Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Chiếc khiên của Trần Hoàng Phúc

Tuesday, December 22, 2020 // ,

 Chiếc khiên của Trần Hoàng Phúc

22-12-2020 – https://baotiengdan.com/2020/12/22/chiec-khien-cua-tran-hoang-phuc/

Trong không khí se lạnh của mùa Giáng sinh, mùa hồng ân của thiên chúa, tôi muốn gởi đến bạn đọc tâm tình của tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc. Trong cái không gian hẹp của một mùa Noel bị cách ly vì đại dịch, Phúc giống như một vì sao nhỏ lấp lánh trên nền trời đêm kia. Và ước mơ của anh cùng những gì anh nghĩ, những gì anh làm khiến cuộc sống vì anh mà có ý nghĩa.

Trần Hoàng Phúc là thành viên của tổ chức Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI – Young South East Asia Leaders Initiative. Anh bị kết án 6 năm tù vì quan điểm chính trị và vì anh dám viết thỉnh nguyện thư đưa ra những bằng chứng và giải pháp cho vấn đề thảm họa Formosa ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên tội danh của anh trước toà lại là tội tuyên truyền chống phá nhà nước, theo điều 88 BLHS.

Hiện Phúc đang sống cùng những tù nhân chính trị người dân tộc tại trại giam An Phước. Trong thư mới nhất gởi về cho mẹ, Trần Hoàng Phúc viết: Tháng 01-2021, nếu Trại giam cho đi thăm lại thì mẹ nấu cho con 01 nồi đồ chay cho 06 người ăn, nếu nấu nhiều hơn thì càng tốt. Mang cho con 02 bộ áo thun quần lửng vì 02 bộ tháng 06 mẹ gửi, con đã cho anh kia ảnh về nhà mà ảnh thiếu đồ mặc”.

Đọc thư anh, người ta có thể chỉ cảm nhận được sự ấm áp yêu thương của một tấm lòng nhân hậu; nhưng ít ai biết rằng chính Trần Hoàng Phúc cũng đã phải trải qua những khắc nghiệt của trại giam như thế nào. Ở trại giam số 1 Hà Nội, Phúc bị ép cung nhận tội, bị đi cung vào ban đêm. Và có lẽ vì anh “cứng đầu” mà trại giam đã điều 10 tên đầu gấu vào sống chung với anh. Trải qua thời gian thử thách này, Phúc bị sụt đến 13 kí lô. Sau khi bị chuyển về trại giam An Phước, tình trạng không khá hơn, anh thường xuyên bị hăm doạ đánh, giết từ các “bạn tù” đến nỗi phải xin đổi buồng giam.

Điều đáng nói về những người trẻ dấn thân như Phúc là sự trong sáng, mạnh mẽ và một trái tim tràn đầy yêu thương. Cũng vào mùa Giáng Sinh này, ba nhà hoạt động Chu Đình, Hoàng Chi Phong, Lâm Lãng Ngạn, cũng vừa bị các thẩm phán của toà án Hồng Kông tuyên án. Nhưng điều tuyệt vời từ những bạn trẻ này là họ khiến chúng ta thấy tù tội không là thua cuộc. Không hề có thất bại ở đây bởi vì mọi hành động của họ là chọn lựa. Và họ biết rằng sự chọn lựa của họ là nền tảng cho những điều tốt đẹp sẽ nẩy sinh.

Trong phiên toà xử ba nhà hoạt động Hồng Kông, sau khi thẩm phán tuyên án, cô gái trẻ Chu Đình đã bật khóc. Cái mong manh của cô làm người ta xúc động. Cả Chu Đình, Hoàng Chi Phong, Lâm Lãng Ngạn đều không che dấu nỗi sợ hãi khi họ đấu tranh. Và khi quyết định nhận tội họ cũng khẳng định:

“Những gì chúng tôi đang làm bây giờ là giải thích giá trị của tự do cho thế giới, thông qua lòng trắc ẩn của chúng tôi với người mà chúng tôi yêu thương, đến mức chúng tôi sẵn sàng hy sinh tự do của riêng mình” – Hoàng Chi Phong

Tình thương có sức mạnh lạ lùng, nó giúp người ta vượt mọi gian nan vì tha nhân. Những người trẻ này nhắc nhở chúng ta một thế hệ ưu tú đang bị bỏ quên trong các nhà tù Việt Nam. Họ là Phan Kim Khánh, Nguyễn văn Hoá, Nguyễn văn Oai, Huỳnh Đức Thanh Bình, Trần Hoàng Phúc,…

Bạn còn nhớ vì sao họ tù tội không? Bạn có biết gì về ước mơ của họ không? Tôi may mắn được một người bạn chuyển cho mình tấm khiên cá nhân của Phúc. “Tấm Khiên Cá Nhân” là một bài tập nhỏ trong chương trình học về khả năng lãnh đạo (leadership) mà Phúc được tham dự. Trong bài tập này, Phúc phải trả lời một số câu hỏi đại loại như: 3 giá trị lớn nhất trong cuộc sống của anh, 3 người mà anh kính phục,…

Một trong những giá trị lớn nhất của Phúc là sự nghiệp chính trị. Anh muốn trở thành nguyên thủ quốc gia hay một nghị sĩ. Về ba người anh kính phục, Phúc nhắc đến những nhân vật hiển hách như Lý Hiển Long của Singapore, Tổng thống Abraham Lincoln của Hoa Kỳ, và Minh Trị Thiên Hoàng của Nhật. Với tâm tư và khả năng của anh, lẽ ra Phúc phải là tương lai của đất nước. Anh tốt nghiệp Khoa Luật quốc tế và có trên dưới 500 chứng chỉ về các khoá học đào tạo chuyên ngành từ trong nước cho đến hải ngoại, trong đó có cả chứng chỉ do đại học Harvard cung cấp. Đất nước này cần sự phục vụ của những người như anh.

image.png
image.png

Thế nhưng, người thanh niên đầy nhiệt huyết kia đang phải ngồi tù ở trại giam An Phước và tôi tìm thấy danh sách quà thăm nuôi mà người mẹ thương yêu của anh bảo rằng đã gởi theo nguyện vọng của con. Bà viết: Mẹ đã gửi 01 thùng 06 kg theo quy định gồm đồ trang trí Giáng Sinh, các chuỗi hạt, Thánh giá, Kinh Thánh tiếng Ja Rai – Ba Na, 200 viên kẹo ho cho các chú lớn tuổi, 04 cuốn Kinh Thánh + 06 chuỗi hạt đã làm phép…”

Tôi nghĩ đến những cuốn Kinh Thánh tiếng Ja Rai, Ba Na, tôi hình dung những dây kim tuyến cùng trái châu, ngôi sao, thánh giá trên bức tường giam lạnh lẽo của Phúc. Chàng sinh viên ước mơ trở thành nguyên thủ quốc gia của chúng ta đang muốn đem ánh sánh cùng hồng ân của thiên chúa vào nơi tù ngục. Và mặc dù chưa là một nghị sĩ, nhưng anh đang ôm lấy những bạn tù người dân tộc của mình, trao gởi cho họ niềm tin và biến những năm tháng tù đày thành những khoảnh khắc ý nghĩa.

Anh làm tôi nhớ đến không gian nơi chúng ta sinh trưởng và lớn lên. Chiến tranh triền miên, chúng ta vẫn đứng lên từ những khó khăn từ những mất mát đau thương nhất. Bất kể bạn là người miền Nam hay miền Bắc, chúng ta đã được nuôi dưỡng và lớn lên bằng chất keo thiêng liêng ấy. Chúng ta gắn bó với nhau và yêu thương đất nước này biết mấy! Nếu không có cuộc nội chiến kéo dài 20 năm, chắc hẳn thế hệ chúng ta đã làm nên bao kỳ tích.

Nghĩ về Tấm Khiên của Phúc tôi nhớ đến tâm nguyện của các chiến binh thời xưa: “Hãy trở về với chiếc khiên này hoặc nằm trên nó”. Thế hệ chúng ta, những người đã đi qua chiến tranh và đã trở về với nó; nhưng chiếc khiên ngày xưa đang rỉ sét trên gác bếp !? Tâm hồn chúng ta cũng mục ruỗng khi phải chứng kiến lớp người trẻ tuyệt vọng rời bỏ quê hương bằng mọi giá và chết cóng trong những xe đông lạnh ở xứ người. Làm thế nào có thể giải thích được những gì đã xảy ra sau 45 năm. Những bất cập tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi từ thể chế chính trị yếu kém, xã hội bất ổn, giáo dục lạc hậu, cho đến môi trường ô nhiễm, … Nhưng rõ ràng tất cả đều có thể thay đổi nếu chúng ta muốn nó thay đổi. Nếu chúng ta đừng quên lý do vì sao mình có mặt ở đây, như chàng sinh viên khoa luật kia đang gắn những dây kim tuyến trên tường giam của anh.

Đêm nay, trên trời có hàng ngàn vì sao lấp lánh. Tôi tìm kiếm ánh sáng của một vì sao nhỏ xa tít tắp cuối chân trời. Xin cám ơn món quà nhỏ của Phúc và xin được thay anh gởi đến bạn đọc chiếc khiên cá nhân của Phúc như một món quà mùa Noel. Tôi tin rằng nơi buồng giam đêm nay, anh cũng đang ngắm ngôi sao của riêng mình. Hãy luôn luôn nuôi dưỡng, nuôi lớn ước mơ của mình Phúc nhé.

Nguyệt Quỳnh

Bối Cảnh Lịch Sử Và Những Điều Đáng Nhớ – Thanh Thủy

Bối Cảnh Lịch Sử Và Những Điều Đáng Nhớ – Thanh Thủy

Tham luận 160

1.- Nguyên nhân xãy ra những cuộc đời lưu lạc: Theo những bảng thống kê năm 2010, số người Việt tỵ nạn ước lượng khoảng 4 triệu người hiện đang sinh sống trong hơn 100 quốc gia trên khắp thế giới, trong đó có khoảng 1,8 triệu người đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Nguyên nhân nào mà chúng ta có được con số người Việt này đã may mắn được sống ngoài vòng kềm tỏa của bạo quyền Việt cộng?

Chúng ta còn nhớ, trước năm 1975, khi Mỹ rút quân và cắt hết tất cả mọi thứ viện trợ, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không còn đạn dược, không còn nhiên liệu và không còn tất cả mọi thứ quân trang, quân dụng để chiến đấu trước sức tấn công vũ bảo của đoàn quân xâm lăng Cộng sản Bắc Việt nên đành phải chịu buông súng, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, chúng ta bị mất nước.Một số người có phương tiện, may mắn chạy thoát được ra ngoài và đã trở thành những kẻ sống lưu vong cho đến ngày nay.

Qua bao nhiêu giai đoạn vận động khó khăn được sự trợ giúp của những người hảo tâm và những quốc gia giang rộng vòng tay chào đón nên chúng ta đã may mắn có được con số Người Việt sống lưu vong được ghi trong những bảng thống kê như đã kễ trên.

2.- Lẽ ra chúng ta không bị mất nước: Sau khi Tổng thống Richard Nixon bị từ chức vì vụ án Watergate thì ông Gerald Ford lên thay ngồi ghế Tổng thống. Lúc đó vì áp lực của những thành phần phản chiến do John Kerry lãnh đạo và do áp lực của đảng Dân Chủ lúc đó đang chiếm đa số trong Quốc Hội mà hầu như tất cả đảng viên của họ trong đó có ông Joe Biden là một trong những người có tiếng nói mạnh mẽ nhứt, đều oán hận Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã trì hoản tham dự Hội Đàm Ba Lê khiến cho đảng Dân Chủ không khai thác được Hội Đàm nầy trong việc bầu cử Tổng thống Mỹ, khiến cho liên danh đảng Dân Chủ của ông Hubert Humphrey đã bị liên danh đảng Cộng Hòa cuả ông Richard Nixon đánh bại.

Hai thế lực nầy cấu kết với nhau buộc Hoa Kỳ phải chấm dứt chiến tranh Việt Nam, cắt hết viện trợ, bỏ rơi đồng minh Việt Nam và rút hết quân về nước.

Để thể hiện cho việc bỏ rơi đồng minh như đã nói trên , Quốc Hội Hoa Kỳ khi đó đã ban hành 2 đạo luật:

a.- Ngày 15/8/1973, biểu quyết ban hành đạo luật chấm dứt việc dội bom vào các lực lương Cộng sản trên đất Cam Bu Chia.

b.- Ngày 07/11/1973, biểu quyết ban hành đạo luật về Quyền Chiến Tranh, cấm Tổng thống Mỹ đưa lực lượng quân sự Mỹ vào một tình thế “thù địch” trong hơn 60 ngày, nếu không có sự chấp thuận của Quốc Hội.

Với đạo luật về Quyền Chiến Tranh nầy, với tình hình chiến tranh Việt Nam năm 1975, Tổng thống Gerald Ford vẫn có toàn quyền can thiệp quân sự trong vòng 60 ngày mà không cần phải được sự chấp thuận của Quốc Hội, thời gian nầy cũng quá đủ để ông dùng B52 dội bom tiêu diệt hết đoàn quân xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt lúc đó đang tập trung toàn lực để tấn công vào Thù đô Sài Gòn.

Nhưng vì Tổng thống Gerald Ford là người không được cử tri Mỹ trực tiếp bầu lên, nên nhu nhược, không dám khinh suất ban lịnh thi hành một chiến dịch lộng hiễm, cho nên việc dùng máy bay B52 dội bom để cứu Miền Nam Việt Nam đã không xãy ra (Tham khảo tài liệu thuyết trình của Gs. Nguyễn Ngọc Huy).

Hai đạo luật nầy mang ý nghĩa rất quan trọng là quyết định hoàn toàn chấm dứt vai tuồng quân sự của Hoa Kỳ ở Đông Dương, ảnh hưởngtang thương nhứt là Cam Bu Chia bị rơi vào tay tập đoàn Cộng sản Pol Pot với nạn diệt chũng vô cùng tàn bạo và Việt Nam Cộng Hòa bị rơi vào tay của tập đoàn Cộng sản Bắc Việt với thủ đoạn giết hại đồng bào và toàn thể Quân, Cán, Chính Miền Nam Việt Nam một cách khủng khiếp sau ngày 30/4/1975.

3.- Những người vô nhân đạo chỉ vì thù hận cá nhân: Nếu chỉ vì thù hận việc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trì huỡn, chậm trễ việc tham dự Hội đàm Ba-Lê đã tạo điều kiện thuận lợi cho liên danh ông Richard Nixon đảng Cộng Hòa đánh bại liên danh của đảng Dân Chủ để được đắc cử làm Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ vào năm 1969, thì việc đó đã trôi qua 6 năm rồi và ông Nixon cũng đã từ chức, nếu phải oán trách thì ông Joe Biden chỉ nên oán trách riêng ông Thiệu chớ đâu phải vô nhân đạo và hèn hạ đến mức trù dập đến bức tử  một quốc gia, trói buộc người Miền Nam Việt Nam không còn đường thoát và phải ở lại Việt Nam để nhận chịu sự trả thù tàn bạo của những kẻ “thắng cuộc” là tập đoàn Cộng sản Bắc Việt vì trong thời gian đó, ông Thượng Nghị sĩ Joe Biden là một trong những người quyết liệt không nhận bất cứ người Việt nào được nhập cư vào Mỹ để tỵ nạn hầu tránh sự trả thù tàn bạo của bọn Cộng sản Bắc Việt sau khi cuộc chiến đã hoàn toàn chấm dứt vào tháng 4 năm 1975.

Hành động vô nhân nầy thật chẳng khác nào những bạo chúa thời xưa có thú tiêu khiển là ngồi trên cao vỗ tay thích thú nhìn những tội nhân bị thả xuống dưới sân rồi mở cửa chuồng cho những con cọp và sư tử đói nhãy ra vồ tới phanh thây. Không có sự tàn nhẫn nào bằng sự tàn nhẫn nầy trong xã hội loài người.

.

Nói chung, sau ngày 30/4/1975, chúng ta bị mất nước và chịu sống kiếp lưu vong từ ngày đó cho đến nay, trong đó có sự nhúng tay mạnh bạo của John Kerry và Joe Biden, kẻ hiện đang tranh chức Tổng Thống với Donald Trump trong cuộc bầu cử ngày 03/11/2020.

4.- Nguyên nhân biến lòng thù hận cá nhân thành bản chất: Sau khi nhúng tay vào tội ác đã giết hại bao nhiêu triệu người tại Cam Bu Chia và Miền Nam Việt Nam, những kẻ như John Kerry và Joe Biden lần lược được thăng tiến nhanh vào sự nghiệp chánh trị và trở nên giàu có, địa vị cao trong xã hội Mỹ cho nên điều chắc chắn là họ không bao giờ tỏ ra hối hận về những điều mà họ đã làm trước kia, trái lại, vì tham lam quyền lợi và sự nghiệp chánh trị cá nhân đã biến con người của họ có thể do hành động tàn bạo vì thù hận nhứt thời trở thành bản chất cố hữu mà suốt đời khó có thể thay đổi được.

5.- Một điều kinh sợ nếu xãy ra:

a.- Nếu trước những ngày 30/4/1975, ông Tổng thống Gerald Ford chịu nghe theo lời ông Joe Biden hoàn toàn không nhận bất cứ người Việt Nam nào được nhập cư vào Mỹ để tỵ nạn, hoặc là lúc đó ông Joe Biden là Tổng thống thứ 38 của Mỹ thì chắc chắn là ngày nay không có mấy triệu người chúng ta được tỵ nạn và định cư trên đất Mỹ, Canada  hay Âu Châu, Úc Châu, v.v…Vì nếu Mỹ không nhận người Việt Nam tỵ nạn vào Mỹ thì cả thế giới tự do sẽ không có nước nào dám nhận vì lúc đó họ đã nhanh chóng thiết lập bang giao với bạo quyền Việt cộng để mua bán, làm ăn kễ cả những nước Tây Âu và Úc Đại Lợi.

Chúng ta còn nhớ thời gian sau ngày 30/4/1975 không lâu, chính tên Thủ tướng Việt cộng Phạm Văn Đồng đã sang Pháp vận động ngoại giao, đã tuyên bố một cách trắng trợn, đại khái là những kẻ vượt biên, trốn chạy khỏi Việt Nam là những thành phần phản động, bao gồm những kẻ bất hảo, xì ke, ma túy, lười biếng lao động, muốn ngồi mát ăn bát vàng…Mục đích của hắn ta là muốn tạo cho thế giới Tây Phương một cái nhìn xấu xa về người tỵ nạn chúng ta để tạo ra phong trào kỳ thị và xua đuổi, không nhận thêm người tỵ nạn vì lúc đó đã hiện có vài trăm ngàn người đã vượt thoát khỏi được bàn tay đẫm máu của họ.

Cho nên, có thể nói mà không sợ nhầm lẫn là nếu lúc đó  những sự vận động của họ được thành công thì chúng ta, tất cả những người ngồi đây, đều không có mặt ngày hôm nay vì tất cả đều đã chết hết rồi,chết cùng chung số phận với những Quân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa và gia đình cùng với con cháu của họ,

b.- Và hậu quả sẽ không tránh khỏi là:

– Chắc chắc sẽ không có chuyện Boat People,

– Chắc chắn sẽ không có sự vận động nào cho chương trình HO,

– Chắc chắn sẽ không có Chương Trình Đoàn Tụ Gia Đình nhân đạo mà mọi người chúng ta ngày nay được hưởng,

– Và dĩ nhiên, chắc chắn cũng sẽ không có những Khoa học gia, những kỹ thuật gia, những Tướng lãnh ưu tú người Việt gốc Mỹ,  và cũng sẽ không có tất cả mọi giới trong số người Việt tỵ nạn đã đóng góp nhiều trong sự thăng hoa của Mỹ, đóng góp nhiều vào sự phồn thịnh của Úc, của Âu Châu, con cháu và hậu duệ của chúng ta cũng sẽ không có ai được định cư trên thế giới Tây Phương để thành công trên nhiều lãnh vực khác nhau một cách vẻ vang mà ai ai cũng phải kinh ngạc.

– Và điều cực ký quan trọng không thể không nói đến là khó tránh khỏi tình trạng đất nước Việt Nam có thể đã bị xóa sổ để trở thành một tỉnh lỵ của Tàu, của Nga mà số người Việt Nam còn sót lại sẽ trở thành một dân tộc thiểu số, ít ỏi giống như các dân tộc Mãn Châu, Hồi Giáo Tân Cương, Mông Cổ, Tây Tạng…và sẽ không bao giờ có thể cất đầu dậy nổi.

Đó là điều mà chúng ta cần phải khắc cốt ghi tâm để nhúm ngọn lửa đấu tranh trao chuyền lại cho thế hệ  trẻ.

6.- Phân biệt lòng thù hận: Nói lên những biến cố mục đích của chúng ta không phải khơi lên niềm thù hận cá nhânvì thù hận cá nhân sẽ không mang lợi ích gì cho ai, nên chúng ta phải cố  quên đi, nhưng ngược lại cũng có những thù hận mà con người dù cố muốn quên nhưng sẽ không bao giờ quên được. Đó là mối thù vong quốc, nợ nhà. Vì có nuôi dưỡng được thù nước với nợ nhà, lịch sử chúng ta mới có cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng sau hơn 100 năm bị người Tàu đô hộ, mới có ông Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán sau hơn 1000 năm bị đô hộ và mới có người Do Thái  từ khắp nơi trên thế giới trở về lập quốc sau 1000 năm bị mất nước phải lưu lạc khắp bốn phương trời.

Bởi vậy, thù nhà, nợ nước chính là hai thứ hành trang quan trọng mà con người nhờ đó để nuôi chí phục quốc để cứu nước, để chiếm lại Giang san, khi Tổ Quốc đang bị chìm đắm trong đại họa xâm lăng?

Chúng ta sẽ không hận thù gì về cá nhân ông Biden và những việc làm trước đây của ông ta đối với Việt Nam, nhưng qua những sự kiện lịch sử cho thấy, chúng ta không thể nào có thểtiếp tay để ủng hộ một con người như ông ta được, một kẻ đã không biết nhục, thiếu tư cách và hèn hạ quỳ gối  trước cái chết của những thành phần bất hảo để kiếm phiếu cho cuộc tranh cử Tổng thống vừa qua. Những con người có bản chất như vậy thì việc hèn hạ nào mà họ không làm được.

7.- Nếu ông Biden lên làm Tổng thống thứ 46 kỳ nầy, người Việt chúng ta hiện đang sinh sống tại Mỹ sẽ không còn được sống yên ổn  như hiện nay vì sự kỳ thị và ác ý của ông ta đối với người Việt Nam đã ăn sâu trong dòng máu của ông ta từ lâu rồi, có từ trước năm 1975 lận, nhưng hoàn cảnh lúc đó ông ta chưa làm được nên đã mang mối hận trong lòng và bây giờ, nếu được cầm quyền, chính là lúc để ông và cả bọn phản chiến ngày xưa ra tay phục hận.

Chắc chắn ông ta sẽ bang giao trở lại với Trung Cộng như những lời mà ông ta đã từng tuyên bố. Biển Đông sẽ nhanh chóng trở thành ao nhà của Trung Cộng, những căn cứ quân sự trá hình sẽ mọc đầy dẫy trên lãnh thổ Việt Nam và người Tàu sẽ tràn lan sang đất nước chúng ta như chổ không người, vung tiền chiếm lĩnh tất cả những vùng đất quan trọng suốt từ Nam chí Bắc, viễn cảnh mất nước sẽ diễn tiến nhanh chóng ít nhứt là trong suốt nhiệm kỳ 4 năm của ông ta. Kinh nghiệm lịch sử, Tập Cận Bình với tham vọng vô biến, sẽ ra tay sắt máu, không để cho người Việt Nam có cơ hội để vươn mình trổi dậy như trước đây được nữa. Điều nầy sẽ khó tránh khỏi.

.

8.- Những mẫu người thích ứng cho những hoàn cảnh xã hội: Trời sanh ra con người không có ai hoàn hảo, kẻ mạnh, người yếu, kẻ khôn, người dại, kẻ thông minh, người u tối, nên nếu cứ đem ra phê bình, chỉ trích những thói hư tật xấu của người ta thì thật ra chính mình cũng không khá gì hơn họ và sẽ cứ lẫn quẫn không bao giờ tìm ra được một mẫu người lý tưởng. Bởi vậy, điều quan trọng nhứt thiết là làm sao chọn lựa đúng mẫu người thích ứng cho hoàn cảnh xã hội đương thời thì mới dễ đạt được thành công. Lấy trường hợp lịch sử nước ta để chứng minh, có thể dẫn chứng về ba mẫu người tiêu biểu nhứt:

a.- Mẫu người thứ nhứt là ông Trần Thủ Độ (1194_1264), một con người rất là mưu sĩ và vô đạo, có những việc làm đảo lộn cả luân thường, đạo lý, nhưng lại có công rất lớn trong việc lập nên Nhà Trần và tạo ra những bậc đại anh hùng, ba lần đánh bại đoàn quân Mông Cổ sang xâm lấn nước ta

b.- Mẫu người thứ nhì là ông Chu Văn An (1292-1370), một nhà Nho cuối đời Nhà Trần được xem là một nhà đạo đức được lịch sử và người từ đương thời cho đến dân gian  ngày nay đều hết lời ca tụng ông là một bậc hiền sĩ yêu nước tiêu biểu nhứt trong giới nho sĩ, trí thức của đất nước Việt Nam.

Ông Chu Văn An nhận thấy nhà vua lúc đó nghe lời các ninh thần nên chỉ lo ăn chơi trác tán mà xao lãng việc triều chánh khiến cho triều đình mục nát, nhân dân đói khổ, lầm than, không ai can gián được,  nên để cứu nước, ông đã can đảm dâng sớ lên nhà vua đòi xử trãm 7 tên quan nịnh thần vốn được nhà vua sủng ái. Nhưng vì nhà vua không chấp nhận nên ông treo ấn từ quan, lui về Chí Linh quy ẩn, hậu quả là sau đó đất nước bị nhà Minh xâm chiếm.

c.- Mẫu người thứ ba là đức Trần Hưng Đạo, một vị đại tướng đại tài, có tinh thần yêu nước tuyệt đối nên chịu hy sinh, gác bỏ thù nhà, một lòng với vua Nhà Trần, ba lần thống lãnh toàn quân đánh tan đoàn quân xâm lăng Mông Cổ, cứu được nước thoát khỏi vòng nô lệ ngoại bang.

9.-Một vài lạm bàn để thay cho lời kết

a.- Có thể nói ở vào thời điểm cuối đời Nhà Lý chuyễn sang Nhà Trần, nếu không có ông Trần Thủ Độ mà thay vào đó là ông Chu Văn An thì việc chuyễn giao quyền lực chưa chắc gì có thể xãy ra và nếu có xãy ra thì cũng chưa chắc gì được êm thấm vì can ngăn sự chuyễn quyền không được ông sẽ lui về quy ẩn. Sau đó nước ta sẽ không có được những danh tướng lẫy lừng như Trần Hưng Đạo thì việc chống giặc Tàu xâm lăng chắc khó có thể thành công ngay từ lần thứ nhứt.

b.- Vào thời điểm cuối đời Nhà Trần, nếu có ông Trần Thủ Độ thay thế vào vị trí của ông Chu Văn An thì hoàn cảnh đất nước lúc đó sẽ khác đi, triều đình sẽ được củng cố vững mạnh, chưa chắc gì Nhà Minh của Tàu có thể xâm lăng được đất nước ta.

c.- Nếu vào thời điểm mà đất nước đang thái bình thịnh trị, mọi người dân đang được sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc thì vai trò của ông Trần Thủ Độ không thể nào thích ứng bằng được với vai trò của ông Chu Văn An.

Bởi vậy hoàn cảnh nào thì phải đặt đúng vị trí cho người có khả năng đó thì mới có thể thích ứng để xây dựng được nền hòa bình và phồn thịnh cho đất nước. Nếu vì cảm tính mà sai lầm, đặt người không đúng chổ thì đất nước sẽ bị lâm nguy.

Năm 1975, nếu Mỹ không có đảng Dân Chủ thù ghét Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, không có những thành phần phản chiến Mỹ, không có vụ Watergate, không có những nhân vật bất nhân như John Kerry, như Joe Biden thì Mỹ sẽ không bỏ đồng minh Việt Nam để tháo chạy thì chắc chắn bộ đội Việt cộng Bắc Việt sẽ bị đánh tan tại các tỉnh xung quanh thủ đô Sài Gòn và Việt Nam Cộng Hòa sẽ thống nhứt đất nước như mọi người dân từ Nam chí Bắc vẫn hằng mong đợi.

Hoàn cảnh nước Mỹ hiện nay cũng vậy, nếu người dân Mỹ sai lầm một lần nữa, trao quyền lãnh đạo đất nước cho những kẻ bất tài, bất nhân thì thãm họa sẽ xãy ra, không những riêng cho nước Mỹ mà còn gây họa hại chung cho cả thế giới.

Bởi vậy, có thể nói, nếu ông Donald Trump là vị Tổng thống thứ 43, 44 của Hiệp Chũng Quốc Mỹ trong 8 năm vừa qua thì nước Mỹ sẽ khác đi, sẽ không có cảnh tượng đầm lầy nào ở Washington DC được phép xuất hiện để gây ra bao nhiêu sự phiền hà cho xã hội như hiện nay.

Người Việt tỵ nạn tại Mỹ có lẽ cần phải suy nghĩ sao cho thích hợp về thái độ của mình trước thời cuộc hiện nay tại Mỹ để tránh những điều đáng tiếc và đặc biệt không phải bị hối hận về sau.

Thanh Thủy (21/12/2020)   

“Tin lớn đến từ Pennsylvania” – Trump Tweets: “Bỏ phiếu bất hợp pháp rất lớn”

Bởi ProTrumpNews Staff – 21 tháng 12 năm 2020 – Tổng thống Trump đã gửi một bản cập nhật lớn về vụ gian lận ở Pennsylvania.

TT Trump đã tweet về “một vụ bỏ phiếu bất hợp pháp rất lớn mà không thể tính được” ở Pennsylvania:

Tin tức lớn đến từ Pennsylvania. Bỏ phiếu bất hợp pháp rất lớn mà không thể kể hết. Bầu cử nghiêm ngặt!

– Donald J. Trump (@realDonaldTrump) ngày 21 tháng 12 năm 2020

XU HƯỚNG: “Tin tức lớn đến từ Pennsylvania” – Trump Tweets: “Bỏ phiếu bất hợp pháp rất lớn”

Tổng thống Trump dẫn đầu với gần 700.000 phiếu bầu trong đêm bầu cử.

Các đảng viên Dân chủ đã bán ra hàng trăm nghìn phiếu bầu để cướp nhà nước khỏi Chiến dịch Trump.
Trong một bài báo trước đây của Gateway Pundit, chúng tôi đã báo cáo về các lá phiếu được chuyển từ New York đến Pennsylvania:
** Người lái xe đầu tiên nói rằng có 24 hộp các tông chất lượng cao nhất chất đầy khay phiếu hướng đến Harrisburg PA trên tuyến đường xe đầu kéo của anh ta vào ngày 21 tháng 10. Đại tá Tony Shaffer tính toán rằng con số này sẽ nằm trong khoảng từ 144.000 – 288.000 phiếu bầu.
** Các lá phiếu này XUẤT XỨ tại Long Island, New York, từ Trung tâm Phân phối & Tiếp vận USPS Bethpage New York. Không thể tưởng tượng được rằng có tới 288.000 lá phiếu của cư dân PENNSYLVANIA ở Long Island và tất cả họ đều gửi lá phiếu của mình trong cùng một ngày “trở về nhà” đến Pennsylvania, nơi họ sinh sống. (USPS có “chính sách dọn sạch cơ sở” MỖI NGÀY cho thư bầu cử.)

** Có các USPS PDC (Trung tâm phân loại và phân phối) khác trong khu vực tàu điện ngầm New York cũng gửi bằng thùng xe tải đến Harrisburg. Các PDC đó ở Jamaica, NY và Jersey City, NJ, vì vậy sẽ là hợp lý khi giả định rằng các lá phiếu gửi ra từ năm quận (phần lớn dân số thành phố NYC) có thể sẽ đi qua Jamaica hoặc Jersey City trên đường đến Harrisburg.
** Nếu số lượng này được duy trì trong vài ngày, như đã chỉ ra trong cuộc họp báo, sẽ có 750.000 đến một triệu lá phiếu được gửi từ Long Island, NY bởi cư dân Pennsylvania trở lại Pennsylvania.

Trong lời khai trước Cơ quan Lập pháp Bang Pennsylvania, có cuộc trao đổi này:

Rudy Giuliani: “Trong số 600 nghìn phiếu bầu được thêm vào khi ‘tăng đột biến’ gây tò mò ở PA, có bao nhiêu phiếu đã đến với Biden?”

Nhân chứng: “Tôi nghĩ số liệu của chúng tôi là khoảng 570 nghìn – cùng  khoảng một số-lẻ-nghìn .”
Rudy Giuliani: “Và bao nhiêu cho Trump?”
Nhân chứng: “Tôi nghĩ là hơn 3.200 một chút.”

Đám đông nổ ra tiếng thở phì và tiếng cười.
Xem video: https://twitter.com/i/status/1331678013931589634

. @ RudyGiuliani: Trong số 600 nghìn phiếu bầu được thêm vào trong những đợt “tăng đột biến” gây tò mò ở PA, bao nhiêu đã thuộc về Biden?

Nhân chứng: “Tôi nghĩ số liệu của chúng tôi là khoảng 570 nghìn va` 
“Và bao nhiêu cho Trump?

Nhân chứng: “Tôi nghĩ là hơn 3.200 một chút.”

* đám đông nổ ra trong tiếng thở phì cùng tiếng cười * pic.twitter.com/jV3BOI3qY2
– The First (@TheFirstonTV) ngày 25 tháng 11 năm 2020

Lê Văn dịch lại   

Link : https://www.thegatewaypundit.com/2020/12/big-news-coming-pennsylvania-trump-tweets-big-illegal-ballot-drop/

“Big News Coming Out Of Pennsylvania”- Trump Tweets: “Very Big Illegal Ballot Drop”

By ProTrumpNews Staff
Published December 21, 2020

Tại sao báo chí Mỹ hè nhau công kích Pháp?

 22/12/2020 

Nguyễn thị Cỏ May: –Qua bài tuần rồi «Báo chí Mỹ có nói dối và xuyên tạc không?», Cỏ May tôi có bị vài độc giả phê phán cho rằng tôi «cuồng Trump», mượn cớ để công kích ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ. Xin thật lòng trân trọng ý kiến của quí bạn đọc!

Nay Cỏ May tôi nói tiếp không phải chỉ có nhựt báo NYT xuyên tạc một sự thật đau lòng là Thầy Giáo Samuel Paty hôm 16/19/2020 tại Conflans-Sainte-Honorine bị hồi giáo cắt đầu. Mà xin nhắc lại sự sát nhân này hoàn toàn có chủ trương, chớ không vì bất mãn bức hí họa Mohamed mà ông dùng làm tài liệu dạy học trò về Quyền Tự do diễn đạt. Ngoài ra,  còn nhiều báo khác của Hoa Kỳ cũng đang hè nhau công kích thẳng nước Pháp và chánh sách của Tổng thống Macron về các vấn đề «thế tục (laicité), Hồi giáo (Musulman, không nói đó là Islamisme), di dân.

Phản ứng rằm rộ như trăm hoa đua nở chắc phải có lý do của nó. Vậy phải chăng có một chủ trương lớn hơn?

Dư luận báo chí Hoa Kỳ

Năm 2015, trong vụ hồi giáo khủng bố nả súng tại Tòa soạn tuần báo trào phúng Charlie Hebdo giết tại chổ 13 nhà báo và nhơn viên, Pháp đã được cả thế giới ủng hộ, thì nay sự nhiệt tình đó đã không còn nữa mặc dầu ý nghĩa gây ra cái chết không khác. Trái lại còn rùng rợn hơn tuy số nạn nhơn chỉ có một.

Báo chí huê kỳ cho rằng nay họ không còn nhận ra được ông Emmanuel Macron là nhà cải cách tự do như ông đã hứa lúc tranh cử Tổng thống năm 2017 và lo ngại ông đang ngã hẳn qua hũu phái, mà lại còn có xu hướng độc quyền. Về an ninh, cách quản lý dịch vũ hán, vấn đề hồi giáo,… cho tới  ngoại giao vốn là điểm mạnh của ông, tất cả làm cho hình ảnh một ông Tổng thống của ông đã bị mờ nhạt?

Tờ Atlantic ở Washington nhắc lại chuyện Thầy Giáo Samuel Paty bị một thanh niên cắt đầu đã thúc đẩy ông Emmanuel Macron xác định lại lời hứa của ông hôm xảy ra thảm nạn: «Nước  Pháp sẽ không bao giờ ngưng bênh vực quyền tự do diễn đạt». Khi Atlantic viết một thanh niên, người đọc chắc chắn sẽ hiểu đó chỉ là một thanh niên bình thường, như du đảng hoặc xì-ke trong cơn ghiền giết người, chớ không thấy cái nội dung của nó là thánh chiến (djihadisme), một chủ trương tiêu diệt triệt để cái quyền tự do diễn đạt hay các quyền căn bản khác của nên văn minh Pháp, và âu châu mà thanh niên kia là một chiến sĩ thánh chiến. Hồi giáo chủ trương từng bước Hồi giáo hóa Pháp và Âu châu mà khủng bố rất cần để dân chúng pháp đừng coi thường sự có mặt của họ, là niềm tin thánh chiến đối với người Hồi giáo.

Chánh sách văn hóa xã hội của Pháp là hội nhập, không giống Hoa kỳ, Canada hay Úc. Nhưng khi nói hội nhập thì Hồi giáo đòi hỏi ngược lại là Pháp hội nhập theo văn hóa Hồi giáo tuy họ là di dân tới Pháp. Pháp chủ trương «thế tục» (la laicité – nội dung dựa trên 3 nguyên tắc: tự do lương tâm, tách biệt  Nhà nước với Tôn giáo, mọi người bình đẳng trước luật pháp mặc dầu tín ngưỡng khác nhau. Vấn đề này chỉ có ở Pháp do hoàn cảnh lịch sử của Pháp), thì hồi giáo đòi hỏi căn-tin không được có món ăn thịt heo, dành một ngày hay một hồ tắm riêng cho phụ nữ Hồi giáo, các ngày lễ tôn giáo ghi trong lịch từ mấy thế kỷ nay như lễ Các thánh (Toussaint)  phải gọi là lễ mùa Thu, lễ Noël là lễ mùa Đông, lễ Pâques là lễ mùa Xuân. Riêng trong  dịp lễ Noël, theo chủ trương thế tục, chánh quyền không được phép trang trí cây thông, máng cỏ,… nơi công cộng như cửa vào trường học, văn phòng các công sở,… Họ còn đòi pharmacie gỡ bỏ chữ thập xanh,… vì các thứ đó là những biểu hiệu công khai tôn giáo bị cấm. Trái lại, tới ngày Ramadan, dân Hồi giáo từ nhiều nơi kêu gọi nhau tập trung một nơi ở Paris để làm lễ cầu nguyện. Họ chiếm cả con dường phố dài. Cảnh sát phải chận xe lại suốt cả giờ lễ.

Trước thực trạng Hồi giáo chỉ muốn sống thành cộng đồng Hồi giáo biệt lập, như một nước Hồi giáo trong nước Pháp, TT Macron đưa ra dự luật «séparatisme» (chủ nghĩa ly khai), trước tiên nhằm chống lại Hồi giáo không chịu hội nhập vào đời sống xã hội Pháp. Nhân dịp lễ 150 năm tuyên bố nền Cộng hòa, trong bài diễn văn tại Văn miếu Panthéon, ông Macron nhấn mạnh ý niệm «lòng ái quốc cộng hòa» (le patriotisme républicain) đồng thời ông cực lực lên án chủ trương chia rẽ: «Nền Cộng hòa bất khả phân không chấp nhận bất kỳ một cuộc mạo hiểm ly khai nào cả».

Thậm chí, trường học ở khu đông di dân Hồi giáo, cha mẹ không cho con em đi học vì chữ Pháp không phải chữ của họ, lịch sử xa lạ,… Trẻ con có đi học chỉ vì muốn hưởng trợ cấp an sinh xã hội. Thiệt tình chúng không học, chỉ phá. Sau nhiều năm vẫn không đọc và viết được. Lớn lên, thất nghiệp, du đảng, biểu tình chống phá trật tự xã hội. Những khu phố này trở thành hang ổ của đủ thứ tội phạm. Cảnh sát có can thiệp thì xảy ra xung đột. Bị thương hay chết thì tội phạm là cảnh sát. Báo chí hơn 8O% khuynh tả bênh vực đám này. Chánh phủ đưa ra luật «séparatisme» (chủ nghĩa ly khai) thì đám này tham gia biểu tình chống, đập phá, đốt xe,… ở Paris do phe Tả (cộng sản và vô chánh phủ) tổ chức. Họ chống chánh phủ vì cho rằng luật này làm mất quyền tự do.  Và báo Hoa Kỳ loan tin này với luận điệu bênh vực đám biểu tình.

Công kích Macron, Financial Times viết «Macron là kẻ canh tân gây hổn loạn ngày càng giống đại diện cánh hũu truyền thống của Pháp».

Họ còn công kích Macron ngày càng «dồn thì giờ và nỗ lực cho nước Pháp càng nhiều nên đôi khi cách ứng xử và lời nói của ông trở thành khó chịu».

Cũng theo xu hướng này, CNN phê bình ông Macron «Không phải đây là một phong trào mới mẻ gì. Khi ngã sang hũu phái, Macron chỉ dấn thân theo các vị tiền nhiệm cánh hũu».

Trong cuộc vận động tranh cử năm 2016, Trump dồn dập khiêu khích giới truyền thông. Chủ biên Média của NYT, ông Jim Rutenberg, viết một bài báo kêu gọi giới truyền thông hãy tự hỏi cách truyền thông  trung thực thời sự của mình trước giờ có thật sự hũu hiệu không?  Ông nói ngay Trump đang rất nguy hiểm cho chúng ta. Như vậy nếu chúng ta cứ giữ cách tiếp cận khách quan cố hũu thì sẽ vô cùng bất lợi. Từ đó trang «Quan điểm và Tin tức» nhập chung lại. Bà Karen Attiah, Trưởng Ban biên tập của Washington Post, theo sự thay đổi đường lối loan tin mới này, đã viết «Pháp có dự án đánh số những học trò hồi giáo».

Ý muốn nói Pháp làm như Hitler hồi Thế chiến đối với Do Thái trong các trại tập trung hay vc giam giữ quân nhân, công chức VNCH sau 75 trong các trại tập trung lao động khổ sai.

Nhưng đây đúng là một dự tâm nói dối hoàn toàn. Một cách xuyên tạc thô bạo của một nhà báo tả khuynh rặp khuôn theo cách tuyên huấn của cộng sản!

Khác hơn Hoa Kỳ, và còn xa lạ hơn với Hoa Kỳ, Pháp có luật cấm chánh quyền ghi nguồn gốc màu da, chủng tộc cho dân của địa phương. Tới một Thị xã, muốn biết dân số với thành phần rõ ràng, không được. Vì không có chi tiết này. Do luật cấm. Thì chuyện Pháp có dự án đánh số học sinh Hồi giáo chỉ là một sản phẩm đồ sộ của trí tưởng tượng từ một bộ ốc không bình thường.

Trước thực trạng của nước pháp ngày nay,  trước thảm họa Hồi giáo, nhiều học giả, nhà văn, nhà báo, đang lên tiếng báo động chánh quyền là lãnh thổ Pháp đang bị Hồi giáo chinh phục. Hiện tượng thấy rõ khi chánh quyền, nhứt là phe xã hội, từng bước nhường di dân Hồi giáo cho nhiều dòi hỏi của họ. Chỉ vì lá phiếu!

Ông Henri Gaino, đảng viên «Những Người Cộng hòa» (cánh Hũu), công chức cao cấp, vừa bất mãn, đã phải than: Chúng ta có quá nhiều người làm chánh trị (les politiciens – chánh trị xôi thịt), mà quá ít chánh khách (Hommes d’État – tạm hiểu là chánh khách – như De Gaulle. Nhưng với VN De Gaulle là một tai vạ !). Người làm chánh trị (politicien) chỉ nhìn thấy lá phiếu là trên hết nên họ chỉ hoạt động cho mục tiêu duy nhứt là nắm chánh quyền. Như 2 politiciens Biden và Pelosi có thể dễ dàng quì gối công khai trình diễn để xin phiếu!

Báo khác, như Newsweek, cũng dành cho Pháp cùng quan điểm khi phê phán Pháp đàn áp  dân thiểu số (di dân) «TT Emmanuel Macron và chánh phủ của ông phản ứng lại cái chết của Samuel Paty bằng cách tuyên bố ủng hộ quyền tự do diễn đạt. Nhưng cùng lúc họ lại coi nhẹ người Hồi giáo quốc tịch pháp thì có khác gì hơn chính họ tấn công quyền tự do diển đạt».

Những người công kích Pháp là ai?

Phải nói rõ nước Mỹ hay người dân mỹ bình thường, cả chánh phủ, không có vấn đề gì với nước Pháp hay ông Macron. Chỉ có  truyền thông Mỹ từ năm 2016  «có chuyện» với Pháp ngày càng nghiêm trọng. Họ lo ngại Pháp đàn áp dân da đen và hồi giáo «Pháp đã trở thành một nơi chiến lược trong cuộc chiến quốc tế xác định bản sắc dân tộc vì chính Emmanuel Macron đã nói rõ không muốn cái mô hình đa văn hóa theo kiểu Hoa Kỳ». Nhưng những người này là ai? Theo kết quả điều tra của Pew research Center thì có ba phần tư nhà báo của NYT là da trắng, trẻ,  và xuất thân từ những trường danh tiếng như Harvard, Yale, Princeton.   Họ thay thế lớp nhà báo kỳ cụu trước kia. Họ là những người trẻ thuộc gia đình khá giả và cấp tiến. Mà cấp tiến là phải tả khuynh, tức phải xã hội chủ nghĩa nếu không là cộng sản.

Bà Edith Cresson, nhờ là bồ nhí của cụu Tổng thống xã hội Mitterrand, được làm Thủ tướng (5/91 -4/92),  từng tuyên bố «… xã hội chủ nghĩa là cấp tiến. Chúng tôi theo cấp tiến nên mới là đảng viên xã hội»!

Theo ông Darrell West, Phó Chủ tịch Trung tâm  đào tạo «Governance Studies của phòng thí nghiệm Tư tưởng Brookings và tác giả  quyển Divided Politics, Divided Nation. Hyperconfllct in the Trump Era» (Brookings Institution Press, 2020), thì ông Biden vốn là người chừng mực, thực tế, nhưng ông lại hứa một khi đắc cử ông sẽ cấp tiến hơn ông Obama. Cũng theo ông Darrell Vest, thì không có chọn lựa nào khác hơn vì một phần lớn dân chúng nước Huê kỳ đã khuynh tả ngay trước khi dịch vũ hán xuất hiện. Mặc dầu ông Bernie Sanders và bà Elizabeth Warren đã nổ lực vận động đưa đảng viên Dân chủ ngã theo Tả phái. Theo ông Larry Sabato, Giám đốc Trung tâm Khoa học chánh trị của Đại học Virginia: «Biden sẽ phải cấp tiến hơn cả Obama». Nghĩa là sẽ Tả hơn Tả nữa. Tức cực Tả?

Theo ngôn ngữ chánh trị pháp, cực tả không gì khác hơn là cộng sản Đệ tam, tức đúng là thứ léniniste – staliniste-maoiste (Có thể thêm hochiminhiste). Nhưng ở Mỹ xưa nay, đường lối này khó được dân chúng chấp nhận tuy vẫn có đảng cộng sản.  Nếu đúng như vậy thì ông Joe Biden khi lèo lái nước Hoa Kỳ sẽ quẹo trái hết ga? Để chờ coi!

Nay chưa biết chánh quyền mới (nếu có) của ông Biden sẽ khuynh tả tới đâu hay chỉ tả kiểu Dân chủ xã Hội như ở các nước Bắc Âu? Nhưng có phải vì ông Biden chủ trương tả khuynh, mà truyền thông Hoa Kỳ vì ủng hộ cho ông làm Tổng thống nên cực lực chống Pháp và chống thẳng ông Macron là Hũu khuynh?

Riêng một số nhà báo trẻ Hoa Kỳ vốn thuộc thành phần uu tú của xã hội lại mang nặng mặc cảm tội lỗi tổ tông, trước kia tổ tiên của họ đã bắt dân da đen làm nô lệ. Nay họ bổng cảm thấy ở họ như có sự bừng tỉnh về một bất công lớn «woke». Họ muốn làm điều gì đó để kịp chuộc tội tổ tông.  Tỏ ra thương người, can thiệp giúp đỡ người da đen, người di dân, … Nhựt báo NYT từ tháng 7 đã có một thay đổi nhỏ về cách viết. Khi viết da đen họ viết hoa Black. Còn với da trắng thì viết chữ thường white.

Với họ, ai không đồng quan điểm là khơi dậy mặc cảm tội lỗi ở họ, làm cho họ khó chịu nên họ phải phản ứng mạnh.

Dân Pháp bị mang nặng mặc cảm từng làm thực dân. Ngày nay chánh phủ thât sự vất vả với vấn đề da đen phi châu, dân Bắc phi như Algérie, Maroc ở Pháp,… nhưng không dám có biện pháp đúng mức. Ngoài sức nặng của lá phiếu, dĩ nhiên. Đây là miếng mồi béo bở cho phe tả lợi dụng chống đối chánh phủ liên tục, phá tan nát nước Pháp.

Trong lúc đó, dân chúng khi được hỏi kín đáo «đối với dân đen, phi châu Hồi giáo thế nào?», có hơn 75% trả lời «không ưa, không chịu nổi, phải tống đi khỏi».

Khuynh tả, đứng về phía di dân, da đen, thiểu số, … ở Hoa Kỳ hay Pháp là cách chuộc tội tổ tông? Nhưng đâu là quyền lợi đích thực của đất nước, của dân tộc?

Merry X-Mas & Happy New Year 2021

Nguyễn thị Cỏ May, 21/12/2020

Tại sao báo chí Mỹ hè nhau công kích Pháp? – Báo Thế Giới Mới (baotgm.net) 

Powered by Blogger.