Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Hong Kong: nhà hoạt động Agnes Chow được ra tù

Saturday, June 12, 2021 // ,

 Hong Kong: nhà hoạt động Agnes Chow được ra tù

Nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Agnes Chow (Chu Đình) đã được thả sau khi chịu 7 trong tổng số 10 tháng án tù giam.

Cô được những người ủng hộ và truyền thông chào đón, nhưng lên xe đi mà không có bình luận gì. Chính quyền Hong Kong không cho biết vì sao cô được ra tù sớm.

Chow và các nhà hoạt động Joshua Wong và Ivan Lam bị bỏ tù năm ngoái vì có vai trò trong các cuộc biểu tình hồi 2019.

Sau đó, Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia để dập tắt các tiếng nói bất đồng ở Hong Kong.

Cô Chow, 24 tuổi, ra khỏi cổng nhà giam khoảng 10:00 giờ sáng giờ địa phương hôm thứ Bảy.

Agnes Chow (centre) leaves prison in Hong Kong. Photo: 12 June 2021
Chụp lại hình ảnh, Agnes Chow (giữa) được người ủng hộ gọi là “nữ chúa của dân chủ”

Người ủng hộ hô to “Add oil!” (“Đổ thêm dầu!”) – một khẩu hiệu tượng trưng cho các cuộc biểu tình lớn.

Chow không nói gì với truyền thông đang đợi ở ngoài, và được bạn bè đưa đi trên một chiếc xe hơi.

Cùng với Wong và Lam, cũng trong độ tuổi 20, Agnes Chow trở thành gương mặt của các cuộc biểu tình Hong Kong. Wong và Lam hiện vẫn ở trong tù.

Những người ủng hộ dành cho cô biệt hiệu “Mộc Lan đời thực”, ví cô như nữ anh hùng trong truyền thuyết Trung Quốc đã chiến đấu để cứu gia đình và đất nước. Những người khác lại gọi cô là “nữ chúa của dân chủ”.

Nathan Law, một nhà hoạt động trẻ nổi trội khác, đã được phép tị nạn ở Anh sau khi anh rời Hong Kong.

Agnes Chow (C) walks through the media pack after being released from the Tai Lam Correctional Institution.
Chụp lại hình ảnh, Agnes Chow đi qua đám đông phóng viên sau khi được thả từ Trại Cải tạo Tai Lam.

Luật An ninh Quốc gia là gì?

Từng là thuộc địa của Anh, Hong Kong được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 nhưng theo nguyên tắc “Một quốc gia, hai hệ thống”.

Nguyên tắc này được cho là đảm bảo các quyền tự do nhất định cho lãnh thổ – gồm quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận, cơ quan tư pháp độc lập và một số quyền dân chủ – mà Trung Quốc đại lục không có.

Nhưng Luật An ninh Quốc gia đã làm giảm quyền tự trị của Hong Kong và khiến việc trừng phạt những người biểu tình trở nên dễ dàng hơn.

Đạo luật đưa ra các tội danh mới, bao gồm cả hình phạt lên đến tù chung thân. Bất kỳ ai bị phát hiện có hành động bị cho là thông đồng với người ngoại quốc để kích động “thù hận” đối với chính phủ Trung Quốc hoặc chính quyền Hong Kong có thể phạm phải tội.

Các phiên tòa có thể được xử kín và không có bồi thẩm đoàn, và các vụ án có thể được chính quyền đại lục tiếp quản. Sĩ quan an ninh đại lục có thể hoạt động hợp pháp tại Hong Kong mà không bị trừng phạt.

Sau khi luật được ban hành, một số nhóm ủng hộ dân chủ đã giải tán vì lo ngại cho sự an toàn của mình.

12/6/21

https://www.bbc.com/vietnamese/world-57452960 

Kế hoạch của G7 đối trọng với Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc

RFI

Hội nghị của các lãnh đạo G7 tại Anh, ngày 11/06/2021.
Hội nghị của các lãnh đạo G7 tại Anh, ngày 11/06/2021. © Reuteurs/Leon Neal

Dự án của G7 đối trọng với « Con Đường Tơ Lụa thế kỷ 21 » của Bắc Kinh là một trong những chủ đề chính ngày họp thứ nhì của thượng đỉnh khối 7 cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới, hôm nay, 12/06/2021. Dự án chính thức mang tên « Xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn ».

Mục tiêu của dự án đối trọng với « Con Đường Tơ Lụa » của Trung Quốc là nhằm trợ giúp các quốc gia nghèo và đang trỗi dậy phục hồi sau đại dịch, với trọng tâm là các lĩnh vực khí hậu, y tế, kỹ thuật số và cuộc chiến chống bất bình đẳng, theo thông báo hôm nay của Nhà Trắng. Trước đó, một quan chức cao cấp Mỹ xin ẩn danh cho hãng tin Anh Reuters biết dự án hạ tầng cơ sở khổng lồ của G7 « không chỉ nhằm để đối đầu với Trung Quốc », mà còn nhằm xác lập một giải pháp mới « phản ánh các giá trị, chuẩn mực và quan niệm về quan hệ kinh tế » của các nền dân chủ.

Tới nay dự án « Con Đường Tơ Lụa mới », được Bắc Kinh khởi động từ 2013, đã được hơn 100 quốc gia trên thế giới hưởng ứng. Chương trình nói trên liên quan đến hơn 2.600 dự án đầu tư, với tổng số vốn khoảng 3.700 tỷ đô la, tính đến giữa năm 2020. Về dự án của G7, hiện chưa có mức tiền nào được đưa ra. Theo quan chức cao cấp Mỹ, dự án này đòi hỏi khoảng 40.000 tỉ đô la, từ đây đến 2035. 

Hồ sơ thứ nhì cũng liên quan đến Trung Quốc, được thảo luận tại thượng đỉnh G7 trong ngày, liên quan đến vấn đề Bắc Kinh cưỡng bức lao động tại Tân Cương. Vẫn nguồn tin xin được giấu tên từ phía chính quyền Mỹ tiết lộ với Reuters, có thể là trong thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh Cornwall, các bên sẽ trực tiếp chỉ trích Trung Quốc cưỡng bức lao động nhắm vào cộng đồng người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ. Tuy nhiên một số nhà phân tích cho rằng, không chắc Mỹ dễ dàng thuyết phục được các đối tác châu Âu trong nhóm G7 về điểm này và Trung Quốc chỉ là một trong số những chủ đề mà hai bên Âu, Mỹ không hoàn toàn ăn ý với nhau.

Các hồ sơ gai góc khác của ngày làm việc thứ hai

Sau buổi lễ khai mạc tại thành phố biển Falmouth, Cornwall, miền nam nước Anh, chiều Thứ Sáu 11/06/2021 dưới sự chủ tọa của nữ hoàng Elizabeth II, ngay từ sáng sớm hôm nay 12/06/2021, lãnh đạo 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới họp lại với nhiều chủ đề nhậy cảm.

Đặc phái viên đài RFI Cléa Broadhurst có mặt tại chỗ ghi nhận hôm nay mới là ngày các lãnh đạo G7 thực sự bắt tay vào việc với một số hồ sơ gai góc khác, ngoài các hồ sơ liên quan đến Trung Quốc : 

« Trước hết là trên vấn đề vac-xin ở quy mô toàn cầu. Các bên cam kết viện trợ thuốc tiêm ngừa cho các nước đang phát triển. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Gueterres đã hoan nghênh tuyên bố này và hôm nay ông sẽ có mặt tại các cuộc họp của nhóm G7. Lãnh đạo 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới muốn tìm mọi cách tránh để tái diễn khủng hoảng y tế như vừa qua. Do vậy các bên sẽ đưa ra bản tuyên bố Carbis Bay.

Anh Quốc trong cương vị chủ nhà đánh giá đây là một văn bản mang tính lịch sử. Tuyên bố này dự trù rút ngắn thời gian, từ các khâu bào chế vac-xin đến trị liệu và chẩn bệnh ; tăng cường các phương tiện giám sát về mặt y tế, cải tổ Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Tuy nhiên, tranh cãi liên quan đến vấn đề bảo vệ bằng sáng chế vac-xin. Mỹ và Pháp chủ trương từ bỏ bản quyền sáng chế vac-xin, thế nhưng Berlin phản đối biện pháp này.

Ngoài ra, các lãnh đạo G7 hôm nay tập trung nhiều vào vế ngoại giao, mà điển hình là hàng loạt các cuộc họp song phương diễn ra trong ngày. Sáng nay chẳng hạn tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đã có một buổi làm việc với thủ tướng Anh Boris Johnson và đến chiều nguyên thủ Pháp sẽ họp với đồng nhiệm Mỹ Joe Biden. Bang giao quốc tế là trọng tâm của các cuộc hội thảo bàn tròn, với Nga và Trung Quốc là hai thách thức. Khối G7 muốn khẳng định những giá trị dân chủ tự do. Ngay từ hôm qua, Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt qua việc tố cáo Washington « kéo bè, kết đảng ».

Sau cùng là dự án đánh thuế toàn cầu với các doanh nghiệp đa quốc gia. Cuối tuần trước, chúng ta đã đề cập nhiều đến hồ sơ này nhân cuộc họp cấp bộ trưởng Tài Chính G7. Khuya hôm qua, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng thông báo trên Twitter rằng G7 sẽ thông qua đề xuất của Mỹ đòi các doanh nghiệp đa quốc gia đóng thuế tối thiểu là 15 % ».tin 

G7 đề ra kế hoạch cơ sở hạ tầng cạnh tranh với Trung Quốc

 VOA

13/06/2021


Các nhà lãnh đạo G7 chuẩn bị chụp hình tập thể tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Carbis Bay, Cornwall, Vương quốc Anh, ngày 11 tháng 6, 2021.


Nhóm Bảy nền dân chủ cường thịnh nhất thế giới ngày thứ Bảy tìm cách đối kháng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc bằng cách đưa ra cho các quốc gia đang phát triển một kế hoạch cơ sở hạ tầng có thể cạnh tranh với sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá hàng ngàn tỉ đôla của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp ở tây nam nước Anh vẫn đang tìm kiếm một phản ứng chặt chẽ trước sự quyết đoán ngày càng tăng của ông Tập sau sự trỗi dậy mạnh mẽ về kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong 40 năm qua.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo G7 khác hi vọng kế hoạch của họ, được gọi là sáng kiến Xây dựng lại Thế giới Tốt đẹp hơn (B3W), sẽ tạo dựng một mối quan hệ đối tác cơ sở hạ tầng minh bạch để giúp thu hẹp nhu cầu 40 ngàn tỉ đôla mà các nước đang phát triển cần cho đến năm 2035, Nhà Trắng nói.

Mỹ sau đó cho biết G7 đã đạt được đồng thuận rằng cần phải có một đối sách chung đối với Trung Quốc về thương mại và nhân quyền.

G7 và các đồng minh của họ sẽ sử dụng sáng kiến B3W để huy động vốn của khu vực tư nhân trong các lĩnh vực như khí hậu, y tế và an ninh y tế, công nghệ kĩ thuật số cũng như sự quân bình và bình đẳng giới tính, Nhà Trắng nói thêm.

Không rõ ngay lập tức kế hoạch sẽ hoạt động như thế nào hoặc rốt cục nó sẽ phân bổ bao nhiêu vốn.

Kế hoạch Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, được ông Tập đưa ra vào năm 2013, bao gồm các dự án phát triển và đầu tư sẽ trải dài từ Châu Á sang Châu Âu và xa hơn nữa.

Hơn 100 nước đã kí thỏa thuận với Trung Quốc để hợp tác trong các dự án BRI như đường sắt, cảng, đường cao tốc và các cơ sở hạ tầng khác.

Những người chỉ trích nói rằng kế hoạch của ông Tập nhằm tạo ra một phiên bản hiện đại của Con đường Tơ lụa, tuyến đường thương mại cổ xưa kết nối Trung Quốc với Châu Á, Châu Âu và xa hơn nữa, là phương tiện cho sự bành trướng của nước Trung Quốc Cộng sản. Bắc Kinh nói những nghi ngờ như vậy phơi bày “tư tưởng đế quốc còn sót lại” của nhiều cường quốc phương Tây đã làm nhục Trung Quốc trong nhiều thế kỉ.

Các nhà lãnh đạo G7 - gồm Mỹ, Canada, Anh, Đức, Ý, Pháp và Nhật Bản - muốn sử dụng cuộc họp của họ tại thành phố nghỉ dưỡng Carbis Bay bên bờ biển để cho thế giới thấy rằng các nền dân chủ giàu có nhất có thể đưa ra một giải pháp thay thế đối kháng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc toàn cầu hàng đầu được coi là một trong những sự kiện địa chính trị quan trọng nhất trong thời hiện đại, cùng với sự sụp đổ của Liên bang Soviet năm 1991 kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Năm 1979, Trung Quốc có nền kinh tế nhỏ hơn Ý, nhưng sau khi mở cửa cho đầu tư nước ngoài và thực thi những cải cách thị trường, nước này đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và dẫn đầu toàn cầu về một loạt công nghệ mới. 

Ông Biden chuyển quỹ xây tường thành về lại cho quân đội, dọn các địa điểm thi công

VOA - Reuters

12/06/2021

 Bức tường biên giới tại San Diego, California trông sang Tijuana, Mexico.


Chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ đưa hơn 2 tỉ đô la phân bổ xây tường biên giới Mỹ-Mexico dười thời người tiền nhiệm Donald Trump về lại cho quân đội và dùng số tiền còn lại cho công tác dọn sạch các địa điểm thi công xây tường, văn phòng ngân sách Tòa Bạch Ốc tuyên bố ngày 11/6.

Như vậy, chính quyền sẽ đưa tiền về lại cho 66 dự án quân sự trải dài ở 11 tiểu bang, 3 lãnh thổ Mỹ và 16 quốc gia, Tòa Bạch Ốc cho hay.

Các dự án này bao gồm 79 triệu đô la tân trang một trường quân sự của Mỹ tại Đức và 9 triệu đô la cho một trường bắn tại Indiana.

Trong 4 năm tại chức, ông Trump đã đảm bảo được 15 tỉ đô la cho dự án xây tường biên giới, trong đó có 10 tỉ đô la từ việc chuyển hướng các nguồn quỹ của quân đội.

Chính quyền ông Biden ngày 11/6 tuyên bố sẽ dùng quyền hạn pháp lý để ngưng xây dựng thêm tường biên giới và kêu gọi Quốc hội chuyển các nguồn lực hiện hữu cho việc tăng cường an ninh biên giới bằng công nghệ.

Thống đốc Greg Abbott của bang Texas, một đảng viên Cộng hoà, hôm 10/6 loan báo tiểu bang này sẽ xây tường biên giới riêng của mình, nhưng chưa rõ liệu ông có nguồn lực và quyền hành pháp lý để thực hiện hay không.

Ông Abbott và các đảng viên Cộng hòa khác gần đây chỉ trích ông Biden vì đã rút lại những hạn chế dưới thời ông Trump trong lúc số di dân tràn tới biên giới hàng tháng lên tới mức cao nhất trong hai thập niên. 

Tin Hoa Kỳ - VOA

BBC Tin tức

Vì sao làm người giàu ở Trung Quốc không còn 'ngầu' nữa? - BBC Tiếng Việt  

Tin thế giới - VOA

Powered by Blogger.