Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Thông báo

Saturday, June 19, 2021 //

                                                          THÔNG BÁO

Trân trọng thông báo cùng quý độc giả; Vì lý do sức khỏe, tôi xin cáo lỗi tạm ngưng đưa bài lên trang mạng HNNN vài ngày.

Ngày 19/6/2021

Người phụ trách

Phước Lý

Mỹ-Nga : Trao đổi « mang tính xây dựng » giữa Biden và Putin

Friday, June 18, 2021 // ,

RFI

Tổng thống Nga Vladimir Putin (T) và nguyên thủ Hoa Kỳ Joe Biden tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Geneve, Thuy Sĩ, ngày 16/06/2021.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (T) và nguyên thủ Hoa Kỳ Joe Biden tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Geneve, Thuy Sĩ, ngày 16/06/2021. AP - Peter Klaunzer

 

Mỹ chọn ngày 19/06 hàng năm để kỷ niệm sự xóa bỏ chế độ nô lệ

 RFI

Ảnh lưu trữ: Một cuộc tập hợp "Juneteenth" trước Brooklyn Museum ngày 10/06/2020.
Ảnh lưu trữ: Một cuộc tập hợp "Juneteenth" trước Brooklyn Museum ngày 10/06/2020. AP - John Minchillo

Hôm qua, 17/06/2021, tổng thống Hoa Kỳ ban hành luật mới, lấy ngày hội truyền thống « Juneteenth », 19/06, làm ngày nghỉ lễ toàn liên bang, để kỷ niệm thời điểm chế độ nô lệ cáo chung tại Mỹ.

Theo Reuters, luật đã được Hạ Viện Mỹ thông qua với đa số áp đảo tại Hạ Viện (415 phiếu thuận, 14 phiếu chống), sau khi đã được Thượng Viện Hoa Kỳ phê chuẩn với 100% phiếu bầu. Ngày 19/06/1865 là ngày mà tướng Gordon Granger, thuộc lực lượng liên bang miền bắc, tức phe chiến thắng, đến bang miền nam Texas, chính thức thông báo toàn bộ nô lệ được giải phóng, theo Tuyên ngôn giải phóng Nô lệ, được tổng thống Abraham Lincoln ban bố năm 1863. Texas, thuộc Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ, là bang cuối cùng giải phóng nô lệ.

Ngày « Juneteenth » vốn đã được nhiều bang ở Hoa Kỳ, như Texas, New York, Virginia, Washington chọn làm ngày nghỉ lễ, nay trở thành ngày nghỉ lễ thứ 11 trên toàn quốc. Kể từ sau cái chết của người da đen George Floyd do bạo lực cảnh sát hồi mùa hè năm 2020, dẫn đến các cuộc biểu tình phản kháng lịch sử chống nạn kỳ thị chủng tộc vẫn còn phổ biến tại Hoa Kỳ, vấn đề chế độ nô lệ và các hậu quả tâm lý – xã hội của chế độ này được công luận Mỹ chú ý trở lại nhiều hơn. Tổng thống Joe Biden ủng hộ thái độ nhớ về quá khứ để hướng tới tương lai.

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten cho biết cụ thể :

« Biểu tượng cùng một lúc cho đêm dài, gian khổ của thân phận nô lệ và hứa hẹn một tương lai tươi sáng hơn », tổng thống Joe Biden đã giải thích như trên, về ý nghĩa của ngày lễ « Juneteenth », chữ viết gọn của hai từ « 19 » và « tháng Sáu » trong tiếng Anh. Cách nay 156 năm, ngày 19/06/1865 đã đánh dấu việc giải phóng những người nô lệ cuối cùng tại bang Texas. Chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ thực sự bị hủy bỏ sau 250 năm tồn tại.

Nhưng cũng vào một ngày 19/06 cách nay 6 năm, một kẻ theo chủ thuyết da trắng thượng đẳng, đã nổ súng vào một Nhà thờ, nơi lui tới của nhiều người thuộc cộng đồng người da đen ở Charleston, bang Nam Carolina, giết chết 9 người. 

Và cuối cùng, tháng 6 này cũng là một tháng có ý nghĩa biểu tượng, đánh dấu 100 năm vụ thảm sát Tulsa. Ngày mồng Một tháng Sáu 1921, hàng trăm người da trắng đã đốt phá một khu phố thương mại của người da đen của thành phố Tulsa, bang Arizona. Bạo lực khiến đến 300 người chết.

Kể từ cái chết của người da đen George Floyd, nước Mỹ chú ý trở lại nhiều hơn đến chế độ nô lệ trong quá khứ và về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có tính hệ thống mà chế độ này đã sinh ra. Tổng thống Joe Biden ủng hộ phong trào này. Đối với ông, đây là lúc để ngày 19/06 trở thành một ngày mang tính biểu tượng trong lịch hàng năm của nước Mỹ ».

Tương lai nào đang chờ đón Hong Kong?

BBC

  • Ngô Tuyết Lan
  • Nhà nghiên cứu Trung Quốc
Hong Kong

NGUỒN HÌNH ẢNH,NURPHOTO/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Người dân Hong Kong vẫn mua báo Apple Daily tại các quầy báo hôm 18/6/2021, một ngày sau khi tòa soạn của tờ báo ủng hộ dân chủ này bị cảnh sát khám xét và năm lãnh đạo báo bị chính quyền bắt giữ

Năm 2007-2009 tôi có cơ hội được sống và làm việc ở Hong Kong, trong ấn tượng của tôi, Hong Kong là mảnh đất duyên dáng, ngăn nắp sạch sẽ với hệ thống cơ sở hạ tầng và giao thông công cộng vô cùng thông minh tiện lợi.

Mặc dù nhiều người Hong Kong có định kiến về người Việt Nam do những di chứng của lịch sử để lại như vấn đề thuyền nhân, trại tị nạn, nhìn chung người Hong Kong rất thân thiện và lịch sự.

Đi đường nếu sơ ý va nhẹ vào một thanh niên Hong Kong, bạn sẽ không kịp có hội xin lỗi vì họ ngay lập tức nói "sorry" hay lời xin lỗi với bạn.

Cảnh sát Hong Kong bắt 5 người tại tờ báo ủng hộ dân chủ

Người Hong Kong rất có ý thức tuân thủ pháp luật và giữ vệ sinh nơi công cộng. Tôi chưa bao giờ chứng kiến người Hong Kong vứt rác nơi công cộng.

Năm 2008, khi tham dự Lễ tưởng niệm sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6 tại công viên Victoria, tôi thật sự xúc động chứng kiến sau buổi lễ mọi người lặng lẽ ra về trong trật tự, cả công viên không một mảnh rác, thậm chí trước khi đứng lên tất cả ngồi xuống cạo sạch lệ nến tan chảy trên nền bê tông.

Trước năm 1997, bạn khó có cơ hội mua hàng giả ở Hong Kong. Người Hong Kong tự hào về "ngôi nhà chung hiện đại duyên dáng", tự hào về nền giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống pháp luật nghiêm minh không tham nhũng.

Hiểu được những đặc điểm trên sẽ giúp chúng ta lý giải vì sao người Hong Kong phản ứng cực đoan với người Trung Quốc Đại Lục, đặc biệt du khách du lịch từ Đại Lục sang với thói quen vứt rác khạc nhổ bừa bãi, nạn hàng giả tràn lan v.v…

Năm 2019, chính quyền Đặc khu Hong Kong đưa ra Dự luật dẫn độ, theo đó nghi phạm sẽ có khả năng bị dẫn độ sang Đại Lục xét xử, ngay lập tức gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân Hong Kong vì phản bội lại nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".

Hàng triệu người dân Hong Kong đã xuống đường phản đối dự luật, ban đầu là diễu hành ôn hòa sau leo thang thành xung đột bạo lực nghiêm trọng giữa người biểu tình và cảnh sát.

Hong Kong

NGUỒN HÌNH ẢNH,ANTHONY KWAN/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Báo Apple Daily vẫn ra 500.000 bản trong ngày 18/6/2021 ngay sau khi tòa soạn bị bố ráp

Điểm sáng của phong trào là sự tham gia của sinh viên người Hong Kong. Mặc dù, phía chính quyền Đặc khu đã nhượng bộ đình chỉ sau đó rút bỏ hoàn toàn Dự luật nhưng những người lãnh đạo của phong trào như tỷ phú truyền thông Jimmy Lai, Joshua Wong, Agnes Chow đều bị bắt giam và tuyên án tù.

Mới đây thôi, truyền thông quốc tế đưa tin Cảnh sát Hong Kong sáng ngày 17/06/2021 bắt giữ năm người có trách nhiệm của Apple Daily, tờ báo do nhà tỷ phú ủng hộ tự do và nhân quyền Jimmy Lai sáng lập, trong đó có tổng biên tập bị câu lưu và tòa soạn bị khám xét.

Đây được cho là chiến dịch bố ráp thứ hai trong vòng chưa đầy một năm được tiến hành nhắm vào tờ báo ủng hộ dân chủ ở Hong Kong.

Mảnh đất bị lựa chọn

Vài năm sau chuyến đi đầu tiên, tôi đã có một dịp khác trở lại Hong Kong, tuy nhiên trước khi chia sẻ những suy nghĩ của mình về tương lai của Hong Kong qua những gì tôi thực tế cảm nhận được từ chuyến đi ấy, tôi muốn nhắc lại đôi điều về nơi này, một nơi mà theo tôi là một mảnh đất bị lựa chọn.

Như chúng ta biết, đặc khu hành chính Hong Kong ngày nay mà vốn bao gồm đảo Hong Kong, bán đảo Cửu Long và khu Tân Giới, trước khi trở thành thuộc địa của Anh, dưới triều đại Mãn Thanh là một làng chài và vùng đất hoang sơ thuộc tỉnh Quảng Đông.

Từ khi được người Anh để mắt tới như một địa điểm quan trọng trên tuyến đường thương mại vận chuyển thuốc phiến vào Trung Quốc, Hong Kong từng bước trở thành thuộc địa của Anh.

Năm 1842, cái tên Hong Kong lần đầu tiên xuất hiện trong một bản thỏa thuận chính thức giữa chính phủ Anh và triều đình Mãn Thanh dưới tên gọi "Hiệp ước Nam Kinh" sau khi triều Thanh thua trận trong cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất, chấp nhận nhượng đảo Hong Kong làm thuộc địa của Anh.

Hong Kong

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Một nhà hoạt động dân chủ, ông Sam Cheung chia tay vợ trước khi vào trình diện cảnh sát

Năm 1860, bán đảo Cửu Long đối diện đảo Hong Kong tiếp bước gia nhập mạng lưới thuộc địa của Anh. Sau gần 40 năm, khu Tân giới được triều đình Thanh cho Anh thuê 99 năm vào năm 1898.

Đây là mốc thời gian để chính quyền Trung Quốc đứng đầu là ông Đặng Tiểu Bình đàm phán với chính phủ Anh trao trả Hong Kong vào năm 1997. Trong gần một thế kỷ, Hong Kong dưới sự quản trị của người Anh và tố chất chăm chỉ thông minh của người người Hong Kong đã khiến đây trở thành trung tâm tài chính thương mại của thế giới.

Sau năm 1997, Hong Kong trở thành Đặc khu hành chính của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. và theo "Luật cơ bản", từ năm 1997 - 2047, trong vòng 50 năm người dân Hong Kong được hưởng chế độ đặc biệt "một quốc gia, hai chế độ", được hưởng quyền tự chủ cao độ và giữ nguyên chế độ tư bản.

Tuy nhiên, đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nắm giữ quyền chi phối các hoạt động ngoại giao và quốc phòng của Hong Kong. Về nguyên tắc, Trưởng đặc khu do người dân Hong Kong bầu, nhưng các đời Trưởng Đặc khu từ năm 1997 đến nay đều là những nhân vật thân Bắc Kinh.

Tương lai nào chờ đón?

Có một thực tế đáng buồn mà theo tôi phải thừa nhận rằng cho đến thời điểm này, quyền quyết định sinh mệnh của Hong Kong đang nằm trong tay ông Tập Cận Bình và tập thể lãnh đạo ĐCSTQ.

Năm 2014, khi tôi có dịp trở lại thăm Hong Kong, tôi ngạc nhiên trước sự thay đổi nhanh chóng của vùng đất mà tôi đã từng lưu giữ nhiều tình cảm tốt đẹp.

Ấn tượng sâu sắc nhất là khi tôi tham quan thư viện công cộng và thư viện của các trường đại học, đập vào mắt tôi là những mảng màu đỏ chói của những bộ Tuyển tập Mao Trạch Đông in bìa cứng màu đỏ chễm chệ trên các kệ sách. Những vị giáo sư tôi gặp đa phần từ Đại Lục sang, khuôn viên trường đại học đi đâu cũng nghe thấy tiếng Phổ thông (Mandarin).

Hong Kong

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Tỷ phú Jimmy Lai bị bắt giữ hồi tháng 8/2020 theo luật an ninh mới của chính quyền ban hành tại Hong Kong

Cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng ở Hong Kong năm 2019 là giọt nước tràn ly. Sau hơn hai thập kỷ chuyển giao quyền lực, chất lượng cuộc sống đi xuống, môi trường ô nhiễm, giá nhà tăng chóng mặt, cơ hội việc làm và thu nhập đi xuống, vị thế trung tâm tài chính thương mại quốc tế dần mất đi… những yếu tố từng là niềm kiêu hãnh của người Hong Kong lần lượt vẫy tay đi vào quá khứ.

Các cuộc biểu tình dẫn đến bạo động đập phá các công trình công cộng và trường học mặc dù còn gây nhiều nghi vấn về đối tượng tham gia cũng như động cơ, gây shock cộng đồng quốc tế, khiến những người từng yêu mến sự duyên dáng của mảnh đất này như tôi đau lòng xót xa, nhưng phong trào đã gây tiếng vang lớn và nhận được sự đồng tình của hầu hết các quốc gia và người dân trên thế giới.

Xét ở góc độ tích cực, người dân Hong Kong đang nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo các quốc gia Mỹ, Anh và châu Âu.

Vấn đề Hong Kong luôn được đề cập trong các Hội nghị và văn kiện quốc tế như Hội nghị thượng đỉnh G7 và Tuyên bố chung của Hội nghị vừa diễn ra tại Anh. Sức ép từ bên ngoài là ưu thế tuyệt đối và vô cùng quý giá đối với người dân Hong Kong.

Hong Kong

NGUỒN HÌNH ẢNH,NURPHOTO/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong năm 2019 với sự tham gia của đông đảo thành phần cư dân trong đó có giới trẻ đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới

Một người bạn Hong Kong từng tâm sự với tôi, nhìn về Đại Lục người Hong Kong chúng tôi như những người họ hàng xa lâu ngày không gặp, chúng tôi không thể chia sẻ với họ hệ giá trị cũng như phong cách sống.

Năm 2007-2009 khi tôi làm việc ở Hong Kong, đồng nghiệp của tôi nhiều người không nói được tiếng Phổ thông, chưa từng đặt chân đến Đại Lục mặc dù cuối tuần hoặc dịp nghỉ lễ thường bay đi du lịch các quốc gia Đông Nam Á hoặc Mỹ, Úc, châu Âu.

Thật đáng tiếc đến thời điểm này người Hong Kong vẫn bỏ qua vai trò và giá trị sự ủng hộ của người dân Đại Lục. Giới trí thức, tầng lớp trung lưu ở Đại Lục không hiếm những tài năng xuất chúng không bị tẩy não bởi ĐCSTQ.

Tuy nhiên, trong mắt của số đông người dân Đại Lục, người Hong Kong luôn chối bỏ nguồn gốc, không muốn trở thành một phần của Trung Quốc. Đa phần người Trung Quốc Đại Lục, thậm chí sinh viên Đại Lục đang sinh sống và học tập ở Hong Kong đều không có cái nhìn thiện cảm đối với các cuộc biểu tình năm 2019.

Trong mắt họ, những người lãnh đạo phong trào và tham gia biểu tình là những kẻ phá hoại, phần tử ly khai.

Tôi thấy rằng người Hong Kong không có nhiều thứ để đàm phán với Bắc Kinh ngoài sự ủng hộ và sức ép từ quốc tế và cộng đồng người Hoa hải ngoại.

Hong Kong

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Tương lai của Hong Kong phải do chính người dân Hong Kong quyết định, theo nhà nghiên cứu

Tuy nhiên, suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc, những biến cách lịch sử lớn từng đưa lịch sử Trung Quốc rẽ dòng luôn phát sinh từ nội tại do chính người dân Trung Quốc tự phản tỉnh, phát động và tiến hành.

Xét từ đặc tính của các thế hệ lãnh đạo ĐCSTQ, đặc biệt thái độ ngạo mạn bất hợp tác của ông Tập Cận Bình và tập thể lãnh đạo ĐCSTQ đương nhiệm trong việc chung tay đẩy lùi đại dịch Covid, điều tra nguồn gốc của virus SARS-Cov2, hy vọng Bắc Kinh nhượng bộ trong vấn đề Hong Kong là điều không tưởng.

Tôi nghĩ rằng nếu những thành phần ưu tú của Hong Kong lựa chọn ra đi định cư nước ngoài, sau khi trải qua một tới hai thế hệ, Hong Kong sẽ bay màu trở thành phiên bản của Bắc Kinh hay Thượng Hải.

Và dù kịch bản nào xảy ra, thì Hong Kong hòn ngọc viễn đông một thời, theo tôi đã trở thành quá khứ và tương lai chỉ có thể do chính người Hong Kong quyết định mà thôi.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Ngô Tuyết Lan, nhà nghiên cứu Trung Quốc học và Đông Phương học, cựu thành viên nghiên cứu Trung tâm Đông Nam Á, Đại học Thành thị Hong Kong (City University Hong Kong), nguyên giảng viên Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG Hà Nội. 

Euro 2020: Scotland kiên cường, hòa Anh 0-0

BBC

Đội Scotland sau trận đấu

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Đội Scotland sau trận đấu

Anh và Scotland đã cầm hòa không bàn thắng tại sân Wembley, và cả hai đội đều còn hy vọng có thể đi tiếp tại Euro 2020.

Anh có bốn điểm sau hai trận đấu trong khi Scotland giành được điểm đầu tiên ở Euro 2020.

Cuộc gặp đầu tiên giữa hai đội tại một giải đấu lớn kể từ Euro 96 đã diễn ra trong bầu không khí đặc biệt náo nhiệt mặc dù chỉ có 22.500 người hâm mộ trong sân.

Scotland vô cùng nỗ lực sau thất bại mở màn trước Cộng hòa Czech tại Hampden Park.

Cả hai đội đều có cơ hội ghi bàn trong cơn mưa tại Wembley.

Hậu vệ John Stones của đội tuyển Anh đã đánh đầu trúng cột ở phút thứ 11, và tiền đạo Lyndon Dykes của Scotland đã có cú sút bị Reece James cản phá ngay sát khung thành ở phút 63.

Anh ngày càng ép sân trong hiệp hai, nhưng Scotland cũng gây nguy hiểm.

Scotland thực sự xứng đáng với trận hòa vì sự xuất sắc của tất cả các cầu thủ của huấn luyện viên Steve Clarke, đặc biệt là Billy Gilmour, Kieran Tierney và Che Adams.

Họ đã cống hiến hết sức để có một điểm quý giá, làm dấy lên hy vọng đi tiếp ở Euro 2020.

Đội trưởng đội tuyển Anh, Harry Kane một lần nữa không gây ấn tượng gì mấy.

Trận hòa không phải là một thảm họa đối với đội tuyển Anh nhưng màn trình diễn của Tam sư để lại thất vọng cho fan hâm mộ.

Trong trận thắng Croatia, Harry Kane đã không tạo ra tác động gì và một lần nữa, anh lại mờ nhạt trong trận thứ hai.

Sau trận hòa này, đội bóng của HLV Gareth Southgate, với chiến thắng trước Croatia ở trận mở màn, giờ sẽ muốn thắng Czech ở trận cuối để có thể đứng đầu bảng D.

Scotland sẽ đi tìm chiến thắng trước Croatia tại Hampden Park ở trận cuối cùng.

-------------------

Euro 2020: Scotland-England, bóng đá, bia và niềm tự hào dân tộc

BBC

England captain Harry Kane (left) and Scotland captain Andrew Robertson

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Đội Anh do thủ quân Harry Kane (trái) dẫn dắt, đối mặt với các cầu thủ Scotland của Andrew Robertson

Theo báo Anh, fan bóng đá của xứ Anh (England) và Scotland "sẽ mua 3,4 triệu vại bia" chỉ trong thời gian trận đấu buổi tối thứ Sáu, bắt đầu lúc 8 giờ tối theo giờ Anh ngày 18/06.

Tờ Evening Standard cho hay lượng bia tiêu thụ kỷ lục cho một trận bóng chứng tỏ sự quan tâm rất lớn của công chúng đảo Anh, cho dù kết quả trận đấu khó làm thay đổi vị trí của Scotland.

Còn Hội Bia và quán Pub Anh (BBPA) thì trong cả ngày thi đấu Anh-Scotland, số vại bia (pint) dự kiến bán ra sẽ là 14,8 triệu.

Bia và bóng đá là hai thứ người dân hai xứ thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh (UK) cùng yêu thích.

Tuyển Scotland ít khi vào được vòng thi đấu giải Euro, và năm nay đội này đá ở bảng G, bị thua CH Czech 0-2 trong trận mở đầu.

Theo tờ Evening Standard, đội Anh trong trận đầu ra quân ở giải Euro 2020 đã trả thù ngọt ngào Croatia bằng chiến thắng 1-0.

Ba năm trước, tại bán kết World Cup, Anh đã thua Croatia.

Từ chiều 17/06 vài nghìn cổ động viên Scotland đã đi xe lửa xuống London, và một số mặc váy tartan nhảy múa bên ngoài sân Wembley.

BBC News chạy tin, ví các fan bóng đá Scotland như các chiến binh miền núi (Scottish Highlands) thời xưa: "Đội quân váy tartan' (The Tartan Army) đang hành quân đông đảo xuống đất Anh".

Đối thủ cùng Liên hiệp Vương quốc Anh

Đội Scotland và đội England từng thi đấu 32 trận ở sân Wembley, với Scotland thắng England 9 lần và thua 18 lần.

Lần cuối, năm 2016, đội England thắng Scotland 3-0.

Scotland

NGUỒN HÌNH ẢNH,PA MEDIA

Chụp lại hình ảnh,

Fan bóng đá từ ga Waverley, Edinburgh lên tàu xuống London sáng 18/06 để xem trận đấu lịch sử

Trong lịch sử bóng đá Liên hiệp Vương quốc Anh, 'đội quân váy tartan' từng thi đấu với đội England nhiều hơn tại giải quốc nội Anh (British Home Championship) vốn đã chấm dứt giữa thập niên 1980.

Năm nay, sân Wembley được phép đón 22,5 nghìn cổ động viên, gồm khoản 2600 fan Scotland.

Tất cả phải có xét nghiệm Covid âm tính mới được vào sân.

Các báo Anh cho hay có thể cả nước dân Scotland (5,5 triệu) sẽ xem trận đấu lịch sử trên truyền hình.

Pub

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Dân England và Scotland sẽ tiêu thụ gần 15 triệu vại bia trong ngày 18/06

Trận đấu bất thể kết quả ra sao là dịp người Scotland thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Xem thêm về bóng đá:

Chiến dịch Euro: Đội bóng Tam sư chiến thắng nhẹ nhàng 

Powered by Blogger.