Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Điểm Tin Thứ Tư 09.11.2016

Wednesday, November 9, 2016 // , ,

Điểm Tin Thứ Tư 09.11.2016

  • Phe Trump chuẩn bị đón kết quả bầu cử (VOA) - Những người ủng hộ ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa tụ tập tại trụ sở của chiến dịch tranh cử của ông ở New York để chờ đón sự kiện mà họ tin là để ăn mừng thắng lợi
  • Bầu cử Mỹ trên truyền thông Việt Nam (VOA) - Truyền thông Việt Nam đã tăng thời lượng đưa tin về bầu cử Mỹ trên cả truyền hình, báo điện tử và báo giấy và có những góc nhìn đa chiều về cả 2 ứng cử viên
  • Người phụ nữ hát mỗi kỳ bầu cử ở Mỹ (VOA) - Khi ngày bầu cử tổng thống Mỹ đã cận kề, người dân ở vùng thủ đô Washington lại thấy người phụ nữ này xuất hiện cùng với cây đàn guitar điện và ngồi hát trên chiếc thùng loa bằng một phong cách rất dân dã ở các trạm tàu điện ngầm.
  • Mỹ bầu tổng thống sau một chiến dịch tranh cử gây chia rẽ (RFI) - Hôm nay, 08/11/2016, cử tri Mỹ chính thức đi bỏ phiếu chọn bà Hillary Clinton hay ông Donald Trump làm tổng thống thứ 45 của hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Hai ứng viên của đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đã kết thúc chiến dịch vận động tranh cử kéo dài 18 tháng, với những màn tấn công nhau dữ dội chưa từng có trong lịch sử gây xáo động nước Mỹ. Đây cũng là kỳ bầu cử tổng thống gây thất vọng nhất cho người dân Mỹ.
  • Ổn định châu Á tùy thuộc vào kết quả bầu cử Mỹ (RFI) - Nếu Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, châu Á Thái Bình Dương có nguy cơ mất ổn định, còn nếu Hillary Clinton chiến thắng, bà sẽ tập trung trở lại những nỗ lực của Hoa Kỳ cho vùng này. Đó là nhận định của một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ, Đại học Sydney, Úc, được Đài phát thanh New Zealand trích dẫn hôm nay, 08/11/2016.
  • Bầu cử Mỹ nhìn từ châu Âu, Trung Quốc và Nga (RFI) - Nước Pháp nín thở theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Đa số các nhật báo Pháp hôm nay 08/11/2016, đều dành nhiều trang để dự đoán, nhận định, phân tích và giới thiệu quan điểm của một số cường quốc trên thế giới về cuộc bầu cử tổng thống có một không hai trong lịch sử Hoa Kỳ.
  • Mỹ : Khó dự đoán chính xác kết quả nếu chỉ dựa trên thăm dò (RFI) - Clinton đang dẫn điểm trước đối thủ nhưng kết quả bầu cử có thể thay đổi tùy theo con số thực tế cử tri đi bỏ phiếu. Thêm vào đó, những lá phiếu phổ thông của người dân chỉ mang tính chất gián tiếp, kết quả bầu cử chính thức phụ thuộc vào lá phiếu của đại cử tri đoàn Hoa Kỳ. RFI phỏng vấn nhà báo Phạm Trần từ Washington.
  • Diễn tiến bầu cử tổng thống Mỹ (RFI) - Hôm nay 08/11/2016, khoảng 146 triệu cử tri sẽ tham gia bỏ phiếu bầu ra vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra ở 50 tiểu bang và hạt Columbia, với tiến trình đặc thù của một hợp chủng quốc.
  • Chiến lược “xoay trục” của Mỹ đến lúc hạ màn ? (RFI) - Sau các động thái xích lại gần Trung Quốc của Philippines rồi Malaysia, rất nhiều chuyên gia phân tích đã không tránh khỏi bi quan về chiến lược “xoay trục” qua châu Á của tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong một bài phân tích đăng trên trang web của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế Pháp IRIS ngày 07/11/2016, ông Barthélémy Courmont, giảng viên Đại Học Công Giáo Thành Phố Lille, miền Bắc nước Pháp, đồng thời là giám đốc nghiên cứu tại viện IRIS, đã nêu câu hỏi phải chăng bức màn đã hạ trên chiến lược xoay trục nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ để kềm hãm sự bành trướng của Trung Quốc ở một vùng được xem là then chốt.
  • Trung Quốc giúp Việt Nam chống lũ lụt (VOA) - Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vừa nhận được 100.000 đôla từ Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc viện trợ nhân đạo cho người dân miền Trung bị ảnh hưởng lũ lụt
  • Cảnh báo lũ lần thứ 3 tại các tỉnh miền Trung (RFA) - Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn trung ương dự báo đợt không khí lạnh đang bao trùm các tỉnh biên giới phía Bắc có nguy cơ gây nên đợt lũ thứ 3 cho các tỉnh miền Trung, từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế.
  • Mách nước cho Thủ tướng (BoxitVN) - Nguyễn Đình Cống – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra một khái niệm mới, nghe có vẻ hay: “Chính phủ kiến tạo” (CPKT). Theo phương pháp khoa học, khi đưa ra một khái niệm mới cần kèm theo giải thích nội dung (nội hàm, ngoại diên), nêu định nghĩa. Ban đầu có thể chưa thật chính xác, chưa hoàn chỉnh, sẽ bổ sung và sửa chữa dần dần. Đã nhiều tháng trôi qua, tôi chưa tìm thấy một giải thích hoặc định nghĩa của khái niệm CPKT. Thôi thì mỗi người …
  • Ngành an ninh đói dự án quá hay sao? (BoxitVN) - FB Pham Doan Trang – Đã thành lệ, cứ sau mỗi vụ bắt bớ chính trị trong nước, dư luận lại ồn ào phân tích, suy luận, phán đoán. Làn sóng bắt bớ nhằm vào những người hoạt động dân chủ, bắt đầu từ blogger Mẹ Nấm vào ngày 10/10 đến nay, một lần nữa làm dấy lên những phân tích, suy luận và phán đoán. Câu hỏi lớn nhất đặt ra luôn xoay quanh từ Tại Sao? Tại sao bắt? Tại sao lại là (những) người đó? Tại sao lại là lúc …
  • Đến ngưỡng hay vượt ngưỡng? Ai quan tâm? (BoxitVN) - FB Vu Kim Hanh – Trước Quốc hội ngày 4/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà thừa nhận: Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ta “đã đến ngưỡng không chịu thêm được nữa“. Những con số ớn lạnh. Có thể nghĩ ngay đến báo cáo chính thức của Bộ TNMT tại Hội nghị toàn quốc ngày 24/8/2016: Hàng năm, cả nước “xài” hơn 100.000 tấn thuốc trừ sâu, phải xử lý hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn …
  • Thực hư về “Siêu quyền lực và bầu cử Tổng thống Mỹ (Bilderberg Group)” của tác giả L.G. (BoxitVN) - Tô Văn Trường – Ngày mùng 8/11/2016 cả nước Mỹ sẽ đi bầu cử Tổng thống. Bài viết: “Siêu quyền lực và bầu cử Tổng thống Mỹ (Bilderberg Group)” của tác giả L.G từ Hoa Kỳ mới đây, tạo thành nhiều luồng dư luận khác nhau trong bạn đọc. Luồng thứ nhất. Đánh giá bài viết này thuộc loại “lá cải”, nhảm nhí, nếu có trích dẫn ý kiến của vài người để minh họa dù là Tổng thống thì đó là ý kiến cá nhân, thường là vào lúc tranh cử, muốn nói …
  • Một cuộc bầu cử tổng thống xấu xí (BoxitVN) - Ls Nguyễn Văn Thân – Chỉ còn vài ngày nữa là người dân Mỹ bỏ phiếu bầu chọn vị tổng thống thứ 45. Đây không chỉ là một cuộc bầu chọn người đứng đầu chính quyền hành pháp Mỹ mà còn là một sự chọn lựa lãnh tụ của thế giới tự do trong bối cảnh an ninh và trật tự toàn cầu ngày càng phức tạp với sự trỗi dậy của Trung Quốc và thái độ hung hãn của Liên Bang Nga. Thông thường, một sự kiện như vậy là niềm vui …
  • Đó là Nhân Cách (BoxitVN) - Quang Nguyên – (Washington). Điều gì sẽ xảy ra với James Comey khi bà Clinton bước vào Nhà Trắng và làm chủ trực tiếp của ông? Giám đốc FBI James Comey. Chỉ còn vài ngày để bầu TT Hoa Kỳ. Lúc này là thời điểm rất nhậy cảm, cao điểm giành giật nhau từng lá phiếu giữa hai ứng viên đang dẫn đầu cuộc đua. Tác động bên ngoài có thể ảnh hưởng đến phiếu bầu của cử tri, đến kết quả của cuộc bầu cử, đến số phận của ứng cử viên. Giám đốc …
  • ‘Gom’ $11 tỷ bằng công cụ tài chính hay in tiền ồ ạt? (BoxitVN) - Phạm Chí Dũng – Một nghịch lý quá khó để lấp liếm là dự trữ ngoại tệ quốc gia được khoe khoang đến $40 tỷ, nhưng nợ công và nợ xấu vẫn không hề thuyên giảm, trong khi hệ thống ngân hàng như một quả bom chỉ chờ phát nổ. Không phải vô cớ mà chỉ đến gần đây, một quan chức cao cấp của Chính phủ là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ mới hé môi về khả năng “sẽ thí điểm phá sản ngân hàng”. “Điểm sáng” hiếm hoi. Trong bối cảnh …
  • Im lặng không làm chúng ta vô can (VOA) - Khi chính trị ảnh hưởng đến chính cuộc sống và đam mê của mình, chúng tôi mới nhận ra rằng sự im lặng của bản thân không làm cho cuộc sống của mình dễ thở hơn
  • Trung Quốc : Mô hình dân chủ Mỹ “thất bại” (RFI) - Một quả táo bị sâu gặm nhấm, hai ứng viên Hillary Clinton và Donald Trump ném bùn vào mặt nhau, hay tượng Nữ Thần Tự Do nhỏ lệ. Tại Trung Quốc, những bức biếm họa như vậy được đăng đầy trên các mặt báo chính thức trong vài tuần qua để minh họa cho chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ. Theo nhiều nhà viết xã luận, đây là bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy một nền dân chủ đang thất bại.
  • Đức bắt 5 nghi can tuyển mộ cho IS (VOA) - Công tố viện liên bang Đức hôm nay cho biết, cảnh sát đã bắt 5 nghi can chủ chiến Hồi giáo bị cáo buộc là tuyển mộ chiến binh cho nhóm Nhà nước Hồi giáo tại Syria
  • Làm sao nói khi con bạn bị ung thư? (BBC) - Dù con bạn ở bất kể tuổi nào, cách tốt nhất các phụ huynh có thể giúp con mình đơn giản là trò chuyện. – Theo Tintuchangngay

Florida: Phụ nữ gốc Việt đầu tiên thắng chức Dân Biểu Liên Bang Mỹ

Posted by adminbasam on 09/11/2016
9-11-2016

Bà Stephanie Murphy vừa đắc cử chức dân biểu liên bang. (Hình: stephaniemurphyforcongress.com)
WINTER PARK, Florida (NV) – Bà Stephanie Murphy, một phụ nữ gốc Việt, vừa thắng chức dân biểu liên bang Hoa Kỳ, Ðịa Hạt 7, tại Florida, theo nhật báo The New York Times, mặc dù đây chưa phải là kết quả chính thức, vì còn phải chờ cơ quan bầu cử thông báo.
Bà được Tổng Thống Barrack Obama chính thức ủng hộ tranh cử dân biểu Hạ Viện Mỹ trong cuộc bầu cử vào Thứ Ba, 8 Tháng Mười Một.
Theo NYT, bà Murphy được 180,372 phiếu (51.5%) trong khi đối thủ của bà, Dân Biểu John Mica được 169,947 phiếu (48.5%), trong tổng số 350,319 phiếu.
Như vậy, bà Murphy sẽ là phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ.
Trong lần trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt trước ngày bầu cử, bà Stephanie Murphy cho hay: “Tôi tranh cử lần này vì tôi thấy chung quanh mình có quá nhiều điều cần phải thay đổi. Tôi tin rằng giấc mơ Hoa Kỳ vẫn còn đó, nhưng ngày càng vượt xa tầm tay chúng ta. Làm việc cần cù không còn đủ và Washington không giúp đỡ chúng ta nữa – thực sự, họ làm tình hình tệ hơn nữa. Nếu muốn thay đổi Washington, chúng ta phải thay đổi những người chúng ta gởi lên Wasington.”
Bà cho biết tên Việt Nam của bà là Ðặng Thị Ngọc Dung, cùng gia đình vượt biên năm 1979 khi mới được 6 tháng tuổi.
Bà Stephanie hoàn tất đại học “bằng học bổng, sự chăm chỉ và lòng quyết tâm.”
Bà cũng là một trong những người được mời đọc diễn văn tại Ðại Hội Toàn Quốc Ðảng Dân Chủ tại Philadelphia, Pennsylvania, hồi Tháng Bảy.
Bà Stephanie Murphy, 38 tuổi, thuộc đảng Dân Chủ, được giới truyền thông mô tả là một “đối thủ đáng gờm” cho ông John Mica, 73 tuổi, dân biểu liên bang thuộc đảng Cộng Hòa, đang tại chức.
Báo Orlando Sentinel viết về cuộc tranh cử này như sau: “Chưa bao giờ Dân Biểu Mica gặp một đối thủ như bà Stephanie Murphy, vì bà là một khuôn mặt mới với một câu chuyện đời lý thú.”
Tạp chí Politico viết rằng đây là cuộc tranh cử giữa kinh nghiệm và sự đổi mới và vị trí của ông Mica đang bị bà Stephanie đe dọa.
Sau hơn 20 năm, ông John Mica phải đương đầu với một cuộc tái tranh cử gay go nhất.
Sau biến cố 911, bà làm việc cho Bộ Quốc Phòng trong vai trò chuyên viên an ninh đặc biệt trong suốt bốn năm. Trong cương vị ấy, bà nhận thấy rằng khi an ninh quốc gia bị ảnh hưởng, quan niệm chính trị và phe phái không quan trọng bằng kết quả hữu hiệu.
Bà chia sẻ với nhật báo Người Việt: “Ðiều đầu tiên tôi sẽ làm ngay sau khi đắc cử là cải thiện kinh tế cho Ðịa Hạt 7 của tôi, tạo thêm công ăn việc làm cho cử tri. Dĩ nhiên tôi có nhiều dự định khác sẽ thực hiện sau khi thành dân biểu liên bang, nhưng đây là những điều tôi phải làm trước tiên.”
Hiện nay, bà làm việc tại công ty Sungate Capital, một công ty chuyên về đầu tư, giữ vai trò điều hành và có trách nhiệm hướng dẫn đầu tư và thực hiện những sáng kiến chủ động có liên quan đến chính phủ.
Bà cũng là giáo sư kinh doanh tại đại học Rollins College, Winter Park, Florida.
Hiện thời, bà sống tại Winter Park cùng chồng và hai con, Liêm và Maya. (Ð.D.)

Đọc báo Pháp – 09/11/2016

Đọc báo Pháp – 09/11/2016

Hàn gắn nước Mỹ :

“Nhiệm vụ bất khả thi” của Donald Trump?

Cuộc bầu cử tổng thống và Quốc Hội lưỡng viện Hoa Kỳ tiếp tục là chủ đề chính trên các nhật báo Pháp phát hành sáng 09/11/2016, dù không kịp cập nhật kết quả. Nhà tỉ phú địa ốc Donald Trump, ứng viên đảng Cộng Hòa, trở thành chủ nhân thứ 45 của Nhà Trắng.
Bài xã luận của nhật báo Le Figaro cho rằng nhiệm vụ đầu tiên của tân tổng thống Hoa Kỳ là hàn gắn nước Mỹ. Ngày tổng tuyển cử 08/11 là bằng chứng mới nhất cho thấy một nước Mỹ đầy thương tích. Một nước Mỹ phải gột rửa hết bùn để tìm ra những vết thương và chữa trị chúng, mà tân tổng thống Mỹ phải đóng vai trò một bác sĩ quân y.
Sau chiến dịch tranh cử tổng thống, ngoài bạo lực và bùn lầy, còn là hình ảnh của một thất bại lớn. Chỉ thỏa mãn với những lời chỉ trích biếm họa, các chính trị gia, các cơ quan thông tấn, các nhà phân tích đã không nhận thấy chiếc máy ủi Trump lừ lừ tiến tới. Hay đúng hơn là họ đã không nhận thức được một dân tộc đang nổi giận đứng sau lưng người đàn ông quá khích, quàu quạu.
Tình trạng lộn xộn này đã che dấu một thực tế xã hội. Đằng sau những ngọn lửa giận dữ theo « khuynh hướng Trump » xuất hiện một nước Mỹ hoàn toàn khác khác. Một tầng lớp công nhân bình dân cam chịu và lo lắng đủ thứ : từ sự phồn thịnh đang đi xuống đến mở cửa biên giới, từ toàn cầu hóa đến đa văn hóa và tình trạng nhập cư ồ ạt. Tiếp theo là một cộng đồng người, chủ yếu là da trắng, sống tách biệt và tự khép mình trong nỗi ám ảnh bị hạ thấp và gạt ra ngoài lề.
Một nước Mỹ khác đã xuất hiện và thế giới soi mình vào tấm gương này. Giới tinh hoa dân chủ châu Âu đã vỡ mộng. Sau khi cười nhạo điều không tưởng, họ đã phải sửng sốt vì điều không thể. « Brexit » và sự trỗi dậy của các đảng phái phản hệ thống tại Lục Địa Già là những dấu hiệu tăm tối cho họ. Bài báo kết luận : cuối cùng, sự nổi giận của dân chúng Hoa Kỳ rất gần với các thế lực đòi hỏi thay đổi triệt để tại châu Âu.
Bẩy hồ sơ gai góc chờ tân tổng thống
Giống nhận định của bài xã luận trên Le Figaro, Libération cho rằng hàn gắn « những sứt mẻ căn bản và bất bình đẳng » là nhiệm vụ đầu tiên trong số « 7 hồ sơ của tân tổng thống » được nhật báo liệt kê.
Hoa Kỳ bị chia rẽ sâu sắc kể từ thập niên 1970, đến mức ngày nay chỉ 0,1% người giầu Mỹ sở hữu khối tài sản tương đương với 90% tài sản của những người nghèo nhất. Tài sản trung bình của các gia đình Mỹ gốc da trắng cao hơn 13 lần so với các gia đình da đen. Tỉ lệ trẻ em da đen chết yểu cao gấp hai lần so với trẻ da trắng. Bất bình đẳng xã hội còn được thể hiện trong việc tách biệt về chỗ ở và trường học, thiếu phương tiện công cộng và vay tín dụng nhà đất…
Hồ sơ thứ hai là « Kinh tế ». Tám năm sau cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp bất động sản dưới chuẩn (subprimes), dường như nền kinh tế Mỹ phát triển tốt hơn, nhưng thật ra vẫn bấp bênh. Thêm vào đó là khối nợ công của Hoa Kỳ đang ở mức gần 20.000 tỉ đô la và sẽ chạm đến mức trần vào đầu năm 2017. Điều này báo hiệu các cuộc đàm phán khó khăn vào tháng Hai và chính phủ có nguy cơ thiếu tiền vào đầu tháng Ba. Nếu Nghị viện không đạt được thỏa hiệp, nền kinh tế Mỹ sẽ có thêm một khó khăn mới.
Tiếp theo, hệ thống bảo hiểm y tế (Affordable Care Act, ACA, hay Obamacare) là một trong những trọng tâm của chính quyền Obama, nhưng lại bị phe Cộng Hòa phản đối. Ngoài ra, tân chủ nhân Nhà Trắng còn phải đối mặt với tình trạng người chết vì dùng thuốc phiện quá liều, khoảng 80 người mỗi ngày và số tiền chi cho tiêu thụ ma túy hàng năm lên tới 75 tỉ đô la.
Hồ sơ thứ tư là chính sách « Nhập cư ». Đây là một trong những thất bại sâu cay của tổng thống Barack Obama. Vì quá tập trung vào cải cách hệ thống bảo hiểm y tế, ông đã lơ là vấn đề này, dù đã đưa lên hàng ưu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai. Giới chuyên gia cũng chia sẻ một quan điểm là phải có một thỏa thuận giữa hai phe để cải cách sâu rộng hệ thống nhập cư.
« Chính sách đối ngoại » là thách thức thứ năm, cùng với những hồ sơ gai góc như nội chiến ở Syria, cuộc chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tại Irak và Syria, sự trỗi dậy của Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương, sự can thiệp của Nga ở Đông Âu và Trung Đông và vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Theo nhận định của giới chuyên gia, mọi thay đổi chiến lược do Washington quyết định sẽ được các đồng minh và đối thủ của Mỹ nghiên cứu kỹ lưỡng, mà bắt đầu là Nga.
Libération nêu hai chủ đề cuối là « Biến đổi khí hậu » và vấn đề nhân sự ở « Tòa Án Tối Cao ».

Hoa Kỳ : Cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử

Trang nhất của nhật báo Le Monde là bức biếm họa của Plantu về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ với câu hỏi lớn : « Ai sẽ chiến thắng ? » và bên cạnh là câu trả lời của đồng đô la : « Tôi ».
Đây cũng là nhận định của nhật báo Libération : « Cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử ». Chiến dịch vận động bầu cử tổng thống và Nghị Viện năm 2016 đánh bại mọi kỉ lục và tiêu tốn « gần 7 tỉ đô la ». Các nhà hảo tâm ngày càng giầu hơn tìm cách thu hút thiện chí của các ứng viên. Theo nhận định của Ian Vandewalker, luật sư tại Trung Tâm Vì Tư Pháp Brennan (Brennan Center for Justice) : « Một phần tư khoản tiền thu được đến từ các quyên góp có trị giá trên 100.000 đô la. Dù có rất nhiều các nhà hảo tâm nhỏ, tỉ lệ này chưa bao giờ cao đến như vậy ».

Cam Bốt :

Thượng nghĩ sĩ đối lập bị kết án vì « làm tài liệu giả »

Thời sự châu Á được nhật báo Le Monde quan tâm với bản án « 7 năm tù cho một nhà đối lập Cam Bốt ». Thượng nghị sĩ Hong Sok Hour, 60 tuổi, thuộc đảng đối lập Cứu Nguy Dân tộc Cam Bốt (PSNC), đã bị kết án ngày 07/11/2016 vì tội « làm giả tài liệu chính thức » liên quan đến việc phân định đường biên giới giữa Việt Nam và Cam Bốt. Tuy nhiên, bị cáo luôn khẳng định đã sử dụng nhầm tài liệu mà ông tìm thấy trên internet.
Nhật báo Le Monde cho biết phân định đường biên giới luôn là vấn đề vô cùng nhạy cảm đối với chính quyền Hun Sen, người từng theo Khmer đỏ, đã ngả sang Việt Nam trước khi chính quyền Pol Pot sụp đổ. Sau đó, Việt Nam đã giúp thành lập một chính phủ mà thủ tướng Hun Sen hiện nay từng giữ chức ngoại trưởng.
Phe đối lập Cam Bốt luôn cáo buộc Hun Sen « bán » nước cho Việt Nam. Thủ tướng Cam Bốt cũng nhanh chóng phản pháo, cáo buộc thượng nghị sĩ Hong Sok Hour « phản quốc » sau khi ông này bị bắt giam.
Vẫn theo Le Monde, đối lập Cam Bốt đang chịu sức ép tối đa của một chế độ cảnh sát và bị phe Hun Sen bóp nghẹt. Người đứng đầu đảng Cứu Nguy Dân tộc Cam Bốt, Sam Rainsy, phải rời Cam Bốt tháng 11/2015 để tránh bị bỏ tù vì tội « vu khống ». Phó chủ tịch đảng Kem Sokha không dám rời trụ sở đảng trong suốt 6 tháng sau khi bị kết án 5 tháng tù vì một vụ liên quan đến gái mại dâm.
Trả lời về bản án của thượng nghĩ sĩ Hong Sok Hour, ngày 07/11, ông Sam Rainsi cho rằng « bản án là một hành động trấn áp với mục đích tạo ra và duy trì bầu không khí lo sợ và hăm dọa ».

Trung Quốc vẫn tập trung tiêu thụ than đá

Trong bản kế hoạch 5 năm mới về năng lượng được công bố ngày 07/11/2016, Bắc Kinh vẫn cho thấy khó lòng rũ bỏ « cơn nghiện » than đá. Theo nhật báo Le Monde, Cơ Quan Năng Lượng Quốc Gia Trung Quốc lên kế hoạch tăng năng suất của các nhà máy nhiệt điệt thêm 19% từ nay đến năm 2020, có nghĩa là từ 920 gigawatt hiện nay lên thành 1.100 GW.
Trung Quốc, nước phát thải khí CO2 lớn nhất thế giới, sẽ tiếp tục xây các nhà máy nhiệt điện, nguồn năng lượng gây ô nhiễm nhất. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ than tại Trung Quốc đã giảm từ năm 2014. Xu hướng này được khẳng định thêm vào năm 2016 với khối lượng than bị đốt trong 8 tháng đầu năm đã giảm 3,1%. Điều này giúp Trung Quốc hy vọng sẽ đạt được mục tiêu về lượng khí thải CO2 từng cam kết tại thượng đỉnh khí hậu COP 21 tại Paris.

Pháp có nguy cơ bị cúp điện trong mùa đông

Vẫn liên quan đến chủ đề năng lượng, nhưng tại châu Âu, nhật báo Công giáo La Croix cho biết « Nước Pháp có thể bị cúp điện » trong mùa đông này.
Tình trạng suy yếu của hệ thống lưới điện là hệ quả của hàng loạt vấn đề mà công ty điện lực quốc gia Pháp EDF đang phải đối mặt về các nhà máy điện nguyên tử. Khoảng 20 nhà máy đang ngừng hoạt động để bảo trì hoặc theo yêu cầu của Cơ Quan An toàn Nguyên Tử (ASN), sau khi phát hiện một lượng tập trung lớn khí carbon trên các bộ phận phát hơi nước.
Pháp nhận dạng một đầu não các vụ khủng bố Paris và Bruxelles
Gần một năm sau loạt khủng bố đẫm máu tại Paris, trang nhất của nhật báo Le Monde cho biết : « Một kẻ tổ chức các vụ khủng bố Paris và Bruxelles đã bị nhận dạng ».
Theo thông tin của các nhà điều tra Pháp và Bỉ, kẻ chủ mưu khủng bố, từng được biết với biệt danh « Abou Ahmad », có tên thật là Oussama Atar. Kẻ đầu não 32 tuổi này mang quốc tịch Bỉ và lên kế hoạch tấn công các mục tiêu ở châu Âu từ Syria. Hắn đồng thời điều phối và cấp tiền cho các ổ thánh chiến hoạt động tại chỗ trong các vụ khủng bố ngày 13/11/2015 (Paris) và 22/03/2016 (Bruxelles). Có họ hàng với hai kẻ đánh bom liều chết, Oussama Atar từng bị giam giữ tại Irak từ năm 2005 đến 2012, trước khi gia nhập tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.

Tin đọc nhanh

(AFP) - Thủ tướng mới : Đối lập Hàn Quốc bác đề xuất của tổng thống - Hôm nay, 09/11/2016, ba đảng phái đối lập chính ra thông cáo chung khẳng định đề xuất là « mập mờ». Liên minh đối lập yêu cầu tổng thống Park Guen-hye phải để cho thủ tướng mới có toàn quyền thành lập nội các và phủ tổng thống không can thiệp vào công việc của thủ tướng. Trong cuộc gặp chủ tịch Quốc Hội hôm qua, bà Park Guen-hye chỉ tuyên bố sẵn sàng từ bỏ một phần quyền kiểm soát các hoạt động của chính phủ.
(AFP) - Dân Ấn Độ trước cú sốc thu hồi tiền tệ - Các ngân hàng Ấn Độ, ngày 09/11/2016, phải đóng cửa, trong khi thị trường tài chính, chứng khoán tuột dốc. Đây là hệ quả của việc chính quyền quyết định thu hồi những giấy bạc mệnh giá lớn đang lưu hành để chống nạn trốn thuế. Tối 08/11, thủ tướng Narendra Modi thông báo loại giấy bạc lớn 500 và 1000 rupia không còn giá trị kể từ 12 giờ khuya. Những tờ giấy bạc mới 500 và 200 rupia sẽ được đưa ra lưu hành trong tuần này. Dân chúng lo ngại sẽ thiếu tiền mặt trong những ngày sắp tới.
(Reuters) - Quân đội Syria chiếm lại một khu phố quan trọng ở Aleppo - Đây là một khu phố có tính chiến lược ở phía tây nam thành phố. Việc chiếm lại – loan báo ngày 08/11/2016 – được coi là thành công đáng kể nhất của lực lượng Damas tại Aleppo từ nhiều tuần lễ nay. Cũng 08/11, một viên chức bộ Quốc Phòng Nga cho biết không quân Nga sẽ không oanh tạc Aleppo trở lại. Chiến dịch này đã ngưng lại từ ngày 18/10.
Powered by Blogger.