Lãnh đạo sai phạm vụ Thủ Thiêm chỉ bị khiển trách buộc dân phải tố cáo đến cùng!
Đảng ủy TP.HCM thống nhất phê bình ông Tất Thành Cang
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), vào chiều ngày 7/8, cho biết cựu quan chức của thành phố, ông Tất Thành Cang thuộc trong số 66 đảng viên do Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận có dấu hiệu vi phạm liên quan quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ở quận 2, TP.HCM.
Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM thống nhất kết luận ông Tất Thành Cang cùng với 2 thành ủy viên nhiệm kỳ 2015-2020, gồm bà Phan Thị Thắng và ông Bùi Xuân Cường cùng 6 đảng viên khác có khuyết điểm, vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật, nhưng do đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng nên chỉ bị phê bình.
Ngoài ra còn có thêm 5 đảng viên bị kỷ luật dưới hình thức cảnh cáo và khiển trách.
Đài RFA ghi nhận trong suốt hơn 2 thập niên kiên trì khiếu nại với chính quyền các cấp, từ địa phương đến Trung ương về những sai phạm trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, những nạn nhân bị mất đất đai, nhà cửa oan khuất đều khẳng định ông Tất Thành Cang là người phải chịu trách nhiệm cho việc làm sai trái đó.
Kể từ khi Chính quyền TP.HCM phanh phui vụ việc sai phạm ở Thủ Thiêm hồi năm 2018 cho đến nay, người dân Thủ Thiêm luôn luôn yêu cầu Chính quyền thành phố phải xử lý những quan chức và cán bộ gây ra sai phạm một cách nghiêm minh, mà cụ thể nêu đích danh ông Tất Thành Cang.
Vụ này thì tội ác đã phơi bày ra đấy. Thậm chí còn cái tội làm ra một bản kế hoạch khác, thay cho kế hoạch do Thủ tướng ký. Vậy mà họ xử lý qua loa. Thành ra, họ hiện nay rất coi thường luật pháp. Tôi nghĩ là họ hoàn toàn thực hiện đúng tư tưởng và chủ nghĩa Lenin. Có nghĩa là chuyên chính vô sản thì không cần luật pháp. Lenin đã từng tuyên bố như vậy. Và bây giờ họ bất chấp luật pháp, họ vượt qua mọi luật lệ mà chính họ đưa ra
-Ông Nguyễn Khắc Mai
Ông Cao Thăng Ca, một cử tri ở Thủ Thiêm, vào tối ngày 7/8 lên tiếng với RFA rằng người dân Thủ Thiêm không mảy may ngạc nhiên trước thông tin ông Tất Thành Cang chỉ bị Đảng ủy TP.HCM phê bình. Ông Ca nhấn mạnh:
“Chuyện này thì chúng tôi đã biết trước rồi. Tại vì nhóm lợi ích của các ông Lê Thanh Hải và Tất Thành Cang đã cấu kết với nhau không phải chỉ là nhóm lợi ích nữa, mà biến thành tập đoàn lợi ích, tập đoàn tham nhũng, tập đoàn tội ác rồi. Cho nên việc này không ngoài dự kiến của người dân Thủ Thiêm. Chúng tôi biết chắc điều đó sẽ xảy ra. Nhưng người dân Thủ Thiêm chắc chắn sẽ không để yên và người ta sẽ đi đến cùng. Bởi vì, nhiệm kỳ của ông Tất Thành Cang từ năm 2009-2012, làm Bí thư kiêm Chủ
tịch Ủy ban Nhân dân quận 2, ông đã cưỡng chế hơn 400 trường hợp mà không có quyết định thu hồi đất, không có quyết định phá dỡ nhà ở. Do đó, vụ việc này chắc chắn phải là một vụ án hình sự.”
Người dân Thủ Thiêm kiên trì đấu tranh đến cùng
Một số cư dân Thủ Thiêm còn nhắc lại vụ việc ông Tất Thành Cang giao cho Công ty Đại Quang Minh thi công 4 tuyến đường dài 12 cây số, với mức định giá là 12 ngàn tỷ. Sau đó, Chính quyền thành phố thông báo chi phí cho việc xây dựng 4 tuyến đường này chỉ tốn còn 8.800 tỷ đồng. Tuy nhiên trên thực tế, ông Tất Thành Cang đã lấy 79 héc-ta đất ở Thủ Thiêm để giao cho Công ty Đại Quang Minh làm 4 tuyến đường dài 12 cây số và tính trung bình là phải mất 7 héc-ta đất/ 1 cây số. Hiện tại, Công ty Đại Quang Minh bán 300-400 triệu đồng/1m2 trên 7 héc-ta đất đó. Do đó, một cây số vuông lên đến mười mấy ngàn tỷ đồng.
Người dân Thủ Thiêm cho rằng những việc làm của ông Tất Thành Cang “là một tội ác không thể dung tha được”. Đồng thời, người dân Thủ Thiêm cũng khẳng định rằng nhóm lợi ích của ông Tất Thành Cang đã không làm theo chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đã chà đạp luật pháp và khinh thường nhân dân.
Ông Cao Thăng Ca cho RFA biết thêm:
“Người dân Thủ Thiêm kiên trì để chờ đợi buổi đối thoại với Thanh tra Chính phủ. Trong buổi đối thoại này, chúng tôi yêu cầu Chính phủ phải khởi tố vụ án ở Thủ Thiêm. Tại vì vụ này đặc biệt rất nghiêm trọng rồi. Và người giải quyết vụ đại án Thủ Thiêm này, cụ thể là ông Nguyễn Thành Phong và ông Phong phải bị quy trách nhiệm tội nặng gấp đôi những người đã gây ra tội ác. Thành ra, chúng tôi sẽ tố cáo ngay trong buổi đối thoại đó, yêu cầu phải xử lý kỷ luật ông Nguyễn Thành Phong. Chừng nào ông Nguyễn Thành Phong còn làm việc tại TP.HCM thì vụ việc dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm không thể giải quyết được.”
Ông Nguyễn Thành Phong hiện giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM, nhiệm kỳ 2016-2021.
Một vài người dân Thủ Thiêm mà chúng tôi trao đổi vào tối hôm 7/8, cáo buộc ông Nguyễn Thành Phong khi còn làm Bí thư Quận ủy quận 2 và kiêm thành ủy viên, giai đoạn 2007-2009, đã ra quyết định bán nhà mà nhân dân đang sử dụng tại khu vực 5 khu phố, ở 3 phường không thuộc phạm vi quy hoạch. Mới đây nhất, ông Phong lại đề nghị với Thủ tướng Chính phủ cho ông tiếp tục triển khai dự án khu dân cư phía Bắc Thủ Thiêm. Điều này chứng minh thêm cho dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm bị phá nát bởi những lãnh đạo như các ông Nguyễn Thành Phong và Tất Thành Cang.
Dư luận nói gì?
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên vụ truởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương, vào tối ngày 7/8 nói với RFA rằng thông tin về các biện pháp kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, khiển trách hay phê bình các cán bộ, lãnh đạo sai phạm trong vụ Thủ Thiêm thì không có gì lạ đối với ông. Ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng trước nay không hiếm những vụ việc tương tự xảy ra, càng mắc sai phạm lại càng được “giơ cao đánh khẽ”, hay xuề xòa cho xong chuyện.
“Vụ này thì tội ác đã phơi bày ra đấy. Thậm chí còn cái tội làm ra một bản kế hoạch khác, thay cho kế hoạch do Thủ tướng ký. Vậy mà họ xử lý qua loa. Thành ra, họ hiện nay rất coi thường luật pháp. Tôi nghĩ là họ hoàn toàn thực hiện đúng tư tưởng và chủ nghĩa Lenin. Có nghĩa là chuyên chính vô sản thì không cần luật pháp. Lenin đã từng tuyên bố như vậy. Và bây giờ họ bất chấp luật pháp, họ vượt qua mọi luật lệ mà chính họ đưa ra.”
Nhà báo Nguyễn Đức, trong tối ngày 7/8 cũng chia sẻ trực tuyến trên trang Facebook cá nhân liên quan thông tin ông Tất Thành Cang chỉ bị phê bình trong sai phạm ở Thủ Thiêm.
Nhà báo Nguyễn Đức nói rằng ông đã nhận được nhiều ý kiến bất bình trước quyết định của Đảng ủy TP.HCM. Cá nhân nhà báo Nguyễn Đức cho là quyết định xử lý sai phạm như thế là chưa thích đáng và ông bày tỏ sự tin tưởng vào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ xử lý đến nơi đến chốn vụ việc sai phạm ở Thủ Thiêm.
Đối với người dân Thủ Thiêm chúng tôi chỉ còn lại sự khinh bỉ và không thể nào chấp được chuyện này. Họ cho rằng những người khiếu nại là chúng tôi bị thế lực thù địch kích động xúi giục. Nhưng quyết định phê bình ông Tất Thành Cang càng kích thích tinh thần chiến đấu của chúng tôi hơn nữa. Đây là điều mà họ kích động chúng tôi phải đi khiếu nại, tố cáo tới cùng
-Ông Cao Thăng Ca
Còn những người dân Thủ Thiêm chia sẻ với RFA rằng họ sẽ kiên trì “chiến đấu” vì lẽ phải và công lý đến cùng, cho đến khi phải trừng trị đích đáng, phải thu hồi toàn bộ tài sản do nhóm lợi ích này tham nhũng để trả lại cho Nhà nước và trả lại cho nhân dân.
“Đối với người dân Thủ Thiêm chúng tôi chỉ còn lại sự khinh bỉ và không thể nào chấp nhận được chuyện này. Họ cho rằng những người khiếu nại là chúng tôi bị thế lực thù địch kích động xúi giục. Nhưng quyết định phê bình ông Tất Thành Cang càng kích thích tinh thần chiến đấu của chúng tôi hơn nữa. Đây là điều mà họ kích động chúng tôi phải đi khiếu nại, tố cáo tới cùng.”
Ông Nguyễn Khắc Mai xác nhận rằng tinh thần và ý nguyện của người dân Thủ Thiêm là chính đáng. Vì, đó là quyền lợi và lợi ích thiết thực của người dân. Trong đó, người dân có quyền đòi hỏi những tên tội phạm phải được xử lý một cách nghiêm minh.
Nguyên vụ truởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương, ông Nguyễn Khắc Mai lập luận rằng Đảng CSVN nếu tử tế thì phải đưa “nhóm tội phạm” trong vụ Thủ Thiêm vào ‘lò củi’ của ông Tổng Trọng. Còn như vẫn bao che thì không thể nào tránh được chỉ trích của dư luận rằng: “ông Trọng ‘nhất bên trọng, nhất bên khinh’. Ông Trọng bỏ vào ‘lò’ đám này, và lại tha hoặc tách ra xa khỏi ‘lò’ của ông đám khác. Thì đấy là chuyện làm cho người dân đàm tiếu, chê cười.”
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-wrongdoing-inthuthiem-project-local-people-agitated-by-authority-to-fight-against-corruption-08072020151012.html
Hai nông dân bị phạt
vì quay phim nhà cầm quyền huyện
chặn xe chở sầu riêng thu thuế giữa đường
Tin Vietnam.- Báo Tuổi trẻ ngày 6 tháng 8 năm 2020 loan tin, công an huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lăk đã xử phạt 2 người dân dám phát trực tiếp trên Facebook hành động chặn xe tải chở sầu riêng để thu tiền thuế trong mùa dịch của nhà cầm quyền huyện Krông Păk.
Hành động này của 2 người dân bị nhà cầm quyền cho là đã xúc phạm đoàn viên chức huyện nên công an huyện đã xử phạt mỗi người 7.5 triệu đồng. Theo hình ảnh trên Facebook của một người dân bị phạt, thì người này vừa phát trực tiếp vừa viết nội dung giải thích rằng: bỗng dưng nhà cầm quyền huyện kéo đến thu 9 triệu đồng cho mỗi xe sầu riêng.
Bản thân chị là nông dân thấp cổ bé họng không rành luật nên nhờ mọi người cố vấn, đồng thời thắc mắc không biết nhà cầm quyền cấp trung ương có chỉ thị thu tiền như trên không hay là nhà cầm quyền huyện đã lạm thu. Những lời lẽ này của nữ nông dân đã bị công an huyện Krông Pắk gán ghép là vừa xúc phạm vừa gây phản cảm cho đoàn người chặn xe, thu tiền nông dân mùa dịch.
Đại tá Trần Duy Trường, Trưởng công an huyện Krông Pắk đã vu vạ cho hai nữ nông dân quay phim là lợi dụng quyền tự do dân chủ để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích nhà nước Cộng sản, quyền và lợi ích của tổ chức cá nhân đảng viên Cộng sản.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/hai-nong-dan-bi-phat-vi-quay-phim-nha-cam-quyen-huyen-chan-xe-cho-sau-rieng-thu-thue-giua-duong/
Ninh Bình chi cả trăm tỷ đồng xây đại học,
bỏ hoang để dân chăn bò, đổ phế thải
Dự án trường Đại học Hoa Lư phê duyệt năm 2010 trên diện tích 15ha trị giá hơn 400 tỷ đồng. Sau 10 năm, dự án vẫn ngổn ngang thành nơi chăn thả bò, đổ phế thải
Sau gần một thập kỷ kể từ ngày đặt viên gạch nền móng đầu tiên (năm 2010), dự án trường Đại học Hoa Lư (Ninh Bình) và khu ký túc xá sinh viên tập chung vẫn chưa thể hoàn thiện, khiến người dân không khỏi xót xa, bức xúc vì nơi từng là bờ xôi ruộng mật giờ bỏ hoang, lãng phí.
Dự án trường Đại học Hoa Lư (xã Ninh Nhất, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) được phê duyệt đầu tư năm 2010 trên diện tích 15 ha, với tổng mức đầu tư hơn 400 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách. Dự án do trường Đại học Hoa Lư làm chủ đầu tư và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn xây dựng Thống Nhất làm đơn vị thi công.
Dự án gồm hai khu nhà 5 tầng làm phòng học, một dãy nhà hiệu bộ 9 tầng. Công trình trường đại học này bắt đầu khởi công vào năm 2011 và dự kiến hoàn thành sau 5 năm. Tuy nhiên cho đến nay, dự án mới chỉ hoàn thành được một số hạng mục như phần thô của nhà điều hành 9 tầng, tường bao, móng 2 dãy phòng học và một số hạng mục phụ trợ.
Cạnh nhà điều hành 9 tầng là khu nhà chức năng đã được đổ móng kiên cố với hàng chục trụ cột xi măng, lõi thép dang dở. Sau nhiều năm thi công đình trệ, những lõi sắt thép vẫn phơi nắng, phơi sương mà không được bảo vệ.
Cách dự án trường Đại học Hoa Lư không xa là công trình dự án ký túc xá sinh viên tập trung cũng trong tình trạng dở dang, ngổn ngang. Đây được coi là dự án trọng điểm của tỉnh Ninh Bình, khởi công tháng 9/2009 với quy mô gần 11,3 ha ở xã Ninh Nhất, huyện Hoa Lư.
Tổng vốn đầu tư công trình ký túc xá sinh viên tập trung là trên 800 tỷ đồng, chủ đầu tư là Sở Xây dựng Ninh Bình. Dự kiến khi đi vào hoạt động năm 2013, công trình gồm 4 dãy nhà 5 tầng sẽ đáp ứng nhu cầu chỗ ở của trên 7.000 sinh viên ở 3 trường gồm: trường Đại học Hoa Lư, Cao đẳng Y tế Ninh Bình và Cao đẳng nghề Lilama.
Người dân địa phương cho biết, công trình ký túc xá được xây dựng từ năm 2009 đến 2013, thì dừng lại. Sau gần 7 năm bỏ hoang, cỏ mọc um tùm quanh các khu nhà, dây leo quấn quanh bờ tường…
Trường Đại học Hoa Lư tiền thân là Trường Cao đẳng sư phạm Ninh Bình được thành lập năm 2007 theo Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 9/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ, là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Trường trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về cơ sở vật chất hiện tại, trường đại học Hoa Lư nằm trên tổng diện tích đất sở hữu 57.000m2 với đầy đủ các phòng ban, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập. Khu kí túc xá Đại học Hoa Lư gồm 2 khu kí túc xá số 1 và kí túc xá số 2 nằm trong khuôn viên của Đại học Hoa Lư với tổng số 108 phòng.
Năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ra quyết định đầu tư dự án trường Đại học Hoa Lư với số vốn từ ngân sách Trung ương, trên diện tích 15ha trị giá hơn 400 tỷ đồng, do Trường Đai học Hoa Lư làm chủ đầu tư.
Công trình dự kiến hoàn thành và đi vào sử dụng đầu năm 2016. Tuy nhiên, sau gần 10 năm, dự án vẫn “bốn bề cỏ dại”.
http://biendong.net/the-gioi-dai-duong/36227-ninh-binh-chi-ca-tram-ty-dong-xay-dai-hoc-bo-hoang-de-dan-chan-bo-do-phe-thai.html
Phản ứng quanh phát ngôn
của ca sĩ Duy Mạnh trên facebook!
Diễm Thi, RFA
Phát ngôn không đúng thời điểm
Những ngôn từ ‘tục tĩu’ của ca sĩ Duy Mạnh chửi bới trên facebook cùng việc biện minh Trung Quốc chiếm đảo ở Biển Đông là điều bình thường, khiến cộng đồng mạng phản ứng mạnh mẽ và cơ quan chức năng phải ra tay xử lý.
Mọi việc bắt đầu khi tài khoản facebook Ngọc Vũ phản ứng những phát ngôn này thì ca sĩ Duy Mạnh dùng những lời lẽ dung tục sỉ nhục bà Ngọc Vũ. Khi sự việc làm nóng mạng xã hội thì Sở Thông tin – truyền thông mời ca sĩ Duy Mạnh đến làm việc.
Ông Lê Quang Tự Do – cục phó Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử – cho biết văn bản của cục gửi Sở Thông tin – truyền thông TP.HCM yêu cầu mời ca sĩ Duy Mạnh đến làm việc có ghi rõ lý do là chủ tài khoản mạng xã hội facebook có tên là “Nguyen Duy Manh” có dấu hiệu đưa thông tin sai sự thật về chủ quyền biển đảo Việt Nam và thông tin, phát ngôn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Khi báo chí chính thống lên tiếng, bà Ngọc Vũ có bài viết chia sẻ trên facebook cá nhân mà RFA đã xin phép được trích sử dụng. Trong đó có đoạn:
“Tôi rất vui vì tôi đã xung phong là người đầu tiên, tiên phong góp một phần công sức nhỏ bé của mình lên án trước những người làm văn hoá nhưng lại rất vô văn hoá. Nhưng nếu chỉ một mình tôi mà không có sự hỗ trợ từ những anh chị em bạn bè ở trên mạng cũng như ngoài đời, thì sự việc vừa qua cũng sẽ chẳng đi tới đâu cả, và hắn đã lộng ngôn lại càng lộng ngôn hơn. Nhưng đây cũng chỉ là thành công bước đầu, chúng ta vẫn phải tiếp tục làm cho vụ việc này đến đích một cách đúng với bản chất là người nghệ sỹ phải sống văn minh.”
Tôi rất vui vì tôi đã xung phong là người đầu tiên, tiên phong góp một phần công sức nhỏ bé của mình lên án trước những người làm văn hoá nhưng lại rất vô văn hoá. – Bà Ngọc Vũ
Bà Ngọc Vũ nhân tiện gửi lời nhắn nhủ tới với những người làm nghệ thuật rằng không được xem thường công chúng, vì có công chúng thì nghệ sĩ mới có đất diễn.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận định đây là sản phẩm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ông phân tích:
“Nói cho nó nhẹ nhàng thì những lời ăn tiếng nói của ca sĩ Duy Mạnh nó thể hiện sự thành công của nền văn hóa vong bản và nền giáo dục phi triết lý. Ca sĩ Duy Mạnh đủ để gọi là hiện thân sản phẩm chính hiệu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dư luận phản ứng dữ dội đơn giản bởi ca sĩ này là một người nổi tiếng với hơn một triệu người theo dõi trên facebook cá nhân. Chứ còn tính về mặt người ta phản ứng chê trách và chỉ trích ca sĩ Duy Mạnh những phát ngôn gọi là phản quốc thì tôi cho rằng nó rất nhỏ bé so với những phát ngôn của những đảng viên đảng cộng sản Việt Nam ở cấp cao và cấp cao nhất.”
Theo ca sĩ Duy Mạnh, nếu Trung Quốc có chiếm hai cái đảo thì cũng không sao vì đảo không có người. Điều này trùng hợp với lời ông Hồ Chí Minh được ông Hoàng Văn Hoan, từng là ủy viên Bô chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, viết trong hồi ký “Giọt nước trong biển cả” rằng: “Mấy cái đảo hoang ở ngoài khơi đó là của ai thì tôi cũng không rõ lắm, nhưng đó cũng chỉ là mấy cồn đá hoang toàn phân chim. Nếu các đồng chí Trung Quốc muốn thì cứ cho họ đi”.
Điều này cũng được ông Ba Náo, nguyên Bí thư chi bộ TP.HCM, nhắc lại trong cuộc họp kiểm điểm nguyên Tổng biên tập báo Lao động Tống Văn Công tháng 2 năm 2014 rằng: “Hoàng Sa-Trường Sa chỉ là bãi hoang chim ỉa!”
Ca sĩ Duy Mạnh bị xử phạt 7,5 triệu đồng với lý do “phát ngôn không phù hợp thuần phong mỹ tục”, liên quan đến hành vi chửi bậy, nói tục trên mạng. Duy Mạnh nhận lỗi này, gỡ bỏ thông tin và nộp phạt ngay sau buổi làm việc. Riêng về các phát ngôn bị cho là “sai lệch về chủ quyền biển đảo”, Duy Mạnh cung cấp các tài liệu cho rằng bình luận của mình đã bị cắt ghép.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh nêu nhận định, trường hợp ca sĩ Duy Mạnh là mới nhưng thật ra không mới. Trước đây đã có những ngôn luận kiểu như vậy rồi. Bây giờ nó chỉ là đổi vai thôi. Đổi vai là như thế nào? Ông giải thích:
“Đổi vai là trước đây, những ngôn ngữ mà mình tạm gọi là điên cuồng và không có điểm dừng như vậy xảy ra rất nhiều lần. Không phải là mới, nhưng lúc thì nó ở vị trí của một dư luận viên, lúc thì lại là một quan chức cấp thấp có thể không ảnh hưởng đến bộ mặt của chính quyền.
Hôm nay cái vai đó nó đổi và người ta cảm thấy khó chịu là bởi vì Duy Mạnh được coi là một trong những cái gương mà đại diện cho văn nghệ, truyền thông giải trí của Việt Nam. Tức là nó phổ cập đến mức mà ai cũng có thể nhìn thấy. Và quan trọng hơn nữa là trong đó có rất nhiều người không cần suy nghĩ cũng có thể ủng hộ một người họ yêu thích. Nó dẫn đến chuyện cái ngôn luận đó một phần nào trở thành một giá trị trong xã hội.”
Theo nhạc sĩ Tuấn Khanh, có những ngôn luận khiến cả chính quyền và người dân đều đứng về phía bất mãn. Nhưng ở đây, áp lực của người dân bất mãn khiến chính quyền cũng phải muốn chứng minh mình là một chính quyền đúng đắn, cho nên họ phải có một biện pháp nào đó. Trong bối cảnh này thì đó chỉ là một ‘cú đánh vuốt’ thôi để tạo dư luận cho thấy họ làm điều đúng đắn trong mắt quần chúng, không có nghĩa họ bất mãn về Duy Mạnh. Khi người dân mang khẩu trang No-U thì bị đánh đập, bắt bớ và bị kết án. Nó cho thấy tư duy của dân và nhà nước hoàn toàn không giống nhau.
Ảnh hưởng đến giới trẻ
Ca sĩ Duy Mạnh được coi là người của công chúng. Tài khoản facebook của ca sĩ này có hơn một triệu người theo dõi, hầu hết là giới trẻ. Những phát ngôn, hành xử của ca sĩ này ảnh hưởng ít nhiều đến những fan của anh ta, và dĩ nhiên ảnh hưởng đến xã hội.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh cho rằng, không thể nói cơ quan chủ quản của ca sĩ này không biết những việc anh ta làm hay những phát ngôn phản thuần phong mỹ tục. Vấn đề là họ làm lơ vì có lợi cho họ phần nào đó. Họ để cho giới thanh niên cứ vui vẻ đi, đừng quan tâm gì chính trị.
Họ luôn luôn coi những ngôn luận mà không phạm vô những vấn đề quan trọng nhất mà họ cần quan tâm, cần phải giải quyết thì họ vẫn để nó sống còn, thậm chí một phần nào có lợi cho họ. Họ thúc đẩy Duy Mạnh cứ làm để giới trẻ trở nên nông cạn, chỉ biết tận hưởng… – Nhạc sĩ Tuấn Khanh
Ông nói:
“Họ luôn luôn coi những ngôn luận mà không phạm vô những vấn đề quan trọng nhất mà họ cần quan tâm, cần phải giải quyết thì họ vẫn để nó sống còn, thậm chí một phần nào có lợi cho họ. Họ thúc đẩy Duy Mạnh cứ làm để giới trẻ trở nên nông cạn, chỉ biết tận hưởng…
Mạng xã hội Việt Nam bây giờ một phần nào đó là cái lương tâm của người dân. Họ xuất hiện trên đó mỗi ngày để đặt những vấn đề về hiện trạng Việt Nam. Khi vấn đề nào được đẩy lên thành chuyện mà
chính quyền cần phải chứng minh mình là một người đứng đắn, chính quyền cần phải nhảy vào và giới thiệu mình như là người có trách nhiệm.”
Là một người từng làm trong ngành giải trí, truyền thông, Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng, điều đáng sợ nhất hiện nay là giới trẻ mất phương hướng. Cái ác, cái xấu trong xã hội xảy ra hàng ngày khiến họ thấy đó là bình thường. Ông nêu nhận định của mình:
“Cái hậu quả là nó tác động lên số đông của lớp trẻ hiện nay, một lớp trẻ mất phương hướng. Tôi cho rằng điều quan trọng nhất là sự bất thường trở thành bình thường như đã diễn ra trước khi cô Ngọc Vũ phản ứng. Đó là điều đáng sợ nhất.
Thật ra thì ca sĩ Duy Mạnh đang lập lại đúng theo đường lối chủ trương của đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam hiện nay. Do đó, nếu có trách hay lên án ca sĩ Duy Mạnh thì đó chỉ là phần nổi, phần phơn phớt ở bên trên trong cả một khối khổng lồ sự bưng bít thông tin của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.”
Sau mọi việc xảy ra, ca sĩ Duy Mạnh viết status cảm ơn Sở Thông Tin và Truyền Thông đã hướng dẫn anh ta hiểu được vấn đề đúng hơn và cho biết sẽ khắc phục.
RFA gọi điện thoại cho ca sĩ Duy Mạnh theo số trên facebook cá nhân của ca sĩ này, nhưng một giọng nam cho biết anh đã mua lại số điện thoại này của ca sĩ.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/reaction-about-the-singer-duymanh-s-state-on-facebookp-dt-08072020141004.html
Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ghép
bị áp thuế ‘bức tử’ 25%
Sự việc bắt đầu được dư luận chú ý khi những ngày cuối tháng 7, nhiều container hàng ván ghép thanh bị ùn ứ tại nhiều cảng xuất khẩu ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) bị đối tác thương mại nước ngoài phạt do chậm giao hàng. Muốn tránh phạt, doanh nghiệp phải chấp nhận mức áp thuế hàng ván ép thanh theo mã hoàn toàn mới, với thuế suất 25%.
Nguyên nhân được đại diện các doanh nghiệp cho biết là từ ngày 24/6/2020 khi ông Lưu Mạnh Tưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký văn bản số 4250/TB-TCHQ. Văn bản này đã quy định, ván ghép thanh chủ yếu sử dụng nguyên liệu gỗ keo rừng trồng và gỗ cao su, bị áp mã HS 4407 là “gỗ đã cưa và xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã hoặc chưa bào, chà nhám hoặc ghép nối đầu, có độ dày trên 6 mm”… và bị áp thuế 25%.
Thay vì từ trước đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này vẫn được áp mã HS 4418, với thuế suất 0%. Điều này không khác gì, đột nhiên Tổng cục Hải quan tự ý thay đổi thuế suất của mã HS 4418 từ 0% thành 25%. (!?)
Một bên có thuế, một bên không có thuế thì chắc chắn ảnh hưởng rồi, làm sao mà không ảnh hưởng được. Mà thuế đâu có ít, thuế suất 25% đâu phải là chuyện đơn giản.
-Đại diện Công ty Cát Tường
Trước việc Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và các doanh nghiệp nói có… nhưng Tổng cục Hải quan vẫn cho rằng không đúng như vậy. Vào ngày 4/8/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã chỉ đạo các ban ngành và đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cùng tham gia đoàn công tác kiểm tra thực tế tại Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ mộc Cát Tường ở tỉnh Đồng Nai, là công ty đang tồn đọng nhiều mặt hàng này tại cảng.
Đại diện Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ mộc Cát Tường, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 7/8/2020, nói:
“Việc này thì phải xem thế nào, chứ một bên có thuế, một bên không có thuế thì chắc chắn ảnh hưởng rồi, làm sao mà không ảnh hưởng được. Mà thuế đâu có ít, thuế suất 25% đâu phải là chuyện đơn giản.”
Vị đại diện Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ mộc Cát Tường cho biết, thông tư 65 định nghĩa rõ ràng đồ mộc dùng trong xây dựng, kể cả những tấm gỗ, tấm lát sàn lắp ráp. Ngoài ra, có quyết định của Bộ nông nghiệp số 2515, vào năm 2015 quy định rõ ràng hơn mã 4418 là ván ghép và là đồ dùng trong xây dựng. Theo đại diện Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ mộc Cát Tường hai văn bản này là bằng chứng rõ ràng không thể áp thuế 25% cho mã 4418. Ông nói tiếp:
“Trong cuộc họp bên Hiệp hội cũng đã phân tích hai mã hàng này khác nhau như thế nào? Trong thởi gian chờ quyết định chính thức, bản thân tôi thấy cũng khả quan, cho nên hiện tại tôi cũng không muốn nói gì thêm về vấn đề này. Nhưng về cơ bản, vấn đề này phải theo quốc tế và theo pháp luật, trước hết là phải xem những cái mã HS như thế nào trong biểu thuế xuất nhập khẩu, hoặc trên biểu thuế của quốc tế, của EU… như thế nào là 4407, như thế nào là 4418…”
Trong khi đó, Cục hải quan lại quyết định gỗ ghép thanh bị coi là sản phẩm sơ chế, như gỗ xẻ thanh, bị áp thuế xuất khẩu 25% để hạn chế… thậm chí ngăn chặn xuất khẩu vì không tạo nhiều giá trị gia tăng tại Việt Nam và vì phải dành nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong nước.
Đại diện Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ mộc Cát Tường cho biết thêm:
“Tôi là doanh nghiệp nhỏ, cái gì cũng phải qua Hiệp hội, doanh nghiệp tôi chỉ chiếm 1% của ngành này, số lượng rất là nhỏ. Muốn thêm chi tiết thì qua Hiệp hội, họ có phân tích. Thật sự bên đó bây giờ cũng cử lung tung, cái này tôi cũng không dám nói nữa.”
Đài Á Châu Tự Do hôm 7/8/2020, nhiều lần liên lạc Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cũng như Tổng cục Hải quan, nhưng mọi cố gắng đều không thành công.
Khi trả lời báo chí trong nước hôm 6/8/2020, Ông Ngô Sỹ Hoài, Tổng Thư ký Viforest cho biết, lâu nay gỗ ghép thanh vẫn xuất khẩu với thuế suất bằng 0%. Tuy nhiên từ ngày 24/6/2020, Tổng cục Hải quan đã bất ngờ có thông báo về việc áp dụng mức thuế xuất khẩu đối với sản phẩm gỗ ghép thanh lên mức 25%.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, khi trao đổi với RFA hôm 7/8 liên quan vấn đề này, nhận định:
“Tôi nghĩ việc này nên rút kinh nghiệm, trước khi các cơ quan hải quan có quyết định, nên có trao đổi với Hiệp hội, doanh nghiệp… vì đó là những đối tượng phải thực hiện quyết định của hải quan. Nếu có sự trao đổi, thảo luận… sẽ bớt được việc có những quyết định mà sau đó lại phải sửa ngay như thế này.”
Cũng theo Tổng Thư ký Viforest, ngành chế biến gỗ những năm qua đã có bước phát triển nhảy vọt, đó là nhờ yếu tố rất lớn từ chính sách, đặc biệt là chính sách về thuế đóng vai trò hàng đầu. Theo đó, hầu hết các sản phẩm gỗ khi xuất khẩu (ngoại trừ gỗ tròn, gỗ xẻ) đều được áp mức thuế suất 0%. Ông cho rằng bây giờ mà tăng thuế để tăng thu ngân sách, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành chế biến gỗ.
Một chủ doanh nghiệp sản xuất gỗ xuất khẩu ở Bình Dương khi trả lời Đài Á Châu Tự Do nói:
“Hồi trước nay thì không hề có chuyện đó. Toàn là lấy gỗ khai thác rừng vô tội vạ rồi làm giấy tờ hợp thức hóa. Hồi xưa chính quyền không có để ý đến ngành gỗ của mình gì hết. Nhưng mấy năm gần đây thì đột nhiên xuất khẩu gỗ của mình lớn từ 3, 4 tỷ đô la lên 9 tỷ nên nhà nước mới để ý và thấy là một nguồn thu ngon lành.”
Cho đến ngày 7/8/2020, Tổng cục Hải quan đã cho báo chí trong nước biết, tạm thời đã chỉ đạo Cục Hải quan Đồng Nai trước mắt cho Công ty mộc Cát Tường xuất khẩu ván gỗ ghép với thuế suất 0%, để giải tỏa hàng ở cảng, nhưng doanh nghiệp này phải cam kết thực hiện quyết định cuối cùng của cấp có thẩm quyền. (!?)
Nói chung việc điều hành bao giờ cũng phải có sự chuẩn bị, dự báo trước, hoặc ít nhất làm cho doanh nghiệp dự liệu được chính sách của nhà nước.
-Phạm Chi Lan
Đây là một quyết định linh hoạt, được nhiều doanh nghiệp và chuyên gia cho là hợp tình hợp lý, giúp doanh nghiệp giải quyết vướng mắc hiện nay. Tuy nhiên việc bắt buộc doanh nghiệp chế biến gỗ phải chấp nhận quyết định cuối cùng của cấp có thẩm quyền, dù chưa biết sẽ như thế nào, thuế suất bao nhiêu, ảnh hưởng ngành chế biến gỗ ra sao, làm nhiều người quan ngại, cho dù với lý do bảo vệ môi trường luôn được mọi người ủng hộ.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, khi trả lời RFA hôm 7/8/2020, nói:
“Nói chung về xuất khẩu gỗ ở Việt Nam thì nhà nước cũng có lo lắng về việc xuất khẩu như thế nào mà không ảnh hưởng môi trường Việt Nam cũng như các nước mà Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu, cũng như những quy định của nước nhập khẩu. Trong việc xuất khẩu gỗ tăng lên những năm gần đây, nhà nước luôn quan tâm làm sao để Việt Nam vẫn xuất khẩu được mà không gây tai tiếng, ảnh hưởng lâu dài ngành gỗ Việt Nam. Tôi ủng hộ cách làm này của Việt Nam, vì đã từng có trường hợp các nước nghi ngại Việt Nam và tăng cường giám sát lãnh vực này.”
Tuy nhiên, về cách điều hành thì theo Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, mỗi khi có thay đổi về chính sách, thì nhà nước Việt Nam cần hết sức tránh những thay đổi đột ngột, có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các hợp đồng của họ. Nhất là những hợp đồng đã được ký kết với nước ngoài, nếu đột ngột thay đổi thì doanh nghiệp không thể thực hiện được nữa, hoặc nếu tiếp tục thì doanh nghiệp phải chịu chi phí lớn hơn rất nhiều. Bà nói tiếp:
“Nói chung việc điều hành bao giờ cũng phải có sự chuẩn bị, dự báo trước, hoặc ít nhất làm cho doanh nghiệp dự liệu được chính sách của nhà nước. Ví dụ đưa ra những cảnh báo, có những việc sẽ ảnh hưởng đến ngành, nhà nước sẽ xem xét điều chỉnh…thuế hay công cụ. Những việc như vậy cần trao đổi với doanh nghiệp trong lĩnh vực để họ chuẩn bị, để tránh vi phạm pháp luật Việt Nam cũng như ở các nước liên quan.”
Theo bà Phạm Chi Lan, cách làm phải như vậy, chứ nếu tăng thuế đột ngột mà không đưa ra dự báo, không trao đổi trước với doanh nghiệp, thì sẽ gây ra hệ quả xấu cho doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện hiện nay thị trường đang khó khăn, các doanh nghiệp đang phải bươn chải rất vất vả, thì mới có thể duy trì được thị trường, trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu như hiện nay.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/lumber-exporting-enterprises-are-subject-to-25-tax-08072020140508.html
Đường sắt Việt Nam lỗ gần 726 tỷ đồng trong 7 tháng
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam dự kiến lỗ gần 726 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm 2020 do ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19.
Báo trong nước loan tin ngày 7/8, cho biết thêm doanh thu hợp nhất toàn tổng công ty dự kiến đạt hơn 3.650 tỷ đồng.
Trong đó riêng doanh thu vận tải đường sắt ước đạt hơn 1.900 tỷ đồng, bằng gần 68% cùng kỳ, giảm hơn 900 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Nguyên nhân khiến vận tải đường sắt đối mặt với kết quả sản xuất kinh doanh lỗ được nói do số lượng hành khách sụt giảm nghiêm trọng, cùng với doanh thu không đủ bù đắp các chi phí cố định tối thiểu.
Cụ thể, hành khách đi tàu 6 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt hơn 2 triệu lượt hành khách, bằng 49,04% so với cùng kỳ.
Riêng thời gian thực hiện Chỉ thị cách ly xã hội, từ ngày 1-15/4/2020, lượng hành khách lên tàu chỉ đạt hơn 10,5% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, hơn 4.000 lao động đường sắt khối phục vụ trên tàu, dưới ga… thiếu việc làm, phải nghỉ luân phiên, tạm hoãn hợp đồng lao động.
Đến tháng 6 vừa qua, khi các công ty vận tải đường sắt tham gia chương trình kích cầu du lịch nội địa, chạy lại nhiều tàu thì Đoàn Tiếp viên đường sắt Hà Nội vẫn còn đến 289 lao động phải nghỉ luân phiên, tạm hoãn hợp đồng lao động. Trong khi đó, Đoàn tiếp viên đường sắt Phương Nam còn khoảng 170 lao động.
Tuy nhiên, từ cuối tháng 7 đến nay, do bùng phát đợt dịch mới, Tổng công ty Đường sắt đã phải dừng hàng chục mác tàu trên các tuyến do khách trả vé không đi. Lượng khách trả vé tương đương số tiền hoàn khoảng 25 tỷ đồng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-railway-lost-nearly-726-billion-dong-in-7-months-08072020135337.html
Việt Nam : 21 ca Covid mới,
Hà Nội xét nghiệm người về từ Đà Nẵng
Thụy My
Đến sáng 08/08/2020, Việt Nam đã có thêm 21 ca dương tính mới với virus corona, trong đó có 20 ca liên quan đến Đà Nẵng và 1 ca nhập cảnh. Cũng trong ngày 08/08, bệnh viện C Đà Nẵng là bệnh viện đầu tiên ở tâm dịch mở cửa trở lại sau 14 ngày phong tỏa, trong khi Hà Nội bắt đầu đợt xét nghiệm cho 75.000 người trở về từ Đà Nẵng.
Trong số 21 ca mới có 15 ca tại Đà Nẵng, còn lại ở Quảng Nam, Bắc Giang, Khánh Hòa, và một ca từ Mỹ về Hà Nội. Tổng cộng đến nay, Việt Nam có 810 bệnh nhân Covid-19.
Hà Nội phong tỏa và khử khuẩn một chung cư 1.000 dân, nơi cư ngụ của bệnh nhân thứ năm liên quan đến Đà Nẵng, lập 10 chốt kiểm soát y tế. Các trung tâm y tế quận huyện bắt đầu lấy mẫu xét nghiệm PCR cho những người dân từ Đà Nẵng về, dự kiến khoảng một tuần mới kết thúc. Một số chuyên gia đầu ngành chi viện cho Đà Nẵng đã quay về Hà Nội để hỗ trợ. Phó chủ tịch thành phố cho biết đã chuẩn bị kịch bản có từ 1.000 đến 5.000 ca bệnh để đối phó thích ứng.
Tại Đà Nẵng, bệnh viện C là một trong ba bệnh viện bị phong tỏa của thành phố, từ sáng 08/08 mở cửa trở lại, khoa cấp cứu có thể tiếp nhận bệnh nhân ngay. Tuy không còn bệnh nhân Covid, nhưng các y bác sĩ và bệnh nhân, thân nhân vẫn chưa được về nhà vì vẫn còn 100 mẫu xét nghiệm chưa có kết quả.
Cũng trong ngày 08/08, quyền bộ trưởng y tế Nguyễn Thanh Long ký quyết định thành lập năm đoàn kiểm tra việc phòng chống dịch Covid-19.
Reuters ngày 07/08 dẫn lời thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định nguy cơ xảy ra một đợt dịch virus corona mới « rất cao » tại Việt Nam. Theo ông Phúc, cần có quyết tâm, trách nhiệm và lòng tương trợ để tiến hành những biện pháp mạnh mẽ hơn trong hai tuần tới.
Trong bối cảnh đó, chiều 08/08, hơn 850.000 thí sinh trên cả nước (trừ Đà Nẵng và một vài nơi ở Quảng Nam và Ban Mê Thuột) làm thủ tục thi tốt nghiệp phổ thông. Tuy nhiên, toàn bộ 352 thí sinh trường Sơn Mỹ ở Quảng Ngãi phải dừng thi vì có giáo viên coi thi từng tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19.
https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200808-vietnam-hanoi-covid-19-danang
Virus corona: Sự trở lại bí ẩn của Covid-19 ở Việt Nam
Preeti Jha
Ngưởi trở về từ Đà Nẵng được xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội
Vào giữa tháng Bảy, Việt Nam vẫn tỏa sáng với tư cách là một nước không Covid-19. Không có trường hợp tử vong nào được báo cáo và nhiều tháng không có ca lây nhiễm tại địa phương.
Người hâm mộ kéo đến các sân vận động bóng đá, trường học mở cửa trở lại và khách quay lại quán cà phê yêu thích của họ.
Covid-19 tái phát: Việt Nam có thể làm gì trong một cuộc chiến kép?
Việt Nam chống Covid-19: ‘Ứng dụng Bluezone biết được bạn cặp bồ với ai’
Covid-19 tái phát ở VN: Mô hình “trì hoãn”, lợi hại và bài học?
“Chúng tôi đã trở lại cuộc sống bình thường”, Mai Xuân Tú, 27 tuổi đến từ Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam, cho biết.
Giống như nhiều người ở thành phố biển vốn rất nổi tiếng với du khách trong nước, cô làm việc trong ngành du lịch và đang dần tiếp tục nhận đặt phòng cho công ty du lịch do cô thành lập.
Nhưng đến cuối tháng 7, Đà Nẵng là tâm chấn của một đợt bùng phát virus corona mới, mà các nhà khoa học chưa tìm được câu trả lời về nguồn gốc của nó. Các ca nhiễm đột ngột tăng sau 99 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm trong cộng đồng nào.
Tuần trước, thành phố đã chứng kiến ca tử vong do Covid-19 đầu tiên của Việt Nam, con số kể từ đó đã tăng lên 10.
Phản ứng thành công
Chỉ vài tuần trước đó, Việt Nam đã được ca ngợi trên toàn cầu như một câu chuyện thành công hiếm có trong đại dịch.
Quốc gia cộng sản đã hành động nhanh chóng và quyết đoán trong khi các quốc gia khác lưỡng lự, bằng cách đóng cửa biên giới với hầu hết du khách, ngoại trừ công dân trở về vào khoảng tháng Ba.
Việt Nam đã cách ly và xét nghiệm bất kỳ ai nhập cảnh tại các cơ sở của chính phủ, đồng thời tiến hành kiểm tra và truy vết người nghi nhiễm rộng rãi trên toàn quốc.
Vậy điều gì đã xảy ra?
Giáo sư Michael Toole, nhà dịch tễ học và là thành viên nghiên cứu chính tại Viện Burnet ở Melbourne, cho biết: “Tôi không chắc chuyện gì đã xảy ra”.
Ông nói, hầu hết các quốc gia nghĩ rằng họ đã kiểm soát được đại dịch nay đều phải đối phó với dịch bùng phát trở lại. Ông chỉ ra một danh sách dài bao gồm Tây Ban Nha, Úc và Hong Kong.
“Giống như đợt đầu, Việt Nam đã phản ứng nhanh và mạnh mẽ.”
Khoảng 80.000 du khách ở Đà Nẵng – nhiều người trong số họ đã thấy thư giãn, nghĩ rằng bệnh đã được kiểm soát – đã phải quay về nhà ngay lập tức sau khi các ca bệnh mới xuất hiện, vì Đà Nẵng lại cấm du khách và phong tỏa hoàn toàn.
Giáo sư Toole nói: “Một khi có kẽ hở và virus xâm nhập vào, nó có thể lây lan rất nhanh”.
Các nhà khoa học và nhà nghiên cứu trên khắp đất nước đang chạy đua để tìm hiểu chính xác virus corona đã xâm nhập trở lại như thế nào.
Tại Hà Nội, Giáo sư Rogier van Doorn, Giám đốc Khoa Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford, cho biết nguồn gốc của đợt bùng phát mới nhất này vẫn là một “bí ẩn lớn”.
Nhóm của ông làm việc với chính phủ Việt Nam về các chương trình bệnh truyền nhiễm và họ tập trung vào một số công việc mà ông gọi là “thám tử di truyền” – nghiên cứu chuỗi gen của các virus có thể giúp làm sáng tỏ “quy trình lây lan. Virus đến từ ai và từ đâu”.
Nhưng cho đến nay không ai biết làm thế nào ca mắc mới đầu tiên ở Đà Nẵng – một người đàn ông 57 tuổi được gọi là bệnh nhân 416 – tiếp xúc với virus corona.
Đã có một số suy đoán.
Truyền thông địa phương đưa tin gợi ý rằng đợt bùng phát mới nhất có thể do một dòng virus độc lực hơn gây ra. Một số khác chỉ ra những vụ buôn lậu người gần đây dọc biên giới Việt – Trung.
Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy có một chủng virus nguy hiểm chết người hơn hoặc những người nhập cư đã mang virus vào Việt Nam.
Niềm tự hào dân tộc
Các nhà nghiên cứu cho biết, một khả năng có thể xảy ra hơn là virus đã không bị phát hiện trong những tháng không có ca mắc nào được báo cáo, có khả năng lây truyền không có triệu chứng trong cộng đồng. Hoặc có thể đã xảy ra lỗi ở đâu đó trong quá trình cách ly với ai đó được cho về sớm.
Tiến sĩ Justin Beardsley, giảng viên cao cấp về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Sydney, người có các nghiên cứu về Việt Nam, cho biết: “Có bằng chứng [virus] đã lưu hành ở Đà Nẵng trong vài tuần trước khi ca bệnh đầu tiên được chẩn đoán.
Ông nói thêm, có thể có một số yếu tố khiến mọi người mất cảnh giác, đồng thời lưu ý rằng Việt Nam đã thể hiện sự tham gia đặc biệt mạnh mẽ của cộng đồng trong việc hạn chế sự lây lan của virus.
“Có một niềm tự hào dân tộc lớn về việc kiểm soát đại dịch. Và tôi nghĩ một số nước phương Tây thiếu điều này.”
Kể từ khi dao động quanh mốc 400 vào cuối tháng 7, số ca nhiễm virus corona được xác nhận ở Việt Nam đã tăng lên 750. Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam cho biết họ dự kiến con số sẽ tăng và dự báo vào thứ Tư rằng dịch sẽ đạt đỉnh trong 10 ngày tới.
Với lượng khách du lịch Đà Nẵng vừa rồi đã trở về quê nhà, tổng số 13 tỉnh thành trong đó có Thủ đô và TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện các ca nhiễm.
Nhưng giáo sư Van Doorn cho biết có điều đảm bảo rằng tất cả các ca nhiễm mới ở các vùng khác của đất nước cho đến nay đều có liên quan trực tiếp đến đợt bùng phát ở Đà Nẵng. Điều quan trọng là không có báo cáo về sự lây truyền từ cộng đồng ra bên ngoài thành phố và tỉnh giáp ranh. Đây là điều mà các cơ quan chức năng sẽ giám sát chặt chẽ.
“Những gì đã thành công trước đây đang được thực hiện một lần nữa. Tôi lại bị ấn tượng”, ông nói thêm.
‘Năm chúng ta chăm sóc sức khỏe của mình’
Xen kẽ trong số những lời khen ngợi dành cho Việt Nam vì đã xử lý Covid-19 là một số câu hỏi về tính chính xác của dữ liệu của nhà nước độc tài này, mà các cộng đồng y tế và ngoại giao đồng tình rằng là đáng tin cậy.
“Các trường hợp tử vong mới được báo cáo cho thấy có sự minh bạch trong việc báo cáo Covid-19 ở Việt Nam và việc ‘không có trường hợp tử vong’ nào trước đó không nên bị nghi ngờ”, Tiến sĩ Hương Lê Thu, nhà phân tích cấp cao tại Viện Chính sách Chiến lược Úc, nói với BBC.
Tất cả các trường hợp tử vong cho đến nay đều là những bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền.
Ở Đà Nẵng, người dân đang sẵn sàng. Các bãi biển và đường phố một lần nữa hầu như vắng bóng người vì mọi người chỉ rời nhà để mua thức ăn. Tất cả các quán ăn đã đóng cửa, bao gồm cả đồ ăn mang đi và đồ giao tới nhà. Các chuyến bay bị hủy.
Mỗi người dân được chuẩn bị để xét nghiệm virus và một bệnh viện dã chiến đã được xây dựng khi mọi nguồn lực được sử dụng để làm chậm sự lây lan của dịch bệnh.
Các quyền tự do hầu hết vẫn còn nguyên vẹn ở các vùng khác của đất nước, mặc dù Hà Nội đã đóng cửa các quán bar và tiệm karaoke để đề phòng, và một số thành phố bao gồm cả thủ đô và thành phố Hồ Chí Minh đã bắt buộc đeo khẩu trang trở lại ở những nơi công cộng.
Giống như nhiều người trên toàn thế giới, Xuân Tú đang vật lộn với những bất ổn do đại dịch gây ra.
“Năm nay là năm chúng tôi chăm sóc sức khỏe của mình. Hãy tập trung vào gia đình. Những điều quan trọng nhất”, cô nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53689775
Bi kịch của khách sạn và du lịch TP Hồ Chí Minh
Nhiều doanh nghiệp vốn thu về lợi nhuận cao và ổn định như Cáp treo Tây Ninh, Công viên nước Đầm Sen cũng lâm vào cảnh thua lỗ.
Lợi nhuận của một số doang nghiệp du lịch khách sạn (tỉ đồng)
Dịch Covid-19 bùng phát đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên nền kinh tế nói chung, đặc biệt mảng du lịch nói riêng. Khi mà, khách quốc tế đến du lịch Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế do số tiền khách quốc tế chi tiêu tại Việt Nam. Nguồn ngoại tệ này tăng liên tục qua các năm (năm 2005 đạt 2.300 triệu USD, năm 2010 đạt 4,45 tỷ USD, năm 2015 đạt 7,35 tỷ USD, năm 2019
đạt 11,83 tỷ USD – cao nhất từ trước đến nay). Mặc dù người Việt Nam đi du lịch nước ngoài ngày một nhiều, với số chi tiêu ngày một tăng; tuy nhiên dịch vụ du lịch vẫn xuất siêu ngày một tăng.
Bước sang năm 2020, nhất là từ tháng 3, lượng khách quốc tế đến Việt Nam bị giảm sâu. So với cùng kỳ năm trước, tháng 6/2020 giảm tới 99,3%, hay giảm 1.246 nghìn lượt người. Có thể coi tháng 6/2020 là “đáy” của sụt giảm lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nhiều năm qua. Hiện, dịch Covid-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, theo đó dự báo cả năm 2020 lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ giảm mạnh so với năm 2019.
Sự khó khăn của toàn ngành phần nào được phản ánh qua kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp trên sàn. Rất nhiều công ty ghi nhận doanh thu quý 2 sụt giảm 70-80% so với cùng kỳ, hệ quả là lợi nhuận sụt giảm mạnh hoặc lỗ rất lớn như Sheraton Đà Nẵng, Vietravel hay Đầm Sen Park.
Trong đó, Du lịch Phú Thọ (DSP) – chủ sở hữu công viên văn hóa Đầm Sen – khép lại quý 2/2020 với doanh thu sụt giảm 87% xuống còn 12 tỷ đồng, giá vốn tăng khiến Công ty lỗ gộp hơn 144 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2019 có lãi gần 18 tỷ đồng. Khấu trừ các chi phí còn lại, Du lịch Phú Thọ báo lỗ ròng 146,5 tỷ, giảm mạnh so với mức lợi nhuận 17 tỷ hồi quý 2/2019.
Công viên Nước Đầm Sen (DSN): từng là doanh nghiệp luôn có lợi nhuận cao và ổn định hàng đầu trong ngành du lịch nhưng trong quý 2 công ty đã lần đầu báo lỗ với mức lỗ 4,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 42 tỷ. Lũy kế 6 tháng, công ty chỉ lãi vỏn vẹn 0,1 tỷ đồng.
Đáng kể nhất, Vietravel (VTR) chỉ mới nửa đầu năm đã thua lỗ gấp 3 lần dự kiến cho cả năm. Chi tiết, doanh thu hợp nhất quý 2/2020 Vietravel tiếp tục giảm mạnh, từ mức 2.204 tỷ về 206 tỷ đồng, khấu trừ chi phí Công ty báo lỗ ròng 38 tỷ. Luỹ kế nửa đầu năm, VTR ghi nhận doanh thu 996 tỷ đồng, giảm hơn 72% so với cùng kỳ và lỗ ròng hơn 76 tỷ.
Vietravel là công ty lữ hành lớn nhất nước với nguồn thu chính đến từ các tour du lịch quốc tế trong khi đây là hoạt động bị đình trệ do Covid-19. Chưa kể, dịch Covid-19 hiện bùng phát giai đoạn 2 và diễn biến phức tạp.
Năm 2020, Vietravel đặt kế hoạch doanh thu giảm sâu, xuống chỉ còn 3.065 tỷ đồng, tương đương mức giảm gần 60% so với năm trước. Đáng chú ý, Vietravel dự kiến sẽ lỗ khoảng 22 tỷ đồng sau nhiều năm liền liên tục có lãi. Nửa đầu năm, mức lỗ thực tế đã vượt xa dự kiến.
Cùng báo lỗ, doanh thu lữ hành và doanh thu vé máy bay đồng loạt giảm mạnh 98% và 77% so với cùng kỳ đã làm cho Dịch vụ Du lịch Bến Thành (BenThanh Tourist, BTV) phải báo lỗ hơn 7 tỷ đồng trong quý 2. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, BTV ghi nhận doanh thu thuần giảm 60%, khấu trừ chi phí khiến Công ty báo lỗ hơn 15 tỷ đồng (cùng kỳ lãi hơn 6 tỷ đồng).
Thậm chí, Du lịch Dịch vụ Hội An (HOT) không chỉ báo lỗ 8,4 tỷ đồng trong quý 2/2020, HĐQT dự báo tiếp tục gặp khó khăn và có thể tiếp tục lỗ hơn 6 tỷ đồng trong quý 3. Được biết, 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu của HOT giảm sút ngay từ tháng 2 và tháng 3, riêng Khu du lịch biển đã ngưng hoạt động từ ngày 14/3 để bàn giao cho ban chỉ đạo phong chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam trưng dụng làm khu cách ly. Khách sạn Hội An ngưng đón khách từ ngày 36/4-15/6, Khu du lịch nghỉ dưỡng Tam Thanh cũng ngưng đón khách từ 1/4-23/4…
Trong điều kiện thị trường du lịch chưa hồi phục, dự báo có nhiều khó khăn, HĐQT của HOT tạm thời thông qua kế hoạch quý 3 với tổng doanh thu 8,7 tỷ và lỗ gần 6,2 tỷ đồng – cũng là quý lỗ thứ 3 liên tiếp. HOT cho biết sẽ làm việc với đại diện của Tập đoàn Melia để thống nhất điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh quý 3 và 6 tháng cuối năm 2020, các giải pháp cấp bách triển khai trong giai đoạn thực hiện hợp đồng tư vấn chuyển giao kỹ thuật giữa hai bên.
Từ sau tháng 6/2020, tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát mang lại tín hiệu mới cho ngành du lịch, nhiều doanh nghiệp tung gói khuyến mãi kích cầu khách nội địa. Nhưng, đợt 2 bùng phát tại thành phố Đà Nẵng và đang diễn biến phức tạp trở lại dự kiến sẽ tiếp tục gây áp lực lên ngành thời gian tới.
http://biendong.net/the-gioi-dai-duong/36210-bi-kich-cua-khach-san-va-du-lich-tp-ho-chi-minh.html
“Việt Nam nghĩ gì về chiến lược Indo-Pacific của Mỹ?”
Chiến Sỹ
Lãnh đạo Việt Nam (cũ) đương chức và (mới) sẽ được bầu trong Đại hội 13, nghĩ gì về FOIP? Nếu biết đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên đầu, tự họ sẽ tìm ra đáp án tích cực. Nếu tiếp tục đặt lợi ích đảng phái và các lợi ích phe nhóm lên trên cả tổ quốc lẫn nhân dân, họ lại sẽ tiếp tục đu dây, dù biết cơ hội để
“đánh đu” không còn nhiều. Sau làn sóng thứ hai của đại dịch COVID Vũ Hán, dù không dám nói ra nhưng chắc chắn họ sẽ ngấm đòn “đánh cùi chỏ” của Trung cộng.
“Việt Nam nghĩ gì về chiến lược Indo-Pacific của Mỹ?” là cái tít khá “bắt mắt” mà chuyên gia cao cấp Derek Grossman từ Trung tâm Chính sách Châu Á – Thái Bình Dương, RAND Corporation đã “giật” trên trang mạng The Diplomat, số ra ngày 5/8/2020. Câu trả lời kèm theo của Giáo sư Grossman (mời xem website tham khảo) phần nào phản ánh thế lưỡng nan của Việt Nam trong mối bang giao với Hoa Kỳ. Thế chung chiêng này càng lộ rõ trong dịp hai nước kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và đúng lúc Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo vừa có tuyên bố về lập trường mới của Mỹ liên quan đến Nam Hải (tức là Biển Đông).
Theo GS. Grossman, Biển Đông là nơi mà những ý tưởng cũng như học thuyết về các vấn đề an ninh của châu Á – Thái Bình Dương có thể mở đường cho các mối liên hệ về an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Nguyên văn trên sáp-pô của bài báo thượng dẫn như thế này: “The South China Sea is where the rubber meets the road for U.S. – Vietnam security ties, and in this regard, Hanoi has gone as far as it is comfortable”. Điểm nhấn của bỉnh bút chuyên phân tích tin tình báo Grossman là, trong vấn đề này (tức là trong quan hệ an ninh Mỹ – Việt) Hà Nội chỉ tiến xa đến chừng mực mình cảm thấy thoải mái.
Nhưng thế nào là mức độ thoải mái mà Hà Nội chấp nhận được trong quan hệ an ninh với Washington? Hơn nữa, quan hệ an ninh Mỹ – Việt chiếm vị trí như thế nào trong chiến lược Indo-Pacific của Mỹ? Đáng tiếc trong bài viết đầy những dự báo quan trọng, Grossman tránh những câu trả lời trực tiếp. Trong khi đó, đối với giới hoạch định chính sách trong nước, Hà Nội chỉ thực sự thoải mái trong quan hệ với Washington, nhất là quan hệ trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng-ngoại giao, nếu như mối quan hệ đó không ảnh hưởng đến nền tảng của chế độ và mối quan hệ đó không làm phật lòng Bắc Kinh. Hãy nhìn lại sự kiện gần đây nhất: Ngày 6/8/2020, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo để trao đổi về quan hệ Việt – Mỹ nhân dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
The South China Sea is where the rubber meets the road for U.S. – Vietnam security ties, and in this regard, Hanoi has gone as far as it is comfortable - Derek Grossman
Tờ báo điện tử của Chính phủ Việt Nam khi đưa lại nội dung trao đổi điện đàm nói trên, đã nhấn mạnh: Ngoại trưởng Pompeo đánh giá cao việc hai nước tăng cường và mở rộng quan hệ Đối tác toàn diện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau cũng như chia sẻ tầm nhìn chung về hòa bình, ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Như vậy là hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam đang có một “tầm nhìn chung” về chiến lược bảo đảm hoà bình, ổn định trong khu vực Indo-Pacific. Nội dung này lại được chính phó Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ diễn giải như sau: “Ngoại trưởng (Hoa Kỳ) nhấn mạnh sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với các quốc gia ven biển tại Đông Nam Á trong việc bảo vệ các quyền chủ quyền và lợi ích của mình theo luật pháp quốc tế và tầm quan trọng của một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Sự khác nhau, tuy chỉ liên quan đến sắc thái, giữa hai quan điểm chính thống trong cách đưa tin về cùng một sự kiện cho thấy gì? Phải chăng Việt Nam chỉ sẵn sàng có “tầm nhìn chung” với Mỹ về chiến lược Indo-Pacific, nếu như chiến lược đó không làm ảnh hưởng đến “thể chế chính trị” của Hà Nội, nghĩa là Mỹ đừng “diễn biến hoà bình” Việt Nam, OK? Trong khi đó, thì về phía Hoa Kỳ, điều mà chính phủ Mỹ trong tuyên bố 13/7 lẫn trong điện đàm 6/8 muốn nhấn mạnh với Hà Nội là: Các quyền chủ quyền và các lợi ích của Việt Nam cũng như của các nước Đông Nam Á chỉ có thể được duy trì và được bảo vệ trong khuôn khổ một “khu vực Indo-Pacific tự do và rộng mở” (FOIP). Và trong cũng trong cái ngày 13/7 lịch sử ấy, Mỹ đã không úp mở, khi khẳng định, từ nay Biển Đông sẽ là một bộ phận cấu thành của an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Một cơ hội như trong mơ đối với những ai thực sự nặng lòng đối với độc lập, chủ quyền, các quyền chủ quyền trên Biển Đông!
Nhưng hưởng ứng trực tiếp FOIP vào thời điểm hiện nay đối với Việt Nam là điều bất khả. Dẫu rằng, trong thâm tâm ,“số người thầm lặng” đang ngồi và sẽ ngồi vào “các chốt” quyền lực tại Ba Đình (sau Đại hội Đảng tháng 1/2021), ngày càng thấm thía rằng, muốn “giãn Trung” để “thoát Trung”, muốn bảo vệ những gì còn lại trên Biển Đông, không có con đường nào khác là phải tăng cường hội nhập sâu rộng, phải đẩy cái đà tiến bước cùng thời đại đi tới. Trong bối cảnh ấy, FOIP là cơ hội ngàn vàng. Hoa Kỳ hiểu cái tâm thế “trở đi mắc núi, trở lại mắc sông” ấy của dàn lãnh đạo hiện này (và cả trong tương lai). Vì thế, “Bố tứ” lâu nay đã đề ra nhiều bước quá độ giúp Việt Nam có thể vượt qua “hiệu ứng bóng đè” của Tàu cộng. Từ gợi ý làm thành viên “theo sát” (shadow member) đến thành viên của “Bộ tứ Mở rộng” (Quad Plus) là những nấc trung gian mà đến một lúc nào đó, khi Tàu cộng ra tay với Việt cộng quá đà, Hà Nội không thể không tính tới các phương án hiện có thể đang được đóng dấu “Tuyệt Mật”.
Trong một bài viết trên Foreign Affairs ngày 3/8/2020, cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd, một chuyên gia thượng thặng về Trung Quốc, đã cảnh báo: “Chúng ta đang đối mặt với viễn cảnh không chỉ là một cuộc chiến tranh lạnh mới mà còn là một cuộc chiến tranh nóng thực sự. Rủi ro đặc biệt cao từ nay cho đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ… Danh sách các điểm cọ xát giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng kéo dài, từ gián điệp mạng đến vũ khí hóa đồng đô la, từ Hồng Kông đến Biển Đông. Các kênh đối thoại chính trị và quân sự cấp cao đã bị suy yếu vào thời điểm cả hai cường quốc đều cần đến chúng. Và cả hai thủ lĩnh tối cao, Tập và Trump, đều đang đối mặt với áp lực chính trị nội bộ có thể cám dỗ họ vào các ngón đòn dân tộc chủ nghĩa… Nếu cả hai không vượt qua được áp lực quốc nội và quốc tế, ba tháng trước mắt có thể dễ dàng gây tổn hại đối với triển vọng hòa bình và ổn định quốc tế cho khoảng thời gian 30 năm tới”.
Với một môi trường bên ngoài như vậy, hẳn nhiên, Việt Nam tỏ ra thận trọng trước mọi mời gọi tham gia vào một định chế an ninh tập thể do “Bộ tứ” dẫn dắt như FOIP. Cho dù lập trường của Trung Quốc về các vấn đề Biển Đông càng hung hăng bao nhiêu thì càng bị cô lập bấy nhiêu, Việt Nam vẫn chưa dám một lần ủng hộ công khai việc Mỹ tuyên bố “chuyển dịch chính sách” về Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao (hôm 14/3) cũng như cá nhân Ngoại tưởng Phạm Bình Minh (trong điện đàm hôm 6/8) không hề đả động gì đến FOIP. Nói cách khác, không gian “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” vẫn là một từ huý trong ngôn ngữ ngoại giao của Hà Nội. Trong các văn kiện ngoại giao chính thức, như trong điện thư chiều 6/8 vừa rồi, để phía Mỹ đỡ thất vọng, FOIP được nhắc đến, nhưng “qua miệng” của ông Pompeo.
Là Chủ tịch ASEAN năm nay, hơn ai hết, Hà Nội hiểu rằng, các quốc gia ven biển ngày càng nhận thức rõ hơn về sự cần thiết phải thể hiện công khai sự bất bình của họ đối với các hành vi hung hăng của Trung Quốc, thay vì im lặng do sợ hãi hoặc “ngậm miệng ăn tiền” như một vài thành viên đất liền để trục lợi. Philippines đã trở lại với tuyên bố rằng Phán quyết của CPA là không thể thương lượng. Malaysia đã từ bỏ chính sách ngoại giao thầm lặng truyền thống để phản đối các yêu sách hàng hải của Trung Quốc tại Biển Đông, về các vấn đề hàng hải và chủ quyền đi ngược lại UNCLOS-1982 và các luật quốc tế. Công hàm của Malaysia đã đi xa hơn phán quyết cuối cùng của toà trọng tài. Có đánh giá cho rằng, vừa qua Malaysia đã “nổ” mạnh hơn Việt Nam trong việc hưởng ứng tuyên bố 13/7 của Mỹ, tuy rằng vẫn không nhắc đến phán quyết của CPA.
Tóm lại, dàn lãnh đạo Việt Nam (cũ) đang đương chức và (mới) rồi đây sẽ được bầu trong Đại hội 13, nghĩ gì về FOIP? Câu trả lời vô cùng đơn giản! Nếu họ đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên hàng đầu, tìm mọi cách làm cho đất nước đáp ứng được đòi hỏi của thời cuộc để tồn tại và phát triển, tự họ sẽ tìm ra đáp án tích cực. Nếu họ tiếp tục đặt lợi ích đảng phái và các lợi ích phe nhóm lên trên cả tổ quốc lẫn nhân dân, họ lại sẽ tiếp tục đu dây, dù biết cơ hội để “đánh đu” không còn nhiều và cái giá phải trả sẽ rất đắt. Sự lựa chọn là rõ ràng tuy khá ngặt nghèo. Sau làn sóng thứ hai của đại dịch COVID Vũ Hán đang hoành hành trong cả nước, lãnh đạo Việt Nam dù không dám nói ra công khai nhưng chắc chắn sẽ ngấm đòn “đánh cùi chỏ” của Trung cộng. Không phải ngẫu nhiên Trung Quốc chọn các thành phố Đà Nẵng và Nha Trang, Quảng Ninh và Hải Phòng làm các bàn đạp, có lẽ đấy là phương thức hiệu quả nhất trong cách đánh “nhập nội”./.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/what-does-vn-leaders-think-about-us-indo-pacific-strategy-08072020204844.html
Điểm tin trong nước sáng 8/8:
Thêm 5 ca mắc covid-19 ở Hà Nội, Quảng Ngãi;
Cựu Thứ trưởng Bộ Giáo dục trả lại nhà công vụ
Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước sáng thứ Bảy (8/8) của DKN xin gửi đến quý độc giả những nội dung sau:
Thêm 5 bệnh nhân covid-19 ở Hà Nội, Quảng Ngãi
Bản tin cập nhật lúc 6 giờ ngày 8/8 từ Bộ Y tế: Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thông báo thêm 5 ca mắc mới, trong đó 3 ca tại Quảng Ngãi và Hà Nội, liên quan đến Đà Nẵng.
1 ca tại Hà Nội, bệnh nhân số 785 là nam, 42 tuổi, có địa chỉ tại Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội. Từ ngày 16 đến 20/7, bệnh nhân cùng gia đình đi du lịch Đà Nẵng.
Ca bệnh số 786 và số 787 ở Quảng Ngãi là lây nhiễm cộng đồng. Ca bệnh số 788 và 789 ở Khánh Hòa, là 2 bệnh nhân mới nhập cảnh.
Vào tối 7/8 Bộ Y tế có thông báo khẩn số 25, tìm kiếm những hành khách trên 2 chuyến bay VN7282 và VJ733, ngày 26/7 và ngày 27/7 do có liên quan đến ca dương tính virus Vũ Hán.
Cựu Thứ trưởng Bộ Giáo dục trả lại nhà công vụ
Chiều 7/8, Zing thông tin đại diện gia đình bà Đặng Huỳnh Mai, cựu Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết đã liên hệ với Bộ Xây dựng để trả lại căn hộ công vụ 93m vuông đang thuê tại chung cư Hoàng Cầu, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Trước đó, bà Mai đã có gửi thư Thủ tướng xin được giữ lại căn hộ công vụ ở chung cư Hoàng Cầu, Hà Nội sau khi về hưu. Lý do bà cựu Thứ trưởng xin được giữ lại căn hộ vì bà cho rằng trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, bà đã không hề nhận bất cứ bổng lộc nào to tát từ nhà nước.
Lũ lớn trên sông Hồng, gần đạt cấp báo động 1
Lũ lớn xuất hiện trên thượng nguồn sông Hồng, đoạn chảy qua thành phố Lào Cai vào lúc 10 giờ sáng ngày 7/8, với mức lũ được đánh giá là cao nhất kể từ đầu mùa mưa lũ năm nay.
Thông tin từ Đài Khí tượng – Thủy văn Lào Cai cho biết, mức lũ lên đến gần 80 m, tức báo động cấp 1. Hiện, lũ trên sông vẫn đang tiếp tục lên.
Lũ lên cao đã gây ngập úng, mang đất cát vùi lấp nhiều diện tích rau xanh của người dân trồng dọc hai bên ven sông.
Đài Khí tượng – Thủy văn Lào Cai đưa ra nguyên nhân cho biết, do mưa lớn kéo dài tại các vùng thượng nguồn của tỉnh Lào Cai và phía Trung Quốc, đã gây lũ trên các sông, suối.
Giá vàng vượt mức 62 triệu
Giá vàng SJC tăng gần 1 triệu đồng so với cuối chiều qua, vượt qua ngưỡng 62 triệu/lượng. Theo ghi nhận của báo VnExpress, lúc 8h40 ngày 7/8, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI nâng giá mua vàng miếng 300.000 đồng lên 59,8 triệu/lượng, trong khi đó, giá bán ra tăng gần 1 triệu đồng lên 60,8 triệu. Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) mỗi lượng vàng miếng cũng tăng 1 triệu đồng giá mua vào, 800.000 đồng chiều bán ra, lên 60,6 – 62,2 triệu đồng.
Cùng lúc, giá vàng thế giới được giao dịch quanh 2.066 USD một ounce, tương đương với 58 triệu đồng một lượng nếu quy đổi theo tỷ giá. Trong phiên sáng nay, vàng thế giới lập đỉnh khi có lúc lên tới 2.078 USD một ounce, tương đương 58,3 triệu/lượng, vẫn thấp hơn 4 triệu đồng so với giá trong nước.
Theo chuyên gia, chênh lệch giá trong nước và thế giới được nới rộng từ mức 1-2,5 triệu đồng vào cuối tháng 7 lên tới 4 triệu đồng là do các cửa hàng kinh doanh vàng trong nước thiếu nguồn cung.
Tin về áp thấp nhiệt đới ở Biển Đông và cảnh báo mưa dông trên biển
Sáng ngày 7/8, một vùng áp thấp xuất hiện trên Biển Đông kết hợp với áp thấp nhiệt đới ở vùng biển phía đông Philippines gây ra mưa lớn, gió mạnh ở khu vực giữa và nam Biển Đông.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực giữa Biển Đông nối với vùng áp thấp trên kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên ở khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh; trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7.
Vùng biển phía Tây của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Sóng biển cao 2-3m. Biển động.
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-8-8-them-5-ca-mac-covid-19-o-ha-noi-quang-ngai-cuu-thu-truong-bo-giao-duc-tra-lai-nha-cong-vu.html
Điểm tin trong nước tối 8/8:
Chi 353 tỷ đồng xây quảng trường ở Phú Quốc;
Căn cước công dân vừa đổi sẽ lại phải đổi!
Mục điểm tin trong nước tối thứ Bảy (8/8) của DKN xin gửi đến quý độc giả những nội dung sau:
Chi 353 tỷ đồng xây quảng trường ở Phú Quốc
Báo VnExpress thông tin, dự án “Quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh” được đặt tại Phú Quốc (Kiên Giang) sẽ dùng hết 353 tỷ đồng. Trong quảng trường có đặt tượng Hồ Chí Minh cao 18m, nhưng kinh phí làm tượng thì giới chức tỉnh này không tiết lộ. Kiên Giang đã công bố quy hoạch chi tiết dự án này.
Dự án xây trên quy mô 8,29 ha, dự kiến được thực hiện năm 2021. Quảng trường có sức chứa 20.000 người đặt tại trung tâm của đô thị Dương Đông, được xây dựng ở khu vực sân bay cũ Phú Quốc.
Riêng về tượng đài Hồ Chí Minh, không có mô tả nhiều về chất liệu, giá tiền, mà chỉ cho biết chiều cao tượng là 18m.
Sau lưng tượng đài sẽ bố trí một mảng phù điêu dạng 2 mặt, dài 60m, cao trung bình 8m; phía sau phù điêu đắp một gò đất cao 4,5m, trồng vườn cây cao nhiều tầng, nhiều lớp,…
Thanh Hoá phạt tiền 2 triệu, người đàn ông rời nơi cách ly đi lung tung
Truyền thông địa phương cho biết, UBND xã Thăng Long (huyện Nông Cống), Thanh Hoá vừa ra quyết định xử phạt hành chính 2 triệu đồng một công dân địa phương vì hành vi tự ý ra ngoài cộng đồng trong thời gian cách ly tại nhà do di chuyển từ vùng dịch Đà Nẵng về.
Người bị xử phạt là ông Kim Xuân Độ (sinh năm 1982), quê ở thôn Vạn Thành, xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ở Thanh Khê, TP. Đà Nẵng) từ vùng dịch TP. Đà Nẵng trở về quê đã được hướng dẫn khai báo y tế, đồng thời bắt buộc phải cách ly tại gia đình.
Tuy nhiên, trong thời gian cách ly, ông Độ đã không chấp hành nghiêm túc và vẫn ra ngoài cộng đồng để đi chơi.
Hà Nội xét nghiệm virus Vũ Hán cho 65.000 người từ Đà Nẵng về
Báo Dân Việt thông tin, sáng nay 8/8, Hà Nội chính thức xét nghiệm RT-PCR tại 13 quận, huyện (gồm 12 quận và huyện Phúc Thọ – nơi vừa phát hiện bệnh nhân 752), tại điểm trường THCS Thành Công.
Trước đó, Chủ tịch Hà Nội cầu cac trạm y tế phường xã và CDC lấy mẫu từ ngày 7/8 để làm xét nghiệm PCR với các trường hợp về từ Đà Nẵng. TP sẽ ưu tiên lấy mẫu tại 9 quận gồm: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa.
Có khoảng 60.000 – 65.000 người trở về từ thời điểm 14-15/7 đến 29/7 sẽ được lấy mẫu, đây là các trường hợp được TP. Hà Nội và Bộ Y tế thống nhất đánh giá là có nguy cơ cao. Trước đó có trường hợp Hà Nội test nhanh cho người từ Đà Nẵng trở về là âm tính, nhưng đi làm xét nghiệm PCR lại dương tính.
Căn cước công dân vừa đổi sẽ lại phải đổi!
Báo Tuổi trẻ cho biết, cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) vừa có đề nghị công an các tỉnh thành đang cấp đổi chứng minh nhân dân (CMND) sang thẻ CCCD ngừng khuyến khích việc người dân cấp đổi thẻ CCCD.
Lý do là thẻ CCCD hiện nay sử dụng công nghệ mã vạch. Sau khi hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ CCCD sẽ được gắn chip để trở thành thẻ công dân điện tử. C06 đề nghị công an các tỉnh thành giải thích cho người dân, những người chưa thật sự cần thiết cấp đổi thẻ CCCD nên đợi để sắp tới đổi sang mẫu mới có gắn chip.
Hiện mới cấp được khoảng 16 triệu số định danh và CCCD, còn khoảng 80 triệu người chưa được cấp, trừ số người dưới 14 tuổi thì còn khoảng 50 triệu người, và có thể hoàn thành cấp trong một năm (từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2021).
https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-8-8-chi-353-ty-dong-xay-quang-truong-o-phu-quoc-can-cuoc-cong-dan-vua-doi-se-lai-phai-doi.html