Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Biển Đông đang trở thành nơi đọ sức mới của tàu sân bay các nước

Monday, January 7, 2019 // ,

Trong những năm gần đây, cùng với việc Trung Quốc đẩy nhanh các hoạt động phi pháp trên Biển Đông khiến tình hình khu vực trở nên căng thẳng, nhiều nước liên quan đã, đang và sẽ tiếp tục điều hàng loạt tàu sân bay tới Biển Đông để tiến hành các hoạt động tuần tra, tập trận trong khu vực.

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ
Mỹ đã điều những tàu sân bay hiện đại nhất tới Biển Đông
Trong năm 2018, Mỹ lần lượt điều tàu sân bay USS Carl Vinson, USS Theodore Roosevelt và USS Ronald Reagan tới tuần tra tại Biển Đông, đây đều là những siêu tàu sân bay, hiện đại bậc nhất mà Hải quân Mỹ đang sở hữu.
Tàu sân bay USS Carl Vinson (2/2018) đã tham gia hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải, hàng không thường kỳ ở Biển Đông. USS Carl Vinson (CVN-70) là siêu tàu sân bay lớp Nimitz thứ ba của Hải quân Mỹ, đang hoạt động ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Tàu được hạ thủy năm 1980, thực hiện chuyến đi đầu tiên năm 1983, được nạp lại nhiên liệu và đại tu giữa năm 2005 và 2009. USS Carl Vinson có lượng giãn nước 103.000 tấn, dài 333 m và rộng 77 m, đủ sức chở theo tối đa 90 máy bay các loại. Các máy bay tiêm kích trang bị trên USS Carl Vinson chủ yếu là F/A-18F Super Hornet và F/A-18C Hornet, đây là lực lượng tiến công chủ yếu của cụm tàu sân bay Mỹ, có khả năng tiến công các mục tiêu trên không, trên mặt biển, mặt đất của đối phương. Super Hornet có thể mang theo tới 8 tấn vũ khí các loại, gồm bom thông minh JDAM, Paveway, tên lửa không đối không AIM-9, AIM-120, tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW, AGM-158 JASSM. Ngoài ra, máy bay còn được vũ trang một pháo M61, 6 nòng 20 mm với 412 viên đạn. Trong khi đó, Hornet có thể mang theo 6 tấn vũ khí các loại. Hornet có kinh nghiệm trận mạc rất dày dặn. Trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, 84 chiếc Hornet lần đầu được triển khai chiến đấu. Hornet đã thực hiện 4.551 phi vụ chiến đấu, bắn hạ nhiều máy bay và phá hủy mục tiêu trên mặt đất của Iraq. Ngoài tiêm kích hạm ra, liên đội có 19 máy bay trực thăng SH-60 Seahawk thực hiện tác chiến chống ngầm, chống tàu mặt nước, tiếp tế cho tàu sân bay khi hoạt động xa bờ; 5 máy bay tác chiến điện tử EA-18G Glowler (được phát triển từ mẫu F/A-18) có nhiệm vụ gây nhiễu, chế áp điện tử và tiến công các hệ thống phòng không của đối phương. Thủy thủ đoàn có thể lên đến 3,200, không kể đến không đoàn gồm có 2,480 người. USS Carl Vinson được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân A4W, được bố trí trong các khoang riêng biệt. Chúng cung cấp năng lượng cho bốn cánh quạt, và có thể đạt tốc độ tối đa trên 30 hải lý một giờ (56 km/h) và công suất tối đa 260.000 bhp (190 MW).
Tàu sân bay USS Carl Vinson được trang bị các hệ thống vũ khí cũng như phòng thủ công nghệ cao, uy lực tiến công mạnh, tầm bắn xa, để triệt tiêu các mối đe dọa; nhất là các tên lửa chống hạm và tàu ngầm của đối phương. Các hệ thống phòng thủ gồm nhiều thiết bị cảm biến có độ nhạy cao, hoạt động gần như tự động hoàn toàn, ít khi cần sự can thiệp của con người. Hệ thống phòng thủ tầm cực gần như pháo Gatling cỡ nòng 20mm, có tốc độ bắn đến 50 phát/giây, khó có thể vũ khí nào tiếp cận được tàu sân bay mà không bị ngăn chặn quyết liệt…
Tàu sân bay USS Carl Vinson có một biên đội tàu hộ tống gồm ít nhất là 8 tàu chiến, tạo thành cụm tàu sân bay. Trong các tàu hộ tống, “hầm hố” nhất là tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke và tàu tuần dương lớp Ticonderoga. Tàu khu trục Arleigh Burke là “xương sống” của hạm đội hải quân Mỹ, được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, có năng lực công thủ toàn diện; trong đó có cả khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm cao. Tàu tuần dương Ticonderoga được trang bị tên lửa phòng không RIM-161 Standard (SM-3), kết hợp với hệ thống Aegis và radar AN/SPY-1 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly đến 500km và chiều cao đến 160km. Một thành phần không thể thiếu của của cụm tàu sân bay là tàu ngầm tiến công nhanh lớp Los Angles, có nhiệm vụ trinh sát, phát hiện, tiến công các tàu ngầm đối phương ở khoảng cách xa, bảo vệ cụm tàu sân bay trước mọi nguy cơ bị tiến công bất ngờ từ trong lòng biển.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (4/2018) được Hải quân Mỹ triển khai tới Biển Đông để thực hiện hoạt động huấn luyện thường xuyên chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc triển khai tập trận quy mô lớn tại vùng biển này với sự tham gia của khoảng 40 chiến hạm. USS Theodore Roosevelt là siêu tàu sân bay lớp Nimitz thứ tư của Hải quân Mỹ, ra mắt vào năm 1984 và được giao cho Hải quân vào năm 1986. Tàu được trang bị một hệ thống nhà radar 010 nặng 66 tấn, một trung tâm thông tin liên lạc và các thiết bị điện tử khác. USS Theodore Roosevelt được coi là tàu sân bay hiện đại và lớn nhất của Mỹ. Tàu có chiều dài hơn 320 m, cao 76,8 m và rộng 40,8 m, boong tàu rộng khoảng 18.000 m2, tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân. Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt được coi là biểu tượng sức mạnh của hải quân Mỹ, với 4 đường băng cùng 4 máy phóng phi cơ. Vận tốc của tàu có thể lên tới 64,8 km/h. Tàu có khả năng mang theo 90 phi cơ các loại và hơn 5.000 binh sĩ.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt bao gồm tàu tuần dương tên lửa hành trình USS Bunker Hill và 3 tàu khu trực tên lửa dẫn đường USS Halsey, USS Preble và USS Sampson.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan (29/5) rời khỏi căn cứ Yokouka, bắt đầu sứ mệnh tuần tra Biển Đông cùng tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin, tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Antietam và USS Chancellorsville.USS Ronald Reagan là một siêu hàng không mẫu hạm thuộc lớp Tàu sân bay lớp Nimitz chạy bằng Lò phản ứng hạt nhân năng lượng. Nó là chiến hạm thứ 9 của lớp Nimitz được đóng và biên chế chính thức cho Hải quân Mỹ vào năm 2003. USS Ronald Reagan là một phần của Nhóm tác chiến tàu sân bay 9 (CSG-9) của Hải quân Mỹ và được điều hành bởi Tư lệnh Không quân Hải quân Thái Bình Dương. Tàu có trọng tải 97.000 tấn, dài 333 m, thủy thủ đoàn khoảng 5.000 người và khoảng 90 chiến đấu cơ F-18. Siêu tàu sân bay này thuộc biên chế Hạm đội 7, đơn vị phụ trách khu vực Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan cùng biên đội tàu hộ tống gồm tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Milius và tàu tuần dương USS Antietam.
Trung Quốc cũng tích cực triển khai tàu sân bay tập trận ở Biển Đông
Tính đến nay, Trung Quốc mới tham gia vào hàng ngũ những nước sở hữu tàu sân bay trên thế giới. Bắc Kinh hiện có tàu sân bay Liêu Ninh mới đi vào hoạt động và đang chạy thử tàu sân bay nội địa đầu tiên Type 001A. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng tỏ vẻ không kém cạnh các nước, khi tích cực triển khai tàu sân bay Liêu Ninh tiến hành các hoạt động tập trận ở Biển Đông và eo biển Đài Loan.
Tàu sân bay Liêu Ninh là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Nguyên bản của tàu này do Liên Xô đóng cho Hải quân Liên Xô với tên ban đầu là Varyag, sau đó được Trung Quốc mua và hoàn thiện. Liêu Ninh có chiều dài khoảng 304,5 m, rộng 37 m. Lượng giãn nước là 58.500 tấn và có thể di chuyển với tốc độ 37 hải lý/h. Hệ thống vũ khí đáng chú ý của Liêu Ninh là Type 1030 CIWS và tên lửa FL-3000N. Theo thiết kế, nó có thể được trang bị 8 súng phòng không AK-630 AA, 8 CADS-N-1 Kashtan CIWS, 12 tên lửa hải đối hải P-700 Granit SSM, 18 bệ phóng tên lửa hải đối không 3K95 Kinzhal SAM VLS và hệ thống pháo phản lực chống ngầm RBU-12000 UDAV-1 ASW. Cũng theo thiết kế, nó có thể mang 26 máy bay và 24 trực thăng.
Nhóm tàu chiến tàu sân bay Liêu Ninh gồm tàu hộ vệ tên lửa lớp Type-054A, tàu khu trục lớp Type-052C/D, tàu khu trục hạng nặng Type-055, tàu hộ vệ hạng nhẹ Type-056, tàu ngầm và tàu tiếp vận, hậu cần. Type-054A là một trong những lớp tàu mặt nước chủ lực của Trung Quốc với lượng giãn nước 4.000 tấn. Vũ khí chủ đạo của Type-054A là 32 bệ phóng VLS cho tên lửa phòng không tầm trung HQ-16 và 8 tên lửa chống hạm C-803. Phiên bản HQ-16 ban đầu có tầm bắn 40 km, nhưng tầm bắn của các biến thể mới nhất đã đạt đến mức 70 km. Type-052C/D được đặt biệt danh là tàu khu trục “Aegis Trung Quốc” do có nhiều điểm tương đồng với các khu trục hạm lớp Arleigh Burke trong biên chế hải quân Mỹ. Mỗi chiếc được trang bị cụm 64 ống phóng VLS, có thể sử dụng tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9 với tầm bắn tối đa 200 km. Đây sẽ là tàu phòng không chủ lực trong mọi đội hình tác chiến của hải quân Trung Quốc. Tàu khu trục hạng nặng Type-055 được trang bị 112 bệ VLS dành cho tên lửa phòng không HHQ-9, tên lửa diệt hạm YJ-18 và tên lửa hành trình CJ-10. Nó sử dụng pháo chính H/PJ-38 cỡ nòng 130 mm, nhưng có khả năng được lắp pháo điện từ trong tương lai. Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type-056 cũng sở hữu khả năng chống ngầm tương tự lớp Type-054A, giúp bảo đảm an toàn cho nhóm tàu sân bay Trung Quốc khỏi tàu ngầm tấn công của đối phương.
Tàu sân bay Type 001A là tàu sân bay nội địa đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất, được hạ thủy vào năm 2017. Tuy Type 001A chưa biên chế chính thức cho Hải quân Trung Quốc, song nó cũng đã được đưa vào chạy thử ở Biển Đông trong năm 2018. Về cơ bản Type 001A có thiết kế tương tự tàu Liêu Ninh, song nó có một số điểm cải tiến hơn như tăng khả năng lưu trữ cho đạn dược và nhiên liệu, cho phép nó mang theo nhiều máy bay hơn so với Liêu Ninh (ước tính khoảng từ 30 đến 40 máy bay tải trọng từ 50.000 - 70.000 tải, sử dụng động cơ đốt trong.
Nhật Bản cũng điều tàu sân bay trực thăng tuần tra Biển Đông
Để phối hợp với Mỹ và các nước đồng minh trong việc tuần tra, đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, Nhật Bản cũng tích cực điều tàu chiến, tàu sân bay tham gia các hoạt động tuần tra với các nước.
Tàu sân bay trực thăng JDS Kaga (DDH-184) thuộc lớp Izumo (9-10/2018) đã tham gia hoạt động tuần tra từ Biển Đông đến Ấn Độ Dương. Tàu chiến lớp Izumo là tàu sân bay trực thăng, nhưng lại hoạt động như một tàu sân bay thực thụ. JDS Kaga lớp tàu chiến lớn nhất được Nhật chế tạo sau Thế chiến II. Tàu dài 248 m, rộng 38 m, vận tốc tối đa đạt 56km/h, thủy thủ trên tàu gồm 500 người và có lượng giãn nước tối đa 27.000 tấn, lớn hơn các loại tàu sân bay hạng nhẹ của châu Âu, chỉ thua kém tàu sân bay cỡ lớn của Mỹ, Nga và Pháp. Tàu có thể chở 14 trực thăng được thiết kế để chống các loại tàu ngầm hoặc ngư lôi, và khi yêu cầu cần kíp nó có thể mang tới 28 chiếc trực thăng, hoặc với vài chuyển đổi nó còn có thể mang tiêm kích tàng hình F-35B trên hạm. Tàu lớp Izumo có thể mang các trực thăng tác chiến chống ngầm SH-60K Seahawk và trực thăng MCH-101 rà phá thủy lôi cải tiến. chiến hạm này còn được thiết kế để trong trường hợp cần huy động sẽ mang theo tối đa 7 chiếc SH-60K và 7 chiếc MCH-101. Trực thăng trên tàu có nhiệm vụ chính như chống tàu ngầm, chống thuỷ chiến, giám sát, cảnh giới và vận chuyển cứu nạn. Đáng chú ý, Izumo có boong tàu lớn và 5 bàn cất- hạ cánh nên có khả năng cất và hạ cánh đồng thời 5 máy bay một lúc và chỉ cần một vài sửa đổi cần thiết tàu chiến lớp Izumo có khả năng triển khai tới 15 máy bay tàng hình F-35B. Việc mang được tới 15 chiếc F-35B sẽ khiến tàu chiến lớp Izumo “vượt mặt” tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc khi vừa có thể tác chiến giống tàu sân bay thực sự lại có thể làm nhiệm vụ của tàu đổ bộ tấn công. Với năng lực đó, chiến hạm lớp Izumo sẽ tăng cường khả năng tấn công mặt đất và kiểm soát không phận trên biển, đồng thời thể hiện vai trò cực kỳ quan trọng trong tác chiến đổ bộ quy mô lớn.
Hệ thống vũ khí trên tàu Izumo được trang bị tên lửa RIM-16, pháo bắn nhanh Phalanx, ngư lôi Mark 46…
Anh và Pháp đưa ra cam kết sẽ điều tàu sân bay tuần tra ở Biển Đông
Trong bối cảnh Mỹ đẩy mạnh hoạt động tuần tra ở Biển Đông, Anh và Pháp đã, đang và sẽ tích cực phối hợp với Mỹ nhằm đảm bảo lợi ích của mình ở Biển Đông. Trong năm 2018, giới chức quốc phòng Anh và Pháp đều đã đưa ra cam kết sẽ điều tàu sân bay của minh tham gia các hoạt động tuần tra ở Biển Đông.
Tầu sân bay Charles de Gaulle của Pháp: Charles de Gaulle là tàu sân bay hạt nhân duy nhất của Pháp. Charles de Gaulle là chiếc PAN (Porte-Aéronefs Nucléaire) đầu tiên, dài 261,5m và rộng 64,36m. Trên tàu có 2 máy phóng thủy lực C-13, tương tự như tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Charles de Gaulle có thể vận hành tổng cộng 40 máy bay. Năm 2013, theo tài liệu Combat Fleets of the World, lực lượng tiêm kích hạm trên tàu Charles de Gaulle gồm 10-14 máy bay chiến đấu Rafale M, 12-16 máy bay tiêm kích tấn công Super Étendards, 2-3 máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye, 2 trực thăng vận tải và 2 trực thăng tìm kiếm-cứu hộ/liên lạc Panther/Dauphin. Lượng giãn nước đầy tải của Charles de Gaulle là 40.600 tấn, thủy thủ đoàn 1.350 người, thêm 550 nhân sự trực thuộc không đoàn tiêm kích hạm. Con tàu còn hoạt động như soái hạm của Hải quân Pháp và với vai trò này, nó có thể chở thêm 50 nhân viên nữa. Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân K15, động cơ đẩy tương tự như trên 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Pháp, điều này cho phép nó đạt vận tốc tối đa lên tới 27 hải lý/giờ.
Để phòng vệ, tàu de Gaulle có 32 tên lửa Aster 15 với sức mạnh tương tự như tên lửa Evolved Sea Sparrow của Mỹ và được phóng từ các ống phóng thẳng đứng. Ngoài ra, tàu còn có 4 hệ thống phòng thủ tầm gần Sadral và cuối cùng là 8 pháo F-2 20mm do tập đoàn GIAT (nay là Nexter Systems) sản xuất để đối phó với mối đe dọa từ các tàu mặt nước cỡ nhỏ.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh: HMS Queen Elizabeth mới hạ thủy năm 2017, có lượng giãn nước 65.000 tấn, dài 280m. Tàu sử dụng 4 động cơ diesel, tổng công suất 48.000 mã lực, giúp đạt tốc độ tối đa 46 km/giờ và tầm hoạt động 19.000km. Được thiết kế đúng theo triết lý tàu sân bay, siêu tàu sân bay mới của Anh có thể mang theo tối đa 50 máy bay, với khả năng mở rộng lên thành 70 máy bay. HMS Queen Elizabeth được trang bị 36 chiến đấu cơ F-35B Lightning, 9 trực thăng săn ngầm Merlin và 4 máy bay cảnh báo sớm.
Tàu chỉ được trang bị năng lực phòng thủ hạn chế với 3 tổ hợp phòng thủ Phalanx CIWS. 4 súng máy 30mm và nhiều súng máy hạng nặng để đối phó với các mối đe dọa ở cự ly gần.
Kết luận:
Trong năm 2018, các nước lớn trong khu vực và trên thế giới có lợi ích ở Biển Đông liên tục điều tàu sân bay tham gia tập trận, tuần tra trong khu vực cho thấy mức độ quan tâm và vị thế quan trọng của Biển Đông. Theo diễn biến trên, trong năm 2019, Biển Đông sẽ tiếp tục trở thành vùng biển có lượng tàu sân bay hiện diện đông đảo và rầm rộ. Ngoài Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, hai đồng minh quan trọng của Mỹ là Anh và Pháp cũng sẽ cử đại diện của mình tham gia hoạt động tuần tra, tập trận ở Biển Đông.

Anh tính xây căn cứ ở biển Đông, tướng TQ mỉa mai: Tiếng thét cuối cùng trước sự sụp đổ


Tướng Trung Quốc cho rằng, Anh cần phải cân đo đong đếm sức mình trước khi đưa ra tuyên bố về hoạt động ở biển Đông.

Quân đội Anh. Ảnh: Hải quân Anh
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson tuyên bố, London đang lên kế hoạch xây dựng căn cứ ở khu vực Đông Nam Á.
"Đây là thời điểm để chúng tôi trở thành quốc gia có tầm hưởng trên toàn cầu một lần nữa sau khi Thế chiến thứ II kết thúc và tôi cho rằng lực lượng vũ trang là một phần đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch này", ông Williamson nhấn mạnh.
Theo giới quan sát, động thái này của Anh có thể được coi như một tuyên bố thách thức sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.
Tướng Trung Quốc mắng Mỹ
Trước tuyên bố này, chuyên gia quân sự - Thiếu tướng hải quân Trung Quốc Trương Thiệu Trung trong bài viết "Anh muốn xây dựng căn cứ quân sự ở biển Đông?... Trước tiên cần phải lượng sức mình!" đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ London, thậm chí cả đồng minh Mỹ. Tướng Trung Quốc cáo buộc, Mỹ và Anh đã "cố tình khuấy đảo cục diện biển Đông".
"Trong năm 2018 vừa qua, Mỹ không chỉ nhiều lần sử dụng quân bài Đài Loan mà còn đưa ra một loạt các quyết định liên quan đến trao đổi, hợp tác chính trị và quân sự liên quan đến Đài Loan, tần suất các hoạt động quân sự ở Biển Đông cũng tăng lên", Trương Thiệu Trung quả quyết rằng, những hành động triển khai tàu chiến, máy bay tuần tra, máy bay ném bom của Mỹ tới biển Đông tăng mạnh cả về tần suất và mức độ, chứng tỏ "ý đồ quân sự hóa và khiêu khích công khai" của Lầu Năm Góc.
Ông này dự đoán, sang năm 2019, Mỹ sẽ còn triển khai nhiều hành động hơn ở khu vực biển Đông, bởi theo Báo cáo khảo sát thường niên được công bố ngày 17/12 của Viện nghiên cứu hội đồng quan hệ đối ngoại Mỹ dự báo, vấn đề biển Đông được coi là nguy cơ xung đột hàng đầu cần được theo dõi trong năm 2019.
Trương Thiệu Trung cho rằng, mâu thuẫn về vấn đề biển Đông sẽ trở thành nhân tố quan trọng trong mối quan hệ quân sự Trung-Mỹ bởi không chỉ cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis luôn thể hiện quan điểm cứng rắn với Trung Quốc về vấn đề biển Đông mà người kế nhiệm ông, Quyền Bộ trưởng Quốc Phòng Patrick Shanahan thậm chí còn hô vang 3 tiếng Trung Quốc trong một cuộc họp ngày 2/1 với mục đích kêu gọi quân đội Mỹ tập trung vào Bắc Kinh.
Vào tháng 1/2018, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ban hành báo cáo "Chiến lược quốc phòng" đầu tiên của chính phủ Trump, trong đó tuyên bố rằng các đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ là Nga và Trung Quốc. Lầu Năm Góc tiết lộ rằng, Shanahan đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển báo cáo chiến lược này.
Cảnh cáo Anh
Bên cạnh đó, tướng Trung Quốc cho rằng, Anh - một đồng minh trung thành và luôn sát cánh bên Mỹ cũng đã có hành động ở biển Đông - cử một tàu chiến "cũ" tới khu vực này với lý do bảo vệ tự do hàng hải và tuyên bố sẽ đưa tàu sân bay tới biển Đông.
Năm ngoái, một tàu chiến Anh đã đi qua đảo Hoàng Sa - thuộc chủ quyền Việt Nam, đang bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép - và đã bị 16 tàu hải quân Trung Quốc ngăn chặn, theo Trương Thiệu Trung.
Theo Reuters, quân đội Anh khi đó tuyên bố họ không công nhận các yêu sách của Bắc Kinh đối với quần đảo Hoàng Sa.
Bên cạnh đó, Daily Star (Anh) dẫn lời một quan chức cấp cao của Hải quân Hoàng gia Anh khẳng định, Vương Quốc Anh sẽ tuyên bố bình thường hóa sự hiện diện quân sự ở biển Đông trong tương lai. Vì thế, tàu khu trực HMS Montrose sẽ được phái tới Singapore trong kế hoạch 4 năm.
"Vào ngày 28/12, quan chức hàng đầu của Lầu Năm Góc phụ trách các vấn đề châu Á kêu gọi Úc và các đồng minh khác của Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông để gửi tín hiệu cảnh báo tới Trung Quốc. Và người Anh đã ủng hộ ngay sau đó", Trương Thiệu Trung cho rằng, tuyên bố Anh có thể xây dựng một căn cứ quân sự mới ở Biển Đông, Caribbean là minh chứng cụ thể cho sự hiệp đồng của London và Washington.
Trước tuyên bố, "đây là thời điểm để chúng tôi trở thành quốc gia có tầm hưởng trên toàn cầu một lần nữa sau khi thế chiến thứ II kết thúc" của Bộ trưởng Anh, Thiếu tướng Trung Quốc cho rằng, câu nói này giống như "tiếng thét cuối cùng trước khi sụp đổ của Đế quốc Anh".
"Sau khi rời EU, mất đi sự ủng hộ quan trọng của khối này, Vương Quốc Anh lo sợ sẽ dần mất vũ đài quốc tế, không được ai quân tâm nên mới chạy tới địa bàn của người khác để chứng minh sự hiện diện, coi hiện diện quân sự là bàn đạp, để rồi sau đó can thiệp vào các sự vụ của khu vực châu Á Thái Bình Dương, dần dần chiếm lấy vị trí nhất định ở khu vực này", tướng Trương Thiệu Trung cáo buộc.
Tuy nhiên, tướng Trương cho rằng, thời đại ngày nay đã khác và Vương quốc Anh không còn hùng mạnh như xưa.
"Việc quân sự hóa của Mỹ và các đồng minh đã dẫn đến căng thẳng ở Biển Đông. Họ đã cố gắng can thiệp vào hòa bình và ổn định của tình hình Biển Đông thông qua tuyên bố và hành động nhưng tất cả đều vô ích", Trương Thiệu Trung bình luận.
"Muốn gây rắc rối ở biển Đông thì cần phải lượng sức mình trước đã", tướng Trung Quốc cảnh báo.

Lần đầu tiên tập trận tên lửa tại Nhật Bản: Mỹ tiếp tục gửi thông điệp cứng rắn tới TQ


Mỹ sẽ lần đầu tiên tập trận tên lửa tại Nhật Bản trong năm 2019, động thái được cho là nhằm đối phó với các cuộc tấn công tiềm tàng từ tên lửa đạn đạo đất đối biển của Trung Quốc.

Quân đội Mỹ và Nhật Bản tập trận trên biển năm 2018. Nguồn: UPI
Truyền thông Nhật Bản ngày 03/01/2019 cho biết quân đội Mỹ đã trao đổi với đối tác Nhật Bản về kế hoạch triển khai tên lửa đất đối hạm ở Okinawa, hòn đảo có vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất trong năm nay 2019. Đây sẽ là lần đầu tiên Mỹ tập trận tên lửa tại Nhật Bản, với sự hiện diện của các bệ phóng tên lửa di động, vốn được coi là biện pháp đối phó với các cuộc tấn công tiềm tàng từ tên lửa đạn đạo đất đối biển của Trung Quốc.
Vài năm gần đây, các tàu chiến Trung Quốc thường xuyên đi qua vùng biển gần Okinawa, địa điểm đóng quân của phần lớn quân đội Mỹ tại Nhật Bản. Giới chuyên gia cho biết việc Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh hoạt động hàng hải ở khu vực là một phần của kế hoạch thiết lập quyền kiểm soát vùng biển được gọi là “chuỗi đảo thứ nhất”, nối liền Okinawa, Đài Loan và Philippines. Bằng cách kiểm soát “chuỗi đảo thứ hai” nối liền quần đảo Ogasawara ở phía Nam của Nhật Bản, đảo Guam của Mỹ và Indonesia, Trung Quốc đang tìm cách từng bước làm suy yếu tiến tới xóa bỏ sự thống trị của quân đội Mỹ ở phía Tây Thái Bình Dương. Vì vậy, việc Mỹ và đồng minh như Nhật Bản tăng cường hoạt động quân sự là biện pháp nhằm đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tháng 11/2018 vừa qua, Mỹ và Nhật Bản đã tổ chức cuộc tập trận “Kiếm sắc 2018” (Keen Sword 2018) có quy mô lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản tại vùng biển Philippines, với sự tham gia của tàu sân bay Mỹ cùng gần 150.000 binh sĩ Nhật Bản. Đây là cuộc tập trận được tổ chức hai năm một lần nhằm tăng cường tính sẵn sàng và khả năng phối hợp giữa hai bên. Năm 2016, cuộc tập trận “Thanh kiếm Sắc bén” có sự tham gia của gần 25.000 binh sĩ Nhật Bản và 10.000 binh lính Mỹ. Tham gia “Kiếm sắc 2018”, ngoài các lực lượng Mỹ, Nhật Bản và Canada, các nước Anh, Pháp, Australia và Hàn Quốc cũng cử các quan sát viên đến dự.
Theo Chuẩn Đô đốc Karl Thomas, quân đội Mỹ có mặt tại đây là để duy trì ổn định và khả năng chiến đấu. Những cuộc tập trận Kiếm sắc là chính xác những gì mà Mỹ cần. Trong khi đó, Chuẩn đô đốc Hiroshi Egawa, Chỉ huy đội tàu chiến Nhật Bản đánh giá liên minh Mỹ - Nhật Bản là cần thiết cho việc duy trì ổn định khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thông điệp của Chuẩn đô đốc Karl Thomas được gửi đi trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ chiến tranh lạnh, khi Bắc Kinh đầu tư phát triển công nghệ và tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng tại châu Á và các vùng biển trong khu vực.Tại Biển Đông, Trung Quốc tiếp tục cho xây dựng các đảo nhân tạo và triển khai tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm. Các động thái này dấy lên câu hỏi liệu mục đích của Trung Quốc là để phòng thủ hay để phục vụ cho mục tiêu độc chiếm của nước này.
Trước đó, hôm 31/8/2018 nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan cũng đã tiến hành tập trận với Đội tàu hộ tống tấn công số 4 do tàu sân bay trực thăng Kaga của Nhật Bản dẫn đầu tại Biển Đông. Cuộc tập trận này là một phần trong chuyến đi hiếm hoi của tàu Kaga cùng hai tàu khu trục mang tên lửa Nhật Bản là Inazuma và Suzutsuki tới Biển Đông. Các tàu thuộc Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản và Hải quân Mỹ đã triển khai tập trận theo đội hình, tham gia diễn tập cung cấp hậu cần trên biển, trao đổi thông tin liên lạc hải quân và tiến hành các hoạt động phối hợp. Các nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết việc triển khai lực lượng tập trận cùng Mỹ phù hợp với chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương “mở và tự do” của Thủ tướng Shinzo Abe. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ tăng cường quan hệ với các quốc gia trong khu vực trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng và có nhiều động thái đòi hỏi yêu sách chủ quyền phi lý tại các vùng biển tranh chấp như Biển Đông, biển Hoa Đông.

Ác mộng đối với Nhật Bản: Máy bay, tàu chiến TQ "nhiều như ruồi bu"


Theo RAND, trên lý thuyết, Trung Quốc có ít nhất một lợi thế về cạnh tranh trên không: Bắc Kinh sở hữu khoảng 1.700 máy bay chiến đấu, trong khi Nhật Bản chỉ có 288 chiếc.

Ảnh minh họa: CNBC
Hải quân bủa vây
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm ở phía Đông của Trung Quốc đại lục, phía Đông Bắc Đài Loan và phía Tây của tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Vị trí địa lý này đã biến Senkaku/Điếu Ngư thành một quần đảo có giá trị chiến lược vô cùng quan trọng đối với cả Trung Quốc và Nhật Bản. Hai nước đều có yêu sách tại đây.
Năm 2012, Chính phủ Nhật Bản mua lại ba hòn đảo trong chuỗi Senkaku/Điếu Ngư từ các chủ sở hữu tư nhân. Theo một báo cáo năm 2018 của RAND, tập đoàn tư vấn chính sách có trụ sở ở California (Mỹ), hành động này khiến Bắc Kinh "vô cùng giận dữ" và đã thôi thúc giới lãnh đạo Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động quân sự trên biển và trên không xung quanh khu vực.
Năm 2015, giữa hai nước xảy ra cuộc cạnh tranh trực diện. Sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc gọi hoạt động quân sự hóa của Nhật Bản là "một mối quan ngại nghiêm trọng" còn Nhật Bản cũng coi Trung Quốc là một mối đe dọa tiềm tàng. Hệ quả là các lực lượng quân sự không ngừng được tăng cường tại đây.
Với Trung Quốc, việc triển khai lực lượng là một phần trong nỗ lực khẳng định sức mạnh quân sự đang gia tăng của nước này. "Trung Quốc tìm cách vượt Nhật Bản trở thành cường quốc thống trị trong khu vực", báo cáo RAND viết.
"Theo đó, Trung Quốc có ý định thách thức quyền kiểm soát hành chính của Nhật Bản đối với Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và muốn chứng minh rằng họ có thể kiểm soát khu vực đồng thời tránh leo thang xung đột quân sự với Nhật Bản."
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản cũng buộc phải đẩy mạnh cạnh tranh. "Tốc độ hoạt động tăng lên đã kéo căng khả năng của Nhật Bản trong việc đối trọng với sự hiện diện của Trung Quốc".
"Tính đến cuối năm 2012, Cảnh sát biển Nhật Bản cho biết, các tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã 68 lần xâm nhập lãnh hải Senkaku kể từ ngày 11/9, một con số chưa từng có tiền lệ", báo cáo của RAND giải thích.
"Chiến dịch này tiếp tục được đẩy mạnh, với 188 tàu xâm nhập lãnh hải Nhật Bản vào năm 2013, 88 lần vào năm 2014, 86 lần vào năm 2015 và 121 lần vào năm 2016. Kể từ giữa năm 2014, trung bình, các tàu của Trung Quốc đã xâm nhập lãnh hải Nhật Bản từ 7-9 lần/tháng và đã thực hiện từ 70 - 90 vụ xâm phạm vùng tiếp giáp lãnh hải".
Không quân bu bám
Theo các nhà nghiên cứu của RAND, sự canh tranh tương tự cũng diễn ra ở trên không.
"Ngày 13/12/2012, một máy bay Y-12 thuộc Cục Quản lý Đại dương Nhà nước Trung Quốc đã lần đầu tiên xâm nhập trái phép không phận mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền trong lịch sử 45 năm, bay qua Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư".
Trong khi đó, tháng 11/2013, Trung Quốc tuyên bố thành lập "Vùng nhận dạng phòng không" (ADIZ) trên biển Hoa Đông, chồng lấn với ADIZ của Nhật Bản và các nước láng giềng khác.
"Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, tất cả các máy bay vào khu vực này phải thông báo cho giới chức nước này đồng thời phải chịu các biện pháp quân sự khẩn cấp nếu không tuân thủ các quy tắc quản lý ADIZ", báo cáo của RAND viết.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản coi việc Trung Quốc thiết lập ADIZ là "một mối nguy hiểm thực thụ".
Bắt đầu từ năm 2012, Trung Quốc đã tăng đáng kể số lượng các chuyến xuất kích máy bay quân sự gần Nhật Bản. "Máy bay chiến đấu từ cả hai quốc gia giờ đây thường xuyên bay gần nhau, làm tăng nguy cơ dẫn tới các tính toán sai lầm và gây khủng hoảng nghiêm trọng", RAND giải thích.
Theo RAND, trên lý thuyết, Trung Quốc có ít nhất một lợi thế về cạnh tranh trên không. "Bắc Kinh sở hữu khoảng 1.700 máy bay chiến đấu, trong khi Nhật Bản chỉ có 288 chiếc."
Các nhà nghiên cứu của RAND giải thích: "Kho máy bay chiến đấu số lượng lớn của Trung Quốc cho phép họ thực hiện được các chuyến bay thường xuyên hơn gần Nhật Bản, qua đó kéo căng nguồn lực vốn dĩ đã bị hạn chế của Lực lượng Phòng vệ Không quân Nhật Bản (JASDF)".
"Năm tài khóa 2016 chứng kiến ​​số lượng lớn nhất các chuyến xuất kích của JASDF - tổng cộng 1.168 phi vụ, trong đó 73% là đối phó với các máy bay Trung Quốc hoạt động gần và xung quanh Senkaku/Điếu Ngư và Biển Hoa Đông."
RAND cho biết, phần lớn nỗ lực của Nhật Bản trong việc chống lại các cuộc xâm nhập từ phía Trung Quốc chủ yếu dựa vào biện pháp ngoại giao. "Nhật Bản đã tìm kiếm các mối quan hệ chiến lược mạnh mẽ hơn ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, gồm cả Úc, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam".
Tuy nhiên, đã phần những nỗ lực quan trọng nhất của Nhật Bản mang yếu tố quân sự. Chi tiêu dành cho các lực lượng vũ trang của Tokyo đã tăng từ 41 tỷ USD năm 2012 lên 43 tỷ USD năm 2017 và 47 tỷ USD vào năm 2019.
Khoản ngân sách tăng thêm này được dùng cho hoạt động mở rộng và nâng cấp quân đội Nhật Bản, bao gồm "các khả năng tình báo, do thám và trinh sát, tác chiến chống hạm mới, gia tăng hạm đội tàu ngầm và tàu khu trục, thành lập một lữ đoàn tấn công đổ bộ, triển khai phương tiện trên các hòn đảo gần Senkaku/Điếu Ngư và thành lập một phi đội không quân ở Okinawa.
Không quân Lực lượng phòng vệ Nhật Bản cũng đã được tổ chức lại và tái trang bị nhằm đối phó với sự gia tăng đột biến từ phía Không quân Trung Quốc.
Tháng 4/2014, JASDF triển khai Phi đội 603 ra Căn cứ Không quân Naha ở Okinawa, gồm 4 máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C Hawkeye. Tháng 1/2016, không quân Nhật Bản bổ sung thêm một phi đội máy bay chiến đấu F-15 thứ hai tới Naha.
Những chiến đấu cơ này đảm trách hầu hết các vụ ngăn chặn máy bay Trung Quốc diễn ra hàng ngày. Tất nhiên, kèm theo đó là những cái giá mà Nhật Bản phải chi trả. Nhu cầu từ JASDF ngày càng tăng tỉ lệ thuận với tần suất các máy bay này cần phải được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ.
"Tương tự như vậy, các cuộc xâm nhập gia tăng vào không phận Nhật Bản đang ảnh hưởng tiêu cực đến công tác đào tạo phi công của JASDF. Họ phải tích lũy được một số giờ bay nhất định thì mới đạt được trình độ cho các kỹ năng khác nhau".
Khối lượng công việc thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn với các phi công Nhật Bản khi không quân nước này thay thế các máy bay chiến đấu F-2, F-4 và F-15 cũ hơn bằng F-35 mới. Cuối năm 2018, Tokyo đã đặt mua 141 chiếc F-35.
Xét tới tiến trình nghỉ hưu dự kiến ​​của các máy bay F-2 và F-15, Nhật Bản có thể phải đối mặt với việc giảm số lượng máy bay chiến đấu, ngay cả khi Tokyo đang chờ bàn giao một số lượng hạn chế F-35.
RAND cảnh báo, trước bối cảnh "xu hướng mua sắm dài hạn" và kho vũ khí có số lượng vượt trội hơn của Trung Quốc thì những cải cách của Tokyo "có thể không đủ cho phép Nhật Bản bắt kịp Trung Quốc trong thời gian dài hơi khi hai nước cạnh tranh với nhau ở Senkaku/Điếu Ngư.

Powered by Blogger.