Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Washington đánh thuế tỷ phú, Jeff Bezos mất 2 tỷ USD mỗi năm

Tuesday, February 9, 2021 //

Cung Cầu 

XUYẾN KIM | 09/02/2021, 23:52

Bang Washington dự kiến thông qua chính sách mới về thuế 1% đối với các tỷ phú.

Theo hãng tin CNBC, khoản thuế thu nhập cá nhân đối với các tỷ phú tại bang Washington sẽ tăng khoảng gần 5 tỷ USD/năm và sẽ chỉ áp dụng đối với các loại tài sản tài chính phi vật chất, hoặc các khoản đầu tư tài chính như cổ phiếu hoặc quyền chọn.

Ông Jared Walczak, Phó Chủ tịch các dự án nhà nước tại Quỹ thuế, cho biết 97% tiền thuế mới này nếu được thông qua sẽ đến từ 4 tỷ phú, bao gồm Jeff Bezos, Bill Gates, MacKenzie Scott và Steve Ballmer.

106219112-1572631390178gettyimages-1173078259.jpeg
Tỷ phú Jeff Bezos. Ảh: CNBC

Hiện, các nhà chức trách bang Washington đang xem xét đến việc đánh thuế thu nhập 1% cho những người có tài sản trên 1 tỷ USD. Cụ thể, tỷ phú Bezos sở hữu khoảng 200 tỷ USD, có nghĩa sẽ trả khoảng 2 tỷ USD/năm theo mức thuế mới.

Tương tự, ông Gates sở hữu khoảng 135 tỷ USD, sẽ trả khoảng 1,3 tỷ USD/năm, trong khi ông Ballmer sẽ trả thêm khoảng 870 triệu USD/năm. Cuối cùng là bà Scott, vợ cũ của Bezos, sẽ trả khoảng 600 triệu USD/năm.

Như vậy, tổng số tiền thuế mà 4 tỷ phú sắp phải đóng lên đến gần 5 tỷ USD.

Các nhà phê bình cho biết, cả 4 vị tỷ phú giàu nhất bang Washington đều không bị ràng buộc bởi bất kỳ một công ty nào, do đó họ có thể dễ dàng chuyển đến một bang khác để tránh thuế.

Hiệp hội thuế Mỹ cho biết các tỷ phú có thể chuyển đăng ký cư trú tại bang khác dù vẫn sinh sống ở bang Washington. Điều này có thể tạo nên thiệt hại lớn cho bang Washington bởi các đại gia này vẫn đang đóng góp một khoản thuế lớn cũng như xây dựng nền kinh tế địa phương.

"Do đó, để họ định cư nơi khác sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và việc áp dụng mức thuế mới là một giải pháp tối ưu", ông Walczak nói.

x1080.jpg
Tỷ phú Bill Gates. Ảnh: Daily Motion

Những người ủng hộ nói rằng thuế tài sản là cần thiết để mang lại sự công bằng cho hệ thống thuế bất bình đẳng nhất trong nước. Vì những người nộp thuế có thu nhập thấp và trung bình phải trả một phần lớn hơn thu nhập của họ trong thuế tiểu bang so với những người giàu có.

Đại diện Noel Frame của nhóm đề xuất dự thảo thuế mới cho biết, những người thu nhập thấp nhất bang Washington phải trả 18% thu nhập cho tiền thuế trong khi top 1% những người giàu nhất lại chỉ mất 6% thu nhập cho ngân sách.

Theo Frame, "như vậy là hoàn toàn không công bằng và tôi không nghĩ điều đó có thể chấp nhận được nữa".

74aa573a1459c40b075bd2668dea352d.jpg
Washington là một trong những tiểu bang giàu nhất ở Mỹ. Ảnh: Wall Paper Up

Dường như những người giàu luôn có cách trốn thuế với các loại tài sản dưới hình thức như nghệ thuật, bất động sản, đồ sưu tầm và các tài sản khác khó định giá. Song, đại diện Frame cũng cho rằng nếu 4 tỷ phú trên rời Washington thì vẫn còn gần 100 tỷ phú khác định cư tại bang này có thể chi trả tiền thuế.

Có nhiều luồng ý kiến cho rằng, các tỷ phú có quyền rời khỏi và chọn một nơi có mức thuế thấp hơn để sinh sống. Tuy nhiên, bà Frame khẳng định, theo tiền lệ từ trước đến nay, tỷ lệ các tỷ phú định cư ra nước ngoài do tăng thuế chưa từng xảy ra.

Bàn luận về vấn đề này, CEO của Tanium cho rằng: "Những người có thu nhập cao và làm việc tự do, về cơ bản họ thuộc về các quốc gia cho họ quyền được sống theo điều họ mong muốn. Vậy nên, việc di chuyển đến bất cứ nơi nào họ muốn là điều thật tầm thường với họ".

Theo Phụ nữ Mới  

Quân đội Myanmar nắm quyền lực ở thế yếu: Nguy hiểm và nhiều rủi ro

 (CLO) Cuộc đảo chính "mềm" một cách kỳ lạ ở Myanmar đang đạt đến đỉnh điểm, với sự phản kháng hình thành trong giới dân sự và có lẽ là cả lực lượng an ninh. Dù nắm quyền lực nhưng quân đội Myanmar ở thế yếu hơn nhiều so với nhận thức của nhiều người. Chính điều này tạo ra sự nguy hiểm.

Người biểu tình phản đối đảo chính và đòi thả Cố vấn Nhà nước San Suu Kyi - Ảnh: Reuters

Người biểu tình phản đối đảo chính và đòi thả Cố vấn Nhà nước San Suu Kyi - Ảnh: Reuters

Cuộc đảo chính bị phản đối

Ngày 1 tháng 2, quân đội bắt giữ những lãnh đạo cao nhất của đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ cầm quyền (NLD), cũng như các nghị sĩ sẽ tuyên thệ vào ngày hôm sau, với cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 11 năm 2020 được công nhận là tự do và công bằng.

Điều quan trọng nhất cần hiểu về các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính là họ là một nhóm các tướng lĩnh thông qua tay chân thân tín kiểm soát các tập đoàn lớn nhất của Myanmar, cũng như các hoạt động buôn bán béo bở ngọc bích và các loại đá quý khác, ma tuý và gỗ.

Cuộc đảo chính được xem là một nỗ lực hoàn toàn tuyệt vọng của nhóm này, nhằm lật ngược tình thế sau khi chính phủ NLD được bầu dân chủ thực hiện một chương trình cải cách mạnh mẽ, ủng hộ mở cửa thị trường bao gồm huy động đầu tư của phương Tây và Đông Á vào các kênh thông thường, cải thiện quản lý tài chính công và tham nhũng, gây sức ép lên đế chế bóng tối của quân đội.

Nhưng chính quyền quân sự cho đến nay vẫn thể hiện một động thái mềm mỏng đối sau cuộc đảo chính. Bộ trưởng của 14 bang và khu vực của Myanmar bị quản thúc tại nhà. Các nghị sĩ mới được bầu cử chưa tuyên thệ nhậm chức cũng được thả về nhà. Các phương tiện truyền thông độc lập vẫn hoạt động. Internet vẫn duy trì nhưng lúc tắt lúc mở, bất chấp lệnh vào cuối tuần trước rằng các nhà khai thác viễn thông địa phương phải ngừng cung cấp dịch vụ dữ liệu di động và cố định.

Lãnh đạo chính quyền quân sự biết rằng, quyết định đảo chính rất có thể đẩy Myanmar về gần với Trung Quốc hơn. Họ cũng biết điều này sẽ không được ủng hộ. Hy vọng của họ là có thể được hưởng lợi theo cả hai hướng, như mô hình chủ nghĩa tư bản phi tự do mà nước láng giềng Thái Lan đang theo đuổi.

Do đó, họ đang cố gắng thu hút cộng đồng quốc tế bằng những lời hứa sẽ tiếp tục hợp tác trong quá trình chuyển đổi dân chủ của Myanmar, để giữ được thu hút đầu tư nước ngoài giúp kích thích phát triển kinh tế. Họ cũng đang cố gắng hợp tác với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các chính trị gia để duy trì vị trí trụ cột trong thể chế chính trị.

Nhưng thực tế quân đội đang ở thế yếu. Họ không có sự ủng hộ của người dân hoặc tổ chức dân sự nào đứng về phía họ. Họ thậm chí cũng không đại diện cho ngành cảnh sát hoặc Tatmadaw, tên gọi của các lực lượng vũ trang Myanmar. Họ biết điều đó.

Một nguồn tin thân cận với chính phủ NLD cho biết: "Tất cả đều bỏ phiếu cho NLD, vì Chúa". Điều này cho thấy một thực tế, cử tri Myanmar đã nhận thức rõ giá trị của lá phiếu và cần bỏ cho ai.

Tại cuộc bầu cử tháng 11/2020, đảng NLD của bà San Suu Kyi giành được 396 ghế (hơn 83% phiếu bầu), nhiều hơn tỷ lệ 75% tại cuộc bầu cử 5 năm trước. Trong khi đó, đảng Đoàn kết và Phát triển Liên minh (USDP) do quân đội hậu thuẫn chỉ nhận 33 ghế (7,5%), thấp hơn số ghế họ có ở cuộc bầu cử năm 2015.

Mặc dù đảng USDP cáo buộc chiến thắng của NLD có gian lận, nhưng tỷ lệ chiến thắng cách biệt lớn nói lên rằng, phần đông cử tri ủng hộ chính quyền của NLD lãnh đạo và sự ủng hộ với cá nhân bà San Suu Kyi là vô cùng lớn bất chấp hình ảnh của Cố vấn Nhà nước Myanmar bị ảnh hưởng không nhỏ sau cuộc đàn áp với người Rohingya năm 2016/17.

Chính quyền quân sự huy động lực lượng cảnh sát ngăn chặn các cuộc biểu tình đang ngày càng mạnh mẽ của người dân Myanmar - Ảnh: AP

Chính quyền quân sự huy động lực lượng cảnh sát ngăn chặn các cuộc biểu tình đang ngày càng mạnh mẽ của người dân Myanmar - Ảnh: AP

Bất ổn leo thang và lời hứa của Tatmadaw

Chính quyền quân sự Myanmar đang phải đối đầu với thách thức không nhỏ khi phong trào bất tuân dân sự ngày càng mở rộng, bắt đầu từ các bác sĩ và y tá và đã phát triển lên sáu bộ dân sự, nơi các công chức đã ngừng làm việc để phản đối và tiếp tục quảng bá sự phản kháng của họ trên mạng xã hội.

Vào cuối tuần, hàng nghìn người đã đổ ra đường để phản đối. Hôm qua (8/2), Myanmar ghi nhận số người xuống đường biểu tình lớn nhất kể từ “cuộc cách mạng Nghệ tây” chống chính phủ quân sự năm 2007.

Điều quan trọng đối với chính quyền quân sự là họ không chỉ đối mặt với sự giận dữ của đông đảo người dân, mà còn phải đấu tranh để áp đặt kỷ luật ngay trong hàng ngũ của họ.

Một cuộc leo thang biểu tình trên đường phố là điều rất đáng lo ngại đối với lãnh đạo chính quyền quân sự. Quân đội Myanmar có đủ kinh nghiệm để đối phó với những cuộc biểu tình, nhưng các chuyên gia đánh giá, thời điểm này khác với năm 2007 và càng khác với Myanmar ở những thập kỷ trước, khi mà thông tin và mạng xã hội bùng nổ giúp người dân kết nối với nhau nhanh hơn, và sức lan tỏa các thông điệp cũng mạnh mẽ hơn trước.

Tình hình sẽ vẫn còn nhiều biến động và phức tạp, chính quyền quân sự sẽ phải cân nhắc các biện pháp đối phó với các cuộc biểu tình được dự đoán sẽ ngày càng mạnh mẽ. Thách thức của chính quyền quân sự là liệu có thể đàn áp toàn bộ 83% cử tri, tương đương hơn 2/3 trong tổng số 54 triệu người dân, những người ủng hộ chính quyền NLD được bầu hợp pháp.

Chính phủ quân sự đã yêu cầu ngắt kết nối internet, ngừng cấp dữ liệu di động, chặn các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, nhưng các dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) và các ứng dụng ngoại tuyến Bridgefy đã được người dân sử dụng thay thế để đối phó với lệnh mà chính quyền dần áp đặt và trong bối cảnh tắt internet trở nên thường xuyên.

Sau cuộc đảo chính vào ngày 1/2, Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế đã lên tiếng phản đối, kêu gọi thả những người bị bắt cũng như gây áp lực để đảo ngược quyết định của quân đội, đưa Myanmar trở lại chính quyền dân sự, xây dựng xã hội dân chủ.

Trong bài phát biểu đầu tiên vào hôm qua (8/2) kể từ sự kiện ngày 1/2, Thống tướng Min Aung Hlaing cam kết sẽ tổ chức bầu cử lại và trao lại quyền lực "sau khi tình trạng khẩn cấp được thực hiện để tổ chức một cuộc tổng tuyển cử dân chủ đa đảng tự do và công bằng".

Tuyên bố này được xem là biện pháp nhằm làm dịu cơn giận dữ của cử tri, song những lời hứa vào lúc này là “không đủ” trong bối cảnh đa số người dân Myanmar đã quá chán ngán và ám ảnh bởi sự cai trị của chính quyền quân sự kéo dài suốt 5 thập kỷ, nhất là khi mà tướng Aung Hlaing lại không cho biết thời điểm nào sẽ diễn ra cuộc bầu cử mới.

Tình trạng khẩn cấp được ban bố kéo dài một năm nhưng không có gì đảm bảo rằng quân đội sẽ rút ngắn, giữ nguyên hoặc kéo dài nó, khi mà quyền lợi của Tatmadaw quá lớn không dễ gì buông bỏ.

Và khi mà quân đội ở thế yếu – bị hầu hết phản đối và thiếu cơ sở để ủng hộ - họ rất có thể sẽ đưa ra những hành động cứng rắn, bất chấp. Như thế, viễn cảnh một Myanmar rơi vào xung độ và bạo lực là điều khó tránh khỏi.

Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn Phiên tòa luận tội Trump là hợp hiến

 Công Luận

10/02/2021

(CLO) Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu hôm thứ Ba (9/2) để thông qua rằng phiên tòa luận tội Donald Trump lần thứ hai là hợp hiến, với 56 Thượng nghị sĩ tán thành và 44 bỏ phiếu chống.

Thượng viện bỏ phiếu thông qua việc luận tội cựu Tổng thống Trump là hợp hiến - Ảnh: AP

Thượng viện bỏ phiếu thông qua việc luận tội cựu Tổng thống Trump là hợp hiến - Ảnh: AP

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị các đảng viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện luận tội một tuần sau vụ bạo loạn ở Điện Capitol ngày 6 tháng 1, với cáo buộc "kích động nổi dậy". Ông Trump đã kịch liệt phủ nhận mọi trách nhiệm và gọi việc luận tội là "một trò lừa bịp".

Mặc dù một cựu Tổng thống chưa bao giờ bị luận tội tại Hoa Kỳ, nhưng cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện hôm thứ Ba đã thúc đẩy phiên tòa luận tội thứ hai đối với ông Trump về phía trước.

Nhóm bảo vệ pháp lý của cựu Tổng thống Trump lập luận rằng, việc luận tội một công dân bình thường là không hợp hiến, trong khi các đảng viên Dân chủ phản đối rằng không nên có "ngoại lệ tháng Giêng" và một Tổng thống phải chịu trách nhiệm về tất cả các hành động của mình từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng tại vị.

Phiên tòa đã được bắt đầu vào thứ Ba (9/2) và dự kiến ​​sẽ kéo dài sang tuần sau.

Trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên bị luận tội hai lần, Donald Trump phải đối mặt với phiên tòa thứ hai sau những cáo buộc từ các thành viên Đảng Dân chủ Hạ viện về việc "kích động nổi dậy" trong cuộc bạo loạn ngày 6 tháng 1 khiến 5 người thiệt mạng. Tuy nhiên, cựu Tổng thống phủ nhận mọi trách nhiệm, coi bản luận tội là sự tiếp tục của "cuộc săn phù thủy" và một "trò lừa bịp".

Theo các báo cáo, cựu Tổng thống, người dường như không có kế hoạch làm chứng, tin rằng ông sẽ trắng án sau phiên tòa.

Thượng viện Mỹ đã nhóm họp hôm qua (9/2) để thông qua việc luận tội Donald Trump - Ảnh: Reuters

Thượng viện Mỹ đã nhóm họp hôm qua (9/2) để thông qua việc luận tội Donald Trump - Ảnh: Reuters

Ông Trump sẽ bị kết tội?

Trong khi các nhà quan sát nghi ngờ rằng phiên tòa luận tội sẽ kết thúc với việc kết tội Donald Trump, cuộc bỏ phiếu hôm thứ Ba đã có sáu đảng viên Cộng hòa ủng hộ ý tưởng rằng phiên tòa là hợp hiến.

Một cuộc bỏ phiếu kiểm tra được tổ chức vào cuối tháng 1 đã có năm Thượng nghị sĩ GOP bỏ phiếu cho việc luận tội Trump, với một đảng viên Cộng hòa tham gia nhóm trong cuộc bỏ phiếu Thượng viện hôm thứ Ba.

Sáu đảng viên Cộng hòa tin rằng phiên tòa luận tội là hợp hiến gồm Ben Sasse ở Nebraska, Mitt Romney của Utah, Pat Toomey của Pennsylvania, Susan Collins của Maine, Lisa Murkowski của Alaska và Bill Cassidy của Louisiana.

Tuy nhiên, để ông Trump bị kết tội, ít nhất 17 thành viên Đảng Cộng hòa sẽ phải ủng hộ sáng kiến ​​này. Đây là điều mà nhiều nhà quan sát cho là khó xảy ra.

Chuyện gì xảy ra ở phiên luận tội?

Khi Thượng viện biểu quyết rằng quy trình luận tội cựu tổng thống là hợp hiến, phiên tòa sẽ chuyển sang thứ Tư (10/2) và có thêm khoảng tám giờ tranh luận.

Không rõ phiên tòa sẽ kéo dài bao lâu, nhưng giới quan sát cho rằng phiên luận tội thứ hai sẽ ngắn hơn so với phiên tòa đầu tiên kéo dài khoảng ba tuần. Riêng Jon R Taylor, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Texas ở San Antonio, tin rằng nó không nên kéo dài hơn một tuần.

"Trừ khi một số bằng chứng lớn và chưa được biết đến trước đó thay đổi cả phạm vi và giọng điệu của phiên tòa, nó thực sự không nên kéo dài hơn một tuần, có thể lên đến mười ngày nếu có sự chậm trễ bất ngờ", giáo sư nói với Sputnik.

"Nhờ một loạt các cuộc bỏ phiếu thủ tục, 45 trong số 50 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã báo hiệu khá nhiều rằng họ sẽ bỏ phiếu để tuyên bố trắng án. Và vì sẽ phải cần 17 thành viên Đảng Cộng hòa tham gia với 50 thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ để kết tội Trump, tỷ lệ tuyên bố có tội của Trump là rất thấp".

Do vào tối thứ Sáu trùng vào ngày Sabbath của người Do Thái, nên thủ tục pháp lý được cho là tạm dừng để tiếp tục vào chiều Chủ nhật.

Tuy nhiên, luật sư David Schoen, người đã yêu cầu tạm dừng ngày Sabbath, hôm thứ Hai (8/2) đã gửi một lá thư rút lại yêu cầu của mình vì lo ngại rằng nó sẽ làm chậm quá trình luận tội. Vẫn chưa có thay đổi chính thức nào về lịch trình.

Điều này khiến nhiều khả năng cuộc bỏ phiếu cuối cùng của Thượng viện sẽ được tổ chức vào tuần tới. Trong trường hợp Thượng viện bỏ phiếu để kết tội Donald Trump, sẽ có một cuộc bỏ phiếu bổ sung quyết định xem có cấm cựu Tổng thống Mỹ giữ chức vụ công thêm một lần nữa hay không.

Nguyễn Hoàng 

Tin Hải Ngoại - SGB

 


Tin Hoa Kỳ - SGB


Bạo loạn Điện Capitol có ý nghĩa gì với chính sách đối ngoại của Mỹ? - BBC Tiếng Việt 

Powered by Blogger.