Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

FBI bắt nhân viên NSA ‘ăn cắp thông tin mật’

Wednesday, October 5, 2016 // , ,

VOA

5-10-2016
Hình tư liệu - Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ ở Fort Meade, Maryland.
Hình tư liệu – Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ ở Fort Meade, Maryland.
Một nhân viên hợp đồng của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ bị bắt và bị điều tra vì ‘lấy thông tin mật’, theo thông cáo của Bộ Tư pháp.
Harold Thomas Martin, 51 tuổi, cư dân Glen Burnie (bang Maryland) bị bắt cuối tháng 8, thông cáo cho biết. Martin từng trải qua kỳ sát hạch kiểm tra an ninh tối mật.
Thông cáo không nêu chi tiết những loại thông tin nào bị đánh cắp và số lượng bao nhiêu, chỉ nhắc đến 6 văn kiện ‘lấy từ khâu tình báo nhạy cảm và được làm ra bởi một cơ quan chính phủ vào năm 2014.’
Sau khi xem xét, các nhà điều tra phát hiện các văn kiện này được liệt kê vào hàng Tuyệt Mật, nghĩa là ‘việc tiết lộ vượt phép có thể gây ra thiệt hại cực kỳ nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ.’
Tờ New York Times cho hay nhân viên khế ước này bị tình nghi đánh cắp mã nguồn nhạy cảm của Cơ quan An ninh Quốc gia nhằm xâm nhập vào các hệ thống vi tính của các chính phủ nước ngoài như Nga, Trung Quốc, Iran, và Bắc Triều Tiên. Báo này nói nghi phạm từng làm việc cho tổ chức tư vấn Booz Allen Hamilton.

Đọc thêm:

  • Logo của Yahoo tại trụ sở chính ở Sunnyvale, California.
    THÁNG 10 06, 2016

    Yahoo bí mật theo dõi email của khách hàng

  • Các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong một cuộc biểu quyết tại trụ sở LHQ ở New York ngày 10/12/2015.
    THÁNG 10 05, 2016

    Cuộc đua tranh chức Tổng thư ký LHQ vào giai đoạn quyết định

  • Hai ứng viên phó tổng thống Mỹ trong chiến dịch tranh cử 2016 ông Mike Pence và ông Tim Kaine đang tranh luận.
    THÁNG 10 05, 2016

    Hai ứng viên Phó Tổng thống Mỹ tranh luận về chính sách

  • Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (giữa) tại đại hội đảng cầm quyền ở Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên, ngày 7 tháng 5 năm 2016.
    THÁNG 10 05, 2016

    Mỹ muốn có thay đổi nhưng không phải thay đổi chế độ tại Bắc Triều Tiên

  • Hình tư liệu - Một lá cờ Nhà nước Hồi giáo treo tại cơ quan hải quan cửa khẩu Jarablus, Syria.
    THÁNG 10 05, 2016

    Maryland bắt giữ một người đàn ông vì hỗ trợ Nhà nước Hồi giáo

Bí thư thành ủy

Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-10-03
Bí thư thành ủy TPHCM, ông Đinh La Thăng, ảnh minh họa chụp trước đây tại Hà Nội.
Bí thư thành ủy TPHCM, ông Đinh La Thăng, ảnh minh họa chụp trước đây tại Hà Nội.
 AFP PHOTO

00:00/00:0
Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện tại, cũng như các quốc gia cộng sản trong quá khứ, các ông bí thư đảng giữ vai trò rất quan trọng. Ở mọi cấp độ của hệ thống quyền lực đều có những ông bí thư, từ bí thư khu phố, rồi phường xã, quận huyện, tỉnh thành, rồi cuối cùng lớn nhất là ông Tổng bí thư. Đương nhiên những ông bí thư ở các thành phố quan trọng thì cũng rất quan trọng trong bộ máy quyền lực đó.
Một ông bí thư đang được các blogger nhắc đến liên tục trong những ngày cuối tháng chính là đương kim Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ông Đinh La Thăng.
Ông Thăng từng giữ những chức vụ quan trọng trong guồng máy kinh tế và hành chính của chính phủ do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, như phụ trách Tổng công ty dầu khí, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, trước khi ông được bổ nhiệm làm Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, và đắc cử vào Bộ Chính trị của đảng, cơ quan nắm quyền lực thực sự của đất nước.
Trên mạng xã hội bắt đầu bàn tán về ông Thăng sau khi một thuộc cấp của ông trước kia là ông Trịnh Xuân Thanh bị tình nghi tội tham nhũng và biến mất. Một người phó cũ khác của ông Thăng thì bị bắt giam.
Blogger, nhà báo Huy Đức viết liên tục hai bài mang tên Thanh hay Thăng, và Tảng băng nổi, chỉ trích đích danh ông Đinh La Thăng. Trong hai bài viết này tác giả đưa ra rất nhiều những số liệu kinh tế và thống kê, chứng minh rằng ông Đinh La Thăng đã làm tổn hại rất nhiều cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian ông còn phụ trách Tổng công ty dầu khí.
Trong một xã hội khi thông tin, đặc biệt là thông tin về chính trị đã bị bưng bít như ở Việt Nam hiện nay, khi mà các thông tin đều bị định hướng theo hướng có lợi cho nhà cầm quyền và những thông tin bị coi là "nhạy cảm.
-Blogger Kami
Không thấy báo chí chính thống của nhà nước nói gì về câu chuyện này.
Hai bài viết của nhà báo Huy Đức gây nên một trận tranh cãi giữa những blogger với nhau, có blogger nghi ngờ rằng nhà báo viết để ủng hộ ông Tổng bí thư tấn công đối thủ chính trị của ông là cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà nhiều lời đồn đãi cho rằng chính là người đứng sau lưng ông Đinh La Thăng.
Tác giả Lê Dung viết rằng hai bài viết của nhà báo Huy Đức là để bắt đầu một cuộc chiến truyền thông nhằm hủy diệt ông Đinh La Thăng. Ông Bùi Quang Vơm thì lần ngược lại câu chuyện Trịnh Xuân Thanh mà cho rằng có thể câu chuyện một viên chức nhà nước bị truy tố về tham nhũng sẽ trở thành một trận bão táp về chính trị.
Những ý kiến chống nhà báo Huy Đức tập trung ở một ý lớn cho rằng chuyện tham nhũng của ông này hay ông kia không quan trọng mà quan trọng hơn là cả một hệ thống đang bị hư hỏng.
Blogger Đặng Ngữ viết:
Huy Đức hết sức cổ vũ cho việc chống tham nhũng; anh tin rằng bằng việc loại bỏ những "con chuột" cỡ bự thì bộ máy sẽ trong sạch trở lại, tạo tiền đề khởi động cho thể chế dân chủ.Huy Đức hết sức cổ vũ cho việc chống tham nhũng; anh tin rằng bằng việc loại bỏ những "con chuột" cỡ bự thì bộ máy sẽ trong sạch trở lại, tạo tiền đề khởi động cho thể chế dân chủ.
Câu hỏi là, có lý nào Huy Đức không biết rằng, sai lầm ở toàn bộ bộ máy này, toàn bộ hệ thống này; và rằng hệ thống là không thể tự sửa chữa dù đại đa số đảng viên đều là đảng viên tốt.
Blogger Kinh Thư tiếp lời:
Ai cũng biết cái gốc của mọi vấn đề là chế đô. Cá nhân cho dù chức này chức nọ cũng chỉ là 1 con ốc trong guồng máy. Đánh vào cá nhân xấu xí, cũng được đi, nhưng đó chỉ là những cú đánh tranh dành quyền lợi giữa các phe nhóm lợi ích. Thay cá nhân này bằng cá nhân khác thì nhân dân đằng nào cũng ngất ngư và nghèo khổ, chả được gì. Trong cuộc hí trường này nhân dân chỉ là khán giả bất đắc dĩ. Thôi thì thằng nào chết nhân dân cũng vỗ tay..
Bà Hồ Thu Hồng, cũng là một cựu nhà báo ở Việt Nam viết rằng Với các tội danh đó (đối với ông Thanh và ông Thăng) thì có thể truy tố hầu hết các lãnh đạo tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.

000_Hkg10248042-400.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 ở Hà Nội 21/1/2016. AFP PHOTO.

Blogger Thiện Ý hỏi rằng liệu chiến dịch chống tham nhũng của ông Tổng Bí Thư có phải là để diệt trừ các phe phái kình địch với nhau trong đảng cộng sản hay không.
Có những blogger ủng hộ nhà báo Huy Đức.
Một blogger viết rằng nhiều người không thích ông Nguyễn Phú Trọng nên phủ nhận hết mọi cố gắng chống tham nhũng của nhà báo Huy Đức.
Blogger Lê Công dù không đồng ý với Huy Đức nhưng cũng nói rằng: Tuy nhiên, nếu điều mà anh làm là đúng, là ích nước lợi dân thì cho ông ngàn lần xin lỗi.
Khi kết thúc bài viết thứ hai liên quan đến ông Đinh La Thăng, tác giả Huy Đức viết:
Tất nhiên, trách nhiệm không chỉ một mình Đinh La Thăng. Nhưng nếu không xử lý ông Thăng thì bao nhiêu tuyên bố về chống tham nhũng cũng trở nên sáo rỗng.
Có nhiều người hỏi, khi viết về Đinh La Thăng tôi có sợ không. Tôi trả lời: Sợ. Nhưng tôi có một nỗi sợ lớn hơn, đó là, tôi sợ tương lai đất nước tôi rơi vào tay những kẻ tham lam và bịp bợm.

Cuộc chiến thông tin mới trong cuộc chiến quyền lực

Trước những lời đồn đãi phe này phe kia trong nội bộ đảng cộng sản, blogger Kami cho rằng điều đó xuất phát từ một nền truyền thông độc quyền, không minh bạch của đảng:
Trong một xã hội khi thông tin, đặc biệt là thông tin về chính trị đã bị bưng bít như ở Việt Nam hiện nay, khi mà các thông tin đều bị định hướng theo hướng có lợi cho nhà cầm quyền và những thông tin bị coi là "nhạy cảm. Điều đó đã càng kích thích sự thèm khát tin tức trái chiều của dân chúng, đó là lý do vì sao các tin tức chưa được kiểm chứng, đặc biệt là các tin tức mang màu sắc của thuyết âm mưu trở thành món ăn “khoái khẩu” của đa số người dân không ưa chế độ.
Tuy vậy không khí truyền thông ở Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi. Nhiều lần báo chí chính thống của nhà nước cũng phải nêu lời giải đáp cho những tin tức được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội sau một thời gian dài im lặng. Thậm chí nhà báo Phạm Chí Dũng còn cho rằng việc kiểm soát truyền thông của đảng đã không còn tập trung như trước đây nữa.
Tình trạng độc quyền chính trị đã làm cho bộ máy quyền lực của Việt Nam trở nên bất lực, không thể giải quyết được các vấn đề của quốc gia.
-Blogger Nguyễn Thị Từ Huy
Trong một lần trao đổi với chúng tôi ông nói:
“Sự phân hóa truyền thông liên quan đến sự phân hóa chỉ đạo, sự phân hóa này liên quan đến lực lượng chỉ đạo truyền thông cũng bị phân hóa nốt. Và tôi cho rằng Ban tư tưởng trung ương, tức là Ban tuyên giáo trung ương không còn đóng vai trò là đầu mối chỉ đạo truyền thông như thời gian trước đây, mà chỉ đạo truyền thông bây giờ bao gồm cả những lực lượng khác.”
Ông Phạm Chí Dũng cũng cho biết thêm rằng lần đầu tiên bài viết của một bí thư thành ủy, kiêm ủy viên bộ chính trị là ông Đinh La Thăng bị gỡ khỏi một tờ báo của nhà nước khi ông trình bày quan điểm của ông về một cựu chiến binh Mỹ.
Theo blogger Lê Diễn Đức thì trong lịch sử đảng cộng sản Việt Nam có hai đương kim Bộ chính trị bị kỷ luật lúc đương chức. Đó là ông Hoàng Văn Hoan bỏ chạy sang Trung quốc vào năm 1979 và bị xử tử hình vắng mặt. Người thứ hai là ông Trần Xuân Bách bị khai trừ đảng vào năm 1990 khi muốn xúc tiến những cải cách dân chủ.

Con đường dân chủ gian nan

Nhận xét về hiệu quả của bộ máy công quyền hiện nay của đảng cộng sản Việt Nam, blogger Nguyễn Thị Từ Huy viết:
Tình trạng độc quyền chính trị đã làm cho bộ máy quyền lực của Việt Nam trở nên bất lực, không thể giải quyết được các vấn đề của quốc gia. Vụ Formosa, thực ra không mấy khó khăn để giải quyết nhưng chính phủ cũng không giải quyết nổi. Chỉ riêng việc chính phủ phải mất đến ba tháng trời mới công bố nguyên nhân của vụ ô nhiễm đã chứng tỏ sự yếu kém của chính phủ đến mức nào. Và việc giải quyết với mức đền bù 500 triệu đô la cho thấy chính phủ bất lực đến mức nào, như nhiều phân tích đã chỉ ra.
Guồng máy chính trị hiện nay không thể che dấu sự yếu kém và bất lực trong việc điều hành quốc gia. Đồng thời lại phạm sai lầm ở chỗ lấy việc đàn áp nhân dân để chứng tỏ quyền lực của mình.
Chống lại bộ máy quyền lực đàn áp đó, theo blogger Song Chi thì hiện nay chỉ là những phản kháng theo kiểu thóa mạ các vị lãnh đạo từ cao tới thấp, và Song Chi nói rằng sự thóa mạ như vậy không đưa đến một sự thay đổi nào.
Trở lại chuyện ông Đinh La Thăng và cuộc tranh cãi nhau giữa các blogger, xin trích lời tác giả Trần Minh Khôi, như lời kết của bài điểm blog này:
Một trong những bí quyết của những kẻ độc tài trong cố gắng duy trì quyền lực độc đoán của họ là làm suy thoái nhân cách của đám có chữ. Khi không còn đủ một lớp người có học và có nhân cách thì những kẻ độc tài không còn lo bị đào thải. Khi đám có chữ vẫn chửi bới nhau, vẫn thóa mạ nhau, vẫn sỉ vả nhau nhân danh những điều tốt đẹp thì chúng ta không có lý do để lạc quan về tương lai tự do. Một đám ma cô có thể nhân danh "quốc gia", "dân tộc" để "giành độc lập", để "thống nhất đất nước" nhưng những kẻ chửi vả, thóa mạ nhau thì không thể nhân danh tự do để giành lại cái gì cả. Đấu tranh cho tự do đòi hỏi nhân cách. Khi bạn nghe ai đó thóa mạ, sỉ vả, chà đạp nhân phẩm của ai đó khác thì bạn phải cảnh giác: họ không xứng đáng để nói đến tự do.

Tin Biển Đông – 05/10/2016

Tin Biển Đông – 05/10/2016

Nga và Trung Quốc thông đồng tại Biển Đông ?

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu hồi tháng Chín, Trung Quốc tỏ rõ rằng tổng thống Nga Vladimir Putin là thượng khách hàng đầu. Cả Nga và Trung Quốc đều khoe là quan hệ song phương « tốt đẹp hơn bao giờ hết », đồng thời chứng tỏ một « sự tin tưởng cao độ chưa từng có ». Ông Putin mô tả quan hệ này là « đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược ».
Quan hệ Nga-Trung dựa trên mong muốn chung là đẩy lùi Hoa Kỳ, chống lại sự phát triển NATO ở châu Âu và chính sách tái cân bằng sang châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Các biện pháp trừng phạt do Mỹ và châu Âu áp đặt đối với Nga đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nước này, Nga cần thị trường mới để xuất khẩu năng lượng, đặc biệt là dầu khí. Trung Quốc đã ký kết một hợp đồng lớn mua khí đốt của Nga, và là một thị trường rộng lớn cho vũ khí và công nghệ Nga.
Ve vãn Trung Quốc, nhưng không muốn mất lòng Việt Nam và Ấn Độ
Tuy nhiên, theo giáo sư Carl Thayer của trường đại học New South Wales, Úc, lợi ích của Nga v à Trung Quốc không phải luôn hòa hợp với nhau. Nga lo lắng trước dự án « Một vành đai, một con đường » của Tập Cận Bình, vốn nhằm mở rộng sang Trung Á. Matxcơva cũng đối mặt với thách thức khó khăn là làm thế nào xúc tiến quan hệ với Bắc Kinh mà không làm phương hại đến quan hệ truyền thống với Việt Nam, Ấn Độ ; trong khi cả hai nước này đều chịu áp lực nặng nề của Trung Quốc.
Sự giằng co này được biểu lộ qua quan điểm của Nga về Biển Đông. Đầu tiên Matxcơva không đứng về bên nào trong tranh chấp, và ủng hộ tự do hàng hải, kể cả tự do hàng không, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình giữa các bên liên quan dựa trên luật pháp quốc tế. Nhưng gần đây Nga lại phản đối sự can dự của bên thứ ba ngoài khu vực, vì theo Putin, sự tham gia này « sẽ chỉ làm thiệt hại cho việc giải quyết vấn đề, và phản tác dụng ».
Ông Putin ủng hộ lập trường của Trung Quốc về phán quyết mới đây của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực (PCA) với lý do là phán quyết được đưa ra mà không có sự hiện diện của Trung Quốc, hay quan điểm của Bắc Kinh không được xét đến. Putin biện hộ rằng đây là vấn đề pháp lý hơn là chính trị.
Thực ra, ông thiếu thông tin (hoặc là chọn lựa làm ngơ), rằng thủ tục trọng tài được tiến hành theo phụ lục VII của UNCLOS, mà điều 9 nói rõ « sự khiếm diện của một bên hay việc một bên thất bại trong việc biện hộ sẽ không được coi là trở ngại cho tiến trình ».
Kết luận rút ra là ông Putin chắc chắn đang cố gắng tìm cách lấy lòng Trung Quốc, cho dù phải trả cái giá là ảnh hưởng đến những mối quan hệ bằng hữu xưa nay trong khu vực.
Nga và Việt Nam thỏa thuận rằng tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông phải được giải quyết một cách hòa bình bởi các bên liên quan. Nhưng Nga không tôn trọng quan điểm của Việt Nam là khi liên quan đến lợi ích của bên thứ ba trong khu vực, thì bên thứ ba này phải được tham gia đàm phán. Việt Nam ghi nhận lợi ích của các bên ngoài khu vực, đặc biệt khi liên quan đến tự do hàng hải và hàng không.
Yêu sách chủ quyền quá đáng và các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông nhắm vào việc thống trị vùng biển này, rốt cuộc đã hạn chế các hoạt động của các chiến hạm Hoa Kỳ (và những nước khác). Nói một cách khác, các hành động của Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải và hàng không của các quốc gia trong khu vực cũng như các cường quốc khác.
Giáo sư Carl Thayer nhận định, như vậy Nga đã giả dối, vì trên thực tế lợi ích của bên thứ ba ngoài khu vực bị Trung Quốc xâm hại. Ông Putin ủng hộ tự do hàng hải cho Hải quân Nga, nhưng làm ngơ nếu Bắc Kinh gây khó khăn cho Hải quân Hoa Kỳ.
Không sử dụng từ « đồng minh »
Cũng theo giáo sư Thayer, mặc cho sự gần gũi mới này, cả Nga và Trung Quốc đều thận trọng không sử dụng từ « đồng minh » để chỉ quan hệ chính trị và quân sự của đôi bên.
Thường thì quan hệ đồng minh chính thức nhằm đối phó trực tiếp với bên thứ ba, liên quan đến một cam kết mà đôi bên đã ký kết để có hành động chung trong những tình huống nhất định, như một cuộc tấn công vũ trang vào một trong các bên. Đương nhiên là một đồng minh Nga-Trung nhắm vào Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ, trên thực tế có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh mới.
Và như thế sẽ phản tác dụng. Một liên minh Nga-Trung có thể tạo hệ quả là tái tạo sinh lực cho mạng lưới đồng minh Mỹ ở cả châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương. Các nước thành viên ASEAN riêng rẽ có thể chịu áp lực nặng nề phải đứng về một bên nào đó để củng cố an ninh của chính mình.
Cuối cùng, giả thiết về đồng minh Nga-Trung có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu, tạo thêm căng thẳng và làm tăng nguy cơ xung đột ở biển Hoa Đông cũng như Biển Đông, nơi cả ba cường quốc có lợi ích cụ thể.
Giáo sư Thayer kết luận, Trung Quốc và Nga sẽ tiếp tục làm việc chung khi có cùng lợi ích. Hai bên sẽ phối hợp hành động và hợp tác về an ninh cũng như các vấn đề chiến lược gây ảnh hưởng đến họ, đặc biệt là đối phó với các hỏa tiễn đạn đạo của Mỹ ở châu Âu, và hệ thống lá chắn tên lửa (THAAD) tại Hàn Quốc. Nhưng Bắc Kinh và Matxcơva cũng sẽ hợp tác với Washington nếu thấy có lợi cho mình.
Nga và Hoa Kỳ đã làm việc cùng nhau để giải quyết cuộc xung đột Syria (tuy nhiên những khó khăn trong hồ sơ này cũng có thể khiến đôi bên quay mặt). Trong khi đó Trung Quốc và Hoa Kỳ hợp tác trên một loạt vấn đề quốc tế đa dạng, từ biến đổi khí hậu cho đến nguyên tử Bắc Triều Tiên.
Do đó, theo giáo sư Carl Thayer, những gì chúng ta trông thấy có thể nói một cách chính xác hơn là sự hợp tác nhất thời vì những lợi ích giới hạn, chứ không phải là một cam kết chiến lược sâu sắc giữa Nga và Trung Quốc.

Nga và Trung Quốc thông đồng tại Biển Đông ?

//

RFI

Thụy My


mediaChiến hạm Nga tại cảng Trạm Giang, Quảng Đông chuẩn bị tham gia tập trận chung với Trung Quốc ngày 12/09/2016.REUTERS/Stringer
Tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu hồi tháng Chín, Trung Quốc tỏ rõ rằng tổng thống Nga Vladimir Putin là thượng khách hàng đầu. Cả Nga và Trung Quốc đều khoe là quan hệ song phương « tốt đẹp hơn bao giờ hết », đồng thời chứng tỏ một « sự tin tưởng cao độ chưa từng có ». Ông Putin mô tả quan hệ này là « đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược ».
Quan hệ Nga-Trung dựa trên mong muốn chung là đẩy lùi Hoa Kỳ, chống lại sự phát triển NATO ở châu Âu và chính sách tái cân bằng sang châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Các biện pháp trừng phạt do Mỹ và châu Âu áp đặt đối với Nga đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nước này, Nga cần thị trường mới để xuất khẩu năng lượng, đặc biệt là dầu khí. Trung Quốc đã ký kết một hợp đồng lớn mua khí đốt của Nga, và là một thị trường rộng lớn cho vũ khí và công nghệ Nga.
Ve vãn Trung Quốc, nhưng không muốn mất lòng Việt Nam và Ấn Độ
Tuy nhiên, theo giáo sư Carl Thayer của trường đại học New South Wales, Úc, lợi ích của Nga v à Trung Quốc không phải luôn hòa hợp với nhau. Nga lo lắng trước dự án « Một vành đai, một con đường » của Tập Cận Bình, vốn nhằm mở rộng sang Trung Á. Matxcơva cũng đối mặt với thách thức khó khăn là làm thế nào xúc tiến quan hệ với Bắc Kinh mà không làm phương hại đến quan hệ truyền thống với Việt Nam, Ấn Độ ; trong khi cả hai nước này đều chịu áp lực nặng nề của Trung Quốc.
Sự giằng co này được biểu lộ qua quan điểm của Nga về Biển Đông. Đầu tiên Matxcơva không đứng về bên nào trong tranh chấp, và ủng hộ tự do hàng hải, kể cả tự do hàng không, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình giữa các bên liên quan dựa trên luật pháp quốc tế. Nhưng gần đây Nga lại phản đối sự can dự của bên thứ ba ngoài khu vực, vì theo Putin, sự tham gia này « sẽ chỉ làm thiệt hại cho việc giải quyết vấn đề, và phản tác dụng ».
Ông Putin ủng hộ lập trường của Trung Quốc về phán quyết mới đây của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực (PCA) với lý do là phán quyết được đưa ra mà không có sự hiện diện của Trung Quốc, hay quan điểm của Bắc Kinh không được xét đến. Putin biện hộ rằng đây là vấn đề pháp lý hơn là chính trị.
Thực ra, ông thiếu thông tin (hoặc là chọn lựa làm ngơ), rằng thủ tục trọng tài được tiến hành theo phụ lục VII của UNCLOS, mà điều 9 nói rõ « sự khiếm diện của một bên hay việc một bên thất bại trong việc biện hộ sẽ không được coi là trở ngại cho tiến trình ».
Kết luận rút ra là ông Putin chắc chắn đang cố gắng tìm cách lấy lòng Trung Quốc, cho dù phải trả cái giá là ảnh hưởng đến những mối quan hệ bằng hữu xưa nay trong khu vực.
Nga và Việt Nam thỏa thuận rằng tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông phải được giải quyết một cách hòa bình bởi các bên liên quan. Nhưng Nga không tôn trọng quan điểm của Việt Nam là khi liên quan đến lợi ích của bên thứ ba trong khu vực, thì bên thứ ba này phải được tham gia đàm phán. Việt Nam ghi nhận lợi ích của các bên ngoài khu vực, đặc biệt khi liên quan đến tự do hàng hải và hàng không.
Yêu sách chủ quyền quá đáng và các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông nhắm vào việc thống trị vùng biển này, rốt cuộc đã hạn chế các hoạt động của các chiến hạm Hoa Kỳ (và những nước khác). Nói một cách khác, các hành động của Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải và hàng không của các quốc gia trong khu vực cũng như các cường quốc khác.
Giáo sư Carl Thayer nhận định, như vậy Nga đã giả dối, vì trên thực tế lợi ích của bên thứ ba ngoài khu vực bị Trung Quốc xâm hại. Ông Putin ủng hộ tự do hàng hải cho Hải quân Nga, nhưng làm ngơ nếu Bắc Kinh gây khó khăn cho Hải quân Hoa Kỳ.
Không sử dụng từ « đồng minh »
Cũng theo giáo sư Thayer, mặc cho sự gần gũi mới này, cả Nga và Trung Quốc đều thận trọng không sử dụng từ « đồng minh » để chỉ quan hệ chính trị và quân sự của đôi bên.
Thường thì quan hệ đồng minh chính thức nhằm đối phó trực tiếp với bên thứ ba, liên quan đến một cam kết mà đôi bên đã ký kết để có hành động chung trong những tình huống nhất định, như một cuộc tấn công vũ trang vào một trong các bên. Đương nhiên là một đồng minh Nga-Trung nhắm vào Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ, trên thực tế có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh mới.
Và như thế sẽ phản tác dụng. Một liên minh Nga-Trung có thể tạo hệ quả là tái tạo sinh lực cho mạng lưới đồng minh Mỹ ở cả châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương. Các nước thành viên ASEAN riêng rẽ có thể chịu áp lực nặng nề phải đứng về một bên nào đó để củng cố an ninh của chính mình.
Cuối cùng, giả thiết về đồng minh Nga-Trung có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu, tạo thêm căng thẳng và làm tăng nguy cơ xung đột ở biển Hoa Đông cũng như Biển Đông, nơi cả ba cường quốc có lợi ích cụ thể.
Giáo sư Thayer kết luận, Trung Quốc và Nga sẽ tiếp tục làm việc chung khi có cùng lợi ích. Hai bên sẽ phối hợp hành động và hợp tác về an ninh cũng như các vấn đề chiến lược gây ảnh hưởng đến họ, đặc biệt là đối phó với các hỏa tiễn đạn đạo của Mỹ ở châu Âu, và hệ thống lá chắn tên lửa (THAAD) tại Hàn Quốc. Nhưng Bắc Kinh và Matxcơva cũng sẽ hợp tác với Washington nếu thấy có lợi cho mình.
Nga và Hoa Kỳ đã làm việc cùng nhau để giải quyết cuộc xung đột Syria (tuy nhiên những khó khăn trong hồ sơ này cũng có thể khiến đôi bên quay mặt). Trong khi đó Trung Quốc và Hoa Kỳ hợp tác trên một loạt vấn đề quốc tế đa dạng, từ biến đổi khí hậu cho đến nguyên tử Bắc Triều Tiên.
Do đó, theo giáo sư Carl Thayer, những gì chúng ta trông thấy có thể nói một cách chính xác hơn là sự hợp tác nhất thời vì những lợi ích giới hạn, chứ không phải là một cam kết chiến lược sâu sắc giữa Nga và Trung Quốc.

Điểm báo Pháp – 05/10/2016

Điểm báo Pháp – 05/10/2016

Ấn Độ : ‘‘Make in India’’ bước đầu thành công

Về thời sự châu Á, nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay, 05/10/2016, có bài nhận định về thành công bước đầu của chính sách « Make in India » (Sản xuất tại Ấn Độ), được thủ tướng Modi khởi sự cách nay vừa tròn hai năm. Trung Quốc lo ngại việc các nhà đầu tư nước này ồ ạt chuyển cơ sở sản xuất sang nước láng giềng Nam Á.
Bài « Kế hoạch ‘‘Make in India’’ đã có những kết quả đầu tiên » mở đầu với câu hỏi : Sau khi nhấn chìm Ấn Độ trong biển giầy dép, đèn, đồ chơi và đủ loại hàng hóa tiêu dùng khác, phải chăng sẽ đến lượt Trung Quốc bị các sản phẩm Ấn Độ chinh phục ? Báo động của tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc, được báo chí Ấn Độ đăng tải rộng rãi, có đoạn : « Bắc Kinh cần phải xem xét một nguy cơ rất có thể trở thành hiện thực là Trung Quốc sẽ mất nhiều việc làm, nếu các tập đoàn điện thoại di động chuyển cơ sở sang Ấn Độ ».
Dù hiện tại chưa phải một làn sóng di chuyển ồ ạt, mà chỉ là một đợt sóng nhẹ, nhưng có thể nói chương trình « Make in India », nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho sự phát triển sản xuất tại địa phương của thủ tướng Narendra Modi đã kéo được nhiều nhà đầu tư Trung Quốc. Ví dụ như hãng Hoa Vi (Huawi) vừa khánh thành tuần này một cơ sở sản xuất tại miền nam Ấn Độ. Hãng điện thoại di động Trung Quốc có tham vọng sản xuất tại Ấn Độ 3 triệu chiếc từ đây tới năm 2017. Hoa Vi cũng nối tiếp Xiaomi, với việc sản xuất ngay tại Ấn Độ những phụ kiện, trước đây vốn được nhập từ Trung Quốc.
Năm ngoái, Trung Quốc đã đầu tư vào Ấn Độ gấp sáu lần so với năm 2014, với số tiền là 870 triệu đô la. Tuy nhiên, số đầu tư của Trung Quốc chỉ chiếm 2,2% của tổng số 32 triệu đô la năm 2015 (tăng 26% với năm trước). Rõ ràng là Trung Quốc không muốn để bị chậm chân so với rất nhiều tập đoàn điện tử tin học quốc tế như GE, Siemen, Vodafone, Google hay Microsoft.
Theo ngân hàng Nhật Japan Bank for International Cooperation (JBIC), Ấn Độ giờ đây đang trở thành một trong các hướng ưu tiên của vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Riêng trong tháng 9/2016 vừa qua, đơn đặt hàng các sản phẩm tại Ấn Độ tăng với tỉ lệ cao nhất trong vòng 14 tháng, bất chấp việc chỉ số sản xuất công nghiệp PMI hạ xuống 52,1 (so với 52,6 của tháng 8).
Theo các nhà kinh tế, để đạt mục tiêu tạo được 90 triệu việc làm, từ nay đến 2025, Ấn Độ phải loại bỏ được các yếu tố kìm hãm nền công nghiệp địa phương, đặc biệt là vấn đề nợ xấu, lãi suất cho vay quá cao. Theo một chuyên gia của Capital Economists, tình hình có vẻ cải thiện sau khi Quốc Hội bỏ phiếu thông qua luật về thuế Tài sản và Dịch vụ (Good and Service Tax). Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề này, Ấn Độ còn phải đối mặt với tình trạng cơ sở hạ tầng yếu kém.
Ân xá thuế mang lại gần 4 tỉ euro
Theo Le Monde, để có thêm tiền đầu tư cho cơ sở hạ tầng, chính phủ Modi có chính sách ân xá thuế đối với những người không khai báo tài sản tại nước ngoài. Chương trình kéo dài 14 tháng chấm dứt hôm 30/09. Hơn 64.000 công dân Ấn Độ đã khai báo tổng cộng 625 tỉ rupi, tương đương 8,7 tỉ euro. Năm tới, New Delhi dự kiến sẽ có thêm gần 4 tỉ euro tiền thuế từ các tài sản mới khai báo.
Chiến dịch nói trên được Le Monde đánh giá là « thành công vừa phải ». Rất nhiều người Ấn cất giữ tài sản ở nước ngoài mà không muốn khai báo, một phần do thuế quá cao. Le Monde nêu một số ví dụ được coi là thành công hơn trong thời gian gần đây, nhờ biện pháp ân xá thuế, đó là Indonesia với tổng tài sản khai báo 246 tỉ hay Achentina với 71 tỉ euro.

Syria : Rất ít khả năng Mỹ can thiệp

Khả năng tìm ra giải pháp hòa bình cho Syria rơi vào bế tắc với việc Mỹ Nga cắt đứt đối thoại là một tiêu điểm thời sự quốc tế của Le Monde. Hợp tác giữa hai siêu cường quân sự trở lại mức tối thiểu, tức tránh đụng độ giữa các phi cơ quân sự. Dân cư phía đông thành phố Aleppo đang bị bỏ mặc cho bom đạn của quân đội Damas và Nga.
Bài tổng hợp « Washington cắt đứt với Nga trong vấn đề Syria » dự báo, cho dù các thiệt hại nhân mạng và chính trị do các cuộc tấn công tại Aleppo là khủng khiếp, nhưng rất ít có khả năng tổng thống Obama xem xét lại quan điểm « không can thiệp », ba tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Trong bài diễn văn từ biệt tại Liên Hiệp Quốc hôm 15/09, tổng thống Mỹ khẳng định « không có bên nào có thể giành được thắng lợi quyết định tại Syria ».
Đối với phía Nga, mấu chốt của vấn đề là thái độ không rõ ràng của Mỹ đối với lực lượng Mặt Trận Al Norsa, thề trung thành với Al Qaida. Lực lượng này vừa tuyên bố tách khỏi Al Qaidavà đổi tên là Fatah Al Cham. Hôm thứ Hai, 03/10, bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết hạ thủ một lãnh đạo Mặt Trận Al Norsa cũ, như một dấu hiệu cho thấy thái độ dứt khoát của Washington. Hiện tại, Nga chưa có phản ứng.
Cùng với quyết định cắt đứt đối thoại, quan hệ Mỹ-Nga ngày càng trở nên căng thẳng, với việc Nga bãi bỏ thỏa thuận năm 2000 về ngừng tái sử dụng plutonium vì mục tiêu quân sự, hay quyết định sử dụng căn cứ không quân Hmeimim, Syria, « với thời gian không hạn chế ».
Aleppo : Sự tàn bạo của Nga
Về tình hình tại Aleppo, nơi chiến sự diễn ra hết sức dữ dội trong những tuần gần đây, báo Le Figaro cho biết, « để hạ được Aleppo, Nga sử dụng cùng một chiến thuật quân sự, hết sức tàn bạo, đã được dùng tại Tchetchenia ». Đủ loại bom đã được không quân Nga sử dụng để hậu thuẫn cho quân đội Damas, như bom chùm, bom phốt pho, bom mang theo vũ khí, bom khoan hầm…
Le Figaro dẫn lời nhà sử học Pháp Michel Goya, chiếm lại Aleppo là ưu tiên trong chiến lược quân sự của Matxcơva tại Syria. Và điều này đã hội đủ điều kiện « về mặt chính trị » khi tổng thống Nga và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận. Nga chấp thuận cho Thổ Nhĩ Kỳ lập vùng đệm tại phía bắc Syria, ngược lại Ankara đồng ý để Matxcơva tiến chiếm Aleppo, và hậu thuẫn cho Bachar al-Assad tiếp tục làm tổng thống. Vẫn theo nhà sử học Goya, cộng đồng quốc tế đã thất bại khi để Nga tham chiến tại Syria, « điều muốn làm đáng lẽ phải làm từ trước, giờ đã quá muộn ».
Cũng về Syria, báo La Croix thương xót « Cư dân phía đông Aleppo bị kẹt giữa hai chiếc bẫy ». Chiếc bẫy thứ nhất là các khu phố bị tấn công, nơi 250.000 cư dân, trong đó có 100.000 trẻ em vẫn đang bị bao vây. Tuy nhiên, một khi có được phép ra khỏi thành phố, họ cũng chưa biết đi về đâu. Thổ Nhĩ Kỳ là gần nhất, nhưng nước này đã quyết định đóng cửa biên giới, với một bức tường bê tông dài 200 km, cao ba mét, dày hai mét. Tường dự kiến sẽ kéo dài 900 km.
Con đường đến Liban vô cùng xa xôi, người tị nạn phải vượt qua rất nhiều khu vực thuộc quyền kiểm soát của các lực lượng đối địch. Liban cũng đã quá tải, bởi người tị nạn Syria chiếm ¼ dân số nước này. Đại diện của HRW tại Liban kêu gọi cộng đồng quốc tế tài trợ Liban, để quốc gia đang trong tình trạng hết sức khó khăn này có thể tiếp tục thực hiện được nghĩa vụ hỗ trợ các nạn nhân chiến tranh.
3.000 người cứu trợ nhân đạo đáng Nobel Hòa bình
Vẫn liên quan đến Syria, Les Echos dẫn ý kiến của nhật báo Ý Corriere Della Sera, đề nghị nên trao giải Nobel Hòa Bình cho 3.000 người thuộc lực lượng tình nguyện cứu hộ nhân đạo, làm việc không quản thân mình tại Syria. Mới đây truyền thông đặc biệt chú ý đến hình ảnh em bé Omran được một người tình nguyện « mũ trắng » cứu thoát khỏi đống đổ nát, do bom đạn.
Hồi tháng 9/2016, những người Mũ Trắng đã được trao giải Right Livelihood Award, được coi là tương đương với giải Nobel, do một nghị sĩ Thụy Điển lập ra cách nay 30 năm.

Hậu Brexit : Giải mã lập trường của Anh

Về thời sự châu Âu, báo chí Pháp tìm cách giải mã lập trường Brexit của nữ thủ tướng Anh Theresa May. Xã luận Le Monde, với tựa đề « Theresa May, hơi hướng của một quan điểm Brexit cứng rắn », nhận định, thông tin rõ ràng duy nhất mà thủ tướng Anh đưa ra trong phát biểu hôm 02/10 vừa qua là thời điểm khởi động thủ tục rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu, trước cuối tháng 3/2016. Tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn có lẽ là thủ tướng Anh muốn « ly dị » với châu Âu theo cách nào : chia tay hoàn toàn hay vẫn còn duy trì một quan hệ đặc biệt ?
Theo Le Monde, với quan điểm một nước Anh « Global Britain », thủ tướng May dường như đang ngả theo phe bảo thủ muốn cắt đứt hoàn toàn quan hệ với châu Âu, cụ thể là chia tay hoàn toàn với « thị trường châu Âu thống nhất ». Điều đó có nghĩa là các công dân châu Âu cũng không được phép đi lại tự do qua Anh như trước. Một vấn đề khác hiện còn để ngỏ là việc liệu Anh có rút khỏi liên minh thuế quan với Liên Hiệp Châu Âu hay không ?
Nếu Anh rời khỏi châu Âu hoàn toàn để trở thành một « Singapore tại eo biển Manche », thì vấn đề rất đơn giản. Quan hệ thương mại giữa các nước châu Âu và Anh sẽ phải tuân thủ các quy định của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Ngược lại, vấn đề trở nên phức tạp với châu Âu hơn nhiều, nếu Anh muốn duy trì một « chế độ đặc biệt », bởi giải pháp này để ngỏ cho khả năng một số thành viên khác của Liên Hiệp sẽ nối gót nước Anh.
Anh và Liên Hiệp Châu Âu có sáu tháng để chuẩn bị các đề nghị thương thuyết, trước khi thủ tục ly dị được khởi sự.

Pháp : Kế hoạch cứu Alstom bị lên án

Trở lại tình hình nước Pháp, vụ chính phủ Pháp thông báo một kế hoạch tài trợ quy mô nhỏ, để cứu cơ sở Belfort của công ty vận tải Alstom, bị rất nhiều chỉ trích. Chính phủ quyết định mua 15 tầu cao tốc TGV để sử dụng trên hai tuyến đường Bordeaux-Marseille và Montpellier-Perpignan, vốn không phải là đường cao tốc.
Tờ báo thiên hữu Le Figaro lên án với hàng tựa mỉa mai : « Alstom : chủ nghĩa cơ hội tranh cử tốc độ cao ». Còn Libération nhận xét : « Vụ Alstom là một ví dụ hoàn hảo cho thấy chính sách thay đổi như chóng chóng của chính quyền trong lĩnh vực công nghiệp trong thời gian gần đây ». Tờ báo thiên tả than thở, « Chính giới hoàn toàn không còn quan tâm đến công nghiệp, trừ khi sắp phải bước vào một cuộc bầu cử quan trọng, lúc đó thì ứng cử viên nào cũng sẽ đội lên đầu chiếc mũ công trường… Dần dần với thời gian, Nhà nước mất vai trò của nhà hoạch định chiến lược, mà chỉ còn làm công việc của lính cứu hỏa ».
Tuy nhiên, Libération cũng chú ý đến một tin lạc quan, đó là một báo cáo mới đây cho thấy số lượng cơ sở công nghiệp tại Pháp đã ổn định, sau thời kỳ 7 năm liên tục suy giảm mạnh. Tuy nhiên, khu vực này hiện vẫn còn chưa tạo được nhiều việc làm.

Pháp : Thực phẩm sạch phát triển mạnh

Trong lĩnh vực thực phẩm, Libération cho biết hàng Bio tức « thực phẩm sạch/tự nhiên » hay «đồ hữu cơ/organic » (tức sản phẩm của nông nghiệp không phân bón hóa học, thuốc trừ sâu) phát triển mạnh trong năm nay. Trong quý một 2016, thị trường nay tăng 20%. Dự kiến năm 2016, tổng doanh thu là 6,9 tỉ, tăng 1 tỉ so với cùng kỳ. Thực phẩm organic tăng mạnh tại Pháp là điều rất đáng chú ý, trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp nhìn chung gặp khó khăn.
Trong sáu tháng đầu tiên năm nay, mỗi ngày lại có thêm 21 nông trại thực phẩm tự nhiên mới ra đời, với tổng số hơn 31.000 nông trại tính đến tháng 6. Theo dự kiến của cơ quan Agence Bio, từ nay đến cuối năm, diện tích đất trồng thực phẩm organic sẽ vượt quá 1,5 triệu hecta, chiếm hơn 5,8% đất nông nghiệp Pháp.
Tăng trưởng của thực phẩm sạch đặc biệt mạnh trong ngành chăn nuôi bò sữa, lĩnh vực đặc biệt bị khủng hoảng giá sữa ảnh hưởng. Hiện tại ngành thực phẩm sạch sử dụng tổng cộng 100.000 lao động.
Theo thăm dò dư luận của Agence Bio CSA/2015, 78% người Pháp cho rằng nông nghiệp không thuốc trừ sâu, phân hóa học là « một giải pháp cho các vấn đề môi trường ». 63% ủng hộ việc sử dụng để « bảo vệ sức khỏe », và 56% cho rằng thực phẩm này « ngon hơn ».

Ra mắt tập 8 Harry Potter

Báo La Croix giới thiệu với thính giả cuốn truyện mới về Harry Potter, chín năm sau khi thiên tiểu thuyết dài tập kết thúc. Thiên truyện Harry Potter rất rất hấp dẫn giới trẻ, đặc biệt qua 7 tập phim, cho dù nhân vật cậu bé học làm phù thủy nay đã 37 tuổi. Hơn 450 triệu cuốn Harry Potter đã được bán trên thế giới. Tập 8 Harry Potter sẽ chính thức ra mắt độc giả Pháp đêm 13 qua ngày 14/10, vào đúng nửa đêm.

Tin đọc nhanh

Ngân hàng Thế giới - Dự báo tăng trưởng Việt Nam 6,4% năm 2016. Trong báo cáo Cập nhật Kinh tế Đông Á Thái Bình Dương, công bố ngày 05/010/2016, Ngân hàng Thế giới cho rằng viễn cảnh trung hạn kinh tế Việt Nam vẫn tích cực, nhưng cần phải thực hiện cải cách cơ cấu, thuế khoá, ngân hàng mạnh hơn để bảo đảm tăng trưởng.
AFP - Tổng thống Philippines lại thóa mạ đồng nhiệm Mỹ. Hôm qua, 04/10/2016, ngày bắt đầu cuộc tập trận chung giữa hai nước, ông Rodrigo Duterte nguyền rủa « Obama, hãy xuống địa ngục đi ! », tố cáo Mỹ « đạo đức giả », dọa cắt đứt liên minh với Mỹ để quay sang Nga hay Trung Quốc.
AP - Quyền lãnh đạo đảng Cứu Nguy Dân Tộc đối lập Cam Bốt được tự do. Ông Kem Sokha ngày 05/10/2016 đã rời khỏi trụ sơ đảng tại Phnom Penh, sau hơn 4 tháng trốn tại đây vị sợ bị bắt giữ. Trước đó, ông Kem Sokha bị kết án 6 tháng tù giam về tội kháng lại trát mời ra tòa làm chứng trong một vụ tai tiếng tình dục.
Jakarta Post - Indonesia tuyên bố cuộc tập trận ở Biển Đông là bình thường. Ngoại trưởng Indonesia Retno LP Marsudi, ngày 04/10/2016, nói rằng cuộc tập trận của không quân, bắt đầu từ ngày 06/10, diễn ra ở vùng biển Natuna, lãnh thổ Indonesia, chứ không phải ở Biển Đông.
Reuters - Thêm gần 5.000 thuyền nhân được cứu vớt ngoài khơi Libya, ngày 04/10/2016.Trong 48 tiếng đồng hồ, gần 11.000 thuyền nhân được cứu vớt, 50 người chết trong đó có 20 nạn nhân bị chết ngạt vì phải chen chúc trên một tàu cá, được cho là chở đến 1000 người.
( AFP ) - Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa một đài truyền hình thân Kurdistan. Ngày 04/10/2016, cảnh sát đã xông vào trụ sở của IMCTV và khiến đài phải ngưng phát sóng. Đài được thành lập năm 2011, đã bị tư pháp ra lệnh đóng cửa trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ đảo chánh hụt ngày 15/07.
AFP – Thỏa thuận hưu chiến Colombia –FARC có hiệu lực đến 31/10/2016. Trên truyền hình ngày 04/10/2016, tổng thống Juan Manuel Santos đã đưa ra thời hạn này, sau khi cử tri Colombia bác bỏ thỏa thuận hòa bình ký với Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia FARC.
AFP - Google trình làng điện thoại thông minh. Sản phẩm « phone by Google » mang tên Pixel và Pixel XL được giới thiêu tại San Francisco ngày 04/10/2016. Google có tham vọng cạnh tranh với dòng iPhone của hãng Apple.

Tin Thế giới – 05/10/2016

No sub-categories
Tin khắp nơi – 05/10/2016

Nobel Hóa học cho người sáng chế ‘cỗ máy nhỏ nhất thế giới’

Ban thẩm định giải Nobel hôm thứ Tư đã trao giải Nobel Hóa học cho ba nhà khoa học Jean-Pierre Sauvage, James Fraser Stoddart và Bernard Feringa về công trình phát triển máy phân tử của họ.
Những người được trao giải đã thiết kế và chế tạo được những máy phân tử mỏng hơn sợi tóc 1.000 lần và có những bộ phận di chuyển được khi năng lượng được thêm vào.
Những máy này, có những chuyển động có thể kiểm soát được và có thể được sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ ở quy mô nanomét, có thể dẫn tới thêm những phát triển khác trong lĩnh vực vật liệu mới và những hệ thống lưu trữ năng lượng.
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nói: “Động cơ phân tử này đang ở cùng giai đoạn như động cơ điện vào những năm 1830, khi những nhà khoa học chế ra tay quay và bánh răng, không biết rằng những thứ này sẽ dẫn tới tàu điện, máy giặt, quạt và máy xay thức ăn”.
Ông Sauvage là giáo sư danh dự tại Đại học Strasbourg ở Pháp. Ông bắt đầu công trình sáng chế máy phân tử vào năm 1983 khi ông liên kết thành công hai phân tử hình vòng bằng một liên kết cơ học. Việc này đánh dấu lần đầu tiên những nhà hóa học có thể thao tác một phân tử theo cách như vậy.
Ông Stoddart, giáo sư hóa học tại Đại học Northwestern ở Mỹ, tiếp tục phát triển dựa trên những phát hiện này vào năm 1991 khi ông sáng chế một cách để xâu vòng phân tử của ông Sauvage lên một trục phân tử và di chuyển được vòng này dọc theo trục.
Ông Feringa, giáo sư hóa học hữu cơ tại Đại học Groningen ở Hà Lan, chế tạo được một động cơ phân tử vào năm 1999 sử dụng một lưỡi quay vòng bằng phân tử để quay liên tục theo cùng một hướng.
Ba nhà khoa học này sẽ chia nhau giải thưởng trị giá 931.000 đôla cho công trình của họ.

Bộ trưởng Philippines:

Ông Duterte có thể đã ‘ngộ nhận’ về liên minh với Mỹ

Bộ trưởng quốc phòng Philippines hôm thứ Tư (5/10) tìm cách hàn gắn những rạn nứt trong liên minh quân sự giữa nước này với Mỹ. Ông nói Tổng thống Rodrigo Duterte, người hình như có ý định hủy bỏ những cuộc diễn tập quân sự chung với Mỹ, có thể đã được thông tin sai về giá trị của những hoạt động này.
Đề cập đến những phát biểu nặng lời hồi gần đây của ông Duterte tuyên bố rằng quân đội Philippines hưởng lợi rất ít từ những mối quan hệ an ninh với Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana cho biết lực lượng vũ trang của Philippines vẫn còn yếu và nước này hưởng lợi rất nhiều từ mối quan hệ với Mỹ.
“Đó là lý do tại sao tôi nói rằng tổng thống đã ngộ nhận, bởi vì tôi nghĩ rằng thông tin mà ông ấy nhận được là không đầy đủ”, ông Lorenzana phát biểu trước báo giới, một ngày sau khi khởi động vòng mới nhất của cuộc diễn tập quân sự PHIBLEX có sự tham gia của binh sĩ của cả hai nước.
Ông nói tiếp: “Có thể Bộ Quốc phòng và lực lượng vũ trang Philippines đã sơ suất trong việc cung cấp cho ông ấy những thông tin chính xác. Chúng tôi sẽ giải quyết chuyện này trong những ngày tới”.
Mỹ gần đây liên tục là mục tiêu của những phát biểu thù địch từ ông Duterte, sau khi ông này bày tỏ phẫn nộ vì Mỹ lên tiếng lo ngại về cuộc chiến chống ma túy của ông.
Hôm thứ Ba, ông Duterte nói Tổng thống Mỹ Barack Obama hãy “đi chỗ khác chơi” và tuyên bố rằng trong nhiệm kỳ của ông, một lúc nào đó ông sẽ “chia tay” với Washington. Philippines có một hiệp ước an ninh với Mỹ kể từ năm 1951.
Tuần trước, ông Duterte cũng gây xôn xao khi nói rằng cuộc diễn tập PHIBLEX sẽ là “cuộc diễn tập cuối cùng” và hôm Chủ nhật cho biết một Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường Mỹ-Philippines sẽ được duyệt lại.
Các quan chức Mỹ đã cố hạ giảm tầm quan trọng của những phát biểu của ông Duterte, thay vào đó tập trung vào liên minh kéo dài nhiều thập niên mà họ đã nỗ lực củng cố trong những năm gần đây để đáp lại những hành động của Trung Quốc nhằm thực thi tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông.
Tòa Bạch Ốc hôm thứ Ba cho biết Mỹ chưa nhận được bất kỳ thông báo chính thức nào từ chính phủ của ông Duterte về việc thay đổi mối quan hệ.

Cuộc đua tranh chức Tổng thư ký LHQ vào giai đoạn quyết định

Cuộc đua tranh chức Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc bước vào giai đoạn quyết định hôm thứ Tư, trong khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bước sang vòng biểu quyết tiếp theo.
Hội đồng gồm 15 thành viên này có nhiệm vụ giới thiệu một ứng cử viên để Đại hội đồng 193 thành viên chấp thuận.
Kể từ cuối tháng 7, Hội đồng đã tổ chức năm vòng biểu quyết không chính thức và bỏ phiếu ẩn danh để xem xét sự nhiệt tình của những thành viên về 10 ứng cử viên.
Trong tất cả năm vòng biểu quyết, cựu Thủ tướng Antonio Guterres của Bồ Đào Nha, 67 tuổi, từng giữ chức Trưởng Cao ủy về Người tị nạn của Liên Hiệp Quốc từ năm 2005 cho đến tháng 12 năm ngoái, đều dẫn đầu. Nhưng không chắc ông sẽ là người giành chiến thắng cuối cùng.
Trong một diễn biến có thể là sự thay đổi vào phút cuối, ứng cử viên Kristalina Georgieva của Bulgaria gia nhập cuộc đua hôm thứ Năm tuần trước.
Từ lâu đã có tin đồn rằng quan chức này của Ủy hội Liên minh Châu Âu sẽ gia nhập cuộc đua, nhưng bà đã vấp phải khó khăn vì chính phủ của bà đã cam kết ủng hộ Giám đốc UNESCO Irina Bokova, cũng là người Bulgaria.
Bà Bokova về thứ ba trong cuộc biểu quyết, nhưng tụt lại phía sau trong những vòng biểu quyết tiếp theo. Bulgaria cuối cùng rút lại sự ủng hộ đối với bà Bokova để hậu thuẫn bà Georgieva.
Một khi Hội đồng đạt đồng thuận về một tên cuối cùng, họ sẽ bỏ phiếu kín để chính thức hóa đề nghị của mình trong một nghị quyết sẽ được gửi đến Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc gồm 193 thành viên để chuẩn thuận lựa chọn của hội đồng.
Người chiến thắng sẽ kế nhiệm ông Ban Ki-moon vào ngày 1 tháng 1 năm 2017.

Ứng viên phó tổng thống Mỹ tranh luận

Cuộc tranh luận giữa ứng viên phó tổng thống Hoa Kỳ Tim Kaine và Mike Pence diễn ra tại Farmville, Virginia, đây cũng là cuộc tranh luận duy nhất của họ.
Ông Kaine là thượng nghị sĩ bang Virginia. Ông Pence là thống đốc bang Indiana.
11:36
Ghi nhận phản hồi sau cuộc tranh luận cho thấy ông Trump tỏ vẻ không hài lòng trước những đánh giá tích cực của Pence.
Đã có những lời chỉ trích rằng Thống đốc Indiana thành công trong việc thể hiện quan điểm riêng của ông, nhưng thất bại trong việc bảo vệ những tuyên bố và quan điểm của Trump.
11:36
Chris Cilizza của báo Washington Post bình luận rằng Elaine Quijano, người điều phối cuộc tranh luận của kênh CBS News, là kẻ thất bại không còn nghi ngờ gì nữa.
“Quijano đánh mất quyền kiểm soát cuộc tranh luận trong vài phút khi sự kiện vừa diễn ra và không giành lại được vị thế này. Cô chỉ dành cho Pence hoặc Kainera 20 hoặc 30 giây để đối đáp nhau mà không có lý do.”
“Cô ấy không thể ngăn Kaine hoặc Pence nói. Sau đó, thực tế là cô ấy dường như không theo được diễn biến cuộc tranh luận.”
“Kaine và Pence tranh cãi không dứt về việc khai thuế và Quijano, khi tạm ngăn được họ, chỉ nói điều gì đó đại loại như “Chúng ta hãy chuyển sang nói về Bắc Hàn.”
11:33
Anthony Zurcher, phóng viên khu vực Bắc Mỹ của BBC bình luận:
“Đó là một cuộc tranh luận mang tính ngẫu hứng, các chủ đề thay đổi xoành xoạch, giống như các vòng trong một game show. Tuy nhiên, cuối cùng, Mike Pence đã làm được những gì ông cần làm.
Mục tiêu của ông là trấn an những người đảng Cộng hòa đang hoảng loạn vì phần trình bày của Donald Trump tại cuộc tranh luận tuần trước và việc ông không khôn khéo trong những ngày sau đó.
Sự bình tĩnh và phong thái ổn định của Pence – vốn được rèn luyện qua nhiều năm làm người dẫn chương trình truyền hình – có vẻ tương phản hẳn với sự bốc đồng và nóng vội của Tim Kaine khi tấn công đối thủ.
Có thể nói Pence đã hoàn thành sứ mệnh bảo vệ ứng viên đảng Cộng hòa.
Nhiều lần, dĩ nhiên, có vẻ ông Pence đã nói về một Donald Trump dường như không có thật – là người chưa từng có một năm dài đầy những phát ngôn khiêu khích và những vị thế gây tranh cãi. Và ông Kaine đã nhanh chóng nhắc lại về điều đó.
Đêm 4/10, ông Pence đã tạo biến chuyển sau một tuần thảm hại và giúp ông Trump có cơ hội giành lại vị thế trong cuộc đua”.
10:56
Tranh luận về phá thai
Pence: “Ý tưởng một đứa trẻ gần như được sinh ra trong cuộc đời mà vẫn có thể bị tước đoạt sự sống là điều gây phẫn nộ cho tôi.”
Kaine nói: “Chúng tôi ủng hộ quyền hiến định của phụ nữ Hoa Kỳ tham khảo nhận thức riêng của họ.. để đưa ra quyết định riêng về việc có thai. Chúng tôi không nghĩ mọi phụ nữ đều đáng bị trừng phạt, như ông Donald Trump nói họ đáng bị vì đã chọn cách phá thai.”
Pence nói phụ nữ sẽ không bị trừng phạt vì phá thai nếu ông Trump là tổng thống, và Pence nói thêm rằng ông Trump đã lỡ lời khi nói vậy: “Ông ấy không phải chính khách hào nhoáng, như ông và bà Hillary Clinton.”
Pence từ lâu đã chống lại việc phá thai, và đã ký vào một trong những luật chống phá thai nghiêm khắc nhất của quốc gia này hồi đầu năm, theo đó việc phá thai vì giới tính của con hay tình trạng khuyết tật của thai nhi là bất hợp pháp.
Ông Kaine nói: “Tại sao ông không tin tưởng phụ nữ sẽ chọn lựa vì bản thân họ?”
10:48
Trước câu hỏi “Làm thế nào quý vị đem lại sự đoàn kết cho nước Mỹ?”, Kaine nói: “Sau ngày bầu cử, mục tiêu là hợp tác cùng nhau” và Hillary Clinton có kinh nghiệm kêu gọi mọi người thỏa hiệp và đồng lòng.
Pence nói: “Tôi nghĩ rằng cách tốt nhất mà chúng tôi có thể khiến người Mỹ xích lại gần nhau là thông qua sự thay đổi ở Washington DC… tiền năng là thay đổi thực sự hướng đi của nước Mỹ. Khi Donald Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ … Khi đó dân Mỹ sẽ tự hào và tự tin.”
Ông nói thêm rằng Trump có trí thông minh và năng lực kinh doanh để dẫn dắt “một nước Mỹ trở lại”.
10:32
Về nợ công
Ông Mike Pence nói chính quyền Obama đã gần như tăng gấp đôi nợ công và bang Indiana của ông đã cân bằng ngân sách.
Đó là một chút khác biệt, ông nói, hơn là khi ông Kaine là thống đốc bang Virginia, và mô tả ông là một người Đảng Dân chủ về thuế và quy định.
10:24
Ông Pence tuyên bố kinh tế Mỹ đang “thực sự gặp khó khăn” và bị hụt hơi bởi “các giao dịch thương mại khiến người lao động Mỹ có vị thế thứ yếu”.
Nhưng vị thống đốc là người ủng hộ mạnh mẽ tự do thương mại trong khi bạn đồng hành của ông có chính sách chống hiệp định thương mại và xem đó là nền tảng của chiến dịch tranh cử.
Là một thành viên của Quốc hội, Pence bỏ phiếu cho “mọi hiệp định thương mại tự do trước đây”, theo tờ Washington Post.
Ông ủng hộ hiệp định thương mại với Colombia, Nam Hàn, Panama, Peru, Oman, Chile và Singapore, trong giai đoạn 2001 – 2012. Ông cũng bỏ phiếu cho Hiệp định Thương mại Tự do Trung Mỹ.
Pence ủng hộ TPP, Hiệp định mà ông Trump lên án, năm 2014 và một lần nữa vào năm 2015, khi ông đã gửi thư cho phái đoàn nghị sĩ Indiana thúc giục họ ủng hộ hiệp định này.
10:21
Kaine ngắt lời ông Pence để nói: “Các ông thích Nga” sau khi ứng viên từ Đảng Cộng hòa bắt đầu mô tả cựu thù trong chiến tranh lạnh giờ đây có quan hệ “mới được tăng cường”.
“Hẳn là tôi vừa gây ra kích động,” ông Pence phản ứng, xoay qua vấn đề nền kinh tế Hoa Kỳ đang gặp khó khăn.
Pence đáp trả rằng liên minh Clinton- Kaine đã dẫn đầu một chiến dịch với “hàng loạt sự lạm dụng”. Ông nói Quỹ Clinton đã chấp nhận sự ủng hộ từ các chính phủ nước ngoài khi bà đang làm ngoại trưởng.
10:13
Ông Kaine dẫn lời sinh viên người da đen Barbara Johns, người đã dẫn đầu cuộc đình công tại trường học, dẫn đến phiên tòa về tình trạng phân biệt chủng tộc trong trường công. “Tôi tự hào vì đi bên cạnh một phụ nữ mạnh mẽ nữa có thể làm nên lịch sử.” Ông Kaine nói về bà Hillary Clinton đang cùng ông trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
Ông nói, bà Clinton từng nói với ông: “Ông đã từng là nhà truyền giáo, là một luật sư nhân quyền, là một thị trưởng, thống đốc bang và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, tôi nghĩ ông sẽ giúp tôi quản trị đất nước này – đó là điều tôi mang lại. Ý nghĩ ông Donald Trump trở thành tổng thống khiến chúng ta sợ chết kiếp.”
10:12
Một trong những khoảnh khắc gay cấn của buổi tranh luận, các ứng cử viên chất vấn quan điểm của nhau về mối quan hệ Mỹ – Nga và về ông Vladimir Putin, tranh luận về việc liệu ông Donald Trump có ủng hộ Tổng thống Nga.
10:08
Kaine mời một cặp đồng tính nữ ngồi trên hàng ghế khán giả, và chúng tôi dự đoán họ có thể được ông viện dẫn nhằm tấn công Pence, người cho rằng vấn đề LGBT cần được xem xét kỹ lưỡng.
10:06
Hai ứng viên đồng hành của bà Clinton và ông Trump tranh cãi trong phiên tranh luận dài 90 phút.
Thống đốc bang Indiana Pence đặt mục tiêu ổn định cho chiến dịch của Trump sau một tuần đầy biến động.
Donald Trump bắt đầu chiến dịch bằng cách tuyên bố rằng Mexico gửi những kẻ hiếp dâm qua biên giới.
Khi Kaine gợi lại chuyện này, Pence nói: “Ông cứ say sưa nhắc mãi chuyện Mexico”.

Mỹ muốn có thay đổi

nhưng không phải thay đổi chế độ tại Bắc Triều Tiên

Các thành viên của một lực lượng đặc nhiệm có trụ sở tại Mỹ đang kêu gọi Washington và các đồng minh thay đổi cách thức đối phó với đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên và nói rằng đây là lúc suy nghĩ lại vấn đề này.
Đô đốc Mỹ hồi hưu Mike Mullen, cựu chủ tịch Uỷ ban Tham mưu Hỗn hợp, cùng với Thượng nghị sĩ Sam Nunn, hiện là đồng chủ tịch của tổ chức Sáng kiến Đe dọa Hạt nhân, đã lãnh đạo một lực lượng đặc nhiệm mới đây gồm các chuyên gia an ninh vùng để phát triển một chiến lược mới có thể tạo sức mạnh mới cho tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Lực lượng đặc nhiệm được Hội đồng Quan hệ Đối ngoại tổ chức, đưa ra khuyến nghị đề nghị Bắc Triều Tiên những sáng kiến thực tế cho việc đồng ý ngưng các vụ thử nghiệm hạt nhân và phi đạn, trở lại bàn hội nghị quốc tế và tái xác nhận mục tiêu phi hạt nhân hóa được đồng ý trong thỏa thuận chung năm 2015 tại các cuộc thảo luận 6 bên giữa Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nga và Nhật Bản.
Những sáng kiến này bao gồm viện trợ thực phẩm sơ khởi và có thể giảm bớt những cuộc tập trận chung Hoa Kỳ, Hàn Quốc trong khi những cuộc thương thuyết đang tiến hành.
Từ lâu Bắc Triều Tiên đòi hỏi chấm dứt những cuộc tập trận chung mà nước này gọi là diễn tập để xâm lược.
Và để đổi lấy một thỏa thuận phá hủy vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên có thể kiểm chứng được, phúc trình của lực lượng đặc nhiệm khuyến nghị là Hoa Kỳ và các đồng minh đề nghị một hòa ước toàn diện chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên (và có thể chấm dứt sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Triều Tiên) cũng như bình thường hóa các quan hệ, dỡ bỏ tất cả các chế tài và hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tế.
Hiện có những quan điểm khác nhau trong lực lượng đặc nhiệm, bao gồm những người nghi ngờ về kết quả của cuộc đàm phán hòa bình với một chính phủ Bắc Triều Tiên đã không giữ lời hứa trong những thỏa thuận hạt nhân trước đây.
Thượng nghị sĩ Nunn nói thay đổi chế độ có thể xảy ra như hậu quả của những thay đổi bên trong chính phủ Kim Jong Un hay để đáp ứng với một cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên, nhưng không nên là mục tiêu của Hoa Kỳ và đồng minh.
Hoa Kỳ và các nước đồng minh tại Đông bắc Á đang tăng cường khả năng quân sự để phòng thủ và làm nản lòng những đe dọa hạt nhân ngày càng tăng của Bắc Triều Tiên.
Các nước này cũng kêu gọi gia tăng các chế tài và lên án chính phủ Kim Jong Un vì tiếp tục áp bức người dân Bắc Triều Tiên, đa số sống trong nghèo đói, nhưng không ủng hộ thay đổi chế độ.
Bắc Triều Tiên đã bất chấp những chế tài của Liên Hiệp Quốc áp đặt lên nước này vào tháng 3 năm nay bằng cách gia tăng các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phi đạn trong năm nay.
Các nhà phân tích quân sự nói trong năm nay Bắc Triều Tiên có thể sản xuất đủ chất liệu tại các cơ sở làm giàu chất uranium để chế tạo 20 bom hạt nhân và đến năm 2020, Bắc Triều Tiên có thể có khả năng đặt đầu đạn hạt nhân trên các phi đạn đạn đạo xuyên lục địa.

Bão Matthew biến miền nam Haiti

thành một vùng đất hoang tàn

Miền nam Haiti biến thành một vùng đất hoang tàn cô lập sau khi Bão Matthew quét qua đảo ngày hôm nay, phá hủy đường dây điện và điện thoại, và cuốn trôi một cây cầu duy nhất nối liền bán đảo với phần còn lại của nước này.
Thông tin liên lạc giữa thủ đô và 3 tỉnh bị cắt đứt hoàn toàn, khiến cho nhà chức trách và các nhân viên cứu hộ không thể biết được con số thương vong và những chi tiết thiệt hại.
Tuy nhiên phóng viên Jean-Hernst Eliscar của ban Creole Đài VOA cho biết nhiều ngôi nhà ở thành phố miền nam Les Cayes bị ngập nước và không có mái nhà.
Bão Matthew là một cơn bão lớn cấp 4 ngày hôm nay ập vào Haiti với sức gió mạnh 230km một giờ và gây nên mưa to.
Ít nhất có hai người chết được ghi nhận và cư dân tại quốc gia nghèo nhất Tây Bán cầu này không còn có thể chịu đựng những điều bất hạnh thêm nữa.
Có khoảng 102cm nước mưa đổ xuống tại một số khu vực trước khi bão chuyển sang nơi khác, làm tăng nguy cơ gây lũ lụt và đất chuồi chết người.
Nước uống sạch, nơi tạm trú an toàn và vệ sinh cũng là một thách thức lớn khi việc dọn dẹp bắt đầu.
Bão Matthew ập vào Haiti sau khi thổi qua nước Cộng hòa Dominican làm cho ít nhất 4 người thiệt mạng.
Trung tâm Bão Quốc gia tại Miami gọi bão Matthew là “cực kỳ nguy hiểm” và tiên đoán vẫn còn là “một cơn bão mạnh” ít nhất là qua ngày thứ Năm.
Cảnh báo bão đã được đưa ra tại miền đông Cuba và phần lớn Bahama.
Theo dõi bão đã sẵn sàng tại nhiều nơi ở Florida với cơn bão Matthew sẽ đổ bộ vào Bờ biển Miền Đông nước Mỹ vào cuối tuần.
Thống đốc Florida Rick Scott đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn tiểu bang, cảnh báo cư dân chuẩn bị đối phó với tình trạng tệ hại nhất.
Thống đốc Georgia Nathan Deal tuyên bố tình trạng khẩn cấp cho 13 quận dọc theo bờ biển và Thống đốc North Carolina Nikki Haley kêu gọi hơn 1 triệu cư dân sẵn sàng sơ tán.
Bão Matthew là cơn bão mạnh nhất tàn phá Đại Tây Dương và vùng biển Caribê kể từ khi Bão Felix ập vào vùng này trong năm 2007.

Nhà nước Hồi giáo dự trù phá hủy rộng khắp tại Mosul

Các giới chức người Kurd nói các phần tử hiếu chiến Nhà nước Hồi giáo đang có kế hoạch giết người hàng loạt và tàn phá thành phố lịch sử này của Iraq để đối phó với cuộc tấn công giải phóng Mosul.
Theo ông Saeed Mamuzini, một giới chức của Đảng Dân chủ Kurdistan, đảng cầm quyền vùng người Kurd tại Iraq thì các chiến binh Nhà nước Hồi giáo đã được chỉ thị phá hủy càng nhiều càng tốt nếu không giữ được thành phố chống lại những cuộc tấn công của quân đội Iraq và dân quân Peshmerga người Kurd.
Trong một cuộc phỏng vấn tại Irbil, thủ đô của Kurdistan Iraq, với đài truyền hình Rudaw, ông Mamuzini nói tổ chức khủng bố này đã chuẩn bị đối phó với cuộc tấn công được dự trù từ lâu vào Mosul, có thể bắt đầu trong tháng này.
Mosul là cứ địa chính yếu cuối cùng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tại Iraq.
Các lãnh tụ cao cấp Nhà nước Hồi giáo đã rời khỏi Mosul và tổ chức này đã chuyển khỏi thành phố các cổ vật, tiền bạc và những vật quý giá khác. Theo các giới chức Iraq và người Kurd, các chiến binh châu Âu và Trung Đông cũng rời khỏi thành phố, giao trách nhiệm phòng thủ cho một tập hợp cư dân địa phương, người Turkmen và người Chechchen.
Các giới chức Iraq ước lượng có khoảng 5.000 chiến binh Nhà nước Hồi giáo trong thành phố. Và họ đang ráo riết chuẩn bị bố phòng, bao gồm việc đào một hệ thống giao thông hào chằng chịt và một hào sâu chứa đầy dầu để sẵn sàng đốt cháy. Khói bốc lên sẽ làm cho các phi công khó tiến gần để không kích yễm trợ giúp quân đội Iraq tiến tới.
Ở phía nam Mosul, nơi các lực lượng Iraq tiến chậm để chiếm lại các làng mạc, các phần tử hiếu chiến đã đốt các giếng dầu, khói đen tạo thêm khung cảnh u ám đầy dẫy các ngôi nhà bị phá hủy, một số bị hủy diệt vì các cuộc không kích và pháo kích bằng súng cối và rốckết.
Thực phẩm và thuốc men khan hiếm và các giới chức người Kurd nói Nhà nước Hồi giáo trong tháng qua đã xử tử hơn 200 thanh niên vì từ chối không gia nhập Nhà nước Hồi giáo.
Phụ nữ và trẻ em trốn thoát khỏi thành phố xác nhận là các phần tử hiếu chiến Nhà nước Hồi giáo bắt buộc các thanh niên phải gia nhập hàng ngũ tổ chức này nếu không sẽ bị giết.
Ngày thứ Hai, Thống đốc Kirkuk, Najmadin Karim, nói với các phóng viên là Chính phủ Vùng Kurdistan và Baghdad đã xây dựng lại các mối quan hệ và băng giá giữa hai chính phủ đã tan biến nhờ vào chuyến viếng thăm mới đây của Tổng thống người Kurd Masoud Barzani.
Ngày hôm nay, Nhà nước Hồi giáo nhận trách nhiệm trong 3 vụ nổ tại thủ đô Baghdad làm 10 người thiệt mạng và 13 người khác bị thương.
Bạo động của Nhà nước Hồi giáo tại thủ đô Iraq đã gia tăng trong vài tháng qua và hôm Chủ nhật, một phúc trình của Liên Hiệp Quốc ước lượng là trong tháng 9 tại Baghdad có 289 thường dân thiệt mạng và 838 người khác bị thương chủ yếu là do những cuộc tấn công khủng bố.

Nato chặn máy bay Nga

Bốn nước châu Âu đưa chiến đấu cơ áp sát hai máy bay ném bom Blackjack của Nga trong lúc máy bay Nga bay từ Na Uy đến Tây Ban Nha.
Na Uy, Anh, Pháp và Tây Ban Nha đã đưa không quân áp sát trong lúc các máy bay TU-160 của Nga đi vào không phận từng nước.
Nó xảy ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng giữa phương Tây và Nga.
Tần suất máy bay chiến đấu của Nga bị Nato chặn đã gia tăng.
Vụ việc xảy ra hôm 22/9 nhưng chỉ mới được bộ quốc phòng Pháp công bố hôm thứ Ba trong một thông cáo.
Họ nói Na Uy phát hiện máy bay Nga ở phía bắc, và đã điều hai chiếc F-16 đi áp sát đến phía bắc Scotland.
Không quân Anh sau đó đưa máy bay Typhoon để đi theo trong lúc máy bay Nga bay về phía tây Shetland.
Anh nói máy bay Nga không đi vào không phận Anh.
Máy bay Nga sau đó đi qua phía tây Ireland, và gặp hai máy bay Rafale của Pháp.
Tây Ban Nha cũng đưa hai chiếc F-18 đi theo máy bay Nga ở phía bắc Bilbao.
Iceland sau đó thông báo với Nga rằng máy bay TU-160 đã bay quá gần máy bay dân sự trong cùng ngày.
Hồi tháng 11 năm ngoái, máy bay Typhoon của Anh được điều động để chặn hai chiếc Blackjack của Nga.
Quan hệ của Nga với phương Tây đã xấu đi từ sau khi Moscow sáp nhập Crimea từ Ukraine tháng Ba 2014.
Mới đây quan hệ càng tệ hơn khi Mỹ hủy bỏ hợp tác quân sự với Moscow vì vấn đề Syria.

Myanmar bỏ luật ‘bịt miệng đối lập’

Myanmar đã hủy bỏ đạo luật khẩn cấp từng được dùng để tống giam đối lập.
Luật Khẩn cấp có từ năm 1950 sau khi Myanmar giành độc lập từ Anh.
Nó cho phép giới chức tạm giam người không cần khởi tố, và bỏ tù vì nhiều vi phạm bị khép vào tội phản bội.
Việc đưa tin sai lệch có thể bị mức án bảy năm tù.
Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), đã nắm quyền đầu năm nay chấm dứt nhiều thập niên cai trị của quân đội, muốn loại bỏ luật này.
Nhưng nó cũng gặp phản đối của một số người trong quân đội.
Quân đội giữ 25% ghế bắt buộc trong quốc hội, và một số người cho rằng luật này vẫn cần thiết cho an ninh quốc gia.

Nga đưa tên lửa S-300 đến Syria

Nga xác nhận đã gửi hệ thống tên lửa S-300 đến căn cứ hải quân Nga ở cảng Tartus của Syria.
Người phát ngôn quốc phòng Igor Konashenkov nói mục đích của hệ thống này là bảo đảm an toàn phòng không cho căn cứ.
Đang có căng thẳng giữa Nga và phương Tây. Hôm thứ Hai, Mỹ tạm ngừng đàm phán với Nga về vấn đề Syria, cáo buộc Moscow vì “không tuân thủ” cam kết trong thỏa thuận ngừng bắn.
Aleppo, thành phố lớn nhất ở miền bắc Syria, chìm trong các cuộc đánh bom kể từ khi cuộc đình chiến kết thúc hai tuần trước.
Phân tích của phóng viên quốc phòng và ngoại giao BBC Jonathan Marcus
Việc điều hệ thống S-300 đất đối không (mà Nato gọi là SA-23) đến căn cứ hải quân Nga ở Tartus đánh dấu lần đầu tiên Nga đưa hệ thống này ra ngoài lãnh thổ.
S-300 rất di động. Radar, máy phóng và hệ thống chỉ huy của nó được tiến hành trên nhiều chiếc xe.
Việc điều động nó chứng tỏ Nga đang củng cố phòng không tại Syria. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho Washington rằng sẽ phải trả giá nếu Mỹ định can thiệp chống các hoạt động của Syria hay Nga.

Tổng thống Duterte lại xúc phạm Obama

Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể “xuống địa ngục” vì những lời chỉ trích của ông về cuộc chiến của Philippines chống ma túy, Tổng thống Rodrigo Duterte nói.
Với Liên minh châu Âu – vốn cũng chỉ trích Philippines – ông Duterrte nói họ hãy “tốt hơn hết là chọn ăn năn hối lỗi, địa ngục đang đầy rồi.”
Những nhận xét này được đưa ra khi Hoa Kỳ và Philippines bắt đầu tập trận quân sự chung. Hoa Kỳ nói có “liên minh mạnh mẽ” với Philippines.
Cuộc chiến chống ma túy của ông Duterte đã gây ra hàng ngàn vụ giết người ngoài vòng pháp luật.
Trong một bài phát biểu trước các quan chức địa phương và lãnh đạo doanh nghiệp, ông Duterte nói rằng ông thất vọng với Hoa Kỳ vì đã chỉ trích chiến thuật của Philippines trong cuộc chiến chống buôn bán ma túy. Ông cũng mô tả chính phủ tại Washington là một đồng minh không đáng tin cậy.
“Thay vì giúp chúng tôi thì bộ ngoại giao lại chỉ trích. Vì vậy ông ta có thể xuống địa ngục, ông Obama, ông có thể xuống địa ngục.”
Hôm thứ Ba, ông Duterte cảnh báo: “Cuối cùng thì trong thời của tôi, tôi có thể sẽ chia tay với Mỹ, tôi thà đi tới Nga và Trung Quốc.”
Ông Duterte cũng tiết lộ rằng Hoa Kỳ đã từ chối bán vũ khí cho chính phủ Manila, nhưng nói thêm rằng ông sẽ có thể mua chúng ở những nơi khác.
“Nếu quý vị không muốn bán vũ khí, tôi sẽ tới Nga. Tôi gửi các tướng sang Nga và Nga nói:” Đừng lo, chúng tôi có tất cả mọi thứ ông cần, chúng tôi sẽ cung cấp chúng cho ông.
“Và với Trung Quốc, họ nói:”Chỉ cần đi qua và ký và tất cả mọi thứ sẽ được giao hàng”,” Tổng thống Duterte nói.
Trước những tuyên bố đó của ông Duterte, phát ngôn viên Nhà Trắng, ông Josh Earnest, nói: “Đây là một liên minh mạnh và có lợi cho cả hai nước chúng tôi. Các tuyến thông tin liên lạc ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Philippines vẫn mở.
“Ngay cả khi chúng tôi bảo vệ liên minh mạnh mẽ này, chính quyền và nước Mỹ sẽ không ngần ngại nêu ra các quan ngại của chúng tôi về những vụ giết người ngoài vòng pháp luật.
“Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ thông tin liên lạc chính thức nào qua các kênh từ chính phủ Philippines về những thay đổi đáng kể trong mối quan hệ song phương của chúng tôi.”
Philippines, từng là một thuộc địa của Mỹ, là nước có một mối quan hệ quốc phòng lâu dài với Washington.
Tuy nhiên, ông Duterte cho biết hồi tuần trước rằng đây là những cuộc tập trận quân sự chung cuối cùng trong thời gian ông tại nhiệm, mặc dù sau đó Bộ trưởng Quốc phòng của ông cho biết chưa có mệnh lệnh chính thức nào về việc đó.
Ông cũng cho biết ông sẽ xem xét một hiệp ước quốc phòng đã ký hai năm trước với Mỹ mà theo đó Hoa Kỳ sẽ gửi thêm quân tới Philippines.
Hiệp ước được coi là quan trọng đối với Hoa Kỳ để chống lại các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Cuộc diễn tập quân sự chung kéo dài tám ngày với sự tham gia của 1.100 binh lính Mỹ và 400 nhân viên quân sự Philippines diễn ra trên đảo Luzon ở phía bắc Philippines.
Các cuộc tập trận này là nhằm mục đích nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu để đối phó với các cuộc khủng hoảng và thắt chặt hơn mối quan hệ lịch sử giữa hai nước, quân đội Mỹ cho biết.
Quan hệ hai nước căng thẳng hồi tháng trước khi Hoa Kỳ hủy bỏ một cuộc họp song phương sau khi ông Duterte có lời nói xúc phạm khi nói tới Tổng thống Mỹ.

Colombia :

Thỏa thuận đình chiến với FARC có hiệu lực đến 31/10

Trong một buổi trả lời truyền hình tối 04/10/2016, tổng thống Colombia Juan Manuel Santos tuyên bố thỏa thuận đình chiến với Lực lượng vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) sẽ có hiệu lực đến hết ngày 31/10 với hy vọng tìm được một giải pháp mới với quân du kích.
Theo hãng tin AFP, ngày 05/10, tổng thống Santos sẽ lần lượt họp kín và riêng rẽ với hai người tiền nhiệm Alvaro Uribe và Andres Pastrana, những người đứng đầu làn sóng phản đối thỏa thuận hòa bình với FARC qua cuộc trưng cầu dân ý Chủ nhật 02/10. Theo trang Twitter của người đứng đầu chính phủ, mục đích của các cuộc họp này là nhằm « trao đổi trên tinh thần xây dựng có lợi cho nền hòa bình ».
Từng nhiều lần mời ông Uribe tham gia đàm phán hòa bình, tổng thống Santos cho biết không hiểu tại sao những người tiền nhiệm – cho đến này vẫn là các đối thủ chính trị – lại hợp sức với nhau để phản đối thỏa thuận với quân du kích FARC.
Sau thất bại tại cuộc trưng cầu dân ý, tổng thống Colombia tuyên bố sẵn sàng tiến hành các cuộc đàm phán mới với quân du kích « để đạt được một bản thỏa thuận và thực hiện được giấc mơ toàn nước Colombia chấm dứt chiến tranh ».
Từ khi thỏa thuận đình chiến song phương có hiệu lực ngày 29/08 đã không xảy ra bất kỳ xung đột nào. Tuy nhiên, bản thỏa thuận hòa bình dài 297 trang được tổng thống Santos và chỉ huy quân du kích FARC long trọng ký kết ngày 26/09 tại Carthagena lại không được người dân Colombia thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý. Dù không mang tính bắt buộc nhưng vẫn được tổng thống Santos tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để thỏa thuận « có tính hợp pháp toàn diện ».
Ngay hôm sau, 03/10, thủ lĩnh quân du kích Timoleon Jiménez tuyên bố sẵn sàng sửa đổi thỏa thuận bị người dân bác bỏ và cam kết là quân du kích sẽ « trung thành với những điều khoản trong thỏa thuận » và duy trì « thỏa thuận ngừng bắn song phương để xoa dịu các nạn nhân của cuộc xung đột và tôn trọng thỏa thuận với chính phủ ».

Tiến bộ tên lửa Bắc Triều Tiên

đẩy Nhật Bản vào hiểm cảnh

Thành công trong các đợt bắn thử tên lửa đã giúp Bắc Triều Tiên vươn lên dẫn đầu trong cuộc chạy đua vũ khí dài hai thập niên với Nhật Bản, và đặt Nhật trong thế yếu. Lý do là Tokyo không chắc là có thể đối phó với một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên mà không có sự hỗ trợ của Mỹ. Đây là nhận định của giới quan sát viên quân sự được hãng tin Anh Reuters ngày 04/10/2016 trích dẫn..
Dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Un, Bắc Triều Tiên đã cho bắn thử 21 hỏa tiễn từ đầu năm đến nay, một sự bùng nổ chưa từng thấy khiến các láng giềng và cộng đồng quốc tế quan ngại. Một viên chỉ huy quân sự Nhật giải thích : « Tiến bộ của họ nhanh hơn là những gì dự kiến », trong lúc « hệ thống chống tên lửa của Nhật hiện nay đang gặp hạn chế trong hoạt động ».
Các kế hoạch nâng cấp hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo Nhật Bản chỉ bắt đầu sớm nhất là vào tháng Tư năm 2017, trong lúc việc triển khai hệ thống mới có chức năng phá hủy các đầu đạn bắn vào thì phải mất hàng năm trời mới hoàn tất.
Do phải tuân theo lịch trình sản xuất, và bị ngân sách eo hẹp, Nhật Bản có thể tìm cách dựa nhiều hơn vào đồng minh Hoa Kỳ để đối phó với các cuộc tấn công. Một nguồn tin khác từ quân đội Nhật cho rằng « Giải pháp duy nhất hiện nay có lẽ là dựa vào Mỹ để ngăn chận » tên lửa Bắc Triều Tiên.
Hiểm họa đến từ hỏa tiễn Musudan của Bắc Triều Tiên
Tokyo và Bình Nhưỡng đã lao vào cuộc chạy đua vũ trang từ năm 1998, khi Bắc Triều Tiên bắn một hỏa tiễn bay ngang qua bầu trời Nhật Bản.
Vào tháng Sáu, một hỏa tiễn tầm trung Musudan của Bắc Triều Tiên đã đạt đến độ cao 1000 km trên một đạn đạo hình vòng cung, đánh dấu một bước tiến có thể cho phép đầu đạn của Bắc Triều Tiên vượt qua đầu hàng tên lửa phòng ngự bắn đi từ các khu trục hạm BMD Aegis của Nhật tuần tra ở Biển Nhật Bản.
Trong bối cảnh đó, tuyến phòng thủ cuối cùng của Nhật Bản là giàn hỏa tiễn cũ hơn PAC – 3 Patriot, đang bảo vệ các thành phố lớn trong đó có Tokyo. Một chương trình nâng cấp hỏa tiễn này trị giá 1 tỷ đô la sẽ bắt đầu thực hiện sau tháng Ba, nhưng, theo nhiều nguồn tin, kết quả sẽ không có trước Thế vận hội Tokyo 2020.
Đầu đạn gắn trên các hỏa tiễn như Rodong của Bắc Triều Tiên, với tâm bắn 1.300 km, được bắn đi với tốc độ đến 3km/giây. Nhưng tên lửa Musudan có thể đi xa 3.000 km, và từ trên không trung lao xuống với tốc độ 21 km/giây. Tốc độ này quá nhanh so với giàn Patriot hiện có.
Bộ Quốc Phòng Nhật cho biết cũng có kế hoạch nâng cấp khả năng của tên lửa hỏa tiễn SM-3 trên hạm đội khu trục hạm Aegis nhỏ bé mình. Hỏa tiễn SM-3 là nhằm phá hủy các đầu đạn ở rìa không gian, nhưng Nhật không chắc có thể phá được Musudan.
Một thế hệ tên lửa SM-3 mới và mạnh hơn, do Nhật và Mỹ hợp tác phát triển, gần như sắp hoàn tất và Tokyo dự định mua những hỏa tiễn đầu tiên SM-3 mới này vào năm tới. Thế nhưng số lượng mua là bao nhiêu, và thời điểm triển khai loại vũ khí mới này chưa được tiết lộ.
Về lâu về dài, Nhật đang xem xét khả năng hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD Lockheed Martin, thiết lập thêm một tuyến phòng ngự dùng khu trục hạm BMB Aegis, hoặc là đặt hệ thống Aegis trên bờ để tăng cường sức phong thủ.
Nhưng vấn đề là sẽ mất nhiều năm, vì cần có thời gian nghiên cứu công nghệ, bảo đảm ngân sách thực hiện, cũng như thiết kế và tích hợp các công cụ mới này vào hệ thống.
Trợ giúp của Mỹ
Trong lúc Nhật vật vã tìm cách tăng cường hệ thống phòng thủ, thì Hoa Kỳ tiến thêm một bước trợ giúp người láng giềng Hàn Quốc, cam kết vào tuần qua đẩy nhanh việc triển khai hỏa tiễn THAAD
Cuối tháng 8, bộ trưởng Quốc Phòng Hà Quốc Han Min-Koo, công nhận: “Chúng tôi vẫn nghĩ là vấn đề cần thời gian, nhưng bây giờ thì dù có nói gì chăng nữa, thì miền Bắc đã hành động với một tốc độ ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi”.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Gary Ross nói rằng Hoa Kỳ gần đây đã tái khẳng định quyết tâm “kiên định” là bảo vệ cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản, với tất cả khả năng của Hoa Kỳ từ vũ khí công ước đến hạt nhân, hỏa tiễn phòng thủ.
Trả lời thư điện tử, ông Ross cho rằng : “Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ nỗ lực của Hàn Quốc và Nhật nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của họ trước mối đe dọa hạt nhân và tên lửa Bắc Triều Tiên.”
Theo Reuters, trước mắt lực lượng của Nhật khá khiêm tốn: Tokyo có 4 khu trực hạm trang bị hệ thống Aegis, mỗi chiếc có 8 hỏa tiễn SM-3. Nhưng hai chiếc đang trong tình trạng tu sửa, chỉ còn hai chiếc để theo dõi hỏa tiễn Bắc Triều Tiên.
Một viên chức quân đội nêu mối lo ngại là “đe dọa tăng cao vào lúc mà Nhật Bản lâm vào cảnh thiếu tàu Aegis” cho nên hợp tác với tàu của Mỹ triển khai ở Nhật Bản sẽ trở nên then chốt.
Nhật đã lên kế hoạch là cho đến tháng 3/2019, đội tàu Aegis sẽ lên thành 8 chiếc, nhưng với việc huấn luyện và tu sửa thì trong thực tế, sẽ chỉ có hai chiếc có khả năng hoạt động, tuần tra bình thường.
Lực lượng tăng cường của Mỹ hiện đang di chuyển qua vùng Châu Á này. Trong kế hoạch tăng cường sự hiện diện, nêu lên trước đợt thử tên lửa gần đây nhất của Bắc Triều Tiên, Hải quân Mỹ đã gia tăng lượng tàu trang bị hệ thống BMD Aegis, từ 7 chiếc tuần tra trong vùng từ hai năm qua, lên 10 chiếc.
Nhưng tất cả điều này có đủ để đối phó với những tiến bộ của Bắc Triều Tiên sắp tới hay không, thì cần phải chờ xem.

Pháp tìm giải pháp ngoại giao cho Syria với Nga và Mỹ

Tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc, ngày 04/10/2016, Pháp và Tây Ban Nha tiếp tục mọi nỗ lực ngoại giao để các nước thành viên thông qua một nghị quyết kêu gọi đình chiến tại thành phố Aleppo, Syria. Paris tìm cách duy trì đối thoại giữa Hoa Kỳ và Nga trong khi quan hệ giữa hai cường quốc này chưa bao giờ căng thẳng đến như vậy kể từ thời chiến tranh lạnh và cuộc khủng hoảng Cuba.
Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau tường trình :
« Ông Vitaly Churkin, đại sứ của Nga và bà Samantha Power, đại sứ của Mỹ, tránh mặt nhau một cách rất ngoại giao từ khi các cuộc đàm phán để khởi động lại thỏa thuận đình chiến tại Syria gặp thất bại. Mối quan hệ giữa hai nước trở nên nguội lạnh. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chính thức khẳng định điều này vào thứ Hai vừa qua (03/10) khi thông báo Washington ngừng mọi cuộc đàm phán với Matxcơva về Syria sau khi mất nhiều tháng đàm phán hưu chiến mà không đạt được kết quả trên thực địa.
Nhà Trắng thông báo đang nghiên cứu « những khả năng mới » nhưng do không có phương án B nên Pháp tìm cách đóng vai trò trung gian tại Liên Hiệp Quốc với một nghị quyết có rất ít cơ hội được thông qua, nếu như không muốn nói là « không thể được ». 
Paris hy vọng, thông qua văn kiện này, sẽ đạt được lệnh ngừng bắn và cấm chiến đấu cơ bay trên vùng trời Aleppo để hàng cứu trợ có thể đến được các vùng bị nạn. Tuy nhiên, Nga đòi có thời gian để nghiên cứu đề xuất của Pháp còn Mỹ thì tỏ thái độ ngập ngừng vì cho rằng trong đề xuất này có thỏa thuận ngày 09/09 vừa qua mà họ cho là đã vô hiệu.
Pháp hiểu rằng Nga muốn có thời gian và chiếm được Aleppo. Nhưng trước thái độ thiếu hành động của Mỹ và chiến lược đi đến cùng của Nga, Paris tìm giải pháp thứ ba để hạ nhiệt… một giải pháp dường như không có lối thoát ».

Quan chức sứ quán Bắc Triều Tiên ở Bắc Kinh đào thoát

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc hôm nay 05/10/2016 loan tin một quan chức cao cấp của đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Bắc Kinh đã đào thoát, trong khi một nguồn tin khác thì khẳng định hai nhân viên của đại sứ quán này đã xin tị nạn trong đại sứ quán Nhật ở thủ đô Trung Quốc.
Trích dẫn một nguồn tin « nắm rất rành » về nội tình chế độ Bình Nhưỡng, hãng tin Yonhap cho biết là quan chức cao cấp Bắc Triều Tiên nói trên đã biến mất cùng gia đình vào cuối tháng 9. Đây là nhân vật đặc trách cung cấp các thiết bị y tế, thuốc men cho một bệnh viện ở Bình Nhưỡng chuyên chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và gia đình. Nhưng bộ Thống nhất của Hàn Quốc cho biết họ không thể xác nhận tin này.
Trong khi đó nhật báo JoongAng Ilbo thì loan tin là hai quan chức của đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Bắc Kinh đã xin tị nạn trong đại sứ quán Nhật ở thủ đô Trung Quốc. Nhưng phát ngôn viên chính phủ Nhật hôm qua đã bác bỏ bỏ thông tin này.
Trong thời gian gần đây, hàng loạt quan chức cao cấp Bắc Triều Tiên đã đào thoát, trong đó có cả tham tán công sứ đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Luân Đôn đã chạy sang tị nạn ở Hàn Quốc. Một số nhà quan sát nhận định rằng những vụ đào thoát này là dấu hiệu cho thấy chế độ Kim Jong Un ngày càng mất ổn định.
Powered by Blogger.