Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Thượng nghị sĩ Mỹ: Luận tội ông Trump có thể dẫn tới luận tội các cựu tổng thống Mỹ

Thursday, January 14, 2021 // ,

  15/01/2021

TTO - Thượng nghị sĩ Lindsey Graham lo ngại việc luận tội và kết tội ông Donald Trump sau khi rời nhiệm sở có thể dẫn tới việc luận tội các cựu tổng thống Mỹ như George Washington, khi ông chỉ trích 'hành vi sai trái' này của phía đảng Dân chủ.

Thượng nghị sĩ Mỹ: Luận tội ông Trump có thể dẫn tới luận tội các cựu tổng thống Mỹ - Ảnh 1.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham (trái), Tổng thống Donald Trump (phải) và George Washington (giữa), tổng thống đầu tiên của nước Mỹ - Ảnh

Sau khi Hạ viện Mỹ hôm 13-1 bỏ phiếu thông qua điều khoản luận tội ông Donald Trump và ông Trump trở thành tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ bị luận tội 2 lần, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Lindsey Graham đã bày tỏ quan ngại trên Đài Fox News rằng việc luận tội ông Trump có thể đặt ra tiền lệ nguy hiểm, dẫn tới việc luận tội và kết tội các cựu tổng thống Mỹ khác.

"Gửi đến các cộng sự đảng Cộng hòa của tôi! Hãy bảo vệ ý kiến cho rằng việc luận tội hậu nhiệm kỳ tổng thống là tồi tệ đối với vị trí tổng thống, tồi tệ với đất nước này. Là các đảng viên Cộng hòa, nếu chúng ta ủng hộ việc luận tội như vậy, chúng ta sẽ phá hủy đảng Cộng hòa. Cuối cùng chúng ta sẽ phá hủy chức tổng thống" - ông Lindsey Graham giải thích.

Thượng nghị sĩ Mỹ nói thêm: "Theo lý thuyết này, với phe cực tả, nếu các ông có thể luận tội một tổng thống sau khi người này đã rời nhiệm sở, vậy thì tại sao không luận tội George Washington (tổng thống đầu tiên của nước Mỹ)? Ông ấy đã sở hữu các nô lệ. Điều này dừng lại ở đâu đây?".

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, nói rằng quy trình tại Thượng viện sẽ bắt đầu "trong cuộc họp thường kỳ đầu tiên của chúng tôi sau khi nhận được điều khoản luận tội từ Hạ viện". Rất có thể phiên tòa luận tội tại Thượng viện Mỹ sẽ diễn ra khi ông Trump đã không còn là tổng thống.

Tuy nhiên, thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho rằng việc thúc đẩy kết tội ông Trump sẽ chỉ châm ngòi cho tình trạng bất ổn thêm. Trước đó, phía đảng Dân chủ cáo buộc ông Trump "kích động bạo loạn" trong vụ người biểu tình tràn vào tòa nhà Quốc hội Mỹ hôm 6-1.

"Nếu họ tiếp tục những hành động này, điều đó sẽ kích động thêm bạo lực. Mỗi lần các ông yêu cầu Tổng thống Trump kêu gọi người ủng hộ của ông bình tĩnh và không dùng bạo lực, ông ấy đều đã làm. Nhưng ông ấy đã nhận lại như thế nào chứ? Tôi nghĩ nhận lại bằng hành vi sai trái làm tổn thương của Quốc hội" - ông Graham nói.

Ông Graham còn lo ngại quá trình luận tội được thúc đẩy vội vã như trên "sẽ trở thành mối đe dọa cho các tổng thống tương lai". Vị thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa kết lại: "Nếu các ông muốn kết thúc bạo lực, hãy kết thúc việc luận tội".

'Sẽ đệ trình đề xuất luận tội ông Biden lạm dụng quyền lực ngay sau nhậm chức'

TTO - Dân biểu Marjorie Taylor Greene, người vừa đắc cử nghị sĩ, tuyên bố sẽ đệ trình đề xuất luận tội ông Joe Biden 'lạm dụng quyền lực' vào ngày 21-1. Nữ nghị sĩ Cộng hòa là người cổ súy thuyết QAnon, tôn sùng ông Donald Trump.

BÌNH AN

Chuyên gia: Hành vi đe dọa luận tội TT Trump chính là một sự thú nhận thất bại

 Chuyên gia: Hành vi đe dọa luận tội TT Trump chính là một sự thú nhận thất bại

Hôm 11/1, Epoch Times cho đăng bài viết của Conrad Black, chuyên gia tài chính nổi tiếng của Canada và là cây viết nổi tiếng thế giới, cuốn sách “Trump: A President Like No Other” (Trump: Một Tổng thống khác thường) của ông đã được tái bản nhiều lần. Dưới đây chúng tôi xin gửi tới quý độc giả bài bình luận của Conrad chỉ ra “tim đen” và sự sợ hãi của phe thiên tả trước TT Trump.

Một người ủng hộ TT Trump ở bang Texas (ảnh: Reuters)

Cả thế giới hiện đang chứng kiến ​​giai đoạn tà ác nhất cho đến nay trong nỗ lực tiêu diệt Tổng thống Donald Trump của những chính trị gia thiên tả lưỡng đảng.

Khoảng một nửa nước Mỹ tin rằng cuộc bầu cử tổng thống đã bị gian lận, và không một người trung thực nào có thể phủ nhận rằng có những nghi ngờ chính đáng về cuộc bỏ phiếu ở 5 hoặc 6 tiểu bang. Thực tế là cuộc bầu cử diễn ra suôn sẻ ở 44 bang khác cho thấy chính những bất thường này đã quyết định kết quả.

Giờ đây, trên thực tế, toàn bộ phương tiện truyền thông chủ lưu và truyền thông xã hội đã nhất quyết giả vờ rằng bất kỳ câu hỏi nào về tính hợp pháp của cuộc bầu cử là “vô nghĩa” (theo bình luận viên kỳ cựu của Fox News, Brit Hume), và bất kỳ đề xuất nào ngược lại đều bị cấm trên các mạng xã hội lớn. Đây là một sự đàn áp toàn trị đối với các mối quan tâm chính đáng của công chúng. Nó là vi hiến và nó hoàn toàn thể hiện sự thiếu tự tin của những kẻ đang hành hạ TT Trump.

Tự huyễn hoặc rằng cuộc bầu cử đã được xác định về mặt tư pháp là công bằng, nhưng họ lại phải tìm mọi cách để biến cuộc biểu tình vĩ đại của TT Trump ngày 6/1 ở Washington trở thành một hoạt động phạm luật, thay vì nhìn nhận đúng bản chất của nó như là một cuộc biểu tình ôn hòa của một số trong số hàng chục triệu người cảm thấy rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp từ tay họ.

Tổng thống Trump không kích động bạo lực, vì bất kỳ ai cũng có thể chắc chắn điều đó bằng cách lắng nghe phát biểu của ông. Các phiên tòa xét xử những thủ phạm chính sẽ cho thấy ai trong số họ là côn đồ chuyên nghiệp, và ai là người thực sự tích cực ủng hộ TT Trump. Nhưng trong cả hai trường hợp, điều gì xảy ra sẽ chính là điều cuối cùng mà TT Trump muốn, bởi không có lý do gì cho việc không đủ an ninh để bảo vệ Điện Capitol.

Nhưng để cố gắng một lần nữa tiêu diệt Trump và phân tán lượng người theo dõi đông đảo của ông, những kẻ thù của ông đã phải cố gắng dập tắt bất kỳ truyền thông công khai nào về những nghi ngờ liên tục về tính hợp lệ của cuộc bầu cử, và ra sức tuyên truyền chứng minh rằng ông đã kích động bạo lực.

Điều này là cần thiết để thúc đẩy khả năng áp dụng Tu Chính Án thứ 25, trong đó đề cập đến việc phế truất các tổng thống bị mất trí lực và bị luận tội bởi hành vi phạm tội nghiêm trọng. Tất cả những điều này đều thiếu, và TT Trump sẽ không bị phế truất trước khi hết nhiệm kỳ vào tuần tới.

Mất tập trung và sợ hãi

Tất cả đặt ra câu hỏi tại sao kẻ thù của ông Trump vẫn điên cuồng trong nỗ lực tách ông ta khỏi lượng người theo dõi khổng lồ của mình, và tiêu diệt ông về mặt chính trị, theo kiểu Stalin. Một phần, đảng Dân chủ giờ đây dường như đã “nghiện” thực hành đánh lạc hướng công chúng khỏi chương trình nghị sự không thể chấp nhận được về mặt chính trị của họ, bằng cách chĩa mũi dùi phỉ báng dữ dội vào Tổng thống.

TT Trump không phải và chưa bao giờ trong cuộc đời trưởng thành của mình là một người phân biệt chủng tộc hoặc phân biệt giới tính. Ông ấy có thể có cách cư xử gây ồn ào. Mọi người đều có thể nhìn thấy chúng, và các cử tri tự quyết định xem chúng có đáng coi trọng hơn những phẩm chất và thành tích tuyệt vời của ông trên cương vị tổng thống hay không.

Mong muốn ám ảnh để tiêu diệt TT Trump ngay cả khi ông sắp rời nhiệm kỳ không thể dựa trên bất cứ điều gì ngoài nỗi sợ hãi về một người đàn ông đã thách thức thành công nền tảng chính trị của họ, phơi bày nền tảng đó như một thất bại đáng kể, và vạch trần thực tế sự mục nát của các chính quyền tiền nhiệm mà đa số người Mỹ không được cho biết tới.

Đã phục vụ tốt cho đất nước

Nền tảng chính trị của phe thiên tả đã bộc lộ rõ sự thất bại. Vì nếu nó đã từng phục vụ tốt cho đất nước, ông Trump đã không được bầu vào bốn năm trước. Nếu ông Trump không là một tổng thống có năng lực, hầu hết các chính sách của ông sẽ không được quốc hội và các cấp tiểu bang trên toàn quốc ủng hộ, và những đối thủ của ông sẽ không phải dùng đến những cách cực đoan như vậy để buộc ông rời Tòa Bạch Ốc.

Các cuộc thăm dò đều chỉ ra rằng chỉ có 10% người Mỹ tôn trọng các nhà lập pháp trong quốc hội, và không quá 15% người Mỹ tin vào phương tiện truyền thông chủ lưu. Ngay cả cuộc bầu cử đáng ngờ cũng tiết lộ rằng 48% người Mỹ thích Trump hơn Biden, người thân thiết với Phố Wall, Thung lũng Silicon, Hollywood, giới học thuật, và các phương tiện truyền thông thiên tả, bất chấp lợi thế tài chính khổng lồ của đảng Dân chủ và các phương tiện truyền thông dòng chính ra rả nói xấu Tổng thống đương nhiệm.

Những chính quyền trước Trump đã kéo nước Mỹ vào những cuộc chiến bất tận, không có kết ở Trung Đông mà kèm theo là thảm họa nhân đạo; cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất thế giới trong 80 năm; hơn 10 triệu người di cư bất hợp pháp không có tay nghề tràn qua biên giới phía Nam; thâm hụt thương mại khổng lồ; Trung Quốc ăn cắp công nghệ với chi phí của Mỹ; và những người tiền nhiệm của Trump đều đã bị Triều Tiên và Iran lừa gạt.

TT Trump đã giải quyết hiệu quả những vấn nạn này; những dự đoán thảm khốc về sự kém cỏi hay nguy hiểm của ông từ cánh tả đều không đúng.

Các đối thủ của TT Trump đã không thể đưa ra các ứng cử viên hoặc chính sách tốt hơn. Thay vào đó, họ đã cổ vũ những ứng viên đã thất bại là Joe Biden và Kamala Harris và đặt họ đứng đầu một chương trình nghị sự cực tả của Sanders-Warren, lờ đi các cuộc bạo động tồi tệ nhất trong hơn 50 năm qua, trói buộc cảnh sát, giật dây kích động sự tăng đột biến của tội phạm bạo lực, và lợi dụng cuộc khủng hoảng COVID để thông qua luật bầu cử vi hiến nhằm khuyến khích gian lận.

Và họ đã nhận được thẻ bài miễn tội khi Tối cao Pháp viện từ chối thụ lý đơn kiện từ Texas, được 18 bang khác ủng hộ, về việc 4 bang chiến địa đã không đảm bảo một cuộc bầu cử tổng thống công bằng. 74 triệu người ủng hộ Trump không còn gì để làm ngoại trừ phản đối.

Là lựa chọn duy nhất

Khi buộc tội sai TT Trump về việc kích động nổi dậy, phe cánh tả đã một lần nữa phớt lờ mong muốn của công chúng về một chính phủ tốt hơn và sự xác nhận rằng Donald Trump là giải pháp thay thế duy nhất cho một chính phủ tiền nhiệm mục nát.

Việc luận tội là vô nghĩa, Tổng thống Trump sẽ không từ chức, và một chính phủ kém cỏi sẽ không thể sử dụng các thủ đoạn phỉ báng và bẩn thỉu để thay thế cho hoạt động của nó trong thời gian dài.

Nếu TT Trump là người duy nhất có thể bảo vệ người dân chống lại chính quyền kém cỏi, các nhà lập pháp và luật gia hèn nhát, và một hệ thống đã trở nên quá mục nát không thể tổ chức các cuộc bầu cử trung thực hoặc mở ra các phiên tòa công bằng, trong khi phương tiện truyền thông toàn trị nổi lên, và các nhà kiểm duyệt độc tài trên mạng xã hội tìm cách bịt miệng những người bất đồng quan điểm, thì ảnh hưởng của vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ sẽ chỉ tăng lên và không thể ngăn cản.

Hương Thảo | DKN

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-hanh-vi-de-doa-luan-toi-tt-trump-chinh-la-mot-su-thu-nhan-that-bai.html

Cha đẻ của trình duyệt web đang xây dựng mạng Internet mới

Cha đẻ của trình duyệt web đang xây dựng mạng Internet mới

Ông Tim Berners-Lee là một nhà khoa học máy tính người Anh, được biết đến nhiều nhất với vai trò phát minh ra World Wide Web, trình duyệt web đầu tiên. Hiện ông có kế hoạch xây dựng một phiên bản mới của trình duyệt web cho phép người dùng kiểm soát dữ liệu của mình.

Ông Tim Berners-Lee (ảnh: Wikipedia).

Trong nhiều năm nay Berners-Lee đã bày tỏ sự chán ghét với các tập đoàn lớn vì áp đặt những hạn chế đối với môi trường tự do trên Internet. Ông không thích cách các nhóm như Facebook, Google và Amazon tập trung quyền lực trên Internet, cũng như cách những công ty này kiểm soát dữ liệu người dùng. Vì vậy ông đang làm việc trên một nền tảng mới để “tuyên chiến” với Big Tech.

Theo India Times, ông Berners-Lee đã bí mật làm việc cùng công ty khởi nghiệp Inrupt trong 9 tháng qua. Và cuối cùng, Inrupt sẽ ra mắt thế giới trong tuần này.

Inrupt được xây dựng trên nền tảng Solid, mà ông và những đồng nghiệp tại Học viện Công nghệ Massachusetts đã nghiên cứu trong nhiều năm. Solid được thiết kế giống như nền tảng Internet những ngày đầu, hoang sơ và tự do, và người dùng có thể truy cập nền tảng này thông qua trình duyệt Inrupt. Ông cũng thử mở một trình duyệt cơ bản của Inrupt, trong đó hiển thị một số ứng dụng như lịch, box chat, âm nhạc, danh bạ… nhìn khá giống việc kết hợp giữa Google Drive với WhatsApp, Spotify và các dịch vụ lưu trữ đám mây.

Ảnh chụp màn hình India Times.

Theo New York Times, điều khác biệt là đối với nền tảng này là người dùng có thể kiểm soát dữ liệu của mình như lịch sử website đã truy cập, lịch sử mua sắm, thói quen tập luyện, âm nhạc… trong một két dữ liệu cá nhân, thường là một phần nhỏ trong dữ liệu máy chủ.

Các công ty có thể có quyền truy cập vào dữ liệu của một người nếu được phép, thông qua một đường link liên kết an toàn đối với các mục đích cụ thể như xử lý đơn xin vay hoặc phân phối quảng cáo cá nhân hóa. Các công ty có thể liên kết và sử dụng thông tin cá nhân một cách chọn lọc, nhưng không được lưu trữ.

Ông Berners-Lee tin rằng sử dụng Solid là cách để mọi người thoát khỏi tình trạng độc quyền dữ liệu mà các công ty như Google và Facebook đang cố gắng tạo ra.

Tất nhiên, ông Berners-Lee nhận thức rất rõ rằng những gì ông đang làm sẽ thực sự khiến Big Tech khó chịu. Nhưng ông không quan tâm và nói rõ trong buổi phỏng vấn:

“Chúng tôi không nói chuyện với Facebook và Google về việc có nên đưa ra một sự thay đổi hoàn toàn [khiến] tất cả mô hình kinh doanh của họ hoàn toàn không hoạt động chỉ sau một đêm không… Chúng tôi không xin phép họ.”

Ngọc Mai | DKN 11/01/2021

https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/cha-de-cua-trinh-duyet-web-dang-xay-dung-mang-internet-moi.html

     

    Tiến sĩ Kinh tế Pháp: Trong lòng con người, hỏi còn có Thần Phật hay không?

    // ,

     Tiến sĩ Kinh tế Pháp: Trong lòng con người, hỏi còn có Thần Phật hay không?

    “Trong lòng con người ta nếu không còn sự thực tâm kính ngưỡng Chúa và Thần Phật, vậy thì sẽ nhường chỗ cho những thứ gì để lấp trải sự trống vắng đó?”

    Những ai đã xem “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” không biết có ấn tượng hay không với những lời cầu nguyện của người cha Ingalls tạ ơn Chúa đã ban cho ngũ cốc và sự quây quần bên nhau trong những bữa ăn. Cảnh tượng này diễn ra hàng ngày. Chúa luôn ở trong tâm họ và lòng biết ơn của họ đối với Chúa cũng thật giản dị thuần khiết như là hạt ngũ cốc duy trì cuộc sống con người. Tuy cuộc sống của họ không phải lúc nào cũng no đủ bình yên, nhưng tâm hồn của họ lúc nào cũng được nuôi dưỡng bằng lòng kính ngưỡng đối với Chúa.

    Những cảnh như thế ngày càng ít đi trên phim ảnh. Có cảm giác như trong tấm lòng con người hiện đại đã bặt vắng sự biết ơn đối với Thần Phật. Người ta chỉ đến với Thần Phật khi người ta truy cầu hoặc sợ hãi một điều gì đó. Tất cả sự no đủ tiện nghi hình như hoàn toàn đến từ sự giỏi giang phấn đấu của bản thân, trí thông minh, sự sáng suốt, ý chí, sự kiên trì và sự mưu cầu?

    Phải chăng, từ khi mới đẻ ra con người ta đã có trí thông minh, sự tháo vát theo một cách ngẫu nhiên của tự nhiên, như là một vài chỗ uốn trên một đoạn mã gen nào đó khiến ta khác người? Nếu tất cả là ngẫu nhiên tự nhiên, vậy ai là người đã thực sự đưa ta đến thế giới này, đã bảo trì sự bình an cho ta kể từ khi còn ta còn đỏ hỏn bé tí? Ai sẽ là người dìu bước ta đi tiếp khi đang hấp hối trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, mà phía trước có vẻ như chỉ toàn là đêm tối? Tại sao từ nhỏ đến lớn, lại bỗng nhiên có những người bảo ban ta, coi sóc cho ta, thương mến ta, giúp đỡ ta một cách hoàn toàn tự nguyện, hoàn toàn là vô điều kiện ?

    Tự hỏi theo một hướng khác, rằng trong lòng con người ta nếu không còn sự thực tâm kính ngưỡng Chúa và Thần Phật, vậy thì sẽ nhường chỗ cho những thứ gì để lấp trải sự trống vắng đó?

    Thử tìm câu trả lời qua những ca khúc mà người đời cho là « đi cùng năm tháng » (bởi, theo như nhiều người nhận định, những ca khúc bất hủ là những nhạc phẩm mà nội dung ca từ của chúng nói lên nỗi lòng của rất nhiều người), người ta sẽ thấy phần lớn trong số chúng bàng bạc nỗi đau của một mối tình tan vỡ. Những nỗi đau đó có thể góp phần khiến những người trẻ tuổi trở nên già đời hơn, nhưng không thể nâng đỡ nổi tâm hồn con người ta. Thử hỏi, có biết bao danh ca dù là danh vọng vang dội gần đây đã sống phần cuối đời của họ một cách hết sức mất phương hướng?

    Từ chuyện nhỏ như các ca phẩm cho tới những điều to lớn hơn như là triều đại hay dòng họ, trong lòng người có hay không có sự thực tâm kính ngưỡng Thần Phật có thể tạo nên khác biệt rất lớn.

    Đơn cử như hình ảnh của Triều Lý chẳng hạn: Khởi đầu gắn liền với Phật Giáo và kết thúc cũng với những hình ảnh liên quan đến Phật Giáo! [1]. Ấy vậy mà sự hận thù của một nhân vật lừng lẫy cộng với khát vọng ra đời của một triều đại mới cũng hiển hách không kém vẫn không thể dập tắt nổi nguồn phúc trạch dường như là bất tận của một gia tộc luôn luôn có Phật Pháp trong tâm. Họ Lý khởi nguồn từ Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển rực rỡ tại Đài Loan và nhất là Hàn Quốc, từ thời Cao Ly chống Nguyên Mông với đại công của vị Đô Đốc Thủy Quân Đại Việt Lý Long Tường cho đến vị tổng thống đầu tiên của Đại Hàn Dân Quốc, Lý Thừa Vãn [2]. Còn tại Việt Nam trên đất Cổ Pháp, Đền Đô thờ Lý Bát Đế chưa bao giờ thôi nghi ngút khói hương…

    Ngược lại, nếu như trong lòng người bặt vắng sự thành tâm kính ngưỡng Thần Phật, thì khoảng trống đó điều gì sẽ thay thế? Ừ thì ta vẫn lên chùa đều đều đấy chứ, nhưng trong tâm ta có gì nếu không phải là những lời cầu xin sức khỏe tiền tài an lạc hanh thông may mắn, mà nếu không phải cho riêng ta thì cũng là một hoặc vài người nào đó « của ta » ?

    Nếu thật sự trong tâm con người ta đã thiếu đi sự kết nối thực chất với Thần Phật trong một thời gian dài, vậy làm cách nào để có thể thiết lập lại một cách vững chắc thực chất nhất mối liên hệ, sự kết nối với Thần Phật ở trong tâm ta? Để khoảng trống đó không bị lấp đầy bởi những nỗi đau của một sự đổ vỡ, của những ước vọng vật chất tầm thường, hoặc thậm chí là những điều bất hảo mưa dầm thấm lâu từ một vòng xoáy của thế giới kim tiền chuyển động ngày một nhanh?

    Người viết xin thành thực thật tâm ngỏ lời với những ai thi thoảng cũng có những câu hỏi nghi vấn như trên, rằng hãy dành thời gian thật tĩnh tâm để đọc cuốn Chuyển Pháp Luân ([3] link ở bên dưới), để có câu trả lời. Và còn hơn thế nữa. Rất rất nhiều lần.

    Bởi vì người viết dù sao thì kiến thức rất là hạn hẹp. Về mặt đạo đức cũng tồn tại rất nhiều hạn chế. Chỉ là một khi đã cảm nhận được « Chân Thiện Nhẫn là rất tốt », rằng « Pháp Luân Đại Pháp là rất tốt », với tài đức hạn hẹp của mình, cũng chỉ có khả năng truyền đạt lại rằng « Chân Thiện Nhẫn là rất tốt », « Pháp Luân Đại Pháp là rất tốt », cho (dẫu chỉ) một vài người bạn hữu duyên. Để họ, nếu đã từng có ý định đọc Chuyển Pháp Luân thì hãy thu xếp thời gian đọc Sách. Nếu chưa từng, thì xin hãy làm, lợi ích đảm bảo là không thể đong đếm được, và vượt quá khả năng diễn đạt của tôi.

    Phạm Cao Tùng | DKN 07/01/2021

    [1]: Sự kết thúc của Triều Lý, thực chất, ấy là khi vua Lý Huệ Tông lui về tu tại chùa Tháp Bát, chấp thuận mọi sắp đặt của Trần Thủ Độ. Nhà vua cũng qua đời tại chùa. Ngay cả Nữ hoàng Lý Chiêu Hoàng, về cuối đời bà cũng tu Phật (về điều này, ta có thể tham khảo các tác phẩm của Yên-tử Cư-sĩ Trần Đại Sỹ, hoặc « Bão táp Triều Trần » của nhà văn Hoàng Quốc Hải).

    [2] « Từ khi Lý Long Tường đến định cư ở Cao Ly đến nay đã được 800 năm. Họ Lý Hoa Sơn truyền được 26 đời. Con cháu của Lý Long Tường nhiều người học giỏi, đỗ đạt làm quan. Nhiều người giữ cương vị cao trong triều (con Lý Long Tường là Lý Căn, làm Nghệ Văn Đại Đế Học, Kim Tử Quang Lộc Đại Phu; các người cháu là Lý Huyền Lương làm Lễ Bộ Tham Nghị Thượng Thư, Lý Long Tuyền làm Giám Tu Quốc Sử. Sau này, hậu duệ đời thứ 25 của hoàng thân Lý Long Tường là Lý Thừa Vãn từng giữ chức tổng thống Hàn Quốc … » (Theo trang “thongtinhanquoc”).

    [3] https://vi.falundafa.org/book/zfl_html/index.html

    source: https://www.dkn.tv/doi-song/tien-si-kinh-te-phap-trong-long-con-nguoi-hoi-con-co-than-phat-hay-khong.html

    Hội Luận “Về Bản Án 37 năm của nhà cầm quyền CSVN đối với 3 thành viên Hội Nhà Báo Ðộc Lập Việt Nam”

     Hội Luận “Về Bản Án 37 năm của nhà cầm quyền CSVN đối với 3 thành viên Hội Nhà Báo Ðộc Lập Việt Nam”

    Do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, Người Bảo Vệ Nhân Quyền (Defend the Defenders) và Tổ Chức Yêm Trợ Nhân Quyền (Human Rights Relief Foundation – Australia) tổ chức.

    Với sự tham dự đặc biệt của quyền Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam: nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh.

    Trực tiếp online 5:00 PM ngày thứ Tư Jan/13/2021 (giờ California)

    Địa chỉ youtube: https://www.youtube.com/user/tamancnvnch

    Facebook:

    https://www.facebook.com/taman.nguyen.130517CA/

    https://www.facebook.com/mlnqvn

    Dọc báo Pháp 14/01/2021

    Dọc báo Pháp 14/01/2021

    Đảng Dân Chủ Mỹ hối hả lo truất phế tổng thống Trump, bất chấp nguy cơ chia rẽ đất nước

    Thụy My

    Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử bị tiến hành thủ tục trừng phạt đến hai lần trong nhiệm kỳ, với mức độ cao nhất trong Hiến Pháp. Ông Trump cũng là tổng thống đầu tiên bị luận tội một cách hết sức chóng vánh, ngay tại nơi xảy ra sự kiện.

    Le Figaro hôm nay chạy tựa « Vaccin : Ủy Ban Châu Âu dưới áp lực ». Le Monde cảnh báo « Covid : Chính quyền đứng trước nguy cơ các biến chủng ». Libération coi « Biến thể của Covid-19 : Những kẻ xâm lăng ». Nhật báo công giáo La Croix nói về việc Ireland tưởng niệm hàng ngàn trẻ em đã chết từ 1922 đến 1998 tại các ngôi nhà dành cho những bà mẹ đơn thân do chính quyền và tôn giáo quản lý, còn tờ báo kinh tế Les Echos quan tâm đến việc Nhà nước Pháp ngăn chận việc mua lại chuỗi siêu thị Carrefour.

    Ở các trang trong, bên cạnh chủ đề dịch Covid, sự kiện tổng thống Mỹ Donald Trump phải đối mặt với một tiến trình truất phế lịch sử được tất cả các báo đề cập đến.

    Tổng thống Mỹ đầu tiên bị đưa ra truất phế hai lần trong nhiệm kỳ

    Hạ Viện hôm nay đã thông qua việc truất phế tổng thống Trump vì « xúi giục nổi dậy » với 232/197, trong đó có 10 lá phiếu thuận của Cộng Hòa. Le Figaro nhận định ông Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử bị đưa ra trừng phạt hai lần với mức độ cao nhất trong Hiến pháp.

    Donald Trump cũng là tổng thống đầu tiên bị luận tội nhanh chóng như thế, ngay tại nơi xảy ra sự kiện. Phe Dân Chủ cho rằng không cần thiết phải lắng nghe các nhân chứng hay được các chuyên gia giải thích thế nào là khinh tội hay trọng tội. Một tuần trước đó, họ có mặt trong gian phòng họp mà những người biểu tình toan phá cửa. Dân biểu Dân Chủ Jim McGovern nói : « Chúng tôi tranh luận về biện pháp lịch sử này ngay tại hiện trường vụ án ».

    Cuộc bỏ phiếu diễn ra trong bối cảnh căng thẳng, người ta sợ lại bạo động vào lúc nhiệm kỳ ông Donald Trump sắp kết thúc. Điện Capitol biến thành chiến hào với những đội ngũ vũ trang bao quanh và bên trong tòa nhà Quốc Hội, những người lính cắm trại ngay trong các hành lang. Các dân biểu, nghị sĩ cũng phải đi qua hàng rào kiểm tra an ninh. Vệ binh Quốc gia được lệnh mang vũ khí, một điều hiếm khi xảy ra. Tổng cộng có 20.000 quân nhân hiện diện trong thành phố để phục vụ lễ nhậm chức của Joe Biden.

    Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi nhấn mạnh tổng thống Donald Trump là mối nguy hiểm cho quốc gia, phải ra đi lập tức. Theo Le Figaro, bên cạnh đối lập chính trị với ông Trump, bà còn có thù oán cá nhân. Pelosi đã khởi động vụ truất phế hồi năm 2019, văn phòng bà bị người biểu tình xâm nhập. Bà tố cáo « những kẻ khủng bố trong nước được tổng thống xúi giục và gởi đến ».

    Con dao hai lưỡi cho đảng Dân Chủ

    Lần trước không có nghị sĩ Cộng Hòa nào bỏ phiếu truất phế ông Trump, nhưng kỳ này có 10 người đứng về phía Dân Chủ trong đó có Liz Cheney, con gái cựu phó tổng thống Cộng Hòa Dick Cheney. Tuy nhiên đa số đại biểu Cộng Hòa không ủng hộ một tiến trình vội vã, có nguy cơ gây phẫn nộ tại một đất nước vốn đã chia rẽ.

    Dân biểu Tom McClintock của California cảnh báo việc áp dụng biện pháp nặng nề nhất « một cách khẩn cấp, không có điều trần, chỉ một tuần trước khi tân tổng thống nhậm chức ». Nhiều người nhấn mạnh khía cạnh đảng phái. Dân biểu Tom Cole của Oklahoma tố cáo : « Họ cố gắng thanh toán ân oán thay vì hòa giải ». Dân biểu Louie Gohmert của Texas nói với phe Dân Chủ : « Các vị dùng việc phế truất làm vũ khí, điều này rất nguy hiểm ».

    Libération cho rằng đây là con dao hai lưỡi đối với đảng Dân Chủ. Nếu bị truất phế, Donald Trump sẽ bị mất tất cả mọi lợi tức dành cho cựu tổng thống, và không thể giữ bất kỳ chức vụ nào trong chính quyền liên bang. Nhưng khi độc chiếm những cuộc họp Thượng Viện, thủ tục này có nguy cơ cản trở những hoạt động của hành pháp vào đầu nhiệm kỳ Biden.

    Về vụ xâm nhập điện Capitol, Le Monde cho biết đã bộ Tư Pháp đã hứa hẹn trừng phạt nghiêm khắc. Trên 170 cuộc điều tra hình sự đã được mở ra, gần 70 người bị khởi tố, trong đó có một người ở Alabama vì mang theo 11 bom xăng và 5 khẩu súng. FBI kêu gọi cung cấp chứng cứ để nhận diện những kẻ bạo động, đã nhận được trên 100.000 tấm hình và video. Một số cảnh sát tỏ ra có cảm tình với ông Donald Trump như chụp hình chung với người biểu tình, đội nón « Make America Great Again » … đã bị ngưng chức.

    Anh Quốc mạnh dạn tố cáo « sự man rợ » của Trung Quốc với người Duy Ngô Nhĩ

    Liên quan đến châu Á, Le Figaro ca ngợi sự can đảm của Anh Quốc khi tố cáo cách đối xử dã man của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ. Khác với các nhà lãnh đạo châu Âu khác, thủ tướng Boris Johnson không sợ làm mất lòng Bắc Kinh. Luân Đôn hôm qua đã công bố các biện pháp nhằm cấm các mặt hàng được lao động bị cưỡng bức ở Tân Cương sản xuất.

    Ngoại trưởng Anh không hề lựa lời khi tuyên bố « Đó là một sự man rợ tưởng chừng đã được xóa bỏ trong quá khứ, nay lại diễn ra ». Trước các nghị sĩ, ông nêu ra hiện trạng « bắt giam bừa bãi, buộc đi cải tạo, lao động cưỡng bức, tra tấn, buộc triệt sản » người Duy Ngô Nhĩ, với mức độ công nghiệp.

    Việc xuất nhập khẩu các mặt hàng liên quan đến lao động cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ bị cấm. Một mặt, « các công ty Anh không tham gia các chuỗi cung ứng dẫn đến cổng các trại cải tạo Tân Cương », mặt khác « các sản phẩm do vi phạm nhân quyền không thể có mặt trong siêu thị ». Tuần trước, chuỗi cửa hàng Marks & Spencer đã cam kết quần áo bán ra không được dệt từ sợi bông Tân Cương, trở thành công ty lớn nhất của Anh hưởng ứng lời kêu gọi của 300 tổ chức phi chính phủ.

    Các nghị sĩ bảo thủ còn muốn chính phủ đi xa hơn, với việc trừng phạt các quan chức Trung Quốc kiểu như luật Magnitsky. Hôm thứ Ba 12/01, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Trương Quân (Zhang Jun) yêu cầu Anh « ngưng can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc ». Nhưng Canada đã theo chân Luân Đôn. Trong khi Liên Hiệp Châu Âu vừa ký một thỏa thuận về đầu tư gây tranh cãi, hành động can đảm của Anh được coi là biểu hiện cho chính sách đối ngoại độc lập sau Brexit. Ngoại trưởng Dominic Raab khẳng định vẫn muốn có mối quan hệ mang tính xây dựng với Bắc Kinh, « nhưng không thể hy sinh các giá trị và sự an ninh » của mình.

    Nỗi lo trước virus corona biến thể

    Về đại dịch Covid, Libération nhận định những biến thể Anh, Nam Phi, Brazil…của con virus corona, lây nhiễm mạnh hơn và khó phát hiện hơn, khiến các nhà nghiên cứu lo ngại vaccin không tác động được nơi một số virus. Trong bài xã luận, tờ báo chỉ trích sự trễ tràng của Pháp trong việc giải mã trình tự gien của con virus, sau khi đã chậm chân trong việc cung ứng khẩu trang, làm xét nghiệm, tiêm chủng.

    Tại Pháp, đáng lo nhất là biến chủng Anh B.1.1.7. vốn lây lan rất mạnh, chiếm 1% số ca dương tính. Hội đồng khoa học đề nghị làm xét nghiệm rộng rãi nơi giáo viên và đóng cửa các lớp học thậm chí cả trường ngay khi phát hiện biến chủng này. B.1.1.7. có đến 20 biến thể trong ARN, trong đó có N501Y giúp virus sống sót và lây lan. Chỉ trong ba tháng, B.1.1.7. là thủ phạm phân nửa số ca dương tính ở Anh và nay hiện diện tại 45 nước. May mắn là con virus biến thể này không gây ra những dạng Covid nặng, và N501Y không ảnh hưởng đến vaccin Pfizer cũng như kháng thể của các bệnh nhân đã khỏi.

    Đại dịch từ Vũ Hán làm toàn nhân loại khốn đốn chưa từng thấy

    Nhân kỷ niệm một năm kể từ khi đại dịch Covid bắt đầu, Les Echos ghi nhận cuộc sống hàng ngày tại khắp nơi trên thế giới đều bị đảo lộn. Con virus đến từ Vũ Hán đã làm nhân loại khốn đốn không thua những đại họa trước đây trong lịch sử, từ chiến tranh cho đến dịch bệnh.

    Phong tỏa, xét nghiệm, làm việc từ nhà, khẩu trang, giới nghiêm, đi đâu phải mang theo tờ khai danh dự, rửa tay thường xuyên…Một năm qua, cuộc sống thường nhật của người dân toàn cầu bị ảnh hưởng chưa từng thấy. Chưa bao giờ có trận dịch nào và cả đại chiến thế giới lại áp đặt những giới hạn ngặt nghèo như thế lên những hoạt động của cả nhân loại, và trải rộng như thế về địa lý.

    Khoảng 60 nước với khoảng phân nửa dân số thế giới vào tháng Ba, tháng Tư đã buộc người dân không được ra khỏi nhà trừ khi đi chợ, đi bác sĩ và phải mang theo giấy chứng nhận. Chỉ trong vài ngày người dân trên năm châu lục phải từ biệt các rạp xi-nê, không còn được đi nghe nhạc, du ngoạn, thậm chí uống một ly nước trong quán ; đa số trẻ em phải ở nhà trong nhiều tháng vì trường học đóng cửa.

    Sau một năm, kinh tế suy sụp chưa từng thấy trong lịch sử, kể từ cuộc đại khủng hoảng thập niên 30. Riêng khu vực đồng euro phải trả giá nhiều nhất với GDP bị thụt lùi 7,5% và phải đợi đến ít nhất năm 2022 mới có thể khởi sắc.

    Liban phong tỏa ngặt nghèo trong bối cảnh khủng hoảng

    Riêng ở vùng Cận Đông, Le Monde mô tả « Phong tỏa toàn bộ tại một nước Liban đang lâm vào đường cùng ». Từ đầu tuần, người dân đổ xô đến các siêu thị ở Liban để mua thực phẩm dự trữ. Lệnh phong tỏa toàn quốc có hiệu lực kể từ hôm nay 14/01 đến 25/01 để chống Covid đang lan tràn.

    Đông đảo khách hàng chen chúc trước lối vào, chen lấn ở các quầy hàng, kẹt cứng ở quầy tính tiền… Từ khi xâm nhập vào Liban hồi tháng Hai, con virus đã tấn công 226.000 người trong đó có 30.000 người bị lây nhiễm chỉ trong vòng một tuần qua. Tờ báo địa phương Al Akhbar chạy tít lớn « Địa ngục ». Một địa ngục với hai cuộc khủng hoảng cùng lúc : đồng lira sụt giá khiến hơn phân nửa dân số bị rơi xuống dưới ngưỡng nghèo khó, và hậu quả vụ nổ kinh hoàng ở cảng Beyrouth hôm 04/08/2020.

    Trong vòng 10 ngày tới, dân Liban không được ra khỏi nhà dù để đi làm, đi chợ, tập thể dục hoặc dắt chó đi dạo. Những gia đình nào không trữ đủ thức ăn sẽ được giao hàng tại nhà. Chỉ có một số nghề nghiệp thiết yếu mới được tiếp tục như tiệm bánh mì, tiệm thuốc tây, những người làm việc trong ngành y tế và thực phẩm.

    Việc dỡ bỏ các hạn chế trong dịp lễ Noel và Tết dương lịch đã khiến chỉ trong vài ngày, số người bị lây nhiễm hàng ngày từ 1.500 vọt lên 4.500. Các khoa hồi sức có tỉ lệ giường bệnh lấp đầy đến 95%. Mới đây nhân viên Hồng Thập Tự phải bỏ lại bệnh nhân trước cửa một bệnh viện vì không còn chỗ, còn tại một bệnh viện khác, nhân viên y tế phải chữa trị ngay trong xe. Một trở ngại nữa là thiếu nhân sự : nhiều y tá, bác sĩ đã ra nước ngoài kiếm sống, hoặc ngã bệnh.

    Các dưỡng đường tư nhân vốn chiếm 80% trong lãnh vực, ngần ngại không muốn gia tăng số giường cho bệnh nhân Covid vì Nhà nước đang nợ ngập đầu, khó thể thanh toán chi phí sớm. Chính phủ lâm thời thiếu tính chính danh, đang phải đơn độc xoay sở. Hai bệnh viện dã chiến có tổng cộng 1.000 giường do Qatar viện trợ từ tháng 11 đến nay vẫn chưa hoạt động được. Phong tỏa, giải tỏa rồi lại phong tỏa, một cái vòng lẩn quẩn chết người mà Liban chưa thể nào thoát khỏi được.

    https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20210114-%C4%91%E1%BA%A3ng-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-m%E1%BB%B9-h%E1%BB%91i-h%E1%BA%A3-lo-tru%E1%BA%A5t-ph%E1%BA%BF-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-b%E1%BA%A5t-ch%E1%BA%A5p-nguy-c%C6%A1-chia-r%E1%BA%BD-%C4%91%E1%BA%A5t-n%C6%B0%E1%BB%9Bc

    Tin tổng hợp

    (Reuters) – Tòa án Cam Bốt mở phiên xét xử “đại trà” phe đối lập. 

    Một tòa án ở Cam Bốt vào hôm nay 14/01/2021 đã mở phiên xét xử nhắm vào hơn 60 nhà đối lập bị buộc tội phản quốc. Các bị cáo nằm trong số 121 người có liên quan đến đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt (CNRP) đã bị giải thể. Họ bị buộc tội phản quốc và kích động. Sáu mươi mốt nhân vật đối lập đã được triệu tập, nhưng không rõ có bao nhiêu người hiện diện, vì nhiều người đang sống lưu vong lo sợ rằng họ sẽ không được xét xử công bằng.

    (AFP) – Nhà đối lập Nga Alexei Navalny thông báo về nước.

    Được hồi phục sức khỏe tại Đức sau khi trúng độc chất Novitchok hồi tháng 8 năm  ngoài, nhà hoạt động đối lập Nga thông báo đã mua vé máy bay trở về Nga vào ngày 17/01 tới. Cuối tháng trước, chính quyền Nga đã cho mở điều tra nhà đối lập vì nghi ngờ gian lận thuế quy mô lớn. Tuần này tư pháp Nga đã nhận đơn khiếu nại đòi chuyển án tù treo của Navalny hồi  2014 thành án tù giam. Đơn sẽ được xét vào ngày 29 tháng Giêng tới. Theo các kết luận của 3 phòng thí nghiệm châu Âu và của Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học (OICA), nhà đối lập đã bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novitchok.

    (AFP) – Báo chí Hoa Kỳ: Dân Mỹ có thể tiếp tục đầu tư vào các tập đoàn Trung Quốc Alibaba, Tencent, Baidu.

    Wall Street Journal hôm qua, 13/01/2021, dẫn một số nguồn tin gần gũi với hồ sơ này cho biết nhiều cuộc thảo luận trong nội bộ chính quyền Trump đã diễn ra trong những ngày gần đây. Theo WSJ, bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin phản đối việc ngăn chặn đầu tư, do lo ngại các hậu quả tiêu cực đối với giới đầu tư Mỹ. Trước đó, chính quyền Trump đang nghiên cứu khả năng đưa các tập đoàn nói trên vào danh sách đen của bộ Quốc Phòng, danh sách bao gồm các công ty bị tình nghi có liên hệ với quân đội, tình báo hay ngành an ninh Trung Quốc.

    (AFP) – Giới chức nhiều tập đoàn tin học mong muốn chính phủ Mỹ ra luật về bảo mật dữ liệu kỹ thuật số.

    Hôm qua, 13/01/2021, tại Hội chợ Người Tiêu dùng hàng Điện tử (Consumer Electronics Show) thường niên tại Las Vegas, Nevada (Mỹ), nhiều giới chức cao cấp của các tập đoàn Google, Twitter và Amazon đã bày tỏ hy vọng là tân chính phủ Joe Biden sắp tới sẽ thúc đẩy cho việc ra đời một luật của liên bang về lĩnh vực bảo mật dữ liệu kỹ thuật số. Theo ông Keith Enright, giám đốc bộ phận bảo mật của Google, việc đảng Dân Chủ nắm cả lưỡng viện Quốc Hội khiến luật này có nhiều cơ hội ra đời.

    https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210114-tin-t%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p

    Điểm tin thế giới 14/1:

    Ông Mike Pompeo thông báo sắp rời vị trí Ngoại trưởng

    Ivanka Nguyễn

    Mục Điểm tin thế giới, thứ Năm (14/1), của DKN xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

    Cựu Bộ trưởng ngoại giao Ethiopia bị giết.

    Chính quyền Ethiopia cho biết hôm thứ Tư (13/1), quân đội của họ đã giết chết ba thành viên của Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray (TPLF), bao gồm cả cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ethiopia Seyoum Mesfin. Ông Mesfin bị giết vì không chấp nhận đầu hàng quân chính phủ. Chính phủ Ethiopia của Thủ tướng Abiy Ahmed đã tuyên bố chiến thắng TPLF vào ngày 28/11 năm ngoái sau gần một tháng giao tranh [Reuters].

    Năm thứ hai của đại dịch Covid sẽ khó khăn hơn.

    Đây là nhận định của ông Mike Ryan, quan chức hàng đầu ở WHO. Ông cho biết lý do cho nhận định này là “do động lực lây truyền [của virus Vũ Hán] và một số vấn đề mà chúng ta đang gặp phải”. Tính tới sáng 14/1 thế giới có 92.661.891 (tăng 658.162) người mắc viêm phổi Vũ Hán, trong đó có 1,984,010 (tăng 14.888) ca tử vong [Reuters, Worldometers].

    Mục sư nổi tiếng không hối tiếc khi ủng hộ TT Trump.

    Mục sư Robert Jeffress cho biết ông đã nói chuyện với cả TT Trump và Phó Tổng thống Mike Pence vào thứ Ba (13/1). “Khi phóng viên hỏi liệu tôi có hối hận về sự ủng hộ của mình hay không, tôi nói rằng ‘Hoàn toàn không!’. [Đây là] Tổng thống và Phó Tổng thống ủng hộ sự sống và tự do tôn giáo nhất trong lịch sử! ”, mục sư Jeffress viết trên mạng xã hội [Epoch Times].

    Ông Navalny sắp trở về Nga.

    Nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny ngày 13/1 tuyên bố sẽ trở về Nga vào cuối tuần, sau khi kết thúc thời gian điều trị tại Đức. “Tôi chưa từng nghĩ tới việc ‘trở lại hay không’ bởi đơn giản tôi chưa từng rời đi”. Navalny cho rằng ông phải đến Đức vì có người muốn “sát hại” mình. Ông Navalny thông báo đã đặt vé máy bay về Nga vào ngày 17/1, thêm rằng “Nga là quê hương” của ông và ông đang rất nhớ nhà [Reuters].

    Nhật cấm người nước ngoài nhập cảnh.

    Nhật dừng cấp phép nhập cảnh với những người đi lại vì mục đích công việc từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga cho biết hành động này là “để bảo vệ

    cuộc sống và sinh kế của người dân cũng như loại bỏ những rủi ro tiềm ẩn về đại dịch”. Bên cạnh đó Nhật có kế hoạch mở rộng tình trạng khẩn cấp đối với 7 tỉnh từ 14/1 đến 7/2 [Japan Times].

    Trung Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp ở tỉnh Hắc Long Giang.

    Tình này có 37,5 triệu cư dân, ngày 13/1 đã tuyên bố “tình trạng khẩn cấp” để kiểm soát dịch viêm phổi Vũ hán khi các ca nhiễm mới gia tăng. Chính quyền đã yêu cầu người dân trên toàn tỉnh không rời khỏi địa phương trừ trường hợp cần thiết, và hủy bỏ mọi hội nghị và các cuộc tụ tập [France24].

    Người biểu tình ngồi lên ghế Phó tổng thống Mỹ bị bắt.

    Josiah Colt, người ngồi lên ghế dành cho PTT Mike Pence, trong cuộc xâm nhập vào bên trong Toà nhà Quốc hội Mỹ hôm 6/1, đã ra đầu thú. Colt là “nhân vật chính” trong bức ảnh một người đàn ông trèo lên ban công rồi nhảy xuống sàn phòng họp của Thượng viện. Colt cũng ngồi lên chiếc ghế Phó tổng thống Mike Pence đã ngồi trước đó vài phút trong phiên họp kiểm phiếu đại cử tri của Quốc hội [Idahonews].

    Ông Mike Pompeo thông báo sắp rời vị trí Ngoại trưởng.

    Ông Pompeo đưa ra thông báo này vào sáng 13/1. “Trong một tuần tới, tôi sẽ rời khỏi vị trí Ngoại trưởng và tài khoản này sẽ được lưu giữ. Hãy tiếp tục theo dõi tôi tại tài khoản @mikepompeo. Hãy theo dõi ngay từ bây giờ”, ông Pompeo viết trên Twitter. Tài khoản Ngoại trưởng Mỹ trên Twitter hiện có hơn 3 triệu người theo dõi, trong khi tài khoản cá nhân của ông Pompeo đang có hơn 400.000 người theo dõi [Twitter, State].

    New York chấm dứt hợp đồng với Tập đoàn Trump.

    Thị trưởng Bill de Blasio tuyên bố thành phố New York chấm dứt tất cả hợp đồng trị giá 17 triệu đô la Mỹ một năm với Tập đoàn Trump sau vụ người biểu tình xâm nhập Điện Capitol hôm 6/1. Tập đoàn Trump có 4 hợp đồng với New York về vận hành Công viên Trung tâm Carousel, sân trượt băng Wollman, sân trượt băng Lasker cùng sân golf Ferry Point, mang lại cho họ lợi nhuận 17 triệu USD một năm [ABC News].

    TT Trump ra thông cáo kêu gọi không bạo lực.

    Thông cáo được công bố vào ngày 13/1. “Trước những báo cáo về nhiều cuộc biểu tình hơn, tôi kêu gọi mọi người KHÔNG bạo lực, KHÔNG vi phạm pháp luật và KHÔNG phá hoại dưới bất kỳ hình thức nào. Đó không phải là điều đại diện cho tôi, và cũng không đại diện cho nước Mỹ. Tôi kêu gọi TẤT CẢ người Mỹ cùng chung tay xoa dịu căng thẳng và bình tĩnh hơn. Cảm ơn mọi người”, ông Trump viết [Whitehouse].

    https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-14-1-ong-mike-pompeo-thong-bao-sap-roi-vi-tri-ngoai-truong.html 

    Powered by Blogger.