Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Từ vụ xả súng đẫm máu tại Atlanta: Không chỉ "giấc mơ Mỹ" tan vỡ, người gốc Á đang phải chịu đựng sự thù ghét trên toàn thế giới

Monday, March 22, 2021 // ,

  Kênh 14

J.D, THEO PHÁP LUẬT & BẠN ĐỌC 00:10 23/03/2021

Phân biệt chủng tộc không phải là vấn đề riêng với người gốc Á tại Mỹ, mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Vụ xả súng kinh hoàng và đau thương tại Atlanta (Mỹ) khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 6 nạn nhân là phụ nữ gốc Á đã gây ra một sự phẫn nộ rất lớn trong cộng đồng. Phong trào chống thù ghét bạo lực với người gốc Á vì thế đang gia tăng rất nhanh tại Mỹ. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề của chỉ riêng nước Mỹ.


GIF.

Từ Anh tới Úc, các báo cáo liên quan đến những vụ tấn công thù địch với người Phương Đông và Đông Nam Á đang gia tăng kể từ khi đại dịch xuất hiện năm 2020. Ít nhất 11 người từ phương Đông và Đông Nam Á đã liên hệ với CNN để mô tả về các trường hợp phân biệt chủng tộc xảy ra với mình, chẳng hạn như bị xa lánh trên tàu hỏa, bị xúc phạm bằng lời nói, thậm chí là tấn công bạo lực.

Việc Trung Quốc được xem là nơi khởi phát dịch bệnh đã tạo ra cơ sở khiến những người gốc Á trở thành mục tiêu bị phân biệt. Nhưng nhiều quốc gia ở châu Âu - bao gồm cả Pháp, Đức và Bỉ - đã không thu thập các số liệu về chủng tộc vì một số lý do trong quá khứ, dẫn đến việc đánh giá chính xác quy mô của vấn đề trở nên khó khăn hơn. Dù vậy, những con số đang có cũng không biết nói dối.

Tại Anh, nhiều vụ việc liên quan đến làn sóng thù địch đã được ghi nhận. Sở cảnh sát London cho biết có hơn 200 vụ phạm tội chống lại người gốc Á đã xảy ra trong giai đoạn tháng 6 - 9/2020 - một bước tăng tới 96% so với cùng kỳ năm trước đó.

Peng Wang - giảng viên ĐH Southampton (Anh) là một nạn nhân của phong trào này. Anh cho biết mình đã bị 4 người tấn công khi đang đi bộ gần nhà vào một buổi chiều giá lạnh.

Từ vụ xả súng đẫm máu tại Atlanta: Không chỉ giấc mơ Mỹ tan vỡ, người gốc Á đang phải chịu đựng sự thù ghét trên toàn thế giới - Ảnh 2.

Peng Wang và khuôn mặt nhuốm máu sau vụ tấn công

Khi đó, nhóm người kia đã hét vào mặt vị giảng viên 37 tuổi những từ ngữ đầy chất kỳ thị như "đồ virus Trung Quốc". Khi Wang hét lên đáp trả, nhóm kia bèn rời khỏi ô tô và lao vào tấn công. Anh trở về với chiếc mũi nhuốm máu, khuôn mặt trầy xước, và sợ đến mức chẳng dám rời nhà. Anh lo lắng cho tương lai của mình tại Anh, và sự an nguy của con trai.

"Những gì chúng làm không nên xảy ra trong xã hội ngày nay. Chúng đối xử với tôi như súc vật vậy" - anh cay đắng nói. Cảnh sát sau đó đã bắt giữ 2 kẻ tình nghi.

Theo một khảo sát hồi tháng 6/2020, 3/4 người gốc Trung Quốc tại Anh cho biết đã từng đối mặt với những hành động phân biệt chủng tộc. "Các nạn nhân mô tả lại việc bị tấn công như thế nào. Từ việc nhà hàng châu Á bị phá hoại, tẩy chay, rồi các nạn nhân bị đánh đập hoặc bị ho vào mặt ngay giữa đường, cho đến chuyện bị xúc phạm, bị đổ lỗi vì đại dịch" - trích lời David Linden, nhà lập pháp người Scotland.

Những giấc mơ tan vỡ

Khi đại dịch oanh tạc châu Âu, các nhà hoạt động tại Tây Ban Nha và Pháp đã sớm nhận ra vấn đề. Trào lưu #NoSoyUnVirus (tạm dịch: Tôi không phải virus) đã được khởi xướng, nhằm nâng cao nhận thức của công chúng và kìm hãm bớt bạo lực dành cho người gốc Á.

Tháng 3/2020, một người Mỹ gốc Trung - Thomas Siu - chia sẻ anh đã bị tấn công tàn tệ ngay tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, sau khi có 2 kẻ hét những từ miệt thị chủng tộc liên quan đến virus corona với Anh.

Siu khi đó vẫn còn là du học sinh (sau đại học). Anh cho biết trong vòng tháng 1 - 3/2020, anh đã trải qua ít nhất 10 lần bị miệt thị. Vậy nên lúc ấy anh không thể chịu được nữa mà hét lên đáp trả. Tiếc là 2 kẻ đó không dừng lại. Chúng tiến đến và đánh anh bất tỉnh.

"Tôi vẫn biết là phân biệt chủng tộc luôn ở đó, và mọi người thì không chú ý đến," - Siu chia sẻ.

Từ vụ xả súng đẫm máu tại Atlanta: Không chỉ giấc mơ Mỹ tan vỡ, người gốc Á đang phải chịu đựng sự thù ghét trên toàn thế giới - Ảnh 3.

Một gia đình gốc Malaysia từng suýt bị đâm chết khi đại dịch mới đến Mỹ hồi tháng 3/2020

Susana Ye - phóng viên 29 tuổi người Tây Ban Nha cho biết các vụ tấn công phân biệt chủng tộc với người gốc Á tại Tây Ban Nha dường như đã trở thành... chuyện bình thường, và chẳng được truyền thông chú ý đến.

"Với nhiều người đây chẳng phải là vấn đề gì to tát, bởi giới phóng viên cũng không thân thuộc với các cộng đồng này" - cô chia sẻ. "Họ không có góc nhìn khác về phân biệt chủng tộc, cũng không để ý gì đến các cộng đồng khác ngoài chính họ."

Theo Susana, có nhiều vấn đề khiến các nạn nhân ngại trình báo tại Tây Ban Nha. Trong đó có rào cản ngôn ngữ, nỗi sợ bị tảng lờ, và xu hướng giữ im lặng của thế hệ lớn tuổi.

Quan Zhou Wu - tác giả vẽ truyện tranh tại Tây Ban Nha cũng đồng tình. "Vụ xả súng tại Atlanta thậm chí còn không lên trang nhất tại Tây Ban Nha. Đó chỉ là tin cực kỳ nhỏ, như thể vô hình vậy" - cô nhận định.

Từ vụ xả súng đẫm máu tại Atlanta: Không chỉ giấc mơ Mỹ tan vỡ, người gốc Á đang phải chịu đựng sự thù ghét trên toàn thế giới - Ảnh 4.

Báo cáo năm 2019 từ chính phủ Tây Ban Nha cho thấy có 2,9% người gốc Á sống tại quốc gia này là nạn nhân của làn sóng thù địch. Nhưng dù được ghi nhận, các số liệu lại không chia theo chủng tộc. Còn tại Pháp, các nhà hoạt động cho biết đại dịch đã khiến nạn phân biệt chủng tộc trở nên tệ hại hơn với người châu Á.

Cảm giác bị đổ lỗi

Trở lại với Anh Quốc, du học sinh từ Singapore Kay Leong cho biết bản thân cô đã bị một người bán hoa hồng trên phố hét thẳng vào mặt cụm từ "virus corona" sau khi từ chối mua hoa của y.

"Tôi không phải người Trung Quốc, nhưng có cảm giác mọi người châu Á đều bị đổ lỗi trong câu chuyện phân biệt chủng tộc này" - cô chia sẻ. "Tôi cũng nhận ra nhiều ánh nhìn dò xét hơn. Nhưng thực ra thì câu chuyện này cũng chẳng mới. Tôi đã phải đối mặt với nó từ khi mới đặt chân đến London vào năm 2016."

Kate Ng - phóng viên 28 tuổi của trang Independent, sở hữu 2 dòng máu Malaysia và Trung Quốc. Cô cho biết dù các vụ tấn công tại Mỹ có sức lan tỏa lớn hơn, thì các sự vụ ghi nhận tại Anh có thể khiến cộng đồng Đông Nam Á cảm thấy ớn lạnh.

"Đôi lúc tôi muốn tiến đến đám đông ngoài kia. Nhưng rồi tôi tự hỏi: 'Liệu có khi nào mình sẽ dễ bị tấn công hơn không?' Nỗi sợ ấy thực sự mãnh liệt."

Nguồn: CNN

Mỹ, Anh, EU và Canada áp lệnh trừng phạt quan chức Trung Quốc

 Zing News

Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu (EU) và Canada ngày 22/3 đồng loạt công bố lệnh trừng phạt với các quan chức Trung Quốc vì vấn đề Tân Cương.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết đã thêm 2 quan chức Trung Quốc vào danh sách trừng phạt vì vấn đề Tân Cương, theo Reuters.

Trong khi đó, EU chính thức áp lệnh trừng phạt đối với 4 quan chức Trung Quốc. Anh và Canada áp biện pháp trừng phạt tương tự.

Các quan chức thuộc diện trừng phạt sẽ chịu các lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản.

Đây là lần đầu EU áp lệnh trừng phạt nhằm vào Trung Quốc kể từ sau lệnh cấm vận vũ khí năm 1989. Lệnh cấm vận vũ khí này vẫn đang được áp dụng.

Các biện pháp trừng phạt đánh dấu sự cứng rắn đáng kể trong chính sách của EU đối với Trung Quốc. Lệnh trừng phạt này cũng có khả năng thổi bùng căng thẳng giữa Brussels và Bắc Kinh.

EU trung phat Trung Quoc anh 1

Các biện pháp trừng phạt đánh dấu sự cứng rắn đáng kể trong chính sách của EU đối với Trung Quốc. Ảnh: AP.

Tất cả 27 chính phủ EU đều đồng ý với các biện pháp trừng phạt, nhưng Ngoại trưởng Hungary, Peter Szijjarto, gọi lệnh trừng phạt là "vô nghĩa".

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng công bố lệnh cấm vận nhằm vào 8 thành viên Nghị viện châu Âu, Quốc hội Bỉ, Hà Lan và Litva, hai học giả Đức và Thụy Điển, cùng Ủy ban An ninh và Chính trị Hội đồng châu Âu, Tiểu ban Nhân quyền Nghị viện châu Âu, Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator ở Đức và Quỹ Liên minh Dân chủ Đan Mạch.

"Những cá nhân này và thành viên gia đình sẽ bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc đại lục, cũng như đặc khu hành chính Hong Kong và Macao. Những công ty và tổ chức liên quan cũng bị cấm liên lạc với Trung Quốc", thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.

Tuần trước, đại sứ Trung Quốc tại EU Trương Minh nói rằng các lệnh trừng phạt từ EU sẽ không thay đổi chính sách của Bắc Kinh. Ông công khai chỉ trích các biện pháp này là hành động đối đầu, đồng thời cảnh báo Trung Quốc sẽ trả đũa.

Đây là lần đầu tiên EU trừng phạt Trung Quốc kể từ khi khối này áp đặt lệnh cấm bán vũ khí đối với Bắc Kinh vì sự kiện năm 1989. 

EU trừng phạt tổng tư lệnh quân đội Myanmar và 10 người liên quan đảo chính

 

TTO - Tổng cộng 11 cá nhân, gồm Thống tướng Min Aung Hlaing, liên quan vụ đảo chính quân sự và mạnh tay với người biểu tình ở Myanmar đã bị Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt. Đây là phản ứng mạnh nhất của EU với vụ việc này tới nay.

EU trừng phạt tổng tư lệnh quân đội Myanmar và 10 người liên quan đảo chính - Ảnh 1.

Thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội Myanmar, thị sát một cây cầu bị nước lũ gây hư hỏng gần thủ đô Naypyidaw của Myanmar hồi tháng 8-2018 - Ảnh: AFP

Liên minh châu Âu (EU) ngày 22-3 công bố áp biện pháp trừng phạt lên 11 người có liên quan tới cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar hôm 1-2. Trong số này có Thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội Myanmar.

"Chúng tôi sẽ đưa ra biện pháp trừng phạt nhắm vào 11 cá nhân liên quan vụ đảo chính này và việc mạnh tay với người biểu tình" - ông Josep Borrell, đại diện cấp cao của EU phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh, phát biểu.

Theo Hãng tin Reuters, lệnh trừng phạt trên là phản ứng đáng chú ý nhất của EU kể từ cuộc đảo chính quân sự chống lại chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi đầu tháng trước. Tạp chí Nikkei Asia đánh giá đây là phản ứng mạnh nhất của EU tới nay với vụ đảo chính hôm 1-2.

Phía EU nói rằng Thống tướng Min Aung Hlaing "chịu trách nhiệm cho việc phá hoại nền dân chủ và sự thượng tôn pháp luật ở Myanmar". Trước đó, Đức đã lên án mức độ bạo lực ở Myanmar là "hoàn toàn không thể chấp nhận".

Các nguồn tin cho biết ít nhất 250 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar tới nay. Ngày 22-3, có 3 người (gồm một bé trai 15 tuổi) thiệt mạng ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar, theo Reuters.

Các ngoại trưởng EU đã thông qua lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản nhắm vào 11 cá nhân trên khi dự cuộc họp ở Brussels (Bỉ). Đến nay EU vẫn áp dụng lệnh cấm vận vũ khí với Myanmar và khối này cũng nhắm trừng phạt tới một số quan chức quân đội cấp cao Myanmar từ năm 2018.

Theo Hãng tin Reuters, EU dự kiến sẽ sớm đưa ra các biện pháp mạnh tay hơn khi khối này muốn nhắm tới các doanh nghiệp do quân đội Myanmar điều hành.

Cũng trong ngày 22-3, trang web Bộ Tài chính Mỹ cho biết Mỹ đã áp trừng phạt lên các cá nhân và thực thể liên quan vụ đảo chính quân sự Myanmar. Tháng trước, Anh đã đóng băng tài sản và áp dụng lệnh cấm đi lại với 3 tướng Myanmar liên quan vụ đảo chính quân sự.

Người biểu tình Myanmar phản đối quân đội bằng... còi xe máyNgười biểu tình Myanmar phản đối quân đội bằng... còi xe máy

TTO - Người dân bấm còi xe tại thành phố Yangon trong làn sóng biểu tình mới vào ngày 22-3, để phản đối cuộc đảo chính của quân đội Myanmar.

BÌNH AN

Hỗ trợ người Việt chống nạn kỳ thị người gốc Á giữa dịch Covid

 

 EMBED

No media source currently available

1:344:353:09
 Đường dẫn trực tiếp 

Eden, trung tâm thương mại lớn nhất của người Việt ở ngoại ô thủ đô Washington, Hoa Kỳ. Mỗi dịp cuối tuần có rất nhiều người tới đây mua sắm, ăn uống cùng người thân và bạn bè mà đa phần là những gia đình gốc Việt sinh sống trong vùng. Khung cảnh tất bật, nhộn nhịp thường thấy đã quay trở lại với trung tâm này sau một khoảng thời gian vắng lặng vì đại dịch Covid. Một chốt cảnh sát của thành phố Falls Church, nơi toạ lạc của trung tâm Eden, vừa được lập ra để hỗ trợ, tư vấn phòng tránh nạn kỳ thị người gốc Á nảy phát sinh gần đây mà nguyên nhân bắt nguồn từ đại dịch Covid.

Powered by Blogger.