Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Phán đoán về chính trị Việt Nam sắp tới

Thursday, January 5, 2017 // , ,
BBC
05/01/2017


Ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội 12 năm 2016Image copyrightGETTY IMAGES
Image captionBan lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội 12 năm 2016
Một nhà nghiên cứu lâu năm về chính trị Việt Nam vừa có bài viết tiếng Anh cho rằng đã có mâu thuẫn trong đảng và tranh đua vị trí tại Việt Nam, chưa đầy một năm sau Đại hội Đảng 12. 
Đăng trên trang The Diplomat hôm 23/12/2016, Giáo sư Zachary Abuza, Học viện Quân sự Quốc gia (National War College), Hoa Kỳ, dự đoán có thể Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ nghỉ giữa nhiệm kỳ, và ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư, là ứng viên thay thế hàng đầu.
Ông cũng cho rằng ba vụ điều tra gần đây - liên quan cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, là cách gián tiếp làm suy yếu vị thế Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng. 
BBC có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Zachary Abuza về những điều ông đề cập trong bài viết. 
BBC:Trong bài viết mới nhất của ông, ông cho rằng ông Đinh Thế Huynh đang có nhiều cơ hội nhất để trở thành Tổng Bí thư kế tiếp tại Việt Nam. Có phải quá sớm để nhận định như vậy?
Có thể còn sớm, và tôi có thể sai, nhưng theo tôi, tình hình đang diễn biến theo chiều hướng này.
Ông Nguyễn Phú Trọng được bầu lại thêm một nhiệm kỳ, nhưng quan điểm đồng thuận dường như cho rằng ông ấy sẽ chỉ ở lại nửa nhiệm kỳ.
Khó thấy còn ai khác đang rất nhiều cơ hội để thay ông Trọng giữa nhiệm kỳ. Tôi đoán là ông Trần Đại Quang đang chờ đến Đại hội Đảng 13. Tôi không nghĩ rằng có ai đó dành nỗ lực chính trị để ngăn ông Huynh lúc này.
BBC:Bằng chứng nào để ông nghĩ rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nghỉ giữa nhiệm kỳ?
Ông Đinh Thế Huynh (trái) và ông Trần Đại Quang là ứng viên cho vị trí Tổng bí thư sắp tới?Image copyrightGETTY IMAGES
Image captionÔng Đinh Thế Huynh (trái) và ông Trần Đại Quang là ứng viên cho vị trí Tổng bí thư sắp tới?
Không hoàn toàn chắc chắn, nhưng có lẽ ông ấy sẽ nghỉ. Ông Trọng sinh năm 1944, tương đối già hơn so với người nhiều tuổi thứ hai trong Bộ Chính trị. Đảng Cộng sản có lý do khi họ đề ra mức giới hạn tuổi khi chọn nhân sự. 
BBC:Bài viết của ông có đề cập đến Chủ tịch nước Trần Đại Quang, mà một số người cũng đồn đoán là ứng cử viên cho chức Tổng bí thư. Đánh giá của ông? 
Tôi đồng ý là ông Quang có nhiều triển vọng. Ông đã mở rộng kinh nghiệm công tác, ra ngoài Bộ Công an. Ông sẽ là ứng viên rất mạnh. Tôi dự trù ông có thể là Tổng bí thư tại Đại hội 13. 
Nếu có sự chuyển giao giữa nhiệm kỳ, và có đủ sự phản đối ông Huynh, thì ông Quang cũng sẽ là ứng viên rất mạnh. 
BBC:Bài báo của ông tập trung nói về mâu thuẫn nội bộ trong Đảng sau Đại hội 12. Ông có thể giải thích rõ hơn? 
Trước các kỳ Đại hội Đảng, luôn có nhiều đấu tranh phe phái. Nhưng sau đó, thường là giai đoạn "trăng mật", hay tương đối bình yên khi mà chính phủ và cán bộ mới hòa nhập vào vị trí mới. Nhưng một số bạn bè và tôi bắt đầu chứng kiến các dấu hiệu mâu thuẫn nội bộ chỉ trong vòng một năm. 
BBC:Ông viết rằng các cuộc điều tra và bắt giữ gần đây dường như là cách nhắm vào Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng. Ông có vẻ cho rằng ông Thăng thuộc nhóm cải cách, bị những người bảo thủ tấn công. Trong khi đó, một vài tiếng nói hiếm hoi ở bên trong Việt Nam cũng đã có bài trên mạng xã hội xem ông Thăng là đối tượng cần điều tra. Ông có xem xét quan điểm của họ không? 
Đáng tiếc là nền chính trị Việt Nam vốn vô cùng bí hiểm. Vì thế phần lớn quan tâm là chỉ về các bê bối tham nhũng. Chính trị Việt Nam bị chi phối bởi quan hệ người bảo trợ - đồ đệ, theo cùng vây cánh, vì thế khi có điều tra ai đó, nó có thể không hẳn là vì nghi ngờ tội phạm kinh tế mà thường là nhắm gián tiếp vào người bảo trợ. Nó khiến các đối thủ chính trị phải lo lắng, làm yếu đi nền tảng ủng hộ họ, mà điều này rất quan trọng trong một hệ thống chính trị chú trọng đến sự đồng thuận. 
Có nhiều đồn đoán về khả năng luân chuyển của Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La ThăngImage copyrightGETTY IMAGES
Image captionCó nhiều đồn đoán về khả năng luân chuyển của Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng
Cần khẳng định chống tham nhũng và chống đối thủ chính trị không hẳn là loại trừ nhau. Nhưng cũng cần thấy vì sao chỉ một số người bị điều tra về tham nhũng, còn những cán bộ làm điều tương tự lại không bị. Khả năng có hạn của nhà nước có thể là câu giải đáp, nhưng câu trả lời thuyết phục hơn thường liên quan chính trị.
Ta cũng cần thừa nhận có nhiều tham nhũng trong chính trị cấp cao ở Việt Nam, vì không có báo chí tự do kiểm tra, đảng cộng sản nói chung đứng trên luật pháp, kiểm soát tòa án và công tố. Quan trọng hơn cả, trong hệ thống hỗn hợp của Việt Nam, là nơi nhà nước vẫn kiểm soát rất nhiều (như vốn, đất đai), khu vực công sở hữu quá nhiều tài nguyên và nguồn lợi thì cơ hội tham ô là ở bên trong nhà nước. Một số ít người lại kiểm soát việc phân bổ hàng hóa, dịch vụ, vốn trong khi lại có quá ít sự kiểm tra và minh bạch. 
BBC:Trong bài, ông viết nếu ông Đinh Thế Huynh lên làm Tổng bí thư, sẽ không tốt cho Việt Nam vì ông ấy có vẻ là người bảo thủ. Ông cũng nghĩ ông Đinh La Thăng là nhà cải cách. Nhưng chính trị Việt Nam rất bí mật. Liệu có ổn khi quy trách nhiệm hay chê trách cho một số cá nhân, ca ngợi một số nhà "cải cách", mặc dù ít ai biết thực sự điều gì xảy ra trong các cuộc họp của Bộ Chính trị? 
Tôi đồng ý rằng sự phê phán này là công bằng. Tôi biết một số người hoàn toàn bất đồng với tôi khi tôi cho rằng ông Đinh Thế Huynh là người bảo thủ. Có một người nói ông Huynh là người "trung dung", nhưng tôi không thấy có bằng chứng. Rõ ràng là ông ấy có rất ít tiếp xúc với bên ngoài. Toàn bộ sự nghiệp của ông Huynh là ở trong bộ máy Đảng như một nhà lý luận, ít kinh nghiệm thực tiễn. 
Có thể nếu ông Đinh Thế Huynh trở thành Tổng bí thư, những hạn chế và thực tế của việc lãnh đạo sẽ hạn chế những gì ông có thể làm. Nhưng tôi cảm giác ông ấy rất lo lắng quyền uy và quyền quyết định của Đảng bị kéo trôi về phía các nhà kỹ trị trong chính phủ. Ông muốn tái xác lập sự lãnh đạo tối cao của Đảng, đây là việc không tốt cho nền kinh tế ngày càng phức tạp và hiện đại của Việt Nam. 
Bài 'The Fault Lines in Vietnam's Next Political Struggle; Infighting ahead of the next mid-term Congress is already visible' được đăng trên trang The Diplomat23/12/2016.

Những đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam

Gia Minh, RFA
2017-01-05
Từ trái qua: ông Đinh thế Huynh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong ngày cuối cùng Đại hội đảng lần thứ 12 hôm 27/1/2016 tại Hà Nội.
Từ trái qua: ông Đinh thế Huynh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong ngày cuối cùng Đại hội đảng lần thứ 12 hôm 27/1/2016 tại Hà Nội.
 AFP photo
Đấu đá tranh giành quyền lực trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam
00:00/00:00
Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam lại lên tiếng kêu gọi toàn dân đoàn kết chung quanh Đảng, trong khi đó nội bộ giới lãnh đạo chóp bu lại không thống nhất, thậm chí còn đấu đá tranh giành quyền lực.

Kêu gọi đoàn kết

“Đoàn kết”, “nhất trí”, v.v… lại được chính người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra vào sáng ngày 4/1/2017 khi phát biểu tại hội nghị lần thứ 6 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam ở Cần Thơ.
Lời kêu gọi của ông Nguyễn Phú Trọng nhắm đến các tầng lớp khác nhau trong xã hội được giao cho Mặt trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản, tập hợp lại.
Tương tự phát biểu của những người tiền nhiệm kể từ thời ông Hồ Chí Minh cho đến nay, Tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng cũng nhắc lại nhiệm vụ được cho là bao trùm và quan trọng hàng đầu; đó là “Tiếp tục tăng cường, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng và hành động.”
Vì sao ông tổng bí thư của đảng cộng sản Việt Nam nhắc lại kêu gọi đồng thuận như thế? Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một người từng công khai tuyên bố ra khỏi đảng cộng sản Việt Nam lý giải:
“Phải kêu gọi vì chứng tỏ hiện đang không thống nhất! 
Một điều trong nước người ta nói là dân, phần lớn chứ tôi không dám nói toàn bộ  đâu, mất lòng tin vào đảng rồi. Thế thì người ta phải kêu gọi thôi.
Thực tế cho thấy bây giờ cán bộ nói một đằng mà làm một nẻo. Người ta phát hiện ra được những lời hứa hẹn của Đảng là không thực tế. Người ta phát hiện thấy những việc làm của các quan chức đảng biên là không hợp với điều mà đảng đã tuyên bố, không hợp với lòng dân. 
Đảng nói một lòng do dân, vì dân; nhưng người ta thấy dân khổ bị lụt lội, hạn hán thế mà quan chức của đảng thì ngày càng giàu có.
Người ta nhìn thấy thực tế cuộc sống nên họ mất lòng tin! 
Lý do cơ bản nhất là người ta so sánh giữa những lời nói, tuyên truyền, hứa hẹn của đảng với thực tế và thấy khác nhau xa quá nên mất lòng tin.”

Tranh giành quyền lực

Vào ngày 23 tháng 12 vừa qua, một giáo sư trường Cao đẳng Quân sự Quốc gia ở Washington DC – ông Zachary Abuza, có bài viết đăng trên mạng Diplomat, với tựa đề được một nhà hoạt động trong nước dịch “Rạn nứt trong cuộc đấu đá chính trị trước Đại hội giữa nhiệm kỳ ở Việt Nam”.
Trong bài phân tích của mình, Giáo sư Zachary Abuza nhắc lại vị trí Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam có thể được thay thế vào giữa nhiệm kỳ 12 này.
Hai nhân vật được nhắc đến đang tranh chức vị đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam là ông Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính Trị-thường trực Ban Bí Thư, và ông Trần Đại Quang, hiện là Chủ tịch nước Việt Nam.
Tác giả Zachary Abuza nêu ra cơ sở để suy luận về tình trạng đấu đá trong tầng lớp lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hiện nay là công tác điều tra tham nhũng nhắm vào một số nhân vật cao cấp trước đây như cựu bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, nguyên Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh…
Giáo sư Ngô Vĩnh Long hiện giảng dạy tại Khoa Sử, Đại học Maine, Hoa Kỳ có nhận định về tình trạng đấu đá trong nội bộ chóp bu lãnh đạo Việt Nam:
“Các phe phái gần đây có đánh nhau rất nhiều! Xin lỗi có nhiều ‘cái đánh nhau cũng hơi bẩn’. Nói bẩn thì chính trị ở Mỹ cũng thế nên không thể chê người ta được; nhưng đúng là thế!”
Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống thì khó có thể đưa ra ý kiến gì về tình trạng đấu đá nội bộ trong giới lãnh đạo Hà Nội vì đó là chuyện ‘bí mật cung đình, thâm cung bí sử’. Người ta chỉ căn cứ vào những thông tin được rõ rĩ cho báo chí chính thống rồi ‘đoán già, đoán non’:
“Ví dụ như vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ ông Duy, vụ ông Hoàng… người ta chỉ dựa vào bề ngoài rồi đoán. Chứ còn muốn khẳng định được thì phải có điều tra, nghiên cứu, có chứng cớ.”

Việc phải làm

Trong thực tế hiện nay, Việt Nam gặp nhiều thách thức về chủ quyền như hoạt động ngày càng lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông, hàng hóa độc hại, kém phẩm chất từ Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam…
Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng đó là một mối nguy mà lãnh đạo Hà Nội cần thấy và đoàn kết để giải quyết:
“Tôi mong họ sắp xếp được; chứ nếu không thì… Việt Nam bây giờ không phải đấu đá với nhau mà có thể nói bị tê liệt trước bao nhiêu đe dọa của Trung Quốc trên đất liền: đe dọa về vấn đề kinh tế, đe dọa về vấn đề môi trường, đe dọa về vấn đề an ninh mạng …
Do đó sau khi giải quyết vấn đề phe phái với nhau phải để ý đến những đe dọa vừa nêu. Ví dụ vấn đề đe dọa mạng nay Mỹ mới nói nhưng ở Việt Nam 10 năm trước người ta đã nói với tôi rồi.
Sau khi chỉnh đốn đảng, Việt Nam phải có những chính sách đàng hoàng đối với Trung Quốc. Không thể nói làm bạn với tất cả mọi người đã, đang và sẽ đe dọa Việt Nam. Do vậy phải có những ưu tiên điều gì phải cứng rắn, phải mạnh để bảo vệ an ninh đất nước, bảo vệ Việt Nam.”
Đối với một người cao niên như Giáo sư Nguyễn Đình Cống thì chính quyền Hà Nội hiện vẫn còn duy trì được quyền lực của họ vì chưa có lực lượng đủ mạnh đưa đến chuyển biến.
Theo ông này thì số người không còn tin vào đảng cộng sản ngày càng tăng lên; thế nhưng chưa xuất hiện một nhân vật đủ tài năng tập hợp người dân để làm nên đại cuộc.

Điểm Tin Thứ Năm 05.01.2017

Theo Tin Tức Hằng Ngày
media
Uotsuri, Minamikojima (giữa) và Kitakojima, thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư Nhật đã quốc hữu hóa vào tháng 8/2012Reuters
  • Nhật lại phản đối tàu Trung Quốc xâm nhập khu vực Senkaku (RFI) - Hôm nay, 04/01/2016, Nhật Bản đã phản đối Bắc Kinh sau khi 4 chiếc tàu tuần duyên của Trung Quốc xâm nhập khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông, quần đảo mà Tokyo đang quản lý nhưng Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền.
  • Hải chiến trên Biển Đông: Châu chấu đá voi - Arnaud Vaulerin, đặc phái viên Libération tại Việt Nam, Libération ngày 03/01/2017, Thuỵ My dịch. Tàu đánh cá Việt Nam trên đảo Lý Sơn. Ảnh Ben Bohane. Tại quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền, các ngư dân Việt Nam đang ở tuyến đầu, trước các hành vi của Trung Quốc: đánh đắm tàu, giật lưới cá, đánh người thậm chí cả giết người. Hà Nội phải nhỏ giọng vì sợ bị trả thù. Trên gương mặt sạm đen vì nắng và muối biển, nổi bật lên đôi mắt linh …
  • Tàu sân bay TQ thị uy ở Biển Đông, mẫu hạm Mỹ vắng mặt trên biển (RFI) - Trong những ngày đầu năm 2017, Trung Quốc đã phô trương đợt tập huấn trên Biển Đông của chiếc tàu sân bay Liêu Ninh (Liaoning), với bài tập quan trọng nhất là cho chiến đấu cơ sử dụng con tàu làm cơ sở hạ cánh và cất cánh. Theo các chuyên gia phân tích, nhóm tác chiến của tàu sân bay Trung Quốc còn lâu mới đạt được trình độ điêu luyện của hạm đội hàng không mẫu hạm Mỹ. Có điều là không biết có phải là trùng hợp ngẫu nhiên hay không mà đúng vào lúc Bắc Kinh mang tàu sân bay ra thị uy với các láng giềng, thì các hàng không mẫu hạm Mỹ đều vắng bóng trên đại dương.
  • Bắc Kinh khoe : Tàu sân bay Liêu Ninh thử vũ khí ở Biển Đông (RFI) - Trong một tín hiệu rõ ràng là nhằm mục tiêu thị uy, bộ Ngoại Giao Trung Quốc vào hôm nay 04/01/2017 đã loan báo là tiểu hạm đội tàu sân bay duy nhất của họ đã tiến hành thứ nghiệm vũ khí và trang thiết bị nhân cuộc tập trận đang diễn ra tại Biển Đông.
  • Vì sao liên tục có nghi án công an đánh chết dân? (RFA) - Chỉ trong 3 ngày đầu tiên của năm 2017 đã xảy ra hai sự việc liên quan đến hành xử của những người mặc sắc phục công an gây phẫn nộ trong dư luận cả nước, đặc biệt là cộng đồng mạng.
  • Những kẻ phá chùa Liên Trì có mùa Xuân không?  - Mai Tú Ân – Chùa Liên Trì, ngôi chùa nhỏ bé cổ kính nép mình bên tán lá cây ven dòng sông Sài Gòn 60 năm qua thì mùa xuân này đã không soi bóng khi sắc xuân rộn ràng. Hòa thượng Không Tánh thẫn thờ trên khu đất không còn dấu tích chùa Liên Trì. Cũng không còn các tăng ni tất bật sửa soạn cuối năm cho Phật Tử vào chùa nhang khói nữa. Thầy trụ trì Thích Không Tánh cùng vài nhà sư bỗng lang thang bơ vơ như những …
  • Hướng dẫn viên du lịch người Hoa bôi bác Việt Nam (RFI) - Theo South China Morning Post (SCMP), năm qua là một năm kỷ lục về số du khách từ Hoa lục đến Việt Nam. Tuy nhiên, vấn nạn hướng dẫn viên “chui” người Hoa đang gây căng thẳng : không chỉ làm các công ty du lịch địa phương mất mối, họ lại còn trắng trợn xuyên tạc lịch sử và chủ quyền Biển Đông.
  • Nhiều tỷ phú Việt Nam bị chỉ trích không đóng góp cho nền kinh tế (RFA) - Danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2016 mới được công bố có sự góp mặt của nhiều tỷ phú bất động sản đã gây quan ngại đối với một số chuyên gia kinh tế trong nước vì cho rằng họ không có đóng góp nhiều cho nền kinh tế, thậm chí có thể gây bất ổn về lâu dài.
  • Vì sao bội chi ngân sách ‘vẫn ổn định’?  - Lê Dung / SBTN – Ảnh: baothamnhung. Chẳng khác mấy quốc nạn tham nhũng mà ông Huỳnh Phong Tranh thời còn là Tổng thanh tra chính phủ đã bật ra một thành ngữ để đời “tham nhũng vẫn ổn định”, quốc nạn bội chi ngân sách cũng chỉ tiến không lùi. Giữa tháng 12 năm 2016, Tổng cục Thống kê công bố: ngân sách nhà nước bội chi hơn 192 nghìn tỷ đồng. Con số bội chi trên, tuy vẫn thấp hơn mức cho phép trong nghị quyết đầu năm 2016 của Quốc hội, nhưng …
  • Phim cấm được phép chiếu rạp ở Việt Nam (VOA) - Bắt đầu từ năm nay, Việt Nam cho phép trình chiếu các phim cấm người xem dưới 18 tuổi tại các rạp phim nhưng liệu việc kiểm duyệt và cắt phim có còn diễn ra nữa không là vấn đề đang gây tranh cãi
  • Bộ trưởng Trần Hồng Hà hối thúc kỷ luật cán bộ vụ Formosa (RFA) - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà hôm nay ký công văn yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ triển khai ngay và nghiêm túc nhiệm vụ được chính phủ giao liên quan công tác kiểm điểm trách nhiệm các đơn vị, cá nhân dính líu đến thảm họa môi trường biển miền trung hồi tháng 4 năm ngoái.
  • Công an Bình Thuận truy tìm người giết hải cẩu (RFA) - Công an huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đang tiến hành điều tra vụ việc một con hải cẩu được phát hiện đã chết và nằm trên bãi cát thuộc trấn Phan Rí với nhiều vết thương trên đầu.
  • Con người đang tiến hóa tới đâu ? (RFI) - Nhật báo Le Monde đưa lên trang nhất một đề tài khoa học khá thu vị với câu hỏi : « Phải chăng con người đã đạt tới giới hạn ? » Câu trả lời của Le Monde là : « Sau nhiều thập kỷ cải thiện những đặc tính của con người như tuổi thọ, khả năng thể chất, tinh thần, tầm vóc…. Nhiều dữ kiện rút ra cho thấy trong mọi lĩnh vực con người đã dạt đến giới hạn. »
  • Công nghệ khiến ta suy nghĩ hạn hẹp (BBC) - Công nghệ cùng những thuật toán thông minh đang thay chúng ta quyết định nhiều thứ và khiến cho suy nghĩ, sự sáng tạo của chúng ta trở nên hạn hẹp.
  • Bắc Triều Tiên : Thách thức quốc tế đầu tiên của Trump (RFI) - Ngay sau khi lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un có bài diễn văn nhân dịp đầu Năm Mới 2017, nhấn mạnh đến việc tăng tốc chương trình tên lửa xuyên lục địa, tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump, hôm 02/01, đưa lên trên twitter một thông điệp rất ngắn : « (…) Điều đó sẽ không xảy ra (tức tên lửa Bắc Triều Tiên sẽ không thể bắn tới Mỹ) ». Câu nói chung chung của ông Donald Trump được các chuyên gia lý giải theo nhiều hướng khác nhau, nhưng dù lý giải thế nào, dự cảm chung của rất nhiều người là vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên chắc chắn sẽ trở thành một thách thức quốc tế hàng đầu của tân chính quyền Hoa Kỳ.
  • Hàn Quốc cương quyết triển khai lá chắn chống tên lửa (RFI) - Theo tin AFP, bộ trưởng Quốc Phòng Hàn Quốc vào hôm nay, 04/01/2017, đã bày tỏ thái độ cương quyết của Seoul trong việc triển khai lá chắn chống tên lửa Mỹ THAAD trong năm nay, bất chấp việc Bắc Kinh chống đối và các nghị sĩ đối lập Hàn Quốc chuẩn bị chuyển đến Trung Quốc một thông điệp khác.
  • Hệ thống THAAD sẽ được lắp đặt trong năm nay (RFA) - Một lần nữa, Seoul nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trong công tác bảo vệ an ninh quốc phòng, nhắc lại hệ thống này sẽ được Hoa Kỳ thiết lập trên lãnh thổ Nam Hàn nội trong năm nay.
  • Mỹ cố giảm thiểu đe dọa của Bắc Triều Tiên (VOA) - Hoa Kỳ đang cố gắng giảm thiểu mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên sau tuyên bố đầu năm mới của lãnh đạo Kim Jong-Un rằng chế độ của ông đang ở trong giai đoạn cuối của một cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa
  • Võ khí tài chính của Bắc Kinh (RFA) - Việc Trung Cộng là chủ nợ của Mỹ chỉ cho thấy nhược điểm kinh tế của họ là quá lệ thuộc vào xuất khẩu và xuất khẩu nhiều nhất là vào thị trường Hoa Kỳ trong khi các thị trường kia vẫn èo uột. Ngày nay, khi Mỹ muốn giảm nhập thì chính Bắc Kinh mới lâm thế kẹt, là chuyện ta sẽ chứng kiến năm nay!
  • Vụ trục xuất dân Đài Loan: Đài Bắc tố cáo Hà Nội chiều ý Bắc Kinh (RFI) - Chính quyền Đài Loan vào hôm qua, 03/01/2017 đã cực lực phản đối việc chính quyền Việt Nam vừa trục xuất bốn công dân Đài Loan qua Trung Quốc. Những người này bị tình nghi ngờ gian lận viễn thông. Đối với chính quyền Đài Bắc, Hà Nội đã hành động dưới áp lực từ Bắc Kinh.
  • Miến Điện đối mặt nguy cơ khủng bố (RFA) - Một viên chức cao cấp trong ngành an ninh tình báo Malaysia cho biết Miến Điện đang phải đối phó với nguy cơ khủng bố do các phần tử quá khích gây nên, để trả đũa cho tập thể Hồi Giáo Rohingya đang bị quân đội Miến đàn áp.
  • Mỹ : Obama cố bảo vệ chế độ bảo hiểm y tế (RFI) - Tổng thống Obama, trong những ngày cuối nhiệm kỳ đang ráo riết bảo vệ những chủ trương then chốt đánh dấu nhiệm kỳ của ông tại Nhà Trắng. Hôm nay 04/01/2017, ông Obama đến Quốc Hội họp kín với các nghị sĩ đảng Dân Chủ. Mục tiêu là bàn chiến lược ngăn chặn phía Cộng Hòa, không để họ hủy bỏ chế độ bảo hiểm y tế – thường gọi là Obamacare, đã được thông qua.
  • Tranh cãi về số phận chương trình Obamacare (VOA) - Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến Điện Capitol hôm thứ Tư 4/1, để vận động các nhà lập pháp đảng Dân chủ bảo vệ luật chăm sóc y tế quan trọng của ông
  • Thổ Nhĩ Kỳ gia hạn tình trạng khẩn cấp (VOA) - Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 3 tháng nữa trong lúc nhà chức trách tiếp tục trấn áp những ai bị tình nghi là ủng hộ viên của giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen
  • Đại sứ Anh tại LHCÂ từ chức gây rắc rối cho Brexit (RFI) - Đại sứ Anh bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu ông Ivan Rogers đột nhiên từ chức vào hôm qua, 03/01/2017 mà không hề thông báo trước và cũng không một lời giải thích. Chỉ còn cách 3 tháng nữa là thủ tục Brexit – Anh ra khỏi Liên Hiệp –    được khởi động. Việc ông Rogers, một người nhiều kinh nghiệm về Châu Âu dập cửa ra đi sẽ gây thêm khó khăn không ít cho chính phủ Anh trên hồ sơ rất phức tạp này.
Powered by Blogger.