Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Tức và Bình luận – 3-10-2016

Monday, October 3, 2016 // , ,
Tin Tức và Bình luận – 3-10-2016

Nhật Báo Ba Sàm

 Bí thư thành ủy

Posted by adminbasam on 04/10/2016
Kính Hòa, phóng viên RFA
3-10-2016
Bí thư thành ủy TPHCM, ông Đinh La Thăng, ảnh minh họa chụp trước đây tại Hà Nội.
Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện tại, cũng như các quốc gia cộng sản trong quá khứ, các ông bí thư đảng giữ vai trò rất quan trọng. Ở mọi cấp độ của hệ thống quyền lực đều có những ông bí thư, từ bí thư khu phố, rồi phường xã, quận huyện, tỉnh thành, rồi cuối cùng lớn nhất là ông Tổng bí thư. Đương nhiên những ông bí thư ở các thành phố quan trọng thì cũng rất quan trọng trong bộ máy quyền lực đó.
Một ông bí thư đang được các blogger nhắc đến liên tục trong những ngày cuối tháng chính là đương kim Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ông Đinh La Thăng.
Ông Thăng từng giữ những chức vụ quan trọng trong guồng máy kinh tế và hành chính của chính phủ do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, như phụ trách Tổng công ty dầu khí, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, trước khi ông được bổ nhiệm làm Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, và đắc cử vào Bộ Chính trị của đảng, cơ quan nắm quyền lực thực sự của đất nước. Đọc tiếp »
Posted by adminbasam on 03/10/2016
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
3-10-2016
Cuộc biểu tình chống Formosa vào sáng Chủ Nhật 2 tháng 10 năm 2016 quy tụ hơn 10 ngàn người được người dân cả nước xem là một cuộc cách mạng của người dân Kỳ Anh Hà Tĩnh. Ảnh: internet

Không có bạo động

Cuộc biểu tình chống Formosa vào sáng Chủ Nhật 2 tháng 10 năm 2016 quy tụ hơn 10 ngàn người được người dân cả nước xem là một cuộc cách mạng của người dân Kỳ Anh Hà Tĩnh. Không một vết thương, không một tì vết nào sau khi cuộc biểu tình kết thúc, tuy nhiên cuộc biểu tình này có thực sự đóng lại hay chưa khi nguyện vọng của người dân không được một cấp chính quyền nào chính thức trách nhiệm giải quyết?
Sau năm 1975 có lẽ cuộc biểu tình sớm nhất vào ngày 9 tháng 12 năm 2007 có hàng trăm người biểu tình ôn hòa ở Hà Nội và Sài Gòn phản đối việc Trung Quốc lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa nhằm quản lý quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa.
Những cuộc biểu tình sau đó tuy có lý do chống Trung Quốc nhưng lại bị chính quyền thẳng tay đàn áp. Có người vào tù, có người bị sách nhiễu liên tục trong nhiều năm và từ đó tranh cãi diễn ra trong việc có nên thông qua luật biểu tình hay không tại diễn đàn quốc hội vẫn nhắc nhở người dân rằng biểu tình không được nhà nước hoan nghên dù bất cứ lý do gì.Đọc tiếp »

Trung Quốc Tuyên Bố Chuyển Đổi Chiến Lược Phòng Không trên Biển


Posted by adminbasam on 03/10/2016
Tổng hợp: Bùi Thạch Hồng Hưng
Biên dịch bản tin của THX: Nguyễn Trung Thuần
3-10-2016
Ngày 25/9/2016, trong một hoạt động mà Trung Quốc gọi là diễn tập quân sự và tuần tra tại vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) do nước này đơn phương thành lập ở biển Hoa Đông vào cuối năm 2013, không quân Trung Quốc đã huy động hơn 40 phương tiện bay các loại, bao gồm cả máy bay chiến đấu và máy bay ném bom[1]. Trước đó, Tân Hoa Xã đưa tin[2] vào ngày 22/9/2016, tại Diễn đàn Quốc phòng Đặc khu Thẩm Quyến, người phát ngôn Lực lượng Không quân Trung Quốc Thân Tiến Khoa đã phác thảo những hoạt động chính của không quân Trung Quốc kể từ ngày Trung Quốc tuyên bố ADIZ đầu tiên trên biển Hoa Đông, theo đó họ đã bay qua các chuỗi đảo, tự nhận là đã kiểm soát biển Hoa Đông, tuần tra quân sự trên Biển Đông, đồng thời đẩy nhanh sự phát triển một cách có hệ thống các trang thiết bị vũ khí công nghệ cao, xúc tiến chuyển đổi chiến lược không quân từ tích lũy biến đổi về lượng sang nhảy vọt biến đổi về chất.Đọc tiếp »

Posted by adminbasam on 03/10/2016
3-10-2016
Một người dân biểu tình bên ngoài nhà máy thép Formosa, Hà Tĩnh, Việt Nam, ngày 02 tháng 10 năm 2016. Ảnh: Tin Mừng Cho Người Nghèo.
Sau khi khoảng 10.000 người biểu tình hôm 2/10 ở Hà Tĩnh để phản đối việc nhà máy của Formosa gây thảm họa môi trường, Giáo sư Đặng Hùng Võ, cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, nhận định với VOA rằng nhà máy này có thể phải rút đi nếu chịu áp lực từ chính quyền về trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Giáo sư Võ cho rằng tuy cuộc biểu tình khổng lồ tạo tiếng vang lớn nhưng không phải là yếu tố quyết định dẫn tới nhà máy Formosa có rút đi hay không. Ông nói:
“Cái việc rút thì phải là họ quyết định rút đi dưới cái áp lực rất là mạnh của phía lãnh đạo của Việt Nam ở trung ương cũng như ở địa phương là yêu cầu giải quyết vấn đề về môi trường, yêu cầu về bảo vệ môi trường rất là chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật và theo đúng cam kết của dự án đầu tư. Chuyện người dân biểu tình cũng không đến mức làm nhà đầu tư quyết định rút hay không rút, mà câu chuyện nó nằm ở chỗ chính sách của Việt Nam yêu cầu dự án đầu tư này phải thực hiện vấn đề về môi trường như thế nào”.

Vì sao Nguyễn Như Phong lại tự đút đầu vào “tử địa”?


Posted by adminbasam on 03/10/2016
Phúc Lộc Thọ
3-10-2016
h1
Vụ Nguyễn Như Phong bị trảm lần này là một bài học để đời cho dân viết lách đam mê đụng bút vào chuyện thế sự, một mảng đề tài đang hot?
Nguyễn Như Phong nguyên Phó TBT báo Công an nhân dân, hàm đại tá được ngành dầu khí, một ngành mà tiền nhiều như nước “sông Đà, Biển Đông…” đón về để “kiến tạo” một tờ báo để vênh vanh với thiên hạ, để có thêm quyền nói, sau quyền ăn, vốn đã ngập tràn của những ông bà quan chức ngành này…
So với các TBT khác, Nguyễn Như Phong có thâm niên ngành công an nên có quan hệ rộng, sâu với nhiều quan chức cao cấp với ngành này nên nắm được nhiều thông tin thuộc diện thâm cung bí sử, được cái tự tin: nói có người nghe, đe có ngưới sợ… Đọc tiếp »

Posted by adminbasam on 03/10/2016
Đôi lời: Quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Nguyễn Như Phong và đình bản báo PetroTimes, do Bộ trưởng Truyền thông Thông tin Trương Minh Tuấn ký. Như vậy là thông tin từ báo “không lề” là đúng và báo “không lề” vẫn tiếp tục đi trước các báo “lề phải”.
3-10-2016
h4Ảnh chụp hai quyết định liên quan tới ông Nguyễn Như Phong và báo PetroTimes. Nguồn: một thân hữu gửi tới
Posted by adminbasam on 03/10/2016
1. Nhìn cái ảnh thứ nhất, tôi thấy một bầu trời vần vũ.
Bằng tất cả trách nhiệm nghề nghiệp, tôi nổi giận với đồng nghiệp của mình ở báo Hà Tĩnh – quê hương tôi. Báo (nhà) quê gọi đó là một vụ tụ tập đông người trái phép tại cổng Formosa. Dưới quyền tôi mà viết báo kiểu đó, tôi đuổi việc. Cấp trên của tôi mà chủ trương cho đăng như thế, tôi bỏ việc. Viết bậy. Chẳng ai rỗi hơi mà “tụ tập trái phép” cùng lúc hơn vạn người cả. Dân Hà Tĩnh bầy tui lại càng không.
2. Ảnh thứ hai, cá hồ Tây ngoài thủ đô chết hàng loạt vì thiếu oxy, vì môi trường sống bị ô nhiễm. Nhân dân cũng cần thở bầu không khí chính trị trong lành mà sống. Muốn chính trị trong lành thì phải minh bạch. Formosa gây ô nhiễm, không qua bất kỳ phiên xử nào, đánh giá thiệt hại ô nhiễm đầy đủ chưa có đã vội vàng và hồ hởi với mức “đền bù” 500 triệu USD do chính đương sự xung phong đề ra. “Mức thiệt hại cao nhất được bồi thường 37 triệu đồng”, tít báo giật lên nghe hả hê như thể đó là một thắng lợi. Đọc tiếp »

Posted by adminbasam on 03/10/2016
Nhân đọc cmt của một bạn trên fanpage của nhà văn được giải Pulitzer – anh Thanh Việt về vai trò của Giáo hội Công giáo (khu vực miền Trung) với nỗi hoài nghi. Tác giả cũng có câu trả lời đơn giản của một người quan sát mà mình cho là không thể đơn giản hơn thế. 
Cuộc biểu tình long trời đất lở tại Formosa ngày hôm qua với con số ước tính khoảng 6-10.000 người không bao giờ có thể xảy ra tại Hà Nội hay TP.HCM mà nó chỉ có thể ở Hà Tĩnh bởi:
– Đây là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của cái được gọi là “sự cố” biển miền Trung nhưng mức độ tàn khốc ở tầm thảm hoạ biển. (1) 
– Đây là khu vực ngư dân và cũng là giáo dân đông đảo vốn chịu ảnh hưởng kinh tế từ đặc khu Formosa và nay đã tràn ly phẫn nộ khi họ tự nhận vai trò nạn nhân. (2) Đọc tiếp »

Posted by adminbasam on 03/10/2016
2-10-2016
h1

Đầu độc biển, đầu độc rừng tức là đầu độc hàng bao thế hệ người Việt. Nhân đạo với kẻ bất nhân là có tội với người lương thiện. Người xưa dạy thế! Nếu ông thủ tướng viện lý do này nọ để nuốt lời, không “kiên quyết đóng cửa” Formosa thì chứng tỏ  thủ tướng cũng chỉ là lời nói đầu môi như bao đời thủ tướng mới lên nhậm chức đã mị dân mà thôi. Làm thế trẻ con nó khinh cho! (Hãy chia sẻ thông điệp này vì tương lai của bạn, người dân mình chỉ có sức mạnh này thôi!
YÊU CẦU THỦ TƯỚNG THỰC HIỆN LỜI HỨA ĐÓNG CỬA FORMOSA!
Tại cuộc họp Chính phủ ngày 1/7/2016, “Thủ tướng lưu ý thêm, yêu cầu quan trọng nhất sau việc này là Formosa phải cam kết không tái diễn hành vi vi phạm, nếu tái diễn sẽ kiên quyết đóng cửa.”. Thủ tướng cũng khẳng định quan điểm phát triển kinh tế phải đi liền với bảo vệ môi trường, không vì kinh tế mà bỏ qua môi trường. Đọc tiếp »

Posted by adminbasam on 03/10/2016
Tòa phúc thẩm sẽ ra phán quyết về bản án đối với nhà phê bình ôn hòa
(New York) Hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam nên phóng thích ngay lập tức blogger Nguyễn Đình Ngọc và tất cả các nhà phê bình ôn hòa đang bị giam giữ vì đã lên tiếng phê phán chính phủ, Đảng Cộng sản Việt Nam đang nắm quyền, hay các chính sách của Đảng và chính phủ. Ngày mồng 5 tháng Mười năm 2016, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xem xét phúc thẩm đối với bản án đã kết hồi tháng Ba với tội danh viết và đăng tải trên mạng các bài viết có tính phê phán của ông.
“Thể hiện quan điểm phê phán đối với chính quyền Việt Nam không nên bị coi là một tội hình sự,” ông Brad AdamsGiám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chính quyền Việt Nam cần học cách tiếp nhận những ý kiến khác biệt, chứ không phải chỉ toàn những lời khen ngợi đảng cầm quyền và chính phủ.” Đọc tiếp »



Posted by adminbasam on 03/10/2016
Phần đông các nhà nghiên cứu về chủ nghĩa Cộng Sản đồng ý chế độ CS tồn tại nhờ vào cơ chế toàn trị trong đó hai phương pháp được áp dụng song song gồm bạo lực làm cho con người sợ hãi và tẩy não làm cho nhận thức con người trở thành phụ thuộc. 
Tuy nhiên, “bạo lực cách mạng” dù sắt máu đến đâu và “giáo dục trồng người” dù tinh vi đến đâu cũng không thể được thực hiện một cách dễ dàng, bởi lẽ con người không thể bị thuần hóa hay bị chế ngự một cách tuyệt đối. 
Khác với loài động vật, con người có khả năng nhận thức và có đời sống tâm linh. Sức phản kháng trong con người chống lại bất cứ chế độ độc tài nào là một phản ứng tự nhiên được diễn ra dưới nhiều hình thức và hoàn cảnh dù khắt khe và bất hạnh đến bao nhiêu. Đọc tiếp »

Cần giải pháp thực tiễn để xoa dịu Biển Đông

AP
3-10-2016
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore ngày 30/9 tuyên bố các nước cần tìm kiếm những phương thức thực tiễn để xoa dịu những sự cố ở Biển Đông, nơi có các tuyên bố chủ quyền chồng chéo giữa các nước bao gồm Việt Nam.
Phát biểu với báo giới bên lề cuộc họp giữa các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và ASEAN tại Haiwaii, Bộ trưởng Ng Eng Hen nói thêm rằng những sự cố đó không nhất thiết dính líu tới tàu quân sự vì hải quân các nước đã lập các tiêu chí hành xử trong các vụ va chạm trên biển.
Những vụ đối đầu có thể xảy ra giữa các tàu cá hoặc tàu dân sự, theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Singapore.
Ông Ng cho biết thêm rằng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN, trong cuộc họp tại Haiwaii, đã thảo luận tìm phương cách ngăn ngừa không để các sự cố như thế leo thang.
Ông nói Singapore dù không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng quan tâm đến vùng biển này vì đây là hải lộ vận chuyển chính của nhiều nền kinh tế.
Vẫn theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Singapore, phán quyết của tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc bác đường lưỡi bò hồi tháng 7 là về khía cạnh luật pháp, nhưng vẫn còn nhiều ‘mối quan tâm thực tiễn’ phải cân nhắc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cho biết ông cùng các đối tác ASEAN đã bàn về việc tăng cường hợp tác giữa quân đội các nước và giữ cho các đường hải lộ trong khu vực được mở rộng.
Ông Carter cho hay đã yêu cầu giới lãnh đạo hải quân và tuần duyên Mỹ mở một cuộc họp với các đối tác ASEAN vào năm tới để chia sẻ kinh nghiệm về an ninh hàng hải.

Điểm báo Pháp – 03/10/2016

No sub-categories
Điểm báo Pháp – 03/10/2016

François Hollande

liệu có ra tranh cử ở vòng sơ bộ của đảng Xã Hội ?

Chỉ còn 7 tháng nữa là tới kỳ bầu cử tổng thống ở Pháp, nhưng vị tổng thống đương nhiệm khó có thể tái đắc cử. Trên đây là nhận định của nhật báo La Croix ra ngày hôm nay. Tỉ lệ dân chúng tín nhiệm ông đang ở mức thấp kỷ lục. Kết của cuộc thăm dò ý kiến Kantar TNS-OnePoint thực hiện cho Le Figaro Magazine vào cuối tháng 09/2016 cho thấy chỉ có 13% dân Pháp tin tưởng ông Hollande. Trên thực tế, chính sách kinh tế của tổng thống François Hollande chưa mang lại kết quả như mong muốn, đặc biệt trong vấn đề giải quyết nạn thất nghiệp.
Trong bối cảnh như vậy, liệu ông Francois Hollande có ra tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa hay không ? La Croix đưa ra hai giả thiết.
Giả thiết thứ nhất : ông Hollande quyết định không ra tranh cử vì tự cảm thấy chưa đạt được các mục tiêu đã đề ra, và như vậy, ông sẽ không phải đối mặt thêm với sự sụt giảm uy tín trong lòng dân.
Theo La Croix, giả thiết thứ hai có nhiều khả năng xảy ra hơn : ông Hollande tham gia vòng tranh cử sơ bộ của Đảng Xã Hội và ông sẽ phải đối mặt với nhiều đối thủ. Và hai đối thủ « nặng ký » nhất của ông Hollande sẽ là cựu bộ trưởng kinh tế Arnaud Montebourg và cựu bộ trưởng giáo dục Benoit Hamon. Đây là hai vị cựu bộ trưởng đã phê phán gắt chính sách kinh tế của tổng thống và sau đó buộc phải ra khỏi chính phủ vào tháng 08/2014. Nếu ông Arnaud Montebourg chú trọng tới các vấn đề kinh tế thì ông Benoit Hamon lại quan tâm đến các vấn đề mang tính xã hội và nền kinh tế xã hội và đoàn kết.
La Croix đánh giá nếu phải đối mặt, cựu bộ trưởng kinh tế Arnaud Montebourg có thể sẽ được đánh giá cao hơn tổng thống sắp mãn nhiệm François Hollande trong vòng sơ bộ của đảng Xã Hội diễn ra vào hai ngày 22 và 29/01/2017. Tuy nhiên, theo đánh giá của La Croix, ông Arnaud Montebourg yếu thế hơn ông Hollande trên các vấn đề quốc tế, an ninh và bảo vệ môi trường.
Nhìn rộng ra các ứng viên khác cho vòng sơ bộ của đảng Xã Hội, ông Gérard Grunberg, một chuyên gia chính trị của Viện Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp đánh giá là tất cả họ đều « đang bị mắc kẹt ». Từ cựu bộ trưởng kinh tế Arnaud Montebourg, cựu bộ trưởng giáo dục Benoit Hamon, cựu bộ trưởng kinh tế Emmenuel cho đến lãnh đạo Đảng Cánh Tả Jean Luc Mélenchon, không ai có đủ khả năng quy tụ đông đảo người ủng hộ.
Đối với La Croix, điều đó cũng có nghĩa là « Ở phe cánh tả, không ai có thể đối đầu với Hollande » như đề tựa của bài viết. Với sự ủng hộ của phe trung tả, cánh tả của bà Martine Aubry và các nhân vật quan trọng như trong Đảng như thị trưởng Paris Anne Hidalgo, cựu bộ trưởng tư pháp Christiane Taubira, ông Hollande sẽ ra tranh cử để cứu vãn sự thống nhất trong nội bộ Đảng Xã Hội.
Trong khi đó, nhật báo ” Le Monde ” cho biết do không chắc chắn liệu ứng viên Đảng Xã Hội có lọt được vào vòng hai cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2017 hay không và lo sợ ứng viên cánh hữu Nicolas Sarkozy và ứng viễn cực hữu Marine Le Pen lọt vào vòng hai cuộc bầu cử, 10% cử tri cánh tả sẽ đi bỏ phiếu cho vòng sơ bộ của cánh hữu diễn ra vào hai ngày 20 và 27/11/2016.
Mục đích là bỏ phiếu ủng hộ người có thể đánh bại ứng viên cánh hữu Nicolas Sarkozy ở vòng sơ bộ của Đảng Cộng Hòa và đến vòng hai, ứng viên này sẽ đánh bại ứng viên của Đảng cực hữu Mặt Trận Dân Tộc là Marine Le Pen. Đa số cử tri cánh tả sẽ bỏ phiếu ủng hộ ứng viên cánh hữu Alain Juppé – thị trưởng thành phố Bordeaux. Đối với họ, phải bỏ phiếu để bầu hoặc ông Nicolas Sarkozy hoặc bà Marine Le Pen lên làm tổng thống giống như việc phải chọn lựa giữa « bệnh dịch hạch và bệnh tiêu chảy » vậy.

Phụ nữ Ba Lan đình công,

biểu tình phản đối dự luật tuyệt đối cấm phá thai

Nhìn ra quốc tế, trên lĩnh vực xã hội, ngày 01/10/2016, các tổ chức bảo vệ phụ nữ ở Ba Lan đã kêu gọi tổ chức một cuộc bãi công vào ngày hôm nay để phụ nữ xuống đường biểu tình phản đối dự luật cấm tuyệt đối việc nạo phá thai. Nhật báo Le Monde gọi đây là « Cuộc chiến phá thai ở Ba Lan ».
Ở châu Âu, Ba Lan là nước có các quy định chặt chẽ nhất về nạo phá thai. Là kết quả thương thuyết giữa Nhà Thờ và Nhà Nước, luật ban hành năm 1993 chỉ cho phép phụ nữ Ba Lan phá thai trong ba trường hợp sau : hoặc người phụ nữ bị cưỡng bức hay có quan hệ loạn luân, hoặc thai nhi mang dị tật hoặc việc sinh con có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người mẹ.
Đối với phụ nữ ở Ba Lan, quyền phá thai là một quá trình đấu tranh thực thụ. Số ca nạo phá thai hợp pháp là khoảng 600 – 1.000 ca/năm trên tổng số 10 triệu phụ nữ đang ở độ tuổi sinh nở. Đây là tỉ lệ phá thai thấp nhất châu Âu. Thế nhưng, các tổ chức đấu tranh cho phụ nữ ước tính trên thực tế, mỗi năm có khoảng 100.000 – 150.000 ca phá thai, kể cả các ca nạo phá thai chui hoặc dưới hình thức đi du lịch, chủ yếu ở các bệnh viện tư Slovakia, Tiệp, Áo hoặc Đức.
Ngay đối với các trường hợp người phụ nữ mang thai được phép phá thai, do không muốn thực hiện các thủ thuật phá thai cho bệnh nhân vì sợ bị phê phán về đạo đức, nhiều bác sĩ và bệnh viện tìm cách kéo dài các thủ tục xin phép phá thai hoặc không thông tin cho bệnh nhân các thủ tục này.
Nếu dự luật cấm tuyệt đối nạo phá thai được thông qua, bất cứ ca xảy thai nào cũng là đáng ngờ và sẽ bị điều tra. Theo một cuộc thăm dò ý kiến, 70 % người dân Ba Lan muốn duy trì luật hiện hành, 14 % mong muốn thắt chặt luật hơn nữa và 16 % muốn cho phép phụ nữ phá thai theo nguyện vọng.
Nghị viện Châu Âu cũng đã quyết định thảo luận về luật phá thai ở Ba Lan vào ngày 05/10/2016. Hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cũng dự kiến thảo luận về chủ đề này vào các ngày 17-18/10/2016 tại Genève. Còn dư luận quốc tế thì có vẻ như không làm chùn bước đảng cầm quyền ở Ba Lan.

Adidas nỗ lực nhằm đuổi kịp Nike

Trên lĩnh vực thương mại, trong bài viết có tựa « Adidas nỗ lực nhằm đuổi kịp Nike », nhật báo Le Monde cho biết ngày 01/10/2016, ông Kasper Rorsted đã thay ông Herbert Hainer nắm giữ chức tổng giám đốc của nhãn hiệu Đức Adidas. Và một trong những trọng trách lớn đặt ra cho tân tổng giám đốc Adidas là giảm khoảng cách giữa Adidas với đối thủ Nike, nhãn hiệu thể thao số 1 thế giới.
Cho tới nay, tập đoàn Nike của Mỹ vẫn thống trị thị trường thời trang thể thao thế giới. Họ hy vọng doanh thu năm 2016 sẽ đạt 30,3 tỉ euro. Con số này vượt xa doanh thu 16,9 tỉ đô la năm 2015 của đối thủ Adidas.
Cuộc chiến giữa hai nhãn hiệu sẽ diễn ra chủ yếu ở Bắc Mỹ, vì theo ông David Richard, giám đốc thể thao Pháp của tổ chức nghiên cứu thị trường NPD Group, chính ở khu vực Bắc Mỹ, trang phục thể thao mới được dùng nhiều nhất trong cuộc sống hàng ngày. Nói cách khác, Người Mỹ quan tâm đến thời gian thể thao nhiều hơn người dân châu Âu.
Năm nay, Adidas đã tận dụng giải bóng đá Euro. Bộ môn thể thao này vẫn là thế mạnh của Adidas. Thế nhưng cạnh tranh ngày càng tăng. Để tránh Nike giành được các hợp đồng, tổng giám đốc cũ của Adidas, ông Herbert Hainer đã chấp nhận trả gấp đôi (50 triệu euro) để kéo dài hợp đồng với đội tuyển quốc gia Đức.
Tân tổng giám đốc của Adidas sẽ phải nhanh chóng tìm đối tác để nhượng lại nhãn hiệu chuyên đồ chơi golf Taylor Made mà hãng đang rao bán từ tháng 05/2016, đồng thời thúc đẩy nhãn hiệu Reebok phát triển.
Còn làm thế nào để cải thiện hình ảnh khi hầu hết các nhà máy sản xuất của Adidas đặt tại châu Á ? Một nhà máy sản xuất giày cao cấp đã bắt đầu đưa vào thử nghiệm ở Ansbach – Đức, trước khi nhà máy Speedfactory mở cửa vào năm 2017 và cơ sở thứ hai do đối tác của Adidas, Oechsler Motion mở cửa ở Atlanta, Mỹ.

Trang nhất các báo Pháp

Hôm nay các báo Pháp quan tâm nhiều tới thời sự trong nước. Nhật báo Libération chạy tựa trang nhất : « Người tị nạn : hai nước Pháp » cho thấy hiện ở nước Pháp có hai xu hướng tiếp đón người tị nạn khác nhau : một số thành phố nỗ lực hết sức để đón tiếp người tị nạn, còn tại các thành phố khác, sự sợ hãi dân tị nạn chi phối lý trí của người dân.
Minh họa cho nhận định này là hai bức ảnh thể hiện hai thái độ trái ngược nhau của người dân Pháp đối với người tị nạn. Bức ảnh bên trái với hình ảnh người dân giăng biểu ngữ « Thành phố của chúng tôi không tiếp nhận người tị nạn », bức ảnh bên phải với hình ảnh người dân giơ cao biểu ngữ « Chào mừng người nhập cư » (Welcome refugiees).
Nhật báo Le Figaro lại quan tâm tới chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp và chạy tít : « Sarkozy : kế hoạch để giảm thuế và chi tiêu ». Trong buổi trao đổi với Le Figaro, cựu tổng thống Pháp, người sẽ ra ứng cử vòng sơ bộ Đảng Những Người Cộng Hòa giải thích lý do vì sao ông đề xuất kế hoạch giảm thuế và chi tiêu công.
Trong khi đó, nhật báo kinh tế Les Echos lại quan tâm tới vấn đề thuế khóa và nhận định «Thuế lợi tức cổ phần : lại một vụ rắc rối mới về thuế khóa ». Hôm thứ Sáu tuần trước, hội đồng Lập Hiến của Pháp đã yêu cầu bộ Tài Chính xem xét lại vấn đề đánh thuế lợi tức, một biện pháp vốn được coi là biểu tượng của Đảng Xã Hội.
Powered by Blogger.