Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ viên tịch ở Sài Gòn

Saturday, February 22, 2020 //
Hòa Thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện năm 2007 lúc chưa bị CSVN trục xuất. (Hình: GENET/AFP/Getty Images)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, vừa viên tịch vào lúc 9 giờ 30 phút tối (giờ địa phương) Thứ Bảy, 22 Tháng Hai, tại chùa Từ Hiếu, quận 8, Sài Gòn, hưởng đại thọ 93 tuổi.
Tin này được Hòa Thượng Thích Viên Lý, chủ tịch Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại kiêm viện chủ chùa Điều Ngự, Westminster, xác nhận với nhật báo Người Việt.
Theo Wikipedia.org, Hòa Thượng Thích Quảng Độ sinh ngày 27 Tháng Mười Một, 1928, là tăng thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ ngày 17 Tháng Tám, 2008.
Ông là một nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam vì các hoạt động đấu tranh nhân quyền.
Ông là người được trao Giải Tưởng Niệm Thorolf Rafto năm 2006 và nhiều lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình.
Đức Đệ Ngũ Tăng Thống sinh ra với tên Đặng Phúc Tuệ, tại xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Trong bản “Cáo Bạch” đề ngày 23 Tháng Hai, 2020 (giờ Việt Nam), của Tỳ Kheo Thích Nguyên Lý, trụ trì chùa Từ Hiếu, 59 Lô D Dương Bá Trạc, phường 1, quận 8, Sài Gòn, viết rằng “Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ – Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đã viên tịch lúc 21 giờ 30 phút ngày 29 Tháng Giêng năm Canh Tý, tức ngày 22/2/2020. Thượng thọ 93 tuổi, 73 hạ lạp.”
Theo di huấn của Hòa Thượng Thích Quảng Độ ký ngày 5 Tháng Tư, 2019, được dẫn trên bản “Cáo Bạch” thì “Sau này khi tôi về cõi Phật, tôi hoàn toàn ủy quyền cho Hòa Thượng Thích Nguyên Lý cùng một số Tăng, Ni, và Phật tử có tâm với Giáo Hội lo toàn bộ tang sự cho tôi. Tang lễ đơn sơ, không để quá 3 ngày. Sau khi hỏa thiêu thì đem tro cốt của tôi rải xuống biển.”
Chương trình tang lễ được trụ trì chùa Từ Hiếu thông báo là lễ nhập quan lúc 2 giờ trưa ngày 23 Tháng Hai và lúc 8 giờ sáng ngày 25 Tháng Hai “cung tiễn kim quan đi hỏa thiêu,” rồi sau đó sẽ rải tro cốt xuống biển theo di chúc.
Bản “Cáo Bạch” còn dặn rằng, mọi người tới viếng “Không có điếu văn, tiểu sử, cảm tưởng và mọi hình thức thông thường khác, chỉ đến lễ bái, thọ tang mà thôi,” và “Xin miễn phúng điếu, kể cả vòng hoa, trướng liễn…”
Bản “Cáo Bạch” của Hòa Thượng Thích Nguyên Lý thông báo Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ viên tịch. (Hình: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất)
Hòa Thượng Thích Quảng Độ, 93 tuổi, cùng với Hòa Thượng Thích Huyền Quang – Đệ Tứ Tăng Thống – đã viên tịch từ năm 2008, và nói chung cả Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) nổi tiếng thế giới với tấm gương kiên trì, can đảm chống đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền CSVN. Hai hòa thượng là những cái gai trong mắt lãnh đão CSVN suốt nhiều năm.
Ông từng bị chế độ bỏ tù tám năm và suốt mấy chục năm bị giam lỏng tại Thanh Minh Thiền Viện ở Phú Nhuận, Sài Gòn. Đến năm 2018 thì ông bị trục xuất về sống tại quê ở tỉnh Thái Bình nhưng sau đó ông đã quay lại Sài Gòn.
Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ từng được đề cử giải Nobel Hòa Bình một số lần từ tấm gương can đảm, kiên trì đấu tranh bất bạo động cho tự do tôn giáo, nhân quyền tại Việt Nam.
Trong một chuyến viếng thăm Đức Đệ Ngũ Tăng Thống của phái đoàn Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ (USCIRF) hồi Tháng Chín, 2019, theo lời tường thuật của Hòa Thượng Thích Nguyên Lý, trụ trì chùa Từ Hiếu, cho hay: “Phái đoàn hỏi Đức Tăng Thống rằng có nhờ đoàn đưa ra các kiến nghị can thiệp với nhà nước? Ngài đưa ra ba kiến nghị nhờ phái đoàn can thiệp: Tách tôn giáo ra khỏi chính quyền, vì chính quyền gắn kết với tôn giáo thì không có tự do dân chủ; không ép buộc tu sĩ Phật Giáo tham gia vào Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp, bởi vì làm như vậy là sai với giáo luật nhà Phật; can thiệp để Việt Nam có tự do dân chủ, vì nếu vẫn còn độc đảng thì Giáo Hội không thể nào sinh hoạt được.”
GHPGVNTN thành lập năm 1964 tại Sài Gòn, quy tụ các hội đoàn, tông phái Phật Giáo tại miền Nam Việt Nam về một mối sau khi Đệ Nhất Cộng Hòa bị lật đổ và Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng cố vấn Ngô Đình Nhu bị sát hại.
Sau khi Cộng Sản miền Bắc đã nhuộm đỏ được cả miền Nam năm 1975, thì đồng thời các Giáo Hội hoạt động tự do, độc lập tại VNCH trước đó đều bị cướp đoạt tài sản, nhân sự bị khống chế, tù tội hay cưỡng ép hoàn tục. Nếu muốn tồn tại phải gia nhập các tổ chức tôn giáo quốc doanh, chịu sự chỉ huy của cán bộ đảng viên Cộng Sản núp danh tu sĩ.
Năm 1982, nhà cầm quyền CSVN tại Sài Gòn trục xuất Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Hòa Thượng Thích Quảng Độ về quản chế tại quê quán Quảng Ngãi và Thái Bình, không qua sự xét xử của tòa án. Tuy nhiên, mấy năm sau đó cả hai hòa thượng đã tìm cách quay lại Sài Gòn, cùng với hệ thống chùa và tăng sĩ trong hệ thống GHPGVNTN tiếp tục đấu tranh cho tự do tôn giáo, nhân quyền, gây nhiều tiếng vang trong dư luận thế giới.
Sau khi Hòa Thượng Thích Huyền Quang viên tịch, Hòa Thượng Thích Quảng Độ được suy cử làm Đệ Ngũ Tăng Thống. Nhưng từ những năm 2012-2013 trở đi, GHPGVNTN có những bất đồng trong nội bộ nên xảy ra nhiều xáo trộn, chia rẽ.
Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ (thứ ba từ trái) cùng một số tăng ni, Phật tử, và một nhà ngoại giao nước ngoài tại chùa Từ Hiếu. (Hình: Thượng Tọa Thích Nguyên Nguyện cung cấp)
Năm 2013, Hòa Thượng Thích Quảng Độ thông báo “Cáo Bạch” từ nhiệm chức vụ tăng thống. Nhưng đến ngày 4 Tháng Chín, hòa thượng nhận lại chức vụ tăng thống. Sau đó, Hòa Thượng Thích Quảng Độ ra Giáo Chỉ số 10 thông báo chấm dứt chức vụ viện trưởng Viện Hóa Đạo của Hòa Thượng Thích Viên Định, chủ tịch Văn Phòng II của Thượng Tọa Thích Viên Lý tại hải ngoại, đồng thời bổ nhiệm nhân sự mới. Thành viên giáo phẩm của Giáo Hội còn lại rất ít người.
Trong bức thư gửi từ trong nước đề ngày 3 Tháng Mười, 2018, được Phòng Thông Tin Phật Giáo tại Pháp (IBIB) đăng tải, Hòa Thượng Thích Quảng Độ ra hai quyết định gồm “Bãi nhiệm chức vụ tổng thư ký cùng các chức vụ khác trong Ban Chỉ Ðạo Viện Hóa Đạo của đạo hữu Nguyên Chánh Lê Công Cầu, kể từ ngày ký bức Tâm Thư này. Mọi quyết định, giáo chỉ liên quan đến chức vụ của đạo hữu Cầu trước đây đều hủy bỏ, vô hiệu hóa.”
Và trong quyết định thứ hai “Tháng Năm năm ngoái, 2017, tôi viết hai bản Di Chúc và Di Huấn căn dặn những Phật sự Giáo Hội một khi tôi ra đi về cõi Phật. Trong di chúc có khoản tôi dự tính trao cho Hòa Thượng Thích Tâm Liên chức vụ Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống để điều hành Phật sự cũng như nhất tâm với chư tôn đức Hội Ðồng Lưỡng Viện bảo vệ pháp lý lịch sử của GHPGVNTN. Chờ ngày thuận duyên có thể tự do tổ chức Đại Hội Khoáng Ðại lần thứ 11 để Hội Ðồng Giáo Phẩm Trung Ương chọn lựa và suy tôn một vị trưởng lão vào chức vụ Đệ Lục Tăng Thống GHPGVNTN. Tôi đã gửi hai bản Di Chúc và Di Huấn đó sang Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế ở Paris để ban hành và công bố ngày nào tôi không còn nữa.”
Vì bất đồng ý kiến, nhiều hòa thượng, thượng tọa thuộc GHPHVNTN đã lập ra Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hoạt động độc lập cả từ trong nước và hải ngoại. Bây giờ, Hòa Thượng Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ viên tịch, GHPGVNTN có khôi phục lại như xưa hoặc vẫn tiếp tục chia rẽ, tùy thuộc vào các chức sắc đứng đầu hiện tại. (TN)

Chiến tranh 1979: “Sòng phẳng ra, nay TQ phải xin lỗi VN”

Chiến tranh 1979: “Sòng phẳng ra, nay TQ phải xin lỗi VN”

Đúng vậy tính ra trong dòng lịch sử VN chúng ta, bất cứ triều đại nào Trung Hoa cũng mang quân đánh và xâm lược VN chúng ta. Kể cả khi Trung Cộng và CSVN có cùng chung tình đồng chí cũng không tránh nổi chiến tranh tàn khốc.
Tại sao như vậy?
Trong thực tế cho thấy giới lãnh đạo Trung Hoa lúc nào cũng có giấc mộng “bình thiên hạ” trong quan niệm “tu thân tề gia trị nước bình thiên hạ”, nên họ phải đi xâm lăng láng giềng để mở mang bờ cỏi. Chính vì thế các láng giềng của Hán tộc lần lượt lọt vào tay Đế quốc Trung Hoa. Dường như chỉ còn VN chúng ta sau bao nhiêu lần bị đô hộ mà vẫn quật cường thoát khỏi nạn Hán hoá diệt chủng.
Cuộc chiến tranh năm 1979 là một bài học và kinh nghiệm lớn để dân tộc VN chúng ta trước mưu đồ xâm lăng của Trung Cộng. Nhìn lại bàn cờ quốc tế sẽ thấy ai đã, đang và sẽ ngăn cản được kế hoạch xâm lược của Trung Cộng trên thế giới từ 3 năm qua với chiến lược tạo khủng hoảng liên tiếp cho Bắc Kinh.

Chiến tranh 1979: “Sòng phẳng ra, nay Trung Quốc phải xin lỗi VN”

Bà Nguyễn Nguyên Bình nói về cuộc chiến Biên giới Việt – Trung 2/1979 sau 41 năm nhìn lại.BBC
Sau 41 năm cuộc chiến Biên giới Trung – Việt (1979-2020), Trung Quốc và Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ, đã đến lúc nhà cầm quyền Trung Quốc phải xin lỗi nhân dân Việt Nam vì nước đã ‘vô cớ’ đánh Việt Nam 2/1979 và phải cải việc ‘xuyên tạc’ rằng đó là Trung Quốc ‘phản kích tự vệ’ chống Việt Nam xâm lược.
Quan điểm này được một nhà nghiên cứu Trung Quốc từng làm việc trong ngành địch vận, cựu Trung tá quân đội nhân dân Việt Nam, bà Nguyễn Nguyên Bình đưa ra trong một phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt hôm 20/02.
“Theo tôi là nếu bây giờ Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ, thì Trung Quốc cũng phải chịu trách nhiệm về việc đấy và bình đẳng với nhau ra, thì Trung Quốc phải xin lỗi nhân dân Việt Nam,” nhà nghiên cứu có thân phụ là cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nói.
“Bởi vì tự nhiên đánh, không có cớ gì, tự nhiên đánh, một lúc huy động mấy chục vạn quân sang gây bao nhiêu thứ tội ác, thế rồi lại vu cáo cho Việt Nam là đi xâm lược Trung Quốc, gọi tên cuộc chiến tranh ấy là phản kích tự vệ. Những chuyện ấy, nếu sòng phẳng ra, thì Trung Quốc phải cải chính những cái đó.”
Tôi không cho là như thế, tại sao Trung Quốc lại gây quân đội Pol Pot lên để chúng xâm phạm vào biên giới phía Tây Nam của Việt Nam? – Trung tá Nguyễn Nguyên Bình
Có ý kiến từ trước cho rằng ban lãnh đạo đảng, nhà nước Việt Nam, hậu thời kỳ của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc đó đã không xử lý tốt bang giao với Trung Quốc, để nảy sinh bất hòa, khiến Trung Quốc mở chiến tranh, tiến đánh qua biên giới Việt Nam tháng 2/1979, trước quan điểm này, bà Nguyễn Nguyên Bình nói:
“Tôi không cho là như thế, tại sao Trung Quốc lại gây quân đội Pol Pot lên để chúng xâm phạm vào biên giới phía Tây Nam của Việt Nam? Tại sao lại gây ra như thế?
“Thực ra thì nếu như Việt Nam xử lý không tốt, trước hết, nó gây chiến tranh ở Campuchia mà chống Việt Nam, đấy là một tội ác, đấy là không tốt.
“Thế còn, giả sử bây giờ cứ nói là khôn khéo, chẳng khôn khéo được với Trung Quốc đâu. Bởi vì nhà cầm quyền Trung Quốc, mưu của họ thâm lắm.
Chiến tranh biên giới
STR/AFP/GETTY IMAGEMột đơn vị pháo của Quân đội Việt Nam tại tỉnh Lạng Sơn đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lấn của Trung Quốc dọc biên giới dài 230 km giữa hai nước ngày 23/2/1979. Vào ngày 17/2/1979 sau nhiều tháng khẩu chiến và xung đột, Trung Quốc tiến hành cuộc tổng tấn công vào Việt Nam, nước đồng minh cộng sản của họ để “dạy cho Việt Nam một bài học” vì đã tỏ ra không lệ thuộc vào Trung Quốc như họ trông đợi.”Cho nên Việt Nam có khéo đến đâu, rồi vẫn có chiến tranh. Chẳng hạn cứ liên hệ bây giờ, Việt Nam rất là nhường nhịn, rất mềm mỏng, nhưng Trung Quốc có dừng lại việc chiếm đâu?
“Thực ra trước đây Trung Quốc lấy vũ khí để đánh Việt Nam, nhưng bây giờ là chiến tranh xâm lược mềm, nó còn gây cho Việt Nam bao nhiêu tác hại hơn cả cuộc chiến tranh đấy chứ.”

‘Luôn luôn lu loa’

Một luồng ý kiến khác lại đặt câu hỏi rằng liệu Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979 là do Việt Nam trước đó gây ra vấn đề “bài xích người Hoa”, “nạn kiều” và đã khiến Trung Quốc có hành động chiến tranh do nguyên nhân đó, đáp lại quan điểm này, nhà nghiên cứu Nguyễn Nguyên Bình nói:
Người ta cũng nhìn thấu được âm mưu của Trung Quốc rồi, cho nên người ta mới thấy ở trong chỗ người Hoa đó tiềm ẩn những nguy hiểm, cho nên người ta mới phải đẩy người Hoa về – Trung tá Nguyễn Nguyên Bình
“Tôi vẫn cho là không phải như thế. Tại vì người ta cũng nhìn thấu được âm mưu của Trung Quốc rồi, cho nên người ta mới thấy ở trong chỗ người Hoa đó tiềm ẩn những nguy hiểm, cho nên người ta mới phải đẩy người Hoa về.
“Nhưng tôi cho là trong việc làm đó, việc làm về phương hướng thì cũng không sai, nhưng khi thực hiện cụ thể thì nhiều khi đi quá đà.
“Mà Trung Quốc thì luôn luôn lu loa, luôn luôn lấy những việc như thế để mà làm ầm lên. Thậm chí tôi thấy mưu của Trung Quốc có thể tự ‘bẻ què’, tức là tự đập gẫy chân mình, song rồi vu cho người khác là đánh gẫy chân mình.
“Tôi nghĩ là không thể đối phó với Trung Quốc một cách gọi là cứ tưởng là mình mềm mỏng với họ, cứ tưởng là mình không phạm sai lầm gì, mà họ lại sòng phẳng với mình đâu. Tôi không tin chuyện đó!”
Trung - Việt
STR/AFP/GETTY IMAGE
Dân quân Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây bày tỏ ủng họ quân đội của họ đang chiến đấu ở tiền tuyến trong cuộc chiến biên giới với Việt Nam. Họ tổ chức thành một toán những người khênh cáng hôm 22/2/1979. Cuộc chiến tranh biên giới này được xem là Chiến tranh Đông dương thứ Ba, mà nguồn gốc của xung đột tuy ngắn nhưng đẫm máu là do mâu thuẫn ý thức hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô cũ.Hôm thứ Năm, 20/02, một nhà nghiên cứu chính trị và bang gia quốc tế từ Hà Nội chia sẻ với BBC tại một Hội luận chuyên đề đặc biệt nhìn lại cuộc chiến sau 41 năm về khía cạnh cuộc chiến đã tác động ra sao tới Việt Nam:
“Nếu ai đã đọc bài viết về năm cái nhất mà tôi đã viết về cuộc chiến tranh 17/02/1979, thì thấy rằng lần này tác động là người Việt bất cứ ở đâu, ở trong nước hay là ở nước ngoài, đều cảm nhận, đều thấm thía một nỗi bất hạnh lớn.
“Cái bất hạnh đó là gì? Cái này là một bí mật công khai đã được một ông tướng bên an ninh nói cách đây mấy năm rồi, tức là chúng ta không thể dời Việt Nam đi đâu cả.
Có một thực tế là nếu chính quyền cứ đẩy mạnh đàn áp người dân trong nước tưởng niệm những hy sinh mất mát trong cuộc chiến, đàn áp những người dân phản đối những chính sách xâm chiếm biển đảo của Trung Quốc, thì nay mai khi hữu sự, lấy ai ra tiền tuyến bảo vệ Tổ quốc?
“Chúng ta phải kiên nhẫn, phải thông minh, để sống bên cạnh một ông hàng xóm trọc phú nhưng mà rất hung hãn.
“Thế thì đây không chỉ Việt Nam, mà phải là toàn Đông Nam Á hiện nay người ta đều đang phải vận hết nội công, vận hết nội lực để ứng xử với trật tự ngày càng phức tạp trong đó cuộc tranh hùng giữa các nước lớn đang đe dọa thế “cân bằng chiến lược” của hầu hết các nước ASEAN, chứ không phải chỉ của riêng Việt Nam.
“Thứ hai nữa là sau hơn 40 năm nhìn lại, phải nói rằng sự thay đổi, hiện nay từ cả phía chính quyền, lẫn xã hội đã đủ độ chưa? Thì phải nói là hiện nay xã hội Việt Nam đang phân ly, nhiều ý kiến khác biệt, mặc dù 41 năm nhìn lại thì thấy nhiều biến đổi, nhiều điều chỉnh, như là các ‎ kiến trước tôi đã phân tích.
“Nhưng mà hiện nay vẫn có nhiều ý kiến ngược nhau. Trong một thời buổi mở cửa và hội nhập, điều khác nhau như thế là dễ hiểu.”
Cần nghĩ lại điều gì?
Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng
BBC News Tiếng Việt- Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng là cựu Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên Vụ trưởng, Trưởng Nhóm Tư vấn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam thời kỳ trước đây (2001-2007)Nhìn lại cuộc chiến sau 41 năm, bình luận về cách thức chính quyền Việt Nam ứng xử với cuộc chiến và di sản, hệ lụy của nó và về mặt ôn cố tri tân, người Việt Nam cần tái tư duy gì về mặt quốc gia, dân tộc, Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng nói tiếp:
“Nhưng mà có một thực tế là nếu chính quyền cứ đẩy mạnh đàn áp người dân trong nước tưởng niệm những hy sinh mất mát trong cuộc chiến, đàn áp những người dân phản đối những chính sách xâm chiếm biển đảo của Trung Quốc, thì nay mai khi hữu sự, lấy ai ra tiền tuyến bảo vệ Tổ quốc? Cho nên tôi nghĩ cái này chính quyền cũng phải suy nghĩ lại.
Chúng ta đang ở một kháng điểm đầu tiên và cũng là kháng điểm cuối cùng trên giải đất trên bờ biển Đông Nam Á này, không còn chỗ nào để thiên di tiếp nữa, không còn chỗ nào để mà đi tiếp nữa.
“Cuối cùng, về tác động thứ ba, tôi thấy cả hai bên, cả chính quyền lẫn dân sự đều có một cái khoan dung. Bởi vì cộng sản hay Quốc gia, nói cho cùng nó chỉ là một giai đoạn của lịch sử, còn Việt tộc mới là trường tồn.
“Và chúng ta đang ở một kháng điểm đầu tiên và cũng là kháng điểm cuối cùng trên giải đất trên bờ biển Đông Nam Á này, không còn chỗ nào để thiên di tiếp nữa, không còn chỗ nào để mà đi tiếp nữa.
“Ở đây, không phải “văn minh dừng ở đây”, mà là “cuộc việt dã”, “cuộc thiên di của chúng ta” dừng lại ở đây. Chúng ta phải bám trụ và phải trường tồn. Còn đương nhiên, thời nào thì cũng có những Trần Ích Tắc, cũng có những Lê Chiêu Thống.
“Nhưng Trung Quốc không thể cứ quá tự tin, tự cho mình đủ mưu sâu để qua mặt thế giới,” nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Phát triển, thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) nói với BBC.
Lạng Sơn
HOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES – Ba mươi năm sau, khu vực Lạng Sơn gần Hữu Nghị Quan, nơi từng chứng kiến cuộc chiến ngắn ngủi nhưng khốc liệt giữa hai nước, nay là khu dân cư phát triển và yên bình. Ảnh chụp 5/2/2009, cho thấy một xe tải thương mại của Trung Quốc đang trên đường về nước và bên đường là cột mốc cây số cũ còn sót lại. Mời quí vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi thảo luận video  41 năm nhìn lại cuộc chiến Biên giới Việt – Trung 1979-2020.
Xem thêm:

Powered by Blogger.