Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin khắp nơi – 11/05/2020

Monday, May 11, 2020 6:55:00 PM // ,

Tin khắp nơi – 11/05/2020

Phó TT Pence sẽ đến Nhà Trắng làm việc bình thường dù trợ lý bị nhiễm Covid-19

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence hiện không cần phải cách ly và dự định đến Nhà Trắng đi làm bình thường vào thứ Hai (11/05), Reuters dẫn lời một phát ngôn viên cho biết hôm Chủ nhật (10/05). Mặc dù trước đó truyền thông cho biết ông Pence đã tự cách ly sau khi một phụ tá của ông dương tính với Covid-19.
Ông Devin O’Malley, phát ngôn viên của ông Pence, cho biết trong một tuyên bố: “Phó Tổng thống Pence sẽ tiếp tục thực hiện theo lời khuyên của Nhóm Y tế Nhà Trắng và không phải cách ly.”
“Hơn nữa, Phó Tổng thống Pence đã xét nghiệm mỗi ngày và kết quả đều âm tính, ông sẽ có mặt tại Nhà Trắng vào ngày mai,” tuyên bố cho biết thêm.
Chính quyền Tổng thống Trump không có kế hoạch giới hạn tiếp xúc giữa Phó Tổng thống Pence và Tổng thống Donald Trump, một người thân cận cho Reuters biết hôm 10/05, dù có những lo ngại gia tăng về sự lây lan của Covid-19 trong Nhà Trắng.
Hôm 08/05, ông Trump nói với các phóng viên rằng bà Katie Miller, một phát ngôn viên của ông Pence, đã dương tính với Covid-19, một ngày sau khi có tin loan rằng người phục vụ riêng của ông Trump cũng đã dương tính với virus này.
Ông Trump cho biết bản thân ông trước đó không tiếp xúc với người nữ phát ngôn, người này đồng thời là vợ của cố vấn cấp cao Nhà Trắng Stephen Miller, nhưng bà có tiếp xúc với phó tổng thống Pence.
Hôm 10/05, một phóng viên của hãng tin Bloomberg viết trên Twitter rằng ông Pence đang tự cách ly ngoài Nhà Trắng sau khi trợ lý của ông dương tính Covid-19. Còn đài NBC News loan tin rằng vào cuối tuần ông Pence “tự giới hạn tiếp xúc” với những người khác.
https://www.voatiengviet.com/a/ptt-pence-se-den-nha-trang-lam-viec-binh-thuong-du-tro-ly-bi-nhiem-covid-19/5414579.html

Phó tổng thống Mỹ, Pence tự cách ly

sau khi thư ký báo chí của ông nhiễm viêm phổi Vũ Hán

Bình luậnMinh Dũng
Phó Tổng thống Mike Pence đã tự cách ly khỏi Nhà Trắng sau khi thư ký báo chí của ông, bà Katie Miller được chẩn đoán nhiễm viêm phổi Vũ Hán hôm 8/5, Một phát ngôn viên cho biết ông sẽ trở lại làm việc tại Nhà Trắng vào thứ Hai, theo thông tin từ Bloomberg.
Ông Pence đã không tham dự một cuộc họp tại Nhà Trắng vào thứ Bảy (9/5) với Tổng thống Trump và các quan chức quân sự hàng đầu khác.
Tổng thống Donald Trump nói với các phóng viên hôm thứ Sáu (8/5) rằng phát ngôn viên của ông Pence, Katie Miller, đã có xét nghiệm dương tính với virus này, một ngày sau khi có tin rằng người phục vụ cá nhân của ông Trump cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với virus viêm phổi Vũ Hán.
Ông Trump cho biết bản thân ông không tiếp xúc gần với bà Katie Miller. Bà Katie Miller kết hôn với cố vấn cấp cao Nhà Trắng Stephen Miller, nhưng bà làm việc với Phó tổng thống.
Ông Pence đã nhiều lần thử nghiệm âm tính với virus viêm phổi Vũ Hán, kể cả sau khi tự cách ly vào hôm 10/5.
Phát ngôn viên của Phó tổng thống Pence, ông Devin O’Malley cho biết hôm 10/5: “Phó tổng thống Pence sẽ tiếp tục làm theo lời khuyên của Đội ngũ Y tế Nhà Trắng và không phải tự cách ly. Ngoài ra, hàng ngày Phó Tổng thống Pence đều có xét nghiệm âm tính và dự định sẽ có mặt tại Nhà Trắng vào ngày mai”.
Ông Pence là thành viên mới nhất và cao cấp nhất trong Tổ chuyên trách ứng phó với virus corona của Nhà Trắng phải thực hiện cách ly xã hội.
Phó tổng thống Pence trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng (Official White House Photo by Shealah Craighead)
Trước đó, cố vấn y tế Nhà Trắng, bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc CDC Robert Redfield và Giám đốc FDA Stephen Hahn đều phải thực hiện một số hình thức tự cách ly sau khi tiếp xúc với một phụ tá Nhà Trắng bị nhiễm virus này.
Trước đó, các quan chức Nhà Trắng cho biết, trong những ngày sắp tới hai vị Tổng thống và Phó Tổng thống Hoa Kỳ sẽ được kiểm tra hàng ngày. Trước đây, họ đã được xét nghiệm hàng tuần.
Ông Pence cũng nói thêm rằng những người tiếp xúc với Tổng thống Trump cũng sẽ được kiểm tra mỗi ngày.
Trước đó, vào hồi tháng Ba, một nhân viên khác làm việc cho ông Pence cũng đã được xác nhận xét nghiệm dương tính với virus.
Từ tháng trước, Nhà Trắng đã bắt đầu thực hiện xét nghiệm đối với bất kỳ cá nhân nào có tiếp xúc gần với Tổng thống hoặc Phó Tổng thống.
Tính đến hôm nay (11/5) Mỹ là quốc gia được báo cáo có nhiều ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán nhất với hơn 1,3 triệu ca, trong đó có gần 80.000 ca tử vong.
Minh Dũng
https://www.ntdvn.com/the-gioi/pho-tong-thong-my-pence-tu-cach-ly-sau-khi-thu-ky-bao-chi-cua-ong-nhiem-viem-phoi-vu-han-36489.html

Tổng Thống Trump tuyên bố chính phủ sẽ bắt đầu

mua sữa, thịt và nông sản từ nông dân trong nước

Vào hôm thứ bảy (9 tháng 5), Tổng Thống Trump tuyên bố chính phủ Hoa Kỳ sẽ bắt đầu chương trình mua 3 tỷ mỹ kim sữa, thịt và nông sản từ nông dân và chủ trang trại vào đầu tuần tới. Trước bối cảnh đại dịch coronavirus làm gián đoạn chuỗi cung ứng trên toàn quốc, nông dân đã buộc phải hủy nông sản của họ, cũng như đổ sữa và vứt bỏ các mặt hàng không thể để lâu. Giá cả và nhu cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp đã giảm mạnh khi toàn quốc tiến hành phong tỏa và nông dân không thể bán sản phẩm họ làm ra.
Trong một tweet đăng trên Twitter, Tổng Thống trump nói rằng khoản tiền 3 tỷ mỹ kim là một phần của chương trình “Farmers to Family Food Box,” nhưng không cung cấp thông tin gì thêm. Tổng thống gần đây đã công bố một chương trình cứu trợ trị giá 19 tỷ mỹ kim được gọi là Chương trình Hỗ trợ Thực phẩm Coronavirus, sẽ cung cấp 16 tỷ mỹ kim cho nông dân và người chăn nuôi và 3 tỷ mỹ kim để mua sản phẩm tươi sống, sản phẩm sữa và thịt để phân phối tại các ngân hàng thực phẩm.
Bên cạnh đó , vào thứ sáu (ngày 8 tháng 5), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã phê duyệt 1.2 tỷ mỹ kim thuộc chương trình “Farmers to Family Food Box.” Người dân Hoa Kỳ có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu thịt sau khi coronavirus buộc một số lò giết mổ lớn nhất phải đóng cửa.
Tổng Thống Trump đã ký một lệnh hành pháp để giữ cho các nhà máy chế biến thịt hoạt động ngay cả khi công nhân tại các cơ sở này nhiễm bệnh. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-tuyen-bo-chinh-phu-se-bat-dau-mua-sua-thit-va-nong-san-tu-nong-dan-trong-nuoc/

Cố vấn thương mại Nhà Trắng: ĐCS Trung Quốc

 đã ‘hủy hoại’ nền kinh tế Mỹ chỉ trong 60 ngày

Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro hôm qua đã tuyên bố rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã hủy hoại nền kinh tế Mỹ chỉ trong 60 ngày do cách xử lý của đảng này đối với sự bùng phát virus Corona Vũ Hán.
Nói chuyện với người dẫn chương trình của Fox News Maria Bartiromo vào Chủ nhật (10/5), ông Navarro đã giải thích cách mà ĐCSTQ tham gia che giấu sự bùng phát virus và cho phép nó lây lan bằng cách tiếp tục cho mọi người từ Trung Quốc đi du lịch đến khắp các nơi trên thế giới.
“Chúng ta biết rằng bệnh nhân số 0 xuất hiện ở Trung Quốc là vào khoảng giữa tháng 11. Đó là ở Vũ Hán. Chúng ta cũng biết rằng ở tâm dịch có phòng thí nghiệm vũ khí P4, nơi có khả năng là nguồn gốc của virus”, ông Navarro nói.
“Trong hai tháng tiếp theo, chúng ta biết rằng Trung Quốc đã che giấu virus khỏi thế giới đằng sau lá chắn của Tổ chức Y tế Thế giới. Và khi họ làm điều đó, họ đã gửi những chiếc máy bay chở khách bóng bẩy từ Trung Quốc, không phải đến phần còn lại của Trung Quốc từ Vũ Hán, mà đến những nơi như New York và Milan, gieo mầm trên khắp thế giới với những gì sẽ trở thành đại dịch”, nhà kinh tế và tác giả giải thích.
Ông Navarro nói rằng dữ liệu hải quan cho thấy ĐCSTQ cũng đã “hút sạch hầu như tất cả các thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) của thế giới, bao gồm hơn 2 tỷ khẩu trang”, và Trung Quốc “đang ngồi trên kho dự trữ của những gì chúng ta gọi là PPE”, và “trục lợi bằng cách bán lại với giá cao cho một số nước”, trong khi cũng gây áp lực lên một số quốc gia để “phủ nhận việc virus đến từ Trung Quốc, hoặc nói về Đài Loan, hoặc để làm những việc khác”.
“Đó là tóm tắt những gì đã xảy ra. Và điều đó có nghĩa là, vào sáng nay, những người Mỹ chúng ta sẽ không đi nhà thờ bởi vì virus Trung Quốc”, ông Navarro tiếp tục. “Con trai và con gái của người Mỹ sẽ không thể đưa mẹ họ đi ăn trưa. Ngày mai, 33 triệu người Mỹ sẽ không đi làm, và hàng triệu trẻ em ở Mỹ sẽ ở nhà trèo tường, thay vì học đọc, viết và toán học”.
Cố vấn thương mại Nhà Trắng kết luận: “Tổng thống Trump đã xây dựng nền kinh tế hùng mạnh và xinh đẹp nhất thế giới trong ba năm qua. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hủy hoại nó chỉ trong 60 ngày”.
Như The Epoch Times đã đưa tin trước đó, các quan chức của ĐCSTQ đã biết vào tháng 11 hoặc đầu tháng 12 rằng COVID-19, căn bệnh gây ra bởi virus Corona Vũ Hán, đã xuất hiện ở Vũ Hán nhưng lựa chọn không chia sẻ thông tin quan trọng này với phần còn lại của thế giới. Thay vào đó, các quan chức Trung Quốc đã bắt giữ những người cố gắng cảnh báo về mối nguy hiểm, bao gồm cả các bác sĩ và các chuyên gia y tế, và sử dụng chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt để ngăn chặn báo cáo của truyền thông, và xóa bất kỳ lời đề cập nào đến virus khỏi các phương tiện truyền thông xã hội.
Hậu quả của các hành động của ĐCSTQ là virus đã tạo ra một đại dịch toàn cầu mà đã giết chết hơn 280.000 người và tàn phá các nền kinh tế trên khắp thế giới, bao gồm cả Mỹ.
Tổng thống Donald Trump vào ngày 3/5 đã hứa hẹn về một báo cáo mới “rất mạnh mẽ”, trong đó sẽ tiết lộ những gì thực sự xảy ra ở Trung Quốc mà đã gây ra đại dịch toàn cầu. Tổng thống cũng nói thêm rằng ĐCSTQ đã “xấu hổ” vì sự bùng phát và đã cố gắng che đậy nó trong khi “đối xử với phần còn lại của thế giới rất tồi tệ” bằng cách cho phép mọi người bay ra khỏi Vũ Hán đến các nơi khác trên thế giới, khiến virus lây lan.
Tổng thống Trump cũng cho biết ông tin rằng nền kinh tế Mỹ, đã bắt đầu mở cửa một phần trong những tuần gần đây, dự kiến ​​sẽ có “một năm đáng kinh ngạc”, và sẽ “bước vào giai đoạn chuyển đổi trong quý III và thấy mọi thứ diễn ra tốt đẹp”.
Thanh Hương
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/kinh-te/co-van-thuong-mai-nha-trang-dcs-trung-quoc-da-huy-hoai-nen-kinh-te-my-chi-trong-60-ngay-36691.html

Vác-xin chống Covid-19: Tình báo Mỹ ‘‘cảnh báo’’

 về chiến dịch tin tặc quy mô lớn của Bắc Kinh

Trọng Thành
Trong những ngày gần đây, nhiều cơ quan an ninh Mỹ đang chuẩn bị ra một thông báo chung về các hoạt động tin tặc quy mô lớn của Bắc Kinh, nhằm đánh cắp các công trình nghiên cứu vác-xin và các điều trị bệnh Covid-19. Truyền thông Hoa Kỳ cho hay chiến dịch này huy động các điệp viên, tin tặc « xuất sắc nhất » của Trung Quốc.
Báo New York Times hôm qua, 10/05/2020, dẫn dự thảo thông báo của Cục Điều Tra Liên Bang (FBI) và bộ An Ninh Nội Địa Mỹ, theo đó chính quyền Trung Quốc đang tìm cách chiếm đoạt « nhiều dữ liệu quý » về y tế liên quan đến các nghiên cứu về vác-xin, trị liệu, xét nghiệm tại các trường đại học và trung tâm nghiên cứu tư nhân. Các cơ quan phản gián Mỹ đặc biệt chú ý vì lực lượng tham gia chủ yếu vào chiến dịch này là « các tác nhân phi truyền thống », một cụm từ thường được dùng để chỉ các nhà nghiên cứu, các sinh viên cộng tác với tình báo Trung Quốc, làm việc trong các phòng thí nghiệm ở Mỹ. Cảnh báo của các cơ quan an ninh Mỹ sẽ được chính thức đưa ra trong những ngày tới.
Theo nhiều quan chức Mỹ, quyết định đưa ra cảnh báo nói trên nhắm vào các nhóm tin tặc của Bắc Kinh nằm trong một chiến lược chống gián điệp tin học rộng lớn hơn, với sự tham gia của Bộ chỉ huy Tác chiến Mạng và Cơ Quan An Ninh Quốc Gia Mỹ (NSA). Hồi tuần trước, Washington và Luân Đôn cùng đưa ra cảnh báo chung về nguy cơ tin tặc nhắm vào các cơ quan y tế, dược phẩm, các cơ sở nghiên cứu y khoa và chính quyền nhiều địa phương. Không nêu đích danh, nhưng đối tượng nhắm đến của cảnh báo này là Trung Quốc, Nga, Iran và Bắc Triều Tiên.
Bắc Kinh bác bỏ « 24 cáo buộc lố bịch » của giới chức Mỹ
Cuộc chiến truyền thông xung quanh đại dịch Covid-19 tiếp diễn trong kỳ nghỉ cuối tuần qua. Reuters, hôm nay 11/05, dẫn một bài viết được công bố trên trang mạng của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, tối thứ Bảy, 09/05. Văn bản nội dung họp báo dài 30 trang, với 11.000 từ, cực lực bác bỏ « 24 cáo buộc lố bịch » của nhiều giới chức cao cấp Mỹ, chỉ trích Bắc Kinh trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đặc biệt bác bỏ các cáo buộc của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, lên án Bắc Kinh che giấu thông tin về virus corona mới, cũng như nêu khả năng virus xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Về các đòi hỏi của tổng thống và ngoại trưởng Mỹ là phải việc gọi virus corona mới là « virus Vũ Hán » hay « virus Trung Quốc », bộ Ngoại Giao Trung Quốc dẫn các tài liệu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), theo đó tên của một loại virus không thể gắn liền với bất cứ một quốc gia nào.
WHO : Không có điện đàm ngày 21/01 giữa tổng giám đốc Tedros với Tập Cận Bình
AP cho hay, hôm thứ Bảy 09/05, Tổ Chức Y Tế Thế Giới ra một thông báo bác bỏ cáo buộc của tuần báo Đức Der Spiegel, theo đó tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã có một cuộc điện đàm với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 21/01/2020, và trong cuộc điện đàm này, lãnh đạo Trung Quốc đã yêu cầu tổng giám đốc WHO trì hoãn công bố đại dịch, giữ lại các thông tin về khả năng virus gây bệnh Covid-19 lây từ người sang người.
Theo WHO, việc đưa ra các thông điệp « không chính xác » như vậy làm tổn hại đến các nỗ lực của Tổ Chức Y Tế Thế Giới và toàn thế giới trong việc hướng đến mục tiêu chấm dứt đại dịch Covid-19. Theo WHO, Bắc Kinh đã khẳng định việc virus lây từ người sang người ngay từ ngày 20/01/2020. Tuần báo Đức Der Spiegel dẫn thông tin từ Cơ quan tình báo Đức (BND). Hôm qua, Chủ Nhật 10/01, BND từ chối bình luận về vấn đề này. Vẫn theo Der Spiegel, tình báo Đức khẳng định thế giới đã bỏ lỡ 6 tuần lễ để kịp đối phó với đại dịch Covid-19, do chính sách che giấu thông tin của Trung Quốc.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200511-v%C3%A1c-xin-ch%E1%BB%91ng-covid-19-t%C3%ACnh-b%C3%A1o-m%E1%BB%B9-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-v%E1%BB%81-chi%E1%BA%BFn-d%E1%BB%8Bch-tin-t%E1%BA%B7c-quy-m%C3%B4-l%E1%BB%9Bn-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%AFc-kinh

Covid-19 bùng phát thế nào

tại một tiểu bang ‘thân’ Trung Quốc của Mỹ

Thiện Lan
Vào ngày 1/2, Sở Y tế công cộng tiểu bang Massachusetts đã công bố ca đầu tiên nhiễm virus Vũ Hán tại tiểu bang này là một sinh viên của Đại học Massachusetts Boston, người tới từ thành phố Vũ Hán.
Bệnh nhân, một nam sinh viên 20 tuổi, đã đến thành phố Boston của tiểu bang Massachusetts vào ngày 28/1 và cho kết quả dương tính với virus vào ngày 31/1. Đây là bệnh nhân thứ 8 được xác nhận tại Hoa Kỳ.
Mãi đến ngày 2/3, tiểu bang Massachusetts mới phát hiện ra ca nhiễm virus thứ 2. Tuy nhiên, tính đến ngày 26/4, tiểu bang này đã có hơn 54.900 người dương tính với virus và hơn 2.800 người tử vong.
Đại học Massachusetts Boston, nơi có ca nhiễm virus Vũ Hán đầu tiên của tiểu bang Massachusetts được cho là đã góp phần phát huy sức mạnh mềm ở nước ngoài của chính quyền Trung Quốc thông qua Viện Khổng Tử.
Các Viện Khổng Tử, nơi được cho là truyền bá tư tưởng và hỗ trợ các hoạt động gián điệp của Bắc Kinh, hiện đang phải đối mặt với sự “tẩy chay” ngày càng tăng trên toàn cầu và gần đây, các Viện Khổng Tử trên cả nước Mỹ đã ngừng hoạt động.
Viện Khổng Tử
Vào năm 2006, Đại học Massachusetts Boston đã thành lập Viện Khổng Tử đầu tiên tại tiểu bang Massachusetts, mở đường cho nhiều chi nhánh của Viện Khổng Tử được thành lập trên toàn tiểu bang.
Ngoài ra, Viện Khổng Tử tại Đại học Massachusetts Boston cũng hợp tác với lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Boston để tổ chức các chương trình trao đổi ngôn ngữ và các hoạt động khác, đồng thời đẩy nhanh việc học tiếng Trung tại tiểu bang nhằm thúc đẩy tình hữu nghị Trung – Mỹ.
Trong một bộ phim tài liệu mang tên “Nhân danh Khổng Tử” đã tiết lộ rằng, những giáo viên muốn tham gia dạy tiếng Trung trong Viện Khổng Tử phải vượt qua các đánh giá và điều tra lý lịch của chính quyền Trung Quốc. Hợp đồng lao động ghi rõ các giáo viên này không được ủng hộ hay có cái nhìn tích cực về Pháp Luân Công, một môn khí công theo trường phái Phật gia bị đàn áp nghiêm trọng ở Trung Quốc kể từ năm 1999. Các giảng viên cũng bị cấm thảo luận về các chủ đề mà Bắc Kinh cho là nhạy cảm như vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989, Tây Tạng và Đài Loan. Các chương trình học cũng dạy các bài hát ca ngợi chính quyền Trung Quốc trong các lớp học.
Sau khi Viện Khổng Tử tại Đại học Massachusetts Boston bị dẹp bỏ vào tháng 1/2019 thì trường đại học này vẫn duy trì mối quan hệ với các tổ chức thuộc Trung Quốc, ví như trường đã gia hạn biên bản ghi nhớ với Đại học Renmin ở Bắc Kinh vào năm ngoái.
Gian lận visa
Vào tháng 9/2019, công dân Trung Quốc Liu Zhongsan đã bị bắt với tội danh là một phần của âm mưu đưa nhân viên chính phủ Trung Quốc vào Mỹ, dưới vỏ bọc là học giả nghiên cứu trong khi thực tế mục tiêu chính của họ là tuyển dụng các nhà khoa học và kỹ sư hàng đầu của Hoa Kỳ để làm việc cho Trung Quốc.
Từ năm 2017 đến tháng 9/2019, Liu làm việc cho văn phòng New York của Hiệp hội trao đổi nhân sự quốc tế Trung Quốc (CAIEP) với tư cách là trưởng đại diện.
Theo bản cáo trạng của tòa án, CAIEP là một cơ quan chính phủ Trung Quốc tuyển dụng các nhà khoa học, học giả, kỹ sư Hoa Kỳ và các chuyên gia khác có thể hỗ trợ các nhu cầu phát triển kinh tế và công nghệ của Bắc Kinh.
Theo báo cáo tháng 9/2019 của tờ Boston Globe, Liu bị nghi ngờ đã liên hệ với ít nhất 7 trường đại học Mỹ để tài trợ cho chương trình visa “học giả Trung Quốc”. Khi những học giả này đến Hoa Kỳ, họ không tham gia nghiên cứu mà tuyển dụng những tài năng khoa học và công nghệ cho chính quyền Trung Quốc. Năm 2018, Liu đã cố gắng đưa một quan chức chính phủ Trung Quốc đến Hoa Kỳ và liên lạc với một số trường học trong đó có Đại học Massachusetts Boston.
Theo tờ Boston Globe, Sun Baifeng, cựu giám đốc của Học viện Khổng Tử tại Đại học Massachusetts Boston, vẫn đang làm việc tại trường đại học và cũng quan tâm đến việc hợp tác với Liu trong kế hoạch gian lận visa.
Kể từ khi FBI (Cục Điều tra Liên bang Mỹ) bắt đầu điều tra vụ án, Đại học Massachusetts Boston đã cho Sun nghỉ phép có lương, theo tờ Boston Globe.
Theo các tài liệu của tòa án, vào tháng 1/2018, Liu đã liên lạc với Sun, người nói rằng “sẽ rất dễ dàng đối với chúng tôi” để có được visa “học giả” tại Đại học Massachusetts Boston.
“Nếu anh ấy / cô ấy để hồ sơ ở đây, chúng tôi sẽ không quan tâm nếu anh ấy / cô ấy có mặt ở đây, miễn là anh ấy / cô ấy đến tham gia khi có một sự kiện”, Sun nói, theo tài liệu của tòa án.
Mối quan hệ của quan chức tiểu bang với chính quyền Trung Quốc
Dưới thời cựu thống đốc Deval Patrick, chính phủ tiểu bang Massachusetts đã thúc đẩy mối quan hệ với chính quyền Trung Quốc.
Ví như, vào tháng 12/2007, trong một dịp đến Trung Quốc, cựu thống đốc Patrick đã nhấn mạnh sự thân thiết giữa Trung Quốc và tiểu bang Massachusetts khi nói rằng, Trung Quốc và tiểu bang có “mối quan hệ thương mại đặc biệt” kéo dài hơn hai thế kỷ.
Tiếp nối Patrick, dưới thời thống đốc Charlie Baker, tiểu bang này còn theo đuổi mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn nữa với Bắc Kinh.
Ví như, vào tháng 10/2016, cơ quan lập pháp tiểu bang đã lần đầu tổ chức sự kiện “ngày Trung Quốc” tại Đại sảnh tòa nhà quốc hội tiểu bang Massachusetts.
Tại sự kiện, bà Patricia Haddad, đại diện tiểu bang nói rằng cần nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy mối quan hệ giữa Massachusetts và Trung Quốc: “từ công nghệ sinh học, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khỏe đến năng lượng… tất cả những điều này đều quan trọng để làm cho thế giới của hai chúng ta tốt hơn”.
Sau đó, các sự kiện “Ngày Trung Quốc” đã được tổ chức hàng năm để củng cố mối quan hệ giữa tiểu bang Massachusetts và Trung Quốc.
Theo Liu Jingye, The Epoch Times
Thiện Lan dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/covid-19-bung-phat-the-nao-tai-mot-tieu-bang-than-trung-quoc-cua-my.html

Hoa Kỳ cho phép các tiểu bang

phân phối thuốc Remdesivir để chữa COVID-19

Theo Bộ Y tế và Xã hội Hoa Kỳ thông báo vào hôm thứ bảy (9 tháng 5), họ sẽ cho phép các cơ sở y tế tiểu bang phân phối thuốc remdesivir của nhà sản xuất Gilead Science để chữa COVID-19. Hoa Kỳ sẽ nhận được khoảng 40% khoản quyên góp thuốc toàn cầu của công ty này.
Trước đó, Gilead đã cam kết cung cấp khoảng 607,000 lọ remdesivir trong vòng sáu tuần tới tại Hoa Kỳ và các cơ sở y tế tiểu bang sẽ phân phối thuốc cho các bệnh viện ở tiểu bang của họ. Qua thử nghiệm lâm sàng, thuốc Remdesivir cho thấy nhiều kết quả khả quan trong việc điều trị các bệnh nhân bị nhiễm COVID-19. Các dữ kiện nghiên cứu cho thấy loại thuốc của Gilead giúp giảm thời gian nằm viện cho bệnh nhân COVID-19.
Hôm thứ Sáu vừa qua, Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm FDA Hoa Kỳ đã cấp phép sử dụng remdesivir khẩn cấp cho bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, mở đường cho việc sử dụng rộng rãi hơn ở nhiều bệnh viện trên khắp Hoa Kỳ. Hồi cuối tháng 4, Giám đốc điều hành Gilead Dan O’Day cho hay công ty sẽ quyên góp 1.5 triệu liều remdesivir và làm việc với chính phủ Hoa Kỳ về việc phân phối thuốc.
Vào hôm thứ bảy, Bộ Y tế và Xã hội cho biết con số 1.5 triệu liều nói trên sẽ được phân bố cho toàn thế giới, và 607,000 liều trong số đó sẽ được họ phân phối tại Hoa Kỳ. Tại thời điểm này, Hoa Kỳ đang gửi remdesivir cho các cơ quan địa phương ở Illinois, Iowa, Connecticut, Maryland, Michigan và New Jersey. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-cho-phep-cac-tieu-bang-phan-phoi-thuoc-remdesivir-de-chua-covid-19/

Bệnh nhân Covid-19 ở Mỹ

cùng các doanh nghiệp kiện Trung Quốc

Hải Lam
Trước khi dịch viurs corona bùng phát, bà Saundra Andringa-Meuer, 61 tuổi, là người mẹ có 6 con sống khỏe mạnh, chưa bao giờ hút thuốc hay uống rượu. Thế nhưng, bà đã ốm nặng sau khi di chuyển từ nhà ở Wisconsin tới Connecticut, Mỹ, giúp con trai nhập học.
Bà Saundra nhập viện hồi tháng 3, hôn mê và phải thở máy trong 14 ngày. Các bác sĩ nói với gia đình bà rằng cơ hội sóng sót của bà rất mong manh. Khi bà thoát khỏi cơn nguy kịch, bà mới biết mình là bệnh nhân Covid-19 nặng nhất sống sót mà bệnh viện từng điều trị.
Giờ đây, bà Andringa-Meuer Saundra cùng hàng chục bệnh nhân Mỹ khác nhiễm Covid-19 và một số doanh nghiệp trong nước tham gia hành động pháp lý: Khởi kiện Trung Quốc vì đã để virus corona lây lan, khiến gần 81.000 người Mỹ tử vong.
“Tôi cho rằng họ đã giấu cả thế giới và người Mỹ về loại virus này”, bà nói. “Tôi cho rằng đáng lẽ không có nhiều người đến như thế phải chết. Đáng lẽ chúng ta không phải đóng cửa nền kinh tế. Nó phá nát toàn bộ cuộc sống của người dân Mỹ. Tôi tin chúng ta cần khắc phục những sai lầm này”.
Cho đến nay, có ít nhất 9 vụ kiện đã được đệ trình tại Mỹ, tố cáo giới chức Trung Quốc không làm tròn trách nhiệm để ngăn virus lây lan, trong khi tìm cách che giấu tình hình dịch bệnh tại tâm dịch Vũ Hán, che giấu hành động cũng như những thông tin về dịch Covid-19 mà họ nắm được.
Có 8 vụ kiện tập thể đại diện cho hàng nghìn người và doanh nghiệp tại Mỹ, trong đó có một vụ được tổng chưởng lý bang Missouri đệ đơn. Đây là bang duy nhất của Mỹ nộp đơn kiện chính phủ Trung Quốc tới nay.
Các vụ kiện đối mặt nhiều rào cản theo Luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài, trong đó quy định chính phủ nước ngoài không thể bị kiện tại Mỹ trừ khi đáp ứng một số điều kiện ngoại lệ nhất định. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, để chứng minh điều này cũng không dễ dàng.
“Chúng tôi cho rằng để tận dụng được những ngoại lệ này sẽ là một trận chiến khó khăn”, ông Robert Boone, công tố viên ở Los Angeles chuyên về các vụ kiện tập thể, cho hay.
Một ngoại lệ đang được xem xét để tước quyền miễn trừ của Trung Quốc là hoạt động thương mại của họ ảnh hưởng trực tiếp đến Mỹ, hoặc nước này có liên quan đến hành vi sai trái trên lãnh thổ Mỹ.
Các luật sư đệ đơn kiện nói rằng họ có thể chứng minh những ngoại lệ này. Nếu họ giành chiến thắng trong các vụ kiện, họ sẽ tìm ra một số phương án bù đắp tổn thất, có thể là tịch thu tài khoản ngân hàng Trung Quốc hoặc bất động sản của nước này ở Mỹ nếu Bắc Kinh từ chối bồi thường.
Đại diện cho bà Saundra và nhiều nguyên đơn khác, luật sư Matthew Moore và Jeremy Alters đã đệ đơn lên tòa án liên bang Miami, kiện đảng Cộng sản Trung Quốc như một thực thể tách biệt với chính phủ Trung Quốc.
“Họ sẽ phải bồi thường… Chúng ta có thể nói rằng sẽ không làm ăn với họ nữa. Khi chúng ta tấn công vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), họ sẽ phải chịu đòn đau”, ông Jeremy Alters nói.
Các nghị sĩ Mỹ đang thúc đẩy những nỗ lực tại Nghị viện và một số cơ quan lập pháp nhà nước để giúp việc kiện Trung Quốc và các nước khác dễ dàng hơn.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marsha Blackburn, Martha McSally và hạ nghị sĩ Lance Gooden đã đệ trình một dự luật nhằm “đem lại công lý cho nước Mỹ”.
“Chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho nỗi đau mà họ gây ra trên toàn nước Mỹ”, ông McMcally cho biết trong một tuyên bố.
Tại New Jersey, ba nhà lập pháp đảng Cộng hòa đã trình dự thảo nghị quyết kêu gọi Tổng thống Donald Trump và Nghị viện thông qua dự luật cho phép công dân Mỹ kiện Trung Quốc vì những sai sót trong việc xử lý Covid-19.
Thượng nghị sĩ Jim Holzapfel cùng các ủy viên hội đồng lập pháp Greg McGuckin và John Catalano nói trong một tuyên bố, họ tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã hành động rất ít để ngăn chặn sự lây lan của virus và người dân cũng như chính quyền địa phương nên được bồi thường những gì họ đã mất về mặt tài chính.
Hiện chưa rõ các dự thảo luật và nghị quyết này có được thông qua hay không. Các chuyên gia pháp lý cho rằng nếu các dự luật này được thông qua, chúng sẽ mở đường cho hàng trăm vụ kiện Trung Quốc.
Về phần bà Saundra, bà cho biết vẫn còn hơi mệt mỏi nhưng đang khỏe dần lên.
“Tôi vẫn yếu nhưng rất thoải mái. Tôi vẫn còn sống”, bà nói. “Những y bác sĩ đã trao cho tôi cơ hội sống tiếp, họ là những anh hùng. Tôi không chỉ muốn đền đáp họ, mà còn muốn đền đáp tất cả người Mỹ, những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh”.
Theo AP
Hải Lam dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/benh-nhan-covid-19-o-my-cung-cac-doanh-nghiep-kien-trung-quoc.html

Hàng không Mỹ ủng hộ kiểm tra thân nhiệt hành khách

Một nhóm công đoàn đại diện cho các hãng hàng không lớn của Mỹ hôm 9/5 cho biết ủng hộ việc kiểm tra thân nhiệt các hành khách cũng như những nhân viên tiếp xúc với khách hàng trong thời kỳ bùng phát đại dịch COVID-19.
Airlines for America, nhóm đại diện cho các hãng hàng không lớn nhất ở Mỹ gồm American Airlines, United Airlines, Delta Air Lines và Southwest Airlines, nói rằng việc kiểm tra như vậy “sẽ tăng cường thêm một lớp bảo vệ nữa cho các hành khách cũng như các nhân viên hàng không và sân bay”.
XEM THÊM:
3 quan chức Mỹ chuyên trách về phòng chống Corona phải tự cách ly
Ngoài ra, nhóm này cho này cho rằng việc làm đó cũng “tạo thêm sự tin tưởng” và đó là điều “sống còn nhằm mở cửa trở lại nền kinh tế của quốc gia cũng như ngành hàng không”.
Một quan chức Mỹ hôm 9/5 cho biết chưa có quyết định nào được đưa ra về việc bắt buộc kiểm tra thân nhiệt, nhưng nói rằng đây là chủ đề đang được các cơ quan chính phủ thảo luận với các hãng hàng không.
Tin cho hay, một quyết định có thể được đưa ra sớm nhất là tuần tới.
Các quan chức Mỹ nói rằng việc kiểm tra thân nhiệt sẽ không loại trừ nguy cơ gia tăng các ca nhiễm virus Corona, nhưng có thể giúp ngăn những người không khỏe đi lại bằng đường hàng không.
https://www.voatiengviet.com/a/h%C3%A0ng-kh%C3%B4ng-m%E1%BB%B9-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-ki%E1%BB%83m-tra-nhi%E1%BB%87t-%C4%91%E1%BB%99-h%C3%A0nh-kh%C3%A1ch/5413780.html

Khảo sát: Hơn 80% doanh nghiệp nhỏ của Mỹ

sẽ chịu tác động của đại dịch lâu hơn

Dịch bệnh Covid-19 dự kiến sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của khoảng 81% các công ty nhỏ của Hoa Kỳ trong 12-16 tháng tới và gần 90% các doanh nghiệp này đang chuẩn bị cho sự suy thoái kinh tế, Reuters dẫn kết quả khảo sát của công ty Veem cho biết hôm 11/05.
Veem, một công ty chuyên khảo sát tiền lương toàn cầu có trụ sở tại San Francisco, cũng là công ty trợ giúp cho hàng ngàn công ty nhỏ nộp đơn xin vay gói hỗ trợ Chính phủ liên bang theo Chương trình bảo vệ tiền lương khẩn cấp (PPP) trị giá 660 tỷ đôla, cho biết các doanh nghiệp nhỏ phải nhanh chóng thích ứng với hoàn cảnh đang thay đổi.
65% trong số 690 công ty tham gia khảo sát cho biết họ đã nộp đơn xin viện trợ liên bang hoặc dự định nộp đơn trong tương lai gần, công ty Veem cho biết trong báo cáo đầu tiên về tình hình của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp nhỏ của Hoa Kỳ (SBA) cho đến nay đã phê duyệt hơn 2,5 triệu khoản vay với tổng trị giá 536 tỷ đôla.
Dữ liệu của chính phủ Hoa Kỳ hôm 08/05 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 14,7% vào tháng trước. Nhà Trắng cho biết tình trạng thất nghiệp có thể lên đến 20% trong tháng 05 này.
Ông Marwan Forzley, giám đốc điều hành của Veem, nói rằng cuộc khủng hoảng đã tác động hỗn hợp đến các doanh nghiệp nhỏ, một số công ty đang phải vật lộn để tồn tại, trong khi một số khác vẫn có lời vì công việc kinh doanh vẫn còn tính thiết yếu hoặc chuyển sang làm việc trực tuyến.
Gần 70% các công ty tham gia khảo sát tiên đoán một số điều không chắc chắn về nền kinh tế Hoa Kỳ vào năm 2020 và 55% cho biết họ đã chịu một số tác động đáng kể ảnh hưởng đến doanh thu.
Gần 54% các công ty cho biết họ đang đóng băng việc tuyển dụng và 23% phải tinh giản biên chế, nhưng gần 18% cho biết họ có kế hoạch tăng cường đào tạo và hỗ trợ nhân viên.
https://www.voatiengviet.com/a/khao-sat-hon-80-doanh-nghiep-nho-cua-my-chiu-tac-dong-dai-dich/5414820.html

COVID-19: Nhà Trắng cân nhắc thêm

 biện pháp kích thích kinh tế

Nhà Trắng đã bắt đầu các cuộc thảo luận không chính thức với các đảng viên Cộng hòa và Dân chủ ở Quốc hội về các bước tiếp theo của dự luật ứng cứu vì tác động của virus Corona, các quan chức cho biết hôm 10/5, nhưng họ nhấn mạnh rằng bất kỳ khoản tiền liên bang mới nào cũng sẽ có các điều kiện đi kèm.
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nói với chương trình Fox News Sunday rằng ông đang có các cuộc thảo luận với các nhà lập pháp từ cả hai đảng để hiểu rõ thêm về các quan ngại của họ về ngân sách.
Nhưng ông cũng nói thêm rằng Nhà Trắng không vội thông qua một dự luật ứng cứu tài chính nào.
XEM THÊM:
Mỹ và ASEAN hợp tác nhằm ‘đẩy lùi’ virus Corona
Kể từ đầu tháng Ba, Quốc hội đã thông qua các dự luật, phân phối khoảng 3 nghìn tỷ cho các cá nhân và công ty để giúp họ chống đỡ tác động của virus Corona.
Tổng thống Trump trước đây từng đe dọa sẽ giữ lại các khoản ứng cứu cho các bang hạn chế hợp tác với cơ quan thực thi về di dân của liên bang.
Các cố vấn của ông tuần trước nói rằng Nhà Trắng sẽ không cân nhắc dự luật kích cầu mới trong tháng Năm.
Phe Dân chủ, vốn kiểm soát Hạ viện, đang thúc đẩy việc bỏ phiếu sớm nhất là tuần này về một dự luật cứu trợ lớn nữa, bao gồm cả khoản dành cho các chính quyền địa phương và tiểu bang cũng như cho việc xét nghiệm virus Corona.
“Không phải là chúng tôi không thảo luận. Chúng tôi có thảo luận. Chỉ là không chính thức ở giai đoạn này”, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nói về cuộc thảo luận giữa Nhà Trắng và Quốc hội trên chương trình “This Week” của kênh ABC hôm 10/5.
Ông nói thêm: “Chúng tôi đang thu thập các ý kiến cho các bước đi tiếp theo mà chắc chắn là dựa trên dữ liệu”.
https://www.voatiengviet.com/a/covid-19-nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng-c%C3%A2n-nh%E1%BA%AFc-th%C3%AAm-bi%E1%BB%87n-ph%C3%A1p-k%C3%ADch-th%C3%ADch-kinh-t%E1%BA%BF/5413919.html

Mỹ: nguồn thịt trong nước cạn kiệt,

nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ra lệnh cho các nhà máy chế biến thịt tiếp tục hoạt động để bảo vệ nguồn cung cấp thực phẩm của quốc gia ngay cả khi công nhân bị bệnh và qua đời vì Covid-19. Nhưng, theo Reuters, trong khi các nhà máy vẫn gia tăng xuất khẩu thịt sang Trung Quốc thì nguồn cung cho thị trường Hoa Kỳ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt.
“Chúng tôi biết rằng xuất khẩu thịt từ trước đến nay là rất quan trọng. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu trong nước vào thời điểm này,” ông Mike Naig, Bộ trưởng Nông nghiệp của bang Iowa, người ủng hộ lệnh của Tổng thống Trump, nói. Iowa là bang sản xuất thịt heo lớn nhất của Hoa Kỳ.
Các nhà chế biến thịt như Smithfield Foods, thuộc sở hữu của tập đoàn WH Group Ltd của Trung Quốc, JBS USA của Brazil và Tyson Food Inc đã tạm thời đóng cửa khoảng 20 nhà máy thịt ở Hoa Kỳ vì dịch bệnh đã lây nhiễm cho hàng ngàn nhân viên, khiến các nhà đóng gói thịt và cửa hàng thực phẩm cảnh báo về tình trạng thiếu hụt. Một số nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng vì công nhân sợ bị bệnh nên không làm việc.
Ông Will Sawyer, nhà kinh tế hàng đầu tại công ty tài chánh nông nghiệp CoBank, cho biết sự gián đoạn này có nghĩa là nguồn cung thịt sẽ thiếu hụt thịt hơn 30% tại các siêu thị Mỹ vào cuối tháng 5 này, với mức giá cao hơn 20% so với năm ngoái.
Trong khi nguồn cung thịt lợn thắt chặt, số lượng lợn giết mổ mỗi ngày giảm khoảng 40% kể từ giữa tháng 3, thì các chuyến hàng thịt lợn Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc lại tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ, theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay, Smithfield là nhà xuất khẩu thịt lớn nhất của Hoa Kỳ sang Trung Quốc, theo Panjiva, một bộ phận của công ty nghiên cứu thị trường S & P Global Market Intelligence.
Công ty Smithfield đã vận chuyển ít nhất 13.680 tấn thịt bằng đường biển vào tháng 3, Panjiva cho biết, trích dẫn dữ liệu mới nhất.
Khoảng 850 nhân viên tại một nhà máy thịt lợn Smithfield khác ở thành phố Sioux Falls, bang South Dakota, đã bị nhiễm Covid-19. Trên toàn ngành sản xuất thịt của Hoa Kỳ, có khoảng 5.000 nhân viên và 20 trường hợp tử vong vì dịch bệnh, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).
https://www.voatiengviet.com/a/my-thit-trong-nuoc-can-kiet-xuat-khau/5414612.html

Bộ Tư pháp Mỹ bất ngờ hủy vụ án

chống lại Trung tướng Michael Flynn

Hương Thảo
Ngày 7/5, Bộ Tư pháp Mỹ bất ngờ có động thái hủy bỏ vụ án hình sự chống lại Trung tướng Michael Flynn, cựu lãnh đạo Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ (DIA) kiêm cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump.
Theo Epoch Times, ông Flynn đã nhận tội vào ngày 1/12/2017 với tội danh nói dối trong một cuộc trả lời chất vấn của Cục điều tra liên bang Mỹ FBI hồi đầu năm ngày 24/1/2017.
“Chính phủ đã kết luận rằng cuộc chất vấn của FBI với Flynn là ép buộc và bất công, bởi cuộc điều tra phản gián của FBI nhắm vào Flynn không phải là một cuộc điều tra chính đáng, theo lời của chính FBI, nó cho thấy ông ấy ‘không hề có bất kỳ vi phạm nào’, và do đó [vụ án] được đóng lại”, Timothy Shea, quyền công tố viên liên bang của Quận Columbia cho biết.
Vì chính phủ đã không bị “thuyết phục” rằng FBI đã chất vấn Flynn với “một cơ sở điều tra hợp pháp”, nên lời nhận tội của Flynn là không liên quan, không cấu thành một tội phạm. Một lời nói dối chỉ cấu thành một tội phạm nếu nó là “có chứng cứ”, nghĩa là nó phải có một “sức nặng chứng minh” liên quan đến vấn đề điều tra, công tố viên liên bang Shea nói.
“Hơn nữa, chúng tôi không tin rằng chính phủ có thể chứng minh việc các tuyên bố sai lệch có liên quan hay không và cả tính cụ thể của bằng chứng đối với một nghi ngờ đủ hợp lý”.
Vụ án Flynn đã trở thành tâm điểm chỉ trích của phe những người ủng hộ Tổng thống Trump chống lại một số cựu quan chức FBI hàng đầu trước đây đã tham gia vào cuộc điều tra có tên là Crossfire Hurricane. Cuộc điều tra, được đưa ra vào năm 2016, để xác định xem liệu chiến dịch của ông Trump có thông đồng với nước Nga để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống hay không. Nó đã được tiếp quản vào tháng 5/2017 bởi một công tố viên đặc biệt, cựu Giám đốc FBI Robert Mueller, người đã kết luận vào tháng 3/2019 rằng cuộc điều tra không thể tìm ra bất kỳ sự thông đồng nào như vậy.
Những đánh giá về cuộc điều tra liên quan đến nước Nga [của FBI] đã phát hiện ra rất nhiều bất thường và sai trái. Ít nhất, chính một số điều tra viên hiện đang bị điều tra hình sự trở lại bởi công tố viên liên bang John Durham.
Flynn đã phản ứng lại tin tức này, bằng cách đăng lên Twitter một đoạn video ghi hình cháu trai của ông hát quốc ca. “Cháu trai Travis… và ‘CÔNG LÝ giành cho TẤT CẢ’”, vị tướng đã nghỉ hưu viết.
Việc bác bỏ vụ án Flynn được đề nghị bởi Jeffrey Jensen, công tố viên liên bang của Quận Đông Missouri, người được Tổng chưởng lý William Barr giao quyền vào hồi tháng 1 để thực hiện việc xem xét lại vụ án. “Tôi kết luận, một cách đúng đắn và chính đáng, tòa án nên bác bỏ vụ án”, ông Jensen nói trong một tuyên bố ngày 7/5 do Bộ Tư pháp công bố. “Tôi đã tóm tắt những phát hiện của mình cho ngài Tổng chưởng lý Barr, tư vấn cho ông ấy về những kết luận này và ông ấy đã đồng ý”.
Theo Washington Times, luật sư bào chữa kỳ cựu John Dowd, người đại diện cho Tổng thống trong cuộc điều tra Mueller, nói rằng ông “rất vui mừng” cho tướng Flynn và Tổng thống. “Bộ Tư pháp hôm nay đã tỏa sáng. Liêm chính đã trở lại trong Bộ Tư pháp, nhờ có ngài William Barr. Đó là một ngày tuyệt vời, tuyệt vời cho đất nước”, luật sư Dowd nói.
Nhận xét về FBI và cựu Giám đốc James B. Comey, ông nói: “Khi người ta muốn hành động tham nhũng và lừa đảo, làm bạn mất cảnh giác, thì đó là cách mà cựu Giám đốc FBI Comey đã làm. Ông ta đã làm một việc đáng xấu hổ. Ông ta đã lợi dụng [sự chân ướt chân ráo của] một chính quyền mới thành lập”, ông nói. “Tổng thống Trump không phải là một chính khách. Ông ấy là một doanh nhân. Vì vậy,
trong khi [chính quyền mới] đang cố gắng để đưa mọi thứ vào trật tự, thì [FBI] đã lợi dụng nó. Những gì ông ta [Comey] đã làm là xảo quyệt”.
Bình luận của Tổng thống Trump
Theo Epoch Times, khi được hỏi về Flynn, Tổng thống Trump nói: “Flynn đã Vô tội”. Ông đã chỉ trích các đặc vụ FBI và những người liên quan đến vụ kiện chống lại Michael Flynn sau khi Bộ Tư pháp bất ngờ bác bỏ vụ án.
Tổng thống đã nói chuyện với các phóng viên tại Nhà Trắng. “Ông ấy là một người đàn ông vô tội. Ông ấy là một quý ông tuyệt vời. Ông ấy đã bị chính quyền Obama nhắm đến, và bị nhắm đến với mục tiêu cố gắng hạ bệ một Tổng thống”.
Tổng thống Trump cho biết, ông hy vọng những kẻ chủ mưu sẽ phải trả một giá đắt.
“Chưa từng bao giờ có chuyện như thế này trong lịch sử nước Mỹ. Những gì họ đã làm, những gì chính quyền Obama đã làm, là chưa từng có. Nó chưa từng bao giờ xảy ra. Chưa từng xảy ra. Một điều như thế này là chưa bao giờ xảy ra”, ông Trump  nói.
“Tôi hy vọng rất nhiều người sẽ phải trả giá đắt vì đã không trung thực, lươn lẹo. Họ là những kẻ cặn bã, và tôi đã nói điều đó rất nhiều lần, họ là cặn bã, là cặn bã của nhân loại. Điều này không bao giờ nên xảy ra ở đất nước này”.
“Một vị Tổng thống được bầu chọn hợp pháp, và họ đã tìm cách hãm hại ông ấy bằng cách bám theo những người tốt và những người tốt đó nói: ‘Không, tôi sẽ không nói dối, tôi không thể nói dối”. Ông ấy [Flynn] không phải là người tốt duy nhất.
“Nhưng họ có rất nhiều người. Họ có thể đã nói điều gì đó như: ‘Ồ, hãy tạo ra một lời nói dối, chẳng hạn ông Trump thích ai đó hoặc một cái gì đó hoặc một quốc gia nào đó’. Và họ nói, ‘sẽ không vấn đề gì’”.
“Đó là những gì họ đang cố gắng làm và đó là một sự ô nhục. Bộ Tư pháp của chính quyền Obama là một sự ô nhục và họ đã bị bắt. Họ đã bị bắt. Họ là những người rất không trung thực.
“Đó là hành động làm phản, hành động phản bội [nước Mỹ]. Vì vậy, tôi rất vui mừng cho Tướng Flynn. Ông ấy là một chiến binh vĩ đại và vẫn luôn là một chiến binh vĩ đại. Trong cuốn sách của tôi, ông ấy là một chiến binh thậm chí còn vĩ đại hơn. Điều gì đã xảy ra với ông không bao giờ nên xảy ra nữa. Và [không bao giờ nên xảy ra những điều] đã từng xảy ra đối với vị Tổng thống này, người đã vượt qua tất cả những thứ này và vẫn làm được nhiều hơn bất kỳ một vị Tổng thống nào trước đó đã từng làm trong ba năm đầu tiên của nhiệm kỳ”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bo-tu-phap-my-rut-cao-buoc-doi-voi-cuu-co-van-cua-ong-trump.html

Tổng thống Trump

đang có thời gian khó khăn với Bắc Kinh

Tổng thống Trump cáo buộc WHO con rối cho Trung Quốc, khẳng định ông đang có thời gian khó khăn với Bắc Kinh.
“Họ là một con rối của Trung Quốc. Chúng tôi đã tài trợ nhiều tiền hơn bất cứ ai khác”, ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn với Fox News hôm 8/5.
“Tôi đã khiển trách các chính trị gia của mình. Thành thật mà nói, các chính trị gia của chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều”, ông nói thêm.
Hồi giữa tháng 4, ông Trump tuyên bố đóng băng ngân sách tài trợ hàng năm trị giá 400 – 500 triệu USD cho WHO cho đến khi có đánh giá cụ thể về công tác chống dịch của tổ chức này.
Nhà lãnh đạo Mỹ cáo buộc WHO mắc sai lầm nghiêm trọng khi không thể kiểm soát, thậm chí che đậy sự lây lan mạnh mẽ của SARS-CoV-2, đồng thời chỉ trích cơ quan của Liên hợp quốc đứng về phía Trung Quốc.
“Chúng tôi đang tài trợ 450 triệu USD trong khi Trung Quốc chỉ góp 38 triệu USD nhưng Trung Quốc lại nói với họ (WHO) làm thế nào”, ông nói.
Cũng trong cuộc phỏng vấn, Trump nói ông đang có một thời gian khó khăn với Trung Quốc.
“Tôi đã đạt được một thỏa thuận thương mại lớn vài tháng trước khi toàn bộ chuyện này xảy ra”, ông nói.
Khi được hỏi liệu thỏa thuận thương mại này có đổ vỡ, ông Trump nói “vẫn chưa quyết định” về vấn đề này.
Bình luận của nhà lãnh đạo Mỹ có phần trái ngược với tuyên bố trước đó của giới chức thương mại Mỹ và Trung Quốc sau điện đàm của quan chức 2 bên rằng 2 nước thống nhất thúc đẩy thỏa thuận thương mại gian đoạn 1.
Trong 1 tuyên bố chung, các đại diện của Mỹ cho biết hai bên đã đồng ý thực hiện các nghĩa vụ của mình đúng thời hạn theo thỏa thuận trong bối cảnh tình trạng khẩn cấp y tế công cộng toàn cầu. Phía Mỹ thông báo hai bên sẽ tiếp tục các cuộc điện đàm một cách thường xuyên.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết hai bên đã thống nhất cải thiện không khí đàm phán cho việc thực hiện thỏa thuận, qua đó Trung Quốc được yêu cầu gia tăng mua hàng hóa Mỹ trị giá 200 tỷ USD trong vòng 2 năm.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34602-tong-thong-trump-dang-co-thoi-gian-kho-khan-voi-bac-kinh.html

Mỹ – Trung – Liên Hiệp Quốc căng thẳng,

Mỹ bác bỏ nghị quyết biểu dương WHO của LHQ

Bình luậnMinh Thanh
Hoa Kỳ và Trung Quốc lại một lần nữa giao chiến tại Liên Hiệp Quốc (LHQ). Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) yêu cầu tuyên dương Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong một nghị quyết ngừng bắn toàn cầu đã bị phía Hoa Kỳ ngay lập tức phủ quyết.
Vào tháng 3 năm nay, Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres, đã kêu gọi ngừng bắn toàn cầu để chống đại dịch và kêu gọi các bên tham chiến trên toàn thế giới rút lui khỏi chiến sự.
Lệnh ngừng bắn toàn cầu vốn không liên quan gì đến WHO, nhưng ĐCSTQ muốn bổ sung WHO vào nghị quyết này của Liên Hợp Quốc. Chính phủ Bắc Kinh hy vọng đề cập đến tác dụng của WHO trong ứng phó với dịch viêm phổi Vũ Hán. Trong khi đó, Hoa Kỳ cho rằng cần sử dụng ngôn ngữ nghiêm khắc hơn với WHO .
Theo AP, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được thỏa hiệp về nghị quyết của Hội đồng Bảo an này vào ngày 7/5 nhưng đến ngày 8/5, tất cả đã thay đổi và ĐCSTQ vẫn muốn sử dụng theo cách diễn đạt của mình, còn các quan chức Mỹ kiên quyết phản đối.
Fox News đưa tin rằng mặc dù văn bản sau khi sửa đổi không đề cập cụ thể đến WHO, nhưng nó đã thể hiện rõ sự hỗ trợ cho hệ thống của Liên Hợp Quốc, “bao gồm cả các cơ quan y tế chuyên ngành”.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với Fox News: “Chúng tôi đã làm việc với các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong hơn 6 tuần và đề xuất hợp tác mang tính xây dựng để đạt được thỏa thuận về nghị quyết này. Chúng tôi cho rằng mục tiêu nên là hỗ trợ Tổng thư ký kêu gọi ngừng bắn”.
Quan chức này nói: “Thật không may, ĐCSTQ đã quyết định sử dụng nghị quyết để tự thuật một cách giả dối về phản ứng đối với sự bùng phát của đại dịch. ĐCSTQ đã nhiều lần ngăn chặn Hội đồng Bảo an dung hòa các kiến nghị”.
Để chống lại sự cản trở này, Hoa Kỳ đã phủ quyết nghị quyết. Quan chức này nói: “Chúng tôi cho rằng Hội đồng Bảo an nên thông qua một nghị quyết chỉ giới hạn trong việc hỗ trợ ngừng bắn, hoặc làm một nghị quyết mở rộng. Trong bối cảnh virus bùng phát, nó đòi hỏi các quốc gia thành viên phải đưa ra các cam kết về tính minh bạch và trách nhiệm”.
ĐCSTQ sử dụng đội quân mạng ‘máy tính ma’ để tạo ra dư luận giả mạo
Lea Gabrielle, Đặc phái viên và Điều phối viên của Trung tâm Phối hợp Toàn cầu (Global Engagement Center) thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cho biết trong một cuộc họp qua điện thoại vào ngày 8/5 rằng: Kể từ tháng 3/2020, tài khoản Twitter của Bộ ngoại giao ĐCSTQ bắt đầu tăng vọt từ 30 người mỗi ngày lên 720 người mỗi ngày. Trong số những “người hâm mộ mới” này, nhiều tài khoản mới được tạo gần đây và nhiều tài khoản được sao chép.
Ví dụ, bà đã trích dẫn rằng tài khoản Twitter “@ zlj517” của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), và tài khoản Twitter “@spokespersonchn” của bà Hoa Xuân Ánh” mới tăng thêm 10.000 người hâm mộ. Trong đó có 3.423 người giống nhau, 40% trong số đó là các tài khoản mới được tạo từ ngày 1/3 đến ngày 15/4.
Bà Gabrielle nói: “Đánh giá của chúng tôi là việc triển khai mạng lưới này có thể cho phép ĐCSTQ nhanh chóng khuếch đại, truyền bá thông tin trên toàn cầu, và bóp méo thảo luận (đối với sự kiện) vì lợi ích của ĐCSTQ”.
Theo nghiên cứu của Quỹ Marshall của Hoa Kỳ, bắt đầu từ năm ngoái khi xảy ra cuộc biểu tình phản đối của Hồng Kông chống Dự luật dẫn độ, xu hướng của Đại sứ quán và các nhà ngoại giao Trung Quốc là đẩy mạnh xây dựng các tài khoản Twitter. Một cuộc khảo sát do Twitter công bố vào tháng 8 năm 2019 nói rằng 200.000 tài khoản ủng hộ ĐCSTQ đã được thiết lập với mục đích là để tạo tiếng ồn cho dư luận về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông.
Bà Gabrielle nhấn mạnh: “Những hành vi này ở nhiều nơi còn gây phản tác dụng. Chúng tôi đã thấy các chính phủ nước ngoài, các học giả và giới truyền thông từng kêu gọi tuyên truyền thông tin giả mạo của ĐCSTQ, đã gia nhập hàng ngũ của Hoa Kỳ yêu cầu sự minh bạch (của Trung Quốc)”.
Ngày càng có nhiều quốc gia đề xuất truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ hoặc tránh xa ĐCSTQ
Vào tháng Tư năm nay, chính phủ Úc đã nhắc lại lời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc virus Corona Vũ Hán. Họ đã phớt lờ mối đe dọa kinh tế do đại sứ của ĐCSTQ tại Úc nói, rằng người tiêu dùng Trung Quốc có thể tẩy chay các sản phẩm của Úc.
Ông Maurizio Gasparri, cựu Bộ trưởng Bộ Truyền thông Ý, thậm chí còn chỉ trích trực tiếp ĐCSTQ là một căn bệnh ung thư của trái đất. Ông cáo buộc ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và sử dụng các biện pháp kinh tế không phù hợp để kiếm lợi nhuận, khiến các quốc gia khác rơi vào khủng hoảng kinh tế.
Sau khi ĐCSTQ đổ nguồn gốc virus sang Ý, chuyên gia y tế người Ý Giuseppe Remuzzi đã khiển trách nặng nề truyền thông của ĐCSTQ “cắt câu lấy nghĩa, ác ý bẻ cong” bài viết học thuật.
Thụy Điển đã đóng cửa tất cả các Học viện Khổng Tử ở đất nước này. Đồng thời, phần lớn trong hơn 100 thành phố ở Thụy Điển chấm dứt  mối quan hệ kết nghĩa với các thành phố của Trung Quốc.
Vào ngày 30/3, tờ Guardian đưa tin Bộ trưởng Văn phòng Nội các Vương quốc Anh, ông Michael Gove gần đây đã tuyên bố rằng khi mới xuất hiện trường hợp mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán đầu tiên ở Trung Quốc, đã không nói rõ “quy mô, tính chất và khả năng lây nhiễm của virus”, điều này khiến cho nước Anh không chuẩn bị kịp. Trong một bài viết chuyên mục trên tờ The Mail on Sunday, cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ Anh, ông Ian Duncan Smith đã cáo buộc ĐCSTQ “che đậy” sự thật và “trì hoãn” thông báo cho thế giới về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Một số quan chức Anh cũng chỉ ra không thể để ĐCSTQ “lợi dụng dịch bệnh để thu được lợi ích kinh tế”. Họ đang chuẩn bị để khi dịch bệnh kết thúc sẽ “tính sổ” về những “thông tin sai sự thật” đó với ĐCSTQ.
Thư ký phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp, bà Amélie de Montchalin, cũng mô tả sự viện trợ của ĐCSTQ và Nga đối với các nước châu Âu là “diễn kịch”.
Sau khi ĐCSTQ đe dọa trả đũa các công ty Séc và ép Chủ tịch Thượng viện Séc Jaroslav Kubera (đã qua đời) không được đến thăm Đài Loan, đã dẫn đến sự bất mãn trong chính trị Séc. Chính phủ Séc đã tổ chức một cuộc họp ngoại giao cấp cao vào tháng 3 năm nay. Chủ tịch, thủ tướng, Chủ tịch Hạ Viện và Thượng Viện, bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng cùng những người cấp cao khác đã tham dự cuộc họp. Sau cuộc họp, đã chỉ ra chính quyền Trung Quốc cần tôn trọng chủ quyền đôi bên, lên án hành vi uy hiếp của của họ và nhấn mạnh sự sẵn sàng duy trì hợp tác kinh tế và văn hóa với Đài Loan. Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babiš và các nhà lãnh đạo đảng đối lập cũng yêu cầu ĐCSTQ thay thế đại sứ Trương Kiến Mẫn (Zhang Jianmin).
Tổng thống Trump đã ký Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài chính 2019, bao gồm một quy tắc mới cấm sử dụng tài nguyên Lầu Năm Góc cho các trường ngôn ngữ học do Trung Quốc tài trợ. Nói cách khác, những người nhận được tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ không thể nhận được tài trợ của ĐCSTQ cùng một lúc, vì vậy hơn 20 trường đại học Hoa Kỳ đã đóng cửa Học viện Khổng Tử. Các nghị sĩ tại Hoa Kỳ gần đây đã yêu cầu Bộ Giáo dục công bố kết quả điều tra tại Quốc hội, còn có nghị sĩ đã đề xuất cấm người Trung Quốc học các khóa học về khoa học và kỹ thuật tại Hoa Kỳ .
Minh Thanh
Theo SOH
https://www.ntdvn.com/the-gioi/my-trung-lien-hiep-quoc-cang-thang-my-bac-bo-nghi-quyet-bieu-duong-who-cua-lhq-36682.html

Ta cần làm gì để bảo vệ thế giới thời hậu Covid-19?

Chloe BergeBBC Travel
Là phóng viên mảng du lịch và quan tâm sâu sắc đến tương lai của hành tinh chúng ta, tình cảnh giằng xé về mặt đạo đức khi sử dụng phương tiện đi lại là giao thông hàng không là điều mà tôi liên tục cảm thấy lấn cấn.
Tôi đã giảm số lượng chuyến bay, mua phần bù carbon khi đi du lịch và tập trung các chủ đề bài viết và những câu chuyện cho phép tôi có thể tìm cách giải quyết vấn đề bảo tồn bất cứ khi nào có thể. Nhưng hiệu ứng tích cực của các biện pháp trên khó mà đo đếm được.
Đi du lịch trong mùa Covid-19
Vùng đất không tồn tại của nước Ý
Tín đồ Hồi giáo đảo lộn ở nơi không có Mặt Trời
Có một điều hiển nhiên là khi cả thế giới ở nhà, hành tinh đã được hưởng lợi.
Không có gì hay ho với virus corona, nhưng với lệnh cấm dịch chuyển nếu không cần thiết và với việc một số quốc gia phong tỏa hoàn toàn, chúng ta nay đang chứng kiến những gì xảy ra với Trái Đất khi con người lần đầu tiên hầu như vắng bóng.
Hình ảnh vệ tinh do NASA và Cơ quan Không gian Châu Âu cho thấy khí thải nitrogen dioxide (NO2 – vốn phần lớn sinh ra do quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch) giảm từ tháng Một đến tháng Hai tại Trung Quốc, do tình trạng kinh tế giảm tốc trong thời gian cách ly.
Năm quốc gia sẽ phục hồi nhanh nhất sau đại dịch Covid-19
Người viết blog du lịch đầu tiên trên thế giới
Cuộc chiến đường biên Mỹ-Canada ít ai biết
Phát hiện từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) cho thấy lượng phát thải CO2 của Trung Quốc (cũng đến từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch) đã giảm 25% nhờ vào việc nước này áp dụng các biện pháp để kiểm soát bệnh dịch virus corona.
Trong thời gian Ý cách ly, dữ liệu vệ tinh tương tự cũng cho thấy lượng phát thải NO2 giảm ở khu vực phía bắc quốc gia này, và các dòng kênh ở Venice có vẻ như trong lành hơn vì số lượng thuyền cho du khách sụt giảm nhiều (tuy nhiên thì người yêu động vật sẽ cảm thấy khá là thất vọng khi biết rằng những bức ảnh chụp cảnh cá heo vui đùa trên dòng kênh thực ra được chụp cách đó gần 800km ở Sardinia).
Ở Ấn Độ, lệnh giới nghiêm toàn quốc vào ngày 22/3 đã dẫn đến mức ô nhiễm khí thải NO2 trung bình hạ xuống thấp nhất từng được ghi nhận vào mùa xuân, theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA).
Và khi Bắc Mỹ (một trong những nguồn phát thải chính của thế giới) bước vào tình trạng sụt giảm đáng kể về kinh tế, có vẻ như ta cũng sẽ thấy hiệu ứng tương tự ở nơi này.
Tất nhiên, cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu không phải câu trả lời cho cách giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nhưng hiện tượng này cho ta một lý do để nhìn lại tác động từ hành vi của con người gây ra cho hành tinh – trong đó có cả cách ta đi du lịch.
Lệnh cấm đi lại nếu không cần thiết nghĩa là các hãng hàng không phải cho máy bay nằm đậu tại sân bay, cắt giảm cực nhiều các chuyến bay hoặc tạm ngưng hoạt động hoàn toàn.
Dù dữ liệu về tác động môi trường của riêng hoạt động hàng không bị cắt giảm ra sao vẫn chưa được công bố, nhưng ta biết có vẻ như là điều này gây ra tác động đáng kể.
Một nghiên cứu năm 2017 do các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu về Sự Bền vững thuộc Đại học Lund, Thụy Điển (LUCSUS) kết hợp với Đại học British Columbia thực hiện cho thấy có ba lựa chọn cá nhân mà ta có thể đưa ra để nhanh chóng cắt giảm rất nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính: đó là giảm đi lại bằng đường hàng không, bằng xe hơi, và giảm ăn thịt.
Khí thải từ những chuyến bay
Một nghiên cứu năm 2018 xuất bản trên tạp chí Nature Climate Change (Thiên nhiên biến đổi khí hậu) cho thấy khí thải từ ngành du lịch chiếm đến 8% tổng khí thải toàn cầu, trong đó các chuyến bay chiếm phần lớn nhất.
“Đến nay, hành động lớn nhất mà ta có thể làm là ngừng bay hoặc bay ít đi,” Kimberly Nicholas, nhà khoa học nghiên cứu về bền vững tại LUCSUS, nói.
“Một chuyến bay khứ hồi từ New York đến London tương đương với hai năm ăn thịt [nếu tính mức xả khí carbon trung bình cho từng cá nhân].”
Trước những con số thống kê gây giật mình này, cùng với dấu hiệu rõ nét của việc môi trường hồi phục mà ta chứng kiến khi thế giới ở nhà để tránh Đại dịch Covid-19, thì câu hỏi cần được nêu ra là: Khi nào ta sẽ du lịch trở lại, và liệu ta có nên làm vậy?
“Không cách nào có được khí hậu an toàn và kế hoạch kinh doanh như bình thường đi kèm với ngành công nghiệp hàng không,” Nicholas nhận định.
Nếu ta muốn đạt được mục tiêu đã đặt ra trong Thỏa Thuận Paris về việc đến năm 2030 có thể giới hạn mức Trái Đất nóng 1,5 độ C cao hơn so với mức nhiệt độ thời tiền công nghiệp, ta cần thực hiện những thay đổi đáng kể về cách đi lại.
Một phần trong việc này phải đến từ nội bộ ngành hàng không và vận tải.
Một số hãng hàng không đã có tiến triển trong nghiên cứu tìm ra các sáng kiến như năng lượng sinh học và máy bay vận hành bằng điện.
“Vẫn còn có rất nhiều tiềm năng trong việc tiết kiệm nhiên liệu nhờ việc thiết kế lại máy bay sao cho hiệu dụng hơn,” Colin Murphy, phó giám đốc Học viện Chính sách Năng lượng, Môi trường và Kinh tế thuộc Đại học California, Davis, cho biết.
“Nếu bạn sử dụng dầu thải, năng lượng sinh học có thể giảm đến 60% khí hiệu ứng nhà kính so với loại xăng thông thường,” ông nói thêm.
Tuy nhiên, diện tích đất đai cần có để trồng các loại cây làm nguồn nhiên liệu sinh học – hay nhiên liệu tái tạo từ các nguyên liệu hữu cơ – cũng là một vấn đề.
Và dù tiềm năng về máy bay vận hành bằng điện là có, thì Murphy lưu ý rằng công nghệ về pin vẫn còn giới hạn, và điều đó có nghĩa là đây sẽ không bao giờ có thể là giải pháp vững vàng cho các chuyến bay đường dài.
Thậm chí nếu ta có thành công với những phát kiến công nghệ này, ta vẫn cần phải thay đổi cách đi du lịch với tư cách từng cá nhân.
Khi hành tinh có vẻ như thở phào như bây giờ, ta cũng có được cơ hội để tự nhìn lại mình. Đại dịch virus corona đã buộc ta phải xem lại cách mà mọi người, hệ thống và các tổ chức kết nối ra sao với nhau trong thế giới này.
Dù rằng sự phát hiện này có tính hủy diệt khi virus đã lan nhanh khắp toàn cầu, thì nó cũng cho thấy ta có thể làm gì để đoàn kết và hành động cùng nhau vì lợi ích chung. Ta đã thực hiện giãn cách xã hội để bảo vệ người già và những người có hệ miễn dịch yếu; ta đã ca ngợi những nhân viên y tế từ ban-công nhà mình, và đã chia sẻ thông điệp #ởnhà trên mạng xã hội.
Góp phần bảo vệ
Khi dịch Covid-19 lùi xa, ta sẽ cần phải một lần nữa nhìn xa hơn ngoài bản thân mình và thực hiện những hành động riêng vì sự tốt đẹp của hành tinh.
Chỉ vì virus corona buộc cuộc sống chậm lại, ta nên xem xét cách tiếp cận thấu đáo và chậm rãi hơn với việc đi du lịch.
Sẽ có sự kết nối chân thật với một vùng đất khi ta dành thời gian để hiểu người dân địa phương, văn hóa và vẻ đẹp tự nhiên theo cách đầy ý nghĩa.
Điều này không thể nào đạt được với những hành trình hời hợt từ điểm đến này tới điểm đến khác, hoặc nhảy cóc qua nhiều quốc gia trong hai tuần.
Điều này có nghĩa là ta có thể thực hiện một chuyến đi dài mỗi năm, thay vì đi năm hay sáu chuyến ngắn, và nguyên việc đó đã giúp làm giảm đáng kể dấu vết carbon ta gây ra.
Du lịch quá mức chỉ là một hình thức khác của tiêu dùng quá mức,” Shannon Stowell, CEO của Tổ chức Thương mại Du lịch Mạo hiểm và là một người ủng hộ cho du lịch bền vững, nói.
“Tôi thấy ổn khi số lượng du khách nói chung giảm đi còn chất lượng du lịch tăng lên. Đó là khi mà mọi người có thể hiểu kỹ hơn về nơi họ đến thăm và tạo tác động tích cực đến nơi đó, thay vì có những đám đông quá mức đổ dồn tới, gây ô nhiễm và khiến cho môi trường sống của động vật hoang dã dần mất đi – tất cả đều là tác hại của tình trạng du lịch quá mức,” ông nói thêm.
Ta cũng có thể làm giảm nhẹ một số gánh nặng môi trường vì du lịch, chỉ bằng cách đơn giản là thực hiện các chuyến du lịch tại chỗ.
“Đây thực ra là tác động lớn nhất mà ta có thể có,” Nicholas nhận định. “Tôi từng là người thường xuyên bay, nhưng tôi đã tìm ra cách khác để có được sự mới mẻ và phiêu lưu. Cơ bản là ta có thể đi chậm lại, đi du lịch chậm lại để làm giàu cho bản thân.” Đây có thể giống như tận hưởng bãi biển gần nhà thay vì ở bãi biển tại Mexico và tiết kiệm phần ngân sách carbon của bạn cho một chuyến đi ý nghĩa hơn.
Khi ta bay, ta có thể mua phần bù carbon. “Phần bù carbon có tác dụng hỗ trợ và chúng hoàn toàn có thể giúp thay đổi đáng kể tình thế,” Murphy chia sẻ.
Chúng không thực sự tốt như việc thực sự giảm phát thải từ du lịch, do vậy với việc mua phần bù carbon thì bạn không hoàn toàn đảo ngược tình thế đối với những thiệt hại đã xảy ra, nhưng chúng hữu ích.
Khi cố gắng quyết định xem nên mua phần bù nào, thì quan trọng nhất là nên đóng góp cho một dự án mới, nghĩa là dự án đó chưa từng tồn tại trước đây. Vì vậy, khi bạn đóng góp cho một mục tiêu bảo vệ đất đang bị phá rừng, thì hãy chắc chắn rằng mảnh đất được nêu chưa từng được bảo vệ trước đó.
Cách ta bay cũng quan trọng. Hạng thương gia với phần ghế ngồi rộng hơn thật hấp dẫn, và khi mua vé hạng này bạn cũng tăng dấu vết carbon vì điều này có nghĩa là có ít hành khách trên mỗi chuyến bay hơn.
“Bạn càng bị ngồi nhồi nhét bao nhiêu, thì lượng phát thải trong vai trò hành khách tính trên dặm bay sẽ giảm xuống thấp đi bấy nhiêu,” Murphy giải thích.
“Ở cấp độ chính sách, ta cần được công khai minh bạch về tác động môi trường mà mỗi lựa chọn của ta gây ra, và ta cần cái giá để có thể kết nối với những tác động này,” Austin Brown, giám đốc điều hành Học viện Chính sách tại Đại học UC Davis nói. “Ví dụ như hãy tăng giá vé hạng nhất lên cao hơn.” (Giá vé hạng nhất thường được dùng để phụ cấp cho các vé hạng phổ thông tiết kiệm giá rẻ, để giảm chi phí chung của hành trình và giúp nhiều người có thể bay hơn.)
Khi ta đến điểm du lịch, ta cần giảm dấu vết carbon bằng cách tôn trọng văn hóa và môi trường địa phương.
Đi du lịch theo cách có trách nhiệm
“Khi bạn đi du lịch đến một nơi mới, bạn là khách đến nhà họ,” Stowell chia sẻ. Một phần của việc đạt được điều này là chọn lựa nơi lưu trú và các hoạt động bền vững, và phương tiện vận tải xanh để khám phá nơi bạn đến thăm.
Điều này có thể cần đến sự phối hợp với một nhà tổ chức chương trình du lịch bền vững tại địa phương, người quen thuộc với bối cảnh du lịch, mà đây cũng là cách đáp lại với nền kinh tế của dân địa phương.
Để tránh những doanh nghiệp du lịch giả vờ thân thiện với môi trường, người đi du lịch nên tìm đến các công ty tổ chức chương trình du lịch với kế hoạch bền vững rõ ràng.
“Nếu bạn vào trang web một công ty và thấy có chương trình du lịch bền vững, và sau đó bạn thấy báo cáo tác động trong 12 hay 48 tháng sau đó, bạn biết họ đã bỏ tiền vào đúng chỗ họ nói,” Shannon Guihan nói. Ông là người phụ trách về vấn đề phát triển bền vững tại công ty The Travel Corporation và nhánh du lịch bền vững phi lợi nhuận của công ty, TreadRight, vốn đã phát triển một danh sách giúp người đi du lịch thực hiện thói quen thân thiện với môi trường và chú ý hơn trước mỗi chọn lựa.
“Ta vẫn cần phải đi du lịch,” Guihan chia sẻ. “Du lịch là môt trong những ngành tạo việc làm lớn nhất trên thế giới, và còn có điểm đến khắp nơi trên thế giới lệ thuộc vào du lịch và du khách để có thể tồn tại.”
Bên ngoài nền kinh tế du lịch toàn cầu, du lịch có tiềm năng tạo ra ích lợi cho tất cả chúng ta.
Khi ta đi theo cách có ý nghĩa, ta thấu hiểu các nền văn hóa giao thoa và phát triển sự cảm thông sâu sắc với những người sống bên ngoài vòng quen biết của mình.
Du lịch cho ta cái nhìn toàn cầu, thứ mà ta sẽ cần đến để biết chăm sóc tương lai cho mái nhà ta ở trên Trái Đất này.
Trong suốt sự nghiệp làm báo của mình, tôi đã chia sẻ tách trà bạc hà với người du mục Ả Rập giữa sa mạc ở Jordan, đã nhìn vào ánh mắt con khỉ đột núi giữa rừng xanh Rwanda và theo dấu chân hổ dưới ánh mặt trời chói lọi với nhà tự nhiên học người địa phương ở Ấn Độ.
Những trải nghiệm đó đã khiến tôi có lòng trân trọng sâu sắc với thế giới tuyệt đẹp, bất tận, đa dạng và vĩ đại mà ta đang sống, và tôi khao khát bảo vệ nó.
Tạm thời ta không được phép đi dạo nữa, và chưa bao giờ cảm thấy điều này xa xỉ đến vậy.
“Cuộc khủng hoảng này có thể cho ta cơ hội để thấm nhuần một tâm lý du lịch mới,” Stowell nhận định. “Du lịch là một đặc ân, không phải là quyền.”
Tôi không thể tưởng tượng một thế giới không có du lịch, nhưng giờ tôi biết rằng nếu ta không thay đổi cách đi du lịch, thì sẽ chẳng còn hành tinh nào nữa cho ta khám phá.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-52612585

Hơn 100 triệu người trên thế giới

tập môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn

Tuệ Minh
Hàng triệu người trên thế giới đang bày tỏ lòng tri ân đối với môn khí công tu luyện theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn được đón nhận tại hơn 100 quốc gia.
28 năm trước, Trung Quốc chứng kiến một sự chuyển biến mạnh mẽ về sức khỏe cộng đồng, sau khi Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) được giới thiệu ra công chúng. Khi đó, hàng chục triệu người Trung Quốc đã tập luyện 5 bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp trong các công viên và áp dụng nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn vào cuộc sống thường ngày.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tập trung tại một công viên ở thành phố Thành Đô, Trung Quốc, để tập thể dục buổi sáng, trong khoảng thời gian vào những năm 1990 trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu. (Ảnh minh họa của Pháp Luân.net)
Pháp Luân Đại Pháp là một phương pháp tu luyện được Đại sư Lý Hồng Chí (nhà sáng lập) giới thiệu ra công chúng vào ngày 13/5/1992, tại thành phố Trường Xuân, thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc. Với nhiều lợi ích sức khỏe, môn khí công này được hoan nghênh trên khắp đất nước Trung Quốc, với ước tính có hơn 70 triệu người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc tính đến đầu năm 1999.
Ngày nay, Pháp Luân Đại Pháp được phổ truyền tại trên 100 quốc gia, với hơn 100 triệu người theo tập.
Các học viên Pháp Luân Công kỷ niệm ngày “Pháp Luân Đại Pháp thế giới” tại Quảng trường Union, thành phố New York, vào ngày 11 tháng 5 năm 2017 (ảnh: Samira Bouaou / The Epoch Times).
Các học viên Pháp Luân Công đến từ mọi tầng lớp và độ tuổi khác nhau. Ngoài lợi ích về sức khỏe, Pháp Luân Đại Pháp giúp những người tu luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, trở thành những người tốt hơn và đóng góp cho xã hội hiệu quả hơn.
Các học viên Pháp Luân Công cho biết, những bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp giúp người học có được nội tâm an hòa, buông bỏ những suy nghĩ oán hận, căng thẳng, lo lắng, trầm cảm.
Hơn 10.000 học viên tham dự Pháp hội  Pháp Luân Đại Pháp tại Trung tâm Barclays ở Brooklyn, New York, Mỹ, vào ngày 17 tháng 5 năm 2019 (ảnh: Edward Dye / The Epoch Times).
Pháp Luân Công được ghi nhận tại Trung Quốc
Năm 1993, Nhật báo Công an Nhân dân, tờ báo chính thức của Bộ Công an Trung Quốc đã ca ngợi Đại sư Lý Hồng Chí đóng góp vào việc “nâng cao phẩm chất truyền thống của người dân Trung Hoa trong việc chống lại cái ác, bảo vệ  an ninh và trật tự xã hội, thúc đẩy sự chính trực trong xã hội”.
Năm 1999, một quan chức của Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc nói với US News & World Report rằng, Pháp Luân Đại Pháp có thể “tiết kiệm cho mỗi người 1.000 nhân dân tệ chi phí y tế hàng năm” và “nếu 100 triệu người tập mỗi ngày, vậy là có 100 tỷ nhân dân tệ tiết kiệm được mỗi năm về chi phí y tế”.
Vào tháng 9/1998, Cục Thể thao Nhà nước Trung Quốc đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với 12.553 học viên Pháp Luân Công, kết quả cho thấy hiệu quả chữa bệnh của Pháp Luân Công rất đáng chú ý, với tỷ lệ phục hồi hoàn toàn là 77,5%, trong khi 20,4% số người được hỏi cho biết sức khỏe của họ đã có cải thiện nhưng chưa phục hồi hoàn toàn. Cuộc khảo sát cho thấy, trung bình mỗi người tiết kiệm được hơn 1.700 nhân dân tệ (khoảng 241 USD) chi phí y tế mỗi năm, tổng cộng hàng năm tiết kiệm hơn 21 triệu nhân dân tệ (khoảng 2,97 triệu USD).
Một cuộc khảo sát khác được thực hiện tại hơn 5 quận tại Bắc Kinh với 14.199 học viên. Kết quả cho thấy, Pháp Luân Công đã giúp các học viên tiết kiệm 4,17 triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng 59.000 USD) chi phí y tế mỗi năm. Hơn nữa, 96,5% những người được khảo sát cho biết trạng thái tinh thần của họ được cải thiện rất nhiều. Cuộc khảo sát cho thấy, tỷ lệ học viên cho biết có cải thiện sức khỏe là 99,1%.
Hơn 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp từ Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Đại Dương tham gia buổi diễu hành ngày “Pháp Luân Đại Pháp thế giới “tại Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ, vào ngày 16 tháng 5 năm 2019 (ảnh: Ai Wen / The Epoch Times).
Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới
Từ năm 2000, các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới đã chọn ngày 13/5 là ngày “Pháp Luân Đại Pháp thế giới “để thể hiện lòng biết ơn của mình với Đại sư Lý Hồng Chí, người đã giảng dạy cũng như mang lại sức khỏe, niềm vui và sự bình an cho cuộc sống hàng ngày của họ. Các hoạt động kỷ niệm ngày “Pháp Luân Đại Pháp thế giới” bao gồm diễu hành, biểu diễn các bài công pháp ngoài trời, múa, biểu diễn dàn hợp ca, biểu diễn trống lưng, múa lân và các hoạt động khác.
Hàng nghìn học viên Pháp Luân Công trên thế giới thường cùng nhau đến thành phố New York, Hoa Kỳ, để tham dự một sự kiện kéo dài 3 ngày bao gồm một buổi diễu hành, biểu diễn các bài công pháp ngoài trời và một buổi chia sẻ kinh nghiệm tu luyện giữa các học viên.
Một trong số các học viên tham gia các sự kiện trên là anh Joseph Gigliotti, một bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống từ Ontario, Canada. Anh cho biết, Pháp Luân Công đã dạy anh biết đặt mình vào vị trí của người khác. Gigliotti cho biết anh từng rất khó chịu khi bị anh trai chỉ ra các lỗi lầm. Nhưng tiêu chuẩn về “khoan dung” trong nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn đã khiến anh nhìn nhận mọi thứ với một tâm thái khác.
Gigliotti nói: “Anh trai tôi làm điều đó vì anh ấy muốn tôi thành công, dù anh ấy không nói ra điều đó một cách nhã nhặn. Rốt cuộc thì, bạn có thể thấy mọi người quan tâm đến bạn như thế nào, đó mới là điều quan trọng”.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Vương quốc Anh và nhiều nơi ở Châu Âu như Ý, Đức và Pháp đã tổ chức các hoạt động tương tự để kỷ niệm ngày “Pháp Luân Đại Pháp thế giới”. Các học viên ở Pháp đã biểu diễn các bài công pháp ngoài trời tại Trocadéro, ngay gần Tháp Eiffel ở Paris, vào năm 2019.
Vladia Nuidins, một người làm việc trong ngành nghệ thuật, nói với Epoch Times tiếng Trung rằng Pháp Luân Đại Pháp đã giúp anh nhận ra ý nghĩa của cuộc dời.
Vladia nói: “Tôi đã có thể nghĩ cho người khác và giúp đỡ người khác. Tôi hiểu rằng con người sống không chỉ vì bản thân hay bảo vệ chính mình, tôi muốn sống để trở thành một người tốt hơn. Đại Pháp cũng đã mở rộng thế giới quan của tôi và khiến tôi hiểu rằng, là một nghệ sĩ tôi nên truyền tải thông tin gì đến mọi người”.
Cũng nhân kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp, ở phía bên kia địa cầu, như Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Úc, hàng nghìn học viên đã thiền định, diễu hành và biểu diễn nghệ thuật.
Là một người Hàn Quốc ở độ tuổi 70 và từng làm cảnh sát trong 30 năm, ông Lee Kang-ming mắc bệnh xơ gan do thói quen hút thuốc và uống rượu. Sức khỏe của ông đã cải thiện đáng kể sau khi tập Pháp Luân Công vào năm 2005. Bác sỹ thậm chí còn ngạc nhiên trước sự thay đổi về sức khỏe của ông. Bác sỹ cho biết hiện giờ ông có gan và xương khỏe mạnh như một người ở độ tuổi 30, Epoch Times phiên bản tiếng Trung đưa tin.
Một học viên Đài Loan đã có trải nghiệm tương tự sau khi đồng nghiệp của cô giới thiệu cho cô về Pháp Luân Đại Pháp. Dong Dailing từng bị bệnh chàm nghiêm trọng, cơn ngứa dữ dội thường khiến cô mất ngủ nhiều đêm, tình trạng này cũng ảnh hưởng đến công việc của cô. Cô nói với Epoch Times tiếng Trung rằng, cô có thể ngủ rất ngon vào đêm đầu tiên sau khi tập bài thứ hai của Pháp Luân Công.
Chiến dịch đàn áp tàn bạo
Ban đầu chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ca ngợi và công nhận lợi ích sức khỏe to lớn của Pháp Luân Công. Tuy nhiên, vào ngày 20/7/1999, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân đã ra lệnh tiến hành một chiến dịch đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công. Môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị truyền thông nhà nước Trung Quốc vu khống, hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị cầm tù và tra tấn. Hơn 4.000 học viên được xác nhận là tử vong do cuộc bức hại, mặc dù con số thực tế còn cao hơn nhiều lần.
Gần đây, các báo cáo điều tra độc lập đã chỉ ra rằng, chính quyền Trung Quốc đã và đang thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm, trong đó phần lớn là các học viên Pháp Luân Công.
Năm 2016, cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour, nhà báo Ethan Gutmann và luật sư nhân quyền David Matas đã công bố một báo cáo điều tra về tình trạng thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc. Với tiêu đề “Thu hoạch đẫm máu / Cuộc thảm sát: Thông tin mới”, báo cáo cho biết các học viên Pháp Luân Công thường xuyên bị xét nghiệm máu và kiểm tra y tế trong khi các tù nhân khác không bị đối xử như vậy (ngoại trừ nhóm người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng và một số Cơ Đốc hữu tại gia cũng là mục tiêu). Ba nhà điều tra ước tính số nội tạng bị thu hoạch mỗi năm ở Trung Quốc là khoảng 60.000 đến 100.000, mặc dù chính quyền Trung Quốc chỉ công bố có 10.000 ca ghép tạng diễn ra trong một năm.
Tháng 3/2020, Tòa án Xét xử Trung Quốc (China Tribunal), một tòa án nhân dân độc lập có trụ sở tại London, Anh Quốc, đã đưa ra một cáo dài 160 trang, trong đó kết luận chính quyền ĐCSTQ đang tiếp tục giết hại và bán nội tạng từ các tù nhân lương tâm để kiếm lời.
Do đại dịch COVID-19 đang lây lan trên toàn thế giới, các học viên Pháp Luân Công đã không tổ chức các sự kiện tập trung nơi công cộng để kỷ niệm các dấu mốc quan trọng. Vào ngày 25/4/2020 các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một buổi kỷ niệm trực tuyến dưới ánh nến để kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa 21 năm trước tại Trung Quốc (25/4/1999). Đây là một sự kiện lịch sử, trong đó có khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện chính phủ cho phép họ có được một môi trường tập luyện tự do và thực hành đức tin theo Chân – Thiện – Nhẫn.
Dịp kỷ niệm ngày “Pháp Luân Đại Pháp thế giới” năm nay diễn ra khi nhiều quốc gia đang bị đại dịch Vũ Hán tàn phá. Dù vậy, hàng triệu học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới sẽ tiếp tục ghi nhớ và thực hành môn tu luyện đã thay đổi cuộc đời họ theo hướng tốt đẹp hơn.
Theo Jocelyn Neo / The Epoch Times
Tuệ Minh dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/hon-100-trieu-nguoi-tren-the-gioi-tap-mon-khi-cong-theo-nguyen-ly-chan-thien-nhan.html

WHO bác cáo buộc Tập Cận Bình yêu cầu

trì hoãn cảnh báo thế giới về dịch bệnh

Quý Khải
Một báo cáo gây sốc gần đây cho biết lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trì hoãn cảnh báo thế giới về sự bùng phát dịch nCov ở Vũ Hán. Báo cáo này đã bị WHO lên tiếng bác bỏ, theo The BL.
Hãng tin Đức Der Spiegel đã trích dẫn một báo cáo từ Cơ quan Tình báo Liên bang Đức, gọi là Bundesnachrichtendienst (BND). “Ngày 21/1, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus trì hoãn công bố thông tin về khả năng lây truyền từ người sang người và trì hoãn cảnh báo về đại dịch”, trích nội dung báo cáo, theo tờ Daily Mail.
“Báo cáo BND ước tính chính sách [bưng bít] thông tin của Trung Quốc khiến thế giới mất từ ​​4 đến 6 tuần [quan trọng] để chống dịch”, báo cáo cho hay.
WHO đã bác báo cáo này trong một tuyên bố trên Twitter:
“Tiến sĩ Tedros và Chủ tịch Tập không nói chuyện vào ngày 21/1 và họ chưa từng nói chuyện qua điện thoại. Những báo cáo thiếu chính xác như vậy làm sao nhãng và suy giảm các nỗ lực của WHO và thế giới trong việc chấm dứt đại dịch Covid-19”.
WHO tiếp tục cho biết ĐCSTQ đã xác nhận việc virus có thể lây từ người sang người cho cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc vào ngày 20/1 và WHO “đã công khai tuyên bố” hai ngày sau đó rằng, “dữ liệu thu thập … gợi ý việc lây truyền từ người sang người đang diễn ra ở Vũ Hán”.
Tổng thống Trump lo ngại WHO đã trở thành cơ quan ngôn luận tuyên truyền thay cho Trung Quốc, và vào tháng Tư, ông đã đình chỉ tài trợ của Mỹ dành cho tổ chức.
Trong cuộc họp tại tòa thị chính trực tuyến trên kênh truyền hình Fox News hôm thứ Hai (4/5), Tổng thống Trump lặp lại chỉ trích đối với WHO, cho rằng tổ chức này “là một thảm họa, mọi thứ họ nói đều sai và họ lấy Trung Quốc làm trung tâm”.
“Tất cả những gì họ làm là đồng ý với Trung Quốc, bất kể Trung Quốc muốn làm gì. Vì vậy, đất nước của chúng ta, có lẽ thật dại dột khi nhìn lại khoản 450 triệu USD kinh phí tài trợ hàng năm cho Tổ chức Y tế Thế giới, trong khi Trung Quốc chỉ móc hầu bao 38 triệu USD nhưng họ có sức ảnh hưởng chính trị lớn hơn tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta trước đó.
“Những gì họ đã làm, những gì WHO đã làm, là phớt lờ mọi cảnh báo và chúng ta sẽ không để chuyện này tiếp tục”.
Tổng thống Trump cho biết có đủ bằng chứng Trung Quốc đã gian dối với thế giới về tình hình Covid-19 tại đại lục.
“Tôi không nghĩ có bất kỳ nghi vấn nào về việc này. Chúng ta muốn vào đại lục điều tra, nhưng họ không muốn chúng ta vào. Tôi không nghĩ có bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề này”, ông Trump nói hôm Chủ nhật (10/5).
“Tôi cho rằng họ đã phạm phải một sai lầm khủng khiếp nhưng họ không muốn thừa nhận điều đó”, ông nói thêm.
Hơn 1 triệu người đã ký tên trực tuyến để để yêu cầu ông Tedros từ chức, dù vậy ông này chưa có dấu hiệu muốn rời ghế. Các báo cáo của giới truyền thông cho biết vị quan chức Ethiopia này có mối quan hệ thân thiết “khó nói” khiến ông không thể không chiều lòng Bắc Kinh.
Tới nay dịch viêm phổi Vũ Hán đã lây lan tới 212 quốc gia, khiến hơn 4 triệu người nhiễm và hơn 280.000 người tử vong, chưa kể vô số thiệt hại khác liên quan đến tình trạng mất việc làm, phá sản và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu vì COVID-19.
https://www.dkn.tv/the-gioi/who-bac-cao-buoc-tap-can-binh-yeu-cau-tri-hoan-canh-bao-the-gioi-ve-dich-benh.html

Tiến sĩ Tedros: Từ “tiêu chảy nước” ở Ethiopia

 đến Covid-19 tại Tổ Chức Y Tế Thế Giới

Tú Anh
Tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS) Tedros Adhanom Ghebreyesus bị công kích “bán mình cho Trung Quốc”. Chỉ trích như vậy có quá đáng hay không? Quá khứ thời làm bộ trưởng Y Tế và Ngoại trưởng Ethiopia để lại nhiều dấu tích đáng phải suy ngẫm. Không phải ngẫu nhiên mà “tiến sĩ Tedros” bị rơi vào tâm bão phản kháng kêu gọi từ chức.
“Trong Tổ Chức Y Tế Thế Giới, không có điều gì là bí mật khi nói đến sinh mạng con người”. Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới khẳng định như trên trong cuộc họp báo ngày 20/04/2020 tại Genève.
Vị tổng giám đốc da màu, tóc hoa râm, đeo kính trắng gọng đen, từ ngày đó đã trở thành nhân vật nổi tiếng nhất thế giới. Nguyên bộ trưởng Y Tế, Ngoại trưởng Ethiopia, bị tổng thống Mỹ Donald Trump và công luận Tây phương cũng như nhiều nơi tại Châu Á – Thái Bình Dương lên án là vừa thiếu khả năng, vừa thiên vị Trung Quốc, không làm tròn bổn phận quản lý dịch bệnh Corona chủng mới, trì hoãn tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế.
Trong bài phân tích “Tại OMS, Tiến sĩ Tedros và Ông gây tranh cãi”, nhật báo Le Temps của Thụy Sĩ cố gắng tìm hiểu vì sao, một tổ chức quốc tế như WHO/OMS, (được 77% dân Mỹ tin tưởng), theo một kết quả thăm dò, lại có thể chậm trễ trong nhiệm vụ của mình. Thay vì hướng dẫn các nước thành viên chống dịch, ban lãnh đạo OMS tập trung ca tụng Trung Quốc và làm mọi cách giảm nhẹ quy mô dịch bệnh, kể cả theo ý Trung Quốc đặt tên Covid-19 để xóa gốc siêu vi phát xuất.
Theo Le Temps, trước cổng trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève và trên mạng xã hội, những kỷ niệm không mấy vinh dự Hashtag #NOTedros4WHO tái xuất hiện. Cách nay ba năm, trước khi được đắc cử tổng giám đốc OMS, vào tháng 05/2017, tiến sĩ Tedros gặp một làn sóng chống đối. Chính những người Ethiopia tổ chức biểu tình truớc cơ quan Liên Hiệp Quốc tại Genève. Khi đó, ông Tedros bị tố cáo có quan hệ chặt chẽ với chính quyền Ethiopia, cốt lõi là Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Tigray, một trong bốn liên minh cầm quyền với bàn tay sắt liên tục từ năm 1991.
Trong thời gian 2005-2012, tiến sĩ Tedros là bộ trưởng Y tế. Năm năm trước đó, ông được học hàm tiến sĩ qua luận án y tế cộng đồng trình tại Luân Đôn về miễn dịch học và bệnh nhiễm trùng. Được bổ nhiệm vào chức vụ với bằng cấp tương xứng là chuyện bình thường. Befeqadu Harlu, một nhà hoạt động đối lập nhìn nhận là nghe nhiều người nói ”Tedros làm việc tốt”. Trong thời gian tiến sĩ Tedros làm bộ trưởng Y Tế Ethiopia thì Befeqadu Harlu ngồi tù 560 ngày. Nhà đối lập cho rằng : Khó mà biết ông ta được bổ nhiệm làm bộ trưởng vì năng lực hay vì ông ta là đảng viên (Cộng Sản).
Trong lý lịch, tổng giám đốc OMS ghi là trong 7 năm nắm bộ Y Tế, ông đã thành lập 3.500 trung tâm y tế, 16.000 bệnh xá, giảm  đến 2/3 tỉ lệ tử vong ở trẻ em và 90% trường hợp lây nhiễm SIDA/AIDS. Số nhân viên y tế cũng tăng gấp 7 lần. Một kết quả ngoạn mục !
Mảng tối: Bệnh tiêu chảy nước
Vấn đề là tại một nước nghèo đông dân hạng nhì châu Phi, chỉ đứng sau Nigeria, Ethiopia lại mập mờ trong chính sách chống một bệnh truyền nhiễm thường tái diễn tại xứ nghèo. Không phải một lần mà đến ba lần dưới thời Tedros. Nhân chứng là nhà báo Đức Ludger Schadomsky, phụ trách đài phát thanh quốc tế Đức Deutsche Welle, ông kể lại : Cho dù có bằng chứng lâm sàng xác định là bệnh dịch tả nhưng chính quyền y tế Ethiopia, trong các cuộc phỏng vấn, luôn khẳng định là bệnh tiêu chảy nước. Thủ thuật đặt tên nghe khá quen quen !
Liên hệ Tedros-Bắc Kinh ?
Những người đối lập cũng lên án tiến sĩ Tedros về mối quan hệ ưu đãi với Bắc Kinh khi làm Ngoại trưởng từ năm 2012 đến 2016. Đó là lý do giải thích vì sao Tổ Chức Y Tế Thế Giới có lập trường thiên vị Trung Quốc trong vụ khủng hoảng đại dịch Corona chủng mới. (Theo yêu cầu của Bắc Kinh, dịch viêm phổi thứ hai dù phát xuất từ Trung Quốc, 7 năm sau đợt dịch viêm phổi cấp tính cũng từ Trung Quốc vào năm 2003, được gọi là Covid-19 thay vì SARS-CoV-2. Đài Loan cùng với 23 triệu dân cũng là nạn nhân của áp lực chính trị của Trung Quốc không cho OMS cung cấp thông tin).
Dưới thời Ngoại trưởng Tedros, Trung Quốc đã là một đối tác tầm cỡ của Ethiopia. Bắc Kinh đài thọ chi phí cho toàn bộ trụ sở tổ chức Liên Hiệp Châu Phi tại Addis-Abeba, xây đường xe lửa 2,5 tỷ đô la từ Addis-Abeba đến xứ láng giềng Djibouti, giúp Trung Quốc xâm nhập vào châu Phi từ Hồng Hải, với dự án ”một vành đai, một con đường”.
Đối đầu với làn sóng chống đối, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng được nhiều lãnh đạo châu Phi và châu Âu lên tiếng ủng hộ. Nhưng kiến nghị trên mạng chỉ thu được 126.000 chữ ký (ngày 23/04), quá ít so với kiến nghị của 985.000 người muốn ông từ chức. Trong số các nhân vật của Ethiopia ủng hộ tiến sĩ Tedros, bộ trưởng Y tế Lia Tadesse khẳng định với báo chí : “Tôi có thể xác nhận là Tedros là một người có lương tâm, tôn trọng nguyên tắc lãnh đạo, làm việc cật lực…”
Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên Tổ Chức Y Tế Thế Giới bị tấn công từ mọi phía. Trong hai năm 2014-2015, khi xảy ra dịch Ebolah ở Tây Phi, tổng giám đốc Trần Phùng Phú Trân (Margaret Chan) người Hồng Kông, đã chờ đến 5 tháng mới tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế trên khắp thế giới. Từ khi tiến sĩ Tedros lên thay, OMS được cải tố sâu rộng, thành lập thêm cơ cấu Chương trình khẩn cấp y tế do bác sĩ Michael Ryan lãnh đạo. OMS cũng tăng cường một lãnh đạo nghiên cứu khoa học, vác-xin : nữ bác sĩ Ấn Độ Soumya Swaminathan.
Năm 2017, khi vận động phiếu, tiến sĩ Tedros cam kết : Ưu tư số một của tôi là xây dựng Tổ Chức Y Tế Thế Giới thành một tổ chức có hiệu năng và minh bạch và độc lập. Làm sáng tỏ cội nguồn đại dịch Covid-19 là cơ hội để tiến sĩ Tedros phục hồi uy tín và danh dự. Công việc này không dễ vì mấy ai dám đương cự Trung Quốc, trừ các nhà dân chủ. Mặc khác, như Befeqadu Harlu, nhà đối lập trải qua 560 ngày tù, kết luận bi quan : “Với quá khứ hợp tác với chế độ bạo ngược và che giấu dịch tả, Tedros không phải là người đáng tin cậy”.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200511-ti%E1%BA%BFn-s%C4%A9-tedros-t%E1%BB%AB-ti%C3%AAu-ch%E1%BA%A3y-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-%E1%BB%9F-ethiopia-%C4%91%E1%BA%BFn-covid-19-t%E1%BA%A1i-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-y-t%E1%BA%BF-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi

Virus Vũ Hán 11/5: Hơn 4,1 triệu người nhiễm bệnh;

Phó Tổng thống Mỹ tự cách ly

Hải Lam
Theo cập nhật của Worldometers lúc 6h37 ngày 11/5 (giờ Việt Nam), dịch Covid-19 xuất hiện tại 212 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 4.177.126 ca nhiễm, trong đó 283.687 người đã tử vong và 1.487.484 người khỏi bệnh.
Để xem số liệu mới nhất về số ca nhiễm, tử vong và hồi phục tại các nước trên thế giới, quý độc giả có thể truy cập: https://www.worldometers.info/coronavirus/
Dưới đây là một số tin vắn nổi bật:
Khu vực châu Âu
Reuters đưa tin, cơ quan Bảo vệ Dân sự Ý hôm 10/5 cho biết nước này có thêm 165 ca tử vong vì Covid-19, mức tăng thấp nhất kể từ 9/3. Ý cũng ghi nhận thêm 802 ca nhiễm mới, mức tăng thấp nhất kể từ đầu tháng 3. Hiện số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 ở Ý lần lượt là 219.070 và 30.560.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 10/5 nói rằng lệnh phong tỏa vẫn chưa kết thúc, đồng thời kêu gọi người dân phải cảnh giác với những rủi ro khi ông đưa ra kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế.
Giới chức Anh và Pháp hôm 10/5 thông báo, Anh sẽ không yêu cầu cách ly đối với những người đến từ Pháp trong giai đoạn này. Ngoài ra, bất kỳ biện pháp kiểm dịch nào tương tự sẽ chỉ được áp dụng sau khi hai bên có sự trao đổi.
Giới chức Y tế Tây Ban Nha hôm 10/5 cho biết nước này có thêm 143 ca tử vong vì Covid-19, mức tăng thấp nhất kể từ ngày 18/3. Giai đoạn một trong kế hoạch nới lỏng lệnh phong tỏa bắt đầu vào hôm 11/5, ảnh hưởng tới hơn một nửa dân số Tây Ban Nha.
Khu vực châu Mỹ
Hãng Bloomberg hôm 10/5 trích nguồn tin nói rằng, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã tự cách ly tại nhà ở Washington sau khi thư ký báo chí của ông mắc Covid-19. Tuy nhiên, sau đó người phát ngôn của ông Pence đã lên tiếng bác bỏ thông tin này, và khẳng định rằng ông Pence vẫn làm việc tại Nhà Trắng vào thứ Hai.
Reuters cho hay, theo số liệu chính thức của cơ quan y tế công cộng Canada, số người chết vì Covid-19 ở nước này tăng 2,2% vào hôm 10/5, lên thành 4.728, một trong những mức tăng hàng ngày thấp nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Canada.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm 10/5 đưa tin, Thư Lan, thành phố thuộc tỉnh Cát Lâm giáp biên giới Triều Tiên đã bị phong tỏa, sau khi ghi nhận chuỗi lây nhiễm nCoV bí ẩn.
Theo Reuters, Bộ Y tế Nhật Bản hôm 10/5 cho biết 1.832 người nhiễm Covid-19 đã nhập viện ở thủ đô Tokyo tính đến ngày 28/4, chiếm 91,6% trong số 2.000 giường dành cho những bệnh nhân này. Giới chức Tokyo đặt mục tiêu tăng số giường bệnh lên 4.000.
Thủ hiến bang New South Wales, Úc hôm 10/5 cho biết chính quyền sẽ cho phép các nhà hàng, sân chơi và bể bơi ngoài trời mở cửa trở lại từ ngày 15/5 khi tốc độ lây lan của virus đã chậm lại.
Khu vực Trung Đông và châu Phi
Reuters cho biết, Israel hôm 10/5 đã cho phép một phần các nhà trẻ mở lại, tăng số trẻ em được quay lại trường học, một phần trong nỗ lực khôi phục kinh tế bằng cách giảm bớt các hạn chế do dịch Covid-19.
Hãng thông tấn Tasnim hôm 10/5 đưa tin, quận Abadan, tỉnh Khuzestan, nằm ở phía Tây Nam của Iran đã bị phong tỏa để ngăn virus corona lây lan. Các văn phòng sẽ phải đóng cửa và hạn chế đi lại cũng sẽ được áp đặt cho 9 quận khác trong tỉnh Khuzestan. Theo trang web của Tổng thống Iran, các trường học sẽ được mở lại vào tuần tới.
Kính mời quý độc giả theo dõi thông tin về tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán tại chuyên trang: https://www.dkn.tv/tag/dich-virus-corona
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-vu-han-11-5-hon-41-trieu-nguoi-nhiem-benh-pho-tong-thong-my-tu-cach-ly.html

Virus corona: Châu Âu nới dần phong tỏa,

số ca ở Nga tăng cao

Sau gần bảy tuần nước Anh bị phong tỏa, Thủ tướng Boris Johnson chuẩn bị công bố giai đoạn tiếp theo trong nỗ lực đối phó đại dịch virus corona.
Trên khắp châu Âu, người ta bắt đầu chứng kiến việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa, khi doanh nghiệp mở cửa và trẻ em bắt đầu đi học trở lại.
Dưới đây là cách các nước châu Âu trở lại sau thời gian phong tỏa.
Đức: Cửa hàng mở cửa và bóng đá trở lại
Nước Đức đã bắt đầu mở cửa và việc kiểm soát việc dỡ bỏ phong tỏa sẽ nằm trong quyền quyết định của 16 tiểu bang. Nhưng Thủ tướng Angela Merkel cho biết sẽ áp dụng ”phanh khẩn cấp” ở bất cứ nơi nào có sự gia tăng ca nhiễm.
Cửa hàng lớn nhỏ đều được phép mở cửa trở lại, với các biện pháp vệ sinh và giãn cách xã hội được áp dụng nghiêm ngặt.
Cửa hàng dưới 800 m2 đã được phép mở từ ngày 20/4, cùng với đại lý xe hơi, cửa hàng xe đạp và hiệu sách.
Trường học được mở lại một phần cho trẻ nhỏ và những em sắp có kỳ thi. Tất cả các lớp khác sẽ dần trở lại trong học kỳ mùa hè.
Các trận đấu bóng ở Bundesliga sẽ diễn ra trên sân không khán giả vào thứ Bảy ngày 16/5 – đây là giải đấu lớn đầu tiên ở châu Âu thực hiện điều này trong đại dịch.
Hai hộ gia đình khác nhau được phép gặp nhau.
Các sự kiện công cộng lớn như lễ hội bị cấm cho đến ít nhất là cuối tháng Tám.
Pháp: Bãi bỏ giấy phép đi lại
Lệnh phong tỏa nghiêm ngặt tại Pháp được áp dụng vào ngày 17/3 và người dân được yêu cầu xuất trình giấy phép đi lại khi ra ngoài bất kỳ vì lý do nào. Từ ngày 11/5, những hạn chế đó sẽ được nới lỏng và sau ba tuần, tình hình sẽ được đánh giá lại.
Người dân sẽ không còn phải xuất trình giấy phép đi lại, và được chạy xe trong bán kính lên đến 100km từ nhà của mình. Đối với các chuyến đi dài hơn, quy định giấy phép vẫn được áp dụng và trong giờ cao điểm ở Paris, bạn vẫn sẽ cần sự cho phép của chủ lao động hoặc một lý do thuyết phục khi thực hiện các chuyến đi.
Nước Pháp sẽ được chia làm hai, với bốn “vùng đỏ” bao gồm Paris. Tại các “vùng đỏ”, công viên, vườn và trường học dành cho lứa tuổi 11 đến 18 vẫn đóng cửa.
Các trường tiểu học và nhà trẻ bắt đầu mở cửa trở lại từ ngày 11/5, trong khi các trường học dành cho trẻ em từ 11 đến 15 tuổi (collèges) trong “vùng xanh” mở cửa vào ngày 18/5. Mỗi lớp học được phép có tối đa 15 học sinh và việc đeo khẩu trang là bắt buộc đối với học sinh các lớp lớn. Trường học dành cho học sinh từ 15 đến 18 tuổi (lycées) sẽ không mở cửa trước tháng Sáu.
Tất cả cửa hàng (trừ trung tâm mua sắm ở Paris) có thể mở cửa trở lại; trung tâm giải trí và nghĩa trang có thể mở cửa nhưng quán bar và nhà hàng vẫn phải đóng cửa.
Được phép tập trung dưới 10 người; người già và dễ bị tổn thương được phép ra ngoài.
Châu Âu từng bước nới lỏng phong tỏa
Covid-19: Anh sẽ cách ly người nhập cảnh
Ireland: Kế hoạch năm bước và đám cưới nhỏ mùa hè
Ireland đã thực hiện việc phong tỏa nghiêm ngặt hơn so với Anh, khi cư dân chỉ được phép đi bộ tập thể dục trong phạm vi 2km từ nhà. Nhưng một lộ trình năm giai đoạn để mở lại đất nước sẽ bắt đầu được triển khai vào ngày 18/5, với các hạn chế được nới lỏng sau mỗi ba tuần.
Trường học sẽ đóng cửa cho đến tháng 9, trong khi công nhân làm các công việc ngoài trời như xây dựng và làm vườn sẽ được phép trở lại làm việc từ ngày 18/5.
Trường mẫu giáo và nhà trẻ sẽ mở cửa cho con của những người lao động thiết yếu từ ngày 29/6, và điều này sẽ được mở rộng cho con của những người lao động khác từ ngày 20/7. Người giữ trẻ sẽ được điều động đến nhà của 5.000 công nhân thiết yếu từ ngày 18/5.
Các hộ gia đình khác có thể thực hiện thăm viếng xã giao từ ngày 8/6 và từ ngày 29/6, mọi người sẽ được phép đi lại trong bán kính 20km từ nhà của họ.
Cho phép tổ chức đám cưới, lễ rửa tội và các cuộc tập trung nhỏ từ ngày 20/7, nhưng chỉ dành cho gia đình và bạn bè thân thiết.
Cửa hàng bán các mặt hàng không thiết yếu có thể mở từ ngày 8/6 nếu số lượng nhân viên và khách hàng ít và các cơ sở lớn hơn có thể mở từ ngày 29/6
Bỉ: Bốn người trong một ‘bong bóng xã hội’
Các hạn chế đang dần được dỡ bỏ tại đất nước có nhiều người chết trong các nhà chăm sóc. “Chúng ta sẽ từng bước trở lại với cuộc sống xã hội”, Thủ tướng Sophie Wilmès nói khi bà trình bày chi tiết lộ trình tái mở cửa của Bỉ.
Kể từ ngày 10/5, những người sống trong cùng một gia đình sẽ được phép tiếp tối đa bốn người tới thăm. Tuy nhiên, những người này sẽ không được phép đến thăm bất cứ nơi nào khác nữa.
Cửa hàng vải mở cửa trở lại vào ngày 4/5, và các quy định mới yêu cầu tất cả người Bỉ từ 12 tuổi trở lên phải đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng.
Các cửa hàng khác mở cửa trở lại từ ngày 11/5 nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc giãn cách xã hội.
Trường học hoạt động trở lại từ 18/5, nhưng không được xếp quá 10 học sinh trên mỗi lớp học.
Quán cà phê và nhà hàng sẽ bắt đầu mở cửa từ ngày 8/6.
Virus corona: ‘Bùng phát chết người’ nếu dỡ bỏ các lệnh phong tỏa quá sớm
Virus corona: Paris tiếp tục bị phong tỏa
Phong tỏa ở châu Âu: TBN nới lỏng, Ý thận trọng, Đức, Anh vẫn áp dụng
Hà Lan: Tiệm tóc và làm móng trở lại
Hà Lan triển khai lệnh phong tỏa ít nghiêm ngặt hơn nhiều so với nước láng giềng phía nam. Thủ tướng Mark Rutte đã tiết lộ một kế hoạch năm giai đoạn để giảm bớt các hạn chế bắt đầu từ ngày 11/5.
Thư viện sẽ mở cửa cho khách tham quan và tiệm làm tóc, làm móng, làm đẹp, mát xa và trị liệu có thể trở lại từ ngày 11/5. Các trường tiểu học cũng sẽ mở cửa một phần.
Quán bar và nhà hàng có thể mở không gian ngoài trời cho khách hàng từ ngày 1/6; trường trung học cũng sẽ mở cửa trở lại.
Dịch vụ giao thông công cộng sẽ trở lại như trước khi bị phong tỏa, nhưng với điều kiện là hành khách phải đeo khẩu trang.
Khu cắm trại và công viên có thể mở cửa trở lại từ ngày 1/7, tương tự là nhà hát, nhà hàng và rạp chiếu phim có quy mô 100 khách nhưng phải đảm bảo giữ giãn cách xã hội.
Các sự kiện lớn và các môn thể thao tiếp xúc cơ thể sẽ trở lại vào tháng 9, cùng lúc với nhà thổ và phòng tắm hơi.
Áo: Điểm du lịch mở cửa trở lại
Áo là một trong những quốc gia đầu tiên nới lỏng phong tỏa. Bộ trưởng Y tế cho biết việc mở lại các cửa hàng nhỏ vào giữa tháng 4 đã không gây tăng đột biến, với các ca nhiễm mới chỉ tăng 0,2%. Nhưng ông nói tháng 5 sẽ là “tháng quyết định”.
Các cửa hàng lớn, trung tâm mua sắm và tiệm làm tóc đã mở cửa trở lại vào đầu tháng 5.
Công viên, cửa hàng nhỏ, cửa hàng tự phục vụ và trung tâm làm vườn đã được phép mở từ ngày 14/4.
Các môn thể thao ngoài trời vốn đảm bảo việc giãn cách xã hội, chẳng hạn tennis, golf và điền kinh, đã được phép hoạt động.
Được phép tập hợp tối đa 10 người kể từ đầu tháng 5.
Nhà hàng và quán cà phê sẽ mở cửa từ giữa tháng 5, trong khi khách sạn, sở thú, bể bơi và các điểm du lịch sẽ mở cửa từ cuối tháng.
Học sinh cuối cấp đã trở lại lớp học vào đầu tháng 5. Các học sinh khác bắt đầu trở lại từ giữa tháng.
Đan Mạch: Nới lỏng hạn chế từ giữa tháng 4
Đan Mạch, một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên tuyên bố phong tỏa, bắt đầu tháo dỡ các hạn chế từ giữa tháng 4 và đang tiến tới giai đoạn thứ hai của lộ trình.
Trung tâm chăm sóc trẻ và trường tiểu học hoạt động trở lại vào ngày 14/4, tuy nhiên phụ huynh và khách thăm viếng không được phép vào khuôn viên trường và trẻ em đến và rời trường vào những thời điểm khác nhau. Trẻ em 12-16 tuổi đi học trở lại từ ngày 18/5, tương tự là học sinh tham dự các kỳ thi.
Nhân viên làm tóc, thẩm mỹ viện và mát xa, bác sĩ nhãn khoa, bác sĩ xương khớp làm việc trở lại vào ngày 20/4.
Các sự kiện thể thao chuyên nghiệp được phép diễn ra nhưng không có khán giả, thể thao nghiệp dư cũng tương tự nhưng có hướng dẫn chặt chẽ.
Trung tâm mua sắm, quán cà phê và nhà hàng mở cửa trở lại vào ngày 11/5 với các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng.
Được phép tập trung tối đa 10 người.
Biên giới vẫn đóng cửa.
Giai đoạn 3 bắt đầu vào ngày 8/6 với bảo tàng, rạp chiếu phim, vườn thú, thể thao trong nhà và trường đại học hoạt động trở lại.
Giai đoạn 4 bắt đầu vào đầu tháng 8 với phòng tập thể dục, bể bơi và hộp đêm mở cửa trở lại
Tây Ban Nha: Trường học đóng cửa đến tháng 9
Tây Ban Nha đã vạch ra kế hoạch bốn giai đoạn vào ngày 4/5 để bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa vốn được coi là nghiêm ngặt hàng đầu châu Âu, khi trẻ em dưới 14 tuổi phải ở nhà trong sáu tuần. Các hạn chế được nới dần sau hai tuần nữa cho đến ngày 10 tháng 6, và có thể được xem xét lại nếu có sự gia tăng đột biến ca nhiễm.
Trường được mở lại một phần từ ngày 26/5. Điều này áp dụng đối với các lớp cuối cấp, học sinh tham gia kỳ thi quốc gia nhưng việc mở cửa trở lại toàn bộ dự kiến sẽ không được thực hiện trước tháng 9.
Từ ngày 11/5, khách hàng có thể mua bia tại quán bar ngoài trời nhưng các quán bar và nhà hàng sẽ không mở cửa hoàn toàn cho đến ngày 10/6, phải tuân thủ các nguyên tắc giãn cách xã hội nghiêm ngặt và chỉ hoạt động 50% công suất.
Rạp chiếu phim, rạp hát và trung tâm triển lãm sẽ được phép mở từ ngày 26/5, nhưng sẽ chỉ được phép hoạt động 30% công suất. Các buổi hòa nhạc ngoài trời từ 400 người trở lại sẽ được cho phép nếu những người đi xem hòa nhạc giữ khoảng cách an toàn.
Nhà thờ Thiên chúa giáo và đền thờ Hồi giáo được phép mở cửa trở lại từ ngày 11/5, nhưng chỉ với một phần công suất.
Ý: Cho phép tổ chức tang lễ
Ý đã triển khai lệnh phong tỏa nghiêm ngặt và kéo dài, với việc cấm đi bộ hoặc tập thể dục cách nhà trên 200m. Đầu tháng Năm, một số hạn chế đã được nới lỏng và mọi người giờ có thể đi xa hơn, cũng như thăm người thân của họ với số lượng nhỏ. Việc đi tới các khu vực khác của đất nước vẫn bị cấm.
Quán bar và nhà hàng, hiện có thể cung cấp dịch vụ mang đi, dự kiến mở cửa đón khách đến ăn tại chỗ từ 1/6.
Tiệm làm tóc và thẩm mỹ viện sẽ mở cửa trở lại từ ngày 1/6.
Có thêm nhiều cửa hàng sẽ mở cửa trở lại vào ngày 18/5 cùng với bảo tàng và thư viện.
Các đội thể thao sẽ bắt đầu tập luyện tập thể từ ngày 18/5.
Tang lễ hiện được phép diễn ra với tối đa 15 người dự, khuyến cáo tổ chức ngoài trời.
Trường học sẽ không mở cửa trở lại cho đến tháng 9.
Nhà thờ Công giáo được phép tổ chức lễ từ ngày 18/5.
Hy Lạp: Lên kế hoạch mở cửa du lịch
Hy Lạp ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên vào ngày 26/2 và chính phủ đã nhanh chóng ban hành lệnh phong tỏa. Vào ngày 28/4, Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis tuyên bố nới lỏng các biện pháp phong tỏa trong những tuần tới.
Nhà thờ được mở cho việc cầu nguyện cá nhân vào ngày 4/5 và các dịch vụ tôn giáo sẽ được cho phép từ ngày 17/5.
Trường học mở cửa trở lại vào ngày 11/5 cho sinh viên năm cuối, với các biện pháp đặc biệt được áp dụng như học lệch giờ, lệch ngày.
Cửa hàng mở cửa trở lại vào ngày 11/5 và các trung tâm mua sắm trong nhà hoạt động trở lại vào ngày 1/6.
Quán cà phê và nhà hàng sẽ được phép mở vào ngày 1/6, nhưng chỉ được bố trí chỗ ngồi ngoài trời với khoảng cách lớn giữa các ghế.
Các nhà khoa học Hy Lạp đang nghiên cứu các quy tắc về khử trùng, giãn cách xã hội và xét nghiệm để có thể mở cửa đất nước cho khách du lịch vào mùa hè này. Các bãi biển mở cửa trở lại vào ngày 4/5.
Ba Lan: Công viên và rừng mở cửa đầu tiên
Tại Ba Lan, số người nhiễm Covid-19 thấp hơn so với nhiều quốc gia Tây Âu – 15.000 ca nhiễm được xác nhận và hơn 700 tử vong, theo Đại học Johns Hopkins của Mỹ. Nước này bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế vào ngày 20/4, khi công viên và rừng được phép mở cửa trở lại.
Khách sạn, cửa hàng, trung tâm mua sắm, bảo tàng và phòng trưng bày đã mở cửa trở lại vào ngày 4/5, với điều kiện không gian cho mỗi khách hàng là 15 mét vuông.
Nhà trẻ được phép mở lại từ ngày 6/5.
Bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng cho đến khi có vaccine.
Thụy Điển: Chưa bao giờ hạn chế nghiêm ngặt
Thụy Điển chưa bao giờ phong tỏa thực sự nên cũng không có nhiều thứ để dỡ bỏ. Nước này chưa bao giờ áp đặt các biện pháp như trên khắp phần còn lại của lục địa.
Nhà hàng, quán bar, trường học và doanh nghiệp vẫn được mở. Nhưng đã có lệnh cấm tập hợp trên 50 người và thăm viện dưỡng lão.
Thụy Điển đã ghi nhận hơn 3.000 người chết, con số cao nhất trên đầu người so với phần còn lại của Bắc Âu.
Hầu hết người dân tự nguyện giãn cách xã hội, nhiều người làm việc ở nhà, giữ cự ly với người khác ít nhất một mét và hạn chế đi lại.
Nga: Chưa sẵn sàng bỏ phong tỏa
Không giống các nước châu Âu khác, sự bùng phát ở Nga vẫn chưa đến đỉnh điểm và tuần trước mỗi ngày có ít nhất 10.000 ca nhiễm mới. Chưa có thời hạn để dỡ bỏ phong tỏa.
Tổng thống Vladimir Putin để cho các lãnh đạo địa phương quyết định chính sách tốt nhất cho mỗi khu vực.
Moscow, là thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đã áp dụng các hạn chế nghiêm ngặt nhất và điều này sẽ tiếp diễn cho đến ít nhất là ngày 31/5.
Từ ngày 12/5, mọi người bắt buộc phải đeo găng tay và khẩu trang trong các cửa hàng và trên phương tiện giao thông công cộng ở Moscow.
Chỉ có cửa hàng thực phẩm và nhà thuốc được mở. Thị trưởng Moscow Serge Sobyanin nói rằng còn quá sớm để mở cửa hàng và trung tâm mua sắm không thiết yếu.
Trường học đóng cửa và nhiều người đang làm việc tại nhà. Hiện chưa có kế hoạch về việc mở cửa trở lại. Việc đi lại tại Moscow và giữa các thành phố không được khuyến khích. Nhiều thành phố có cảnh sát kiểm soát và chỉ những người có đăng ký cư trú mới được phép vào.
Nước Nga ghi nhận thêm một ngày có các ca nhiễm Covid-19 tăng cao. Hôm thứ Hai số ca lây nhiễm chính thức là 11,656 ca mới, ̣đưa tổng số lên 221,344 trên toàn liên bang.
Trong 24 giờ qua, số người chết vì virus corona ở Nga là 94 người, đưa tổng số ca tử vong lên 2009, theo báo Nga tờ Moscow Times hôm 11/5.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52586365

Đại học Anh: Dạy online

nhưng không giảm tiền cho sinh viên

Một kiến nghị tại xứ Anh (England) của sinh viên đòi các trường đại học giảm hoặc hoàn lại học phí năm nay vì các khoá học bị gián đoạn bởi dịch Covid-19 ‘đã không được lắng nghe’.
Kiến nghị do nữ sinh viên Sophie Quinn thu hút 330,000 chữ ký, và được chuyển đến Ủy ban Kiến nghị của Hạ viện Anh (House of Commons Petitions Committee).
Covid-19: Anh sẽ cách ly người nhập cảnh
Cuộc sống người dân Anh mùa Covid-19
Huawei cảnh báo Anh quốc đừng đổi ý về 5G sau đại dịch
Tuy nhiên, theo BBC News, các đại học Anh nói với nghị viện rằng họ “đang gặp khó khăn kinh tế nghiêm trọng” nên việc trả lại học phí đã nhận của sinh viên “sẽ đặt nhiều trường vào tình thế nguy cấp về tài chính”.
Chỉ tịch của UK Universities, tổ chức đại diện các trường đại học Anh, bà Julia Buckingham nói:
“Các đại học đang làm tất cả có thể được để sinh viên đạt kết quả học tập họ cần.”
Nhưng sinh viên Sophie Quinn thì nói với Ủy ban của Hạ nghị viện Anh qua video rằng sinh viên “thất vọng nặng nề” trước cách giảng dạy qua mạng hiện nay.
Cô cho rằng dạy ‘online’ không xứng đáng với chi phí sinh viên bỏ ra.
Học phí cho sinh viên Anh và EU đến nay là gần 10 ngàn bảng Anh một năm. Sinh viên nước ngoài, từ châu Á, như Trung Quốc, Việt Nam, Singapore…trả nhiều hơn, tùy môn, và tùy trường.
Theo BBC News Tiếng Việt tìm hiểu, một số đại học tại London vẫn giao bài qua mạng cho sinh viên tại Anh và cả những sinh viên nước ngoài hiện về quê hương tạm thời “lánh dịch Covid-19”.
Các khóa trên mạng cần hoàn tất đến cuối tháng 6 năm nay, nhưng chương trình học không “phủ sóng” các bộ môn cần tiếp xúc, làm bài trực tiếp trong phòng thí nghiệm khoa học hoặc trong phòng tập, phòng vẽ cho các môn nghệ thuật.
Theo BBC News, sinh viên đại học tại England sẽ vẫn phải trả học phí toàn phần dù học được dạy qua mạng internet.
Thứ trưởng giáo dục chuyên trách về đại học, bà Michelle Donelan nói “chúng tôi không tin rằng sinh viên có quyền nhận tiền hoàn lại học phí nếu chất lượng học vẫn tốt”.
Điều đáng nói là ngành đại học Anh xin chính phủ trợ cấp 2 tỷ bảng nhưng bị bác đơn.
Sinh viên nước ngoài thì sao?
Các đại học Anh cũng cảnh báo rằng nếu sinh viên nước ngoài không quay lại hoặc quay lại ít hơn trước vì virus corona, đại học Anh sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng.
Theo BBC News Tiếng Việt tìm hiểu thì hiện nhiều sinh viên Trung Quốc và Việt Nam vẫn chưa trở lại Anh sau khi rời đi vì dịch Covid-19 và lệnh phong tỏa.
Một số nhỏ ở lại các khu ký túc xá (campus) chỉ mở cửa hạn chế, theo cách cho những ai đã trọ bên trong có bảo vệ, thường trực và các dịch vụ tối thiểu.
Jin Yang, một sinh viên Trung Quốc đã về nước chia sẻ với bạn bè trên mạng WeChat rằng cô cảm thấy thất vọng về nước Anh.
Cho đến nay, các chuyến bay từ Trung Quốc sang Anh vẫn duy trì, nên không có vấn đề cho những người có visa sinh viên quay lại Anh nhưng Jin Yang không tính việc quay lại vội.
Ngược lại, theo cô, vẫn có các bạn sinh viên muốn về Trung Quốc, ít ra cho đến lúc hết hè năm nay rồi tính tiếp.
Tình hình là giá vé để ai muốn rời London bay về Bắc Kinh, Thượng Hải đều tăng cao chóng mặt, có rất ít chuyến, và hành khách về TQ phải cách ly chống dịch Covid-19.
Hôm 22/04, báo The Guardian ở Anh có bài nói Hiệp hội Sinh viên Anh (NUS) cho rằng việc dạy qua mạng (online courses) gây thất vọng cho nhiều sinh viên vì “chất lượng không đều”.
Bài báo cũng cho hay vẫn còn khá nhiều sinh viên Anh và nước ngoài “trụ lại ở ký túc xá” và cảm thấy bị cô đơn.
Các lễ tốt nghiệp đều đã bị hủy cho những sinh viên ra trường năm nay. NUS công bố một điều tra với 10 nghìn sinh viên và nghiên cứu sinh trên cả nước Anh nói rằng tới 85% người phải làm thêm để tồn tại và theo đuổi việc họ, nay gặp khó khăn tài chính.
Các việc làm thêm của họ, trong trường hay ở bên ngoài đều chấm dứt cùng đợt phong tỏa từ cuối tháng 3/2020.
Tính đến tuần đầu tháng 5/2020, chính phủ Anh chưa đưa ra quyết định là niên khóa mùa thu năm nay cho đại học sẽ chính thức mở lại như bình thường vào tháng và 10 hay muộn hơn.
Công bố nới lỏng một chút lệnh phong tỏa (lockdown) mà Thủ tướng Boris Johnson đưa ra hôm 10/05 chỉ mới nhắc tới trường tiểu học và trung học.
Các đại học vì thế cho đến nay vẫn tạm coi là họ sẽ mở lại đúng hạn vào mùa thu nhưng điều chắc chắn sẽ là dạy qua mạng, chừng nào chưa có quyết định mới.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52621005

Virus corona : Anh Quốc

triển hạn phong tỏa đến đầu tháng 6/2020

Thanh Hà
Phát biểu trên đài truyền hình tối 10/05/2020, thủ tướng Boris Johnson cho rằng Vương quốc Anh chưa « hội tụ đủ các điều kiện cần thiết » để đẩy lùi Covid-19. Luân Đôn nới lỏng một số biện pháp phong tỏa được ban hành từ hôm 23/03, nhưng việc hạn chế các sinh hoạt vẫn được duy trì cho đến ngày 01/06.
Tuy nhiên, thủ tướng Boris Johnson phác họa một kế hoạch từng bước dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa theo ba giai đoạn, với một số điều kiện, như giải thích của thông tín viên Chlóe Goudenhooft từ Luân Đôn :
« Chiến lược dỡ bỏ phong tỏa của thủ tướng Anh có những biến chuyển tùy theo tình hình. Chủ trương này dựa trên mức báo động về đà lây lan của virus và số ca lây nhiễm mới. Boris Johnson tuyên bố : « Mức báo động về Covid-19 cho phép chúng ta biết là cần áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn hay không. Với một tỷ lệ lây nhiễm thấp thì ít phải áp dụng các biện pháp khắt khe, ngược lại nếu tỷ lệ nhiễm vẫn cao thì chúng ta phải nghiêm khắc hơn. Có tất cả 5 mức báo động. Mức 1 là mức thấp nhất và có nghĩa là đã hết dịch, còn mức 5 là đáng quan ngại nhất ».
Theo thủ tướng Johnson, nước Anh đang chuyển từ mức 4 xuống mức 3. Do vậy, có thể khởi động khâu đầu tiên trong tiến trình dỡ bỏ phong tỏa. Những ai không thể làm việc từ nhà được khuyến khích trở lại công sở, và nếu có thể thì tránh sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. Nếu tình hình khả quan hơn nữa, Anh Quốc có thể tính đến giai đoạn thứ nhì, có nghĩa là cho phép học sinh tiểu học trở lại trường, mở cửa lại một số các cửa hàng kể từ tháng Sáu. Kế tiếp, từ tháng 7/2020, một số khách sạn, nơi cộng cộng, địa điểm giải trí sẽ có thể được hoạt động lại. Sau cùng, nhằm tránh những ca lây nhiễm du nhập từ nước ngoài, tất cả những hành khách đi máy bay đến Vương quốc Anh đều sẽ bị cách ly ».   
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200511-virus-corona-anh-qu%E1%BB%91c-tri%E1%BB%83n-h%E1%BA%A1n-phong-t%E1%BB%8Fa-%C4%91%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BA%A7u-th%C3%A1ng-6-2020

Covid-19 : Pháp dỡ bỏ lệnh phong tỏa

trong mối lo dịch bệnh tái phát

Thanh Hà
Sau 55 ngày hoạt động cầm chừng ngăn ngừa virus corona lây lan, Pháp bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa kể từ ngày hôm nay 11/05/2020. Khoảng 400.000 doanh nghiệp mở cửa trở lại, một số người lao động trở lại sở làm, 1,5 triệu học sinh tiểu học được tựu trường.
Trong khi chính phủ kêu gọi người dân « thận trọng » trong giai đoạn đầu sau 8 tuần lễ phong tỏa chống dịch Covid-19, nước Pháp phát hiện thêm hai ổ dịch.
Nhiều người trở lại công sở trong lúc tình trạng khẩn cấp y tế trên nguyên tắc sẽ được Hội Đồng Bảo Hiến cho ý kiến trong ngày hôm nay. Vào giờ cao điểm, các trạm métro, tramway hay xe bus trên toàn quốc đông người hơn hẳn so với những ngày qua. Tại một số nơi, có cảnh hành khách đeo khẩu trang nhưng phải chen chúc, không thể tôn trọng quy định giữ khoảng cách 1 mét an toàn trong các toa tàu xe.
Tập đoàn giao thông công cộng Paris RATP dự trù bảo đảm 75 % dịch vụ so với bình thường. Hành khách phải đeo khẩu trang và mang theo giấy chứng nhận của công ty để được quyền sử dụng các phương tiện giao thông công cộng vào giờ cao điểm. Một số bến tàu xe tại Paris có lắp đặt thiết bị cung cấp dung dịch khử trùng, khuyến khích hành khách rửa tay khi xuống tàu. Trên xa lộ và các trục chính vào Paris không có cảnh kẹt xe.
Hôm nay cũng là ngày các giáo chức cấp mẫu giáo và tiểu học quay lại trường, chuẩn bị cho 1,5 triệu học sinh đi học trở lại. Theo bộ trưởng Giáo Dục, Jean Michel Blanquer, « gần 86 % trên tổng tố hơn 50.000 trường tiểu học trên toàn quốc bắt đầu hoạt động lại từ ngày 12/05/2020, khoảng 1,5 triệu trong số 6,7 triệu học sinh ở hai cấp này được đi học lại ».
Một ngày trước khi Pháp dỡ bỏ lệnh phong tỏa, có thêm 70 ca tử vong trong một ngày vì virus corona. Đây là mức thấp nhất kể từ khi lệnh phong tỏa toàn quốc được áp dụng hôm 17/03/2020. Từ đầu mùa dịch, Covid-19 làm hơn 26.000 người thiệt mạng tại Pháp. Đây là một trong 5 quốc gia bị thiệt hại nghiêm trọng nhất, sau Mỹ, Anh, Ý và Tây Ban Nha.
Tuy chưa thể trở lại với nhịp độ như trước khi dịch bệnh bùng nổ vì các sinh hoạt văn hóa vẫn phải tạm ngưng, nhà hàng, quán cà phê … vẫn phải đóng cửa ít nhất là cho đến đầu tháng 6/2020, nhưng việc
nước Pháp từng bước và thận trọng dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa khiến các công ty thở phào nhẹ nhõm. Trong 8 tuần qua, 12 triệu người lao động tại Pháp lãnh trợ cấp thất nghiệp bán phần.
Dù vậy, về mặt y tế, chính phủ và các giới chức liên quan canh cánh lo ngại dịch tái phát. Bộ trưởng Y Tế Olivier Véran nhấn mạnh, đây mới là giai đoạn giảm nhẹ các biện pháp phong tỏa. Chính phủ không loại trừ khả năng áp dụng trở lại các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn ngừa đà lây nhiễm trong trường hợp xấu nhất. Đúng vào lúc lệnh phong tỏa được dỡ bỏ phần nào, có hai ổ dịch được phát hiện tại vùng Dordogne, miền nam nước Pháp và trong tỉnh Vienne, phía nam thành phố Lyon. Điều này cho thấy, Covid-19 vẫn là một mối đe dọa.
Theo thăm dò của viện IFOP (báo Le Parisien ngày 11/05/2020), 53 % số người được hỏi coi trọng vấn đề y tế hơn là lo ngại về hậu quả kinh tế do Covid-19 gây ra.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200511-covid-19-ph%C3%A1p-d%E1%BB%A1-b%E1%BB%8F-l%E1%BB%87nh-phong-t%E1%BB%8Fa-trong-m%E1%BB%91i-lo-d%E1%BB%8Bch-b%E1%BB%87nh-t%C3%A1i-ph%C3%A1t

Covid-19: Paris lập cầu không vận

đưa khẩu trang từ Việt Nam sang Pháp

Trọng Nghĩa
Kể từ hôm nay 11/05/2020, nước Pháp bắt đầu bước vào giai đoạn hậu phong tỏa, việc đeo khẩu trang được khuyến khích khi người dân ra đường và bắt buộc khi dùng các phương tiện chuyên chở công cộng. Sau cầu không vận với Trung Quốc, Paris đã thiết lập cầu không vận trực tiếp với Việt Nam để đưa khẩu trang loại “đại chúng” về cung cấp cho người dân Pháp.
Theo kênh truyền thông RTL ngày 07/05 vừa qua, cầu không vận Việt Nam-Pháp đã được khẩn cấp thiết lập, với mục tiêu chuyển hàng trăm triệu khẩu trang về Pháp từ nay đến cuối tháng Năm.
Trái với trường hợp Trung Quốc vào tháng 3 vừa qua, lần này đơn đặt hàng của chính quyền Pháp đối với Việt Nam liên quan đến loại khẩu trang “đại chúng”, tức là khẩu trang bằng vải kháng khuẩn, có thể giặt và tái sử dụng. Các mặt hàng này sẽ được cung cấp cho các trường học, các đơn vị cảnh sát và các cơ quan công vụ, cũng như cho các hiệu thuốc để bán cho dân chúng.
Theo kế hoạch, trong tháng Năm, có khoảng 50 chuyến bay vận tải từ Việt Nam ​​qua Pháp hạ cánh tại sân bay Roissy-Charles de Gaulle, theo nhịp độ khoảng hai chuyến mỗi ngày. Phụ trách cầu không vận này là tập đoàn vận tải-hậu cần Pháp Bolloré Logistics, đã có sẵn chi nhánh tại Việt Nam.
Nhật báo Pháp Libération ngày 03/05 ghi nhận là khẩu trang nhập từ Việt Nam đã bắt đầu được chuyển đến Pháp từ cuối tháng Tư với máy bay của hãng Qatar Airways. Hàng ngàn kiện khẩu trang đã được đưa vào kho của hãng hàng không Ả Rập này trước khi được phân phối cho khách hàng.
Cầu không vận Việt Nam-Pháp là cầu không vận thứ hai mà Pháp thành lập với châu Á để nhập khẩu trang và vật tư y tế. Trước Việt Nam, một cầu không vận đầu tiên đã được Paris lập ra với Trung Quốc từ ngày 16/03 để nhập khẩu chủ yếu là khẩu trang y tế FFP2, khẩu trang phẫu thuật và trang bị bảo hộ cho nhân viên y tế như găng tay, áo choàng …
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200511-covid-19-paris-l%C3%A2%CC%A3p-c%E1%BA%A7u-kh%C3%B4ng-v%C3%A2%CC%A3n-%C4%91%C6%B0a-kh%E1%BA%A9u-trang-t%C6%B0%CC%80-vi%E1%BB%87t-nam-sang-ph%C3%A1p

Chống dịch Covid-19 : C

Thu Hằng
Từ ngày 11/05/2020, gần 67 triệu người Pháp tìm lại được một chút tự do có điều kiện sau 55 ngày phong tỏa nghiêm ngặt để chống dịch Covid-19. Gérard Courtois, cựu giám đốc xã luận của nhật báo Le Monde, so sánh xã hội Pháp hiện giờ như một chiếc nồi áp suất, sức ép quá lớn sẽ gây sôi sục chính trị và xã hội, nên chính phủ thận trọng tạm “xả hơi” để bước vào giai đoạn hai chống dịch và vẫn cần sự ủng hộ của đại đa số người dân.
“Không một kế hoạch nào cho phép ngăn được dịch nếu như người dân Pháp không tin vào đó”, thủ tướng Edoudard Philippe đã cố thuyết phục Hạ Viện với những từ ngữ trên
vào ngày 28/04. Thế nhưng, có đến 66% người dân Pháp không hài lòng về phương pháp chống dịch của chính phủ, theo kết quả thăm dò cuối tháng Tư và đầu tháng Năm của Viện Odoxa thực hiện cho nhật báo Le Figaro và đài France Info. Chính phủ hai nước Anh và Tây Ban Nha, nơi dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng hơn, vẫn được người dân tín nhiệm hơn đồng nhiệm Pháp.
Sự bất bình của người dân Pháp xuất phát từ chiến lược chống dịch thiếu nhất quán, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” của chính phủ. Bộ máy hành pháp đã sai lầm khi coi thường mức độ nghiêm trọng của dịch trong thời gian đầu (coi Covid-19 như một dạng cúm mùa) dẫn đến chần chừ, chậm xử lý, thiếu chuẩn bị, thiếu minh bạch, nói dối (về tác dụng của khẩu trang) …
Tổng thống Pháp tự tin có thể ban hành luật kéo dài tình trạng khẩn cấp dịch tễ vào tối 10/05 nhưng cuối cùng, dự luật vẫn nằm trên bàn của Hội Đồng Bảo Hiến. Trong khi đó, hơn 70% người dân cho rằng không thể áp dụng được những biện pháp được đề xuất trong dự luật trên. Luật chưa có, chính phủ chỉ biết kêu gọi “trách nhiệm của người dân Pháp” để hạn chế đi lại và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Thiếu niềm tin, bất bình : “Đặc tính quốc gia”
Thế nhưng, tình trạng mất niềm tin vào các nhà lãnh đạo chính trị nói chung và các chính phủ nói riêng không phải là điều mới mẻ, mà đã ngấm vào máu của người Pháp từ hai thập niên gần đây, được nhà báo Gérard Courtois gọi là một “đặc tính quốc gia”.
Dù trong bối cảnh nào và dù đó là dưới thời tổng thống nào, từ Jacques Chirac đến Nicolas Sarkozy hay François Hollande, họ đều bị chỉ trích bất lực, không trung thành với những lời hứa khi tranh cử. Chính phủ của tổng thống Macron hiện nay không phải là trường hợp ngoại lệ : “Sáu tháng sau khi vào điện Elysée, Jacques Chirac bị coi là kẻ nói dối, Nicolas Sarkozy thích thể hiện, François Hollande nghiệp dư và Emmanuel Macron là kẻ kiêu ngạo”. Cách xử lý khủng hoảng dịch tễ cũng không giúp chính phủ đương nhiệm lấy lại niềm tin, dù phải nói rằng Covid-19 là đại dịch chưa từng có từ hơn 100 năm nay.
Sau “thiếu niềm tin” là “nỗi tức giận”, một đặc tính khác của người dân Pháp : Thường xuyên chỉ trích chính quyền trung ương nhưng từ chối các trách nhiệm ở địa phương ; trông đợi nhiều từ Nhà nước nhưng khăng khăng bảo vệ quyền lợi riêng. Một bệnh trầm kha, được nhật báo Le Monde (06/05) bắt mạch rất đúng khi gọi là “căn bệnh phân lập”.
Tâm lý tức giận trỗi dậy trong và sau giai đoạn phong tỏa. Về mặt tâm lý, người dân sẽ không tuân thủ các quy định giãn cách xã hội nếu các quyền tự do cá nhân tiếp tục bị hạn chế. Về mặt kinh tế, Covid-19 đẩy Pháp vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng gấp 3 lần so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. GDP được dự báo mất 9%.
Khoảng 64% người Pháp hiểu rằng dịch Covid-19 gây ra những hậu quả “rất nghiêm trọng”, chắc chắn sẽ tác động đến kinh tế trong tương lai. Nhưng liệu họ có dám cống hiến một phần để bù đắp những nỗ lực tài chính của chính quyền? Chính phủ đã tạm tránh được tình trạng thất nghiệp đại trà nhờ các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, “quốc hữu hóa” lương của 12 triệu lao động thất nghiệp tạm thời, trong khi cả hai quỹ hưu trí và bảo hiểm đều bị thâm hụt nghiêm trọng.
Mọi dự án cải tổ hai quỹ này đều bị phản đối gay gắt từ nhiều đời chính phủ, minh chứng gần đây nhất là phong trào Áo Vàng dưới thời tổng thống Macron. Vì dịch Covid-19, tham vọng “chuyển đổi sâu sắc” của tổng thống Macron có lẽ cũng sẽ được “quàn” tại “nghĩa trang những ảo ảnh đã mất”, theo nhận định của nhà báo Gérard Courtois.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200511-ch%E1%BB%91ng-d%E1%BB%8Bch-covid-19-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-c%E1%BA%A7n-ni%E1%BB%81m-tin-d%C3%A2n-ph%C3%A1p-thi%E1%BA%BFu-%C4%91%E1%BB%93ng-c%E1%BA%A3m

Covid-19 : Ngành rượu vang Pháp

xin được tài trợ nửa tỷ euro

Tuấn Thảo
Cũng như đa số các ngành sản xuất, ngành rượu vang Pháp đã bị dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ. Ngoài vấn đề doanh thu sụt giảm, ngành này còn phải đối mặt với thuế của chính quyền Trump đánh vào rượu xuất khẩu từ châu Âu. Trong bối cảnh đó, ngành rượu vang Pháp đã yêu cầu nhà nước Pháp can thiệp. Kế hoạch hỗ trợ bước đầu được ước tính là hơn 500 triệu euro.
Trong tuần qua, tám nghiệp đoàn và cơ quan đại diện của ngành sản xuất rượu vang đã lên tiếng yêu cầu chính phủ Pháp thực hiện cam kết qua việc công bố các biện pháp cụ thể nhằm hỗ trợ ngành rượu vang Pháp. Vào đầu tháng 05/2020, sau khi Bộ Kinh Tế Tài Chính công bố kế hoạch trợ giúp hãng hàng
không Air France 7 tỷ euro (với một số điều kiện), đến phiên bộ trưởng Nông Nghiệp Didier Guillaume thông báo sẽ áp dụng một số biện pháp giúp đỡ cho cả hai ngành trồng nho (viticulture) và làm rượu vang (viniculture).
Tuy nhiên, đối với giới chuyên ngành, phản ứng của bộ Nông Nghiệp cho đến giờ vẫn chưa đủ, kể cả về mặt tài chính cũng như trong việc nới lỏng một số quy định tạo luồng dưỡng khí cho ngành rượu vang. Ngành này hàng năm tạo ra khoảng 500.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp. Trước mắt, các nghiệp đoàn yêu cầu chính phủ tạm thời miễn thuế ít nhất là cho tới cuối năm 2020, đình chỉ các khoản đóng góp vào quỹ an sinh xã hội của các công ty cũng như các chi phí xã hội mà giới chủ phải trả cho người lao động. Nếu các biện pháp này được áp dụng, chính phủ đã giảm bớt gánh nặng tài chính cho ngành rượu vang từ 500 triệu đến 1 tỷ euro.
Nước Pháp hiện là quốc gia đứng hạng nhì trên thế giới sau Ý về sản lượng rượu hàng năm, nhưng xét về kim ngạch xuất khẩu rượu vang và rượu mạnh, nước Pháp lại về đầu. Tính tổng cộng hàng năm, hai tỷ chai rượu của Pháp được bán ra nước ngoài, tương đương với 12,2 tỷ euro. Tuy nhiên, kể từ khi lệnh phong tỏa được áp dụng, doanh thu của ngành rượu vang đã giảm sút đáng kể do tất cả các hàng quán đều đóng cửa, kể cả nhà hàng, quán cà phê hay quầy bán thức ăn tại các hội chợ hay tụ điểm giải trí.
Về mặt phân phối, các siêu thị ở Pháp vẫn tiếp tục bày bán đầy đủ các loại rượu vang (trong khi cá tươi hay hải sản lại khan hiếm), thế nhưng có lẽ là do thói quen, người tiêu dùng ở Pháp vẫn không tiêu thụ rượu và bia nhiều hơn. Trước khi xẩy ra cuộc khủng hoảng y tế liên quan đến dịch Covid-19, ngành sản xuất rượu vang Pháp đã từng phải đối đầu với cơn chấn động đầu tiên, sau khi chính quyền Trump áp dụng mức thuế 25% đánh vào rượu vang Pháp.
Vào đầu tháng 10/2019, Tổ ChứcThương Mại Thế Giới đã ra phán quyết cho phép Mỹ áp thuế đối với hàng hóa của châu Âu (ở mức 7,5 tỷ đô la, tương đương 6,8 tỷ euro) nhằm trả đũa việc Liên Hiệp Châu Âu trợ giá cho tập đoàn máy bay Airbus ‘‘trái luật’’ cạnh tranh. Trên danh sách các nước châu Âu bị Mỹ áp thuế, Pháp là quốc gia bị thiệt nhiều nhất. Mức thiệt hại của Pháp là khoảng 2,4 tỷ trên tổng số 6,8 tỷ euro hàng châu Âu bị áp thuế. Rượu vang của Pháp (cũng như hầu hết các loại rượu dưới 14 độ cồn từ các nước châu Âu khác là Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Bồ Đào Nha) bị đánh thuế ở mức cao nhất là 25%.
Kể từ khi bị Mỹ áp thuế, mức xuất khẩu của rượu vang Pháp sang Hoa Kỳ không ngừng xuống dốc, giảm 8% vào tháng 11/2019, giảm 32% đầu tháng 01/2020. Thị trường Mỹ chiếm một phần tư lượng rượu vang xuất khẩu của Pháp. Rượu Pháp cũng thuộc gam trung bình, tức là trị giá cao nhiều so với Tây Ban Nha. Theo giới chuyên ngành, nước Pháp bị hạn chế về bán rượu vang sang Mỹ, nhưng vẫn chưa tìm ra được một thị trường khác để thay thế : Úc, New Zealand hay các nước châu Á không nhập loại rượu thuộc gam trung bình nhiều như Hoa Kỳ.
Tổ chức quốc tế về rượu vang (OIV) đã phác họa một bức tranh khá ảm đạm về mức tiêu thụ rượu vang trên thế giới. Riêng tại châu Âu, nơi có truyền thống tiêu thụ rượu vang lâu đời, lượng rượu tiêu thụ có nguy cơ giảm đến 35% trong năm 2020 do hầu hết các điểm kinh doanh và tiêu thụ đều đã bị đóng cửa trong mùa dịch Covid-19. Cùng với Ý và Tây Ban Nha, Pháp do là một trong những quốc gia sản xuất rượu vang hàng đầu thế giới. Sau mùa dịch, cả ba nước này lại chuẩn bị bước vào thời kỳ kinh tế đen.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200511-covid-19-ng%C3%A0nh-r%C6%B0%E1%BB%A3u-vang-ph%C3%A1p-xin-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-t%C3%A0i-tr%E1%BB%A3-n%E1%BB%ADa-t%E1%BB%B7-euro

Covid-19: Tỷ lệ lây nhiễm tăng vọt tại Đức

gây nên tâm lý lo ngại

Trọng Nghĩa
Cách đây vài ngày, Đức quyết định dỡ bỏ dần phong tỏa để có thể trở lại cuộc sống gần như bình thường từ đây đến cuối tháng. Thế nhưng, bất chấp tình hình sáng sủa hơn nhiều nước khác, quyết định giảm nhẹ phong tỏa vẫn gây lo ngại, không loại trừ khả năng có đợt dịch Covid-19 thứ hai.
Theo số liệu của Viện Robert Koch RKI công bố hôm nay, 11/05/2020, số ca nhiễm được xác nhận tại Đức đã lên đến 169.575 người (+357 ca trong 24 giờ), trong đó có 7.417 ca tử vong (+22 ca). Điểm đáng ngại là tỉ lệ lây nhiễm (R0) của Đức đã tăng lên thành 1,1 vào ngày hôm qua, 10/05/2020 (tỉ lệ 1 có nghĩa là tiến trình lây nhiễm nằm trong tầm kiểm soát và đang chậm lại).
Thông tín viên RFI tại Berlin, Pascal Thibaut phân tích:
“Đó là những đốm đỏ trên bản đồ nước Đức, những địa phương có số ca nhiễm mới trong những ngày gần đây vượt qua mức báo động đã đề ra trong kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa được thông qua vào tuần qua, tức là 50 trường hợp cho mỗi 100.000 dân. Khi lên đến mức báo động này, thì chính quyền địa phương phải nghiêm ngặt hơn trong việc áp dụng các biện pháp phòng chống hay đình chỉ tất cả biện pháp giảm nhẹ mới ban hành.
Những ổ lây nhiễm mới tập trung ở các lò mổ ở miền bắc và miền tây nước Đức. Các công ty này thuê di dân, thường sống trong những điều kiện bấp bênh, dễ bị lây nhiễm. Còn một trường hợp khác là các bệnh viện.
Giới hạn mức báo động ở 50 ca trên 100.000 dân đã bị chỉ trích. Nhiều chuyên gia và chính khách cho rằng mức này quá cao nên khó có thể phản ứng kịp thời, nhanh chóng và hữu hiệu. Nhìn chung, với gần 170.000 ca nhiễm tính từ đầu nạn dịch và gần 7.500 người chết, Đức vẫn có tình hình thuận lợi. Thế nhưng, việc một phần lớn hoạt động xã hội trở lại bình thường từ nay đến cuối tháng vẫn gây lo ngại.
Tỷ lệ lây nhiễm, tức là số người có thể bị nhiễm virus từ một bệnh nhân, đã tăng lên thành 1,1 so với 0,65 cách đây vài ngày. Viện vi trùng học quốc gia Robert Koch RKI tuy nhiên cho rằng vẫn còn quá sớm để kết luận về xu hướng lâu dài.”
Trong bối cảnh tâm lý chung của người dân là lo ngại, một số người Đức lại cho rằng chính phủ đã không hành động đủ nhanh để nới lỏng các biện pháp hạn chế. Cuối tuần qua, hàng ngàn người đã xuống đường ở một số thành phố như Berlin hay Munich, để phản đối việc chính quyền chưa dỡ bỏ những biện pháp hạn chế như người dân phải đeo khẩu trang hay tuân thủ quy định giãn cách xã hội.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200511-covid-19-ty%CC%89-l%C3%AA%CC%A3-l%C3%A2y-nhi%C3%AA%CC%83m-t%C4%83ng-vo%CC%A3t-ta%CC%A3i-%C4%91%C6%B0%CC%81c-g%C3%A2y-n%C3%AAn-t%C3%A2m-ly%CC%81-lo-nga%CC%A3i

Đề phòng Trung Quốc

ăn cắp công nghệ trong đại dịch,

Thụy Điển siết chặt chính sách đầu tư nước ngoài

Bình luậnMinh Thanh
Sau các nước như Úc, Đức, Nhật Bản và Ấn Độ, chính phủ Thụy Điển đã có kế hoạch thắt chặt các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kế hoạch này nhằm ngăn chặn Nga hoặc Trung Quốc thâu tóm các doanh nghiệp mũi nhọn và quan trọng của Thụy Điển trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch, gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Theo tờ Liberty Times, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Thụy Điển, ông Michael Damberg nói rằng chính phủ Thụy Điển hy vọng sẽ đưa ra một dự luật trong nửa cuối năm nay, nhằm cung cấp cho chính phủ nhiều quyền lực hơn để ngăn chặn các vụ mua lại ở nước ngoài. Ông Danberg nói: “Thụy Điển sẽ tiếp tục là một quốc gia hấp dẫn về đầu tư nước ngoài, nhưng chúng tôi cần bảo hộ các công ty Thụy Điển trong một số khu vực nhất định”.
Bộ trưởng Danberg chỉ ra rằng việc thắt chặt các quy định mua lại trong chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Thụy Điển, ông Hans Wallmark cho biết: “Nếu bạn hỏi ngày nay Thụy Điển phải đối mặt với uy hiếp thế nào, theo báo cáo của Cơ quan An ninh Thụy Điển (SAPO), có thể dễ dàng xác định hai quốc gia, đó là Trung Quốc và Nga”.
Vào tháng 3 năm nay, SAPO tuyên bố rằng Bắc Kinh và Nga là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia Thụy Điển. Nga đang cố gắng hết sức để mở rộng ảnh hưởng quân sự ở khu vực Baltic, trong khi Bắc Kinh chủ yếu tìm kiếm lợi ích kinh tế.
Vào cuối năm 2019, Viện Nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển (FOI) đã công bố một báo cáo chỉ ra rằng các công ty Trung Quốc đã đầu tư hoặc mua lại 65 công ty Thụy Điển kể từ năm 2002, bao gồm cả việc công ty Geely Cars của Chiết Giang mua lại Volvo Cars hồi năm 2010, cũng mua lại 8,2% cổ phần của nhà sản xuất xe tải Regal Group và trở thành cổ đông lớn nhất. Năm 2019, Evergrande Health, một công ty con của Tập đoàn Trung Quốc Evergrande, đã mua lại Công ty ô tô điện Quốc gia Thụy Điển (Nevs). Nevs trở thành nhà sản xuất xe hơi Thụy Điển thứ hai bị các công ty Trung Quốc mua lại sau Volvo Car.
Báo cáo của FOI cho biết các mục tiêu đầu tư và mua lại của công ty Trung Quốc bao gồm công nghệ sinh học, chất bán dẫn, laser, lĩnh vực không gian, và có liên quan mật thiết đến chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc .
Ông Wallmark cho biết cổ phiếu của một số công ty Thụy Điển trong các lĩnh vực nói trên đã bị kéo xuống đáng kể và có thể bị các công ty nước ngoài ‘săn lùng mặc cả’. Ông nói: “Chúng có thể trở thành mục tiêu của một số quốc gia, các công ty muốn có được năng lực công nghệ cao và sáng tạo có thể tiến hành khống chế, e rằng sẽ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Thụy Điển”.
Minh Thanh
Theo secretchina
https://www.ntdvn.com/the-gioi/de-phong-trung-quoc-an-cap-cong-nghe-trong-dai-dich-thuy-dien-siet-chat-chinh-sach-dau-tu-nuoc-ngoai-36582.html

Syria: Ân Xá Quốc Tế cáo buộc

Damas và Matxcơva phạm “tội ác chiến tranh” ở Idleb

Trọng Nghĩa
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Amnesty International hôm nay, 11/05/2020, công bố một báo cáo lên án chính quyền Syria và Nga phạm “tội ác chiến tranh” khi cố tình tấn công vào các trường học và bệnh viện ở vùng Idleb, miền tây bắc Syria.
Damas và Nga vẫn oanh kích những mục tiêu này bất kể việc những nơi đó nằm trong danh sách của Liên Hiệp Quốc về các địa điểm được bảo vệ.
Ân Xá Quốc Tế cho biết đã ghi nhận 18 vụ tấn công được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 05/05/2019 đến ngày 25/02/2020. Báo cáo nêu rõ: “Đối với các trường học và trung tâm y tế ở phía tây bắc Syria, các bằng chứng cho thấy các cuộc tấn công do lực lượng chính phủ Syria và Nga tượng trưng cho vô số các vi phạm nghiêm trọng quyền nhân đạo quốc tế”.
Theo Amnesty International, đó là những vi phạm “tương đương với các tội ác chiến tranh”. Cáo buộc của Ân Xá Quốc Tế được đưa ra vào lúc tình hình chiến sự vẫn ác liệt tại Syria giữa quân đội chính phủ và lực lượng thánh chiến ở tỉnh Idleb và vùng phụ cận.
Theo tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria, riêng hôm qua, 10/05/2020, giao tranh đã khiến 22 người thiệt mạng, bao gồm 15 người thuộc quân chính phủ và 7 người trong phe thánh chiến. Chiến sự đã bùng lên dữ dội trở lại bất chấp lệnh ngưng bắn được Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ cách nay hai tháng.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200511-syria-%C3%A2n-x%C3%A1-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-c%C3%A1o-bu%E1%BB%99c-damas-v%C3%A0-matxc%C6%A1va-pha%CC%A3m-t%E1%BB%99i-%C3%A1c-chi%E1%BA%BFn-tranh-%E1%BB%9F-idleb

Từ đại dịch Covid-19, đánh giá về vai trò

của ASEAN trên vấn đề Biển Đông

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn cầu, Mỹ và Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự tại Biển Đông, cùng với đó là sự tranh cãi gay gắt giữa 2 bên xung quanh vấn đề nguồn gốc của virus corona. Trung Quốc phát động chiến dịch tuyên truyền vu cáo Mỹ đã đem virus corona đến Vũ Hán; còn Mỹ thì gọi corona là “virus Trung Quốc (china)”.
Giữa Trung Quốc và Mỹ đang diễn ra cuộc cạnh tranh chiến lược gay gắt ở khu vực và trên thế giới. Xác định Trung Quốc là “đối thủ nguy hiểm nhất” thách thức vai trò siêu cường độc tôn của Mỹ, từ khi trở thành Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump triển khai nhiều biện pháp kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc.
Mỹ nỗ lực tăng cường áp lực lên Trung Quốc bằng nhiều cách thức khác nhau và trong nhiều lĩnh vực. Bên cạnh các vấn đề như thương mại, quyền sở hữu trí tuệ, nhân quyền Mỹ đã sử dụng hai “con bài” chiến lược ở khu vực là vấn đề Đài Loan và Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc luôn tìm mọi cách đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông và ngăn Mỹ can thiệp vào vấn đề Đài Loan.
Trên vấn đề Biển Đông, ý định của Trung Quốc và Mỹ đã lộ rõ: Trung Quốc mong muốn thiết lập kiểm soát của mình đối với Biển Đông và triển khai các thành tố hạ tầng quân sự trên các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp mở rộng để thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông; Mỹ coi hành động này là nguy cơ đối với ưu thế của họ ở khu vực và quyết tâm chống Trung Quốc, bảo vệ các nước nhỏ ở khu vực trước sự leo thang của Bắc Kinh.
Trong khi Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa Biển Đông và tiến hành nhiều hoạt động gây hấn, bắt nạt các nước láng giềng thì Mỹ đề cao tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế để tăng cường các chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông. Đòi hỏi quá đáng của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông cùng với những hành động hung hăng của họ đã tạo điều kiện cho Mỹ can dự ngày càng sâu hơn vào Biển Đông.
Mối quan hệ của Bắc Kinh với các nước trong khu vực luôn phức tạp một cách tự nhiên do Bắc Kinh có tranh chấp lãnh thổ với các nước này, nhất là yêu sách quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông đe dọa trực tiếp lợi ích của các nước láng giềng ven Biển Đông. Trong khi các nước láng giềng ven Biển Đông đều bày tỏ mong muốn thông qua biện pháp hòa bình giải quyết các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS). Nhưng rõ ràng Trung Quốc cố tình không hiểu điều này. Họ luôn muốn dùng sức mạnh quân sự để bắt nạt, gây sức ép với các nước láng giềng.
Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự trên Biển Đông nhằm thực hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông. Họ không thể biện minh những hành động này không chống lại các nước láng giềng. Trung Quốc nên hiểu rằng những tham vọng sẽ không thể nào đạt được theo cách họ muốn mà chỉ làm cho các nước láng giềng càng thêm lo ngại và đề phòng.
Hơn nữa, toàn bộ khu vực Biển Đông là con đường vận chuyển thương mại quan trọng của cả thế giới và duy trì cục diện Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế là lợi ích chung của cả cộng đồng, do vậy Bắc Kinh cần phải thể hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng quốc tế, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS. Trung Quốc cũng cần thấy rõ Mỹ sẽ không ngồi im để họ hoành hành độc chiếm Biển Đông.
Đại dịch Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc bùng phát trên khắp thế giới, Trung Quốc lợi dụng lúc các nước đang bận đối phó với dịch bệnh để tăng cường sự hiện diện và các hoạt động quân sự ở Biển Đông như tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam; triển khai nhóm tàu tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh vào Biển Đông tập trận; đưa tàu khảo sát địa chất Hải Dương 08 (là tàu đã tiến hành các hoạt động xâm lấn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam gần 4 tháng liền trong năm 2019) đến vùng biển của Việt Nam, Malaysia…. Điều này khiến Mỹ mặc dù bận chống dịch bệnh, song vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện thường xuyên tại Biển Đông. Từ những động thái này của Trung Quốc và Mỹ, các nhà phân tích quốc tế cho rằng căng thẳng Trung-Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng ở khu vực Biển Đông sau đại dịch Covid-19.
Nga đã từng đóng vai trò quan trọng ở Biển Đông khi có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh lạnh và hiện chọn Châu Á làm định hướng chiến lược cho sự phát triển của mình, đang tìm cách tăng cường vị thế và ảnh hưởng của Nga ở khu vực. Tuy nhiên, quan hệ mật thiết giữa Nga với Trung Quốc trong những năm gần đây đã gây khó khăn cho Nga trong việc phát huy vai trò trên vấn đề Biển Đông do Nga không muốn vấn đề Biển Đông ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa Nga với Trung Quốc.
Nga sẽ khó thực hiện được mục tiêu tăng cường vị thế của Nga ở khu vực nếu Nga không đóng góp vào giải quyết những vấn đề an ninh, chính trị ở khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông. Hiện Nga cũng đang phải tập trung mọi nỗ lực đối phó với dịch Covid-19. Điều này đang làm giảm tập trung của Nga vào vấn đề Biển Đông.
Trong bối cảnh như vậy, để đảm bảo vai trò trung tâm của mình ở khu vực, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần làm gì để góp phần duy trì và củng cố môi trường hòa bình ở khu vực, đặc biệt là ở Biển Đông? Đây là câu hỏi được nhiều chuyên gia quốc tế quan tâm.
Trước hết, để khẳng định vai trò trung tâm của mình ở Đông Nam Á, ASEAN cần phải đứng trên một mặt trận thống nhất chống lại những nguy cơ đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, do có sự khác nhau về lợi ích trong quan hệ với các nước lớn và trên vấn đề Biển Đông cho đến nay, vẫn chưa có được điều này. Cách đây 8 năm trước, ASEAN thậm chí không thông qua được tuyên bố về tình hình Biển Đông. ASEAN khó có thể nói về vai trò trung tâm của mình khi mà một vài thành viên tham gia vào mưu đồ chống lại thành viên khác theo lối tư duy của Tào Tháo “thà ta phụ người, còn hơn để người phụ ta”. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Để khẳng định vai trò trung tâm của
mình, đối với các vấn đề khu vực, nhất là vấn đề Biển Đông, ASEAN nhất thiết phải có sự đoàn kết, nhất trí.
Hai là, ASEAN không chỉ là một tổ chức kinh tế, mà còn là một tổ chức chính trị và có tính chất vượt trội so với nhiều tổ chức khác hoạt động tại khu vực này. Vấn đề Biển Đông nằm trong lĩnh vực trách nhiệm trực tiếp của ASEAN, do đó ASEAN cần là tổ chức đầu tiên thực hiện nỗ lực ổn định tình hình. Trong nhiều năm qua và đã có các nghị quyết liên quan được thông qua và có những đóng góp nhất định vào duy trì hòa bình ổn định khu vực nói chung và Biển Đông nói riêng. Tuy nhiên, nội dung các văn kiện này còn quá chung chung và chưa đủ mạnh mẽ để giúp ASEAN phát huy vai trò. Hiện nay xu hướng tiêu cực vẫn đang tồn tại, một vài thành viên ASEAN còn chịu sự chi phối của các nước lớn khiến ASEAN không thể phát huy được vai trò trung tâm của mình. Chằng hạn, trong vụ việc nhóm tàu Hải Dương 08 của Trung Quốc có các hoạt động xâm lấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam suốt gần 4 tháng trong năm 2019, nhưng ASEAN không ra được một Tuyên bố riêng để lên án hành vi của Trung Quốc; hay trong vụ việc một tàu đánh cá của Việt Nam vừa bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm hồi cuối tháng 3/2020 ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông nhưng ASEAN cũng im lặng.
Năm 2020, Việt Nam là nước chủ nhà của các cuộc họp trong khuôn khổ ASEAN. Bản thân Hà Nội có liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở Biển Đông, vì vậy cộng đồng quốc tế hy vọng rằng Hà Nội có thể đưa ra các đề xuất cụ thể để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, các nghị quyết, văn kiện của ASEAN được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận nên đây là một khó khăn rất lớn cho Hà Nội khi tạo ra sự đồng thuận nhất trí trên vấn đề Biển Đông.
Dịch Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc đang làm đảo lộn cả thế giới. Thậm chí, Bắc Kinh đang lợi dụng đại dịch để thực hiện các mục tiêu chính trị, lãnh thổ. Hy vọng qua đại dịch toàn cầu, thế giới, trong đó có các thành viên ASEAN sẽ càng hiểu rõ thêm bản chất bá quyền, hung hăng của những người lãnh đạo ở Bắc Kinh. Điều này có thể sẽ giúp Hà Nội thuận lợi hơn trong việc tăng cường sự thống nhất trong ASEAN trên các vấn đề khu vực, bao gồm cả vấn đề Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/34616-tu-dai-dich-covid-19-danh-gia-ve-vai-tro-cua-asean-tren-van-de-bien-dong.html

Mỹ phát hiện Triều Tiên

chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa mới?

Tờ Dong A-Ilbo hôm nay 9.5 loan tin giới chức Mỹ đã phát hiện nhiều tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới được chế tạo tại một nhà máy ở khu Sain-ri thuộc thành phố Pyongsong ở Triều Tiên.
Sain-ri là nơi  CHDCND Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa hồi năm 2017. “Chúng tôi đang theo dõi các diễn biến trong tương lai. Nhiều khả năng đang được xem xét, như phóng thử ICBM hoặc cuộc duyệt binh nhằm phô diễn sức mạnh của Triều Tiên”, Dong A-Ilbo dẫn lời một quan chức Mỹ cho hay.
Giáo sư Kim Dong-yeop thuộc Viện nghiên cứu Viễn đông tại Đại học Kyungnam (Hàn Quốc) nhận định: “ICBM ở Sain-ri có thể là phiên bản nâng cấp từ những ICBM hiện có của Triều Tiên, như Hwasong-14 và Hwasong-15, nhưng chúng tôi không loại trừ khả năng đó có thể là tên lửa của một hệ thống vũ khí hoàn toàn mới”. Ông Kim lo ngại Bình Nhưỡng có thể có “hành động khiêu khích” trước khi quân đội Triều Tiên bắt đầu cuộc huấn luyện mùa hè, sớm nhất trước tháng 6.
Trước đó vào ngày 5.5, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) công bố nghiên cứu cho rằng một cơ sở mới gần sân bay quốc tế Bình Nhưỡng chắc chắn có liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo mở rộng của Triều Tiên, theo Reuters.
CSIS nhận định những hình ảnh vệ tinh cho thấy cơ sở mới cùng một cấu trúc ngầm gần đó có khả năng chứa tên lửa đạn đạo liên lục địa mà giới chuyên gia cho rằng có khả năng tấn công bất cứ nơi nào ở Mỹ. Cơ sở mới được xây dựng từ năm 2016, tương đối gần những nhà máy chế tạo các thành phần tên lửa đạn đạo ở Bình Nhưỡng, theo CSIS.
http://biendong.net/bi-n-nong/34600-my-phat-hien-trieu-tien-che-tao-ten-lua-dan-dao-lien-luc-dia-moi.html

Virus corona: Quan chức TQ thừa nhận

nhược điểm của hệ thống y tế

Đại dịch virus corona là một “thử nghiệm lớn” đã bộc lộ những nhược điểm trong hệ thống y tế công cộng của Trung Quốc, một quan chức cấp cao nói với truyền thông nước này.
Sự thừa nhận hiếm hoi, từ Giám đốc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, ông Li Bin, được đưa ra sau những chỉ trích liên tục ở nước ngoài về phản ứng của Trung Quốc trong thời gian đại dịch mới bùng phát.
Đất nước này sẽ cải thiện công tác phòng chống dịch bệnh, hệ thống y tế công cộng và thu thập dữ liệu, ông Li Bin nói.
Trung Quốc đã đề nghị giúp Bắc Hàn chống lại đại dịch ở nước này.
Ông Li nói với báo giới rằng đại dịch là một thách thức đáng kể đối với sự quản trị của Trung Quốc và nó đã phơi bày “những móc xích yếu kém trong cách chúng ta giải quyết đại dịch bệnh và hệ thống y tế công cộng”.
Trung Quốc bị cáo buộc đã phản ứng quá chậm với các dấu hiệu ban đầu của virus ở Vũ Hán, nơi dịch bệnh bắt đầu, và không nhanh chóng cảnh báo cho cộng đồng quốc tế về sự bùng phát.
Trung Quốc bác bỏ lời kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của virus.
Chống dịch Covid-19 ngày nay khác gì với dịch Cúm TBN thế kỷ trước?
Vào tháng Tư, một báo cáo của EU cáo buộc Trung Quốc truyền bá thông tin sai lệch về cuộc khủng hoảng.
Một bác sĩ, ông Lý Văn Lượng, tìm cách cảnh báo các cơ quan chức năng về virus vào tháng 12 đã được yêu cầu ngừng “đưa ra những bình luận sai lệch”. Bác sĩ Lý sau đó chết vì Covid-19 ngay tại bệnh viện ở Vũ Hán.
Trung Quốc có 4.637 tử vong vì virus corona, theo một kiểm đếm của trường đại học Johns Hopkins, và gần 84.000 trường hợp bị nhiễm. Trên toàn cầu, hơn 275.000 người đã chết, với gần 4 triệu trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.
Một thừa nhận hiếm hoi
Celia Hatton, Biên tập viên Châu Á Thái Bình Dương
Rất hiếm khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thừa nhận hành vi sai trái.
Li Bin cho biết Ủy ban Y tế sẽ khắc phục các vấn đề bằng cách tập trung hệ thống của mình và sử dụng tốt hơn dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, dựa trên nhiều mục tiêu lâu dài của lãnh đạo.
Trung Quốc đã phải đối mặt với những chỉ trích gay gắt, trong và ngoài nước, về việc xử lý virus này trong thời gian đầu. Một số quan chức cấp tỉnh và địa phương từ Đảng Cộng sản cầm quyền đã bị cách chức nhưng không có thành viên cao cấp nào của Đảng bị trừng phạt.
Bắc Kinh đã không trả lời các cuộc kêu gọi giảm bớt kiểm duyệt và kiểm soát nhà nước đối với các phương tiện truyền thông.
Trung Quốc hiện đã đề nghị giúp đỡ Bắc Hàn, sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un chúc mừng ông Tập Cận Bình về thành công của họ trong cuộc chiến với Covid-19, theo tin của truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Bắc Hàn cho biết họ chưa xác nhận có trường hợp bị nhiễm virus corona nào, điều mà các chuyên gia nghi ngờ.
Đất nước này có một hệ thống y tế mong manh có thể sẽ trở dễ dàng bị quá tải trong một đại dịch nghiêm trọng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52615555

Virus corona: TQ đóng cửa thành phố Thư Lan

vì số người bị nhiễm tăng

Ngày 10-5, thành phố Thư Lan, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc nâng mức cảnh báo nguy cơ dịch bệnh lên mức cao nhất, sau khi trong ba ngày số ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh lên 11 trường hợp.
Thư Lan (Shulan) là một thành phố với 630.000 cư dân, nằm ở biên giới với Bắc Hàn, nơi tuyên bố không có trường hợp nhiễm virus nào.
Theo Hoàn cầu Thời báo, Thư Lan có thêm 11 trường hợp nhiễm virus mới trong ngày qua – tất cả đều liên quan đến một phụ nữ làm nghề giặt quần áo bị nhiễm bệnh, truyền thông nhà nước cho biết.
Bệnh nhân 45 tuổi, người đã lây bệnh cho chồng, chị gái và một số thành viên khác trong gia đình, được cho là không có tiền sử du lịch gần đây.
Hơn bốn triệu người nhiễm virus corona trên toàn thế giới
Virus corona: Nhiều người buồn chán, căng thẳng hơn là lo lắng cho sức khỏe
Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?
Tất cả các địa điểm công cộng trên toàn thành phố đã bị đóng cửa và tất cả người dân được ra lệnh phải ở nhà. Giao thông công cộng đã bị đình chỉ và thành phố được phân loại là rủi ro cao – cao nhất trong hệ thống phân vùng ba tầng.
Sự lây nhiễm mới đã khiến truyền thông xã hội Trung Quốc xôn xao với nhiều suy đoán về cách người phụ nữ bị nhiễm bệnh. Những người khác, tự nhận là người từ Thư Lan, cho biết họ cảm thấy virus “tiến gần hơn và gần hơn mỗi ngày”.
Theo tin của Hoàn cầu Thời báo, lối ra và lối vào thành phố Thư Lan đang được canh gác, chỉ chừa một cánh cửa cho cư dân địa phương đi vào. Chỉ một thành viên trong gia đình được phép ra ngoài hàng ngày để mua nhu yếu phẩm.
Công ty đường sắt địa phương đã tạm dừng gần một chục dịch vụ xe lửa từ Chủ nhật đến 31/5 trong và ngoài Thư Lan.
Tất cả các phương tiện giao thông công cộng, gồm xe buýt, đã đình chỉ dịch vụ từ Chủ nhật, và taxi không được phép rời khỏi thành phố.
Một người dân địa phương đang điều hành một nhà hàng tôm hùm ở Thư Lan nói với Thời báo Hoàn cầu rằng ông đang chuẩn bị mở doanh nghiệp khi thành phố phục hồi sau dịch bệnh, nhưng ca nhiễm bệnh gần đây đã khiến ông phải đóng cửa một lần nữa.
“Chuỗi nhiễm trùng khiến học sinh đang chuẩn bị vào đại học rất bồn chồn, vì chúng tôi sẽ tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học trong vòng chưa đầy hai tháng. Có những sinh viên sống trong cộng đồng nơi bệnh nhân bị nhiễm bệnh đã được báo cáo”, một học sinh ở Thư Lan nói với Thời báo Hoàn cầu. Cô cho biết các trường đang xem xét việc mở các lớp học trực tuyến.
Giới chức thành phố cho biết sẽ theo dõi mọi liên hệ chặt chẽ, mọi người khả nghi và mọi đầu mối, và yêu cầu các địa phương kiểm tra lại và theo dõi mọi tuyến đường hoạt động trên chuỗi nhiễm trùng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52613120

TQ lập quận và đặt tên các thực thể địa lý ở Biển Đông

đều không có giá trị về mặt pháp lý

Sau khi thất bại thảm hại trong vụ kiện Biển Đông do Philippines khởi xướng ra Tòa Trọng tài Thường trực La Hay, Trung Quốc đang tìm mọi cách để hợp pháp hóa yêu sách phi lý và sự chiếm đóng bất hợp pháp các cấu trúc trên Biển Đông của họ bằng những hành động tuyên bố ngang ngược. Mới đây nhất, Trung Quốc tranh thủ khi các nước đang bận ứng phó với đại dịch Covid-19, liên tiếp đưa ra những “công bố” phi lý.
Một là, ngày 18/4/2020, Quốc vụ viện Trung Quốc ngang nhiên công bố lập cái gọi là “quận Tây Sa” có trụ sở đặt ở đảo Phú Lâm, quản lý quần đảo Hoàng Sa và bãi Macclesfield (Trung Quốc gọi là Trung Sa) cùng các vùng biển xung quanh; “quận Nam Sa” có trụ sở đặt ở đá Chữ Thập, quản lý quần đảo Trường Sa cùng vùng biển xung quanh.Đặt hai quận này trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà Trung Quốc công bố bất hợp pháp năm 2012.
Hai là, ngày 19/4/2020, Bộ Dân chính Trung Quốc tự tiện công bố cái gọi là “đặt tên tiêu chuẩn” cho 25 đảo, đá và 55 thực thể địa lý nằm trong phạm vi yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của họ ở Biển Đông. Cùng với việc đặt tên cho các thực thể này, Trung Quốc cũng công bố kinh độ và vĩ độ của các đảo, bãi đá và thực thể.
Mục tiêu của Trung Quốc là thông qua các tuyên bố nói trên để thể hiện cái gọi là “sự quản lý” của Bắc Kinh đối với các thực thể và vùng biển ở Biển Đông; từng bước hợp pháp hóa sự chiếm đóng bất hợp pháp bằng vũ lực của họ ở Biển Đông cũng như yêu sách vùng biển phi lý trong “đường lưỡi bò” đã bị Tòa Trọng tài Thường trực vụ kiện Biển Đông của Philippines ra phán quyết ngày 12/7/2016 bác bỏ. Xa hơn nữa, Trung Quốc chuẩn bị để đối phó với việc các nước ven Biển Đông có thể dùng biện pháp pháp lý trong tương lai.
Tuy nhiên, những việc làm kể trên của Trung Quốc hoàn toàn không có giá trị về mặt pháp lý vì trên thực tế đây chỉ là hành động đơn phương từ phía Trung Quốc. Theo luật pháp quốc tế, một tuyên bố có giá trị pháp lý quốc tế cần phải thỏa mãn hai yếu tố: thứ nhất, tuyên bố phải dựa trên luật pháp quốc tế; thứ hai, tuyên bố đó phải có được sự công nhận của các quốc gia liên quan. Chúng ta cùng xem xét tuyên bố của Trung Quốc dựa trên các yêu tố này.
Về yếu tố thứ nhất, một điều rất rõ ràng là những gì Trung Quốc đã và đang làm hoàn toàn đi ngược luật pháp quốc tế. Căn cứ các chứng cứ pháp lý và quyền thụ đắc lãnh thổ, Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các tư liệu pháp lý, lịch sử hiện còn lưu giữ tại các trung tâm lưu trữ quốc tế chứng minh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và năm 1988, Trung Quốc tiếp tục sử dụng vũ lực đánh chiếm 6 cấu trúc thuộc Trường Sa (một cấu trúc khác là bãi Vành Khăn, Trung Quốc đánh chiếm năm 1995). Hành động chiếm đóng của Trung Quốc bằng vũ lực vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, không mang lại cho Trung Quốc chủ quyền hợp pháp đối với các cấu trúc này.
Ngoài ra, việc công bố của Quốc vụ viện Trung Quốc còn nói rằng hai quận mới thành lập không chỉ quản lý những thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi Macclesfield (Trung Quốc gọi là “quần đảo Trung Sa”) mà còn quản lý vùng biển xung quanh các thực thể. Điều này hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế.
Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) mà Trung Quốc cũng là thành viên, các bãi ngầm, hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng. Những thực thể ở Trường Sa, cũng như bãi Macclesfield, đều thuộc dạng này.
Vậy thì Trung Quốc dựa trên cái gì để tự cho mình quyền quản lý những khu vực đó? Chủ quyền không có và UNCLOS không cho phép. Giới cầm quyền Bắc Kinh đã bất chấp tất cả để đưa ra những tuyên bố bất hợp pháp.
Về yếu tố thứ hai (thái độ của các quốc gia liên quan), rõ ràng Việt Nam không ngừng lên tiếng phản đối bất cứ hành động nào của Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này với các bằng chứng lịch sử và pháp lý. Mới đây nhất, trong công hàm gửi lên Liên hợp quốc ngày 30/3/2020, Việt Nam đã một lần nữa khẳng định điều này.
Sau Việt Nam Philippines cũng đã lên tiếng phản đối công bố ngày 18/4/2020 của Trung Quốc. Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng bất bình trước việc làm này cũng đã lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh. Mới đây nhất, hôm 22/4/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lên án việc Trung Quốc tận dụng cơ hội khi thế giới đang tập trung vào cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 để tiếp tục có những hành vi khiêu khích; phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc ép buộc, bắt nạt các nước láng giềng ở Biển Đông.
Còn việc Trung Quốc tuyên bố hai quận mới thành lập quản lý các vùng biển ở Biển Đông thì vấp phải sự phản đối của cả cộng đồng quốc tế; các nước đều kêu gọi Trung Quốc tuân thủ UNCLOS. Yêu sách về các vùng biển ở Biển Đông của Trung Quốc còn bị Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay bác bỏ trong vụ kiện Biển Đông của Philippines.
Công bố ngày 19/4/2020 của Bộ Dân chính Trung Quốc đặt tên cho 80 thực thể ở Biển Đông lại càng vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật pháp quốc tế. Theo tọa độ của các thực thể mà Trung Quốc nêu trong công bố ngày 19/8, nhiều thực thể đều là các bãi ngầm nằm dọc theo “đường lưỡi bò” phi pháp, trong đó một số thực thể nằm sâu trong thềm lục địa của các nước ven Biển Đông, thậm chí chỉ cách đất liền Việt Nam khoảng 60 hải lý.
UNCLOS quy định rõ những gì mà các nước có thể và không thể tuyên bố chủ quyền, theo đó không nước nào có thể tuyên bố chủ quyền đối với các thực thể ngầm nếu chúng không nằm trong phạm vi 12 hải lý cách đất liền. Trung Quốc là thành viên của UNCLOS, vậy mà Trung Quốc đang phớt lờ các quy định của UNCLOS hay rắp tâm cố ý chống phá luật pháp quốc tế qua việc tuyên bố chủ quyền đối vơi các bãi ngầm nằm cách xa đất liền Trung Quốc tới 600-700 hải lý.
Cũng cần nhấn mạnh ở đây rằng việc đặt tên gọi cho các thực thể hay vùng biển như thế nào đi chăng nữa cũng không có giá trị trong việc xác định chủ quyền hay quyền quản lý của nước đó. Chẳng hạn như: Ấn Độ dương không có nghĩa vùng biển này là của Ấn Độ; tên gọi tiếng Anh của Biển Đông là biển “Nam Trung Hoa” không có nghĩa đây là vùng biển của Trung Quốc….
Như vậy, cho dù giới cầm quyền Bắc Kinh bất chấp các quy định của luật pháp quốc tế cũng như ý kiến của cộng đồng quốc tế, cố tình đưa ra các tuyên bố về việc thành lập các “đơn vị hành chính” hay đặt tên cho các thực thể ở Biển Đông thì đều vô giá trị về mặt pháp lý. Chúng ta cùng xem ý đồ của họ trong những việc làm này là gì?
Rõ ràng Trung Quốc đang cố thúc đẩy yêu sách “đường lưỡi bò” mặc dù đã bị Tòa Trọng tài bác bỏ. Trung Quốc đang tìm mọi cách để chiếm đoạt, không chỉ ở Trường Sa, Hoàng Sa mà họ còn lấn vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước ven Biển Đông, vốn đã được thừa nhận theo UNCLOS. Với cách làm lâu nay của những người cầm quyền ở Bắc Kinh có thể thấy rõ ý đồ thâm hiểm của họ.
Bắc Kinh đặt tên như vậy thì sau này họ sẽ rêu rao rằng đảo này, đá kia, bãi ngầm này là của Trung Quốc lâu đời rồi; Trung Quốc đã đặt tên rồi nên vùng biển này là của Trung Quốc theo cái gọi là “quyền lịch sử” – một khái niệm không có trong các quy định của UNCLOS và nếu như các nước có hoạt động khai thác thì họ sẽ cho là xâm phạm. Tức là họ tìm mọi cách để biến “không” thành “có”, do vậy cần phải ngăn chặn ngay từ đầu.
Qua những việc làm này càng thấy rõ bản chất của giới cầm quyền Bắc Kinh, họ đang sử dụng chiêu bài nham hiểm là biến mọi thứ thành “sự đã rồi” và sau này Trung Quốc sẽ có cớ để lu loa rằng những thực thể mang tên như thế kia là thuộc chủ quyền Trung Quốc.
Việc các nước liên quan, trong đó có Việt Nam lên tiếng phản đối những hành động này của Trung Quốc là cần thiết để trước hết là đáp ứng cho yếu tố thứ hai nêu trên – tuyên bố đó phải có được sự công nhận của các quốc gia liên quan phục vụ cho cuộc chiến pháp lý lâu dài với Trung Quốc ở Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/34613-tq-lap-quan-va-dat-ten-cac-thuc-the-dia-ly-o-bien-dong-deu-khong-co-gia-tri-ve-mat-phap-ly.html

Tổn thất chiến tranh : TQ cần phải bồi thường

Dường như chúng ta càng khó có thể khẳng định Trung Quốc đã cố tình khơi mào cuộc chiến tranh sinh học hiện nay, thì ngược lại, càng khó có thể hình dung được rằng Trung Quốc đã không may để con virus sổng ra khỏi phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán, điều mà giáo sư Viên Chí Minh (Yuan Zhiming), giám đốc phòng thí nghiệm luôn phản đối kịch liệt. Nhưng dù cho vị giáo sư đáng kính cùng lời khẳng định của ông có chân thành đến thế nào đi chăng nữa, khi bộ máy tuyên truyền Trung Quốc, kể từ khi bắt đầu đại dịch, đã nhiều lần cố gắng đổ lỗi cho quốc gia khác như Mỹ, thậm chí là Italy, nhiều lần gian dối về số lượng bệnh nhân của quốc gia cũng như việc giới chức trách mập mờ che dấu về các nghiên cứu khoa học của họ, những việc này đã khiến người ta không khỏi dấy lên nghi ngờ.
Trung Quốc, nguồn gốc không thể tranh cãi của đại dịch
Dựa trên một loạt dẫn chứng, và bởi không thể đưa ra những bằng chứng chính thức kể cho việc không thể tổ chức bất kỳ một cuộc điều tra nào tại Vũ Hán, người ta đủ để đi đến kết luận rằng virus đã lây lan ra ngoài do lỗ hổng trong công tác đảm bảo an toàn cách ly tại phòng thí nghiệm[1]. Nguyên nhân của lỗ hổng an toàn nói trên có thể là do cơ sở hạ tầng không đủ khép kín, do cẩu thả, sơ suất, thậm chí là sự không tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của một cá nhân trong toàn bộ dây chuyền nghiên cứu về các mầm bệnh có khả năng lây nhiễm cao.
Liên quan đến việc thiếu đảm bảo an toàn cách ly, dường như phòng thí nghiệm này tại Vũ Hán cuối cùng lại chỉ do người Trung Quốc xây dựng trong khi đáng lẽ ra công việc này cần phải được hợp tác với công ty Technip của Pháp, một đơn vị có tiếng về trình độ, năng lực kĩ thuật trong việc đảm bảo an toàn cách ly. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành việc thi công, phía Trung Quốc lại đề nghị Technip “xác nhận độ an toàn của phòng thí nghiệm”. Sau khi nhận thấy có nhiều thiếu sót nảy sinh trong quá trình xây dựng, công ty Pháp đã từ chối việc xác nhận. Một quyết định đúng đắn. Và chúng ta có thể thấy sự khôn khéo của người Trung Quốc khi họ đổ trách nhiệm cho các đối tác của mình, ở đây, có thể chính Technip dường như sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm.
Sơ suất hay bất cẩn của một cá nhân duy nhất tại phòng thí nghiệm là điều không thể không có khả năng. Chúng ta biết rằng việc tuân thủ quy tắc an toàn nghiêm ngặt như một thói quen cũng có thể có lúc bị nơi lỏng ngay cả khi người ta hoàn toàn ý thức được việc tuân thủ quy tắc an toàn quan trọng đến mức nào. Ở khía cạnh này, tất cả phụ thuộc vào cách tổ chức công việc, sự vận hành của cả đội ngũ làm việc để ngăn không cho mọi hành động liên quan đến việc tuân thủ quy định an toàn trở thành việc làm như thói quen, từ việc quản lý điều hành bộ máy cho tới việc xử lý, tiêu hủy rác thải. Thế nhưng, về điều này, dù đã được những người Pháp cảnh báo trước, phía Trung Quốc lại không tiếp đón 50 nhà nghiên cứu Pháp, những người đáng lẽ ra trong thời gian năm năm, trong khuôn khổ của một chương trình hợp tác có tầm cỡ, sẽ tới Vũ Hán để hướng dẫn những người đồng nghiệp Trung Quốc để có thể hoàn toàn nắm được việc vận hành phòng thí nghiệm.
Vì vậy, cho dù các giả thuyết về sự bùng phát của một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu có là gì đi chăng nữa, hay mặc dù Trung Quốc luôn cố tránh né trách nhiệm thông qua các chiến dịch tuyên truyền, dịch bệnh chắc chắn đã bắt đầu tại Trung Quốc, tại thành phố Vũ Hán, đó là điều không có gì để tranh cãi. Dịch bệnh đã buộc toàn thế giới, ngay lập tức và trong tình thế chữa được chuẩn bị trước, phải có những biện pháp phòng vệ trong vô vọng như là không có các phương tiện phòng chống ngay từ khi bắt đầu để đối mặt với một kẻ địch vô hình và không thể lường trước; các đội ngũ bác sĩ, y tá, điều dưỡng luôn phải chiến đấu cứu lấy mạng sống người bệnh, mặc cho tính mạng của mình có thể bị đe dọa. Hiện nay, tại châu Âu, châu Mỹ, cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn trong khi tại Trung Quốc, nơi có ca nhiễm đầu tiên từ trước hai tháng so với phần còn lại của thế giới, mọi thứ bắt đầu hồi phục sau khi nước này đã dùng tất cả các biện pháp có thể để ngăn chặn đại dịch kể từ khi có cảnh báo đầu tiên.
Và giờ đây, Trung Quốc thừa nước đục thả câu
Trung Quốc gần như nắm độc quyền trong việc sản xuất khẩu trang phòng hộ, máy thở sau khi các nước chủ trương chuyển các cơ sở sản xuất sang Trung Quốc hoặc một nước nào khác. Tại Pháp, công ty sản xuất khẩu trang tại Plaintel, vùng Bretagne, đã phải đóng cửa nhà máy vào năm 2018 bởi công ty Mỹ Honeywel, sau khi mua lại công ty sản xuất khẩu trang của Pháp, đã không thể giữ cam kết và phải chuyển toàn bộ cơ sở sản xuất sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Hiện nay, khi dự kiến cho cơ sở sản xuất được hoạt động trở lại, người ta lại hoài nghi về ý định thực sự của chính phủ. Tình thế hiện nay ai cũng thấy rõ liệu tình trạng này có tiếp tục kéo dài mãi sau này. Trước tình hình đó, Trung Quốc đã có thể tận dụng vận xui từ trên trời rơi xuống này để kiếm lợi thông qua việc viện trợ nhân đạo cho các quốc gia ảnh hưởng bởi đại dịch tất cả các thiết bị bảo hộ và điều trị mà các nước này đang thiếu. So sánh với những gì nước Pháp đã làm kể từ đầu đại dịch bùng phát tại Trung Quốc, Pháp đã trao tặng Trung Quốc các trang thiết bị cần thiết để rồi bây giờ Trung Quốc lại đi cung cấp ngược lại cho Pháp hàng tỷ khẩu trang bảo hộ nhưng thật vô ơn thay khi số hàng này không phải để tặng không. Quả thật là kẻ thắng làm vua !
Về chiến lược biển, hải quân Trung Quốc bình an trước sự đe dọa của virus Vũ Hán. Hải quân Trung Quốc đã được cách ly ngay từ khi bùng phát dịch bệnh. Bắc Kinh hoàn toàn ý thức được việc cần thiết bảo vệ hải quân của mình như một công cụ để phát huy sức mạnh của mình tại các vùng biển lân cận, trong khi các hạm đội của Mỹ như tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Roosevelt đã phải quay trở lại các cảng tại Thái Bình Dương. Virus corona đã loại ít nhất một nửa thủy thủ đoàn của các tàu này ra khỏi vòng chiến đấu.
Trên biển Hoa Đông (mer de Chine de l’Est), hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa chỉ gặp phải sự chống cự yếu ớt của Nhật Bản. Phía Nhật chỉ huy động một vài tàu ra để ngăn tàu sân bay Liêu Ninh (Liaoning) đi quá ranh giới, khi tàu Liêu Ninh cùng một hạm đội lớn đi qua eo biển Miyako ngày 11/4 để tới tập trên tại phía Nam Thái Bình Dương, tại vùng biển Philippin, ngoài khơi Đài Loan. Ngày 13/4, một động thái tương tự của Trung Quốc khi hạm đội này quay trở lại biển Hoa Đông, đi qua eo biển Ba Sĩ (Bashi), giữa Đài Loan và Philippin, cho thấy Trung Quốc đang muốn phô diễn với Đài Loan mối đe dọa sử dụng vũ lực để chiếm lại bán đảo này. Vài ngày trước đó, không quân Trung Quốc cũng đã có một buổi diễn tập trên không trong khu vực eo biển Đài Loan. Nhận thấy sự thiếu vắng tạm thời của lực lượng hải quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, nỗi lo sợ về việc lợi dụng tình thế của Trung Quốc để gia tăng đe dọa đã làm các nhà chức trách Đài Loan e ngại.
Trên Biển Đông (mer de Chine du Sud), tin tưởng vào việc không vấp phải bất kỳ sự kháng cự nào như trước đây, Bắc Kinh tiến hành một số các hoạt động ở mọi cấp độ, cả dân sự và kinh tế. Trung Quốc thoải mái tiến hành không e ngại các hoạt động khảo sát địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Malaysia. Thực tế, tàu thăm dò địa chấn HD8, với sự bảo vệ của một tàu tuần tra, đã vi phạm luật pháp Malaysia, tiến hành khảo sát khu vực phía bắc bang Sabah từ ngày 16/4. Nhưng nếu hạm đội 7 của Mỹ bị ảnh hưởng bởi virus thì đây cũng là một cơ hội để người Mỹ chứng minh rằng họ không hề thất thế. Trên thực tế, các chiến lược gia Trung Quốc đã không tính đến việc tàu đổ bộ sân bay USS America, sau khi hoàn thành tập trận thường niên Hổ Mang Vàng (Cobra Gold) với Thái Lan, đã đi qua Biển Đông trước khi cập bến một cảng quân sự. Đi cùng với ba tàu hộ tống và tàu hộ tống HMAS Parametta, tàu USS America đã tham gia tập trận quy mô lớn gần khu vực hoạt động của giàn khoan HD8. Chiến dịch này đã đập tan ảo tưởng phô trương của Trung Quốc trước sự suy yếu về năng lực quân sự của Mỹ và Úc tại vùng Biển Đông.
Về khía cạnh kinh tế, ngay cả khi cuộc khủng hoảng này khiến nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm, thì nước này sẽ là nước đầu tiên thoát ra khỏi khủng hoảng, và vui mừng khi các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ phải tới đây mua sắm hàng hóa, trang thiết bị và thiết lập các hoạt động kinh tế. Vậy liệu châu Âu, Tây Ban Nha, Italia, Pháp có thể dựa vào đâu để ngăn cản sự hiện diện của các bộ phát routeur hay các thiết bị của Huawei có chứa những phần mềm gián điệp, điều mà những kẻ thương
lượng đạo đức giả luôn phủ nhận những nguy cơ hiện hữu. Điều gì sẽ cho phép các quốc gia chống lại ý đồ của Trung Quốc nhằm phát triển thêm các điểm đến của con đường tơ lụa mới, một mạng nhện đang dần được dệt nên xung quanh các quốc gia này để có thể dễ dàng thống trị, bóp nghẹt và buộc các nước phải lệ thuộc vào Trung Quốc. Một số nước như Italia, Hy Lạp và nhiều nước Tây Âu từ lâu đã bị mê hoặc bởi những cám dỗ ngon ngọt, trước cả khi đại dịch bắt đầu. Cuộc khủng hoảng đã trao cho Trung Quốc cơ hội để có thể gia tăng áp lực lên các nước này dưới danh nghĩa một nhà hảo tâm dang tay ra cứu vớt những kẻ thất thế và giúp đỡ họ.
Việc Trung Quốc đang dần thoát khỏi khủng hoảng hiện nay khiến cho nước này có hai tháng trước phần còn lại của thế giới để có thể tận dụng các cơ hội và đưa ra các chiến lược phù hợp. Giống như mọi kẻ thắng cuộc, Trung Quốc đã bắt đầu khai thác các sơ hở từ sự suy yếu của các quốc gia bị tấn công bởi virus Trung Quốc. Và người thắng luôn luôn hưởng lợi. Trung Quốc sẽ tiếp tục khai thác các lợi thế mà không phải nghi ngại điều gì. Các nước khác, trừ Mỹ, sẽ phải vừa than thân trách phận, vừa tìm cách giảm thiểu các thiệt hại, tìm những biện pháp tạm thời chống lại những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kéo dài này và cố vực dậy nền kinh tế đổ nát.
Trung Quốc phải bồi thường
Chính Trung Quốc là nước phải chịu trách nhiệm cho tình hình hiện nay. Với lẽ đó, Trung Quốc có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại chiến tranh cho các quốc gia bị tàn phá bởi sự kinh suất của một hoạt động nghiên cứu khoa học không được kiểm soát tốt do Trung Quốc gây ra và những quốc gia này sẽ còn tiếp tục phải chịu những thiệt hại chiến tranh thêm một thời gian nữa. Đây chính xác là những thiệt hại chiến tranh, một cuộc chiến tranh thực sự, một cuộc chiến tranh sinh học, có thể đã bị phát động một cách vô tình; nhưng dù gì đi nữa, đó cũng là một cuộc chiến. Vì vậy, như mọi cuộc chiến khác, sau khi kết thúc, cần phải đòi bên gây ra tổn thất bồi thường thiệt hại. Các quốc gia chưa làm điều gì tương tự. Nhưng việc đòi bồi thường này đã manh nha xuất hiện từ phía các cá nhân như trường hợp của luật sư Larry Clayman đã kiện lên tòa án bang Texas để yêu cầu chính phủ Trung Quốc bồi thường 20.000 tỷ đô la Mỹ. Tại Anh, công ty Henry Jackson Society đồi 351 tỷ bảng Anh tiền bồi thường. Và ở Đức, tờ báo Bild đã đề nghị một con số bồi thường khiêm tốn hơn, 149 tỷ euro. Và Pháp cũng có thể làm giống như người Anh.
Về phía chính phủ, động thái về việc này là gì? Câu trả lời là một sự im lặng tuyệt đối. Tuy nhiên, đây là lúc để yêu cầu Trung Quốc bồi thường. Và đây không phải là việc đề nghị Trung Quốc thực hiện một kế hoạch phục hưng châu Âu mới (plan Marshall), một kế hoạch mà trao cho Trung Quốc quyền tham gia vào các thương vụ với các quốc gia châu Âu. Đây là việc đề nghị Trung Quốc một sự bồi hoàn về tài chính theo đúng nghĩa và vô điều kiện.
Nhưng chúng ta cũng không nên quá ảo tưởng. Bởi ta đã quá quen với việc Trung Quốc không tuân thủ cam kết khi không có lợi, kiếm lợi từ luật pháp quốc tế, Trung Quốc chỉ thích kiếm chác (cherry-picking) lợi lộc, cách gọi của thẩm phán người Philippin Antonio Carpio đã dùng để ám chỉ cách Trung Quốc giải thích luật biển. Những đề nghị của chúng ta sẽ bị đáp lại bằng sự xem thường từ phía Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/34612-ton-that-chien-tranh-tq-can-phai-boi-thuong.html

Ba yếu tố làm sứt mẻ hình ảnh TQ trong Covid-19

Cách Trung Quốc lên án, đe dọa các nước điều tra Covid-19, thiết bị y tế kém chất lượng và “yêu cầu được cảm ơn” khiến hình ảnh Bắc Kinh sa sút, theo chuyên gia.
“Có ba vấn đề kết hợp lại trong đại dịch, khiến các nước chuyển đổi mạnh mẽ thái độ với Trung Quốc, theo hướng tiêu cực”,  Bonnie Glaser, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nói với VnExpress.
Ba vấn đề Glaser nêu lên là cách Trung Quốc phản ứng với yêu cầu điều tra Covid-19 ngày một gia tăng trên thế giới, nhiều chuyến hàng vật tư y tế kém chất lượng của Trung Quốc được gửi đến các nước, và cách Bắc Kinh tự thể hiện rằng các quốc gia đề cao giúp đỡ của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Trump cuối tháng 4 tuyên bố có bằng chứng nCoV lọt ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trước đó cáo buộc Trung Quốc không cho phép các nhà khoa học Mỹ tới nước này để điều tra về nguồn gốc của nCoV. Một loạt nước gồm Australia, Thụy Điển, Anh, Đức và Liên minh châu Âu (EU) đề nghị cần có cuộc điều tra về Covid-19 và cách Trung Quốc xử lý đại dịch. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng muốn tham gia làm rõ các vấn
đề. Ý tưởng mở cuộc điều tra độc lập về Covid-19 được chính phủ Australia khởi xướng từ giữa tháng 4 và nó nhanh chóng trở thành tâm điểm đấu khẩu giữa Trung Quốc với phương Tây.
“Yêu cầu Trung Quốc hợp tác làm rõ nguồn gốc nCoV ngày càng gia tăng trên khắp thế giới”, Glaser nói.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34604-ba-yeu-to-lam-sut-me-hinh-anh-tq-trong-covid-19.html

Dùng tư tưởng Mao, Bắc Kinh lợi dụng ‘đại dịch’

để buộc phương Tây ‘quỳ gối’

Lục Du
Cây viết Joseph Bosco trên Taipei Times hôm 30/4 có bài bình luận nêu ra mối liên hệ giữa tư tưởng Mao Trạch Đông và cách phản ứng của chính quyền Trung Quốc đương thời với đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Theo Bosco, dựa trên tư tưởng Mao, Bắc Kinh nhìn thấy ở đại dịch một cơ hội tấn công phương Tây hiệu quả hơn cả vũ khí hạt nhân.
Trong một bài phát biểu năm 1957, lãnh tụ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Mao Trạch Đông đã đưa ra một tuyên bố khiến người ta phải giật mình: “Tôi không sợ chiến tranh hạt nhân. Có 2,7 tỷ người trên thế giới này, không có vấn đề gì nếu một số người bị giết chết. Trung Quốc có 600 triệu dân, ngay cả khi một nửa bị chết thì vẫn còn 300 triệu người”.
Trước đó 3 năm, Mao nói với Thủ tướng Ấn Độ rằng “Nếu điều tồi tệ nhất trong những điều tồi tệ xảy đến, khi một nửa nhân loại bị giết chết, thì một nửa còn lại sẽ được sống trong một thế giới mà chủ nghĩa đế quốc đã bị đánh đổ và tất cả các nước đều theo chủ nghĩa xã hội”.
Sự hiếu chiến và tham vọng của Mao chắc chắn có liên quan tới những gì đang diễn ra ở Trung Quốc. Cây viết Bosco cho rằng, sở dĩ có mối liên hệ là vì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là người chủ xướng việc hồi sinh tư tưởng Mao.
Theo cây viết cho Taipei Times, dưới thời Mao, khoảng một triệu binh lính Trung Quốc đã thiệt mạng khi họ được lệnh tham gia cuộc chiến Triều Tiên, Mao cũng đã ra lệnh cho quân đội Trung Quốc tiến hành các cuộc tấn công và chiếm đóng Tây Tạng, Tân Cương, phát động cuộc cách mạng văn hóa và phong trào đại nhảy vọt khiến 50 triệu người chết, đồng thời đứng đằng sau các cuộc chiến “giải phóng dân tộc” ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh; cũng như hậu thuẫn hàng loạt các cuộc đàn áp đẫm máu khác.
Tôn trọng sinh mạng và tỏ lòng thương xót trước nỗi đau của con người chưa bao giờ là thuộc tính của chủ nghĩa cộng sản, cho dù đó là Liên Xô hay Trung Quốc, ông Bosco đánh giá.
Thừa kế tư tưởng Mao, các chính quyền Trung Quốc sau này đã thực hiện hàng loạt các cuộc đàn áp dân chủ, nhân quyền như hủy hoại văn hóa của người Tây Tạng, đẩy người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương vào các trại cải tạo để tẩy não, thực hiện một tội ác chưa từng có trong lịch sử loài người – mổ cướp nội tạng, quân sự hóa và gia tăng khiêu khích ở Biển Đông; gây hấn trên biển Hoa Đông và đe dọa Đài Loan, ông Bosco, người từng là trợ lý cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã liệt kê như vậy.
Ông Bosco cho biết thêm, các chuyên gia về Trung Quốc và an ninh quốc gia ở Mỹ đang tranh luận về nguồn gốc của virus Vũ Hán, một số cho rằng virus này là sản phẩm nhân tạo. Trong khi đó, một số khác đặt ra những nghi vấn nghiêm trọng hơn, đó là, rất có thể chính quyền Trung Quốc chủ đích phát tán virus hoặc hữu ý xây dựng một phương án chống dịch mà qua đó có thể dùng để tấn công phương Tây. Ở đây có thể thấy Bắc Kinh đã triệt để vận dụng tư tưởng Mao, rằng nếu cùng chịu thiệt hại từ dịch bệnh thì phương Tây chắc chắn sẽ thiệt hại nặng nề hơn, và như thế thì cuối cùng chính quyền Trung Quốc là bên “hưởng lợi”.
Cây viết cũng là thành viên của Viện nghiên cứu Mỹ-Đài đặt giả thuyết, chính quyền Trung Quốc có thể ban đầu do yếu kém trong quản lý nên để dịch bệnh bùng phát, nhưng sau đó nhận thấy dịch bệnh có thể dùng làm vũ khí để tấn công phương Tây nên họ không ngần ngại lợi dụng tình huống đại dịch khủng khiếp này.
Cây viết cho một tờ báo của Đài Loan khẳng định, cho dù virus Vũ Hán được phát tán một cách có chủ đích hay vô tình, thì ông Tập đã nhìn thấy một cơ hội mà Mao vẫn mơ tưởng, đó là làm thế nào để phương Tây phải quỳ gối trước Trung Quốc, bất chấp cả việc phải dùng tới “vũ khí hạt nhân”, bất chấp cả việc một thành phố hoặc một nửa số dân số Trung Quốc bị thiệt mạng khi theo đuổi kế hoạch dã man này.
Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao Bắc Kinh lại có động cơ thực hiện một kế hoạch tàn nhẫn đến như vậy, ông Bosco nêu câu hỏi và tự trả lời bằng những lý giải sau.
Thứ nhất, Bắc Kinh tức tối vì vào năm ngoái họ đã phải lùi bước trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, nền kinh tế mà họ tự hào đã suy thoái nghiêm trọng khi chính quyền Trump liên tục tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Thứ hai, ông Trump đã yêu cầu chính quyền Trung Quốc phải cải tổ nền kinh tế với những thay đổi mạnh mẽ hơn theo chiều tích cực. Nếu đáp ứng yêu cầu này, Bắc Kinh buộc phải cải tổ triệt để hệ thống chính trị. Ông Tập rõ ràng không cảm thấy vui với áp lực chưa từng có này, hẳn là nhà lãnh đạo của ĐCSTQ đã hi vọng có một cách nào đó có thể đảo ngược được tình thế.
Dù là tình cờ hay được sắp đặt, đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã làm rung chuyển đến phần cốt lõi nhất và chặn lại những quan điểm ủng hộ Hoa Kỳ, ông Bosco nêu nhận định.
Trong tháng Một, khi nCoV đã lây lan ở Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc vẫn cho phép 100 ngàn người tập trung tại một bữa tiệc mừng năm mới. Và thế là, trong vòng hai tuần sau đó, họ đã phải đối mặt với tốc độ lây lan bệnh dịch khủng khiếp. Mặc dù vậy chính quyền Trung Quốc vẫn chưa cho dừng các chuyến bay từ Vũ Hán tới phần còn lại của thế giới, khiến mầm bệnh lan truyền khắp nơi.
Để đối phó, chính phủ đã cho phong tỏa toàn bộ thành phố, thậm chí dùng đóng đinh và hàn sắt để khóa chặt cư dân ở trong nhà của họ.
Du lịch hàng không giữa Vũ Hán và phần còn lại của Trung Quốc đột ngột bị cắt để ngăn virus, nhưng các chuyến bay giữa Vũ Hán và phần còn lại của thế giới lại vẫn được phép tiếp tục để lan truyền virus ra nước ngoài. Lúc đó Bắc Kinh và WHO phản đối các hạn chế du lịch của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Theo ông Bosco, có thể nhìn thấy một sự thật phũ phàng là Bắc Kinh đã cho phép dịch bệnh bùng phát và lan ra chủ yếu ở Vũ Hán và các địa phương khác của tỉnh Hồ Bắc, nhưng lại tạo điều kiện cho nó lan rộng ra thế giới.
Kết quả là, tính tới ngày 11/5, đã có hơn 280.000 người mất mạng, các nền kinh tế phương Tây bị tàn phá, các chính phủ tê liệt và quân đội suy yếu.
Ông Bosco cho rằng, Mao chắc sẽ tự hào về ‘quả ngọt’ tình cờ của đại dịch viêm phổi Vũ Hán đối với chính quyền Trung Quốc, lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc đã đạt được mục tiêu mà không cần dùng tới vũ khí hạt nhân.
Ông Tập, người thừa kế ý thức hệ của Mao, có thể sẽ tin rằng đại dịch đã làm cho sức ép từ phương Tây đối với Bắc Kinh suy giảm đáng kể nên có lý do để Trung Quốc không phải tuân thủ các thỏa thuận thương mại với Mỹ và đồng thời lại có thể gia tăng sức ép mạnh mẽ đối với Đài Loan, Hồng Kông, tung tác hơn nữa trên biển Đông cũng như biển Hoa Đông, ông Bosco, đưa ra đánh giá trong bài viết của mình.
Cuối bài viết của mình, ông Bosco đưa ra những khuyến nghị mà Tổng thống Trump nên thực hiện để “chừng trị” chính quyền Trung Quốc về những hệ lụy mà ĐCSTQ đã gây ra cho nhân loại. Đó là:
Tổng thống Trump cần hành động nhiều hơn để ông Tập phải từ bỏ suy nghĩ này. Ông Trump nên nhớ lại rằng ông đã buộc được Trung Quốc và Triều Tiên lùi bước như thế nào khi chính quyền của ông gia tăng áp lực đối với họ.
Bắc Kinh đã đổ thêm dầu vào đám cháy đại dịch mà họ đã tạo ra cho nhân loại với những thiệt hại chưa thể thống kê được cho tới nay. Vì thế chính phủ Hoa Kỳ cần dùng các công cụ ngoại giao, năng lực tài chính cũng như luật pháp để buộc chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đối với những việc mà họ đã làm.
Người dân Trung Quốc, nạn nhân chính của sự tàn nhẫn và năng lực quản trị yếu kém của Bắc Kinh, có thể sẽ hỗ trợ hiệu quả các nỗ lực của Hoa Kỳ nếu họ được phương Tây cung cấp sự thật mà chính quyền của họ che đậy.
Ông Trump nên nắm lấy cơ hội này để khiến Bắc Kinh phải thay đổi. Dù có được tiếp tục nắm giữ vai trò tổng thống hay không, nếu làm được việc này, ông sẽ vẫn trở thành một anh hùng trong lịch sử nước Mỹ và thế giới, giống như cựu Tổng thống Ronald Reagan, người luôn mãi được ca ngợi vì có thể khiến Liên Xô sụp đổ bằng những biện pháp hòa bình.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dung-tu-tuong-mao-bac-kinh-loi-dung-dai-dich-de-buoc-phuong-tay-quy-goi.html

‘Vành đai Con đường’ Trung Quốc

trước ngưỡng bị sa lầy ở Đông Nam Á

Hương Thảo
Các dự án cơ sở hạ tầng thuộc sáng kiến “Vành đai Con đường” của Trung Quốc bị chững lại ở Thái Lan, Indonesia, Myanmar và Campuchia.
Trong bối cảnh phần lớn các quốc gia trên thế giới đang dốc tiềm lực kinh tế của họ vào phòng chống dịch bệnh và cứu trợ kinh tế trong đại dịch Covid-19, nhiều dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc khởi xướng ở khu vực Đông Nam Á bị đình trệ vô thời hạn, khiến giới quan sát quốc tế cho rằng chính quyền Trung Quốc đang quay cuồng trong một nền kinh tế bị vùi dập sau dịch bệnh virus corona, theo báo Taiwan News.
Truyền thông Nhật Bản Nihon Keizai Shimbun ngày 5/5 cho hay, một dự án vốn nhà nước Trung Quốc nhằm xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dài 140 km giữa Jakarta và Kota Bandung ở Indonesia đã tạm dừng.
Một dự án khác ở Indonesia được xây dựng bởi hai doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, dự kiến khánh thành vào năm 2021 cũng bị lùi thời hạn, theo truyền thông Nhật Bản.
Tại Myanmar, một dự án nhà máy điện do một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc liên doanh với một doanh nghiệp Hồng Kông cũng bị đình trệ, một phần do gián đoạn chuỗi cung ứng từ tác động của đại dịch Covid-19. Một nhà máy điện khác ở Campuchia đang được Trung Quốc xây dựng dường như không thể hoạt động vào tháng Năm như kế hoạch.
Truyền thông Nhật Bản cũng đề cập rằng Thái Lan đã cố gắng trì hoãn các cuộc đàm phán về thời hạn của một dự án đường sắt cao tốc tới Trung Quốc. Thái Lan hy vọng cuộc đàm phán về đoạn đường sắt từ Bangkok tới Nakhon Ratchasima có thể được hoãn lại đến tháng 10 thay vì vào tháng 5. Tuy nhiên, Trung Quốc không hồi đáp đề nghị hoãn của Thái Lan.
https://www.dkn.tv/the-gioi/vanh-dai-con-duong-trung-quoc-truoc-nguong-bi-sa-lay-o-dong-nam-a.html

Trung Quốc cảnh báo đáp trả Hoa Kỳ

việc hạn chế thị thực cho phóng viên

Hôm 11/05, Trung Quốc cảnh báo rằng họ sẽ có biện pháp đối phó để đáp lại quyết định của Hoa Kỳ về việc thắt chặt các điều khoản thị thực đối với các nhà báo Trung Quốc và kêu gọi Hoa Kỳ ngay lập tức “khắc phục sai lầm của mình,” theo Reuters.
Vào tuần trước, Hoa Kỳ đã ban hành một quy định mới về việc giới hạn thị thực cho các phóng viên Trung Quốc trong thời hạn 90 ngày có hiệu lực từ ngày 11/05.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hàng ngày tại Bắc Kinh rằng Trung Quốc đã từ chối quyết định của Hoa Kỳ, mà ông Triệu gọi là sự leo thang đàn áp đối với truyền thông Trung Quốc.
“Chúng tôi kiên quyết phản đối và không hài lòng với điều này,” ông Triệu nói.
“Chúng tôi yêu cầu Hoa Kỳ ngay lập tức sửa chữa sai lầm của mình, nếu không Trung Quốc sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc áp dụng biện pháp đối phó,” ông Triệu nói thêm.
Hoa Kỳ và Trung Quốc gần đây đã tiến hành các hành động trả đũa liên quan đến các nhà báo.
Khi ban hành quy định mới hôm 08/05, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ nói rằng Trung Quốc “đàn áp báo chí độc lập.”
“Có lúc Hoa Kỳ bị vướng vào tâm lý và khuynh hướng tư tưởng thời Chiến tranh Lạnh, và nước này đã liên tục leo thang đàn áp truyền thông Trung Quốc,” ông Triệu nói.
Ông cho biết thêm: “Hiện tại, họ đang sử dụng thị thực để tạo ra những hạn chế phân biệt đối xử, làm gián đoạn nghiêm trọng khả năng truyền thông của Trung Quốc trong việc lấy tin tức bình thường ở Hoa Kỳ, làm gián đoạn nghiêm trọng mối quan hệ giữa nhân dân hai nước chúng ta.”
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-canh-bao-dap-tra-hoa-ky-han-che-thi-thuc-phong-vien/5414757.html

Úc ủng hộ kiến nghị của Châu Âu tiến hành

cuộc điều tra độc lập nguồn gốc Covid-19

Quý Khải
Bộ trưởng Y tế Úc, ông Greg Hunt, xác nhận sự ủng hộ của chính phủ đối với kiến nghị của Liên minh châu Âu thiết lập cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc Covid-19, theo The Epoch Times.
“Chúng tôi ủng hộ kiến nghị của EU, bao gồm tiến hành một cuộc điều tra độc lập, đồng thời giám sát & quản lý các chợ bán đồ tươi sống cũng như thiết lập các quyền lực giám sát độc lập”, ông Hunt trao đổi với Sky News.
Kể từ giữa tháng 4, các bộ trưởng liên bang Úc đã thẳng thắn bày tỏ sự cần thiết phải có một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc nCOv, thường được gọi là virus corona chủng mới hay Covid-19, lây lan từ Vũ Hán, Trung Quốc ra toàn cầu.
Ông Hunt cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Úc có một số quan điểm khác biệt, có thể là nguyên nhân chính phủ Úc ưu tiên ủng hộ kiến nghị của EU bao gồm việc thiết lập tiềm năng “các quyền lực giám sát độc lập” thay vì trao quyền điều tra cho WHO.
Quyết định đóng cửa biên giới với Trung Quốc của Úc vào ngày 1/2 có lẽ là “quyết định quan trọng nhất trong cả thập kỷ”, ông Hunt nói, bất chấp đối mặt chỉ trích từ cả WHO và đại sứ Trung Quốc tại Australia, ông Thành Cạnh Nghiệp.
“Chúng tôi tin rằng chúng tôi không chỉ đưa ra quyết định đúng đắn, mà còn là một trong những quyết định quan trọng nhất của chính phủ Úc trong nhiều thập niên”, ông Hunt nói.
Ngày 7/5, Thủ tướng Morrison đã có buổi gặp mặt với một nhóm nhỏ các nhà lãnh đạo thế giới từ các quốc gia cũng ghi nhận số ca Covid-19 tương đối thấp, để thảo luận việc phục hồi kinh tế, truy vết tiếp xúc và phương án ứng phó các đợt bùng phát (nếu có) trong tương lai.
Trong buổi họp, ông Morrison bày tỏ sự ủng hộ với nghị quyết do EU tài trợ kêu gọi một cuộc điều tra độc lập nguồn gốc virus, dự kiến ​trình lên Hội nghị Y tế Thế giới sắp diễn ra vào 18/5.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ trích lời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra độc lập về sự bùng phát virus, khi đại sứ Thành Cạnh Nghiệp dường như có động thái “đe nạt kinh tế”, theo Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne, khi cấm nhập khẩu hàng Úc, cùng du khách và sinh viên Trung Quốc đến Úc. Các ý kiến ​​của ông Thành đã làm gia tăng căng thẳng ngoại giao trong mối quan hệ Úc-Trung.
Theo Alex Joseph, The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/uc-ung-ho-kien-nghi-cua-chau-au-tien-hanh-cuoc-dieu-tra-doc-lap-nguon-goc-covid-19.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.