Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Cái «ôm hôn» có đắt lắm không?

Wednesday, March 24, 2021 // ,

  24/3/2021

Nguyễn thị Cỏ May:- Cấm ra đường vì đề phòng lây nhiễm corona vũ hán làm xáo trộn tận gốc đời sống xã hội Pháp. Chỉ riêng giới sinh viên từ một năm nay thất điên bát đảo ví chỗ ăn chỗ ở: ký túc xá đóng cửa, căn-tin đóng cửa, việc làm thêm không có!

Những nét văn hóa đẹp của Pháp từ lâu đời nay cũng không còn giữ được. Đơn giản như cử chỉ quen thuộc khi người thân gặp nhau: bá cổ nhau hay hôn nhau bị cấm tới nay được một năm. Người ta tự hỏi rồi đây, khi dịch vũ hán hết, cách chào nhau thân tình đó liệu còn tồn tại hay không? Hay nó lại ôm cổ «nàng vũ hán» đi luôn?

Đặc thù văn hóa Pháp

9 places where you don't want to be caught kissing

Người ta đang nghĩ tới thời hậu-vũ hán, lúc đó, khi gặp nhau, người ta vẫn lao vào nhau, ôm chặt nhau và hôn nhau trên má như trước đây chăng? Sự thắc mắc này cũng đang chia dư luận Tây làm hay phe: chống và ủng hộ.

Xin đừng ai ngạc nhiên tại sao chuyện chẳng có gì mà cũng chia rẽ được người pháp? Nên nhớ ở Pháp, và chỉ có ở xứ Pháp hay xứ Tây, mới có hơn ba trăm thứ phô-mát mà thôi. Anh cũng nuôi bò, dê, cừu, cũng lấy sữa, cũng làm phô mát. Đức, Áo, Thụy sĩ, Áo, Ý, Hòa Lan,…cũng cùng nền văn minh ẩm thực, nhưng tuyệt đối không có nước nào có nhiều thứ phô-mát như Pháp. Đó là đặc thù văn hóa Pháp. Nó rất Tây! Và nó phức tạp vô cùng hơn người ta tưởng!

Do đó mà không có dân nào như dân Pháp là không bao giờ biết cùng nhau đồng ý một điều gì, dù lớn hay nhỏ. Nên lúc nào dân chúng cũng biểu tình chống đối chánh phủ. Tả cũng bị chống. Hữu cũng bị chống. Trung, tức không tả, không hũu, cũng bị chống. Và xuống đường rầm rộ cả lúc đang có lệnh chánh phủ «cấm cửa» vì bệnh dịch.

Nên không phải ngạc nhiên khi chỉ muốn biết sau dịch vũ hán người ta còn giữ cách chào nhau «ôm và hôn má» nữa hay không; lại lập tức sanh ra hai phe chống và đồng ý giữ. Hai phe với quan điểm đối nghịch nhau quyết liệt. Như trên chánh trường, phe tả và phe hũu chống nhau vậy.

 Cái hôn chào nhau sẽ tồn tại không?

Know the health risks of kissing - OrissaPOST

Một phụ nữ Pháp coi TV, bị thu hút mạnh cảnh những người hôn nhau, bá cổ nhau trong phim thời trước đây khi gặp nhau và chào nhau. Bà ấy cho biết thật là cảm động khi trông thấy lại nét đẹp của nền văn minh pháp (Tuần báo Le Point, 28/02/21).

Từ lúc bị dịch vũ hán, lệnh ban hành cấm gần nhau dưới 2 m, trên báo, thường có những bài ngắn chế diễu nay còn đâu nét văn minh phổ cặp lâu đời của pháp, với cái «hôn nhau» lúc gặp và lúc từ giã. Giữa người thân gia đình và bạn bè.

Không riêng báo Tây châm biếm người Pháp bị cấm hôn nhau, mà cả báo ngoại quốc nữa. Chính báo ngoại quốc chấm biếm mới chua. Họ hỏi liệu người pháp khi chào nhau mà không hôn nhau có thể chịu nổi về mặt tâm lý hay không: «Làm thế nào người Pháp sẽ có thể sống được nếu gặp nhau mà không hôn nhau?»

Từ tháng 3/2020, cách chào nhau của người pháp bắt đầu xáo trộn sâu xa. Một, hai, ba, bốn cái hôn má bỗng một sớm, một chiều, không còn nữa. Bị cấm. Vả lại, không chỉ bị cấm, mà không ít người cũng không dám nữa. Sợ con xẩm vũ hán 19 tuổi, nó bóp mũi bắt đi!

Hôn 1 cái, 2 cái,…phải biết ứng xử đúng cách và đúng nơi. Chớ không tự ý muốn làm mấy cái cũng được.Vùng Bretagne, phía Tây-Bắc Paris, người ta chỉ hôn một cái lên má thôi. Dân phía cực Bắc, vùng biển Manche, bên kia là Anh, chào nhau bằng 2 cái hôn. Dân phía cực Nam, họ có tập quá hôn nhau 3 cái. Còn dân phía Đông lại hôn nhau 4 cái.

Nói hôn lên má chớ thật ra chỉ là «má kề má» hay «tai kề tai» mà thôi, nhưng phải đánh «tróc» một tiếng cho thanh, cho dòn, mới đúng điệu.

Nhưng cử chỉ này, tuy đơn giản như vậy, lại là một phần quan trọng của lịch sử văn mình Pháp. Thành thật hay bắt buộc, theo nghi lễ hay tùy nghi, có ý nghĩa hay tào lao, thì cái «hôn chào nhau» cũng là một phần di sản quốc gia Pháp.

Nhà nhân chủng học David Le Breton nhận định cách chào nhau «bắt tay giữa những người đàn ông sẽ tồn tại bình thường trong lúc đó, ôm hôn, cách chào nhau mang tính phụ nữ, quá thân mật, riêng tư và cố ý, có thể sẽ khó được tiếp tục tồn tại». Bởi trong thời buổi mọi người cảm thấy cái thân của mình dường như cồng kềnh dễ bị nguy hiểm. Ai cũng muốn thu mình lại cho thât nhỏ để an toàn hơn.

 Cái hôn là một thứ «tiền giữa hai người»

Một năm sau khi corona vũ hán tới, người ta thấy ở đời không có gì còn đúng nữa, còn tin là chắc chắn nữa. Nhiều nhà phân tâm học cho rằng mọi người đang sống thiếu vắng sự quan hệ xã hội. Vì thế, giữa nghi lễ hay sự cấm đoán và thực tế, mọi thứ sẽ không đơn giản. Khoảng cách mà thân thể của chúng ta phải giữ đối với thân thể khác liên hệ mật thiết với tính thân mật. Như chúng ta sẽ khó chịu khi một thân thể xa lạ lại quá gần chúng ta. Trái lại rất dễ chịu khi một thân thể quen thuộc, thân mật cạnh kề. Nên cái hôn vẫn là khoảng cách gần nhứt với nhau! (Theo nhà tâm lý học Dominique Picard).

Bà nói thêm «Khi một cử chỉ bị ràng buộc bởi nghi lễ quá nặng thì nó sẽ mất đi tình cảm thân thiện và sự xúc động. Hôn để chào nhau là không nên đặt miệng lên má, mà làm như có sự đụng chạm nhau mà kỳ thật là không. Đó là cách lập lại khoảng cách tâm lý: người ta vẫn giữ khoảng cách cá nhân, ngay cả hôn nhau để chào nhau».

Theo triết gia Gerald Cahen (Hôn. Những bài học tình yêu đầu tiên, Paris), «cái hôn, trước nhứt, là một thứ tiền giữa con người với nhau. Bởi người ta luôn luôn trả giá, tính toán cách để hôn nhau».

Nhìn lại lịch sử thì «cái hôn» chiếm một địa vị quan trọng nhưng vẫn không tránh khỏi vận thăng trầm theo lớp sóng phế hưng của thời cuộc. Không chỉ riêng vì đại dịch vũ hán hiện nay mà nó bị cấm kỵ. Từ thời văn minh la-mã, hôn chào nhau đã bị Hội đồng Carthage năm 397 cho là xấu, khiếm nhã nhưng qua thời Trung cổ thì được nhìn nhận là cử chỉ lịch sự, văn minh, dành cho hiệp sĩ quí tộc và cho giới tăng lữ. Nhưng lại cấm vào thế kỷ XIV vì đại dịch đen (la peste noire), như ngày nay trên khắp thế giới vì corona vũ hán.

Qua thời Phục hưng, hôn chào nhau trở lại nhưng mang tính nghi lễ trưởng giả «nịnh đầm». Đàn ông hôn tay các bà nhưng chỉ bên ngoài bao tay, và môi chỉ phớt qua nhẹ nhàng. Còn hôn chào nhau nơi công cộng thì bị đưa vào sổ bìa đen. Nhưng nó lại phổ biến trong gia đình, họ hàng với nhau. Mãi cho tới cuộc nổi loạn tháng 5/68 ở Paris, nó mới thoát ra bên ngoài rộng rãi.

Điều lạ là cuộc nổi loạn tháng 5/68 làm đảo lộn giá trị xã hội, xóa bỏ những nấc thang giá trị xã hội đang có, như cả trong nhà trường, không cần cho điểm bài vở học sinh vì cho điểm là phân biệt đối xử, đánh mất tính mất bình đẳng.

 Kiss bùng nổ những năm 80

Trong hạ bán thế kỷ XX, hôn chào nhau dần dần được tái khẳng định. Nhưng phải đợi tới những năm 80, nó mới thật sự bùng phát cho đến khi nó được định chế hóa trong giới xí nghiệp, giữa những đồng nghiệp với nhau. Và khi phát triển mạnh thì khó tránh bị lạm phát.

Hôn chào nhau nay bắt đầu bị chống đối.

Vậy nay, sau đại dịch vũ hán, chào nhau sẽ giữ cách hôn nhau như cũ chăng? Người ta giữ hay bỏ cái tập quán đẹp đã có từ ngàn năm?

Nhưng qua thời gian dài bị đại dịch, cách chào nhau hằng ngày đã thay đổi và nay gần như mọi người đã bắt đầu quen. Cả người thân trong gia đình. Theo kết quả thăm do dư luận của hãng YouGov hôm tháng 6/2020, sau đợt cấm cửa lần thứ nhứt, có 26% người Pháp cho biết họ chủ trương hôn trở lại khi chào nhau. Qua tháng 2/2021, con số này không thay đổi. Cho nên giữa «ủng hộ và chống» hôn chào nhau vẫn có một khoảng cách.

Covid-19 Can't Stop People From Looking for Love (or Hookups) | WIRED

Trong trường học, học sinh bị ngăn cách nghiêm ngặt hơn. Cung cách ứng xử của trẻ con cũng thay đổi và thích nghi. Gặp nhau, ôm vai, bá cổ vẫn là cử chỉ quen thuộc biểu hiện sự thân thiện với nhau thì nay tự chúng nó thấy không cần thiết nữa. Chúng nó cho rằng nay Café là nơi và cơ hội biểu lộ bồ bịch với nhau. Sự thân thiện thể hiện qua cái nhìn cũng đủ.

Còn phe «no-kiss», hôn chào nhau có giữ hay không không phải là vấn đề thật. Vì cứ nhìn lại coi từ cả năm nay, người ta chào nhau hằng ngày mà không phải hôn nhau có gì thay đổi trong cuộc sống? Đời sống không đáng sống nữa chăng?

Không hôn nhau nữa nay sẽ không chỉ vì tôn trọng khoảng cách y tế, mà nó là một quan niệm mới trong quan hệ xã hội xuất hiện và đang định hình.

 Theo Dominique Picard, tâm lý học, thì «hôn chào nhau vì là nét đẹp của văn minh lâu đời pháp sẽ tái lập một khi hết nạn dịch. Đó là điều chắc chắn». Nhưng tới chừng nào? Trong 6 tháng nữa hay trong một hai năm nữa? Chờ coi.

Nhưng hiện tại, hôn là bị phạt 135 euros tại chỗ. Tuần rồi, ở Paris, hai người bạn từ lúc trẻ tình cờ gặp nhau sau hơn mười năm không có dịp gặp lại. Họ đều vui mừng khôn xiết, liền lao vào nhau, ôm nhau, hôn nhau.  Vừa buông nhau ra, hai chú cảnh sát tiến tới, lễ phép chào cô cậu, chìa sổ phạt, hạ bút biên ngay 135 euros, xé ra, chìa cho hai người.

Cái hôn có đắt lắm không?

Nguyễn thị Cỏ May

Cái «ôm hôn» có đắt lắm không? – Báo Thế Giới Mới (baotgm.net)

Hoàng tử William trở nên xa cách với em trai bởi một thông báo ngông cuồng, xúc phạm Nữ hoàng Anh của vợ chồng Meghan

  Tin tức online

Thứ hai, 22/03/2021 10:13

Dù rất tôn trọng và yêu thương em trai nhưng Hoàng tử William ngày càng trở nên xa cách với Harry bởi những bất đồng không thể hòa giải.

Đã có nhiều suy đoán về mối quan hệ rạn nứt của hai hoàng tử nước Anh, đặc biệt là nguyên nhân vì đâu khiến họ từ những người anh em thân thiết lại trở thành hai thái cực hoàn toàn trái ngược nhau?

Một nguồn tin thân cận hoàng gia cho biết, việc khiến Hoàng tử William trở nên xa cách với em trai mình xuất phát từ hành động ngông cuồng của nhà Sussex. Theo đó, vào đầu năm 2020, Hoàng tử William đã cực kỳ tức giận khi vợ chồng em trai mở trang web "Sussex Royal" trong lúc tiến hành các bước rời hoàng gia Anh sau cuộc họp gia đình ở Sandringham hồi tháng 1/2020.

Vào thời điểm đó, nhà Sussex tiết lộ chuẩn bị ra mắt tổ chức từ thiện riêng mang tên Sussex Royal và đã nộp đơn đăng ký thương hiệu Sussex Royal cho một loạt mặt hàng bao gồm sách, lịch, quần áo, gây quỹ từ thiện, các dịch vụ giáo dục và xã hội. Trong khi trước đó, họ đã tuyên bố sẽ không thực hiện nhiệm vụ hoàng gia và tự chủ tài chính. Tuy nhiên, rõ ràng họ vẫn muốn dựa vào "mác hoàng gia" để kiếm tiền.

Hoàng tử William trở nên xa cách với em trai bởi một thông báo ngông cuồng, xúc phạm Nữ hoàng Anh của vợ chồng Meghan-1Hoàng tử William giận dữ với thái độ thiếu tôn trọng của nhà Sussex.

Công tước xứ Cambridge coi việc ra mắt trang web là kế hoạch chi tiết để tái định vị thương hiệu của nhà Sussex bằng cách sử dụng danh hiệu hoàng gia để tìm kiếm các dự án thương mại. Nữ hoàng sau đó đã yêu cầu vợ chồng Meghan - Harry không sử dụng từ "hoàng gia" trong các dự án tương lai với mục đích kiếm tiền. Bà đã phân định rạch ròi, không muốn có một hoàng gia "nửa vời" như nhà Sussex mong muốn.

Harry và Meghan sau đó phản ứng bằng cách đăng tuyên bố trực tuyến rằng: "Dù Hoàng gia Anh không có bất kỳ quyền tài phán nào về việc sử dụng từ 'hoàng gia' ở nước ngoài, Công tước và Nữ công tước xứ Sussex cũng không có ý định sử dụng từ 'Sussex Royal' hay 'Royal'".

Chính dòng thông báo này và việc làm mâu thuẫn của nhà Sussex đã khiến Công tước xứ Cambridge thất vọng và bức xúc với vợ chồng em trai. "William cảm thấy họ đã đánh úp Nữ hoàng một cách xúc phạm và thiếu tôn trọng", một nguồn tin cấp cao trong nội bộ hoàng gia nói.

William được cho là đang "quay cuồng" xử lý khủng hoảng sau cuộc phỏng vấn của Harry. Bạn bè của vị hoàng tử này cho biết anh vẫn đau đáu sau khi Harry xác nhận rạn nứt giữa hai anh em vẫn tiếp diễn. "Quan hệ của họ vẫn căng thẳng. Anh ấy rất buồn vì những gì đã xảy ra, dù luôn mong muốn hàn gắn quan hệ với Harry", một người bạn khác nói.

Gayle King, bạn của vợ chồng Meghan, cho hay Harry đã nói chuyện với William và bố sau cuộc phỏng vấn nhưng "không hiệu quả". Harry và William được cho là không gặp mặt nhau từ sau một sự kiện "khó xử" của khối thịnh vượng chung hồi tháng 3/2020, lần xuất hiện cuối cùng của vợ chồng Harry với tư cách thành viên hoàng gia. Vào thời điểm đó, cả hai anh em hoàng tử đều không nói gì với nhau, giống như 2 người dưng xa lạ.

Hoàng tử William trở nên xa cách với em trai bởi một thông báo ngông cuồng, xúc phạm Nữ hoàng Anh của vợ chồng Meghan-2Hai hoàng tử không nói chuyện với nhau trong sự kiện chung cuối cùng hồi tháng 3/2020.

Hoàng tử William trở nên xa cách với em trai bởi một thông báo ngông cuồng, xúc phạm Nữ hoàng Anh của vợ chồng Meghan-3Thế giới

Theo Trí Thức Trẻ

Vụ sát hại bé Nhật Linh: Gia đình người bị hại tuyên bố tiếp tục kháng cáo lên Tòa án Tối cao

Tin Tức online

Thứ tư, 24/03/2021 09:54

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 23/3, Tòa án Cấp cao Tokyo (Nhật Bản) đã bác đơn kháng cáo của bị cáo Yasumasa Shibuya, kẻ đã sát hại bé gái Lê Thị Nhật Linh, và quyết định giữ nguyên bản án chung thân dành cho y.

Trong phán quyết cuối cùng sau 1 năm rưỡi xét xử, Tòa án Cấp cao Tokyo đã bác bỏ lập luận của luật sư bào chữa cho rằng cần loại bỏ các bằng chứng ADN được sử dụng để kết tội bị cáo do chúng đã được thu thập một cách "bất hợp pháp". Bên cạnh đó, với lý do kẻ giết người đã không lên kế hoạch từ trước, Tòa án Cấp cao Tokyo cũng bác đơn kháng cáo của bên nguyên, trong đó đề nghị tuyên án tử hình đối với bị cáo Shibuya.

Vụ sát hại bé Nhật Linh: Gia đình người bị hại tuyên bố tiếp tục kháng cáo lên Tòa án Tối cao-1Quang cảnh cuộc họp báo sau phiên tòa ở Tokyo. Ảnh: Đào Thanh Tùng/TTXVN

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Tokyo, anh Lê Anh Hào, cha của bé Nhật Linh , tuyên bố “không chấp nhận phán quyết này". Theo anh, tòa đã không làm rõ trong khoảng thời gian giam giữ nạn nhân, hung thủ Shibuya đã hành hạ cháu Nhật Linh như thế nào, trong khi biên bản khám nghiệm tử thi đã xác định nhiều vết bầm tím trên cổ tay, cổ chân của cháu Linh. Vì thế, anh Lê Anh Hào cho rằng "việc tòa án kết luận hành vi của hung thủ chưa đến mức dã man là không chấp nhận được”. Ngoài ra, anh cho biết thêm tòa án cũng không chấp nhận lời khai của các nhân chứng, trong đó khẳng định bị cáo Shibuya đã hành động một cách có chủ đích và có chuẩn bị trước. Anh Lê Anh Hào khẳng định “gia đình sẽ tiếp tục kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn”.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, chị Nguyễn Thị Nguyên, mẹ bé Nhật Linh, cũng khẳng định: “Gia đình sẽ kháng cáo tới cùng, trước hết là để đòi lại công bằng cho bé Nhật Linh và sau đó là cùng với những người khác lên án tội ác ấu dâm, sát hại trẻ em và chung tay bảo vệ trẻ em, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn thế giới”. Chị cho biết ngay tại phiên tòa, gia đình đã làm thủ tục để nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Tối cao.

Bị cáo Shibuya, 49 tuổi, bị bắt năm 2017 vì bị tình nghi sát hại bé Lê Thị Nhật Linh. Cô bé mất tích ngày 24/3/2017, trên đường đến trường tiểu học Mutsumi Daini ở thành phố Matsudo, tỉnh Chiba. Cơ quan chức năng tìm thấy thi thể em 2 ngày sau tại mương nước cách nhà 10 km.

Tại phiên tòa phúc thẩm lần một vào ngày 6/7/2018, Chánh án Tòa án tỉnh Chiba đã tuyên án tù chung thân đối với bị cáo Shibuya vì tội sát hại bé Nhật Linh. Cơ sở cho phán quyết này là ADN của bị cáo được tìm thấy trên xác của nạn nhân và vết máu tìm thấy trên xe ô tô của kẻ thủ ác có chứa ADN của nạn nhân. Mặc dù tôn trọng pháp luật Nhật Bản, nhưng anh Lê Anh Hào đã không đồng ý với phán quyết này và đã kháng cáo lên Tòa án Cấp cao Tokyo.

Vụ sát hại bé Nhật Linh: Gia đình người bị hại tuyên bố tiếp tục kháng cáo lên Tòa án Tối cao-2Thế giới

Theo Báo Tin Tức

Trại tị nạn ở Bangladesh cháy lớn, hàng trăm người chết và mất tích

Tin Tức online

Thứ tư, 24/03/2021 14:36

Ít nhất 15 người thiệt mạng và 400 người khác mất tích khi một vụ cháy lớn xảy ra tại trại tị nạn Balukhali ở Bangladesh rạng sáng 23/3 (giờ địa phương).

Thông tin sơ bộ được Đại diện Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) công bố cho thấy, vụ hỏa hoạn đã phá hủy hàng nghìn căn lều ở trại Balukhali và khiến ít nhất 550 người bị thương nặng. Dự kiến, số người thương vong do hỏa hoạn sẽ tiếp tục tăng lên.

Trại tị nạn ở Bangladesh cháy lớn, hàng trăm người chết và mất tích-1Nhiều khu vực tại trại tị nạn bị hỏa hoạn phá hủy. Ảnh: Twitter

“Mọi thứ đều mất hết rồi. Hàng nghìn người tị nạn đã mất nhà cửa do vụ cháy”, một nhân chứng nói với hãng tin RT.

Nguồn tin từ chính quyền Cox’s Bazar, Bangladesh cho biết, vụ hỏa hoạn đã gây ảnh hưởng cho ít nhất 66% người cư trú tại trại tị nạn. Hiện nguyên nhân gây ra vụ cháy đang được các ngành chức năng điều tra làm rõ.

Video: Twitter

Video: Twitter  

Tin thế giới - Tin Tức Online

Nghe các con thầm thì với nhau, người mẹ sốc nặng phát hiện việc làm bệnh hoạn của gã chồng đồi bại nhưng quyết giữ im lặng đến cùng

Phải 4 năm sau đó, vụ việc mới bị phát giác và gã đàn ông đồi bại cũng nhận sự trừng trị của pháp luật. 

 

Powered by Blogger.