Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tiến trình xác nhận TP Barrett sẽ bắt đầu từ 12/10

Monday, September 28, 2020 // ,

 Trao đổi trong chương trình “Sunday Morning Futures” của Đài Fox News, TNS Graham nói: “Thời gian điều trần xác nhận của hơn một nửa số thẩm phán Tối cao Pháp viện là trong vòng 16 ngày hoặc ít hơn, vì vậy chúng tôi sẽ bắt đầu vào ngày 12/10”.

Trump says overturning Roe v Wade 'possible' with Barrett on supreme court | Donald Trump | The Guardian
TT Trump tuyên bố bỏ nhiệm TP Barrett vào TCPV

Chúng tôi sẽ có một ngày giới thiệu. Chúng tôi sẽ có 2 ngày chất vấn vào thứ Ba (13/10) và thứ Tư (14/10), và 15/10, chúng tôi sẽ bắt đầu thảo luận, bỏ phiếu và viết báo cáo đề cử cuối cùng”.

Thời gian thảo luận, bỏ phiếu và viết báo cáo đề cử khoảng hơn 1 tuần, và chúng tôi sẽ báo cáo đề cử bà [Barrett] ra toàn Thượng viện vào ngày 22/10”, TNS Graham nói tiếp. “Sau đó, tiến trình xác nhận tại toàn Thượng viện sẽ tùy thuộc vào TNS Mitch McConnell”.

Cũng trong chương trình truyền hình nêu trên, TNS Graham cho biết: “Đảng Dân chủ cố gắng bác bỏ Thẩm phán Barrett một cách liều lĩnh. Khối cử tri ủng hộ họ đang cuồng loạn. Họ đã huy động được 300 triệu USD kể từ khi Thẩm phán Tối cao Pháp viện [Ruth Bader] Ginsburg qua đời… Tất cả thành viên Đảng Cộng Hòa chạy đua vào Thượng viện đang bị tác động mạnh bởi số tiền này”.

Tất cả Thượng nghị sĩ Dân chủ sẽ chịu áp lực rất lớn phải bác bỏ Thẩm phán Barrett”, ông Graham nhấn mạnh.

Tổng thống Donald Trump hôm Chủ Nhật (27/9) cũng nói rằng việc xác nhận bà Amy Coney Barrett vào Tối cao Pháp viện sẽ được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng trước cuộc bầu cử tháng Mười Một.

Có nhiều thời gian cho việc đề cử bà ấy, ông Trump nói trên Fox News. “Tôi nghĩ chúng ta có thể hoàn thành việc này dễ dàng trước bầu cử”, ông Trump cho biết và nói thêm rằng họ [các nghị sĩ Cộng hòa tại Thượng viện] “sẽ cố gắng và hoàn thành nó nhanh chóng“. Ông Trump tự tin khẳng định: “Tôi nghĩ bà ấy sẽ được xác nhận”.

Trong khi đó, theo báo The Epoch Times, nhân vật quyền lực số hai của Đảng Dân chủ tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Dick Durbin hôm Chủ Nhật (27/9) đã nói rằng đảng của ông không thể ngăn chặn việc xác nhận đề cử viên thẩm phán Tối cao Pháp viện Amy Coney Barrett.

Chúng tôi có thể làm chậm tiến trình này, có lẽ chỉ tính bằng giờ, hoặc có thể nhiều nhất là vài ngày, nhưng chúng tôi không thể ngăn chặn được kết quả xác nhận”, ông Dick Durbin nói trên chương trình “This Week” của Đài ABC.

Tuần trước, các chuyên gia của cả hai đảng nói với The Epoch Times rằng Đảng Dân chủ gần như không có cơ hội ngăn chặn Đảng Cộng  tại Thượng viện xác nhận đề cử viên của Tổng thống Donald Trump.

Đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Thượng viện (53-47) và cho đến nay chỉ có hai thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa phản đối việc xúc tiến quá trình chuẩn thuận thẩm phán Tối cao Pháp viện trước bầu cử. Đảng Cộng hòa hoàn toàn có thể xác nhận thẩm phán mới kể cả có tối đa ba thành viên đảng này cùng 100% thượng nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu phản đối. Khi đó lá phiếu của Phó Tổng thống Mike Pence sẽ mang tính quyết định phá vỡ thế cân bằng 50-50.

Các bước để phê chuẩn Thẩm phán mới cho Tối cao Pháp viện

  • Tổng thống Mỹ đề cử ứng viên ông chọn cho vị trí thẩm phán Tối cao Pháp viện.
  • Đề cử viên sau đó sẽ được Ủy ban Tư pháp Thượng viện  (gồm 22 đảng viên Cộng hòa và Dân chủ) chất vấn. Các phiên điều trần thường kéo dài từ ba đến năm ngày.
  • Sau đó, các thành viên của ủy ban sẽ bỏ phiếu về việc có đưa người được đề cử ra toàn thể Thượng viện bỏ phiếu hay không. Nếu họ đồng ý, tất cả 100 thượng nghị sĩ sẽ bỏ phiếu để phê chuẩn hoặc phủ nhận đề cử viên.

Vài nét về TP Amy Barrett

Tổng thống Trump loan báo lựa chọn của ông tại Tòa Bạch Ốc, Washington D.C. Thẩm phán Barrett  đã có mặt tại sự kiện này và chấp nhận đề cử trước sự chứng kiến của chồng, 7 người con và một số đông viên chức Bạch Ốc cũng như khách mời thuộc giới lập pháp vào chiều Thứ Bảy 26/9/2020 tại Tòa Bạch Ốc.

“Tôi đã xem xét và nghiên cứu, và bà rất có năng lực cho công việc này”, TT Trump nói với bà Barrett, gọi nữ thẩm phán 48 tuổi này là “một trong những bộ óc luật pháp thông minh và tài giỏi nhất đất nước Hoa Kỳ”.

Thẩm phán Barrett  là cựu giáo sư tại trường Notre Dame và là một tín đồ Công giáo ngoan đạo. Trong cuộc điều trần xác nhận bà Barrett làm thẩm phán tòa phúc thẩm liên bang khu vực địa lý thứ 7 năm 2017, các thượng nghị sĩ Dân chủ đã lập luận rằng đức tin của bà Barrett có thể khiến phán quyết của bà không được khách quan.

Bằng chứng là TNS Dân chủ Dianne Feinstein hồi đó nói với bà Barrett rằng: “Tín điều trong bản thân bà quá mạnh mẽ và điều đó là đáng quan ngại”.  Nhưng cuối cùng, bà Barrett vẫn được Thượng viện bỏ phiếu xác nhận với 55 phiếu thuận, 43 phiếu chống năm 2017.

Bà Barrett, 48 tuổi, cũng từng làm thư ký cho cố Thẩm phán Tối cao Pháp viện Antonin Scalia. Bà nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của những người bảo thủ có tín ngưỡng – là nhóm cử tri quan trọng của Tổng thống Trump.

Thẩm phán Barrett do TT Trump đề cử nếu được Thượng viện chuẩn thuận sẽ là xác nhận thẩm phán Tối cao Pháp viện thành công thứ ba của tổng thống đương nhiệm Donald Trump.  Điều đó sẽ nhiều hơn số thẩm phán Tối cao Pháp Viện mà các tổng thống hai nhiệm kỳ Barack Obama, Bill Clinton và George W. Bush để cử. Mỗi vị tổng thống này đã đề cử thành công hai thẩm phán Tối cao Pháp viện trong 8 năm cầm quyền.

Đảng Cộng hòa tại Thượng viện (53 ghế so với 47 của Đảng Dân chủ) đa số đồng thuận với Tổng thống Trump và Lãnh đạo Đa số Thượng viện TNS Mitch McConnell về việc tiến hành chuẩn thuận nhanh chóng,  đề cử viên thẩm phán Tối cao Pháp viện trước bầu cử 3/11/2020.

Cho đến nay chỉ có 2 thượng nghị sĩ Cộng hòa là bà Lisa Murkowski (tiểu bang Alaska) và bà Susan Collins (tiểu bang Maine) lên tiếng khẳng định họ phản đối xúc tiếp xác nhận thẩm phán trước bầu cử. Nhưng bà Murkowski gần đây có vẻ dịu hơn về lập trường và nói rằng ngay cả khi bà phản đối tiến trình này, thì bà cuối cùng vẫn có thể bỏ phiếu chấp nhận đề cử viên dựa trên năng lực của bà Barrett.

Với việc giữ 53 ghế tại Thượng viện, Đảng Cộng hòa hoàn toàn có thể xác nhận thẩm phán Tối cao Pháp viện thành công cho dù mất đi tối đa ba phiếu phản đối từ nội bộ. Khi đó, Đảng Cộng hòa vẫn còn lá phiếu phá vỡ thế cân bằng của Phó Tổng thống Mike Pence. Chúng ta sẽ rõ hơn vào các tuần tới.

Xuân Thảnh, NTD News

Thông tin về Bà Thẩm phán Amy Coney Barrett - Đảng DC thề sẽ CHỐNG việc bổ nhiệm đến cùng

 

NguồnHasuko News NetworkNgày đăng: 2020-09-27
----------

Tác giả : Sonia ohlala Nguồn: Youtube Ngày đăng: 2020-09-28 ----------

 

Tác giả Sonia ohlalaNguồnYoutubeNgày đăng: 2020-09-28
----------

TQ bất an khi Apple âm thầm rời đi

 In bài này

Việc Apple chuyển nhà máy sản xuất khỏi Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến vị thế "công xưởng thế giới" của nước này mà còn tác động đến đời sống người dân.

Tim Cook đến thăm công nhân lắp ráp iPhone tại nhà máy Luxshare vào năm 2017.

Ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ Prasa tuyên bố Apple đã chuyển tám xưởng đúc từ Trung Quốc sang Ấn Độ. Đây chỉ là một bước tiến nhỏ của quá trình chuyển giao công nghệ.

Xiao He, một công nhân làm trong dây truyền sản xuất của Apple tại Giang Tô chưa từng nghĩ những tin tức quốc tế như trên lại có mối liên hệ mật thiết đến cuộc sống của mình.

Những cuộc tháo chạy trong âm thầm

Hai tháng trước, Xiao xin vào làm việc tại xưởng đúc Wistron. Nơi này tuyển một lượng lớn lao động ngắn hạn vào mùa cao điểm để làm một số công việc tay chân không đòi hỏi kỹ thuật cao. Hợp đồng kéo dài từ một tuần đến ba tháng, tiền lương được thanh toán hàng ngày. Điều này giúp công ty tiết kiệm được lượng lớn chi phí nhân công, họ cũng không cần đóng bảo hiểm xã hội cho tất cả công nhân.

Xiao He là một trong những công nhân như thế này. Anh đoán trước công việc sẽ rất nhàm chán nhưng luôn tự động viên bản thân rằng mọi thứ sẽ sớm qua đi. Một tuần sau, Xiao bắt đầu thấy chán hẳn, "mọi thứ trở nên buồn tẻ và tình cảm con người bị nghiền nát bởi dây chuyền sản xuất máy móc", Xiao He ví von.

Từ đồng nghiệp, Xiao biết Luxshare mới mua lại dây chuyền sản xuất Wistron. Điều đó đồng nghĩa với việc Xiao sẽ mất việc, tuy nhiên, anh vẫn chưa thật sự hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra.

Sau khi Wistron bán lại nhà máy sản xuất iPhone ở Trung Quốc, họ đã quay lại nhận đơn đặt hàng mới của Apple tại Ấn Độ và bắt đầu tuyển dụng trên quy mô lớn. Vài ngày sau, Foxconn, một công ty OEM (đối tác sản xuất thiết bị gốc) cho Apple tiết lộ dữ liệu. Năm ngoái, khoảng 75% sản lượng của Apple được lắp ráp tại Trung Quốc, nhưng năm nay, con số giảm xuống còn 70%.

Thông tin này đã dấy lên một cuộc thảo luận sôi nổi: "Có phải Trung Quốc đang mất vị thế là công xưởng thế giới" trên mạng xã hội Trung Quốc.

Mất mát nhiều hơn một danh xưng

Foxconn, nhà máy gia công lớn nhất thế giới, cũng đang rút dần khỏi Trung Quốc. Li Junqi, Chủ tịch công ty, nói với báo giới nước này rằng chiến lược của họ vẫn "bám rễ" ở Trung Quốc. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu khách hàng toàn cầu, Foxconn cũng có cơ sở sản xuất và trung tâm R&D khắp 11 quốc gia. Chiến dịch đã được bắt đầu từ mười năm trước.

Trước đây, hầu hết sản phẩm của Apple như iPhone, iPad được sản xuất và lắp ráp tại Trung Quốc, sau đó được xuất khẩu đi khắp thế giới. Trong tương lai, mọi thứ có thể sẽ khác. Một số nguồn tin cho biết Apple có thể tiếp tục rút thêm dây chuyền sản xuất khỏi nhà máy Trung Quốc. Họ dự tính chỉ để lại 30% để phục vụ cho thị trường nước này. Điều đáng nói, Apple không phải hãng duy nhất lên kế hoạch rời bỏ Trung Quốc, các tên tuổi lớn khác còn có Samsung, Toshiba, LG, Compal...

Danh xưng "công xưởng thế giới" có vẻ không liên quan gì đến cuộc sống thường ngày của nhiều người dân Trung Quốc. Nhưng thực tế, nó có tác động vô cùng lớn đến đời sống kinh tế, xã hội.

Ví dụ, sau khi Foxconn xây nhà máy ở Trịnh Châu vào 10 năm trước, công ty đã tuyển dụng 130.000 lao động một năm, giúp Trịnh Châu giải quyết một lượng lớn lao động thất nghiệp. Một năm sau, giá trị xuất khẩu thương mại gia công và sản phẩm cơ điện của tỉnh này đã tăng 50%. Đến năm 2019, tổng xuất khẩu của Foxconn Trịnh Châu đạt 219,9 tỷ nhân dân tệ, tổng nhập khẩu là 113,8 tỷ nhân dân tệ, chiếm 81% tổng xuất nhập khẩu của tỉnh.

Sự xuất hiện của những nhà máy như Foxconn còn thu hút thêm nhiều nhà cung ứng của họ đến định cư, mang đến cho các tỉnh nghèo một hệ sinh thái công nghiệp hoàn chỉnh, giúp kích thích kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và đóng góp không nhỏ cho doanh thu của chính phủ.

Nhưng không chỉ một mình chính phủ Trung Quốc nhận ra điều này. Các quốc gia khác cũng sớm nhận thấy tiềm năng từ các nhà máy, xưởng gia công. Trước đây Trung Quốc dựa vào nguồn lao động giá rẻ và chính sách ưu đãi thuế để thu hút các thương hiệu, nhà sản xuất nước ngoài đến xây dựng nhà máy, dần dần hình thành lên các khu công nghiệp hoàn chỉnh. Từ đó vị thế "công xưởng thế giới" của Trung Quốc ngày càng được củng cố. Giá trị sản lượng công nghiệp của Trung Quốc chiếm 30% so với thế giới, trong đó xuất khẩu phụ tùng ôtô, thiết bị gia dụng và robot dịch vụ chiếm hơn 30%, ngành công nghiệp quang điện đạt 70%.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của Covid-19 và căng thẳng trong thương chiến Mỹ Trung đã phá vỡ sự cân bằng này. Mỹ bắt đầu áp thuế cao hơn đối với các mặt hàng được xuất khẩu từ Trung Quốc. Trong hai năm qua, Tim Cook luôn đau đầu về việc iPhone lắp ráp tại Trung Quốc thường phải chịu thuế cao hơn khi về Mỹ. Điều này cũng xảy ra với nhiều doanh nghiệp Mỹ khác.

Các nhà sản xuất không còn lựa chọn nào khác là tìm cách chuyển đến các nước lân cận. Cisco là một trong những công ty đầu tiên chuyển nhà máy từ Quảng Tây, Trung Quốc sang Việt Nam. Luxshare đã bắt đầu xây dựng nhà máy ở Ấn Độ, Việt Nam từ vài năm trước. Wang Laichun, Chủ tịch Luxshare, cho biết họ sẽ tiếp tục chuyển các dây chuyền sản xuất về Việt Nam và các nước khác để giải quyết vấn đề thuế quan tại Trung Quốc. Theo kế hoạch của Luxshare, Việt Nam sẽ đảm nhiệm 1/3 công xuất của tập đoàn trong tương lai.

Các nước đang phát triển khác cũng nhanh chóng nắm bắt cơ hội này. Ấn Độ mới đây đã công bố chiến lược thu hút đầu tư mới. Chính phủ nước này hứa hẹn sẽ trợ cấp khoảng 6 tỷ USD ưu đãi và diện tích lớn đất giá rẻ để thu hút các công ty điện tử đến lập nhà máy.

Tháng 6 vừa rồi, Việt Nam và EU đã ký hiệp định EVFTA, cam kết hủy bỏ 99% thuế nhập khẩu từ châu Âu. Trên thực tế, Samsung đã liên tục đóng cửa những nhà máy cuối cùng ở Trung Quốc và chuyển một phần sang Việt Nam.

Một điểm đến khác là Mexico. Tháng 7, Mexico và Mỹ đã ký kết một hiệp định thương mại với mức thuế 0% đối với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ. Nơi đây cũng có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Foxconn hiện có năm nhà máy ở đây từ trước.

Giám đốc điều hành một cơ quan bất động sản địa phương cho biết, công ty của ông đã giúp hai công ty Trung Quốc di dời đến một cụm công nghiệp ở Mexico. "Các nhà sản xuất Trung Quốc muốn duy trì thị phần ở Bắc Mỹ thì không còn lựa chọn nào tốt hơn là đến Mexico", người này nói.

Những biện pháp tạm thời

45 năm trước, người sáng lập Foxconn, Guo Taiming đã gây dựng đế chế của mình từ một xưởng thuê nhỏ bắt nguồn từ Trung Quốc đại lục sau đó vươn mình rộng lớn khắp thế giới. Từ những năm 1990, sự trỗi dậy của ngành sản xuất ở Trung Quốc là biểu tượng rõ ràng nhất cho quá trình toàn cầu hóa. Nhưng Trung Quốc không thể giữ mãi vị thế này.

Việc Mỹ cắt đứt chuỗi cung ứng của Huawei hoặc những cấm vận lên TikTok, WeChat ở nước ngoài đang đặt ngành công nghệ của Trung Quốc vào tình thế hiểm nguy chưa từng thấy.

So với nhiều thập kỷ trước, vị thế và ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc đã thay đổi. Mỗi quốc gia đều đang cố gắng xây dựng cho mình những nền tảng công nghệ, kinh tế riêng và Trung Quốc muốn tiếp tục con đường toàn cầu hóa thì phải tìm cách len lỏi và cạnh tranh để nắm bắt được cơ hội, loại bỏ sự hoài nghi của các đối tác.

Bản tin ngày 28-9-2020

  BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng: Trung Quốc tổ chức hai cuộc diễn tập cùng lúc gần Hoàng Sa, VnExpress đưa tin. Theo đó, TQ tổ chức liên tục 5 đợt diễn tập tại các vùng biển quanh nước này, trong đó hai hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa của VN. Hôm nay, Cơ quan An toàn Hàng hải TQ thông báo về 4 đợt diễn tập quân sự đang diễn ra, trong đó hai cuộc tập trận ở gần quần đảo Hoàng Sa, một ở biển Hoa Đông và một ở biển Bột Hải. Một đợt tập trận bắn đạn thật khác cũng sẽ diễn ra ở Hoàng Hải từ ngày 28 đến 30/9.

VnExpress thống kê: “Ít nhất 13 cuộc tập trận, trong đó có một số có nội dung bắn đạn thật, đã diễn ra ở nhiều vùng biển khác nhau gồm biển Hoa Đông, Biển Đông, biển Bột Hải và khu vực gần đảo Đài Loan kể từ cuối tháng 7”. Dư luận cho rằng, một loạt hoạt động quân sự diễn ra liên tiếp của Bắc Kinh nhằm đe dọa Đài Loan, Biển Đông và Biển Hoa Đông, trong bối cảnh Washington liên tục triển khai chiến dịch tuần tra tự do hàng hải, hàng không trong khu vực.

Cũng tin Biển Đông, báo Thanh Niên có bài: Trung Quốc trong tham vọng án ngữ phía nam Biển Đông. Trung Quốc tiếp tục thò bàn tay lông lá của mình xuống Thái Lan, Campuchia, là 2 nước tiếp giáp khu vực vịnh Thái Lan, cánh cửa nối Biển Đông với Ấn Độ Dương. Ở Thái Lan, Bắc Kinh thúc đẩy dự án Kênh đào Kra: “Nếu trở thành hiện thực, kênh đào Kra có thể thay thế eo biển Malacca để di chuyển từ khu vực phía nam Biển Đông đến Ấn Độ Dương”

Ở Campuchia: “Bắc Kinh còn được cho là đang có ý định hình thành các cơ sở ở các tỉnh Sihanoukville và Koh Kong (Campuchia) nằm bên vịnh Thái Lan”. Một trong các “cơ sở” đó là dự án Dara Sakor, với sân bay có đường băng dài nhất ở Campuchia. Quy mô đường băng này đủ để các loại máy bay quân sự của TQ hoạt động, kể cả máy bay ném bom.

Bộ Ngoại giao Mỹ tố Trung Quốc ‘bội hứa’ về Biển Đông, theo VietNamNet. Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định, Bắc Kinh vẫn đang quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông: “Trung Quốc cho triển khai các tên lửa hành trình chống hạm, mở rộng radar quân sự và tăng cường tính năng của tín hiệu tình báo, xây dựng hàng chục nhà chứa máy bay, cũng như đường băng với khả năng tiếp nhận các máy bay chiến đấu”.

Mời đọc thêm: Mỹ lên án Trung Quốc thất hứa về việc không quân sự hóa Biển Đông (TN). – Máy bay không người lái “sát thủ” của Mỹ sẵn sàng đến biển Đông (NLĐ). – Chuyên gia: Nhật không hiểu ý Trung Quốc ở biển Hoa Đông (PLTP). – Hoa muống biển Trường Sa (NTV).

Chính trường VN trước thềm Đại hội 13

Gần đến Đại hội 13, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không còn im lìm nữa, mà xuất hiện thường xuyên hơn, mới đây là trong Đại hội Đảng bộ Quân đội, một trong các “tấm khiên” của chế độ mà ông Trọng vẫn đang kiểm soát, với tư cách là Bí thư Quân ủy Trung ương. Thông Tấn Xã VN đưa tin: Tổng Bí thư dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI. Đại hội diễn ra sáng nay ở Hà Nội, Tổng Trọng đến dự và có bài phát biểu chỉ đạo.

Tổng – Chủ Trọng cùng một số lãnh đạo đảng, nhà nước và quân đội trong Đại hội Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI sáng nay. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Đến dự còn có 2 người còn lại trong “tam trụ” là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, cùng một số lãnh đạo, quan chức đương nhiệm. Một số cựu lãnh đạo như cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Trương Tấn Sang… cũng có mặt.

Trước đó, báo Tiền Phong dẫn lời bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội: Lựa chọn nhân sự lấy đức làm gốc. Bà Ngân phát biểu trong Đại hội Đảng bộ Quảng Ninh lần XV: “Những nhân sự được chọn phải có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, phải vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là gốc; hạn chế mặt yếu của mỗi thành viên, bổ sung cho nhau, tạo ra một tập thể thực sự đoàn kết, vững mạnh, thống nhất, bảo đảm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội”.

Đa số người dân Việt Nam đều biết rõ con đường đi lên tới vị trí cao nhất của bà Ngân bắt đầu như thế nào và diễn biến ra sao. Cho nên, mỗi khi nghe bà Ngân rao giảng đạo đức, người ta thường kháo nhau câu “gái đĩ dạy cách giữ trinh tiết, phẩm hạnh”. Người ta có thể bịt miệng vài người, nhưng không thể bịt miệng đám đông, hàng triệu người.

Mời đọc thêm: Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Quân đội (TN). – Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng dự đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai (TT). – Bộ Chính trị làm việc về chuẩn bị đại hội các đảng bộ trực thuộc TW (TTXVN). – Bộ Chính trị hoàn thành chương trình làm việc với 67 Đảng bộ (VNE). – 12 địa phương tổ chức xong đại hội, có lãnh đạo nhiệm kỳ mới (Zing). – Làm sao để ‘quan chức, sĩ quan’ VN không tẩu tán tài sản và mua hộ chiếu ngoại? (BBC).

Lật lại vụ nhà máy nước sông Đuống

Vụ điều tra sai phạm ở nhà máy nước sông Đuống vốn đã “chìm xuồng” từ cuối năm 2019, thì chiều nay, báo Người Lao Động đưa tin: Bộ Công an đề nghị Hà Nội cung cấp hồ sơ về Dự án Nhà máy nước sông Đuống. Một nguồn tin của báo này xác nhận, Sở KH&ĐT TP Hà Nội nhận được văn bản của Cơ quan CSĐT Bộ Công an, đề nghị Sở này cung cấp hồ sơ, tài liệu về việc đầu tư xây dựng Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống.

Nguồn tin nói trên cho biết: “Sở vừa nhận văn bản trong chiều nay. Các cơ quan chuyên môn của Sở sẽ cung cấp cho cơ quan điều tra Bộ Công an theo quy định thông thường”. Trước đó, “cuối năm 2019, sau vụ Nhà máy Nước sạch sông Đà nhiễm dầu thải ảnh hưởng đến cuộc sống hàng vạn người dân Hà Nội. Sau đó, dư luận phát hiện ra người dân đang phải trả giá quá đắt khi sử dụng nước sạch của Nhà máy Nước mặt sông Đuống”.

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh bình luận: Sông Đuống mệt rồi. Theo ông Danh, vụ nhà máy nước sông Đuống lần này sẽ không “chìm xuồng”. Lý do: “Giám đốc Sở KHĐT Nguyễn Mạnh Quyền trước đây là Bí thư kiêm Chủ tịch Huyện Quốc Oai cũng dính nặng về việc giao đất trái pháp luật cho các nhà đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn huyện Quốc Oai và giao đất dịch vụ cho các hộ dân để làm nhà ở gây thất thoát ngân sách Nhà nước”.



Văn bản do C03 gửi đến Sở KH&ĐT TP Hà Nội đề nghị cung cấp thông tin liên quan đến Nhà máy nước mặt sông Đuống. Ảnh: FB Trương Châu Hữu Danh

Nhưng có ý kiến cho rằng vụ này không ảnh hưởng tới bà Đỗ Thị Kim Liên được, vì bà đã kịp bán 34% cổ phần ở Nhà máy nước mặt sông Đuống từ cuối tháng 11/2019. Lúc đó, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa bày tỏ sự lo lắng khi bên mua cổ phần của bà Liên lại là doanh nghiệp WHAUP từ Thái Lan: “Ở những đô thị lớn, an ninh nguồn nước sạch là vấn đề rất hệ trọng, nếu các nhà đầu tư nước ngoài vào, họ có thể chuyển nhượng qua lại. Ở một số quốc gia, họ thiết kế luật để ngăn chặn những giao dịch, chuyển nhượng có tác động đến an ninh quốc gia”.


Mời đọc thêm: Sông Đuống “lở loét”, quằn quại, tại sao chính quyền chỉ cứu… trên giấy? (DT). – Vì sao Hà Nội “sốt sắng” kiến nghị Thủ tướng duyệt bổ sung quy hoạch Nhà máy cấp nước Xuân Mai? (XD). – Cựu Chủ tịch Chung và cái giá của nước máy sông Đuống (LĐ). – Mời đọc lại: Sự thật về công nghệ Đức trong nhà máy nước sông Đuống của Shark Liên (TP). 


Vụ GV trường ĐH Tôn Đức Thắng bị công an “mời làm việc”


VTC dẫn lời bố của TS Phạm Đình Quý, giảng viên ĐH Tôn Đức Thắng bị công an mời làm việc: ‘Gia đình vẫn bặt tin con’. Trả lời phỏng vấn chiều nay, võ sư Phạm Đình Trang cho biết, tối 23/9, con trai ông là TS Quý cùng vợ đi ăn tại một quán ăn trên đường D1 thì bị nhiều công an đến mời làm việc: “Đến 4h ngày 24/9 thì con dâu tôi được thả cho về. Tuy nhiên, trước khi về thì con dâu tôi được yêu cầu ký vào biên bản với nội dung không được để người thứ ba biết, cũng như không được nói về việc ép cung tại đó”.


Ông Trang kể, đến nay đã 6 ngày sau vụ công an mời làm việc, hiện gia đình không nhận được bất cứ thông tin gì của TS Quý: “Gia đình tôi hiện không biết Quý nó sống chết ra sao. Nghe thông tin Quý bị chuyển lên Công an Đắk Lắk, anh trai Quý đã lên tận nơi để mong có thể gặp và nghe ngóng tình hình, nhưng đều không thể”.


Nhà báo Đoàn Bảo Châu đặt câu hỏi: Công an Đắk Lắk có nhiều chức năng vậy sao? Theo ông Châu, trong vụ TS Quý tố cáo Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường đạo văn, nếu giải quyết vấn đề đúng pháp luật, cần lập hội đồng khoa học để xác minh xem đơn tố cáo có đúng không, đúng đến đâu. Người bị tố cáo có thể khởi kiện, tòa án sẽ xử xem bên nào đúng, bên nào sai, dựa trên cơ sở pháp lý từ ý kiến của những nhà khoa học. 


Ông Châu viết: “Vậy mà công an Đắk Lắk làm thay công việc của những nhà khoa học, làm thay luôn toà án, thay viện kiểm sát, đột ngột bắt người tố cáo mà không hề có cơ sở pháp luật nào”. Không cần có lệnh của tòa, công an Đắk Lắk tự tiện bắt bớ, quy chụp hành vi “vu cáo người khác” đối với trường hợp TS Quý. 


Trang Kiểm Tin cho biết: công an Đắk Lắk xác nhận đang giam giữ giảng viên trường ĐH Tôn Đức Thắng. Cụ thể, “theo thông tin từ gia đình tiến sĩ Phạm Đình Quý, Công an Đắk Lắk xác nhận đang tạm giữ ông Quý với lý do trong một vụ án đang điều tra. Ngoài ra, công an Đắk Lắk cũng cho biết việc gia đình không nhận được giấy tờ thông báo vì giấy báo cho gia đình gửi qua đường bưu điện. Trước đó, Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố và bắt tạm giam tiến sĩ Quý với cáo buộc ‘Vu khống, bôi nhọ danh dự người khác’ vào ngày 23/9”. 


Facebooker Phạm Ngọc Hưng đặt câu hỏi: “Gia đình Tiến sĩ Quý đang viết đơn kêu cứu khắp nơi, nhưng ban giám hiệu tạm quyền của trường ĐH Tôn Đức Thắng do Tổng Liên đoàn đề cử vẫn không nói năng gì. Lẽ nào họ không biết rằng bù nhìn cũng phải hoàn thành trách nhiệm giả vờ của bù nhìn?”


Diễn biến thông tin xung quanh vụ TS Quý bị công an bắt cóc cho thấy khả năng Bí thư Tỉnh ủy hoặc “ai đó” ở Đắk Lắk đang “tác động” đến các báo “lề đảng”, vì gần một tuần sau vụ việc, chỉ có báo Tuổi Trẻ và VTC đưa tin về vụ này. Vụ bắt cóc diễn ra vào đêm 23/9, đến ngày 25/9 báo Tuổi Trẻ mới đưa tin, là báo “lề đảng” duy nhất lúc đó có bài về vụ của TS Quý và dĩ nhiên hoàn toàn chậm trễ so với các trang tin “lề dân”. VTC thì đến hôm nay mới bắt đầu đưa tin.


Luật gia Hoàng Mạnh Hà nhận định về luận án “tiến sĩ” của ông Bùi Văn Cường: Tiến sĩ chân vịt. Thì ra luận án bị tố cáo đạo văn của ông Cường có nhan đề: “Nghiên cứu tác động của tổ hợp chân vịt – bánh lái đến điều khiển hướng đi tàu thuỷ trên tuyến luồng Hải Phòng”. 


Ông Hà nêu một số câu hỏi phản biện: “Biển Hải Phòng có gì khác với biển Nha Trang, Phú Quốc, Ấn Độ Dương… để ông Cường phải đưa yếu tố này vào tựa luận văn? Nếu khác thì khi tàu thuỷ của ông Cường qua đến biển của mỗi tỉnh, có phải lặn xuống để thay chân vịt? Tất cả tàu thuỷ nhập về VN phải đem cho ông Cường chỉnh sửa chân vịt cho hợp với tuyến luồng biển Hải Phòng và biển VN nói chung?” Câu hỏi cuối của ông Hà: “Ông Cường dùng loại chân vịt nào để lên tới vị trí Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk?“



Thông báo về buổi bảo vệ “luận án” của Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường. Ảnh: FB Hoàng Mạnh Hà

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam hồi đáp ‘thư báo cáo và kêu cứu’ của ông Lê Vinh Danh. Tin cho biết, trong thư hồi đáp, Hiệp hội nhận định diễn biến vụ việc đang diễn ra tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng “là sự việc không bình thường”, đồng thời khẳng định: “Những đánh giá của Hiệp hội về thành tựu của Trường ĐH Tôn Đức Thắng đến nay vẫn không thay đổi”.


GS.TS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam nhận định: “Mâu thuẫn của Trường ĐH Tôn Đức Thắng là điển hình cho xung đột một số vấn đề mang tính cơ chế của việc thí điểm tự chủ ĐH và những mâu thuẫn này chưa được giải quyết. Hiện nay luật của mình chưa hoàn chỉnh, nên các trường có thể làm đúng theo luật này thì lại bị coi là sai so với luật kia”. 


Trang Kiểm Tin đưa tin về thư của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ VN: “Thư cũng cho biết Hiệp hội sẽ gửi công văn cho Ban Bí thư TW và Thường trực Chính phủ đề nghị cấp trên chỉ đạo, vì việc kỷ luật các cán bộ ở trường Đại học Tôn Đức Thắng liên quan đến thành bại của một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là giao quyền tự chủ cho các trường Đại học công lập”.



Thư hồi đáp TS Lê Vinh Danh của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ VN. Ảnh: FB Kiểm Tin



Mời đọc thêm: Giảng viên tố cáo bí thư Đắk Lắk bị ‘mời làm việc’ hay bị ‘bắt cóc’? (BBC). – Vụ tiến sĩ – võ sư Phạm Đình Quý: Sự thật cần minh bạch (FB Nguyễn Hồng Lam). – Phải đối xử với võ sư tiến sĩ Phạm Đình Quý theo đúng luật pháp (FB Nguyễn Ngọc Chu). – Công an Đắk Lắk vi phạm pháp luật trắng trợn (FB Châu Đoàn). – Rước đạn về nhà (FB Trương Châu Hữu Danh).


– Về vụ GV trường ĐH Tôn Đức Thắng bị công an “mời làm việc” (FB Lâm Minh Chánh). – Giảng viên bị công an mời làm việc, Trường ĐH Tôn Đức Thắng nói gì? (VTC). – Công an tỉnh Đắk Lắk trả lời vụ làm việc với giảng viên ĐH Tôn Đức Thắng (TT). – Tiến sĩ – Võ sư Phạm Đình Quý: Văn võ song toàn, rạng danh dòng tộc (FB Sinh Viên ĐH Tôn Đức Thắng). 


***


Thêm một số tin: Nước Mỹ của ai? (NV). – Mỹ giới thiệu dự luật ghi nhận đóng góp của người Hmong trong chiến tranh Việt Nam (VOA). – Đề án Ngoại Ngữ Quốc Gia 2020 đi về đâu? (RFA). –  Đàn bò tót vườn quốc gia đói trơ xương (VNE). – Tổng thống Mỹ bị cáo buộc trốn thuế ‘trong khoảng thời gian dài’ (TP). – New York Times: Tổng thống Trump không đóng đồng thuế nào trong 10 năm (Zing). – Tổng thống Trump nói gì trước tin chỉ đóng 750 USD thuế thu nhập năm 2016? (NLĐ).

Tin Google VN

Trận 'so găng' đầu tiên Trump-Biden quan trọng tới mức nào?

Đàn bò tót vườn quốc gia đói trơ xương

VnExpress

Đàn bò tót 'hàng hiếm' bơ vơ

Báo Thanh Niên

Dành cho bạn

Đề xuất dựa trên sở thích của bạn

Tin tay ngang, mang tai họa

Báo Thanh Niên

Kích cầu du lịch: 'Phép thử' khách nội địa

VietNamNet
Kết thúc
28 thg 9
Powered by Blogger.