Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Dù muốn hay không, phán quyết trọng tài theo UNCLOS có ràng buộc pháp lý với TC

Monday, September 19, 2016 // , ,

East Asia Forum – Tác giả: Jerome A. Cohen – Theo Dịch giả: Đỗ Kim Thêm – 11-7-2016

Binh sĩ Trung Quốc quan sát khu trục hạm USS Blue Ridge khi tàu này ghé thăm Thượng Hải ngày 5/6/2016. Nguồn: AP
Lời người dịch: Tại sao Việt Nam không kiện Trung Quốc ra tòa Trọng tài Quốc tế sau khi Philippines đã thắng kiện? Dù Việt Nam có tố quyền và bằng chứng lịch sử nhưng lại không muốn sử dụng mà cố tìm một giải pháp ngoại giao với hy vọng là được quốc tế ủng hộ để nhằm tránh căng thẳng  trong bang giao Hoa-Việt. 
Khi Trung Quốc tuyên bố là không tuân thủ phán quyết trọng tài theo UNCLOS với Philippines, đó là một lý do “khôn ngoan“ khác để Việt Nam lập luận là không thể khởi động tố quyền. 
Nhưng cộng đồng quốc tế cũng không thể làm gì khác hơn ngoài việc khuyến khích Việt Nam giải quyết tranh chấp với Trung Quốc thông qua luật quốc tế. Liên minh Quân sự Mỹ-Việt trong tương lai và Liên minh Quân sự hiện nay giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực cũng không có mục tiêu phục hồi chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. 
Phản ứng trực tiếp với Trung Quốc thì Việt Nam thiếu can đảm, nhưng khi Việt Nam gửi thông điệp gián tiếp đến Trung Quốc qua nhiều nước khác thì cũng không có kết quả. 
Việt Nam phải nghĩ gì và làm gì trong khi người dân đang chờ đợi một đối sách khả thi khác? Thực tế cho thấy là cơ đồ và biển sâu của Việt Nam đã từ lâu lọt vào tay Trung Quốc. Mọi vấn đề muộn màng hiện nay có thể sẽ được giải quyết được một phần nào khi có sự hiểu biết của toàn dân, đồng thuận chính trị, và quyết tâm chuyển hướng để thoát ra khỏi tinh thần nô lệ tư nguyện của Đảng Cộng Sản Việt Nam. 
***
Các phương tiện truyền thông quốc tế đã quan tâm đến một phán quyết được dự kiến vào ngày thứ ba để trọng tài cho việc Philippines chống lại TC. Các tuyên truyền gần đây và các cuộc tấn công chớp nhoáng về mặt ngoại giao của Bắc Kinh đã đưa tầm quan trọng của vụ kiện lên tới những cao điểm mới. Có ít nhất là 15 vấn đề liên quan đến vụ tranh tụng, mà một vài vấn đề trong số này có tính cách chuyên môn cao độ. Tuy nhiên, cho dù phán quyết sẽ ràng buộc về mặt pháp lý cho TC cũng như Philippines hay không, thì những vấn đề cơ bản trong vụ kiện này là thẳng thắn một cách hợp lý. Dường như vẫn còn có một sự hiểu lầm khá phổ biến xung quanh vấn đề.
Chúng ta nên nhận ra rằng đây sẽ không phải là một phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực tại Hague, như một số tường thuật của báo chí đề cập. Định chế này là tổ chức điều hành tạo điều kiện cho tòa án trọng tài mà nó đã được thành lập theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) để đáp ứng với khiếu nại do Philippines đệ trình nhằm chống lại TC. Phán quyết này sẽ được thực hiện bởi tòa án UNCLOS, trong đó bao gồm năm chuyên gia hàng đầu của thế giới về luật biển.
Cho dù có bất cứ kết quả nào mà nó có thể được tự ý gạt bỏ như là vấn đề “còn gây tranh cãi“, nếu hiểu một cách đúng đắn thì cho dù Bắc Kinh không ngừng tố cáo về tính hợp pháp của tòa – và thậm chí ngay cả tư cách thẩm quyền và tính công bằng của các trọng tài viên – TC sẽ bị ràng buộc theo phán quyết của tòa về mặt pháp lý, đó là điều không nên nghi ngờ.
TC cáo buộc rằng họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” về các  đặc điểm của các vùng đất đai và vùng biển liên quan đến Biển Đông. TC không chấp nhận bị ràng buộc bởi phán quyết của tòa với các lý do là quyết định phải nhất thiết liên quan với các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ (ai là người sở hữu về các quần đảo còn tranh chấp) và cách phân định thuộc về hàng hải (các cáo buộc về lãnh hải quốc gia xung đột nhau nên được giải quyết như thế nào) và TC đã không bao giờ đồng thuận cho bất kỳ trọng tài đệ tam nhân vô tư nào về các vấn đề này.
Lập luận của TC ở đây là sai lầm. Tòa đã chỉ ra rằng phán quyết của toà sẽ không quyết định những vấn đề này, nhưng sẽ chỉ quan tâm đến những vấn đề quan trọng khác, tất cả đều liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và do đó thuộc phạm vi thẩm quyền quyết định của tòa. Bằng việc phê chuẩn Công ước, trong đó yêu cầu giải quyết tranh chấp bắt buộc và buộc tất cả các bên tranh tụng phải tuân theo bất cứ kết quả nào của phán quyết, TC đồng ý rõ ràng chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài.
Thí dụ như toà có thể nhấn mạnh ý nghĩa của Điều khoản chính 121.3 của Công ước bằng cách giải thích và áp dụng các tiêu chí để xác định xem có hay không một hòn đảo mà nó được hưởng quyến về một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) và thềm lục địa cũng như lãnh hải 12 hải lý mà nó gắn vào mỗi đảo, bất kể xem ai là sở hữu của nó.
Toà cũng có thể minh xác mối quan hệ của Công ước với các khiếu nại về  hàng hải quốc gia đã có trước khi chuẩn nhận Công ước. Đặc biệt hơn, toà có thể quyết định liệu rằng Đường chín đoạn đầy mơ hồ của TC nên được coi là một “quyền lịch sử” làm hồi sinh sự chuẩn nhận của Công ước không, đường này lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ của chính quyền TC sau Thế Chiến II trước khi chính quyền Cộng sản hiện nay được thành lập.
Công ước đơn thuần đề ra nhằm xác định những vấn đề như vậy bởi một nhóm gồm năm chuyên gia độc lập khách quan mà tư cách thành viên và luật thủ tục được quy định đã từ lâu với nhiều chi tiết. Không có sự đồng thuận nào chi tiết hơn từ bất kỳ quốc gia đã phê chuẩn Công ước và có yêu sách liên quan để chống lại vấn đề.
Khi TC phê chuẩn Công ước và đồng ý bị ràng buộc bởi bất kỳ phán quyết nào, mà đó là kết quả của quyết định do đệ tam nhân bắt buộc như vậy, thỏa thuận này là một sự hành sử tự do của chủ quyền TC và là một cam kết long trọng về hiệp ước quốc tế để tôn trọng và tuân thủ bất cứ quyết định nào nảy sinh từ trong các thủ tục tố tụng.
Dĩ nhiên, khi TC lập luận rằng từ trong bản chất, các vấn đề đặt ra bởi luật trọng tài liên quan đến các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ và phân định về hàng hải – và do đó nằm ngoài phạm vi thẩm quyền tài phán của tòa – TC có quyền trình bày những lập luận này để tòa quyết định. Nhưng TC từ chối tham gia thủ tục tố tụng của tòa, đơn phương tuyên bố rằng vì sự hài lòng cho riêng mình đối với các lập luận là chính xác về mặt pháp lý, nên TC không cần phải trình bày các lập luận này đối với việc cứu xét vô tư của toà. Dù vậy, tòa đã làm hết sức mình để đánh giá các lập luận về thẩm quyền xét xử của TC.
Ngay khi nghĩ đến những gì mà một hệ thống pháp luật trên thế giới sẽ có, nếu như một quốc gia đã đồng ý tạo ra một phán quyết bắt buộc của phiá đệ tam nhân – như các nước có trên 90 hiệp định quốc tế –  chỉ có thể đơn thuần từ bỏ lời hứa long trọng trong hiệp ước, trong khi họ còn tham gia trong hệ thống hiệp ước và tỏ ra miệt thị về phán quyết của tòa án độc lập có thẩm quyền. Các quy định của UNCLOS cấm hành vi như vậy một cách rõ ràng, mà hiển nhiên nó tạo nên một sự vi phạm luật quốc tế.
Rõ ràng là TC lo lắng điên cuồng để tránh bị mang tiếng là kẻ vi phạm luật quốc tế. Dù vậy, khi các người ủng hộ TC chỉ ra rằng cách đây ba thập kỷ trong cuộc tranh chấp với Nicaragua, Hoa Kỳ bỏ qua một phán quyết của Tòa Quốc tế Công lý, sau khi tòa bác bỏ yêu sách của Hoa Kỳ cho rằng tòa thiếu thẩm quyền tài phán. Đó là hành động không may của chính quyền Reagan tiếp tục gây tổn hại đến thanh danh của Mỹ cho đến ngày nay. Sự do dự của Washington trong việc chấp nhận giải quyết tranh chấp của đệ tam nhân vô tư cũng có thể là một trong những lý do tại sao Hoa Kỳ chưa bao giờ phê chuẩn UNCLOS, một vấn đề gây thất vọng.
Các nhà lãnh đạo hiện tại của TC dường như chỉ vừa mới gần đây nhận thức được sự phản đối lan rộng về lập trường pháp lý của họ về Biển Đông, họ đang phấn đấu để hạn chế các thiệt hại mà họ sẽ phải gánh chịu. Người phát ngôn của họ đã trình bày tất cả các loại lập luận bảo vệ trong viêc chính phủ từ chối tôn trọng cam kết với UNCLOS, nhưng không thuyết phục. Thậm chí còn có một số ít đã lập luận rằng TC khi tố cáo các hành động không phù hợp của tòa, họ đã trở thành người bảo vệ đích thực cho luật quốc tế. Thay vì lo đặt luật quốc tế lên hàng đầu, TC nên khôn ngoan hơn để tái khởi động các cuộc đàm phán song phương với Philippines trên cơ sở phán quyết của tòa án với hiệu lực ràng buộc.
  ***
Jerome A. Cohen là Giám đốc của Viện Luật Mỹ – Á, Giáo sư Luật khoa, Đại học New York và Thành viên cao cấp của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, đặc trách châu Á.
Nguyên tác: Like it or not, UNCLOS arbitration is legally binding for China

Tin tức và Bình luận

Tin tức và Bình luận

Nhật Báo Ba sàm

Trịnh Xuân Thanh, đường xa vạn dặm (phần 4)

Posted by adminbasam on 20/09/2016
19-9-2016
Tiếp theo phần 1phần 2 và phần 3
Chiều nay Budapest mưa, mưa rơi xuống những cái cây ngoài vườn, tạo thành những âm thanh khiến người xa xứ ngỡ đang ngồi trong mái nhà của mình ở quê mẹ.
Quê mẹ tôi ở gần làng Nhị Khê, nhà bà ngoại tôi là một gian nhà gỗ, mái gianh, nền đất. Ngoài vườn  có nhiều cây, có một bụi tre to, một cây sấu, một vườn chuối. Những lúc nào mưa rơi xuống trên tàu lá chuối, tôi ngồi dưới hiên nhà, nhớ mẹ vô cùng. Những ngày hè mẹ tôi gửi tôi về quê cho bà ngoại trông, để mẹ còn đi bán hàng rong trên vỉa hè quanh chỗ Hồ Gươm.
Với tôi cảm giác xa nhà vào một chiều mưa, nhìn ra ngoài vườn thấy những hạt mưa rơi xuống tàu lá chuối là thứ đáng sợ nhất. Sợ vì âm thanh liên tục dồn dập đến phũ phàng, và sợ vì tàu lá chuối cứ rách dần theo những hạt mưa tưởng là mềm mại ấy. Những thứ ấy làm tôi liên tưởng đến số phận của con người, cứ mỗi lần bầm dập, mỗi lần tơi tả cả hình hài lẫn thể xác. Đọc tiếp »

Trịnh Xuân Thanh, đường xa vạn dặm (phần 3)

Posted by adminbasam on 20/09/2016
18-9-2016
Tiếp theo phần 1 và phần 2
Thường thì rất hiếm khi tôi đưa một bài viết của một người khác lên blog hay phần ghi chú ở Facebook của mình.  Hôm nay tôi đưa một bài viết của một người khác.  Vì lý do giữ an toàn cho người viết, tôi không đưa tên như yêu cầu của tác giả.
Tác giả có yêu cầu tôi sửa lại văn phong, nhưng để tôn trọng tính độc lập và khách quan, tôi đưa nguyên văn bức thư của tác giả.  Một ngày nào đó nếu điều kiện cho phép, tôi sẽ công bố tên tác giả và cả chức danh.  Dù bức thư này có thế nào đi nữa, xin các bạn theo dõi trung thành bấy lâu nhớ một điều.  Trong bài viết này, có một số đoạn tác giả khen ngợi tôi.  Tuy nhiên tôi đăng không phải vì sự khen ngợi này, mà vì người viết là một cán bộ trong đảng csvn.  ông ta không thể đăng bài ở nơi nào khác. Đọc tiếp »

Sốc: Lý do đặc biệt giúp Trịnh Xuân Thanh đào tẩu an toàn

Posted by adminbasam on 19/09/2016
19-9-2016
Luật sư Kiều Anh Vũ – Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn.
Luật sư Kiều Anh Vũ – Văn phòng Luật sư Lê Nguyễn cho rằng, quy định “liên quan đến công tác điều tra tội phạm” là quy định chưa được giải thích rõ ràng và chưa được hướng dẫn cụ thể nên đây có thể xem là kẽ hở mà Trịnh Xuân Thanh đã lợi dụng để “xuất ngoại an toàn”.
Khó khăn trong việc dẫn độ
– Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đối với Trịnh Xuân Thanh, theo ông, nếu Trịnh Xuân Thanh đã trốn ra nước ngoài thì việc dẫn độ về sẽ thế nào? Đối với những nước chưa có hiệp định dẫn độ với Việt Nam thì sẽ khó khăn ra sao? 
– Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu bị can ở nước ngoài thì có thể dẫn độ về Việt Nam, căn cứ vào pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Việc dẫn độ sẽ được thực hiện theo Điều ước quốc tế đa phương có quy định về dẫn độ mà Việt Nam và quốc gia bắt giữ bị can cùng là thành viên hoặc Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và quốc gia đó (nếu có), pháp luật của quốc gia đó và pháp luật Việt Nam.

Chuyện với người cha của Trịnh Xuân Thanh: Đối diện 2

Posted by adminbasam on 19/09/2016
Xuân Ba
19-9-2016
Tiếp theo Phần 1
Ông Trịnh Xuân Giới. Ảnh: báo TP
Thú thực cũng có chút phập phồng hy vọng khi nối máy với ông Trịnh Xuân Giới. Nghĩ rằng chỗ cũng từng quen biết câu hỏi Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu sẽ được giải đáp phần nào? Nhưng cái thứ tò mò của tôi đến đây là tắc tỵ bởi ngay người ruột thịt nhất của Thanh với vẻ hoang mang cũng đang lắc đầu bí rị!
… Chiều hôm trước nhà ông có khách. Đó là mấy anh em cán bộ thay mặt cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hậu Giang. Khách Hậu Giang vừa từ sân bay Nội Bài về thẳng đây. Một bịch nặng cây trái miệt vườn được rinh từ xe xuống làm quà.  Trong số ấy ông biết có người đã đến thăm gia đình ông trước đó. Vẫn là ánh mắt thẳng thắn chất giọng xởi lởi của người miền Tây Nam bộ nhưng hình như bây giờ đang pha chút ái  ngại? Và cả một chút tò mò. Cả ngó nghiêng sau trước? Họ ngó họ trông chừng biết đâu may ra cái ông phó chủ tịch tỉnh của họ biết đâu đang lấp ló chỗ nào đó trong nhà. Ái ngại vì căn nhà rộng thênh chỉ có hai ông bà già đang vò võ đang thẫn thờ buồn bã nhìn thẳng vào khách mà rành rẽ cho hay cả tháng nay con trai ông bà không có ở nhà! Đọc tiếp »

Thuyết âm mưu: kịch bản bắt Trịnh Xuân Thanh

Posted by adminbasam on 19/09/2016
Đôi lời: Trong bài, tác giả có đề cập tới chuyện Dương Chí Dũng trốn nhưng không thoát, là vì ông ta trốn qua Campuchia “thay vì trốn hẳn đến một quốc gia Tây Phương để được bảo đảm hơn, thì Dương Chí Dũng chỉ ‘tạm lánh’ đến Cam Bốt, để chờ các ‘ông anh’ dàn xếp“. Thật ra, Dương Chí Dũng đã bay qua Mỹ, nhưng do phía Mỹ không cho nhập cảnh, nên ông Dũng đã phải bay về Campuchia và bị bắt ở đây. Mời đọc bài viết đăng trên VNN hôm qua: Dương Chí Dũng: Cuộc đào tẩu qua nửa vòng trái đất
______
Trần Nhật Phong
19-9-2016
Kể từ khi lá thư “xin” ra khỏi đảng của Trịnh Xuân Thanh được công bố, thì cả phe “ta” lẫn phe “địch” đều có những bài viết, phát biểu liên quan đến số phận của “con ruồi” này, đủ kiểu, đủ cách, khiến cộng đồng mạng gần như “bị” đưa vào “mê hồn trận”, chứng kiến “cuốn phim” đang đến hồi gay cấn.
Phe “địch” thì ra văn thư công bố “lệnh truy nã quốc tế”, rồi báo “lề đảng” thì nói đến nhiều về khía cạnh pháp lý, luật dẫn độ, có vẻ mục tiêu nhấn mạnh đến 2 vấn đề.
Thứ nhất là phe Công An dường như “miễn cưỡng” ra lệnh bắt Trịnh Xuân Thanh theo “lệnh” của cụ tổng, nên “giải trình” việc khó khăn trong việc đuổi bắt “con ruồi lọt sổ”.
Thứ hai là tung “hỏa mù” để người dân chú ý nhiều hơn, làm dịu đi các thông tin khác về vụ cưỡng chế đất đai chùa Liên Trì, vụ nhà máy thép Cà Ná và nhất là gần đây vụ “bột” Bauxite nhập cảng vào Formosa vì… lỗi tại “đánh máy”, “dịch thuật”. Đọc tiếp »

Đọc tin Đài Phát thanh Nhật Bản

Tin tức NHK World

Truyền thông Mỹ đưa tin 5 người bị bắt sau vụ nổ ở New York

Thứ Hai, ngày 19 tháng 9 07:49


Truyền thông Mỹ đưa tin 5 người bị bắt sau vụ nổ ở New York

Một số hãng truyền thông Mỹ đưa tin rằng giới chức đã bắt giữ 5 người có khả năng liên quan đến vụ nổ hôm thứ Bảy ở Manhattan, New York.
Trong đó, hãng truyền hình ABC dẫn lời một nguồn tin điều tra về vụ bắt giữ 5 người khuya hôm Chủ Nhật. Tuy nhiên, những chi tiết khác như giới tính, quốc tịch và danh tính chưa được công bố.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) chi nhánh New York đăng trên mạng Twitter rằng cơ quan này đã chặn một xe ô tô để chất vấn, và đang tiếp tục cuộc điều tra.
Vụ nổ ở Manhattan khiến 29 người bị thương. Cho đến nay, các nhà điều tra Mỹ nhận định thiết bị nổ tự tạo không đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn.
Tại New Jersey, 5 thiết bị nổ được phát hiện trong một thùng rác gần ga đường sắt vào tối Chủ Nhật. Một trong số đó đã phát nổ khi FBI chuẩn bị xử lý bằng robot, nhưng không có ai bị thương. Cảnh sát đang tiến hành điều tra để xác định xem các vụ nổ có liên quan gì với vụ nổ ở New York hay không.
Vụ nổ xảy ra vào thời gian Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang diễn ra tại New York. Các nhà lãnh đạo trên thế giới, trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đến thành phố này hôm Chủ Nhật.
Thứ Hai, ngày 19 tháng 9 07:49

Số người cao tuổi Nhật Bản tăng kỷ lục

Số người từ 65 tuổi trở lên tiếp tục tăng ở Nhật Bản. Số người cao tuổi ở mức kỷ lục 34,61 triệu người, tương đương 27,3% dân số. Đặc biệt, 30% phụ nữ là người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên, tỉ lệ cao nhất từ trước đến nay.
Bộ Tổng vụ công bố con số ước tính nói trên trước hôm nay thứ Hai, ngày Kính lão, ngày nghỉ lễ của Nhật Bản.
Thống kê của Bộ Tổng vụ cho thấy năm 2015 số người cao tuổi vẫn làm việc ở mức kỷ lục là 7,3 triệu người, tăng năm thứ 12 liên tiếp.
Trong số người Nhật từ 65 đến 69 tuổi, có 52,2% nam và 31,6% nữ vẫn đi làm

Tin tức

Đọc tin đài Phát thanh Đại Hàn

Tin KBS

Ngoại trưởng Hàn-Mỹ-Nhật nhất trí tăng cường phối hợp chung trong vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên

  • Đăng tải : 2016-09-19 11:24:08
  • Cập nhật : 2016-09-19 16:32:08
Đảng đối lập Dân chủ đồng hành hôm 18/9 vừa qua đã công bố chính thức về quyết định hợp nhất với đảng Dân chủ….
Ngoại trưởng Hàn-Mỹ-Nhật nhất trí tăng cường phối hợp chung trong vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên
  • Đăng tải : 2016-09-19 16:32:45
  • Cập nhật : 2016-09-19 18:26:51
Powered by Blogger.