Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Kênh đào Suez: 'Đã giải thoát tàu container Ever Given bị mắc cạn'

Monday, March 29, 2021 // ,

 BBC

Image shows the change in position of the ship
Chụp lại hình ảnh,

Hình bên phải giải thích cách làm phối hợp: vừa đào cát để giải phóng mũi tàu mắc cạn, vừa dùng các tàu cứu hộ kéo nó trở lại dòng nước

Chiếc tàu chở container Ever Given dài 400 mét cuối cùng cùng đã được các nhóm cứu hộ và tàu cuốc đẩy ra khỏi bờ của kênh đào Suez.

Sau thành công của việc giải thoát con tàu gây tắc nghẽn cho 367 tàu thuyền khác ở tuyến đường hàng hải huyết mạch, tàu Ever Given được kéo vào một điểm cạnh kênh để thanh tra.

Ông Peter Berdowski, CEO của công ty cứu hộ Hà Lan Boskalis cho hay lúc 13:05 GMT ngày 29/03, mũi con tàu mắc cạn đã được kéo khỏi điểm mắc cạn xuống dòng nước.

Con tàu 224 nghìn tấn bị kẹt, buộc nhà chức trách Ai Cập phải cho nạo vét, di chuyển chừng 30 nghìn mét khối cát để giải thoát con tàu.

Họ phải phối hợp: vừa đào cát để giải phóng mũi tàu mắc cạn, vừa dùng các tàu lai dắt và tàu cứu hộ kéo nó trở lại dòng nước khi thủy triều lên cao trên 2 mét.

Con tàu mắc cạn vào sáng thứ Ba, 23/3/2021, giữa lúc có gió lớn và bão cát làm ảnh hưởng tầm nhìn.

Chụp lại video,

Kênh đào Suez qua những con số

Tốn kém cho cả thế giới

Trong một tuần tàu Ever Given của chủ Nhật Bản nhưng do một công ty Đài Loan vận hành bị mắc kẹt ở kênh đào Suez, một số tàu thuyền từ Đông Nam Á phải chọn đi đường vòng qua Mũi Hảo vọng, châu Âu mà mất thêm chừng hai tuần để tới châu Âu.

Số liệu của Lloyd's List cho hay tắc nghẽn kênh đào Suez tuần qua gây thiệt hại 9,6 tỷ USD một ngày về giá trị hàng hóa, tức là khoảng 400 triệu USD/giờ.

Graphic showing how tugs could be used to refloat the Ever Given by pulling the ship away from the banks of the Suez canal.
Chụp lại hình ảnh,

Vừa đẩy, vừa kéo là cách các công ty cứu hộ thực hiện để giải thoát con tàu dài 400 mét 

Nước Mỹ sau một năm với Covid

 


  • Bùi Văn Phú
  • Gửi đến BBC News Tiếng Việt từ California
Cầu vào thành phố San Francisco tháng 3/2021

NGUỒN HÌNH ẢNH,BÙI VĂN PHÚ

Chụp lại hình ảnh,

Cầu vào thành phố San Francisco tháng 3/2021

11/3/21 ghi dấu ngày nước Mỹ và cả thế giới đã trải qua một năm co cụm sống với Covid-19, một loại siêu vi khuẩn xuất phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc bên Trung Quốc, và lây lan ra khắp nơi trong năm 2020, gây khủng hoảng y tế toàn cầu vì chưa có thuốc chữa.

Ngày này năm ngoái Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố siêu vi khuẩn xuất hiện vào cuối năm 2019 là một đại dịch, lây nhanh ở nơi phát sinh và đang lan ra thế giới, nhiều nhất ở Ý, Hàn quốc và trên một trăm quốc gia đã có người nhiễm bệnh.

Chiều hôm đó Tổng thống Donald Trump ban hành lệnh cấm du khách vào Mỹ từ châu Âu, ngoại trừ từ Anh quốc.

Khi WHO công bố đại dịch toàn cầu, nước Mỹ mới có hơn nghìn ca nhiễm và chừng ba chục người chết vì Covid. Điều quan ngại là tốc độ lây lan và người nhiễm bệnh có thể chết, nhất là người già và những người có bệnh nền.

Hơn tháng trước đó, ngày 27/1 nhật báo Washington Post chạy tin trang nhất về bệnh dịch mới: "Chinese virus infections and death toll spike" và đưa tin trên 50 triệu người dân ở Trung Quốc bị phong toả và có nhiều người đã chết vì dịch này.

Bài báo cho biết CDC, cơ quan kiểm soát bệnh dịch của Hoa Kỳ, xác nhận 5 ca nhiễm tại Mỹ và cảnh báo có nguy cơ lây lan trong dân.

Ngày 31/1 Tổng thống Trump ban hành lệnh cấm du khách từ Trung Quốc vào Mỹ.

Tết Canh Tý rơi vào ngày 25/1/20. Truyền thông đưa tin Vũ Hán như thành phố ma, không bóng người qua lại khi tết về.

Trong khi vùng Vịnh San Francisco vẫn có sinh hoạt lễ hội vui chơi đón tết, vẫn tụ họp xem tranh giải Super Bowl sôi nổi giữa đội nhà 49ers và đội Chiefs từ bang Missouri. Diễn hành mừng xuân của người Hoa vẫn tưng bừng trong tiếng pháo rền vang.

Một tháng sau tết, vùng San Francisco mới thực sự dao động trước những tin tức về bệnh dịch lây lan nhanh và gây tử vong cho nhiều người ở các tiểu bang Washington, New York.

Ngày 9/3 du thuyền Grand Princess với hai nghìn du khách, có hai chục người bị nhiễm, được cho vào đậu ở một khu biệt lập tại bến cảng Oakland, California sau khi phải chạy lòng vòng ngoài khơi nhiều ngày.

Du khách được di tản, đưa đi cách li tại những căn cứ quân sự trên toàn nước Mỹ trước khi cho về lại với gia đình. Đó là biện pháp cách li triệt để nhất để phòng lây lan bệnh dịch trong nước Mỹ.

Nhưng sau đó các biện pháp phòng dịch trên nước Mỹ chỉ mang tính tự nguyện. Nhiều người xét nghiệm với kết quả dương tính, giới chức y tế cũng chỉ khuyến cáo về nhà tự cách li với người thân, không có các trung tâm cách li cho người bệnh.

Khi số người bị nhiễm nặng tăng lên và bệnh viện hết chỗ là lúc khủng hoảng y tế xảy ra tại nhiều nơi ở Hoa Kỳ, nặng nhất là New York.

Giữa tháng Ba 2020 California có 150 ca nhiễm và vài người chết. Vùng Vịnh San Francisco mới có vài chục ca và đã ban hành lệnh ở trong nhà - Shelter-in-Place. Trường học đóng cửa. Cơ sở thương mại, nhà hàng ăn, quán rượu, khu giải trí ngưng hoạt động. Giáo đường, đền thờ cũng cài then. Nói chung chỉ còn những siêu thị, cây xăng và ngân hàng mở cửa. Vùng vịnh San Francisco là khu vực đầu tiên ở Mỹ có lệnh cấm túc.

Ít ngày sau, lệnh đóng cửa được Thống đốc Gavin Newsom ban hành cho toàn tiểu bang. Các trường lên kế hoạch chuyển qua dạy trực tuyến cho đến hết niên học.

Một vài lần tôi lái xe chạy vòng vòng quan sát. Sáng thứ Hai đầu tuần mà xa lộ thật vắng cho tôi cảm giác lo âu như chưa bao giờ có. Chiều xuống, đường phố không còn chút sinh động, vắng lặng như thành phố ma.

Tương lai rồi sẽ ra sao. Có đủ nhu yếu phẩm trong những ngày tới. Bệnh dịch sẽ kéo dài bao lâu? Có hy vọng gì cho nắng ấm sẽ làm Covid biến đi như Tổng thống Trump nói?

Khu thương mại San Francisco vắng người qua lại vào tháng 4/2020

NGUỒN HÌNH ẢNH,BÙI VĂN PHÚ

Chụp lại hình ảnh,

Khu thương mại San Francisco vắng người qua lại vào tháng 4/2020

Động đất lớn năm 1989 rung chuyển cả vùng, làm sập xa lộ và một mảng cầu Bay Bridge. Biến cố 9/11 gây chấn động toàn nước Mỹ. Nhưng chưa lần nào nỗi lo lắng kéo dài như trong mùa dịch này. Bao giờ cuộc sống sẽ trở lại bình thường?

Mùa hè đến trong nắng ấm và yên lặng. Cách li và phòng chống được nới lỏng. Hàng quán cho ngồi ăn bên ngoài. Nơi thờ phượng mở cửa cho cầu nguyện với số người giới hạn. Nhưng số ca nhiễm và người chết dường như không giảm. Mỗi ngày xem truyền hình hiện lên con số lây nhiễm, số ca tử vong toàn cầu và tại nước Mỹ mà lo.

Đợt bùng phát cuối năm của bệnh dịch mới kinh hoàng và tôi cảm nhận được là Covid đã đến gần. Người thân quen chết bên miền Đông, nhiều người gần gũi trong gia đình, trong cộng đồng vật vã với cơn bệnh nhiều ngày.

Chỉ sau một năm Covid đã lây lan cho gần 30 triệu người Mỹ, với 530 nghìn tử vong. Covid đã làm đảo lộn đời sống kinh tế và chính trị Hoa Kỳ.

Tổng thống Trump vì Covid mà không còn được đa số dân tín nhiệm cho một nhiệm kỳ thứ hai. Nếu không có nó, chuyện tranh đua vào Bạch Ốc năm 2020 sẽ căn cứ và thành tích phát triển kinh tế như mọi khi. Vì Covid mà sinh hoạt kinh tế đóng băng, cách tổ chức bầu cử thay đổi và gây tranh cãi với kết quả mà cho tới giờ Donald Trump cũng chưa chấp nhận thua cuộc.

Đường vào cầu đi San Francisco vắng vẻ tháng 4/2020

NGUỒN HÌNH ẢNH,BÙI VĂN PHÚ

Chụp lại hình ảnh,

Đường vào cầu đi San Francisco vắng vẻ tháng 4/2020

Đến nay đã có tất cả 120 triệu người nhiễm bệnh và 2 triệu 700 nghìn tử vong trên toàn thế giới.

Nhiều người thắc mắc vì sao một cường quốc như Hoa Kỳ lại có số ca lây nhiễm và tử vong cao nhất thế giới.

Hai yếu tố đưa đến khủng hoảng y tế nguy hại nhất cho nước Mỹ trong năm qua là vì một nước dân chủ và Covid đã bị chính trị hoá.

Chính trị hoá vì Cộng hoà và Dân chủ ngay từ đầu đã có cách nhình khác nhau về phòng chống Covid. Tổng thống Donald Trump, đại diện cho phía Cộng hoà, xem thường nó nên không quyết tâm ngăn ngừa. Ông cho là bệnh dịch cũng như cúm hằng năm rồi sẽ mau chóng qua đi, nên không ra lệnh đóng cửa sinh hoạt kinh tế.

Các thống đốc tiểu bang, tuỳ theo là người đảng Cộng hoà hay Dân chủ cũng có các chính sách phòng chống khác nhau. Thống đốc Dân chủ như ở California, New York ban hành lệnh cấm túc, đóng cửa doanh nghiệp sớm hơn những nơi có thống đốc Cộng hoà như Texas, Florida.

Chụp lại video,

Covid-19: Điều gì xảy ra khi virus biến chủng?

Vì chế độ dân chủ, việc lãnh đạo có chính sách giới hạn sinh hoạt không được mọi người dân đồng tình. Ở California, khi có lệnh cấm tụ họp, đóng cửa cơ sở thương mại thì vẫn có người không tuân lệnh. Một nhà thờ trong khu vực San Jose vẫn mở, giáo dân vào hát, làm việc thờ phượng vì mục sư cho rằng lệnh cấm nhà thờ mở cửa là vi phạm tự do tôn giáo. Có chủ cơ sở thương mại không đóng cửa vì muốn tự do mưu sinh. Chính quyền địa phương phải đối phó, từ cảnh cáo, thu hồi môn bài, tới tranh tụng trước toà án.

Vì thế đã có phong trào đòi bãi nhiệm Thống đốc Gavin Newsom và việc xin chữ ký đang được tiến hành. Đã có 2 triệu người ký tên, hơn số 1.5 triệu cần có để văn phòng bầu cử tiểu bang tổ chức bầu cử bãi nhiệm trong những tháng tới.

Trước khu Grand Century ở San Jose thường có một bàn lấy chữ ký bãi nhiệm vì có người Việt cho rằng Thống đốc Newsom không cho cơ sở thương mại mở cửa làm, gây thiệt hại tài chính. Có người không tin vào cách Đảng Dân chủ đối phó với Covid khi xen vào cuộc sống của dân, giới hạn nhiều sinh hoạt.

Chích ngừa Covid đang được khai triển diện rộng trên toàn nước Mỹ

NGUỒN HÌNH ẢNH,BÙI VĂN PHÚ

Chụp lại hình ảnh,

Chích ngừa Covid đang được khai triển diện rộng trên toàn nước Mỹ

Đến nay Tổng thống Joe Biden lên làm lãnh đạo đã gần hai tháng và tranh cãi về Covid vẫn làm chia rẽ nước Mỹ. Luật cứu trợ 1 nghìn 900 trăm tỉ đôla vừa được ban hành khi đem ra thảo luận tại hai viện quốc hội đã không được sự ủng hộ của bất cứ dân cử Cộng hoà nào. Vì Đảng Dân chủ đang nắm đa số cả hành pháp lẫn lập pháp nên luật được chấp thuận.

Covid đã làm rúng động chính trường Mỹ trong năm qua và còn tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, chính trị Hoa Kỳ trong những năm tới.

Tổng thống Biden nhận những khủng hoảng cũng như thừa hưởng thành quả của nhiệm kỳ Tổng thống Trump.

Khủng hoảng là số ca lây nhiễm và tử vong của Hoa Kỳ cao nhất thế giới, còn thành quả là thuốc tiêm chủng đã có từ ba tháng qua. Việc tiêm chủng cho dân đang được khai triển trên diện rộng để đến đầu tháng 5 mọi người lớn nếu muốn chích ngừa đều có thuốc. Tổng thống Biden hy vọng đến Lễ Độc lập 4/7 thì gia đình, người thân có thể xum họp ăn mừng.

Sau nhiều tuần với thuốc chích, hiện đã có khoảng 10%, hơn 30 triệu dân Mỹ đã được tiêm chủng phòng ngừa Covid. Tổng thống Biden có kế hoạch đưa con số lên đến 100 triệu trong những tuần lễ tới.

Một số tiểu bang, hầu hết với thống đốc Cộng hoà, như Texas, Iowa, Mississippi, Oklahoma, Wyoming, Montana, North Dakota đã bãi bỏ các giới hạn liên quan đến Covid, kể cả việc đeo khẩu trang, dù giới chức y tế cảnh báo điều đó có thể làm tăng lây nhiễm và tử vong trở lại. Các tiểu bang West Virginia, South Carolina, Connecticut và Arkansas cũng nới lỏng nhiều giới hạn để thương mại hoạt động trở lại.

Riêng California đang theo chính sách bốn mầu, căn cứ vào số ca nhiễm và số người phải nhập viện. Mầu tím hạn chế nhiều sinh hoạt, mầu đỏ cho mở cửa sinh hoạt bên trong với số người giới hạn, mầu cam cho sinh hoạt bên trong với số người nhiều hơn và mầu vàng là khi đời sống sinh hoạt trở lại bình thường.

Các thành phố quanh vùng Vịnh San Francisco nhiều nơi lúc này vẫn còn trong mầu tím hay đỏ. Hy vọng cho mùa hè sắp đến, có nắng vàng rực rỡ.

2px presentational grey line

Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả là một nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco, California.

Tin Hoa Kỳ - SGB

Philippines cho phi cơ quân sự theo dõi tàu TQ ở Biển Đông - BBC Tiếng Việt 

Tin thế giới - Google VN

 


Thế giới

Theo dõi
Chia sẻ
Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung thời Tổng thống Biden - VietNamNet
Người Mỹ 'chấm điểm' ông Biden trên một loạt lĩnh vực - VietNamNet

Miss Grand Myanmar ở lại Thái Lan

VnExpress
Dòng tweet bí ẩn gây đồn đoán rầm rộ của Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ - VietNamNet

Làn sóng Covid-19 thứ ba đè nặng Pháp

VnExpress
Covid-19: Mexico “hụt” gần 120.000 ca tử vong, Pháp muốn bắt kịp Anh - VietNamNet
Những 'bàn đạp' của không quân Mỹ dùng để vây Iran - VietNamNet
Powered by Blogger.