Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Hoãn EVFTA: Sức mạnh nào của giới xã hội dân sự?

Tuesday, January 29, 2019 // ,
Phạm Chí Dũng

Quyết định hoãn EVFTA là một cảnh báo gián tiếp đối với chính quyền Việt Nam.
Ngay sau khi tin tức về EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu) bị Liên minh châu Âu (EU) hoãn lại việc phê chuẩn lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và trong dư luận (trừ mặt báo nhà nước) vào ngày 24/1/2019, một số nguồn tin từ nội bộ đảng CSVN đã xác nhận tâm trạng chung của giới lãnh đạo cao cấp là bị bất ngờ và thất vọng đến mức ‘mặt cứ thượt ra’ mà không biết phải nói gì.
‘Mặt cứ thượt ra’
‘Không biết nói gì’ cũng là cách mà Bộ Ngoại giao thông qua người phát ngôn của mình thể hiện vào ngày 24/1 trong một cuộc họp báo. Trang thông tin điện tử của Chính phủ tường thuật rằng khi trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin một số tổ chức dân sự kêu gọi EU hoãn bỏ phiếu thông qua EVFTA, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chỉ nói là hiện nay cả Việt Nam và EU đang tích cực các nỗ lực và thủ tục để sớm có thể chính thức phê chuẩn và đưa EVFTA đi vào thực thi.
Nhưng hoàn toàn không có bất kỳ một lời lên án hay chỉ trích nào - theo não trạng và thói quen trước đây - đối với ‘một số tổ chức dân sự’ mà trong rất nhiều lần thể chế độc đảng độc trị Việt Nam đã gán ghép với ‘các thế lực thù địch’ và ‘diễn biến hòa bình’.
Vậy ‘một số tổ chức dân sự’ là những tổ chức nào?
‘Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng’
Vào trung tuần tháng 11 năm 2018 khi Hội đồng châu Âu chuẩn bị một cuộc họp để bỏ phiếu về khả năng có phê chuẩn EVFTA và sau đó trình cho Nghị viện châu Âu hay không, một bản kiến nghị khẩn cấp của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (Human Right Watch) cùng 17 tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài Việt Nam gửi đến Nghị viện châu Âu, Hội đồng châu Âu và các cơ quan liên quan, yêu cầu EU hoãn thông qua EVFTA vì chính quyền Việt Nam đã không làm bất cứ điều gì để cải thiện nhân quyền, và ‘nhân quyền trên hết’ - điều kiện cần của Nghị viện châu Âu - cho tới nay đã hoàn toàn bị chính thể độc trị ở Việt Nam phớt lờ.


Venezuela

1. RFI: Hoa kỳ trừng phạt tập đoàn dầu hỏa Venezuela

2. RFI: Được quốc tế ủng hộ, Guaido gia tăng áp lực
3. VOA: Vì sao ông Maduro ‘không dám’ đụng tới tổng thống tự phong?
4. BBC: Juan Guaido, người được Donald Trump công nhận, là ai?
------------------

1. Hoa kỳ trừng phạt tập đoàn dầu hỏa Venezuela

Tú Anh

Ảnh tư liệu. Một tàu chở dầu tại một cảng ở Venezuela. REUTERS/Jorge Silva
Năm ngày sau khi tuyên bố ủng hộ tổng thống Venezuela tự phong Juan Guaido, Washington phong tỏa nguồn tài chính của Caracas.
Tập đoàn dầu hỏa quốc gia PDVSA không được phép hưởng lợi nhuận bán dầu hỏa sang Mỹ, tài sản ở nước ngoài của công ty cũng bị phong tỏa. Trong bối cảnh khủng hoảng chính trị và kinh tế nghiêm trọng, chính quyền Maduro phá giá đồng nội tệ 35% cho phù hợp với giá chợ đen.
Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Delille cho biết thêm thông tin:
«Kể từ thứ Hai, 28/01/2019, theo tỉ giá chính thức, 3200 bolivar ăn một đô la Mỹ, tức là gần tương đương với tỉ giá chợ đen. Trong những tháng gần đây, đổi tiền ở chợ đen có lợi hơn 30 lần so với tỉ giá chính thức, do việc kiểm soát hối đoái chặt chẽ được áp dụng tại Venezuela.
Cơ chế kiểm soát tỉ giá nói trên được thiết lập năm 2003 trong thời kỳ huy hoàng của xuất khẩu dầu lửa, nhằm hạn chế người dân và các doanh nghiệp chuyển đổi sang đô la, qua đó, buộc họ phải dùng đồng bolivar nhiều hơn. Thế nhưng, do khủng hoảng kinh tế và siêu lạm phát, tất cả người dân Venezuela đều thông qua chợ đen để tống tháo đồng bolivar đang bị mất giá hàng ngày và giữ đồng đô la Mỹ có giá trị ổn định hơn.
Do vậy, cơ chế kiểm soát, vốn bị phản đối, đã bị tháo dỡ, nhưng đã quá muộn, theo như nhận định đăng trên mạng xã hội Twitter của kinh tế gia Asdrubal Oliveros, thuộc công ty Ecoanalytica. Do tỉ lệ lạm phát khủng khiếp, 10.000.000 %, theo thẩm định của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), người dân Venezuela không còn tin tưởng vào đồng tiền quốc gia nữa. Nếu không có lòng tin, thì đồng bolivar sẽ còn tiếp tục được chuyển đổi sang đô la và lạm phát sẽ còn tiếp tục tăng mạnh».
Nguồn:
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190129-venezuela-hoa-ky-trung-phat-tap-doan-dau-hoa-venezuela
***

2. Venezuela: Được quốc tế ủng hộ, Guaido gia tăng áp lực

Thụy My

Lãnh tụ đối lập, chủ tịch Quốc hội Venezuela, Juan Guaido phát biểu với những người ủng hộ tại Caracas ngày 26/01/2019. REUTERS/Carlos Garcia Rawlins
Được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều nước trên thế giới, tổng thống Venezuela tự phong Juan Guaido hôm nay 27/01/2019 kêu gọi người dân tiếp tục xuống đường, đồng thời đề nghị ân xá cho tất cả các quân nhân quay lưng với chế độ Nicolas Maduro.
Từ hôm qua, ông Guaido đã khởi động các cuộc tham vấn nhân dân trên toàn quốc, nhằm phổ biến đường lối của đối lập trong khi toàn bộ báo chí đã bị chính quyền Nicolas Maduro khống chế. Thông tín viên RFI Benjamin Delille đã đến quảng trường Alfredo Sadell ở Caracas, nơi thủ lãnh đối lập thu thập ý kiến về luật ân xá, tường thuật:
Trong suốt buổi sáng, các dân biểu thay nhau lên diễn đàn để giải thích về nội dung luật ân xá. Đến trưa, luật này được công chúng bỏ phiếu tượng trưng.

Các chuyên gia: ‘EVFTA vẫn cực kỳ quan trọng với VN’

  • VOA Tiếng Việt

    • Trong bối cảnh EVFTA mới bị hoãn lại, mà theo lời một số nghị sĩ châu Âu thông báo qua các trang web của EU là do “trở ngại về nhân quyền” ở Việt Nam, bà Lan đưa ra lời tư vấn rằng Việt Nam nên nghiêm túc xem xét các khuyến nghị của EU ngõ hầu thúc đẩy việc phê chuẩn hiệp định.   Bà nhấn mạnh rằng Việt Nam không nên xem những vấn đề về quyền của người lao động và nhân quyền do EU đặt ra là sức ép của ngoại quốc, ngược lại, họ nên coi đó là những nhu cầu tự thân, vì lợi ích của chính đất nước.
    … Trang web của Nghị viện châu Âu hồi tháng 2/2018 dẫn kết quả một nghiên cứu đánh giá tác động của EVFTA, cho thấy Việt Nam là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong các nước ASEAN với mức tăng 35% về xuất khẩu, 15% về GDP và 13% về lương bổng cho người lao động, so với kịch bản không có EVFTA.
    Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tổng trị giá trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Liên hiệp châu Âu (EU28) trong năm 2017 đạt 50,46 tỷ đô la, trong đó tổng lượng hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU đạt 38,27 tỷ đô la, chiếm gần 18% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
      
      Xuất hiện nhiều lời kêu gọi hoãn EVFTA cho đến khi Việt Nam cải thiện nhân quyền
      Sau khi một số thành viên Nghị viện châu Âu hồi tuần trước thông báo việc hoãn phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA), một số nhà quan sát trong nước cho rằng không có hiệp định này cũng không “gây thay đổi gì nhiều” đối với tốc độ phát triển và độ mở của kinh tế Việt Nam.
      Tuy nhiên, hai nhà kinh tế giàu kinh nghiệm phản bác các nhận định kể trên. Chuyên gia Phạm Chi Lan và tiến sĩ Nguyễn Quang A nói với VOA hôm 28/1 rằng Việt Nam vẫn rất cần EVFTA vì “các lợi ích được hưởng rất lớn” và những lợi ích đó “không chỉ là về mặt kinh tế”.
      Cuối tuần qua, một số nhà quan sát Việt Nam không muốn nêu danh tính bày tỏ quan điểm với VOA rằng đất nước này đã có độ mở cửa của nền kinh tế “quá lớn rồi, không còn dư địa nhiều để mở nữa”, vì vậy, khi hiệp định thương mại với EU bị hoãn, dẫn đến việc Việt Nam chậm “nới thêm độ mở”, điều đó cũng không phải là “quá dở”.
      Việt Nam được đánh giá “là một trong những nền kinh tế có độ mở lớn trên thế giới” với tổng kim ngạch thương mại tương đương 200% [tổng sản phẩm quốc nội] GDP, theo lời phát biểu của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại một diễn đàn về hợp tác kinh tế châu Á ở thành phố Bình Dương hồi cuối tháng 11/2018.
      Hoàn toàn không có chuyện là có hay không có [EVFTA] cũng không ảnh hưởng đến nến kinh tế Việt Nam.
      Nhà kinh tế Phạm Chi Lan

      Kamala Harris và California đang tìm cách hạ bệ Trump



      Kamala Harris hiện đang là ứng viên dẫn đầu trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020
      Với một ứng viên hàng đầu trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và chủ tịch Hạ viện chiến thắng trong cuộc chiến đóng cửa chính phủ, California đang hồi sinh.
      Việc thượng nghị sĩ, luật sư Kamala Harris vươn lên vị thế ứng viên Dân chủ dẫn đầu với hy vọng đối đầu với Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 đã nhấn mạnh quyền lực chính trị đang hồi sinh của tiểu bang California.
      Một Thượng nghị sĩ California là một trong những ứng viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của đảng Dân chủ năm 2020.
      Một nữ dân biểu liên bang từ California là chủ tịch Hạ viện.
      Tân thống đốc California là người một trẻ, cấp tiến, hứa hẹn đưa ra giải pháp thay thế cho Nhà Trắng "tham nhũng và bất tài" của Donald Trump.
      "Tiểu bang Vàng" đã phủ màu xanh Dân chủ vững chắc, và các chính trị gia của tiểu bang này đang thể hiện uy lực của họ trên chính trường. Nhưng cơ hội vàng này cũng mang theo nhiều rủi ro cho những người cấp tiến.
      Nước Mỹ của chúng ta


      Hàng ngàn người chứng kiến Kamala Harris tuyên bố tranh cử
      Việc khởi động chiến dịch tranh cử là một chương trình phô trương lực lượng chính trị. Đó là một cơ hội để chứng minh rằng sự hấp dẫn của một ứng cử viên vượt ra ngoài những suy nghĩ trái ngược, những dòng trên một báo cáo gây quỹ, hoặc những nhấp chuột vào một bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội.
      Không có gì thúc đẩy tiềm năng thành công của thùng phiếu hữu hiệu bằng những khuôn mặt trong đám đông cổ vũ.
      Vào một chiều Chủ nhật nắng ấm tại một quảng trường ở thành phố Oakland, California, bà Kamala Harris đưa ra tuyên bố tranh cử tổng thống trước khoảng 20.000 người dự khán.
      "Đây không phải là một thời điểm bình thường, nhưng đây là nước Mỹ của chúng ta", vị thượng nghị sĩ California nói. "Chúng ta không đang chỉ nói đến sự lãnh đạo của đảng và đất nước chúng ta. Nó còn là quyền có được một lãnh đạo đạo đức cho hành tinh này."
      Bài phát biểu của bà, được truyền hình trực tiếp hướng đến khán giả toàn quốc, gồm những hứa hẹn về chăm sóc y tế toàn cầu và chăm sóc trẻ mầm non, học phí đại học sao cho sinh viên không mắc nợ, cắt giảm thuế cho tầng lớp lao động và trung lưu, và hệ thống nhập cư chào đón người tỵ nạn và mở đường cho một số di dân không có giấy tờ trở thành công dân Mỹ.
      Không phải ngẫu nhiên mà bà Harris chọn thành phố phía bắc California để khởi động chiến dịch tranh cử trong lúc bà mới chỉ phục vụ có hai năm đầu trong nhiệm kỳ thượng nghị sĩ ở Washington.
      Vì đây là nơi bà Harris được sinh ra và có bố mẹ là người nhập cư từ Ấn Độ và Jamaica.
      Đó cũng là nơi đầu tiên bà giữ một chức vụ công, với tư cách là phó công tố viên của San Francisco.
      Bà Harris nhấn mạnh rằng, Oakland là nơi bà lần đầu đứng trước một thẩm phán với tư cách là một công tố viên và nói "5 từ sẽ là kim chỉ nam cho cuộc đời tôi" - "Kamala Harris, vì mọi người".
      Và 5 từ này giờ đây cũng là khẩu hiệu chiến dịch tranh cử tổng thống của bà.
      Bà Harris từ đó vươn lên qua các cấp bậc, đầu tiên là công tố viên quận San Francisco và sau đó là bộ trưởng tư pháp tiểu bang California, trước khi có bước chuyển ngoạn mục vào Thượng viện.


      Kamala Harris được mô tả là một ngôi sao đang lên của đảng Dân chủ
      "Thật thú vị khi thấy ai đó từ California, từ vịnh San Francisco, ra tranh cử tổng thống", Daniel Marquis, nha sĩ ở San Francisco, người dẫn con trai 11 tuổi đến tham dự sự kiện, nói.
      "Bà ấy đại diện cho một số giá trị của tôi, một người cứng rắn, có nhiều kinh nghiệm, và là người đã bước đi trên con đường mà tôi đang đi bây giờ, người sẽ chiến đấu và đại diện cho những người như tôi."
      Ajay Bhutoria, thuộc thành phố Freemont, một người dân California, làm nghề cố vấn kinh doanh, từng phục vụ trong ủy ban tài chính quốc gia cho chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của Hillary Clinton nói việc tham dự đông như thế vào hôm Chủ nhật cho thấy mọi người mong mỏi một sự thay đổi như thế nào.
      "California là tiểu bang dẫn đầu về đổi mới và họ đang gửi một thông điệp ngày hôm nay. Bà Harris là một ứng cử viên tuyệt vời." Bhutoria nói thêm rằng trong khi ông vẫn giữ quan điểm cởi mở về người mà ông sẽ hỗ trợ, thì bà Harris là một "ứng cử viên tuyệt vời".
      Tiềm năng của thượng nghị sĩ Harris đã được nhắc đến ở cấp quốc gia ngay cả trước khi bà khởi động chiến dịch tranh cử hôm Chủ nhật trước người hâm mộ tại tiểu bang nhà của mình.
      Người dẫn chương trình tin tức cấp tiến Rachel Maddow gần đây bình luận rằng bà Harris có "cơ hội tốt" để trở thành ứng cử viên Dân chủ năm 2020.
      Một phân tích trên trang web dự báo bầu cử fivethirtyeight.com cho biết bà "trông mạnh mẽ hơn bất kỳ ứng cử viên tiềm năng nào khác".
      Nhà báo chuyên mục của New York Times David Leonhardt viết một bài có tiêu đề đơn giản, "Kamela Harris, ứng cử viên hàng đầu".
      Với một sân chơi rộng lớn - và thực tế là cuộc chạy đua được đề cử đầu tiên còn hơn một năm nữa - những dự đoán kiểu này rất mạo hiểm.
      Còn nhớ, vào thời điểm này năm 2015, nhiều thành viên đảng Cộng hòa đã bận rộn đội cho Jeb Bush vương miện của đảng họ.
      Tuy nhiên, sự đồng thuận hiện giờ là bà Harris đang đứng đầu danh sách - và California là một lý do lớn tại sao.
      California là tiểu bang có sức mạnh gây quỹ khó ai bì. Chỉ trong vòng 24 giờ sau khi tuyên bố tranh cử, bà Harris báo cáo đã quyên góp được số tiền 1,5 triệu đôla, phá vỡ kỷ lục do Thượng nghị sĩ Bernie Sanders thiết lập vào năm 2016.
      Năm ngoái, ủy ban chiến dịch của bà và các tổ chức gây quỹ liên quan đã thu hơn 23 triệu đôla, với sự đóng góp cả triệu đô từ các cá nhân liên quan đến WarnerMedia, Đại học California, một cơ quan Nghệ sĩ Sáng tạo có trụ sở tại Los Angeles và là công ty mẹ của hãng Google khổng lồ.
      Bầu cử sơ bộ của tiểu bang California cũng có một vị trí có ảnh hưởng trong lịch năm 2020, đã chuyển từ tháng 6 sang đầu tháng ba hồi năm 2016.
      Nếu bà Harris có thể tồn tại lâu trong cuộc đua - và dường như chắc chắn bà sẽ có tiền để làm điều đó - vị thượng nghị sĩ này có thể sẵn sàng gặt hái hàng loạt các đại biểu hội nghị đảng Dân chủ ở tiểu bang nhà của mình.
      Một tháng vàng


      Danny Marquis (thứ hai từ trái sang), bên cạnh con trai Gabe, nói Kamala Harris đại diện cho một số giá trị của bà
      Kamala Harris có thể đang tranh cử vị trí cao nhất nước, nhưng thông báo ra ứng cử tổng thống của bà chỉ là viên đá lớn trong một tháng California ở trong đà tiến vững chắc trên sân khấu quốc gia.
      Tháng Giêng này bắt đầu với việc bà Nancy Pelosi, dân biểu liên bang từ San Francisco, tái xuất với tư cách Chủ tịch Hạ viện sau tám năm.
      Sẽ không mất nhiều thời gian để chứng minh vị dân biểu vùng San Franciscan hiện đang nắm giữ bao nhiêu quyền lực, khi bà đối mặt với tổng thống trong trận chiến kéo dài 35 ngày về tài trợ bức tường biên giới và kết quả là chính phủ phải đóng cửa.
      Vào tháng 11, đảng Dân chủ đã chiếm thêm được 40 ghế ở Hạ viện - bảy người từ California, chủ yếu ở nơi trước đây được cho là vùng ngoại ô Los Angeles bảo thủ vững chắc của Quận Cam.
      Một cách khái quát, sự chống đối ông Trump ở California đã làm cho tiểu bang ủng hộ giới thương gia, nơi có nhiều người theo quan điểm xã hội ôn hòa của đảng Cộng hòa thay đổi khuynh hướng.
      "Có một câu nói cũ của Reagan rằng 'Tôi đến từ chính phủ và tôi ở đây để giúp đỡ' là những từ đáng sợ nhất", Bill Whalen, một thành viên tại Viện Hoover nghiêng về bảo thủ của Đại học Stanford nói. "Những từ đó giờ đây không khiến mọi người ở California sợ nữa."
      Lần đầu tiên, tiểu bang lớn nhất nước Mỹ cả về dân số và kinh tế có tiếng nói chính trị đồng nhất.
      Và thông điệp mà tiểu bang này gửi đi hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa bảo thủ kiểu Trump đã thống trị diễn đàn quốc gia trong hai năm qua.
      Vài ngày sau khi khai mạc một Hạ viện Hoa Kỳ do đảng Dân chủ kiểm soát, bà Pelosi đã bay về miền Tây để ngồi một ghế ở hàng ghế đầu trong lễ nhậm chức của thống đốc mới đắc cử của California, ông Gavin Newsom.


      Sacramento, thủ phủ bang California
      Ông Newsom dùng bài diễn văn nhậm chức của mình để đả kích sự "tham nhũng và bất tài" của Nhà Trắng và định vị tiểu bang của mình là đối trọng cấp tiến với nước Mỹ của Donald Trump.
      "Đất nước đang theo dõi chúng ta", ông nói. "Thế giới đang chờ đợi chúng ta. Tương lai phụ thuộc vào chúng ta. Và chúng ta sẽ nắm bắt thời cơ này."
      Bên ngoài lều, tinh thần hào hứng của ông Newsom rất dễ lây lan."
      Tiểu bang California là sự phản kháng đối với chính quyền Trump," giáo viên Andrea Reyna ở San Jose, nói.
      "California có nền kinh tế đứng hàng thứ 5 trên thế giới nhờ có những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, những người lên tiếng cho sự bình đẳng và tự do. Nó mang lại cho chúng tôi một đặc quyền và do đó một trách nhiệm dẫn đầu."
      Sự bùng nổ của California
      Ý tưởng về nghĩa vụ đặc biệt của California với tư cách là một ngọn hải đăng tiến bộ đã thấm nhuần vào các thủ tục nhậm chức tại thủ đô của tiểu bang.
      "Như mọi người đã nói, California là nơi thử nghiệm chính sách tạo ra những kết quả đáng kinh ngạc", Jennifer Granholm, cựu thống đốc bang Michigan hiện đang giảng dạy tại Đại học California - Berkeley, và làm chủ toạ cho lễ nhậm chức của Thống đốc Newsom. "Đây là khoảnh khắc tỏa sáng của California."
      Thật khó để phá đổ những tuyên bố đó ngay bây giờ, vì California - và đảng Dân chủ đang nắm quyền - hiện có trong tay rất nhiều quyền lực.
      Đảng Dân chủ năm 2020


      California là bang có chất lượng sống thuộc hàng top của nước Mỹ
      Tiểu bang California là động cơ thúc đẩy sự phát triển kinh tế kỷ lục của Hoa Kỳ, chiếm một phần 5 tăng trưởng kinh tế của quốc gia kể từ năm 2010. Trong năm 2017, tổng sản phẩm quốc nội của California đã tăng 4,7% - gấp đôi so với tỷ lệ của Hoa Kỳ nói chung.
      Thu nhập bình quân tính theo đầu người đang tăng nhanh hơn bất kỳ tiểu bang nào khác và ngân sách chính phủ của nước này đang có khoản thặng dư hàng tỷ đô la, giúp ông Newsom linh hoạt ban hành các chương trình xã hội mới.
      Whalen nói: "Hãy nghĩ về mọi thứ mà đảng Dân chủ muốn làm ở Washington nhưng không thể - chăm sóc sức khỏe toàn cầu, cho dân nhiều quyền lợi hơn, nhiều quy tắc hơn, nhiều quy định hơn - mà không có phản ứng dữ dội từ một đảng đối lập hoặc công chúng".
      "California thực sự là giấc mơ Dân chủ trong lãnh quyền này và chính quyền Newsom đang thử thách giấc mơ đó."
      Trong bài diễn văn nhậm chức, vị thống đốc vừa được tuyên thệ của California, thật thế, đã nói về những giấc mơ, mặc dù ông gọi những ưu tiên cấp tiến của mình là "giấc mơ California" - về việc làm tốt, giáo dục có phẩm chất và nghỉ hưu trong tình trạng tài chánh thoải mái.
      "Không phải để làm giàu nhanh chóng hay đóng vai chính trên màn ảnh rộng, mà là làm việc chăm chỉ và chia sẻ thành quả", ông Newsom nói. "Để mang lại một tương lai tốt hơn cho những thế hệ mai sau của chúng ta."
      Sau bài phát biểu, Thị trưởng Los Angeles ông Eric Garcetti - người đang suy ngẫm về việc ra tranh cử tổng thống - đã phát huy thêm suy nghĩ của thống đốc.
      "Chắc chắn mọi người ở các tiểu bang khác cũng có những giấc mơ, nhưng không ai nói về giấc mơ Missouri hay giấc mơ Alabama", ông nói.
      "Đây là một nơi độc đáo mà hầu như cả thế giới đều biết, ngay cả khi họ chưa từng đặt chân đến. Họ cảm thấy California ngay lập tức là một ý tưởng và một địa điểm."
      Như thể nhấn mạnh điểm chính trị California và chính quyền Trump đang hướng đến một va chạm ý thức hệ, chỉ vài ngày sau khi lễ nhậm chức của Thống đốc Gavin Newsom, tổng thống, thông qua Twitter, đã đả kích bang này và đe dọa sẽ rút tiền cứu trợ thảm họa cho các nạn nhân về các vụ cháy rừng gây tử vong gần đây của tiểu bang "trừ khi họ có sự chỉnh đốn".
      Thời hoàng kim cho đảng Dân chủ


      Chiến dịch của Jerry Brown hồi năm 1992
      Đảng Dân chủ California có mơ ước lớn - và nói về tiểu bang của họ như một kiểu mẫu cho những tiểu bang còn lại của Hoa Kỳ và thậm chí phần còn lại của thế giới - dường như là điều, theo một số cách nhìn nào đó, không thể tránh khỏi.
      Tiểu bang đáng nể nhất của Hoa Kỳ, được điều hành bởi những người cấp tiến theo đuổi những chính sách tiến bộ, đương nhiên sẽ có định mệnh tạo ra các chính trị gia đầy tham vọng nhằm biến sự thành công của tiểu bang họ thành sự thành công của quốc gia.
      Tuy nhiên, cảm giác không thể tránh khỏi này là một sự biến chuyển tương đối gần đây.
      "California là một nơi ngộ nghĩnh," giảng viên UCLA và cựu phóng viên của Los Angeles Jim Newton nói. "Bạn không cần phải nhìn lại quá xa để thấy khi đây còn là một tiểu bang ủng hộ đảng Cộng hòa đáng tin cậy." Khái niệm tiểu bang này là một pháo đài Dân chủ vững chắc hoàn toàn là một hiện tượng tương đối mới. "
      Trên thực tế, lễ nhậm chức của Thống đốc Newsom đã đánh dấu lần đầu tiên kể từ thập niên 1870, hai thành viên đảng Dân chủ liên tiếp chiếm ngôi biệt thự của thống đốc.
      Bà Kamala Harris là chính trị gia đầu tiên tại California vận động để được đề cử ứng viên là tổng thống của đảng Dân chủ trong một phần tư thế kỷ.
      Một phần lý do cho điều này là thế hệ. Jerry Brown, thống đốc bang California trong tám năm qua, đã ở tuổi 70 trong thời gian cầm quyền thứ hai, sau khi phục vụ hai nhiệm kỳ vào những năm 1970 và đầu thập niên 80. Ông đã từng tranh cử tổng thống ba lần, vào năm 1976, 1980 và 1992, và tham vọng quốc gia của ông đã mờ đi từ lâu.
      Bà Dianne Feinstein, thượng nghị sĩ kỳ cựu của California, ở độ tuổi 80, và người tiền nhiệm của bà Harris, Barbara Boxer, không bao giờ tỏ ra quan tâm đến việc chạy đua vào Nhà Trắng.
      Với một lớp thành viên mới của đảng Dân chủ lên nắm quyền xuất hiện những tham vọng mới.
      Nhưng còn hơn thế nữa. Trong suốt ba thập kỷ qua, California có một nền kinh tế lúc này lúc khác. California bị tàn phá bởi suy thoái kinh tế đầu những năm 1990, sự sụp đổ bong bóng của công nghệ năm 2002 và cuộc suy thoái lớn năm 2008.
      "Năm 2010, đa số giới quan sát cho rằng California sẽ có cùng chung số phận của Hy Lạp; rằng đó là điều không thể tránh được", Newton nói. "Mọi người tranh luận công khai đặt câu hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu một tiểu bang quy mô như California tuyên bố phá sản. Nó được gọi, theo đúng nghĩa đen, một tiểu bang thất bại."
      Một phần lý do khiến California phải chịu đựng quá nhiều tổn thất trong thời kỳ suy thoái kinh tế là do tiểu bang phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập và thuế doanh nghiệp như một nguồn lợi tức. Khi người dân và các tập đoàn kiếm được ít tiền hơn, các kho bạc một thời chật ních của chính phủ nhanh chóng biến mất.
      Và vì vậy, trong khi đảng Dân chủ California đang quảng bá những cơ hội mà California có thể đưa ra như một mô hình thành công cấp tiến, thì mặt trái của cơ hội này là sự nguy hiểm. Nếu California thất bại - nếu nó lại rơi vào tình trạng kinh tế trì trệ - nó sẽ nhanh chóng trở thành một câu chuyện cảnh báo của giới bảo thủ thay vì ngọn đèn soi đường cho sự cấp tiến.
      Con ma Xám


      Một nhà hàng bỏ hoang tại Salton City năm 2007
      Trong một hàng ghế đầu trong lễ nhậm chức của Thống đốc Newsom, giống như một bóng ma của tham vọng tổng thống vừa qua, là một người đàn ông cho chúng một ví dụ điển hình về việc vận may của California có thể thay đổi nhanh như thế nào.
      Đảng viên Dân chủ Gray Davis được bầu làm thống đốc tiểu bang California vào năm 1998, đánh bại một đảng viên Cộng hòa nắm giữ chức vụ này kéo dài từ cuối giai đoạn nắm quyền đầu tiên của ông Jerry Brown vào năm 1982. Tiểu bang Vàng - the Golden State - lúc ấy đang bùng nổ, và chi tiêu của chính phủ tăng vọt. Thống đốc kém mạnh dạn Davis thậm chí đã được nhắc đến như là một ứng cử viên tổng thống trong tương lai.
      Tuy nhiên, ngay sau khi ông Davis tái đắc cử năm 2002, sự sụp đổ của thời đại 'dotcom' đã làm cho nền kinh tế của California trở nên tồi tệ.
      Doanh thu giảm mạnh, và những nỗ lực của ông Davis để tăng lệ phí của tiểu bang để bù đắp đã dẫn đến một cuộc nổi loạn của cử tri, kết thúc trong cuộc bầu cử năm 2003 và thay thế ông bằng diễn viên chuyển thành chính trị gia Arnold Schwarzenegger.
      Sau khi Thống đốc Newsom phát biểu, cựu Thống đốc Davis đã suy gẫm về kinh nghiệm của mình.
      "Các cuộc suy thoái có thể biến khoản thặng dư ngân sách $ 15 hoặc $ 20 tỷ nhanh chóng thành một thâm hụt $ 15 hoặc $ 20 tỷ," ông nói.
      "Tôi nghĩ rằng [Mr Newsom] đánh giá cao tất cả những nỗ lực vất vả và những quyết định khó khăn dẫn đến sự thặng dư ngân sách phi thường này và tôi không nghĩ ông ấy muốn trở thành người phung phí ngân quỹ đó."
      Đã đang có một số lớp lót tối trong những đám mây bạc của sự thịnh vượng của California. Lợi nhuận - và định giá cổ phiếu - đối với các công ty cao cấp ở Thung lũng Silicon như Apple, Facebook và Tesla đều giảm.
      Giá bất động sản, đã tăng vọt, đang bắt đầu dịu xuống. Và tại các khu vực đô thị lớn nơi giá nhà chưa sụt, các gia đình thuộc tầng lớp lao động từ lâu đã phải ra khỏi những ngôi nhà và khu phố mình muốn ở.
      Trong khi tiểu bang California dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế, nó cũng đứng ngang với Louisiana và Florida về tỷ lệ người nghèo cao nhất ở Mỹ, ở mức 19%. Hơn 130.000 người California là người vô gia cư, với Los Angeles chỉ đứng sau thành phố New York trong số các thành phố của Hoa Kỳ.
      "Đó là một câu chuyện phức tạp," Whalen nói. "Tôi có thể đưa bạn đến các vùng của California và bạn sẽ yêu nó. Nhưng cũng có vấn đề với thiên đường màu xanh."
      Nếu nền kinh tế chùn bước, những vấn đề mà Whalen gợi ý - tình trạng vô gia cư, thiếu chăm sóc y tế đầy đủ, thành phố quá đông dân và giao thông kẹt cứng, và phẩm chất giáo dục công không đồng đều - sẽ trở nên tồi tệ hơn khi tiền cạn dần.
      Rủi ro và phần thưởng


      Apple store tại San Francisco
      Thách thức của giới cấp tiến trong những tháng tới sẽ là việc tìm cách thực hành những ưu tiên của họ về chăm sóc sức khỏe, môi trường, giáo dục và nhập cư trong khi bảo vệ tiểu bang khỏi sự suy thoái không thể tránh khỏi của chu kỳ kinh doanh.
      Thành công hay thất bại của họ rõ ràng sẽ tác động đến tham vọng quốc gia của những người đàn ông như ông Newsom và ông Garcetti, nhưng ngay cả bà Harris - người mà chiến dịch tranh cử tổng thống sẽ cố gắng tạo ra một mạng lưới rộng hơn - có thể sẽ bị mờ nhạt.
      Chưa gì mà Thượng nghị sĩ Kamala Harris đã bị chỉ trích về thời gian làm bộ trưởng Tư pháp của tiểu bang và một công tố viên của thành phố San Francisco, trong thời gian đó các nhà phê bình nói rằng bà không ủng hộ đủ những cải cách tư pháp hình sự.
      Nếu chế độ Dân chủ ở California, nơi bà Harris gần đây là một thành phần, giám sát một vụ đắm tàu ngân sách trong năm tới, sẽ rất khó để chiến dịch tranh cử tổng thống của bà nổi lên mà không bị thương tích.
      Whalen không nghĩ rằng đảng Dân chủ cho thể cáng đáng những nhiệm vụ này. Mặt khác, giáo sư Newton của UCLA coi đây là thách thức và cơ hội lớn nhất của đảng.
      "Sẽ có một sự suy thoái, và cách Newsom giải quyết tình trạng đó thực sự sẽ giúp gửi thông điệp về việc liệu tiểu bang này có gì khác biệt hay tốt hơn hầu hết những tiểu bang khác trong việc thúc đẩy chu kỳ kinh doanh đi lên", ông nói.
      Và ngay cả khi mọi thứ ổn định, các thành viên đầy tham vọng của Đảng Dân chủ California - trong đó có bà Harris, ông Garcetti, ông Newsom và những người khác - sẽ phải chứng minh rằng tiểu bang Vàng của họ thực sự là một mô hình có thể áp dụng cho toàn quốc.
      "Để tiểu bang này có ý nghĩa ngoài việc bầu ra các nhà lãnh đạo cấp tiến" Newton nói, "California phải cho thấy rằng có một cái gì đó khác biệt có thể cụ thể hoá giữa việc việc sống dưới chính phủ này so với việc sống dưới chính phủ Trump.
      "Nếu đây là một tiểu bang có thể quản lý sự giàu có, có thể xử lý sự suy thoái, có thể cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, có thể chào đón người nhập cư vào thời điểm mà phần còn lại của đất nước không chắc chắn về điều đó, thì đó là những sự khác biệt thực sự."
      Trong những tháng ngày tới, sự khác biệt này của giới cấp tiến sẽ được đưa vào thử nghiệm - ở California và trong số các cử tri chính của đảng Dân chủ trên khắp Hoa Kỳ.
      Anthony Zurcher

      Powered by Blogger.