Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đọc báo Pháp – 11/05/2020

Monday, May 11, 2020 // ,
Đọc báo Pháp – 11/05/2020

Covid-19: Pháp vừa giải tỏa vừa lo – Anh Vũ

Sau 8 tuần được đặt trong tình trạng phong tỏa phòng chống dịch Covid-19, hôm nay 11/05 là một ngày đặc biệt, nước Pháp bắt đầu gỡ bỏ một phần các biện pháp hạn chế hoạt động đời sống thường nhật. Một giai đoạn mới mở ra với người dân Pháp trong tâm trạng vừa thở phào nhẹ nhõm nhưng lại không ít lo lắng, thận trọng và hoài nghi.
Nhưng đó mới chỉ là giai đoạn 1 kéo dài 3 tuần của cả tiến trình giải tỏa hoàn toàn mà điểm kết thúc phụ thuộc vào diễn tiến tình hình dịch, không ai có thể nói trước điều gì. Có thể thấy không khí ngày dỡ bỏ phong tỏa của nước Pháp ở khắp các trang báo ra hôm nay.
Le Monde chạy tựa « Dỡ phong tỏa : những bất trắc của ngày 11/05 ». Có thể nói cuộc chiến chống Covid-19 đặt nước Pháp trước thách thức chưa từng có, và giờ đây giai đoạn thoát khỏi vòng phong tỏa do virus corona cũng đang đặt ra rất nhiều thử thách mới cho mọi người dân cũng như chính phủ Pháp. Le Monde nhận định, giai đoạn giải tỏa thực sự sẽ phải là từ ngày 02/06. Đây vẫn chỉ là giai đoạn khởi động, thăm dò. Từ nay đến khi đó, « mọi người vẫn như đi trên trứng với nỗi ám ảnh làm sao không để dịch bùng lên một lần nữa ». Các chỉ số về mức độ virus lây lan và mật độ bệnh nhân ở nhiều vùng đông bắc vẫn còn đáng lo ngại.
Với chính phủ, Le Monde ghi nhận « việc dỡ bỏ phong tỏa lần này đang diễn ra dưới sức ép của dư luận ». Chính phủ đang cân bằng việc trở lại với tự do, khôi phục hoạt động đời sống xã hội với cuộc chiến chống dịch. Một mục tiêu không dễ thực hiện khi mà ngay từ đầu dịch, các quyết định của chính phủ luôn tỏ ra chậm hơn so với thực tế.
Nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa lớn ngắn gọn nhưng nhiều hàm ý : « Một thời kỳ mới ». Tờ báo ghi nhận : « Pháp bước vào việc dỡ phong tỏa rủi ro cao ». Trên phương diện y tế, thì đây là bước đi đầy nguy hiểm. Cho đến giờ, dịch bệnh đã làm 26 nghìn người chết và Pháp là nước bị dịch nặng thứ 5 thế giới. Hiện tại, vẫn còn 4 vùng lớn ở khu vực đông bắc đất nước vẫn là những vùng đỏ, tức là những điều kiện y tế, bệnh dịch vẫn còn rất căng thẳng. Mặc dù vậy, trước việc phải khẩn cấp khôi phục hoạt động đời sống kinh tế, chính phủ vẫn phải giải tỏa hoạt động cho đất nước. Trên phương diện chính trị, quyết định này là một trắc nghiệm cho tổng thống Emmanuel Macron, trong lúc mà chính phủ của ông đang bị chỉ trích nhiều trong việc xử lý khủng hoảng dịch.
Giữa rủi ro không tránh được và đòi hỏi cấp bách bảo vệ người dân Pháp, đang lo lắng cả về đời sống kinh tế cũng như y tế, tổng thống Emmanuel Macron phải « đặt cược lớn ». Theo Les Echos, đại đa số người dân pháp vẫn rất lo lắng vì dịch bệnh thì vẫn chưa khống chế được, chưa có thuốc chữa hay vắc xin. Họ còn lo lắng về vố số vấn đề đặt ra khi dỡ phong tỏa trong bối cảnh đang rất mất lòng tin với việc xử lý khủng hoảng dịch của chính phủ.
Đại đa số dân Pháp mất niềm tin vào chính quyền
Về lòng tin của dân vào chính phủ trong xử lý dịch, Le Figaro so sánh Pháp với các nước châu Âu qua những con số thăm dò dư luận. Tờ báo cho biết : « Về dịch virus corona : Người Pháp vô địch châu Âu về ngờ vực chính quyền». Theo một nghiên cứu của Viện thăm dò dư luận Odoxa thực hiện cho Le Figaro, « trong lúc mà đa số người dân châu Âu đánh giá chính phủ của họ đã hành động đúng tầm với tình hình trong cuộc khủng hoảng virus corona thì 66% người Pháp lại nghĩ ngược lại. Chỉ có 34% dân Pháp tỏ ra ủng hộ hành động của chính phủ ». Đi vào chi tiết, Le Figaro cho biết thêm : « Xung quanh vụ khủng hoảng y tế này, 75% dân Pháp cho rằng chính phủ đã không nói ra sự thật. 74% cho rằng chính phủ đã không đưa ra những quyết định tốt vào đúng thời điểm. ¾ dân chúng còn thấy chính quyền đã không làm những việc cần thiết để hỗ trợ các bệnh viện và nhân viên y tế ».
Vẫn theo thăm dò dư luận trên, dù việc phong tỏa đã được đại đa số người dân châu Âu cũng như Pháp thực hiện tốt, nhưng cũng không ít người lo lắng về việc ra khỏi phong tỏa cùng các hệ quả của nó. Có 35% dân Pháp cho biết không muốn dỡ bỏ phong tỏa từ ngày 11/05, chủ yếu là vì lý do y tế. Trong khi đó, 28% lo sợ bị mất việc làm trong tháng tới. Tại Pháp, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao đi kèm với sự mất lòng tin báo hiệu một cuộc khủng hoảng xã hội mới. Tổng thống Pháp đang đứng trước một thách thức khác là « hậu khủng hoảng ». Thực thi giải tỏa mới bắt đầu nhưng đã có dấu hiệu nguy hiểm cho chính phủ, Le Figaro kết luận.
Rủi ro chính trị không thể tránh
Cùng chung nhận định với Le Figaro, nhật báo Libération cũng nhìn thấy những rủi ro về chính trị cho chính phủ. Tờ báo nhận xét : « Từ gần 2 tháng qua, mọi điều tra dư luận đều khẳng định đa số dân Pháp chỉ trích nghiêm khắc hành động của chính phủ, đánh giá chính quyền không đủ khả năng xử lý hiệu quả việc ra khỏi phong tỏa. Không có chính phủ nào ở châu Âu phải đối mặt với thái độ như vậy của người dân ». Đối với hơn 2/3 dân chúng, chính phủ đã không giữ lời hứa, sẽ vẫn còn thiếu khẩu trang, các cơ quan y tế sẽ không đủ phương tiện để thực hiện hàng trăm nghìn xét nghiệm như đã thông báo ? Những ngày tới sẽ cho thấy người dân đúng hay sai ? Đó chính là thách thức chính trị của quá trình dỡ phong tỏa này.
Libération ghi nhận, ra khỏi phong tỏa, nước Pháp « trở lại với trạng thái không bình thường ». Tờ báo thiên tảví giai đoạn giải tỏa này chỉ là hưu chiến cho những người bị phong tỏa. Người dân ra khỏi các biện pháp phong tỏa với vô số sự đề phòng, mọi hoạt động trở lại nhưng vẫn trong những điều kiện thận trọng nhất. Tờ báo ghi nhận « dẫu sao thì tất cả mọi người đều cảm nhận như được giải phóng », dù mới chỉ có được một nửa tự do.
Không bàn về chính trị mà tập trung vào góc độ xã hội, La Croix dành gần hết các trang báo để thu thập cảm nhận của 100 người về trải nghiệm họ đã sống trong vòng phong tỏa. Hầu hết mọi người đều lưu lại những kỷ niệm đẹp, những giá trị về tình đoàn kết, quý trọng hơn giá trị của cuộc sống trong những ngày tháng sống trong vòng vây hãm của bệnh dịch. Bên cạnh đó tờ báo cũng đăng 10 lời khuyên thiết thực nhất cho mọi người để phòng chống Covid -19 và trở lại với cuộc sống bình thường được an toàn nhất.
Covid-19 : Môi trường cho lang băm hành nghề ?
Cũng liên quan đến những lời khuyên bảo phòng dịch virus corona, Le Figaro giới thiệu bài viết với tựa đề : « Covid-19, cánh cửa vào cho đủ mọi niềm tin sai lầm về sức khỏe ». Bài báo nhắc lại : « Tổng thống Mỹ Donald Trump thì gợi ý tiêm javel, một bác sĩ Pháp thì kê đơn thứ đồ uống có ga Schweppes, tổng thống Madagascar thì quảng bá liều thuốc phòng virus corona chế từ cây ngải … Đại dịch Covid-19 như là cơ hội nảy ra vô số những cách điều trị điên khùng nhất ». Điều nguy hại là một số bài thuốc còn gây nguy hiểm chết người. Như tại Iran, từ tháng 2 đến tháng 4, theo AP, đã có 700 người chết vì uống cồn phòng Covid-19. Tại Ấn Độ, một dược sĩ làm việc trong một công ty chuyên về liệu pháp thực vật đã tử vong và ông chủ thì nhập viện vì đã uống thử thuốc trị bệnh Covid-19 do họ tự chế.
Hiện tượng này đã lan rộng khiến Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã phải lên danh mục các bài thuốc bậy bạ chống Covid-19 để cảnh báo công chúng. Gần đây, trên các mạng xã hội, Facebook, Youtube hay những diễn đàn lại xuất hiện nhiều lời khuyên không hề có cơ sở như : cho thêm ớt vào canh, xịt nước javel lên người, uống rượu, tắm nóng, ăn tỏi hay nhịn ăn để phòng chống virus corona … Có những lời khuyên vô hại nhưng điều nguy hiểm là những lời kêu gọi đó lôi kéo mọi người bỏ rơi những khuyến cáo y tế phòng dịch hữu hiệu khác như rửa tay, giữ khoảng cách …
Theo các chuyên gia, vì có rất nhiều điều còn mù mờ cũng như tâm lý hoang mang về virus corona nên cũng dễ hiểu là mọi người dễ tin vào những điều gọi là « giải pháp đơn giản », trong khi Y học chưa tìm ra cách trị bệnh. Người dân sẽ không tin vào những điều nhảm nhí đó khi đã nắm được cơ sở khoa học để hiểu quá trình truyền nhiễm.
Tia cực tím sát trùng nhanh, hiệu quả với virus corona
Phần cuối mục điểm báo xin dành cho thông tin về phát hiện khá hữu ích cho phòng chống virus corona, đặc biệt trong khi thực hiện dỡ phong tỏa. Các tia cực tím có thể dùng để tẩy trùng, khử virus nhanh. Thông tin được đăng trên Les Echos. Cùng với dỡ bỏ phong tỏa là cuộc chạy đua tìm giải pháp tối ưu để tẩy trùng bề mặt đồ vật, từ bàn ghế, vật dụng nội thất cho đến bên trong các phương tiện công cộng.
Theo tờ báo, một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này đang hình thành nhờ tia cực tím C (UV-C). Loại tia cực tím này có thể diệt các mầm vi khuẩn và virus hiệu quả tới 99,99%, kể cả virus corona chỉ trong vòng từ 5 đến 7 phút. Chính quyền Trung Quốc đã thử dùng phương pháp tẩy trùng này ở Thượng Hải và thấy hiệu quả. Là nơi sinh ra công nghệ UV-C, châu Âu từ ba chục năm nay vẫn dùng tia cực tím C để tẩy trùng nguồn nước, đặc biệt trong các bể bơi để tránh dùng Chlore.
Nhưng ở châu Âu, UV-C chưa bao giờ dùng để tẩy trùng bề mặt đồ vật. Giờ đây, châu Âu bắt đầu cho triển khai công nghệ với thiết bị quét Bio-UV do Pháp chế tạo. Các nhà khoa học Pháp tiếp tục cải tiến công nghệ UV-C để phạm vi sử dụng được mở rộng hơn nữa, không chỉ trong trận dịch này.

tin tổng hợp
(Báo VN) – Đảng Cộng sản Việt Nam họp Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 12 khóa 12 bàn về nhân sự cho khóa 13. 
Theo báo chí trong nước, hội nghị khai mạc hôm nay, 11/05/2020 và kéo dài đến 14/05, bàn phương hướng công tác nhân sự cho khóa tới, phương hướng bầu cử Quốc Hội khóa 15… Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, phát biểu khai mạc. Tiểu ban nhân sự của Ban chấp hành đã hai lần báo cáo phương án công tác nhân sự với Bộ Chính Trị trước khi trình Hội nghị Trung uơng lần này để thảo luận.
(Reuters) – Hơn 200 người biểu tình bị bắt giữ tại Hồng Kông. 
Chính quyền đặc khu hành chính, hôm nay, 11/05/2020, cho biết 230 người đã bị bắt giữ trong một cuộc biểu tình đòi dân chủ vào hôm qua. Theo cảnh sát, những người biểu tình đã tụ tập trái phép và không tôn trọng các biện pháp phòng chống virus corona. Một dân biểu thuộc đảng Dân Chủ Hồng Kông cũng bị bắt giữ.
(Yonhap) – Tin giả, sai lệch về Bắc Triều Tiên có thể làm tổn hại đến quan hệ liên Triều. 
Giáo sư Kim Dong-yeop, thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông, đại học Kyungnam, hôm nay, 11/05/2020, đưa ra lời cảnh báo và nhấn mạnh : Các thông tin sai lệch về Bắc Triều Tiên, những khẳng định vô căn cứ về tình trạng sức khỏe của Kim Jong Un … có thể dẫn đến bế tắc trong quan hệ giữa hai miền, thậm chí có thể gây hỗn loạn trong một khu vực vốn rất nhậy cảm, vì Bắc Triều Tiên là một quốc gia khép kín và có vũ khí nguyên tử.
(AFP) – Covid – Hàn Quốc : 35 ca mới trong vòng 24h, nhiều nhất từ hơn một tháng nay. 
Theo giải thích củaTrung tâm phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc hôm nay, 11/05/2020,đó là do sự xuất hiện của một ổ virus mới, có liên hệ với các hoạt động hội hè ban đêm. Chính quyền xác nhận có 86 trường hợp bị nhiễm virus  mới đây liên quan đến các hoạt động như vậy, đặc biệt là tại Itaewon, một khu phố ăn chơi nổi tiếng ở Seoul. Chính quyền thủ đô Seoul, tỉnh láng giềng Gyeonggi và một thành phố khác, cuối tuần qua, đã ra lệnh đóng của các câu lạc bộ và các quán bar hoạt động về đêm, do sợ một làn sóng Covid-19 lần thứ hai. Chính quyền đang cố tìm ra khoảng 1000 người thường xuyên lui tới các nơi có nguy cơ lây nhiễm cao nói trên.
(NHK) – Dịch Covid-19 : Nhật có thể dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp toàn quốc trước ngày 31/05
Hôm qua, 10/05/2020, bộ trưởng phụ trách chấn hưng kinh tế Nhật Bản thông báo có khả năng chấm dứt « tình trạng khẩn cấp » tại nhiều tỉnh trong số 34 tỉnh, thành phố được đặt dưới « chế độ theo dõi đặc biệt ». Vùng thủ đô Tokyo không nằm trong số các địa phương được nới lỏng. Hôm qua, 22 trường hợp nhiễm virus được ghi nhận tại thủ đô. Tuy nhiên, dịch bệnh có xu hướng giảm nhẹ. Trong 5 ngày liên tiếp, mỗi ngày không có thêm quá 40 ca nhiễm mới.
(AFP) – Nhiều binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc bị thương trong cuộc chạm súng ở bang Sikkim, Ấn Độ. 
Quân đội Ấn Độ, hôm qua, 10/05/2020 cho biết vụ chạm súng ngắn ngủi xẩy ra ngày 09/05, ở khu vực núi Naku La, cao hơn 4.500 mét, phía đông bắc bang Sikkim, giáp biên giới với Bhutan, Nepal và Trung Quốc. Theo một quan chức địa phương, vụ việc sau đó đã được giải quyết qua đối thoại và trao đổi giữa hai bên.
Tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã từng dẫn đến chiến tranh vào năm 1962. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn tuyên bố có chủ quyền đối với khoảng 90 ngàn km vuông hiện do Ấn Độ kiểm soát.
(AFP) – Mỹ : Virus corona xâm nhập Nhà Trắng. 
Số ca tử vong trong ngày 10/05/2020 giảm mạnh, với thêm 776 bệnh nhân qua đời. Từ tháng 3, dịch Covid-19 cướp đi mạng sống của  gần 80.000 người, theo thẩm định của đại học Johns Hopkins. Sau nhiều tuần lễ với số ca tử vong hàng ngày dao động từ trên 1000 đến 2.500, đây là một tín hiệu khả quan.
Trong khi đó, virus corona đang tiến gần vào Nhà Trắng. Phát ngôn viên của phó tổng thống Hoa Kỳ, bà Katie Miller đã bị lây nhiễm. Ba thành viên ban cố vấn y tế của phủ tổng thống Mỹ tự cách ly do có thể đã tiếp xúc với những người bị nhiễm. Trong số này, có bác sĩ Antony Fauci, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Mỹ và cũng là cố vấn chính của tổng thống Trump. Bác sĩ Fauci làm việc từ xa, tránh tiếp xúc tối đa với mọi người trong hai tuần lễ. Về phần phó tổng thống Pence, Nhà Trắng cho biết ông vẫn làm việc bình thường.
(Reuters) – Hải quân Iran tập trận, bắn nhầm làm một 1 thủy thủ thiệt mạng. 
Truyền hình Nhà nước Iran, hôm nay, 11/05/2020 đưa tin, cuộc tập trận diễn ra ở Vịnh Oman và sự cố xẩy ngày hôm qua. Theo hãng tin ISNA của Iran, trong một tàu hộ tống lớp Moudge, đã bắn nhầm hỏa tiễn vào một tàu chiến khác của hải quân Iran. Ngoài một thủy thủ thiệt mạng, còn có nhiều người khác bị thương. Hải quân Iran thường xuyên luyện tập bắn đạn thật tại Vịnh Oman.
(AFP) – Ít nhất 4 thường dân thiệt mạng trong vụ nã pháo vào Tripoli, Lybia, ngày 09/05/2020. 
Theo đại diện Chính phủ đoàn kết dân tộc (GNA) – được Liên Hiệp Quốc công nhận và đóng tại thủ đô Tripoli, lực lượng của thống chế Khalifa Haftar – Quân đội Quốc gia Libya, đóng đô phía đông, đã liên tục nã pháo vào Libya, từ thứ Tư đến Chủ Nhật vừa qua, làm 19 người thiệt mạng, trong đó có 2 cảnh sát. Sân bay Trioli bị hư hỏng nặng. Một trong những cơ sở cung cấp nước cho thành phố cũng bị phá hỏng.

Điểm tin thế giới sáng 11/5:

Dịch Covid-19 bùng phát ở vùng đông bắc Trung Quốc

Lục Du
Chào mừng quý độc giả đến với mục Điểm tin thế giới của Đại Kỷ Nguyên. Bản tin sáng thứ Hai (11/5) của chúng tôi có những tin sau:
Dịch Covid-19 bùng phát ở vùng đông bắc Trung Quốc
Hôm Chủ nhật, giới chức Trung Quốc cho hay ở vùng đông bắc của nước họ có những dấu hiệu cho thấy dịch viêm phổi Vũ Hán bắt đầu bùng phát trở lại, theo Reuters.
Tỉnh Cát Lâm đã bị đưa vào nhóm nguy cơ cao về Covid-19, trong danh sách phân 3 mức nguy cơ, gồm “thấp”, “trung bình” và “cao” mà chính quyền Trung Quốc đặt ra.
Hôm Chủ nhật, quan chức tỉnh Cát Lâm đã nâng mức rủi ro dịch bệnh ở thành phố Shulan từ “trung bình” lên “cao”. Chỉ trước đó ít ngày, mức rủi ro của thành phố này vẫn còn ở trong nhóm “thấp”. Tính tới ngày 9/5 Shulan đã phát hiện 11 trường hợp dương tính với virus Vũ Hán, tất cả những người này đều là thành viên trong một gia đình.
Bắc Kinh tung tài liệu dài phản bác ’24 cáo buộc sai’ của Mỹ
Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra một phản bác dài về những gì họ nói là 24 “cáo buộc phi lý” của một số chính trị gia Hoa Kỳ đối với phản ứng của Bắc Kinh trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán, theo bản tin hôm Chủ nhật của SBS News.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào tối thứ Bảy đã đưa lên trang web của mình một tài liệu dài 30 trang, 11 ngàn từ, với nội dung phản bác lại các tuyên bố của quan chức Mỹ.
Cơ quan ngoại giao của chính quền Trung Quốc đã dành hầu hết các cuộc họp báo trong tuần qua để bác bỏ các cáo buộc của các chính trị gia Hoa Kỳ, đặc biệt là Ngoại trưởng Mike Pompeo, rằng Trung Quốc đã che đậy sự thật về dịch Covid-19 và nCoV có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán.
Anh dần nới lỏng phong tỏa
Thủ tướng Anh Boris Johnson, hôm Chủ nhật, nói rằng nước ông sẽ không ngừng ngay lập tức việc phong tỏa chống dịch viêm phổi Vũ Hán mà sẽ thực hiện các biện pháp nới lỏng từ từ, cho dù dịch bệnh đã lắng xuống sau 7 tuần người dân bị xiết chặt các hoạt động đi lại, theo Reuters.
“Tuần này không phải là thời điểm để kết thúc một cách đơn giản việc phong tỏa”, ông Johnson nói trên truyền hình. “Thay vào đó, chúng tôi đang thực hiện các bước cẩn thận đầu tiên để thay đổi các biện pháp [chống dịch] của mình”.
Từ thứ Hai, những người không thể làm việc ở nhà sẽ được khuyến khích tích cực đi làm, và từ thứ Tư, mọi người sẽ được phép tập thể dục ngoài trời không giới hạn miễn là họ tuân thủ các nguyên tắc cách ly xã hội, ông Johnson cho biết thêm.
Mặc dù dịch Covid-19 ở Anh đã suy yếu nhưng theo thống kê của Worldometers, tính tới sáng 11/6, nước này vẫn có thêm 3.923 người nhiễm bệnh mới sau 24 giờ, đưa tổng số bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán ở Anh lên 219.183 người, trong đó có 31.855 người đã tử vong, tăng 268 ca tử vong so với một ngày trước.
Người biểu tình Hồng Kông tái xuất
Hôm Chủ nhật, các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông đã phát động một cuộc tuần hành chớp nhoáng để kêu gọi độc lập và yêu cầu các lãnh đạo không được lòng dân ở đặc khu từ chức. Để kiểm soát người biểu tình, cảnh sát đã bám sát họ qua khắp các con phố và tuyến đường của hòn đảo, AFP đưa tin.
Các cuộc biểu tình nhỏ đã nổ ra tại ít nhất tám khu vực của Hồng Kông trong suốt buổi chiều ngày Chủ nhật. Có ít nhất 3 vụ bắt giữ đã xảy ra. Kể từ khi tình hình dịch bệnh ở Hồng Kông lắng dịu vào tháng trước, các cuộc biểu tình nhỏ như thế này đã bắt đầu xuất hiện trở lại.
“Đây chỉ là một sự khởi động, phong trào phản kháng của chúng tôi cần phải bắt đầu lại”, một sinh viên đại học nói với AFP. “Đó là một dấu hiệu cho thấy phong trào đang trở lại với cuộc sống. Tất cả chúng tôi cần phải thức dậy ngay bây giờ”.
Mali: Trúng bom, 3 nhân viên gìn giữ hòa bình thiệt mang
Ba nhân viên gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc đã thiệt mạng và bốn người bị thương nặng sau một vụ nổ từ những quả bom được gài ở khu vực phía bắc của Aguelhok, Mali, Liên Hợp Quốc cho biết thông tin hôm Chủ nhật, theo Reuters.
Mahamat Saleh Annadif, người đứng đầu lực lượng gìn giữ hòa bình ở Mali, nói: “Chúng tôi sẽ huy động tất cả các nỗ lực để xác định và bắt những kẻ chịu trách nhiệm về các hành vi khủng bố này, để họ phải đền tội cho những tội ác của họ”.

Điểm tin thế giới chiều 11/5:

Tên lửa Iran bắn nhầm tàu hỗ trợ

gây nhiều thương vong;

Venezuela đổi 9 tấn vàng lấy dầu

Triệu Hằng
Mục Điểm tin thế giới chiều thứ Hai (11/5) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin sau:
Tên lửa Iran bắn nhầm tàu hỗ trợ gây nhiều thương vong
Một sự cố hy hữu đã xảy ra, hải quân Iran trong một cuộc tập trận ở Vịnh Oman hôm Chủ nhật (10/5) đã bắn tên lửa trúng tàu hỗ trợ của chính họ, làm chết 19 thủy thủ Iran và làm bị thương 15 người, hãng tin AP dẫn truyền thông Iran đưa tin ngày 11/5.
Konarak, một tàu hỗ trợ lớp Hendijan, đang tham gia cuộc tập trận ngày 10/5, đã ở vị trí quá gần mục tiêu. Truyền thông Iran nói tên lửa vô tình bắn trúng tàu.
Bloomberg: Venezuela đổi 9 tấn vàng lấy dầu
Một nhà tài chính bị Hoa Kỳ cáo buộc đã giúp Venezuela giao dịch vàng đổi lương thực với Thổ Nhĩ Kỳ đang giúp chính quyền Maduro dàn xếp một vụ đổi chác tương tự với Iran liên quan đến các sản phẩm xăng dầu, 7 nguồn thạo tin cho biết với tờ Bloomberg.
Theo hai nguồn tin cho biết, Alex Nain Saab Moran, một người Colombia mà chính quyền Mỹ coi là một trong những người quyền lực nhất ủng hộ chế độ Nicolas Maduro, đã đi đến Tehran cùng các giám đốc điều hành cấp cao của Công ty dầu mỏ Venezuela vào tháng trước. Đây là một phần trong thỏa thuận mà theo đó Iran gửi phụ gia xăng dầu, các bộ phận và kỹ thuật viên đến quốc gia Nam Mỹ để đổi lấy vàng.
Theo Bloomberg, chính quyền Venezuela đã chất khoảng 9 tấn vàng, trị giá khoảng 500 triệu USD, lên những chiếc máy bay vận tải của Mahan Air. Flight có căn cứ ở Tehran.
Hồng Kông bắt giữ hơn 200 người biểu tình
Truyền thông Hồng Kông hôm 11/5 đưa tin, chính quyền đặc khu đã bắt giữ 230 người trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào cuối tuần qua, sau một cuộc biểu tình đơn lẻ ở một trung tâm mua sắm.
Hàng trăm cảnh sát chống bạo động đã được triển khai để giải tán những người biểu tình hôm 10/5. Cảnh sát cho biết, những người bị bắt giữ trong độ tuổi từ 12 đến 65.
Arhentina: Sụt lún bờ sông Parana gây gián đoạn xuất khẩu ngũ cốc
Những tàu vận chuyển hàng từ Rosario, trung tâm ngũ cốc của Argentina, đang phải giảm bớt tải trọng trên các chuyến hàng của họ khi qua sông Panama, sau khi bờ sông sụt lún gây trở ngại cho tàu bè qua lại, Reuters dẫn tin từ các nhà xuất khẩu cho biết ngày 11/5.
Những tàu vét bùn đang hoạt động ở khu phức hợp Rosario, phía nam Parana, nhằm phục hồi độ sâu cần thiết của vùng nước cho hoạt động xuất khẩu được lưu thông. Hiện chưa biết khi nào các hoạt động vận chuyển ngũ cốc trên tuyến đường này trở lại bình thường.
Trung Quốc: Doanh số bán xe chở khách giảm
Doanh số bán lẻ xe ô tô chở khách Trung Quốc đã giảm 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 1,43 triệu xe, hãng tin Reuters dẫn nguồn Hiệp hội xe khách Trung Quốc (CPCA) cho biết ngày 11/5.

Powered by Blogger.