Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Câu hỏi từ báo cáo của WHO về nguồn gốc nCoV

Wednesday, March 31, 2021 // ,

 VNExpress

Thứ tư, 31/3/2021


Báo cáo của phái đoàn WHO điều tra nguồn gốc nCoV tại Trung Quốc chưa trả lời được các câu hỏi rằng virus đến từ đâu, đại dịch bắt đầu, lây nhiễm ra sao...

Hơn một năm sau khi Covid-19 bùng phát, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố báo cáo bao gồm các giả thuyết về cách nCoV lần đầu lây nhiễm sang người. Tuy nhiên, báo cáo làm dấy lên nhiều câu hỏi hơn là đưa ra một câu trả lời xác đáng.

Báo cáo do phái đoàn 34 nhà khoa học của WHO và Trung Quốc soạn thảo, xem xét hàng loạt câu hỏi gây tranh cãi về mặt chính trị, bao gồm giả thuyết virus lọt ra từ phòng thí nghiệm.

Một số thành viên của nhóm quan ngại việc Trung Quốc từ chối cung cấp dữ liệu thô về các ca nhiễm nCoV đầu tiên. Giám đốc WHO, tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã thừa nhận điều này trong một phát biểu về báo cáo hôm 30/3. Ông hy vọng nghiên cứu tương lai sẽ có thêm "dữ liệu kịp thời và toàn diện".

Virus đến từ đâu?

Phái đoàn WHO đã theo đuổi 4 giả thuyết khác nhau về nguồn gốc virus, bao gồm: nCoV được truyền trực tiếp sang người từ động vật, có thể là dơi; virus truyền từ dơi qua động vật trung gian rồi sang người; mầm bệnh xâm nhập từ nước ngoài vào Trung Quốc qua thực phẩm; Covid-19 là sự cố sinh học từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Trong đó, nhóm nghiên cứu tìm được nhiều bằng chứng củng cố cho giả thuyết thứ hai nhất, rằng nCoV được truyền từ động vật sang người qua vật chủ trung gian. Hiện tượng này cực kỳ phổ biến, từng xảy ra trong dịch Zika, Ebola, và cúm sông Nile.

Một khu chợ hải sản tại Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: NY Times

Một khu chợ hải sản tại Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: NY Times

Ban hội thẩm nhận thấy "có thể việc nhập khẩu thức ăn là nguồn cơn virus". Họ cho rằng nCoV có trong thịt thú rừng đông lạnh từ nơi khác đến Trung Quốc. Song Lawrence Gostin, chuyên gia luật sức khỏe cộng đồng toàn cầu tại Đại học Georgetown, bác bỏ luận điểm này.

"Điều đó có lý về mặt sinh học, nhưng rất khó xảy ra. Đó không phải cách dịch bệnh khởi phát. Không có bất cứ kịch bản đáng tin cậy nào cho thấy virus bắt nguồn từ bên ngoài Trung Quốc, cũng không tìm được bằng chứng cho điều đó", ông nói.

Tại sao không cho rằng nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm?

Trong nhiều tháng, các nhà khoa học, chính trị gia bên ngoài Trung Quốc thúc đẩy ý tưởng Covid-19 là kết quả của một sự cố sinh học tại Viện Virus Vũ Hán. Trong khi đó, nhiều chuyên gia nghi ngờ, kêu gọi WHO điều tra kỹ lưỡng lập luận này. Dự thảo báo cáo của WHO trước đó bác bỏ hoàn toàn giả thuyết nCoV rò rỉ từ phòng thí nghiệm, cho rằng điều này "cực kỳ khó xảy ra". Các chuyên gia phần lớn đưa ra kết luận dựa trên các cuộc trao đổi với đồng nghiệp tại Vũ Hán.

Song đến ngày 30/3, tiến sĩ Tedros có động thái bất thường khi tuyên bố cần điều tra thêm về giả thuyết này, rằng ông sẵn sàng điều động chuyên gia cho nhiệm vụ đó.

"Tôi không tin đánh giá này là đủ rộng. Sẽ cần thêm dữ liệu và nghiên cứu để đưa ra kết luận chắc chắn hơn", ông phát biểu tại cuộc họp ngắn ngày 30/3.

Các nhà khoa học của WHO và Trung Quốc trong buổi họp báo tháng 2/2021. Ảnh: Reuters

Các nhà khoa học của WHO và Trung Quốc trong buổi họp báo tháng 2/2021. Ảnh: Reuters

Các nhà khoa học tại Viện Virus Vũ Hán đã liên tục khẳng định họ không xử lý bất cứ loại virus nào liên quan đến nCoV. Báo cáo cuối cùng của WHO không cung cấp bằng chứng về sự cố rò rỉ, các chuyên gia tập trung xem xét những giả thuyết khác tiềm năng hơn.

"Tai nạn phòng thí nghiệm thỉnh thoảng xảy ra. Nhưng không ai tìm được dấu vết của virus trong các mẫu (thu được tại Viện Virus Vũ Hán). Ngoài sự thật là có một phòng thí nghiệm gần cụm dịch trong thành phố, chưa thu được bằng chứng cho thấy chúng từng xảy ra sự cố rò rỉ", Peter Ben Embarek, trưởng nhóm điều tra của WHO, nói.

Bên cạnh việc trao đổi với các chuyên gia Viện Virus Vũ Hán, các nhà khoa học đã xem xét mẫu máu của nhân viên phòng thí nghiệm. Họ không tìm được kháng thể cho thấy các nhân viên phơi nhiễm sớm trong đợt bùng phát.

Tại sao nguồn lây động vật sang người khả thi nhất?

Hầu hết các nhà khoa học tin rằng nCoV phát sinh từ động vật và truyền sang người, bởi điều này từng xảy ra nhiều lần trước đây. Bệnh dại lây từ vết cắn của động vật (chó, mèo). Virus Simian gây suy giảm miễn dịch lần đầu xuất hiện ở khỉ trước khi chuyển thành HIV. Giới chuyên gia tin rằng Ebola đến từ động vật hoang dã.

Các virus cùng họ nCoV như SARS, MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông) đều lây từ động vật. Virus SARS truyền qua dơi, sau đó là cầy hương. Với MERS, lạc đà là vật chủ trung gian.

Nhóm nghiên cứu của WHO đã kiểm tra 80.000 mẫu động vật hoang dã, gia súc và gia cầm trên khắp Trung Quốc, 900 mẫu lấy từ chợ hải sản Hoa Nam, nơi đại dịch khởi phát song không thấy dấu hiệu của nCoV.

Peter Daszak, nhà sinh vật học người Anh, thành viên phái đoàn, cho biết: "Chúng tôi thấy được một số đường lây khả thi. Hiểu biết của chúng tôi về cụm dịch Vũ Hán bắt đầu khớp với nhau khi xem xét các dữ liệu phân tử, dữ liệu dịch tễ và dữ liệu động vật. Tất cả dường như phù hợp để tạo thành một bức tranh tổng thể về những điều có khả năng xảy ra".

WHO cho biết cần điều tra thêm về 174 trường hợp dương tính đầu tiên ở Vũ Hán hồi tháng 12/2019 cũng như "lấy mẫu môi trường từ các trang trại, cụm dịch, hồ sơ chi tiết về nguồn gốc và các loại động vật được bày bán tại đây".

Đại dịch bắt đầu khi nào?

WHO chưa biết chính xác điều gì gây ra đợt bùng phát, không rõ nó bắt đầu khi nào. Nhiều bệnh nhân nhiễm nCoV không có triệu chứng. Đến cuối tháng 12/2019, khi một nhóm người ốm nặng đến mức phải nhập viện, Trung Quốc mới chú ý đến căn bệnh.

Các nhà nghiên cứu cho biết trước thời điểm đó, số đơn thuốc hạ sốt, thuốc ho và các trường hợp có triệu chứng hô hấp không cao hơn bình thường. Theo dữ liệu di truyền, ca nhiễm sớm nhất có thể vào tháng 9, dù nhiều khả năng hơn là giữa tháng 11, đầu tháng 12.

Chính phủ Trung Quốc chỉ ra một vài bằng chứng cho thấy virus bắt nguồn từ quốc gia khác hồi đầu năm và xâm nhập vào Trung Quốc trong tháng 12, song báo cáo không ủng hộ giả thuyết này.

"Tất cả trình tự di truyền của nCoV được phân lập từ các ca nhiễm ở người đều rất giống nhau, cho thấy đại dịch là kết quả của một cụm dịch ở Vũ Hán, Trung Quốc", báo cáo nêu rõ.

Người dân cầu nguyện dọc bờ sông Dương Tử ở Vũ Hán. Ảnh: NY Times

Người dân cầu nguyện dọc bờ sông Dương Tử ở Vũ Hán. Ảnh: NY Times

Thục Linh (Theo USA Today, NY Times)

 

Đặc phái viên Myanmar: "Nếu không hành động ngay lập tức, đó là sự sỉ nhục cho cả Nga và Trung Quốc"

 Soha

Tất Đạt | 

Đặc phái viên Myanmar: "Nếu không hành động ngay lập tức, đó là sự sỉ nhục cho cả Nga và Trung Quốc"
Cảnh sát chống bạo động đối đầu với những người biểu tình chống đảo chính trong cuộc biểu tình tại Đại sứ quán Myanmar ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Peerapon Boonyakiat / SOPA / Sipa USA / AP

Đặc phái viên Myanmar tại Liên Hợp Quốc đã đưa ra tuyên bố cứng rắn và kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Các biện pháp trừng phạt đối với quân đội Myanmar cần phải trở nên cứng rắn hơn khi quân đội tiếp tục khiến bạo lực leo thang - tiến sĩ Sasa, đặc phái viên của Myanmar tại Liên Hợp Quốc, nói.

Ông Sasa tuyên bố: "Cộng đồng quốc tế áp dụng ngay lập tức các biện pháp trừng phạt có mục tiêu, có phối hợp và cứng rắn hơn, cả về kinh tế và ngoại giao".

Ngoài các biện pháp trừng phạt trừng phạt, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng cần gửi một "thông điệp thống nhất và mạnh mẽ" để ngăn chặn "tội ác chống lại loài người" ở Myanmar, ông Sasa nói.

Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội đảo chính, giành chính quyền từ chính phủ được bầu cử dân chủ vào ngày 1/2. Hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình phản đối cuộc đảo chính trong nhiều tuần. Tới nay, các thông tin thống kê cho biết hơn 500 người Myanmar đã tử vong trong các cuộc bạo động.

Các quốc gia trên thế giới đã lên án tình trạng bạo lực. Mỹ và Châu Âu đã trừng phạt các cá nhân hoặc công ty liên quan đến quân đội Myanmar.

"Sự sỉ nhục" đối với cộng đồng quốc tế

Ông Sasa cũng kêu gọi Nga và Trung Quốc ngừng bán vũ khí cho quân đội Myanmar.

"Rõ ràng là họ nên ngừng bán vũ khí cho các tướng lĩnh quân đội Myanmar", ông nói với CNBC. "Những gì họ đang làm là khủng bố 54 triệu người dân Myanmar hàng ngày, hàng giờ, hàng giây.

Ông cho rằng Trung Quốc và Nga có năng lực ngăn chặn tình trạng bạo lực.

"Họ cần đưa ra quyết định ngay lập tức," Sasa nói. "Nếu không, đó là sự sỉ nhục cho hai nước này, cộng đồng quốc tế và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc".

Trung Quốc và Nga, cùng với Ấn Độ, tới nay chưa lên tiếng chỉ trích quân đội Myanmar.

"Lịch sử sẽ đánh giá chúng ta, chắc chắn là như vậy", ông Sasa nói thêm. "Họ phải đưa ra quyết định. Họ sẽ phải sống với quyết định mà họ đưa ra."

Áp lực kinh tế

Khi được hỏi tại sao ông tin rằng quân đội sẽ chịu áp lực, Tiến sĩ Sasa cho biết các lệnh trừng phạt quốc tế sẽ cắt giảm nguồn thu nhập của quân đội Myanmar.

Đặc phái viên Myanmar cho biết quân đội đang lấy tiền từ các công ty quốc gia để mua đạn và vũ khí. Các các hạn chế kinh tế sẽ đồng nghĩa với việc ít tiền hơn, ít vũ khí hơn và số dân thường tử vong do bạo lực sẽ ít hơn.

Sasa cũng cho biết một chính phủ đoàn kết dân tộc sẽ được thành lập trong những ngày tới và "sẽ không nghỉ ngơi" cho đến khi nền dân chủ và tự do được khôi phục ở Myanmar.

"Chúng tôi sẽ làm việc chăm chỉ trên phương diện song phương. Chúng tôi sẽ làm việc rất chặt chẽ với bạn bè và (đồng minh) của chúng tôi trên toàn thế giới", ông nói và nói thêm rằng sẽ "sẽ không có tương lai" cho các tướng lĩnh quân đội cho tới khi đất nước giành lại được dân chủ.

Hiện tượng "Trăng Giun" đã kéo thủy triều lên cao hơn 40cm, giúp tàu Ever Given thoát nạn sớm 

Mỹ bắt kẻ đạp vào đầu người phụ nữ gốc Á

Thế giớiThứ tư, 31/3/2021

Cảnh sát New York bắt Brandon Elliot rạng sáng nay, vài ngày sau khi gã vô cớ đạp ngã và liên tiếp đá vào đầu một phụ nữ gốc Á.

Elliot, 38 tuổi, bị cáo buộc một số tội danh, trong đó có hành hung vì tội thù ghét, cảnh sát New York cho biết. Elliot hiện bị giam tại đồn cảnh sát Midtown, trong lúc các điều tra viên hoàn thiện hồ sơ để truy tố.

Elliot được xác định là nghi phạm hành hung người phụ nữ gốc Á 65 tuổi ngay trên đường phố Manhattan, New York hôm 29/3. Anh ta sống ngay tại một khách sạn được dùng làm nơi cư trú cho người vô gia cư gần hiện trường vụ tấn công.

Brandon Elliot, kẻ hành hung người phụ nữ gốc Á, trong video do camera giám sát ghi lại hôm 29/3. Ảnh: NY Post.

Brandon Elliot, nghi phạm hành hung người phụ nữ gốc Á, trong video do camera giám sát ghi lại hôm 29/3. Ảnh: NY Post.

Video ghi lại sự việc cho thấy người đàn ông da màu cao to này đột nhiên đạp vào bụng người phụ nữ, khiến bà ngã gục xuống đất. Anh ta còn tiếp tục đá mạnh vào đầu và liên tục nói những điều xúc phạm người châu Á.

Khi người phụ nữ bị tấn công, có ít nhất ba người chứng kiến cảnh tượng này nhưng không ai giúp đỡ bà. Thậm chí có người còn vội vàng đóng cửa khi kẻ tấn công rời đi, bỏ mặc bà nằm đau đớn trên mặt đất.

Thị trưởng New York Bill de Blasio gọi vụ tấn công là "kinh tởm, vô nhân đạo" và "hoàn toàn không thể chấp nhận được" khi các nhân chứng không can thiệp. "Tôi không quan tâm bạn là ai, bạn làm gì, bạn phải giúp người dân New York của mình", de Blasio nói.

Tập đoàn Brodsky, chủ quản tòa nhà xảy ra vụ tấn công, hôm 30/3 ra tuyên bố "lên án mọi hình thức bạo lực, phân biệt chủng tộc, bài ngoại với cộng đồng gốc Á". Công ty cũng quyết định đình chỉ các nhân viên chứng kiến vụ tấn công mà không giúp đỡ người phụ nữ gốc Á.

Luca, bạn trai của con gái nạn nhân, nói rằng kẻ tấn công đã "nhìn chằm chằm" vào nạn nhân trước khi đánh bà dã man.

"Bà kể rằng hắn đi về phía bà và nhìn chằm chằm vào bà. Bà cố tránh hắn, như cách mọi người thường làm khi đi dạo ở New York, nhưng hắn vẫn lao đến. Sau cú đánh đầu tiên, bà không còn biết gì. Tôi không thể hiểu bà đã đứng dậy bằng cách nào", Luca nói.

Nạn nhân được đưa tới bệnh viện sau vụ tấn công và hiện trong tình trạng ổn định.

Sự việc ngày 29/3 đánh dấu vụ tấn công bạo lực mới nhất nhằm vào người gốc Á tại Mỹ. Một phân tích về số liệu thống kê của Sở cảnh sát New York cho biết tội phạm thù ghét chống người gốc Á đã tăng đáng kể ở khắp 16 thành phố Mỹ trong năm qua.

Trung tâm Nghiên cứu về Chủ nghĩa thù hận và Cực đoan tại Đại học bang California cũng công bố dữ liệu cho thấy tội ác chống người gốc Á ở Mỹ đã tăng 150% trong năm qua.

Video Player is loading.
Current Time 0:24
/
Duration 0:24
Loaded: 0%
Progress: 0%

Người phụ nữ gốc Á bị tấn công ngay trên đường phố New York, Mỹ, hôm 29/3. Video:Twitter/CeFaan Kim.

Người phụ nữ gốc Á liên tiếp bị đạp vào đầu 62

Huyền Lê (Theo NY PostAP) 

Powered by Blogger.