Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Brunei sẽ 'ném đá đến chết' người quan hệ đồng tính

Wednesday, April 3, 2019 // ,
BBC
  • 3 tháng 4 2019


Brunei, đồng tính, LGBT Bản quyền hình ảnh SAM PANTHAKY
Image caption Brunei sẽ 'ném đá đến chết' người quan hệ đồng tính (Ảnh minh họa)
Luật mới bắt đầu có hiệu lực hôm thứ Tư 3/4, cũng áp dụng cho một loạt các tội phạm khác, bao gồm cắt cụt chi cho hành vi trộm cắp.
Quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé Brunei đang đưa ra các luật Hồi giáo hà khắc mới trong đó tình dục đồng tính trở thành một hành vi phạm tội bị trừng phạt bằng cách ném đá đến chết.
Động thái này lập tức bị cộng đồng quốc tế lên án.
Cộng đồng đồng tính Brunei 'sốc' và sợ hãi trước "những hình phạt thời trung cổ" này.
"Bạn thức dậy và nhận ra rằng hàng xóm, gia đình bạn, hoặc thậm chí bà già tốt bụng bán tôm rán bên đường cũng không nghĩ bạn là con người, hoặc rằng việc ném đá là ok," một người Brunei đồng tính muốn ẩn danh, nói với BBC.
Theo luật mới, các cá nhân sẽ chỉ bị kết án tình dục đồng giới nếu họ thú nhận hoặc bị bốn nhân chứng nhìn thấy thực hiện hành vi này.
Đồng tính luyến ái bị coi là bất hợp pháp ở Brunei và bị phạt tới 10 năm tù.
Brunei, nằm trên đảo Borneo, do Quốc vương Hassanal Bolkiah trị vì, trở nên giàu có nhờ xuất khẩu dầu khí.
Quốc vương 72 tuổi là người đứng đầu Cơ quan đầu tư Brunei, nơi đã đầu tư vào một số khách sạn hàng đầu thế giới bao gồm Dorchester ở London và khách sạn Beverly Hills ở Los Angeles.
Tuần này, nam diễn viên Hollywood, George Clooney, và một số nhân vật nổi tiếng khác kêu gọi tẩy chay các khách sạn hạng sang của Brunei.
Các hoàng gia cầm quyền của Brunei có một khối tài sản tư nhân khổng lồ và dân Brunei, chủ yếu là người dân tộc Malay, tận hưởng các dịch vụ hào phóng của nhà nước và không phải trả thuế.
Người Hồi giáo chiếm khoảng hai phần ba dân số, khoảng 420.000 người ở Brunei.
Brunei vẫn giữ án tử hình nhưng chưa thực hiện một vụ hành quyết nào kể từ năm 1957.

Luật Hồi giáo ở Brunei

Brunei lần đầu tiên đưa ra luật Sharia vào năm 2014 mặc dù bị lên án rộng rãi, tạo cho nước này một hệ thống pháp luật kép gồm cả luật Sharia và Luật chung. Sau đó, quốc vương cho hay bộ luật hình sự mới sẽ có hiệu lực trong vài năm.
Giai đoạn đầu tiên, bao gồm các tội phạm bị trừng phạt bằng án tù và phạt tiền, được thực hiện năm 2014. Brunei sau đó trì hoãn việc thực thi luật trong hai giai đoạn cuối, bao gồm các tội phạm bị trừng phạt bằng cách cắt cụt chi và ném đá.
Nhưng vào thứ Bảy, chính phủ đã đưa ra một tuyên bố trên trang web nói rằng bộ luật hình sự Sharia sẽ được thực thi đầy đủ vào thứ Tư 3/4.
Trong những ngày sau đó, cộng đồng quốc tế bày tỏ sự phẫn nộ và kêu gọi Brunei đảo ngược tiến trình.
Rachel Chhoa-Howard, một nhà nghiên cứu Brunei tại Tổ chức Ân xá Quốc tế, cho biết: "Những điều luật này đã bị lên án rộng rãi khi các kế hoạch được thảo luận lần đầu tiên cách đây 5 năm".
"Bộ luật hình sự của Brunei chứa một loạt các điều khoản vi phạm nhân quyền."
Liên Hợp Quốc lặp lại tuyên bố này, gọi bộ luật của Brunei là "tàn nhẫn, vô nhân đạo", và rằng nó đánh dấu một "thất bại nghiêm trọng" trong việc bảo vệ nhân quyền.

Luật Hình sự mới có những thay đổi gì?

Hình phạt tử hình sẽ được áp dụng đối với các hành vi phạm tội như hãm hiếp, ngoại tình, kê gian, trộm cướp, tình dục đồng giới, lăng mạ hoặc phỉ báng nhà tiên tri Muhammad.
Đánh roi được áp dụng với tội phá thai và cắt cụt chi đối với người có hành vi trộm cắp.
Những thay đổi khác bao gồm biến việc "thuyết phục, nói hoặc khuyến khích" trẻ em Hồi giáo dưới 18 tuổi "chấp nhận lời dạy của các tôn giáo khác ngoài Hồi giáo" thành một tội hình sự.
Luật chủ yếu áp dụng cho người Hồi giáo, mặc dù một số điều sẽ áp dụng cho người không theo Hồi giáo.

Vị trí của Việt Nam trong các bảng xếp hạng

Getty Images Bản quyền hình ảnh Getty Images
Không ít thì nhiều, các quốc gia trên toàn cầu dành sự quan tâm cho các bảng xếp hạng để xem họ đứng ở đâu.
Vậy Việt Nam có thứ hạng thế nào trong một số bảng xếp hạng?

Các nước 'tốt nhất'

Việt Nam xếp 39 trong một xếp hạng các nước "tốt nhất thế giới".
Xếp hạng hàng năm 2019 Best Countries Report của trang U.S. News & World Report đặt Thụy Sĩ là quốc gia số một thế giới, Mỹ 8, Thái Lan 26, Malaysia 38, Việt Nam 39, và Iraq 80 xếp chót.
Năm ngoái, Việt Nam xếp 44 trong bảng này.
Báo cáo này, làm năm thứ tư, dựa vào đánh giá của người được hỏi về các yếu tố như quan tâm công dân, du lịch, văn hóa, tự do doanh nghiệp…

Quyền lực

Một yếu tố phụ trong 2019 Best Countries Report là điểm về quyền lực.
Không ngạc nhiên khi Mỹ xếp số một về điểm này, theo sau là Nga, Trung Quốc, Đức, Anh, Pháp, Nhật, Israel, Saudi Arabia và Hàn Quốc.
Việt Nam xếp 32 trong phần về quyền lực thế giới.

An toàn

Xếp hạng 2019 về các nước an toàn nhất, của tạp chí Global Finance, đặt Việt Nam thứ 83 trên 128 nước, với Philippines xếp chót.
Điểm số dựa vào ba yếu tố: chiến tranh và hòa bình, an toàn cá nhân, và rủi ro thiên tai.
10 nước đứng đầu lần lượt là Thụy Sĩ, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Áo, Na Uy, Qatar, Singapore, Đan Mạch và New Zealand.

Giàu nghèo

Cũng tạp chí Global Finance ra bảng xếp hạng các nước giàu nhất thế giới năm 2019.
Theo bảng này, Qatar xếp nhất, theo sau là Macao, Luxembourg, Singapore, Brunei, Ireland, Na Uy, UAE, Kuwait và Thụy Sĩ.
Việt Nam xếp thứ 128 trong 192 nước.

Cạnh tranh

Năm 2018, Việt Nam xếp hạng 78, cao hơn vị trí 90 của 2017, trong Global Competitiveness Report của World Economic Forum.
Báo cáo này đánh giá khả năng cạnh tranh kinh tế của 140 nước.
Hoa Kỳ xếp thứ nhất, Singapore thứ hai trong xếp hạng.

Tự do

Việt Nam xếp 124 trên 162 nước trong xếp hạng Human Freedom Index 2018, đánh giá chung tự do cá nhân, dân sự và kinh tế.
Đây là sản phẩm của Viện Fraser và Viện Cato.
Đứng nhất năm 2018 là New Zealand, Thụy Sĩ, Hong Kong, Úc, Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Ireland, Anh, Phần Lan, Na Uy và Đài Loan.
Đức xếp thứ 13, Mỹ và Thụy Điển 17, Hàn Quốc 27, Nhật 31, Pháp và Chile 32, Mexico 75, Indonesia 85 và Nga 119.

Việt Nam 'kém hạnh phúc hơn Philippines'

Việt Nam xếp hạng 94 trên 156 nước trong bảng xếp hạng mới nhất 'Quốc gia Hạnh phúc' do Mạng lưới các giải pháp phát triển bền vững của LHQ (United Nations Sustainable Development Solutions Network) công bố.
Đây là báo cáo thường niên, World Happiness Report, bắt đầu từ năm 2012, được công bố vào ngày 20/3, được LHQ đặt là Ngày Hạnh phúc Quốc tế.
Phần Lan, trong năm thứ hai liên tiếp, được gọi là nước hạnh phúc nhất, theo sau là Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Hà Lan.

Đất lành cho doanh nghiệp?

Xếp hạng Best Countries for Business của Forbes năm 2019 xếp Anh số 1, và Việt Nam thứ 84.
Đánh giá này xem xét 161 nước, theo 15 yếu tố như sáng tạo, thuế, công nghệ, tham nhũng, hạ tầng, rủi ro chính trị, nhân lực, bảo vệ nhà đầu tư.

Sáng tạo

Bloomberg Innovation Index đánh giá 60 nước theo tiêu chí như giáo dục, nghiên cứu, sản xuất.
Năm nay, Việt Nam xếp 60, trong khi số một là Hàn Quốc, và Trung Quốc xếp 16.
Đức xếp thứ hai, tiếp theo là Phần Lan, Thụy Sĩ, Israel, Singapore, Thụy Điển, Mỹ, Nhật, và Pháp.
Anh xếp thứ 18.
HN Bản quyền hình ảnh MANAN VATSYAYANA
Image caption Hà Nội một ngày trong không khí mờ đục của ô nhiễm

Ô nhiễm

Một đánh giá quốc tế cho hay Hà Nội và Jakarta 'về đầu' trong số các đô thị Đông Nam Á trong xếp hạng ô nhiễm không khí.
IQAir AirVisual 2018 World Air Quality Report, công bố đầu tháng Ba, xếp hạng ô nhiễm các thành phố.
Theo xếp hạng này, Gurugram, Ấn Độ, là thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Tại Đông Nam Á, Jakarta và Hà Nội bị xếp là ô nhiễm nhất.

Chỉ số phát triển con người

Việt Nam xếp thứ 116 trong Chỉ số phát triển con người (Human Development Index) của UNDP.
Báo cáo này đánh giá các yếu tố như y tế, giáo dục, nghèo đói, bình đẳng giới, môi trường...
Theo đó, Na Uy hiện đứng số một, tiếp theo là Thụy Sĩ, Úc, Ireland, Đức, Iceland, Hong Kong, Thụy Điển, Singapore và Hà Lan.

Hộ chiếu

Theo bảng xếp hạng từ Henley Passport Index, hộ chiếu Nhật Bản 'có sức mạnh' nhất thế giới năm 2018. Công dân Nhật Bản được miễn thị thực lên tới 190 quốc gia trên thế giới.
Trong bảng này, Việt Nam xếp thứ 88.
Getty Images Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Nhật Bản là quốc gia có hộ chiếu 'mạnh nhất' thế giới năm 2018

Đầu tư cho trẻ em 'chỉ kém Singapore trong Asean'

Việt Nam xếp trên Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ trong bảng xếp hạng mới của World Bank về mức độ đầu tư cho trẻ em.
Chỉ số Vốn Con người (Human Capital Index) được Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố hôm 11/10/2018 tại một hội nghị ở Bali.
Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong chiếm bốn vị trí hàng đầu toàn thế giới, theo sau là Phần Lan, Ireland, Úc, Thụy Điển, Hà Lan, và Canada trong tốp 10.
Macao xếp thứ 25, Trung Quốc 46, Việt Nam 48, Malaysia 55, Thái Lan 65, Philippines 84, Indonesia 87, Campuchia 100, Nepal 102 và Ấn Độ 115.
Chau Doan/LightRocket via Getty Images Bản quyền hình ảnh Chau Doan/LightRocket via Getty Images

Tự do báo chí

Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) tháng 4/2018 xếp Việt Nam hạng 175/180 về tự do báo chí năm 2018.
Báo cáo của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) ra ngày 25/04 nói mô hình kiểm duyệt báo chí và Internet của Bắc Kinh được các nước châu Á, điển hình là Việt Nam và Campuchia, sao chép.

'Đóng góp cho nhân loại'

Good Country Index, bắt đầu từ 2014, muốn đo lường đóng góp quốc gia cho nhân loại.
Theo đó, Phần Lan xếp số một, theo sau là Ireland, Thụy Điển, Đức, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Na Uy, Pháp, Tây Ban Nha và Canada.
Việt Nam xếp 115 trên 153 nước, với Iraq xếp chót.

Nguồn: BBC
Powered by Blogger.