Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tổng thống Obama dạo phố, uống nước dừa ở Lào

Thursday, September 8, 2016 // , ,
Tổng thống Obama dạo phố, uống nước dừa ở Lào
Đông Phong
08/09/2016
Tổng thống Mỹ dạo phố ở Luang Prabang, ghé quán ven đường gọi một trái dừa tươi. Trong lúc chặt dừa, cô gái bán hàng vô tình làm nước bắn lên khiến ông cười vang. 
Sáng 7/9, sau khi bay từ Vientiane tới Luang Prabang, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến thăm chùa Wat Xieng Thong. Ông chắp tay chào các nhà sư đang tu hành tại ngôi chùa được xây dựng từ năm 1559. 
Ông Obama chụp hình cùng các nhà sư. Chùa Wat Xieng Thong nằm cạnh ngã ba sông Mekong và Nam Khan, trong một khuôn viên rộng lớn với hơn 20 công trình lớn nhỏ. 
Chùa Wat Xieng Thong thể hiện đậm nét tín ngưỡng, kiến trúc và nghệ thuật truyền thống Lào. Ông Obama đang nghe hướng dẫn viên thuyết minh về hình tượng rắn Naga, xuất hiện rất nhiều trong các ngôi chùa ở xứ sở triệu voi. 
Tổng thống Mỹ là người thích tìm hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống. Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 5, ông cũng đến thăm chùa Phước Hải (chùa Ngọc Hoàng) ở TP HCM. 
Ông chăm chú ngắm nhìn các bức tượng ở chùa Wat Xieng Thong. Tên gọi của chùa trong tiếng Lào có nghĩa là “kinh thành vàng”. 
Tổng thống Mỹ mang lại giày trước khi rời chùa. 
Rời chùa Wat Xieng Thong, ông ghé thăm một cửa hàng bán sổ sách và đèn lồng. Ông chọn mua một vài món làm quà lưu niệm. 
Những người dân Luang Prabang tỏ ra vui mừng khi tận mắt thấy tổng thống Mỹ đi dạo phố. Ông cũng “nhập gia tùy tục”, chắp tay chào người dân theo đúng truyền thống Lào. 
Thậm chí, ông còn bắt tay qua hàng rào với một phụ nữ. 
Ông ghé một quán nhỏ và quyết định thử món nước dừa. Trong lúc chặt dừa, cô gái bán hàng vô tình làm nước bắn vào người tổng thống Mỹ khiến ông cười vang. 
Tháp tùng ông là Đại sứ Mỹ tại Lào Daniel Clune (ngoài cùng bên trái) và cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice (ngoài cùng bên phải). Ông sẽ ở thăm Lào đến ngày 8/9 sau khi dự một số hội nghị trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN 28-29. 
Ông Obama vừa uống nước dừa vừa ngắm nhìn dòng sông Mekong. Chuyến công du lần này của Obama là chuyến đi cuối cùng đến châu Á trước khi ông rời Nhà Trắng vào tháng 1/2017. Đây cũng là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ đương nhiệm đến thăm Lào. 
Trong chiều nay, ông đã có buổi giao lưu với đại biểu thanh niên các nước ASEAN trong chương trình YSEALI (Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á), một chương trình do ông công bố năm 2013. 
Đông Phong 
Ảnh: Reuter

Nổ súng tại trường học ở Texas: Hung thủ chết, 2 người khác bị thương.

Nổ súng tại trường học ở Texas: Hung thủ chết, 2 người khác bị thương.
Roxanne Garcia
08/09/2016
(CNN) Một nữ học sinh đã nổ súng và làm bị thương một người khác trước khi quay súng tự vận vào sáng thứ Năm (Sept 9, 2016) tại trường trung học Alpine phía Tây của Texas, cảnh sát nói. 
Một nhân viên liên bang cũng bị vướng đạn của một cảnh sát khi họ nổ súng đáp trả, ông Ronny Dodson Cảnh sát trưởng của quận Brewster County cho biết. Tình trạng của nhân viên này được mô tả là ổn định, nhưng tình trạng của người học sinh bị thương thì không được tiết lộ.
Một vài chi tiết về vụ nổ súng tại trường của vùng Alpine, một cộng đồng có chừng 6,500 dân cách El Paso chừng 200 dặm về hướng đông nam.
Dân chúng chạy băng ngang đường trong khi trường học Alpine High được di tản sau vụ nổ súng vào sáng thứ Năm. 
Việc nổ súng đầu tiên xảy ra ở ngoài nhà vệ sinh ở sảnh đường của ban nhạc, ông Dodson nói. Tin tức về lý do nổ súng này cũng như danh tánh của những người liên hệ không được tiết lộ.
Văn phòng cảnh sát trưởng quận Brewster đầu tiên nói họ tin rằng có 2 người bắn súng đang đào tẩu, nhưng vào trưa thứ Năm thì ông Dodson nói rằng kẻ nổ súng tiên khỏi đã chết và không có ai khác bị truy lùng.
Dodson cũng không cho biết nhân viên liên bang bị thương làm việc cho cơ quan nào.
‘Máu đổ trên sàn nhà’
Một nữ sinh nhỏ tuổi tại trường cho CNN biết là các học sinh vừa mới khởi sự tiết học thứ nhì thì nghe một giáo viên ở ngoài lớp của cô la lên “Vào lớp học ngay!”
“Thấy giáo của tôi hét lên bảo mọi người hãy núp vào trong tủ,” nữ sinh nói, và đài CNN chúng tôi không nêu tên vì cô còn nhỏ tuổi.
“Chúng tôi nghe có người la hét và đang chạy xuống sảnh đường. Tất cả chúng tôi bắt đầu khóc.”
Một lúc sau thì nhân viên công lực đấm vào cửa phòng học và đưa các học sinh ra ngoài, cô nói.
“Tôi thấy có máu đổ trên sàn của quán càfê khi đi ngang qua đó trong lúc chạy thoát ra ngoài trường” cô nữ sinh nói. “Một trong các cảnh sát viên bảo chúng tôi hãy đưa cao tay lên và chạy ra khỏi nhà. Vì thế tôi chỉ thoáng thấy máu đó thôi.”
“Thật quá đễ sợ và hồi hộp, tôi chưa từng sợ đến thế trong đời.”
Trường học này với khoảng 280 học sinh trước tiên đã bị phong tỏa. Theo báo Alpine Avalanche viết trên Facebok thì các học sinh đã được di tản vào lúc 9:40 a.m giờ địa phương.
Trong bàn tường trình về việc di tản, báo Avalanche có kèm thêm một hình ảnh cho thấy dân chúng tụ tập dọc đường phố ngoài khu trường học.
Vụ nổ súng vào sáng thứ Năm xảy ra chỉ cách ngày tựu trường vào tuần trước có 2 tuần.
Điền Phong chuyễn ngữ từ bản tin của CNN

Cựu ĐBQH khai ‘bỏ 1,5 triệu USD chạy vào QH

Cựu ĐBQH khai ‘bỏ 1,5 triệu USD chạy vào QH

Image copyrightHOANG DINH NAM AFP
Image captionBà Châu Thị Thu Nga đã bị Quốc hội Việt Nam khóa 13 bãi nhiệm
BBC
8 tháng 9 2016
Bà Châu Thị Thu Nga, đã mất tư cách đại biểu quốc hội Việt Nam, khai với công an rằng từng chi 30 tỉ (1,5 triệu đôla) để lo các thủ tục ứng cử ĐBQH khóa 13.
Thông tin được công bố hôm 7/9 sau khi Bộ Công an hoàn tất kết luận điều tra vụ bà Thu Nga và đồng phạm “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Phía công an tiết lộ bà Nga khai đã chi 30 tỉ cho một doanh nghiệp vàng bạc ở Hà Nội để lo thủ tục ứng cử đại biểu quốc hội khóa 13.
Doanh nghiệp này, không được công bố tên, đã phủ nhận cáo buộc, theo truyền thông Việt Nam.
Ngày 8/9, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói ông chưa biết thông tin này.
Nhưng ông Phúc khẳng định: “Nếu có thông tin thế thì phải kiểm chứng ngay để tránh ảnh hưởng đến uy tín của Quốc hội.”
Tháng Giêng 2015, bà Thu Nga bị khởi tố và bị bắt vì cáo buộc có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án xây dựng nhà ở tại khu B5 Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Tháng Sáu năm đó, Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu bãi nhiệm bà.
Bà Thu Nga cùng sáu người khác bị đề nghị truy tố hồi tháng Tư 2016.
Cùng khóa 13 có một đại biểu Quốc hội khác bị bãi nhiệm là doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến vào năm 2012.
Ở Quốc hội khóa 14 vừa được bầu năm nay, đã có hai đại biểu bị bãi nhiệm là ông Trịnh Xuân Thanh và bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.

Bối cảnh Thủ tướng VN thăm Trung Quốc

8 tháng 9 2016
Ông Nguyễn Xuân PhúcImage copyrightANNA ISAKOVA TASS VIA GETTY IMAGES
Image captionThủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sắp thăm Trung Quốc trong thời gian từ 10-15/9/2016.
Thủ tướng Việt Nam sắp thăm Trung Quốc trong một chuyến thăm chính thức kéo dài sáu ngày (10-15/9/2016), theo lời mời của người đồng cấp, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, theo truyền thông hai nước.
Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông Nguyễn Xuân Phúc sau khi trở thành Thủ tướng.
Quan hệ Việt – Trung được cho là có ‘lúc nóng, lúc lạnh’ tùy theo tình hình căng thẳng hay hạ nhiệt trên Biển Đông. Trước đó, Thủ tướng Việt Nam đã thăm Nga và Nhật Bản.
Chuyến thăm của Thủ tướng Phúc diễn ra ngay sau khi Việt Nam vừa đón tiếp Tổng thống Pháp và trước đó là Thủ tướng Ấn Độ.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cùng đoàn đại biểu quân sự cấp cao của Việt Nam cũng tới thăm Trung Quốc và mới đây Chủ tịch Việt Nam, Đại tướng Trần Đại Quang đã có phát biểu gây chú ý trong chuyến thăm Singapore khi ông nói nếu xảy ra xung đột, nhất là xung đột vũ trang thì sẽ ‘không có người thắng, mà tất cả đều thua’.
Chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam tới Trung Quốc và bối cảnh chính trị và bang giao khu vực, trong đó có các hội nghị quan trọng của Asean tại Lào mới đây hậu G20, có liên quan như thế nào tới quan hệ song phương Việt – Trung và an ninh, hợp tác trên Biển Đông và khu vực sẽ là chủ đề của Bàn tròn Thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ.
Chương trình được phát trực tuyến trên kênh Youtube của chúng tôi từ lúc 19h30-20h00 giờ Việt Nam ngày 08/9/2016, với sự tham gia của các khách mời là các nhà báo, nhà nghiên cứu, quan sát, bình luận từ Việt Nam và hải ngoại. Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi.

Song phương

Theo truyền thông Trung Quốc, trong chuyến công du chính thức bắt đầu từ thứ Bảy tuần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ dự Hội trợ Triển lãm Trung Quốc – Asean lần thứ 13.
Sự kiện này sẽ được tổ chức từ ngày 11-14/9 ở thành phố Nam Ninh, thuộc tỉnh Quảng Tây và khu tự trị người Choang ở miền Nam Trung Quốc.
Image copyrightXINHUANET
Image captionÔng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong một cuộc gặp từ trước.
Một phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, mới đây cho rằng:
“Quan hệ Trung – Việt đang tốt đẹp,” bà Hoa Xuân Oánh được truyền thông Trung Quốc trích dẫn hôm 04/9, nói.
Vẫn theo báo chí Trung Quốc, trong chuyến thăm kéo dài sáu ngày, Thủ tướng Phúc và các lãnh đạo Trung Quốc gặp gỡ và có các cuộc họp bàn song phương.
“Lãnh đạo Trung Quốc sẽ gặp ông Phúc và có các cuộc họp, trao đổi quan điểm về các quan hệ song phương và các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm,” bà Hoa Xuân Oánh được trích lời nói.
Thủ tướng Phúc được tái bầu vào chức Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vào tháng Bảy năm nay, trước đó, hồi tháng Tư, ông đã tiếp quản chiếc ghế Thủ tướng từ người tiền nhiệm, ông Nguyễn Tấn Dũng.
“Chúng tôi hy vọng chuyến thăm của ông Phúc sẽ nâng cao trao đổi chiến lược song phương, tăng cường quan hệ hai bên cùng có lợi và đem lại lợi ích thực sự cho nhân dân hai nước,” người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được dẫn lời nói.

TT Brazil bị la ó tại lễ khai mạc Paralympic

TT Brazil bị la ó tại lễ khai mạc Paralympic
Image copyrightALL SPORTImage captionLễ khai mạc bắt đầu với màn nhào lộn ngoạn mục của vận động viên Mỹ Aaron “Wheelz” Fotheringham trên xe lăn

8 tháng 9 2016
Tổng thống Brazil Michel Temer bị la ó trong lễ khai mạc Paralympic 2016 ở Rio de Janeiro với những màn biểu diễn đầy màu sắc.
Hàng ngàn người tham gia trình diễn trong lễ khai mạc dài hai giờ tại sân vận động Maracana.
Image copyrightGETTY
Các nội dung thi đấu bắt đầu từ ngày 8/9, và Sarah Storey của Anh có cơ hội trở thành nữ vận động viên khuyết tật thành công nhất.
Lễ khai mạc bắt đầu với màn nhào lộn ngoạn mục của vận động viên Mỹ Aaron “Wheelz” Fotheringham trên xe lăn.
Image copyrightGET
Quốc ca Brazil được cử hành trước cuộc diễu hành của đoàn vận động viên các nước.
Các vận động viên xếp hình ghép thành một trái tim đang đập ở trung tâm sân vận động thể hiện một trong những ý tưởng cốt lõi của Paralympic.
Một trong những tiết mục nổi bật nhất của lễ khai mạc là khi đèn bị tắt để những người trên khán đài trải nghiệm cảm giác bị ‘mù’.
Image copyrightGETTY
Chủ tịch ủy ban tổ chức Rio 2016 Carlos Nuzman và Tổng thống Temer bị la ó trong lúc đọc diễn văn.
Quốc gia Nam Mỹ rơi vào tình trạng bất ổn chính trị và, chỉ 24 giờ trước lễ khai mạc Paralympic, cựu Tổng thống Brazil Dilma Rousseff rời dinh tổng thống sau khi bị luận tội và phế truất.
Image copyrightPA
Kết thúc bài diễn văn, ông Nuzman nói về việc xây dựng một “thế giới mới không có chướng ngại và dễ tiếp cận hơn cho tất cả”.
Cuối cùng ngọn đuốc được thắp sáng trong mưa và đám đông reo hò cổ vũ.

Trung Quốc 'không muốn VN theo Philippines'?


Image copyrightAFP
Image captionThủ tướng Việt Nam sắp thăm Trung Quốc theo lời mời của Thủ tướng Trung Quốc ông Lý Khắc Cường (trong ảnh) từ ngày 10-15/9/2016.

BBC
08/092016
Trung Quốc không muốn Việt Nam đi theo 'nghị trình' của Philippines, quốc gia đã đưa ra vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông lên tòa PCA, đồng thời mong muốn thúc đẩy hợp tác thương mại, mậu dịch và đầu tư với Việt Nam, theo khác mời của tọa đàm trực tuyến của BBC Việt ngữ hôm 08/9/2016.
Trung Quốc bên ngoài tỏ ra 'bình tĩnh', nhưng trong thực chất vẫn ít nhiều 'quan ngại' trước động thái hợp tác an ninh giữa Mỹ và các đồng minh, hoặc đối tác ở Biển Đông, nơi lâu nay vẫn diễn ra tranh chấp giữa các quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền về biển đảo, trong đó có Việt Nam, vẫn theo ý kiến này.


Bình luận với Bàn tròn thứ Năm tuần này về chuyến thăm lần đầu tiên của Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc đến Trung Quốc, nhà báo Vincent Ni của Ban tiếng Trung, thuộc BBC World Service, nói:
"Xét đến tình hình căng thẳng trên Biển Đông, tôi nghĩ là Trung Quốc không mong muốn Việt Nam thúc đẩy hơn nữa lập trường của mình, không đi theo nghị trình của Philippines. Trong quá khứ chúng ta biết rằng Việt Nam có lúc đã răn đe đem vấn đề ra Tòa án Quốc tế, theo gương của Philippines.
"Trung Quốc muốn bảo đảm chắc chắn rằng phía Việt Nam sẽ không theo đuổi vụ kiện.
"Thứ hai, tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ muốn hai bên dùng những lời lẽ tốt đẹp về các mối quan hệ song phương, nếu chúng ta nhìn vào những khía cạnh kinh tế, thương mại, hợp tác hai bên khá tích cực với kim ngạch, giá trị gia tăng hàng năm.

Image copyrightXINHUANET
Image captionHai ông Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Lý Khắc Cường trong một lần tiếp xúc, hội đàm từ trước.

"Do đó tôi nghĩ Trung Quốc sẽ nhấn mạnh nhiều hơn nữa vào điểm đó, về khía cạnh an ninh, khá là tế nhị, song tôi nghĩ hai bên chắc chắn sẽ trao đổi về vấn đề này trong chuyến thăm của Thủ tướng Phúc tới Trung Quốc.
"Và đừng quên rằng Thủ tướng Phúc sẽ tới thăm Nam Ninh, ở miền Nam Trung Quốc, để tham dự hội chợ triển lãm Trung Quốc - Asean, nên tôi nghĩ ông rõ ràng quan tâm tới việc khai thác hơn nữa thương mại với Trung Quốc," nhà báo Vincent Ni nêu quan điểm.

Bối cảnh chuyến thăm

Việt Nam vừa tiếp đón nguyên thủ từ hai quốc gia quan trọng ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong đó ngoài chuyến thăm cách đây vài tuần của Thủ tướng Ấn Độ, ban lãnh đạo Việt Nam vừa đón tiếp Tổng thống Pháp trong một chuyến thăm chính thức hậu hội nghị thượng đỉnh G20.
Về quan hệ Việt - Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác quân sự, an ninh, quốc phòng, nhà báo Võ Trung Dung, một nhà quan sát từ Pháp đang có mặt ở Sài Gòn và vừa theo dõi chuyến thăm của Tổng thống Francois Hollande ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đưa ra bình luận:


"Quân đội Việt Nam cũng đã mua một số thiết bị của Pháp nhưng chủ yếu những thiết bị như là radar duyên hải và một vài chiếc máy bay như là trực thăng nhỏ, nhưng bây giờ (Việt Nam) chưa thể mua nhiều hơn...
"Không biết Việt Nam có tiền hay không, nhưng Pháp sẵn sàng bán, một cản trở lớn nhất không phải là chính trị hay ngoại giao, nhưng cản trở là về kỹ thuật vì 90% thiết bị của quân đội Việt Nam, của hải quân, không quân và bộ binh đều là do Nga cung cấp.
"Và các hệ thống thông tin trong quân đội cũng do Nga cung cấp, thì hệ thống của Pháp không thể nhập vô một hệ thống chung như vậy, đó là cản trở nhiều nhất trong vấn đề buôn bán vũ khí, đương nhiên là Pháp đã làm và sẵn sàng mời những sỹ quan Việt Nam tham dự tập huấn về chiến lược, chiến thuật, điều đó đã làm từ lâu rồi," nhà báo Võ Trung Dung nói với Bàn tròn.
Còn từ Hoa Kỳ, nhà báo Đỗ Thông Minh bình luận thêm về quan hệ Nhật - Việt liên quan tới hợp tác an ninh, quốc phòng, ông nói:
"Nhật Bản rất quan tâm tình hình Biển Đông và ngay khi Thủ tướng Abe lên (cầm quyền) cách đây gần 4 năm, thì viếng thăm đầu tiên của ông là Việt Nam và cho tới nay, như cam kết, sẽ cung cấp cho Việt Nam mười tàu tuần duyên, loại cảnh sát biển.

Image copyrightREUTERS
Image captionThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ngoại trưởng Nhật Bản tại Văn phòng Chính phủ hôm 05/5/2016.

"Việc cung cấp đó đã và đang được tiến hành, cũng như khi cảng Cam Ranh mới được xây dựng và mở ra, thì chiến hạm của Nhật cũng là những chiến hạm đầu tiên ghé vào.
"Thành ra, Biển Hoa Đông và Biển Đông có quan hệ mật thiết với nhau, bởi vì đó là con đường thương mại huyết mạch của Nhật Bản, cho nên Nhật Bản không những giúp đỡ Philippines mà cũng giúp đỡ Việt Nam, kể cả về mặt ngoại giao, kinh tế, cũng như về an ninh, phòng thủ," ông Đỗ Thông Minh nói với BBC.

Hai điểm nhấn chuyến thăm

Từ Hà Nội, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia về chính trị khu vực và quốc tế nói về điểm nhấn và kết quả được kỳ vọng của chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc, ông nói:


"Thứ nhất, phần phát triển thương mại giữa hai nước, Việt Nam có mong muốn rằng Trung Quốc cùng với Việt Nam làm sao lành mạnh hóa quan hệ thương mại song phương, nhằm tăng khả năng xuất khẩu của Việt Nam và giảm khả năng nhập siêu từ Trung Quốc.
"Thứ hai, cũng trong thương mại, làm sao Trung Quốc xuất sang Việt Nam những hàng hóa có chất lượng cao hơn và có nguồn gốc rõ ràng, cũng như đảm bảo mặt an toàn, vệ sinh của các loại mặt hàng mang tính chất thực phẩm. Đấy là một mong muốn rất cụ thể của Việt Nam.
"Còn trong quan hệ chính trị, cũng như quan hệ liên quan Biển Đông, hai bên đều mong muốn rằng tiến tới việc xử lý các tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình.
"Và trong phần tranh chấp mang tính chất song phương, thì hai bên cố gắng xử lý sao cho hai bên cùng có lợi và hai bên và hai bên cùng chấp nhận được," nhà phân tích nói với Bàn tròn Thứ Năm của BBC Việt ngữ.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn sau đây để theo dõi toàn văn cuộc Tọa đàm Bàn tròn.

Cuộc gặp 'gượng gạo' Obama-Duterte

Image copyrightEPA
BBC
08/09/2016
Tổng thống Mỹ Barack Obama và nhà lãnh đạo Philippines Rodrigo Duterte gặp nhau chớp nhoáng, vài ngày sau sự cố về ngôn từ.
Hôm thứ Ba, ông Obama hủy cuộc đối thoại đã được lên lịch sau khi ông Duterte gọi ông là "con của gái điếm".
Cuộc họp không chính thức hôm thứ Tư diễn ra trước tiệc tối của hội nghị thượng đỉnh ASEAN.
Trong khi một người phát ngôn của Philippines nói ông "rất vui" đã có việc tiếp xúc giữa hai nhà lãnh đạo, phía Mỹ nói họ đã có “trao đổi” ngắn gọn tại một căn phòng chờ trước khi dự tiệc tối của các nhà lãnh đạo.
Được biết ông Obama và ông Duterte tới nơi tổ chức tiệc tối tại hội nghị thượng đỉnh tại Lào riêng rẽ và không tương tác với nhau tại sự kiện kéo dài 1 giờ 20 phút.
"Họ là những người cuối cùng rời khỏi phòng chờ trước khi vào dự tiệc. Tôi không thể nói họ gặp nhau bao lâu", Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay, người đi cùng với ông Duterte, nói với các phóng viên ngay sau đó.
"Tôi rất vui vì đã diễn ra sự việc đó."
Image copyrightEPA
Image captionObama và Duterte thoáng nhìn nhau qua dãy người
Một quan chức Nhà Trắng nói hai vị lãnh đạo nói chuyện "xã giao" khi "trao đổi ngắn gọn" trước tiệc tối.

Cuộc chiến chống ma túy

Sự cố ngôn từ của ông Duterte xảy ra tại một cuộc họp báo, nơi ông nói với phóng viên rằng ông sẽ không chấp nhận ông Obama nêu bất kỳ quan ngại nào về cuộc chiến chống ma túy ở Philippines.
"Người ta phải tôn trọng. Đừng có đặt điều và đưa ra các tuyên bố. Con của một con điếm, tôi sẽ nguyền rủa người đó tại diễn đàn", ông Duterte nói, dường như ám chỉ Tổng thống Hoa Kỳ.
Nhà lãnh đạo Philippines sau đó bày tỏ hối tiếc về lời lẽ của mình, nhưng chỉ xảy ra sau khi ông Obama hủy họp đã được lên lịch.
Ông Duterte thắng cử tổng thống với chính sách cứng rắn bài trừ ma túy và khoảng 2.400 người đã thiệt mạng trong các chiến dịch chống ma túy kể từ khi ông nhậm chức vào tháng Sáu.
Trước đó ông từng kêu gọi người dân Philippines giết các phần tử buôn bán ma túy nếu chống cự khi bắt giữ, và đe dọa sẽ "tách khỏi" Liên Hợp Quốc sau khi Liên Hợp Quốc gọi cuộc chiến chống ma túy là tội ác theo luật quốc tế.
Tổng thống Duterte, vốn nổi tiếng với những nhận xét gây tranh cãi của mình, từng nói Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bị "điên" và nói Giáo hoàng Francis là "con của gái điếm".
Tuy nhiên ông được hậu thuẫn mạnh ở trong nước đối với chính sách cứng rắn chống ma túy của mình.
Powered by Blogger.