Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Trung Quốc đối mặt áp lực chưa từng có từ G7 - VNExpress

Tuesday, June 15, 2021 // ,

 

  • Thế giới
  • Phân tích
  • Thứ tư, 16/6/2021, 07:24 (GMT+7)


    G7 đang thống nhất hơn bao giờ hết trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc và điều này tạo ra không ít áp lực lên Bắc Kinh.

    G7 mới đây đã thể hiện lập trường mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ trước Trung Quốc về hàng loạt vấn đề, từ nhân quyền đến thương mại. Tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm diễn ra ở Anh cuối tuần qua, lãnh đạo các nước G7 đã cho thấy tinh thần nhất quán trong nỗ lực gây sức ép lên Bắc Kinh. Điều này được thể hiện rõ nét hơn cả qua tuyên bố chung ngày 13/6 với ngôn từ khá quyết liệt, giới phân tích đánh giá.

    Dù thừa nhận về khả năng hợp tác với Trung Quốc trong một số lĩnh vực như biến đổi khí hậu, tuyên bố chung của G7 lại nêu lên nhiều vấn đề mà Bắc Kinh coi là nhạy cảm như Tân Cương, Hong Kong, Đài Loan. Nhóm đồng thời kêu gọi tiến hành điều tra về nguồn gốc Covid-19 trong bối cảnh giả thuyết nCoV bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Trung Quốc đang được quan tâm trở lại.

    Không phải tất cả lãnh đạo G7 đều có lập trường cứng rắn như Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đang nỗ lực tái khẳng định vị thế của Mỹ trên trường quốc tế trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng sự đồng thuận chưa từng có giữa họ về vấn đề Trung Quốc đang khiến Bắc Kinh không khỏi cảm thấy lo lắng.

    Các lãnh đạo G7 và Liên minh châu Âu chụp ảnh chung tại Vịnh Carbis, Cornwall, Anh, ngày 11/6. Ảnh: AFP.

    Các lãnh đạo G7 và Liên minh châu Âu chụp ảnh chung tại Vịnh Carbis, Cornwall, Anh, ngày 11/6. Ảnh: AFP.

    Nó có thể khiến Trung Quốc gặp nhiều thách thức hơn trong việc "chen ngang" mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu, khi Bắc Kinh đang đối diện mối hoài nghi ngày càng lớn từ phương Tây.

    Li Mingjiang, phó giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, nhận định G7 ngày càng thống nhất hơn trước vấn đề Trung Quốc và dành nhiều nỗ lực hơn nhằm cạnh tranh với Bắc Kinh trong các lĩnh vực như cung cấp vaccine, phát triển cơ sở hạ tầng, thương mại và công nghệ.

    "Đây là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử G7, tuyên bố chung này thể hiện một mặt trận thống nhất mà bạn chưa bao giờ nhìn thấy trước đây", ông nói.

    Li lưu ý thêm rằng nó còn cho thấy những rạn nứt trong chiến lược của Trung Quốc khi tìm cách dùng sức mạnh kinh tế để khoét sâu chia rẽ giữa Mỹ và các đồng minh. Trung Quốc từng ký một thỏa thuận đầu tư lớn với Liên minh châu Âu, nhưng nó đã bị đóng băng gần đây sau các động thái cứng rắn của Bắc Kinh.

    "Có lẽ đã đến lúc Bắc Kinh nên thận trọng hơn một chút với tính toán rằng sức mạnh kinh tế của họ có thể ngăn chặn tâm lý bài Trung Quốc gia tăng trong các nước phương Tây này", ông nói, đề cập đến G7.

    Trong hội nghị thượng đỉnh ở Cornwall, các nước G7 cũng công bố sáng kiến phát triển mang tên "Xây dựng lại Thế giới Tốt đẹp hơn" nhằm đối chọi với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Tuy nhiên, nội dung chi tiết về sáng kiến cơ sở hạ tầng của G7 chưa được hé lộ.

    G7 còn cam kết hỗ trợ một tỷ liều vaccine Covid-19 cho các quốc gia đang phát triển giữa lúc Bắc Kinh đang thúc đẩy chiến lược ngoại giao vaccine của riêng mình.

    Đáp lại, đại sứ quán Trung Quốc tại Anh ngày 14/6 ra tuyên bố nói rằng các lãnh đạo G7 đã "vu khống Trung Quốc" và đang tạo ra đối đầu, chia rẽ thay vì hợp tác.

    Nhưng ngay cả khi thống nhất về một số vấn đề liên quan đến Trung Quốc, mức độ chia rẽ trong nội bộ G7 vẫn khá rõ ràng. Tuyên bố không mạnh mẽ như Mỹ kỳ vọng khi EU, Đức và Italy được cho là không muốn lên án Trung Quốc về cáo buộc lao động cưỡng bức ở Tân Cương, còn Canada, Pháp và Nhật Bản lại có vẻ ngả nhiều hơn về phía quan điểm của Mỹ.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson không trực tiếp đề cập đến Trung Quốc trong phát biểu sau hội nghị và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sau đó nói rằng G7 không phải một "câu lạc bộ" thù địch với Trung Quốc.

    Dù có sự khác nhau về mức độ, theo Emilian Kavalski, giáo sư về quan hệ Trung Quốc - châu Âu tại Đại học Nottingham Ninh Ba, việc Trung Quốc là vấn đề duy nhất mà các lãnh đạo G7 dường như có thể đồng thuận nên khiến Bắc Kinh cảm thấy lo lắng. "G7 muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc", ông nhấn mạnh.

    Đồng quan điểm, Tang Xiaoyang, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Thanh Hoa, nhận định việc Mỹ tiếp tục phối hợp với các đồng minh nhằm kiềm chế Trung Quốc chắc chắn sẽ gây áp lực lớn lên Bắc Kinh.

    "Rõ ràng Biden muốn củng cố liên minh xuyên Đại Tây Dương nhằm chống Trung Quốc và Nga khi ông chọn gặp các đồng minh châu Âu trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình", Tang nói. "Nhiều cuộc thảo luận chính sách của họ không thể xa rời chủ đề Trung Quốc và tất cả đều là một phần trong nỗ lực tập hợp đồng minh nhằm kìm hãm Trung Quốc".

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong một sự kiện bên lề hội nghị G7. Ảnh: AFP.

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong một sự kiện bên lề hội nghị G7. Ảnh: AFP.

    Dù vậy, theo các nhà phân tích, hội nghị thượng đỉnh G7 vẫn đưa ra được một tầm nhìn tích cực về hợp tác với Bắc Kinh trong lĩnh vực y tế toàn cầu và cơ sở hạ tầng.

    Chin-Hao Huang, phó giáo sư về chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Đại học Yale-NUS, Singapore, cho rằng "cạnh tranh lành mạnh" là điều tốt đối với cộng đồng quốc tế và cả Bắc Kinh lẫn Washington đều cần phải điều chỉnh lại để đáp ứng những thách thức toàn cầu.

    Theo ông, kết quả mà hội nghị thượng đỉnh đạt được phản ánh rõ nét nỗ lực của Mỹ trong việc thúc đẩy G7 thể hiện lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc. Nó đồng thời cho thấy những khó khăn ngày càng tăng của Bắc Kinh trước áp lực quốc tế trong những vấn đề như Tân Cương, Hong Kong hay Đài Loan.

    "Những vấn đề Trung Quốc coi là công việc nội bộ thực tế rất khó tránh tác động từ quốc tế", Huang đánh giá. "Khi bạn trở nên có ảnh hưởng hơn trên trường quốc tế, đây không còn là vấn đề của riêng Trung Quốc nữa mà là những vấn đề được toàn cầu quan tâm".

    Vũ Hoàng (Theo SCMP)

     

    NATO vạch "lằn ranh đỏ" với Nga và siết chặt hàng ngũ chống Trung Quốc

    RFI

    Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg trong cuộc họp báo nhân thượng đỉnh NATO tại Bruxelles, Bỉ, ngày 14/06/2021.
    Tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg trong cuộc họp báo nhân thượng đỉnh NATO tại Bruxelles, Bỉ, ngày 14/06/2021. AP - Olivier Hoslet

    Lo ngại về thách thức do Nga và Trung Quốc đặt ra, tại thượng đỉnh hôm qua 14/06/2021 ở Bruxelles, Bỉ, Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương NATO đã nêu ra các giới hạn mà Nga không nên vượt qua, và siết chặt hàng ngũ, lập mặt trận chung để đối phó với Bắc Kinh.

    Trong cuộc họp báo vào hôm qua, tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu : « Nga và Trung Quốc tìm cách chia rẽ chúng ta, nhưng liên minh của chúng ta vững chắc. NATO đoàn kết và nước Mỹ đang trở lại ». AFP cho biết văn bản tuyên bố chung của NATO dài 45 trang, gồm 79 điểm, nhấn mạnh vào những mối lo ngại của Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương : Nga, Trung Quốc, các mối đe dọa mới trong không gian và cả trên không gian mạng internet, nạn khủng bố cũng như sự vươn lên của các chế độ toàn trị.

    Theo ghi nhận của thông tín viên Pierre Benazet, tại Bruxelles, các thành viên NATO đều rất hài lòng với « sự trở lại hàng ngũ » của một vị nguyên thủ Mỹ mà NATO có thể tin cậy và cũng chính vì thế các thành viên Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương muốn làm ông tổng thống Mỹ Biden hài lòng, nhất là liên quan đến Trung Quốc :

    « Nước Mỹ đã trở lại, ngoại giao đã trở lại. Khẩu hiệu của tổng thống Mỹ Joe Biden thể hiện chính xác điều mà 29 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ các nước thành viên còn lại của NATO muốn nghe. Các nhà lãnh đạo này đã tập trung vào việc đưa ra các cam kết với tổng thống Mỹ, và trong tuyên bố chung, các nước đã đưa thêm Trung Quốc và Nga vào danh sách đối thủ của NATO. Bất chấp những tác động kinh tế đối với Pháp và đặc biệt là đối với Đức, nước đã đầu tư mạnh vào Trung Quốc, các quốc gia đồng minh đã lựa chọn, đánh giá thái độ và chính sách quốc tế của Trung Quốc là "những thách thức mang tính hệ thống" đối với NATO.

    Ngay cả khi địa bàn hoạt động của Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương trải từ Bosnia đến tận Afghanistan, quốc gia có biên giới với Trung Quốc, thì theo tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg, điều đó không có nghĩa là NATO mở rộng địa bàn hoạt động. Bằng cách này, tổng thư ký Jens Stoltenberg đã đáp lại thái độ hoài nghi của tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Đối với tổng thư ký NATO, Trung Quốc đe dọa các lợi ích của các thành viên NATO ngay trên lãnh thổ của các nước này, chẳng hạn về kinh tế hoặc thông qua các cuộc tấn công mạng. Và chính trên lãnh thổ tiêng của từng nước, 30 quốc gia thành viên NATO phải đối đầu với Trung Quốc.

    Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những hướng chính của thượng đỉnh lần này. Hội nghị đã tái khởi động một khái niệm chiến lược mới để đối phó với những thách thức trong tương lai, như vấn đề khí hậu, không gian, không gian mạng … có rất nhiều ưu tiên cho hội nghị thượng đỉnh tái ngộ xuyên Đại Tây Dương lần này »  

    Bắc Kinh nói Nato phóng đại mối đe dọa từ Trung Quốc

     BBC

    Members of the Communist Party of China (CPC) review the oath of joining the party in front of the party flag on April 13, 2021 in Luoyang, Henan Province of China

    NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

    Chụp lại hình ảnh,

    Nato cảnh báo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nhưng nói khối này không muốn có một cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Bắc Kinh

    Trung Quốc cáo buộc Nato vu khống sự phát triển hòa bình của nước này, sau khi các lãnh đạo của liên minh quân sự phương Tây cảnh báo về những "thách thức mang tính hệ thống" đến từ Bắc Kinh.

    Các hành động của Trung Quốc, trong đó có việc phát triển kho vũ khí hạt nhân, "đe dọa trật tự thế giới theo luật định", Nato nói.

    Thượng đỉnh G7: Thống nhất kế hoạch chi tiêu đối phó TQ

    Đây là lần đầu tiên Nato đưa Trung Quốc vào tâm điểm nghị trình thảo luận.

    Trung Quốc phản ứng với việc nói rằng chính sách quốc phòng của nước này là "mang tính phòng vệ", và thúc giục Nato hãy "dành thêm năng lượng của mình cho việc thúc đẩy đối thoại".

    "Việc chúng tôi theo đuổi mục tiêu phòng vệ và hiện đại hóa quân sự là thỏa đáng, hợp lý, cởi mở và minh bạch," đại diện của Trung Quốc tại Liên hiệp Âu châu nói trong một tuyên bố.

    Nước này nói thêm rằng Nato cần phải coi sự phát triển của Trung Quốc như một "cách ứng xử phải chăng" và "hãy chấm dứt việc coi các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc như một cái cớ để lũng đoạn chính trị của khối, tạo ra sự đối đầu và châm ngòi cho cuộc cạnh tranh địa chính trị".

    Tuyên bố của Nato được đưa ra vào lúc kết thúc kỳ họp thượng đỉnh kéo dài một ngày tại Brussels hôm thứ Hai.

    Cuộc họp là sự kiện đánh dấu việc ông Joe Biden lần đầu tiên dự họp Nato trong cương vị tổng thống Hoa Kỳ.

    Liên minh quân sự và chính trị hùng mạnh giữa 30 quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ coi Nga là một mối đe dọa chính.

    Ông Biden sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Geneva vào hôm thứ Tư.

    Tin Hải Ngoại - SGB

     BBC Tin tức

    Kế hoạch của G7 đối trọng với Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc - RFI Tiếng Việt 

    Tin Hoa Kỳ - SGB

     Hoa Kỳ

    Tin thế giới - BBC

     


    Medical workers practice during a training to give COVID-19 vaccine shots at a training facility of the Korean Nurses Association in Seoul, South Korea, 17 February 2021.

    90 lỗi là đã tiêm vaccine nhầm đối tượng, chẳng hạn như tiêm vaccine AstraZeneca cho những người dưới 30 tuổi.

    Xem thêm

    Video content

    Video caption: Myanmar: Khi người biểu tình cầm vũ khí chống lại quân đội

    Kể từ sau cuộc đảo chính quân sự 1/2/2021 khiến lãnh đạo dân sự Aung San Suu Kyi bị tước quyền, các nhóm có vũ trang bắt đầu tái giao tranh với quân đội.

    Nguyễn Hoàng Linh

    Gửi tới BBC từ Budapest, Hungary

    Bognár György

    Bình luận viên truyền hình quốc gia Hungary, ông Bognár György, người từng đá trận chung kết SKDA ở Hà Nội năm 1984, bị chỉ trích nặng vì lời lẽ 'vô cảm' về Christian Eriksen.

    Xem thêm
    The Type 052C guided missile destroyer Xi'an of the Chinese Navy Surface Force welcomed at the Lieutenant Schmidt Embankment ahead of the 2019 Russian Navy Day Parade.

    TQ cáo buộc Nato bôi nhọ sự phát triển hòa bình của nước này, sau khi các lãnh đạo khối này cảnh báo về những "thách thức mang tính hệ thống" đến từ Bắc Kinh.

    Xem thêm
    Scott Morrison and Boris Johnson

    Các điều khoản chính của thỏa thuận thương mại Anh-Úc đã được đồng ý, dự kiến sẽ có thông báo chính hôm thứ Ba.

    Xem thêm
    Marjorie Taylor Greene of Georgia

    Dân biểu bảo thủ đảng Cộng hòa nói điều quan trọng là phải thừa nhận "những nhận xét xúc phạm" của mình.

    Xem thêm
    A new type 094A Jin-class nuclear submarine Long March 10 of the Chinese People's Liberation Army (PLA) Navy participates in a naval parade to commemorate the 70th anniversary of the founding of China's PLA Navy in the sea near Qingdao, in eastern China's Shandong province on April 23, 2019. -

    Họp mặt với Tổng thống Joe Biden, Nato nói không muốn Chiến tranh Lạnh với Bắc Kinh nhưng coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là một thách thức an ninh.

    Xem thêm
    Yantian Port in Guangdong China

    Sau sự cố kênh đào Suez lại đến dịch Covid ở cảng Diêm Điền của tỉnh Quảng Đông, TQ, gây ra tắc nghẽn kéo dài cho ngành vận tải container quốc tế.

    Xem thêm

    By Becky Morton

    BBC News

    Social distancing sign in London

    Vì các ca lây nhiễm tăng vọt, quy định phòng chống virus corona sẽ được duy trì thêm bốn tuần ở xứ Anh sau ngày dự kiến mở cửa nhiều người mong chờ vào 21 tháng 6.

    Xem thêm

    Hoàng Ngọc Anh

    Viết cho BBC từ London, Anh Quốc

    Wembley

    Báo Anh viết chiến thắng 1-0 của đội Tam sư là màn trả thù ngọt ngào của sức trẻ trước Croatia, sau trận thua ở bán kết World Cup ba năm trước.

    Powered by Blogger.