Bản tin ngày 19-7-2019
Tin Biển Đông
BBC có bài phỏng vấn GS Carl Thayer về tình hình Bãi Tư Chính: ‘VN nên công bố chi tiết’ và đừng ‘hạn chế báo chí’. Về mục tiêu của Bắc Kinh khi thực hiện vụ quấy phá này, đúng lúc Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân sang Trung Quốc, GS Thayer bình luận: “Trung Quốc nói Hà Nội nên chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, bằng cách kiềm chế các cuộc đối đầu và kiềm chế việc đưa ra các tuyên bố công khai về chủ quyền mà Việt Nam nói là không thể chối cãi của họ”.
Theo ông Thayer, chính quyền VN nên ngưng chuyện ngăn cấm truyền thông “lề đảng” tường trình về những gì đang xảy ra quanh Bãi Tư Chính. Ông Carthayer nói: “Các phương tiện truyền thông nên được tự do liên hệ với giới chuyên gia trong và ngoài nước để hỏi quan điểm và ý kiến của họ về vấn đề nghiêm trọng này”. Hà Nội không làm được như vậy, đúng như ý muốn của Bắc Kinh.
BBC có video clip: Chuyện gì đang xảy ra ở khu vực Bãi Tư Chính?
RFI bàn về tình hình căng thẳng Biển Đông: Việt-Trung cố tránh kịch bản 2014. Theo bài báo, cả Bắc Kinh và Hà Nội đều tránh những phát ngôn đi sâu vào chi tiết vụ đối đầu ở Bãi Tư Chính, vì “cả hai nước đều muốn tránh một tình trạng căng thẳng dữ dội như vào năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào cắm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, làm dấy lên những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trên khắp nước Việt Nam”.
VnExpress đưa tin: Malaysia diễn tập, phóng hàng loạt tên lửa chống hạm trên Biển Đông. Hải quân Hoàng gia Malaysia đang tổ chức hai cuộc diễn tập quy mô lớn Kerismas và Taming Sari trên Biển Đông, với sự tham gia của nhiều khí tài hiện đại như tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm và trực thăng vũ trang. Tàu hộ tống KD Kasturi đã khai hỏa tên lửa Exocet MM40 Block II trong khi trực thăng Super Lynx của RMN cũng bắn hai tên lửa chống hạm Sea Skua vào ngày 15/7.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Mohamad Bin Sabu tuyên bố: “Bắn tên lửa thành công là bằng chứng cho thấy RMN có khả năng thực thi các chiến dịch ở Biển Đông. Việc tiến hành các cuộc diễn tập này nhằm gửi thông điệp với cộng đồng hàng hải, đặc biệt là các quốc gia ở phía tây Malaysia, rằng RMN và các lực lượng vũ trang Malaysia luôn sẵn sàng bảo vệ hòa bình và các lợi ích trên Biển Đông”.
Mời đọc thêm: Malaysia phóng tên lửa chống tàu trên Biển Đông, thông điệp gửi Trung Quốc? (TT). – Philippines kêu gọi Mỹ đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông (VNE). – Tổng thống Philippines lại thách Mỹ điều Hạm đội 7 đối đầu Trung Quốc (TN). – Thách Mỹ đưa Hạm đội 7 tới Biển Đông đối đầu Trung Quốc, Philippines “chỉ nói đùa”? (Infonet).
Tin nhân quyền
Đại diện tu sĩ tôn giáo bị bách hại ở Việt Nam gặp Tổng thống Trump, RFA đưa tin. Hai vị tu sĩ thuộc giáo hội bị đàn áp ở Việt Nam được TT Donald Trump tiếp tại tòa Bạch Ốc vào ngày 17/7/2019. Đó là Mục sư A Ga thuộc Hội Thánh Tin Lành ở Tây Nguyên và tín đồ Cao Đài Lương Xuân Dương. Hai người thuộc nhóm 27 đại diện các nạn nhân bị bách hại do niềm tin tôn giáo đến từ các quốc gia trên thế giới, được người đứng đầu chính phủ Mỹ tiếp.
Đạo hữu Lương Xuân Dương cho biết: “Nhà cầm quyền Việt Nam đã hứa rất nhiều lần nhưng không thực hiện. Tôi mong muốn ngành lập pháp Hoa kỳ tác động lên ngành hành pháp để đưa Việt Nam vào lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC), buộc Việt Nam phải tôn trọng những điều mà chính họ đã cam kết”.
Đài truyền hình PBS có clip ghi lại vài chục giây phát biểu của tín đồ Cao Đài Dương Xuân Lương, gặp gỡ TT Trump tại tòa Bạch Ốc. Trong clip, dường như ông Trump không hiểu lắm, ngoài hai từ “Việt Nam”, khi ông hỏi lại:
Cả đời theo đảng, cuối đời mất đất
Chuyện ở Mỹ Hòa: Nỗi uất ức của một gia tộc có hàng chục đảng viên bị thu hồi 99% đất, theo báo Một Thế Giới. Bài báo cho biết, ở xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long, trong số 680 hộ gia đình, tổ chức bị thu hồi hơn 1,6 triệu m2 đất cho Khu công nghiệp Bình Minh, hiện còn 13 hộ không đồng thuận và nộp đơn kiện (và 1 hộ chưa giao đất). “Những hộ khác vì không tiền đeo đuổi khiếu kiện, cam chịu, nhận tiền đền bù ít ỏi đi nơi khác tha phương cầu thực”.
Chi tiết đáng lưu ý: Các hộ dân còn trụ lại để kiện đều có cùng cụ tổ là ông Võ Văn Hùng. “Họ Võ ở xã Mỹ Hòa là một gia tộc lớn, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc nhưng giờ đây, con cháu nhà họ Võ không cam tâm giao đất cho chính quyền vì họ không biết chính quyền phục vụ lợi ích của ai, vì ai, thông qua việc thu hồi đất”.
Mời đọc thêm: Vĩnh Long: Nước mắt Mỹ Hòa — Có kết luận thanh tra nhưng 3-5 tháng sau không ‘động đậy’ gì (MTG). – Tạm giữ 2 người gọi giang hồ đến gây sức ép để chiếm đất người khác (TT). – Kiểm tra vi phạm đất đai với 5 lãnh đạo TP Phan Thiết (PLTP).
Hà Nội thu hồi “sổ đỏ” tại 14 chung cư
Báo Tiền Phong đưa tin: Hà Nội chính thức lên tiếng việc thu hồi hàng trăm ‘sổ đỏ’ tại 14 tòa chung cư. Chiều 18/7, Sở TN&MT TP Hà Nội chính thức thông báo với các cơ quan báo chí vụ Sở này ra quyết định thu hồi và hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất tại 14 tòa nhà chung cư cao tầng, dự án nhà ở hỗn hợp tại huyện Thanh Trì và quận Hà Đông.
Sở TN&MT cho biết, họ đã rà soát các dự án nói trên và phát hiện có một số tầng vi phạm do xây dựng không đúng quy hoạch được phê duyệt. Sở này thông báo đã thành lập các Tổ công tác liên ngành để kiểm tra, rà soát đối với các dự án phát triển nhà ở tại thủ đô chưa được cấp “sổ đỏ”.
Báo Một Thế Giới đặt câu hỏi: Hàng loạt chung cư Mường Thanh bị thu hồi sổ đỏ, luật sư nói gì? LS Kiều Anh Vũ cho rằng, “đối với việc thu hồi giấy chứng nhận đã cấp cho người dân thuộc các dự án của Công ty Mường Thanh cần làm rõ đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai hay không, cơ quan thu hồi đã thông báo cho người dân biết rõ lý do hay chưa”.
Báo Dân Trí dẫn lời GS Đặng Hùng Võ bình luận vụ Hà Nội thu hồi “sổ đỏ” ở loạt chung cư: Cách làm không thoả đáng, mỗi Việt Nam làm vậy! Ông Võ nhận định, dù vụ thu hồi này không sai luật VN, nhưng “đây là quy định lạc hậu. Các nước khác trên thế giới quy định cấp sai thì phải chịu. Mỗi Việt Nam quy định thu hồi lại được”.
Mời đọc thêm: Hàng ngàn dân ‘té ngửa’ vì bị thu sổ hồng ở dự án Mường Thanh (TT). – Vì sao Hà Nội thu hồi hàng loạt sổ đỏ đã cấp? — Sẽ đề nghị Hà Nội dừng thu hồi sổ đỏ của cư dân (PLTP). – Vụ thu hồi hàng trăm sổ đỏ tại nhiều chung cư: Đề xuất xem xét việc cấp lại (DT). – Luật sư nói gì về việc hàng trăm căn hộ các dự án Mường Thanh bị thu hồi “sổ hồng”? (ANTĐ).
Cao tốc Bắc – Nam
Viet-studies có bài: Toàn văn báo cáo của TS Lã Ngọc Khuê về đường sắt cao tốc. Báo cáo chỉ ra, việc làm của phía tư vấn dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam “là hết sức lạ lùng, không chỉ vì đó là cách làm của một trình tự ngược, trái với thông lệ mà điều quan trọng cần chỉ ra là với việc làm trái với các quyết định của Thủ Tướng Chính phủ, áp đặt dự án ĐSTĐC Bắc Nam phải ngay lập tức là một tuyến Đường sắt Cao tốc 350 km/h”.
Zing đặt câu hỏi về đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Công trình để đời hay món nợ thế kỷ? Bài viết cảnh báo, “nếu đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được triển khai, nguồn lực của cả đất nước sẽ phải dồn vào dự án này. Điều này đồng nghĩa với việc các dự án đường sá, cầu cảng và những công trình khác sẽ không được ưu tiên đầu tư. Một khi tuyến đường sắt đã được xây lên, hầu như sẽ không có đường lùi”.
Mời đọc thêm: Đường sắt 350 km/h với 57 tỷ đô la: Cần hay không? (NA). – Xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Hiệu quả kinh tế phải là yếu tố cần quan tâm nhất (NBCL). – Chọn thầu cao tốc Bắc Nam: Tín hiệu tích cực (ĐV). – Ông chủ bí ẩn của DN muốn làm cao tốc Bắc – Nam, bảo hành đường 5 năm không nứt lún (Soha). – Từ ‘đồng cam cộng khổ’ đến ‘hốt cú chót’ đường sắt cao tốc $58 tỉ (VOA).
Mạng xã hội “Ma-dzê-in-Vietnam”
Có vẻ như chính phủ càng ngày càng ảo tưởng: Chính phủ chỉ đạo xây dựng Việt Nam thành một trung tâm an toàn, an ninh mạng của ASEAN, theo ICT News. Bài báo đưa tin, tại Nghị quyết phiên họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương tháng 6/2019, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TT&TT xây dựng VN trở thành một trung tâm về an toàn, an ninh mạng của ASEAN.
Chính phủ VN đang cố tình nhầm lẫn giữa an ninh mạng và kiểm duyệt mạng. VN hiện có đội ngũ “an ninh mạng” vô cùng đông đảo, sẵn sàng dập tắt tiếng nói phản biện của công dân, nhưng điều đó không có nghĩa VN có cơ sở an ninh mạng tốt.
Báo Lao Động đặt câu hỏi: Hahalolo có đủ sức thay thế Facebook tại Việt Nam? Mạng xã hội “cây nhà lá vườn” VN này đang được Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đặt niềm tin… thay thế được Facebook: “Đã đến lúc chúng ta viết một mạng xã hội mới, nhân văn hơn, thực sự coi trọng khách hàng hơn và đưa người dân làm chủ thể tri thức. Đồng thời, người dùng cũng phải được chia sẻ giá trị khi tham gia cuộc chơi đó”.
Đã đến lúc lãnh đạo VN cần hiểu rằng: Trong thương trường, chiến thắng do khách hàng quyết định, chứ không phải do an ninh mạng, tuyên giáo hay tuyên truyền viên. Hahalolo có thắng nổi Facebook hay không, sẽ do người dùng VN, trong đó có hàng vạn người đang kinh doanh online nhờ Facebook, quyết định. Không có tuyên giáo, an ninh nào can thiệp và tác động được quy luật thương trường cả.
Mời đọc thêm: Ông Võ Văn Thưởng: Ai đi trước về thông tin thì có cơ hội làm chủ vấn đề (TP). – Bộ trưởng Bộ TT&TT: “Sứ mệnh Việt Nam hùng cường đặt lên vai các doanh nghiệp CNTT” (DT). – Đừng sợ quá khứ chưa làm được, mà ta có dám làm hay không (VNN/ CafeF). – Từ phát biểu của ông Hùng, nghĩ về những ước mơ trái chiều (VOA). – Mạng VN, Cao Tốc, Nông Sản, Nha Trang… (VB).
Ám ảnh thủy điện
VTC đưa tin: Động đất 3,8 độ richter ở Quảng Nam. Chiều 18/7, Viện Vật lí địa cầu thông báo, lúc 12h20 cùng ngày, trận động đất có cường độ 3,8 độ richter xảy ra tại tâm chấn có tọa độ 15, 296 vĩ độ Bắc, 108, 202 độ kinh Đông với độ sâu khoảng 5km. Ông Lê Nho Triều, Chánh Văn phòng UBND huyện Bắc Trà My xác nhận, “trận động đất tạo rung chấn mạnh và tiếng nổ lớn ở khu vực Sông Tranh 2”.
Báo Người Lao Động viết: Động đất kèm tiếng nổ lớn “rung chuyển” Bắc Trà My. Bài báo cho biết, “nhiều người dân ở huyện Bắc Trà My cho hay họ cảm nhận rất rõ trận động đất này và có cảm giác như mặt đất bị rung chuyển”. Người dân ở cách thủy điện Sông Tranh 2 khoảng 7km, vẫn nghe nhiều tiếng nổ lớn và cảm nhận mặt đất bị rung lắc mạnh.
Theo các nhà khoa học, động đất diễn ra tại khu vực gần Thủy điện Sông Tranh 2 là động đất kích thích, “xảy ra do tác động của hồ chứa thủy điện sông Tranh 2 tích nước, tạo áp lực nên các đứt gãy hoạt động phía dưới. Động đất liên tiếp xảy ra ở khu vực này từ năm 2011 đến nay, có một số thời điểm động đất xảy ra với tần suất khá dày”.
Bộ Công thương kết luận vụ thuỷ điện xả nước gây lũ kinh hoàng ở Sa Pa, theo báo Tiền Phong. Lãnh đạo Sở Công thương Lào Cai xác nhận, sáng 25/6, trong quá trình vận hành xả lũ, chủ đầu tư thuỷ điện Sử Pán 1 chưa thực hiện đúng 1 số quy định vận hành hồ chứa. Bài báo cho biết, “khi qua đỉnh lũ (930,6m) và mực nước trong hồ giảm xuống 926m vào lúc 4h00 phút; giảm xuống 924m lúc 8h00 phút, chủ đầu tư Thủy điện Sử Pán 1 chưa tiến hành đóng các cửa van theo quy định vận hành hồ chứa được phê duyệt”.
Mời đọc thêm: Động đất 3,8 độ richter gần thủy điện Sông Tranh 2, Quảng Nam (VOV). – Động đất 3,8 độ Richter gây rung chấn mạnh một vùng ở Bắc Trà My (TN). – Động đất mạnh ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (GDTĐ). – Quảng Ngãi: Kỷ luật nhiều cán bộ dính sai phạm tại dự án thủy điện Đăkđrinh (TP). Mời đọc lại: Liên tiếp xảy ra động đất ở Quảng Nam (VTC).
Lâm tặc phá rừng
Báo Tiền Phong có bài: Khai quật 400 lóng gỗ thông, phát hiện thủ đoạn mới triệt hạ rừng. Sáng 18/7, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng cùng công an và một số cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng, kiểm đếm số lượng cây thông bị triệt hạ, cắt khúc rồi chôn lấp phi tang tại khoảnh 6, Tiểu khu 438A thuộc địa bàn thôn 4, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm.
Thủ đoạn mới của lâm tặc: “Sau khi tiến hành cưa hạ sát gốc cây thông, các đối tượng tiến hành cắt khúc rồi chôn lấp các lóng thông gần gốc cây. Tại một số vị trí thông bị cưa hạ, các đối tượng đã trồng cây bơ thay thế”.
Báo Tuổi Trẻ có clip: Gần 1 ha bơ của người tố cáo nạn phá rừng nghi bị kẻ xấu chặt hạ
Các vụ đình công
ICTNews đưa tin: Tài xế Go-viet tắt ứng dụng, đình công, kéo đến trụ sở công ty ở TP.HCM. Sáng 18/7, hàng trăm tài xế bất bình với Go-viet, kêu gọi cùng nhau tắt ứng dụng, đình công, kéo đến trụ sở công ty tại TP HCM để biểu tình. Một tài xế tham gia đình công cho biết: “Từ mức điểm thưởng tối thiểu là 10 điểm/ngày, giờ tăng lên tối thiểu 40 điểm/ngày… Go-viet tự động đưa ra chính sách mà chưa bàn gì với giới tài xế”.
Các tài xế cho biết, “ở cách tính mới, tài xế phải đạt các mốc điểm là 40, 64, 80 điểm; tức phải chạy được 40 điểm mới đạt mức tối thiểu (so với 10 điểm như trước). Để đạt mốc điểm thưởng tối đa, tài xế phải chạy sao cho đủ 80 điểm (so với trước là 40 điểm)”. Một số tài xế bình luận: “Mốc đó không bao giờ đạt được. Chạy cả ngày cũng không đạt được”.
Báo Thanh Niên có bài: Tài xế Go-Viet đình công phản đối chính sách mới. Bài báo dẫn lời một tài xế chia sẻ: “Trước đây 1 ngày chúng tôi chạy khoảng gần 15 đơn hàng là đạt 28 điểm thưởng, tương đương 180.000 đồng. Giờ hãng bắt buộc tài xế phải chạy đủ 80 điểm để nhận mức thưởng 240.000 đồng, nghĩa là phải chạy gần 40 đơn, chạy từ sáng đến tối cũng không đủ”.
Hơn 1.000 công nhân Công ty Xi măng Phúc Sơn dừng việc tập thể, theo VOV. Trong hai ngày 17 và 18/7, tất cả công nhân Công ty Xi măng Phúc Sơn, ở thị trấn Phú Thứ, huyện Kinh Môn, Hải Dương đã đình công, yêu cầu công ty thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người lao động.
Nguyên nhân khiến hơn 1.000 công nhân Công ty Xi măng Phúc Sơn đình công: Công ty này “vi phạm một số quyền lợi của người lao động như không thanh toán tiền làm thêm giờ; không trả thưởng hàng năm cho công nhân theo thỏa thuận; môi trường làm việc độc hại, suất ăn ca không bảo đảm dinh dưỡng”.
Mời đọc thêm: Tài xế Go-Viet đồng loạt kéo đến trụ sở đình công (VNN). – Go-Viet thay đổi chính sách, tài xế đồng loạt đình công (Zing). – Kỳ lạ cuộc chiến cho phép các đối thủ cùng mở rộng lãnh địa (TCCT). – Hải Dương: Hàng trăm công nhân lại đình công đòi quyền lợi (DĐDN).
https://baotiengdan.com/2019/07/19/ban-tin-ngay-19-7-2019/
BBC có bài phỏng vấn GS Carl Thayer về tình hình Bãi Tư Chính: ‘VN nên công bố chi tiết’ và đừng ‘hạn chế báo chí’. Về mục tiêu của Bắc Kinh khi thực hiện vụ quấy phá này, đúng lúc Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân sang Trung Quốc, GS Thayer bình luận: “Trung Quốc nói Hà Nội nên chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, bằng cách kiềm chế các cuộc đối đầu và kiềm chế việc đưa ra các tuyên bố công khai về chủ quyền mà Việt Nam nói là không thể chối cãi của họ”.
Theo ông Thayer, chính quyền VN nên ngưng chuyện ngăn cấm truyền thông “lề đảng” tường trình về những gì đang xảy ra quanh Bãi Tư Chính. Ông Carthayer nói: “Các phương tiện truyền thông nên được tự do liên hệ với giới chuyên gia trong và ngoài nước để hỏi quan điểm và ý kiến của họ về vấn đề nghiêm trọng này”. Hà Nội không làm được như vậy, đúng như ý muốn của Bắc Kinh.
BBC có video clip: Chuyện gì đang xảy ra ở khu vực Bãi Tư Chính?
RFI bàn về tình hình căng thẳng Biển Đông: Việt-Trung cố tránh kịch bản 2014. Theo bài báo, cả Bắc Kinh và Hà Nội đều tránh những phát ngôn đi sâu vào chi tiết vụ đối đầu ở Bãi Tư Chính, vì “cả hai nước đều muốn tránh một tình trạng căng thẳng dữ dội như vào năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào cắm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, làm dấy lên những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trên khắp nước Việt Nam”.
VnExpress đưa tin: Malaysia diễn tập, phóng hàng loạt tên lửa chống hạm trên Biển Đông. Hải quân Hoàng gia Malaysia đang tổ chức hai cuộc diễn tập quy mô lớn Kerismas và Taming Sari trên Biển Đông, với sự tham gia của nhiều khí tài hiện đại như tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm và trực thăng vũ trang. Tàu hộ tống KD Kasturi đã khai hỏa tên lửa Exocet MM40 Block II trong khi trực thăng Super Lynx của RMN cũng bắn hai tên lửa chống hạm Sea Skua vào ngày 15/7.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Mohamad Bin Sabu tuyên bố: “Bắn tên lửa thành công là bằng chứng cho thấy RMN có khả năng thực thi các chiến dịch ở Biển Đông. Việc tiến hành các cuộc diễn tập này nhằm gửi thông điệp với cộng đồng hàng hải, đặc biệt là các quốc gia ở phía tây Malaysia, rằng RMN và các lực lượng vũ trang Malaysia luôn sẵn sàng bảo vệ hòa bình và các lợi ích trên Biển Đông”.
Mời đọc thêm: Malaysia phóng tên lửa chống tàu trên Biển Đông, thông điệp gửi Trung Quốc? (TT). – Philippines kêu gọi Mỹ đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông (VNE). – Tổng thống Philippines lại thách Mỹ điều Hạm đội 7 đối đầu Trung Quốc (TN). – Thách Mỹ đưa Hạm đội 7 tới Biển Đông đối đầu Trung Quốc, Philippines “chỉ nói đùa”? (Infonet).
Tin nhân quyền
Đại diện tu sĩ tôn giáo bị bách hại ở Việt Nam gặp Tổng thống Trump, RFA đưa tin. Hai vị tu sĩ thuộc giáo hội bị đàn áp ở Việt Nam được TT Donald Trump tiếp tại tòa Bạch Ốc vào ngày 17/7/2019. Đó là Mục sư A Ga thuộc Hội Thánh Tin Lành ở Tây Nguyên và tín đồ Cao Đài Lương Xuân Dương. Hai người thuộc nhóm 27 đại diện các nạn nhân bị bách hại do niềm tin tôn giáo đến từ các quốc gia trên thế giới, được người đứng đầu chính phủ Mỹ tiếp.
Đạo hữu Lương Xuân Dương cho biết: “Nhà cầm quyền Việt Nam đã hứa rất nhiều lần nhưng không thực hiện. Tôi mong muốn ngành lập pháp Hoa kỳ tác động lên ngành hành pháp để đưa Việt Nam vào lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC), buộc Việt Nam phải tôn trọng những điều mà chính họ đã cam kết”.
Đài truyền hình PBS có clip ghi lại vài chục giây phát biểu của tín đồ Cao Đài Dương Xuân Lương, gặp gỡ TT Trump tại tòa Bạch Ốc. Trong clip, dường như ông Trump không hiểu lắm, ngoài hai từ “Việt Nam”, khi ông hỏi lại:
Video Player
Mời đọc thêm: Việt Nam bị chỉ trích tại Hội Nghị Thăng Tiến Tự Do Tôn Giáo (RFA). – Hai nhà hoạt động tôn giáo Việt Nam gặp Tổng thống Trump (VOA). – Đàn áp tôn giáo – một cuộc khủng hoảng toàn cầu cần hành động khẩn cấp (VNTB). – Tại sao hàng chục nghìn căn hộ tại Thủ Thiêm không có người ở? (Phần 1) (RFA).
00:00
00:42
Cả đời theo đảng, cuối đời mất đất
Chuyện ở Mỹ Hòa: Nỗi uất ức của một gia tộc có hàng chục đảng viên bị thu hồi 99% đất, theo báo Một Thế Giới. Bài báo cho biết, ở xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long, trong số 680 hộ gia đình, tổ chức bị thu hồi hơn 1,6 triệu m2 đất cho Khu công nghiệp Bình Minh, hiện còn 13 hộ không đồng thuận và nộp đơn kiện (và 1 hộ chưa giao đất). “Những hộ khác vì không tiền đeo đuổi khiếu kiện, cam chịu, nhận tiền đền bù ít ỏi đi nơi khác tha phương cầu thực”.
Chi tiết đáng lưu ý: Các hộ dân còn trụ lại để kiện đều có cùng cụ tổ là ông Võ Văn Hùng. “Họ Võ ở xã Mỹ Hòa là một gia tộc lớn, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc nhưng giờ đây, con cháu nhà họ Võ không cam tâm giao đất cho chính quyền vì họ không biết chính quyền phục vụ lợi ích của ai, vì ai, thông qua việc thu hồi đất”.
Mời đọc thêm: Vĩnh Long: Nước mắt Mỹ Hòa — Có kết luận thanh tra nhưng 3-5 tháng sau không ‘động đậy’ gì (MTG). – Tạm giữ 2 người gọi giang hồ đến gây sức ép để chiếm đất người khác (TT). – Kiểm tra vi phạm đất đai với 5 lãnh đạo TP Phan Thiết (PLTP).
Hà Nội thu hồi “sổ đỏ” tại 14 chung cư
Báo Tiền Phong đưa tin: Hà Nội chính thức lên tiếng việc thu hồi hàng trăm ‘sổ đỏ’ tại 14 tòa chung cư. Chiều 18/7, Sở TN&MT TP Hà Nội chính thức thông báo với các cơ quan báo chí vụ Sở này ra quyết định thu hồi và hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất tại 14 tòa nhà chung cư cao tầng, dự án nhà ở hỗn hợp tại huyện Thanh Trì và quận Hà Đông.
Sở TN&MT cho biết, họ đã rà soát các dự án nói trên và phát hiện có một số tầng vi phạm do xây dựng không đúng quy hoạch được phê duyệt. Sở này thông báo đã thành lập các Tổ công tác liên ngành để kiểm tra, rà soát đối với các dự án phát triển nhà ở tại thủ đô chưa được cấp “sổ đỏ”.
Báo Một Thế Giới đặt câu hỏi: Hàng loạt chung cư Mường Thanh bị thu hồi sổ đỏ, luật sư nói gì? LS Kiều Anh Vũ cho rằng, “đối với việc thu hồi giấy chứng nhận đã cấp cho người dân thuộc các dự án của Công ty Mường Thanh cần làm rõ đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai hay không, cơ quan thu hồi đã thông báo cho người dân biết rõ lý do hay chưa”.
Báo Dân Trí dẫn lời GS Đặng Hùng Võ bình luận vụ Hà Nội thu hồi “sổ đỏ” ở loạt chung cư: Cách làm không thoả đáng, mỗi Việt Nam làm vậy! Ông Võ nhận định, dù vụ thu hồi này không sai luật VN, nhưng “đây là quy định lạc hậu. Các nước khác trên thế giới quy định cấp sai thì phải chịu. Mỗi Việt Nam quy định thu hồi lại được”.
Mời đọc thêm: Hàng ngàn dân ‘té ngửa’ vì bị thu sổ hồng ở dự án Mường Thanh (TT). – Vì sao Hà Nội thu hồi hàng loạt sổ đỏ đã cấp? — Sẽ đề nghị Hà Nội dừng thu hồi sổ đỏ của cư dân (PLTP). – Vụ thu hồi hàng trăm sổ đỏ tại nhiều chung cư: Đề xuất xem xét việc cấp lại (DT). – Luật sư nói gì về việc hàng trăm căn hộ các dự án Mường Thanh bị thu hồi “sổ hồng”? (ANTĐ).
Cao tốc Bắc – Nam
Viet-studies có bài: Toàn văn báo cáo của TS Lã Ngọc Khuê về đường sắt cao tốc. Báo cáo chỉ ra, việc làm của phía tư vấn dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam “là hết sức lạ lùng, không chỉ vì đó là cách làm của một trình tự ngược, trái với thông lệ mà điều quan trọng cần chỉ ra là với việc làm trái với các quyết định của Thủ Tướng Chính phủ, áp đặt dự án ĐSTĐC Bắc Nam phải ngay lập tức là một tuyến Đường sắt Cao tốc 350 km/h”.
Zing đặt câu hỏi về đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Công trình để đời hay món nợ thế kỷ? Bài viết cảnh báo, “nếu đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được triển khai, nguồn lực của cả đất nước sẽ phải dồn vào dự án này. Điều này đồng nghĩa với việc các dự án đường sá, cầu cảng và những công trình khác sẽ không được ưu tiên đầu tư. Một khi tuyến đường sắt đã được xây lên, hầu như sẽ không có đường lùi”.
Mời đọc thêm: Đường sắt 350 km/h với 57 tỷ đô la: Cần hay không? (NA). – Xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Hiệu quả kinh tế phải là yếu tố cần quan tâm nhất (NBCL). – Chọn thầu cao tốc Bắc Nam: Tín hiệu tích cực (ĐV). – Ông chủ bí ẩn của DN muốn làm cao tốc Bắc – Nam, bảo hành đường 5 năm không nứt lún (Soha). – Từ ‘đồng cam cộng khổ’ đến ‘hốt cú chót’ đường sắt cao tốc $58 tỉ (VOA).
Mạng xã hội “Ma-dzê-in-Vietnam”
Có vẻ như chính phủ càng ngày càng ảo tưởng: Chính phủ chỉ đạo xây dựng Việt Nam thành một trung tâm an toàn, an ninh mạng của ASEAN, theo ICT News. Bài báo đưa tin, tại Nghị quyết phiên họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương tháng 6/2019, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TT&TT xây dựng VN trở thành một trung tâm về an toàn, an ninh mạng của ASEAN.
Chính phủ VN đang cố tình nhầm lẫn giữa an ninh mạng và kiểm duyệt mạng. VN hiện có đội ngũ “an ninh mạng” vô cùng đông đảo, sẵn sàng dập tắt tiếng nói phản biện của công dân, nhưng điều đó không có nghĩa VN có cơ sở an ninh mạng tốt.
Báo Lao Động đặt câu hỏi: Hahalolo có đủ sức thay thế Facebook tại Việt Nam? Mạng xã hội “cây nhà lá vườn” VN này đang được Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đặt niềm tin… thay thế được Facebook: “Đã đến lúc chúng ta viết một mạng xã hội mới, nhân văn hơn, thực sự coi trọng khách hàng hơn và đưa người dân làm chủ thể tri thức. Đồng thời, người dùng cũng phải được chia sẻ giá trị khi tham gia cuộc chơi đó”.
Đã đến lúc lãnh đạo VN cần hiểu rằng: Trong thương trường, chiến thắng do khách hàng quyết định, chứ không phải do an ninh mạng, tuyên giáo hay tuyên truyền viên. Hahalolo có thắng nổi Facebook hay không, sẽ do người dùng VN, trong đó có hàng vạn người đang kinh doanh online nhờ Facebook, quyết định. Không có tuyên giáo, an ninh nào can thiệp và tác động được quy luật thương trường cả.
Mời đọc thêm: Ông Võ Văn Thưởng: Ai đi trước về thông tin thì có cơ hội làm chủ vấn đề (TP). – Bộ trưởng Bộ TT&TT: “Sứ mệnh Việt Nam hùng cường đặt lên vai các doanh nghiệp CNTT” (DT). – Đừng sợ quá khứ chưa làm được, mà ta có dám làm hay không (VNN/ CafeF). – Từ phát biểu của ông Hùng, nghĩ về những ước mơ trái chiều (VOA). – Mạng VN, Cao Tốc, Nông Sản, Nha Trang… (VB).
Ám ảnh thủy điện
VTC đưa tin: Động đất 3,8 độ richter ở Quảng Nam. Chiều 18/7, Viện Vật lí địa cầu thông báo, lúc 12h20 cùng ngày, trận động đất có cường độ 3,8 độ richter xảy ra tại tâm chấn có tọa độ 15, 296 vĩ độ Bắc, 108, 202 độ kinh Đông với độ sâu khoảng 5km. Ông Lê Nho Triều, Chánh Văn phòng UBND huyện Bắc Trà My xác nhận, “trận động đất tạo rung chấn mạnh và tiếng nổ lớn ở khu vực Sông Tranh 2”.
Báo Người Lao Động viết: Động đất kèm tiếng nổ lớn “rung chuyển” Bắc Trà My. Bài báo cho biết, “nhiều người dân ở huyện Bắc Trà My cho hay họ cảm nhận rất rõ trận động đất này và có cảm giác như mặt đất bị rung chuyển”. Người dân ở cách thủy điện Sông Tranh 2 khoảng 7km, vẫn nghe nhiều tiếng nổ lớn và cảm nhận mặt đất bị rung lắc mạnh.
Theo các nhà khoa học, động đất diễn ra tại khu vực gần Thủy điện Sông Tranh 2 là động đất kích thích, “xảy ra do tác động của hồ chứa thủy điện sông Tranh 2 tích nước, tạo áp lực nên các đứt gãy hoạt động phía dưới. Động đất liên tiếp xảy ra ở khu vực này từ năm 2011 đến nay, có một số thời điểm động đất xảy ra với tần suất khá dày”.
Bộ Công thương kết luận vụ thuỷ điện xả nước gây lũ kinh hoàng ở Sa Pa, theo báo Tiền Phong. Lãnh đạo Sở Công thương Lào Cai xác nhận, sáng 25/6, trong quá trình vận hành xả lũ, chủ đầu tư thuỷ điện Sử Pán 1 chưa thực hiện đúng 1 số quy định vận hành hồ chứa. Bài báo cho biết, “khi qua đỉnh lũ (930,6m) và mực nước trong hồ giảm xuống 926m vào lúc 4h00 phút; giảm xuống 924m lúc 8h00 phút, chủ đầu tư Thủy điện Sử Pán 1 chưa tiến hành đóng các cửa van theo quy định vận hành hồ chứa được phê duyệt”.
Mời đọc thêm: Động đất 3,8 độ richter gần thủy điện Sông Tranh 2, Quảng Nam (VOV). – Động đất 3,8 độ Richter gây rung chấn mạnh một vùng ở Bắc Trà My (TN). – Động đất mạnh ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (GDTĐ). – Quảng Ngãi: Kỷ luật nhiều cán bộ dính sai phạm tại dự án thủy điện Đăkđrinh (TP). Mời đọc lại: Liên tiếp xảy ra động đất ở Quảng Nam (VTC).
Lâm tặc phá rừng
Báo Tiền Phong có bài: Khai quật 400 lóng gỗ thông, phát hiện thủ đoạn mới triệt hạ rừng. Sáng 18/7, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng cùng công an và một số cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng, kiểm đếm số lượng cây thông bị triệt hạ, cắt khúc rồi chôn lấp phi tang tại khoảnh 6, Tiểu khu 438A thuộc địa bàn thôn 4, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm.
Thủ đoạn mới của lâm tặc: “Sau khi tiến hành cưa hạ sát gốc cây thông, các đối tượng tiến hành cắt khúc rồi chôn lấp các lóng thông gần gốc cây. Tại một số vị trí thông bị cưa hạ, các đối tượng đã trồng cây bơ thay thế”.
Báo Tuổi Trẻ có clip: Gần 1 ha bơ của người tố cáo nạn phá rừng nghi bị kẻ xấu chặt hạ
Video Player
Mời đọc thêm: Ngang nhiên triệt hạ rừng thông rồi đốt gốc phi tang giữa ban ngày (TP). – Lâm Đồng: Lại phát hiện 2 vụ phá rừng thông quy mô lớn với thủ đoạn tinh vi (CATP). – Bắt quả tang 3 đối tượng dùng cưa máy phá rừng thông (DV). – Từ phản ánh của Báo Thanh Niên, tỉnh Gia Lai chỉ đạo xử lý nạn phá rừng (TN). – Lãnh đạo huyện Quỳ Châu đối thoại với người dân sau vụ phá rừng (NA).
00:00
01:17
Các vụ đình công
ICTNews đưa tin: Tài xế Go-viet tắt ứng dụng, đình công, kéo đến trụ sở công ty ở TP.HCM. Sáng 18/7, hàng trăm tài xế bất bình với Go-viet, kêu gọi cùng nhau tắt ứng dụng, đình công, kéo đến trụ sở công ty tại TP HCM để biểu tình. Một tài xế tham gia đình công cho biết: “Từ mức điểm thưởng tối thiểu là 10 điểm/ngày, giờ tăng lên tối thiểu 40 điểm/ngày… Go-viet tự động đưa ra chính sách mà chưa bàn gì với giới tài xế”.
Các tài xế cho biết, “ở cách tính mới, tài xế phải đạt các mốc điểm là 40, 64, 80 điểm; tức phải chạy được 40 điểm mới đạt mức tối thiểu (so với 10 điểm như trước). Để đạt mốc điểm thưởng tối đa, tài xế phải chạy sao cho đủ 80 điểm (so với trước là 40 điểm)”. Một số tài xế bình luận: “Mốc đó không bao giờ đạt được. Chạy cả ngày cũng không đạt được”.
Báo Thanh Niên có bài: Tài xế Go-Viet đình công phản đối chính sách mới. Bài báo dẫn lời một tài xế chia sẻ: “Trước đây 1 ngày chúng tôi chạy khoảng gần 15 đơn hàng là đạt 28 điểm thưởng, tương đương 180.000 đồng. Giờ hãng bắt buộc tài xế phải chạy đủ 80 điểm để nhận mức thưởng 240.000 đồng, nghĩa là phải chạy gần 40 đơn, chạy từ sáng đến tối cũng không đủ”.
Hơn 1.000 công nhân Công ty Xi măng Phúc Sơn dừng việc tập thể, theo VOV. Trong hai ngày 17 và 18/7, tất cả công nhân Công ty Xi măng Phúc Sơn, ở thị trấn Phú Thứ, huyện Kinh Môn, Hải Dương đã đình công, yêu cầu công ty thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người lao động.
Nguyên nhân khiến hơn 1.000 công nhân Công ty Xi măng Phúc Sơn đình công: Công ty này “vi phạm một số quyền lợi của người lao động như không thanh toán tiền làm thêm giờ; không trả thưởng hàng năm cho công nhân theo thỏa thuận; môi trường làm việc độc hại, suất ăn ca không bảo đảm dinh dưỡng”.
Mời đọc thêm: Tài xế Go-Viet đồng loạt kéo đến trụ sở đình công (VNN). – Go-Viet thay đổi chính sách, tài xế đồng loạt đình công (Zing). – Kỳ lạ cuộc chiến cho phép các đối thủ cùng mở rộng lãnh địa (TCCT). – Hải Dương: Hàng trăm công nhân lại đình công đòi quyền lợi (DĐDN).
***
Thêm một số tin: 400 tỉ của khách hàng gửi tại OceanBank Hải Phòng ‘bốc hơi’ như thế nào? (TT). – Vai trò an ninh trong cuộc đấu Tập Cận Bình – Chu Vĩnh Khang (BBC). – Bị tai nạn giao thông vô cấp cứu nằm chờ người thân tới… đóng tạm ứng (TT). – Bộ KH&CN nói gì về việc thanh tra thường xuyên nhưng không phát hiện xăng giả? — Giám đốc công an Vĩnh Long sang làm Giám đốc công an Đồng Tháp (TP).- Hàng ngàn hộ dân khốn đốn vì bị cắt cáp viễn thông đột ngột (MTG).https://baotiengdan.com/2019/07/19/ban-tin-ngay-19-7-2019/