Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Vì sao Anh, Pháp, Đức gửi công hàm phản đối Trung Quốc ở Biển Đông?

Saturday, September 19, 2020 // ,

  Thứ bảy, 19/9/2020,


Các cường quốc châu Âu dường như muốn tăng cường hiện diện tại những vùng biển quanh Trung Quốc, bao gồm Biển Đông, trước tham vọng lớn của Bắc Kinh.

Ba nước Anh, Pháp và Đức, hay còn gọi là Nhóm E3, hôm 16/9 gửi công hàm chung lên Liên Hợp Quốc nhằm phản bác những yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong công hàm, ba nước nhấn mạnh Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là "khuôn khổ pháp lý" cho mọi hoạt động trên biển và cần được duy trì tính toàn vẹn.

Nội dung công hàm khẳng định việc Trung Quốc vẽ ra cái gọi là "đường cơ sở thẳng" xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cùng khái niệm "quyền lịch sử" mà nước này đưa ra để đòi yêu sách với phần lớn Biển Đông, "vi phạm luật pháp quốc tế và các điều khoản của UNCLOS", công ước mà Trung Quốc cũng là thành viên.

Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague, Hà Lan, trong vụ kiện của Philippines đối với yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông ngày 12/7/2016 "rõ ràng đã xác nhận điểm này", công hàm viết thêm.

Thứ bảy, 19/9/2020, 10:45 (GMT+7)

Vì sao Anh, Pháp, Đức gửi công hàm phản đối Trung Quốc ở Biển Đông?

Các cường quốc châu Âu dường như muốn tăng cường hiện diện tại những vùng biển quanh Trung Quốc, bao gồm Biển Đông, trước tham vọng lớn của Bắc Kinh.

Ba nước Anh, Pháp và Đức, hay còn gọi là Nhóm E3, hôm 16/9 gửi công hàm chung lên Liên Hợp Quốc nhằm phản bác những yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong công hàm, ba nước nhấn mạnh Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là "khuôn khổ pháp lý" cho mọi hoạt động trên biển và cần được duy trì tính toàn vẹn.

Nội dung công hàm khẳng định việc Trung Quốc vẽ ra cái gọi là "đường cơ sở thẳng" xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cùng khái niệm "quyền lịch sử" mà nước này đưa ra để đòi yêu sách với phần lớn Biển Đông, "vi phạm luật pháp quốc tế và các điều khoản của UNCLOS", công ước mà Trung Quốc cũng là thành viên.

Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague, Hà Lan, trong vụ kiện của Philippines đối với yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông ngày 12/7/2016 "rõ ràng đã xác nhận điểm này", công hàm viết thêm.

Tàu hộ vệ HMS Argyll của Anh diễn tập trên Biển Đông cùng hải quân Mỹ hồi tháng 1/2019. Ảnh: Royal Navy.

Tàu hộ vệ HMS Argyll của Anh diễn tập trên Biển Đông cùng hải quân Mỹ hồi tháng 1/2019. Ảnh: Royal Navy.

Advertising

Động thái của Nhóm E3 đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc gần đây thực hiện một loạt hành vi gây hấn trên Biển Đông, giữa lúc các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bầu không khí địa chính trị thế giới cũng căng thẳng vì quan hệ Mỹ - Trung xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Theo bình luận viên Richard Javad Heydarian của Asia TimesAnh và Pháp sẽ được hưởng lợi khi áp dụng lập trường cứng rắn hơn đối với những động thái đơn phương và sự hung hăng của Trung Quốc trong khu vực hàng hải chiến lược.

Hai nước này đều là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đồng thời là các cường quốc hạt nhân sở hữu lực lượng hải quân có khả năng tác chiến xa bờ. Họ còn có các quyền sở hữu lãnh thổ trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cùng những đối tác đầu tư và thương mại quan trọng.

Ngay cả Đức, quốc gia không có quyền sở hữu lãnh thổ nào trong khu vực, cũng không có lực lượng hải quân tác chiến xa bờ để thể hiện sức mạnh cường quốc trên những vùng biển xa xôi, hồi đầu tháng cũng thể hiện sự quan tâm đến các vùng biển ở châu Á thông qua bản hướng dẫn chính sách dài 40 trang.

Tài liệu này cho biết cùng với những khát vọng khác, Đức hướng tới mục tiêu "đóng góp tích cực trong việc định hình trật tự quốc tế ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương". Bình luận viên Heydarian đánh giá đây là một tuyên bố mang ý nghĩa quan trọng.

Năm ngoái, Pháp cũng nêu mục tiêu tương tự khi công bố một kế hoạch chiến lược, trong đó cam kết "củng cố vị thế cường quốc tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nỗ lực bảo vệ các lợi ích chủ quyền và sự an toàn của công dân, đồng thời tích cực đóng góp vào sự ổn định quốc tế".

Dưới thời Tổng thống Emmanuel Macron, Pháp dường như "để mắt" nhiều hơn đến Trung Quốc, với cách tiếp cận chủ động hơn. Trong chuyến công du Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hồi năm 2018, Macron kêu gọi các liên minh chiến lược mới, bao gồm Pháp - Australia - Ấn Độ, bảo toàn tính tự do và cởi mở của khu vực.

Pháp cũng đã tăng cường các cam kết chiến lược trên toàn khu vực, mở rộng quan hệ kinh tế và quốc phòng với những quốc gia cùng chí hướng như Australia, Nhật Bản, Ấn Độ, hay các nước Đông Nam Á. Những hoạt động đáng chú ý bao gồm hợp đồng tàu ngầm trị giá 50 tỷ USD giữa tập đoàn đóng tàu DCNS của Pháp với Australia năm ngoái, hay hợp đồng bán tiêm kích Rafale trị giá 9,4 tỷ USD cho Ấn Độ hồi năm 2016.

"Chúng tôi không ngây thơ. Nếu muốn được Trung Quốc tôn trọng và coi như đối tác bình đẳng, chúng tôi phải tự tổ chức", Macron phát biểu trong chuyến thăm một căn cứ hải quân Australia hồi tháng 5/2018. Khi tới Trung Quốc hồi đầu năm đó, Macron cũng cho biết những sáng kiến kinh tế của Bắc Kinh không nên "một chiều", mà cần đảm bảo lợi ích của các đối tác.

Bên cạnh đó, Pháp cũng củng cố sức mạnh hải quân, một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn do Mỹ dẫn đầu nhằm duy trì tự do hàng hải và hàng không tại các vùng biển quanh Trung Quốc. Năm ngoái, Bắc Kinh đã không mời đại diện của Paris đến dự lễ kỷ niệm 70 năm thành lập hải quân Trung Quốc, sau khi tàu hộ vệ Vendemiaire của Pháp đi qua eo biển Đài Loan.

Về phía Anh, đồng minh chủ chốt của Mỹ, ngày càng có nhiều lời kêu gọi trong nước hối thúc London triển khai tàu quân sự và thăm dò thái độ của Trung Quốc tại Biển Đông. Hồi tháng 7, tờ Times của Anh đưa tin các nhà hoạch định quân sự nước này đang ấp ủ kế hoạch đưa HMS Queen Elizabeth, tàu sân bay mới trị giá 3,9 tỷ USD và là chiến hạm lớn nhất lịch sử hải quân Anh, đến Biển Đông, nhằm phô diễn sức mạnh cũng như ủng hộ các đối tác quốc tế, bao gồm Mỹ.

Tàu HMS Queen Elizabeth tuần này tiến hành các cuộc diễn tập sơ bộ để chuẩn bị cho những đợt triển khai xa hơn vào năm sau. Lịch trình tiếp theo của quân đội Anh bao gồm cuộc diễn tập chung với Mỹ, có sự tham gia của các tiêm kích F-35 Lightning mới mua.

Dựa vào tình hình căng thẳng gia tăng trên Biển Đông và eo biển Đài Loan, nghị sĩ Anh Andrew Bowie gần đây kêu gọi chính phủ Thủ tướng Boris Johnson "mở to mắt trước những mối đe dọa rõ ràng" từ Trung Quốc, đồng thời phản ứng bằng cách triển khai tàu sân bay đến phía Tây Thái Bình Dương.

"Quy mô hạm đội Trung Quốc và tốc độ phát triển của họ nên được coi là lời cảnh báo rõ ràng về tham vọng trở thành siêu cường hàng hải của Bắc Kinh. Hồi tháng 7, cả Mỹ và Australia đều một lần nữa phản bác yêu sách về lãnh thổ và hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông. Đã đến lúc một nước Anh thực sự toàn cầu bước lên và đối mặt với sự xâm phạm phi pháp một cách hung hăng", Bowie nói.

Ngay từ năm 2017, Johnson, khi đó còn giữ chức Ngoại trưởng Anh, cho biết London có khả năng sẽ triển khai tàu sân bay lớn nhất của họ đến Biển Đông vào năm 2021. Tuy nhiên, London dường như vẫn trong giai đoạn hoàn thiện kế hoạch, bởi phải tính đến khả năng đáp trả của Bắc Kinh.

Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 7, đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh cho biết việc triển khai tàu HMS Queen Elizabeth đến Biển Đông là động thái "rất nguy hiểm". Ông cáo buộc chính quyền Johnson "đang đầu độc nghiêm trọng bầu không khí trong quan hệ Trung Quốc - Anh", đồng thời cảnh báo hậu quả nghiêm trọng nếu Anh quyết định "cấu kết với Mỹ" trên Biển Đông.

"Sau Brexit, tôi nghĩ Anh vẫn muốn đóng vai trò quan trọng trên thế giới, nhưng đó không phải cách để thể hiện vị thế. Một số chính trị gia Anh bám vào tâm lý Chiến tranh Lạnh và làm dấy lên cái gọi là mối đe dọa từ Trung Quốc, coi Trung Quốc là đất nước thù địch, cảnh báo tách biệt hoàn toàn với Trung Quốc, thậm chí kêu gọi một cuộc Chiến tranh Lạnh mới chống lại Trung Quốc", ông Lưu nói.

Tuy nhiên, bất chấp phản ứng từ phía Bắc Kinh, London vẫn thể hiện lập trường cứng rắn. Hôm 13/7, nước này ra lệnh cấm tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei tham gia phát triển mạng 5G. Họ cũng vạch ra lộ trình dễ dàng hơn để khoảng ba triệu cư dân Hong Kong nhập tịch Anh, sau khi Trung Quốc ban hành luật an ninh mới tại đặc khu hồi cuối tháng 6.

Ánh Ngọc (Theo Asia Times)


Tàu hộ vệ HMS Argyll của Anh diễn tập trên Biển Đông cùng hải quân Mỹ hồi tháng 1/2019. Ảnh: Royal Navy.

Tàu hộ vệ HMS Argyll của Anh diễn tập trên Biển Đông cùng hải quân Mỹ hồi tháng 1/2019. Ảnh: Royal Navy.



  • Đồng Tâm: Liên Hiệp Châu Âu phản đối Việt Nam về hai bản án tử hình

     RFI

    Các bị cáo trong phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm nghe phán quyết của Tòa Án Nhân Dân Hà Nội ngày 14/09/2020.
    Các bị cáo trong phiên tòa xét xử vụ Đồng Tâm nghe phán quyết của Tòa Án Nhân Dân Hà Nội ngày 14/09/2020. via REUTERS - Doan Tan/VNA
    Thanh Phương
    3 phút

    Trong một thông cáo đưa ra tại Bruxelles hôm qua, 18/09/2020, phát ngôn viên về các vấn đề ngoại giao và chính sách an ninh của Liên Hiệp Châu Âu Nabila Massrali phản đối việc tòa tuyên bố tử hình hai người trong phiên xử vụ Đồng Tâm.

    Hôm 14/09 vừa qua, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên án tử hình hai bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức, vì hai người này bị cáo buộc đã gây ra cái chết của 3 công an trong cuộc tấn công của hàng ngàn công an vào xã Đồng Tâm rạng sáng ngày 09/01/2020. Lê Đình Công và Lê Đình Chức là hai con trai của ông Lê Đình Kình, người đứng đầu nhóm khiếu kiện đất đai, bị bắn chết trong cuộc tấn công.

    Tổng cộng 29 dân làng đã bị đưa ra xét xử. Ngoài 2 người bị tuyên án tử hình, 4 bị cáo khác cũng đã bị tuyên án nặng nề về tội « Giết người », trong đó có Lê Đình Doanh (cháu nội cụ Lê Đình Kình) lãnh án tù chung thân.  23 bị cáo còn lại bị tuyên án từ 15 tháng tù treo đến 6 năm tù giam đều về tội « Chống người thi hành công vụ ».

    Trong thông cáo, được dịch sang tiếng Việt và đăng lại trên trang mạng của Phái đoàn Liên Hiệp Châu Âu tại Việt Nam, phát ngôn viên Nabila Massrali cho biết Liên Hiệp Châu Âu « phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình dưới mọi hình thức và trong mọi hoàn cảnh, đồng thời luôn kiên định kêu gọi xóa bỏ hình phạt này trên toàn cầu. Hình phạt tử hình là tàn nhẫn và vô nhân đạo, và việc bãi bỏ hình phạt này là cần thiết để bảo vệ quyền được sống của mỗi người. »

    Phát ngôn viên về các vấn đề ngoại giao và chính sách an ninh của Liên Hiệp Châu Âu khẳng định : « Ngày càng có sự đồng thuận cao trên thế giới phản đối việc sử dụng hình phạt tử hình. Liên Hiệp Châu Âu  hối thúc Việt Nam thông qua việc tạm hoãn áp dụng án tử hình, coi đây là một bước đầu tiên hướng tới việc bãi bỏ. »

    Bản thông cáo của phát ngôn viên Liên Hiệp Châu Âu còn lưu ý rằng các báo cáo về những điều kiện và thủ tục tố tụng của phiên tòa « làm dấy lên quan ngại sâu sắc về tính minh bạch và công bằng của phiên tòa này ». Bản thông cáo nhắc lại là Liên Hiệp Châu Âu và các nước thành viên ủng hộ mạnh mẽ sự tôn trọng pháp quyền và quyền được xét xử công bằng, như quy định tại Điều 14 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết. » 

    Cuộc chiến Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ khốc liệt sau khi Thẩm phán Ginsburg qua đời

     VOA

    19/09/2020


    Người dân tụ tập tưởng niệm cố Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg trước tòa nhà Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ở Washington, ngày 18 tháng 9, 2020
    Người dân tụ tập tưởng niệm cố Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg trước tòa nhà Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ở Washington, ngày 18 tháng 9, 2020.

    Một cuộc chiến chính trị khốc liệt đang thành hình vào ngày thứ Bảy liên quan đến việc lựa chọn người kế nhiệm Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ Ruth Bader Ginsburg, với những chính trị gia hàng đầu của Đảng Dân chủ phản đối bất cứ bước đi nào của Tổng thống Donald Trump nhằm đề cử người thay thế bà trước ngày bầu cử tổng thống 3 tháng 11, theo Reuters.

    Bà Ginsburg, thẩm phán lão thành có chủ trương tự do, qua đời vào tối ngày thứ Sáu ở tuổi 87 do biến chứng của bệnh ung thư tuyến tụy di căn sau 27 năm tại nhiệm. Cái chết của bà mang lại cho ông Trump, người đang vận động để tái đắc cử vào ngày 3 tháng 11, một cơ hội để mở rộng đa số bảo thủ của tòa án lên tỉ lệ 6-3 giữa bối cảnh có sự chia rẽ chính trị gay gắt ở Mỹ.

    Ngay cả khi đám đông lớn những người tiếc thương tụ tập bên ngoài tòa nhà Tòa án Tối cao suốt đêm để tỏ lòng tôn kính với vị thẩm phán tiên phong về nữ quyền, chiến tuyến đang thành hình. Những người được đề cử vào Tòa án Tối cao phải được Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận, và các thượng nghị sĩ đồng đảng Cộng hòa của ông Trump kiểm soát viện này, giữ 53 ghế trong tổng số 100 ghế. Phe Dân chủ thiếu người để chặn bất kì ứng cử viên nào của ông Trump trừ phi một số thượng nghị sĩ Cộng hòa tham gia cùng họ.

    Với sự trợ giúp của Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell, người đã đặt việc chuẩn thuận các đề cử tư pháp liên bang của ông Trump lên làm ưu tiên hàng đầu, tổng thống có thể sẽ công bố người được đề cử và nhanh chóng xúc tiến qua quy trình chuẩn thuận này, thường mất ít nhất hai tháng.

    Ngay cả trước khi bà Ginsburg qua đời, ông Trump đã công khai danh sách các ứng viên tiềm năng.

    Đối thủ Đảng Dân chủ của ông Trump trong cuộc đua tổng thống, Joe Biden, tối ngày thứ Sáu cho biết người chiến thắng trong cuộc bầu cử phải là người được quyền lựa chọn và ông Trump không nên đề cử ứng viên. Chuck Schumer, thượng nghị sĩ hàng đầu của phe Dân chủ trong Thượng viện, tán đồng.

    Ông McConnell tuyên bố Thượng viện sẽ tổ chức biểu quyết cho bất kỳ ứng viên nào của ông Trump. Nếu chiến thắng, ông Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức thay thế ông Trump vào ngày 20 tháng 1. Những phát biểu ban đầu của ông Trump tập trung vào lời ca ngợi bà Ginsburg, người mà trước đây ông đã chỉ trích, mà không nêu rõ các bước tiếp theo sẽ là gì.

    Đối với những người chủ trương tự do coi bà như một nữ anh hùng, sự đau buồn của họ về sự ra đi của bà nhuốm nỗi sợ hãi về những gì xảy ra tiếp theo, Reuters cho biết.

    Các nhà hoạt động chủ trương bảo thủ trong nhiều năm qua đã tìm cách tập hợp đủ số biểu quyết ủng hộ trong Tòa án Tối cao để lật ngược phán quyết Roe v. Wade năm 1973 về việc hợp pháp hóa phá thai trên toàn quốc. Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ông Trump đã hứa sẽ bổ nhiệm các thẩm phán mà sẽ lật ngược phán quyết mang tính bước ngoặt đó. Nhưng tòa án vào tháng 7, ngay cả với đa số bảo thủ, đã bác luật phá thai nghiêm ngặt của bang Louisiana với tỉ lệ 5-4.

    Reuters cho biết nhiều người quan sát tòa án cho rằng ông Trump sẽ thay thế bà Ginsburg bằng một người phụ nữ. Một ứng viên tiềm năng trong danh sách của ông Trump là Amy Coney Barrett, một thẩm phán có chủ trương bảo thủ tại Tòa án Phúc thẩm Hoa Kỳ khu vực tư pháp 7 đặt tại Chicago.


    Trong trường hợp Cộng sản Trung Quốc tấn công Việt Nam, lập trường của chúng ta là gì?

    Đào Tăng Dực

    I. Dẫn nhập

    Trong suốt 90 năm kể từ khi thành lập Đảng CSVN năm 1930, thì tương quan giữa tập thể này và Đảng CSTQ là một tương quan có tính chủ tớ, trong đó Đảng CSTQ là chủ và Đảng CSVN là tớ. Chỉ trừ một giai đoạn trên một thập niên từ năm 1979 (khi CSVN tấn công tiêu diệt đàn em CSTQ là Khmer Đỏ và CSTQ tấn công Việt Nam để dạy một bài học) cho đến năm 1990 (khi CSVN chấp nhận ký Hiệp ước Thành Đô) tái thiết lập sự lệ thuộc vào TQ truyền thống từ hồi Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông.

    Tuy nhiên Đại dịch Vũ Hán bắt đầu từ cuối năm 2019 có tiềm năng thay đổi cục diện thế giới kể cả tương quan Hán – Việt này.

    Các quốc gia dân chủ và các quốc gia độc tài, vì những điều kiện khách quan, có những phản ứng tuy khác nhau nhưng rất dễ hiểu trong khi đối phó với đại dịch.

    Các quốc gia dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính, tuy bề mặt có nhiều quan điểm và tranh cãi khác biệt, nhưng ổn định vì có một khung sườn pháp trị vững chắc và các định chế dân chủ hùng mạnh.

    Các chính đảng thay nhau nắm quyền trong những cuộc bầu cử công khai và luật định. Chính vì thế nổ lực của các chính quyền là:

    a. Diệt dịch;

    b. Giảm thiểu thiệt hại kinh tế;

    c. Ổn định an sinh cho người dân, và

    d. Kế hoạch phục hồi kinh tế.

    Trong khi đó, các chế độ độc tài thì bề ngoài phẳng lặng nhưng bao hàm sự bất ổn tiềm tàn. Chính vì thế họ chú trọng vào:

    a. Triển khai chiến lược tạo ra những thế lực thù địch, từ nhỏ đến lớn;

    b. Huy động bộ máy quốc phòng cũng như công an, một mặt kiểm soát nhân dân, viện cớ tiêu diệt mọi mầm móng đối lập. Chính vì thế, chúng ta thấy việc tăng cường đàn áp đối lập trong nước tại Việt Nam, và tại TQ;

    c. Gây hấn nặng nề với các quốc gia lân bang, thậm chí đưa đến chiến tranh;

    d. Mục đích duy nhất là bảo vệ độc quyền cai trị.

    II. Hiểm họa chiến tranh với Việt Nam

    Đảng CSTQ đã có những gây hấn như sau với các quốc gia lân bang.

    Trước hết, tháng 6 vừa qua, CSTQ, tại vùng Ladakh thuộc Hy Mã Lạp Sơn, gây hấn với Ấn Độ là một cường quốc nguyên tử khác.

    CSTQ cũng gây hấn và dằn mặt Bhutan một vương quốc nhỏ hiền hòa, nằm giữa Ấn Độ và TQ.

    CSTQ cũng tăng cường gây hấn với Nhật Bản tại quần đảo Điếu Ngư.

    CSTQ cũng gia tăng đe dọa Đài Loan.

    CSTQ cũng khiêu khích Đảng CSVN bằng cách xua đuổi và đánh giết các ngư phủ và tàu đánh cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, vùng thềm lục địa Việt Nam, tập trận hoành tráng tại Biển Đông.

    TQ cũng cố tình gây hấn ở Biển Đông với 2 quốc gia khác là Mã Lai và Phi Luật Tân.

    Sau cùng CSTQ, thông qua luật An Ninh Quốc Gia, đơn phương xóa bỏ hiệp định với Anh Quốc làm nền tảng của khái niệm “một quốc gia hai chế độ”, mà chính họ đã long trọng cam đoan từ năm 1997.

    Các chiêu thức như trên thường được các nhà độc tài sử dụng từ thời của Hitler, thuộc Đức Quốc Xã như thanh toán Ba Lan, hoặc Putin khi thanh toán Crimea, Mao trạch Đông khi thanh toán Tây Tạng. Mục đích là khơi dậy tính quốc gia cực đoan hầu củng cố quyền lực trong một thời điểm chế độ cảm thấy bất an nhất.

    Xác xuất rất cao là Đảng CSVN đã nhận được những nguồn tin tình báo về sự bất an cao độ của nội bộ Đảng CSTQ.

    Sau Đại dịch Vũ Hán, tập thể độc tài này gặp những chống đối ngầm từ bên trong nội bộ, phản đối sự lãnh đạo của Tập Cận Bình và sự chống đối minh thị từ các quốc gia khác trên thế giới, nhất là các cường quốc Tây phương.

    Hầu như toàn thế giới, sau cơn sốc Vũ Hán, đã nhìn thấy bản chất thực sự của hiểm họa kinh hoàng là chính Đảng CSTQ.

    Xác xuất cũng rất cao là CSVN đã có những tin tình báo là tấn công Việt Nam bằng quân sự là một điều rất có thể xảy ra nếu phe nhóm của Tập Cận Bình cảm thấy sự sinh tồn của họ bị đe dọa và một cuộc chiến với CSVN sẽ giúp họ thanh trừng những thế lực thù địch trong nội bộ đảng.

    Chính vì thế, trong thời gian gần đây, lãnh đạo và hạ tầng Bộ Công an của CSVN đã được huấn luyện và thuyết trình về chủ trương bá quyền của TQ và nhất là vào thượng tuần tháng 8 vừa qua, CSVN cho chiếu trên Đài truyền hình VTV1 bộ phim “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – Biên niên sử truyền hình: Năm 1979”. Phim do Báo Nhân dân sản xuất hoàn thành năm 2020. Bô phim được Ban Tuyên Giáo Trung Ương chỉ đạo. Bộ phim này nêu thẳng tên CSTQ xâm lược và lên án họ vô cùng gay gắt nặng nề.

    III. Nếu có khả năng CSTQ tấn công Việt Nam bằng quân sự thì sự kiện này sẽ diễn ra dưới hình thức nào?

    Một trong những yếu điểm chết người của Đảng CSVN là vì quá khiếp sợ và lệ thuộc CSTQ hầu bảo vệ quyền thống trị tại VN nên họ hoàn toàn không có đồng minh thực sự. Nếu CSTQ tấn công CSVN bằng quân sự thì không có cường quốc nào chấp nhận can thiệp hoặc viện trợ quân sự cho họ cả.

    Trong khi Nhật Bản, Đào Loan, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Nam Dương thì có Hoa Kỳ và các cường quốc khác.

    Chúng ta có thể mường tượng các tình huống sau đây theo cấp độ xác xuất từ cao đến thấp:

    1. Tình huống thứ nhất: Chiếm Trường Sa và vùng lãnh hải Biển Đông liên hệ

    CSTQ tấn công chớp nhoáng phần còn lại của quần đảo Trường Sa do Việt Nam kiểm soát, chính thức sát nhập vào TQ và từ đó tăng cường kiểm soát hải lưu tại Biển Đông.

    Đây là một tình huống ít mạo hiểm nhất và hoàn toàn khả thi. CSTQ sẽ không gặp phản kháng đáng kể nào từ một Việt Nam bị cô lập trên trường quốc tế và với hải quân bạc nhược so với TQ.

    CSTQ cũng đã có kinh nghiệm thuận lợi khi xâm chiếm Gạc Ma và CSVN đầu hàng vô điều kiện dưới sự chỉ đạo của Lê Đức Anh và Bộ Chính trị vào thời điểm đó.

    Nên nhớ sách lược tại Biển Đông của Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương là bảo vệ quyền lưu thông hàng hải, không phải giải quyết các tranh chấp chủ quyền hải đảo.

    Riêng về phía Hoa Kỳ từ tháng 7, 2020 đã tích cực hơn trong sự ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration) trong phiên xử tranh chấp giữa Phillipines và Trung Quốc ngày 12 tháng 7, 2016 nhưng vẫn đứng ngoài các tranh chấp chủ quyền.

    2. Tình huống hai: Đánh chiếm một số cứ điểm chiến lược miền Trung

    CSTQ tấn công chớp nhoáng vào một số tỉnh/đô thị miền Trung như Đà Nẵng, Khánh Hòa hoặc các đặc khu công nghệ hoặc kinh tế vùng cao nguyên có đầu tư TQ, hầu chia cắt Việt Nam thành nhiều vùng và từ đó tăng cường kiểm soát hải lưu tại Biển Đông, với nguyên cớ bảo vệ kiều bào và quyền lợi kinh tế TQ.

    Đảng CSVN đã quá lệ thuộc vào TQ. Hàng ngũ lãnh đạo đã bị CSTQ hối lộ và lũng đoạn nên mới cho thành lập hằng trăm khu công nghiệp và hằng chục đặc khu kinh tế bị ảnh hưởng đầu tư của TQ. Đây là sách lược cõng rắn cắn gà nhà bị TQ giật dây.

    TQ đã chuẩn bị sách lược này từ nhiều thập niên và tấn công một quốc gia cùng biên giới, yếu hơn, hầu bảo vệ quyền lợi kinh tế và kiều bào của mình là một sách lược kinh điển mà mọi cường quốc bá quyền đều đã sử dụng qua.

    Đây là một tình huống hoàn toàn có thể xảy ra tại Việt Nam.

    3. Tình huống ba: đánh chiếm và sát nhập các tỉnh biên giới:

    CSTQ tấn công chớp nhoáng những tỉnh tại Biên Giới và chiếm giữ các tỉnh đó, sát nhập vào lãnh thổ TQ như đã sát nhập một nửa thác Bản Giốc và Ải Nam Quan với sự đồng thuận của CSVN trước đây.

    Đây là một tình huống không thành công năm 1979 nhưng có thể sẽ thành công bây giờ.

    Lý do là vì tương quan sức mạnh quân sự giữa 2 quốc gia bây giờ nghiên hẳn về phía TQ. Tuy TQ cũng có biên giới chung với Ấn Độ nhưng Ấn Độ là một quốc gia lớn hơn, có quân lực mạnh và nhất là có vũ khí nguyên tử. Chiếm đất của Ấn Độ cũng có nghĩa là cả 2 cùng bị hủy diệt.

    Tuy nhiên chiếm và giữ đất của Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được và ngày nay, Việt Nam sẽ không có khả năng quân sự tái chiếm các tỉnh bị chiếm. Một lần nữa, bất lợi của CSVN là không có đồng minh quân sự và hoàn toàn không có khả năng tái chiếm những vùng đất đã mất.

    4. Tình huống bốn: Chiếm Hà Nội, quản thúc Bộ Chính trị, hiệu lệnh chính quyền

    CSTQ tấn công chớp nhoáng, chiếm Hà Nội, tuy không thay đổi nhân sự Bộ Chính trị CSVN (vì hầu như toàn bộ đã là tay sai rồi), nhưng thành lập một chính quyền mới gồm toàn những thành phần đàn em do Bắc Kinh trực tiếp bổ nhiệm. Sau đó ký kết những hiệp ước chính thức nhường Hoàng Sa, toàn bộ Trường Sa và những vùng lãnh hải rộng lớn tại Biển Đông cho TQ.

    Từ biến cố TQ xâm chiếm VN năm 1979, tương quan sức mạnh quân sự giữa 2 quốc gia thay đổi rất nhiều và hoàn toàn có lợi cho TQ. Lý do là vì tuy cả 2 đảng đều theo chủ nghĩa Mác Lê nhưng Đảng CSTQ sáng suốt và nhiều viễn kiến hơn, đã canh tân và cải tổ kinh tế TQ nhanh hơn và sớm hơn Đảng CSVN với tính bảo thủ và ngu dốt thể hiện qua nhiều đời tổng bí thư giáo điều.

    Từ căn bản kinh tế tương đồng cách đây vài thập niên, ngày hôm nay, sản lượng quốc gia đổ đầu người của TQ cao hơn Việt Nam gấp bội (VN 2740$ so với TQ 10,099$ tính theo năm 2019).

    Cũng từ căn bản kính tế vượt trội này, CSTQ đã hiện đại hóa quân sự, nhất là không quân và hải quân và hầu như có thể cạnh tranh với Hoa Kỳ và các nước Tây phương.

    Chính vì thế tấn công chớp nhoáng chiếm giữ Hà Nội, cầm giữ Bộ Chính trị và hiệu lệnh chính quyền CSVN là một tình huống hoàn toàn có khả năng xảy ra.

    5. Tình huống thứ năm: những tình huống khác

    Bất cứ một tình huống nào khác hoặc một tổng hợp nhiều tình huống xâm phạm lãnh thổ Việt Nam tương tự bằng quân sự.

    IV. Thái độ của người Việt quốc gia là gì khi CSTQ xâm chiếm đất nước?

    Câu trả lời rất khó khăn và không thể đo lường trước.

    Tình huống nào xảy ra thì sẽ có một đáp ứng riêng biệt, sau khi nghiên cứu các điều kiện chủ quan và khách quan. Tuy nhiên một số nguyên tắc có thể thảo luận như sau:

    1. Tình huống thứ nhất: Chiếm Trường Sa và vùng lãnh hải Biển Đông liên hệ.

    Trong trường hợp này, vì lục địa Việt Nam chưa bị xâm lăng, guồng máy cai trị của CSVN vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên uy tín của CSVN sẽ suy sụp đến độ nguy hiểm và đối lập bên trong đảng lẫn trong nhân dân ngày càng tăng và từ từ có thể công khai.

    Trong tình huống này, một mặt chúng ta phải xúc tiến kế hoạch liên minh cà thành phần quốc gia, mặt khác duy trì lập trường “diệt nội thù CSVN trước và chống ngoại xâm CSTQ sau”.

    Tuy nhiên bối cảnh chính trị sẽ thuận lợi cho chúng ta hơn.

    2. Tình huống hai: Đánh chiếm một số cứ điểm chiến lược miền Trung

    Trong trường hợp này, hầu như các tỉnh miền Trung và miền Nam sẽ hoàn toàn bị cắt đứt liên lạc với Hà Nội. Trong nội bộ đảng sẽ có sự chia rẽ công khai và trầm trọng. Đảng CSVN tại Hà Nội sẽ phải kêu gọi sự đoàn kết của toàn dân hầu chống lại CSTQ.

    Cũng tương tự như 2 tình huống trước, quần chúng yêu nước sẽ bộc phát. Lực lượng công an sẽ tan rã vì bị quần chúng trả thù. Trật sự xã hội và trị an sẽ sụp đổ. Quân đội, nhất là các đơn vị xa trung ương sẽ bất tuân hoặc đảo chánh từng phần hoặc toàn phần.

    Trong trường hợp này, chủ trương rõ rệt của chúng ta sẽ là “Bao lâu mà Đảng CSVN còn là một định chế độc tài đảng trị, tôn sùng chủ nghĩa Mác Lê thì ngày đó, trách nhiệm của con dân Việt, bất kể tôn giáo, quan điểm chính trị, thành phần xã hội và sắc tộc, vẫn là phải dứt khoát “diệt nội thù CSVN trước và chống ngoại xâm CSTQ sau.”

    Chúng ta cũng sẽ cân nhắc hoàn cảnh, hợp tác và liên minh với các phe nhóm đối lập hầu lật đổ Đảng CSVN.

    3. Tình huống thứ ba: Đánh chiếm và sát nhập các tỉnh biên giới

    Đây là một cuộc xâm lăng bán phần mà mục đích là chiếm vĩnh viễn một phần đất của chúng ta, một mặt dành đất nhưng mặt khác gây căng thẳng tại biên giới, hầu Đảng CSTQ có thể thanh trừng và bịt miệng đối lập tại nội địa TQ.

    Trong trường hợp này, Đảng CSVN sẽ hoàn toàn mất hẳn uy tín và nhiều thành phần trong và ngoài đảng sẽ nổi dậy, lật đổ độc tài.

    Tuy chậm hơn tình huống thứ nhất nhưng với thời gian, quần chúng yêu nước cũng sẽ bộc phát. Lực lượng công an sẽ tan rã vì bị quần chúng trả thù. Trật sự xã hội và trị an sẽ sụp đổ. Quân đội, nhất là các đơn vị xa trung ương sẽ bất tuân hoặc đảo chánh từng phần hoặc toàn phần.

    Chúng ta cũng sẽ cân nhắc hoàn cảnh, hợp tác và liên minh với các phe nhóm đối lập hầu lật đổ Đảng CSVN.

    4. Tình huống thứ tư: Chiếm Hà Nội, quản thúc Bộ Chính trị, hiệu lệnh chính quyền.

    Lúc đó, trừ Hà Nội ra, toàn quốc như rắn mất đầu. Chính quyền CSVN chỉ là con rối của Đảng CSTQ và hoàn toàn mất uy tín.

    Quần chúng yêu nước sẽ bộc phát. Lực lượng công an sẽ tan rã vì bị quần chúng trả thù. Trật sự xã hội và trị an sẽ sụp đổ. Quân đội, nhất là các đơn vị xa trung ương sẽ bất tuân hoặc đảo chánh từng phần hoặc toàn phần.

    Chúng ta cùng các lực lượng quốc gia trong và ngoài nước sẽ vận động thành lập một chính phủ lâm thời hầu lật đổ chính quyền Hán Nô tại Hà Nội và phát động chiến dịch đại đoàn kết dân tộc đánh đuổi ngoại xâm.

    5. Tình huống thứ năm: Tức các tình huống khác

    Chúng ta sẽ tùy cơ ứng biến nhưng chủ trương chiến lược vẫn là “Diệt nội thù CSVN trước và chống ngoại xâm CSTQ sau”.

    V. Kết luận

    Trong bối cảnh quốc tế hiện tại, Đảng CSTQ chỉ xâm chiếm Việt Nam khi sự sinh tồn của chính họ hoặc sự sinh tồn của phe nhóm Tập Cận Bình bị đe dọa.

    Họ không thể xâm chiếm Ấn Độ vì Ấn Độ có võ khí nguyên tử, có sức mạnh quân sự đáng kể và nhất là có những đồng minh mạnh như Hoa Kỳ, các nước Tây phương, Nhật Bản…

    Họ không thể xâm lấn Mông Cổ vì Mông Cổ là vùng xôi đậu do Liên Xô, bây giờ là Nga Sô, dựng lên hầu ngăn chậm tham vọng chiếm vùng Tây Bá Lợi Á của Nga Sô nhưng từ xưa Trung Quốc đã coi là đất của họ. Nếu động tới Mông Cổ là Nga Sô sẽ động binh bảo vệ.

    Họ không thể đánh Miến Điện vì Miến Điện có nhiều đồng minh trên thế giới hiện nay nhờ tiến trình dân chủ hóa thân Tây phương.

    Họ không thể xâm chiếm Bhutan vì quốc gia này kém phát triển, đất đai hạn hẹp và không có giá trị chiến lược. Thêm vào đó tương quan giữa Bhutan và Ấn Độ rất khắn khít và tấn công Bhutan có thể khơi mào cho cuộc chiến giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

    Họ cũng không thế đánh các quốc gia như Nam Hàn, Nhật Bản hoặc Đài Loan vì có Hoa Kỳ chống lưng. Hơn nữa lợi nhuận của các cuộc chiến tranh này thì ít mà nguy hiểm thì nhiều.

    Họ không thể tấn công Bắc Hàn, không phải vì Bắc Hàn cùng một ý thức hệ, nhưng vì Bắc Hàn có vũ khí nguyên tử.

    Trong khi đó, chiến tranh với Việt Nam thì lợi nhiều mà hiểm nguy tương đối ít.

    Hiểm nguy ít là vì CSVN quân lực yếu, không có võ khí nguyên tử như Bắc Hàn, không có cường quốc đồng minh và CSTQ hầu như không có nguy cơ xung đột quân sự với Hoa Kỳ.

    Những hậu quả về kinh tế có thể xảy ra nhưng CSTQ nghĩ rằng có thể quản lý được và giải quyết trong một thời gian vừa phải vì quốc gia nào cũng vì quyền lợi của dân tộc mình. Không một quốc gia nào vì dân tộc Việt Nam cả.

    Lợi nhiều là vì nếu xâm lăng Việt Nam thì có thể nới rộng cương thổ, lãnh hải (nhất là Biển Đông) và sử dụng chiến tranh như một công cụ và nguyên cớ tốt để thanh trừng nội bộ đảng và các phe chống đối trong xã hội TQ.

    Một yếu tố vô cùng quan trọng cần ghi nhận là trong bất cứ hoàn cảnh nào nhu cầu liên minh các lực lượng đối lập cũng vô cùng quan trọng.

    Đ.T.D.

    Nguồn: FB Đào Tăng Dực

    This entry was posted in Âm mưu Tàu Cộng. Bookmark the permalink.

     

    Bản tin ngày 19-9-2020

     BTV Tiếng Dân

    Tin Biển Đông

    Lực lượng biên phòng vừa xử lý tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trên vùng biển Quảng Ninh, theo báo Thời Đại. Biên phòng tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 2 tàu cá của TQ vào vùng biển thuộc xã đảo Vĩnh Thực, TP Móng Cái để khai thác thủy sản trái phép. Khi bị truy đuổi thì một tàu đã thoát, tàu còn lại đã được thả về TQ sau một hồi đối thoại và hứa hẹn.

    VnExpress đặt câu hỏi: Vì sao Anh, Pháp, Đức gửi công hàm phản đối Trung Quốc ở Biển Đông? Bình luận viên Richard Javad Heydarian của báo Asia Times cho rằng, Anh và Pháp sẽ được hưởng lợi “khi áp dụng lập trường cứng rắn hơn đối với những động thái đơn phương và sự hung hăng của Trung Quốc trong khu vực hàng hải chiến lược”. Và nước Đức cũng quan tâm hơn đến quyền lợi ở châu Á. 

    Nghị sĩ Anh Andrew Bowie cảnh báo: “Quy mô hạm đội Trung Quốc và tốc độ phát triển của họ nên được coi là lời cảnh báo rõ ràng về tham vọng trở thành siêu cường hàng hải của Bắc Kinh. Hồi tháng 7, cả Mỹ và Australia đều một lần nữa phản bác yêu sách về lãnh thổ và hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông”.

    Báo Tuổi Trẻ dẫn tin từ Nikkei: Mỹ đang nhắm vào các tàu ngầm của Trung Quốc ở Biển Đông. Báo Nhật Bản Nikkei Asian Review phân tích, “khi hai tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan xuất hiện, đó là lần đầu tiên quân đội Mỹ tổ chức hai tàu này một lúc cho cuộc tập trận ở Biển Đông sau 8 năm”, mục tiêu của 2 tàu này là lực lượng tàu ngầm TQ, lực lượng mà Bắc Kinh rất ít khi tuyên truyền.

    Phát biểu tại hội thảo trực tuyến về tranh chấp Biển Đông do Viện nghiên cứu Đông Á thuộc ĐH Quốc gia Singapore và Viện nghiên cứu ISEAS – Yusof Ishak tổ chức hôm qua, chuyên gia kêu gọi Trung Quốc bỏ đường lưỡi bò ở Biển Đông, theo báo Thanh Niên. Chuyên gia Li Nan bình luận: “Đây là lúc Trung Quốc nên từ bỏ đường chín đoạn (đường lưỡi bò). Nó không có tác dụng cho lợi ích của Trung Quốc”.

    Bắc Kinh thì tiếp tục đổ tội cho Washington. Báo Người Lao Động dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Trinh sát cơ Mỹ “giả dạng” đe dọa nghiêm trọng ở biển Đông. Người phát ngôn Uông Văn Bân nói: “Không quân Mỹ thường thực hiện thủ thuật giả dạng mã bộ phát đáp của máy bay dân sự từ các quốc gia khác”.

    Còn chuyên gia quân sự Tống Trung Bình tại Hồng Kông cho rằng, máy bay trinh sát Mỹ sử dụng danh tính giả “có thể tiếp cận các mục tiêu quân sự và dân sự nằm trong không phận Trung Quốc, và tiếp cận gần nhất có thể với đường bờ biển của Trung Quốc mà không thu hút sự chú ý của quân đội Bắc Kinh”.

    Mời đọc thêm: Đối đầu tàu ngầm – tâm điểm chiến lược của Mỹ, Trung ở Biển Đông (Zing). – Mỹ coi Trung Quốc là thách thức chính sách đối ngoại đầu tiên (VOV). – Chuyên gia về Trung Quốc nói Bắc Kinh nên bỏ ‘đường 9 đoạn’ (VNN). – Tham vọng ra Ấn Độ Dương của Trung Quốc bị thách thức (NLĐ). – Châu Âu cạn kiên nhẫn với Trung Quốc? (TT). 

    Bác Cả họp, “Đồng chí X” xuất hiện

    Thông Tấn Xã VN đưa tin: Tập thể Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. Sáng nay, Tổng – Chủ Trọng xuất hiện, chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác chuẩn bị Đại hội XVII Đảng bộ thành phố, nhiệm kỳ 2020-2025.

    Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

    Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã phát biểu trong cuộc họp, ngồi cạnh Huệ chính là người vừa nhậm chức Phó Bí thư Thành ủy thủ đô, Chu Ngọc Anh.

    Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc, ngồi bên tay trái ông Huệ là Chu Ngọc Anh, tân PBT Thành ủy. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

    Không biết vô tình hay hữu ý, đúng lúc thủ đô đang trải qua cơn sóng ngầm, thì tối, “đồng chí X” là người đã hứa “về vườn” để “làm người tử tế”, trả lời phỏng vấn VTV. VietNamNet đưa tin: Ban Kinh tế Trung ương có đóng góp quan trọng trong những chính sách lớn của Đảng. Có lẽ các báo “lề đảng” hiểu được tính chất nhạy cảm của thông tin này nên không có nhiều báo đưa tin, dù là phỏng vấn do Đài truyền hình “quốc gia” thực hiện.

    “Đồng chí X” bình luận: “Là cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng về kinh tế-xã hội, Ban Kinh tế Trung ương đã đóng góp quan trọng trong việc hoạch định và thực thi đúng đắn, sáng tạo các chủ trương, chính sách lớn của Đảng ta về phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững của đất nước”.

    Người đang toét miệng cười với “đồng chí X” trong ảnh cũng chính là người vừa được bố trí vào một trong các chiếc ghế quyền lực nhất thủ đô CSVN. Ảnh: Internet

    Mời đọc thêm: Bộ Chính trị làm việc về chuẩn bị đại hội các đảng bộ trực thuộc TW (TTXVN). – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: ‘Làm được thì thưởng, không làm được thì phạt..’ (TP). – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Hà Nội là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người (CL). – Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói về những đóng góp của Ban Kinh tế Trung ương (VNF).

    Sai phạm đất công ở thành Hồ

    Báo Thanh Niên đưa tin về buổi sáng ngày thứ 4 của phiên tòa xét xử ông Nguyễn Thành Tài và đồng phạm: Bị cáo Thúy nói ‘KSV gài khi nói chúng tôi chuyển tiền cho nhau’. Bà Thúy nói: “Hôm qua ông Nguyễn Đức Bằng (đại diện VKS – PV) lại gài khi nói chúng tôi đã chuyển tiền cho nhau. Tôi xin nói một lần nữa, ông Tài là khá thân với gia đình tôi, từ lâu, trong đó có tôi. Vì vậy, tôi xin công khai việc kiểm sát viên nói chúng tôi chuyển tiền cho nhau, đó là cái gì”.

    Báo Tuổi Trẻ dẫn lại câu hỏi của bị cáo Lê Thị Thanh Thúy: ‘Một phụ nữ như tôi làm sao tác động được cả hệ thống?’ Bà Thúy bắt bẻ cáo trạng buộc tội bà: “Một người phụ nữ như tôi làm sao tác động được một ông phó chủ tịch thường trực. Mà nếu như cáo trạng thì tôi phải tác động cả một hệ thống”. Kể cả khi ông Tài thật sự sa vào “lưới tình” của bà Thúy, thì đến 10 ông Tài cũng không làm được gì nếu không có cái gật đầu của Lê Hoàng Quân giai đoạn 2010 – 2011.

    Còn ông Tài thanh minh: “TP.HCM bị phê bình do nhận thức lãnh đạo, trước đây xem kinh tế nhà nước là quyết định nhưng khi hội nhập thì phải thay đổi. Vì sao tôi phải ký nhiều, ký nhanh? Vì việc này phân công cho tôi nửa chừng nên tôi phải giải quyết nhiều, còn ký nhanh là vì đang chủ trương cải cách hành chính”.

    Diễn biến đáng lưu ý trước khi phiên tòa kết thúc, đại diện VKS đã thừa nhận lời khai trước đó của ông Tài: ‘Ông Lê Hoàng Quân có trách nhiệm trong vụ án Nguyễn Thành Tài’, theo Zing. Đại diện VKS đặt vấn đề: “Ông Lê Hoàng Quân là Trưởng ban, trong trường hợp này ông Quân có phần trách nhiệm nhưng trách nhiệm là gì?”.  Sau một hồi lập luận, VKS cho biết “đã yêu cầu cơ quan điều tra kiến nghị xử lý kỷ luật với ông Lê Hoàng Quân và những người liên quan tại Ban Chỉ đạo 09”.

    Thường mấy vụ thuộc cấp khai ra cấp trên như thế này, rất dễ bị bỏ qua, do các bên đã dàn xếp với nhau, như hồi ông Nguyễn Bắc Son bị xử tội tham ô đã khai rằng, ông làm theo “chỉ đạo” của Thủ tướng VN giai đoạn 2006 – 2016. Dĩ nhiên, cả HĐXX và VKS trong phiên xử ông Son đều làm lơ, như ông chưa nói gì. Cho nên, sự kiện VKS chấp nhận lời khai của ông Tài tố cáo cấp trên là diễn biến cần lưu ý.

    Zing có đồ họa: Ông Nguyễn Thành Tài làm thất thoát hơn 1.900 tỷ ra sao? 

    Đầu giờ chiều nay, phiên tòa kết thúc phần tranh tụng, các bị cáo được nói lời sau cùng trước khi nghị án. VnExpress đưa tin: Ông Nguyễn Thành Tài khóc khi nói lời sau cùng. Vẫn màn kịch khóc lóc và hứa hẹn quen thuộc mà các “đồng chí” của ông Tài đã diễn trước đó trong các phiên tòa tương tự: “Tôi muốn nói với đồng bào rằng, Nguyễn Thành Tài, đứa con của Sài Gòn – Gia Định, của TP HCM, không bao giờ phản bội lại lý tưởng của mình, không bao giờ đi ngược lại lợi ích của nhân dân”. Tòa sẽ tuyên án sáng mai 20/9.

    Người thân khóc, ôm ông Nguyễn Thành Tài trước khi các bị cáo được đưa về trại giam, trưa 19/9. Ảnh: Hữu Khoa/VNE

    Mời đọc thêm: Chủ tịch Công ty Hoa Tháng Năm lí giải việc chuyển tiền cho Nguyễn Thành Tài (DS). – Bà Thanh Thuý lại nhận quý mến ông Nguyễn Thành Tài (VNN). – Xét xử “vụ ông Nguyễn Thành Tài”: Bị cáo Tài chỉ là người “kế thừa” chủ trương (KTĐT).  – Quan tham giả dại (DV).  – Dọn sạch ‘mảnh đất’ thể chế (TT). 

     – Nguyễn Thành Tài: “Thiếu sót, sai lầm nhưng không đi ngược lại lợi ích của nhân dân” (BBC). – Nói lời sau cùng, ông Nguyễn Thành Tài khóc nghẹn xin lỗi mẹ và nhân dân TP.HCM (TT). – [Video]: Bị cáo Nguyễn Thành Tài nghẹn ngào xin lỗi mẹ 97 tuổi và nhân dân TP HCM (NLĐ). – Xét xử “vụ ông Nguyễn Thành Tài”: Vì sao Viện KSND đề nghị thu hơn 647 tỷ đồng của doanh nghiệp? (KTĐT).

    Tin môi trường

    Báo Dân Trí đưa tin: Người dân bức xúc vì khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Sóc Trăng gây ô nhiễm. Tin cho biết, mấy ngày qua, người dân sống quanh khu công nghiệp An Nghiệp, ở phường 7, TP Sóc Trăng, bất bình vì nước thải từ KCN này chảy ra các tuyến kênh, gây ô nhiễm môi trường, bốc mùi hôi thối. Một người dân xã An Hiệp cho biết, ông đã phải chịu đựng mùi hôi suốt một tháng qua.

    Kênh bị ô nhiễm. Ảnh: DT

    Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng thanh minh, nước thải ra nhiều là do các nhà máy tăng sản xuất, “các nhà máy chế biến thủy sản tăng công suất là do có nhiều đơn hàng từ nước ngoài. Đây là tín hiệu vui của ngành xuất khẩu thủy sản nên Ban quản lý các KCN không thể yêu cầu các nhà máy điều tiết hoạt động sản xuất theo hướng giảm lại. Sản xuất gia tăng, bắt dân phải gánh chi phí?

    Trang Khoa Học và Phát Triển dẫn tin từ báo The Guardian: Bắc Bán cầu vừa trải qua mùa hè nóng nhất trong lịch sử. Tin cho biết, “nhiệt độ trong ba tháng [từ tháng 6 đến hết tháng 8] cao hơn 1,17°C so với mức trung bình của thế kỷ 20, vượt qua mức nhiệt cao nhất trước đó vào mùa hè của các năm 2016 và 2019”. Trước khi có tin này, mùa hè 2016 được nhắc tới như là mùa hè nóng nhất từng được ghi nhận.

    Trong mùa hè năm nay, nhiệt độ ở miền Bắc nước Nga và cả ở khu vực Tây Nam và Đông Bắc nước Mỹ đều cao hơn ít nhất 2°C so với mức trung bình hằng năm, góp phần lý giải các đám cháy gần như chưa có tiền lệ ở vòng Bắc Cực và bờ Tây nước Mỹ. Còn ở vùng Bắc Á, nhiệt độ cao hơn 3°C so với mức trung bình. Cũng trong khoảng thời gian này, Nam Bán cầu trải qua mùa đông ấm thứ 3 trong lịch sử đo đạc khí tượng.

    VnExpress đưa tin: Hố rộng gần 200 m xuất hiện ở Siberia. Tin cho biết, một cái hố rộng gần 200 m, sâu 20 m và chứa đầy bùn vừa được phát hiện tại bán đảo Gydan, Siberia, Nga. Trưởng làng Gydan, Shabalin cho rằng có thể nó hình thành sau một vụ nổ giải phóng khí methane: “Những vụ phun khí dạng này ngày càng phổ biến ở vùng lãnh nguyên Nga”

    Marina Leibman, chuyên gia tại Viện Băng quyển Trái Đất thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga nhận định, chiếc hố mới có thể hình thành do nhiệt độ ấm lên, băng mắc kẹt trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu, tan ra, khiến đất sụt xuống: “Đây có khả năng là thermocirque, loại hố sụt hình thành khi tầng đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy”. Dù là nguyên nhân nào đi nữa, sự xuất hiện của các hố sụt ở gần vòng Bắc Cực đều xác nhận lời cảnh báo của trang Hành Tinh Titanic từ một năm trước

    Mời đọc thêm: Ô nhiễm không khí ở Hà Nội: 20 năm nghiên cứu (CN&TN). – Lâm Đồng: BQL các KCN “tuýt còi” công ty xả thải của người Trung Quốc (LĐ). – Ô nhiễm do cháy rừng khiến nhiều người Mỹ dễ mắc COVID-19? (VTV). – Bắc Bán Cầu phá kỷ lục cho mùa hè nóng nhất từng được ghi nhận (The Guardian). – Thêm hố sụt khổng lồ xuất hiện ở khu vực lãnh nguyên Siberia gần Bắc Cực (News Week). – Phong trào “Thanh niên vì khí hậu” lại kêu gọi toàn thế giới đấu tranh (RFI). Mời đọc lại: Siberia trải qua tháng 5 nóng nhất lịch sử (VNE). 

    ***

    Thêm một số tin: Phát hiện hàng trăm người nhập cảnh trái phép trong bốn ngày (VNE). – Sốc: Phó hiệu trưởng nửa đêm cùng giáo viên hút ma túy tại trường (PLVN). – Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, Ruth Bader Ginsburg, qua đời ở tuổi 87  — Cuộc chiến Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ khốc liệt sau khi Thẩm phán Ginsburg qua đời (VOA). – Tâm nguyện của thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ trước khi qua đời (VNE).


    Powered by Blogger.