Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Corona: Đại dịch toàn cầu dường như đến gần theo từng ngày

Tuesday, February 18, 2020 //
Corona: Đại dịch toàn cầu dường như đến gần theo từng ngày

Florian Schumann

Lời người dịch: Giáo sư Christian Drosten là một trong những người đầu tiên giải mã con vi-rút SARS năm 2003. Trong ngành vi trùng học, ông được xem như chuyên gia hàng đầu của Đức. Phán đoán của ông thường mang tính chất định hướng cho các hoạt động tiếp, đối với giới nghiên cứu cũng như các cơ quan hoạch định chính sách y tế. Thông điệp của Drosten hiện nay là: Đại dịch (Pandemics) toàn cầu có thể đến; Đừng mong chờ có vắc-xin đại trà trong năm nay; Hiểu rõ cách lây nhiễm và tuân thủ các biện pháp tự bảo vệ là cách tốt nhất để tránh bệnh. Mong quí độc giả đọc kỹ bài này, không phải để lo âu thêm, mà chính là để an tâm chuẩn bị tất cả những gì có thể chuẩn bị được trong đời sống riêng tư và công cộng. Nếu may mắn sau này đại dịch không xảy ra, việc mất đi một ít công sức và sự tốn kém, cũng không phải là điều đáng quan tâm. Chúc an lành!
Vị giáo sư của Charité Hospital, Christian Drosten cho rằng có thể xảy ra tình trạng là, sự bùng phát dịch Corona có thể trở thành đại dịch toàn cầu.

Corona: Đại dịch toàn cầu dường như đến gần theo từng ngày
Nhà vi trùng học hàng đầu của Đức, giáo sư Christian Drosten, giám đốc trung tâm nghiên cứu vi trùng và dịch học thuộc Charité Hospital, Berlin. (Ảnh qua Faz.net)

Nhà vi trùng học Christian Drosten cho rằng có thể sự bùng phát của vi-rút corona mới sẽ không được ngăn chặn kịp thời và trở thành một đại dịch toàn cầu (Pandemics). Ông nói như thế vào tối thứ tư 12/2 tại một khóa giảng chung của Charité Hospital và Trường Y học Nhiệt đới Luân Đôn tại Berlin.
Thực ra, chủ đề của sự kiện được lên kế hoạch từ lâu với đề tài là thế giới đã chuẩn bị tốt như thế nào cho một đại dịch. Trong phụ đề, sự kiện được gọi là Ebola và sau đó. Tuy nhiên, bây giờ thì loại vi-rút corona mới đã trở thành tâm điểm, khiến cả thế giới hồi hộp trong nhiều tuần qua, nó được gọi là Sars-CoV-2 (WHO đặt tên là Covid-19) kể từ tuần này vì nó giống với mầm bệnh Sars.
Đầu tiên, Drosten đã nói về vi-rút Sars, được phát hiện vào năm 2003. Vi-rút này cũng khó kiềm chế hơn, không như người ta mô tả nhiều lần. Nhưng bài học quan trọng nhất từ ​​sự bùng phát lúc đó, là học cách thức nào một dịch bệnh phát triển – và sau đó áp dụng kiến ​​thức này vào việc chống lại nạn dịch hiện nay.

“Cơ hội ngăn chặn dịch ở Trung Quốc đang ngày càng thấp hơn”

Để làm được chuyện đó, các nhà khoa học đã nhấn mạnh điều này trong nhiều tuần qua, rằng chúng ta cần thêm thông tin. “Hiện tại, gần như không thể đi đến kết luận nào nếu chỉ dựa vào tin tức từ Trung Quốc”, Drosten, người đứng đầu Viện Virus học tại Charité Hospital nói như vậy.
Do đó, người ta phải rất cẩn thận với các diễn giải. Chúng ta không muốn suy đoán – nhưng có thể đưa ra dữ liệu. Những gì tiếp theo có lẽ là kết luận tốt nhất từ việc nghiên cứu, mà người ta có thể đạt được.
Câu hỏi cấp bách nhất là, sự bùng phát sẽ tiếp tục phát triển như thế nào. Tác nhân gây bệnh đã được phát hiện ở một số châu lục. Cũng đã có các trường hợp lây nhiễm ở bên ngoài châu Á, ví dụ như ở Đức. “Chúng ta đang tiến dần đến tình trạng gọi là đại dịch toàn cầu”, Drosten nói. “Chúng ta phải chuẩn bị tinh thần như thế.” WHO định nghĩa một đại dịch là sự lây lan toàn cầu của một căn bệnh mới.
Thật khó để dự đoán, nhưng các chuyên gia tin rằng sự bùng phát sẽ khó lòng ngăn chặn được. Vẫn còn một cơ hội nhỏ rằng, dịch bệnh ở Trung Quốc có thể được hạn chế và các chuỗi truyền nhiễm bên ngoài nước này cũng có thể bị cắt đứt. “Nhưng xác suất này mỗi ngày càng trở nên càng thấp hơn.”

Ngay cả những người nhiễm bệnh mà không có triệu chứng cũng có thể truyền nhiễm

Michael Mina, nhà dịch tễ học tại Đại học Harvard, đồng ý với điều này trong một cuộc phỏng vấn với Tagesspiegel. “Một khi vi-rút này tiến đến Ấn Độ, Bangladesh hoặc một khu vực có mật độ dân số cao, sự lây truyền gần như không thể ngăn chặn được.” Có nhiều khả năng rằng, điều đó đã xảy ra, nhưng hiện tại thì vẫn chưa được phát hiện.
Hầu hết các ca truyền nhiễm đã được xác định trong một quốc gia cũng giống như ở Đức. Tại đây, 14 trong số 16 ca lây nhiễm vi-rút được biết đến là do một nữ nhân viên người Trung Quốc của nhà cung cấp phụ kiện xe hơi ở Bavaria, công ty Webasto. Nhân viên đó đã lây nhiễm cho nhiều người trong một chuyến công tác ở Đức, từ đó nhiễm tiếp đến các đồng nghiệp và thành viên gia đình của họ.

Tải lượng vi-rút cao trong cổ họng

Lúc đầu, người ta nói rằng người phụ nữ Trung Quốc đó không có triệu chứng khi lây nhiễm cho người khác. Sau đó, người ta biết rằng bà ấy cũng có các triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như sốt nhẹ và đau lưng. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng những người không có triệu chứng cũng có thể truyền nhiễm sang người khác.

Vi-rút rõ ràng được nhân lên hiệu quả trong cổ họng

Một lý do tại sao vi-rút có thể lây truyền khá dễ dàng là, dường như chúng có thể nhân lên rất hiệu quả trong cổ họng, Drosten nói. Các vi-rút corona Sars thì chỉ phát tán rất sâu trong đường thở, khiến nó khó lây lan.
“Một loại vi-rút nhảy từ phổi sang phổi phải đi một chặng đường dài để truyền từ người này sang người khác, nhưng một loại vi-rút nhảy từ cổ họng này sang cổ họng khác thì có thể được truyền nhiễm dễ dàng trên một chuyến tàu điện”, Drosten nói.
Điều đó cho thấy rằng, bất chấp tất cả sự tương đồng, vi-rút mới Sars-CoV-2 [ND: Covid-19] rõ ràng hoạt động khác với mầm bệnh Sars năm 2003. Đó là “một sự bất ngờ”. Bởi vì mặc dù cả hai loại vi-rút đều hàm chứa cùng một cấu trúc gắn kết trong cơ thể vật chủ (nhân tố ACE2), giữa chúng dường như có một sự khác biệt. Đó có thể là phần mặt bên ngoài của con vi-rút mới.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các cấu trúc liên quan đến những vi-rút corona vốn chỉ gây ra cảm lạnh thông thường ở con người. Những vị trí này, nơi các phân tử nhất định của vi-rút có thể trưởng thành, có thể là yếu tố quyết định đối với các mô, nơi mà vi-rút có thể nhân lên – ví dụ như trong phổi hoặc trong cổ họng.
“Điều đó có thể giải thích tại sao vi-rút hiện nay có thể nhân lên rất hiệu quả trong cổ họng”, Drosten nói. Nhưng điều đó cần được chứng minh bằng các nghiên cứu tiếp theo.

Vi-rút được tìm thấy trong phân người

Điều nói trên được hỗ trợ bởi các quan sát của các nhà khoa học trên các bệnh nhân ở Bavaria bị nhiễm vi-rút. Nếu như mầm bệnh được sinh sản rất tốt trong cổ họng, thì đó là điều phổ biến chứ không phải là ngoại lệ, theo Drosten.
Ngay cả khi bệnh nhân có các triệu chứng rất nhẹ, các xét nghiệm thường tìm thấy tải lượng vi-rút cao trong cổ họng. Và người ta cũng đã thành công trong việc cô lập và vô hiệu hóa vi-rút trong vùng cổ họng. “Điều đó thì lại không hiệu quả đối với Sars,” Drosten nói.
Dù sao, theo kiến ​​thức hiện tại, vi-rút không thể truyền nhiễm qua phân. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các mảnh vi-rút trong mẫu phân và gạc hậu môn, nhưng mầm bệnh sống ở đó không hoạt động được. Điều này có nghĩa là, khả năng truyền nhiễm từ phân người là chuyện khó xảy ra.

“Theo dõi môi trường tiếp xúc một cách cương quyết “

Để có một tuyên bố dứt khoát, chúng ta cần thêm thông tin, Drosten nhấn mạnh. Điều này cũng áp dụng cho câu hỏi tại sao trẻ em có thể truyền mầm bệnh, nhưng dường như không bị bệnh trong nhiều trường hợp.

Vắc-xin chưa thể có kịp thời cho đại dịch

Drosten không biết vụ bùng phát sẽ tiếp diễn như thế nào. Ngay cả khi đại dịch xảy ra, điều đó không có nghĩa là nó sẽ gây ra hậu quả thảm khốc. “Đây cũng có thể sẽ là một quá trình chậm chạp”, nhà vi-rút học nói. Ví dụ, nó chỉ có thể xảy ra ở các thành phố lớn đông dân, trong khi không có dịch ở các thị trấn nhỏ hơn. Tất cả các điều này đều khả dĩ – nhưng vẫn chỉ là phỏng đoán.
Trong mọi trường hợp, vắc-xin sẽ khó có thể sản xuất kịp thời nếu xảy ra đại dịch. Và nếu có, chúng ta phải xem xét ai được ưu tiên sử dụng trước, [vì số lượng giới hạn]. Drosten nói rằng đối tượng được hưởng vắc-xin có thể giống như bệnh cúm – tức ưu tiên cho người già và người mắc bệnh từ trước.
Ông cũng nhấn mạnh rằng ngay cả khi một loại vắc-xin sẽ được nghiên cứu thành công trong năm nay, thì tiến trình sản xuất vẫn chưa thể đi xa đến mức, rằng vắc-xin có thể được cung cấp cho toàn dân.

Một bữa tiệc sinh nhật với 50 người

Yếu tố quyết định bây giờ là xem vi-rút lây lan mạnh mẽ như thế nào. Theo Drosten, vi-rút hiện nay vẫn chưa thích nghi tốt với cơ thể con người sau một thời gian ngắn như vậy. Để cho vi-rút lan rộng bằng mọi cách, chúng cần dựa vào cái gọi là “sự kiện siêu lan rộng”. “Siêu lây lan” không phải bắt đầu từ một người như chúng ta thường nghe giải thích, rằng họ mang một số lượng vi-rút đặc biệt lớn và do đó lây nhiễm cho nhiều người.
Đúng hơn là, việc lây nhiễm hàng loạt xuất phát từ cách hành xử nào đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi-rút lây nhiễm, Drosten nói. “Nếu ai đó tổ chức tiệc sinh nhật và mời 50 người khách, đó có thể là một sự kiện siêu lan rộng.”
Những sự kiện như vậy có thể nâng cao chỉ số sinh sản “R0” của một bệnh dịch. Chỉ số này cho biết, một người bị nhiễm bệnh có thể lây nhiễm tiếp cho bao nghiêu người. Để ngăn chặn một ổ dịch, chỉ số này phải được ép xuống thấp hơn một.
“Nếu chúng ta ngăn cản các sự kiện siêu lây lan như vậy, mọi thứ đều có thể tốt lên”, Drosten nói. Sau đó, vụ dịch có thể được chấm dứt.

Vài tuần tới là rất quan trọng

Để chặn dịch, điều cần thiết là mọi người phải được hiểu tường tận. “Mọi người cần biết rằng đang có một căn bệnh và nó có thể lây truyền như thế nào.” Đó là biện pháp phòng ngừa tốt nhất chống lại vi-rút. Thay đổi cách hành xử là điều quan trọng trước hết và trên cùng. Nói cách khác: “Bữa tiệc sinh nhật không được phép diễn ra.”
Nhà dịch tễ học của đại học Harvard, Michael Mina nói rằng, để kiềm chế nạn dịch, chúng ta phải biết vi-rút đang ở đâu, ai có khả năng bị nhiễm bệnh cao nhất và vi-rút lây lan ở đâu, thí dụ trong bệnh viện hay là nơi mua bán. “Bằng cách liên tục theo dõi các đường dây tiếp xúc của con người, chúng ta sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn.”
Mina tin rằng vài tuần tới là rất quan trọng. Nếu người ta ghi nhận ngày càng nhiều trường hợp trên khắp thế giới, người ta có thể hạ bớt qui định bảo vệ phần nào và tập trung nhiều hơn vào phương cách, làm thế nào để giảm thiểu thiệt hại do đại dịch gây ra.
Tác giả: Florian Schumann, ZEIT Online ngày 13.2.2020
Người dịch: Tôn Thất Thông

Tin chính - Google VN

Quan hệ Campuchia - Trung Quốc thời nCoV

VnExpress

Dành cho bạn

Đề xuất dựa trên sở thích của bạn

BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Sài gòn Giải Phóng

Người Hong Kong thứ hai tử vong vì nCoV

VnExpress

Giá vàng tăng vọt, xác lập mốc cao mới

Dân Trí
Kết thúc
18 thg 2
Vòng 16
Kết thúc
18 thg 2
Vòng 16

Haaland lập cú đúp giúp Dortmund đánh bại PSG

Zing.vn
19 thg 2
15:00
Vòng 16

Son Heung-min gãy tay

VnExpress

Powered by Blogger.