối khu vực trong tương lai. Tuy nhiên, cách Bắc Kinh thực thi các dự án hạ tầng này mới đáng bị chỉ trích, tạo nên những bẫy nợ nguy hiểm.
Qua quá trình các nhà thầu Trung Quốc thực hiện các dự án hạ tầng, các quốc gia châu Á đã buộc phải xem xét, dần dần là hủy bỏ và từ chối các dự án kiến thiết của Bắc Kinh.
Hãng Citi Economics (thuộc Tập đoàn Citi Group, Mỹ) đã dẫn số liệu của Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) về nghiên cứu chính sách công, cho biết tổng giá trị các hợp đồng xây dựng và đầu tư lớn hơn 100 triệu USD của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á trong năm 2018 chỉ 19,2 tỷ USD, giảm 49,7% so với năm trước đó.
Nửa cuối năm 2018, Trung Quốc chỉ chốt được 12 dự án tổng giá trị 3,9 tỷ USD với 10 nước ASEAN, trong khi con số của cùng giai đoạn năm 2017 là 33 dự án trị giá 22 tỷ USD.
Cụ thể, các hợp đồng với Indonesia, Philippines, Singapore trong năm qua bị giảm đáng kể, và Trung Quốc không ký kết được hợp đồng lớn nào với Thái Lan hay Việt Nam.
Số hợp đồng xây dựng Đông Nam Á trao cho doanh nghiệp Trung Quốc trong 3 năm sau khi các dự án này được Chủ tịch Tập Cận Bình khởi động (năm 2013) tăng 54% so với 3 năm trước đó, các cam kết đầu tư của Bắc Kinh tại khu vực cũng tăng lên 77%.
Tuy nhiên, ASEAN trong năm qua liên tục chỉ trích các dự án của Trung Quốc thiếu minh bạch, không đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường, khó hoàn thành, gây xung đột lợi ích với nhà thầu và lao động địa phương…
Malaysia là một ví dụ điển hình ở Đông Nam Á cho thấy sự kiên quyết từ chối các dự án đầu tư của Trung Quốc vốn không mang lại lợi ích gì cho người dân nước này.
Dự án đường sắt 688km kết nối vùng biển phía đông bán đảo Malaysia với các tuyến vận tải biển chiến lược ở phía tây đã được nhà thầu Trung Quốc công bố chi phí khổng lồ.
Dự án bị ngừng thi công vào tháng 7/2018, do Chính phủ mới của Thủ tướng Mahathir Mohamad. Ông gọi đây là “một hợp đồng thật kỳ lạ”.
“Nhà thầu lẫn khoản vay đều đến từ Trung Quốc. Tiền lại không đến đây mà bị giữ ở nước ngoài để trả cho nhà thầu tại Trung Quốc” – Thủ tướng Mahathir Mohamad nói.
Đầu năm 2017, ông Mahathir đã chỉ trích mạnh mẽ Thành phố Rừng (Forest City) lại là từ một nhà thầu Trung Quốc được sự chống lưng của vị vua bàng Johor là Ibrahim Ismail. Cùng với chính sách về người nước ngoài được quyền mua nhà ở Malaysia, dự án có thể có thể cho phép tới 70% người nước ngoài có quyền sở hữu trong siêu dự án.
Thủ tướng Mahathir nghi ngại dự án cho phép người Trung Quốc đến Malaysia nhiều hơn và cuối cùng thì người dân Malaysia lại không có nhà ở.
Dù mạnh mẽ chỉ trích dự án và nhà thầu Trung Quốc song Thủ tướng Malaysia 90 tuổi không thể cắt bỏ mối quan hệ với Bắc Kinh và các dự án hạ tầng ở đây vẫn bị bỏ ngỏ.
Chau A ngoanh mat Bac Kinh
Trang Thailand Business News dẫn lời nhà phân tích Phidel Vineles tại Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (RSIS, Singapore) gọi những dự án này là chính sách “thực dân kiểu mới” vì thường kéo theo làn sóng lao động Trung Quốc ồ ạt đến nước sở tại.
Khảo sát của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS, Singapore) lấy ý kiến của các học giả tại khu vực cho thấy, gần 50% người cho rằng Trung Quốc có ý định đưa Đông Nam Á vào quỹ đạo ảnh hưởng của mình.
Hơn 70% trong số này kêu gọi các chính phủ ở Đông Nam Á cần cẩn trọng trong việc đàm phán dự án BRI với Trung Quốc để không dính vào bẫy nợ.
Nam Á cũng quay lưng với Trung Quốc
Không chỉ ASEAN, Nam Á cũng e ngại các dự án đầu tư hạ tầng Trung Quốc sau khi hút vào các dự án BRI, đặc biệt là nó mang đến những bẫy nợ nguy hiểm.
Pakistan, Sri Lanka, Maldives… đều đang cảnh giác hơn và còn gửi các tín hiệu tới Bắc Kinh rằng họ sẽ không còn tham gia vào sáng kiến phát triển hạ tầng này nữa.
Pakistan được xem là trung tâm của các dự án BRI lớn nhất trong khu vực đã chịu khoản nợ hàng tỷ USD cao hơn so với ước tính khi bắt đầu thực hiện dự án của Trung Quốc. Số nợ khổng lồ được thông tin bởi những dân tộc thiểu số xung đột với chính quyền hiện tại ở nước này.
Làn sóng phản ứng dự án Trung Quốc ở Pakistan được cho là nghiêm trọng nhất. Jam Kamal, người đứng đầu tỉnh Balochistan, đã sửa đổi luật để đóng băng việc bán đất cho các công ty Trung Quốc.
Balochistan là vùng dân cư thưa thớt, nghèo nàn nhưng giàu trữ lượng khí đốt, than đá, cũng như khoáng sản đồng, vàng. Chính quyền địa phương cho rằng tài nguyên của Balochistan bị xâm phạm do tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Trung Quốc đã “đổ khá nhiều công sức” vào dự án cơ sở hạ tầng với Pakistan, đặc biệt là cảng Gwadar. Mạng lưới đường bộ, đường sắt, các nhà máy điện và một cảng biển nước sâu tại quốc gia Nam Á này sẽ cho phép Trung Quốc tiếp cận trực tiếp với Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên, một khi Trung Quốc đầu tư xây dựng ở đây, những người thiểu số này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và chính quyền Pakistan phải tìm cách hợp lý để phát triển khu vực này.
Chau A ngoanh mat, Bac Kinh
Tương tự như vậy, Sri Lanka đang bị vướng vào một cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài, mà chủ yếu là nợ Trung Quốc. Khoản nợ lớn này là của hai dự án BRI: Cảng Hambantota ở bờ biển phía Nam, trị giá 1,5 tỷ USD và dự án thành phố cảng rộng 269 ha, trị giá 1,4 tỷ USD, được khai hoang từ vùng biển ngoài khơi Colombo.
Một chính phủ mới đã được bầu lên ở Sri Lanka do làn sóng phản đối 2 dự án này đã cho thấy độ “phũ phàng” của đối tác Nam Á này đối với Bắc Kinh.
Thay vì giảm bớt các khoản vay thì hiện nay, Sri Lankia đang cố gắng kiểm soát mối quan hệ với Trung Quốc bằng cách đa dạng hóa quan hệ với các đối tác khác như Nhật Bản và Ấn Độ.
GDP 3,6 tỷ USD nhưng Maldives đang nợ Trung Quốc 3,2 tỷ USD.
Maldives thậm chí đã nói rõ về sự khước từ các dự án Trung Quốc sau khi nước này chịu một khoản nợ “từ trên trời rơi xuống” trị giá 3,2 tỷ USD. Theo các dữ liệu Chính phủ, quốc đảo này chỉ vay Trung Quốc 1,3 tỷ USD nhưng Đại sứ Trung Quốc Zhang Lizhong đã bất ngờ công bố con số nợ thực sự là 3,2 tỷ USD, gần bằng GDP quốc gia (3,6 tỷ USD).
Trong khi đó, tại Bangladesh, một sự bất ổn ngầm đối với khoản cam kết trị giá 24 tỷ USD chưa được giải ngân cho các dự án BRI đã khienesd . Một số nguồn tin cho biết Ấn Độ đang thúc giục Dhaka thận trọng về việc vay mượn từ Trung Quốc.
Theo dịch vụ tư vấn đầu tư Moody, tại châu Á, những dự án thuộc Sáng kiến BRI ngày càng nhiều lên, và khoản tiền Bắc Kinh dành cho dự án này đã vượt xa nguồn tài trợ cho châu Phi.
Trong số 115 quốc gia được tài trợ bởi chương trình này, châu Á chiếm tới 39% giá trị hợp đồng từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2018, cao hơn con số 30% của châu Phi.
Mặc dù không thể phủ nhận những lợi ích của Sáng kiến BRI, nhưng nhiều người hoài nghi rằng, bên cạnh lợi nhuận tài chính, Trung Quốc còn tham vọng cả lợi ích chính trị từ các dự án cơ sở hạ tầng. Những nghi ngờ trên không phải không có cơ sở.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/26325-chau-a-ngoanh-mat-bac-kinh-mat-khong-nhieu-ty-usd.html
Trung Quốc cáo buộc Mỹ ngăn cản phát triển công nghệ
Chính phủ Trung Quốc hôm 18/2 chỉ trích Mỹ tìm cách ngăn chặn nước này phát triển công nghệ khi cáo buộc các thiết bị viễn thông Trung Quốc đe dọa an ninh mạng đối với các nước thiết lập các hệ thống mạng mới.Theo AP, Mỹ cho rằng Bắc Kinh có thể sử dụng các công ty công nghệ Trung Quốc để thu thập thông tin tình báo về các nước khác.
Chính quyền của Tổng thống Trump đã gây áp lực đối với các đồng minh ngưng sử dụng thiết bị của tập đoàn Huawei.
XEM THÊM:
Anh ‘không ủng hộ’ cấm hoàn toàn Huawei
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng chính phủ Mỹ tìm cách “thêu dệt cái cớ để ngăn chặn sự phát triển chính đáng” của các công ty Trung Quốc.
Ông Cảnh cũng cáo buộc Hoa Kỳ sử dụng “các phương tiện chính trị” để can thiệp vào hoạt động kinh tế, coi đó là sự “bắt nạt thiếu công bằng, thiếu đạo đức và đạo đức giả”.
Phát biểu tại Đức cuối tuần trước, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence thúc giục các nước đồng minh châu Âu nghiêm túc xem xét “mối đe dọa” từ Huawei trong khi tìm đối tác xây dựng mạng điện thoại mới 5G.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-c%C3%A1o-bu%E1%BB%99c-m%E1%BB%B9-ng%C4%83n-c%E1%BA%A3n-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-c%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87/4792292.html
Thủ tướng Pakistan kêu gọi đàm phán
về vụ đánh bom tự sát ở Kashmir
Hôm 19/2, Thủ tướng Pakistan Imran Khan tuyên bố nước ông sẽ trả đũa nếu Ấn Độ tấn công đáp trả vụ đánh bom ở khu vực Kashmir mà Ấn Độ quy lỗi cho phía Pakistan. Thủ Tướng Khan nói thay vào đó, ông muốn hợp tác để điều tra vụ đánh bom này.Reuters tường thuật rằng căng thẳng giữa hai nước đều có vũ khí hạt nhân đang leo thang ngay sau khi nhóm chủ chiến Hồi Giáo Jaish-e-Mohammad (JeM) – có căn cứ tại Pakistan – nhận trách nhiệm là đã thực hiện vụ đánh bom tự sát tấn công vào một đoàn xe của Lực lượng Cảnh sát Trừ bị Trung ương Ấn Độ ở Kashmir, giết chết 40 cảnh sát bán quân sự Ấn Độ hôm 14/2.
Pakistan phủ nhận mọi liên quan và kêu gọi LHQ can thiệp.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang bị áp lực từ các nhóm trong nước, hối thúc New Dehli phải trả đũa Pakistan mạnh mẽ. Ông cho biết ông đã trao cho lực lượng an ninh quyền tự quyết để đưa ra một “phản ứng mạnh mẽ.”
Trong một bài diễn văn trước quốc dân được truyền hình trực tiếp, Thủ tướng Khan ghi nhận những lời kêu gọi bên trong Ấn Độ, đòi trả thù và nói rằng ông hy vọng “thiện ý sẽ thắng thế.”
Ông Khan nói: “Nếu các ông nghĩ các ông sẽ tiến hành bất kỳ cuộc tấn công nào nhắm vào Pakistan, Pakistan sẽ không chỉ nghĩ tới việc trả đũa, mà Pakistan sẽ ra tay để trả thù”.
Kashmir, một vùng có đa số dân theo Hồi Giáo, là tâm điểm của nhiều thập niên tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan. Mỗi quốc gia chỉ kiểm soát một phần của vùng này nhưng cả hai đều tuyên bố có chủ quyền trên toàn bộ vùng Kashmir.
Ấn Độ cáo buộc nhóm chủ chiến Jaish-e-Mohammed là đã thực hiện cuộc tấn công ở Kashmir.
Ấn Độ còn tố cáo Pakistan ủng hộ về phương diện vật chất cho các phần tử hiếu chiến nhưng Islamabad nói chỉ ủng hộ về phương diện tinh thần và ngoại giao cho những người Hồi Giáo Kashmir trong cuộc chiến đấu dành quyền tự quyết của họ mà thôi.
https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-pakistan-keu-goi-dam-phan-ve-vu-danh-bom-tu-sat-o-kashmir/4794274.html
0 comments