Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tiến trình Hán hóa của Trung Cộng: Xâm nhập và chiếm “Đất” Việt Nam

Tuesday, September 20, 2016 // , ,

Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Con đường xe lửa Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội: Con đường này đã được khánh thành vào giữa năm 2008. Tuy là con đường Trung-Việt nhưng chỉ cho xe lửa Tàu cộng di chuyển mà thôi vì đầu máy xe lửa Việt Nam không đủ kích thước để sử dụng. Từ đó, hàng hóa lậu và cả người Tàu di dân không cần chiếu khán cũng xâm nhập vào nội địa Việt Nam bằng phương tiện này.
Một thiểu số không nhỏ người Việt, tức con buôn cũng lợi dụng đường xe lửa trên để buôn lậu vì nhiều lợi thế:
- Tránh được hải quan vì hải quan Việt Nam không có quyền hạn gì cả trên “tài sản và phương tiện” của đàn anh nước lớn;
- Con buôn được hưởng nhiều quyền lợi như có hướng dẫn, có “cò” đưa đón để giúp đỡ trong việc mua bán hàng hóa và làm thông dịch;
- Hiện có những lớp huấn luyện “cò” mở ra tại Côn Minh để giúp đám con buôn nầy.
Và dĩ nhiên, đất nước Việt Nam phải gánh chịu nhiều đắng cay qua “con đường tơ lụa Trung-Việt” này. Có thể nói, hầu hết sản phẩm may mặc, đồ chơi, thực phẩm, trái cây, thực phẩm… bị chối bỏ vì chứa hóa chất độc hại ở thị trường Hoa Kỳ và Âu châu đều đổ dồn về Việt Nam qua cửa ngõ nầy.
Từ đó các sản phẩm trên lần lần tiêu diệt sản phẩm nội hóa tạo ra một sự xáo trộn thị trường lao động và giết chết một số kỹ nghệ ở trong nước như may mặc, chăn nuôi, trồng tỉa. Kể từ năm 2008 trở đi, những mặt hàng kể trên ngày càng xâm nhập nhiều hơn vào thị trường Việt Nam và càng xuôi Nam cho đến tận cùng mũi CÁ Mau và vùng Cao nguyên. Một thí dụ điển hình là tại chợ Đà Lạt, hàng may mặc đầy dẫy và được bán với giá rẻ mạt và hầu hết sản phẩm bày bán tại đây đầu mang nhãn hiệu “Made in DaLat” dù có rất nhiều mặt hàng cũng như trái cây hoàn toàn không phải là sản phẩm địa phương. Một chiếc áo gió bán chỉ với giá 15 ngàn đồng, trong lúc một chiếc áo tương đương dệt ở nội địa giá cả không dưới 3, 4 chục ngàn. Chỉ nội cái fermeture cũng đã bán trên dưới 15 ngàn rồi.
Con đường Đông Trường Sơn còn được gọi là xa lộ Trường Sơn hay đường mòn HCM, hay quốc lộ 14 (thời VNCH) chạy xuyên suốt từ Bắc chí Nam từ Quảng Bình trở đi cắt ngang xa lộ số 9 (sẽ nói ở phần dưới), qua Khe Sanh, A Lưới ở địa phận tỉnh Thừa Thiên. Tiếp theo là trị trấn Prao, Khâm Đức thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam.
Tiếp tục xuôi Nam, đường nầy xuyên qua nhiều thị trấn của tỉnh Kontum như Đắk Giai, Plai Cầm, Tân Cảnh, Đắk Tô, Đắk Hà và thị xã Kontum. Tiếp đến tỉnh Pleiku gồm thị trấn Phú Hòa, Pleiku, Chu Sè trước khi đi vào địa phận của tỉnh Đắk Lắk xuyên qua các thị trấn Ea Drăng, Ban Mê Thuột, Ea T’ling.
Sau đó, con đường tiếp tục vào địa phận tỉnh Đắk Nông xuyên qua Đák Mil và Nhân Cơ.
Suốt chặng đường xuôi Nam kể trên, những thị trấn trên ngày càng tiếp cận một số lượng không nhỏ người di dân từ Vân Nam qua cũng như hàng hóa và những dịch vụ như nhà cửa, hàng quán, thậm chí những nơi có những địa điểm giải trí không lành mạnh cũng mọc lên như nấm. Xe cộ chở hàng 35 tấn dập dìu ở cả hai chiều. Các cửa hiệu, thậm chí những tên đường hầu hết viết bằng tiếng Tàu.
Đặc biệt hơn hết là thị trấn Nhân Cơ có thể được xem như bị Hán hóa hoàn toàn với trên 20 ngàn nhân công Tàu làm việc cho dự án khai thác Bauxite Nhân Cơ từ năm 2009. Thỉnh thoảng chỉ còn thấy một vài người thiểu số thả bộ dọc theo hay bên đường rực đầy ánh sáng với nhiều đèn màu về đêm nói lên toàn cảnh hoang tàn so với thời xa xưa của 15 sắc dân thiểu số hiện diện trên mãnh đất Hoàng triều cương thở hàng ngàn năm qua.
Cũng cần thêm một chi tiết nhỏ là có thêm một con đường Đông Tây trong nội địa Việt Nam là đường số 27 bắt đầu từ Ninh Thuận (Phan Rang) đã được nối dài đến Nhân Cơ xuyên qua Đà Lạt đã được khánh thành vào năm 2013.
Con đường Tây Trường Sơn cũng cần nêu ra đây với quốc lộ 13 nối liền biên giới Lào với Vân Nam, xuyên qua Sawanakhet đến tận biên giới Cambodia đã được Vân Nam viện trợ và khánh thành vào tháng 12 năm 2008.
Tiếp theo là quốc lộ số 7 tiếp nối xuyên qua Nam Vang và đổ ra hải cảng Sihanoukville, cũng được khánh thành vào cuối năm 2010.
Hai con đường nầy cũng nhộn nhịp không kém đường Đông Trường Sơn với lượng xe vận tải hạng nặng dập dìu chuyển hàng hóa từ Vân Nam ra thế giới qua hải cảng Sihanoukville.
Trở qua con đường Đông Tây chiến lược, đó là con đường số 9 bắt đầu từ Quảng Trị qua Khe Sanh, Schepone, Sawanakhet và xuyên qua địa phận Thái Lan. Để rối cuối cùng dừng lại ở hải cảng Mawlamyine nằm ở phía Tây Thái Lan.
Tóm lại, qua sự phát triển những con đường Bắc Nam qua ngõ Việt Nam, Lào Thái Lan và Cambodia, cũng như việc nạo vét lòng sông Cửu Long từ biên giới Vân Nam đến tận biên giới Cambodia khiến cho tỉnh Vân Nam trong tương lai có thể mạnh dạn tách rời khỏi chính phủ trung ương Bắc Kinh để thành lập Cộng hòa Vân Nam với trọng tâm chuyển hướng phát triển kinh tế quốc gia trong tinh thần kinh tế thị trường và phát triển trong chiều hướng ứng hợp với tiến trình toàn cầu hóa.
Thay lời kết
Đối với Việt Nam, một quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất và bị ảnh hưởng lên nhiều mặt, đặc biệt là tiến trình Hán hóa của của Tàu cộng. Mặc dù không còn chịu áp lực của Bắc Kinh, nhưng người Vân Nam (vẫn là một trong 5 chủng tộc chính của TC) vẫn còn ẩn dấu một não trạng là luôn luôn muốn đồng hóa và thôn tính Việt Nam. Não trạng nầy thể hiện ngay từ những ngày lập quốc của Việt Nam.
Ở vào thời điểm nầy, Vân Nam càng muốn tiến hành khẩn cấp những âm mưu Hán hóa vì lý do vừa là sắc tộc (đồng hóa) vừa là giải tỏa áp lực của tình trạng trái thừa gái thiều (tỷ lệ trai-gái 125/100) của tỉnh nầy. Và cho đến hôm nay, có thể nói họ đã gần như đồng hóa người Thượng qua việc khai thác hai công trình Nhân Cơ và Tân Rai và nhiều nơi khác ở tỉnh Đắk Nông cùng sự hiện diện của họ trên Kontum và Ban Mê Thuột qua việc “truy đuổi” các sắc tộc như Bahnar, Jolong, Rongao, và Sirang chạy ẩn trú vào tận rừng sâu và đến tận cao nguyên Bolloven bên Lào.
Tại những nơi trên, những cuộc hôn nhân dị chủng giữa người Thượng và Hán xảy ra rất nhanh qua những khuyến dụ về hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm v.v… Những nơi nào có bước chân của họ, thì từ địa hình, địa vật… từ đó, tất cả bộ mặt còn lại của cộng đồng bản xứ đều bị thay đổi hoàn toàn và có thể nói không sợ sai lầm là đã có thêm nhiều thị trấn, thành phố Tàu mới trên vùng đất hoàng triều cương thổ xa xưa của nước Việt.
21.09.2016
Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam

Kháng thư phản đối việc biến di cốt thành con tin và nạn nhân thành nghi phạm

Hội đồng Liên tôn Việt Nam và Hội đồng Liên kết QN-HN

20-9-2016
Sáng ngày 08-09-2016, nhằm mục đích cướp của và phá đạo, nhà cầm quyền Cộng sản quận 2 thành phố Sài Gòn đã tung một lực lượng hùng hậu gồm khoảng 1000 nhân viên (đa phần là công an mặc thường phục): một nửa chặn từ xa, trước tư gia một số chiến sĩ nhân quyền, và phong tỏa mọi con đường dẫn đến chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, Quận 2; một nửa trang bị đủ loại khí giới và xe cơ giới, mở một cuộc tấn công rầm rộ vào ngôi chùa hiền hòa và chư tăng Phật giáo không tấc sắt tại đó, như tấn công vào đất địch, trong tâm ý coi nhân dân là kẻ thù và biến nạn nhân thành tội phạm. Sau đó, đoàn quân ăn cướp đã phá hủy ngay cơ sở chiếm được bằng vũ lực, rồi còn áp tải người sống (chư tăng) và người chết (500 hũ tro cốt, chưa kể tượng Phật, pháp khí, di ảnh, vật dụng) về ngôi nhà hẻo lánh ở Cát Lái xa xôi mà nhà nước đã xây để buộc hoán đổi.
Trước thái độ bất khuất của Hòa thượng Viện chủ Thích Không Tánh cũng như của các thượng tọa đại đức dưới quyền, nhất định không chịu di dời, nhất định không nhận bồi thường và hoán đổi chùa, nhà cầm quyền Cộng sản lại tung những đòn thù thô bỉ đê tiện như sau:
1- Biến di cốt thành con tin: Sau khi đem 500 hũ tro cốt về bỏ trong một căn phòng của ngôi nhà ở Cát Lái, tự tiện biến nó thành linh đường, nhà cầm quyền đã ngang nhiên niêm phong lại và không cho các Phật tử thân nhân tới cúng viếng, còn xúi họ đến làm áp lực với Hòa thượng Viện chủ hiện đang phải tạm trú tại chùa Giác Hoa ở quận Bình Thạnh. Mục đích là buộc Hòa thượng Viện chủ phải ký nhận ngôi nhà chẳng có công năng ngôi chùa này như nơi trụ trì mới của mình (để “linh đường” được mở niêm phong) và do đó công nhận việc cưỡng chế và phá hủy chùa Liên Trì ngày 08 tháng 09 là hợp lý hợp luật (x. cuộc phỏng vấn trên đài Á châu Tự do ngày 12-09-2016). Việc biến di cốt thành con tin để làm áp lực lên nhà tu hành như thế là một hành vi trắng trợn chà đạp đạo lý ngàn đời của dân tộc cũng như của nhân loại văn minh (vốn luôn tôn kính người quá vãng) mà chỉ có cái chế độ cộng sản duy vật, vô thần, phi tôn giáo mới dám thực hiện (như nó đã từng gây rối phá hoại đám tang của nhiều nhà đấu tranh dân chủ,thậm chí của nhiều dân oan khiếu kiện hay dân lành chết oan trong nhiều năm qua).
2- Biến nạn nhân thành nghi phạm: Khi vụ cướp chùa xảy ra, Hòa thượng Viện chủ, vì quá phẫn uất trước hành vi đạo tặc, đã lăn ra bất tỉnh, khiến công an phải đưa đi cấp cứu, nhưng lại đem Hòa thượng vào một bệnh viện nhi khoa ở quận 2, hòng tránh mắt thiên hạ dòm ngó. Thế nhưng ngay cả ở đây, nhiều công an nổi và chìm (ăn mặc thường phục với thái độ côn đồ vô học) vẫn canh giữ căn phòng nơi Hòa thượng Viện chủ nằm điều trị. Chúng đã nhiều lần ngăn cản, hăm dọa, quay phim chụp ảnh những ai tới thăm Hòa thượng trong những ngày qua. Thậm chí nhân viên y tế -lấy cớ điều trị này nọ- cũng đa phen gây khó khăn cho các cuộc gặp gỡ giữa Hòa thượng với tín đồ, thân hữu.
Lo sợ trước việc nhà cầm quyền Cộng sản – xưa nay không chùn tay trước bất cứ tội ác nào và chẳng ngần ngại sử dụng bất cứ biện pháp tàn độc nào- sẽ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của Hòa thượng Viện chủ (như họ đã đầu độc Tổng Giám mục Philipphê Nguyễn Kim Điền tại bệnh viện Chợ Rẫy tháng 6-1988), tối ngày 15-09-2016, chư tăng đã phải đem Hòa thượng ra khỏi bệnh viện để đưa về tạm trú tại chùa Giác Hoa. Nhưng ở đây, vì lo sợ sự phản kháng của quần chúng và với não trạng coi những ai tranh đấu đều là nghi phạm cần luôn theo dõi, nhiều công an vẫn canh gác trước cổng chùa.
Trước những hành vi bất nhân thất đức mới này của nhà cầm quyền Cộng sản, Hội đồng Liên tôn Việt Nam và Hội đồng Liên kết Quốc nội Hải ngoại tuyên bố:
1- Cực lực đòi hỏi nhà cầm quyền không được dùng các Phật tử và những hũ di cốt của thân nhân họ làm phương tiện áp lực Hòa thượng Thích Không Tánh ký nhận ngôi nhà ở Cát Lái trái với lương tâm của mình. Vì lý do nhân đạo, nhà cầm quyền phải mở niêm phong phòng “linh đường” tại đây để các Phật tử thân nhân đươc tự do đến cúng viếng.
2- Mạnh mẽ tố cáo trước quốc dân và quốc tế hành vi xâm hại dã man tín ngưỡng tôn giáo này của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Cùng với mọi tổ chức và cá nhân khác khắp năm châu đang phẫn nộ trước tội ác cướp của, phá đạo và áp chế đối với chùa Liên Trì, chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền phải tái xây dưng lại chùa ở Thủ Thiêm, và đền bù thỏa đáng tất cả những thiệt hại cho Hòa thượng Thích Không Tánh và Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng như cho các Phật tử.
Làm tại Việt Nam và hải ngoại ngày 20 tháng 9 năm 2016
– Hội đồng Liên tôn Việt Nam:
Cao đài:
Chánh trị sự Hứa Phi – Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân – Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng.
Công giáo:
Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi – Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại – Linh mục An-tôn Lê Ngọc Thanh – Linh mục Phao-lô Lê Xuân Lộc – Linh mục Giu-se Nguyễn Công Bình.
Phật giáo:
Hòa thượng Thích Không Tánh – Thượng tọa Thích Viên Hỷ – Thượng tọa Thích Đồng Minh.
Phật giáo Hoà Hảo:
Ông Nguyễn Văn Điền – Ông Lê Quang Hiển – Ông Lê Văn Sóc – Ông Phan Tấn Hòa – Ông Tống Văn Chính – Ông Bùi Văn Luốc – Ông Hà Văn Duy Hồ –Ông Trần Văn Quang.
Tin lành:
Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa – Mục sư Đinh Uỷ – Mục sư Đinh Thanh Trường – Mục sư Nguyễn Trung Tôn – Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng.
– Hội đồng Liên kết Quốc hội Hải ngoại Việt Nam:
Các đồng Chủ tịch tại quốc nội:
– HT Thích Không Tánh (Phật giáo); LM Phan Văn Lợi (Công giáo); CTS Hứa Phi (Cao Đài Chơn Truyền): Ô. Lê Văn Sóc (PGHHTT); MS Nguyễn Hoàng Hoa (Tin Lành);
Cố vấn:
Linh mục Nguyễn Văn Lý (Việt Nam); Hòa thượng Thích Minh Tuyên (Hải ngoại).
Các đồng Chủ tịch tại hải ngoại:
– BS Võ Đình Hữu, Chủ tịch HĐĐB Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ.
– BS Đỗ văn Hội, Chủ tịch HĐCH Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ.
– Nhân sĩ Lưu văn Tươi, Chủ tịch HĐGS Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ.
– Nhân sĩ Nguyễn văn Tánh, Chủ tịch UB Diễn hành Văn hóa Quốc tế, Cố vấn CĐNVQGLBHK.
– Nhà Biên khảo Phạm Trần Anh, CT Diên Hồng Thời Đại.
– Phó Trị sự Trần Viết Hùng, TTK Liên hiệp Hội thánh Em và Tín đồ Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh Hải ngoại.
– Nhân sĩ Cao Xuân Khải, PCT Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị Tôn giáo Việt Nam.
– Nhân sĩ Trần văn Đông, Ban Kiểm soát Liên hội Người Việt Canada.
– Nhân sĩ Trần Ngọc Bính (Lạc Việt), Ban Yểm trợ Truyền thông Khối 8406.
– BS Hoàng Thị Mỹ Lâm, CT Liên hội Người Việt Tỵ nạn Cộng hòa Liên bang Đức.
Và toàn thể thành viên Hội đồng Liên kết Quốc nội Hải ngoại Việt Nam.

TRUY NÃ QUỐC TẾ

Nguyên Đại
20-9-2016
Logo Interpol
Logo Interpol
Ngày xưa, phải gọi như thế vì đã khá lâu, tôi có một mẫu đối thoại với mấy thằng bạn nhóc con. Một thằng nói: “Tao là Mỹ, mạnh thiệt mạnh luôn”. Thằng khác: “Tao là Pháp, chiếm nhiều nước làm thuộc địa…”. Thằng nữa: “Tao là Mông-Cổ”… (tôi cũng chọn một nước nào đó, có thằng chọn rồi thì không được chọn trùng), chợt một thằng nói: “Tao lớn nhất, tao là Liên Hiệp Quốc, gồm hết tất cả các nước lại”, và tất cả đều thua thằng đó, tức anh ách. Tôi đã cảm nhận có cái gì đó không ổn, nhưng hồi đó không nói lại được…
Bây giờ thì biết rồi. Liên Hiệp Quốc (LHQ) không phải là là một quốc gia, đó là một tổ chức, một tên gọi của một văn phòng, có nhiều chi nhánh trụ sở ở nhiều quốc gia. Bởi không là một quốc gia, nên LHQ không có lãnh thổ riêng, không có dân, v.v…
Tôi nhớ lại câu chuyện trẻ thơ trên khi đọc một số báo chí ở Việt Nam, rằng ngày 16/9/16 vừa qua Bộ Công An Việt Nam đã phát lệnh truy nã trong nước, và truy nã quốc tế đối với ông Trịnh Xuân Thanh, người mà chính phủ VN cho là chịu trách nhiệm cho việc thua lỗ khoảng 3200 tỷ VN đồng (gần 160 triệu Mỹ kim) của Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí VN (PVC). Nghe đâu, ông Thanh đã trốn ra nước ngoài, và sau đó, blogger “Người Buôn Gió” đã thổi một hơi nhiều “cơn gió” qua các trang mạng xã hội.
Interpol (còn được gọi International Criminal Police Commission, tạm dịch: Cao Ủy Cảnh Sát Hình Sự Quốc Tế) là một tổ chức quốc tế lớn thứ hai, sau Liên Hiệp Quốc. Đó là một hệ thống văn phòng, có trụ sở chính đặt tại thành phố Lyon, Pháp. Nếu Liên Hiệp Quốc, không phải là một quốc gia, không có dân, không có đất, thì Interpol cũng vậy, không có cảnh sát viên mang súng đi bắt người, không có nhà giam riêng. Nếu nói ngắn gọn, Interpol là một hệ thống văn phòng với các nhân viên liên lạc cùng với chuyên gia điện toán quản lý một hệ thống lưu trữ dữ kiện giúp việc điều tra các tội phạm hình sự.
Tiền thân của tổ chức Liên Hiệp Quốc là một hội với tên gọi là “Hội Quốc Liên”, giống như nhiều hội khác, ban đầu có ít thành viên, sau đó thì số thành viên tăng lên. Interpol cũng có thể coi như là một “hội” với 190 hội viên, trong số đó có Việt Nam, và Interpol mở một văn phòng liên lạc ở Hà Nội. Một cách đơn giản, hoạt động của Interpol được tiến hành như sau: giả sử có một tội phạm hình sự (cướp ngân hàng chẳng hạn) ở VN, mà công an (CA) tin rằng đã rời khỏi VN trốn sang một nước nào đó (Đức, chẳng hạn). Tất nhiên, CA không thể mang súng tung tăng trên đường phố Munich để bắt người được; và cũng không thể gọi điện trực tiếp tới sở cảnh sát Munich để yêu cầu giúp đỡ.
CA Việt Nam sẽ gởi một thỉnh cầu tới văn phòng Interpol ở Hà Nội, từ đây hồ sơ sẽ được chuyển về trụ sở chính (hay trụ sở khu vực Đông Nam Á, đặt tại Thái Lan) của Interpol; hồ sơ sẽ được một ban chuyên trách gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn, sau đó những người này sẽ cố vấn cho Tổng Thư Ký (General Secretariat) của Interpol, và chính ông này mới ký quyết định và gởi các thẻ đỏ, vàng, xanh (theo cấp độ của yêu cầu)…. đến các trụ sở liên lạc của Interpol ở các quốc gia hội viên, và ở đây họ sẽ liên lạc với cảnh sát ở quốc gia sở tại hay thành phố địa phương nào đó (Munich chẳng hạn), và chính cảnh sát ở đây mới phái điều tra viên (Detective) để lo việc điều tra và bắt giữ nghi phạm. Giả sử họ bắt được, nghi phạm sẽ bị giam giữ ở trại giam (ở Munich), sau đó cảnh sát phải đưa nội vụ ra tòa, và chính tòa án (Munich) sẽ là nơi quyết định giao nghi phạm cho CAVN, hoặc tiếp tục tạm giam, cho tạm thời tại ngoại, hoặc yêu cầu thả người.
CAVN không có quyền hạn gì ngoài lãnh thổ VN, không thể “phát lệnh” truy nã quốc tế được. CAVN chỉ có thể gởi chi tiết về nghi phạm đến văn phòng liên lạc của Interpol ở Hà Nội, và thỉnh cầu sự giúp đỡ của Interpol, thế thôi. Tổng Thư Ký của Interpol, hiện nay là ông Jürgen Stock, ở Lyon. Ông mới chính là người “phát lệnh”, thực chất là một yêu cầu sự hợp tác của lực lượng cảnh sát ở tất cả các quốc gia hội viên. Vì vậy, nói: “Bộ CAVN phát lệnh truy nã quốc tế…” không khác lắm với “Tao là Liên Hiệp Quốc, tao lớn nhất, gồm tất cả các nước lại”.
Tôn chỉ của Interpol là tuyệt đối không liên quan đến chính trị, nghĩa là nếu có sự nghi ngờ rằng, yêu cầu bắt giữ nghi phạm có động cơ chính trị, Tổng Thư Ký của Interpol sẽ không được phép “phát lệnh”. Chuyện chính trị không phải là chuyện của Interpol. Trước năm 1970, Interpol vẫn không được phép dính dáng tới các tội phạm chiến tranh thuộc Đức Quốc Xã, cho tới lúc đó, vẫn được coi như có động cơ chính trị.  Năm 2008, Văn phòng Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đã chỉ ra một số vấn đề của Interpol có liên quan đến việc bắt giữ một số người tỵ nạn chính trị.
Ngày 31/1/2014, Quốc Hội Liên Âu (Parliamentary Assembly of the Council of Europe) đã có nghị quyết phê phán một số hoạt động của Interpol đã dẫn đến những quyết định không đúng đắn của tổ chức này. Tháng 5 năm 2015, Ủy Ban Pháp Luật và Nhân Quyền thuộc Quốc Hội Liên Âu đã tổ chức một cuộc điều trần để các tổ chức phi chính phủ (NGOs – Non-Governmental Organisations) và Interpol có cơ hội để trình bày những quan điểm khác biệt của họ. Tổ chức Interpol nhận nguồn tài trợ từ các quốc gia thành viên, và đại diện các quốc gia thành viên đều có quyền hạn giám sát hoạt động của Interpol.
Nếu nhận thấy rằng yêu cầu bắt giữ có động cơ chính trị, Interpol phải rút tên của “nghi phạm” ra khỏi danh sách truy tìm của họ, đó là trường hợp của của nhà hoạt động dân sự Indonesia, Benny Wenda, chính trị gia xứ Georgia (một quốc gia thuộc Liên Xô cũ) Givi Targamadze, hoặc cựu tổng thống Honduras, thuộc Trung Mỹ, Manuel Zelaya Rosales. Khi tên của họ được Interpol rút khỏi danh sách, cảnh sát ở các quốc gia hội viên cũng chấm dứt việc truy tìm và bắt giữ nghi phạm.
Một số các trường hợp, sau khi Interpol đã “phát lệnh”, nhưng được cấp quy chế tỵ nạn chính trị ở Mỹ và Âu Châu, bao gồm thương gia người Nga, Andrey Borodin, chính trị gia đối lập người Kazakh, Mukhtar Ablyazov.
Tuy nhiên, vẫn có người, mặc dầu đã được công nhận tư cách tỵ nạn, Interpol vẫn giữ tên của họ trong danh sách, bao gồm nhà báo Sri Lanka Chandima Withana, và Pavel Zabelin, nhân chứng trong vụ của Mikhail Khodorkovsky.
Khi tên của nghi phạm chưa được rút ra khỏi danh sách của Interpol, cho dù đã được công nhận tư cách tỵ nạn, nếu người này vượt biên giới sang một quốc gia thành viên khác của Interpol, họ có thể bị bắt giữ tại đây. Tiến trình pháp lý với Interpol có khi kéo dài cả năm trời như trường hợp của phóng viên Patrica Poleo, người Venezuela, và đồng nghiệp người Kazakh Ablyazov Tatiana Paraskevich.
Trong trường hợp của ông Trịnh Xuân Thanh, Interpol có quyết định đưa tên ông vào danh sách truy tìm của họ hay không, đó là một vấn đề. Sự can thiệp vào quyết định này của Interpol của các tổ chức nhân quyền là điều thứ hai. Nếu ông Thanh ở nước ngoài, và giả sử sau đó ông bị cảnh sát (ở Munich chẳng hạn) bắt giữ, các tổ chức luật pháp thông qua hệ thống tòa án có thể ngăn cản một lệnh chuyển giao ông Thanh cho phía Việt Nam hay không là vấn đề thứ ba. Nếu ông Thanh được cấp quy chế tỵ nạn, Interpol có đồng ý rút tên ông Thanh ra khỏi danh sách của Interpol là vấn đề thứ tư, và …
Nếu chỉ để bắt một ông Thanh, chính phủ của ông Trọng có thể chịu giao cho Interpol các tài liệu chi tiết liên quan đến vụ thất thoát trên 150 triệu đô Mỹ, để chứng minh rằng nó hoàn toàn liên quan đến hình sự, không có một màu sắc chính trị nào, hay không? Một cách logic và “khoa học biện chứng” thì một mình ông Thanh không thể nào “nuốt trọn” số tiền này, vậy thì còn ai… và ai nữa? Liệu ông Trọng có đồng ý cho công khai tất cả các tài liệu liên quan đến vụ này hay không lại là chuyện khác. Câu chuyện này có lẽ sẽ kéo dài nhiều tập…
______
Tham khảo:

Tin tức và Bình luận

Dân Làm Báo

20/09/2016

Tại sao việc xử lý tham nhũng của đảng đang có dấu hiệu giảm dần?

 
 
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Ngày 19/9/2016 Phan Văn Sáu – Tổng Thanh tra Chính phủ tuyên bố “tình hình tham nhũng trong phạm vi toàn quốc diễn biến phức tạp, nghiêm trọng nhưng công tác phát hiện và xử lý các vi phạm tham nhũng đang có dấu hiệu giảm dần.” (1)
Tại sao giảm? Câu trả lời ngắn: có bao giờ tăng đâu để có dấu hiệu giảm dần! Trả lời ngắn hơn: đảng!


Phải trừng trị phản động bôi nhọ Bí thư Thanh Hóa có bồ nhí (và kẻ tung tin bác Hồ dẫn gái cho cố vấn Mỹ)

 
 
BT Tâm Lô (Danlambao) - Tin đồn bôi nhọ đồng chí bí thư Thanh Hoá Trịnh Văn Chiến là “một chiêu trò không có gì mới của các thế lực thù địch nhằm gây mất uy tín, chia rẽ đoàn kết nội bộ gây hoài nghi trong nhân dân”. (1) Đồng chí Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khẳng định như vậy.

Phiên tòa bà Cấn Thị Thêu

 
  
Ls Lê Văn Luân - Phiên tòa sáng nay, do tòa án gần nhà nên tôi đi bộ, mới bước vào cổng ngõ dẫn vào tòa là vòng 1 an ninh, công an rất đông và kiểm tra kỹ giấy tờ của tôi.
Được một người mặc cảnh phục đưa vào đến cổng tòa, thì lại một vòng an ninh dày đặc nữa và cũng kiểm tra lần nữa các giấy tờ của tôi. Đến gần phòng xử lại một vòng an ninh nữa, có máy quét kim loại cầm tay, phải gửi mọi đồ đạc ở ngoài, nếu dùng laptop thì tòa chuẩn bị sẵn cho.


Dân Luận

Ngôi nhà chung mang tên Việt Nam đang trông như thế nào? 

Làm sao một người đảng viên cộng sản có thể kiến tạo một tương lai cho đất nước, nơi ai ai cũng có thể thực thi các quyền dân sự chính trị ôn hòa của mình, khi mà chính sự tồn…

Tuyên 20 tháng tù giam đối với nhà hoạt động vì quyền đất đai Cấn Thị Thêu 

DL – Bà Cấn Thị Thêu, một người hoạt động vì quyền lợi đất đai vừa bị tòa án quận Đống Đa tuyên án 20 tháng tù giam vì cáo buộc “Gây rối trật tự công cộng” trong phiên tòa sơ…

Chuyện phiếm: Lệnh tróc nã 

Chú Sáu nghe vậy, liền lắc đầu: Thằng Tư chỉ nói đúng một nửa. Ông Thanh đúng là có “ăn” số tiền trên. Nhưng sau cái ăn là cái “chia” thì không thấy báo đài nào nhắc đến. Dân…

Thông cáo báo chí của Lao Động Việt

Thông cáo báo chí của Lao Động Việt

 Kính gửi: Các cơ quan truyền thông
Chiếu theo Biên bản họp ngày 22/5/2016 của Liên Đoàn Lao Động Việt Tư Do (Lao Động Việt – LĐV), Đại Hội kỳ II LĐV đã được tổ chức tại Washington DC trong 3 ngày 16-17-18 tháng 9 năm 2016. Thành phần đại biểu LĐV tham dự gồm các thành viên đến từ khắp nơi trên thế giới: Bỉ, Pháp, Đức, Úc, Đông Nam Á và Hoa Kỳ.
Ngày 16 tháng 9- 2016, Tân ban Chấp Hành nhiệm kỳ 2016-2019 đã được Đại Hội Đồng bầu ra với thành phần nhân sự như sau:
Ban Chấp Hành Lao Động Việt 2016-2019
Chủ Tịch Nguyễn Đình Hùng
Phó Chủ Tịch Quốc Nội Châu Dương
Phó Chủ Tịch Hải Ngoại Ca Dao
Tổng Thư Ký Chu Văn Cương
Phó Tổng Thư Ký Quốc Nội Lê Tùng
Phó Tổng thư Ký Hải Ngoại Nguyễn Hưng Đạo
Thủ Quỹ (Hải Ngoại) Hoàng Thụy Hương
Phó Thủ Quỹ (Quốc Nội) Như Liên.
Ban Giám Sát
Chủ Tịch Nguyễn Văn Tánh (Hải Ngoại)
Các Thành Viên Lê Bình (Quốc Nội)
Phạm Hoàng (Hải Ngoại).
Ban Cố Vấn
Ông Trần Quốc Bảo (Hoa Kỳ)
Bác sĩ Bùi Trọng Cường (Úc Châu)
Bà Jade (Nghiệp đoàn Pháp)
Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân (Hoa Kỳ)
Ông Trương Ngọc Phương (Hoa Kỳ)
Giáo sư Nguyễn Thanh Trang (Hoa Kỳ).
Các Đại Diện Địa Phương
Đại Diện Âu Châu: Trần Quốc Hiền
Đại Diện Hoa Kỳ: Jackie Bông
Đại Diện Úc Châu: Phạm Lê Hoàng Nam
Và các Đại diện tại Việt Nam.
Ngày 17 tháng 9- 2016, chương trình Đại Hội được tiếp tục với sự hiện diện của khoảng 60 đại diện đoàn thể, tổ chức, cá nhân và các cơ quan truyền thông. Ngoài ra các đại diện trong nước cũng tham dự qua hệ thống viễn liên.
Đại Hội kỳ II lần này cũng là dịp kỷ niệm 10 năm Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN được thành lập. UBBV NLD là một trong 3 tổ chức thành viên sáng lập của LĐV. Nhân dịp này một số thành viên sáng lập UB BV NLD VN tại Hội Nghị Warsaw, Ba Lan năm 2006 cũng đã được mời tham dự.
Nội dung trong ngày thứ hai của Đại Hội gồm:
- Giới thiệu Tân Ban Chấp Hành, Ban Giám Sát và Ban Cố Vấn cũng như các đại diện địa phương.
- Tường trình hoạt động của Lao Động Việt trong thời gian qua.
- Cập nhật về tình hình của Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương.
- Trình bày Cương Lĩnh của Lao Động Việt.
- Hội thảo về Chương 19 của TPP: Hiệp Thương Mỹ – Việt với các diễn giả: Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, Giáo sư Tạ Văn Tài, Giáo sư Nguyễn Bá Lộc, ông Trần Trung Việt.
Trong dịp này, Ban Chấp Hành cũng khẳng định những danh xưng: Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do, Lao Động Việt, VietLabor cũng như huy hiệu, thành quả của LĐV là sở hữu của LĐV đã được ghi danh chính thức theo luật pháp Hoa Kỳ.
Ngày 18 tháng 9- 2016, Đại Hội kết thúc với phần thảo luận về kế hoạch 3 năm sắp tới của Lao Động Việt.
Sau ba ngày Đại Hội, Tân Ban Chấp Hành Lao Động Việt đã gặp gỡ Solidarity Center, Freedom Now, một số Dân biểu tại Quốc Hội Hoa Kỳ và Đài Á Châu Tự Do để trình bày đường lối, chủ trương của LĐV trong thời gian tới cũng như tiếp tục vận động cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đoàn Huy Chương còn đang ở trong tù.
Tân Ban Chấp Hành quyết tâm thực hiện Cương Lĩnh của Lao Động Việt với mục tiêu thành lập các Nghiệp đoàn độc lập tại Việt Nam để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam.
Trân trọng
Mọi thông tin cần thiết về Đại Hội xin liên lạc về: 
Ông Nguyễn Đình Hùng (Chủ Tịch):
Điện thoại: +61 408 166 648
Bà Jackie Bông (Đại diện LĐV tại Hoa Kỳ):
Điện thoại: +1 571 422 57 04
Powered by Blogger.