Vũ trụ chuyển lưu không rối bời Trần gian đau khổ mãi không ngơi Thiên tai là chất luôn xoay trở Dịch bệnh ấy Tàu tạo tả tơi Cùng sống cùng chung một thế giới Cùng thương cùng đỡ dưới bầu trời Cớ sao lại muốn đè thiên hạ Cộng sản Tàu kia chẳng phải người
* Khoảng trống quyền lực ở Washington đe doạ tới Biển Đông * Chủng virus biến thể “A701V” xuất hiện ở Malaysia. * Đối thủ thực sự của Tổng thống Trump là ai? * Mục Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật (27/12) của DKN . * LS Sidney Powell nói các trợ lý Tòa Bạch Ốc đang ngăn chặn nỗ lực giúp TT Trump của bà. * Đạo luật Phục sinh: Sự an bài kỳ lạ từ trong lịch sử nước Mỹ (Kỳ 2). * Bắc Kinh yêu cầu Biden tái gia nhập thỏa thuận Iran thông qua kênh liên lạc ngầm, theo truyền thông TQ. * Nghiên cứu mới nhất: Georgia gửi dữ liệu bầu cử cho Trung Quốc. * Cạn ngân khố, Bắc Kinh tung chiêu ‘chống độc quyền’ moi tiền doanh nghiệp tư. * Kinh tế Trung Quốc có thể trật bánh do vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt kỷ lục. * Tổng thống Trump có thể tái đắc cử nếu ngày 6/1 Phó tổng thống Mike Pence làm đúng luật . * Lầu Năm Góc thảo luận ứng phó kịch bản ông Trump ban bố thiết quân luật..
Khoảng trống quyền lực ở Washington đe doạ tới Biển Đông.
RFA 2020-12-23 Hình minh hoạ. Hình chụp hôm 16/10/2019: máy bay chiến đấu của Mỹ trên tàu sân bay USS Ronald Reagan ở Biển Đông
Liệu lịch sử có lặp lại?
Vào thời điểm Tổng thống đắc cử Joe Biden có bài phát biểu mừng chiến thắng tại Delaware, hai máy bay ném bom chiến lược B-1B đã cất cánh từ Căn cứ Không quân Andersen tại đảo Guam để thực hiện lộ trình tới Biển Đông.
Theo một quan chức thuộc lực lượng Mỹ đồn trú tại Nhật Bản, 2 chiếc B-1B đã bay qua Kênh Bashi giữa đảo Y’ami của Philippines và đảo Lan Tự (Orchid), Đài Loan, trước khi bay dọc Biển Đông.
Bên cạnh đó, một quan chức Nhà Trắng trao đổi trong một cuộc họp báo trực tuyến: “Mỹ tiến hành chiến dịch này nhằm cảnh báo Trung Quốc tránh đưa ra các hành vi khiêu khích nhằm vào Mỹ và các đồng minh của Washington trong giai đoạn chuyển giao chính trị hiện nay”.
Nhiều người lo ngại về khoảng trống chính trị kéo dài tại Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump có những động thái thách thức kết quả bầu cử, điều mà giới chức cho rằng có thể ảnh hưởng đến cán cân quyền lực giữa lực lượng vũ trang mà Mỹ và Trung Quốc triển khai trong khu vực. Giới chức Mỹ có lý do để bất an, nhất là bởi chỉ 4 tháng sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm 2000, một máy bay Trung Quốc đã va chạm với máy bay tuần tra Mỹ tại Biển Đông. Thời điểm đó, nước Mỹ cũng đang quay cuồng với các hỗn loạn hậu bỏ phiếu, sự kiện chỉ kết thúc sau đó 36 ngày với việc ứng cử viên Al Gore thừa nhận thất bại trước George W. Bush dù thắng phiếu phổ thông. Lần này, cả Washington và Lầu Năm Góc đều đang đặc biệt lo ngại về những bất ổn chính trị do phe của Tổng thống Trump từ chối thừa nhận thất bại trong bối cảnh căng thẳng quân sự tại các khu vực lân cận Trung Quốc ngày càng leo thang.
Nguy cơ đụng độ quân sự
Tháng 7 vừa qua, quân đội Mỹ đã triển khai 3 đội tàu sân bay tới Biển Đông và Biển Hoa Đông, cũng như tiến hành các cuộc tập trận tại Biển Đông và xung quanh Đài Loan. Vào giữa những năm 1990, khi khủng hoảng bùng lên tại Eo biển Đài Loan, Mỹ cũng chỉ cử 2 tàu sân bay tới khu vực tại thời điểm mối quan hệ song phương với Trung Quốc căng thẳng chưa từng có từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1979.
Về phần mình, Trung Quốc cũng đã tiến hành các cuộc tập trận tại những vùng biển lân cận. Ngày 26/8, Trung Quốc đã phóng hai tên lửa đạn đạo DF-21D – sát thủ diệt tàu sân bay, và hai tên lửa đạn đạo DF-26, loại vũ khí có khả năng nhắm tới các mục tiêu tại đảo Guam. Quyết định phóng tên lửa đạn đạo tối tân của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp đã đẩy căng thẳng lên mức chưa từng có.
Katsutoshi Kawano, cựu Tham mưu Trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, bình luận: “Căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh kết thúc… Va chạm quân sự bất ngờ là mối nguy có thật”.
Mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa chính quyền Trump với Đài Loan cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các căng thẳng mới nhất giữa Washington và Bắc Kinh, dù câu chuyện phía sau phức tạp hơn.
Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã thúc đẩy chương trình xây dựng lực lượng quân đội ngày càng tân tiến. Một trong những điểm nổi bật của kế hoạch này là việc thành lập Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược với khả năng kiểm soát không gian mạng và không gian vũ trụ; cũng như Lực lượng Tên lửa, chịu trách nhiệm chung về hoạt động phóng tên lửa đạn đạo. Một quan chức quân đội Mỹ bình luận: “Khả năng tác chiến điện tử và chống tên lửa của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã vượt qua Mỹ”. Nhận thức được diễn biến này, Bộ Quốc phòng Mỹ đã nêu rõ Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” trong báo cáo Chiến lược Quốc phòng (NDS) công bố hồi tháng 1/2018. Elbridge Colby, quan chức chịu trách nhiệm chỉ đạo nội dung văn bản này khi đảm đương cương vị Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về chiến lược, đã cho biết: “Trung Quốc và PLA hiện là mối đe dọa đáng kể nhất đối với lợi ích của Mỹ, chủ yếu là với các cấu trúc liên minh và quan hệ đối tác mà Mỹ xây dựng… Chúng tôi xây dựng NDS để ngăn Trung Quốc trở thành cường quốc bá chủ châu Á”.
Giới tướng lĩnh quân đội, Quốc hội và nhiều bộ khác trong chính phủ Mỹ cùng có chung quan điểm này và khó có khả năng mọi chuyện sẽ thay đổi ngay cả khi chính quyền có sự chuyển giao. Và Trung Quốc hiểu rõ điều đó. Giáo sư John Mearsheimer, chuyên nghiên cứu các vấn đề chính trị quốc tế tại Đại học Chicago, chia sẻ quan điểm mà ông rút ra từ sau cuộc gặp với một số quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong chuyến công du tháng 10/2019: “Hầu hết những người tôi nói chuyện cùng đều tin rằng việc Trump thắng hay thua trong cuộc bầu cử năm 2020 đều không ảnh hưởng đến mối quan hệ Mỹ-Trung… Người Trung Quốc tin rằng Mỹ có thành kiến và luôn muốn nhằm vào Trung Quốc, và sẽ không có gì thay đổi điều đó”.
Chính quyền Trump đã khiến mối quan hệ với các đồng minh của Mỹ đặc biệt căng thẳng bằng cách gia tăng áp lực đòi hỏi nước sở tại phải tăng chi phí cho lực lượng Mỹ đồn trú và một trong những mục tiêu của chính quyền Biden sắp tới là đảo ngược xu thế này. Một quan chức cấp cao trong đảng Dân chủ, người tham dự cuộc họp trực tuyến mà Biden và các quan chức thân cận tiến hành hôm 31/10, vài ngày trước cuộc bầu cử, cho biết: “Biden liên tục nhấn mạnh việc tái thiết quan hệ với các đồng minh”. Một động thái phản ánh lập trường này là việc Biden từng xác nhận lại với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide trong cuộc điện đàm ngày 12/11 rằng quần đảo Senkaku đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông là thuộc phạm vi Điều 5 của Hiệp ước An ninh Nhật-Mỹ, điều khoản quy định Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp đồng minh bị tấn công vũ trang. Những khẳng định của Biden được cho là trái ngược hẳn với lập trường mà ông từng tuyên bố vào tháng 12/2013 khi đến thăm Nhật Bản với tư cách là phó tổng thống trong chính quyền Obama. Khi đó, ông không kêu gọi Trung Quốc thu hồi quyết định thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Hoa Đông, và cũng không nói rằng quần đảo Senkaku thuộc phạm vi của Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật.
Những nhận thức của chính quyền Mỹ và quan điểm cá nhân của Biden về Trung Quốc đã thay đổi đáng kể kể từ thời điểm đó. Tuy nhiên, vẫn chưa có những yếu tố rõ ràng xác định chính sách an ninh mà chính quyền Biden sẽ triển khai trong thời gian tới. Tổng thống đắc cử đã liệt kê các vấn đề ưu tiên đối với chính quyền ngay khi nhậm chức là đưa nước Mỹ vượt qua dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19), tái thiết nền kinh tế và hàn gắn những chia rẽ về chủng tộc và xã hội từng trở nên trầm trọng dưới thời Donald Trump.
Nước Mỹ đang đối mặt với rất nhiều thách thức, buộc Biden trước mắt phải đặc biệt tập trung vào các vấn đề đối nội. Những bình luận đầy tích cực của Biden về việc ưu tiên các cam kết đối với liên minh không đồng nghĩa Washington sẽ quay trở lại chính sách an ninh mà Tổng thống Barack Obama và các chính quyền trước đó theo đuổi. Các nguồn tin từ đảng Dân chủ cho biết trước một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ trên phương diện quân sự, Biden rất có thể sẽ kêu gọi các đồng minh của Mỹ mạnh dạn để đóng một vai trò lớn hơn so với những gì từng diễn ra dưới thời chính quyền Trump.
Việt Nam nên làm gì?
Việt Nam đang vừa có những cơ hội nhưng cũng đối mặt với những thách thức không nhỏ. Một mặt, cạnh tranh Mỹ – Trung đã mang lại những cơ hội lớn cho Việt Nam, đặc biệt là những lợi ích chiến lược và kinh tế. Mặt khác, Việt Nam đang phải chịu sức ép giữa hai cường quốc này.
Đối với Trung Quốc, Việt Nam vẫn luôn là quốc gia “láng giềng” của Trung Quốc. Điều này có nghĩa những đe doạ, thao túng kinh tế và chính trường Việt Nam của Trung Quốc luôn hiện diện kề bên. Chính Trung Quốc là vật cản trong sự phát triển của mối quan hệ Việt – Mỹ thời gian gần đây. Ngoài ra, Trung Quốc luôn đe doạ Việt Nam để có thể khống chế Việt Nam, hòng khiến Việt Nam khuất phục trước tham vọng “độc chiếm biển Đông” của Trung Quốc.
Đối với Mỹ, Việt Nam cũng có những sức ép không hề nhỏ. Mới đây, Bộ Tài chính Mỹ đã gắn mác Việt Nam “thao túng tiền tệ”. Điều này có nhiều ẩn ý. Mặc dù một số chuyên gia Mỹ cho rằng Việt Nam không thực sự “thao túng tiền tệ” nhưng chính quyền Mỹ vẫn đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia bị gắn mác này. Quyết định này của chính quyền Mỹ diễn ra sau hai chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ và tiếp đó của Cố vấn an ninh Mỹ. Các nhà nghiên cứu chính trị cho rằng, việc đưa Việt Nam vào danh sách bị gắn mác “thao túng tiền tệ” là một quyết định chính trị của chính quyền Trump vào thời kỳ nhiệm kỳ sắp chấm dứt.
Trung Quốc rất có thể sẽ lợi dụng “Khoảng trống quyền lực” trong nền chính trị Mỹ để tranh thủ ra tay tại biển Đông. Và Việt Nam đang bận bịu với Đại hội Đảng lần thứ XIII – vốn sắp xếp lại các vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, điều này sẽ dẫn tới khả năng Việt Nam lơ là với biển Đông.
Chính vì vậy, Việt Nam đang đứng trước những vận hội quan trọng. Một mặt, cần giữ gìn và phát triển quan hệ với Mỹ. Mặt khác, giữ cho quan hệ với Trung Quốc không xấu đi, để bảo đảm cho môi trường an ninh được yên ổn. Tuy nhiên, điều này thực sự không dễ dàng.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Chủng virus biến thể “A701V” xuất hiện ở Malaysia.
DKN 2 giờ trước
Ngày 25/12, Giám đốc Bộ Y tế Malaysia Bà Noor Hisham Abdullah đã thông báo trên Facebook rằng, Malaysia đã xuất hiện các biến thể mới của Virus Vũ Hán (COVID-19) gọi là chủng A701V. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy chủng Virus này trong 85% trường hợp ở Trung Quốc. Trong khi chủng biến thể D614G trước đây lây truyền ở Trung Quốc đã có trong 100% trường hợp ở Malaysia, theo Vision Times.
Theo “Sin Chew Daily” và “Shihua Daily”, Bà Noor Hisham giải thích rằng biến thể này là chủng Virus A701V nằm trên protein gai ở bề mặt ngoài của Virus Vũ Hán, nó là Axit amin xếp thứ 701 còn gọi là Axit amin Alanin khi đột biến tạo thành Valine (L-Valin là một trong 20 axit amin sinh protein).
Bà còn cho biết Virus Vũ Hán biến thể A701V xuất hiện lần đầu tiên ở Lahad Datu thuộc bang Sabah phía Đông Malaysia. Loại vi rút này sau đó đã lây lan khắp đất nước trong đợt dịch thứ ba. Đến nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có tới 85% các trường hợp trong nước nhiễm Virus này.
Do các biến thể A701V và D614G đang đồng thời lây lan ở Malaysia, số lượng các ca lây nhiễm cục bộ ở nước này sẽ tăng mạnh trong đợt dịch thứ 3. Tuy nhiên, virus biến thể B.1.1.7 đang lưu hành ở Anh gần đây thì chưa thấy xuất hiện ở Malaysia.
Chủng biến thể A701V được phát hiện không chỉ ở Malaysia, mà còn được phát hiện ở Nam Phi, Úc, Hà Lan và Vương quốc Anh.
Chủng vi rút biến thể VUI-202012/01
Loại virus có tên VUI-202012/01 đã xuất hiện ở ít nhất 5 quốc gia bao gồm Đan Mạch, Hà Lan, Ý, Gibraltar và Úc. Bỉ tuy đã phát hiện một trường hợp ở khu vực địa phương nhưng chưa có báo cáo chính thức. Pháp và Nam Phi cũng cho rằng họ có chủng virus biến thể này nhưng vẫn đang chờ xác nhận.
Calum Semple giáo sư y khoa tại Đại học Liverpool Vương quốc Anh cho biết, khả năng lây lan của loại virus biến thể mới này sẽ vượt qua tất cả các dòng virus khác vì nó có điểm đặc biệt là dễ lây truyền hơn.
Các nhà khoa học thuộc Nhóm Cố vấn Khoa học Khẩn cấp của Chính phủ Anh (Sage) cảnh báo rằng, một chủng biến thể của VUI-202012/01 đã phát hiện ở Gibraltar, một vùng lãnh thổ hải ngoại của Vương quốc Anh, rất có thể trở thành một chủng virus lớn trên thế giới.
Đối thủ thực sự của Tổng thống Trump là ai?
DKN 6 giờ tới
Ảnh: Tổng hợp.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 đang tạo ra một sức ảnh hưởng rất to lớn đến toàn thế giới. Nhà bình luận Kiền Nguyên đã có một bài phân tích trên tờ Epoch Times, chỉ rõ đối thủ thực sự của Tổng thống Trump là ai. Sau đây là toàn văn bài viết:
Trong khi mọi người trên khắp thế giới đang vật lộn với dịch bệnh, họ vẫn không quên hướng tầm nhìn của mình đến nước Mỹ, gửi những tình cảm chân thành nhất đến Tổng thống Trump, cho dù kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử vẫn đang chìm trong sương mù.
Nếu bạn đọc qua những tin tức ủng hộ TT Trump gần đây trên báo đài, bạn sẽ có thể cảm thấy càng đọc càng hoang mang không biết đâu mà lần, và không biết rốt cục sự việc tiếp đến sẽ xảy ra như thế nào. Trong khi rất nhiều tiêu đề nóng hổi đã xuất hiện trên mặt báo như: Tổng thống Trump đã tung liên hoàn đấm, với ý chí “chiến đấu đến cùng trong cuộc chiến pháp lý”, “Tôi rất thất vọng với Tối cao Pháp viện”, “Lầu Năm Góc đã chấm dứt quan hệ với phe cánh Biden”, “Thiết quân luật là tin giả” …
Chúng ta cần phải biết rằng đối thủ của TT Trump là chính phủ ngầm, những con cá sấu ẩn sâu dưới đầm lầy đã khổ luyện nhiều năm giờ đang ngoi lên để chơi ván bài cuối cùng. Nó đã phủ bóng đêm tràn ngập Washington, nước Mỹ và thậm chí cả thế giới trong nhiều năm qua. Với TT Trump, phiền phức lớn nhất không phải là cần làm gì tiếp theo, mà câu hỏi cần đặt ra là ai mới là đối thủ của ông? Đúng vậy, ai mới là đối thủ của ông vậy?
Trên Twitter, một tài khoản có tên Kanekoa đã đăng dòng tweet được TT Trump tweet lại như sau: Abraham Lincoln đã được hỏi rằng cảm giác thế nào khi được gọi là tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử? Câu trả lời của Lincoln là: “Tôi không biết, bạn phải hỏi Donald Trump”. Mặc dù dòng tweet ngắn đó chỉ là một câu nói bông đùa nhưng nó không hẳn là sai sự thật.
Ai dám khẳng định rằng TT Trump ngày hôm nay gặp ít rắc rối hơn Lincoln ngày xưa? Ai nói rằng trí tuệ của TT Trump ngày nay sẽ không vượt qua được Lincoln? Rốt cục, Lincoln đã không phải đối mặt với máy bỏ phiếu Dominion, không gặp phải người chết nào đi bỏ phiếu, một mã số phiếu dùng cho nhiều người, hay gửi phiếu bầu gian lận quy mô lớn, công nghệ cao kết hợp với sự suy thoái cùng thái độ không từ bất kỳ thủ đoạn tồi tệ nào của con người thời nay. Những việc đó đã khiến các vấn đề đơn giản trở nên phức tạp hơn gấp trăm lần. Thậm chí, ngay cả hệ thống tam quyền phân lập của nước Mỹ cũng trở nên không đáng tin cậy trong tình huống này.
Gã khổng lồ thương mại điện tử Mỹ như Patrick Byrne cũng đã lên tiếng. Ông cho rằng các cố vấn xung quanh TT Trump trong Tòa Bạch Ốc cũng đang lừa dối ông. Họ hy vọng ông sẽ thừa nhận thất bại và rút khỏi cuộc đua. Chỉ cần tưởng tượng đến việc trong trận chiến giữa cái thiện và ác này, trận chiến liên quan đến vận mệnh tương lai của cả thế giới, lại có rất nhiều quân sư xung quanh đều muốn tướng quân đầu hàng thì chuyện gì sẽ xảy ra. Đó là chưa kể đến việc những người như Mitch McConnell – Lãnh đạo phe đa số Thượng viện thuộc Đảng Cộng hòa – đang có móc nối lợi ích to lớn với ĐCSTQ, vẫn đang trà trộn trong chính trường Washington. Phải nói rằng tình hình mà TT Trump đang đối mặt thực sự rất hỗn loạn và nguy hiểm.
Một số người từng so sánh ĐCSTQ như “đại dâm phụ” được nói đến trong Kinh Thánh Khải Huyền. Một số người có thể không hiểu khi nhìn thấy rất nhiều chính trị gia bị vạch trần trong cuộc bầu cử này, những người trong số họ chỉ vì lợi ích đã trèo lên ngồi chung thuyền với ĐCSTQ. Cục diện trước mắt chưa từng xuất hiện trong lịch sử nước Mỹ, và cũng chưa từng xuất hiện trong trong lịch sử thế giới. Kẻ thù mà TT Trump phải đối mặt thực sự là một quần thể đông đảo những kẻ bất lương. Họ sử dụng cái gọi là ý thức hệ làm biểu ngữ. Trên thực tế, mỗi người trong số họ đang có mục tiêu và kế hoạch riêng của bản thân mình. Mặc dù họ đang rất hung hăng tấn công TT Trump và dường như có vẻ đang chiếm ưu thế, nhưng không giải quyết được chuyện gì. Kẻ thù thực sự mà TT Trump phải đối mặt chính là ĐCSTQ.
Vậy làm thế nào để chống lại những kẻ thù này? TT Trump càng mạnh mẽ chiến đấu trong các cuộc chiến pháp lý và càng cắt đứt các mối quan hệ với ĐCSTQ bao nhiêu, thì những con “cá sấu trong đầm lầy” sẽ càng đau đớn và la hét thảm thiết bấy nhiêu, và bộ mặt thật sự của chúng sẽ dần lộ diện. Chỉ cần các phương tiện truyền thông thực sự độc lập và dũng cảm tiếp tục vạch trần tội ác của lũ cá sấu đang ẩn nấp, và xé bỏ bộ mặt đạo đức giả của chúng thì chúng ta sẽ nhìn được bộ mặt thật của kẻ địch. Từ đó TT Trump mới có thể ra tay tóm gọn bọn chúng. Bởi lẽ bất kỳ chiến lược hay chiến thuật nào nếu muốn khởi tác dụng thực sự, thì chỉ có thể thực hiện được sau khi nắm được rõ ràng tình hình của kẻ địch.
Tranh biếm họa mô tả “đầm lầy hủ bại Washington” và lời hứa “tát cạn đầm lầy” của TT Trump (ảnh: Ben Garrison).
Cho nên tình hình có vẻ hỗn loạn gần đây bên trong nó cũng ẩn tàng những nhân tố không hỗn loạn. Đó là khi lũ cá sấu đang bị vạch trần từng người một: từ Chánh án Tối cao Pháp viện James Robert đến các nhân viên gây rối loạn trong cuộc họp tại Tòa Bạch Ốc. Họ trông thật giống với những chú cá diếc nhỏ đang bơi trên sông đột nhiên bị ông lão đánh cá bắt được. Đối với TT Trump mà nói, việc thiếu một chiến lược rõ ràng trong giai đoạn này mới thực sự là chiến lược tốt nhất. Tổng thống của một quốc gia sẽ không đơn giản giống như một cốc nước lọc có thể nhìn thấu. Chỉ bằng cách để mọi người vò đầu bứt tai thì mới có thể đạt được mục tiêu thực sự. Vì vậy, những người đang ủng hộ Tổng thống Trump thân yêu, điều chúng ta phải làm lúc này chính là công bố sự thật cho công chúng.
Mục Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật (27/12) của DKN .
DKN 10 giờ tới
Ảnh: Reuters
Vụ nổ Nashville có thể là một cuộc tấn công tên lửa. Một video quay chậm ghi hình khu vực bên trên vụ nổ cho thấy một vệt sáng giống vệt tên lửa ngay trước khi khói đen bốc lên tại hiện trường. Mục tiêu có thể là một trung tâm gián điệp NSA, nơi có theo dõi tất cả các cuộc trò chuyện điện thoại và tin nhắn điện thoại của bất kỳ ai sử dụng mạng AT&T. Đây chỉ là một trong nhiều giả thuyết. [Natural News]
Các vụ kiện bầu cử sẽ ‘bùng nổ’ sau Giáng sinh. Đây là khẳng định của luật sư Rudy Giuliani trong nhóm pháp lý TTTrump. Ông Giuliani cho biết có “động thái đáng kể” ở 4 tiểu bang Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin trong việc hủy kết quả bầu cử trong bối cảnh có hàng chồng bằng chứng về gian lận. [The Epoch Times]
TT Trump xả tweet chỉ trích. Hôm thứ Bảy (26/12), TT Trump đã tweet chỉ trích tình trạng gian lận bầu cử tràn lan và gói cứu trợ Covid thiên lệch. Ông cho rằng Tối cao Pháp viện, các Nghị sĩ Cộng hòa tại Thượng viện và Bộ Tư pháp đã chưa làm đủ để lật ngược kết quả cuộc bầu cử gian lận. Ông cũng yêu cầu tăng ngân cách gói cứu trợ Covid, để cung cấp cho mỗi người dân Mỹ 2000 đô-la từ 600 đô-la trong dự luật ban đầu. [Washington Times]
Chủng biến thế COVID-19 mới của Anh lan rộng khắp Châu Âu, Nhật Bản, có thể là cả Nam Phi. Chủng đột biến Covid này đã khiến Anh rơi vào tình trạng gần như đóng cửa hoàn toàn trước Giáng sinh. Nhật xác nhận 5 ca là những người mới đến Anh. Biến thể này cũng đã được tìm thấy ở Đan Mạch, Ý, Gibraltar, Hà Lan và Úc. Một chủng có vẻ ngoài rất giống với chủng ở Anh đã được tìm thấy ở Nam Phi, nhưng chưa được xác nhận. [New York Post]
Sắp có sự kiện lớn xảy ra ở Trung Quốc? “Mặt trăng đỏ” xuất hiện trở lại trên bầu trời đêm Thanh Hải. Đây có thể là một thiên thạch rơi, nhưng tỏa ánh sáng hồng đỏ rất kỳ lạ giữa bầu trời đêm. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, thiên thạch rơi từ trên trời xuống thường được coi là điềm báo của các sự kiện lớn. Lịch sử từng chứng thực điều này. [Vision Times]
Tiên tri 2021: Một loại virus mới sẽ bùng phát ở Trung Quốc. Nhà tiên tri người Anh Craig Hamilton-Parker đã công bố dự đoán của ông trên Youtube. Ông cho rằng trong năm 2021 dịch virus sẽ xâm nhập thế giới trong một thời gian dài. Sẽ xuất hiện 2 đợt bùng phát các loại virus khác nhau. Và một loại virus mới sẽ lại bùng phát ở Trung Quốc. [Vision Times]
Một loại biến thể virus viêm phổi Vũ Hán mới xuất hiện tại Nam Phi. Báo cáo cho biết, loại virus đột biến mới được phát hiện ở Nigeria và Nam Phi đã khiến Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Châu Phi (CDC) tổ chức một cuộc họp khẩn cấp trong tuần này. Giám đốc CDC ông Kenguesson cho biết số ca mắc ở Nigeria và Nam Phi đang tăng nhanh. Trong tuần qua, Nigeria đã tăng 52%, và Nam Phi tăng 40%. [Vision Times]
Kinh tế Trung Quốc có thể trật bánh do vỡ nợ trái phiếu đạt mức kỷ lục. Các vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp của Trung Quốc trong năm nay đã đạt giá trị kỷ lục 25 tỷ USD. Một nhà kinh tế học ước tính rằng GDP của Trung Quốc sẽ giảm khoảng một nửa so với mức kỳ vọng, từ 11,3% xuống còn 6,6% trong năm tới. Lý do chính là rằng Bắc Kinh đang tập trung vào đối phó với vấn đề nợ rất lớn của các doanh nghiệp. [Vision Times]
Alibaba bốc hơi 15% giá trị thị trường. Sau khi Alibaba bị Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành điều tra chống độc quyền, giá trị thị trường chứng khoán Mỹ của nó đã mất gần 600 tỷ nhân dân tệ (RMB) sau một ngày (90 tỷ USD), tức khoảng 15% giá trị vốn hóa thị trường. Các nhà bình luận chỉ ra rằng Tập Cận Bình có những mục tiêu sâu xa khác trong việc thanh trừng gã khổng lồ tư nhân này. [Vision Times]
LS Sidney Powell nói các trợ lý Tòa Bạch Ốc đang ngăn chặn nỗ lực giúp TT Trump của bà.
Thứ Bảy, 26/12/2020
Hôm thứ Tư (23/12), trong một cuộc phỏng vấn với Zenger News, Luật sư Sidney Powell cho biết rằng các trợ lý cấp cao của Tòa Bạch Ốc đang ngăn cản bà giao tiếp với Tổng thống Donald Trump và đang ngăn chặn nỗ lực của bà để đảm nhận vai trò điều phối chính thức trong việc theo đuổi các thách thức của cuộc tranh cử thay mặt tổng thống.Luật sư Sidney Powell ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 13 tháng 12 năm 2020. (Ảnh Otabius Williams / The Epoch Times)
Cuộc phỏng vấn diễn ra sau khi có thông tin do The New York Times báo cáo đầu tiên, về một cuộc họp căng thẳng tại Oval Office vào thứ Sáu (18/12), giữa TT Trump, luật sư Powell, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn, Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc Mark Meadows, cùng cố vấn Tòa Bạch Ốc Pat Cipollone. Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien và luật sư Rudy Giuliani của TT Trump đã tham gia qua điện thoại.
Luật sư Powell nói với Zenger News rằng bà đã được TT Trump đề nghị bằng lời nói cho vị trí “công tố viên đặc biệt của Tòa Bạch Ốc” trong cuộc họp hôm thứ Sáu (18/12), nhưng bà đã không thể trình tổng thống các giấy tờ thủ tục để đề nghị đó trở thành văn bản chính thức và thực tế cuộc hẹn của bà đã bị chặn.
“Điều đó đã không trở thành hiện thực,” luật sư Powell nói, “bởi vì có vẻ như nó đã bị chặn sau đêm thứ Sáu, hoặc bị hủy, hoặc tôi không chắc bạn sẽ gọi nó là gì”, bà đưa ra giả thuyết.
“Ai đó ném cát vào bánh răng?” người phỏng vấn hỏi. “Đại loại vậy,” Luật sư Powell trả lời.
“Tôi đã bị chặn nói chuyện hoặc giao tiếp với tổng thống kể từ khi tôi rời Oval Office vào tối thứ Sáu,” luật sư Powell nói, “dường như bởi tất cả mọi người xung quanh” Tổng thống.
Luật sư Powell nói rõ rằng vai trò mà bà được giao “không phải là công tố viên đặc biệt kiểu như ông Robert Mueller,” mà là “có một cuộc thảo luận về việc tôi trở thành công tố viên đặc biệt của Tòa Bạch Ốc”. Một công tố viên đặc biệt được chỉ định bởi Tổng chưởng lý, trong khi một công tố viên đặc biệt của Tòa Bạch Ốc có thể được chỉ định bởi Tổng thống.
Hôm thứ Hai (21/12), trong một cuộc họp báo, Tổng chưởng lý William Barr cho biết rằng ông không thấy lý do gì để chỉ định một công tố viên đặc biệt để điều tra các cáo buộc gian lận bầu cử.
“Nếu tôi nghĩ rằng một công tố viên đặc biệt trong giai đoạn này là công cụ phù hợp và thích hợp, tôi sẽ chỉ định một người nhưng tôi không thấy có và tôi sẽ không làm như vậy,” ông Barr nói và cho biết thêm ông vẫn duy trì đánh giá trước đó của mình rằng Bộ Tư pháp đã không tìm thấy bằng chứng về gian lận ở quy mô đủ đáng kể có thể lật ngược cuộc bầu cử.
“Tôi đã bình luận về mức độ mà chúng tôi đã xem xét các đề xuất hoặc cáo buộc về gian lận có hệ thống hoặc trên diện rộng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử và tôi đã nói về điều đó và tôi giữ nguyên tuyên bố đó,” ông còn nói thêm ông ấy tin rằng “đã có gian lận trong cuộc bầu cử này” vào ngày 3/11. “Hãy để tôi nói rằng [có] gian lận, thật không may trong hầu hết các cuộc bầu cử, tôi nghĩ rằng chúng ta quá khoan dung với điều đó,” ông cho biết.
Ông Barr đã từ chức Tổng chưởng lý, và ngày 23 tháng 12 là ngày tại vị cuối cùng của ông.Tổng chưởng lý khi đó là William Barr phát biểu tại Bộ Tư pháp ở Hoa Thịnh Đốn, vào ngày 5 tháng 3 năm 2020. (Ảnh Samira Bouaou / The Epoch Times)
Trong một tweet hôm thứ Tư (23/12), TT Trump đã tăng gấp đôi lời kêu gọi của mình về việc bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để điều tra gian lận bầu cử.
“Tôi không đồng ý với bất kỳ ai cho rằng một Công tố viên đặc biệt mạnh mẽ, nhanh chóng và công bằng, NGAY LẬP TỨC là không cần thiết. Đây là cuộc bầu cử tham nhũng nhất trong lịch sử của đất nước chúng ta, và nó phải được kiểm tra kỹ lưỡng! ” TT Trump đã viết.
Kể từ Ngày bầu cử, TT Trump và các nhóm bên thứ ba đã theo đuổi các thách thức pháp lý đối với kết quả của cuộc bầu cử ở 6 bang chiến trường. Cho đến nay chưa có nỗ lực nào được đền đáp.
Tuần trước, ông Peter Navarro, một cố vấn của TT Trump, đã công bố một báo cáo chi tiết tóm tắt các cáo buộc bất thường về bầu cử ở 6 bang chiến trường, kết luận rằng chúng đủ nghiêm trọng để bảo đảm một cuộc điều tra khẩn cấp và đủ đáng kể để có thể lật ngược kết quả.
Ông Navarro cho biết trong báo cáo của mình: “Nếu những bất thường về bầu cử này không được điều tra đầy đủ trước Ngày nhậm chức và do đó thật sự được phép tồn tại, quốc gia này có nguy cơ rất thực sự là không bao giờ có thể có một cuộc bầu cử tổng thống công bằng nữa”.
Theo báo cáo của Newsweek, Thư ký Báo chí Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany từ chối bình luận về việc liệu có quan chức cấp cao nào của Tòa Bạch Ốc đã ngăn chặn luật sư Powell khỏi Tòa Bạch Ốc hay không.
Tòa Bạch Ốc đã không trả lời ngay lập tức chất vấn từ The Epoch Times về các cuộc tiếp xúc của luật sư Powell với TT Trump hoặc tình trạng cuộc hẹn của bà ấy.
Tom Ozimek – Nguyễn Lê biên dịch
Đạo luật Phục sinh: Sự an bài kỳ lạ từ trong lịch sử nước Mỹ (Kỳ 2).
26/12/20
Đạo luật Phục sinh: Sự an bài kỳ lạ từ trong lịch sử nước Mỹ. (Tổng hợp)
Đã có nhiều tiếng nói từ giới tướng lĩnh quân đội, giới luật sư, những nhà ái quốc và nhân dân Hoa Kỳ… kêu gọi Tổng thống Donald Trump ban hành Thiết quân luật hoặc Đạo luật Phục sinh (Insurrections Act), nhất là sau sự bất lực của Tối cao Pháp viện trong những vụ kiện về gian lận bầu cử gần đây, thậm chí là mạnh mẽ hơn sau vụ scandal của Chánh án Tối cao Pháp viện là John Robert. Vậy Đạo luật Phục sinh là gì? Nó đã ra đời trong hoàn cảnh nào? Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời trong loạt bài viết này.
Trong khi tìm cách lý giải những việc đang diễn ra, chúng ta cũng không bao giờ nên quên rằng luôn có những câu trả lời hoặc những gợi ý hữu ích từ lịch sử cho những nan đề hôm nay. Và đó là lý do chúng ta quay trở lại những năm 1800 để khám phá lịch sử của nước Mỹ, từ cuộc bầu cử Tổng thống đầy căng thẳng kịch tính năm 1800 rồi dẫn đến sự ra đời của Tu chính án số 12 năm 1804 hay Đạo luật Phục sinh năm 1807. Chúng cung cấp những chỉ dẫn cho Tổng thống Donald Trump và những người ủng hộ ông trong tình thế hiện nay.
Điều đặc biệt hấp dẫn khi chúng ta tìm hiểu về lịch sử Hoa Kỳ đó là quốc gia này không phải hoàn hảo theo cái nghĩa chưa từng xảy ra khủng hoảng nào. Hoa Kỳ đã nhiều lần xảy ra những khủng hoảng chính trị trong quá khứ. Tuy vậy, sự ưu việt nằm ở chỗ quốc gia này luôn tìm ra những cách để vượt qua khủng hoảng và vươn lên từ khủng hoảng để ngày càng trở nên hùng mạnh hơn – nhờ cống hiến vĩ đại của nhiều thế hệ tinh anh – theo lối giải thích thông thường; hay thêm phần “kỳ diệu” – nhờ sự an bài của Sáng Thế Chủ – theo quan điểm tín ngưỡng.
Kỳ 2: Sự ra đời của Đạo luật Phục sinh – đạo luật chống phản loạn
Ở kỳ trước, chúng ta đã tìm hiểu bối cảnh chính trị, kết quả và hậu quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1800. Ở đây, xin được nhắc lại đôi lời. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1800 hết sức phức tạp và có nhiều tình tiết cực kỳ gay cấn. Nó là nguyên nhân ra đời của bản Tu chính án số 12 – một sự bổ sung hết sức cần thiết cho Hiến Pháp Hoa Kỳ, trong đó tách bạch việc bầu Tổng thống và Phó Tổng thống để tránh lặp lại tình huống rắc rối của cuộc bầu cử năm 1800; Nó để lại một mối thâm thù giữa hai nhân vật ở tầm cỡ “quốc phụ” của nước Mỹ: Alexander Hamilton và Aaron Burr, dẫn đến cái chết của Hamilton trong cuộc quyết đấu vẫn còn hơi hướng quý tộc châu Âu giữa Hamilton và Burr; Nó nuôi dưỡng một sự bất mãn của Aaron Burr – Phó Tổng thống của Thomas Jefferson, sự bất mãn dẫn đến cáo buộc về hành động phản quốc của ông và mang lại Đạo luật Phục sinh vào năm 1807. Đó là nội dung của bài viết kỳ này.
Con đường bị kết tội của Aaron Burr
Sau thất bại trước Thomas Jefferson trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1800, Burr trở thành Phó Tổng thống của Jefferson nhưng ông ta không được lòng các thành viên trong Đảng Dân Chủ – Cộng Hòa, một phần vì tai tiếng lúc tranh cử, phần khác là vì Burr lại hỗ trợ Đảng Liên Bang nhiều hơn là Đảng Dân Chủ – Cộng Hòa của mình. Sự nghiệp xuống dốc, hy vọng ứng cử Tổng thống vào kỳ bầu cử 1804 cũng tan tành. Sau đó Burr cũng thất bại trong khi ứng cử chức thống đốc New York và vì cho rằng thất bại này cũng có phần gièm pha của Hamilton, Burr nổi giận, dẫn đến cuộc đấu súng và cái chết của Alexander Hamilton như chúng ta đã biết.Burr nổi giận, dẫn đến cuộc đấu súng và cái chết của Alexander Hamilton như chúng ta đã biết. (Getty)
Burr không bao giờ bị bắt hay xét xử của tòa án vì cái chết của Hamilton nhưng phán xét của tòa án dư luận thì có. Sự nghiệp chính trị của Burr như vậy đã có thể coi như là chấm dứt. Không còn cơ hội ở Washington DC hay New York, Burr nhắm đến phía Tây nước Mỹ, cụ thể là Lãnh thổ Louisiana mới mua và các vùng đất thuộc sở hữu của Mexico ở Tây Nam.
Các chi tiết về âm mưu của Burr không thực sự rõ ràng, nhưng nó liên quan đến việc tập hợp một đội quân để xâm lược Mexico lấy cớ chiến tranh với Tây Ban Nha, và sau đó giữ vùng đất bị chinh phục cho riêng mình, trở thành một quốc vương của vùng đất ấy. Burr nghĩ rằng mình có đồng minh là Tướng James Wilkenson, chỉ huy quân đội Hoa Kỳ và thống đốc đầu tiên của Lãnh thổ Louisiana, nhưng khi tin đồn về âm mưu của Burr bị rò rỉ trên báo, Wilkenson đã lật tẩy đồng phạm của mình.
Đó là lúc Burr bắt đầu bị săn đuổi.
Thomas Jefferson – một Tổng thống tôn thờ Hiến Pháp
Trong một lá thư được gửi vào ngày 21 tháng 10 năm 1806, Wilkenson đã tiết lộ chi tiết âm mưu cho Jefferson mà không nhắc tên Burr. Nhưng với những lo ngại sẵn có, Jefferson đã gửi thư riêng cho Ngoại trưởng James Madison để hỏi xem liệu Hiến pháp có cho Tổng thống quyền triển khai quân đội để ngăn chặn một cuộc nổi loạn hay không.
Madison trả lời ông đại khái rằng: “Tổng thống không có quyền điều động quân đội để làm việc này, trừ khi có yếu tố can thiệp của nước ngoài”.Madison trả lời ông đại khái rằng: “Tổng thống không có quyền điều động quân đội để làm việc này, trừ khi có yếu tố can thiệp của nước ngoài”. (Getty)
Cũng như Tổng thống Donald Trump ngày nay – khi tuyên thệ nhậm chức đã thề rằng sẽ là người bảo vệ Hiến Pháp, Jefferson và Madison thời đó cũng là những lãnh đạo tôn thờ Hiến Pháp, do đó muốn ngăn cản được âm mưu của Burr, họ cần thuyết phục được Quốc hội Liên Bang, và điều thuyết phục nhất là phải tìm ra được bằng chứng. Vừa hay, lá thư của Wilkenson đã cung cấp điều ấy.
Cuộc bắt giữ Aaron Burr và sự ra đời của Đạo luật Phục sinh hay Đạo luật chống nổi loạn
Được trang bị từ “bằng chứng” của Wilkenson, Jefferson đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 27 tháng 11 năm 1806, phơi bày âm mưu của Burr và ra lệnh cho tất cả các sĩ quan quân đội, cả tiểu bang và liên bang, phải “cảnh giác… trong việc tìm kiếm và đưa ra hình phạt tất cả những người tham gia hoặc liên quan đến tổ chức đó, trong việc bắt giữ và giam giữ, tùy thuộc vào sự định đoạt của luật pháp, tất cả các tàu thuyền, vũ khí, kho quân dụng, hoặc các phương tiện khác được cung cấp hoặc cung cấp cho những thứ tương tự, và nói chung, trong việc ngăn cản sự thực hiện chuyến thám hiểm hoặc tổ chức đó bằng mọi cách hợp pháp trong khả năng của họ.”
John Fea, một giáo sư sử học của trường Đại học Messiah nói rằng: “Jefferson về cơ bản đã treo thưởng lên đầu Burr”.
Trong vòng vài tuần, một lực lượng dân quân Ohio đã bắt giữ những chiếc thuyền thuộc đội quân “khố rách” của Burr và đột kích vào một hòn đảo tư nhân trên sông Ohio, nơi đóng quân cho quân đội của ông ta.
Nhưng Burr đã trốn thoát, có tin đồn rằng ông ta đang tuyển mộ binh lính trên đường đến Lãnh thổ Louisiana và cầu xin sự giúp đỡ từ Anh quốc để thành lập quốc gia phụ thuộc của mình ở miền Tây. Jefferson vẫn từ chối triển khai Quân đội Hoa Kỳ thường trực để truy lùng Burr và dập tắt cuộc nổi dậy một lần và mãi mãi. Sự thận trọng này bị đối thủ chính trị của ông ở Đảng Liên Bang chế nhạo.
Giáo sư sử học Fea thuật lại rằng: “Jefferson, với uy tín của mình, nói rằng tôi sẽ không hành động trừ khi Hiến pháp quy định rằng tôi có thể hành động.” Fea cũng nói thêm rằng: “Những người Liên bang có cái nhìn rộng hơn nhiều về Hiến pháp. Nếu Hiến pháp không lên án nó hoàn toàn, thì không sao cả.”“Những người Liên bang có cái nhìn rộng hơn nhiều về Hiến pháp. Nếu Hiến pháp không lên án nó hoàn toàn, thì không sao cả.” (Pixabay)
Jefferson kiên trì với các nguyên tắc của mình và vào tháng 12 năm 1806, ông yêu cầu Quốc hội thông qua một dự luật “cho phép sử dụng các lực lượng trên bộ hoặc hải quân của Hoa Kỳ trong các trường hợp nổi dậy.” Dự luật này, sau ba tháng với sự chuẩn thuận của Quốc Hội, được gọi là Đạo luật Phục sinh. Tuy nhiên, khi nó được ký vào ngày 3 tháng 3 năm 1807, thì Aaron Burr đã bị bắt giam từ 11 ngày trước đó.
Vì vậy, trong khi Đạo luật Phục sinh được viết rõ ràng để khống chế âm mưu của Burr, nó không được sử dụng để bắt ông ta.
Tối cao Pháp viện quyết định Burr được trắng án
Burr dự định thành lập một triều đại ở nơi mà trước đó đã trở thành lãnh thổ Mexico. Đây là một tội nhẹ, dựa trên Đạo luật Trung lập năm 1794 mà Quốc hội đã thông qua để ngăn chặn các cuộc thám hiểm phi mã chống lại các nước láng giềng của Hoa Kỳ.
Năm 1807, Burr bị đưa ra xét xử với tội danh phản quốc trước tòa án lưu động (Circuit Court) tại Richmond, Virginia. Và đến ngày 3 tháng 8, đến lượt Tối cao Pháp viện do Chánh án Hoa Kỳ John Marshall chủ trì xét xử vụ án của ông ta.
Chánh án Marshall lại là một thành viên chủ chốt của Đảng Liên Bang, do cựu Tổng thống John Adams bổ nhiệm và trước đó ông này đã có những bất đồng với Thomas Jefferson.
Điều 3, Mục 3 của Hiến pháp Hoa Kỳ yêu cầu rằng tội phản quốc phải được thừa nhận tại tòa án công khai hoặc được chứng minh bằng một hành động công khai có sự chứng kiến của hai người. Vì không có hai nhân chứng nào đưa ra, Burr được tuyên trắng án vào ngày 1 tháng 9, bất chấp toàn bộ ảnh hưởng chính trị của chính quyền Jefferson chống lại ông. Burr ngay lập tức bị xét xử về tội nhẹ và một lần nữa được tuyên trắng án.
Các nhà sử học sau này cho rằng Burr không phạm tội phản quốc một cách rõ ràng nhưng theo định nghĩa của Marshall, có bằng chứng liên quan đến tội phản quốc. Ví dụ, Bollman – một đặc vụ của Burr ở New Orlean năm 1806, thừa nhận với Jefferson trong một cuộc thẩm vấn rằng Burr dự định tăng quân và xâm lược Mexico. Ông khai rằng Burr tin là ông ta nên là quốc vương của Mexico, vì một chính phủ cộng hòa không phù hợp với người dân Mexico. Nhiều nhà sử học tin rằng mức độ tham gia của Burr có thể không bao giờ được biết.
Burr được trắng án, nhưng không thể quay lại con đường chính trị, lại đeo thêm một khoản nợ khổng lồ do đời sống trước đây. Ông bỏ trốn các chủ nợ của mình để đến châu Âu, sống lưu vong tại đây trong 25 năm rồi quay trở về Hoa Kỳ, đổi tên họ vẫn để trốn nợ, cưới một góa phụ giàu có khi ông ở tuổi 73 và sau đó ly hôn với vợ vì bà này nhận thấy tài sản của mình hao hụt trong những vụ đầu cơ thua lỗ vào đất đai của Burr. Luật sư xử lý vụ ly hôn này kỳ lạ thay chính là con trai của Alexander Hamilton. Đúng là “oan gia trái chủ đụng đầu nơi ngõ hẹp”.Burr được trắng án, nhưng không thể quay lại con đường chính trị, lại đeo thêm một khoản nợ khổng lồ do đời sống trước đây. (Pixabay)
Những lần “tái xuất giang hồ” của Đạo luật Phục sinh
Kể từ năm 1807, Đạo luật Phục sinh đã được sửa đổi nhiều lần để đáp ứng các thách thức chính trị khác nhau.
Năm 1861, Abraham Lincoln đã mở rộng luật để tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành Nội chiến. Nếu không có nó, ông sẽ không có quyền cử quân đội liên bang vào một bang mà không có sự cho phép của thống đốc.
Sau Nội chiến, Đạo luật Phục sinh tiếp tục được sửa đổi để trao cho Tổng thống quyền thực thi Tu chính án thứ 14 và các điều kiện Tái thiết ở miền Nam.
Đó là quyền hạn tương tự được các Tổng thống Eisenhower và John F. Kennedy viện dẫn trong thời kỳ dân quyền để triển khai quân đội đến miền Nam nhằm thực thi sự phân biệt đối xử bất chấp các thống đốc.
Đạo luật Phục sinh được đưa ra lần gần đây nhất vào năm 1992 dưới thời Tổng thống George H.W. Bush, khi mà Peter Wilson, thống đốc bang California lúc bấy giờ, yêu cầu giúp đỡ để dập tắt bạo loạn lan rộng sau khi bốn sĩ quan cảnh sát bị buộc tội đánh Rodney King được tha bổng.Sử dụng Đạo luật Phục sinh hoặc Thiết quân luật là một thủ đoạn “động đến cả thiên hạ” nên không thể không thận trọng. (Tổng hợp)
Tổng thống Donald Trump liệu có sử dụng Đạo luật Phục sinh?
Trước sự thúc giục của những người yêu nước, lo lắng cho vận mệnh của Hoa Kỳ trước âm mưu đảo chính, phản loạn của thế lực nhà nước ngầm, có lẽ Tổng thống Donald Trump cũng đã tính đến việc sử dụng Đạo luật Phục sinh. Nhưng chúng ta cũng biết rằng Tổng thống Donald Trump đại diện cho những giá trị truyền thống của nước Mỹ, và là người thận trọng trong mưu tính, trái ngược với những phát ngôn bề ngoài của ông. Bởi vậy, chúng ta hiện vẫn chưa có được xác nhận chính thức từ chính quyền Tổng thống Trump về vấn đề này.
Trong một tweet ngày 20/12, Tổng thống Donald Trump có viết rằng: “Thiết quân luật = Tin tức giả mạo (Fake News)”. Sử dụng Đạo luật Phục sinh hoặc Thiết quân luật là một thủ đoạn “động đến cả thiên hạ” nên không thể không thận trọng, nhất là trong khi kẻ thù bên ngoài nước Mỹ – giờ đây đã được chỉ đích danh là ĐCSTQ và một vài chính quyền hung đồ khác, luôn có thể tranh thủ tình huống bất ổn bên trong của nước Mỹ để “nội công ngoại kích”.
Có lẽ nếu không phải đến tình huống bất khả kháng thì Tổng thống Donald Trump sẽ không sử dụng Đạo luật Phục sinh.
Nhưng lịch sử rõ ràng là đã có sự an bài chi tiết giống như một màn diễn với sự phân công tỉ mỉ cho các diễn viên, để đến lúc này, trong cuộc quyết đấu cuối cùng của Chính – tà, nhân vật đại diện cho phe Chính nghĩa là Tổng thống Donald Trump đã được chuẩn bị đầy đủ mọi công cụ hành pháp để có thể đập tan mọi âm mưu phản loạn của thế lực nhà nước ngầm và sau đó nhân loại sẽ có cơ hội bước sang một thời kỳ mới huy hoàng.
Tài liệu tham khảo: 1. Thomas Jefferson Signed the Insurrection Act in 1807 to Foil a Plot by Aaron Burr – history.com 2. Aaron Burr, 3rd Vice President (1801-1805) – senate.gov 3. Aaron Burr – Wikipedia 4. Aaron Burr: Biography & Fact – Encyclopedia Britannica. Retrieved May 20, 2020. 5. Justus Erich Bollman to Thomas Jefferson, January 26, 1807, with Report – loc.gov
Bắc Kinh yêu cầu Biden tái gia nhập thỏa thuận Iran thông qua kênh liên lạc ngầm, theo truyền thông TQ.
DKN 3 giờ trước
Ảnh chụp màn hình Youtube/Financial Issues with Dan Celia
Theo các kênh truyền thông của ĐCSTQ, Bắc Kinh đã mở “kênh liên lạc ngầm” với các cá nhân thân cận với chiến dịch Biden vào tháng trước. Khi liên lạc với Bắc Kinh thông qua kênh kết nối ngầm này, chiến dịch Biden về cơ bản đã vi phạm Đạo luật Logan, một cáo buộc mà họ đã tùy ý đưa ra đối với chính quyền TT Trump hồi năm 2016 trước khi ông Trump nhậm chức.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) đưa tin rằng thông qua “kênh liên lạc ngầm” được thiết lập này, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã “ra lệnh” cho Biden tái tham gia Thỏa thuận Hạt nhân Iran, dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Iran, và đảo ngược các chính sách cứng rắn chống lại ĐCSTQ.
“Mỹ nên quay trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran càng sớm càng tốt một cách vô điều kiện, và Mỹ cũng nên hủy bỏ tất cả các lệnh trừng phạt áp đặt lên Iran, các thực thể và cá nhân bên thứ ba khác”, ông Vương Nghị nói trong một hội nghị trực tuyến do EU tổ chức.
Hội nghị có sự tham dự trực tuyến của các ngoại trưởng Nga, Iran, Anh, Pháp và Đức, tất cả các nước ký kết Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (Thỏa thuận Hạt nhân Iran) mà Tổng thống Trump đã tuyên bố rút khỏi vào năm 2018.
Các đại diện từ Đức, Iran, Trung Quốc, Nga và Vương quốc Anh “hoan nghênh” khả năng chính quyền Biden đưa Hoa Kỳ trở lại nhóm.
Kênh truyền thông quốc gia Đức DW News gọi triển vọng này là “tích cực”, đồng thời nói thêm rằng, “Với sự tham gia của Joe Biden, tất cả các bên tham gia thỏa thuận hạt nhân đều muốn nó được khôi phục lại diện mạo ban đầu”.
Cáo buộc về việc nhóm Biden mở các “kênh liên lạc ngầm” với ĐCSTQ để thảo luận các vấn đề chính sách của Mỹ và quan hệ đối ngoại song phương cho thấy nhóm Biden đang tham gia vào chính những hành vi mà Đảng Dân chủ và những người theo chủ nghĩa Cấp tiến dùng để kết tội Tướng Michael Flynn – một phụ tá của TT Trump.
Đạo luật Logan – đạo luật mà phe cánh tả viện dẫn trong cáo buộc cản trở và liên lạc bất hợp pháp của chính quyền TT Trump trước khi nhậm chức hồi năm 2016 – là đạo luật được thông qua năm 1799 theo đó phạt tiền và/hoặc bỏ tù những công dân cá nhân (private citizen) nỗ lực can thiệp trái phép vào các vấn đề giữa Mỹ và chính phủ nước ngoài.
Kể từ giờ mãi cho đến ngày 20/1/2021, ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, ứng viên Phó tổng thống tranh cử cùng ông là Thượng nghị sĩ Kamala Harris, và những người còn lại trong bộ máy chính quyền dự kiến của ông, vẫn chỉ là các công dân tư nhân và không có vị thế chính thức nào trong chính phủ Hoa Kỳ. Do đó, họ đã vi phạm luật Logan.
Tất nhiên, đó là trong trường hợp chiến dịch TT Trump thất bại trong nỗ lực pháp lý nhằm lật ngược kết quả bầu cử. Ít nhất cho đến ngày 6/1/2021 khi Quốc hội kiểm tra xác nhận các lá phiếu Đại Cử tri, chúng ta vẫn chưa thể biết được ai sẽ chính thức trở thành Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.
Nghiên cứu mới nhất: Georgia gửi dữ liệu bầu cử cho Trung Quốc.
Mộc San•Chủ Nhật, 27/12/2020 • 6.1k Lượt Xem Nghiên cứu mới nhất cho thấy một thiết bị thông minh ở bang Georgia đã gửi thông tin bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ đến Trung Quốc.
Vận động ủng hộ Tổng thống Trump tại Georgia ngày 5/12 (Ảnh: Epoch Times) Chuyên gia an ninh bầu cử Russell Ramsland đã đưa ra nhận định trên trong cuộc phỏng vấn với “Zooming In with Simone Gao” ngày 24/12. Ông Ramsland đã xem báo cáo liên quan một ngày trước cuộc phỏng vấn. Theo báo cáo, một thiết bị thông minh trong một phòng lập bảng ở Georgia có thể liên lạc với máy chủ lập bảng, và gửi thông tin về phiếu bầu cho Trung Quốc. Một kỹ sư của Microsoft đã theo dõi các thông tin này.
Exclusive: Exam Indicates Georgia Tabulating Machine Sent Results to China https://t.co/tNDuVSSmKL
— Simone Gao (@SimoneGao) December 25, 2020
Ông Ramsland cũng đề cập rằng các máy bỏ phiếu Dominion có kết nối mạng trực tiếp với Trung Quốc, Serbia, Pakistan và Canada. Các quốc gia này có thể truy cập hệ thống Dominion thông qua cửa hậu (backdoor), từ đó truy cập vào hệ thống bầu cử của Mỹ. Ngoài phương thức liên hệ với các máy bỏ phiếu ở Georgia nói trên, Trung Quốc cũng thường gián tiếp truy cập vào các máy chủ ở Mỹ thông qua các máy chủ ở một hoặc hai quốc gia khác.
Phát hiện này của ông Ramsland đã thu hút nhiều sự chú ý từ dư luận. Gõ tìm kiếm “Exam Indicates Georgia Tabulation Machine Sent results to China” trên mạng xã hội Twitter, bạn có thể thấy rất nhiều cư dân mạng đang retweet những tin tức liên quan.
Đầu tháng này, nhóm của luật sư Sidney Powell cũng cho biết, trong lời khai tuyên thệ của một chuyên gia an ninh mạng đề cập rằng dữ liệu bầu cử có thể được truyền tới Trung Quốc. Lời khai chỉ ra, hệ thống bỏ phiếu Dominion hợp tác với Akamai, một nhà cung cấp mạng phân phối nội dung (CDN – Content Delivery Network), có thể truyền dữ liệu bầu cử của Hoa Kỳ đến các máy chủ Akamai ở Đức và Trung Quốc.
Ứng dụng tin tức “News 360” liên kết giữa thông tin bang Georgia đã gửi kết quả bỏ phiếu sang Trung Quốc và việc ĐCSTQ dùng tiền bạc thao túng bầu cử. Trang web bảo thủ của Mỹ “Hal Turner Radio Show” dẫn lời các nhân viên tình báo an ninh quốc gia cấp cao của Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố quốc gia FBI (Joint Terrorism Task Force) hồi tháng trước, cho biết FBI có bằng chứng về việc Thống đốc Brian Kemp và Bộ trưởng Nội Vụ Brad Raffensperger (người phụ trách bầu cử) của bang Georgia nhận hối lộ từ chính quyền Trung Quốc để thao túng kết quả cuộc bầu cử.
Vào tháng 12, luật sư Lin Wood đã đăng một tweet đặc biệt đề cập đến Thống đốc và Bộ trưởng Nội vụ bang Georgia. Ông nói: “Bất kỳ công dân nào của Georgia, dù có đương chức hay không, miễn là anh ta lấy tiền từ Trung Quốc (ĐCSTQ), George Soros hoặc Bill Gates để thao túng cuộc bầu cử của chúng ta, theo bất kỳ cách (thao túng) nào, họ đều là những kẻ phản bội. Chúng ta cần tìm ra và bắt giam lại.”
Luật sư Lin Wood kêu gọi những người quan tâm đến tự do “hãy hành động”, “đã đến lúc bất phục tùng dân sự theo phương thức bất bạo động”. Ông đặc biệt kêu gọi mọi người gửi những thông điệp mạnh mẽ đến hai người này.
Any public or private citizen of GA who took Chinese money, George Soros money or Bill Gates money to manipulate our election in any manner is a TRAITOR.
We need to root them out of their holes & lock them up. pic.twitter.com/F8VSJLscQH
— Lin Wood (@LLinWood) December 2, 2020
When an election can be manipulated by foreign countries working with American traitors, our freedom is facing extinction.
If you care about freedom, take action. Time for non-violent civil disobedience.
Send a strong message to Corrupt GA Gov. @BrianKempGA & @GaSecofState,
— Lin Wood (@LLinWood) December 2, 2020
Mộc San, Vision Times tiếng Trung.
Cạn ngân khố, Bắc Kinh tung chiêu ‘chống độc quyền’ moi tiền doanh nghiệp tư.
DKN 3 giờ trước
Tại thời điểm khi mà tình hình kinh tế Trung Quốc ngày một xấu đi, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt đầu tiến hành điều tra “chống độc quyền” đối với các công ty nước ngoài, công ty liên doanh và công ty Trung Quốc, nhiều tập đoàn lớn đã bị điều tra và xử phạt, theo Epoch Times.
Ngày 25/12, “Báo cáo thường niên thực thi luật chống độc quyền của Trung Quốc (năm 2019)” do Cục Giám sát Thị trường Nhà nước Trung Quốc đưa ra cho thấy, trong năm 2019, nhà chức trách Trung Quốc tổng cộng đã lập hồ sơ điều tra 103 trường hợp độc quyền, kết án 46 trường hợp với mức phạt 320 triệu Nhân dân tệ (NDT).
Trong đó, công ty sản xuất ô tô Changan Ford, liên doanh 50:50 giữa Công ty ô tô Changan và Ford Motor, bị phạt 162,8 triệu NDT vào tháng 6/2019; công ty Toyota Motor của Nhật Bản bị phạt hơn 87,61 triệu NDT vào tháng 12/2019; công ty East Man của Mỹ bị phạt hơn 24,37 triệu NDT vào 4/2019; công ty II-VI Photonics với 100% vốn của Mỹ bị điều tra vào 2/2019.
Báo cáo cũng đề cập đến việc xúc tiến các cuộc điều tra đối với nhiều công ty đa quốc gia nổi tiếng như: Samsung (Hàn Quốc), Hynix (Hàn Quốc), Micron (Mỹ), DuPont (Mỹ), Ericsson (Thụy Điển), v.v..
Ngoại giới phổ biến nhìn nhận rằng, cái gọi là “chống độc quyền” ĐCSTQ đưa ra chỉ là cái cớ, mục đích thật sự là để “moi tiền” từ các tập đoàn lớn, bởi nền kinh tế Trung Quốc ngày một xấu đi.
Trước đó, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ một số chủ doanh nghiệp tư nhân và quốc hữu hóa tài sản của họ. Sau đó, ĐCSTQ lại tiếp tục “sờ gáy” ngành giải trí Trung Quốc, trong đó Phạm Băng Băng bị phạt 889 triệu NDT, các diễn viên nổi tiếng khác trong ngành điện ảnh và truyền hình tổng cộng bị nộp phạt ít nhất 11,747 tỷ NDT tiền thuế.
Hiện tại, ĐCSTQ đã nhắm “con dao đồ tể” đến những gã khổng lồ Internet Trung Quốc.
Ngày 14/12, ba tập đoàn công nghệ lớn gồm Alibaba, Tencent và SF Express đều lần lượt bị nhà chức trách ĐCSTQ điều tra và xử phạt 500.000 NDT vì “vi phạm luật chống độc quyền”. Ngày 24 /12, Cục Giám sát Thị trường Nhà nước đã tiến hành điều tra lập pháp đối với Công ty TNHH Tập đoàn Alibaba vì nghi ngờ có hoạt động độc quyền như “chọn một trong hai”.
Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa (Feng Chongyi), chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney, nói với Thời báo Epoch Times rằng vấn đề căn bản của cái gọi là chống độc quyền của ĐCSTQ là quốc khố trung ương đã cạn sạch tiền, thế nên mới “tung chiêu” để moi tiền túi của những tập đoàn tài chính và những công ty lớn để lấp vào.
Kinh tế Trung Quốc có thể trật bánh do vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt kỷ lục.
DKN 12 giờ tới
Tờ Nikkei Asian Review cho biết các vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp của Trung Quốc trong năm nay đã đạt mức kỷ lục 25 tỷ USD. Khủng hoảng nợ tiềm ẩn làm dấy lên lo ngại sự phục hồi sau dịch bệnh của Trung Quốc có thể trật bánh.
Nhưng việc Bắc Kinh tái khởi động việc “xóa nợ” có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế trong năm tới. Theo ước tính của nhà kinh tế quản lý ở Paris, GDP của Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm tới, thấp hơn nhiều so với mức kỳ vọng của thị trường hiện tại là 11,3%. Nguyên nhân chính là do Bắc Kinh đang tập trung giải quyết vấn đề nợ khổng lồ như trái phiếu doanh nghiệp.
Chi Lo, chuyên gia kinh tế về Trung Quốc Đại lục của quỹ đầu tư Fab-Barcelona Asset Management, cho biết lo ngại về một sự kiện tín dụng tiềm ẩn ngoài tầm kiểm soát, là vấn đề đầu tiên trong danh sách các mối quan tâm của Trung Quốc, nhưng chính sách của Bắc Kinh có thể mắc sai lầm, chẳng hạn như thắt chặt tín dụng quá sớm. Và sự rút lại quá sớm những bảo đảm ngầm của chính phủ đối với các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc “có thể gây ra việc ngừng hỗ trợ đột ngột cho sự phục hồi nền kinh tế và làm tăng nguy cơ khủng hoảng tài chính trong nước”.
Theo số liệu của Hiệp hội Tài chính Quốc tế (IIF), nợ của các công ty phi tài chính Trung Quốc lên tới 159,1% GDP, cao hơn mức 152,2% của một năm trước. Tỷ lệ nợ cao thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Hồng Kông, và xấp xỉ gấp đôi so với mức 78,1% của các công ty Mỹ. Nó cũng cao hơn mức 109,8% của các công ty khu vực đồng Euro, 106,4% của các công ty Nhật Bản và mức trung bình là 96,1% ở các thị trường mới nổi.
Michelle Lam, nhà kinh tế của Trung Quốc Đại lục tại Ngân hàng Societe Generale, cho rằng việc vỡ nợ của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc có thể thể hiện sự khởi đầu của việc định giá lại phần bù rủi ro, hay phần chênh lệch giữa tỉ lệ lợi tức yêu cầu của một khoản đầu tư thông thường với tỉ lệ lợi tức phi rủi ro danh nghĩa. Điều này sẽ khiến sự khác biệt giữa các công ty tốt và các công ty kém cạnh tranh trở nên rõ ràng hơn. Điều này chắc chắn sẽ gia tăng áp lực thắt chặt môi trường tín dụng và dẫn đến việc làm chậm lại tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong nửa cuối năm 2021.
Các công ty Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức trả nợ cao nhất trong năm tới. Điều này có thể gây ra một làn sóng vỡ nợ lớn hơn. Báo cáo chỉ ra rằng các công ty Trung Quốc sẽ có tới 104 tỷ USD trái phiếu trên thị trường trái phiếu nước ngoài sẽ đáo hạn vào năm tới, nhiều hơn 40% so với năm nay. Song song với đó sẽ có tới 7,1 nghìn tỷ nhân dân tệ trái phiếu trên thị trường trái phiếu trong nước sẽ đáo hạn. Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch cảnh báo rằng 1,15 nghìn tỷ nhân dân tệ trái phiếu trên thị trường hiện nay được phát hành bởi các công ty Trung Quốc vay nợ quá mức hoặc có bảng cân đối kế toán yếu.
Tổng thống Trump có thể tái đắc cử nếu ngày 6/1 Phó tổng thống Mike Pence làm đúng luật .
27/12/20
Phó tổng thống đắc cử Mike Pence và tổng thống đắc cử của đảng Cộng hòa Donald Trump bắt tay trong sự kiện đêm bầu cử của ông tại New York Hilton Midtown vào sáng sớm ngày 9 tháng 11 năm 2016 ở Thành phố New York (Ảnh của Mark Wilson / Getty Images)
Vào ngày 6 tháng 1, một phiên họp chung của Quốc hội sẽ khai mạc – với Phó Tổng thống Mike Pence làm chủ tịch Thượng viện. Ông Pence sẽ có toàn quyền và quyền lực này là không thể đảo ngược. Nhiệm vụ của ông ấy sẽ là “hoàn thành lời tuyên thệ nhậm chức của mình” – để bảo Hiến pháp của Hoa Kỳ, và đảm bảo rằng các luật được thực thi một cách trung thực.
Đúng như vậy. Với tư cách là chủ tịch Thượng viện, mọi quyết định đều do ông ấy phán quyết và ông ấy có thể phán quyết bất kỳ quyết định nào (trong trường hợp này là liên quan đến vấn đề đại cử tri) là “trái lệnh” hoặc “bị từ chối”.
Đây là một tiêu chuẩn cao trong thực thi nhiệm vụ và Ông Pence sẽ có hai lựa chọn.
Ông Pence có thể ‘tán thành’ những cử tri ‘được chứng nhận’, hoặc ông ấy có thể bảo vệ luật pháp
Điều II, Mục 1 của Hiến pháp trao cho các cơ quan lập pháp tiểu bang “thẩm quyền toàn thể” – như đã tuyên bố trong vụ “Bush kiện Gore”. Đây là chìa khóa, vì việc kiểm phiếu được thảo luận trong Điều II, Tu chính án thứ 12, và 3 USC 15.
Thêm vào đó, như đã báo cáo trước đây, do các tranh chấp pháp lý gay gắt về gian lận bầu cử tại 7 tiểu bang Arizona, Georgia, Michigan, New Mexico, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin, mỗi Bang đã quyết định gửi 2 nhóm đại cử tri – đại diện cho 2 đảng đối lập tới Thủ đô Washington DC. Điều này có nghĩa là Phó tổng thống phải quyết định xem ông sẽ xử lý tình huống như thế nào, khi cả hai phong bì được niêm phong – sẽ được trao cho ông từ bất kỳ tiểu bang nào.
Macris chỉ ra rằng vào năm 1800, ngay cả khi có những khiếm khuyết về hiến pháp ở bang Georgia, cựu Tổng thống Thomas Jefferson đã loại bỏ các phiếu đại cử tri bị lỗi từ bang này, và tự mình bỏ phiếu một cách hiệu quả để tự đưa mình vào vị trí tổng thống. Điều này chứng tỏ rằng chủ tịch Thượng viện là người có thẩm quyền cuối cùng – về bất kỳ động thái hoặc phản đối nào trong quá trình kiểm phiếu. Không có kháng nghị.
Điều đó không có nghĩa là sẽ không có bất kỳ sự phẫn nộ nào. Bất cứ điều gì ông Pence làm (theo đúng luật), sẽ khiến nhiều người sẽ tức giận. Nhưng luật đã yêu cầu những gì?Bộ trưởng Nội vụ bang Georgia là ông Brad Raffensperger tổ chức một cuộc họp báo về tình hình kiểm phiếu ở Atlanta, Georgia, ngày 6/11/2020. (Jessica McGowan / Getty Images)
Bảy bang tranh chấp rõ ràng đã vi phạm luật pháp của chính họ. Thay vì liệt kê các sự kiện đã được trình bày chi tiết trong nhiều bài báo, chúng ta nên xem xét những điều sau:
Bầu cử là một quá trình kiểm phiếu cho các ứng cử viên. Chỉ những phiếu bầu hợp lệ, hợp pháp mới được tính. Một phiếu bầu hợp lệ là:
Được chọn bởi một cử tri đủ điều kiện, được đăng ký hợp lệ theo quy định của luật do Cơ quan lập pháp tiểu bang ban hành;
Được thực hiện một cách kịp thời, theo quy định của luật do Cơ quan lập pháp tiểu bang ban hành;
Được thực hiện theo hình thức phù hợp theo quy định của luật do Cơ quan lập pháp tiểu bang ban hành.
Bất kỳ quy trình nào không tuân theo các quy tắc này, thì không phải là quy trình của một cuộc bầu cử. Bất kỳ điều gì thu được từ đó sẽ không thể được coi là kết quả hợp pháp.
Hầu hết các nhà bình luận đều cho rằng quá trình thu thập phiếu bầu trong một cuộc bầu cử này là “có sai sót, thiếu sót và thậm chí là cố ý làm sai”. Hãy tưởng tượng một giải đấu gôn – mà mỗi cú đánh hỏng của một người chơi đều được đánh bù lại, trong khi người này lẽ ra phải tuân theo các quy tắc USGA (hiệp hội Gôn Mỹ) một cách chi tiết.
Nếu một người chơi được phép đánh bóng tự do, kể cả đánh xuống nước [vẫn được tính điểm], còn người kia phải xử lý mọi quả bóng theo đúng quy tắc cuộc hơi. Kết quả sẽ là một trò hề.
Không phải là một cuộc bầu cử, mà là một trò hề
Điều tương tự cũng áp dụng cho các cuộc bầu cử. Nếu có một số ít phiếu bầu không đúng, chúng ta có thể xem rằng trên thực tế, đã có một cuộc bầu cử “bị ô nhiễm”, nhưng nó không bị tổn hại về nội dung. Tuy nhiên, khi những người chịu trách nhiệm quản lý cuộc bầu cử quyết định phớt lờ luật, thì bất cứ quy trình nào mà họ giám sát đều không phải là quy trình tuân thủ theo Luật. Do đó, nó không phải là một cuộc bầu cử.
Điều này khiến Phó Tổng thống Pence rơi vào tình thế khó xử. Ông ấy là một quý ông luôn coi trọng truyền thống của chính phủ với một mức độ tôn kính, vì vậy ông ấy sẽ ngần ngại thực hiện bất kỳ hành động táo bạo nào. Nhưng là một người có danh dự, phải đối mặt với sự bất hợp pháp lớn, ông ấy phải hành động để bảo vệ luật pháp.
Hãy cân nhắc xem mọi thứ có thể kết cục như thế nào khi hai phong bì từ bang Georgia được chuyển đến Phó Tổng thống, có thể ông ấy sẽ nói:
“Trên tay tôi là những chiếc phong bì chứa phiếu đại cử tri từ Georgia. Điều cần thiết là tôi phải xem xét luật quy định việc này. Luật đó – theo Cơ quan lập pháp Georgia và Điều II, Mục 1 của Hiến pháp Hoa Kỳ – là đạo luật Georgia – bao gồm các thủ tục đối chiếu chữ ký trên các lá phiếu vắng mặt, một yêu cầu rằng tất cả các lá phiếu vắng mặt phải được yêu cầu trước tiên bởi một cử tri hợp pháp, và những người theo dõi bầu cử luôn có mặt một cách có ý nghĩa trong khi phiếu bầu được kiểm.
Ngoại trưởng Georgia, người không được Hiến pháp Hoa Kỳ trao quyền để thực hiện các thay đổi đối với luật bầu cử, đã ký một Nghị định về sự đồng thuận – nhằm bỏ những biện pháp bảo vệ này do Cơ quan lập pháp Georgia ban hành. Các quy trình mà ông ấy đã quy định và cuối cùng được tuân thủ – rõ ràng là trái với luật đó. Hơn nữa, Bang Georgia, trong một sự thông đồng chưa từng có với các bang khác, đã đình chỉ việc kiểm phiếu vào lúc nửa đêm, che đậy âm mưu của mình với một tuyên bố ‘có trục trặc’ vì một ‘sự cố vỡ đường nước chính”. Bây giờ chúng ta biết từ video giám sát rằng hàng ngàn lá phiếu đã được đếm bất hợp pháp mà không có người quan sát theo yêu cầu của pháp luật.
Cuối cùng, Bang Georgia, dưới quyền của Bộ trưởng nội vụ Bang Brad Raffensperger – một thành viên không thuộc quyền lập pháp – đã sử dụng các máy bỏ phiếu Dominion có sai sót nghiêm trọng – đã được chứng minh là không đáng tin cậy. Trong thử nghiệm, tỷ lệ lỗi của máy Dominion đã vượt quá 60%, vượt xa giới hạn luật định. Chúng được thiết kế để tạo điều kiện cho gian lận mà không lưu lại dấu vết theo yêu cầu pháp lý. Chỉ điều này là quá đủ để xoay chuyển một cuộc bầu cử.
Vì bang Georgia đã không tuân theo luật bầu cử do cơ quan lập pháp của bang này thiết lập theo Điều II, Phần 1 của Hiến pháp, nên bang đã không tiến hành một cuộc bầu cử tổng thống hợp pháp . Do đó, không có ‘đại cử tri tổng thống’ nào được bổ nhiệm ở Georgia. Hơn nữa, ‘đại cử tri’ được ‘chứng nhận’ bởi các tổ chức không thuộc cơ quan lập pháp theo quy trình này – trên thực tế không phải là ‘đại cử tri tổng thống’. Nhóm ‘đại cử tri’ cạnh tranh (nhóm còn lại trong 2 nhóm) cũng thiếu hụt tương tự, vì không được bầu qua một cuộc bầu cử tổng thống hợp pháp.
Do đó, chủ tọa tuyên bố bang Georgia không được chuyển phiếu của bất kỳ đại cử tri tổng thống nào cho cơ quan này. Georgia đưa ra số phiếu bằng 0 cho ông Donald Trump và bằng O cho Joseph Biden”.Phó Tổng thống Pence có thẩm quyền cuối cùng để tuyên bố rằng các bang được đề cập đã không tiến hành bầu cử tổng thống đúng quy định. Sẽ có những tiếng than khóc và nghiến răng, nhưng không ai có quyền thay đổi quyết định của ông ấy (Ảnh: Getty)
Tuyên bố không nói gì về việc ai “có thể hoặc không” “chiến thắng” tại các bang tranh chấp. Đúng hơn, điều quan trọng là, vì không tuân theo luật pháp của bang – do cơ quan lập pháp của bang ban hành, chính quyền bang đã vi phạm Điều II, Mục 1 Hiến pháp bang. Vì vậy, họ đã không tiến hành một cuộc bầu cử và kết quả của họ là vô hiệu.
Nếu số phiếu của tất cả 7 bang tranh chấp được đăng ký bằng 0, Tổng thống Trump sẽ có 232 phiếu và Joe Biden sẽ có 222. Tu chính án thứ 12 cho biết, “phiếu sau đó sẽ được tính… Người có số phiếu bầu nhiều nhất cho vị trí Tổng thống, sẽ là Tổng thống”.
Nói một cách dễ hiểu, ông Donald Trump sẽ tái đắc cử, vì ông có đa số phiếu đại cử tri thực tế. Sẽ không cần phải có sự tham gia của Hạ viện để giải quyết một cuộc bầu cử ngẫu nhiên.
Cựu tổng thống Richard Nixon đã chọn “không tranh cãi” về cuộc bầu cử năm 1960 vì ông cảm thấy rằng chiến thắng theo cách đó sẽ dẫn đến “một đất nước khó điều hành”. Nếu Phó Tổng thống Pence làm điều này, lập luận tương tự có thể được đưa ra. Nhưng liệu một cuộc bầu cử gian dối sẽ khiến đất nước có thể được quản lý – một cách hợp pháp?
Các bang của đảng Dân chủ như California, Oregon, Washington, New York, New Jersey và Michigan đã hoạt động vô luật pháp một cách công khai – với các hạn chế “khẩn cấp” – “liên quan đến COVID-19”. Việc họ từ chối các quyền dân sự của những công dân tuân thủ pháp luật thật là kinh khủng. Họ từ chối cả việc đảm bảo an ninh cảnh sát cơ bản; và họ thực thi pháp luật như một công thức kích động nội chiến.
Mọi chuyện sẽ không thể tiếp tục xấu tệ theo cách đó, nếu Phó Tổng thống Pence sống đúng với lời thề của mình và tuân thủ luật pháp.
Tác giả: Tiến sĩ Ted Noel là một bác sĩ đã làm việc 32 năm trong lĩnh vực y học lâm sàng. Ông đăng bài trên nhiều trang web dưới tên DoctorTed và @vidzette.
Đức Duy – https://www.ntdvn.com/the-gioi/tong-thong-trump-co-the-tai-dac-cu-neu-ngay-61-pho-tong-thong-mike-pence-lam-dung-luat-121714.html
Lầu Năm Góc thảo luận ứng phó kịch bản ông Trump ban bố thiết quân luật.
26/12/2020
Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump bác bỏ đồn đoán ông sẽ ban bố thiết quân luật nhằm lật ngược kết quả bầu cử, nhưng ở hậu trường Lầu Năm Góc vẫn thảo luận ứng phó kịch bản này.
Newsweek dẫn nguồn tin giấu tên từ Bộ Quốc phòng Mỹ (hay Lầu Năm Góc) ngày 25/12 cho biết, giới chức Lầu Năm Góc đang bí mật thảo luận ứng phó kịch bản Tổng thống Donald Trump có thể ban bố lệnh thiết quân luật trước ngày tổng thống đắc cử nhậm chức vào 20/1 tới.
Nguồn tin cho hay, giới chức Lầu Năm Góc và chỉ huy các đơn vị quân đội đóng gần thủ đô Washington DC hiện trong tình trạng “báo động đỏ” khi họ tham gia lên kế hoạch dự phòng trường hợp quân đội được lệnh duy trì hoặc khôi phục trật tự dân sự trong quá trình chuyển giao quyền lực và nhậm chức của tổng thống đắc cử.
Một nguồn tin nội bộ lập luận, do đại dịch Covid-19 nên Tổng thống Mỹ hiện thời được trao những quyền hạn khẩn cấp chưa từng có tiền lệ mà có thể khiến ông nghĩ rằng ông có quyền lực vô hạn. Tuy nhiên, nguồn tin của Newsweek cho biết, ông Trump sẽ không có được sự hậu thuẫn của các tướng lĩnh quân đội nếu ông quyết định thiết quân luật. Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy và Tham mưu trưởng Lục quân James McConville khẳng định “quân đội Mỹ không đóng vai trò gì trong việc định đoạt kết quả của một cuộc bầu cử Mỹ”. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley trước đó cũng khẳng định quân đội sẽ không can dự vào chính trị. Nhiều cựu quan chức quân đội và cả các quan chức hiện thời của Nhà Trắng cũng kịch liệt phản đối ý tưởng thiết quân luật.
Những bình luận trên được đưa ra sau khi ông Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, cho rằng Tổng thống Trump “nên thiết quân luật” và triển khai lực lượng quân đội tới các bang chiến trường để “về cơ bản tổ chức lại cuộc bầu cử”.
Về phần mình, ông Trump tuần trước đã đã lên tiếng chỉ trích một số hãng truyền thông đưa tin ông đang cân nhắc dùng thiết quân luật để thay đổi kết quả bầu cử. “Thiết quân luật = Tin giả. Chỉ là một bản tin tồi tệ hơn”, ông Trump viết trên Twitter hôm 20/12.
Tổng thống Trump đến nay vẫn chưa công nhận kết quả bầu cử và tuyên bố sẽ theo đuổi đến cùng các vụ kiện gian lận bầu cử. Ông và một số đồng minh được cho là đang lên kế hoạch lật ngược kết quả bầu cử khi quốc hội họp toàn thể vào 6/1 để xác nhận tổng thống đắc cử.