Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Mỹ bắn tên lửa “xé xác” sát thủ diệt hạm của Trung Quốc

Tuesday, December 20, 2016 // , ,
Soha News
Hải VY
20/12/2016
Một cuộc thử nghiệm tên lửa SM-6 
Tờ China Topix đưa tin, một mục tiêu giả định làm “sát thủ diệt hạm” DF-21D của Trung Quốc đã bị phá hủy bởi 2 tên lửa SM-6 của Mỹ ngoài khơi Hawaii. 
Cuộc thử nghiệm diễn ra hôm 14/12, nhằm chứng minh tên lửa SM-6 trên các tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ có khả năng bắn hạ DF-21D – tên lửa đạn đạo mà Bắc Kinh tuyên bố có thể đánh chìm tàu sân bay Mỹ cách lục địa Trung Quốc hơn 1.000km.
Trong cuộc thử nghiệm, cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) và tàu khu trục USS John Paul Jones (trang bị hệ thống chiến đấu Aegis) đã bắn 2 tên lửa SM-6 Dual I nhằm vào “một mục tiêu tên lửa đạn đạo tầm trung tinh vi”.
Thông báo của MDA cho biết, loại tên lửa đạn đạo tầm trung giả làm DF-21D là tên lửa do đội ngũ của Lockheed Martin chế tạo, có khả năng cơ động cao.
Phiên bản SM-6 Dual I được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo trong giai đoạn cuối hoặc vài giây trước khi tên lửa va chạm với mục tiêu. Phiên bản Dual I nâng cấp được bổ sung thêm bộ vi xử lý mạnh mẽ để vận hành phần mềm nhắm bắn tinh vi hơn, cho phép đánh trúng đầu đạn đang lao thẳng xuống từ tầng khí quyển cao, với tốc độ cực lớn.
Tên lửa SM-6 Dual I bắn đi từ tàu khu trục USS John Paul Jones (DDG 53) hôm 14/12. Ảnh: MDA 
Toàn bộ 62 chiếc Arleigh Burke đang hoạt động của Hải quân Mỹ đều được trang bị tên lửa SM-6 và hệ thống chiến đấu Aegis Baseline 9.C1. Mỗi tàu có thể mang 96 tên lửa các loại.
Theo đại diện MDA, cuộc thử nghiệm lần này đã chứng minh khả năng phòng thủ trên biển của SM-6. Tên lửa đã đạt được mục tiêu đề ra.
Cuộc thử nghiệm này cho thấy những khả năng mà MDA và Hải quân Mỹ sẽ mang tới cho các chỉ huy hạm đội“, Phó Đô đốc James Syring, Giám đốc MDA nói, “tên lửa SM-6 và hệ thống chiến đấu Aegis tiếp tục chứng minh rằng chúng là những thành tố quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo nhiều lớp và vững chắc của chúng ta“.
Không giống hệ thống phòng thủ THAAD và tên lửa SM-3 ứng dụng công nghệ “hit-to-kill” (dùng động năng do va chạm trực tiếp để tiêu diệt mục tiêu), SM-6 sử dụng đầu đạn nổ để phá hủy tên lửa đạn đạo.
Cuộc thử nghiệm phòng thủ tên lửa đạn đạo gần đây ngoài khơi Hawaii một lần nữa cho thấy hệ thống Aegis có thể thực hiện thành công các nhiệm vụ phức tạp, nhằm chống lại mục tiêu là tên lửa đạn đạo tầm trung tinh vi” – ông Paul Klammer, đại diện tập đoàn Lockheed Martin cho biết.
Hệ thống Aegis Baseline 9 là phiên bản được hiện đại hóa, kết hợp khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa đạn đạo, cho phép tăng cường khả năng đối phó với các mối đe dọa công nghệ cao như DF-21D.
Tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của Trung Quốc 
Trung Quốc được cho là đang triển khai 7 lữ đoàn tên lửa chống tàu, mỗi lữ đoàn trang bị tới 32 hệ thống DF-21D. Đây là loại tên lửa diệt hạm tầm trung, di động, được thiết kế để đánh chìm các tàu sân bay Mỹ bằng đầu đạn dẫn hướng độc lập.
Cuối tháng 11 vừa qua, Trung Quốc thông báo đã tiến hành bắn thử đồng loạt 10 tên lửa DF-21 – một động thái nhằm phô trương sức mạnh trong bối cảnh Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donal Trump đang chuẩn bị nhậm chức vào tháng 1/2017.
Truyền thông Trung Quốc tuyên bố, những tên lửa này “ có thể phá hủy các căn cứ Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương bất cứ lúc nào“.

Donald Trump CHÍNH THỨC đắc cử Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ

Donald Trump CHÍNH THỨC đắc cử Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ
LGT: Kính thưa Quý vị,
Ngày 19 tháng 12, 2016, 538 vị cử tri đoàn ECE (Electoral College Electors) trên toàn nước Mỹ đã bỏ phiếu bầu tổng thống Hoa Kỳ. Kết quả, cho đến 2 giờ chiều 19/12 (Washinton DC)Donald Trump đã chiến thắng vẻ vang với 304 phiếu, CHÍNH THỨC TRỞ THÀNH TỔNG THỐNG THỨ 45 CỦA HIỆP CHỦNG QUỐC HOA KỲ.  Chiến thắng ngoạn mục, kỳ diệu của Donald Trump, quả thực đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, có giá trị lịch sử, không những cho Hoa Kỳ mà còn cả thế giới, không những trong nhiệm kỳ 4 năm của ông, mà còn cả trong tương lai nhiều thập niên sắp tới. Không những thế, chiến thắng của Donald Trump còn báo hiệu hàng loạt những thử thách, khó khăn và phân hoá, thậm chí nguy hiểm, khi ông, nước Mỹ và cả Thế Giới Tự Do phải đối diện với tham vọng bành trướng của Trung Cộng và các quốc gia CS chư hầu trong đó có Việt Cộng. Tuy nhiên, giữa muôn vàn thử thách, khó khăn và nguy hiểm đó, Tổng Thống Donald Trump và tất cả những người yêu nước, yêu tự do tại Mỹ và trên toàn thế giới, đều hiểu rõ: NẾU HÔM NAY, CHÚNG TA KHÔNG CAN ĐẢM CHẤP NHẬN MỌI KHÓ KHĂN VÀ NGUY HIỂM ĐỂ HOÁ GIẢ CHỦ NGHĨA CS, CHẮC CHẮN NGÀY MAI, NHÂN LOẠI SẼ VĨNH VIỄN LÀM NÔ LỆ CHO CHỦ NGHĨA CS!
Sau đây, kính chuyển tới Quý vị bài viết mới, với ước vọng, được sự quan tâm, chia sẻ và phổ biến. Nếu Quý vị nhận được email này hơn một lần, xin thông cảm; nếu phiền lòng, xin thứ lỗi và email về huunguyen@saigontimes.org.
Trân trọng,
Hữu Nguyên
Hữu Nguyên
20/12/2016
CHIẾN THẮNG VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
Suốt thời gian trước và sau ngày 8 tháng 11, hàng ngàn người biểu tình chống Donald Trump; hàng trăm tờ báo, TV, đài phát thanh tại Hoa Kỳ… hùa nhau viết bài xuyên tạc, bôi nhọ Donald Trump; hàng chục dân biểu, thượng nghị sĩ, thậm chí ngay cả tổng thống Obama, cũng tìm mọi cách, thêu dệt, bịa đặt đủ mọi chuyện, kể cả chuyện Donald Trump thắng cử là nhờ có sự giúp đỡ của Nga. Ngoài ra, hàng triệu đô la được quyên góp, hàng triệu chữ ký được thu thập, hàng ngàn lá thư hăm doạ được gửi cho các vị cử tri đoàn ECE… Tất, tất cả đều nhằm mục đích duy nhất: Thao túng nhân tâm ECE, khiến họ phản bội, không bỏ phiếu bầu cho Donald Trump trong ngày 19 tháng 12, cho dù ông đã chiến thắng vẻ vang trong cuộc bầu cử ngày 8 tháng 11.
Nhưng tương tự như tất cả những chiến thắng ngoạn mục, kỳ diệu và bất ngờ mà Donald Trump đã giành được, trong suốt thời gian hơn một năm qua, một lần nữa, Donald Trump đã chiến thắng vẻ vang, bất chấp mọi thử thách, chống đối và khó khăn, của mọi thế lực chìm nổi, trong ngoài nước Mỹ.
Chiến thắng ngoạn mục, kỳ diệu của Donald Trump, quả thực đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, có giá trị lịch sử, không những cho Hoa Kỳ mà còn cả thế giới, không những trong nhiệm kỳ 4 năm của ông, mà còn cả trong tương lai nhiều thập niên sắp tới.
Không những thế, chiến thắng của Donald Trump còn báo hiệu hàng loạt những thử thách, khó khăn và phân hoá, thậm chí nguy hiểm, khi ông, nước Mỹ và cả Thế Giới Tự Do phải đối diện với tham vọng bành trướng của Trung Cộng và các quốc gia CS chư hầu trong đó có Việt Cộng.
Tuy nhiên, giữa muôn vàn thử thách, khó khăn và nguy hiểm đó, Tổng Thống Donald Trump và tất cả những người yêu nước, yêu tự do tại Mỹ và trên toàn thế giới, đều hiểu rõ: NẾU HÔM NAY, CHÚNG TA KHÔNG CAN ĐẢM CHẤP NHẬN MỌI KHÓ KHĂN VÀ NGUY HIỂM ĐỂ HOÁ GIẢ CHỦ NGHĨA CS, CHẮC CHẮN NGÀY MAI, NHÂN LOẠI SẼ VĨNH VIỄN LÀM NÔ LỆ CHO CHỦ NGHĨA CS!
MINH HOẠ ELECTORAL COLLEGE BẦU TỔNG THỐNG MỸ
Cho đến chiều 19/12, chỉ có 2 ECE tại Texas phản bội Donald Trump, nên ông giành được 304 phiếu EC. Ngược lại, có tới 5 ECE phản bội Hillary Clinton, khiến bà chỉ giành được có 227 phiếu, ít hơn so với 232 phiếu bà có vào ngày 8 tháng 11. Lý do, tại tiểu bang Washington, đáng lẽ Hillary Clinton được 12 phiếu, nhưng bà chỉ được có 8, còn 3 ECE từ bỏ bà, bầu cho cựu ngoại trưởng Colin Powell, và 1 ECE bầu cho Faith Spotted Eagle, thủ lãnh của Native American. Ngoài ra, ứng cử viên tổng thống John Kasich, Ron Paul và Bernie Sanders, mỗi người được 1 phiếu. Riêng ứng cử viên tổng thống Jill Stein, người hô hào ầm ĩ đòi đếm phiếu lại, đã không nhận được bất cứ phiếu nào của ECE.
Theo Hiến Pháp, kết quả bỏ phiếu ngày 19 tháng 12 vừa qua, là kết qua chính thức và có giá trị chung quyết, NẾU khi kiểm phiếu vào ngày 6 tháng 1, 2017 không có bất cứ sự phản đối nào của DB/TNS (*). Dưới đây là hình ảnh minh hoạ vai trò và cách làm việc của Electoral College trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ. Hình ảnh và nội dung, thuộc bản quyền của USA Today và Inverse.
Nước Mỹ có tất cả 538 vị cử tri đoàn ECE (Electoral College Electors), tương đương 435 Dân Biểu cộng 100 TNS và 3 ECE cho thủ đô Washington DC (kể từ năm 1961, khi thông qua Tu Chính Án 23). Như vậy, mỗi tiểu bang, số ECE tuỳ thuộc số Dân Biểu cộng 2 TNS. Thí dụ, tiểu bang Connecticut có 5 DB + 2 TNS, sẽ có 7 ECE (hình trên)
Để chọn ECE, mỗi tiểu bang, các đảng chính trị có người tranh cử tổng thống, hoặc ứng cử viên tổng thống độc lập, sẽ nộp  cho trưởng ban bầu cử tiểu bang, danh sách những cá nhân ủng hộ mình, với điều kiện, những người này không phải là thành viên Quốc Hội liên bang (DB hoặc TNS), hay công chức cao cấp của chính quyền liên bang.
Ngày bầu cử tổng thống (cũng như bầu tất cả các vị dân cử chính quyền liên bang, tiểu bang và địa phương tại Hoa Kỳ), kể từ năm 1845, được quy định vào Thứ Ba sau ngày Thứ Hai đầu tiên của tháng 11, thường từ ngày 2 đến ngày 8 tháng 11. Ngày đó, tại mỗi tiểu bang, cử tri muốn chọn ai làm tổng thống, sẽ bỏ phiếu bầu cho ECE được chính đảng, hoặc ứng cử viên tổng thống độc lập, đề cử. Chính đảng nào chiếm đa số phiếu, sẽ giành được toàn bộ số ECE của tiểu bang đó. Trên toàn nước Mỹ, ứng cử viên tổng thống nào giành được từ 270 phiếu bầu của ECE trở lên, được-coi-là tổng thống đắc cử.
Vào Thứ Hai, tiếp theo ngày Thứ Tư thứ hai của tháng 12, tất cả ECE sẽ gặp tại thủ phủ của tiểu bang mình, bỏ phiếu bầu tổng thống và phó tổng thống. Ngày này của năm nay, 2016, là 19 tháng 12. Hiến Pháp và luật liên bang, không có điều khoản nào buộc ECE phải bầu cho ứng cử viên tổng thống đã đắc cử tại tiểu bang của mình, ngoại trừ luật pháp ở một số tiểu bang, buộc họ phải nộp tiền phạt.
Sau đó, toàn bộ phiếu bầu của ECE tại tiểu bang sẽ được niêm phong, gửi đến Chủ Tịch Thượng Viện Mỹ (nghĩa là phó tổng thống đương nhiệm), và được chứa trong hai chiếc hộp đặc biệt bằng gỗ.
Ngày 6 tháng 1, việc kiểm phiếu bầu của các ECE sẽ được thực hiện trước sự hiện diện của các vị DB, TNS của lưỡng viện Quốc Hội Mỹ. Ứng cử viên tổng thống nào, được 270 phiếu trở lên, sẽ chính thức trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Nếu không có ai hội đủ 270 phiếu, Hạ viện sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống, trong số 3 ứng cử viên có nhiều phiếu hơn cả. Khi bầu, mỗi tiểu bang, chỉ được quyền bỏ 1 phiếu. Ứng cử viên nào được 26 phiếu trở lên, sẽ chính thức trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Riêng phó tổng thống, Thượng Viện sẽ bỏ phiếu bầu trong số 2 ứng cử viên có nhiều phiếu hơn cả. Ứng cử viên nào được 51 phiếu trở lên sẽ chính thức trở thành phó tổng thống Hoa Kỳ. (*) ĐẶC BIỆT:Trong khi kiểm phiếu, bất cứ DB/TNS nào cũng có quyền phản đối việc bỏ phiếu của ECE tại tiểu bang họ đại diện. Tuy nhiên sự phản đối phải được viết trên giấy và phải có chữ ký của ít nhất một DB và một TNS. Khi đó, thượng viện và hạ viện phải họp để bàn bạc và bỏ phiếu. Nếu sự phản đối được đa số phiếu tại lưỡng viện chấp thuận, phiếu bầu của ECE tại tiểu bang đó sẽ không có giá trị. Trường hợp đặc biệt này đã xảy ra một lần vào năm 1872, dẫn đến phiếu bầu của ECE tại Louisiana và Arkansas bị loại.
Ngày 20 tháng 1 năm sau, tổng thống đắc cử sẽ chính thức tuyên thệ trở thành TỔNG THỐNG CỦA HIỆP CHỦNG QUỐC HOA KỲ.

Hữu Nguyên

Điểm Tin Thứ Ba 20.12.2016

Theo Tin Tức Hằng Ngày


  • Vũ khí TQ ở Trường Sa: Hà Nội và Kuala Lumpur phản đối, Manila dè dặt (RFI) - Ngay sau khi vụ Trung Quốc bố trí vũ khí trên các đảo nhân tạo trong tay họ ở quần đảo Trường Sa được tiết lộ, hai nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc là Việt Nam và Malaysia đã lên tiếng phản đối, trong lúc nước trước đây rất cứng rắn với Bắc Kinh là Philippines lại tỏ thái độ rất dè dặt.
  • Sang Đài Loan nêu vấn đề Formosa (RFA) - Một đại diện của những người dân bị tác động bởi thảm họa Formosa, đã sang tận Quốc hội Đài Loan để tường trình về tình trạng mà cư dân Việt các tình miền Trung Việt Nam phải gánh chịu.
  • Vài tin liên quan đến Formosa Plastics làm bài học cho Việt Nam - Thục Quyên - Tại Việt Nam, qua China Steel Corporation CSC, Chính phủ Đài Loan lại có cổ phần trong Formosa Vũng Áng, do đó dân Việt Nam không thể đặt quá nhiều hy vọng ở sự ủng hộ của Chính phủ Đài Loan để đối đầu với Formosa Plastics. Thêm vào đó, đằng sau Formosa Plastics là MCC, Metallurgical Corporation of China Ltd. Tập đoàn Công ty Luyện kim Trung Hoa. Bên cạnh những liên kết với những chính trị gia /nhóm/ hội bảo vệ môi trường Đài Loan, người Việt ...
  • 235 người chết do mưa lũ từ đầu năm (RFA) - Tính từ đầu năm đến nay, miền Trung Việt Nam đã trải qua một năm thiên tai mưa lũ dồn dập với 235 người thiệt mạng, thiệt hại tính chung từ đầu năm tới nay lên tới gần 38 ngàn tỷ đồng tương đương 1,7 tỷ đô la Mỹ.
  • 24 người chết trong đợt lũ vừa qua ở miền Trung (RFA) - Trong vòng một tuần qua từ 12 tới 19/12/2016 mưa lũ bất thường ở miền Trung đã làm thiệt mạng ít nhất 24 người, 2 người được ghi nhận là mất tích. Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai thông báo sáng nay.
  • Hệ thống ngôn quyền và trách nhiệm các cấp (RFA) - Trong thời gian qua, báo chí trong nước không ngừng đăng tải những phát ngôn của các quan chức cấp cao liên quan đến những vấn đề đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường ở Việt Nam.
  • Việt Nam siết chặt quyền tự do tôn giáo (RFA) - Luật Tín ngưỡng, tôn giáo sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2018 sắp tới, từ nay tới thời điểm đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo nghiêm túc thực hiện pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo hiện hành.
  • Đã “đổi mới” một lần, nhưng chưa đủ… (RFA) - Để “kỷ niệm” 30 năm đại hội VI của đảng cộng sản đưa tới quyết định “đổi mới”, báo VNExpress đăng một loại bài về Việt Nam thời trước, trong và sau “đổi mới”.
  • Thay đổi tâm thức, thay đổi xã hội (RFA) - Một trong những điều khó khăn liên quan đến sự thay đổi của đảng cộng chính là quan niệm của họ về chính trị, vì rằng ở Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất đảng viên cộng sản là tham gia vào hệ thống chính trị.
  • Hành tỏi Lý Sơn có giòi, nông dân khốn đốn (RFA) - “Hồi kia Lý Sơn không có hiện tượng giòi, nhưng năm nay hiện tượng Lý Sơn giòi rất nhiều, có nhiều loại rầy mới nên chưa có những đợt thuốc đặc trị nên việc làm của bà con gặp nhiều khó khăn”.
  • Những giá trị văn hóa bị vùi dập (VOA) - Việt Nam đã biến một Fansipan với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú của đất nước thành những thứ tầm thường khi chỉ nghĩ đến những lợi ích kinh tế trước mắt. Và sắp tới là cả Sapa
  • Hội đồng Nga-Nato họp lần thứ 3 trong năm (RFI) - Hôm nay, 19/12/2016, tại Bruxelles, hội đồng Nga-Nato họp lần thứ 3 chỉ trong vòng một năm. Mục đích là để Liên minh Bắc Đại Tây Dương thuyết phục với đại diện Nga rằng việc triển khai quân theo chương trình năm tới tại Ba Lan và các nước vùng Baltic chỉ đơn thuần là phòng thủ.
  • TT Philippines đã dùng thuốc có thể gây nghiện, tranh cãi bùng lên (RFI) - Một số nghị sĩ Philippines vào hôm nay, 19/12/2016 đã lên tiếng yêu cầu tổng thống Rodrigo Duterte phải đi kiểm tra sức khỏe. Lời yêu cầu được đưa ra sau khi ông Duterte thừa nhận là trong quá khứ, ông đã phải dùng đến fentanyl, một loại thuốc giảm đau cực mạnh. Chính thuốc này là nguyên nhân gây ra cái chết của danh ca Prince vào tháng Tư 2016.
  • ASEAN hỗ trợ người Rohingya ở Myanmar (RFA) - Các vị ngoại trưởng 10 nước ASEAN hiện đang có mặt tại Yangon để thảo luận về những giải pháp cần làm hầu có thể bảo đảm an ninh và giúp đỡ cho tập thể thiểu số Hồi Giáo Rohingya sinh sống ở bang Rakhine, Miến Điện.
  • Lời khuyên cho Trump: Đừng để Trung Hoa thay thế Hoa Kỳ ở Á Châu-Thái Bình Dương (Advise for Trump: Don’t let China displace US in Asia-Pacific). Shivshankar Menon. Bình Yên Đông lược dịch. Asia Times – 14 tháng 12 năm 2016. Hai việc mà các lãnh đạo trong vùng Á Châu-Thái Bình Dương muốn nghe và thấy từ Tổng thống (TT) tân cử Donald J. Trump là sự bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cung cấp và chịu trách nhiệm an ninh trong vùng Á Châu-Thái Bình Dương và sẽ duy trì một một sức mạnh hàng đầu và thân thiện, mở rộng kinh tế cho bạn ...
  • Trung Quốc bác bỏ cáo buộc đánh cắp tàu lặn Mỹ (RFI) - Bắc Kinh vào hôm nay, 19/12/2016 đã bác bỏ lời cáo buộc do tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump đưa ra, theo đó Hải Quân Trung Quốc đã đánh cắp một tàu lặn không người lái ở Biển Đông. Trong lúc đó, báo chí Trung Quốc đã tiếp túc đả kích điều mà họ gọi là sự thiếu kinh nghiệm của người sắp lãnh đạo Hoa Kỳ.
  • Trung Quốc - Na Uy bình thường hóa quan hệ (RFA) - Trung Quốc và Na Uy cùng thông báo nối lại quan hệ, chấm dứt giai đoạn lạnh nhạt kéo dài 6 năm trời kể từ ngày Hội Đồng Nobel chọn nhà tranh đấu Lưu Hiểu Ba là khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2010.
  • Hàn Quốc: Vận động tranh cử ngầm sau vụ Quốc Hội truất phế tổng thống  (RFI) - Tổng thống đương nhiệm Hàn Quốc chưa chính thức bị truất phế, nhưng các cuộc vận động để thay thế bà Park Geun Hye đã “ngầm mở ra”. Một số ứng viên chính thức lên tiếng muốn ra tranh cử, số khác vẫn trong bóng tối chờ đợi thời cơ. Ở hậu trường các ứng viên chính thức và không chính thức đã bắt đầu lao vào một “cuộc đọ sức không tên”.
  • Hàn Quốc: “Quân Sư” của tổng thống Park Geun Hye bắt đầu ra tòa (RFI) - Ngày 19/12/2016 tại Seoul, mọi chú ý đều hướng về phiên tòa đầu tiên xử bà Choi Soon Sil, “thầy bói pháp sư”, bạn thân và cũng là cố vấn của tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye. Bị cáo buộc lạm dụng tham nhũng, lợi dụng mối liên hệ thân thiết với tổng thống can thiệp vào công việc quốc gia đại sự, bà Choi là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc. Cách nay đúng 10 ngày, Quốc Hội đã bỏ phiếu truất phế tổng thống.
  • Mỹ: Đại cử tri bầu tổng thống trong áp lực chống Donald Trump (RFI) - Ngày 19/12 /2016, 538 đại cử tri ở các bang nước Mỹ chính thức bỏ phiếu để chỉ định vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Trong cuộc bầu cử hôm 8/11, Donald Trump đã giành được 306 đại cử tri vượt xa con số 270 phiếu cần thiết cho dù đối thủ Hillary Clinton giành được hơn ông 2,8 triệu phiếu bầu phổ thông. Từ khi Donald Trump thắng cử, một phong trào đã dấy lên khắp nước Mỹ nhằm cố thuyết phục cử tri đoàn từ chối bầu Donald Trump làm tổng thống. Tuy nhiên hầu như không có khả năng lá phiếu của các đại cử tri hôm nay sẽ thay đổi kết quả của cuộc bỏ phiếu đại chúng vừa qua.
  • Chính trường Mỹ: Donald Trump làm “cách mạng” (RFI) - Khi còn là ứng cử viên, Donald Trump đã cho thấy là ông không coi các tập quán trong chính giới Mỹ vào đâu : Từ ngôn từ, hành động, cho đến việc tuân thủ những « cấm kỵ » như tránh đụng chạm đến tôn giáo hay báo chí. Nhiều nhà quan sát từng cho rằng cung cách ông sẽ thay đổi sau khi trở thành « tổng thống tân cử » (từ ngày 08/11/2016), chuẩn bị lên nhậm chức ngày 20/01/2017. Thế nhưng không ! Trong thân phận mới, ông Donald Trump vẫn tiếp tục làm điều có thể gọi là một cuộc « cách mạng tập quán » trong chính trường Mỹ, phá vỡ mọi thông lệ mà những người tiền nhiệm luôn tôn trọng.
  • Ba thế lực trong chính quyền Trump tương lai (RFI) - Hôm nay là ngày 538 « đại cử tri » Mỹ bỏ phiếu bầu tổng thống, khép lại một giai đoạn bầu cử đầy kịch tính, từ đầu tháng 11/2016. Khả năng ông Donald Trump chính thức được bầu chọn là điều gần như chắc chắn. Chính sách đối ngoại của tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ là chủ đề chính của La Croix. Bài « Phân hóa thể hiện rõ qua thành phần chính phủ Trump » chỉ ra ba thế lực chính sẽ định hình chính sách đối ngoại của nước Mỹ.
  • Đức: Tấn công bằng xe tải, 9 người chết (VOA) - Một chiếc xe tải ủi vào một phiên chợ Giáng sinh đông đúc tại thủ đô Berlin của Đức chiều tối ngày 19/12 khiến 9 người chết và làm bị thương 50 người khác
  • Ba Lan: Tiếp tục biểu tình chống chính phủ vì các quy định phi dân chủ (RFI) - Hôm nay, 19/12 /2016, ngày thứ 3 liên tiếp, hàng nghìn người Ba Lan vẫn bám trụ trước tòa nhà Quốc Hội biểu tình bày tỏ sự phẫn nộ với việc chính quyền ban hành các quy định hạn chế hoạt động của báo chí tại Quốc hội, bị đánh giá là phản dân chủ. Trong khi đó ở bên trong nghị trường, các dân biểu đối lập tiếp tục phong tỏa diễn đàn.
  • Cuba : Cảnh sát ngăn chận biểu tình và bắt đối lập (RFI) - AFP dẫn tin lãnh đạo đối lập Cuba cho biết cảnh sát Cuba vào hôm qua, 18/12 đã ngăn chận biểu tình ở hai thành phố Santiago de Cuba và Palma Sporiano, và bắt giữ hàng chục người. Người biểu tình đòi trả tự do cho các nhà đối lập bị bắt.
  • Đức – Pháp : Biểu tình lên án cuộc chiến Syria và đoàn kết với Aleppo (RFI) - Trước thảm cảnh của nạn nhân chiến sự tại Aleppo nói riêng và Syria nói chúng, hàng ngàn người đã xuống đường ngày hôm qua 17/12/2016 tại Đức và tại Pháp để tố cáo cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Syria và đặc biệt là tại Aleppo, nơi mà « thường dân bị kẹt trong bẫy rập », trong đó có rất nhiều trẻ em.
  • Syria : Hội Đồng Bảo An bỏ phiếu về nghi quyết do Pháp bảo trợ (RFI) - Hội Đồng Bảo An vào hôm nay 18/12/2016 sẽ bỏ phiếu về một nghi quyết mà Pháp đã đệ trình, yêu cầu bảo đảm an toàn cho công cuộc sơ tán người dân Aleppo đang bị kẹt trong vùng của quân nổi dậy, và đang bị quân đội Syria bao vây để chiếm lại.
  • Syria : Mỹ oanh kích Daech ở Palmyra để phá hủy vũ khí Nga (RFI) - Khoảng 40 chiến binh Daech ở Syria đã bị liên quân quốc tế do Hoa Kỳ chỉ huy oanh kích chết. Trận không kích diễn ra hai ngày trước, gần thành phố cổ Palmyra, sau khi lực lượng thánh chiến bất ngờ chiếm lại khu vực này từ tay quân Nga và Syria, 7 tháng sau khi bị đánh đuổi. Trên đây là thông tin AFP loan báo ngày hôm qua.
Powered by Blogger.