Đằng trước và đằng sau
Source: Sáng Tạo
Author: Trần Hoài Thư
Posted on: 2017-09-08
Cảnh sát SWAT Daryl Hudeck bế mẹ con chị Catherine Phạm sau khi cứu gia đình họ từ ngôi nhà bị ngập nước (Photo Credit: David Phillip – AP)
ột tấm hình gây xúc động lớn trong trận bão lụt Harvey vừa qua là tấm hình chụp một cảnh sát viên thuộc SWAT bế hai mẹ con người Việt Nam giữa biển nước lụt mênh mông. Đặc biệt là hình ảnh đứa bé ngủ ngon lành trên lòng mẹ.
Chuyện này được ký giả Hương Giang (AP) tường thuật qua bài “Bão Harvey: Hình SWAT bế mẹ con phụ nữ gốc Việt đầy sức mạnh” được post rộng rãi trên Internet. Chúng tôi xin trích lại một đoạn trong bài báo:
“Tấm hình bé Aiden Phạm 13 tháng tuổi ngủ ngon lành trên ngực mẹ, và hai mẹ con được một cảnh sát đặc nhiệm SWAT bế khỏi vùng nước lụt mênh mông đang được lan truyền với tốc độ chóng mặt, gây xúc động mạnh.
… Tấm hình được ký giả hình ảnh kỳ cựu của AP ghi lại đã trở thành biểu tượng của bão Harvey, lột tả được mức độ thảm khốc của cơn bão đang tàn phá tiểu bang Texas cũng như những nỗ lực cứu hộ không mệt mỏi.
“Tôi đang để mắt và khi trông thấy một thành viên đội SWAT bế cô ấy, và rồi tôi nhìn thấy đứa bé, không thể tin vào mắt mình, đứa nhỏ nằm yên lành trên ngực mẹ, không hề khóc”, nhiếp ảnh gia David Phillip nhớ lại khoảnh khắc vào chiều Chủ Nhật khi ống kính “chộp” được hình ảnh đầy sức mạnh. “Trông rất dịu dàng, rất đặc biệt”. (Hương Giang)
Đây là tấm hình mà người nhiếp ảnh viên chụp trước mặt người cảnh sát và hai mẹ con.
Cũng có tấm hình được chụp đằng sau lưng. Như tấm hình dưới đây:
Ta thấy gì ở tấm ảnh? Một đám trẻ chạy theo người lính. Anh là hướng đạo. Anh là người dẫn đường. Anh vừa chạy, bước chân chạy song song với nạn nhân, như luôn luôn đề phòng cô bé bị ngã quỵ. Và anh luôn luôn quay mặt về cô bé như nói:
“Gắng chịu đựng cơn đau, em bé. Anh ở bên em, đừng sợ.”
Tấm hình không ghi âm thanh, nhưng nhìn tấm hình, ta có thể thấy trái tim của người lính đập như thế nào.
Cuối cùng, anh gởi đứa bé cho đám phóng viên. Người lo chụp hình lia lịa như Nick Út, người thì lo chăm sóc, hay cố xin phương tiện cứu thương, như tấm hình dưới đây:
Trong hình ta thấy cảnh người phóng viên da trắng đang lo chăm sóc cho con bé, bên cạnh là người lính đã mang nó thoát vùng bom đạn. Người phóng viên da trắng đã quên bổn phận nghề nghiệp của của anh ta. Nếu anh bỏ mặc con bé, chỉ lo chụp, lo bấm, lo ghi nhận hình ảnh, thì tiếng tăm anh có thể lẫy lừng như tiếng tăm của Nick Ut cũng nên. Nhưng anh không màng. Lúc này là lúc cứu sống một mạng người. Là tạm thời rửa vết thương hay tìm cách làm thoa dịu cơn đau phỏng của nó. Chỉ có Nick Út là chụp, là bấm lia lịa trước những cảnh tượng có một không hai trong cuộc đời làm phóng viên nhiếp ảnh của ông. Ông phải lợi dụng cơ hội ngàn vàng.
Còn người lính miền Nam đưa Kim Phúc đến bến bờ an toàn đã làm xong nhiệm vụ của anh, và anh trở lại đơn vị. Tiểu đội dàn hàng ngang đàng sau để bảo vệ đám trẻ, cũng vậy. Để tiếp tục cuộc hành quân. Chúng ta không biết số phận của người lính ấy ra sao? Có thể sau đó anh nằm xuống. Hay cũng có thể bị thương tật. Hay có thể may mắn vô sự. Để rồi sau đó, anh mới hay biết được đứa bé gái mà anh bảo vệ, đã làm cả thế giới phải kinh hoàng. Và Nick Út – người nhiếp ảnh viên chụp tấm hình – được giải thưởng Pulitzer – giải thưởng cao quý nhất về bộ môn nhiếp ảnh.
Anh không hề thắc mắc bận tâm.
Trong bài báo, tác giả Hương Giang tiên đoán trong tương lai, khi con chị Catherine Phạm đủ trí khôn:
“Một ngày nào đó, chắc chắn chị Catherine Phạm sẽ kể cho con nghe về cơn bão, nước lụt tràn vào nhà, hai mẹ con được cảnh sát Houston đưa thuyền ứng cứu, cũng như cảnh sát Daryl Hudeck đã đưa họ đi an toàn như thế nào. Trong hình, Cảnh Sát Đặc Nhiệm Daryl Hudeck đội mũ bóng chày, khuôn mặt lộ vẻ mệt mỏi, đang bế hai mẹ con chị Catherine Phạm ra khỏi khu vực nước ngập ngang đầu gối gần xa lộ 610, phía Tây Nam Houston.”
Tuy nhiên có một người phụ nữ mà tên tuổi nổi danh như cồn nhờ bức hình Napalm girl lại không bao giờ nhắc đến những người đã cứu chị như người cảnh sát SWATT đã bế hai mẹ con người Việt Nam tại Houston. Chị chỉ nhắc đến công lao to lớn của người nhiếp ảnh viên là Nick Ut.
Nhưng mà không sao. Miễn là lòng chúng tôi yên ổn là được rồi.
Ít ra chúng tôi không hổ thẹn với công việc chiến đấu của mình.
Trần Hoài Thư
———–
Ý kiến độc giả :
Hình ảnh do Nick Út chụp đã được bọn CS quốc tế tận dụng để châm dầu vào lửa cho phong trào phản chiến tại Mỹ, giúp cho CSVN thắng trận. Và không những thế, sau chiến tranh cô bé nạn nhận là Nguyễn thị Kim Phúc cũng bị Việt Cọng triệt để lợi dụng dể tuyên truyền cho chủ nghĩa xâm lăng của chúng trên khắp thế giới, biến cô Phúc thành một con vật biểu diển cho đi khắp thế giới để bêu xấu tội ác chiến tranh của quân đồng minh tại VN.
Vì nhận biết mình chỉ là con cờ trên bàn cờ tuyên truyền chính trị vô nhân của bọn người vô lương tâm, Cô Phúc đã trốn khỏi bàn tay của VC và xin tỵ nạn tại Canada.
Đáng ra Nick Út phải cảm thấy thẹn vì đã lợi dụng sự trần truồng của một bé gái bị phỏng nặng vì chiến tranh để giúp mình nổi danh và tiếp tay cho bọn phản chiến đánh gục Mỹ và đồng minh VNCH trong chiến tranh VN. Nhưng xem ra con người không phải ai cũng biết hối hận và xấu hỗ vì hậu quả của hành động mình làm ra.
Phóng viên Eddie Adams đã hối hận vì những hình ảnh ông đã chụp tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn chết tên VC Bảy Lốp trên đường phố Sàigòn vì hình ảnh của Eddie Adams đã giúp bọn phản chiến ở Mỹ hủy hoại danh dự và tương lai của vị tướng này. Eddie đã đích thân viết thư xin lỗi tướng Nguyễn Ngọc Loan.
Phóng viên Kevin Carter đã chụp hình một bé gái nhỏ Phi Châu sắp chết đói và con kên kên đang đứng chờ để xé xác cô bé. Bưc ảnh không có câu trả lời, và khi bị hỏi số mạng cô bé ra sao thì anh Kevin cứng họng không thể trả lời đuợc, bỏi vì… anh chỉ chụp hình và sau đó bỏ đi mặc cho con kên kên có xé xác con bé ra sao thì anh không cần biết tới. Vì hối hận và bị lương tâm dằn vặt, anh đã tự tử chết.
Riêng phóng viên Nick Út thì vẫn vui cười, vì cô Kim Phúc… không chết, nhưng cả một miền Nam VN chết đứng và hàng triệu người chết theo vì bị xử bắn, vì bị tù đày cải tạo, vì bị chết đói tại vùng kinh tế mới, và bị chết thảm trên biển cả vì hải tặc và chìm ghe. Và bức ảnh của Nick Út hẳn đã đóng góp ít nhiều cho những tang thương đó.
Nhưng Nick Út vẫn cười và vẫn khoe khoang !!
Nick Út vẫn cười và vẫn cười bên cạnh cô bé (hiện nay đã là bà) nạn nhân Nguyễn thị Kim Phúc, người mà khổ nạn của mình đã trở nên bàn đạp cho anh Nick dẩm chân lên để nổi tiếng với đời.
Kim Hoa Bà Bà
Cảnh sát SWAT Daryl Hudeck bế mẹ con chị Catherine Phạm sau khi cứu gia đình họ từ ngôi nhà bị ngập nước (Photo Credit: David Phillip – AP)
ột tấm hình gây xúc động lớn trong trận bão lụt Harvey vừa qua là tấm hình chụp một cảnh sát viên thuộc SWAT bế hai mẹ con người Việt Nam giữa biển nước lụt mênh mông. Đặc biệt là hình ảnh đứa bé ngủ ngon lành trên lòng mẹ.
Chuyện này được ký giả Hương Giang (AP) tường thuật qua bài “Bão Harvey: Hình SWAT bế mẹ con phụ nữ gốc Việt đầy sức mạnh” được post rộng rãi trên Internet. Chúng tôi xin trích lại một đoạn trong bài báo:
“Tấm hình bé Aiden Phạm 13 tháng tuổi ngủ ngon lành trên ngực mẹ, và hai mẹ con được một cảnh sát đặc nhiệm SWAT bế khỏi vùng nước lụt mênh mông đang được lan truyền với tốc độ chóng mặt, gây xúc động mạnh.
… Tấm hình được ký giả hình ảnh kỳ cựu của AP ghi lại đã trở thành biểu tượng của bão Harvey, lột tả được mức độ thảm khốc của cơn bão đang tàn phá tiểu bang Texas cũng như những nỗ lực cứu hộ không mệt mỏi.
“Tôi đang để mắt và khi trông thấy một thành viên đội SWAT bế cô ấy, và rồi tôi nhìn thấy đứa bé, không thể tin vào mắt mình, đứa nhỏ nằm yên lành trên ngực mẹ, không hề khóc”, nhiếp ảnh gia David Phillip nhớ lại khoảnh khắc vào chiều Chủ Nhật khi ống kính “chộp” được hình ảnh đầy sức mạnh. “Trông rất dịu dàng, rất đặc biệt”. (Hương Giang)
Đây là tấm hình mà người nhiếp ảnh viên chụp trước mặt người cảnh sát và hai mẹ con.
Cũng có tấm hình được chụp đằng sau lưng. Như tấm hình dưới đây:
Ta thấy gì ở tấm ảnh? Một đám trẻ chạy theo người lính. Anh là hướng đạo. Anh là người dẫn đường. Anh vừa chạy, bước chân chạy song song với nạn nhân, như luôn luôn đề phòng cô bé bị ngã quỵ. Và anh luôn luôn quay mặt về cô bé như nói:
“Gắng chịu đựng cơn đau, em bé. Anh ở bên em, đừng sợ.”
Tấm hình không ghi âm thanh, nhưng nhìn tấm hình, ta có thể thấy trái tim của người lính đập như thế nào.
Cuối cùng, anh gởi đứa bé cho đám phóng viên. Người lo chụp hình lia lịa như Nick Út, người thì lo chăm sóc, hay cố xin phương tiện cứu thương, như tấm hình dưới đây:
Trong hình ta thấy cảnh người phóng viên da trắng đang lo chăm sóc cho con bé, bên cạnh là người lính đã mang nó thoát vùng bom đạn. Người phóng viên da trắng đã quên bổn phận nghề nghiệp của của anh ta. Nếu anh bỏ mặc con bé, chỉ lo chụp, lo bấm, lo ghi nhận hình ảnh, thì tiếng tăm anh có thể lẫy lừng như tiếng tăm của Nick Ut cũng nên. Nhưng anh không màng. Lúc này là lúc cứu sống một mạng người. Là tạm thời rửa vết thương hay tìm cách làm thoa dịu cơn đau phỏng của nó. Chỉ có Nick Út là chụp, là bấm lia lịa trước những cảnh tượng có một không hai trong cuộc đời làm phóng viên nhiếp ảnh của ông. Ông phải lợi dụng cơ hội ngàn vàng.
Còn người lính miền Nam đưa Kim Phúc đến bến bờ an toàn đã làm xong nhiệm vụ của anh, và anh trở lại đơn vị. Tiểu đội dàn hàng ngang đàng sau để bảo vệ đám trẻ, cũng vậy. Để tiếp tục cuộc hành quân. Chúng ta không biết số phận của người lính ấy ra sao? Có thể sau đó anh nằm xuống. Hay cũng có thể bị thương tật. Hay có thể may mắn vô sự. Để rồi sau đó, anh mới hay biết được đứa bé gái mà anh bảo vệ, đã làm cả thế giới phải kinh hoàng. Và Nick Út – người nhiếp ảnh viên chụp tấm hình – được giải thưởng Pulitzer – giải thưởng cao quý nhất về bộ môn nhiếp ảnh.
Anh không hề thắc mắc bận tâm.
Trong bài báo, tác giả Hương Giang tiên đoán trong tương lai, khi con chị Catherine Phạm đủ trí khôn:
“Một ngày nào đó, chắc chắn chị Catherine Phạm sẽ kể cho con nghe về cơn bão, nước lụt tràn vào nhà, hai mẹ con được cảnh sát Houston đưa thuyền ứng cứu, cũng như cảnh sát Daryl Hudeck đã đưa họ đi an toàn như thế nào. Trong hình, Cảnh Sát Đặc Nhiệm Daryl Hudeck đội mũ bóng chày, khuôn mặt lộ vẻ mệt mỏi, đang bế hai mẹ con chị Catherine Phạm ra khỏi khu vực nước ngập ngang đầu gối gần xa lộ 610, phía Tây Nam Houston.”
Tuy nhiên có một người phụ nữ mà tên tuổi nổi danh như cồn nhờ bức hình Napalm girl lại không bao giờ nhắc đến những người đã cứu chị như người cảnh sát SWATT đã bế hai mẹ con người Việt Nam tại Houston. Chị chỉ nhắc đến công lao to lớn của người nhiếp ảnh viên là Nick Ut.
Nhưng mà không sao. Miễn là lòng chúng tôi yên ổn là được rồi.
Ít ra chúng tôi không hổ thẹn với công việc chiến đấu của mình.
Trần Hoài Thư
———–
Ý kiến độc giả :
Hình ảnh do Nick Út chụp đã được bọn CS quốc tế tận dụng để châm dầu vào lửa cho phong trào phản chiến tại Mỹ, giúp cho CSVN thắng trận. Và không những thế, sau chiến tranh cô bé nạn nhận là Nguyễn thị Kim Phúc cũng bị Việt Cọng triệt để lợi dụng dể tuyên truyền cho chủ nghĩa xâm lăng của chúng trên khắp thế giới, biến cô Phúc thành một con vật biểu diển cho đi khắp thế giới để bêu xấu tội ác chiến tranh của quân đồng minh tại VN.
Vì nhận biết mình chỉ là con cờ trên bàn cờ tuyên truyền chính trị vô nhân của bọn người vô lương tâm, Cô Phúc đã trốn khỏi bàn tay của VC và xin tỵ nạn tại Canada.
Đáng ra Nick Út phải cảm thấy thẹn vì đã lợi dụng sự trần truồng của một bé gái bị phỏng nặng vì chiến tranh để giúp mình nổi danh và tiếp tay cho bọn phản chiến đánh gục Mỹ và đồng minh VNCH trong chiến tranh VN. Nhưng xem ra con người không phải ai cũng biết hối hận và xấu hỗ vì hậu quả của hành động mình làm ra.
Phóng viên Eddie Adams đã hối hận vì những hình ảnh ông đã chụp tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn chết tên VC Bảy Lốp trên đường phố Sàigòn vì hình ảnh của Eddie Adams đã giúp bọn phản chiến ở Mỹ hủy hoại danh dự và tương lai của vị tướng này. Eddie đã đích thân viết thư xin lỗi tướng Nguyễn Ngọc Loan.
Phóng viên Kevin Carter đã chụp hình một bé gái nhỏ Phi Châu sắp chết đói và con kên kên đang đứng chờ để xé xác cô bé. Bưc ảnh không có câu trả lời, và khi bị hỏi số mạng cô bé ra sao thì anh Kevin cứng họng không thể trả lời đuợc, bỏi vì… anh chỉ chụp hình và sau đó bỏ đi mặc cho con kên kên có xé xác con bé ra sao thì anh không cần biết tới. Vì hối hận và bị lương tâm dằn vặt, anh đã tự tử chết.
Riêng phóng viên Nick Út thì vẫn vui cười, vì cô Kim Phúc… không chết, nhưng cả một miền Nam VN chết đứng và hàng triệu người chết theo vì bị xử bắn, vì bị tù đày cải tạo, vì bị chết đói tại vùng kinh tế mới, và bị chết thảm trên biển cả vì hải tặc và chìm ghe. Và bức ảnh của Nick Út hẳn đã đóng góp ít nhiều cho những tang thương đó.
Nhưng Nick Út vẫn cười và vẫn khoe khoang !!
Nick Út vẫn cười và vẫn cười bên cạnh cô bé (hiện nay đã là bà) nạn nhân Nguyễn thị Kim Phúc, người mà khổ nạn của mình đã trở nên bàn đạp cho anh Nick dẩm chân lên để nổi tiếng với đời.
Kim Hoa Bà Bà