Tin khắp nơi – 10/11/202
Chưa được công nhận chuyển giao,
chiến dịch Biden xem xét hành động pháp lý
Nhóm chuyển tiếp của Tổng thống đắc cử Joe Biden đang xem xét thực hiện hành động pháp lý đối với sự chậm trễ của cơ quan liên bang trong việc công nhận chiến thắng của ứng viên Đảng Dân chủ trước Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử vào tuần trước, Reuters dẫn nguồn tin từ một quan chức của ông Biden cho biết hôm 9/11.
Thông thường, Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp (GSA) công nhận một ứng cử viên tổng thống khi đã rõ ràng ai là người đã chiến thắng một cuộc bầu cử để quá trình chuyển giao quyền lực có thể bắt đầu.
Điều này hiện vẫn chưa xảy ra mặc dù các đài truyền hình và thông tấn Mỹ đều đã loan tin ông Biden là người chiến thắng vào hôm thứ Bảy (7/11) sau khi ông giành được đủ số phiếu đại cử tri để bảo đảm chức tổng thống.
Luật Mỹ không quy định rõ ràng khi nào GSA phải hành động, nhưng các quan chức phụ trách việc chuyển tiếp của ông Biden nói rằng chiến thắng của họ là rõ ràng và việc trì hoãn là không chính đáng, ngay cả khi ông Trump từ chối thừa nhận thất bại.
Mặc dù không có bằng chứng, nhưng Tổng thống Trump nhiều lần tuyên bố rằng có gian lận trong quá trình bỏ phiếu và đã khởi động một loạt các vụ kiện kết quả bầu cử.
Các quan chức bầu cử trên toàn quốc nói rằng không có bằng chứng về gian lận đáng kể và các chuyên gia pháp lý cho rằng nỗ lực của ông Trump khó có thể thành công.
Người đứng đầu GSA, Emily Murphy, được Tổng thống Trump bổ nhiệm vào năm 2017, vẫn chưa xác định được “người chiến thắng là rõ ràng”, Reuters dẫn lời một phát ngôn viên cho biết.
Một nguồn tin thân cận với bà Murphy cho biết bà là một người kỹ lưỡng nên sẽ dành thời gian để đưa ra một quyết định cẩn trọng.
Một quan chức phụ trách chuyển tiếp của ông Biden nói với các phóng viên rằng đã đến lúc GSA phải đưa ra xác nhận việc công nhận tổng thống đắc cử, đồng thời cho biết nhóm chuyển tiếp sẽ xem xét hành động pháp lý nếu cơ quan này không thực hiệnđiều này.
“Hành động pháp lý chắc chắn là một khả năng, nhưng cũng có những lựa chọn khác mà chúng tôi đang xem xét”, quan chức giấu tên cho biết và từ chối nêu cụ thể các lựa chọn này.
Tình trạng hậm trễ khiến cho nhóm của ông Biden mất khả năng tiếp cận hàng triệu đô la tài trợ liên bang và khả năng gặp gỡ các quan chức của các cơ quan tình báo và các bộ phận khác.
Nhóm chuyển đổi cần được công nhận để tiếp cận ngân quỹ về lương bổng, tư vấn và đi lại, cũng như các thông tin mật, vẫn theo lời quan chức trên.
Ngoài ra, nhóm chuyển tiếp cũng không có quyền tiếp cận Bộ Ngoại giao, nơi tạo điều kiện cho các cuộc gọi giữa các nhà lãnh đạo nước ngoài và tổng thống đắc cử, giới chức giấu tên cho biết thêm.
Theo lời giới chức cấp cao, GSA đã không chấp nhận bắt đầu quá trình chuyển đổi chính thức trong 5 tuần lễ vào năm 2000, khi ứng viên đảng Cộng hòa George W. Bush và ứng viên đảng Dân chủ Al Gore giằng co nhau trong cuộc bầu cử với chỉ có vài trăm phiếu bầu cách biệt ở Florida.
Kết quả bầu cử 2020: Cả hai phía bất ngờ
Lương Tạ
Kết quả của cuộc bầu cử 2020 của Mỹ đã làm cả hai phía Cộng Hoà và Dân Chủ bất ngờ. Làn sóng xanh đã không tới như dự đoán.
Trump thua khít khao, Dân Chủ mất ít nhất 5 ghế Hạ Viện, và Thượng Viện dự đoán sẽ vẫn nằm trong tay đảng Cộng Hòa với xác suất cao. Hơn 70 triệu cử tri bầu cho Tổng Thống Trump.
Có 5 lý do nổi bật quyết định cuộc bầu cử này: Con người Tổng Thống Trump, đường hướng kinh tế, an toàn xã hội, sắc tộc, và sau cùng là đối thủ Joe Biden.
Ngoài nhiều yếu tố phụ khác nhau, yếu tố chính Tổng Thống Trump thua là vì ông mất đi các bang miền trung tây, Michigan, Wisconsin, Pensylvania, một cách khít khao.
Trước thời Trump, các bang này là các bang Dân Chủ. Những thập niên gần đây, công việc của các bang này càng ngày càng xuống. Liên Đoàn lao động thân Dân Chủ vẫn còn đó, nhưng việc làm của thành viên dần tiêu tan. Trump, ứng cử viên mới mẻ năm 2016, đã hứa hẹn công việc để người ta bầu cho ông, và ông đã thắng.
Nhưng chính những bang này đã từ chối cho ông thêm một nhiệm kỳ. Một phần, là đời sống họ cũng không khá hơn cho mấy, hai là cá nhân của Tổng Thống Trump, một người đương nhiệm, đã làm cho họ mất tin tưởng, từ tính cách, tới đối phó đại dịch.
Bên cạnh TT Trump vào ngày ông ấy thua cuộc tranh cử
Vì sao Tổng thống Donald Trump thất cử?
Joe Biden – lần này là Phòng Bầu Dục?
Tổng Thống Trump đã tạo cho nhiều người ấn tượng tốt về khả năng kinh tế của ông qua thành tích trước đại dịch. Nên số người đi bầu cho ông cả nước, phần nhiều vì lý do hy vọng qua đại dịch kinh tế sẽ lên, và vì họ sợ xã hội mất an toàn, mặc dù họ không thích tính cách của ông.
Đáng lẽ ra, Tổng Thống Trump đã được tái cử, vì kinh tế đang trên đà phát triển một cách ấn tượng, trước đại dịch. Nhưng những sự kiện hiếm có xảy ra, đã bộc lộ mặt yếu kém của ông về con người, từ đại dịch, cho đến xung đột sắc tộc.
Bản thân ông vì quen sống trong giàu sang tột đỉnh, nên không có khả năng đồng cảm với thế giới bình thường của dân Mỹ. Ấn tượng chung của người dân Mỹ từ chối ông là ông đã không đối phó với đại dịch một cách thật tâm, không khôn khéo trong vấn đề giải quyết sắc tộc. Có thể ví ông như là một người cha chỉ biết mang tiền về, nhưng lại yếu kém về lo cho gia đình khi có nạn.
Dân Mỹ, phần đông vẫn còn nghiêng về hướng bảo thủ, an toàn xã hội và kinh tế tự do là chính. Đảng Cộng Hoà đã thành công nhiều trong việc dán nhãn đảng Dân Chủ là không bảo đảm an toàn xã hội, kinh tế xã hội chủ nghĩa. Những khẩu hiệu “Bãi bỏ cảnh sát” và những tư tưởng cấp tiến một cách lý tưởng hóa , được thông tin giả phóng đại, đã làm cho nhiều dân Mỹ chọn Tổng Thống Trump. Thua Florida hơn 3% là một chứng cớ.
Dĩ nhiên là có nhiều chi tiết có thể bàn cãi trong những khẩu hiệu như “Bãi bỏ cảnh sát” , nhưng những thông điệp này đã gây lo sợ không ít cho người dân bình thường.
Có lẽ, người đạt được nhiều nhất, là ông Biden. Kinh nghiệm 47 năm ôn hòa trong chính trường với hiểu biết cả hai bên, đã giúp ông thấy được vấn đề, và chắc chắn hơn với chiến lược và thông điệp của ông.
Chiến lược chính của ông Biden là “lấy lại linh hồn của nước Mỹ” – Restore the Soul of America. Vì thế ông để cho Tổng Thống Trump tự vận động chống lại chính ông Trump, qua những trình diễn công chúng của ông, và hậu quả của chính ông tạo ra. Từ cách đối phó dịch, cho đến đối phó con người.
Ông Biden vẫn “vận động từ hầm nhà ông”, biểu tượng cho cách đối phó tránh dịch có trách nhiệm của ông.
Ông không cho người của ông đi gõ cửa từng nhà vì sẽ có tiếp xúc trong đại dịch, trái với phía đảng Cộng Hòa. Rất nhiều lúc, phe Dân Chủ đã rất nóng lòng để đi từng nhà, kể cả đưa vấn đề ra trang nhất của truyền thông. Ông không thay đổi chiến lược. Ông kiên định chiến lược gìn giữ tư cách, nhân phẩm của ban vận động tranh cử của ông, biểu tượng cái gì đẹp nhất của nước Mỹ, để cho người dân thấy sự khác biệt giữa 4 năm rối loạn vừa qua, và bức hình tương lai ông làm tổng thống.
Khi Tổng Thống Trump bị dính COVID-19, ông Biden lúc đó, đã không đánh người ngã ngựa. Ngược lại, ông đã ra lệnh lấy tất cả các quảng cáo truyền hình có tính cách tấn công ông Trump xuống, trong hai tuần ông Trump dưỡng bệnh.
Những thách thức pháp lý của ông Trump có triển vọng ra sao?
Joe Biden thúc đẩy kế hoạch cho nhiệm kỳ tổng thống
Khi được hỏi tại sao ông không tấn công các con của ông Trump, như ông Trump tấn công con ông, ông trả lời: “Tôi đấu với ông Trump chứ đâu có đấu với con ông Trump”. Khi nhìn tất cả những phát biểu của ông Biden, và các tấn công của ông Trump, chúng ta thấy rõ ràng sự khác biệt về bản tính hai con người.
Nếu không phải ông Biden là ứng cử viên ôn hòa và có chiến lược kiên định, kết quả đã khác. Con số ông thắng khít khao. Vì chống Trump, nồng nhiệt của phe cấp tiến đã rõ ràng nhưng cũng không tạo ra được những cơn sóng xanh lớn để giành chiến thắng cho lưỡng viện.
Chính ông Biden đã biết điều đó, nên ông đã tận dụng cơ hội trong các buổi tranh luận, để khẳng định rằng ông không ủng hộ bãi bỏ cảnh sát, và không đưa đất nước vào con đường xã hội chủ nghĩa.
Ông Biden nhậm chức Tổng Thống, chắc chắn, trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, và tư thế không hoàn toàn thượng phong. Hạ Viện Dân Chủ nắm đa số mỏng, phe cấp tiến đòi hỏi cải tổ. Gần 48%, hay 70 triệu dân Mỹ bầu cho đối thủ của ông, với những đòi hỏi thiên hữu khác nhau, nhưng kinh tế là một lý do lớn.
Thượng viện hầu như Cộng Hòa sẽ nắm đa số, và người tin tưởng thuyết âm mưu đã có một chân trong quốc hội. Ông thừa hưởng một đất nước chia rẽ, từ ý tưởng cho đến cách đối phó đại dịch, kinh tế èo uột, sắc tộc, và nhất là trong lúc đại dịch lên cao nhất, làm trì trệ sức năng động của người dân Mỹ. Gánh nặng của ông hoàn toàn không phải nhỏ.
Chính Trị Mỹ, trong quá khứ, nghệ thuật điều đình, và đối thoại với tôn trọng, để đi tới thỏa hiệp, đã giúp cho nước Mỹ lớn mạnh vì tính chất đoàn kết chung. Chỉ mới nhiều năm gần đây, nghệ thuật đó đã mất đi, nhường chỗ cho hai thái cực chỏi nhau, ngày càng lớn, đến độ không ai tin ai. Mỗi nhóm có tư tưởng trong thế giới của chính họ, và đòi hỏi của chính họ.
Có câu, thời thế tạo anh hùng. Nhưng chỉ có người có bản lãnh hợp với lúc và hợp với thời, mới có thể thành anh hùng được.
Trong tất cả các lãnh đạo, Tổng Thống đắc cử Biden là người đó, để nắm trọng trách đưa con thuyền nước Mỹ trở lại đúng hướng.
Ông là một con người ôn hòa. Ông được biết là người có thể đưa nhiều người tư tưởng bất đồng ngồi lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề. Ông đã chứng tỏ quyết tâm khắc phục bệnh nói lắp, ông có quyết tâm đi theo con đường của ông đến cùng. Ông là người ưu tiên sự đoàn kết và rất hiểu đất nước Mỹ cần gì trong lúc này, mặc dù điều này gần như không thể xảy ra với tình trạng xanh nước, đỏ lửa rõ nết như hiện nay.
Trong bài phát biểu nhận chiến thắng, Tổng Thống đắc cử Biden nói:”Tôi tranh cử với tư cách là một ứng cử viên đảng Dân chủ đầy tự hào. Nhưng tôi sẽ trở thành tổng thống của người dân Hoa Kỳ. Tôi sẽ dốc hết sức cho những người đã bầu cho tôi cũng như những người không bầu cho tôi.”
Về vấn đề liên quan với Việt Nam, khác với Joe Biden, Tổng Thống Trump chưa từng nêu lên hay có quan tâm cá nhân về sự bành trướng của Trung Quốc hay nhân quyền cho Việt Nam, mặc dù ông có nhiều cơ hội trực diện với chính quyền Việt Nam.
Bầu cử Mỹ giúp bổ túc kiến thức chính trị dân chủ ở VN?
Kỳ vọng gì ở Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ 2020 và bang giao Mỹ – Việt?
Mặt khác, qua nhiều chính phủ Mỹ, chính sách của Mỹ luôn trong tư thế ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc. Chính sách chống bành trướng của Mỹ vẫn tiếp tục, nhưng cá nhân của Tổng Thống đắc cử Joe Biden sẵn sàng mang vấn đề nhân quyền và ngăn chận bành trướng của Trung Quốc trở thành trọng tâm.
Trong tâm thư của ứng cử viên tổng thống Joe Biden gửi tới cộng đồng Việt Nam gần đây, ông viết:
“Tại Đông Nam Á, chúng ta sẽ khôi phục vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong các thể chế khu vực như Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) và làm việc với các đối tác của chúng ta để giải quyết tình trạng bành trướng của Trung Quốc, bao gồm tại Biển Đông. Tôi sẽ cải thiện những chính sách quan trọng của chính quyền Obama-Biden đối với Việt Nam, nỗ lực gỡ bỏ bom mìn còn sót lại, giải quyết các tác hại của Chất Độc Da Cam, củng cố an ninh biển, và tranh đấu cho nhân quyền”.
Thay vì bãi bỏ Hiệp Định Xuyên Thái Bình Dương có nhiều đồng minh liên kết, như Tổng Thống Trump, ông Biden cũng sẽ theo chính sách của Obama, liên kết đồng minh để chống lại Trung Quốc. Biden tuyên bố rằng “Hoa Kỳ cần phải cứng rắn với Trung Quốc… Cách hiệu quả nhất để đối mặt với thách thức đó là xây dựng một mặt trận thống nhất của các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ để đối đầu với các hành vi lạm dụng của Trung Quốc”.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-54870896
4 lần bầu cử Tổng thống Mỹ
gây tranh cãi nhất trong lịch sử
Thiện Phong
Mục lục bài viết
Năm 1824: Andrew Jackson vs John Quincy Adams
Năm 1860: Abraham Lincoln và John Breckinridge
Năm 1876: Samuel J. Tilden vs Rutherford B. Hayes
Năm 2000: George W Bush vs Al Gore
Mỗi lần bầu cử Tổng thống Mỹ hầu như đều chạm đến đến tâm can của người dân trên khắp thế giới, và bầu cử Tổng thống Mỹ hiện tại thậm chí còn hơn thế. Năm nay xảy ra tình trạng gian lận phiếu bầu, tuyên truyền lừa gạt, những âm mưu đen tối lần lượt xuất hiện. Rốt cuộc chiến thắng sẽ thuộc về ai, trước mắt vẫn chưa thể thấy được kết quả cuối cùng.
Kỳ thực, trong lịch sử bầu cử Tổng thống Mỹ, cũng đã có mấy lần bầu cử rung chuyển thời cuộc, không chỉ ảnh hưởng sâu rộng đến nước Mỹ, mà còn ảnh hưởng đến cả thế giới, theo Vision Times.
Bài viết này sẽ nói sơ qua về mấy lần bầu cử tổng thống nổi tiếng này.
Năm 1824: Andrew Jackson vs John Quincy Adams
Cuộc tổng tuyển cử năm 1824 là lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ, mà Hạ viện cuối là nơi cuối cùng quyết định ai là Tổng thống Hoa Kỳ. Có 4 ứng cử viên chạy đua trong cuộc bầu cử đó, tất cả họ đều thuộc cùng một chính đảng — Đảng Dân chủ-Cộng hòa (Democratic-Republican Party), khác với Đảng Cộng hòa hoặc Đảng Dân chủ hiện nay.
Họ bao gồm:
1. Andrew Jackson
2. John Quincy Adams
3. William Crawford
4. Henry Clay
Kết quả kiểm phiếu, Andrew Jackson đã chiến thắng, giành được đa số phiếu cử tri và phiếu cử tri đoàn. Tuy nhiên, số phiếu cử tri đoàn mà ông giành được ít hơn 32 phiếu so với số phiếu cần thiết để được bầu làm Tổng thống.
Căn cứ theo quy định của hiến pháp, trong trường hợp này, Hạ viện bỏ phiếu sẽ quyết định, Hạ viện chỉ được bỏ phiếu cho ba ứng cử viên có nhiều phiếu nhất. Do đó, Henry Clay, người có ít phiếu bầu nhất vào thời điểm đó nên bị loại. Lúc đó Henry Clay đang là Chủ tịch Hạ viện.
Sau khi Hạ viện bỏ phiếu, John Quincy Adams cuối cùng đã được bầu làm Tổng thống. Trên thực tế, Andrew Jackson nhận được phiếu Đại cử tri nhiều hơn John Quincy Adams. Andrew Jackson nhận 99 phiếu, trong khi John Quincy Adams chỉ nhận được 84 phiếu.
Năm 1860: Abraham Lincoln và John Breckinridge
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1860 được xem là lần tranh chấp kịch liệt nhất, chia rẽ nghiêm trọng nhất và xung kích lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Vào ngày 6/11/1860, Abraham Lincoln đánh bại ứng cử viên Stephen A. Douglas, ứng viên đảng Dân chủ miền Nam John C. Breckenridge và ứng viên Liên bang lập hiến John Bell, trở thành Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ.
Khi đó, Lincoln nhận được tổng cộng 1.866.452 phiếu bầu, Douglas 1.376.957 phiếu bầu, Breckenridge 849.781 phiếu bầu, và Bell 588.789 phiếu bầu. Khi đó tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 82,2%. Lincoln đã giành được 40% số cử tri, để từ đó trở thành vị Tổng thống đầu tiên đến từ đảng Cộng hòa.
Mặc dù Lincoln chỉ giành được đa số phiếu trong các cuộc bầu cử phổ thông, nhưng ông lại giành được chiến thắng mang tính quyết định bởi lá phiếu của cử tri đoàn: ông giành được 180 phiếu bầu, trong khi đối thủ của ông chỉ giành được tổng cộng 123 phiếu. Các đối thủ của Lincoln đã áp dụng chiến lược kết hợp số phiếu bầu ở New York, tiểu bang New Jersey và tiểu bang Rhode Island, nhưng nếu họ áp dụng chiến lược này ở tất cả các tiểu bang, Lincoln vẫn sẽ giành được chiến thắng với đa số phiếu của cử tri đoàn.
Cuộc bầu cử năm 1860 sở dĩ được coi là lần bầu cử có tính tranh chấp gay gắt nhất, chia rẽ nghiêm trọng nhất và có tác động lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, nguyên nhân chủ yếu là do xã hội Hoa Kỳ lúc bấy giờ có vấn đề về việc có nên xóa bỏ chế độ nô lệ người da đen hay không, dẫn đến chia rẽ trầm trọng giữa hai miền nam bắc nước Mỹ.
Việc ông Lincoln đắc cử đã khiến bảy tiểu bang có nô lệ ở miền nam Hoa Kỳ quyết định độc lập, tách khỏi Liên minh và thành lập Liên minh miền Nam Hoa Kỳ. Lúc đầu, ông dùng thái độ khuyên giải, nhưng hai bên đều khá cứng rắn về vấn đề chế độ nô lệ, không có chỗ cho sự nhượng bộ hay hòa giải, vì vậy, Tổng thống Lincoln đã quyết định nam tiến tấn công Liên minh miền Nam Hoa Kỳ, thống nhất nước Mỹ và giải phóng nô lệ. Vì vậy, ông được ca ngợi là “Tổng thống của tự do” và nhận được sự kính ngưỡng của mọi người.
Năm 1876: Samuel J. Tilden vs Rutherford B. Hayes
Cuộc bầu cử năm 1876 trực tiếp gây ra một cuộc khủng hoảng hiến pháp và “Thỏa hiệp 1877” là tái thiết miền nam.
Năm 1876, nội chiến Hoa Kỳ kết thúc, mâu thuẫn giữa phe ôn hòa và phe cấp tiến ngày càng gia tăng khiến mọi nỗ lực tái thiết đất nước bị đình trệ.
Trong cuộc bầu cử lần này, cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều tuyên bố rằng các ứng cử viên của họ đã giành chiến thắng ở các tiểu bang Florida, Louisiana và Nam Carolina. Do đó, đảng Cộng hòa đã từ chối chấp nhận các phiếu cử tri đoàn của ba tiểu bang đó. Ở tiểu bang Oregon, ứng cử viên trong thành viên cử tri đoàn cũng nảy sinh tranh cãi. Rất nhiều nguyên nhân khiến ứng cử viên Samuel J. Tilden cuối cùng không thể thắng được chỉ vì thiếu một phiếu bầu cử tri đoàn.
Tranh cãi khi đó là trong khoảng 20 lá phiếu. Cử tri đoàn khi đó có đại diện của 4 tiểu bang đã vắng mặt, Hạ viện bị hoãn lại, do đó, Quốc hội phải thành lập Ủy ban bầu cử liên bang gồm hai đảng (FEC) với các thành viên bao gồm hạ nghị sĩ, thượng nghị sĩ và thẩm phán Tòa án tối cao.
Kết quả là 185 lá phiếu đã giúp ông Rutherford B. Hayes chiến thắng Samuel J. Tilden với 184 lá phiếu, ông Hayes đã trở thành Tổng thống thứ 19 của Mỹ. Kết quả này được gọi là “Thỏa hiệp 1877.”
Năm 2000: George W Bush vs Al Gore
Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2000, vì những tranh chấp trong việc kiểm phiếu ở tiểu bang Florida, vụ kiện được đưa lên Tòa án tối cao và thẩm phán sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng, đến bây giờ nó vẫn được gọi là cuộc chiến sau bầu cử.
Vào thời điểm đó, kết quả bỏ phiếu của cử tri đoàn là 267 phiếu cho Al Gore – ứng cử viên đảng Dân chủ và 246 phiếu cho George W Bush – ứng cử viên đảng Cộng hòa. Kết quả, 25 lá phiếu cử tri đoàn tại tiểu bang Florida trở thành chìa khóa quyết định thắng bại của hai ứng cử viên.
Hai người cạnh tranh gay gắt ở tiểu bang Florida. Lúc này, một số vấn đề trong quá trình bỏ phiếu lại nổi lên và trở thành tâm điểm tranh cãi trong khâu kiểm phiếu.
Trong đó có hai vấn đề kỹ thuật không rõ ràng: Cái gọi là “phiếu treo “(hanging chad), tức là lá phiếu không được đục lỗ hoàn toàn, còn sót lại các lỗ chưa được đục hết, cần phải có nhân viên kiểm tra và thẩm duyệt thủ công, vấn đề còn lại chính là lá phiếu mà mỗi địa phương tự mình thiết kế, cái gọi là ” “Lá phiếu bướm” (butterfly ballot), đã gây nhầm lẫn cho cử tri khi đi bỏ phiếu. Trên các lá phiếu bướm có in tên các ứng cử viên của hai đảng ở hai bên, có đục lỗ ở giữa. Vì thế phải kiểm lại phiếu lần nữa.
Ngày 26/11/2000, chính phủ Liên bang tuyên bố rằng, ông George W Bush đã giành chiến thắng với số phiếu bầu lớn hơn 537 phiếu.
Phe cánh của ông Al Gore không phục và yêu cầu tiếp tục tái kiểm phiếu ở một số quận. Họ đã kháng cáo lên Tòa án Tối cao Florida. Tòa án ủng hộ ông Al Gore. Nhưng ông George W Bush đã kháng cáo lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Các thẩm phán liên bang đã bỏ phiếu vào ngày 12/12/2000, với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống đã lật đổ phán quyết của tòa án Florida, chấm dứt việc kiểm phiếu lại.
Trong cuộc bỏ phiếu của đại cử tri vào ngày 18 tháng 12, chỉ một đại cử tri đã bỏ phiếu chống lại ông Gore. Cuối cùng, ông Bush con đã nhận được 271 phiếu đại cử tri và ông Gore đã nhận được 266 phiếu đại cử tri. Tuy nhiên, số phiếu cử tri ông nhận được lại ít hơn 500.000 phiếu so với ông Al Gore.
Kể từ đó, những lá phiếu đục lỗ đã được bãi bỏ để không lặp lại những sai lầm cũ.
Đến với cuộc tổng tuyển cử năm 2020 năm nay, một vấn đề kỹ thuật mới đã được đặt ra: “lá phiếu trần”. Cái gọi là vấn đề “bỏ phiếu trần” bắt nguồn từ việc bỏ phiếu qua bưu điện do đảng Dân chủ thúc đẩy.
TT Trump đã luôn phản đối việc bỏ phiếu qua thư, ông tin rằng điều đó sẽ tạo cơ hội cho đảng Dân chủ “đánh cắp Nhà Trắng.”
Sự thật đúng là như vậy. Hiện tại, ngày bỏ phiếu đã kết thúc được vài ngày, nhưng các vấn đề gian lận, lừa dối liên tục xuất hiện ở các tiểu bang chiến địa là: Georgia, Pennsylvania, Nevada, Arizona và Michigan. Đội Chiến dịch tranh cử của Trump, đã bắt đầu các thủ tục pháp lý, khởi kiện đảng Dân chủ lên Tối cao Pháp viện về các hành vi dối gạt cử tri và gian lận bầu cử.
https://www.dkn.tv/the-gioi/4-lan-bau-cu-tong-thong-gay-tranh-cai-trong-lich-su-bau-cu-nuoc-my.html
Kamala Harris, nữ phó tổng thống Mỹ đắc cử là ai?
Kamala Harris có cha mẹ là người nhập cư từ Ấn Độ và Jamaica và trở thành Tổng Trưởng lý ở California, sau đó là thượng nghị sỹ.
Bà từng ra tranh cử làm ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, sau đó thành bạn tranh cử cùng ông Joe Biden.
Bà sẽ ở vị trí tối ưu để ra tranh cử tổng thống trong tương lai.
https://www.bbc.com/vietnamese/media-54889203
Biden đắc cử : Nước Mỹ thật sự trở lại
với chủ nghĩa đa phương ?
Minh Anh
Nước Mỹ ngày 07/11/2020 đã bầu chọn ông Joe Biden làm tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Tổng thống tân cử cam kết « nối lại với chủ nghĩa đa phương » và « quyền lực mềm của nước Mỹ », chấm dứt bốn năm « chủ nghĩa đơn phương » của tổng thống Donald Trump, đã gây tổn hại nhiều đến hình ảnh nước Mỹ trên thế giới. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo, về mặt cơ bản, chính sách đối ngoại của Biden sẽ không có nhiều khác biệt so với người tiền nhiệm.
« America is back ! » Đây chính là thông điệp mà Joe Biden đã đưa ra trong suốt cuộc vận động tranh cử. Cựu phó tổng thống Mỹ thời Barack Obama chưa bao giờ che giấu những ý đồ của mình trên phương diện chính sách đối ngoại khi đề ra các ưu tiên một khi ông đắc cử : Tái hội nhập thỏa thuận Paris về Khí hậu ; Trở lại với các thỏa thuận quốc tế, như hạt nhân Iran, Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, hay tham gia lại các định chế quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới WHO, UNESCO, UNRWA …, mà Hoa Kỳ đã rút ra khỏi dưới thời ông Donald Trump.
Hơn bao giờ hết, thế giới cần có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong nhiều cuộc khủng hoảng lớn, nhất là trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung, cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đe dọa vị thế siêu cường hàng đầu thế giới của Hoa Kỳ.
Nhà nghiên cứu về Hoa Kỳ, bà Alexandra de Hoop Scheffer, giám đốc cơ quan tư vấn German Marshall Fund of the United States, trên đài France Culture cho rằng việc nối lại hợp tác với các đồng minh châu Âu và châu Á sẽ là điều đầu tiên ông Joe Biden phải làm, nhằm « tạo ra một mặt trận chung làm đối trọng với các hoạt động của Trung Quốc tại châu Á, cũng như trong lòng các định chế đa phương ».
Chỉ có điều « America is back » của Joe Biden diễn ra trong một bối cảnh đặc biệt : Lần đầu tiên kể từ nhiều thập niên qua (có thể là từ thời Jimmy Carter năm 1976), một tổng thống đắc cử trong một nước Mỹ bị phân hóa sâu sắc, bị chia rẽ đến mức ở bên bờ đoạn tuyệt. Tổng thống Trump trong suốt nhiệm kỳ chỉ kích động sự thù hận, người Mỹ xâu xé lẫn nhau, vấn đề chủng tộc bùng nổ và dịch bệnh Covid-19 làm điêu đứng nền kinh tế.
Do vậy, theo giới quan sát tại Pháp, ưu tiên hàng đầu của Joe Biden vẫn là bình ổn trong nước. Ông ý thức được rằng dành nhiều thời gian và nói nhiều về quốc tế có lẽ sẽ là một mối nguy hiểm. Nhưng với 47 năm kinh nghiệm của một nhà ngoại giao kỳ cựu, Joe Biden cũng hiểu được « sức mạnh làm gương của Mỹ », một thứ quyền lực mềm được xây dựng dựa trên ý tưởng gọi là « chủ nghĩa ngoại lệ » của Mỹ , vốn dĩ đã bị ông Trump phá hủy trong bốn năm qua.
Joe Biden cũng rút ra được bài học kinh nghiệm từ Donald Trump, khi thấy rõ mối quan hệ nhập nhằng giữa chính sách đối nội với chính sách đối ngoại. Chính vì điều này mà ông mệnh danh chính sách đối ngoại của ông là một « chính sách vì một tầng lớp trung lưu Mỹ ».
Từ những điều nói trên, giới quan sát tại Pháp đều cùng cho rằng khẩu hiệu « America First » của Donald Trump, đề cao các lợi ích cốt lõi của nước Mỹ, vẫn sẽ luôn mang tính thời sự. Pascal Boniface, giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược tại Pháp, lưu ý : « Cho dù có đưa một chút chủ nghĩa đa phương vào trong chính sách đối ngoại của mình, Biden sẽ không là một tổng thống đa phương, bởi vì chưa có một đời tổng thống Mỹ nào thật sự là đa phương cả. »
Ông Biden thúc đẩy chuyển giao quyền lực
nhưng không được chấp nhận
Nhóm vận động tranh cử của ông Joe Biden đã cố gắng thúc đẩy cơ quan Dịch vụ Công Hoa Kỳ (GSA) chấp thuận việc chuyển giao quyền lực tổng thống, nhưng đã bị từ chối. GSA cho biết, việc chuyển giao quyền lực vẫn chưa được xác định.
Pamela Pennington, phát ngôn viên của GSA, nói với MarketWatch trong một email: “Chưa có xác nhận nào được đưa ra. GSA và quản trị viên của nó sẽ tiếp tục tuân thủ và thực hiện tất cả các yêu cầu theo luật”.
Hiện tại, GSA đã quyết định từ chối không gian văn phòng liên bang của nhóm chuyển tiếp Biden và gần 10 triệu đô la tài trợ cho nhân sự và các nhu cầu khác.
Giám đốc của cơ quan GSA, Emily Murphy cho hay, quá trình chuyển giao quyền lực tổng thống chỉ được bắt đầu “khi ứng cử viên được lựa chọn rõ ràng theo đúng thủ tục do Hiến pháp quy định”.
Phát ngôn viên của GSA nói thêm rằng, chỉ khi phía giám đốc chắc chắn xác định rằng, “các dịch vụ của Đạo luật chuyển tiếp Tổng thống (PTA) được cung cấp thì mới có thể dùng… Trước khi nó được xác định, các quy định cho phép nhóm chuyển giao của Biden có thể tiếp nhận các dịch vụ trước bầu cử từ chính phủ (ví dụ: không gian văn phòng hạn chế, máy tính, kiểm tra lý lịch, kiểm tra bảo mật)”.
“GSA đã đáp ứng tất cả các yêu cầu theo luật định của PTA trong suốt chu kỳ bầu cử và sẽ tiếp tục làm như vậy”, người phát ngôn cho biết.
Mặc dù đội ngũ của Tổng thống Trump đã đệ đơn kiện tại các tiểu bang chiến trường trọng điểm với cáo buộc vi phạm luật pháp và gian lận bầu cử, nhưng nhiều phương tiện truyền thông đã nêu tên người chiến thắng dành cho ứng cử viên đảng Dân chủ Biden trong khi việc kiểm phiếu vẫn đang diễn ra, cuộc bầu cử vẫn chưa kết thúc.
Trừ khi tất cả các kết quả được chứng minh và mọi thủ tục pháp lý được giải quyết, người được lựa chọn ngồi vào chiếc ghế Tổng thống thứ 46 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ mới chính thức được công nhận.
Tuy rằng, cả hai ứng cử viên tổng thống đều tuyên bố giành chiến thắng ở một số tiểu bang nhất định, nhưng với những diễn biến hiện tại của cuộc bầu cử, kết quả cuối cùng có thể sẽ do Tối cao Pháp viện quyết định.
Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump cũng đã thúc đẩy việc kiểm phiếu lại ở một số tiểu bang, bao gồm Wisconsin và Georgia. Họ cho biết, sẽ cung cấp thêm bằng chứng và thực hiện nhiều vụ kiện pháp lý hơn.
Căn cứ vào luật pháp năm 1963, ban quản lý GSA sẽ quyết định thời điểm xác định người chiến thắng. Điều này sẽ mở ra cánh cửa lớn cho các cơ quan liên bang Hoa Kỳ của chính phủ mới và cung cấp kinh phí hoạt động cho họ.
Chính phủ sắp tới sẽ có khoảng hai tháng để thiết lập nội các trước ngày 20/1.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-biden-thuc-day-chuyen-giao-quyen-luc-nhung-khong-duoc-chap-nhan.html
Bầu cử Mỹ 2020: Chuyện gì xảy ra
nếu ông Trump không chịu rời Nhà Trắng?
Trong lịch sử 244 năm của nước Mỹ, chưa từng có vị tổng thống nào từ chối rời Nhà Trắng sau khi thất bại trong cuộc bầu cử.
Sự chuyển giao quyền lực một cách trật tự, hợp pháp và ôn hòa là một trong những dấu ấn đặc trưng của nền dân chủ Hoa Kỳ.
Vì lý do này, việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố từ chối việc chấp nhận thua cuộc trước Joe Biden đã tạo ra một tình huống mới lạ và làm đảo lộn nước Mỹ.
Và nó đặt ra thách thức cho các nhà phân tích trong việc xem xét các kịch bản không tưởng.
“Còn lâu mới kết thúc”
Trump đang đánh gôn bên ngoài thủ đô Washington DC khi Biden được các hãng tin lớn của Mỹ xướng tên là người chiến thắng trong cuộc bầu cử vào ngày 7 tháng 11.
Ngay sau đó, ban vận động tranh cử của tổng thống đã đưa ra một tuyên bố nhấn mạnh rằng “cuộc bầu cử còn lâu mới kết thúc”.
Kết quả bầu cử 2020: Cả hai phía bất ngờ
Vì sao Tổng thống Donald Trump thất cử?
“Tất cả chúng ta đều biết tại sao Joe Biden vội vã giả vờ làm người chiến thắng, và tại sao các đồng minh truyền thông của ông ta đang cố gắng rất nhiều để giúp đỡ ông ta: họ không muốn sự thật bị phơi bày”, ông Trump tuyên bố. “Sự thật đơn giản là cuộc bầu cử này còn lâu mới kết thúc”, nó vẫn tiếp diễn, cho thấy ông Trump sẽ tiếp tục phản đối kết quả qua các vụ kiện tụng, cáo buộc có gian lận bầu cử.
Hiến pháp Hoa Kỳ hoàn toàn rõ ràng trong việc tuyên bố nhiệm kỳ tổng thống đương nhiệm sẽ chấm dứt “vào trưa ngày 20 tháng 1”.
Joe Biden đã giành được đủ các bang để đảm bảo việc ông có được hơn 270 phiếu đại cử tri đoàn cần thiết. Do đó, ông Biden có quyền giữ chức vụ tổng thống trong bốn năm tiếp tới.
Những thách thức pháp lý của ông Trump có triển vọng ra sao?
Bên cạnh TT Trump vào ngày ông ấy thua cuộc tranh cử
Donald Trump vẫn có các nguồn lực hợp pháp và chính danh mà ông có thể sử dụng để thách thức kết quả bỏ phiếu, nhưng trừ khi có sự thay đổi đáng kể tại các tòa án trong tương lai gần, và chỉ khi ông Trump có thể chứng minh những bất thường trong bầu cử mà ông cáo buộc nhưng không đưa ra bằng chứng là thực sự tồn tại, ngày 20 tháng 1 là ngày tổng thống mới tuyên thệ nhậm chức – cũng là ngày mà ông Trump phải rời Nhà Trắng.
Vị trí được quảng bá trước
Trump đã cảnh báo rõ ràng trong suốt chiến dịch tranh cử rằng ông sẽ không chấp nhận thua cuộc.
Ông nói đi nói lại rằng ông quyết tâm tiếp tục nắm giữ quyền hành, bất kể các cơ quan bầu cử nói gì, chỉ ra rằng khả năng duy nhất khiến không thất bại là do cuộc bầu cử bị đánh cắp.
Vì vậy, nước Mỹ đã bắt đầu thảo luận về những gì sẽ xảy ra nếu Trump làm lời hăm dọa của mình và cố gắng bấu víu quyền lực.
Giả thuyết này thậm chí đã được Joe Biden đề cập đến suốt cuộc bầu cử.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình ngày 11 tháng 6, diễn viên hài Trevor Noah đã hỏi Biden rằng liệu ông có nghĩ đến khả năng Trump thua cuộc và từ chối rời dinh tổng thống hay không.
“Có, tôi đã nghĩ về điều đó,” Biden trả lời và nói thêm ông tin chắc rằng, trong tình huống như vậy, quân đội sẽ chịu trách nhiệm ngăn ông Trump tiếp tục tại và đơn giản chỉ cần đuổi ông ấy ra khỏi Nhà Trắng.
Joe Biden thúc đẩy kế hoạch cho nhiệm kỳ tổng thống
Kỳ vọng gì ở Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ 2020 và bang giao Mỹ – Việt?
Việc Biden khăng khăng rằng cử tri, chứ không phải ứng cử viên, sẽ quyết định kết quả cuộc bầu cử – điều được xác nhận trong tuyên bố của ban vận động tranh cử của ông hôm thứ Sáu:
“Người dân Mỹ sẽ quyết định cuộc bầu cử này, và chính phủ Hoa Kỳ tuyệt đối có khả năng hộ tống những kẻ vi phạm ra khỏi Nhà Trắng”, tuyên bố ghi.
Việc thi hành nhiệm vụ hộ tống Trump ra khỏi dinh tổng thống có thể do Cảnh sát Tư pháp Hoa Kỳ hoặc Sở Mật vụ thực hiện.
Sở Mật vụ là cơ quan dân sự phụ trách an ninh của tổng thống, nhưng theo luật, cơ quan này cũng có nghĩa vụ bảo vệ tất cả các cựu tổng thống và sẽ tiếp tục bảo vệ ông Trump ngay cả sau ngày 20 tháng 1.
Khi lợi thế cuộc bầu cử nghiêng về Biden trở nên rõ ràng và việc tuyên bố ông là người thắng cử gần kề, Sở Mật vụ đã tăng cường các biện pháp an ninh để bảo vệ tổng thống đắc cử.
Một cách có hiệu lực, ông Biden đang được bảo vệ với mức độ an ninh của “tổng thống”, bất chấp việc ông Trump khăng khăng rằng đảng Dân chủ bại trận.
Kịch bản không tưởng?
Nếu kết cục tồi tế nhất xảy đến, và Trump vẫn kiên quyết từ chối rời Nhà Trắng, lòng trung thành của lực lượng an ninh với ông có thể cần được suy xét.
BBC đã hỏi các chuyên gia rằng có khả thi không khi Trump cố gắng dùng lực lượng an ninh quốc gia để nắm quyền một cách bất hợp pháp.
Giáo sư Dakota Rudesill, một chuyên gia về chính sách an ninh quốc gia và luật pháp liên đới với Đại học Bang Ohio ở Mỹ nói với BBC:
“Để một tổng thống lạm dụng quyền hạn tổng thống để tiếp tục nắm quyền sau khi thua bầu cử, sẽ là điều khó khăn và sẽ hủy hoại các chuẩn mực quan trọng. Nhưng điều đó không phải là không thể tưởng tượng được”.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis lên án Tổng thống Trump
TT Trump sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper
Ông cảnh báo: “Điều này sẽ gây nguy hại lớn cho đất nước, cho các nguyên tắc cốt lõi của mối quan hệ quân sự-dân sự và triển vọng về nền dân trên toàn cầu.
Tuy nhiên, ông nói rõ rằng, theo quan điểm của mình, kịch bản Trump bám trụ chức vị tổng thống nhờ vào sự hỗ trợ của lực lượng an ninh, khó có thể xảy ra.
“Các quân nhân thề trung thành với hiến pháp, chứ không phải tận tụy với chính trị gia đang nắm quyền. Và sĩ quan quân đội cấp cao nhất quốc gia hiện thời, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đã nhiều lần nói rằng quân đội không đóng vai trò gì trong cuộc bầu cử này.”
Giáo sư Rudesill không phải là người duy nhất xem xét những vấn đề này. Keisha Blaine là giáo sư tại Đại học Pittsburgh và là chuyên gia nghiên cứu các phong trào phản kháng xã hội, nói với BBC:
“Việc chúng ta phải tự hỏi chính mình liệu các lực lượng vũ trang có can thiệp vào cuộc bầu cử hay không lộ ra rất nhiều điều đáng buồn về tình trạng của đất nước chúng ta”.
“Vào bốn năm trước, hầu hết người Mỹ chẳng ai thắc mắc về điều này. Nhưng khi chứng kiến Trump điều động các đặc vụ liên bang [trong cuộc bạo loạn gần đây] ở Portland và Washington trong những tháng gần đây, đó trở thành một mối quan tâm hệ trọng. Tôi không nghĩ đây là một kịch bản có thể xảy ra, nhưng chúng ta không loại bỏ nó vì đây là một khả năng nghiêm trọng, khi xem xét mọi thứ đã xảy ra trong năm nay,” bà nói thêm.
Bầu cử Mỹ 2020: Lằn ranh chia đôi nước Mỹ
Mỹ: Trump ‘rời xa’ khỏi hiến pháp, Tướng Colin Powell nói
Thật sự suốt thời gian các cuộc biểu tình xã hội nổ ra với phong trào chống phân biệt chủng tộc vào giữa năm nay, Trump đã tính đến việc huy động quân đội để trấn áp các cuộc biểu tình.
Vào ngày 5 tháng 6, New York Times nói rằng Tướng Milley đã thuyết phục Trump không viện dẫn Đạo luật Chống Nổi loạn 1807 để huy động quân đội đang hoạt động trên toàn quốc dập tắt các cuộc biểu tình.
Tờ báo viết rằng đó là “một lằn ranh mà một số quan chức quân đội Mỹ nói họ sẽ không vượt qua, ngay cả khi tổng thống ra lệnh”.
Cuối cùng, Trump đã hạ lệnh sử dụng Vệ binh Quốc gia, những người, tùy từng trường hợp, có thể được điều động dưới quyền của tổng thống và/hoặc thống đốc bang.
Các thành viên của lực lượng an ninh phi quân sự báo cáo với Bộ An ninh Nội địa cũng tham gia vào việc kiềm hãm các cuộc biểu tình ở Washington, Portland và các thành phố khác của Hoa Kỳ.
Vì lẽ đó, một số người suy đoán rằng nếu có khủng hoảng khởi phát từ cuộc bầu cử, có khả năng Trump sẽ ra lệnh triển khai một số nhân viên phi quân sự được trang bị vũ khí.
Tuy nhiên, với giả định lực lượng vũ trang không được phép đặt mình vào vai trò phục vụ cho mưu đồ chính trị của tổng thống thì rất khó để hình dung ông Trump sẽ thành công trong việc tiếp tục níu giữ quyền lực.
Bạo lực trong thời gian chờ đợi?
Giáo sư Rudesill bày tỏ lo ngại về các tình huống liên quan.
“Tôi đã viết về khả năng Tổng thống Trump sẽ cố gắng sử dụng lệnh hành pháp hoặc Bộ Tư pháp vốn được kiểm soát bởi các đồng minh chính trị của ông để cố gắng đưa ra ‘chỉ thị’, nêu rõ rằng nhánh hành pháp nên coi Trump là người chiến thắng trong cuộc bầu cử đang tranh chấp” chuyên gia nói với BBC, nhưng ông cảnh báo rằng điều này là “hoàn toàn không phù hợp và không thể chấp nhận được.”
Ông nói: “Lệnh cho quân đội tiếp tục chào tổng thống sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào trưa ngày 20/1 sẽ đặt quân đội vào tình thế bất khả.
“Một nửa nước Mỹ và nhiều người trên khắp thế giới sẽ nghĩ rằng quân đội Hoa Kỳ vốn phi chính trị đã có lập trường về đảng phái. Quân đội không bao giờ được, không bao chấp hành lệnh đó”, Giáo sư Rudesill nói.
Và không kể các trường hợp cực đoan khi mà tính tự trị của quân đội bị thách thức do tranh chấp đảng phái, nhiều người khác cảnh báo tình hình chính trị hiện tại có thể châm ngòi cho bạo lực ở các khu vực khác.
Keisha Blaine nói với BBC rằng một tình huống mà ứng cử viên thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống nhưng từ chối thừa nhận kết quả có khả năng dẫn đến “rối loạn dân sự trầm trọng”.
Vụ George Floyd chết: Tại sao biểu tình biến thành bạo động?
Vì sao các cuộc biểu tình tại Mỹ lần này mạnh mẽ như vậy?
Bà lập luận rằng lối nói hùng hồn của tổng thống “đã làm gia tăng khả năng nổ ra các cuộc biểu tình và thậm chí là bạo lực”.
Nhiều thành phố khác nhau ở Mỹ đã chứng kiến tình huống này trong vài tháng gần đây, với những người biểu tình được trang bị vũ khí tận răng bày tỏ sự ủng hộ đối với tổng thống, cũng như sự xuất hiện trên đường phố của các nhóm đối lập cực đoan.
Việc một số người trong nhóm này được trang bị vũ khí là lời gợi nhắc về bạo lực tiềm tàng được dung chứa từ những căng thẳng chính trị hiện tại trong lòng nước Mỹ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54883266
Kiểm phiếu bầu tổng thống Mỹ:
Bộ Tư Pháp cho phép mở điều tra
Trọng Thành
Ông Donald Trump kiên quyết không thừa nhận kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Hôm qua, 09/11/2020, bộ trưởng Tư Pháp Mỹ bật đèn xanh cho việc tiến hành điều tra về các cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử ngày 03/11. Cho đến nay, phe Cộng Hòa chưa đưa ra được bằng chứng cụ thể nào về gian lận quy mô lớn.
Bộ trưởng Tư Pháp Bill Barr, một trong các bộ trưởng trung thành nhất với tổng thống mãn nhiệm, nhấn mạnh là việc bộ Tư Pháp bật đèn xanh, cho phép chưởng lý liên bang tiến hành điều tra, không có nghĩa là bộ đã nắm trong tay các bằng chứng về gian lận trong quá trình bỏ phiếu hay trong giai đoạn kiểm phiếu.
Ông Barr nhấn mạnh là « điều tra có thể được tiến hành, nếu có các cáo buộc là rõ ràng và có khả năng đáng tin cậy về các hành động bất hợp pháp, có thể ảnh hưởng đến kết quả của một cuộc bầu cử liên bang tại một bang ». Thông thường, bộ Tư Pháp Hoa Kỳ không can thiệp vào các vấn đề tương tự, trước khi việc kiểm phiếu chấm dứt và cơ quan bầu cử địa phương thông báo kết quả chính thức.
Theo nhiều nhà quan sát, nỗ lực của phe ông Trump ít có cơ hội đạt kết quả. Điều đó không cản trở việc họ liên tục khẳng định đối phương gian lận. Hôm qua, kênh truyền thông bảo thủ Fox News đã phải cắt đứt giữa chừng bài phát biểu của phát ngôn viên Nhà Trắng Kayleigh Mc Enany, khi bà tố cáo phe Dân Chủ gian lận, nhưng không trưng ra bằng chứng. Thông tín viên Anne Corpet tường trình từ Washington :
« Buổi họp báo thường lệ của Nhà Trắng, được truyền trực tiếp trên kênh Fox News, bị cắt đứt giữa chừng, một điều chưa từng xảy ra. Kênh truyền thông bảo thủ có truyền thống ủng hộ phe Cộng Hòa đã cắt lời phát ngôn viên Nhà Trắng Kayleigh Mc Enany, khẳng định phe Dân Chủ đứng đằng sau các vụ gian lận quy mô lớn.
Các cáo buộc bị coi là không có cơ sở có thể khiến căng thẳng thành xung đột. Tuy nhiên, điều này không cản trở thượng nghị sĩ Lindsey Graham lên tuyến đầu để hỗ trợ tổng thống trong cuộc chiến ‘‘chống gian lận bầu cử’’. Ông Donald Trump cũng nhận được sự hỗ trợ của lãnh đạo phe Cộng Hòa tại Thượng Viện Mitch McConnell.
Ông Mitch McConnell nói: “Tổng thống Trump hoàn toàn có quyền yêu cầu thẩm định các cáo buộc về gian lận và xem xét các khả năng khiếu kiện. Cách nay 20 năm, khi các kết quả tại bang Florida rất sít sao, phó tổng thống Al Gore đã từng cố gắng khiếu kiện bằng mọi con đường, và chờ đến tháng 12 mới thừa nhận thất cử. Lần này, nếu các trường hợp phiếu bầu bất hợp lệ ở quy mô lớn, có thể ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, mỗi công dân Mỹ chắc chắn sẽ mong muốn các vụ việc được minh bạch.
Tuy nhiên, hiện tại Joe Biden dẫn trước Donald Trump với số phiếu chênh lệch đến hàng chục nghìn, tại các bang mà cuộc đọ sức rất sít sao, trái ngược với khoảng cách chỉ là 537 phiếu tại Florida năm 2000 giữa hai ứng cử viên tổng thống. Chiến lược của tổng thống Trump dường như được báo trước sẽ thất bại.
Thêm vào đó, ông Trump cũng phải đối mặt với một kè thù đang hạ gục những người thân cận trung thành nhất của mình. Tiếp theo chánh văn phòng Nhà Trắng, có tin đến lượt viên cố vấn được ông Trump giao nhiệm vụ dẫn dắt cuộc chiến tư pháp có phản ứng dương tính với Covid-19 ».
Hôm qua, ban tranh cử của ứng cử viên Donald Trump đã đệ đơn kiện lên một tòa án liên bang ở Pennsylvania, về « sự thiếu minh bạch » của hệ thống bỏ phiếu qua bưu điện. Vụ kiện nhằm ngăn cản ủy ban bầu cử bang này chính thức xác nhận chiến thắng của tổng thống tân cử Joe Biden.
Ngược lại, theo Reuters, phía tổng thống tân cử cho biết sẽ khiếu nại lên tư pháp việc cơ quan liên bang phụ trách bàn giao quyền lực (GSA), chậm thừa nhận chiến thắng của ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ. Theo thông lệ, GSA thường bắt đầu thủ tục bàn giao quyền lực khi kết quả bầu cử đã rõ ràng.
Bầu cử tổng thống Mỹ : Ba mươi chưa phải là Tết ?
Thụy My
Trong bài viết mang tựa đề « Khi cánh tả Dân Chủ phản đối kết quả bầu cử », Gilles-William Goldnadel, một luật sư Pháp theo xu hướng bảo thủ, nhắc lại, phe Dân Chủ cũng đã từng chống lại kết quả bầu cử, đìều mà hiện nay họ đang đả kích ông Donald Trump. Tác giả cho biết mỗi lần truyền thông “cánh tả” rao giảng đạo đức, ông không tránh khỏi hoài nghi.
Hãng tin AP hôm nay 10/11/2020 ghi nhận đảng Cộng Hòa ủng hộ tổng thống Donald Trump trong nỗ lực chống lại kết quả bầu cử hôm 03/11.
Bộ trưởng Tư Pháp William Bar cho phép mở điều tra về cáo buộc gian lận bầu cử. Những tên tuổi lớn trong đảng như lãnh đạo phe đa số ở Thượng Viện Mitch McConnell đã lên tiếng ủng hộ ông Trump khiếu kiện. Rất ít người trong đảng công nhận ông Joe Biden chiến thắng, hoặc chỉ trích việc tổng thống sa thải bộ trưởng Quốc Phòng Mask Ester.
Hãng tin Mỹ cũng như hầu hết các cơ quan truyền thông khác của Hoa Kỳ đều phê phán việc ông Donald Trump không chấp nhận kết quả khít khao và có một số hiện tượng nghi vấn. Sau khi truyền thông loan tải ông Joe Biden « đắc cử », một số nguyên thủ các nước cũng đã nhanh chóng lên tiếng chúc mừng ông Joe Biden, nhưng trên mạng xã hội chứ không phải là điện văn chính thức.
Trái với mọi dự đoán, Donald Trump là ứng cử viên Cộng Hòa giành được nhiều phiếu bầu nhất trong lịch sử với gần 71 triệu phiếu. Những người ủng hộ ông Donald Trump, vốn rất đông đảo, cho rằng việc truyền thông nhanh nhẩu và ồ ạt coi ông Biden như tân tổng thống là nhằm đặt mọi người trước « việc đã rồi », áp đảo tinh thần của ông Trump cũng như các « fan » của ông.
Tiêu chuẩn kép của truyền thông “thiên tả”
Trong bài viết mang tựa đề « Khi cánh tả Dân Chủ phản đối kết quả bầu cử » đăng trên Le Figaro ngày 09/11/2020, luật sư Gilles-William Goldnadel lấy làm tiếc rằng các nhà đạo đức cánh tả « có trí nhớ quá ngắn ». Theo nhà bình luận, phe Dân Chủ cũng đã từng chống lại kết quả bầu cử, đìều mà hiện nay họ đang đả kích ông Donald Trump.
Tác giả cho biết mỗi lần truyền thông cánh tả rao giảng đạo đức, khoác lên chiếc áo choàng sự thật để cất lên những bài ca cũ, ông không tránh khỏi hoài nghi. Ông viết : « Cách đây 100 năm, họ đã ca ngợi chủ nghĩa xã hội sẽ mang lại hạnh phúc cho tôi. Cách đây 30 năm, nhập cư là cơ hội cho nước Pháp của tôi. Cách đây một tháng, Donald Trump sẽ tan tành như xác pháo ! ».
Goldnadel chỉ ra « tiêu chuẩn kép » có lợi cho cánh tả trong cuộc bầu cử này, một lần nữa lại được tiêu chuẩn hóa. Truyền thông cánh tả tỏ ra phẫn nộ vì tổng thống mãn nhiệm chưa chi đã tuyên bố chiến thắng, trong khi phải chờ kết quả phiếu bầu qua thư.
Thái độ này là hợp lý nếu bốn năm trước đó, và là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, một đám đông khổng lồ được báo chí ca tụng, không đến biểu tình chống lại sự chính danh của một tổng thống – đã chính thức đắc cử – mà cánh tả thường phẫn nộ lại không tỏ ra phẫn nộ.
Từ hơn một tháng qua, ông Trump vẫn nói rằng các cuộc thăm dò luôn khẳng định đối thủ sẽ bỏ xa ông, là « nhảm nhí ».
Những gì « tổng thống dối trá » nói, hóa ra là thật. Hoặc là những người được thăm dò không dám nói thật ý định bỏ phiếu vì báo chí luôn nói rằng bầu cho ông Trump là đáng xấu hổ. Hoặc là thăm dò bị bóp méo, hoặc những người thăm dò bất tài. Tuy nhiên, điều này không quan trọng, vấn đề là chắc chắn những kết quả thăm dò « vớ vẩn » này đã có tác động tiêu cực. Không thể biết được có bao nhiêu cử tri đã thất vọng không đi bầu, bao nhiêu người còn do dự đã đi bỏ phiếu để còn nước còn tát.
Cũng từ hơn một tháng qua, vị tổng thống luôn bị báo chí gắn nhãn dối trá, không ngừng nói với những ai muốn và không muốn nghe ông, rằng việc bầu qua thư rất dễ gian lận. Việc cử tri Dân Chủ thích bỏ phiếu qua bưu điện trong thời kỳ dịch bệnh, không có nghĩa là ông Trump sai. Trên mạng xã hội, đã có những thắc mắc vì sao người ta vẫn có thể đi ra ngoài mua sắm, ăn uống như bình thường mà lại không thể đi bỏ phiếu, làm kéo dài thời gian kiểm đếm, gây tranh cãi ?
Pháp không cho phép bỏ phiếu qua bưu điện
Luật sư Goldnadel nhắc lại, hồi năm 1975, nước Cộng hòa Pháp đã cấm bỏ phiếu qua thư. Tờ báo Le Monde số ra ngày 13/11/1975 viết : « Nhằm giảm gian lận bầu cử, việc bỏ phiếu qua đường bưu điện đã bị hủy bỏ ». Chẳng lẽ bầu cử bằng thư tín ở Mỹ lại ít gian lận hơn ở Pháp ? Thế nên, trừ phi chấp nhận áp dụng tiêu chuẩn kép bất lợi cho tổng thống cánh hữu, căn cứ nào để nói ông Trump không có quyền nêu ra nghi vấn gian lận, đặc biệt trong bối cảnh một cuộc bầu cử gay cấn đến nỗi một số ít lá phiếu sẽ quyết định kết quả ?
Tuy vậy, chỉ với việc Donald Trump hoặc những người ủng hộ ông nêu lên những trục trặc hoặc gian lận phiếu, là đã bị lên án phản dân chủ, xấu chơi, hoặc tệ hơn nữa, là những kẻ theo thuyết âm mưu nguy hiểm cần nhốt ngay vào bệnh viện tâm thần.
Cần nhớ rằng, sau thất bại của bà Hillary Clinton, Le Monde ngày 25/11/2016 đã chạy tựa « Bầu cử Mỹ : Để hiểu những nghi ngờ về gian lận qua hệ thống điện tử ». Bài viết có chapeau như sau : « Theo nhiều luật sư và nhà khoa học, kết quả cuộc bầu cử tổng thống có thể bị tin tặc làm sai lạc. Họ kêu gọi Hillary Clinton khiếu nại ».
Tác giả Gilles-William Goldnadel nhắc lại đoạn đầu của bài báo : « Phải chăng việc đắc cử đáng kinh ngạc của Donald Trump là do gian lận bằng máy móc điện tử ? Đó là giả thiết mà nhiều chuyên gia ở Hoa Kỳ đưa ra, trong đó có luật sư chuyên về luật bầu cử John Bonifaz và giáo sư tin học của trường đại học Michigan, John Alex Alderman.
Một bài báo của New York Magazine ngày 22/11 cho biết, những người thân cận của bà Hillary Clinton đã cảnh báo về khả năng gian lận tại các bang Wisconsin, Michigan và Pennsylvania, mà rất muốn khiếu kiện để phản đối kết quả. Theo các nhà phân tích, tại Wisconsin, ứng cử viên đảng Dân Chủ đã có số phiếu tại các phòng phiếu dùng máy điện tử ít hơn 7% so với các phòng phiếu kiểm bằng tay… »
Luật sư Goldnadel đặt câu hỏi, như vậy phe ông Trump phản dân chủ, theo thuyết âm mưu hay cánh tả áp đặt tiêu chuẩn kép ? Đối với những người hoài nghi, ông giới thiệu cuốn sách « Sự sụp đổ của Nixon » của nhà sử học Georges Ayache, vừa được xuất bản cách đây vài ngày. Ở trang 159 và 160, có thể đọc thấy làm cách nào giới mafia ở Illinois đã tước đoạt của Nixon cuộc bầu cử, mang lại thắng lợi cho Kennedy.
Gian lận và sai sót khi bầu qua thư
Gần đây nhất, nhà báo Laure Mandeville trên Le Figaro ngày 08/11 nhắc lại vụ tranh chức thượng nghị sĩ Pennsylvania hồi năm 1994 giữa ứng cử viên Cộng Hòa Bruce Marks và ứng viên Dân Chủ William Stevenson. Tòa án đã hủy bỏ kết quả bầu cử vì gian lận quy mô. Thẩm phán kết luận phe Dân Chủ của ông Stevenson đã cướp đoạt hàng trăm phiếu của ông Marks, bằng cách cử các đảng viên trực tiếp đến nhà cử tri giúp điền vào phiếu bầu, một việc hoàn toàn bất hợp pháp.
Một chuyên gia nhận xét : « Cách ăn gian này chỉ liên quan đến vài trăm ngàn phiếu. Nhưng trong một cuộc bầu cử sát nút thì số cách biệt này là quan trọng, nên tôi hoàn toàn hiểu được việc khiếu nại của tổng thống ».
Tờ báo thiên tả Libération trong mục kiểm tra tin giả ngày 06/11 cũng đã xác nhận thông tin có phiếu bầu đã được gởi đến William Bradley, một cư dân ở Michigan qua đời từ lâu mà nếu còn sống đã được 118 tuổi. Luật sư Goldnadel không tin đây là trường hợp nhầm lẫn duy nhất. Theo nhà báo Mỹ gốc Phi nổi tiếng Candace Owens, có 840 cụ già trên 101 tuổi trong đó có 39 cụ sinh vào thời kỳ nội chiến Mỹ và 45 cụ sinh từ thế kỷ 19 đã « bỏ phiếu » tại Pennsylvania. Thế nhưng truyền thông vẫn coi như trong cuộc bầu cử khít khao này không có chuyện kiện tụng và thản nhiên loan tin chiến thắng của ông Biden, cứ như là đài CNN có quyền « truyền chức thánh » cho tổng thống.
Sáng tạo nhất và kịch tính nhất trong tiêu chuẩn kép, là ba kênh truyền hình cấp tiến (tức thiên tả) trong đó có kênh nổi tiếng CBS, đã cắt ngang loan báo của tổng thống vì lý do « nói dối » ; trong khi vẫn có thể chạy băng chữ phía dưới hoặc phản bác sau đó ! Theo luật sư Goldnadel, đây là một mảng tối trong lịch sử kiểm duyệt của truyền thông cánh tả.
Tác giả tỏ ý tiếc là cuộc chiến chủng tộc cũng như tiêu chuẩn kép vẫn đang gặm nhấm dần nền dân chủ Hoa Kỳ, và căn bệnh này dễ lây lan.
Cuộc bầu cử gay go chưa từng thấy
Không chỉ báo chí, trên các mạng xã hội tiếng nói của Donald Trump cũng bị ngăn chận. Dưới bất cứ bài đăng nào của Donald J. Trump, Facebook lại dán thông báo « Joe Biden là ứng cử viên chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2020. Nguồn : Reuters/NEP/Edisons và nhiều nguồn khác », trong khi kết quả chính thức phải do Ủy ban Bầu cử Liên bang tuyên bố. Twitter thì tước mọi ưu tiên dành cho tổng thống. Trong một « post » mới, ông Trump phàn nàn Cơ quan Quản lý Dược phẩm (FDA) và phe Dân Chủ không muốn ông có được chiến thắng, nên chờ năm ngày sau bầu cử mới đưa tin về vaccin chống virus corona của Pfizer.
AP dẫn lời người đứng đầu phe đa số ở Thượng Viện Mitch McConnell hôm thứ Hai 09/11 nói rằng ông Donald Trump đúng 100% khi khiếu nại kết quả bầu cử, và cơ quan phụ trách chuyển giao quyền lực GSA từ chối khởi động tiến trình trước khi xác nhận người thắng cử. Phát ngôn viên cơ quan này cho biết có thể không yêu cầu đếm lại phiếu như hồi năm 2000 (giữa hai ứng cử viên Al Gore và Bush), cho đến khi Donald Trump công nhận thất bại hoặc cử tri đoàn được thành lập vào tháng tới.
Hy vọng của phía ông Trump dường như rất mong manh, nhưng phải chăng « ba mươi chưa phải là Tết » ?
Đảng Cộng hòa Pennsylvania yêu cầu chấm dứt
cuộc điều tra bầu cử đầy thiên vị và bất công
Tâm Thanh
Nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Pennsylvania đã kêu gọi Công tố viên liên bang Josh Shapiro và Ngoại trưởng Kathy Boockvar thuộc đảng Dân chủ thời gian tới hãy rút khỏi các cuộc điều tra có liên quan đến bầu cử vì phương thức điều tra của họ đầy thiên vị và bất công, theo Sound of Hope.
Theo nội dung bức thư được Epoch Times đăng tải, các Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa gồm: Lloyd Smucker, Mike Kelly, Glenn Thompson, Guy Resentaler, Brian Fitzpatrick cùng 9 thành viên khác của Quốc hội cho biết, Công tố viên liên bang Pennsylvania Josh Shapiro thuộc đảng Dân chủ phải rút khỏi tất cả các thủ tục liên quan đến tranh cử trong thời gian tới bởi vì ông ấy không phải là một ứng cử viên công bằng và chính trực.
Các nghị sĩ này cho biết, vào đêm Ngày bầu cử, ông Josh Shapiro đã ban hành một chính sách mâu thuẫn trực tiếp với Luật bầu cử của tiểu bang Pennsylvania. Các quan sát viên pháp lý bị cấm vào nơi kiểm phiếu và ông Shapiro đóng vai chính trong chuyện này.
Trong một tuyên bố khác, đại diện đảng Cộng hòa, Hạ nghị sĩ Lloyd Smucker cho rằng, Công tố viên Josh Shapiro và Ngoại trưởng Kathy Boockvar cần rút khỏi cuộc điều tra liên quan đến bầu cử vì cả hai đều mang nặng định kiến đảng phái, không thể giải quyết các vụ kiện liên quan đến bầu cử một cách công bằng.
Theo hồ sơ trước đây về các bài phát biểu của hai người này, cả hai người đều đã có những phát biểu coi thường Tổng thống Trump trong suốt một thời gian dài và mô thức làm việc của họ nhất quán với trù tính chung của đảng Dân chủ.
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ ra rằng, những điều này sẽ tiếp tục làm suy yếu nền tảng dân chủ của nước Mỹ và thách thức lòng tin của người dân tiểu bang Pennsylvania đối với chính phủ. Hai quan chức này không nên tiếp tục đảm nhiệm chức vụ và vai trò hiện tại thêm nữa.
Nội dung của bức thư cho hay, một số vấn đề tư pháp trong tiểu bang Pennsylvania hiện sẽ được giải quyết bởi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Do đó, những người thuộc đảng Cộng hòa cho rằng, chính quyền tiểu bang và các quan chức có khuynh hướng thiên vị về chính trị không nên tiếp tục chi phối và tùy tiện ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử.
Hiện tại, chiến dịch của Tổng thống Trump đang thực hiện chiến lược phản công và chuẩn bị công bố việc triển khai các nhóm kiểm phiếu ở các tiểu bang quan trọng, đồng thời tiếp xúc trực tiếp với những người ủng hộ thông qua các hoạt động theo mô thức tranh cử, công bố công khai và báo cáo vắn tắt với bên ngoài về tiến triển trong vụ kiện về mặt pháp lý.
Hãng truyền thông Mỹ Axios hôm thứ Hai (9/11) dẫn các nguồn tin cho biết, hầu hết các lãnh đạo cấp cao của đảng Cộng hòa đã đạt được đồng thuận rằng, họ sẽ không chấp nhận tuyên bố chiến thắng của ông Joe Biden vì đã có những hành vi gian lận trong bầu cử, đồng thời, sẵn sàng sử dụng mọi phương án pháp lý để lật tẩy các hành vi gian lận đó.
Hôm thứ Năm (5/11), một thẩm phán của tiểu bang Pennsylvania thông báo rằng, đội ngũ Tổng thống Trump đã thắng kiện trong vụ yêu cầu các quan sát viên của dư luận giám sát kiểm phiếu ở cự ly gần, nhưng đã bị cảnh sát trưởng thành phố Philadelphia từ chối thực thi mệnh lệnh.
Về gian lận trong cuộc bầu cử này, dân biểu Phil Parlock ở tiểu bang West Virginia nói với Epochtimes rằng, một người bạn của anh ấy đã nhận được 9 lá phiếu đăng ký, bao gồm cả từ những người đã chết. Sau khi một số bạn bè của anh Phil Parlock gửi những lá phiếu của họ qua thư, họ phát hiện ra rằng, không có kết quả bỏ phiếu. Có rất nhiều hành vi sai trái trong quá trình bầu cử này.
Cử tri Dave Bray tại tiểu bang Pennsylvania nói rằng, nếu cuộc bầu cử tiếp tục theo phương thức thất bại này, hãy cung cấp phiếu bầu cho những người đã chết, cung cấp phiếu bầu cho mèo, chó và động vật trong nhà của mọi người và cung cấp phiếu bầu cho những người không ở tại đây… nếu thành quả lần bầu cử này bị đánh cắp, hậu quả thật không dám tưởng tượng.
“Nếu cuộc bầu cử này bị đánh cắp, nó sẽ là cuộc bầu cử cuối cùng trong lịch sử nước Mỹ. Tiếng nói của người dân Mỹ và quyền tự do của người dân Mỹ sẽ biến mất vĩnh viễn. Chúng tôi là những người trung thực, chân thành và chất phác đến từ Trung Mỹ. Chúng tôi sẽ không làm tổn thương người khác, chúng tôi sẽ không nói dối, ăn gian, ăn cắp hoặc gây rối loạn”, Bray nói.
Căn cứ vào số phiếu đã kiểm đếm công khai hiện tại, Tổng thống Trump đã giành được hơn 70 triệu phiếu bầu trong cuộc bầu cử, vượt xa số phiếu mà các đời tổng thống Mỹ từng giành trong chiến thắng của mình.
Đại dịch trở nên hoàn hảo để bầu cử qua thư
và nhờ đó nước Mỹ có nghi vấn gian lận lớn nhất lịch sử
Hương Thảo
Năm 2020 đầy biến động và bất ngờ đối với toàn thế giới bắt đầu bằng sự bùng phát đại dịch từ ngay đầu năm. Những tác động tiêu cực của nó tới đời sống người dân toàn cầu là không thể tính đếm được, nhưng ít ai ngờ, nó lại có thể góp phần vào thay đổi lớn của cuộc bầu cử được trông đợi nhất hành tinh.
Một năm khó khăn với nước Mỹ, sau khi viêm phổi Vũ Hán hoành hành gây sợ hãi cho người Mỹ, các chính sách thái quá càng gia tăng sự sợ hãi khiến việc bỏ phiếu qua thư được tận dụng dễ dàng hơn hẳn. Một phần nhờ WHO và các phương tiện truyền thông cánh tả gọi Trump là “kẻ phân biệt chủng tộc” vì đã cố gắng đóng cửa các chuyến bay từ Trung Quốc, những người cánh tả theo chủ nghĩa toàn cầu đã có thể thiết kế các đợt đóng cửa dài hạn trên khắp nước Mỹ bất chấp sự biện minh của y tế hoặc khoa học.
Việc làm này giờ đây nhìn lại, hóa ra lại có ảnh hưởng lớn tới cuộc bầu cử theo cách này:
(1) Đè bẹp nền kinh tế trong nước và đổ lỗi cho Trump về hoạt động kinh tế kém đi.
(2) Hủy bỏ bỏ phiếu trực tiếp và biện minh cho các lá phiếu qua thư, nơi có thể thực hiện gian lận bầu cử quy mô lớn.
Vai trò của truyền thông tin giả cánh tả trong tất cả những điều này là chống lại sự thật ở mọi cấp độ bằng những lời nói dối và tuyên truyền:
Để thúc đẩy việc đóng cửa trong suốt cuộc bầu cử bằng cách báo cáo không trung thực các xét nghiệm virus Vũ Hán dương tính để tuyên bố đại dịch vẫn là một mối đe dọa lớn. (Bạn có nhận thấy đại dịch biến mất nhanh chóng như thế nào sau khi truyền thông tuyên bố Joe Biden là người chiến thắng không?)
Chạy các cuộc thăm dò giả ủng hộ Joe Biden để hỗ trợ gian lận bầu cử mà họ biết là sắp diễn ra.
Kêu gọi Big Tech (các hãng công nghệ lớn) kiểm duyệt tất cả các kênh, tiếng nói và tổ chức truyền thông ủng hộ Trump để kiểm soát việc tường thuật tin tức và làm câm lặng mọi lời chỉ trích về gia đình tội phạm Biden.
Cho đến nay, hàng trăm nghìn lá phiếu gian lận đã được xác định ở các bang chiến địa, và sẽ còn nhiều hơn nữa.
Luật sư Sidney Powell vừa tuyên bố về số phiếu gian lận cực lớn. Bà xuất hiện với Maria Bartiromo trên Sunday Morning Futures và nói:
“Đã có một nỗ lực lớn và phối hợp để đánh cắp cuộc bầu cử này từ chúng tôi – Nhân dân Hoa Kỳ, để hủy bỏ phiếu bầu cho Donald Trump và tạo phiếu bầu cho Joe Biden. Họ đã làm điều đó theo mọi cách có thể tưởng tượng được, từ việc để người chết bỏ phiếu với số lượng kỷ lục, đến việc hoàn toàn gian
lận tạo ra những lá phiếu chỉ tồn tại để bỏ cho Biden. Chúng tôi đã xác định được hơn 450.000 lá phiếu kỳ lạ chỉ duy nhất bầu cho Joe Biden mà không có ứng cử viên nào khác. Nếu bạn nhìn vào Florida, nơi mọi thứ đã được thực hiện đúng, bạn có thể thấy rằng đó là cách mà phần còn lại của đất nước nên làm. Nhưng họ cũng sử dụng một thuật toán để tính toán số phiếu mà họ sẽ cần để lật lại kết quả. Và họ đã sử dụng máy tính để lật những phiếu bầu đó từ Trump sang Biden và từ các ứng cử viên Đảng Cộng hòa khác sang các đối thủ cạnh tranh của họ. Nói cách khác, đã có 450.000 phiếu bầu là phiếu bầu duy nhất dành cho Joe Biden và không có ai bỏ phiếu khác”.
Healrthranger bình luận:
“Hôm qua, Bill Gates đã chúc mừng Joe Biden vì ‘chiến thắng’ của ông ta, vì Bill Gates không thể chờ đợi Tổng thống Biden tuyên bố vắc xin bắt buộc, khẩu trang bắt buộc và đóng cửa bắt buộc. Đại dịch COVID-19 đóng một vai trò chủ chốt trong tất cả những điều này, thậm chí nó đàn áp cả các cuộc vận động tranh cử của TT Trump và tước bỏ các quyền tự do cá nhân của người dân Mỹ.
Không có gì ngạc nhiên khi Barack Obama đã chỉ đạo Tiến sĩ Fauci chuyển tiền của Viện Y tế Quốc gia Mỹ NIH cho Viện Nghiên cứu virus Vũ Hán để giúp xây dựng vũ khí sinh học này. Nó được tạo ra ngay từ đầu để trở thành một vũ khí được triển khai chống lại Mỹ (và người dân Mỹ) nhằm cho phép các đảng viên Dân chủ phản bội, tội phạm đánh cắp cuộc bầu cử năm 2020.
Bây giờ câu hỏi trở thành: Liệu người dân Mỹ có cho phép cuộc phản quốc này thành công? Không, chúng tôi nói. Chiến đấu cho Trump như cuộc sống của bạn phụ thuộc vào nó … bởi vì nó đúng là như vậy! Nếu Biden trở thành Tổng thống, nước Mỹ sẽ rơi vào tay những người theo chủ nghĩa toàn cầu và những người cộng sản, và ngay cả những người Mỹ đang ủng hộ Biden cũng sẽ sớm tìm thấy vết xe đổ của chính mình. Hãy nghe podcast mới của tôi: Tổng thống Trump, hãy tiếp tục chiến đấu! … Chúng tôi ở bên Ngài!”.
Đệ nhất phu nhân Mỹ đăng đàn
dẹp loạn tin đồn của CNN
Tâm Thanh
Bình luận mới của bà Melania đập tan tin đồn vô căn cứ của CNN rằng bà đã khuyên ông Trump hãy nhượng bộ và chuyển giao quyền lực.
Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Melania Trump đã viết trên mạng xã hội Twitter hôm Chủ Nhật (8/11): “Người dân Mỹ phải có cuộc bầu cử công bằng. Mọi lá phiếu hợp pháp (không phải lá phiếu bất hợp pháp) đều phải được kiểm đếm”. Bà cho biết thêm: “Chúng ta phải bảo vệ nền dân chủ của mình bằng sự minh bạch toàn diện”.
Đây là tuyên bố đầu tiên của Đệ nhất phu nhân Melania Trump liên quan đến việc bỏ phiếu kể từ Ngày bầu cử 3/11. Tuyên bố này đã bác bỏ một báo cáo vô căn cứ được công bố vào cuối tuần trước của kênh truyền thông cánh tả CNN nói rằng, đệ nhất phu nhân đã thúc giục Tổng thống Trump chịu thua trước đối thủ của đảng Dân chủ Joe Biden.
Dòng tweet này cho thấy bà Melania hoàn toàn ủng hộ Tổng thống Trump tiếp tục đấu tranh để bảo vệ nền dân chủ Mỹ.
Tuần trước, Đệ nhất phu nhân đã ban bố tin tức về kế hoạch “Be Best”. Chương trình nhằm mục đích cải thiện cuộc sống của trẻ em bằng cách dạy chúng tầm quan trọng của sức khỏe xã hội, tình cảm và thể chất.
Đệ nhất phu nhân đã bỏ phiếu ở Florida vào ngày 3/11, bà và tổng thống đăng ký bầu cử ở Florida. Khi được hỏi tại sao bà không bỏ phiếu cùng Tổng thống Trump vào tuần trước, Đệ nhất phu nhân trả lời một cách nhẹ nhàng và thanh lịch: “Hôm nay là ngày bầu cử, vì vậy tôi muốn đến đây hôm nay để tham gia bầu cử”.
Bà Melania Trump sinh năm 1970 tại nước Cộng hòa Liên bang Xã hội Chủ nghĩa Nam Tư. Melania Trump bắt đầu làm người mẫu thương mại ở tuổi 16 và đăng ký làm người mẫu đại lý ở Milan, Ý vào năm 18 tuổi. Bà là một người mẫu và doanh nhân nổi tiếng, bà đã chuyển đến New York vào năm 1996. Melania thông thạo 6 thứ tiếng. Năm 2005, bà kết hôn với ông Donald Trump sau 7 năm hai người quen nhau và nhập quốc tịch Mỹ vào năm 2006. Ngày 20/3/2006, Melania sinh con trai là Barron William Trump.
Con trai cả của Tổng thống Trump, cũng ủng hộ cha mình trên Twitter: “Nevada và Michigan hiện đã có lời khai tuyên thệ từ các nhân viên bầu cử tại các tiểu bang đó, nói rõ chi tiết về hành vi gian lận bầu cử. Tôi đã nói rằng, còn nhiều hơn thế nữa. Al Gore (ứng cử viên Tổng thống Đảng Dân chủ năm 2000, cuộc bầu cử gây tranh cãi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ tính đến thời điểm đó) đã chờ đợi hơn 1 tháng để thừa nhận [thua] trong khi không có cáo buộc gian lận nào. Thắt dây an toàn vào các công dân”.
Đảng Cộng hòa hiện đang cố gắng hết sức để chống lại gian lận bầu cử, trong khi Đảng Dân chủ đã phủ nhận một cách dứt khoát hành vi gian lận và nói rằng, mọi phiếu bầu đều nên được tính, bất kể chúng có giả hay không.
Nhiều phương tiện truyền thông đã gọi tên ông Joe Biden là người chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020. Tuy nhiên, cuộc chiến pháp lý về cuộc bầu cử vẫn đang diễn ra ở các bang chiến trường quan trọng, đặc biệt là Pennsylvania và cuộc bầu cử này vẫn chưa kết thúc.
Tuần trước, Pháp viện Tối cao Hoa Kỳ đã ra lệnh cho Pennsylvania tách biệt các lá phiếu qua thư đến sau ngày bầu cử 3/11 vì các thẩm phán đang cân nhắc đưa ra phán quyết về vụ kiện bỏ phiếu.
Hôm 7/11, ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden đã tuyên bố chiến thắng, nhưng Tổng thống Trump đã phản đối điều này, đồng thời đưa ra những thách thức pháp lý khởi kiện hành vi gian lận bầu cử. Ông nói rằng, cuộc bầu cử vẫn chưa kết thúc.
Tổng thống Trump nói trong một tuyên bố: “Sự thật đơn giản là cuộc bầu cử này còn lâu mới kết thúc. Biden vẫn chưa được chứng nhận là người chiến thắng ở bất kỳ tiểu bang nào, chưa kể đến những tiểu bang có tính cạnh tranh cao bắt buộc phải trải qua cuộc kiểm phiếu lại và những tiểu bang mà nhóm vận động của chúng tôi có thể sử dụng các thách thức pháp lý để xác định người chiến thắng cuối cùng”.
Có cư dân mạng cho rằng, đằng sau chiến thắng của Đảng Dân chủ, hoàn toàn là bóng dáng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, người dùng Twitter, Arjun Verma nói: “Những người Đảng Dân chủ đang ăn mừng người chiến thắng như dự kiến – Chủ tịch Tập của Trung Quốc”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/de-nhat-phu-nhan-my-dang-dan-dep-loan-tin-don-cua-cnn.html
Nhân chứng tiết lộ ‘điều không tưởng’
ở Nevada: Trực tiếp viết lên phiếu trắng,
máy tính biến mất, người giám sát bị giám sát
Tâm Thanh
Mục lục bài viết
Tận mắt chứng kiến quá trình làm phiếu giả
“Người đàn ông 6 phút bí ẩn”
Máy tính quan trọng của trung tâm kiểm phiếu bị mất tích
Các quan sát viên bị trung tâm kiểm phiếu bầu cử giám sát
Kể từ đêm giao tranh quyết chiến của cuộc bầu cử Hoa Kỳ 3/11, các vụ bê bối gian lận đã thường xuyên được báo cáo ở các tiểu bang do Đảng Dân chủ kiểm soát.
Chỉ riêng tại tiểu bang Nevada, nhóm luật sư của Tổng thống Trump tuyên bố rằng, có hơn 600.000 lá phiếu qua bưu điện không được xác minh, thậm chí, những người đã chết cũng bỏ phiếu ở quận Clark, nơi đông cử tri nhất của tiểu bang Nevada.
Ngày 8/11, một quan sát viên của tiểu bang Nevada đã tiết lộ với phóng viên của Epoch Times rằng, còn có nhiều gian lận mờ ám hơn nữa trong trung tâm kiểm phiếu bầu cử của quận Clark.
Ngày 8/11, một số lượng lớn cử tri lần nữa tập trung trước trụ sở bầu cử chính ở thành phố Las Vegas, quận Clark, tiểu bang Nevada, để yêu cầu ngăn chặn gian lận bầu cử và mọi “phiếu bầu hợp pháp” phải được kiểm đếm công khai (Ảnh Epoch Times)
Ngày 8/11, luật sư Lưu Phượng Lam một lần nữa lái xe từ Los Angeles đến quận Clark, tiểu bang Nevada cho biết, bà là quan sát viên kiểm phiếu được liên minh “Luật sư cho Trump” (Lawyers for Trump) do nhóm vận động tranh cử của Trump tổ chức phái đến, bà đã làm công việc quan sát trong 8 ngày liên tiếp tại trung tâm kiểm phiếu bầu cử ở quận Clark, tiểu bang Nevada.
Hôm 7/11, bà trở lại quận Clark và bắt đầu vòng giám sát thứ hai. Tại trung tâm kiểm phiếu đó, bà Lưu đã tận mắt chứng kiến các nhân viên làm phiếu bầu giả, trong thời gian lập bảng cuối cùng (Tabulation), chiếc máy tính quan trọng nhất trong trung tâm kiểm phiếu đã bị biến mất.
Tận mắt chứng kiến quá trình làm phiếu giả
Bà Lưu cho biết, mặc dù trên danh nghĩa bà là người giám sát những lá phiếu bầu, nhưng trên thực tế, bà mới chính là đối tượng bị giám sát. Mặc dù vậy, khi ra vào hoặc đi vệ sinh, bà vẫn cố tình đi chậm lại để quan sát xem các nhân viên kiểm phiếu như thế nào. Kết quả là bà đã nhìn thấy một tình huống gian lận mà bà không muốn thấy nhất.
Bà cho biết, trong trung tâm kiểm phiếu có một bộ phận chịu trách nhiệm đặc biệt là mở phiếu để kiểm tra. Tức là, họ sẽ lấy phiếu bầu trong phong bì ra và kiểm tra xem có phiếu nào xấu không (thường là do bị dính nước, bẩn khiến máy không đọc được). Khi gặp những lá phiếu xấu này, nhân viên cần sao chép thông tin sang một phiếu bầu mới dựa trên lá phiếu ban đầu mà cử tri đã nộp để thay thế. Bước này yêu cầu phải có hai người cùng thực hiện để giám sát tính chính xác.
“Theo quy định của họ, trên bàn làm việc phải có hai người, người thứ nhất đọc tên ứng cử viên Tổng thống được cử tri chọn, người thứ 2 sẽ khoanh tròn tên người được chọn và điền thông tin trên phiếu trắng. Sau khi điền xong thì lá phiếu đã thay thế sẽ đưa cho người thứ nhất để kiểm tra xem người thứ 2 có điền thông tin đúng như bản gốc hay không. Chính là cần phải giám sát”.
Trong quá trình này, bà Lưu đã 3 lần chứng kiến một số nhân viên không điền vào phiếu thay thế dựa theo lá phiếu ban đầu của cử tri mà điền tùy ý, người còn lại cũng không quan tâm.
“Một lần tôi nhìn thấy, một người đang điền vào phiếu thay thế, còn người kia thì đang làm những việc khác và anh ta có thể điền những gì mà anh ta muốn, anh ta không hề nhìn vào những gì cử tri bỏ phiếu đã viết trên lá phiếu ban đầu. Một lần khác, tôi không thấy người thứ 2 trên bàn, người điền lá phiếu (thay thế) đã để lá phiếu ban đầu của cử tri dưới cánh tay của anh ta, một mình ngồi đó muốn điền tên ai thì điền. Một lần khác nữa, tôi thấy một người đang đọc một cuốn tiểu thuyết, còn người kia thì ngồi đó tự ý điền thông tin vào phiếu bầu”.
“Người đàn ông 6 phút bí ẩn”
Không những vậy, bà cho biết thêm rằng, trong trung tâm kiểm phiếu còn có một phòng riêng để phiếu trắng, dùng để viết lại nội dung từ các phiếu xấu. Người kiểm phiếu bầu có đôi lần đi vào phòng này và cầm theo bút, theo lý thuyết nhân viên công tác không được phép mang bút đi vào đó, nhưng họ đã vào đó khá lâu.
Bà nói: “Tôi thường xuyên thấy họ, khi lấy phiếu bầu, một lá phiếu trống, chỉ mất khoảng 3 giây để làm xong việc đó. Nhưng họ thường vào phòng 2 đến 3 phút mà không ra, thậm chí còn đóng cửa lại, thường thì chúng tôi không thể nhìn thấy điều gì đã xảy ra trong đó. Có một lần, tôi nhìn thấy một người đàn ông và tôi muốn gọi anh ta là “Người đàn ông 6 phút bí ẩn”. Anh ta bước vào và ở lại trong căn phòng đó 6 phút, và tôi thấy anh ta gian lận bên trong, làm giả phiếu bầu”.
“Bởi vì khi anh ta đã lấy được một lá phiếu trống, thì anh ta phải đi ra, nhưng anh ta đã ở lại, cúi xuống bàn và điền phiếu bầu ngay trong căn phòng đó. Tôi đã tận mắt nhìn thấy điều này. Lúc anh ta phát hiện ra tôi đang nhìn, anh ta liền đóng cửa lại. Một lúc sau, một người phụ nữ mở cửa bước vào lấy phiếu, tôi thấy anh ta vẫn đang cặm cụi điền phiếu bầu trên bàn”.
Máy tính quan trọng của trung tâm kiểm phiếu bị mất tích
Vì bà Lưu làm công việc quan sát viên tại đó trong vòng 8 ngày liên tiếp, do đó, bà rất quen thuộc với trang thiết bị và hoạt động của trung tâm kiểm phiếu ở quận Clark. Bà biết rằng, ban đầu có một máy tính ở trung tâm phòng bỏ phiếu, nhưng ngày 7/11, khi tới giám sát phiếu bầu, bà phát hiện ra chiếc máy tính quan trọng ấy đã biến mất.
“Chiếc máy tính này rất quan trọng vì dữ liệu của 1,2 triệu cử tri do trung tâm này xử lý và xác minh đều được ghi lại trong đó”, bà cho biết.
Lúc đầu, bà phát hiện ra một nữ nhân viên người Mỹ gốc Phi đang ngồi làm việc ở trước chiếc bàn đặt chiếc máy tính quan trọng, và có 1 chiếc ghế chắn cái bàn đó, vì thế, từ xa quan sát viên không thể nhìn thấy trên bàn có những gì. Trước yêu cầu mạnh mẽ của bà Lưu và một quan sát viên khác, các nhân viên ở đây đã loại bỏ tất cả các chướng ngại vật chặn chiếc bàn ấy.
“Kết quả là, chiếc máy tính quan trọng lẽ ra phải có trên bàn đã biến mất”. Sau đó, Bà Lưu đã đặt ra rất nhiều câu hỏi: Tại sao chiếc máy tính này không thấy đâu nữa? Nó đã bị mang đi khỏi văn phòng này bao lâu rồi? Ai là người đang giữ nó? Nơi đó có an toàn không? Có bao nhiêu người có quyền truy cập vào chiếc máy tính này?”
Tuy nhiên, tất cả câu hỏi bà đưa ra đều không nhận được phản hồi, những nhân viên IT ở gần đó, cũng không có ai trả lời câu hỏi của bà.
Bà Lưu nói rằng, sau một thời gian, chiếc máy tính quan trọng đó đã được đưa trở lại vị trí cũ.
“Tôi cảm thấy vô cùng kỳ lạ, bởi vì mỗi lần đến đó, tôi đều nhìn thấy chiếc máy tính này, nhưng hôm nay lại không thấy nó. Tôi lo lắng rằng, nếu chiếc máy tính này không được quản lý tốt, thông tin của 1,2 triệu cử tri sẽ bị thay đổi”.
Các quan sát viên bị trung tâm kiểm phiếu bầu cử giám sát
Trong quá trình làm quan sát viên, bà Lưu nói rằng, bà phát hiện ra mình và một số quan sát viên khác là đối tượng bị ủy ban bầu cử quản chế.
“Mỗi lần chúng tôi đến đây để giám sát phiếu bầu, về cơ bản họ cũng giám sát chúng tôi. Họ dồn chúng tôi vào một góc rất nhỏ và cách xa khu vực kiểm đếm phiếu bầu khiến chúng tôi không nhìn thấy gì, kể cả khi chúng tôi đi vệ sinh cũng có người theo dõi. Họ nói rằng, vì dịch bệnh nên chúng tôi không được phép đi lại, nhưng lại bắt mấy người chúng tôi đứng chung vào một góc, chẳng lẽ sinh mạng của chúng tôi không quan trọng sao? Vì vậy, lý do dịch bệnh mà họ nói hoàn toàn chỉ là một cái cớ, căn bản là họ không muốn chúng tôi nhìn thấy những điều này [hành vi gian lận]”.
Không chỉ vậy, bà và một giám sát viên đảng Cộng hòa khác còn bị cấm mang theo điện thoại di động, thậm chí một cái túi nhỏ cũng không được mang vào. Nhưng những nhân viên kiểm đếm phiếu bầu đều được phép sử dụng điện thoại di động, túi xách riêng cũng rất lớn. Những người này đôi khi còn đặt những lá phiếu bên cạnh túi xách cá nhân của họ, điều này rất bất thường.
Bà Lưu cũng cho biết, một nhân viên làm việc tại hiện trường kiểm phiếu đã cảnh báo những quan sát viên rằng, trước đây, có luật sư khi nhìn thấy vấn đề đã nói những lời lẽ phê bình và cuối cùng vị luật luật sư đó đã bị đuổi đi.
Big Tech kiểm duyệt nỗ lực
kêu gọi minh bạch trong cuộc bầu cử 2020
Ngọc Anh
Các mạng xã hội lớn như Twitter và Facebook đã kiểm duyệt thông tin và ý kiến của người dùng liên quan tới cuộc chạy đua vào tòa Bạch Ốc 2020, theo Daily Signal.
Thứ Năm vừa qua (5/11), Facebook đã xóa tài khoản nhóm “Stop the steal” (một nhóm ủng hộ Tổng thống Trump kêu gọi công khai về sự minh bạch của cuộc bầu cử). Stop the steal là một trong những hội nhóm phát triển nhanh nhất trong lịch sử Facebook, chỉ trong 24 giờ, nhóm này đã cán mốc 361.000 thành viên.
Facebook biện minh cho quyết định của mình bằng cách cáo buộc nhóm này “kêu gọi bạo động” và cố gắng “làm mất tính hợp pháp” của quá trình bầu cử. Tuy nhiên, Facebook không có bằng chứng rõ ràng cho những cáo buộc này.
Ngoài ra, Facebook cũng công bố các biện pháp “khẩn cấp” khác để kiểm duyệt thông tin về cuộc bầu cử cho phép hiển thị với người sử dụng. Biện pháp này bao gồm buộc các độc giả muốn đọc thông tin về bầu cử phải nhấp vào thông báo đề nghị chuyển hướng tới các tin tức bầu cử đã được Facebook lựa chọn (Facebook thừa nhận biện pháp này được thiết kế để tạo “lực ma sát” làm chậm các thông tin mà họ cho là sai lệch). Facebook cũng có kế hoạch vận dụng các thuật toán của mình để làm chậm sự lan truyền thông tin không mong muốn.
Twitter “nhanh tay” hơn trong việc kiểm duyệt thông tin đảng phái. Bắt đầu từ đêm bầu cử, mạng xã hội này đã bắt đầu chặn các bài đăng của Tổng thống Donald Trump nhưng không có hành động tương tự với các dòng tweet của cựu Phó Tổng thống Joe Biden. Twitter hiện vẫn kiểm duyệt các chia sẻ liên quan đến bầu cử của ông Trump, như đặt cảnh báo bên dưới và yêu cầu người sử dụng nhấp thêm một lần nữa mới xem được.
Twitter có quy định chặt chẽ đối với kiểm duyệt thông tin sai lệch về bầu cử, bao gồm “những tuyên bố gây tranh cãi có thể làm suy yếu niềm tin vào bản thân quá trình bầu cử này”. Trên thực tế, Twitter có thể chọn lọc, ngăn chặn các thông tin, hoặc ngăn chặn các cáo buộc dẫn người sử dụng tìm thấy thông tin trái với quan điểm ưa chuộng của mạng xã hội này.
Các phương tiện truyền thông chính thống đã từ chối chấp nhận kết quả cuộc bầu cử năm 2016 và dùng 3 năm sau đó công kích Tổng thống Trump bằng thuyết âm mưu rằng ông Trump cấu kết với Nga. Tuy nhiên, các tài liệu mới của chính phủ cho thấy thuyết này do nhà Clinton tạo ra để gài bẫy ông Trump.
Vậy quá trình kiểm phiếu có minh bạch? Cả hai bên có thể xác minh số phiếu được kiểm chính xác? Các lá phiếu có đáp ứng các yêu cầu thủ tục pháp lý để đảm bảo sự công bằng? Rất nhiều bang đã dừng kiểm phiếu trong cuộc đua vào tòa Bạch Ốc năm 2020 cần trả lời những câu hỏi này một cách chính xác và minh bạch. Nhóm Stop the Steal đã chỉ ra hàng trăm nghìn người dân Mỹ vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng trong quá trình bầu cử. Động thái kiểm duyệt của Big Tech chỉ làm người dân tăng thêm sự nghi ngờ.
Theo Daily Signal, điều các công ty công nghệ lớn có thể làm là cung cấp một dịch vụ công cộng, cho phép người sử dụng có thể bình luận tự do, cởi mở về bầu cử cho đến khi kết quả hợp pháp của cuộc tranh cử đã được xác minh và chấp nhận ở cả hai đảng phái.
https://www.dkn.tv/the-gioi/big-tech-kiem-duyet.html
Mike Pence nói cuộc bầu cử
vẫn chưa kết thúc, tiếp tục chiến đấu
Hải Lam
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence hôm thứ Hai (9/11) đã tập hợp đội ngũ của mình, nói rằng cuộc chạy đua 2020 “vẫn chưa kết thúc”, trong khi chiến dịch Tổng thống Trump đang thúc đẩy các cuộc chiến pháp lý ở một số tiểu bang chiến trường quan trọng.
“Đã nói với đội ngũ của Phó Tổng thống hôm nay: ‘mọi chuyện chưa kết thúc.. và chuyện này vẫn chưa kết thúc!’ Tổng thống Trump đã không ngừng chiến đấu cho chúng ta và chúng ta sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi mọi phiếu bầu HỢP PHÁP được tính!”, ông Pence viết trên Twitter hôm 9/11.
Phó tổng thống Mike Pence hôm 9/11 đã tổ chức một cuộc họp ở Tòa nhà Văn phòng Điều hành Eisenhower, bên cạnh tòa Bạch Ốc. Theo một quan chức có mặt trong phòng, phó tổng thống bước vào trong sự hoan nghênh nhiệt liệt.
Vị quan chức nói với Fox News rằng ông Pence bắt đầu cuộc họp với lời cảm ơn và phát biểu với nội dung giống như dòng tweet mà Phó tổng thống đã đăng. Đội ngũ của ông cảm thấy hào hứng hơn.
Bình luận của ông Mike Pence được đưa ra sau khi người quản lý chiến dịch Tổng thống Trump, Bill Stepien, tổ chức một cuộc họp tương tự với các nhân viên vào sáng thứ Hai.
Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đã nộp đơn kiện ở các tiểu bang chiến trường như Arizona, Nevada, Pennsylvania và Georgia. Mặc dù ông Joe Biden đã tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc đua vào tòa Bạch Ốc, nhưng đương kim Tổng thống Donald Trump khẳng định, cuộc bầu cử còn lâu mới kết thúc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/mike-pence-noi-cuoc-bau-cu-van-chua-ket-thuc-tiep-tuc-chien-dau.html
Phi lý! Dữ liệu cho thấy Michigan
đếm 150.000 phiếu bầu chỉ trong 5 giây
Tâm Thanh
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 đã làm chấn động đến toàn thế giới. Mới đây, nhà phân tích dữ liệu người Anh, Sarah Eaglesfield đã công bố một số dữ liệu bất thường mà cô phát hiện ra vào ngày 9/11, thu hút rất nhiều người xem và lan tỏa.
Eaglesfield đã đăng ảnh chụp màn hình của dữ liệu có vấn đề lên Twitter. Theo dữ liệu ở tiểu bang Michigan, vào lúc 11 giờ 31 phút 48 giây tối ngày 4/11, số phiếu đã được kiểm là 4.574.555, chỉ sau 5 giây, số phiếu được kiểm là 4.724.327, tăng 149.772 phiếu bầu. Điều này có nghĩa là, trong vòng 5 giây, Michigan đã đếm được gần 150.000 phiếu bầu. Trong số gần 150.000 phiếu bầu đó, chỉ có 6.000 phiếu bầu cho Tổng thống Trump.
Trong dữ liệu bầu cử của tiểu bang Virginia, Eaglesfield cũng tìm thấy sự bất thường.
Vào lúc 4 giơ 43 sáng ngày 4/11, số phiếu được kiểm là 3.368.181, nhưng khoảng nửa giờ sau, vào lúc 5 giờ 12 sáng, số phiếu được kiểm bỗng biến thành 3.199.165, giảm 169.016 phiếu bầu. Tức là sau khoảng thời gian khoảng 30 phút, gần 170.000 đã biến mất một cách kỳ lạ, mà lẽ ra, thời gian trôi đi thì số phiếu hoặc là giữ nguyên, hoặc là tăng lên, không thể nào lại giảm đi được.
Ngay cả trong trạng thái không có tranh cãi về phiếu bầu ở tiểu bang Arkansas, cô Eaglesfield thấy rằng, số lượng phiếu càng ngày càng giảm.
Vào lúc 7 giờ 10 ngày 6/11, số phiếu được kiểm là 1.212.935, khoảng 14 phút sau đó, số phiếu được kiểm chỉ còn 1.207.944, giảm gần 5.000 phiếu.
Eaglesfield nói rằng, tôi không biết đây là “nằm trong kế hoạch” hay nó là do vấn đề về phần mềm, nhưng với tư cách là một nhà phân tích dữ liệu, tôi cho rằng những con số này là rất phi lý và khó hiểu.
Cuộc bầu cử Hoa Kỳ lần này đã bùng nổ ra một số lượng lớn các cuộc kiểm phiếu bất thường.
Trước đó, cư dân mạng đã đăng tải trên Twitter 1 đoạn video quay những gì được chiếu trên truyền hình Mỹ, hiển thị tình hình bầu cử ở tiểu bang Pennsylvania, dữ liệu bên dưới video từng cho thấy Tổng thống Trump có 1.690.589 phiếu bầu, và ông Biden là 1.252.537 phiếu bầu. Sau khi hiển thị dữ liệu bầu cử của tiểu bang khác, màn hình chuyển lại số liệu bầu cử ở Pennsylvania, thì số phiếu của Tổng thống Trump đã giảm 19.958 phiếu xuống còn 1.670.631. Trong khi đó, số phiếu bầu cho Biden tăng 19.958 phiếu lên 1.272.495 phiếu, đã có rất nhiều cuộc thảo luận trên Internet và sự thật vẫn đang chờ được thẩm tra.
Đảng Cộng hòa tại Michigan đã tổ chức một cuộc họp báo vào chiều ngày 6/11, tiết lộ rằng, một số lượng lớn phiếu bầu của Đảng Cộng hòa đã được kiểm cho Đảng Dân chủ sau khi phần mềm “bị lỗi”.
Chủ tịch Đảng Cộng hòa của tiểu bang Michigan nói rằng, hàng chục quận trên toàn tiểu bang đã sử dụng phần mềm này, phần mềm này đã dẫn đến 6.000 phiếu bầu của Tổng thống Trump được tính sang cho Biden ở riêng một quận của Michigan.
Tổ chức theo dõi công lý: Hơn 1,8 triệu người
không đạt chuẩn vẫn có trong danh sách cử tri Mỹ
Lục Du
Hôm thứ Hai (9/11), một báo cáo của tổ chức Justice Watch (JW, theo dõi công lý) chỉ ra rằng trong số 353 quận của Hoa Kỳ, có thể có hơn 1,8 triệu người đã đăng ký tham gia bầu cử nhưng không đủ tiêu chuẩn cử tri, theo DW.
JW cho biết có 8 tiểu bang có tỷ lệ người đăng ký đi bầu vượt quá 100% số cử tri đủ điều kiện, đó là các bang Alaska, Colorado, Maine, Maryland, Michigan, New Jersey, Rhode Island và Vermont.
“Nghiên cứu [thực hiện vào] tháng 9/2020 đã thu thập dữ liệu đăng ký [bầu cử] gần nhất được đăng trực tuyến bởi chính các bang. Dữ liệu này sau đó được so sánh với ước tính dân số 5 năm gần đây nhất của Cục điều tra dân số, được thu thập bởi ACS (Khảo sát cộng đồng Hoa Kỳ ) từ năm 2014 đến năm 2018. Các cuộc khảo sát của ACS được gửi đến 3,5 triệu địa chỉ mỗi tháng và ước tính 5 năm của nó được xem xét là con số thống kê đáng tin cậy nhất ngoài cuộc điều tra dân số hàng năm”, JW giải thích.
Ông Tom Fitton chủ tịch của JW kết luận: “Nghiên cứu mới cho thấy 1,8 triệu cử tri dư thừa hoặc là cử tri “ma” ở 353 quận trên 29 tiểu bang. Dữ liệu làm nổi lên sự liều lĩnh của các phiếu bầu mù quáng qua thư và các yêu cầu làm cử tri trong danh sách đăng ký bầu cử. Các chồng phiếu bầu bẩn có thể tạo ra cuộc bầu cử bẩn”.
JW cũng lưu ý rằng Quận Los Angeles có hơn 10 triệu cư dân, nhiều hơn dân số của 41 trong số 50 bang của Hoa Kỳ và quận này vẫn đề tên của hơn 20% cử tri không đạt tiêu chuẩn trong danh sách đăng ký bầu cử.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-hon-18-trieu-nguoi-khong-dat-chuan-van-co-trong-danh-sach-cu-tri.html
Nhà báo hối hận vì đã bầu cho Biden
khi thấy hành động của ông sau bầu cử
Phụng Minh
Nhà nữ quyền tiến bộ, nhà báo, tác giả Naomi Wolf đã bày tỏ sự tiếc nuối về quyết định bỏ phiếu của cô cho ứng cử viên tổng thống Joe Biden vào ngày 8/11.
Naomi Wolf đã tweet:
“Nếu tôi biết Biden sẵn sàng ‘đóng cửa’ như ông ấy nói bây giờ, đó là một điều gì đó lịch sử chưa từng có trong bất kỳ đại dịch nào và là một thực tế đáng sợ, một thực tế sẽ không bao giờ kết thúc bởi vì giới tinh hoa yêu thích nó, tôi sẽ không bao giờ bỏ phiếu cho ông ta”.
Sự hối hận của cô ấy dường như đến sau khi đọc kế hoạch đánh bại đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) của Biden được công bố gần đây trên trang web chuyển giao quyền lực.
Kế hoạch lưu ý rằng có thể có trường học, cơ sở kinh doanh, quán bar, nhà hàng và các không gian khác bị đóng cửa cùng với “các hạn chế về việc ở tại nhà” như sau:
“Tổng thống đắc cử Biden sẽ chỉ đạo CDC cung cấp hướng dẫn cụ thể dựa trên bằng chứng về cách điều chỉnh tăng hoặc giảm liên quan đến mức độ rủi ro và mức độ lan truyền của cộng đồng, bao gồm thời điểm mở hoặc đóng cửa một số doanh nghiệp, quán bar, nhà hàng, và các không gian khác; thời điểm mở hoặc đóng cửa trường học và những bước họ cần thực hiện để đảm bảo an toàn cho lớp học và cơ sở vật chất; hạn chế thích hợp về quy mô của các cuộc tụ họp; thời điểm ban hành các hạn chế về lưu trú tại nhà”.
Wolf cũng đã tweet rằng Biden “lẽ ra phải tiết lộ kế hoạch” về việc sẽ “giao tất cả dữ liệu COVID của người Mỹ cho Big Tech – do đó trao cho họ quyền kiểm soát nền kinh tế mở và đóng cửa mãi mãi – TRƯỚC KHI ông ấy nhận được phiếu bầu của tôi”.
Cô ấy cũng đã tweet một bài báo về một nhà dịch tễ học ở Oxford đang bị quấy rối, bôi nhọ và làm ngơ khi cố gắng cảnh báo việc “đóng cửa” đang gây hại cho sức khỏe cộng đồng.
Không rõ liệu Wolf có thực sự không biết việc Biden cởi mở với việc “đóng cửa” hay không, hay liệu cô có kìm chế những lời chỉ trích của mình cho đến sau cuộc bầu cử hay không.
Biden bày tỏ sự ủng hộ đối với việc “đóng cửa” ngay từ tháng Ba.
Biden nói trong một tòa thị chính của CNN rằng nếu ông là tổng thống, ông sẽ đề nghị mọi thống đốc phải thực hiện lệnh đóng cửa các tiểu bang của họ.
Người dẫn chương trình Anderson Cooper đã hỏi, “Ông có đi theo con đường mà Bill Gates đang đề xuất, về cơ bản là, ông sẽ đề xuất cho các thống đốc ở mọi tiểu bang về cơ bản yêu cầu đóng cửa – trong khoảng thời gian vài tuần?”
“Vào lúc này, tôi xin nói là vâng,” Biden trả lời.
Ông Biden gọi việc đóng cửa hai tuần là một “cái giá nhỏ phải trả”.
Sếp USAID: Không có bàn giao Nhà Trắng
tới khi có xác nhận kết quả bầu cử
Lục Du
Quyền phó ban quản trị của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), John Barsa, nói với các đồng nghiệp vào hôm thứ Hai (9/11) rằng sẽ “không có bàn giao” chính quyền cho đến khi Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp (GSA) xác nhận kết quả bầu cử, theo Freebeacon.
“Các bạn nên biết rằng, thông báo chính thức duy nhất về kết quả bầu cử có giá trị là từ người đứng đầu GSA, vì vậy cho đến khi người đứng đầu GSA đưa ra quyết định về việc ai đã thắng một cuộc bầu cử, thì không có gì thay đổi cả”, ông Barsa nói với các đồng nghiệp của mình.
GSA được giao nhiệm vụ xác định người chiến thắng trong một cuộc bầu cử đã “ngã ngũ” và cho phép việc chuyển giao chính quyền sau đó.
Cùng quan điểm, liên lạc viên Tòa Bạch Ốc, bà Catharine O’Neill, nhắc lại quan điểm của chính quyền Trump rằng “cuộc bầu cử vẫn đang diễn ra”.
“Cử tri đoàn vẫn chưa bỏ phiếu, vì vậy chúng tôi vẫn ở đây, hoạt động như bình thường, làm việc cho tổng thống và đảm bảo rằng mọi thứ chúng tôi đang làm là để phục vụ tổng thống Hoa Kỳ”, bà O’Neill nói.
“D.C. [nơi có Nhà Trắng] là một đô thị thực sự nhỏ, sớm hay muộn thì mọi người đều đi ra khỏi đó cho dù họ là ai”, ông Barsa nói với các đồng nghiệp. “Vì vậy, cho đến khi bạn không còn đảm nhiệm vai trò của mình, hãy tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình với niềm tự hào và nhiệt huyết mà bạn luôn dành cho công việc của mình, đừng để bất cứ điều gì khiến bạn phân tâm khỏi sứ mệnh trước mắt và nhiệm vụ mà Tổng thống đã tin tưởng giao phó. Đó là một đô thị nhỏ. Hãy tự thể hiện mình theo cách mà bạn sẽ tự hào trong nhiều năm nữa”.
Những lãnh đạo quốc tế nào chưa chúc mừng Joe Biden?
Với việc Joe Biden được dự đoán sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ hôm thứ Bảy, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã nhanh chóng chúc mừng chiến thắng của ông.
Nhưng không phải ai cũng quan tâm đến vậy – trên thực tế, sự vắng mặt của một số lãnh đạo đã dễ dàng bị phát hiện.
Dưới đây là một số nhân vật quốc tế quan trọng đã không gửi thông điệp ủng hộ hoặc tỏ ra hờ hững trong lời chúc mừng của họ.
Một số thậm chí còn đi xa hơn, chúc mừng Trump hoặc ủng hộ những tuyên bố không có cơ sở của ông Trump về gian lận cử tri.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch Tập đã gửi lời chúc mừng đến ông Trump năm 2016 chỉ một ngày sau khi ông Trump giành chiến thắng.
Nhưng lần này Trung Quốc vẫn trì hoãn không đưa ra bất kỳ phản ứng nào đối với kết quả bầu cử Mỹ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân nhắc đến tuyên bố chiến thắng của ông Biden trong cuộc họp giao ban hôm thứ Hai, nhưng nói rằng Bắc Kinh sẽ theo dõi trong khi “luật pháp và thủ tục của Hoa Kỳ” được tuân thủ.
Kết quả bầu cử 2020: Cả hai phía bất ngờ
Bầu cử Mỹ: Kiểm chứng bài phát biểu của TT Donald Trump
Joe Biden thúc đẩy kế hoạch cho nhiệm kỳ tổng thống
Bên cạnh TT Trump vào ngày ông ấy thua cuộc tranh cử
Ông Biden được cho là sẽ chừng mực và tinh tế hơn trong cách tiếp cận với Trung Quốc trong khi vẫn giữ lập trường cứng rắn.
Ông Trump đã chỉ trích gay gắt Trung Quốc về virus corona và tham gia vào một cuộc chiến thương mại, áp thuế lên nhiều mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc.
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un
Không có phản hồi nào về kết quả bầu cử từ ông Kim, thay vào đó, vào sáng thứ Hai, truyền thông của Bắc Hàn im lặng về cuộc bầu cử Mỹ.
Tuy nhiên, Bắc Hàn không đề cập đến chiến thắng năm 2016 của Donald Trump cho đến hai ngày sau khi ông đắc cử.
Ông Trump và ông Kim đã có một mối quan hệ đầy sóng gió, mặc dù họ duy trì liên lạc qua ba cuộc gặp mặt trực tiếp lịch sử.
Tuy nhiên, ông Biden đã mô tả ông Kim là một tên côn đồ và nói rằng ông không quan tâm đến bất kỳ hoạt động ngoại giao cá nhân nào với ông Kim. Nhà lãnh đạo Bắc Hàn đã gọi ông Biden là “kẻ ngốc vì chỉ số IQ thấp”.
Tổng thống Nga Putin
Bốn năm trước, ông Putin là một trong những người đầu tiên chúc mừng Donald Trump về chiến thắng trong cuộc bầu cử, nhưng không có tweet, điện tín hay cuộc gọi điện thoại nào cho ông Biden lần này.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói lý do của sự trì hoãn là những thách thức pháp lý đang được đưa ra bởi chiến dịch tranh cử của Trump.
“Chúng tôi tin rằng điều đúng đắn cần làm là chờ đợi kết quả bầu cử chính thức”, ông nói với các phóng viên.
Tuy nhiên, phóng viên BBC Steve Rosenberg ở Moscow nói có nghi ngờ rằng việc không có lời chúc mừng phản ánh thực tế là Moscow không hào hứng với kết quả này.
Ông Biden là người lên tiếng chỉ trích Moscow và gần đây xác định Nga là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ.
Ông Trump hiếm khi chỉ trích Nga hoặc ông Putin, và Nga bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 để khiến ông Trump đắc cử.
Thủ tướng Slovenia Janez Jansa
Ông Jansa đã không giấu giếm sự ủng hộ của mình đối với ông Trump, thậm chí còn gửi lời chúc mừng tới tổng thống đương nhiệm hôm thứ Tư, rất lâu trước khi cuộc kiểm phiếu sắp hoàn tất.
Kể từ đó, ông đã lặp đi lặp lại các cáo buộc về gian lận cử tri do đảng Dân chủ thực hiện.
Donald Trump và Joe Biden qua năm tháng
Quan hệ Mỹ với thế giới sẽ ra sao khi Biden đắc cử?
Hôm thứ Bảy, ông tỏ ra hòa nhã hơn, mô tả Mỹ là đối tác chiến lược của Slovenia và nói rằng các mối quan hệ hữu nghị sẽ vẫn duy trì cho dù ai là tổng thống.
Nhưng ông vẫn chưa gửi lời chúc mừng nào đến ông Biden.
Ông Jansa, thuộc Đảng Dân chủ Slovenia chống nhập cư cực hữu, là đồng minh của Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người đã bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Trump trong quá khứ.
Vợ ông Trump, Melania là người Slovenia.
Các nhà lãnh đạo Slovenia khác, bao gồm Tổng thống Borut Pahor, đã chúc mừng ông Biden, cũng như ông Orban.
Bộ trưởng Nội vụ Estonia Mart Helme
Ông Helme tuyên bố từ chức hôm thứ Hai sau khi ông và con trai ông, Bộ trưởng Tài chính Martin Helme, đưa ra cáo buộc về gian lận trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ trên một chương trình nói chuyện trên đài phát thanh hôm Chủ nhật.
Ông Helme bố cũng lặp lại các cáo buộc tham nhũng không có căn cứ chống lại ông Biden và con trai ông Hunter.
Con trai ông nói rằng “tất cả những người bình thường nên lên tiếng” về những hành vi bị cáo buộc.
Ông nói thêm: “Sẽ không có ích gì khi nói về bất kỳ hình thức dân chủ hay pháp quyền nào nếu các cuộc bầu cử có thể diễn ra gian lận một cách thô bạo, trắng trợn và ồ ạt như vậy.”
Cả hai là thành viên của Đảng Nhân dân Bảo thủ cực hữu, trong đó ông Helme con cũng là lãnh đạo. Đảng này liên minh với Đảng Trung tâm và một đảng cánh hữu khác,
Thủ tướng Juri Ratas đã chỉ trích hai chính trị gia và chúc mừng ông Biden.
Tuy nhiên, giới chỉ trích lập luận rằng ông không sa thải họ bởi vì ông dựa vào sự ủng hộ của đảng họ để giữ quyền lực.
Ông Helme bố nói ông sẽ từ chức vì “lời vu khống” mà ông phải đối mặt trên các phương tiện truyền thông Estonia.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro
Ông Bolsonaro thường được coi là đồng minh của ông Trump, đến nỗi ông được ví là “Trump của vùng nhiệt đới”.
Do đó, việc nhà lãnh đạo Brazil không chúc mừng ông Biden cho đến nay không có gì ngạc nhiên.
Trong quá khứ, ông đã từng tranh cãi với cựu phó tổng thống Biden, mô tả lời kêu gọi của ông trong cuộc tranh luận bầu cử Mỹ nhằm thúc đẩy Brazil bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon tốt hơn là “thảm họa và không cần thiết”.
Truyền thông Brazil trích dẫn các nguồn tin chính phủ cho hay ông Bolsonaro dự định đợi cho đến khi các thách thức pháp lý của ông Trump được hoàn thành trước khi nêu ra vấn đề.
Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador
Ông Lopez Obrador là một nhà lãnh đạo Mỹ Latinh khác đã cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với ông Trump, bất chấp những căng thẳng về chính sách cứng rắn của Tổng thống Mỹ đối với người di cư và đặc biệt là cam kết xây dựng bức tường dọc biên giới hai nước.
Do đó, nhà lãnh đạo Mexico tỏ ra thận trọng về cuộc bầu cử ở Mỹ và hôm Chủ nhật cho biết ông sẽ đợi “mọi vấn đề pháp lý” được giải quyết.
Ông nói tại một cuộc họp báo: “Chúng tôi không muốn tỏ ra thiếu thận trọng. Chúng tôi không muốn hành động thiếu thận trọng”, đồng thời cho biết Mexico có “mối quan hệ rất tốt” với cả hai ứng cử viên.
Quan điểm không rõ ràng của ông Lopez Obrador đã bị một số đảng viên Đảng Dân chủ Hoa Kỳ cấp cao chỉ trích, trong đó Nghị sĩ bang Texas Joaquin Castro mô tả đó là “thất bại ngoại giao đáng kinh ngạc”.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu
Ông Netanyahu là một nhà lãnh đạo thế giới khác chưa bao giờ che giấu mối quan hệ của mình với ông Trump.
Và trong khi ông chúc mừng ông Biden, giới quan sát đã lưu ý sự vắng mặt của các từ “tổng thống đắc cử” và “phó tổng thống đắc cử” trong thông điệp của ông.
“Tôi muốn mở đầu bằng lời chào đến Joe Biden và Kamala Harris. Trong gần 40 năm, tôi đã có một mối quan hệ cá nhân, lâu dài và nồng ấm với Joe Biden và tôi biết ông ấy như một người bạn lớn của nhà nước Israel, “ông nói trong một tuyên bố video.
Ông Netanyahu kết thúc thông điệp bằng cách bày tỏ lòng biết ơn đối với ông Trump vì tình bạn của ông đối với Israel và cá nhân ông, đồng thời cảm ơn ông đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, đảo ngược chính sách hàng thập kỷ của Mỹ và vì lập trường cứng rắn của ông đối với Iran.
Thái tử Mohammed bin Salman của Ả Rập Saudi
Thái tử Ả Rập Saudi đã chúc mừng ông Biden về chiến thắng trong cuộc bầu cử – nhưng chỉ vào Chủ nhật, 24 giờ sau khi tin tức được đưa ra. Các nhà lãnh đạo Trung Đông khác đã chúc mừng hôm thứ Bảy.
Người ta chỉ ra rằng Mohammed bin Salman đã nhanh chóng chúc mừng Tổng thống Tanzania John Magufuli tái đắc cử vào ngày hôm đó.
Ông Biden đã tuyên bố sẽ đánh giá lại quan hệ với Ả Rập Sadi, đặc biệt là về vụ sát hại nhà báo Ả Rập Saudi Jamal Khashoggi và cuộc nội chiến ở Yemen.
https://www.bbc.com/vietnamese/54851992
Hoa Kỳ và Đài Loan tập trận
trước mối đe dọa của Trung Quốc
Tú Anh
Thủy Quân Lục Chiến Mỹ chính thức bắt đầu tập trận chung với Đài Loan để cải tiến khả năng tác chiến của quân đội hòn đảo này. Đây là lần đầu tiên từ 40 năm nay, quân đội Đài Loan nhìn nhận có các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ.
Theo Newsweek và United Daily News, cuộc tập trận đổ bộ tại Cao Hùng được bộ tư lệnh Hải Quân Đài Loan mô tả là « như thông lệ », nhưng đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ được xác nhận chính thức có mặt trên lãnh thổ Đài Loan.
Một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Mỹ cùng phương tiện đổ bộ đã đến Đài Loan từ ngày 26/10/2020, nhưng phải tuân thủ biện pháp cách ly hai tuần chống Covid-19.
Cuộc tập trận và huấn luyện kéo dài trong một tháng ở vùng tây nam của hòn đảo. Tuy nhiên, bộ tư lệnh hải quân Đài Loan từ chối cho biết thêm chi tiết.
Mỗi năm, biệt kích hải quân Mỹ cũng như lực lượng đặc biệt đều tham gia tập trận với Đài Loan. US Navy Seals ở Bành Hồ, căn cứ hỏa lực nằm trong eo biển Đài Loan, còn Lực lượng Mũ Xanh thao dượt tại vùng đồi núi miền trung hải đảo, theo Newsweek.
Thông tin này được Đài Loan công khai hóa chỉ vài hôm sau khi Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ. Trong những tháng gần đây, chính quyền Donald Trump đã tăng tốc bán vũ khí cho Đài Loan.
Trước tâm lý lo ngại Trung Quốc lợi dụng lúc chuyển giao quyền lực tại Washington để tấn công hòn đảo, Quốc Hội Đài Loan đã mời cục trưởng Cục An Ninh ra điều trần. Theo đài phát thanh quốc tế Đài Loan RIT ngày 09/11/2020, cục trưởng Khưu Quốc Chính cho biết dù ai là tổng thống thì Hoa Kỳ vẫn đi theo hướng ngăn chận Trung Quốc và thân hữu với Đài Loan, vì đó là chính sách cố hữu của nước Mỹ.
Cục An Ninh Đài Loan cho biết sẽ « theo dõi kỹ » tình hình eo biển, chính phủ sẽ có những đối sách ứng biến phù hợp để ngăn chận Trung Quốc vượt biển xâm nhập : « An nguy của mình phải do tự mình lo liệu trước, không hoàn toàn ỷ lại vào nước ngoài ».
Mỹ đưa Thủy quân lục chiến tinh nhuệ tới Đài Loan
Trang Taiwan News dẫn thông báo của Cơ quan phòng vệ Đài Loan ngày 9/11 xác nhận Thủy quân lục chiến Mỹ đã đến Đài Loan ‘huấn luyện’ cho các binh sĩ trên đảo. Đợt huấn luyện này sẽ kéo dài trong 4 tuần, nhưng không nêu cụ thể số lượng người tham gia. Đây là lần đầu tiên Đài Loan công khai thông báo có lính Mỹ trên đảo.
Phía Đài Loan cho biết hoạt động lần này chỉ là các trao đổi quân sự “bình thường” giữa Washington và Đài Bắc, song nhấn mạnh mục đích cuối cùng nhằm “duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Trong thời gian huấn luyện, các đặc nhiệm của Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ hướng dẫn Thủy quân lục chiến Đài Loan và Phân đội đặc nhiệm đổ bộ các khóa học về hoạt động xâm nhập bằng tàu cao tốc tại căn cứ Tả Doanh Cao Hùng.
Thủy quân lục chiến Mỹ là lực lượng rất tinh nhuệ, có quân số chỉ khoảng 8.000 người với lịch sử thành lập từ Thế chiến thứ 2.
An Bình tổng hợp
https://etviet.com/indochina/my-dua-thuy-quan-luc-chien-tinh-nhue-toi-dai-loan.html
Mỹ chế tài quan chức Trung Quốc
về cuộc đàn áp tại Hong Kong
Ngày 9/11, Mỹ áp đặt chế tài lên 4 giới chức Trung Quốc làm việc tại các cơ quan quản lý và an ninh Hong Kong về vai trò bị cáo buộc của họ trong việc đàn áp những người bất đồng chính kiến tại cựu thuộc địa Anh.
Bộ Tài chánh và Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận 4 người này là Deng Zhonghua, phó giám đốc Văn phòng Hong Kong và Macau Sự vụ; Edwina Lau, phó ủy viên cảnh sát tại Hong Kong, cùng Li Jiangzhou và Li Kwai-wah, hai giới chức thuộc văn phòng an ninh quốc gia vừa mới thành lập tại Hong Kong.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói việc trừng phạt này là vì vai trò của họ trong việc thi hành luật an ninh mới của Hong Kong. Ông nói những người này sẽ bị cấm đến Mỹ, và bất cứ tài sản nào của họ ở Mỹ sẽ bị phong tỏa.
“Những hành động này nêu bật quyết tâm của Mỹ qui trách nhiệm cho những nhân vật chủ chốt tích cực hủy hoại tự do của người dân Hong Kong và phá hoại sự tự trị của Hong Kong,” Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố.
Washington nói việc Trung Quốc ban hành luật an ninh mới tại Hong Kong trong năm nay là sự vi phạm không thể chấp nhận đối với cam kết “một quốc gia, hai hệ thống” dành cho thành phố một thời tự do nhất Trung Quốc.
Việc chỉ định này là chế tài đầu tiên áp đặt lên Trung Quốc kể từ khi ông Joe Biden đảng Dân chủ đánh bại Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ tuần trước. Ông Biden sẽ nhậm chức vào ngày 20/1/2021. Tới nay ông Trump vẫn chưa thừa nhận thất cử.
Trong những hành động cho thấy một kỷ nguyên độc tài hơn cho Hong Kong, Trung Quốc mở văn phòng an ninh quốc gia vào tháng 7, một tuần sau khi áp đặt luật an ninh mới để trừng phạt lên đến tù chung thân những tội bị gọi là ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với những thế lực nước ngòai.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo các định chế tài chánh quốc tế làm ăn với các cá nhân chịu trách nhiệm thực thi sự đàn áp của Trung Quốc tại Hong Kong rằng họ sẽ sớm bị chế tài.
Washington vào tháng 8 đã chế tài bà Carrie Lam, lãnh đạo Hong Kong, cùng các cựu cũng như đương kim cảnh sát trưởng và những giới chức cao cấp khác về vai trò của họ trong việc ngăn cấm tự do trong vụ đàn áp phong trào tranh đấu cho dân chủ của lãnh thổ này.
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, xuống đến mức thấp nhất trong nhiều thập niên. Hai bên kình chống về một loạt các vấn đề bao gồm cách thức Trung Quốc xử lý đại dịch virus corona và cách Bắc Kinh đối xử với Hong Kong.
Tổng thống Mexico ngạc nhiên
vì truyền thông Mỹ ‘kiểm duyệt’ ông Trump
Phụng Minh
Tổng thống Mexico mới bày tỏ sự ngạc nhiên về cách truyền thông Mỹ đang làm việc để “kiểm duyệt” Tổng thống Donald Trump trong bối cảnh kết quả bầu cử vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Trong cuộc họp báo hàng ngày của mình, ông Andres Manuel Lopez Obrador đã “nhân đôi” quyết định gần đây của mình là không chúc mừng bất kỳ ứng cử viên nào cho đến khi mọi vấn đề pháp lý được giải quyết. Ông cho biết Tổng thống Trump đã bị giới truyền thông làm ngơ và câm lặng khi ông cố gắng chỉ ra những bất thường, theo Breitbart.
“Ở đất nước của tự do, của báo chí tự do, đột nhiên họ kiểm duyệt tổng thống”, Lopez Obrador nói. “… điều này chưa từng thấy trước đây. Các nhà kiểm duyệt phương tiện truyền thông. Tôi đang nói về Mỹ, vì ở Mexico chúng tôi đã quen với điều đó”.
Lopez Obrador công khai tuyên bố rằng sẽ là “thiếu thận trọng” khi chúc mừng Joe Biden trước khi mọi vấn đề pháp lý được giải quyết. Tuyên bố đó đã thu hút sự chỉ trích gay gắt từ các chuyên gia ở Mexico, những người cho rằng lập trường có thể làm tổn hại mối quan hệ của Mexico với chính quyền Biden.
Lopez Obrador tuyên bố rằng ông không có tranh chấp với bất kỳ ứng cử viên nào, nhưng ông muốn cẩn thận để không “can thiệp” vào một tuyên bố chúc mừng quá sớm. Ông Obrador đã đề cập đến một sự hớ hênh của Quốc hội Mexico và cựu lãnh đạo Ngân hàng Quốc gia (BANXICO) Agustin Carstens, người đã chúc mừng Hillary Clinton về “chiến thắng của bà ấy” trong cuộc Bầu cử năm 2016.
Bất thường! 400.000 cử tri
đã bỏ đến 800.000 phiếu bầu ở Georgia
Quý Khải
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, nạn gian lận phiếu bầu quy mô lớn chưa từng có đã nổ ra khắp nơi.
Theo Secret China, vào lúc 8 giờ sáng ở tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ, một cư dân mạng có tên “SlavTrapGod” đã đăng một ảnh chụp màn hình lên Twitter của mình. Ảnh chụp màn hình cho thấy đây là “Báo cáo Tóm tắt Bầu cử Quận Gwinnett, Georgia”. Trong ảnh chụp màn hình này, có những con số
đáng kinh ngạc – tổng số cử tri tham gia bỏ phiếu là khoảng 400.000, nhưng số phiếu bầu vượt quá 800.000! 1 người có thể bỏ 2 phiếu bầu ư? Chuyện gì đang xảy ra vậy?
Biểu đồ trên cho thấy:
Tổng số cử tri đã đăng ký: 581.467
Sự cử tri đi bầu: 408.268 (70,21%)
Số phiếu bầu: 811.836
Giải thích một cách đơn giản, thông số trên có nghĩa là, có 581.467 người trong quận đi đăng ký bầu cử, 70,21% trong số họ (tức 408.268 người) đã bỏ phiếu, nhưng số phiếu nhận được (hoặc đã được kiểm đếm) lên đến 811.836 phiếu bầu.
Nói cách khác, mỗi cử tri đã đăng ký bỏ 1,36 phiếu; tham gia bỏ 1,99 phiếu. (Gần như 1 người 2 phiếu, thay vì 1 người 1 phiếu, chuyện gì đang xảy ra vậy ?!)
Ông Trương Tuân, một nhà tư vấn đầu tư kinh doanh quốc tế người Mỹ và là nhà bình luận thời sự độc lập, đã chia sẻ tin tức này và nhận định:
“Tin LỚN thứ hai trong ngày: Georgia đã phát hiện ra một vấn đề lớn trong việc kiểm phiếu, nhóm điều tra đã gấp rút đến khu vực địa phương. Tiểu bang Georgia, nơi quyết định kiểm phiếu lại vì TT Trump chỉ có ‘ít hơn’ vài ngàn phiếu bầu so với ông Biden, đã phát hiện thấy quận Gwinnett gian lận tại tiểu bang này! Quận Gwinnett đã đăng ký 580.000 cử tri, 400.000 người đã đi bỏ phiếu, nhưng có tới 810.000 phiếu bầu đã được bỏ! Georgia quy định thời hạn đăng ký bỏ phiếu là vào ngày 5/10, và có rất nhiều người đã không đăng ký bỏ phiếu một cách hợp pháp”.
Cử tri Nevada cũng ghi nhận hiện tượng gian lận bầu cử
Vào ngày 5/11, chiến dịch tranh cử TT Trump thông báo rằng họ đã đệ đơn kiện ở Nevada, với cáo buộc gian lận bầu cử. Một số cử tri địa phương thông tin rằng khi cuộc bỏ phiếu kết thúc, họ đã chứng kiến cảnh một người nào đó bước vào phòng bỏ phiếu với nhiều bao tải phiếu bầu lúc sáng sớm.
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Trung Quốc ở nước ngoài, cử tri George Kuhn tại quận Clark ở Nevada kể lại rằng Tổng thống Trump đã tuyên bố vào đêm bầu cử rằng có tồn tại hiện tượng gian lận. Anh Kuhn cũng nghe kể có hiện tượng gian lận cử tri ở trung tâm bỏ phiếu tại quận của anh. Vì vậy anh đã đích thân đến hiện trường xem xét tình hình.
Anh Kuhn cho biết vào lúc 1 giờ 28 phút sáng, hơn 6 giờ sau khi cuộc bỏ phiếu địa phương kết thúc, đèn điện ở trung tâm bỏ phiếu Meadows Mall vẫn sáng, thì có người đã bất chợt nhìn thấy hai chiếc ô tô xuất hiện và dỡ xuống nhiều cái túi to. Khi họ lại gần và hỏi có gì trong túi, nhân viên vận chuyển đặt chiếc túi xuống và các lá phiếu trong túi vô tình rơi ra ngoài.
Điều này khiến Kuhn ớn lạnh. Anh và một số người cố gắng ngăn các lá phiếu này được đưa vào trong nhưng bất thành. Họ chứng kiến một cách bất lực khi những người đó vận chuyển các túi phiếu bầu vào trung tâm bỏ phiếu Meadows Mall. Do những người vận chuyển đều đeo khẩu trang, nên không chụp được ảnh khuôn mặt, nhưng Kuhn đã chụp được ảnh quần áo và biển số xe của họ.
Có yếu tố Trung Quốc trong hệ thống
‘đếm nhầm’ phiếu ở bầu cử Mỹ
Hương Thảo
Đã xảy ra sự cố với phần mềm kiểm phiếu Dominion được sử dụng ở Hạt Antrim, Michigan, Hoa Kỳ. Hàng nghìn lá phiếu bầu cho TT Trump đã bị chuyển sang cho Biden. Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Dominion trước đó đã tuyên bố rằng các sản phẩm của công ty có chứa các thành phần từ Trung Quốc.
Hãng Dominion Voting Systems là một trong ba gã khổng lồ trong ngành công nghiệp máy kiểm phiếu ở Hoa Kỳ. Trong cuộc tổng tuyển cử Hoa Kỳ lần này, do phần mềm của Dominion có vấn đề mà 6.000 phiếu ủng hộ Trump ở Antrim County, Michigan, đã được chỉ thị không chính xác chuyển sang cho Biden. Sau khi sửa lỗi, TT Trump đã khôi phục lại vị trí dẫn đầu. Hệ thống của Dominion được sử dụng tại 28 bang của Hoa Kỳ, bao gồm Nevada, Arizona, Minnesota, Michigan, Wisconsin, Georgia, Pennsylvania và các bang khác có ảnh hưởng lớn đến kết quả bầu cử. Trong số đó, Michigan và Wisconsin đã trở thành tâm điểm khi Biden tăng số phiếu một cách kỳ lạ.
Điều đáng chú ý là cựu Chánh văn phòng của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, năm ngoái đã trở thành nhà vận động hành lang cho Dominion. Và ông Richard Blum, chồng của Thượng nghị sĩ California, Dianne Feinstein, là một cổ đông quan trọng trong công ty. Dianne Feinstein từng bị phanh phui là một trong những “người liên lạc chính trong nước cho giai đoạn đầu của dự án mục tiêu” trong vụ bê bối cấu kết của gia tộc Biden với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một cựu tài xế của Dianne Feinstein đã bị chính quyền Mỹ điều tra hai năm trước vì tình nghi làm gián điệp cho Trung Quốc, theo Vision Times.
Vào tháng 1 năm nay, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Dominion, John Paulos đã tuyên bố trong một văn bản làm chứng trước Hạ viện Hoa Kỳ rằng “các sản phẩm của chúng tôi có chứa các thành phần từ Trung Quốc”. Các thành phần của Trung Quốc bao gồm “bảng điều khiển LCD, màn hình cảm ứng, thành phần chip (của bộ xử lý trí tuệ nhân tạo)”.
Ngay từ ngày 16/12 năm ngoái, công ty dịch vụ tư vấn, giám sát chuỗi cung ứng Interos đã đưa ra báo cáo “Phần cứng của Trung Quốc cung cấp động lực cho máy kiểm phiếu của Mỹ” để cảnh báo các nhà cung cấp máy kiểm phiếu về sự “không an toàn” khi sử dụng các nhà cung cấp ở nước ngoài, theo Securityledger. Có những rủi ro khi các thành phần này thường khó xem xét và giám sát được. Báo cáo chỉ ra rằng 20% thành phần phần cứng và phần mềm của các máy kiểm phiếu phổ biến đến từ các nhà cung cấp Trung Quốc. Ngoài ra, gần 2/3 (59%) thành phần của máy kiểm phiếu đến từ các công ty có hoạt động tại Trung Quốc và Nga.
Tờ Wall Street Journal của Hoa Kỳ cũng đã công bố một báo cáo tương tự vào tháng 12. Báo cáo trích báo cáo của Interos cho biết “Interos đã tiến hành nghiên cứu trên các máy kiểm phiếu được sử dụng rộng rãi và phát hiện ra rằng 1/5 linh kiện đến từ các nhà cung cấp Trung Quốc, bao gồm cả bộ xử lý, phần mềm, màn hình cảm ứng…”.
Hiện tại, không có bằng chứng nào cho thấy việc kiểm phiếu sai ở Michigan có liên quan trực tiếp đến các thành phần từ Trung Quốc. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm nay, cuộc tổng tuyển cử ở Hàn Quốc đã sử dụng thiết bị của Huawei, và đã có nghi án thao túng máy kiểm phiếu bất hợp pháp và gian lận mã QR.
Trung tâm Nghiên cứu Đông Á nghi ngờ rằng phần cứng và phần mềm máy kiểm phiếu, thiết bị liên lạc thông tin mạng của Huawei đã bị thay đổi. Trung tâm cũng nghi vấn rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua thiết bị kiểm phiếu của Huawei để can thiệp vào kết quả bầu cử của Hàn Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/co-yeu-to-trung-quoc-trong-he-thong-dem-nham-phieu-o-bau-cu-my.html
Covid-19: Pfizer thông báo
vac-xin thử nghiệm đạt hiệu quả hơn 90%
Minh Anh
Thứ Hai, 09/11/2020, hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ loan báo vac-xin ứng viên của hãng này có hiệu quả đến « 90% ». Thông báo này được thế giới đón nhận trong niềm hy vọng nhưng với sự thận trọng.
Từ San Francisco, thông tín viên đài RFI, Eric de Salve giải thích :
« Thông báo được đưa ra đã làm cho các chỉ số chứng khoán ở Wall Street tăng điểm, nhưng đó chỉ mới là các kết luận sơ bộ. Tổng thống tân cử Joe Biden chỉ nói đến một tia hy vọng, vì theo ông, đây là một cuộc chiến dài hơi, còn phải đợi cho đến khi nào có đủ vac-xin cho tất cả mọi người.
Trong suốt giai đoạn ba của thử nghiệm lâm sàng này, hãng Pfizer đã cho thử nghiệm loại vac-xin này trên 44 ngàn người tình nguyện, chỉ có 94 người là bị nhiễm Covid-19. Cho nên, vac-xin được đánh giá là có hiệu quả đến hơn 90%.
Thế nhưng, tập đoàn dược phẩm Mỹ này, liên kết với một công ty công nghệ sinh học Đức BioNtech, chưa sẵn sàng cấp tốc xin phép. FDA, cơ quan có thẩm quyền cho phép đưa ra thị trường, yêu cầu Pfizer đợi thêm ít nhất hai tháng nữa để bảo đảm là vac-xin không có tác dụng phụ đối với những người tham gia thử nghiệm.
Còn rất nhiều điểm chưa được biết. Liệu rằng hiệu quả của vac-xin này có giống nhau cho tất cả các nhóm tuổi, nhất là những người cao tuổi và trẻ em ? Một điều chưa biết khác là vac-xin này có hiệu quả trong bao lâu ?
Dù vậy, Pfizer cho biết có đủ khả năng chế tạo hàng trăm triệu liều vac-xin mà Donald Trump đã đặt mua, ưu tiên cung cấp cho người dân Mỹ từ đây đến tháng 3/2021, và khoảng 1,3 tỷ liều vac-xin từ đây đến năm 2021.
Điều đó có nghĩa là phần còn lại của thế giới có thể phải chờ thêm nhiều tháng, thậm chí nhiều hơn nữa, để nhận đủ 7,8 tỷ liều thuốc cho toàn cầu. »
Covid-19 : Oxfam kêu gọi chia sẻ vac-xin công bằng
Thông báo này còn làm dấy lên mối lo ngại của nhiều tổ chức phi chính phủ từ nhiều tháng qua về khả năng những nước giầu độc quyền sở hữu vac-xin, cũng như về mức giá Pfizer sẽ bán ra. Ông Robin Guittard, phát ngôn viên của Oxfam tại Pháp, cảnh báo trên đài RFI « vac-xin sẽ chẳng có chút hiệu quả nào nếu như nhiều người dân không có phương tiện hay khả năng tiếp cận chúng ». Ông kêu gọi một sự hợp tác toàn cầu để có thể có bằng sáng chế chung về vac-xin, nhằm ngăn chặn nguy cơ có nhiều hãng độc quyền sản xuất và tiếp thị, gây thiệt hại cho nhiều người dân.
Ông Trump: Đảng Dân chủ đã chặn
thông tin có vắc xin Covid trước ngày bầu cử
Lục Du
Tổng thống Trump hôm thứ Hai (9/11) tuyên bố rằng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Đảng Dân chủ đã trì hoãn việc công bố tin tức về một loại vắc-xin Covid rất tiềm năng nhằm hạn chế uy tín của ông trước cuộc bầu cử, theo Dailywire.
Ông Trump đưa ra cáo buộc này vào tối thứ Hai trên Twitter sau khi có tin tức về loại vắc-xin của công ty dược phẩm Pfizer có khả năng chống viêm phổi Vũ Hán và được cho phép triển khai vào cuối tháng này.
Pfizer đã công bố kết quả khảo sát ban đầu vào sáng thứ Hai về vắc-xin Covid của họ, cho thấy nó có khả năng tiêm chủng một cách hiệu quả với mức thành công 90%.
“[FDA] và Đảng Dân chủ không muốn tôi có được Vắc xin CHIẾN THẮNG trước cuộc bầu cử, vì vậy thay vào đó, nó được đưa ra sau 5 ngày – Như tôi đã nói!”, ông Trump viết trên Twitter.
Trong một tweet khác Tổng thống Trump viết: “Nếu Joe Biden làm tổng thống, sẽ không có vắc-xin trong 4 năm tới và FDA cũng không bao giờ phê duyệt nó nhanh chóng. Bộ máy hành chính quan liêu sẽ hủy hoại hàng triệu sinh mạng”.
Thông báo của Pfizer được chính quyền Trump coi là một thành công của Chiến dịch Warp Speed nhằm đẩy nhanh quá trình sản xuất vắc-xin điều trị Covid, trong đó Pfizer là một nhà sản xuất được Nhà Trắng đặt hàng.
“Pfizer tự hào là một trong những nhà sản xuất vắc xin khác nhau tham gia Chiến dịch Warp Speed với tư cách là nhà cung cấp vắc xin COVID-19 tiềm năng. Trong khi Pfizer đã đạt được thỏa thuận đặt mua hàng của chính phủ Hoa Kỳ, công ty đã không chấp nhận tài trợ BARDA cho quá trình nghiên cứu và phát triển”, Pfizer cho biết trong một tuyên bố.
Dailywire cho hay, nếu lịch trình của Pfizer chính xác và vắc-xin sẵn sàng được cung cấp cho công chúng vào cuối tháng, vắc-xin có thể sẽ không được sử dụng rộng rãi trong nhiều tháng nữa vì các nhà sản xuất thuốc đang cố gắng sản xuất đủ liều để tiêm cho hàng triệu người. Những liều thuốc đầu tiên sẽ được dùng cho những người dễ bị tổn thương nhất, chẳng hạn như người cao tuổi.
TT Trump sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper
Tổng thống Donald Trump đã sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, ông thông báo trên Twitter rằng quan chức hàng đầu của Mỹ đã bị “loại bỏ”.
Christopher Miller, Giám đốc hiện tại của Trung tâm Chống khủng bố quốc gia, sẽ đảm nhận vai trò này ngay lập tức.
Điều này theo sau những rạn vỡ công khai giữa ông Trump và ông Esper trong những tuần lễ vừa qua.
Ông Trump cho đến nay vẫn không chấp nhận kết quả bầu cử Joe Biden là tổng thống đắc cử và tuyên bố sẽ thách thức kết quả dự kiến này trước tòa.
Kết quả bầu cử 2020: Cả hai phía bất ngờ
Những thách thức pháp lý của ông Trump có triển vọng ra sao?
Trong những tuần lễ trước khi ông Biden nhậm chức vào ngày 20 tháng 1, ông Trump vẫn nắm trong tay quyền quyết định.
Ông Miller đã được bắt gặp đi vào trụ sở Bộ Quốc phòng tại Lầu Năm Góc hôm thứ Hai ngay sau khi ông Trump tuyên bố sa thải ông Esper.
Cựu binh sĩ Lực lượng Đặc nhiệm từng phục vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổng thống Trump trước khi trở thành giám đốc Trung tâm Chống Khủng bố vào tháng Tám.
Trong đơn từ chức, ông Esper gửi lời cảm ơn tới các thành viên Lực lượng Vũ trang và nói ông tự hào về thành tích của mình trong 18 tháng phục vụ tại Lầu Năm Góc.
“Tôi phục vụ đất nước của mình để bảo vệ Hiến pháp, vì vậy tôi chấp nhận quyết định của ngài trong việc thay thế tôi,” ông viết.
Đảng viên Dân chủ hàng đầu Nancy Pelosi đã chỉ trích quyết định này. Chủ tịch Hạ viện nói rằng:
“Việc đột ngột sa thải Ngoại trưởng Esper là bằng chứng đáng lo ngại cho thấy Tổng thống Trump có ý định dùng những ngày cuối trong nhiệm kỳ của mình để gieo rắc hỗn loạn trong nền Dân chủ Mỹ và trên toàn thế giới”.
Tại sao Trump bất hòa với Bộ trưởng Quốc phòng?
Ông Esper đã xung đột với tổng thống về thái độ của Nhà Trắng đối với quân đội khi các cuộc biểu tình về xung đột sắc tộc diễn ra hồi đầu năm nay.
Khi các cuộc biểu tình làm rung chuyển nước Mỹ sau cái chết của người đàn ông da đen George Floyd dưới tay cảnh sát ở Minneapolis, Minnesota, vào tháng 5, ông Trump đã đe dọa sử dụng quân đội để trấn áp tình trạng bất ổn.
Vào tháng 6, ông Esper, một cựu sĩ quan quân đội, nói rằng việc sử dụng các lực lượng thường trực là không cần thiết, trong những nhận xét được cho là khiến Nhà Trắng phật lòng.
Tiếp nối những đụng độ trên, nhiều người đồn đoán rằng Tổng thống sẽ sa thải Bộ trưởng Quốc phòng, dù hôm thứ Hai, ông Trump không đưa ra lý do sa thải.
Ông Esper cũng không đồng ý với ông Trump về việc tổng thống bác bỏ Nato.
Vì sao Tổng thống Donald Trump thất cử?
Bên cạnh TT Trump vào ngày ông ấy thua cuộc tranh cử
Trong một cuộc phỏng vấn với Military Times vào tuần trước, ông Esper nói rằng bất luận mối quan hệ trắc trở với Nhà Trắng, ông không tin rằng việc từ chức là điều đúng đắn.
“Tổng thống sẽ thực hiện – ông ấy rất minh bạch về những gì ông ấy muốn. Và ông ấy rất rõ ràng về quan điểm của mình… Tôi không cố gắng làm cho bất kỳ ai hài lòng”, ông nói với trang tin này.
“Những gì tôi đang cố gắng làm là, thi hành điều ông ấy muốn – ý tôi là, ông ấy là tổng tư lệnh được bầu bán một cách hợp lệ – và ông đang tận dụng tối đa điều đó.”
Tổng thống Trump đã sa thải số lượng đáng kể các quan chức và cố vấn trong nhiệm kỳ của mình, và thường sử dụng Twitter để thông báo về việc sa thải.
Người tiền nhiệm của ông Esper là James Mattis, người đã từ chức vào năm 2018 vì những khác biệt với tổng thống, bao gồm về cuộc chiến ở Syria.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis lên án Tổng thống Trump
Vào tháng 6, khi các cuộc biểu tình bất công sắc tộc tiếp diễn, ông Mattis đã chỉ trích Donald Trump là “tổng thống đầu tiên trong đời mà tôi thấy không hề cố gắng đoàn kết người dân Mỹ – thậm chí không thèm giả vờ làm như vậy. Thay vào đó, ông lại cố gắng chia rẽ chúng ta.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54869391
Covid-19: Brazil ngưng thử nghiệm vac-xin
của Trung Quốc sau “tai nạn nghiêm trọng”
Tú Anh
Giới hữu trách y tế Brazil thông báo ngưng chiến dịch thử nghiệm trên người thuốc chủng ngừa siêu vi corona CoronaVac do Trung Quốc chế tạo. Một trong những người tình nguyện tham gia thử nghiệm đã bị công phạt nghiêm trọng có thể mất mạng, theo Anvisa, cơ quan quốc gia đặc trách theo dõi an toàn dược phẩm.
Trong thông cáo ngày 09/11/2020, cơ quan Anvisa của Brazil cho biết, tiếp theo « tai nạn nghiêm trọng được ghi nhận hôm 29/10 », cơ quan này quyết định « ngưng thử nghiệm lâm sàn vac-xin CoronaVac ». Không cung cấp chi tiết, nhưng Anvisa cho biết loại phản ứng công phạt này có thể đưa đến tử vong.
Cơ quan của nhà nước, viện Butanan, điều hợp chương trình chủng ngừa, cho biết « ngạc nhiên » trước quyết định trên và sẽ tổ chức họp báo vào chiều nay, giờ địa phương.
Về phía đối tác Trung Quốc, công ty Sinovac Biotech cho rằng vụ « tai nạn » nói trên không liên quan gì đến vac-xin của họ, và tỏ ra tin tưởng vào « tính an toàn » của CoronaVac.
Theo AFP, quyết định của Brazil ngưng sử dụng vac-xin của Trung Quốc được loan báo đúng vào ngày hai đại tập đoàn công nghệ dược phẩm Mỹ Pfizer và BioNTec của Đức thông báo sản phẩm của họ « hiệu quả đến 90% », theo nghĩa làm giảm đến 90% nguy cơ bị nhiễm bệnh. Vac-xin Mỹ-Đức còn chờ kiểm nghiệm tiếp ít nhất là ba, bốn tháng.
Tháng 10 vừa qua, tổng thống Bolsonaro hủy bỏ một thỏa thuận mua 46 triệu liều vac-xin của Trung Quốc cho bang Sao Paolo mà bộ trưởng Y tế Brazil đã loan báo trước đó. Tổng thống Brazil dường như thiên về thuốc chủng do đại học Oxford nghiên cứu. Ông cho rằng « Trung Quốc mất hết uy tín bởi vì siêu vi corona xuất phát từ nước này ».
Thống đốc bang Sao Paolo là đối thủ chính trị của tổng thống Brazil.
Covid-19: Giới nghiên cứu chú ý đến
giả thuyết virus thoát khỏi phòng thí nghiệm
Trọng Nghĩa
Vào lúc đại dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành dữ dội trên toàn cầu, lây nhiễm cho hơn 51 triệu người tính đến ngày 10/11/2020, cướp đi sinh mạng của hơn 1,2 triệu người khác, giới nghiên cứu vẫn tranh cãi về nguồn gốc “tự nhiên” hay “nhân tạo” của tác nhân gây dịch là virus SARS-CoV-2, xuất hiện cách nay gần một năm ở Trung Quốc.
Trên trang thông tin của Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp CNRS ngày 27/10 vừa qua, nhà nghiên cứu virus Étienne Decroly thuộc Đại Học Aix-Marseille đã điểm lại một số giả thuyết về nguồn gốc con virus SARS-CoV-2 và nhấn mạnh rằng không thể bác bỏ khả năng virus này do người tạo ra và vì một sự cố nào đó đã thoát ra khỏi phòng thí nghiệm.
Cùng với 4 nhà nghiên cứu Pháp khác, ông Decroly là đồng tác giả một công trình nghiên cứu đăng trên chuyên san khoa học Médecine/Sciences ngày 10/08, tìm hiểu sâu thêm về nguồn gốc con virus đang được gọi nôm na là virus corona.
Bài nghiên cứu tập thể đó đề cập trở lại một cách nghiêm túc giả thuyết từng được gợi lên trước đó, cho rằng virus là một vật thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm, và do một sự cố, đã thoát ra bên ngoài để trở thành tác nhân gây bệnh dịch chết người.
Một giả thuyết “cấm kỵ” vì bị lợi dụng vào mục tiêu phi khoa học
Giáo sư Jacques van Helden, chuyên về tin sinh học – bio informatique tại Đại Học Aix-Marseille, đã nêu bật khó khăn mà các nhà nghiên cứu gặp phải khi đề cập đến giả thuyết này: “Quả là không dễ dàng chút nào để được lắng nghe. Nhiều người vẫn rất dè dặt khi nêu lên giả thuyết này, vì những lý do không đơn thuần là khoa học”.
Nếu tại Mỹ, nơi tổng thống Donald Trump luôn luôn buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về dịch bệnh đang tàn phá hành tinh, cuộc tranh luận về nguồn gốc con virus đã bị giới làm chính trị lợi dụng, thì tại Pháp, theo giáo sư Van Helden, giả thuyết về nguồn gốc nhân tạo của con virus đã trở thành độc quyền của những kẻ “lập dị”.
Hiện nay, phần lớn các báo cáo khoa học được công bố đều đồng ý rằng virus corona có nguồn gốc tự nhiên, nhưng đối với vị giáo sư Pháp: “Trên bình diện khoa học, các yếu tố mà giới nghiên cứu đang có không đủ để loại trừ hẳn giả thuyết về một loại virus thoát ra từ phòng thí nghiệm”.
Đã từng có tiền lệ về việc virus thoát khỏi phòng thí nghiệm
Theo nhật báo Pháp Le Parisien ngày 08/11 vừa qua, lịch sử y học trong vài chục năm gần đây đã ghi nhận nhiều vụ virus thoát ra khỏi phòng thí nghiệm để gây hại trong dân chúng.
Một trong những trường hợp được biết đến nhiều nhất liên quan đến virus bệnh sốt xuất huyết được đặt tên là virus Marburg (MARV), vì được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1967 ở thành phố Đức Marburg, rồi sau đó được thấy ở Frankfurt và ở Beograd, Cộng Hòa Serbia. Loại virus này bắt nguồn từ các công trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trên loại khỉ xanh châu Phi nhập từ Uganda.
Một ví dụ khác là đại dịch cúm năm 1977, hiện được cho là bắt nguồn từ một chủng virus được thu thập từ những năm 1950, nhưng đã bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm.
Trả lời báo Le Parisien, nhà nghiên cứu virus học Etienne Decroly, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp, một trong năm tác giả công trình trên chuyên san Médecine/Sciences, cho biết
thêm: “Một số vụ vô tình phát tán virus SARS-CoV từ phòng thí nghiệm đã được ghi nhận trong thời gian gần đây, may mắn thay là chúng không làm phát sinh bất kỳ dịch bệnh lớn nào”.
Về mặt kỹ thuật, hoàn toàn có thể chế tạo virus
Năm 1981, khi bệnh AIDS/SIDA xuất hiện, trên thế giới đã rộ lên những tin đồn về việc con virus này đã được con người tạo ra. Những những tin đồn đoán đó đã bị gạt bỏ dễ dàng, vì khoa học lúc đó chưa đủ khả năng. Bối cảnh ngày nay hoàn toàn khác.
Theo giáo sư Van Helden, “bây giờ chúng ta có thể tái tạo lại virus bằng cách sử dụng các công cụ của sinh học phân tử… Các loại virus có thể tiến hóa trong phòng thí nghiệm, bằng cách chọn ra các chủng có khả năng phát triển ở các loài khác nhau. Theo chuyên gia này, chính khả năng con virus SARS-CoV-2 là kết quả của kiểu chọn lọc cấp tốc đó là hướng đã được các nhà nghiên cứu Mỹ chú ý theo dõi.
Hai nhà nghiên cứu Dan và Karl Sirotkin đã giải thích trên tạp chí khoa học Bioessay rằng khả năng lây nhiễm từ động vật sang người của con virus corona cỏ thể là đã không được “cố ý chế tạo ra”, nhưng nó rất có thể đã được chọn lọc “sau một số lần thử nghiêm truyền từ động vật này qua động vật khác trong phòng thí nghiệm, hay trong quá trình nuôi cấy tế bào”.
Theo hai chuyên gia này, trái với cách biến đổi sử dụng các enzyme được gọi là “kéo” hoặc “keo”, kiểu chọn lọc bằng cách chuyển từ loài này sang loài khác trong phòng thí nghiệm không để lại dấu vết.
Giả thuyết nguồn gốc tự nhiên của SARS-CoV-2 không thỏa đáng
Một trong những yếu tố đáng chú ý trong công trình của các nhà nghiên cứu Pháp đó là họ cho rằng giả thuyết được nhiều người chấp nhận hiện nay về nguồn gốc tự nhiên của con virus corona vẫn còn nhiều điều chưa thỏa đáng.
Theo ông Alexandre Hassanin, nhà động vật học tại Bảo Tàng Lịch Sử Tự Nhiên Quốc Gia Pháp, ngày nay dù biết rằng SARS-CoV-2 bắt nguồn từ một loại virus nơi loài dơi, nhưng giới khoa học vẫn chưa xác định được con vật chủ làm trung gian để truyền virus từ dơi sang người.
Cho đến gần đây, tê tê thường được cho là con vật trung gian đó, nhưng rốt cuộc giả thuyết này đã bị gạt sang một bên, vì chủng virus mà con tê tê mang theo khác xa với loại virus tìm thấy nơi người. Theo ông Hassanin, khác biệt giữa virus nơi con tê tê và nơi người “tương đương với vài thập kỷ tiến hóa theo các hướng khác nhau”.
Bài báo trên tạp chí danh tiếng Nature Medicine thường được trích dẫn để khẳng định nguồn gốc tự nhiên của virus dịch Covid-19, cũng đã gợi đến điểm thiếu sót kể trên, đồng thời kêu gọi giới nghiên cứu tìm thêm các mẫu từ động vật hoang dã để tìm ra mắt xích còn thiếu.
Tuy nhiên, theo giáo sư Van Helden, bài báo nói trên chỉ đưa ra hai giả thuyết cực đoan – nguồn gốc tự nhiên hoặc kết quả của một hoạt động cố tình chế tạo ra con virus – trong khi có nhiều cách khác có thể giải thích sự xuất hiện của virus nơi người, đặc biệt là “việc cho virus di chuyển từ loài này sang loài khác trong phòng thí nghiệm”.
Trong một bài phỏng vấn dành cho nhật báo Le Parisien, nhà virus học Etienne Decroly đã nhấn mạnh đến tính chất quan trọng của việc tiếp tục tìm hiểu nguồn gốc của con virus corona.
Cần quan tâm đến giả thuyết virus thoát khỏi phòng thí nghiệm
Theo ông Etienne Decroly, giả thuyết chủ đạo hiện nay vẫn là virus SARS-CoV-2 là một loại virus tự nhiên bắt nguồn từ virus dơi. Nhưng giả thuyết về một loại virus có thể đã vô tình thoát ra từ phòng thí nghiệm là một trong số những giả thuyết khác và cho đến nay vẫn chưa thể bị loại trừ. Trong giả thuyết này, SARS-CoV-2 bắt nguồn từ một loại virus dơi được các nhà khoa học tách riêng ra trong quá trình thu thập mẫu. Nó có thể đã được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm trên tế bào hoặc động vật để tìm hiểu phương thức vượt qua hàng rào chủng loại của con virus này.
Theo ông Decroly, phòng thí nghiệm về virus học ở Vũ Hán, thành phố nơi dịch bệnh bùng phát, có các kỹ thuật để làm việc này. Công việc đó có thể không phải nhằm mục tiêu chế tạo một loại vũ khí sinh học, mà là nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn cách thức hoạt động của loại virus này.
Khi được hỏi là liệu giả thuyết về virus thoát khỏi phòng thí nghiệm có thêm củi lửa cho thuyết âm mưu hay không, ông Delcroly cho rằng không thể đánh đồng việc tìm hiểu nguồn gốc của virus với thuyết âm mưu. Việc tìm hiểu nguồn gốc là một quá trình khoa học bình thường. Ngay cả khi có một sự cố xảy ra, đó cũng không phải là một âm mưu. Không nên phụ thuộc vào các cân nhắc chính trị, mà phải xem xét vấn đề dưới ánh sáng của các dữ liệu khoa học mà chúng ta có được.
Về phương pháp tiến hành, nhà virus học Pháp nhắc lại rằng cần phải thu thập nhiều mẫu virus hơn từ các loài gia súc và động vật hoang dã. Việc phát hiện ra virus nơi động vật khác giống với SARS-CoV-2 hơn virus hiện thấy nơi loài dơi sẽ cho phép xác lập nguồn gốc tự nhiên của virus corona. Nhưng đến nay, mắt xích còn thiếu này vẫn chưa được tìm ra.
Bên cạnh đó, các phân tích tin-sinh học sâu hơn có thể tiết lộ dấu vết của các thao tác thay đổi gen, nhưng cho đến nay chưa có phân tích nào cung cấp bằng chứng dứt khoát về khả năng này.
Virus corona: Cuối cùng
chúng ta đã có thuốc chủng ngừa Covid?
James Gallagher
Hành trình đi tìm một loại vaccine hiệu quả chống lại Covid-19 đã đạt một bước tiến đáng kể, với việc công bố các kết quả mang tính “cột mốc”
Kết quả sơ bộ cho thấy một loại vaccine do Pfizer và BioNTech phát triển có thể nngăn ngừa được việc nhiễm Covid cho hơn 90% số người được tiêm.
Pfizer / BioNTech đạt được thành quả gì?
Họ là những người đầu tiên chia sẻ dữ liệu từ các giai đoạn thử nghiệm cuối cùng – được gọi là thử nghiệm giai đoạn 3.
Đây là một điểm quan trọng trong quá trình phát triển vaccine, nơi một số vaccine thử nghiệm sẽ thất bại.
Vaccine của Pfizer và BioNTech sử dụng một phương pháp hoàn toàn thử nghiệm, bao gồm việc tiêm một phần mã di truyền của virus vào người, để đào tạo hệ thống miễn dịch.
Khoảng 43.000 người đã được chủng ngừa và không có lo ngại về an toàn nào được nêu ra.
Vậy khi nào sẽ có vaccine?
Pfizer tin rằng họ sẽ có thể cung cấp 50 triệu liều cuối năm nay và khoảng 1,3 tỷ liều cuối năm 2021.
Vương quốc Anh sẽ nhận được 10 triệu liều cuối năm 2020, với 30 triệu liều nữa đã được đặt hàng.
Chính xác ai sẽ được chủng ngừa đầu tiên phụ thuộc vào nơi Covid lây lan khi vaccine có sẵn và nhóm người nào vaccnine này có hiệu quả nhất.
Ví dụ, Vương quốc Anh chưa quyết định sẽ ưu tiên các nhân viên y tế và chăm sóc làm việc với những người dễ bị tổn thương nhất, hay những người có nguy cơ cao nhất nếu họ mắc bệnh.
Nói một cách tổng quát, nngười trên 80 tuổi, cư dân viện dưỡng lão và nhân viên y tế sẽ ở đứng gần đầu danh sách.
Cho đến nay, tuổi tác là yếu tố nguy cơ lớn nhất với Covid, vì vậy bạn càng lớn tuổi, bạn càng có cơ hội được chủng ngừa sớm.
Hầu hết các chuyên gia cho rằng vaccine này sẽ không được phổ biến rộng rãi cho đến giữa năm 2021.
Những vaccine nào khác đang được phát triển?
Dự kiến sẽ có thêm kết quả từ các nhóm nghiên cứu thử nghiệm tiên tiến các loại vaccine khác trong những tuần và tháng tới.
Còn 10 loại vaccine nữa đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
Các ứng cử viên hàng đầu là vaccine của:
Đại học Oxford và AstraZeneca từ Vương Quốc Anh
Moderna tại Mỹ
CanSino với Viện công nghệ Sinh học Bắc Kinh từ Trung Quốc
Viện Nghiên cứu Gamaleya từ Nga
Janssen từ Mỹ
Viện Sản phẩm Sinh học Bắc Kinh và Sinopharm ở Trung Quốc
Sinovac và Viện Butantan ở Brazil
Viện Sản phẩm Sinh học Vũ Hán và Sinopharm ở Trung Quốc
Novavax ở Mỹ
Điều đáng chú ý là đã có 4 loại virus corona lưu hành trong con người. Chúng gây ra các triệu chứng cảm lạnh thông thường và chúng ta không có vaccine nào cho những virus này.
Có nhiều loại vaccine khác nhau?
Mục đích của vaccine là đưa virus vào hệ thống miễn dịch một cách vô hại để hệ thống miễn dịch nhận ra đây là những kẻ xâm lược và học cách chống lại nó.
Tuy nhiên, có nhiều cách để làm điều này và các nhà nghiên cứu đang sử dụng cách tiếp cận khác nhau.
Cả vaccine của Pfizer và Moderna đều tiêm các mảnh mã di truyền của virus corona vào cơ thể. Khi vào bên trong cơ thể, quá trình này bắt đầu tạo ra các protein virus để luyện tập cơ thể. Đây là một kỹ thuật hoàn toàn mới.
Các loại vaccine của Oxford và Nga lấy một loại virus vô hại lây nhiễm sang tinh tinh, và biến đổi gen nó để giống với virus corona, với hy vọng nhận được phản ứng.
Hai trong số các loại vaccine lớn do Trung Quốc sản xuất sử dụng virus gốc nhưng ở dạng vô hiệu hóa nên không thể gây nhiễm trùng.
Hiểu được phương pháp nào tạo ra kết quả tốt nhất sẽ rất quan trọng. Thử nghiệm thử thách, trong đó những người cố tình bị lây nhiễm, có thể giúp trả lời những câu hỏi này.
Những gì còn phải được thực hiện?
• Phải phát triển cách sản xuất vaccine tầm cỡ lớn cho hàng tỷ liều có thể sẽ cần đến
• Các cơ quan quản lý phải phê duyệt vaccine trước khi thuốc chủng ngừa có thể được tiêm
• Cuối cùng, sẽ có thách thức lớn về hậu cần là thực sự chủng ngừa cho hầu hết dân số thế giới
Bao nhiêu người cần được chủng ngừa?
Thật khó để biết nếu không biết hiệu quả của vaccine.
Người ta cho rằng 60-70% dân số toàn cầu cần được miễn dịch với virus để ngăn nó lây lan dễ dàng (được gọi là miễn dịch bầy đàn) – nói cách khác là hàng tỷ người cần phải được chủng ngừa, ngay cả khi vaccine hoạt động hoàn hảo.
Tại sao chúng ta cần vaccine?
Nếu bạn muốn cuộc sống trở lại bình thường, thì chúng ta cần có vaccine.
Ngay cả bây giờ, đại đa số mọi người vẫn dễ bị nhiễm virus corona. Nhờ những quy định giãn cách xã hội mà chúng ta đang ngăn cản bớt được số người chết. Nhưng những quy định này khiến đời sống con người bị nhiều giới hạn.
Nhưng vaccine dạy cơ thể chúng ta cách chống lại nhiễm trùng một cách an toàn. Điều này có thể ngăn chúng ta bị nhiễm virus corona ngay từ đầu hoặc ít nhất là làm cho Covid ít chết người hơn.
Vaccine, cùng với các phương pháp điều trị tốt hơn, là “chiến lược” rút lui ra khỏi sự bao vây của đại dịch.
Liệu vaccine có bảo vệ tất cả mọi người?
Không phải tất cả mọi người đều đáp ứng với việc chủng giống như nhau.
Giới nghiên cứu sẽ theo dõi chặt chẽ kết quả ở những người lớn tuổi, vì họ có nguy cơ bị nhiễm virus cao nhất.
Nhưng lịch sử cũng cho thấy bất kỳ loại vaccine nào cũng có thể kém thành công hơn ở người già vì hệ miễn dịch của họ không đáp ứng tốt với việc chủng ngừa. Chúng ta thấy điều này hàng năm với dịch cúm.
Có thể khắc phục điều này bằng cách chủng ngừa nhiều liều hoặc cho chủng ngừa cùng với một loại hóa chất (được gọi là chất bổ trợ) giúp tăng cường hệ miễn dịch.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54870897
WHO mong hợp tác ‘chặt chẽ’ với ông Biden
Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới ngày 9/11 hoan nghênh những nỗ lực tăng cường WHO qua cải tổ và cho biết tổ chức này mong được làm việc chặt chẽ với chính quyền Tổng thống tân cử Joe Biden.
Tài trợ của WHO phải uyển chuyển hơn và đoán trước được để chấm dứt “sự chênh lệnh lớn” giữa kỳ vọng và nguồn lực sẵn có, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, tuyên bố, nhắc đến những nỗ lực cải tổ của Pháp, Đức và Liên hiệp Châu Âu.
“Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng chúng ta tin là chúng ta đang đi đúng hướng,” ông Tedros nói với các Bộ trưởng Y tế trong lúc hội nghị thường niên của WHO tái tục, bao gồm 194 nước.
Tổng thống Donald Trump đã ngưng tài trợ cho WHO và bắt đầu tiến trình mà qua đó sẽ thấy Mỹ rút khỏi cơ quan này vào tháng 7 năm sau, giữa những chỉ trích từ quốc tế trong cơn khủng hoảng COVID-19.
Ông Trump cáo buộc WHO “chú trọng nhiều đến Trung Quốc” trong việc đối phó với đại dịch, điều mà ông Tedros liên tục phủ nhận.
Ông Biden, người triệu tập lực lượng đặc nhiệm virus corona hôm 9/11, trong thời gian tranh cử từng tuyên bố ngay khi lên nhậm chức sẽ rút lại quyết định tẩy chay WHO của ông Trump.
Ông Tedros thúc đẩy cộng đồng quốc tế nắm bắt được ý nghĩa của mục tiêu chung và nói thêm: “Trong tinh thần đó, chúng tôi chúc mừng Tổng thống tân cử Joe Biden và Phó Tổng thống tân cử Kamala Harris và chúng tôi mong muốn làm việc rất chặt chẽ với chính quyền này.”
“Chúng ta cần định hình lại lãnh đạo, xây dựng trên sự tin cậy lẫn nhau và cùng chịu trách nhiệm để chấm dứt đại dịch và giải quyết những bất bình đẳng căn bản là gốc rễ của quá nhiều vấn đề trên thế giới,” ông Tedros nói.
Một ủy ban giám sát tuần qua kêu gọi cải tổ WHO bao gồm các nguồn tài trợ “uyển chuyển và tiên đoán được” cũng như thành lập một hệ thống nhiều lớp để cảnh báo sớm về dịch bệnh bùng phát trước khi dịch bệnh leo thang.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn, phát biểu nhân danh EU, nói WHO cần được tài trợ ổn định và uyển chuyển.
“EU sẵn sàng đóng vai trò dẫn đạo trong tiến trình củng cố WHO và đã phát động một tiến trình toàn diện để thảo luận những ý kiến cải tổ”, ông Spahn nói.
“Theo quan điểm của Đức, đại dịch COVID-19 phải được hiểu là một cuộc thay đổi toàn diện…Không ai trong chúng ta được chuẩn bị đầy đủ,” ông nói.
EU đánh thuế hàng nhập cảng từ Hoa Kỳ
Tin Burssels, Bỉ – Tổ chức Liên Âu từ thứ Ba, 10 tháng 11, sẽ đánh thuế lên 4 tỷ Mỹ kim hàng nhập cảng Hoa Kỳ, đồng thời hy vọng rằng Tổng Thống đắc cử Joe Biden sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Lệnh đánh thuế của EU được thông báo sau khi châu Âu vào tháng trước được Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO cho phép đáp trả Hoa Kỳ, trong vụ kiện liên quan đến hãng Boeing, là một phần trong tranh chấp giữa Washington và Brussels về việc tài trợ các hãng hàng không dân sự.
Bộ Trưởng Thương Mại EU, ông Valdis Dombrovskis nói, EU lâu nay vẫn muốn giải quyết tranh chấp với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do sự trì hoãn từ phía Mỹ, EU sẽ thực hiện quyền được đáp trả, vốn đã được WTO cho phép. Ông Dombrovskis cho biết, thuế nhập cảng đánh lên máy bay, phụ tùng máy bay, và nhiều loại hàng nông sản Hoa Kỳ, sẽ có hiệu lực từ thứ Ba.
Ông Dombrovskis cũng nhắc lại đề nghị của EU rằng, tổ chức này sẽ đình chỉ thuế nhập cảng nếu Hoa Kỳ cũng có hành động tương tự. Tuy nhiên, cho đến nay, Washington vẫn từ chối đề nghị này. Ông Dombrovskis cho biết Ủy Ban Châu Âu, cơ quan phối hợp chính sách thương mại của 27 quốc gia thành viên EU, đã thực hiện một số liên lạc không chính thức với nhóm phụ tá của ông Biden.
Trong cùng cuộc họp báo của ông Dombrovskis, Bộ Trưởng Kinh Tế Đức Peter Altmaier nói, nhiều quốc gia EU coi chiến thắng của ông Biden là cơ hội để hàn gắn quan hệ thương mại Mỹ-EU. Viên chức này thêm rằng, mục tiêu của châu Âu là tìm các điểm chung với chính phủ Biden trong tương lai, và sau đó giảm thuế ở mức nhiều nhất có thể. (Ngô Bảo)
Covid -19: Ngành giáo dục Pháp bãi công,
đòi tăng cường biện pháp phòng dịch
Trọng Thành
Hôm nay, 11/10/2020, liên minh nhiều nghiệp đoàn ngành giáo dục kêu gọi nhân viên bãi công, để yêu cầu chính phủ nhanh chóng có các biện pháp bổ sung, nhằm bảo đảm không để dịch Covid-19 bùng phát tại trường học.
Nhìn chung, tỉ lệ người tham gia bãi công tại các trường trung học cấp 2 là hơn 15%, tại các trường trung học dạy nghề là khoảng 9 %, tại các trường cấp 3 là 4,5%. Tại Paris, theo AFP, bãi công ngăn cản hoạt động của nhà trường diễn ra tại 5 trường cấp 3. Chủ trì cuộc bãi công là liên minh các nghiệp đoàn FSU, FNEC-FP-FO, CGT Educ’action, SNALC, SUD và SNCL-FAEN.
Các nghiệp đoàn đặc biệt nhấn mạnh đến tình trạng là đòi hỏi giãn cách phòng dịch buộc nhà trường phải tăng số lượng nhân viên, để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp hiện nay. Giới công đoàn đề nghị chính phủ nhanh chóng tuyển mộ nhân viên mới. Nhiều đại diện nghiệp đoàn báo động về tình trạng lớp học không
có đủ điều kiện để thông khí hai giờ một lần, theo quy định của chính phủ, hay bảo đảm không gian cho việc chia nhỏ sĩ số học sinh.
Nhìn chung, theo các nghiệp đoàn, để trường học có thể được mở cửa liên tục từ nay cho đến cuối năm học, tháng 6/2021, chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ kịp thời và thích đáng, để dịch không bùng phát, và giáo viên, nhân viên nhà trường không bị rơi vào tình trạng quá tải.
Hôm qua, chính phủ Pháp thông báo, ngay từ tuần tới, sẽ cung cấp cho các trường học một triệu xét nghiệm nhanh Covid-19, để dùng riêng cho nhân viên nhà trường. Bộ Y Tế nhấn mạnh là số xét nghiệm nhanh này sẽ được ưu tiên cho các vùng không có điều kiện tiếp cận với xét nghiệm PCR hiện nay, và là những nơi đã có các ca lây nhiễm trong nhà trường.
Tính trong vòng 24 giờ qua, nước Pháp đã có thêm 551 người chết vì Covid-19, cao nhất kể từ đầu làn sóng dịch thứ hai. Số bệnh nhân phải điều trị hồi sức tăng 163, với tổng số là 4.690 người. Tuy nhiên, tốc độ lây lan của dịch bệnh được đánh giá là có chiều hướng chậm lại, do tác động của biện pháp giới nghiêm, phong tỏa.
Covid-19: Ngành bán đồ chơi Noël tại Pháp
bị thất thu 770 triệu euro
Tuấn Thảo
Nước Pháp bị phong tỏa lần thứ nhì trong suốt tháng 11/2020 và lệnh phong tỏa có khả năng được triển hạn trong trường hợp dịch Covid-19 tiếp tục đà lây lan. Nhưng theo truyền thống, tháng 11 lại là mùa đi mua sắm quà tặng dành cho những ngày lễ cuối năm. Do vậy, thị trường đồ chơi Noël tại Pháp năm nay sẽ bị mất 770 triệu euro doanh thu.
Theo khảo sát gần đây của công ty thăm dò thị trường NPD Group, sau đợt phong tỏa đầu tiên, ngành sản xuất đồ chơi đã dần dần được phục hồi, để rồi tìm lại một mức doanh thu khả quan (+0,4%) vào cuối tháng 10/2020. Thế nhưng, việc nước Pháp ban hành lệnh tái phong tỏa đã lật ngược thế cân bằng, vốn đã mong manh. Các chuyên gia trong ngành bày tỏ nỗi lo ngại và hy vọng rằng chính phủ Pháp nới lỏng các biện pháp, càng sớm càng tốt.
1,7 tỷ euro doanh thu trong hai tháng
Cũng cần biết rằng vào mùa Noël doanh thu của ngành đồ chơi tương đương 1,7 tỷ euro. Từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 12, các cửa hiệu đồ chơi kiếm được 48%, tức hầu như một nửa số doanh thu trong cả năm. Để chuẩn bị cho ngày lễ Giáng Sinh và Tết Dương lịch, người tiêu dùng ở Pháp mua tổng cộng 81 triệu món đồ chơi (trong vòng gần hai tháng trời) để làm các món quà tặng cuối năm.
Tháng 11 chính là thời điểm khai mạc mùa mua sắm, một điều chắc chắn là năm nay sẽ không còn ‘‘Black Friday’’. Chính cũng vì thế, theo cô Frédérique Tutt, chuyên gia nghiên cứu thị trường làm việc cho công ty NPD Group, bốn tuần lễ tháng 11 lại tương đương với hơn 15% doanh thu cả năm, tức từ 500 triệu đến 700 triệu euro.
Lệnh phong tỏa lần thứ nhì khiến cho giới sản xuất cũng như phân phối đồ chơi tại Pháp vừa lo lắng, vừa tức giận. Đồ chơi không được chính phủ Pháp xem như là một ‘‘nhu yếu phẩm’’. Tất cả các cửa hàng chuyên phân phối đồ chơi như JouéClub, King Jouet hay La Grande Récré đãnh phải đóng cửa, buông màn, và kể từ ngày 03/11 trở đi (tức 4 ngày sau khi lệnh tái phong tỏa bắt đầu có hiệu lực) đến phiên toàn bộ các siêu thị ở Pháp cũng bị cấm bán đồ chơi để tránh vi phạm luật cạnh tranh.
Covid-19 buộc dân Pháp thay đổi cung cách mua sắm
Thế nhưng, theo ông Franck Mathais, đại diện của các cửa hàng JouéClub, giới chuyên ngành hy vọng chính phủ sẽ nới lỏng, thay vì siết chặt các biện pháp phong tỏa, nhất là trong bối cảnh các cửa hàng bán đồ chơi áp dụng kỹ lưỡng chặt chẽ các quy định giãn cách xã hội sau lần phong tỏa đầu tiên. Trước mắt, lệnh phong tỏa lần thứ nhì buộc các hộ gia đình ở Pháp thay đổi hẳn cung cách mua sắm. Hầu hết các thành phần người tiêu dùng sẽ phải đặt mua trên mạng, và sau đó được giao hàng tận nhà hay là chọn hình thức ‘‘click & collect’’ tức chọn khung giờ ấn định để đến lấy hàng tại cửa hiệu.
Tuy nhiên, theo đánh giá của công ty NPD Group, các vụ giao dịch trực tuyến này cũng chưa đủ để bù đắp các khoản thất thu trong lãnh vực kinh doanh đồ chơi. Vào năm 2019, chỉ có một phần ba các vụ mua bán đồ chơi Noël được thực hiện trên mạng và đa số các dịch vụ trực tuyến có lợi cho các tập đoàn lớn như Amazon, Alibaba hoặc là Cdiscount. Các dây chuyền cửa hàng với thương hiệu nổi tiếng như JouéClub, King Jouet hay La Grande Récré cũng thường bội thu vào mùa Giáng Sinh, chỉ còn các cửa hàng nhỏ không có đủ phương tiện, đành phải chịu nhiều thiệt thòi nhất, do các dịch vụ mua bán trực tuyến không được phát triển bằng các cửa hiệu lớn.
Pháp khắt khe nhất trong các nước châu Âu
So với các nước châu Âu láng giềng, Pháp là quốc gia duy nhất đã ra lệnh đóng cửa các cửa hiệu ở trung tâm các thành phố, cũng như các gian hàng bán đồ chơi tại các đại siêu thị trên toàn lãnh thổ. Tại Ý, các cửa hàng kinh doanh đều phải đóng cửa trong đợt phong tỏa thứ nhì, thế nhưng đồ chơi, sách đọc cũng như quần áo trẻ em lại được xếp là ‘‘sản phẩm thiết yếu’’, không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Đối với người Ý, các trung tâm thương mại vẫn bị đóng cửa vào dịp cuối tuần để tránh thu hút quá đông đảo người tiêu dùng đi mua sắm quà Giáng Sinh.
Tại Anh, chính phủ cũng đã ra lệnh đóng cửa các cửa hàng ‘‘không thiết yếu’’ vào ngày 05/11/2020, nhưng các đại siêu thị vẫn tiếp tục bày bán các món đồ chơi. Tại Đức, chính quyền tăng cường các biện pháp để đảm bảo tối đa quy định giãn cách xã hội, nhưng hầu hết các cửa hàng vẫn tiếp tục hoạt động, chứ không hề bị đóng cửa. Còn tại Tây Ban Nha, ngoại trừ thủ phủ Barcelona và toàn vùng Cataluna đã đóng cửa các siêu thị trong đợt phong toả thứ nhì, Tây Ban Nha vẫn duy trì việc mở cửa các cửa hàng, tuy với nhiều điều kiện ràng buộc, để tránh gây tổn thất nạng nề cho nhiều ngành kinh tế.
Chỉ còn 6 tuần nữa là đến ngày lễ Giáng sinh, thế nhưng đợt phong tỏa lần thứ nhì lại được ban hành ngay vào lúc giới chuyên ngành chuẩn bị lao vào cuộc chạy đua quan trọng nhất trong năm, khi chọn mở hầu hết các cửa hàng ngay cả vào những ngày chủ nhật. Thế nhưng, dịch Covid-19 đã làm tiêu tan hầu như mọi niềm hy vọng của ngành sản xuất và phân phối đồ chơi tại Pháp.
Thượng Karabakh: Armenia và Azerbaijan
ký kết ngừng bắn qua trung gian của Nga
Trọng Thành
Chiến sự kéo dài sáu tuần tại vùng Thượng Karabakh chấm dứt. Azerbaijan và Armenia vừa ký kết thỏa thuận ngừng bắn toàn diện, qua trung gian của Nga.
Truyền thông Nga loan tải thông báo của tổng thống Vladimir Putin về thỏa thuận được ký kết giữa ba bên: tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev, thủ tướng Armenia Nikol Pachinian và tổng thống Liên Bang Nga. Thỏa thuận ngừng bắn sẽ có hiệu lực kể từ 10 giờ sáng, giờ Matxcơva, ngày 10/11/2020. Văn bản dự trù không chỉ việc chấm dứt giao tranh giữa hai bên, mà cả các điều kiện được coi là đặt các nền móng cho việc giải quyết hòa bình xung đột tại Thượng Karabakh.
Dự kiến gần 2.000 lính Nga sẽ được triển khai để kiểm soát việc thực thi ngừng bắn ở các khu vực dọc « đường tiếp xúc » và « hành lang Latchine ». Quân đội Nga cũng kiểm soát việc triệt thoái các lực lượng Armenia khỏi vùng Thượng Karabakh ly khai, thuộc lãnh thổ Azerbaijan, nơi tuyệt đại đa số cư dân là người Armenia. Các đơn vị Nga dự kiến sẽ ở lại khu vực này 5 năm, và công tác này có thể được triển hạn thêm 5 năm tiếp.
Phát biểu về thỏa thuận được ký kết, trên Facebook, thủ tướng Armenia cho biết, đây là một « quyết định rất đau đớn » đối với cá nhân ông và nhân dân Armenia. Tuy nhiên, thủ tướng Armenia cũng nhấn mạnh, « dù không phải là một thắng lợi, thỏa thuận này cũng không phải là một thất bại ». Thủ tướng Armenia cũng hy vọng đây là « một sự khởi đầu cho một kỷ nguyên mới cho sự đoàn kết dân tộc ».
Ngược lại, trên truyền hình, tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev khẳng định đã buộc Armenia đầu hàng khi ký kết thỏa thuận rút quân. Ông Ilham Aliev tuyên bố : « Tôi đã hứa đánh đuổi họ ra khỏi lãnh thổ chúng ta, và chúng ta đã làm được điều này ». Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của Azerbaijan, đã hoan nghênh thỏa thuận này.
Dân chúng Erevan phẫn nộ tấn công phủ thủ tướng
Tại thủ đô Erevan, quyết định ký thỏa thuận ngừng bắn của thủ tướng Armenia gây một làn sóng phẫn nộ trong dân chúng, ngay sau khi lệnh ngừng bắn được thông báo vào khoảng 2 giờ sáng. Từ Erevan, thông tín viên Anissa El-Jabri gửi về bài phóng sự :
« Trong những phút đầu tiên, âm thanh xoong nồi vang động những đường phố chính trước các trụ sở cơ quan chính quyền ở thủ đô. Hàng chục, rồi hàng trăm người tập hợp một cách tự nhiên tại Quảng
trường Cộng Hòa, một trong những địa điểm tập hợp của phong trào cách mạng nhung cách nay hai năm. Dân chúng cũng bao vây văn phòng thủ tướng.
Cửa kính bị đập vỡ, cửa vào bị phá. Văn phòng bị chiếm lĩnh, đập phá. Lực lượng an ninh bất lực, người biểu tình giận dữ. Một phụ nữ nói : thủ tướng đã bán đứt chúng ta. Nikol Pachinian đã bán đứt Armenia. Đó là một kẻ phản bội. Thủ tướng đã phản bội đất nước. Mọi người đã chờ đợi sự giải thích, mọi người đi tìm ông ta, nhưng ông ta đã chạy trốn. Thật là ô nhục.
Một phụ nữ khác nói : Hắn đã bán đất đai của chúng ta ! Phải thiêu cháy văn phòng của hắn ! Giải tán chính phủ. Phóng hỏa sứ quán Nga !
Không ai biết thủ tướng Nikol Panachian đang ở đâu. Vào lúc 4 giờ 30 phút sáng, trên Facebook, ông Nikol Panachian khẳng định trong một tuần nữa sẽ đưa ra chi tiết về thỏa thuận này. Ngay trước khi thỏa thuận được công bố, 17 đảng phái đối lập Armenia đã ra tuyên bố chung, kêu gọi thủ tướng Nikol Panachian từ chức ».
Nga điều quân tới Nagorno-Karabakh
sau thỏa thuận ngừng bắn
Lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga vừa được triển khai đến vùng núi Nagorno-Karabakh hôm 10/11 như một phần của thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt sáu tuần giao tranh ác liệt giữa Azerbaijan và các lực lượng người Armenia, Reuters đưa tin.
Theo thỏa thuận, Azerbaijan sẽ giữ vùng lãnh thổ chiếm được trong cuộc giao tranh, bao gồm thành phố thứ hai Shusha, mà người Armenia gọi là Shushi. Lực lượng người Armenia phải từ bỏ quyền kiểm soát một loạt các lãnh thổ khác từ nay cho đến ngày 1/12.
Bộ Quốc phòng Armenia cho biết hành động quân sự đã tạm dừng và hoà bình được khôi phục trên lãnh thổ ly khai, vốn được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan nhưng có dân cư và đến gần đây thì hoàn toàn do người Armenia kiểm soát.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng thỏa thuận sẽ mở đường cho một giải pháp chính trị lâu dài cho cuộc xung đột đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, nhiều người khác phải di tản và đe dọa đẩy một khu vực rộng lớn hơn vào chiến tranh.
Một thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia ủng hộ và cung cấp vũ khí chính cho Azerbaijan, nói thỏa thuận đảm bảo lợi ích quan trọng cho đồng minh của mình và Bộ trưởng Ngoại giao Mevlut Cavusoglu ca ngợi đây là một “thành quả rất quan trọng”.
Lệnh ngừng bắn được hoan nghênh ở Baku, thủ đô của Azerbaijan, với xe hơi và xe buýt hú còi vui mừng và mọi người hò reo và vẫy cờ Azebaijan.
Một số người Azebaijan tiếc rằng giao tranh đã kết thúc trước khi Azerbaijan kiểm soát được toàn bộ vùng Nagorno-Karabakh, và cảnh giác với sự xuất hiện của lực lượng gìn giữ hòa bình từ Nga, quốc gia thống trị khu vực vào thời Liên Xô cũ.
Về phía Armenia, bất ổn bùng phát ở Yerevan, thủ đô của Armenia. Đám đông đã xông vào lục soát các tòa nhà chính phủ trong đêm, gán cho thỏa thuận này là một sự phản bội. Một số người yêu cầu Thủ tướng Nikol Pashinyan từ chức.
Lãnh đạo Nagorno-Karabakh, Arayik Harutyunyan, cho biết không có lựa chọn nào khác ngoài việc ký kết thỏa thuận hòa bình vì nguy cơ mất toàn bộ vùng đất vào tay Azerbaijan. Thủ tướng Pashinyan cho biết ông đã ký thỏa thuận hòa bình dưới áp lực từ chính quân đội của mình.
“Quyết định được đưa ra dựa trên phân tích sâu sắc về tình hình chiến đấu và kết hợp với các chuyên gia giỏi nhất”, Reuters dẫn lời ông Pashinyan nói.
Khi kêu gọi người Armenia coi thỏa thuận này là khởi đầu cho một kỷ nguyên thống nhất quốc gia, ông Pashinyan nói: “Đây không phải là một chiến thắng, nhưng sẽ không phải là thất bại cho đến khi bạn tự nhận mình bị đánh bại”.
Trong cuộc giao tranh bùng phát vào ngày 27/9, Azerbaijan nói họ đã chiếm lại phần lớn đất đai bên trong và xung quanh khu vực Nagorno-Karabakh mà họ đã mất trong cuộc chiến 1991-1994, với khoảng 30.000 người thiệt mạng trong cuộc chiến.
Nga, quốc gia có hiệp ước quốc phòng với Armenia và một căn cứ quân sự ở đó, có thể ca ngợi thỏa thuận như một dấu hiệu cho thấy họ vẫn là trọng tài chính trong khu vực sản xuất năng lượng Nam Caucasus, nơi Nga vẫn coi là sân sau của mình, bất chấp những nỗ lực xâm nhập của Thổ Nhĩ Kỳ.
Lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga sẽ lưu lại trong ít nhất 5 năm, mở rộng dấu ấn quân sự của Moscow trong khu vực. Tổng thống Putin nói lực lượng sẽ được triển khai dọc theo chiến tuyến ở Nagorno-Karabakh và trên hành lang giữa khu vực và Armenia.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, chiếc máy bay cuối cùng trong số 10 máy bay quân sự chở các binh sĩ gìn giữ hòa bình Nga đã cất cánh hôm 10/11. Gần 2.000 quân nhân, 90 tàu sân bay bọc thép và 380 phương tiện và thiết bị khác đang được triển khai.
Việc ký kết hiệp định thương mại RCEP
là kết quả quan trọng của hội nghị ASEAN lần thứ 37
Tin từ Kuala Lumpur – Việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ là kết quả trọng tâm của Hội nghị Cao cấp ASEAN lần thứ 37 và các cuộc họp liên quan. Hội nghị này sẽ được tổ chức từ ngày 9 đến 15/11, do nước chủ tịch ASEAN năm 2020 là cộng sản Việt Nam chủ trì.
Hôm 8/11, Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế (Miti) cho biết, thỏa thuận trên đã được đàm phán từ năm 2013, sẽ góp phần tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, thúc đẩy đầu tư và củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu. Lãnh đạo các quốc gia thành viên đều sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh.
Theo tờ Malay Mail, với chủ đề “Gắn kết và đáp ứng”, các quốc gia thành viên sẽ tập trung vào cách tốt nhất để tăng cường sự thống nhất, hợp tác và đoàn kết hướng tới hội nhập kinh tế khu vực. Trước tình hình các quốc gia ASEAN vẫn đang chiến đấu với đại dịch COVID-19, hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 37 sẽ là một diễn đàn lý tưởng để thảo luận về các cách thức và phương cách đối phó với các thách thức kinh tế và y tế.
Trước Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo, các bộ trưởng kinh tế sẽ tham dự Cuộc họp của Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN để thảo luận về các giải pháp và con đường hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế khu vực bằng cách giữ cho thị trường mở cửa cho thương mại và đầu tư. Về vấn đề này, khuôn khổ Phục hồi Toàn diện ASEAN 2 (ACRF) và kế hoạch thực hiện sẽ được đệ trình để các Nhà lãnh đạo ASEAN thông qua tại hội nghị thượng đỉnh. (BBT)
Đài Loan không được mời tham dự cuộc họp của WHO
sau khi bị Trung Cộng ngăn chận
Tin từ Đài Bắc, Đài Loan – Bộ ngoại giao Đài Loan cho biết họ vẫn chưa nhận được lời mời tham dự cuộc họp quan trọng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong tuần này, dự kiến sẽ tập trung vào đại dịch COVID-19, do “sự cản trở” từ Trung Cộng.
Vào tuần trước, phái đoàn Hoa Kỳ tại Geneva thúc giục người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus mời Đài Loan vào cơ quan ra quyết định của WHO, Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA). Vào cuối hôm Chủ nhật (8/11), Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết hòn đảo này vẫn chưa nhận được lời mời tham dự cuộc họp trực tuyến của 194 quốc gia thành viên.
Bộ cho biết việc WHO từ chối mời Đài Loan dựa trên những cân nhắc chính trị là một cái tát đối với tuyên bố “sức khỏe cho mọi người” của cơ quan này. Đài Loan bị loại khỏi hầu hết các tổ chức toàn cầu như WHO do sự phản đối của Trung Cộng, vốn xem hòn đảo này là một trong những tỉnh của họ và không có quyền thành lập một quốc gia có chủ quyền.
WHO cho biết việc mời Đài Loan, quốc gia được quốc tế ca ngợi vì nhanh chóng khống chế coronavirus, tham gia cuộc họp WHO là tùy thuộc vào các quốc gia thành viên. Được sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, Đài Loan tăng cường vận động hành lang để tham gia trong năm nay, khiến Trung Cộng phẫn nộ.
Vào hôm thứ Sáu (6/11), phái đoàn của Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva lên án những nhận xét “xuyên tạc” của Hoa Kỳ về Đài Loan, đồng thời tuyên bố rằng hòn đảo này chỉ có thể tham gia nếu họ thừa nhận họ là một phần của Trung Cộng, điều mà chính phủ Đài Bắc từ chối thực hiện. (BBT)
Hồng Kông: Thêm bốn quan chức an ninh
bị Mỹ trừng phạt
Tú Anh
Washington thông báo trừng phạt thêm bốn quan chức Hồng Kông bị tố cáo chà đạp quyền tự do. Những người này bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ trong bối cảnh áp lực của Bắc Kinh ngày càng nghiêm trọng tại đặc khu.
Theo AFP, thông báo ngày 09/11/2020 của bộ Ngoại giao Mỹ cho biết các biện pháp trừng phạt này chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ xem những quan chức chủ chốt tại Hồng Kông là những người có trách nhiệm tiêu diệt các quyền tự do cơ bản của người dân cũng như đánh phá quyền tự trị của đặc khu.
Trong số bốn nhân vật bị đưa thêm vào sổ đen cấm visa nhập cảnh có Lý Giang Chu (Li Jiang Zhou) phó giám đốc văn phòng đặc trách an ninh quốc gia của Trung Quốc tại Hồng Kông và Lưu Tứ Huệ (Edwina Lau), chỉ huy trưởng một cơ quan an ninh địa phương.
Tài sản của họ, nếu có tại Hoa Kỳ, sẽ bị phong tỏa.
Trong danh sách đầu tiên, có hàng chục viên chức Hồng Kông, đứng đầu là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, trưởng đặc khu.
Bắc Kinh cũng gia tăng áp lực siết chặt không gian tự do ngày càng hạn hẹp tại Hồng Kông. Hôm nay, một phóng viên điều tra có bút hiệu là Bao Choy, ra tòa với tội danh « lừa dối để truy tìm thông tin cảnh sát ». Trong phóng sự truyền hình điều tra về vụ cảnh sát Hồng Kông làm ngơ để cho « côn đồ » tấn công một nhóm biểu tình ở quận Nguyên Lãng hồi tháng 7/2019, Bao Choy dựa vào hình ảnh tài liệu của cảnh sát truy ra được chủ nhân các chiếc xe chở toán hung thủ là chủ tịch các xã ngoại vi. Bao Choy có nguy cơ lãnh án 6 tháng tù, theo Reuters.
Còn hôm qua, trong một cuộc họp báo tại Hồng Kông, toàn thể khoảng 20 đại biểu đối lập đe dọa sẽ từ nhiệm tập thể nếu ban thường trực Nghị Viện tước quy chế đại biểu của bốn đồng sự đối lập. Nhóm đại biểu dân chủ lên án chính quyền Hoa Lục « can thiệp một cách khôi hài » vào sinh hoạt lập pháp tại Hồng Kông.
Trung Quốc lợi dụng Hồng Kông để đánh cắp
kỹ thuật phương Tây, nhưng kế hoạch khó bắt đầu
Sau khi Trung Quốc gặp phải sự phong tỏa kỹ thuật của Hoa Kỳ, hiện đang hy vọng đến việc xây dựng trung tâm sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế ở Hồng Kông để tiếp thu kỹ thuật nước ngoài. Tuy nhiên các học giả cho rằng, sau hàng loạt cuộc đàn áp của Trung Quốc, Hồng Kông đã hoàn toàn thay đổi, không còn chút ưu thế nào.
Sau khi phiên họp toàn thể lần thứ năm Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 19 (Quốc hội khóa 19) của Trung Quốc bế mạc chiều ngày 29/10, hôm sau Trung ương Trung Quốc đã tổ chức cuộc họp báo lần đầu tiên. Các cán bộ của Ban Tuyên giáo trung ương, Phòng nghiên cứu chính sách trung ương, Văn phòng Tài chính – Kinh tế Trung ương, Ban Cải cách và Phát triển và các cán bộ khác có liên quan đã tham dự cuộc họp và trả lời câu hỏi của các phóng viên.
Hàn Văn Tú, Phó chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban tài chính Trung Quốc tại buổi họp báo khi đề cập đến Hồng Kông có nói, đây là thể chế kinh tế tự do nhất trên thế giới, sự phát triển kinh tế Hồng Kông có cơ sở rất tốt, ưu thế đặc biệt, ví dụ có lượng lớn nhân tài chuyên nghiệp tư chất cao, có liên hệ rộng rãi với kinh tế thế giới.
Hàn Văn Tú còn chia sẻ, hy vọng rằng thời kỳ “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14”, lãnh đạo Trung Quốc “sẽ hỗ trợ Hồng Kông nâng cao ưu thế cạnh tranh, xây dựng Trung tâm Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật Quốc tế”…
Tuy nhiên, các học giả nước ngoài nhận định rằng ưu thế của Hồng Kông mà Hàn Văn Tú đề cập trước khi Trung Quốc thực hiện Luật An ninh Quốc gia. Sau khi luật này được thực thi, xã hội quốc tế đã coi Hồng Kông là một phần của Trung Quốc đại lục, ưu thế này đã biến mất.
Theo bài báo từ Đài Châu Á Tự do, dịch bệnh khiến Bắc Kinh đối diện với sự cô lập về ngoại giao chưa từng có, những lời nói này của Hàn Văn Tú, cho thấy Bắc Kinh coi Hồng Kông là “bao tay trắng” để giới thiệu khoa học kỹ thuật tiên tiến và nhân tài đỉnh cao.
Báo cáo dẫn lời giáo sư Dương Hải Anh của đại học Shizuoka Nhật Bản cho thấy, sóng gió chính trị liên tiếp đã khiến Hồng Kông hoàn toàn thay đổi, tính toán của Bắc Kinh rất khó thành công.
Ông Dương bày tỏ: “Trước đây Trung Quốc một mặt lợi dụng Hồng Kông để hút vốn phương Tây, mặt khác thu thập những phản ứng và tin tức của Tây phương, cũng đưa về một số khoa học kỹ thuật tiên tiến. Tuy nhiên, hiện tại nó đàn áp Hồng Kông, không cho Hồng Kông được hưởng sự tự do như trước đây, các quốc gia trên thế giới đều biết tình trạng khó khăn Hồng Kông đang gặp phải”.
Ông Dương cũng tiết lộ, trước đây giao lưu học thuật giữa hai nước Trung Nhật tương đối chặt chẽ, nhưng gần đây sự việc ở Hồng Kông đã khiến chính phủ Nhật Bản chú ý.
Ngày 27/10, trường uy tín nhất của Hồng Kông, Đại học Hồng Kông đã bổ nhiệm hai giáo sư của Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh là Thân Tác Quân và Cung Bằng làm phó hiệu trưởng, trong đó ông Thân Tác Quân từng là ủy viên đảng ủy của Trung Quốc tại đại học Thanh Hoa, điều này khiến thế giới lo lắng rằng tự do học thuật trong các trường đại học ở Hồng Kông sẽ chỉ tồn tại trên danh nghĩa.
Ông Dương Hải Anh chia sẻ: “Đương nhiên chính phủ Nhật Bản sẽ không nói những điều này trước mặt mọi người, nhưng tiếng nói phê bình từ người dân là rất lớn, chính phủ cũng không thể coi nhẹ ý kiến của họ. Đương nhiên khoa học không có biên giới quốc gia, nhưng Trung Quốc là quốc gia độc tài, nếu nó dùng vũ khí này (khoa học) để đối phó lại Hoa Kỳ và Nhật Bản, thì bất cứ quốc gia nào cũng đều không thể dung thứ cho điều này”.
Hiện nay quan hệ Trung Quốc Hoa Kỳ chuyển biến xấu một cách toàn diện, hai bên không những xảy ra chiến tranh thương mại, Hoa Kỳ còn bắt đầu trừng phạt toàn diện và bao vây tiễu trừ Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực như ngoại giao, quân sự, khoa học kỹ thuật, kinh tế, tài chính, tuyên truyền (bao gồm gián điệp), hai bên cắt đứt quan hệ trên mọi phương diện. Tuy nhiên, theo tin của Đài Tiếng nói Hoa kỳ ngày 30/10, điều làm Trung Quốc cảm thấy đau đầu nhất là Hoa Kỳ và các nước Tây phương đều triển khai ngăn chặn khoa học công nghệ đối với Trung Quốc.
Hiện tại, Trung Quốc đang có mưu đồ lợi dụng Hồng Kông để có được công nghệ cao của phương Tây, tuy nhiên trước mắt Hồng Kông cũng gặp phải chế tài phổ biến ở xã hội quốc tế.
Ngày 30/6, lãnh đạo Trung Quốc bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của xã hội quốc tế, thông qua “Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông” và đêm hôm đó thực thi tại Hồng Kông.
Trung Quốc công khai xé bỏ “Tuyên bố chung Trung Quốc – Anh Quốc”, dẫn tới sự trừng phạt của xã hội quốc tế. Các quốc gia tự do Tây phương như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada, Đức… liên tiếp tuyên bố áp dụng các biện pháp trừng phạt, chấm dứt địa vị đặc thù của Hồng Kông, ngừng xuất khẩu các sản phẩm quốc phòng sang Hồng Kông, ngừng xuất khẩu thiết bị trang bị quân sự nhạy cảm tới nơi này, thực hiện hạn chế mới về thương mại đối với các sản phẩm khoa học kỹ thuật quân-dân lưỡng dụng xuất khẩu sang Hồng Kông, tạm dừng thỏa thuận dẫn độ đối với Hồng Kông…
Ngày 13/8, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói, trong tình trạng thắt chặt quản chế của Trung Quốc, Hồng Kông sẽ vĩnh viễn không thể giành được thành công. Ông bày tỏ, trước đây Hoa Kỳ đã dành cho Hồng Kông rất nhiều biện pháp ưu đãi, là dựa trên cơ sở Hồng Kông được tự do. Hiện nay, sau khi chấm dứt địa vị đãi ngộ đặc biệt đối với Hồng Kông, địa vị trung tâm tài chính quốc tế của Hồng Kông chắc chắn sẽ kết thúc.
Trước đây ông Trump cũng nhiều lần bày tỏ, Trung Quốc thực hiện “Luật an ninh quốc gia Hồng Kông”, biến “một quốc gia hai chế độ” trở thành “một quốc gia một chế độ”.
Đồng thời, Hoa Kỳ còn đối đãi Hồng Kông và Trung Quốc đại lục như nhau, từ ngày 10/11 sẽ cấm các sản phẩm Hồng Kông dán tem “Sản xuất tại Hồng Kông”, phải sửa thành “Sản xuất tại Trung Quốc” mới có thể xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Zhang Dun
Thanh Mai biên dịch
Trung Quốc chế tạo phương tiện tác chiến mặt đất
để bảo vệ yêu sách ở Biển Đông
Theo các tài liệu nội bộ Epoch Times thu được từ một nguồn đáng tin cậy, chính quyền Trung Quốc đang xây dựng cơ sở để thiết kế, thử nghiệm và sản xuất các phương tiện tác chiến mặt đất (GEV) với mục đích bảo vệ các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của mình ở Biển Đông.
GEV là một loại máy bay kết hợp tàu có thể lướt trên bề mặt nước (biển hoặc hồ), mặt băng, hoặc trên nền đất phẳng.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, ngay cả sau khi Tòa án quốc tế năm 2016 ra phán quyết rằng những tuyên bố đó là trái pháp luật; Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan sau đó đã ra các tuyên bố để phản đối. Là nơi có ngư trường phong phú và các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị tiềm tàng, đường thủy này cũng là một trong những tuyến đường vận chuyển chính của thế giới.
Trong những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc đã tìm cách củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình trên tuyến đường thủy chiến lược bằng cách xây dựng các tiền đồn quân sự trên các đảo và rạn nhân tạo.
Theo báo cáo của Yingge, công ty tư nhân nhận thầu xây dựng, việc xây dựng căn cứ GEV, nằm ở phía nam tỉnh Hải Nam, bắt đầu vào tháng 12/2017 và dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2020.
“Cùng với những biến động của tình hình quốc tế, vấn đề Biển Đông ngày càng trở nên nổi cộm. Dự án [căn cứ GEV] có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn biên giới lãnh hải giữa Trung Quốc và các quốc gia khác ”, Yingge báo cáo với Cục Quản lý Nhà nước về Các vấn đề Chuyên gia Nước ngoài của Trung Quốc (SAFEA) vào ngày 27/10/2017.
Căn cứ
Yingge, có trụ sở tại thành phố Hải Khẩu, Hải Nam, thiết kế và sản xuất GEV. Công ty này sản xuất các sản phẩm GEV thương mại hóa, chẳng hạn như loại CYG-11, đã được bán cho các sở cảnh sát thuộc các thành phố của Trung Quốc và các quốc gia để thực hiện việc tuần tra các khu vực ven sông.
Trong tài liệu Yingge gửi tới SAFEA và chính quyền thành phố Hải Khẩu, công ty cho biết căn cứ này sẽ tổ chức nghiên cứu, thiết kế và sản xuất các phương tiện, thiết kế và thử nghiệm các ứng dụng cũng như đào tạo phi công và kỹ sư bảo trì.
Các tài liệu nội bộ không cung cấp thông tin chi tiết cụ thể về kế hoạch xây dựng cơ sở GEV. Tuy nhiên, văn phòng thương mại thành phố Hải Khẩu đã thông tin trên trang web của mình hồi tháng 5 năm 2015 rằng Yingge có kế hoạch sản xuất hàng loạt GEV, với mục tiêu là 50 chiếc trong một năm.
Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên bố rằng các phương tiện GEV không thể bị phát hiện bởi radar và sonar, cho phép phương tiện này có khả năng tàng hình để hạ gục hàng không mẫu hạm và các chiến hạm hùng mạnh khác.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Rick Fisher nghi ngờ tuyên bố này.
Ông Fisher, thành viên cấp cao tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế có trụ sở tại Virginia, cho biết: “Một chiếc GEV nhỏ, phẳng mang vũ khí chống hạm có thể thoát khỏi sự phát hiện của radar tầm xa, nhưng Hệ thống vũ khí tầm gần (CIWS) do Hải quân Hoa Kỳ sử dụng được thiết kế để tìm kiếm và đánh bại các tên lửa chống hạm nhanh hơn và cơ động có khả năng cũng phát hiện được GEV”.
Vào năm 2013, một bài báo trên tờ Global Times của nhà nước đã dẫn lời Phó Chủ tịch Yingge Liu Guoguang cho biết công ty có kế hoạch phát triển một GEV lớn hơn – CYG-40 (với sức chứa 40 người) – và sẽ thiết kế CYG-100 (dành cho 100 người), CYG-150 và CYG-200.
Ông Fisher nghi ngờ rằng các máy bay GEV lớn có thể vận chuyển quân với tốc độ cao, cho phép Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc “gây bất ngờ hoặc áp đảo hệ thống phòng thủ trên bờ ở Đài Loan” trong trường hợp xảy ra xung đột với hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh tuyên bố là một phần lãnh thổ của mình.
Ông nói, nếu Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản đến bảo vệ Đài Loan, quân đội Trung Quốc cũng có thể được vận chuyển đến các đảo Sakashima của Nhật Bản hoặc Okinawa, hoặc Philippines, nơi có căn cứ hải quân của Hoa Kỳ.
Ở Biển Đông, “một GEV chở quân lớn cũng sẽ lý tưởng để tiến hành các cuộc đột kích bất ngờ nhằm vào các đảo nhỏ hơn ở Biển Đông mà Việt Nam, Philippines và Malaysia chiếm đóng,” ông Fisher nói thêm.
Tàu sân bay của Trung Quốc, Liêu Ninh – tác chiến mặt đất
Phát triển GEV tại Trung Quốc
Trung Quốc đã chính thức phát triển chiếc GEV đầu tiên của mình, được đặt tên là DF-100, vào tháng 11 năm 1998. Nó được thiết kế và phát triển bởi hai công ty nhà nước, China Technology Kaifayuan và China Aerospace Science and Technology Corp., sau này là nhà thầu chính của Trung Quốc cho chương trình không gian.
Theo một báo cáo trên trang web của lực lượng không quân Trung Quốc hiện đã bị xoá, DXF-100 được lên kế hoạch sử dụng cho mục đích quân sự.
Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã phát triển nhiều GEV hơn, bao gồm một máy bay không người lái GEV do một bộ phận của China Aerospace phát triển, có thể bay trong một giờ rưỡi và mang theo một quả ngư lôi nặng một tấn.
Yingge được thành lập vào đầu năm 2013 tại Hải Khẩu. Công ty đã cho ra mắt mẫu CYG-11 vào năm đó, có thể chở hơn một tấn hàng hóa và bay cao hơn mặt nước từ 3 đến 13 feet với tốc độ tối đa 130 dặm/giờ.
Mặc dù là công ty tư nhân, Yingge đã nhận được những khoản hỗ trợ đáng kể về tài chính và hậu cần từ chính quyền Trung Quốc.
Chi nhánh Hải Nam của Cục quản lý các vấn đề chuyên gia nước ngoài đã viết trong một bài báo vào tháng 1 năm 2018 trên tạp chí của mình rằng chính phủ đã cử một nhóm đến Yingge để hỗ trợ và hướng dẫn công ty xin tài trợ từ chính phủ trung ương, và giúp thu xếp thị thực và giấy phép cư trú cho các nhà nghiên cứu Nga đến hỗ trợ phát triển GEV.
Nga hậu thuẫn đằng sau
Trong các tài liệu nội bộ, Yingge đã báo cáo với chính quyền trung ương rằng một nhóm các nhà nghiên cứu người Nga nghiên cứu phát triển GEV của Nga đã hỗ trợ chuyên gia cho công ty Trung Quốc.
Trong báo cáo năm 2016 của công ty, Yingge đã liệt kê 17 chuyên gia Nga, cùng với thông tin cá nhân của họ và các khoản trợ cấp dành cho họ. Chính phủ trung ương đã cấp cho họ 2,67 triệu nhân dân tệ (khoảng 400.000 USD) trợ cấp và phụ cấp. Công ty không nêu chi tiết họ được trả lương bao nhiêu.
Năm 2017, 19 chuyên gia Nga đã được trợ cấp và phụ cấp 1,254 triệu nhân dân tệ (190.000 USD).
Huệ Giao biên dịch
Bầu Quốc Hội Miến Điện:
Đảng của Aung San Suu Kyi chiến thắng
Trọng Thành
Đảng cầm quyền Miến Điện tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc Hội. Một điểm đặc biệt được giới quan sát chú ý là đã có một ứng cử viên Hồi Giáo đầu tiên đắc cử dân biểu.
Theo AFP, đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ của bà Aung San Suu Kyi ngày 10/11/2020 đã thông báo kết quả bầu cử sơ bộ. Đảng này giành được 322 ghế, thấp hơn lần trước (390). Đây là lần thứ hai Miến Điện tổ chức bầu cử Quốc Hội, kể từ khi tập đoàn quân sự giải thể, và cùng là lần thứ hai đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ giành đa số tại Quốc Hội. Số phiếu sụt giảm của đảng cầm quyền một phần là do sự trỗi dậy của nhiều đảng mới thuộc các cộng đồng sắc tộc thiểu số.
Hiện tại, Ủy ban bầu cử chưa thông báo kết quả chính thức. Với số ghế nói trên, đảng của Aung San Suu Kyi có quyền lập chính phủ mới.
Người Hồi Giáo, chiếm 4% dân số Miến Điện, thường chịu nhiều kỳ thị. Ông Sithu Maung, 33 tuổi, theo đạo Hồi, đắc cử với 80% phiếu bầu tại một đơn vị bầu cử ở thủ đô kinh tế Rangoon. Việc lần đầu tiên một ứng cử viên theo đạo Hồi, thuộc đảng của bà Aung San Suu Kyi, lọt vào Quốc Hội được đánh giá là một dấu hiệu cho thấy chính sách hòa hợp tôn giáo, sắc tộc của lãnh đạo chính quyền dân sự Miến Điện bắt đầu phát huy tác dụng, cho dù giới quân sự tiếp tục nắm nhiều quyền hạn tại quốc gia này.
Với một phần tư ghế dân biểu được chỉ định dành riêng cho quân đội, không cần thông qua bầu cử, giới tướng lãnh ngăn cản mọi khả năng cải tổ Hiến Pháp. Họ vẫn nắm quyền quản lý ba bộ quan trọng: Quốc Phòng, Biên Phòng và Cảnh Sát.
Tuy giành chiến thắng, nhưng uy tín của giải Nobel Hòa Bình sụt giảm mạnh trong cộng đồng quốc tế, chủ yếu do việc các cộng đồng người Hồi Giáo, nhất là người Rohingya theo đạo Hồi bị truy bức nặng nề tại Miến Điện.
Không kể hàng trăm người Hồi Giáo phải bỏ nước ra đi, hiện có 600 nghìn người tị nạn tại Miến Điện. Cuộc sống của đa số tín đồ Hồi Giáo ở Miến Điện rất khó khăn. Hơn một triệu người dân Miến Điện, đa số thuộc các sắc tộc, trên tổng số 37 triệu cử tri, không có quyền bỏ phiếu, vì nhiều lý do.
0 comments