Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Vai trò của Philippines ở Biển Đông hiện nay?

Friday, October 21, 2016 // , ,
Vai trò của Philippines ở Biển Đông hiện nay?
21-10-2016
Tại Tokyo, các giới chức Nhật Bản cho biết khi đón Tổng Thống Philippines vào tuần tới, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe sẽ gặp riêng Tổng Thống Duterte, yêu cầu nhà lãnh đạo Phi giải thích rõ ràng hơn về vai trò của Phi trong khu vực, đặc biệt là vai trò của Phi ở Biển Đông.
Một viên chức yêu cầu không nêu tên nói với hãng thông tấn Reuters rằng một trong những điều Thủ Tướng Abe sẽ nêu lên là mong muốn Phi tiếp tục hợp tác với các nước, trong kế hoạch do Hoa Kỳ dẫn đầu nhằm ngăn cản bước tiến quân sự của Trung Quốc.
Ngoài ra trong cuộc họp báo sáng nay, ông Yoshihide Suga, Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng Nhật Bản nói rằng Nhật đang tìm hiểu xem những biến chuyển mới giữa Trung Quốc, Philippines và Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng thế nào đến tình hình chung cũng như vai trò của Nhật trong tương lai. – RFA

Bộ trưởng Philippines làm rõ ý của Tổng thống Duterte

21-10-2016
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) bắt tay Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân Trung Quốc Trương Đức Giang trước cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 20 Tháng 10 năm 2016.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) bắt tay Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân Trung Quốc Trương Đức Giang trước cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 20 Tháng 10 năm 2016.
 AFP photo
Ông Ramon Lopez, Bộ Trưởng Thương Mại Philippines cho hay Manila vẫn tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ trong các lãnh vực thương mại và đầu tư.
Nói với đài truyền hình quốc tế CNN, ông Bộ Trưởng Thương Mại Phi nhấn mạnh chính phủ nước ông chỉ giảm thiểu sự phụ thuộc quá mức vào Mỹ, nhưng không bỏ quan hệ thương mại, đầu tư với đang có với Hoa Kỳ và phương Tây.
Ông cũng giải thích thêm rằng Tổng Thống Rodrigo Duterte muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc và những nước ASEAN, là các quốc gia đã có quan hệ thương mại với Phi trong nhiều thế kỷ qua.
Giải thích vừa nêu được đưa ra sau khi Tổng Thống Phi thông báo tại Bắc Kinh là ông quyết định tách rời Phi ra khỏi Mỹ về nhiều mặt, từ hợp tác quân sự, xã hội và kinh tế.
Tổng Thống Duterte còn nói là quyết định của ông chứng tỏ nước Mỹ đã thua, vì một nước đồng minh của Hoa Kỳ như Phi cuối cùng cũng phải đi tới quyết định không muốn lệ thuộc vào Mỹ nữa, để đánh đổi lấy mối quan hệ mới với Trung Quốc và Nga.
Điều này được chính Tổng Thống Phi nói ở Bắc Kinh, và chúng tôi xin trích dẫn nguyên văn như sau: “tôi đã thay đổi lập trường để đi theo ý thức hệ của quý vị, có thể tôi sẽ đi Nga để thảo luận với Tổng Thống Vladamir Putin, và tôi sẽ nói với Tổng Thống Nga rằng bây giờ có 3 nước cùng nhau chống lại thế giới là Trung Quốc, Nga và Philippines”.
Trong bản tin đánh đi từ Bắc Kinh hồi chiều nay, hãng thông tấn Reuters trích dẫn lời phát ngôn viên Đại Sứ Quán Mỹ tại Bắc Kinh, cho hay Hoa Kỳ vẫn chưa nhận được lời giải thích chính thức từ phía Phi về việc Manila ‘chia tay’ với Washington, nhưng nói thêm rằng điều Tổng Thống Phi đưa ra đã tạo nên bất ổn không cần thiết.
Bà Molly Koscina, phát ngôn viên Đại Sứ Quán Hoa Kỳ cũng nhắc lại rằng Washington luôn tôn trọng các hiệp ước đã ký với Phi, và mong chính phủ Phi cũng làm điều tương tự.
Điều đó cũng được ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter nói tới, cho biết Hoa Kỳ luôn muốn duy trì mối quan hệ đồng minh đã có với Philippines.
Bà Marie Banaag, phụ tá phát ngôn viên Phủ Tổng Thống Phi kêu gọi mọi người chờ đợi tin tức chính thức từ chính phủ Manila, đừng vội vã diễn giải phát biểu của Tổng thống Duterte.- RFA

Mỹ thiếu giải pháp tốt để đối phó với việc Philippines đổi trục

media


Lính Mỹ cuốn cờ sau lễ kết thúc cuộc tập trận chung với Philippines, tại căn cứ quân sự ở Manila, ngày 11/10/2016- TED ALJIBE / AFP

Điều mà chính quyền Obama cố tránh từ nhiều tháng qua đã trở thành hiện thực vào hôm qua, 20/10/2016. Tại Bắc Kinh, tổng thống Philippines Duterte tuyên bố đoạn tuyệt với Mỹ và sẵn sàng liên minh với Nga và TC. Việc mất đi một thành tố quan trọng trong chiến lược xoay trục qua châu Á để làm đối trọng với TC là một vố đau cho Mỹ, nhưng vấn đề là Washington như bị bó tay, chưa có được giải pháp tốt để đối phó.
Việc tân tổng thống Philippines có lập trường chống Mỹ đã được chính ông nêu bật, với những tuyên bố mang nặng tính chất khiêu khích từ ngày ông đắc cử. Để đối phó, chính quyền Mỹ và tổng thống Barack Obama, người bị Duterte khiêu khích đích danh vẫn cố nhẫn nhịn, tránh không đổ thêm dầu vào lửa, vì không muốn gây tổn hại cho Thỏa Thuận Hợp Tác Quốc Phòng Nâng cao Mỹ Phi, ký kết năm 2014, cho phép Hoa Kỳ luân chuyển chiến hạm và chiến đấu cơ cũng như binh sĩ qua 5 căn cứ quân sự lớn ở Philippines. Đây là một thỏa thuận cực kì quan trọng nếu Mỹ muốn đưa sức mạnh quốc phòng tới ngưỡng cửa TC.
Theo hãng tin Anh Reuters, một quan chức Mỹ xin giấu tên xác nhận rằng trong nội bộ chính quyền Mỹ, tranh cãi đã bùng lên trong nhiều tháng qua về việc nên hay không nên chỉ trích Duterte trong vấn đề nhân quyền. Một số người cho rằng lời lẽ thận trọng của Mỹ khi chỉ trích chiến dịch bài trừ ma túy của Duterte quá yếu.
Thế nhưng, thái độ nhẫn nhịn của chính quyền Obama như đã biến thành vô ích với tuyên bố «chia tay » Mỹ của Duterte vào hôm qua. Đây mới chỉ là những tuyên bố, nhưng Mỹ có thể làm gì để những tuyên bố đó không trở thành hiện thực.
Một số người đã căn cứ vào thực tế hiện nay là Philippines tùy thuộc rất lớn vào Mỹ về cả phương diện viện trợ quân sự, hợp tác kinh tế lẫn đầu tư, do đó có thể nghĩ đến phương án cắt viện trợ quân sự.
Washington đã cung cấp cho Philippines hàng triệu đô la viện trợ quân sự trong hai năm qua nhằm đối phó với hành động bồi đắp đảo nhân tạo của TC ở Biển Đông.
Nhiều thành viên Quốc hội Mỹ trong đó có thượng nghị sĩ Patrick Leahy thuộc đảng Dân Chủ đã từng gợi lên ý này khi cho biết là Mỹ sẽ cân nhắc các điều kiện viện trợ cho Philippines nếu Duterte không lơi tay trong chiến dịch bài trừ ma túy một cách cực kỳ thô bạo và đẫm máu của ông.
Thế nhưng, để chống lại ý tưởng đó, nhiều quan chức trong chính quyền Duterte tại Philippines đã không ngần ngại cho rằng nếu không có sự trợ giúp của Mỹ, thì Manila hoàn toàn có thể quay sang nhờ Nga và TC hỗ trợ.
Hôm qua, bộ trưởng Thương Mại Philippines Ramon Lopez cho biết là nhân chuyến công du TC của tổng thống Duterte, hai bên đã ký kết những hợp đồng trị giá 13,5 tỉ đô la. Con số này đã cao hơn hẳn so với số tiền Mỹ đầu tư trực tiếp vào Philippines hiện nay chỉ khoảng 4,7 tỉ đô la mà thôi.
Trong bối cảnh gần như bị bó tay, không có phương tiện gây sức ép, có suy nghĩ trong chính quyền Mỹ cho là không nên lo ngại quá đáng. Duterte nổi tiếng là một con người thực dụng, và ông hoàn toàn có thể nối lại với Hoa Kỳ nếu nhận thấy rằng quyền lợi của Philippines nằm ở chỗ đó.
Tranh luận vẫn tiếp tục, nhưng rõ ràng là hồ sơ Philippines khó có thể được giải quyết dứt khoát từ nay đến tháng 11 là ngày mà Mỹ bầu tổng thống, và gánh nặng sẽ đè lên vai người kế nhiệm ông Obama. – Theo RFI

Philippines "chia tay" với Mỹ: Washington yêu cầu giải thích


media
Phó thủ tướng TC Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli) (P) và tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, tại diễn đàn Đầu tư-Thương mại Trung-Philippines, Bắc Kinh, ngày 20/10/2016. REUTERS/Wu Hong

Hoa Kỳ sẽ yêu cầu đồng minh Philippines «giải thích » ý nghĩa tuyên bố của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 20/10/2016 tại Bắc Kinh trong đó ông nói đến việc «chia tay » với Mỹ. Một đặc sứ Mỹ sẽ đến Manila ngay tuần tới để tìm hiểu ngọn ngành vụ việc.

Trong một cuộc họp báo ngày 20/10 tại Washington, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ John Kirby xác nhận là Mỹ sẽ tìm kiếm «một lời giải thích chính xác về những gì mà tổng thống [Philippines] muốn nói khi ông đề cập tới việc chia tay với nước Mỹ».
Đối với phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, các tuyên bố về việc chấm dứt quan hệ với Mỹ của Duterte rất khó lý giải vì «mâu thuẫn với quan hệ rất gần gũi mà Mỹ đang có với người dân cũng như chính phủ Philippines ở mọi cấp độ, chứ không chỉ giới hạn trong lãnh vực an ninh». Theo ông Kirby, bạn bè và đối tác của Mỹ trong khu vực cũng không hiểu rõ các phát biểu của tổng thống Philippines.
Ngay vào tuần tới, ông Daniel Russel, trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á sẽ đến Manila để tìm giải thích, nhưng phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ khẳng định rằng đó là một chuyến công được đã được dự trù từ lâu.
Trước mắt, phía Mỹ vẫn nhấn mạnh rằng chưa nhận được bất kỳ yêu cầu nào từ phía Philippines trên vấn đề giảm bớt hợp tác. Phát biểu ngày 21/10 trên đường thăm Thổ Nhĩ Kỳ, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định Mỹ vẫn sẽ duy trì các cam kết liên minh với Philippines cho dù Duterte đã tuyên bố chia tay Mỹ.

Ngày 20/10, tổng thống Philippines đã gây chấn động khi ngay tại Bắc Kinh, công khai tuyên bố chia tay với Washington, cho rằng «Mỹ đã thua cuộc cả về quân sự và kinh tế », đồng thời khẳng định là sẽ liên minh với TC và Nga để « đối đầu với các vấn đề của thế giới».
Và như thông lệ trong thời gian gần đây, sau các tuyên bố dữ dội của Duterte, các quan chức chính phủ Philippines lại phải lên tiếng đính chính. Vào ngày 21/10, bộ trưởng Thương Mại Philippines Ramon Lopez đã khẳng định rằng Philippines vẫn sẽ duy trì quan hệ kinh tế, thương mại với Mỹ, theo Reuters.
Phát biểu với giới báo chí tại Bắc Kinh, ông Lopez giải thích là Duterte «không nói về việc chia tay với Mỹ » và Philippines «không dừng các hoạt động thương mại và đầu tư với Mỹ ».
Riêng tại Philippines, một quan chức cấp cao tại văn phòng truyền thông của tổng thống Philippines đã kêu gọi mọi người khoan diễn giải tuyên bố của Duterte về việc chấm dứt quan hệ với Mỹ, mà nên chờ chỉ đạo cụ thể từ chính tổng thống và bộ Ngoại Giao Philippines khi phái đoàn thăm TC về nước.
Tuyên bố của Duterte đã khiến công luận Philippines hoang mang, kẻ chống, người bênh, thậm chí một số không nhỏ chính khách Philippines lo ngại một hành động phiêu lưu về mặt quân sự cũng như kinh tế.
Thông tín viên RFI, Marianne Dardard, tường thuật từ Manila:
«Một bộ phận trong chính giới Philippines cho là tổng thống Duterte có lý, như Renato Reyes, tổng thư ký đảng Bayan, thuộc cánh tả. Ông nói: tất cả các tổng thống Philippines cho đến giờ đều là con rối của Mỹ, và họ vẫn trung thành với Mỹ. Chúng tôi cho Mỹ đóng quân trên lãnh thổ Philippines, nhưng có được lợi gì đâu. Quan hệ hai bên thật là không cân đối. Với những nước khác, ít ra chúng tôi còn có nhiều chọn lựa.
Ngược lại thì ông Roilo Goles, cựu cố vấn an ninh quốc gia, đánh giá rằng việc tách rời khỏi Mỹ rất phiêu lưu: có thể nào đánh đổi một đồng minh đã chứng tỏ sự trung thành từ gần 70 năm nay với một kẻ khác mà ý đồ không rõ ràng và đã chiếm vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta?
Đối với ông Rolo Goles, tách Philippines ra khỏi Hoa Kỳ là điều không thể. Kinh tế Philippines sẽ không chịu nổi, sẽ bị tê liệt, vì Hoa Kỳ là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Philippines.
Ngay trước khi ông Duterte đến Bắc Kinh, một cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số người Philippines tỏ ý nghi kỵ Trung Quốc và ngược lại cho thấy rất tin tưởng vào Hoa Kỳ ». - Theo RFI

Điểm Báo Pháp – 21-10-2016

Điểm Báo Pháp – 21-10-2016
media
Tại khu vực của quân nổi dậy tại Aleppo, Syria, các nghĩa trang hết chỗ (khu Al-Shaar). REUTERS/Abdalrhman Ismail
RFI – Thùy Dương -  21-10-2016
Nổi bật trên thời sự quốc tế tuần này là chủ đề về cuộc chiến ở Aleppo – Syria và Mossoul – Irak. Hôm nay, nhật báo Libération đăng bài xã luận có tiêu đề « Mơ hồ» của Laurent Joffrin.
Ai cũng biết, chẳng có cuộc chiến tranh nào là trong sạch. Bất cứ cuộc đối đầu vũ trang nào cũng kéo theo bạo lực điên cuồng, những đòi hỏi yêu sách tới đổ máu và sát hại dân thường. Không phải cuộc chiến nào cũng có ý nghĩa như những gì mà những người ủng hộ Vladimir Putin đã và đang tuyên truyền. Nhiều người muốn lòe gạt chúng ta để chúng ta nghĩ là nước Nga đồng nghĩa với dân chủ, kiểu như « trông đom đóm mà ngỡ bó đuốc ».
Các cuộc tấn công vào Aleppo và Mossoul không giống nhau. Cuộc tấn công vào Mossoul sẽ gây rất nhiều tổn thất, đặc biệt cho thường dân. Nhưng ở Aleppo, liên quân Syria và đồng minh Nga đã cố ý oanh tạc các bệnh viện, các trung tâm cứu hộ và cả các kho dự trữ lương thực, thực phẩm.
Quân đội Irak tìm cách truy quét các kẻ khủng bố của tổ chức Nhà Nước Hồi giáo ra khỏi thành phố Mossoul. Còn lực lượng quân sự Nga và Syria thì lại oanh tạc Aleppo từ nhiều tuần nay và giết hại nhiều ngàn dân thường chỉ vì họ chống đối lại chế độ của tổng thống Bachar al-Assad. Như Christophe Ayad nhận xét trên Le Monde, người dân thành phố Mossoul sống dưới ách cai trị tuyệt đối của Daech nên đa số sẽ coi việc thành phố sụp đổ là sự giải phóng. Ngược lại, tất cả những người dân tử vì đạo ở Aleppo thì lại sợ bị chế độ Bachar Al Assad trả thù.
Để biện bạch cho « điều không thể biện bạch», để đánh lừa dư luận, những người sốt sắng, nhiệt tình vì Putin đã cố ý nhập nhèm để gây hiểu nhầm về chiến tranh và tội ác chiến tranh. Họ coi là bất hợp pháp, chỉ trích hành động của những người chiến đấu chống Daech, chỉ nhằm bào chữa, bảo vệ lợi ích cho những kẻ chỉ chiến đấu vì mục tiêu duy nhất là duy trì quyền lực chuyên chế. Đã đến lúc làm sáng tỏ sự thật : có những kẻ bịp bợm chỉ chuyên phục vụ lợi ích của một tên độc tài tàn bạo, khát máu.
Donald Trump và chính sách « tiêu thổ»
Gabon, Burundi, Kenya, Zambia, Venezuela. Và liệu sắp tới sẽ là Hoa Kỳ ? Liệu nước Mỹ của Lincoln, vốn tự xưng là «quốc gia vĩ đại nhất thế giới» sẽ gia nhập danh sách các nước bị tàn phá những năm qua vì bạo lực nảy sinh sau chiến dịch bầu cử tổng thống?
Cách đây vài tháng, không ai nghĩ tới giả thiết này. Nhưng nay chỉ còn có 18 ngày nữa là đến ngày bầu cử tổng thống ở Mỹ, giả thiết này lại bùng lên sau tuyên bố khoa trương đầy âm mưu của ứng viên Donald Trump trong cơn nguy cấp. Mùa xuân năm nay, ứng viên đảng Cộng Hòa đã hùng hồn tuyên bố: «Chúng ta sẽ thắng, sẽ thắng, sẽ thắng. Các bạn sẽ thích điều đó». Nhưng sang mùa thu, «các vị thần hộ mệnh của đảng dân chủ » đã khiến số phận Trump thay đổi. Tự coi mình là nạn nhân trong âm mưu của đảng Dân Chủ, trong buổi tranh luận thứ ba trên truyền hình với đối thủ Clinton, nhà tài phiệt Donald Trump đã từ chối chấp nhận kết quả kiểm phiếu tới đây.
Sau khi đặt người dân Mỹ vào vị trí đối lập với người nhập cư bất hợp pháp, người tị nạn Syria, tín đồ Hồi Giáo, ứng viên đảng Cộng Hòa lại đẩy chính sách «tiêu thổ» lên một tầm mới khi đặt người Mỹ vào thế đối đầu với chính người Mỹ. Ông nói: «Các bạn ủng hộ tôi hoặc phản đối tôi. Các bạn theo những người âm mưu đánh bại tôi hay đứng bên những người muốn nước Mỹ vĩ đại hơn».
Libération đánh giá phát ngôn này của Donald Trump là nguy hiểm và nhận định ứng viên này hiểu rõ điều đó. Vì trong trường hợp ông thất bại, hay chiến thắng của ông bị phủ nhận, ông sẽ lôi kéo nhiều triệu người vốn ủng hộ ông hay coi ông như «Chúa cứu thế» cũng cự tuyệt với kết quả của cuộc bầu cử. Tại đất nước mà sự thù hằn chính phủ liên bang và sự hằn học Hillary Clinton đang bám rễ, với hơn 300 triệu vũ khí được lưu hành, thì nguy cơ bùng nổ bạo lực sau cuộc bầu cử là có thực. Và nếu điều đó xảy ra, theo Libération, trách nhiệm sẽ thuộc về Donald Trump.
Tỉ lệ thất nghiệp thấp của Mỹ che giấu điều gì? 
Tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ thấp hơn châu Âu, và chỉ bằng chưa đến ½ tỉ lệ ở Pháp Le Monde đặt câu hỏi: «Tỉ lệ thất nghiệp thấp của Mỹ che giấu điều gì?». Và đây là câu trả lời: Mặt trái của tấm huy chương này là «tỉ lệ tham gia thị trường lao động của người dân Mỹ giảm nhiều». Năm 2000, 67,3% người dân Mỹ trên 16 tuổi đang có công ăn việc làm hoặc đang tìm việc, con số này giảm xuống còn 62,4% vào năm 2015 – tỉ lệ thấp nhất từ gần 40 năm nay.
Tại Mỹ, tỉ lệ không đi làm ở thanh niên là nam giới cao hơn nhiều ở nữ giới. Trong vòng 20 năm, số thanh niên 21-30 tuổi đi làm đã giảm từ 89,9% xuống còn 82,3%. Và việc kéo dài thời gian học ở bậc đại học chỉ giải thích được một phần. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tỉ lệ tham gia lao động còn giảm mạnh hơn nữa ở những người có trình độ học vấn thấp.
Các con số thống kê cũng chỉ ra rằng 43% số nam giới ở độ tuổi 25-54 tuổi và không làm việc có vấn đề sức khỏe. Trong khi con số này chỉ là 12% ở người đi làm và 16% ở người đang thất nghiệp.
Pháp vẫn là nước sản xuất rượu lớn thứ hai trên thế giới
Trong bài viết có tiêu đề: «Sản lượng rượu giảm 12%, Pháp vẫn là nước sản xuất rượu lớn thứ hai trên thế giới», Le Monde cho biết chưa năm nào các điều kiện thời tiết lại bất lợi cho việc trồng nho như năm 2016 : mùa xuân mưa nhiều, ít nắng, thời kỳ mưa đá và đông giá kéo dài, hạn hán.
Sản lượng rượu của Ý cho dù giảm 2,2% nhưng vẫn vượt xa sản lượng của Pháp. Điều kiện thời tiết xấu cũng ảnh hưởng tới sản xuất rượu của nhiều nước khắc, chẳng hạn như Achentina mất tới 35% sản lượng rượu, Chilê mất 22%. Trong top 3 nước sản xuất rượu đứng đầu thế giới chỉ có Tây Ban Nha là có sản lượng tăng (+1%). Tuy sản lượng rượu toàn thế giới giảm 5% nhưng Le Monde trấn an những người yêu thích rượu là lượng dự trữ rượu vẫn đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thế giới.
Riêng ở Pháp, các vùng sản xuất rượu bị thiệt hại nặng nề nhất là vùng Champagne (-32%) và Charente (-22%). Trong khi đó, sản lượng của các vùng Bordelais và Alsace lại tăng.
Về chất lượng rượu sản xuất năm 2016, Le Monde cho biết chưa thể khẳng định điều gì. Nhưng áp lực đặt ra cho các nhà sản xuất rượu của Pháp rất lớn khi mà nước Pháp nổi tiếng về chất lượng rượu. Năm 2015, xuất khẩu rượu của Pháp đạt mức kỷ lục 11,7 tỉ euro, góp phần thu hẹp thâm hụt trong cán cân thương mại của Pháp.
Trang nhất các báo Pháp 
Le Monde tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi: «Tại sao rất nhiều tù nhân trong các nhà tù ở Pháp xuất thân từ các gia đình nhập cư?». Các cuộc điều tra của Le Monde cho thấy đói nghèo, trình độ học vấn, sự phân biệt đối xử và các thủ tục pháp lý là những yếu tố góp phần đẩy con cái của các gia đình nhập cư vào tù. Tuy nhiên, Le Monde cũng nhấn mạnh hiện tượng này chỉ liên quan đến các hành vi phạm tội nhỏ, chứ không phải là trọng tội hay các hành vi khủng bố.
Cũng quan tâm tới thời sự trong nước, nhật báo công giáo La Croix trích lời bộ trưởng tư pháp: «Nhà tù là một giải pháp dễ dàng». Trong cuộc phỏng vấn của La Croix, bộ trưởng Jean Jacques Urvoas đã đưa ra các lý lẽ ủng hộ «án phạt thay thế án tù » và phản đối quay lại «các án tù tối thiểu» theo yêu cầu của các cảnh sát đang giận dữ biểu tình tại Pháp.
Nhìn sang quốc tế, nhật báo Le Figaro đặt câu hỏi: «Hillary Clinton đã thắng cuộc?» và cho biết cho dù ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ Clinton không tạo nhiều hứng khởi cho cử tri nhưng bà Clinton vẫn dẫn điểm trước ứng viên Donald Trump. Các cuộc tham dò dư luận cho thấy bà Hillary Clinton làm tốt hơn ông Obama trong các chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2008 và 2012.
Quan tâm tới cuộc chiến tại Irak, nhật báo Libération chạy tựa trang nhất «Phóng sự ở Irak: Trong lòng các trận đánh» và cho biết các chiến binh người Kurdistan đã thắt chặt gọng kìm lên quân thánh chiến của Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.

TIN ĐỌC NHANH

(Theo Reuters) – Bắc Kinh và Tòa Thánh họp tại Roma cuối tháng 10/2016. Hai bên chuẩn bị hoàn tất thỏa thuận thụ phong giám mục tại TC. Theo các nguồn tin của Giáo hội Công giáo, Bắc Kinh chuẩn bị để ít nhất hai giám mục được Vatican trực tiếp phong chức tại TC từ nay đến cuối năm. Mới đây Tòa thánh cũng thừa nhận ít nhất bốn giám mục do Bắc Kinh bổ nhiệm, không được Giáo hoàng chuẩn y trước.
(CNN) - Chiến đấu cơ Anh chuẩn bị tập trận với Nhật Bản và Hàn Quốc. Vào cuối tuần này, Không Quân Anh sẽ cho triển khai loại chiến đấu cơ Typhoon của mình đến tham gia tập trận cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên Không Quân Nhật đón không quân một nước khác ngoài Hoa Kỳ, đến thao diễn.
(ProPublica và Frontline) : Chỉ huy vụ khủng bố 13/11/2015 tại Paris có thể là một cựu quân nhân Pháp. Trên đây là thông tin từ tình báo Mỹ. Công dân Pháp, gốc Maroc, có biệt danh “Abou Souleyman” đến Syria bốn năm sau khi đào ngũ. Nhân vật này hiện đang đảm nhiệm một chức vụ quan trọng trong tổ chức thánh chiến Nhà Nước Hồi Giáo. “Abou Souleyman” từng phục vụ trong lục quân Pháp, tham chiến tại Afghanistan trong sáu tháng.
(Theo Reuters) - New Zealand hủy gặp hai nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông. Phó thủ tướng New Zealand cho biết đây là “một chủ đề nhạy cảm”. Cựu dân biểu Martin Lee, một hai nhân vật nói trên, cho biết rất bất ngờ vì kế hoạch bị hủy vào phút chót. Đầu tuần, ngoại trưởng New Zealand gặp đồng nhiệm TC tại Bắc Kinh.
(AFP) - Irak : Quân chính phủ và đồng minh Kurdistan tiếp tục tiến về Mossoul. Hôm qua 20/10/2016, lực lượng tinh nhuệ chống khủng bố Irak đã chiếm lại được thành phố Bartalla,  trong tay quân thánh chiến từ năm 2014. Bartalla nằm cách Mossoul – thủ phủ của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo – 15 cây số về phía đông,
(AFP) - Tiến trình trưng cầu dân ý chống tổng thống Venezuela bị cản trở. Trong một thông cáo ngày 20/10/2016, Hội đồng bầu cử Venezuela cho biết tạm đình chỉ việc thu thập chữ ký cần thiết để tổ chức trưng cầu dân ý về việc truất phế tổng thống. Ngành Tư Pháp Venezuela còn cấm 8 lãnh đạo phe đối lập ra nước ngoài, trong đó có lãnh tụ đối lập Henrique Capriles.
(AFP) – Một nhà thầu tư làm việc cho NSA ăn cắp ít nhất 500 triệu trang tài liệu. Theo tư pháp Mỹ, Harold Martin III đã bị bắt ngày 27/08/2016 và bị truy tố ngày 21/10 về tội gián điệp. Nhân vật này, từ năm 1996 cho đến khi bị bắt, đã ăn cắp một lượng tài liệu khổng lồ, lên đến 50.000 gigabyte, trong đó có thể có một số tài liệu thuộc dạng tối mật. Một gigabyte có thể chứa 10.000 trang tài liệu với cả hình ảnh.
(AFP) - Gần 60% động vật trên thế giới bị tuyệt diệt từ năm 1970. Đó là thông báo hôm qua của tổ chức bảo vệ thiên nhiên WWF. Chỉ cần đi thăm đồng ruộng thấy vắng bóng chim chóc, bướm hay ếch nhái, là có thể hiểu được phần nào mức độ tuyệt chủng của sinh giới. WWF cũng dự báo từ nay đến năm 2050, rừng nhiệt đới có thể sẽ biến mất, không kể các khu vực đang được bảo vệ.

Tin Hoa Kỳ – 21-10-2016

Obama: Bình luận của Trump ‘nguy hiểm’


Tổng thống Hoa Kỳ trước đó nói ông Trump nên ngưng than vãn về bầu cửI
mage copyrightEUROPEAN PHOTOPRESS AGENCY
Image caption

Tổng thống Hoa Kỳ trước đó nói ông Trump nên ngưng than vãn về bầu cử
Tổng thống Barack Obama nói việc ứng viên Cộng hòa Donald Trump bình luận rằng ông không chấp nhận kết quả bầu cử là “nguy hiểm”.
Phát biểu tại một sự kiện để hậu thuẫn cho ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton tại Miami, tổng thống nói bình luận của ông Trump phương hại tới nền dân chủ Hoa Kỳ.
Trong cuộc tranh luận cuối cùng với bà Clinton, ông Trump từ chối nói liệu ông sẽ chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử vào ngày 8/11 hay không.
Sau đó ông nói rằng ông sẽ chấp nhận một kết quả ”rõ ràng” nhưng bỏ ngỏ khả năng khiếu kiện.
Phát biểu tại Ohio hôm thứ Năm, ông Trump vừa nói vừa cười: “Tôi muốn hứa và cam kết với tất cả cử tri và ủng hộ viên của tôi cũng như tất cả người dân Mỹ, rằng tôi sẽ hoàn toàn chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử tổng thống lịch sử và vĩ đại này – nếu tôi thắng.”
Trong bài phát biểu, ông nói ông sẽ chấp nhận một kết quả rõ ràng nhưng bảo lưu quyền đâm đơn trong trường hợp có vấn đề cần làm rõ.
Vài giờ sau, tổng thống nói rằng gieo rắc mầm mống nghi ngờ về tính chính danh của bầu cử Hoa Kỳ tạo đà cho kẻ thù của đất nước.
Ông Trump bị nhiều người trong chính đảng của ông chỉ trích khi nói ông có thể không chấp nhận kết quả bầu cử.
Ông Trump trong nhiều ngày nói cuộc bầu cử có những vấn đề gây bất lợi cho ông do truyền thông thiên vị và gian lận trong cử tri.
Trong cuộc tranh luận hôm thứ Tư với bà Clinton, khi người dẫn chương trình Chris Wallace hỏi ông Trump liệu ông sẽ chấp nhận kết quả thua bà Clinton hay không, ứng viên Cộng hòa nói ông sẽ cho ông “dài cổ mà chờ”.
Người phụ trách chiến dịch vận động của ông Trump, Kellyanne Conway, sau đó nói rằng ứng viên Trump muốn nói là ông sẽ không chấp nhận thua cho tới khi “thực sự biết được kết quả”. – BBC

Clinton và Trump chế giễu nhau trong tiệc từ thiện


trumpImage copyrightAFP
Image captionHồng Y Timothy Dolan ngồi giữa hai đối thủ
Hai đối thủ Hillary Clinton và Donald Trump chế giễu nhau tại bữa tiệc tối từ thiện, một ngày sau cuộc tranh luận cuối.
Bà Clinton mỉm cười khi ông Trump nói đùa về những bài diễn thuyết mà bà được trả rất nhiều tiền và cuộc điều tra của FBI về email cá nhân của bà.
Nhưng ông đã bị la ó khi nói đùa rằng bà ghét người Công giáo.
Bữa tiệc tối của quỹ Alfred E Smith Memorial Foundation được tổ chức hàng năm ở New York là dạ tiệc buộc khách thắt cà vạt trắng và cứ bốn năm lại có sự hiện diện đặc biệt của các ứng cử viên tổng thống.
Có một truyền thống là các đối thủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng đứng lên và nói đùa về nhau.
Nhưng năm nay, công chúng không thể quên các ứng viên đã không ngừng công kích nhau trước đó.
Trong cuộc tranh luận cuối cùng đêm 19/10 tại Las Vegas, ông Trump gọi đối thủ Dân chủ là “phụ nữ kinh tởm” và cả hai đều ngắt lời lẫn nhau. Họ từ chối bắt tay trước và sau sự kiện.
Ông từng đặt biệt danh cho bà là “Hillary gian trá” và ông còn đe dọa sẽ bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt để bỏ tù bà nếu ông trở thành tổng thống.
Bà Clinton nhận định đối thủ đảng Cộng hòa đang tiến hành một “chiến dịch hận thù, gây chia rẽ” và không thích hợp cho chức danh ông chủ Nhà Trắng.
Nhưng tại sự kiện New York, họ tạm gác những khác biệt của họ sang một bên và chỉ ngồi cách nhau một ghế, với Hồng Y Timothy Dolan ngồi giữa.
Khi bước vào khán phòng, họ không bắt tay hay nhìn thẳng vào mắt nhau, nhưng khi ông Trump đứng lên nói, ông thân thiện vỗ nhẹ vào vai bà.
‘Gây chiến
Ông nói đùa rằng đám đông này – khoảng 1.500 người – chưa phải là khán giả lớn nhất của bà.
Khán phòng la ó khi ông Trump liên hệ bà với Clinton với vụ Watergate, nhắc lại các email bị hack trong chiến dịch của bà và ông nói bà “giả vờ không ghét người Công giáo”. Đó là một trong lúc nụ cười tắt trên gương mặt bà Clinton.
Có lẽ câu nói đùa vui nhất của Trump là khi ông nhắc lại bài phát biểu của vợ mình bị cho là đạo ý tưởng diễn văn của Đệ nhất phu nhân Michelle Obama hồi tháng 7/2016.
Sau đó, đến phiên mình, bà Clinton nói rằng nếu ông Trump thắng cử, ông sẽ trở thành “tổng thống đầu tiên gây chiến trên Twitter với ca sĩ Cher”.
Bà còn nói đùa: “Tôi phải nghe Donald Trump nói trong suốt ba cuộc tranh luận… Bây giờ tôi đứng cạnh Donald Trump còn lâu hơn bất kỳ nhà quản lý chiến dịch của ông ấy.”
“Sau khi nghe ông nói chuyện, tôi sẽ thích nghe Mike Pence [ứng viên phó tổng thống của Trump] phủ nhận những gì ông nói.”
Và ông Trump đùa: “Đêm qua, tôi gọi Hilary một người phụ nữ kinh tởm, nhưng điều đó còn tùy vào ngữ cảnh.”
“Bây giờ tôi khuyên Hillary hãy đi xưng tội trước khi dự sự kiện tối nay, nhưng vị linh mục bối rối khi hỏi bà về tội lỗi của bà, và bà nói rằng không thể nhớ được 39 lần.” – BBC

‘Truyền thông Mỹ không đầu độc đầu óc cử tri gốc Việt’


Gần một nửa số người Việt ở Mỹ đủ điều kiện đi bầu cho biết ủng hộ ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton.
Gần một nửa số người Việt ở Mỹ đủ điều kiện đi bầu cho biết ủng hộ ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton.

Trong cuộc tranh luận cuối cùng với bà Hillary Clinton diễn ra tối ngày 19/10, ứng cử viên bên Đảng Cộng hòa Donald Trump đã không chịu hứa sẽ chấp nhận kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới.
Khi được người điều phối chương trình Chris Wallace hỏi, “Ông chắc chắn sẽ chấp nhận kết quả cuộc bầu cử phải không?” ông Trump trả lời:
“Đến lúc đó tôi sẽ xem. Tôi không xét đoán bất cứ điều gì ngay bây giờ. Tới lúc đó hẳn xem. Nhưng trước hết là truyền thông không trung thực. Truyền thông đã tuyên truyền và đầu độc đầu óc của cử tri.”
Trao đổi với VOA về tuyên bố trên, ông Đinh Hùng Cường, Chủ tịch Cộng đồng vùng Virginia-Washington DC-Maryland, cho biết: “Ông ấy nói như vậy là ông ấy nói thôi, chứ sự thật vẫn là sự thật.”
Ông nói thêm về việc liệu truyền thông có tuyên truyền và “đầu độc đầu óc của cử tri” gốc Việt hay không: “Tôi thấy cử tri gốc Việt có một cái rất buồn cười là họ chỉ thích Đảng Cộng hòa thôi. Thành thử ra ảnh hưởng của truyền thông không có ảnh hưởng tới họ nhiều và những người nào đã thích Đảng Dân chủ thì họ cũng như Mỹ, họ xét cái mind (tư duy) của họ thành ra truyền thông không có ảnh hưởng đến người ta nhiều.”
Ông Cường nói tiếp: “Trừ những trường hợp nào quá rõ ràng thì người ta mới ảnh hưởng, còn thường thường những cái lập luận nói qua nói lại như thế này thì tôi nghĩ cử tri người Mỹ gốc Việt họ có cái đầu óc rất bảo thủ, người nào thích Đảng Cộng hòa, ai nói gì thì nói họ vẫn thích Đảng Cộng hòa, người nào thích Đảng Dân chủ, ai nói gì thì nói họ vẫn theo Đảng Dân chủ.”
Thiểu số cũng rất quan trọng
Ông Chủ tịch cộng đồng nói tiếp rằng “người Mỹ gốc Việt hiểu rằng bầu cử là quan trọng, vì vậy cứ đến ngày bầu cử là họ đều đi bầu bởi vì đó là quyền lợi. Lá phiếu đó quyết định tương lai của chính họ chứ không chỉ riêng người Mỹ.”
Một cuộc thăm dò có tên gọi “Tiếng nói của người Mỹ gốc Á trong cuộc bầu cử 2016” công bố ngày 5/10 cho thấy rằng gần một nửa số người Việt ở Mỹ đủ điều kiện đi bầu cho biết ủng hộ ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton.
Người Việt là nhóm dân nhập cư lớn thứ sáu ở Mỹ. Người Mỹ gốc Việt được tiếng là quan tâm tới chính trị, cũng như sự chia rẽ ý thức hệ về sự ủng hộ đối với các ứng viên Tổng thống.
Ông Cường nói: “Nhiều khi mình chỉ là thiểu số thôi, nhưng lấy thí dụ, hai bên mà 49 rưỡi với 50 rưỡi, thì cái anh thiểu số chỉ cần 1% thôi nhưng nghiêng về anh nào thì anh đó thắng. Thành ra thiểu số bên Mỹ này cũng rất quan trọng chứ không phải thiểu số không đáng kể đâu, thành ra người Mỹ gốc Việt ở đây ý thức được điều đó và họ đi bầu rất đông”.
Về những vụ tai tiếng với phụ nữ của ông Trump và chuyện “hậu trường” bầu cử, ông Cường nhận xét người Việt cũng bàn cãi sôi nổi, và trong cuộc tranh cử này cả hai đối thủ đối xử với nhau không lịch sự.
Vị Chủ tịch Cộng đồng nói thêm “bên Mỹ này người đàn bà bao giờ cũng được trọng hơn người đàn ông, và ông Trump làm những lỗi lầm để làm mất lòng người đàn bà là làm mất đi một số phiếu rất lớn”. VOA

Tin Khắp Nơi – 21-10-2016

Ông Mã Anh Cửu góp tiền cứu ngân quỹ Quốc Dân Đảng

Ông Mã Anh Cửu thời còn nắm quyền
Image AP – Mã Anh Cửu thời còn nắm quyền
Cựu tổng thống và chủ tịch Quốc Dân Đảng, ông Mã Anh Cửu cam kết góp tiền cứu cho ngân quỹ của đảng này vốn đang gặp khó khăn nghiêm trọng.
Ông Mã Anh Cửu cùng hai vị cựu chủ tịch Đảng khác đã được đương kim chủ tịch, ông Hồng Tú Trụ mời dự họp để bàn cách cứu ngân khoản của Quốc Dân Đảng.
Theo các báo Đài Loan hôm 20/10/2016, cả ba nhà lãnh đạo một thời đều nói rằng họ sẽ đóng góp tiền, đi gây quỹ và vận động dư luận để giúp ngân sách cho Đảng.
Các tài khoản của Quốc Dân Đảng vừa bị phong tỏa vì một cuộc điều tra của chính quyền Đài Loan hiện nằm trong tay Dân Tiến Đảng với Tổng thống là tiến sỹ Thái Anh Văn.
Nhưng Quốc Dân Đảng cũng đã gặp khó khăn tài chính từ một thời gian qua, và phải cắt giảm chi tiêu cho các văn phòng, các hoạt động hành chính.
Họ cũng có kế hoạch giảm nhân viên chuyên trách.
Sắp tới, Quốc Dân Đảng có kế hoạch tăng đảng phí và tổ chức các hoạt động gây quỹ.

Tài sản bị đóng băng

Trong tháng 9 vừa qua, một ủy ban tại Đài Loan ra lệnh đóng băng tài khoản của Quốc Dân Đảng (KMT) sau khi chính quyền của phe Dân Tiến Đảng thông qua luật cấm các đảng chính trị phân tán tài sản mà họ có từ các nguồn bị coi là ‘phi pháp’.
Theo trang Taipei Times 22/09/2016, các tài khoản tổng cộng 52 triệu Đài tệ (16,5 triệu USD) của Quốc Dân Đảng đã bị phong tỏa.
Cũng liên quan đến Quốc Dân Đảng từng cầm quyền thời Tổng thống Mã Anh Cửu, sang tháng 10/2016, có tin vợ của ông Mã, bà Christine Chu Mỹ Thanh, rời một ngân hàng sau ba thập niên làm việc.
Ngân hàng Megabank liên quan đến một vụ việc bị chính quyền Hoa Kỳ cho là rửa tiền và chi nhánh của Mega Financial Holding Co. ở New York bị phạt 180 triệu USD.
Một nghị sỹ thuộc Quốc Dân Đảng, ông Alex Fai nêu cáo buộc rằng vụ từ chức khỏi ban quản trị ngân hàng Mega của bà Chu, là “do tổng thống Thái Anh Văn” tạo ra động thái chính trị.
Bà Chu Mỹ Thanh, sinh năm 1952, từng giữ chức giám đốc bộ phận pháp lý của Mega Bank cho đến năm 2008 và rời chức này sau khi chồng bà, ông Mã Anh Cửu, thắng cử tổng thống. – BBC

Mỹ sẵn sàng cho B-52 và B-1 đặt căn cứ thường trực ở Hàn Quốc

media
Một chiến đấu cơ B-52 của Không Quân Mỹ tại căn cứ Osan, Pyeongtaek, Hàn Quốc, ngày 10/01/2016. REUTERS/Kim Hong-Ji
Tại Hội nghị an ninh thường niên Mỹ-Nam Hàn mở ra ngày 20/10/2016 tại Washington, bộ trưởng Quốc Phòng hai nước đã thảo luận về kế hoạch «răn đe mở rộng» đối với Bắc Triều Tiên. Trong kế hoạch này có thể có việc cho các oanh tạc cơ chiến lược B-52 Stratofortress và B-1B Lancer đồn trú thường trực ngay tại Hàn Quốc.
Để đối phó với mối đe dọa hạt nhân và tên lửa ngày càng cao của Bắc Triều Tiên, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter và đồng nhiệm Han Min Koo quyết định sẽ sử dụng khả năng răn đe mở rộng của Washington một cách hiệu quả, đúng thời điểm.
Hai bên đã đề cập tới việc Mỹ sẽ lần lượt điều máy bay ném bom chiến lược hoặc tàu ngầm hạt nhân tới bán đảo Hàn Quốc, nhằm nâng cao hiệu quả tác chiến của lực lượng quân đội Mỹ, đồng thời tái khẳng định quyết tâm triển khai hệ thống chống tên lửa THAAD ở Hàn Quốc nhưng không đưa ra thời điểm kích hoạt.
Ông Carter và đồng nhiệm Hàn Quốc đã cho biết những quyết định trên trong một cuộc hợp báo ngay sau khi Lầu Năm Góc Hoa Kỳ cho biết là Bình Nhưỡng ngày 20/10 lại cho thử nghiệm tên lửa tầm trung Mussudan, nhưng lại bị thất bại một lần nữa.
Hàn Quốc cho thả truyền đơn tố cáo chế độ Bình Nhưỡng
Cho dù vậy, vào ngày 21/10, những người chống Bình Nhưỡng lại tập hợp tại vùng biên giới thả bong bóng mang theo hàng trăm ngàn truyền đơn tố cáo các vụ thử tên lửa gần đây.
300.000 truyền đơn – cùng với 2.000 tờ 1 đô la để khuyến khích người dân nhặt truyền đơn – đã được bong bóng mang qua bên kia biên giới. – RFI

Vì Biển Đông, TC không hẳn muốn Hillary Clinton làm Tổng thống

Theo Thu Hằng – 21-10-2016
media
Hồng y New York Timothy Dolan cầu nguyện cho hai ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton và Donald Trump, tại bữa tối từ thiện cho Quỹ Alfred E. Smith Memorial, 20/10/2016. REUTERS/Carlos Barria
Khi bà Hillary Clinton chính thức thông báo quyết định tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2015, mạng xã hội TC tràn ngập lời bình luận.
Theo nhận định của nhà báo Gavin Fernando, trang News.com.au (17/10/2016), phần lớn trong số đó không mang tính ủng hộ: “Ghét bà ấy! Từ lâu tôi đã quá chán bà này”, một người sử dụng viết; còn một người khác đánh giá: “Phiên bản phụ nữ của Hitler”. Thậm chí, có người cho rằng bà sẽ là người chịu trách nhiệm về Thế Chiến III. Ngoài ra, còn có rất nhiều lời bình luận gay gắt về mọi việc, từ chính sách ngoại giao đến tuổi tác của bà, từ giới tính đến hình thức bên ngoài.
Truyền thông nhà nước TC cũng chẳng tỏ ra nhẹ tay hơn. Hoàn Cầu Thời Báo, một tờ báo nhà nước nổi tiếng với những quan điểm dân tộc chủ nghĩa, cho rằng bà là “chính trị gia Mỹ bị ghét nhất nước”.
Đầu năm 2016, tờ báo đã tiến hành thăm dò trực tuyến, với kết quả là 54% người TC sẽ bỏ phiếu bầu Donald Trump làm tổng thống Mỹ. Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn nhà nước, thì lại chỉ trích Hillary Clinton vì “cá tính khác biệt” và vì tuổi của bà.
Theo kết quả thăm dò mới nhất của Real Clear Politics, bà Hillary Clinton hơn đối thủ đảng Cộng Hòa Donald Trump 6 điểm, trên quy mô toàn quốc. Nhiều cuộc thăm dò khác cũng cho thấy bà có lợi thế tại rất nhiều bang được cho là ủng hộ Donald Trump.
Nếu thực ứng viên đảng Dân Chủ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 08/11, nhiều người tại TC sẽ không hài lòng.
Tại sao Hillary Clinton không “được lòng” TC?
Một trong những thách thức lớn nhất mà Tổng thống sắp tới của Hoa Kỳ phải đối mặt là “xử lý” sự trỗi dậy của TC.
Bà Hillary Clinton nổi tiếng với lập trường cứng rắn đối với TC. Trước đó, bà từng công khai lên án vấn đề nhân quyền tại TC, hệ thống chính trị cũng như chính sách kiểm duyệt internet. Bà cũng cáo buộc Bắc Kinh đã đánh cắp dữ liệu máy tính của Mỹ, bí mật thương mại và thông tin của chính phủ.
Cuối tuần qua, một lượng thư điện tử mới được cho là có liên quan đến chiến dịch tranh cử của bà đã được WikiLeaks tiết lộ. Theo một số thư, bà nói với một số lãnh đạo ngân hàng cách đây ba năm rằng Hoa Kỳ đã cảnh báo Bắc Kinh là họ có thể “bị bao vây bởi hệ thống phòng thủ tên lửa”, trừ khi TC hành động nhiều hơn nữa để ngăn chặn Bắc Triều Tiên. Theo tài liệu vận động tranh cử bị đánh cắp, thông điệp của bà gửi tới TC năm 2013 là “Hoặc các vị kiểm soát họ, hoặc chúng tôi phải phòng vệ chống lại họ”.
Thế nhưng, chính những quan điểm diều hâu của bà về chủ quyền tại Biển Đông đã tác động mạnh đến dư luận TC. Năm 2010, trong tư cách ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton đã làm cho Bắc Kinh nổi đóa vì bà đã đưa vấn đề Biển Đông lên hàng đầu trong chương trình nghị sự các diễn đàn an ninh khu vực và Hoa Kỳ. Bà cũng bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ can thiệp nhiều hơn vào vùng Biển Đông đang có tranh chấp.
Theo một bài phát biểu được tiết lộ, tại ngân hàng Goldman Sachs vào tháng 10/2013, bà Clinton nói trước cử tọa rằng TC “về cơ bản muốn kiểm soát” toàn bộ Biển Đông. Báo chí cho biết là bà còn nói: “Bạn không thể ngăn cản được họ làm điều này. Tự họ cho mình cái quyền đòi hỏi này. Nhưng nếu không một ai có mặt ở đó để làm đối trọng tạo nên thế cân bằng, thì họ sẽ kiểm soát các tuyến đường hàng hải cũng như các nước giáp Biển Đông”.
Nếu các thư điện tử nói trên là có thật thì bà Clinton còn tìm cách lập luận rằng Hoa Kỳ cũng có đòi hỏi tại vùng biển có tranh chấp giống như TC, và thậm chí còn đi xa hơn là đặt tên thành “Biển Hoa Kỳ – American Sea” :
“Tôi đã lưu ý một điểm trong lập luận này rằng các vị có thể gọi vùng biển này là gì mà các vị muốn. Các vị không đòi hỏi cả vùng biển. Tôi đã nói là Hoa Kỳ cũng có thể đòi hỏi cả Thái Bình Dương. Chúng tôi đã giải phóng và bảo vệ vùng biển này”.
Vẫn theo văn bản trên, bà Clinton nói tiếp: “Chúng tôi cũng có thể đòi hỏi cả Thái Bình Dương và chúng tôi có thể gọi đó là Biển Hoa Kỳ, từ bờ tây California chạy suốt cho đến Philippines. Các bạn biết không, đối tác của tôi ngồi thẳng cứng và nói, các vị không thể làm như vậy được. Tôi đáp, chúng tôi cũng có quyền đòi hỏi như các vị đã làm. Ý tôi muốn nói, các vị đòi chủ quyền dựa trên các mảnh gốm hay một vài tầu cá đắm ở một rạn san hô nào đó. Các vị biết không, chúng tôi đã bố trí lại sức mạnh quân sự. Lạy Chúa, chúng tôi đã phát hiện ra Nhật Bản”.
Ban vận động tranh cử của ứng viên đảng Dân Chủ không khẳng định cũng như phủ nhận tính xác thực của những bức thư điện tử này.
Theo nhận định của giới chuyên gia, được tác giả bài báo trích dẫn, nếu bà Clinton được bầu làm Tổng thống, mọi việc trở nên khó khăn hơn đối với Úc, trong khi nước này đang phải đối mặt với sức ép ngày một tăng khi ủng hộ Mỹ chống Bắc Kinh.
Tại sao Trump lại được cho là giải pháp thay thế tốt hơn?
Chính sách đối ngoại của ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump về TC không rõ ràng lắm, và cũng tương tự với các nước có liên quan, đây lại thực sự là một điều tốt.
Hiện nay, không thể rõ mức độ hiểu biết của nhà tỉ phú về quốc gia Đông Á này. Ông tuyên bố kiếm “hàng tỉ đô la nhờ làm ăn với Trung Quốc” nhưng lại không có dự án đầu tư quan trọng nào trong vùng.
Tuy nhiên, việc Donald Trump phản đối hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TTP) lại được hoan nghênh ở TC vì nước này không tham gia hiệp định quốc tế trên.
Tháng 05/2016, Tân Hoa Xã ghi nhận chiến dịch tranh cử của Trump theo khuynh hướng biệt lập hơn so với đối thủ Hillary Clinton, người được miêu tả theo đuổi “chính sách ngoại giao cũ” và nhiệt tình ủng hộ chính sách xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương mà TC coi đó là một mối đe dọa.
Tân Hoa Xã bình luận, “liên quan đến Clinton, có lập trường cứng rắn trong chính sách đối ngoại, có thể là cách tốt nhất để chứng tỏ cái gọi là vai trò “lãnh đạo”của Mỹ”.
Trong một bài xã luận đăng trên Hoàn Cầu Thời Báo vào đầu năm 2016, Vương Nhất Vĩ (Wang Yiwei), đại học Nhân Dân Trung Hoa, cho biết người TC “coi Trump như một anh hề, buồn cười và vô đạo đức”.
Ông viết: “Tôi nghĩ, ông Trump trở thành tổng thống sẽ là điều tốt cho quan hệ Trung-Mỹ. Trump muốn theo đuổi chính sách cô lập trong quan hệ đối ngoại. Ông không muốn Hoa Kỳ phải gánh nhiều trọng trách của thế giới. Ngược lại, bà Clinton lại khởi xướng chiến lược tái cân bằng tại châu Á-Thái Bình Dương nhằm kiềm chế Trung Quốc”.
Điều này không có nghĩa là TC ủng hộ Donald Trump, mà đây chỉ là trường hợp khả quan hơn trong hai “mối họa”. Đầu năm 2016, Donald Trump từng có những lời nhận xét thái quá về quốc gia Đông Á này.
Tháng 5, trong một cuộc vận động tại Fort Wayne, bang Indinana, nhà tỉ phú thuộc đảng Cộng Hòa trở thành tâm điểm của báo chí thế giới khi tố cáo TC “cưỡng hiếp” Hoa Kỳ.
Ông nói: “Chúng ta không thể tiếp tục để Trung Quốc “cưỡng hiếp” đất nước chúng ta, và đây là điều họ làm (hàm ý nói đến mức xuất khẩu tương đối cao của Trung Quốc sang Mỹ). Chúng ta sẽ thay đổi xu hướng này. Đừng quên là chúng ta có nhiều lá bài để làm việc này. (…) Chúng ta giống như con heo đất để tiền tiết kiệm mà họ bòn rút. Chúng ta có nhiều lá bài. Chúng ta có nhiều sức mạnh để đối phó với Trung Quốc”.
Ông còn gây tranh cãi khi muốn đánh thuế 45% đối với các sản phẩm của TC. – Theo RFI

Đón chiến hạm TC: Dĩ hoà vi quí?

Đại tá Morishita Haruhiko, chỉ huy tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Hải quân Nhật Bản chào sĩ quan hải quân Việt trong một buổi lễ chào đón tại Vịnh Cam Ranh ở miền Trung Việt Nam ngày 4 tháng 12 năm 2016.
Đại tá Morishita Haruhiko, chỉ huy tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Hải quân Nhật Bản chào sĩ quan hải quân Việt trong một buổi lễ chào đón tại Vịnh Cam Ranh ở miền Trung Việt Nam ngày 4 tháng 12 năm 2016. - Photo AFP
Hoan nghênh nếu không có động cơ chính trị
Cát Linh: Xin chào Tiến sĩ Trần Công Trục. Để bắt đầu câu chuyện này, xin được nghe nhận định của ông về chính sách mở cửa Cam Ranh cho mọi nước?
T.S Trần Công Trục: Như các bạn đã biết, chủ trương của Việt Nam là làm bạn với tất cả quốc gia, các nước trên thế giới kể cả nước lớn và nước nhỏ. Về riêng Cam Ranh đã công khai là mở cửa cho tất cả quốc gia đến để hưởng dịch vụ ở Cam Ranh, mục tiêu là có sự hỗ trợ dịch vụ về hàng hải, kể cả tàu quân sự và dân sự. Đó là 1 chủ trương rất đứng đắn mà có thể nói là khai thác lợi thế của Cam Ranh.
Còn đối với các tàu quân sự thì rõ ràng là tất cả các nước có quan hệ về mặt quân sự thì Việt Nam đều chào đón cả, kể cả tàu chiến của Hoa Kỳ, úc, Pháp, và cả Trung Quốc. Miễn là việc vào đó không mang động cơ chính trị và quân sự thì Việt Nam hoan nghênh.
Cát Linh: Dạ vâng, để tiếp ngay sau nhận định của Tiến sĩ, thì vừa qua Mỹ, Pháp, Nhật Bản cũng đã ghé thăm cảng Cam Ranh, lần này đến Trung Quốc. Nhưng rất nhiều người trong nước đã bày tỏ phản ứng bât bình và chống đối với việc chiến hạm Trung Quốc cập cảng Cam Ranh. Nếu xét theo tính chất lịch sử thì có thể hiểu vì sao họ phản ứng như thế. Còn nếu xét ở góc độ ngoại giao quốc phòng thì ông nhìn việc này như thế nào?
T.S Trần Công Trục: Tôi cho rằng việc mở cửa cho các tàu quân sự của các nước, trong đó có Trung Quốc vào thì là một chủ trương quân sự bình thường. Thật ra chúng tôi nghĩ đây là một việc rất đúng đắn trong tình hình hiện nay là giữ mối quan hệ cân bằng, gọi là giữ thế cân bằng giữa các nước, chứ không nên chủ trương nghiêng về phía này phía nọ để có sự chống đối. Vì hiện nay nếu mà mình không có thái độ giữ cân bằng của các sức mạnh siêu cường, các lực lượng quân sự thì có thể dẫn đến các đụng độ. Mà như các bạn đã biết hiện nay, nguy cơ của đụng độ là sự cạnh tranh về chiến lược trong khu vực này. Do đó thái độ của Việt nam giữ thăng bằng là hết sức đúng đắn.
Về quân sự, chính trị pháp lý thì là như vậy. Tất nhiên, chúng tôi rất thông cảm những thái độ phản ứng đó có yếu tố khách quan vì rõ ràng Trung Quốc trong lịch sử, trong khu vực biển Đông, đã có những hành động vi phạm quyền và lợi ích của Việt Nam, Đặc biệt với những ngư dân của Việt Nam làm ăn bình thường. cho nên người dân có phản ứng đó thì tôi cho là một tất yếu do cái hậu quả do họ (Trung Quốc) xử lý trong thời gian vừa qua. Muốn người dân Việt Nam hoan nghênh hưởng ứng thì chắc chắn họ phải có một thái độ thay đổi các cách thực hiện của mình, tôn trọng các nước khác, tôn trọng các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam.
Cát Linh: Thưa Tiến sĩ, như ông vừa nói, Trung Quốc và Việt Nam đang là hai quốc gia tranh chấp về lãnh hải, những đảo trên biển Đông. Như thế việc chiến hạm Trung Quốc cập cảng Cam Ranh có được cho là một hoạt động bình thường về ngoại giao hay không?
T.S Trần Công Trục: Tôi nghĩ rằng đúng là có tranh chấp. Nhưng việc giải quyết tranh chấp theo chủ trương của chúng tôi là giải quyết hoà bình thông qua đàm phán thương lượng và các biện pháp hoà bình, chứ không dùng vũ lực vũ trang. Việc họ vào thì chúng tôi đối xử bình đẳng như các nước. Nếu như việc vào nhằm mục đich quân sự, thăm dò, tình báo để tiếp tục gây hại thì chắc chắn những lực lượng của chúng tôi sẽ có trọng trách, nhiệm vụ để ngăn chặn những ý đồ đó.
Nếu họ tiếp tục làm những điều đó thì chắc chắn họ sẽ nhận lãnh hậu quả như các bạn đã biết.
‘Chuyện gì cũng có lý do’
Cát Linh: Liên quan đến diễn tiến mới nhất là Tổng thống Philippines đưa ra tuyên bố ly khai với Mỹ, một đồng minh quan trọng có quan hệ quốc phòng mật thiết với Philippines, điều đó sẽ có tác động thế nào với Việt Nam thưa ông?
T.S Trần Công Trục: Tôi cho rằng cái tuyên bố đó của ông Duterte có lý do của nó. Vì các bạn nên nhớ rằng Philippines và Hoa Kỳ có một liên minh quân sự, 1 hiệp ước gọi là phòng thủ chung tồn tại lâu rồi. sở dĩ Philippines vừa rồi nói như vậy là họ có 1 lý do. Và tôi cho rằng ứng xử đó cũng thích hợp vì nếu Philippines tiếp tục gây ra những căng thẳng và những đối trọng giữa Trung Quốc và Hoa kỳ thì tôi nghĩ là khả năng xung đột rất cao. Lúc đó thì các nước nhỏ trong khu vực bị liên luỵ. Cho nên họ đối xử như vậy thì tôi nghĩ cũng là một cách giảm thiểu nguy cơ xung đột.
Điều nữa tôi muốn nói là với thái độ đó thì Hoa Kỳ cần phải xem lại thái độ của mình, vì với 1 nước đồng minh mà bây giờ họ có thái độ vậy thì chắc chắn là trong quá trình lịch sử, vì lợi ích của Hoa Kỳ thì đã có nhiều cái ảnh hưởng đến quyền lợi của Philippines.
Như vụ Scarborough 2012 thì rõ ràng là có 1 sự nhân nhượng nào đó nên Philippines để mất. chắc chắn điều đó cũng gây ra tâm lý lo ngại và họ nghĩ rằng nếu cứ tiếp tục bam đuổi theo chính sách đó thì họ bất lợi cho nên tôi cho rằng phía Hoa Kỳ cũng phải nhìn nhận lại điều đó để ứng xử cho thích hợp thì mới thu hút được đồng minh của mình và tranh thủ sự ủng hộ của đồng minh trong khu vực.
Cát Linh: Xin cảm ơn Tiến sĩ Trần Công Trục. – RFA

Nga biểu dương lực lượng, phái đội tàu mạnh nhất sang Syria

Tàu sân bay 'Đô Đốc Kuznetsov' của Nga ở vùng biển quốc tế ngoài khơi bờ biển phía bắc Na Uy, 17/10/2016.
Tàu sân bay ‘Đô Đốc Kuznetsov’ của Nga ở vùng biển quốc tế ngoài khơi bờ biển phía bắc Na Uy, 17/10/2016. 
Việc Nga triển khai lực lượng hải quân hùng hậu nhất từ nhiều năm nay đã khơi lên nhiều nghi vấn giữa lúc đoàn tàu đi ngang Na-Uy qua eo biển Manche giữa Anh và Pháp, trên đường tiến về Địa Trung Hải để hỗ trợ cho chiến dịch không kích của Nga ở Syria.
Hải quân Hoàng gia Anh đi theo khi đoàn tàu Nga băng qua eo biển Manche hôm thứ Sáu 21/10, trong một động thái được cho là một thách thức để dò phản ứng của các nước thành viên NATO, tức liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.
Ông Victor Mizin, một nhà phân tích chính trị tại Viện Quan hệ Quốc tế Đại học Moscow nhận định:
“Tại Nga, người dân nói chung có cảm giác rằng nước họ một lần nữa lại được coi là một cường quốc, và có mặt ở khắp mọi nơi.”
Ông nói đó là lý do vì sao hạm đội phương Bắc, có lẽ là hạm đội quan trọng nhất của quân lực Nga, đang tiếp tục hiện diện tại đó. 
Hạm đội phương Bắc được dẫn đường bởi tàu ‘Đô Đốc Kuznetsov’, tàu sân bay duy nhất của Nga, tuần dương hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân ‘Peter Đại Đế’, một tàu khu trục và nhiều tàu chống tàu ngầm. 
Đội tàu chiến hùng hậu của Nga đang chạy về hướng biển Địa Trung Hải trong khuôn khổ chiến dịch quân sự của Moscow để hậu thuẫn chính quyền Syria.
Trang mạng của hải quân Nga hôm thứ Sáu 21/10 cho biết đội tàu này sẽ là một bộ phận của lực lượng hải quân thường trực tại khu vực phía Đông Địa Trung Hải, có nhiệm vụ yểm trợ các lực lượng Nga và Syria trong chiến dịch dội bom phe nổi dậy và các phần tử chủ chiến Hồi giáo.
Hải quân Nga cho hay cuộc triển khai này dự kiến kéo dài 4 hoặc 5 tháng trước khi tàu sân bay Kuznetsov trở về cảng để được sửa chữa.
Một nhà ngoại giao NATO nói với hãng tin Reuters rằng đây là đợt triển khai lực lượng quy mô nhất của Nga tính từ khi chấm dứt Chiến tranh Lạnh.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đã bày tỏ quan ngại rằng tàu sân bay ‘Đô Đốc Kuznetsov’ có thể tham gia các cuộc tấn công vào Aleppo, và tăng mức độ gian khổ của người dân tại đây.
Các nhà phân tích Nga nói đội tàu này không tăng hoả lực cho các lực lượng Nga bao nhiêu. Quyết định triển khai đội tàu, theo họ, chỉ nhằm mục đích huấn luyện và là một hành động biểu dương lực lượng đối với phương Tây và cả với các đồng minh của Nga.  - VOA

Lo ngại an ninh cản trở cuộc di tản khỏi Aleppo

LHQ cho biết có khoảng 250.000 thường dân đang khẩn thiết cần được tiếp tế tại vùng đông Aleppo và hàng trăm người khác cần được di tản để được chăm sóc y tế khẩn cấp. (Ảnh: Mũ bảo hiểm trắng)
LHQ cho biết có khoảng 250.000 thường dân đang khẩn thiết cần được tiếp tế tại vùng đông Aleppo và hàng trăm người khác cần được di tản để được chăm sóc y tế khẩn cấp. (Ảnh: Mũ bảo hiểm trắng)
Ngày hôm nay Liên hiệp quốc đã bị buộc phải hoãn lại kế hoạch di tản bệnh nhân và người bị thương như đã dự trù ra khỏi miền đông Aleppo vì các bên giao chiến trong thành phố không đảm bảo an ninh cho cuộc di tản này.
Ông Jens Laerke, phát ngôn viên của văn phòng nhân đạo Liên hiệp quốc nói “Việc di tản những người bệnh và những người bị thương tiếc thay đã không thể bắt đầu vào sáng hôm nay vì chưa hội đủ những điều kiện cần thiết.”
Ông Jens Laerke không nêu rõ nhóm nào không tôn trọng lệnh ngưng bắn nhân đạo được Nga công bố một ngày trước đây. Ông nói thêm rằng Liên hiệp quốc và cư dân Aleppo đang ở trong “tình trạng khó khăn cùng cực.”
Ngày hôm qua, Nga ra lệnh gia hạn thêm cuộc ngưng bắn vì lý do nhân đạo tại Aleppo thêm 24 giờ đồng hồ nữa.
Hôm thứ Ba Syria và Nga đã ngưng các cuộc không kích vào Aleppo. Cuộc ngưng bắn chấm dứt vào lúc 7 giờ tối giờ địa phương hôm qua. 
Trong khuôn khổ cuộc ngưng bắn, quân đội Syria đã mở 8 hành lang để thường dân có thể sử dụng để thoát ra khỏi thành phố một cách an toàn. Hai trong những hành lang này cũng được mở cho các chiến binh phe nổi dậy muốn buông vũ khí chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ, và một hành lang khác dẫn tới tỉnh Idlib của Syria do phe nổi dậy kiểm soát.
Liên hiệp quốc cho biết có khoảng 250.000 thường dân đang khẩn thiết cần được tiếp tế tại vùng đông Aleppo và hàng trăm người khác cần được di tản để được chăm sóc y tế khẩn cấp.
Các đoàn xe chở đầy phẩm vật cứu trợ của Liên hiệp quốc và Hội Chữ Thập đỏ Quốc tế đã phải dừng lại tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều tuần lễ, để chờ được bảo đảm là có thể an toàn chuyển giao phẩm vật cứu trợ.
Máy bay chiến đấu của Syria và Nga đã oanh tạc khu vực này trong một nỗ lực chiếm lại Aleppo từ tay phe nổi dậy. – VOA
Powered by Blogger.