Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Ông Trọng hoãn đi Mỹ vì lo ngại sức khỏe?

Wednesday, October 16, 2019 // ,
VOA
47/10/2019


Tổng bí thư-Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội hôm 27/2. Theo các chuyên gia, ông Trọng sẽ không tới thăm Mỹ trong năm nay vì lý do sức khỏe.


Có những dấu hiệu cho thấy Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ không thực hiện được chuyến công du Mỹ đầy mong đợi trong năm nay vì những lo ngại về sức khỏe, theo các chuyên gia phân tích chính trường Việt Nam.
Trích dẫn các nguồn tin khác nhau, nhà phân tích Ấn Ðộ-Thái Bình Dương Derek Grossman của RAND Corporation nhận định rằng ông Trọng sẽ không đi thăm Mỹ trong tháng này, trong khi Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales cho biết người đứng đầu nhà nước Việt Nam sẽ thăm Mỹ vào năm sau. Cả hai chuyên gia đều đưa ra lý do là vì những quan ngại về sức khỏe của ông Trọng.
Chuyến thăm của người đang nắm quyền lực cao nhất tại Việt Nam tới Washington được nhiều người mong đợi trong bối cảnh Mỹ muốn thúc đẩy cho một mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam khi Trung Quốc ngày càng gây sức ép trên Biển Đông.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đích thân mời ông Trọng tới thăm Nhà Trắng để bàn thảo các giải pháp tăng cường các mối quan hệ song phương, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết hồi tháng 2 khi ông Trump tới Hà Nội tham dự thượng đỉnh với lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong-un.
Ông Trọng lần đầu tiên tới thăm Mỹ năm 2015 và được tổng thống Mỹ lúc đó là Barack Obama tiếp đón tại Nhà Trắng trong tư cách là tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Với việc ông Trần Đại Quang đột ngột qua đời, ông Trọng được kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước và sẽ “danh chính ngôn thuận” khi gặp tổng thống Mỹ tại Nhà Trắng.
Tuy nhiên tháng 4 vừa qua, ông Trọng được cho là đã phải nhập viện trong một chuyến thăm và làm việc tới Kiên Giang. Ông Trọng sau đó đã xuất hiện trở lại trong các sự kiện diễn ra tại Hà Nội qua các hình ảnh được truyền thông chính thống đăng tải.
Nhà báo Phạm Chí Dũng, trong một bài phân tích đăng trên VOA, cũng cho biết rằng từ cuối tháng 9 “bắt đầu rộ lên thông tin bên lề chính trường Việt Nam về việc (TBT-CTN) Nguyễn Phú Trọng gặp phải vấn đề khó khăn về sức khỏe nên sẽ khó có thể đi Washington gặp Tổng thống Trump, dự kiến vào tháng 10."
Nói với VOA từ Canberra hôm 15/10, GS Thayer trích các nguồn tin từ Việt Nam, mà ông tiếp xúc trong vòng một tháng qua, cho biết ông tổng bí thư “bị liệt tay phải” và rằng “ông ấy đã phải nhập viện ngay trước khi Đại hội 11” diễn ra hồi tuần trước.
Ông Trọng đã không tham dự phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ, vào cuối tháng trước.
BNG Việt Nam chưa bao giờ cho biết thời gian cụ thể ông Trọng sẽ thăm Mỹ nhưng truyền thông quốc tế cho rằng ông Trọng dự kiến thăm Mỹ vào tháng 10. Trong một buổi họp báo thường kỳ tại Hà Nội hôm 12/9, bà Hằng nói với các phóng viên rằng “hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao Việt Nam sẽ được thông báo đến truyền thông vào thời điểm thích hợp.”
GS Thayer, chuyên gia về các vấn đề Việt Nam, nói rằng Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, từng là thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Phan Văn Khải, nói với ông bên lề một hội nghị rằng cho tới lúc này chưa có bất cứ một cuộc gặp nào ở cấp làm việc giữa Mỹ và Việt Nam được tổ chức để chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Trọng.
“Đồng sàng dị mộng” về đối tác chiến lược
Theo nhà phân tích chính sách của Mỹ, Derek Grossman, viết trong một phần đăng tải trên trang Twitter cá nhân hôm 15/10, rằng nếu đúng là tổng bí thư-chủ tịch nước Việt Nam không thăm Mỹ trong tháng này thì “giờ đây sẽ có rất ít khả năng Mỹ và Việt Nam nâng sự hợp tác lên ‘quan hệ đối tác chiến lược.”
Chuyến thăm Mỹ của ông Trọng được mong đợi trong suốt nhiều tháng qua trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng gây sức ép với Việt Nam trên Biển Đông trong hoạt động khai thác dầu khí với các đối tác nước ngoài, trong đó có ExxonMobil củaMỹ.
Nhiều người kỳ vọng chuyến thăm của ông Trọng tới Mỹ sẽ nâng tầm quan hệ giữa hai nước từ “đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược.”
Mặc dù Việt Nam và Mỹ cùng muốn có mối quan hệ chiến lược, nhưng GS Thayer cho rằng hai nước lại “đồng sàng dị mộng” trong quan niệm về “đối tác chiến lược.”
“Đối tác chiến lược của người Mỹ có xu hướng được thiết kế bởi Lầu Năm Góc (bộ quốc phòng Mỹ) và đại loại đưa Việt Nam vào một mối liên minh để lập nên trật tự dựa trên luật pháp để chống lại Trung Quốc,” GS Thayer nói.
Trong khi đó, theo vị giáo sư này, Việt Nam có một quan niệm rộng lớn hơn về “đối tác chiến lược”, trong đó bao gồm cả hỗ trợ về “công nghệ, giáo dục, y tế và có thể là hợp tác về an ninh và chính sách ngoại giao.”
Việt Nam hiện vẫn đang duy trì chính sách “3 không” – trong đó có không dựa vào nước này để chống nước kia.
“Việt Nam cần sự hỗ trợ của Mỹ nhưng họ lại không muốn một sự cam kết với Mỹ,” GS Thayer nói. “Quan niệm về đối tác chiến lược của Lầu Năm Góc có thể đẩy Việt Nam quá gần tới một mối quan hệ mà họ sẽ không muốn.”
Do đó, theo GS Thayer, Việt Nam đã luôn “do dự” trong việc trở thành đối tác chiến lược của Mỹ, trong khi Mỹ luôn thúc giục Việt Nam về việc này.
“Trước vụ Bãi Tư Chính, Việt Nam do dự hơn bởi vì làm thế nào để họ cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc,” GS Thayer nói. “Nhưng giờ đây họ gần như bị dồn vào chân tường bởi vì Trung Quốc ngày càng tăng sức ép, tăng sự hiện diện, và không lùi bước. Ai mà biết được?”
Theo nhận định của vị giáo sư của Học viện Quốc phòng Úc, thuộc đại học NSW, ông Trọng sẽ thăm Mỹ vào năm sau khi hai quốc gia cựu thù kỷ niệm 25 năm ngày nối lại quan hệ ngoại giao.
Vị giáo sư của đại học Úc nói rằng chuyến thăm của ông Trọng nên được tiến hành trước khi bầu cử Mỹ vào cuối năm sau vì nếu có sự thay đổi trong sự lãnh đạo của Mỹ thì “Việt Nam sẽ phải đặt niềm tin vào bất cứ chính quyền mới nào của Mỹ.” Nhưng theo ông, điều đó có thể “rủi ro và không chắc chắn.”


Trang web khiêu dâm trẻ em bị triệt phá, hàng trăm người bị bắt

VOA
17/10/2019 

Các quan chức chấp pháp ngày 16/10 công bố cáo buộc hình sự đối với một người Hàn Quốc điều hành website khiêu dâm trẻ em lớn nhất và bắt giữ hàng trăm người dùng trên khắp thế giới.
Trang web mang tên Welcome to Video là "thị trường khai thác tình dục trẻ em lớn nhất theo khối lượng nội dung" và chứa hơn 250.000 video khiêu dâm trẻ em khi bị gỡ xuống vào tháng 3 năm 2018, các quan chức cho biết.
Người điều hành trang này, Jong Woo Son, 23 tuổi mang quốc tịch Hàn Quốc, đã bị bắt vào năm ngoái và hiện đang thụ án 18 tháng tù ở Hàn Quốc. Anh ta đối mặt với cáo trạng chín tội danh ở Mỹ.
Ngoài ra, có 336 người dùng website ở hơn 20 tiểu bang của Mỹ và 11 nước khác đã bị bắt vì tội sở hữu nội dung khiêu dâm trẻ em, các quan chức cho biết. Hàng chục nghi phạm khác đang bị điều tra.
Một chiến dịch phối hợp quốc tế đã dẫn đến việc giải cứu 23 nạn nhân vị thành niên ở Mỹ, Tây Ban Nha và Anh, những người "đang bị tích cực xâm hại bởi những người sử dụng website." Các quan chức Mỹ cho biết họ đang làm việc với các đối tác chấp pháp để giải cứu các nạn nhân khác.
"Trẻ em trên khắp thế giới an toàn hơn vì những hành động mà các cơ quan chấp pháp của Hoa Kỳ và nước ngoài đã thực hiện để truy tố vụ án này và thu hồi ngân khoản cho các nạn nhân," Công tố viên liên bang Jessie K. Liu nói.
Welcome to Video là một trong những website đầu tiên mà người dùng buôn bán nội dung khiêu dâm trẻ em sử dụng tiền điện tử. Tiền tệ điện tử cho phép người dùng gửi và nhận tiền ẩn danh. Các quan chức cho biết họ có thể truy nguyên các khoản thanh toán được thực hiện trên website Welcome to Video bằng cách lần theo dòng tiền.

Trang web khiêu dâm trẻ em bị triệt phá, hàng trăm người bị bắt

VOA
17/10/2019 

Các quan chức chấp pháp ngày 16/10 công bố cáo buộc hình sự đối với một người Hàn Quốc điều hành website khiêu dâm trẻ em lớn nhất và bắt giữ hàng trăm người dùng trên khắp thế giới.
Trang web mang tên Welcome to Video là "thị trường khai thác tình dục trẻ em lớn nhất theo khối lượng nội dung" và chứa hơn 250.000 video khiêu dâm trẻ em khi bị gỡ xuống vào tháng 3 năm 2018, các quan chức cho biết.
Người điều hành trang này, Jong Woo Son, 23 tuổi mang quốc tịch Hàn Quốc, đã bị bắt vào năm ngoái và hiện đang thụ án 18 tháng tù ở Hàn Quốc. Anh ta đối mặt với cáo trạng chín tội danh ở Mỹ.
Ngoài ra, có 336 người dùng website ở hơn 20 tiểu bang của Mỹ và 11 nước khác đã bị bắt vì tội sở hữu nội dung khiêu dâm trẻ em, các quan chức cho biết. Hàng chục nghi phạm khác đang bị điều tra.
Một chiến dịch phối hợp quốc tế đã dẫn đến việc giải cứu 23 nạn nhân vị thành niên ở Mỹ, Tây Ban Nha và Anh, những người "đang bị tích cực xâm hại bởi những người sử dụng website." Các quan chức Mỹ cho biết họ đang làm việc với các đối tác chấp pháp để giải cứu các nạn nhân khác.
"Trẻ em trên khắp thế giới an toàn hơn vì những hành động mà các cơ quan chấp pháp của Hoa Kỳ và nước ngoài đã thực hiện để truy tố vụ án này và thu hồi ngân khoản cho các nạn nhân," Công tố viên liên bang Jessie K. Liu nói.
Welcome to Video là một trong những website đầu tiên mà người dùng buôn bán nội dung khiêu dâm trẻ em sử dụng tiền điện tử. Tiền tệ điện tử cho phép người dùng gửi và nhận tiền ẩn danh. Các quan chức cho biết họ có thể truy nguyên các khoản thanh toán được thực hiện trên website Welcome to Video bằng cách lần theo dòng tiền.

Kinh tế Trung Quốc : Mọi chỉ số đều đỏ

mediaẢnh minh họa: Cảng Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, ảnh chụp ngày 4/7/2019.REUTERS
Donald Trump và Erdogan dọn cỗ cho Vladimir Putin, Paris khẩn cấp đối phó với khủng bố, IMF báo động kinh tế toàn cầu suy yếu, chỉ số kinh tế Trung Quốc gây thất vọng là những chủ đề lớn trên báo Pháp ngày 16/10/2019.
Trump, Erdogan dọn cỗ
Tình hình nóng bỏng tại miền bắc Syria, hệ quả của quyết định bị xem là « sai lầm chiến lược » của Donald Trump vẫn là chủ đề quốc tế lớn. Lợi dụng Mỹ rút quân, Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào miền bắc Syria. Cả hai hành động này đều thiếu chín chắn.
Le Monde tỏ ra nghiêm khắc với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và thất vọng về Donald Trump: « Bị cô lập trên trường quốc tế, Ankara dường như chọn con đường đưa cả nước vào đổ vỡ với hệ quả kinh tế không thể phục hồi ». « Donald Trump đổi giọng, trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ nhưng vẫn khẳng định rút quân ». Không tốn mực cho xung khắc Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ, nhật báo La Croix và Le Figaro lo lắng cho an ninh nước Pháp trước nguy cơ khủng bố Daech hồi sinh. « Nước Pháp bắt buộc phải xem lại các căn cứ ở Syria sau khi Mỹ rút đi », tựa của nhật báo Công giáo.
Nguy cơ khủng bố hành động tại lãnh thổ Pháp đã được thủ tướng xác nhận với Quốc Hội trong khi ngoại trưởng Pháp bay sang Trung Đông tham khảo với Irak. Les Echos một mặt lên án Donald Trump bỏ rơi đồng minh, một mặt lo ngại cho quân đội Pháp không kịp chuẩn bị đối phó với tình huống bất ngờ, không bảo vệ được đồng minh người Kurdistan ở Syria và rủi ro nằm trong tầm hỏa lực của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhật báo thiên hữu Le Figaro cũng không giấu bất bình về chính sách tiền hậu bất nhất của chủ nhân Nhà Trắng: Bị đảng Cộng Hòa công kích, Donald Trump vội trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ. Về địa chiến lược, hành động thiếu suy nghĩ của hai nhà lãnh đạo thích phô trương này đã tạo cơ hội tốt cho Nga củng cố thế thượng phong.
Ngư ông Vladimir Putin
Le Figaro, trong bài Matxcơva trở thành tâm điểm của bàn cờ Thổ Nhĩ Kỳ - Syria khẳng định : "trong khi Donald Trump đe dọa Erdogan, ngư ông trong cuộc đấu nghêu sò này là Vladimir Putin".
Không đầy một tuần lễ sau khi Ankara mở chiến dịch tấn công lực lượng FDS ở Syria, nước Nga của Putin là phe hưởng lợi. Hình ảnh mang tính biểu tượng hôm thứ Ba là một phóng viên Nga đến tận Mabij để thu hình một căn cứ Mỹ bị bỏ trống sau khi Donald Trump ra lệnh rút quân.
Năm năm sau khi đưa quân vào Syria hỗ trợ cho quân đội Damas, đang bị thất thế, nới vòng vây, Matxcơva vừa ghi dấu một chiến thắng mới : "Củng cố vị thế của đồng minh Bachar al Assad và gia tăng ảnh hưởng của Nga tại Trung Đông".
Chiến lược này của Putin không phải là không có rủi ro. Putin đã nhiều lần, và mới đây đã cảnh báo nguy cơ khủng bố hồi sinh nếu hàng ngàn chiến binh Daech trốn khỏi nhà tù. Nga cũng lo ngại xảy ra xung đột trực tiếp giữa quân đội Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, xác xuất chiến tranh rất thấp bởi vì Ankara dường như không có ý định chiếm đất. Dù vậy, theo Le Figaro, các chuyên gia Nga như Alexei Malachenko không loại trừ kịch bản « đụng độ lớn » và trong kịch bản này, thái độ của quân Nga ra sao ?
Có lẽ Matxcơva cũng đã trù liệu tình huống xấu nhất cho nên đặc sứ của tổng thống Putin về hồ sơ Syria, Alexander Lavrentiev cho biết « quân cảnh của Nga sẽ tuần tra chung dọc theo đường tiếp cận giữa hai quân đội Syria và Thổ Nhĩ Kỳ". Nói cách khác, thông điệp của Kremlin là đóng vai « trung gian mang lại hoà bình » không bỏ rơi người Kurdistan như Donald Trump. Một hành động cụ thể của Nga là tổ chức cho đại diện của FDS và Damas gặp nhau tại căn cứ quân sự Hmeimim hồi tuần trước, sau khi Donald Trump ra lệnh triệt thoái quân Mỹ. Matxcơva cũng xác nhận là vào ngày 29/10 này sẽ diễn ra cuộc họp đầu tiên của « hội đồng Hiến Pháp », bước đầu để thúc đẩy tiến trình hòa giải chính trị tại Syria.
Cũng về hồ sơ này, Libération nhìn khác các đồng nghiệp. Nhật báo thiên tả dành cho nhà phân tích Baram Balci một bài phỏng vấn. Vị giáo sư chính trị, chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ ở đại học Grenoble đưa ra hai nhận định : "Thứ nhất, tổng thống Ergogan đạt được mục tiêu là thách thức Mỹ và đánh người Kurdistan mà lẽ ra là do Mỹ che chở. Thứ hai, Erdogan chứng minh châu Âu bất lực bảo vệ đồng minh trong cuộc chiến chống Daech".
Tại sao Tây phương lép vế ? Câu trả lời của giáo sư Baram Balci là « tại vì Tây phương tính lầm ngay từ đầu. Kéo người Kurdistan làm đồng minh quân sự » chống khủng bố mà không xem họ là « đồng minh chính trị ». Cuối cùng, Bachar Al Assad thủ lợi.
Báo cáo mới của IMF về kinh tế toàn cầu : Trung Quốc báo động
Trong lúc Trung Đông bốc lửa thì kinh tế toàn cầu cũng rực đỏ, nhưng theo chiều xuống dốc. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nhiều lần báo động và lần này tình hình có vẻ nguy kịch hơn vì liên quan đến tất cả các khu vực. Ngay tại Trung Quốc, mọi chỉ số đều đỏ.
Công nghệ chế biến, lạm phát, địa ốc, sản xuất xe hơi , tất cả chỉ số kinh tế của Trung Quốc đều « đỏ ». Số liệu công bố hôm thứ Ba còn tệ hại hơn, vật giá leo thang kỷ lục tính từ 6 năm qua, một phần là do thịt heo khan hiếm. Xuất khẩu cũng giảm mạnh. Thủ tướng Lý Khắc Cường nhìn nhận là rất khó có thể đạt được chỉ tiêu tăng trưởng tối thiểu 6% trong năm nay. Tăng trưởng « tuột dốc » cũng là nhận định của chuyên gia kinh tế Raymond Yeong, ngân hàng ANZ, Hồng Kông.
Nguyên do là Trung Quốc buộc phải đi dây giữa hai sức ép. Một bên là chương trình tái cấu trúc kinh tế, thanh lọc nợ ngân hàng và cải cách hệ thống tài chính và bên kia là chiến tranh thương mại với Mỹ.
Thế mà thương chiến từ nay không còn giới hạn trong lãnh vực thương mại mà mở rộng đến chiến lược tranh giành ảnh hưởng, cho nên sẽ kéo dài chưa biết bao giờ ngưng. Cái được gọi là « mini thỏa hiệp » hồi cuối tuần qua, và chưa được ký, chỉ có tác động « rất thấp » đối với kinh tế Trung Quốc, nhiều lắm là 0,1% nếu thực sự được áp dụng. Đã vậy, Hoa Kỳ vẫn không cam kết bỏ áp thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc đã ban hành.
Trong bối cảnh này, chính quyền Trung Quốc dường như vô kế khả thi. Chính phủ không muốn mở hầu bao tung tiền kích thích kinh tế. Ngân Hàng Trung Ương vẫn từ chối giảm lãi suất chỉ đạo hỗ trợ đầu tư và tiêu dùng .
Học tập hay học Tập ?
Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa tung ra một ứng dụng học tập yêu nước theo tư tưởng Tập Cận Bình. Chiếc bẫy để theo dõi tư tưởng người sử dụng.
Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Monde có hai bài về chính trị. Bài thứ nhất, nhân chuyến công du Ấn Độ của chủ tịch Tập Cận Bình, nhật báo độc lập so sánh « các cuộc khủng hoảng nội bộ » của hai anh khổng lồ châu Á. New Delhi có gánh nặng Cachemir, còn Bắc Kinh thì có hai khúc xương là Tân Cương và Hồng Kông.
Bài thứ hai về thủ đoạn tuyên truyền theo dõi công dân của Trung Quốc. Le Monde nói đến ứng dụng trên điện thoại di động có tên là « Học Tập Cường Quốc ». Học tập có nghĩa thông thường mà còn mang nghĩa « học tư tưởng của Tập chủ tịch ».
Ứng dụng này là một công cụ để trắc nghiệm kiến thức, giải trí vui đùa nhưng thật sự là một phương tiện kiểm soát công dân. Tháng 9 vừa qua, cơ quan tuyên huấn của đảng Cộng Sản Trung Quốc khuyến cáo các nhà báo phải qua trắc nghiệm mỗi năm để được tái cấp thẻ hành nghề.
Thật ra, ứng dụng này là công cụ để chế độ tuyên truyền, giải thích lịch sử theo quan điểm chính thống, với những câu trắc nghiệm có lời đáp soạn sẵn theo đường lối của Đảng.
Nguy hiểm hơn nữa là qua ứng dụng đó, an ninh có thể biết đươc tư tưởng, quan điểm của người sử dụng.

Syria : Donald Trump chà đạp lên các mục tiêu truyền thống của Mỹ

mediaTrực thăng và binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trở về doanh trại sau một đợt tuần tra chung với lính Mỹ ở miền bắc Syria, ngày 08/09/2019.REUTERS/Murad Sezer/File Photo
Đồng minh mất tin tưởng, nhiều khủng bố Daech được tự do, chế độ Damas kiểm soát thêm lãnh thổ, đối thủ Nga và Iran mở rộng tầm ảnh hưởng. Quyết định rút quân của Donald Trump mà ông cho là dựa theo « trực giác » đã đưa đến các hệ quả trên. Theo giới phân tích, tổng thống thứ 45 của Mỹ đã chà đạp lên các nỗ lực truyền thống và quyền lợi của chính nước Mỹ tại Trung Cận Đông.
Sau một tuần lễ đầy những tuyên bố mâu thuẫn, cuối cùng Washington xác nhận quyết định rút hết toàn bộ 1000 quân bố trí ở miền bắc Syria, phó mặc lực lượng Kurdistan-Syria FDS, đồng minh chống Deach, một mình đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ.
Châu Âu, nòng cốt là các đơn vị biệt kích của Pháp, thiếu yểm trợ của Mỹ, cũng chuẩn bị rút quân bỏ rơi các chiến hữu từng sát cánh ngăn chận Daech biến Syria thành bàn đạp tấn công khủng bố châu Âu.
Robert Malley, chuyên gia chủ tịch tổ chức Khủng Hoảng Quốc Tế International Crisis Group ICG chỉ trích Washington và tổng thống Donald Trump đã « quản lý kém » đến mức để xảy ra kịch bản xấu nhất với những hệ quả tồi tệ nhất.
Bước ngoặt tháng 12 năm 2018
Để chuẩn bị tái tranh cử nhiệm kỳ hai trong điều kiện tối ưu, tổng thống Donald Trump thông báo thực hiện lời hứa rút hết quân ra khỏi Trung Cận Đông. Cuối năm 2018, ông ra lệnh rút lực lượng tại Syria.
Thế nhưng, lệnh của chủ nhân Nhà Trắng gặp phải sự chống đối của các đồng minh phương Tây và trong khu vực không muốn Hoa Kỳ bỏ trống Trung Cận Đông. Không kể công luận Mỹ chê trách mà ngay trong chính quyền và quân đội cũng không tán thành sự lựa chọn này của Donald Trump. Theo Robert Malley, các đồng minh của Mỹ và lực lượng Kurdistan-Syria được các tướng lãnh, các nhà ngoại giao Mỹ trấn an là đừng quan tâm đến « tuyên bố thiếu suy nghĩ » của ông tổng thống tỷ phú.
Tiếp theo đó, các cố vấn « hạ hỏa » được tổng thống, thuyết phục ông nghĩ đến quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ : tiêu diệt tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, tuy đã tan rã nhưng vẫn còn khả năng gây rối, bảo vệ cộng đồng Kurdistan-Syria bị Thổ Nhĩ Kỳ xem là kẻ thù và nhất là nhu cầu ngăn chận Iran bành trướng thế lực.
Mười tháng sau, lần lượt bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis từ nhiệm, cố vấn John Bolton bị cách chức, tổng thống Donald Trump trở lại với quyết định « trực giác », để cho đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ tha hồ tấn công người Kurdistan-Syria.
Theo AFP, tuy thông báo quyết định lần đầu vào cuối năm 2018 nhưng lệnh rút lần thứ hai được thi hành trong vội vã, thiếu tổ chức dẫn đến hệ quả tai hại cho chính những mục tiêu mà Hoa Kỳ hy sinh tính mạng binh sĩ và hàng tỷ đô la để bảo vệ.
Chuyên gia Elysabeth Dent, thuộc Viện Nghiên Cứu Trung Đông giải thích : Lẽ ra, chính quyền Trump phải tỏ ra kiên định để không cho Thổ Nhĩ Kỳ ra quân. Còn nếu cản không được thì cũng phải tổ chức triệt thoái, đem tù binh Daech về nơi an toàn.
Donald Trump đánh mất tất cả
Hệ quả thứ hai là lực lượng Kurdistan-Syria FDS quay sang cầu viện quân đội Damas. Tổng thống Bachar al Assad, người mà Washington muốn trừ khử, không cần tốn một viên đạn, chiếm lại được một phần lãnh thổ ở phía bắc bị mất từ năm 2011.
Không chỉ mất địa bàn, Hoa Kỳ của Donald Trump còn đánh mất niềm tin trong « phe thân Mỹ » và « làm tăng tự tin » cho phe đối nghịch. Tại Syria, quân đội Mỹ vẫn duy trì căn cứ Al Tanf, với 150 biệt kích, ở tỉnh Homs, gần vùng tam biên Syria, Irak và Jordanie để chận Iran lập một « vòng cung Shia » đến tận Địa Trung Hải. Nhưng theo Robert Malley, cho dù có 2000 quân đi nữa, Mỹ cũng khó chận Iran nếu không có chiến lược xuyên suốt.
Quyết định của Donald Trump còn gây hoang mang cho các đồng minh truyền thống. Là kẻ thù của Iran, Ả Rập Xê Út trải thảm đỏ đón tiếp tổng thống Nga Putin, đồng minh của Iran, hôm thứ Hai (14/10/2019) tại Ryad.
Chuyên gia về chính trị Syria, Joshua Landis, đại học Oklahoma, phê phán với ít nhiều khiêu khích chủ nhân Nhà Trắng : « Uy tín Donald Trump sụp đổ tại Trung Đông trong khi Putin lên như diều gặp gió. Từ nay không còn ai tin ở tổng thống Trump, mọi người đều linh cảm Mỹ sẽ bỏ Trung Đông ».

Biển Đông: Việt Nam chuẩn bị cho những thách đố lớn hơn


mediaẢnh vệ tinh chụp một nhà giàn D.K của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, Biển ĐôngAMTI/CSIS
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 11 vào ngày 07/10/2019, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, đã yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương « phân tích, dự báo tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi, những khó khăn, thách thức ».
Ông Trọng đưa ra yêu cầu này 3 tháng sau khi tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc, với sự hộ tống của nhiều tàu vũ trang, xâm nhập khu vực Bãi Tư Chính, nơi mà đối tác của Việt Nam là tập đoàn Nga Rosneft đang thăm dò dầu khí. Khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hà Nội đã tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hãi của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh lại cho rằng việc thăm dò địa chất của tàu Hải Dương Địa Chất 8 là « chính đáng và hợp lý », đồng thời cáo buộc hoạt động của các công ty dầu khí ở khu vực Bãi Tư Chính là xâm phạm lợi ích của Trung Quốc.
Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm 12/10 đã trích lời giáo sư Carl Thayer, đại học New South Wales, cho rằng yêu cầu của ông Nguyễn Phú Trọng với Ban Chấp hành Trung ương, cơ chế hoạch định các chính sách của Việt Nam, có thể là một dấu hiệu cho thấy Hà Nội sẽ không lùi bước trước nguy cơ đối đầu với Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông.
Theo giáo sư Thayer, những thách đố đối với Hà Nội là việc các tàu của Trung Quốc kéo dài sự hiện diện tại nhiều nơi khác nhau trong vùng biển Việt Nam, khả năng Trung Quốc triển khai một giàn khoan lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như việc các tàu của Trung Quốc ngăn chận hoạt động thăm dò dầu khí của các công ty nước ngoài liên doanh với tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.
South China Morning Post nhắc lại là trong buổi tiếp xúc cử tri ở Sài Gòn, thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng, phó chính ủy Quân khu 7 và cũng là đại biểu Quốc Hội, khẳng định là giàn khoan của Rosneft vẫn hoạt động bình thường, mặc dù có sự hiện diện của hơn 40 tàu Trung Quốc và 50 tàu của Việt Nam trong khu vực.
Trong khi Việt Nam vẫn dành ưu tiên cho giải pháp ngoại giao, thiếu tướng Hoàng không loại trừ khả năng Việt Nam đưa vụ Bãi Tư Chính và các tranh chấp chủ quyền khác ở Biển Đông ra trước Liên Hiệp Quốc hoặc một tòa án quốc tế.
Theo nhận định của South China Morning Post, trong vụ Bãi Tư Chính, Việt Nam và Trung Quốc dường như đã rút ra bài học từ vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014. Bắc Kinh hiểu rằng xung đột có thể gây tổn hại cho yêu sách chủ quyền của họ ở Biển Đông, còn Việt Nam cũng biết là căng thẳng leo thang có thể khiến các nhà đầu tư e ngại.
Nhưng trong vụ Bãi Tư Chính, Việt Nam có thể nhận được sự ủng hộ từ các nước láng giềng, trong đó Philippines, Malaysia, Brunei, tức là những nước cũng tranh chấp chủ quyền Biển Đông, theo nhận định của giáo sư Carl Thayer
Tờ báo cũng nhắc lại tuyên bố của đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu, cho biết Hà Nội có thể sẽ nêu vấn đề Biển Đông, trong đó có cả vụ Tư Chính, tại cuộc đối thoại an ninh thường niên Việt Nam - Ấn Độ trong tháng này tại Sài Gòn.
Nhà nghiên cứu Rajeev Ranjan Chaturvedy, tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Singapore, cho rằng Ấn Độ đang theo dõi sát tình hình Biển Đông và đang gia tăng hợp tác với các đối tác, bao gồm cả Việt Nam. Còn theo một nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, có khả năng là Ấn Độ sẽ đóng vai trò trọng tài trong tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam.
Giáo sư Thayer cũng cho rằng thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc họp thượng đỉnh không chính thức với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu tuần trước chắc là đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc duy trì ổn định ở Biển Đông và đã thúc giục Bắc Kinh và Hà Nội có những bước ngoại giao để giảm bớt căng thẳng ở vùng biển này.

Biển Đông : Việt Nam lên án Trung Quốc vi phạm chủ quyền tại hội nghị ASEAN

mediaMột hòn đảo không có người ở thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Không ảnh chụp ngày 21/04/2017.REUTERS/Erik De Castro/File Photo
Trong hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc về việc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) lần thứ 18 tổ chức tại Đà Lạt hôm qua 15/10/2019, Việt Nam tố cáo Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, gây tác động tiêu cực cho an ninh khu vực.
Tuổi Trẻ và VnExpress dẫn lời thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, nhấn mạnh « những diễn biến phức tạp » trên Biển Đông đã cho thấy sự cấp thiết cần có Bộ quy tắc ứng xử ASEAN-Trung Quốc (COC) để ngăn ngừa những hành động tương tự trong tương lai. Theo ông, các hành vi của Trung Quốc gây bất lợi cho cuộc đàm phán về COC.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cũng khẳng định lập trường của Việt Nam về Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Tuyên bố trên được đưa ra trước các quan chức cấp cao của 9 nước ASEAN và Trung Quốc. Tuy không giữ vai trò chủ tọa (Trung Quốc và Philippines đồng chủ trì hội nghị), nhưng đoàn Việt Nam thẳng thừng tố cáo các hành vi đơn phương của Trung Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Như vậy đã Hà Nội bắt đầu mạnh dạn hơn, sau khi phó thủ tướng Phạm Bình Minh trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 28/9 đã bày tỏ lo ngại về việc vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông, nhưng không nêu đích danh Trung Quốc.
Từ đầu tháng 7/2019, Bắc Kinh đã đưa tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng với các tàu hải cảnh xâm nhập bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn không phải là vùng tranh chấp.
Nhóm tàu này vẫn liên tục hoạt động bất chấp các phản đối của Việt Nam. Trên thực địa hôm nay, theo trang Đại sự ký Biển Đông, tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã vào cách đất liền Việt Nam chỉ có 70 hải lý, và khi một tàu cảnh sát biển Việt Nam ngăn chận, đã bị hai tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát đe dọa.

Powered by Blogger.