Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tư bản Anh kỷ niệm 70 năm y tế Xã Hội Chủ Nghĩa

Thursday, August 2, 2018 // ,
VOA Blog - Nguyễn Hùng 



 
Hình minh họa.
Tháng 7/2018 nước Anh có hàng loạt sự kiện đánh dấu 70 năm ngày thành lập hệ thống y tế quốc gia gọi tắt là NHS. Đây thực sự là hệ thống đóng góp theo khả năng và người dân không phải trả bất kỳ chi phí khám chữa gì khi tới bệnh viện – một sản phẩm xã hội chủ nghĩa tại quốc gia tư bản hàng đầu.
Khác với hệ thống y tế tại các nước tự nhận là theo xã hội hay cộng sản chủ nghĩa như Việt Nam và Trung Quốc, NHS cũng như nhiều hệ thống y tế của các nước tư bản phát triển khác trừ Hoa Kỳ đều chăm sóc bệnh nhân như nhau thay vì khám chữa tuỳ vào số tiền mà họ có. Không có chuyện người bị bệnh tim có nguy cơ chỉ được đặt một nửa số ống thông tim cần thiết vì không kiếm đâu được thêm vài chục triệu đồng hay nhẹ hơn là phụ nữ sinh con phải cầm vài phong bì để hối lộ cho nhân viên của các ca trực khác nhau.
Tôi đã từng trải qua các ca phẫu thuật ở cả Anh và Việt Nam và không thực sự nhận thấy có khác biệt quá lớn về dịch vụ. Tuy nhiên ca phẫu thuật cắt khối u ở cổ của tôi tại Bệnh viện Quân y 103 do một người quen của người quen thực hiện và tôi đủ tiền để trang trải mọi chi phí. Giờ tôi cũng nhận ra khi đó tôi không đóng góp nhiều để cải thiện dịch vụ y tế qua thuế thu nhập. Còn với ca phẫu thuật ở Anh nhằm loại bỏ một khối u khác, mà chỉ khi đã phẫu thuật xong họ mới phát hiện ra nó đã có mầm ung thư, tôi được đối xử như nửa triệu bệnh nhân tới dùng dịch vụ của NHS mỗi ngày. Sau ca phẫu thuật là nhiều ngày xạ trị khác tại một bệnh viện chuyên khoa ở London và trong cả quá trình này tôi không phải trả bất kỳ một xu nào. Trong đầu tôi cũng không có ý nghĩ phải có phong bì cho bác sỹ hay y tá.
NHS của Anh là định chế được người dân ưa chuộng tới mức các nhà bình luận coi niềm tin của người dân vào hệ thống y tế như niềm tin tôn giáo. Họ không chỉ tin suông mà sẵn sàng đóng thuế để nuôi NHS, vốn mỗi năm tiêu tốn gần 150 tỷ bảng trong thời điểm hiện nay và trên 10 tỷ bảng hồi mới thành lập vào tháng 7/1948. Quyết định khiến mọi người dân đều được quyền khám chữa bệnh miễn phí được Bộ trưởng Y tế Anh Aneurin Bevan công bố chỉ ba năm sau khi Thế Chiến II kết thúc.
Ngày nay NHS là nhà tuyển dụng lớn nhất ở Anh với 1,7 triệu nhân viên. Hệ thống y tế này phục vụ nửa triệu bệnh nhân mỗi ngày với các bác sỹ kê hơn một tỷ đơn y tế và hơn 700,000 trẻ em ra đời tại các bệnh viện khác nhau trên toàn nước Anh. Nhưng NHS cũng bị chỉ trích vì số người phải chờ từ vài ngày tới nhiều tuần để dùng dịch vụ y tế hàng năm cũng lên tới bốn triệu và NHS không có mặt trong danh sách 10 hệ thống y tế tốt nhất thế giới cho việc chữa trị một số bệnh ung thư. Một số nhà chỉ trích cũng nói chính niềm tin của người dân vào NHS đã khiến hệ thống y tế Anh trở nên bảo thủ và bị một số hệ thống y tế khác, chẳng hạn y tế của Đức, qua mặt. Để cải thiện NHS, chính phủ Anh mới đây cam kết sẽ tăng ngân sách cho hệ thống y tế với mức tăng sau lạm phát là 3,4% trong năm năm tới. Với mức tăng này, theo chính phủ Anh, ngân sách của NHS mỗi năm sẽ tăng thêm 20 tỷ bảng kể từ năm thứ năm của kế hoạch cải thiện y tế.
Trong đợt kỷ niệm 70 năm ngày thành lập NHS hồi đầu tháng Bảy, kênh truyền thông Anh BBC đã phỏng vấn một bệnh nhân sinh cùng ngày 5/7/1948 với NHS và là bệnh nhân của hệ thống y tế này trong suốt 70 năm qua vì vừa ra đời đã mắc một chứng ung thư. Bệnh nhân này, bà Jean Jones, nói:
"Trước khi có NHS, người ta phải trả tiền cho mọi thứ. Tôi được chữa trị nhiều trong rất nhiều năm. Tôi không biết tôi có thể cáng đáng được chi phí không [nếu không có NHS].”
Nếu có điều gì Việt Nam có thể học được từ Anh đó chính là việc xây dựng một hệ thống y tế mà trong đó không có sự phân biệt giàu nghèo và ai cũng được quyền chăm sóc sức khoẻ miễn phí. Hệ thống y tế đầy phân biệt đối xử và chất lượng dịch vụ không đồng đều ở Việt Nam khiến có người bạn tôi nói “mỗi lần vào viện chỉ mong lại có cách mạng”.
·         16x9 Image
Nguyễn Hùng bắt đầu viết báo từ năm 1995 cho tờ Vietnam Investment Review và hai năm sau được Liên Hiệp Quốc chọn là một trong một vài nhà báo châu Á xứng đáng nhận giải thưởng mang tên cố tổng thư ký Dag Hammarskjold. Nguyễn Hùng đến London năm 2000, trở thành phát thanh viên, biên tập viên và phó ban Việt ngữ BBC. Trong vài năm trước khi rời BBC hồi năm 2017 để trở thành giảng viên báo chí kỹ thuật số ở Goldsmiths, University of London, Nguyễn Hùng phụ trách mảng mạng xã hội cho Vùng Đông Á và mảng kỹ thuật số cho Vùng Nam Á của BBC World Service. Nguyễn Hùng là người đồng sáng lập chương trình Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt. Anh cũng sẽ chia sẻ blog này qua trang Facebook - https://www.facebook.com/haynhi3005/.

Không thể man rợ hơn, đểu cáng hơn.

Author: Từ Thức
Posted on: 01-08-2018


Một bên, họ không khởi tố Phạm Công Trung, người đã biển thủ hay gây thiệt hại 17.000 tỉ cho ngân hàng nhà nước. “Vì lý do nhân đạo’’, đối với một tên đã từng kiêu hãnh lấy tiền ăn cắp của dân, mua một lúc 27 chiếc đồng hồ Patek Philips (8 tỉ đồng mỗi cái), mỗi lần 10 tỷ đồng rượu quý.
Cái “nhân đạo” của họ, nếu không tra từ điển Cộng Sản, không ai hiểu nổi. Một bên, họ tuyên án từ 8 tới 18 tháng tù những người chống đặc khu, chống an ninh mạng, đa số là phụ nữ, trên dưới 20 tuổi. Hãy nhìn những khuôn mặt trẻ trước toà (vài em sinh năm 2001). Đó có phải là những người hung bạo, phải nhốt như tội phạm cướp của, giết người ?
Tập đoàn cầm quyền các cấp đã khản cổ kêu gọi dân hãy bình tĩnh, hứa sẽ xét lại dự luật đặc khu. Nghĩa là nhìn nhận dân có lý. Tại bất cứ nơi nào, dù man rợ tới đâu, trong trường hợp đó, nhà cầm quyền cũng mời, hay tới gặp dân, để tìm hiểu thêm nguyện vọng của dân. Ở VN, họ ban án tù nặng. Mười tám tháng tù cho một người trẻ, chỉ vì cái tội nói tôi không muốn nước tôi trở thành nước Tàu. Và nằm tù ở VN không giống như đi nghỉ hè ở Club Med, hay đi tù ở nhữnh xứ bình thường hay văn minh.
Nhà tù ở những xứ bình thường có mục đích ngăn chặn cá nhân khỏi phá hoại xã hội. Nhà tù ở những nước văn minh là cơ hội để truyền bá kiến thức, huấn nghệ, để khi mãn hạn tù, cá nhân trở thành công dân tốt.
Nhà tù ở VN là một nơi hành hạ, nhục mạ để nạn nhân thân bại danh liệt, tiêu ma nghị lực, suốt đời sẽ không bao giờ dám nghĩ tới phản kháng, chống đối nữa. NN Như Quỳnh đã tuyệt thực hai tuần lễ để khỏi phải bị giam chung với côn đồ của nhà nước đưa vào, để ngày đêm hâm dọa, nhục mạ, chửi bới thô tục.
Đểu cáng hơn nữa, họ tịch thu tài sản (nghèo khổ) của những người đáng tuổi con cháu mình để chia nhau. Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. Tài sản của người ta liên hệ gì tới chuyện biểu tình ?
Hơn cả hành vi man rợ, đó là một sự thách thức, một cách đái lên đầu dân. Giống như một tên du côn say rượu, lỗ mãng, ăn cướp giữa chợ, múa dao, tụt quần , vỗ cu vỗ đít trước bàn dân thiên hạ, thách thức: ông chơi ngang vậy đó, đứa nào dám ho he ?
Trước đây, cũng cái gọi là Toà án Nhân Dân đã trả tự do cho người hiếp dâm con nít có thẻ Đảng, bỏ tù 9, 10 năm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, và biết bao nhiêu những người trẻ, về cái tội còn dám nghĩ, dám nói đất nước VN là của người Việt.
Thông điệp (message) rất rõ, nhận được 5/5: cướp của, giết người, hiếp dâm trẻ em, không sao, nhất là có thẻ Đảng, nhưng đụng tới ‘’tình hữu nghị Trung Việt‘’ là nằm tù mục xương. Giống như ngày xưa người ta tống giam, hay bêu đầu, những người mắc tội phạm húy.
Với bản án dã man phủ lên đầu những thanh thiếu niên còn nhiệt huyết, còn có lòng với đất nước, tập đoàn cầm quyền muốn nhắc lại với trăm họ: tội gì cũng có thể tha, nhưng đụng tới chuyện làm ăn, buôn bán (buôn dân, bán nước) của chúng ông, sẽ phải trả giá rất đắt.
Cái dã man, cái khốn nạn, cái đểu cáng, cái khiêu khích đã vượt giới hạn, ở một xứ ngoạc mồm đòi giống Paris, Singapore, Tokyo… nhưng sống ngoài quỹ đạo của nhân loại, ngoài thế giới tử tế của những người còn lương tri.
Jean de La Fontaine nói có hai công lý: công lý của những người quyền thế, và công lý cho những kẻ thấp cổ bé miệng. Việt Nam ngày nay sáng chế ra hai loại luật pháp: luật pháp dành cho đồng đảng trộm cướp, và luật pháp dành cho những người làm cản trở chuyện kinh doanh của bọn cướp ngày.
Từ Thức (facebook)
 -----------------

Ý kiến độc giả :

Với một chính quyền vô đạo và mất nhân tính như bây giờ mà dân còn nhịn nhục và chờ đợi gì nữa ??? Hãy liều mạng với chúng một trận sống mái, sống mà sống nhục thì thà đừng sống. Chắc chắn khi toàn dân đồng loạt nổi khí xung thiên xông lên để chiến đấu thì trời cũng sập huống hồ gì ba thằng Việt Cọng ham sống sợ chết đó !! Chúng đang tìm đường chạy trốn đó không thấy hay sao ? Chết hiên ngang cho đất nước là một vinh dự cao quý. Liệu đám con cháu hèn hạ của thằng Hồ Chó Minh có hiểu điều đó chăng ?? Giờ đây mà giết được một thằng Việt Cọng hà hiếp dân lành cướp đất bán cho Tàu thì đó là một vinh quang lớn gấp 10 lần giết giặc Tây của thời đô hộ xa xưa.

Kim Hoa Bà Bà

Từ vụ ‘trảm’ tướng Việt nhìn tới vụ giảm 60 tướng Anh





Tướng quân đội chụp hình cùng các lãnh đão một thời của Việt Nam: Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng.
Việt Nam vừa tuyên bố kỷ luật hai tướng quân đội gồm Thượng tướng Phương Minh Hoà, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân và Trung tướng Nguyễn Văn Thanh, nguyên bí thứ đảng uỷ và nguyên Chính uỷ trong cùng quân chủng vì các sai phạm liên quan tới đất đai. Trong cùng giai đoạn, hai tướng công an thậm chí còn bị xử lý nặng hơn với việc giáng cấp bậc hàm.
Tướng Hoà bị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương buộc tội “trực tiếp ký một số văn bản sử dụng đất vào mục đích kinh tế, liên doanh, liên kết không đúng quy định” theo báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Tướng Thanh bị cho là đã “xét duyệt danh sách hưởng chính sách nhà ở, đất ở của quân đội, trong đó có một số trường hợp không đúng đối tượng theo quy định”.
Các sai phạm này xảy ra trong giai đoạn 2010-2015 khi mà số tướng lĩnh trong quân đội Việt Nam lên tới gần 500 so với con số chưa tới 40 của năm 1975, như một đại tá công an viết trên BBC.
Chỉ riêng trong nhiệm kỳ chủ tịch nước của mình từ 2011-2016, ông Trương Tấn Sang đã thăng hàm tướng cho gần 140 đại tá quân đội và cho hơn 90 đại tá công an. Đó là chưa kể số khoảng 70 sĩ quan cấp thiếu tướng, trung tướng và thượng tướng được thăng hàm trong cùng giai đoạn.
Đây cũng chính là giai đoạn mà tại Anh, nước được xem là có quân đội mạnh trên Việt Nam hơn 10 bậc trong bảng xếp hạng quân đội các nước, bắt đầu giảm số tướng trong quân đội.
Kết quả là tới cuối năm 2017, số tướng trong quân đội Anh chỉ còn 85 so với con số 141 của năm năm về trước theo Tổng tham mưu trưởng Tướng Sir Nick Carter.
Truyền thông Anh cũng đưa ra con số khoảng 300 tướng của Hoa Kỳ, nước có quân số lớn gấp năm lần quân đội Anh để chứng minh cho tính chính đáng của việc giảm 40% số người hưởng lương có thể tới mức trên 100,000 bảng Anh trong mấy năm qua.
Lực lượng bộ binh Anh cũng giảm mạnh theo kế hoạch 10 năm tới 2020 và giờ chỉ còn trên 80.000 lính so với trên 100.000 hồi năm 2010. Ngân sách của quân đội Anh thực tế đã giảm chừng 18% trong giai đoạn 2010-2015 và chỉ tăng lại trong hai năm gần đây.
Anh từng gửi quân cùng lúc tới cả Iraq và Afghanistan nhưng những thay đổi căn bản nhằm đối phó với mức tăng tối thiểu cho ngân sách trên 50 tỷ đô mỗi năm sẽ khiến cho quân đội Anh chỉ còn là quân đội “một trận”, theo các chuyên gia. Điều này có nghĩa là Anh chỉ còn khả năng tham gia một cuộc chiến một và nếu mắc sai lầm trong cuộc chiến đó sẽ khó còn cơ hội sửa chữa.
Mặc dù ngân sách không tăng đáng kể, Anh hiện vẫn đứng thứ năm về chi tiêu quốc phòng sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga và Arab Saudi.
Quân đội Anh hàng năm đều ra báo cáo hàng trăm trang nêu rõ các khoản chi tiêu và lương bổng của các quan chức cao cấp trong quân đội. Theo báo cáo cho năm tài khoá 2016-2017, bộ trưởng quốc phòng hưởng lương trên 67.000 bảng, không tăng so với năm tài khoá trước đó trong khi số tiền ngân sách đóng vào quỹ hưu của ông này giảm xuống còn 18.000 bản so với mức 27.000 bảng của năm tài khoá trước. Mức lương trung bình ở London là gần 40,000 bảng.
Cũng theo báo cáo mới nhất, số người hưởng lương công chức cao cấp bậc 1, vốn có thang bậc lương từ 64.000-117.800, giảm 40 người xuống còn 210. Anh không có chế độ lính nghĩa vụ như Việt Nam và họ tuyển dụng lính như các công ty tuyển nhân viên. Theo một báo cáo của Hạ viện Anh, hơn nửa quân chính quy của Anh có tuổi đời dưới 30 và 10% trong số quân chính quy là nữ.

Ý Nghĩa của lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài “Tiếng Gọi Công Dân”

Source: Hồn Việt 
Author: Ls. Lê Duy San
Posted on: 2018-09-01

Đã có cả hàng chục bài viết về lịch sử, ý nghĩa của Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (quốc kỳ của VNCH) và bài “Tiếng Gọi Công Dân” (quốc ca của VNCH) cùng nhiều bài tranh luận có nên treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và hát bài Tiếng Gọi Công Dân trong các buổi sinh hoạt cộng đồng của người Việt tỵ nạn Cộng Sản hay không. Nhiều bài viết rất là công phu và giá trị như bài “Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam” của cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, nhưng chính giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cũng công nhận: “Viết bài này, tác giả chỉ có mục đích trình bầy một số dữ kiện lịch sử xác thật về quốc kỳ và quốc ca Việt Nam…” Còn hầu như chưa có bài nào viết thật rõ ràng và ngắn gọn về ý nghĩa của Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài “Tiếng Gọi Công Dân” để người Việt hiểu rỏ nhất là trong giai đoạn hiện tại và tại sao chúng ta, những người Việt hải ngoại tỵ nạn Cộng Sản cần phải tôn kính và vinh danh mỗi khi có dịp hội họp tại nơi công cộng.
1/ Lịch sử và ý nghĩa Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài “Tiếng Gọi Công Dân” trước 1975.

a/ Lịch sử Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài “Tiếng Gọi Công Dân”

Có thể nói, trước ngày quân đội Nhật lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương vào ngày 9/3/1945, Việt Nam chưa hề có quốc kỳ và quốc ca. Ngày 17/4/1945 chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập, lá cờ Quẻ Ly (sọc vàng ở giữa đứt đoạn làm hai) được chấp nhận là quốc kỳ của Việt Nam. Có thể nói đây là lá cờ đầu tiên của Việt Nam. Nhưng trên thực tế, lá cờ này chỉ đại diện cho nhân dân Việt Nam 2 miền Bắc và Trung mà thôi vì nhà cầm quyền quân sự Nhật chưa chịu trả Nam Kỳ cho triều đình Huế . Mãi tới ngày 14/8/1945, tức sau khi chính phủ Nhật đã đầu hàng Đồng Minh được 4 ngày (ngày 10/8/1945) lá cờ quẻ ly mới thực sự đại diện cho cả 3 miền Bắc, Trung và Nam Việt Nam và bản Quốc Ca Việt Nam là bài Việt Nam Minh Châu Trời Đông của Nhạc Sĩ Hùng Lân.



National Anthem of the Empire of Vietnam [1945] | Việt Nam Minh Châu Trời Đông

Thời gian tồn tại của lá quốc kỳ Quẻ Ly và bài quốc ca Việt Nam Minh Châu Trời Đông qúa ngăn ngủi vì 5 ngày sau tức ngày 19/8/1945 chính phủ Trần Trọng Kim đã bị Việt Minh tức Hồ Chí Minh, tay sai của Cộng Sản đệ tam quốc tế cướp chính Quyền và quốc kỳ được thay thế bằng Cờ Đỏ Sao Vàng là cờ đảng của đảng Cộng Sản Việt Nam (1) và quốc ca được thay thế bằng bài "Tiếng Quân Ca" của Văn Cao.

Sau khi cướp được chính quyền, ngày 6 tháng 3 năm 1946, ông Hồ Chí Minh đã ký Hiệp Định Sơ Bộ Pháp-Việt với Jean Sainteny, đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp, rước quân đội Pháp vào để rảnh tay tiêu diệt các đảng phái quốc gia (2), ông Hồ Chí Minh mới mở cuộc chiến chống Pháp để giành chính nghĩa. Chiến tranh Việt (Việt Minh) Pháp bùng nổ vào ngày 19/12/46. Pháp chiếm hầu hết các thành phố của cả ba miền Trung Nam Bắc, Việt Minh phải rút ra hậu phương để kháng chiến. Sau hơn 2 năm đánh nhau với Việt Minh, người Pháp thấy không thể chiến thắng nên đã liên lạc với Hoàng Đế Bảo Đại để trao trả quyền độc lập cho VN nhưng vẫn nằm trong khối Liên Hiệp Pháp (3). Ngày 2/6/1948, chính phủ lâm thời Việt Nam ra đời do tướng Nguyễn Văn Xuân chủ tọa, lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ do họa sỉ Lê Văn Đệ đề nghị được chấp nhận làm quốc kỳ và lấy bài Tiếng gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước (4) được đổi tên là Tiếng Gọi Công Dân đã được chập nhận làm quốc ca của quốc gia Việt Nam.

Ngày 7/7/1954, Ông Ngô Đình Diệm về nước thành lập chính phủ và lập nên nền đệ Nhất Cộng Hòa VN. Quốc Hội Lập Hiến VNCH năm 1956 đã quyết định giữ lại bài Tiếng Gọi Công Dân làm quốc ca, nhưng lời được đổi lại như sau:



Chào Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ - Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa

Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng.
Ðồng lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống!
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dầu cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người công dân luôn vững bền tâm trí,
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!

(Ðiệp khúc)
Công dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang đời sống
Xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng.

Có nhiều người chỉ trích việc dùng bài Tiếng Gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước là một người theo Cộng Sản. Thực ra thì bài Tiếng Gọi Công Dân chỉ mượn Nhạc, còn Lời thì đã thay đổi gần như khác hẳn. Hơn nữa, khi làm bài Tiếng Gọi Thanh Niên, Lưu Hữu Phước chỉ là một sinh viên với lòng yêu nước nhiệt thành, ông chưa hề gia nhập một đảng phái nào, kể cả đảng Cộng Sản Việt Nam.

b/ Ý nghĩa Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài “Tiếng Gọi Công Dân”.

Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thì:

“…quan niệm cổ của dân tộc Việt Nam, màu vàng thuộc hành thổ và màu đỏ thuộc hành hỏa và vì hỏa sanh thổ nên hai màu này rất hợp với nhau. …, ba sọc đỏ nhỏ như những tia nắng rọi xuống một mặt đất rộng rãi làm cho mặt đất này ấm áp và có điều kiện thuận lợi cho cây cỏ mọc lên được”.

“…nền vàng tượng trưng cho quốc gia và dân tộc Việt Nam nói chung và ba sọc đỏ tượng trưng cho ba kỳ. Vậy, ba sọc đỏ nằm trên nền vàng hàm ý là nước Việt Nam gồm cả ba kỳ và dân tộc Việt Nam gồm người của cả ba kỳ”.

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công Dân không những là Quốc Kỳ và Quốc Ca của Việt Nam mà còn là biểu tượng cuả một nước có tự do và dân chủ và đã được tất cả các nước trên thế giới trong khối tự do dân chủ công nhận. Còn Cờ Đỏ Sao Vàng và bài Tiến Quân Ca chỉ được những nước độc tài chuyên chính trong khối Cộng Sản công nhận mà thôi.

Trong gần 30 năm, từ 1948 đến 1975, người dân VN tự do cũng như người lính VNCH chống Cộng Sản Việt Nam đã hy sinh không biết bao xương máu không phải là để bảo vệ cho một chủ nghĩa hay một chủ thuyết nào mà chỉ là để bảo vệ cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam. Vì thế ngọn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công Dân không những là biểu tượng cho quốc kỳ và quốc ca của Việt Nam mà còn là biểu tượng cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, cho nguyện vọng tốt đẹp của quốc gia, dân tộc. Biểu tượng Cờ Đỏ Sao Vàng và bài "Tiến Quân Ca" của Việt Cộng trái lại, nó là biểu tượng chủ nghĩa Cộng Sản, một chủ nghĩa tam vô: vô tổ quốc, vô tôn giáo, vô gia đình, và học thuyết Mác Lê, một học thuyết chuyên chính vô sản. Bởi vậy những kẻ chiến đấu dưới lá Cờ Đỏ Sao Vàng, dưới bài Tiến Quân Ca không phải là chiến đấu cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, cho quốc gia dân tộc mà là chiến đấu cho đảng Cộng Sản, cho chủ nghĩa Mác Lê.

2/ Tại sao phải tôn kính và vinh danh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài “Tiếng Gọi Công Dân”.

a/ Để nêu cao chính nghĩa của người Việt quốc gia.

Năm 1954, gần một triệu người miền Bắc VN đã phải bỏ hết cả nhà cửa ruộng vườn chạy trốn Việt Cộng để di cư vào Nam với 2 bàn tay trắng cũng chỉ vì muốn được hưởng tự do, dân chủ và nhân quyền của chính quyền miền Nam Việt Nam tức chính quyền quốc gia VN mà biểu tượng là lá cờ Vàng với ba sọc đỏ.

Suốt 20 năm cuộc chiến VN từ 1954 tới 1975, Việt Cộng mà biểu tượng là lá cờ máu (đỏ) với ngôi sao vàng đi tới đâu là đồng bào VN chạy khỏi đó và tìm tới vùng có lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tức vùng quốc gia để được bảo vệ và che chở.
Hàng triệu quân dân cán chính của VNCH đã phải bỏ mình cũng vì để bảo vệ cho lá cờ Vàng ba sọc đỏ tức bảo vệ cho người dân miền Nam VN được Tự Do, Dân Chủ và có Nhân quyền.

Năm 1975, Việt Cộng xóa bỏ Hiệp Định Ba Lê và cưỡng chiếm miền Nam, lại một lần nữa, hơn một triệu người Việt bỏ hết cả tài sản, nhà cửa, ruộng vườn ra đi với 2 bàn tay trắng để tìm tự do và trong số này cũng có tới vài trăm ngàn người đã chìm sâu dưới lòng đại dương cũng vì 2 chữ tự do.

b/ Để giữ vững căn cước của người Việt tỵ nạn Cộng Sản

Sau năm 1975, chế độ Việt Nam Cộng Hoà không còn, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cũng như bài Tiếng Gọi Công Dân không còn là biểu tượng cho Quốc Kỳ và Quốc Ca của nước Việt Nam nữa. Nhưng trong lòng mọi người, dù đã bỏ nước ra đi hay hãy còn ở lại trong nước, Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công Dân vẫn là biểu tượng của Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.

Chúng ta bỏ nước ra đi vì không muốn sống dưới chế độ tàn ác, phi nhân của Cộng Sản Việt Nam. Các quốc gia tự do trên thế giới nhận cho chúng ta nhập cư cũng vì tư cách tị nạn chính trị của chúng ta.Vì thế, là người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chúng ta cần phải bảo vệ tư cách này bằng cách tôn kính và vinh danh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (quốc kỳ VNCH) và bài Tiếng Gọi Công Dân (quốc ca VNCH) mỗi khi có dịp hội họp tại nơi công cộng.
c/ Để phân biệt rõ ràng làn ranh Quốc Cộng.

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công Dân không những là biểu tượng lý tưởng của người Việt tỵ nạn Cộng Sản, không những là căn cước của người Việt tỵ nạn Cộng sàn, nó còn là biểu tượng để phân biệt rõ ràng làn ranh Quốc Gia và Cộng Sản. Một buổi họp có tính công cộng mà không treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, không hát bài Tiếng Gọi Công Dân thật khó lòng biết rõ đó là buổi họp của người quốc gia hay của bọn Cộng Sản.

Bởi vậy, là người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chúng ta tuyệt đối không những không tham dự những buổi họp công cộng không có treo cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và hát bài Tiếng Gọi Công Dân mà còn có bổn phận phải tẩy chay và thông báo cho mọi người biết để xa lánh.

Trên thế giới nhiều nước đã ra nghị quyết vinh danh Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của người Việt tỵ nạn Cộng Sản, nhất là tại Hoa Kỳ. Trong bài “Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam” cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy nói: “Hiện nay, quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ không còn được chánh thức dùng bên trong nước Việt Nam, nhưng mọi người Việt Nam ở quốc nội đều biết rằng nó là lá cờ tượng trưng cho nền độc lập và tự do của Tổ Quốc, chống lại chế độ cộng sản tàn ác, phi nhơn và nô lệ ngoại bang. Bên ngoài Việt Nam, nó cũng được người ngoại quốc xem là biểu tượng của phía người Việt Nam chống lại Cộng Sản. Không biểu tượng nào khác có thể thay thế cờ vàng ba sọc đỏ về các mặt này. Vậy, việc tỏ lòng tôn trọng quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ và dùng nó một cách rộng rãi ở nơi nào có người quốc gia Việt Nam là một công cuộc đóng góp lớn vào việc giải phóng đất nước khỏi ách Cộng Sản”.

Tóm lại, mặc dầu Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cũng như bài Tiếng gọi Công dân, kể từ 30/4/1975, không còn là biểu tượng quốc kỳ và quốc ca của Việt Nam nữa, nhưng đối với người Việt tỵ nạn Cộng sản, nó vẫn biểu tượng cho tự do, dân chủ, nhân quyền, cho căn cước của người Việt tỵ nạn Cộng Sản. Nó là bằng chứng để phân biệt người quốc gia với người Cộng Sản.

Không phải chỉ có người Việt tỵ nạn Cộng Sản, những miền Nam, đã sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà và được hưởng những ân huệ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa mới trân qúy, bảo vệ và mong muốn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ sẽ có ngày lại đại diện cho nước Việt Nam, mà ngay cả những người sinh ra dưới chế độ Cộng Sản và được dậy dỗ bởi Cộng Sản cũng mong muốn Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ sẽ có ngày tung bay khắp vùng trời Việt Nam. Trong bài “Còn Cờ Đỏ Sao Vàng Thi Không Bao Giờ Có Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc” đăng trong tờ báo chui trong nước, tờ “Báo Sinh Viên Yêu Nước”, tác giả Lê Trung Thành, một sinh viên du học tại Đài Loan nói “lá cờ vàng ba sọc đỏ chắc chắn sẽ lại tung bay ngạo nghễ trên quê hương Việt Nam”.

Mọi sự lạm dụng cũng như khinh thường Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và bài Tiếng Gọi Công Dân của những kẻ vô ý thức cần phải được kết án nghiêm khắc.

Ls. Lê Duy San

------------------------------------------

Chú thích.

(1) Thực ra thì cờ đảng của đảng Cộng Sản Việt Nam cũng là lá cờ Búa Liềm như cờ của Cộng Sản Nga, Cộng Sản Tầu. Nhưng vì muốn lưà gạt nhân dân và các đảng phái quốc gia nên chúng chọn Cờ Đỏ Sao Vàng. Khi cướp được chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim, chúng đã áp đặt lá cờ Đỏ Sao Vàng thành quốc kỳ VN.

(2) Hiệp định bao gồm các điểm chính sau đây:

Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế cho 200.000 quân Trung Hoa Quốc dân đảng để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Pháp hứa sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3000 quân.

(3) Ngày 8/6/1948 trên một chiến hạm bỏ neo tại Vịnh Hạ Long, Cao ủy Bollaert, đại diện chính phủ Pháp và Nguyễn Văn Xuân thủ tướng Chính phủ Trung ương Quốc Gia Lâm thời đã ký thỏa ước Vịnh Hạ Long. Pháp nhìn nhận VN độc lập và tự do thực hiện sự thống nhất quốc gia. Đến ngày 8/3/1949, tại Dinh tổng thống Pháp (Điện Elysée) cựu hoàng Bảo Đại và TT Vincent Auriol ký Hiệp ước Elysée. Pháp chính thức nhìn nhận VN là một quốc gia độc lập thống nhất thuộc khối Liên Hiệp Pháp (Vũ Quốc Thúc, “Thời Đại Của Tôi”)..

(4) Bài Tiếng Gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước như sau:

Này sinh viên ơi! Ðứng lên đáp lời sông núi !
Ðồng lòng cùng đi, đi, mở đường khai lối.
Vì non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên,
Nào anh em Bắc Nam! Cùng nhau ta kết đoàn!
Hồn thanh xuân như gương trong sáng,
Ðừng tiếc máu nóng, tài xin ráng!
Thời khó, thế khó, khó làm yếu ta,
Dầu muôn chông gai vững lòng chi sá.
Ðường mới kíp phóng mắt nhìn xa bốn phương,
Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường.

(Ðiệp khúc)

Sinh viên ơi! Ta quyết đi đến cùng!
Sinh viên ơi! Ta thề đem hết lòng!
Tiến lên đồng tiến! Vẻ vang đời sống!
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng!
Này sinh viên ơi! Dấu xưa vết còn chưa xoá!
Hùng cường trời Nam, ghi trên bảng vàng bia đá!
Lùa quân Chiêm nát tan, thành công Nam tiến luôn,
Bình bao phen Tống Nguyên, từng ca câu khải hoàn.
Hồ Tây tranh phong oai son phấn,
Lừng tiếng Sát Thát Trần Quốc Tuấn.
Mài kiếm cứu nước nhớ người núi Lam,
Trừ Thanh, Quang Trung giết hằng bao đám.
Nòi giống có khí phách từ xưa chớ quên,
Mong đến ngày vẻ vang, ta thắp hương nguyền.

(Trở lại điệp khúc)

Này sinh viên ơi! Muốn đi đến ngày tươi sáng,
Hành trình còn xa, chúng ta phải cùng nhau gắng!
Ngày xưa ai biết đem tài cao cho núi sông,
Ngày nay ta cũng đem lòng son cho giống dòng.
Là sinh viên vun cây văn hoá,
Từ trước sẵn có nhiều hoa lá.
Ðời mới kiến thiết đáp lòng những ai
Hằng mong ta ra vững cầm tay lái.
Bền chí quyết cố gắng làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!

(Trở lại điệp khúc)

Powered by Blogger.