Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Virus corona: Cuối cùng chúng ta đã có thuốc chủng ngừa Covid?

Tuesday, November 10, 2020 // ,

  

  • James Gallagher
  • Phóng viên Y tế và Khoa học
A person holding an ampoule

Hành trình đi tìm một loại vaccine hiệu quả chống lại Covid-19 đã đạt một bước tiến đáng kể, với việc công bố các kết quả mang tính "cột mốc"

Kết quả sơ bộ cho thấy một loại vaccine do Pfizer và BioNTech phát triển có thể nngăn ngừa được việc nhiễm Covid cho hơn 90% số người được tiêm.

Pfizer / BioNTech đạt được thành quả gì?

Họ là những người đầu tiên chia sẻ dữ liệu từ các giai đoạn thử nghiệm cuối cùng - được gọi là thử nghiệm giai đoạn 3.

Đây là một điểm quan trọng trong quá trình phát triển vaccine, nơi một số vaccine thử nghiệm sẽ thất bại.

Vaccine của Pfizer và BioNTech sử dụng một phương pháp hoàn toàn thử nghiệm, bao gồm việc tiêm một phần mã di truyền của virus vào người, để đào tạo hệ thống miễn dịch.

Khoảng 43.000 người đã được chủng ngừa và không có lo ngại về an toàn nào được nêu ra.

BBC graphic

Vậy khi nào sẽ có vaccine?

Pfizer tin rằng họ sẽ có thể cung cấp 50 triệu liều cuối năm nay và khoảng 1,3 tỷ liều cuối năm 2021.

Vương quốc Anh sẽ nhận được 10 triệu liều cuối năm 2020, với 30 triệu liều nữa đã được đặt hàng.

Chính xác ai sẽ được chủng ngừa đầu tiên phụ thuộc vào nơi Covid lây lan khi vaccine có sẵn và nhóm người nào vaccnine này có hiệu quả nhất.

Ví dụ, Vương quốc Anh chưa quyết định sẽ ưu tiên các nhân viên y tế và chăm sóc làm việc với những người dễ bị tổn thương nhất, hay những người có nguy cơ cao nhất nếu họ mắc bệnh.

Nói một cách tổng quát, nngười trên 80 tuổi, cư dân viện dưỡng lão và nhân viên y tế sẽ ở đứng gần đầu danh sách.

Cho đến nay, tuổi tác là yếu tố nguy cơ lớn nhất với Covid, vì vậy bạn càng lớn tuổi, bạn càng có cơ hội được chủng ngừa sớm.

Hầu hết các chuyên gia cho rằng vaccine này sẽ không được phổ biến rộng rãi cho đến giữa năm 2021.

Những vaccine nào khác đang được phát triển?

Dự kiến ​​sẽ có thêm kết quả từ các nhóm nghiên cứu thử nghiệm tiên tiến các loại vaccine khác trong những tuần và tháng tới.

Còn 10 loại vaccine nữa đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.

Các ứng cử viên hàng đầu là vaccine của:

  • Đại học Oxford và AstraZeneca từ Vương Quốc Anh
  • Moderna tại Mỹ
  • CanSino với Viện công nghệ Sinh học Bắc Kinh từ Trung Quốc
  • Viện Nghiên cứu Gamaleya từ Nga
  • Janssen từ Mỹ
  • Viện Sản phẩm Sinh học Bắc Kinh và Sinopharm ở Trung Quốc
  • Sinovac và Viện Butantan ở Brazil
  • Viện Sản phẩm Sinh học Vũ Hán và Sinopharm ở Trung Quốc
  • Novavax ở Mỹ

Điều đáng chú ý là đã có 4 loại virus corona lưu hành trong con người. Chúng gây ra các triệu chứng cảm lạnh thông thường và chúng ta không có vaccine nào cho những virus này.

Vaccine graphic

Có nhiều loại vaccine khác nhau?

Mục đích của vaccine là đưa virus vào hệ thống miễn dịch một cách vô hại để hệ thống miễn dịch nhận ra đây là những kẻ xâm lược và học cách chống lại nó.

Tuy nhiên, có nhiều cách để làm điều này và các nhà nghiên cứu đang sử dụng cách tiếp cận khác nhau.

Cả vaccine của Pfizer và Moderna đều tiêm các mảnh mã di truyền của virus corona vào cơ thể. Khi vào bên trong cơ thể, quá trình này bắt đầu tạo ra các protein virus để luyện tập cơ thể. Đây là một kỹ thuật hoàn toàn mới.

Các loại vaccine của Oxford và Nga lấy một loại virus vô hại lây nhiễm sang tinh tinh, và biến đổi gen nó để giống với virus corona, với hy vọng nhận được phản ứng.

Hai trong số các loại vaccine lớn do Trung Quốc sản xuất sử dụng virus gốc nhưng ở dạng vô hiệu hóa nên không thể gây nhiễm trùng.

Hiểu được phương pháp nào tạo ra kết quả tốt nhất sẽ rất quan trọng. Thử nghiệm thử thách, trong đó những người cố tình bị lây nhiễm, có thể giúp trả lời những câu hỏi này.

How the development of the Covid-19 vaccine is being fast-tracked

Những gì còn phải được thực hiện?

• Phải phát triển cách sản xuất vaccine tầm cỡ lớn cho hàng tỷ liều có thể sẽ cần đến

• Các cơ quan quản lý phải phê duyệt vaccine trước khi thuốc chủng ngừa có thể được tiêm

• Cuối cùng, sẽ có thách thức lớn về hậu cần là thực sự chủng ngừa cho hầu hết dân số thế giới

Bao nhiêu người cần được chủng ngừa?

Thật khó để biết nếu không biết hiệu quả của vaccine.

Người ta cho rằng 60-70% dân số toàn cầu cần được miễn dịch với virus để ngăn nó lây lan dễ dàng (được gọi là miễn dịch bầy đàn) - nói cách khác là hàng tỷ người cần phải được chủng ngừa, ngay cả khi vaccine hoạt động hoàn hảo.

Tại sao chúng ta cần vaccine?

Nếu bạn muốn cuộc sống trở lại bình thường, thì chúng ta cần có vaccine.

Ngay cả bây giờ, đại đa số mọi người vẫn dễ bị nhiễm virus corona. Nhờ những quy định giãn cách xã hội mà chúng ta đang ngăn cản bớt được số người chết. Nhưng những quy định này khiến đời sống con người bị nhiều giới hạn.

Nhưng vaccine dạy cơ thể chúng ta cách chống lại nhiễm trùng một cách an toàn. Điều này có thể ngăn chúng ta bị nhiễm virus corona ngay từ đầu hoặc ít nhất là làm cho Covid ít chết người hơn.

Vaccine, cùng với các phương pháp điều trị tốt hơn, là "chiến lược" rút lui ra khỏi sự bao vây của đại dịch.

Liệu vaccine có bảo vệ tất cả mọi người?

Không phải tất cả mọi người đều đáp ứng với việc chủng giống như nhau.

Giới nghiên cứu sẽ theo dõi chặt chẽ kết quả ở những người lớn tuổi, vì họ có nguy cơ bị nhiễm virus cao nhất.

Nhưng lịch sử cũng cho thấy bất kỳ loại vaccine nào cũng có thể kém thành công hơn ở người già vì hệ miễn dịch của họ không đáp ứng tốt với việc chủng ngừa. Chúng ta thấy điều này hàng năm với dịch cúm.

Có thể khắc phục điều này bằng cách chủng ngừa nhiều liều hoặc cho chủng ngừa cùng với một loại hóa chất (được gọi là chất bổ trợ) giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Bầu cử tổng thống Mỹ : Ba mươi chưa phải là Tết ?

 RFI

Những người ủng hộ tổng thống Donald Trump tập hợp trước trụ sở hạt Maricopa (Phoenix), nơi việc kiểm phiếu vẫn tiếp tục, ngày 09/11/2020.
Những người ủng hộ tổng thống Donald Trump tập hợp trước trụ sở hạt Maricopa (Phoenix), nơi việc kiểm phiếu vẫn tiếp tục, ngày 09/11/2020. © AP Photo/Ross D. Franklin
Thụy My
11 phút

Trong bài viết mang tựa đề « Khi cánh tả Dân Chủ phản đối kết quả bầu cử », Gilles-William Goldnadel, một luật sư Pháp theo xu hướng bảo thủ, nhắc lại, phe Dân Chủ cũng đã từng chống lại kết quả bầu cử, đìều mà hiện nay họ đang đả kích ông Donald Trump. Tác giả cho biết mỗi lần truyền thông "cánh tả" rao giảng đạo đức, ông không tránh khỏi hoài nghi.

Hãng tin AP hôm nay 10/11/2020 ghi nhận đảng Cộng Hòa ủng hộ tổng thống Donald Trump trong nỗ lực chống lại kết quả bầu cử hôm 03/11.

Bộ trưởng Tư Pháp William Bar cho phép mở điều tra về cáo buộc gian lận bầu cử. Những tên tuổi lớn trong đảng như lãnh đạo phe đa số ở Thượng Viện Mitch McConnell đã lên tiếng ủng hộ ông Trump khiếu kiện. Rất ít người trong đảng công nhận ông Joe Biden chiến thắng, hoặc chỉ trích việc tổng thống sa thải bộ trưởng Quốc Phòng Mask Ester.

Hãng tin Mỹ cũng như hầu hết các cơ quan truyền thông khác của Hoa Kỳ đều phê phán việc ông Donald Trump không chấp nhận kết quả khít khao và có một số hiện tượng nghi vấn. Sau khi truyền thông loan tải ông Joe Biden « đắc cử », một số nguyên thủ các nước cũng đã nhanh chóng lên tiếng chúc mừng ông Joe Biden, nhưng trên mạng xã hội chứ không phải là điện văn chính thức.

Trái với mọi dự đoán, Donald Trump là ứng cử viên Cộng Hòa giành được nhiều phiếu bầu nhất trong lịch sử với gần 71 triệu phiếu. Những người ủng hộ ông Donald Trump, vốn rất đông đảo, cho rằng việc truyền thông nhanh nhẩu và ồ ạt coi ông Biden như tân tổng thống là nhằm đặt mọi người trước « việc đã rồi », áp đảo tinh thần của ông Trump cũng như các « fan » của ông.

Tiêu chuẩn kép của truyền thông "thiên tả"

Trong bài viết mang tựa đề « Khi cánh tả Dân Chủ phản đối kết quả bầu cử » đăng trên Le Figaro ngày 09/11/2020, luật sư Gilles-William Goldnadel lấy làm tiếc rằng các nhà đạo đức cánh tả « có trí nhớ quá ngắn ». Theo nhà bình luận, phe Dân Chủ cũng đã từng chống lại kết quả bầu cử, đìều mà hiện nay họ đang đả kích ông Donald Trump.

Tác giả cho biết mỗi lần truyền thông cánh tả rao giảng đạo đức, khoác lên chiếc áo choàng sự thật để cất lên những bài ca cũ, ông không tránh khỏi hoài nghi. Ông viết : « Cách đây 100 năm, họ đã ca ngợi chủ nghĩa xã hội sẽ mang lại hạnh phúc cho tôi. Cách đây 30 năm, nhập cư là cơ hội cho nước Pháp của tôi. Cách đây một tháng, Donald Trump sẽ tan tành như xác pháo ! ».

Goldnadel chỉ ra « tiêu chuẩn kép » có lợi cho cánh tả trong cuộc bầu cử này, một lần nữa lại được tiêu chuẩn hóa. Truyền thông cánh tả tỏ ra phẫn nộ vì tổng thống mãn nhiệm chưa chi đã tuyên bố chiến thắng, trong khi phải chờ kết quả phiếu bầu qua thư.

Thái độ này là hợp lý nếu bốn năm trước đó, và là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, một đám đông khổng lồ được báo chí ca tụng, không đến biểu tình chống lại sự chính danh của một tổng thống - đã chính thức đắc cử - mà cánh tả thường phẫn nộ lại không tỏ ra phẫn nộ.

Từ hơn một tháng qua, ông Trump vẫn nói rằng các cuộc thăm dò luôn khẳng định đối thủ sẽ bỏ xa ông, là « nhảm nhí ».

Những gì « tổng thống dối trá » nói, hóa ra là thật. Hoặc là những người được thăm dò không dám nói thật ý định bỏ phiếu vì báo chí luôn nói rằng bầu cho ông Trump là đáng xấu hổ. Hoặc là thăm dò bị bóp méo, hoặc những người thăm dò bất tài. Tuy nhiên, điều này không quan trọng, vấn đề là chắc chắn những kết quả thăm dò « vớ vẩn » này đã có tác động tiêu cực. Không thể biết được có bao nhiêu cử tri đã thất vọng không đi bầu, bao nhiêu người còn do dự đã đi bỏ phiếu để còn nước còn tát.

Cũng từ hơn một tháng qua, vị tổng thống luôn bị báo chí gắn nhãn dối trá, không ngừng nói với những ai muốn và không muốn nghe ông, rằng việc bầu qua thư rất dễ gian lận. Việc cử tri Dân Chủ thích bỏ phiếu qua bưu điện trong thời kỳ dịch bệnh, không có nghĩa là ông Trump sai. Trên mạng xã hội, đã có những thắc mắc vì sao người ta vẫn có thể đi ra ngoài mua sắm, ăn uống như bình thường mà lại không thể đi bỏ phiếu, làm kéo dài thời gian kiểm đếm, gây tranh cãi ?

Pháp không cho phép bỏ phiếu qua bưu điện

Luật sư Goldnadel nhắc lại, hồi năm 1975, nước Cộng hòa Pháp đã cấm bỏ phiếu qua thư. Tờ báo Le Monde số ra ngày 13/11/1975 viết : « Nhằm giảm gian lận bầu cử, việc bỏ phiếu qua đường bưu điện đã bị hủy bỏ ». Chẳng lẽ bầu cử bằng thư tín ở Mỹ lại ít gian lận hơn ở Pháp ? Thế nên, trừ phi chấp nhận áp dụng tiêu chuẩn kép bất lợi cho tổng thống cánh hữu, căn cứ nào để nói ông Trump không có quyền nêu ra nghi vấn gian lận, đặc biệt trong bối cảnh một cuộc bầu cử gay cấn đến nỗi một số ít lá phiếu sẽ quyết định kết quả ?

Tuy vậy, chỉ với việc Donald Trump hoặc những người ủng hộ ông nêu lên những trục trặc hoặc gian lận phiếu, là đã bị lên án phản dân chủ, xấu chơi, hoặc tệ hơn nữa, là những kẻ theo thuyết âm mưu nguy hiểm cần nhốt ngay vào bệnh viện tâm thần.

Cần nhớ rằng, sau thất bại của bà Hillary Clinton, Le Monde ngày 25/11/2016 đã chạy tựa « Bầu cử Mỹ : Để hiểu những nghi ngờ về gian lận qua hệ thống điện tử ». Bài viết có chapeau như sau : « Theo nhiều luật sư và nhà khoa học, kết quả cuộc bầu cử tổng thống có thể bị tin tặc làm sai lạc. Họ kêu gọi Hillary Clinton khiếu nại ».

Tác giả Gilles-William Goldnadel nhắc lại đoạn đầu của  bài báo : « Phải chăng việc đắc cử đáng kinh ngạc của Donald Trump là do gian lận bằng máy móc điện tử ? Đó là giả thiết mà nhiều chuyên gia ở Hoa Kỳ đưa ra, trong đó có luật sư chuyên về luật bầu cử John Bonifaz và giáo sư tin học của trường đại học Michigan, John Alex Alderman.

Một bài báo của New York Magazine ngày 22/11 cho biết, những người thân cận của bà Hillary Clinton đã cảnh báo về khả năng gian lận tại các bang Wisconsin, Michigan và Pennsylvania, mà rất muốn khiếu kiện để phản đối kết quả. Theo các nhà phân tích, tại Wisconsin, ứng cử viên đảng Dân Chủ đã có số phiếu tại các phòng phiếu dùng máy điện tử ít hơn 7% so với các phòng phiếu kiểm bằng tay… »

Luật sư Goldnadel đặt câu hỏi, như vậy phe ông Trump phản dân chủ, theo thuyết âm mưu hay cánh tả áp đặt tiêu chuẩn kép ? Đối với những người hoài nghi, ông giới thiệu cuốn sách « Sự sụp đổ của Nixon » của nhà sử học Georges Ayache, vừa được xuất bản cách đây vài ngày. Ở trang 159 và 160, có thể đọc thấy làm cách nào giới mafia ở Illinois đã tước đoạt của Nixon cuộc bầu cử, mang lại thắng lợi cho Kennedy.

Gian lận và sai sót khi bầu qua thư

Gần đây nhất, nhà báo Laure Mandeville trên Le Figaro ngày 08/11 nhắc lại vụ tranh chức thượng nghị sĩ Pennsylvania hồi năm 1994 giữa ứng cử viên Cộng Hòa Bruce Marks và ứng viên Dân Chủ William Stevenson. Tòa án đã hủy bỏ kết quả bầu cử vì gian lận quy mô. Thẩm phán kết luận phe Dân Chủ của ông Stevenson đã cướp đoạt hàng trăm phiếu của ông Marks, bằng cách cử các đảng viên trực tiếp đến nhà cử tri giúp điền vào phiếu bầu, một việc hoàn toàn bất hợp pháp.

Một chuyên gia nhận xét : « Cách ăn gian này chỉ liên quan đến vài trăm ngàn phiếu. Nhưng trong một cuộc bầu cử sát nút thì số cách biệt này là quan trọng, nên tôi hoàn toàn hiểu được việc khiếu nại của tổng thống ».

Tờ báo thiên tả Libération trong mục kiểm tra tin giả ngày 06/11 cũng đã xác nhận thông tin có phiếu bầu đã được gởi đến William Bradley, một cư dân ở Michigan qua đời từ lâu mà nếu còn sống đã được 118 tuổi. Luật sư Goldnadel không tin đây là trường hợp nhầm lẫn duy nhất. Theo nhà báo Mỹ gốc Phi nổi tiếng Candace Owens, có 840 cụ già trên 101 tuổi trong đó có 39 cụ sinh vào thời kỳ nội chiến Mỹ và 45 cụ sinh từ thế kỷ 19 đã « bỏ phiếu » tại Pennsylvania. Thế nhưng truyền thông vẫn coi như trong cuộc bầu cử khít khao này không có chuyện kiện tụng và thản nhiên loan tin chiến thắng của ông Biden, cứ như là đài CNN có quyền « truyền chức thánh » cho tổng thống.

Sáng tạo nhất và kịch tính nhất trong tiêu chuẩn kép, là ba kênh truyền hình cấp tiến (tức thiên tả) trong đó có kênh nổi tiếng CBS, đã cắt ngang loan báo của tổng thống vì lý do « nói dối » ; trong khi vẫn có thể chạy băng chữ phía dưới hoặc phản bác sau đó ! Theo luật sư Goldnadel, đây là một mảng tối trong lịch sử kiểm duyệt của truyền thông cánh tả.

Tác giả tỏ ý tiếc là cuộc chiến chủng tộc cũng như tiêu chuẩn kép vẫn đang gặm nhấm dần nền dân chủ Hoa Kỳ, và căn bệnh này dễ lây lan.

Cuộc bầu cử gay go chưa từng thấy

Không chỉ báo chí, trên các mạng xã hội tiếng nói của Donald Trump cũng bị ngăn chận. Dưới bất cứ bài đăng nào của Donald J. Trump, Facebook lại dán thông báo « Joe Biden là ứng cử viên chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2020. Nguồn : Reuters/NEP/Edisons và nhiều nguồn khác », trong khi kết quả chính thức phải do Ủy ban Bầu cử Liên bang tuyên bố. Twitter thì tước mọi ưu tiên dành cho tổng thống. Trong một « post » mới, ông Trump phàn nàn Cơ quan Quản lý Dược phẩm (FDA) và phe Dân Chủ không muốn ông có được chiến thắng, nên chờ năm ngày sau bầu cử mới đưa tin về vaccin chống virus corona của Pfizer.

AP dẫn lời người đứng đầu phe đa số ở Thượng Viện Mitch McConnell hôm thứ Hai 09/11 nói rằng ông Donald Trump đúng 100% khi khiếu nại kết quả bầu cử, và cơ quan phụ trách chuyển giao quyền lực GSA từ chối khởi động tiến trình trước khi xác nhận người thắng cử. Phát ngôn viên cơ quan này cho biết có thể không yêu cầu đếm lại phiếu như hồi năm 2000 (giữa hai ứng cử viên Al Gore và Bush), cho đến khi Donald Trump công nhận thất bại hoặc cử tri đoàn được thành lập vào tháng tới.

Hy vọng của phía ông Trump dường như rất mong manh, nhưng phải chăng « ba mươi chưa phải là Tết » ? 

Donald Trump đang kiện ở những bang nào?

 BBC

Election officials looking at absentee ballots

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump nói họ sẽ thách thức kết quả bầu cử Mỹ, mà hiện ông Joe Biden đảng Dân chủ đã được gọi là người đắc cử tổng thống.

Phía của ông Trump đang tìm cách kiện ở nhiều tiểu bang.

Những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump đang kêu gọi gây sức ép với Ủy ban Viễn thông Liên bang (FCC) về việc nhiều tổ chức truyền hình gọi ông Joe Biden là tổng thống đắc cử.

Mọi kênh tivi lớn của Mỹ đều đã dự báo ông Biden là người thắng bầu cử và bắt đầu gọi ông là tổng thống đắc cử.

Mới nhất, hôm nay, Tổng thống Donald Trump lại lên Twitter nhắc lại cáo buộc của ông rằng có gian lận bầu cử.

Nhóm quan sát viên của Organization of American States (OAS) đã ra lời ca ngợi bầu cử Hoa Kỳ 2020.

Nhóm này gồm 28 chuyên gia và quan sát viên của 13 nước.

Họ đã theo dõi bầu cử ngày 3/11 ở nhiều nơi gồm cả Georgia và Michigan.

Họ nói không thấy có sai phạm ở đó.

Pennsylvania

Chiến dịch của ông Trump đã nộp đơn kiện ở Pennsylvania.

Đơn mới nhất cáo buộc "thiếu minh bạch" và "đối xử bất nhất" giữa cử tri Dân chủ và Cộng hòa.

Ông Biden dẫn ở đây với hơn 45.000 phiếu, nghĩa là rất khó để ông Trump thay đổi kết quả.

Wisconsin

Ban vận động tranh cử của tổng thống nói họ sẽ yêu cầu kiểm phiếu lại ở Wisconsin "dựa trên những bất thường đã thấy" vào ngày bầu cử, mặc dù điều này sẽ không cần đến một vụ kiện.

Không rõ khi nào việc kiểm phiếu lại sẽ diễn ra, vì thông thường những cuộc kiểm phiếu này không xảy ra cho đến khi các quan chức đếm xong mọi lá phiếu.

Hạn chót của tiểu bang cho phần này của quy trình là ngày 17/11.

Giáo sư Richard Briffault của Đại học Luật Columbia nói rằng cũng có một cuộc kiểm phiếu lại ở Wisconsin vào năm 2016, và nó đã "thay đổi khoảng một trăm phiếu bầu".

Michigan

Ông Trump đã thắng ở tiểu bang này năm 2016 với tỷ lệ chênh lệch thấp nhất - chỉ hơn 10.700 phiếu - và ông Biden được dự đoán là người chiến thắng ở đây vào năm 2020.

Ngày 4/11, chiến dịch tranh cử của Trump đã đệ đơn kiện để ngăn chặn việc kiểm đếm đối với các tuyên bố thiếu quyền tiếp cận để theo dõi quá trình.

Ngày 4/11, phía của ông Trump nộp đơn đòi ngừng đếm phiếu vì cáo buộc thiếu minh bạch.

Quan tòa bác bỏ đơn này.

Một đơn khác nộp ngày 9/11, đòi ngăn kết quả tại Wayne County.

protesters holding signs saying every vote counts

Nevada

Đơn ở Nevada nộp ngày 5/11 cáo buộc thủ tục "lỏng lẻo" trong việc xác thực phiếu bầu qua bưu điện với 3.000 trường hợp.

Vụ này tập trung vào cử tri ở Clark County.

Georgia

Phiếu còn đang tiếp tục đếm tại đây, và hiện Biden hơn 12.000 phiếu.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa David Perdue và Kelly Loeffler kêu gọi lãnh đạo của đảng Cộng hòa tại tiểu bang này từ chức với cáo buộc "thiếu minh bạch" trong kỳ bầu cử.

Arizona

Biden đang dẫn tại Arizona với 14.000 piếu.

Hiện còn 61.000 phiếu đang chờ xác minh tại đây. Vì còn chờ xác minh, nghĩa là không phải tất cả các phiếu này rồi sẽ được tính.

Chiến dịch của ông Trump cũng nộp đơn ở đây, cáo buộc rằng tổng thống Trump có thể "mất hàng ngàn phiếu".

North Carolina

Tổng thống Trump đang dẫn tại bang này, mặc dù chưa có kết quả vì vẫn còn hàng ngàn phiếu chờ đếm.

Giới chức tại đây còn chờ tới ngày 12/11 để đếm xong các phiếu gửi trước ngày 3/11.

Tòa Tối cao có can thiệp không?

Nếu kết quả bầu cử bị thách thức, trước tiên các nhóm pháp lý thách thức kết quả được yêu cầu phải đưa sự việc ra các tòa án tiểu bang.

Các thẩm phán tiểu bang sau đó sẽ hoặc bác bỏ hay ủng hộ thách thức và ra lệnh kiểm phiếu lại.

Tối cao Pháp viện sau đó mới có thể được yêu cầu xem xét.

Bộ trưởng tư pháp Mỹ Barr cũng đã cho phép "điều tra sơ bộ" thông qua công tố viên liên bang.

Động thái từ Joe Biden

Nhóm phụ trách công tác chuyển giao của ông Joe Biden cho hay vẫn đang chờ tiền của liên bang và văn phòng để thực thi công tác.

Công việc này phụ thuộc cơ quan của chính phủ Donald Trump, có tên General Services Administration (GSA).

Nhưng người lãnh đạo cơ quan này, Emily Murphy, tuyên bố "chưa có gì chắc chắn".

Nhóm của Joe Biden nói họ đang xem xét khả năng kiện tụng vì vụ này.

Xin hỏi, đảng Dân Chủ không còn ai là người công chính trước mặt Thiên Chúa nữa hay sao?

 

Tác giả Nguyễn Lý TưởngNgày đăng: 2020-11-10


Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng
(1) Xin hỏi những người Ki-tô hữu (Christian) như Công Giáo, Tin Lành... trong đảng Dân Chủ (Các Dân Biểu, Nghị Sĩ, Thống Đốc, Thị Trương, Nghị viên, các Giáo Sư, nhà văn, nhà báo, giới Truyền Thông (MEDIA) trong đảng DÂN CHỦ không còn một ai là người Công Chính, người đạo đức, người tốt lành trước mặt Thiên Chúa nữa hay sao?
(2) Tại sao quý vị chấp nhận một cuộc bầu cử gian lận, không công bằng, không trong sạch, không có dân chủ...mục đích để cướp chính quyền với mọi thủ đoạn gian lận trong cuộc bầu cử hiện nay?
(3) Tại sao quý vị chấp nhận hợp tác với đảng Cộng Sản Trung Quốc, hợp tác với Tập Cận Bình để phá hoại nước Mỹ - phá hoại nền Dân Chủ của nước Mỹ với Hiến Pháp 1776 đã được tôn trọng trải qua 245 năm nay?
(4) Tại sao quý vị thấy rõ tình báo Trung cộng xâm nhập hoạt động tại 50 tiểu bang Hoa Kỳ - sử dung trên 300.000 sinh viên người Hoa làm tình báo - ăn cắp kỹ thuật công nghệ, ăn cắp bí mật quốc phòng...để giúp Trung Cộng tạo sức mạnh đối đầu với Hoa Kỳ mà không ngăn chận lại còn ủng hộ Joe Biden là người đã cộng tác với đảng CSTQ trên mười năm nay?
Joe Biden không phải là ngưới được cử tri dảng Dân Chủ ủng hộ trong cuộc bầu cử sơ bộ... nhưng lại được các lãnh dạo đảng Dân Chủ chọn đứng chung với Kamala Harris (người về chót trong cuộc bầu cử sơ bộ) để thực hiện âm mưu gian lận bầu cử ngay 3 tháng 11/2020 ?
(5) Tại sao quý vị biết rõ bọn tình báo Trung cộng ở trong Tổng lãnh sự quán Trung quốc tại Houston, Texas đang chỉ huy các hoạt động bạo động phá hoại của ANTIFA, BLACK LIVES MATTER (BLM) và chỉ huy bọn buôn lậu ma túy - buôn người qua biên giới phía Nam (Mexico - Hoa Kỳ) để phá hoại nước Mỹ ...mà vẫn ủng hộ chủ trương hợp tác với Trung Cộng của Joe Biden ?
(6) Tại sao quý vị chống lại chủ trương của TT Donald Trump kêu gọi các công ty, kỹ nghệ đang hoạt động tại Trung Quốc trở về Mỹ để đem lại công ăn việc làm cho người dân Mỹ, để cứu các nhà máy sản xuất tại Hoa Kỳ khỏi bị đóng cửa, công nhân khỏi bị thất nghiệp ?
(7) Tại sao quý vị đã biết rõ sau gần 4 năm lãnh đạo Hoa Kỳ, Tổng Thống Donald Trump đã làm cho Thị trường chứng khoán từ dưới 18,000 điểm thời Obama lên tới 25,000 - 28,000 và 32,000 điểm trong năm 2019 và con số người thất nghiệp xuống thấp nhất trong vòng 50 năm nay, người da đen, người các sắc dân thiểu số có công ăn việc làm rất cao... Nói chung tình trạng xã hội ổn định, mức sống của dân lên cao... mà quý vị vẫn chống đối, phủ nhận mọi thành quả của Chính Phủ Trump? Bà Nancy Pelosi đã công khai xé bỏ bản báo cáo thành tích của Chính Phủ do Tổng Thống Donald Trump đọc trước Quốc Hội và trước quốc dân đang theo dõi Tổng Thống phát biểu qua TV. Hành động đó có phải là phá hoại hay không? Tư cách của một lãnh tụ Dân Chủ trong Quốc Hội là như thế hay sao?
Nguyễn Lý-Tưởng
công dân USA
Nov 8/2020
----------
Powered by Blogger.