Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

TIN TỔNG HỢP

Friday, February 5, 2021 // ,

 QUỐC TẾ - TIN VẮN

Tin tổng hợp
Tin tổng hợp RFI/Tiếng Việt
RFI
5 phút


(SCMP) - Quân đội Mỹ phải chuẩn bị đối phó « khả năng tấn công hạt nhân ». Trong một bài viết đăng trên tạp chí Proceeding của Viện Hải Quân Hoa Kỳ, số tháng 02/2021, đô đốc Charles Richard, tư lệnh bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, cho rằng « xác suất sử dụng hạt nhân là thấp, nhưng không phải là « không thể », đặc biệt trong cuộc khủng hoảng mà các đối thủ hạt nhân vẫn tiếp tục nâng cao năng lực và mở rộng trên toàn cầu », nhằm nói đến Nga và Trung Quốc. Ngày 02/02, Nga và Mỹ đã triển hạn thêm 5 năm thỏa thuận New Start cắt giảm vũ khí nguyên tử.

(VOV) – Việt Nam sẽ xác minh tin về căn cứ tên lửa Trung Quốc, tỉnh Quảng Tây, cách biên giới 20 km. Trong cuộc họp báo hôm qua, 04/02/2021, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Việt Namcho biết sẽ xác minh thông tin trên. Tin do một dự án phi chính phủ loan báo, theo ảnh vệ tinh, quân đội Trung Quốc đã hoàn tất một căn cứ tên lửa đất đối không tại huyện Ninh Minh (Ningming), thuộc thị trấn Sùng Tả (Chongzua), khu tự trị của người Choang, tỉnh Quảng Tây, đối diện với tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam.

(AFP) – Luân Đôn trục xuất ba nhân viên tình báo Trung Quốc đội lốt nhà báo. Nhật báo Dayly Telegraph ngày 05/02/2021 trích dẫn một nguồn tin chính phủ cho biết ba người liên quan tự nhân là phóng viên làm việc cho ba cơ quan truyền thông Trung Quốc khác nhau. Trên thực tế, cả ba cùng là nhân viên của Cục An Ninh Trung Quốc, đến Anh từ năm 2020. Cơ quan an ninh nội địa Anh (MI5) phát hiện danh tính thực thụ của những người liên quan và đã trục xuất cả ba về nước. Tin này được tiết lộ sau khi Anh Quốc rút giấy phép hoạt động của đài truyền hình CGTN của Trung Quốc, với lý do cơ quan truyền thông này bị đảng Cộng Sản Trung Quốc thao túng.

(AFP) – Tổng thống Pháp cam kết cố gắng hết sức để hỗ trợ sáng kiến của Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân Iran. Phát biểu qua cầu truyền hình, trong khuôn khổ một cuộc hội thảo do nhóm nghiên cứu Atlantic Council tổ chức, ông Emmanuel Macron nhấn mạnh đến vai trò then chốt của tân tổng thống Mỹ trên hồ sơ hạt nhân Iran. Paris quan niệm là các bên « cần đi sâu vào chi tiết một cuộc đàm phán mới với Teheran ».

(AFP) – Berlin hài lòng sau quyết định của tổng thống Biden ngừng dự án rút quân Mỹ khỏi Đức. Phát ngôn viên của thủ tướng Merkel, Stefffen Seubert, ngày 05/02/2021 cho biết Berlin luôn quan niệm sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Đức là nhằm bảo đảm an ninh cho cả hai bên bờ Đại Tây Dương. Trong diễn văn về chính sách đối ngoại, tổng thống Biden thông báo « ngưng » kế hoạch do người tiền nhiệm đề xuất. Tổng thống Trump từng có kế hoach đưa 6.400 lính Mỹ về nước, chuyển hơn 5.000 quân nhân sang một quốc gia khác thuộc khối NATO.

(AFP) – Pháp thêm căng thẳng với Hoa Vi. Ngày 05/02/2021, Hội Đồng Bảo Hiến của Pháp thông qua điều khoản « cấm sử dụng trang thiết bị của Hoa Vi ». Cơ quan chức năng nói trên nhìn nhận « nguy cơ dọ thám, tấn công và phá hoại » có thể nhắm vào các trang thiết bị điện thoại đời mới của Pháp. Với quyết định này, các tập đoàn viễn thông Pháp sẽ phải rút ăng-ten của Hoa Vi khỏi mạng điện thoại 5G.

(AFP) – Paris hoài nghi về hiệu quả vac-xin Trung Quốc. Ngày 04/02/2021, tổng thống Pháp đề cập đến chính sách ngoại giao vac-cin của Trung Quốc. Emmanuel Macron lấy làm tiếc là Bắc Kinh cung cấp vac-xin ngừa Covid-19 cho nhiều quốc gia nhưng lại chưa đưa ra bằng chứng về mức độ hiệu quả của các loại vac-xin nói trên. Hôm nay, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Vương Văn Bân, quả quyết thuốc tiêm ngừa Covid-19 của Trung Quốc là « hiệu quả ».

(AFP) - Pháp không phong tỏa, khuyến khích làm việc từ xa để phòng Covid-19. Trong buổi họp báo hàng tuần ngày 04/02/2021, thủ tướng Jean Castex nhấn mạnh đến « tình hình khó khăn » tại Pháp, nhưng khẳng định « mọi số liệu đều ổn định », chưa xảy ra « làn sóng mới với quy mô lớn » và mọi chuyện vẫn nằm trong khả năng đối phó của hệ thống y tế. Vì vậy, biện pháp phong tỏa tạm thời chưa được tính đến, trừ tỉnh hải ngoại Mayotte bị phong tỏa ít nhất trong ba tuần.

(AFP) – Chậm trễ phát triển vaccin chống Covid-19 và phải sa thải 400 nhân viên trong lĩnh vực nghiên cứu, nhưng tập đoàn dược phẩm Pháp, Sanofi vẫn làm ăn có lời và sẽ rót thêm tiền lãi cho các cổ đông. Sanofi ngày 05/02/2021 thông báo tiền lãi trong năm 2020 tăng 340 %, đạt 12,4 tỷ euro. Thành tích này có được nhờ cổ phiếu của hãng dược phẩm Mỹ Regeneron tăng giá mà Sanofi nắm giữ một phần vốn của đối tác Mỹ này. Regeneron đã sáng chế ra thuốc chống Covid-19 được dùng để điều trị cho tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hồi mùa thu năm ngoái. 

Chính sách ngoại giao của Joe Biden: Trung Quốc là 'cạnh tranh lớn nhất'

 BBC

Joe Biden makes a foreign policy speech at the State Department in Washington

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 4/2 khẳng định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Mỹ, trong diễn văn đọc khi lần đầu đến thăm Bộ Ngoại giao Mỹ sau khi nhậm chức.

"Chúng ta sẽ giải quyết trực tiếp những mối đe dọa nhằm vào các giá trị an ninh, thịnh vượng và dân chủ đến từ đối thủ cạnh tranh lớn nhất của chúng ta, Trung Quốc."

"Chúng ta sẽ đối phó những hành vi lạm dụng kinh tế của Trung Quốc, chống lại hành vi hung hăng của họ để đẩy lùi các cuộc tấn công của họ nhằm vào nhân quyền, tài sản trí tuệ và quản trị toàn cầu."

"Tuy nhiên, chúng ta sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh nếu điều này phù hợp với lợi ích của Mỹ."

Ông Biden vẫn chưa nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz CSG đã rút khỏi Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ ở Trung Đông và được bàn giao cho Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trên hải trình qua Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trở về cảng nhà, tàu USS Nimitz đã qua eo biển Malacca, ngay cửa ngõ phía tây nam của Biển Đông.

Quyết định nói trên cho thấy Tổng thống Mỹ Joe Biden muốn giảm căng thẳng với Iran, nhưng sẽ cứng rắn như chính phủ tiền nhiệm với Trung Quốc.

Biden đã lựa chọn hai vị trí ngoại giao hàng đầu - Antony Blinken làm ngoại trưởng và Linda Thomas-Greenfield làm đại sứ tại Liên Hợp Quốc.

Mới ngày 3/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ra tuyên bố Trung - Mỹ có lợi ích chung và không gian hợp tác rộng rãi trong lĩnh vực ứng phó biến đổi khí hậu, và hợp tác Trung - Mỹ có thể làm được rất nhiều việc lớn có lợi cho hai nước và thế giới.

Ông Biden tuyên bố: "Lãnh đạo Mỹ cần đáp ứng thời điểm mới này, với tham vọng ngày càng gia tăng của Trung Quốc và quyết tâm của Nga trong việc gây tổn hại nền dân chủ của chúng ta. Chúng ta cần đáp ứng thời điểm mới này, với các thách thức toàn cầu ngày càng gia tăng từ đại dịch, khủng hoảng khí hậu đến phổ biến vũ khí hạt nhân"

"Nước Mỹ đã trở lại và ngành ngoại giao đã trở lại vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của chúng ta. Chúng ta sẽ xây dựng lại các liên minh của mình, can dự với thế giới một lần nữa, không phải để giải quyết những thách thức của ngày hôm qua, mà là của ngày hôm nay và ngày mai."

"Khi chúng ta củng cố các liên minh của mình, chúng ta sẽ tăng cường sức mạnh cũng như khả năng phá vỡ mọi mối đe dọa trước khi chúng đến được bờ biển của chúng ta", ông Biden tuyên bố.

Ông Biden nói: "Hai tuần qua, tôi đã hội đàm với những nhà lãnh đạo bạn bè thân cận nhất - Canada, Mexico, Anh, Đức, Pháp, NATO, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia - để bắt đầu tái xây dựng lề lối hợp tác và phục hồi sức mạnh của các liên minh dân chủ vốn bị xói mòn 4 năm qua."

Antony Blinken
Chụp lại hình ảnh,

Antony Blinken

'Cảnh cáo Nga'

Tổng thống Biden cáo buộc ngầm ông Donald Trump là "nhẹ tay" với Nga và dọa sẽ cứng rắn với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

"Tôi muốn nói rõ với Tổng thống Vladimir Putin, theo một cách rất khác với người tiền nhiệm của tôi, rằng chuỗi ngày Mỹ bỏ qua những hành động của Nga, như can thiệp bầu cử, tấn công mạng..., đã kết thúc."

Ông Biden chỉ trích Nga vì việc bắt giữ nhà hoạt động đối lập Alexey Navalny và đòi Moscow thả người này "ngay lập tức, vô điều kiện".

Washington và Moscow đầu tuần này ký thỏa thuận gia hạn hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân New START thêm 5 năm.

Ông nhấn mạnh vai trò của liên minh quốc tế: "Đầu tư vào đối ngoại không phải là điều chúng ta làm cho mình, mà bởi đó là điều đúng đắn cần làm cho thế giới. Chúng ta làm điều đó để được sống trong hòa bình, an ninh và thịnh vượng. Chúng ta làm điều đó vì nó nằm trong lợi ích cá nhân của riêng chúng ta."

Thay đổi chính sách

Ông Joe Biden tuyên bố nội chiến kéo dài ở Yemen sẽ được ông quan tâm để chấm dứt xung đột.

Ông nói sẽ chấm dứt mọi sự hỗ trợ của Washington đối với các hoạt động quân sự tại Yenemn, gồm các vụ mua bán vũ khí.

"Cuộc chiến này phải được kết thúc, do đó để khẳng định các cam kết của chúng tôi, nước Mỹ sẽ chấm dứt mọi hỗ trợ cho các hoạt động tấn công trong cuộc chiến ở Yemen, bao gồm việc bán vũ khí cho các bên liên quan", ông Biden nói.

Theo ông Biden, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ đánh giá toàn diện về việc bố trí các lực lượng Mỹ trên toàn cầu.

Trong khi quá trình rà soát đang diễn ra, Mỹ sẽ ngưng việc điều chuyển 12.000 lính Mỹ ở Đức đi nơi khác như quyết định trước đây của chính quyền Trump.

Nhưng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ phòng thủ cho Ả Rập Saudi trước các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tới từ các lực lượng do Iran hậu thuẫn.

Mỹ cũng sẽ tiếp tục các chiến dịch nhằm chống lại tổ chức al-Qaida tại bán đảo Ả Rập.

Tổng thống Mỹ tiết lộ sẽ tăng số lượng người tị nạn được Mỹ chấp nhận sau khi số người này xuống thấp kỷ lục thời ông Trump cầm quyền.

Trong năm tài khóa đầu tiên của chính quyền mới, tính từ ngày 1/10, Mỹ sẽ nâng số lượng người tị nạn được phép vào nước này lên 125.000 người, tăng gấp nhiều lần so với mức hạn ngạch 15.000 người của chính quyền tiền nhiệm. 

Lầu Năm Góc rà soát quân đội tìm người cực đoan

Tin tức 24h) - Động thái mới nhất được cho là loại bỏ dần những người ủng hộ cựu Tổng thống Trump trong quân đội Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirbyv hôm 4/2 thông báo về việc "đình chỉ toàn quân" theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin để giải quyết "vấn đề chủ nghĩa dân tộc da trắng và các hình thức cực đoan khác trong hàng ngũ lực lượng vũ trang".

Lau Nam Goc ra soat quan doi tim nguoi cuc doan 
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trò chuyện với các binh sĩ ở Điện Capitol ngày 29/1. Ảnh: REUTERS

Lầu Năm Góc hầu như giữ kín về các chi tiết của quyết định, được đưa ra sau khi ông chủ Lầu Năm Góc gặp Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley cũng như các thư ký và tổng cục trưởng vào sáng thứ Tư.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng John Kirbyv nói rằng, các quan chức cấp cao sẽ tiến hành thảo luận với cấp dưới về chủ nghĩa cực đoan trong 60 ngày tới.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc nói thêm rằng một trong những lý do khiến Austin "muốn làm điều này là để nhìn thấy phạm vi của vấn đề" liên quan đến chủ nghĩa cực đoan.

"Chúng tôi không muốn đánh giá quá cao hoặc đánh giá thấp số lượng người mà nó có thể ảnh hưởng. Nó có thể nhiều hơn hay ít hơn con số mà chúng tôi hài lòng chấp nhận. Song họ là ai và ở đâu? Hiện tại không rõ ràng và chúng tôi phải làm rõ.

Theo ông, các quan chức Bộ Quốc phòng đã mất nhiều năm cố gắng tìm hiểu tận cùng vấn đề chủ nghĩa cực đoan trong các thành viên quân đội, và các sự kiện xảy ra vào ngày 6/1 cho thấy đây là "điều mà chúng tôi chưa giải quyết được".

Lầu Năm Góc rà soát quân đội tìm người cực đoan

(Tin tức 24h) - Động thái mới nhất được cho là loại bỏ dần những người ủng hộ cựu Tổng thống Trump trong quân đội Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirbyv hôm 4/2 thông báo về việc "đình chỉ toàn quân" theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin để giải quyết "vấn đề chủ nghĩa dân tộc da trắng và các hình thức cực đoan khác trong hàng ngũ lực lượng vũ trang".

Lau Nam Goc ra soat quan doi tim nguoi cuc doan 
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trò chuyện với các binh sĩ ở Điện Capitol ngày 29/1. Ảnh: REUTERS

Lầu Năm Góc hầu như giữ kín về các chi tiết của quyết định, được đưa ra sau khi ông chủ Lầu Năm Góc gặp Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley cũng như các thư ký và tổng cục trưởng vào sáng thứ Tư.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng John Kirbyv nói rằng, các quan chức cấp cao sẽ tiến hành thảo luận với cấp dưới về chủ nghĩa cực đoan trong 60 ngày tới.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc nói thêm rằng một trong những lý do khiến Austin "muốn làm điều này là để nhìn thấy phạm vi của vấn đề" liên quan đến chủ nghĩa cực đoan.

"Chúng tôi không muốn đánh giá quá cao hoặc đánh giá thấp số lượng người mà nó có thể ảnh hưởng. Nó có thể nhiều hơn hay ít hơn con số mà chúng tôi hài lòng chấp nhận. Song họ là ai và ở đâu? Hiện tại không rõ ràng và chúng tôi phải làm rõ.

Theo ông, các quan chức Bộ Quốc phòng đã mất nhiều năm cố gắng tìm hiểu tận cùng vấn đề chủ nghĩa cực đoan trong các thành viên quân đội, và các sự kiện xảy ra vào ngày 6/1 cho thấy đây là "điều mà chúng tôi chưa giải quyết được".

Kirby nói rằng quân đội Mỹ vẫn chưa đi đến thống nhất về cách xác định chủ nghĩa cực đoan và liệu nó có nghĩa là thuộc về một nhóm có tư tưởng phân biệt chủng tộc hoặc bạo lực hay nó bao gồm việc truyền bá các thuyết âm mưu có hại.

"[Ông Austin - ND] cũng thất vọng vì đây là một vấn đề và chúng tôi không có tầm nhìn tốt hơn, hiểu rõ hơn về nó" - phát ngôn viên Bộ Quốc phòng nói thêm .

Tuyên bố được đưa ra sau khi Austin, Bộ trưởng Quốc phòng người da đen đầu tiên của Mỹ, tuyên bố trong phiên điều trần xác nhận rằng ông sẽ chiến đấu để "loại bỏ hàng ngũ [quân đội] của chúng tôi gồm những kẻ phân biệt chủng tộc và cực đoan".

Trước đó một ngày, Bộ trưởng Austin yêu cầu hàng trăm người trong ban cố vấn Lầu Năm Góc từ chức trong tháng này. Trong số này có nhiều người trung thành với ông Trump được đưa vào dưới thời quyền bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller.

"Tôi chỉ đạo đình chỉ ngay lập tức mọi hoạt động của ủy ban cố vấn cho đến khi việc đánh giá hoàn tất, trừ khi có chỉ đạo khác của tôi hoặc thứ trưởng quốc phòng" - hãng tin AP ngày 3/2 dẫn chỉ thị của Bộ trưởng Lloyd Austin trong một bản ghi nhớ.

Theo bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đợt đánh giá nhằm đảm bảo các ban cố vấn tuân thủ các ưu tiên chiến lược quan trọng và chiến lược quốc phòng quốc gia.

Ông Austin đã ra lệnh cho tất cả những người được yêu cầu phải từ chức trước ngày 16/2. Bộ Quốc phòng Mỹ có tổng cộng 42 ban cố vấn với 600 thành viên. Các quan chức quốc phòng cho biết số người bị buộc từ chức sẽ lên đến hàng trăm.

Một số quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ cho rằng động thái của ông Austin xuất phát từ lo ngại về các quyết định bổ nhiệm vội vã của ông Miller trước khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức.

Lau Nam Goc ra soat quan doi tim nguoi cuc doan 
Gần 1/5 số người bị buộc tội liên quan đến cuộc hỗn loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6/1 có liên quan đến quân đội.

Theo phân tích của đài NPR, gần 1/5 số người bị buộc tội liên quan đến cuộc hỗn loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6/1 có liên quan đến quân đội.

Trong số hơn 140 cá nhân bị buộc tội cho đến nay, ít nhất 27 người, tương đương gần 20%, đã phục vụ hoặc hiện đang phục vụ trong quân đội Mỹ

Vụ hỗn loạn tại Điện Capitol khiến 5 người thiệt mạng và buộc các nhà lập pháp, nhân viên và nhà báo phải ẩn náu ở những địa điểm an toàn khi đám đông lục soát các văn phòng, hành hung các sĩ quan Cảnh sát Capitol và đánh cắp tài sản.

Trong số những người bị buộc tội trong cuộc bạo loạn có Jacob Fracker - hạ sĩ trong Lực lượng Vệ binh Quốc gia Virginia và là một tay súng bộ binh trong Lực lượng Thủy quân lục chiến.

Đồng nghiệp của người này - Thomas Robertson (một cựu binh Lục quân 47 tuổi) - cũng đang phải đối mặt với cáo buộc.

Jacob Anthony Chansley - người đã phục vụ trong Hải quân hai năm - xông vào Điện Capitol với chiếc mũ có sừng, khoác lông thú và vẽ mặt.

Larry Rendall Brock Jr. - người mặc áo lính và mang theo dây trói tay - là một cựu trung tá Không quân. Anh ta bị buộc tội xâm nhập bạo lực và có hành vi gây mất trật tự trong khuôn viên Điện Capitol.

Thomas Edward Caldwell - cựu chiến binh Hải quân và được cho là thủ lĩnh của nhóm cực hữu Oath Keepers - cũng đã bị buộc tội, cùng với Donovan Ray Crowl - cựu binh Thủy quân lục chiến - thành viên của nhóm cực hữu trên. Nhóm này được cho là đang cố gắng tuyển mộ các quân nhân và cựu chiến binh.

Ashli ​​Babbitt - người phụ

 nữ bị cảnh sát Capitol bắn chết - là một cựu binh Không quân.

Tỉ lệ đáng kể trong số những người bị cáo buộc có liên quan đến quân đội đã đặt ra câu hỏi về mức độ của chủ nghĩa cực đoan trong các lực lượng vũ trang. Đây có lẽ là điều mà khiến ông Austin ngay từ những ngày đầu nhậm chức đã phải suy tính để xử lý triệt để vấn đề này. 

Tin Hải Ngoại - SGB

 BBC Tin tức

Tin Hoa Kỳ - SGB

 Hoa Kỳ

Powered by Blogger.