Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Những đòn thù cộng sản dùng để đánh dân

Saturday, December 3, 2016 // , ,

Ảnh: FB Lê Văn Sơn/ internet

Ảnh: FB Lê Văn Sơn/ intern
FB Lê Văn Sơn
2-12-2016
An ninh, công an cộng sản sử dụng những miếng đòn hiểm ác để đàn áp người bất đồng chính kiến là một chiêu thức thường dùng từ xưa đến nay, tôi là một nạn nhân bị an ninh, công an cộng sản đánh đập nhiều lần và chịu nhiều tổn thương về thân xác nên cảm thấy rõ điều này một cách chân thực nhất.
Sáng nay 2.12.2016, công an cộng sản Nghệ An có những đòn đánh vô cùng hiểm ác đối với ông Nguyễn Thành Huân là một bằng chứng hùng hồn để minh chứng dã tâm của bọn chúng.
Đánh vào phần đầu, mặt gây ra tổn thương về sọ não, ảnh hưởng đến cấu tạo khuôn mặt, thốc ngược vào mạng sườn là đòn hiểm ác và có tính chất gây tổn thương lâu dài, đó gọi là đòn hiểm hay đòn đánh hẹn thời gian, nó có thể bị tổn thương đến cơ quan nội tạng, thậm chí một thời gian khá gian nó có thể phá hủy nội tạng con người.
Từ 2007, hầu như năm nào tôi cũng bị một trận đòn nhừ tử bằng dùi cui hay bằng tay không từ an ninh cộng sản. Chúng có thể dùng dùi cui đập thẳng tay lên đầu, vào hai bên hông, vào bắp tay, chân hoặc các khớp xương.
Chúng dùng tay xọc thẳng vào các cơ ở bả vai, gáy cổ, xốc ngược từ dưới lên từ hai bên mạng sườn. Chúng dùng dùi cui đánh vào các bắp thịt tay chân gây ra thối thịt bên trong hoặc quất thẳng vào hai bên hông.
Thuốc độc được sử dụng một cách tinh vi gây hại não và hư hỏng dần các cơ quan nội tạng cũng là một cách làm được sử dụng cho nhiều trường hợp trong tù, hoặc muốn thủ tiêu ai đó một cách từ từ.
Mục đích của đòn thù mà cộng sản sử dụng thì thế giới loài người đã thấy rất rõ. Có thể một ngày không xa tôi sẽ chết không phải vì bênh tật sinh lý mà do di chứng của đòn thù cộng sản gây ra.
Mục đích của đòn thù mà cộng sản sử dụng thì thế giới loàị người đã thấy rất rõ. Có thể một ngày không xa tôi sẽ chết không phải vì bênh tật sinh lý mà do di chứng của đòn thù cộng sản gây ra.
Có thể nhiều người bất đồng chính kiến tại Việt Nam sẽ bị giảm sút trí nhớ, mù mắt, nội tạng cơ thể bị hư hỏng vì di chấn những trận đánh do cộng sản gây ra. Nhiều người phụ nữ bị phẫu thuật tay chân như Pham Doan Trang hay Thuy Nga đang phải hứng chịu.
Dân tộc này không chỉ bị đọa đày và chết dần về thân xác mà cả về tinh thần và văn hóa nữa, nó đã, đang tỏ hiện một cách chân thực nhất dưới chế độ cộng sản sắt máu và tàn bạo này.
_____

SOS: Công An Nghệ An Bắt Cóc Và Đánh Dân

2-12-201
h1Ảnh: FB Lê Văn Sơn
Sáng 2.12.2016, ông Nguyễn Thành Huân người dân xã Hợp Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An trên đường đi đám cưới ông Nguyễn Đình Cương ( một cựu tù nhân lương tâm thanh niên công giáo ) thuộc Nghi Phú TP Vinh, Nghệ an đã bị công an nghệ an bắt cóc và đánh đập một cách hết sức tàn nhẫn và cướp hết tài sản. Chúng lột hết đồ của ông ném ông ra đường trong trạng thái trần truồng.
Ông Nguyễn Thành Huân có facebook là là Tay Nguyen bị công an Nghệ An bắt lên xe rồi đưa lên vùng núi gần ĐM HCM đánh đập rồi thả ông giữa đồng hoang. Ông Huân đã được một Linh mục phát hiện và đưa về.
Ông Huân đã về tới đám cưới anh Nguyễn Văn Cương trong tình trạng đau đớn bầm dập như hình ảnh quý vị nhìn thấy.
Ông Huân là một người yêu nước tại Nghệ An, ông sớm giác ngộ lý tưởng dân chủ và nhìn nhận thấy được sai lầm của cộng sản nên ông đã ra sức mình chiến đấu để bảo vệ giá trị tự do và dân chủ mà cộng sản đã tước đoạt.
Chính vì vậy ông Huân là cái gai trong đôi mắt mù của cộng sản nên chúng quyết tìm mọi cách để tiêu diệt ông Huân.
Chúng tôi hết sức lên án nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An bắt cóc và đánh đập ông Nguyễn Thành Huân một cách tàn nhẫn như vậy. Yêu cầu nhà cầm quyền truy tố và xét xử thủ phạm cố ý đánh người gây thương tích nghiêm trọng theo pháp luật.

Điểm Tin Thứ Bảy 03.12.2016

Theo Tin Tức Hằng Ngày
  • Trung Quốc : Nhà máy điện hạt nhân nổi trên Biển Đông chỉ là quảng cáo (RFI) - Ngay từ những dòng đầu tiên của bài viết có tiêu đề « Trung Quốc tung quảng cáo về các nhà máy điện hạt nhân nổi », nhật báo Le Monde đã nhận xét là kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc trên vùng biển đang có nhiều tranh nhấp nhất trên thế giới là một kế hoạch đáng lo ngại.
  • Chiến đấu cơ Anh sẽ bay ngang qua Biển Đông (RFI) - Các chiến đấu cơ phản lực của Anh Quốc trên đường đến thăm Nhật Bản sẽ bay ngang qua Biển Đông nhằm xác quyết quyền quốc tế bay qua không không phận vùng biển đang tranh chấp này. Đó là thông báo của đại sứ Anh tại Mỹ, Kim Darroch, ngày 01/12/2016, tại một hội nghị ở Washington theo tin của hãng Reuters.
  • Mỹ rút chân, Việt Nam có nên phê chuẩn TPP? (VOA) - 'Tham gia vào TPP mà không có Mỹ đi chăng nữa Việt Nam vẫn hưởng lợi. Dựa vào thế của Nhật, Úc, Singapore, và New Zealand, Việt Nam hoàn toàn hưởng lợi trong vấn đề này.'
  • Thêm một nhà hoạt động bị hành hung (RFA) - Một nhà hoạt động tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, anh Nguyễn Công Huân, hôm nay bị hành hung bởi một nhóm người lạ mặt khi anh đang trên đường đến dự đám cưới một cựu tù nhân lương tâm là anh Nguyễn Đình Cương.
  • Phía sau những cuộc đấu tranh giữ đất (RFA) - Lý do gì mà những người dân oan phải chấp nhận đánh đổi tự do? Lý do gì mà những người con của họ, là những thanh niên trẻ đã chọn hai chữ “dấn thân” để tiếp bước dù có phải chịu tù đày?
  • Quan tham “ăn” đất bị xử 12 năm tù (RFA) - Chiều nay 2/12, ông Nguyễn Văn Bổng nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh đã bị Tòa án tỉnh này kết án 12 năm tù về tội cố ý làm trái quy định Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Chưa dám đả hổ chỉ đập vài con ruồi (RFA) - Hầu hết báo điện tử dòng chính ở Việt Nam đều đưa tin về sự kiện hàng loạt cán bộ bị kỷ luật vì dính tới quy trình bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang.
  • Việt Nam dập tắt tin đồn đổi tiền (VOA) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa lên tiếng phủ nhận thông tin cho rằng chính phủ sắp đổi tiền sau khi tin đồn này lan truyền trên mạng xã hội trong những ngày gần đây
  • Sự sụp đổ của đồng tiền (BoxitVN) - LS Lê Văn Luân - Mọi người nghĩ rằng (mà hầu hết là vậy) ra ngoài đường thấy mấy chiếc ô tô sáng loáng lao đi hay đỗ ở một vài nơi nào đó, hoặc thấy những toà nhà cao tầng mọc lên thấp thoáng mấy con phố là thấy đất nước này giàu sang và kinh tế đã là khá giả hay sao? Không. Hoàn toàn không. Đó chỉ là cái vỏ của một nền kinh tế rỗng. Nó chỉ là vẻ ngoài của một số nhóm lợi ích đang thao túng ...
  • Mưa lũ gây thiệt hại lớn tại Việt Nam (RFA) - Mưa lũ tiếp tục ở Bình Định, Quảng Ngãi trong hai ngày nay làm cho hàng ngàn gia đình phải sơ tán. Tính đến hôm nay, Bình Định có 4 nạn nhân thiệt mạng vì tình hình mưa lũ hiện nay.
  • Thất nghiệp tăng cao ở Việt Nam (RFA) - Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam đang tăng cao, số liệu chính thức ghi nhận khoảng 1 triệu 100 ngàn người trong độ tuổi lao động không có việc làm vào thời điểm quí 3 năm 2016. Như vậy số người thất nghiệp đã tăng thêm 29.000 so với cùng kỳ năm 2015.
  • Tư lệnh tuần duyên Mỹ muốn giúp Việt Nam (VOA) - Đô đốc Paul Zukunft mới tuyên bố rằng lực lượng do ông lãnh đạo có thể giúp Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á khác “phát triển năng lực” trên biển
  • Hơn 11 ngàn người được tập trung cai nghiện ở Sài Gòn (RFA) - Có 11.200 người nghiện tại thành phố Hồ Chí Minh được đưa vào 12 cơ sở cai nghiện bắt buộc, trong đó có 9 cơ sở tập trung, 3 cơ sở xã hội của Sở Lao động, Thương binh & Xã hội và Thanh niên Xung Phong. Trong số 11200 người nghiệm ma túy này có hơn 10 ngàn người không có nơi cư trú ổn định. Có đến 60% những người nghiện này sử dụng ma túy đá.
  • “Miếng gân gà của Bộ trưởng! (BoxitVN)Ngô Nguyệt Hữu. Dự án thép Hoa Sen – Cà Ná thêm một lần nữa khuấy động thông tin, khi Bộ Công thương kiên quyết giữ Dự án này trong Dự thảo quy hoạch thép vừa được công bố. Tôi tin rằng, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã đặt hết sinh mệnh chính trị cũng như danh dự cá nhân cho canh bạc này. Một lần tất tay rất nóng vội, ngay khi vừa nhận chức Bộ trưởng. Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, ...
  • Trao đổi về bài viết của Nguyễn Trung (BoxitVN) - Tô Văn Trường - Trung Quốc và Việt Nam xây dựng cuộc hôn nhân của mình trên nền tảng ý thức hệ mơ hồ và ảo tưởng hiện nay chủ yếu là để cai trị và củng cố quyền lực của giới thống trị. Ở thế kỷ 21, với trình độ dân trí và phát triển hội nhập thì điều này trở nên ” Xưa rồi Diễm ơi !”. Về bản chất Trung Quốc và Việt Nam hiện tại đã vứt bỏ toàn bộ những cái tốt đẹp, mơ mộng và ảo ...
  • Việt Nam sẽ lệ thuộc kinh tế hơn nữa vào Trung Quốc? (BoxitVN) - Kính Hòa, phóng viên RFA - Khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc, thuộc tỉnh Lào Cai. Ảnh minh họa chụp trước đây. AFP. Với khả năng chính quyền Mỹ trong bốn năm sắp tới có thể thực hiện một chính sách bảo vệ mậu dịch, cụ thể là Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên bố sẽ hủy bỏ Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương, nhiều người dự đoán rằng điều đó tạo điều kiện cho Trung Quốc chiếm ưu thế về kinh tế trong khu vực ...
  • Trần Huỳnh Duy Thức – Con người chân chính nhất năm 2016 (BoxitVN) - Mai Tú Ân - Những ngày cuối năm đã đến gần với sự chộn rộn chuẩn bị của các gia đình cho những ngày Lễ, Tết thiêng liêng sắp tới. Người đi làm xa trở về mái ấm, người chồng vội vàng lo việc về quê, vợ ẵm con chờ đón vòng tay thương ôm chặt của người chồng, người cha. Nhưng có một người đàn ông đã không thể thực hiện được những điều giản đơn nhưng cháy bỏng đã kéo dài tới 8 năm đằng đẵng đó. Cha mẹ già mỏi ...
  • Vốn Trung Quốc, “tiền đi tới đâu, người đi tới đó” (BoxitVN) - Chân Luận - “Theo TS Thành, nếu hy sinh để nhận những nguồn vốn dễ dàng từ Trung Quốc thì các quốc gia sẽ lãnh hậu quả lớn. Theo ông, những hậu quả về môi trường như biển ô nhiễm chưa được giải quyết, người ta chỉ biết đến việc làm sạch biển, bồi thường… nhưng chưa tính đến sinh kế lâu dài của người dân sống nhờ biển. Một đặc điểm khác của vốn vay từ Trung Quốc là “tiền đi tới đâu thì người đi tới đó”. Có những dự ...
  • Cựu cán bộ công an đòi truy tố 2 quan chức tư pháp! (BoxitVN)- Nguyễn Gia Hưng - Vào cuối năm 2015, ở thành phố HCM rộ lên 2 vụ án gây xôn sao dư luận và thu hút sự quan tâm của báo chí, đặc biệt là giới bảo vệ công lý và công bằng xã hội. Đó là 2 vụ án của ông Nguyễn Văn Tấn (chủ “Quán cafe Xin Chào”) và ông Nguyễn Văn Bỉ (người dựng “Cái chòi trông vịt”) bị Đại tá Nguyễn Văn Quý, lúc đó là Trưởng Công an huyện và ông Lê Thanh Tòng, nguyên Viện phó Viện ...
  • Việt Nam và Ấn Độ bàn chuyện tên lửa BrahMos? (BoxitVN)BrahMos là hệ thống tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình để chống hạm có tầm hoạt động 290 cây số, có thể phóng đi từ đất liền, từ máy bay, từ tàu chiến hoặc tàu ngầm. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch sẽ tới quốc gia đông dân thứ hai thế giới nhằm thúc đẩy quan hệ quân sự, trong khi có nhận định rằng đôi bên có thể sẽ thảo luận về loại tên lửa hành trình từng khiến Trung Quốc ...
  • Một thế giới bấp bênh (BoxitVN) - Lang Anh - Chúng ta đang chứng kiến một thế giới thay đổi nhanh với rất nhiều biến động khó lường. Nhiều thay đổi sâu sắc đang diễn ra khiến thế giới ngày càng bất ổn và khó dự đoán trong khoảng một thập kỷ tới. Người ta thống nhất với nhau rằng lịch sử văn minh nhân loại luôn có xu hướng đi lên, nhưng cũng chính từ lịch sử, người ta nhặt ra không ít những thời kỳ đen tối mà lịch sử đã bị kéo lùi, khi bạo tàn ...
  • Châu Âu lo tin tặc Nga phá bầu cử (RFI) - Tổng thống Pháp tuyên bố không tái ứng cử khóa tới, kết quả trưng cầu dân ý cải cách Hiến pháp tại Ý Chủ Nhật tới có thể đe dọa kinh tế châu Âu, nguy cơ tin tặc Nga phá hoại bầu cử châu Âu là một số chủ đề lớn của báo chí Pháp ngày 02/12/2016. Trước hết xin giới thiệu với quí vị về hồ sơ chính của Le Monde « Pháp và Đức lo ngại tin tặc Nga tấn công bầu cử năm 2017 ».
  • Nhiều hy vọng nhân Ngày Thế giới chống HIV/AIDS (VOA) - Hôm nay Tòa nhà Ban thư ký LHQ ở New York được thắp sáng với hình chiếc nơ AIDS màu đỏ và các nhà hoạt động trên thế giới hướng sự chú ý của mọi người đến virus HIV/AIDS
  • “Bắc Triều Tiên : Phi hạt nhân hoá sẽ kéo theo chế độ sụp đổ” (RFI) - Kim Jong Un nổi tiếng khắp Bắc Triều Tiên. Người dân không còn chết đói, nhưng các cuộc thanh trừng tiếp tục reo rắc cái chết trong hàng ngũ cao cấp của quân đội và bộ máy an ninh. Trên đây là nhận định với nhật báo Le Monde (27/11/2016) của nhà sử học người Nga Andrei Lankov.
  • Bắc Triều Tiên tập trận giả định tấn công Hàn Quốc (RFI) - Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un vào ngày 01/12/2016, đã đích thân chỉ huy một cuộc tập trận pháo binh rầm rộ, giả định những cuộc tấn công vào Hàn Quốc và một số mục tiêu khác. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản và Hàn Quốc vào ngày 02/12, tiết lộ một số biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Bình Nhưỡng, do việc Bắc Triều Tiên đẩy mạnh chương trình hạt nhân.
  • Biểu tình lớn chống Thống đốc Jakarta (BBC) - Ít nhất 200.000 người Hồi giáo tụ tập cầu nguyện và phản đối thống đốc; giới chức trước đó bắt giữ tám người với tội danh phản quốc.
  • Fidel Castro (RFA) - Sự thật thì không thể lẫn lộn mơ mộng hay thần tượng những kẻ dựng nên đền đài của mình bằng sinh mạng và máu của người khác.
  • Fidel Castro và "kẻ thù phương Bắc" (BBC) - Ý kiến nói Fidel và chính quyền sôi sục chống Mỹ nhưng người dân coi quan hệ với Mỹ và cộng đồng Cuba ở Miami là điều tốt đẹp.
  • Syria : Damas phái lực lượng tinh nhuệ đến Aleppo (RFI) - Sau khi chiếm được nhiều khu phố đông Aleppo từ tay quân nổi dậy, quân đội Syria đã phái các đơn vị thiện chiến đến tăng viện cho lực lượng tấn công Aleppo, để nhanh chóng triệt hạ hoàn toàn thành trì của đối phương. Damas đã triển khai hàng trăm người thuộc lực lượng Vệ Binh Cộng Hòa và Sư Đoàn 4 trong các khu phố đông dân cư nhất ở đông Aleppo.
  • « Tinh thần yêu nước », học thuyết kinh tế Mỹ thời Donald Trump (RFI) - Hào phóng giảm thuế, điều chỉnh lại các quy định ngân hàng và hứa hẹn thúc đẩy tăng trưởng: Ban cố vấn về kinh tế cho Donald Trump với sự góp mặt của Steven Mnuchin trong bộ Tài Chính và Wilbur Ross ở bộ Thương Mại đang đưa ra một học thuyết mới dựa trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước trong lĩnh vực kinh tế. AFP ngày 01/12/2016 phân tích về đường hướng kinh tế của chính quyền Mỹ sắp tới.
  • Trump và Putin, cặp bài trùng (RFI) - Đây là nhận định của Frederic Autran, thông tín viên của tờ Libération, tại Washington trong số báo ra ngày 25/11/2016. Trong số tất cả các nước trên thế giới, dường như Nga là quốc gia hài lòng nhất về thắng lợi của Donald Trump, với hy vọng hâm nóng lại mối quan hệ song phương có lợi cho Matxcơva.
  • Ông Trump và lễ nhậm chức triệu đô (VOA) - Đại úy James Van Thach cho biết, nếu được cung cấp một vé VIP cùng chi phí đi lại, anh cũng muốn tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống tân cử Donald Trump
  • Bị chia rẽ nặng nề, cánh tả Pháp khó giữ được ghế tổng thống (RFI) - Tổng thống François Hollande đã quyết định không ra tái tranh cử cho nhiệm kỳ hai vì ông muốn tránh cho cánh tả bị thảm bại trước cánh hữu và phe cực hữu trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2017. Thế nhưng, quyết định này sẽ không đủ để đảng Xã Hội và các đồng minh cánh tả vượt qua được vòng đầu bầu cử tổng thống, do tình trạng chia rẽ quá nặng nề.
  • Tổng thống Pháp không tái tranh cử (VOA) - Tổng thống Pháp loan báo không có ý định tranh cử nhiệm kỳ thứ nhì. Như vậy, trong nhiều năm qua, ông Hollande sẽ là Tổng thống đương nhiệm đầu tiên thôi không tái tranh cử.
  • Europol : Khủng bố có thể tấn công châu Âu bằng xe bom (RFI) - Các mạng lưới thánh chiến như tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech có thể thay đổi chiến thuật để có thể tấn công đẫm máu hơn tại châu Âu như ở Irak. Theo cảnh sát châu Âu Europol, xe bom có thể là vũ khí mới của thánh chiến Hồi Giáo.
  • Syria: LHQ lo ngại thường dân Aleppo bị thảm sát hàng loạt (RFI) - Quân chính phủ Syria đang khép chặt vòng vây tại các khu phố phía đông thành phố Aleppo. Trong số hàng chục nghìn thường dân chạy trốn bom đạn, nhiều người bị bắt và bị hành quyết. Hôm qua, 30/11/2016, trợ lý tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, về cứu trợ khẩn cấp, báo động : Aleppo có thể trở thành « một nghĩa trang khổng lồ »

Tin khắp nơi – 03/12/2016

Tin khắp nơi – 03/12/2016

Donald Trump điện đàm với tổng thống Đài Loan:

Bắc Kinh nổi giận

Trong một động thái khiến mọi người sửng sốt, tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump ngày hôm qua 02/12/2016, theo giờ Washington, đã nói chuyện qua điện thoại với bà Thái Anh Văn, đương kim tổng thống Đài Loan, phá vỡ một thông lệ từ 40 năm nay, theo đó một tổng thống Mỹ, dù tân cử hay đương chức, đều không tiếp xúc với tổng thống Đài Loan. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau sự kiện đó, Bắc Kinh đã gởi công hàm cực lực phản đối.
Theo thông tín viên RFI Jean-Louis Pourtet tại Washington, động thái nói trên của người sắp nhậm chức tổng thống nước Mỹ đã gây quan ngại không ít trong giới ngoại giao, vì dù không hề có kinh nghiệm đối ngoại, ông Trump vẫn quen tính tự mình hành động, không cần tham khảo ý kiến bất kỳ ai.
”Đối ngoại theo kiểu Donald Trump có nguy cơ khiến bộ Ngoại Giao Mỹ lên ruột. Cuộc điện đàm với tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn, đã tạo ra những phản ứng ngạc nhiên, nếu không muốn nói là hốt hoảng ở Washington.
Hai người đã chúc mừng lẫn nhau về thắng lợi trong cuộc bầu cử vừa qua, và ghi nhận quan hệ chặt chẽ giữa hai bên về kinh tế, chính trị và an ninh.
Thế nhưng có một vấn đề : Đó là từ 1978 đến nay, Washington không còn quan hệ ngoại giao với Đài Bắc, và cũng như Nhà Trắng vừa nhắc nhở, Mỹ ủng hộ chính sách « một nước Trung Hoa duy nhất ».Cuộc nói chuyện qua điện thoại dứt khoát làm Trung Quốc bất bình trong bối cảnh Bắc Kinh không mấy ưa thích tân chính quyền Đài Bắc.
Theo các chuyên gia phân tích, nếu ông Donald Trump – vốn đã cực lực đả kích Trung Quốc trong cuộc tranh cử – muốn thay đổi đường lối mà Washington thực hiện từ 40 năm nay, một khi lên cầm quyền, thì đó là quyền của ông. Thế nhưng ông không thể làm một mình.
Vấn đề là cho đến nay, ông không hề tham khảo bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng hay CIA, hay là các đồng minh của Hoa Kỳ.
Một dân biểu đảng Dân Chủ, Chris Murphy, đã tỏ ý muốn thấy một ngoại trưởng được đề cử nhanh chóng và đó nên là một người có kinh nghiệm.”
Trung Quốc cực lực phản đối
Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi thông tin về 10 phút điện đàm giữa ông Donald Trump và bà Thái Anh Văn được đưa ra, Trung Quốc đã lập tức bày tỏ thái độ bất bình.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết là đã gởi một công hàm « cực lực phản đối » hành động « của một bên liên quan từ phía Mỹ », ý muốn nói đến ông Donald Trump, và yêu cầu phía Hoa Kỳ nên cẩn thận trong việc xử lý hộ sơ Đài Loan để tránh những phiền phức vô ích.
Trước đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có ngay phản ứng, không đánh vào ông Donald Trump mà chủ yếu đả kích Đài Loan, nói đến « một thủ đoạn đê tiện của Đài Bắc » và « điều đó không thay đổi nguyên tắc một nước Trung Hoa duy nhất mà cộng đồng quốc tế đã công nhận ».
Ông Vương Nghị tin rằng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ nhiều năm qua sẽ không thay đổi.

TQ gửi công hàm phản đối

cuộc điện đàm giữa ông Trump và TT Đài Loan

Trung Quốc hôm 3/12 cho biết đã chính thức gửi công hàm phản đối cuộc điện đàm giữa Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.
Một thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết đã tiếp xúc với phía tương nhiệm Mỹ về vấn đề này, thông báo có đoạn viết:
“Điều nên được chỉ rõ đó là chỉ có một nước Trung Quốc trên thế giới. Đài Loan là một phần bất khả xâm phạm thuộc lãnh thổ Trung Quốc.”
Ông Trump hôm thứ Sáu 2/12 đã gạt sang một bên các nghi thức ngoại giao được tuân thủ trong gần 4 thập niên, để trao đổi với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Hoa Kỳ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan hồi năm 1979.
Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm thứ Bảy nói ông hy vọng quan hệ với Washington sẽ không bị liên luỵ hoặc phương hại vì cuộc điện đàm này.
Ông Vương Nghị miêu tả cuộc đối thoại giữa ông Trump với bà Thái Anh Văn “chỉ là một thủ đoạn nhỏ mọn của Đài Loan”.
Trung Quốc vẫn coi Đài Loan, vốn theo thể chế dân chủ, là một phần thuộc lãnh thổ Trung Quốc, và chưa từng bỏ ý định dùng vũ lực để thôn tính Đài Loan.
Ông Trump bị chỉ trích nặng nề hôm thứ Sáu sau khi điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan, nhưng ông đáp lời giới chỉ trích bằng một tin nhắn trên trang Twitter, nói rằng: “Tổng Thống Đài Loan gọi cho tôi hôm nay để chúc mừng tôi đắc cử Tổng thống.”
Sau đó ông viết thêm rằng “thật lạ lùng khi Hoa Kỳ bán cho Đài Loan hàng tỉ đôla thiết bị quân sự, thế mà tôi lại không nên nhận một cú điện thoại chúc mừng.”
Cuộc điện đàm dó được nhiều giới xem là một động thái nhằm phá bỏ các chính sách đã được áp dụng trong nhiều thập kỷ qua, có nguy cơ làm leo thang căng thẳng với Trung Quốc, ngay cả trước khi ông Trump lên nắm quyền.
Cuộc điện đàm được tin là liên lạc đầu tiên giữa một Tổng thống Mỹ, hoặc Tổng thống tân cử Mỹ với một nhà lãnh đạo Đài Loan, từ khi Hoa Kỳ cắt đứt bang giao với Đài Loan.
Theo một thông báo do văn phòng Tổng Thống Đài Loan công bố thì trong cuộc điện đàm, bà Thái Anh Văn bày tỏ hy vọng rằng Mỹ sẽ tiếp tục hậu thuẫn Đài Bắc tham gia và đóng góp vào các vấn đề quốc tế. Hai bên còn trao đổi về tình hình khu vực và tương lai quan hệ Mỹ-Đài Loan.

Syria: Quân đội chính phủ

đã chiếm được một nửa vùng đông Aleppo

Sau hai tuần lễ tấn công dữ dội, quân đội Syria đã lấy lại một nửa các khu phố trong tay lực lượng nổi dậy khu vực đông Aleppo, trong khi Liên Hiệp Quốc chạy đua với thời gian để di tản trẻ em khỏi vùng chiến sự.
Theo tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria OSDH, 50% lãnh thổ mà lực lượng nổi dậy kiểm soát từ năm 2012 ở khu vực đông Aleppo giờ đây nằm trong tay của quân đội Damas.
Tuy nhiên lực lượng nổi dậy cố ngăn chặn bước tiến của đối phương và vào hôm qua, 02/12, đã đẩy lùi được quân chính phủ ra khỏi khu phố Cheik Said sau những trận giao tranh ác liệt, lấy lại được 70% khu phố. Theo ông Rami Abdel Rahmane, giám đốc OSDH, quân nổi dậy không thể để mất khu phố này vì không muốn bị kẹp trong gọng kềm.
Về phần quân đội Syria, hôm qua họ tiếp tục đẩy lui lực lượng nổi dậy ở hai khu phố khác nằm gần phi trường : Maasaraniyah và Karm al Jazmati, trong lúc giao tranh cũng ác liệt ở một khu phố thứ 3, Tariq al-Bab.
Là mục tiêu chính cuộc đọ sức đã làm hơn 300.000 người thiệt mạng trong 5 năm qua tại Syria, Aleppo bị cắt đôi từ năm 2012, phía đông trong tay phe nổi dậy, phía tây thì do quân đội chính phủ kiểm soát.
Dù bị các nước phương Tây chỉ trích mạnh mẽ, quân đội Syria vẫn dội bom và bắn phao vào khu vực phía đông này. 50.000 người trên tổng số 250 000 dân tại đây đã chạy lánh nạn.
Theo Liên Hiệp Quốc thì đã có 31.000 người ở đông Aleppo phải bỏ nhà chạy nạn chỉ riêng từ ngày 24/11, tức là khi quân đội Syria gia tăng tấn công. Và trong số này 60% – 19.000 – là trẻ em.

Venezuela tố cáo hành vi “đảo chánh” của khối Mercosur

Chính quyền Venezuela vào hôm qua 02/12/2016 đã cực lực bác bỏ quyết định của khối Thị Trường Chung Nam Mỹ Mercosur hôm 01/12 vừa qua, theo đó họ đã đình chỉ tư cách thành viên của Venezuela với lý do là Caracas không tôn trọng các nguyên tắc dân chủ.
Trong một cuộc họp báo tại thủ đô Venezuela, Ngoại trưởng Venezuela Delcy Rodriguez tuyên bố là hành động của Mercosur chính là « một cuộc đảo chánh » nhắm vào nước ông, đồng thời là một « hành vi gây hấn rất nghiêm trọng ».
Trên cơ sở đó, ngoại trưởng Venezuela khẳng định rằng nước ông sẽ không công nhận quyết định đó của Mercosur.
Trước đó, trên tài khoản Twitter cá nhân của mình, ngoại Trưởng Venezuela đã tố cáo một hành động vô giá trị, « do các công chức theo Luật Rừng thực hiện nhằm hủy hoại Mercosur ».
Các ngoại trưởng khác trong khối Mercosur vào hôm qua đã xác nhận việc đình chỉ tư cách thành viên của Venezuela. Theo chính phủ Brazil, 4 nước thành viên Mercosur gồm Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay ngay hôm 01/12 đã thông báo cho Caracas lý do bị đình chỉ tư cách thành viên : vì không đáp ứng được các tiêu chuẩn về thương mại và dân chủ.

Khí hậu : Thị trưởng Mỹ

yêu cầu ông Trump tôn trọng Thỏa thuận Paris

Hơn 40 thị trưởng các thành phố lớn nhất Hoa Kỳ đã gửi thư đến tổng thống tân cử Donald Trump, hôm qua 02/12/2016, nhắc lại tầm quan trọng và tính khẩn cấp của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Thông điệp được đưa ra bên lề hội nghị của nhóm các thành phố vì khí hậu C40 Cities Climate Leadership Group (gọi tắt là C40), gồm thị trưởng hơn 80 vùng đô thị lớn nhất thế giới, tổ chức tại Mêhicô. Trước thượng đỉnh khí hậu Paris năm ngoái, các thị trưởng đã cam kết giảm một nửa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, trước năm 2020.
Thông tín viên Emilie Barazza tường trình từ Mêhicô,
« 42 thị trưởng Hoa Kỳ đã ký và gửi một bức thư đến tổng thống tương lai Donald Trump. Đối với ông Greg Stanton, thị trưởng Phoenix, thủ phủ tiểu bang Arizona, điều cơ bản là tổng thống Mỹ cam kết tôn trọng Thỏa thuận Paris. Ông nói : ‘‘Chúng tôi yêu cầu tổng thống Mỹ tương lai tiếp tục vị trí dẫn đầu của nước Mỹ trong cuộc chiến vì khí hậu. Tại Hoa Kỳ, cuộc chiến này đặc biệt dựa vào các thành phố, các thành phố chúng tôi có khả năng tiếp tục cuộc chiến này, ngay cả nếu như ông Trump lựa chọn một hướng đi ngược lại’’. Thị trưởng Phoenix nhấn mạnh : « Nhưng chúng tôi cần đến tổng thống, bởi vai trò dẫn đường của tổng thống Hoa Kỳ là cơ bản, và không ai có thể thay thế được !’’.
Gần đây, ông Donald Trump đã giảm nhẹ các hứa hẹn phủ nhận cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, được đưa ra khi tranh cử, tuy nhiên các thị trưởng Mỹ vẫn không khỏi lo ngại. Ông Steve Adler, thị trưởng Austin, tiểu bang Texas, một trong các thành phố được đánh giá là Xanh nhất nước Mỹ, cũng ký vào bức thư nói trên. Mục đích của ông là để thuyết phục tổng thống tân cử về cơ hội kinh tế mà cuộc chiến vì khí hậu mở ra. Thị trưởng Austin nhấn mạnh là nền kinh tế thành phố đã trở nên năng động nhờ cuộc chiến bảo vệ môi trường.
Việc phát triển quan hệ đối tác chính quyền – tư nhân trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là một trong những chủ đề chính được bàn thảo tại thượng đỉnh các thị trưởng toàn cầu họp tại Mêhicô. 80 vùng đô thị lớn nhất thế giới ước tính, để có thể thực hiện được Thỏa thuận khí hậu Paris, cần phải huy động được 375 tỉ đô la ».

Ý : Cuộc trưng cầu dân ý

khiến các định chế châu Âu lo lắng

Trước cuộc trưng cầu dân ý ngày mai 04/12/2016, tại Ý, về cải cách Hiến pháp, các định chế châu Âu sợ việc phe « không » chiến thắng có thể đưa châu Âu vào một giai đoạn bất trắc mới. Cuộc cải cách Hiến pháp do thủ tướng Ý chủ trương, từ một năm nay, nhằm đơn giản hóa hệ thống chính trị, thu hẹp quyền hạn của Thượng Viện và các vùng, bị đối lập trong nước lên án là tập trung quá nhiều quyền hành vào tay chính phủ. Các lãnh đạo châu Âu nỗ lực vận động ủng hộ thủ tướng Ý để tránh điều tồi tệ xảy ra.
Thông tín viên Joana Hostein tường trình từ Bruxelles,
« Rủi ro ngân hàng là điều khiến các định chế châu Âu lo ngại nhất. Chiến thắng của phe ‘‘không’’, và hệ quả bất ổn chính trị tiếp theo, có thể gây khó khăn lớn cho việc tái cấp vốn cho ngân hàng thứ ba của đất nước, Monte dei Paschi, và như vậy đe dọa toàn bộ hệ thống ngân hàng nước Ý. Những người bị quan nhất lo ngại một hệ quả dây chuyền đối với các định chế tài chính khác của khu vực đồng euro.
Chính vì thế, Ủy Ban Châu Âu đã tỏ ra hào phóng với thủ tướng Ý, bất chấp các chỉ trích mạnh mẽ nhắm vào Matteo Renzi, từ phía các nhà kỹ trị Bruxelles.
Tuần này, Ủy Ban thông báo thay đổi các quy tắc tài trợ cho các hoạt động tái thiết sau động đất tại Ý. Cách đây một vài tuần, cũng chính cơ quan này đã quyết định không mạnh tay với chính phủ Ý, cho dù rõ ràng là Ý đã không tôn trọng các quy định về ngân sách trong Hiệp ước bình ổn của khu vực đồng euro (The Stability and Growth Pact/SGP). Trong hậu trường của các định chế châu Âu, người ta hy vọng là những ưu đãi dành cho Roma sẽ khiến cử tri Ý bỏ phiếu ủng hộ đề nghị cải cách Hiến pháp của thủ tướng Ý ».
Theo một số thăm dò dư luận cách nay hai tuần (vì ở Ý, không cho phép điều tra trong hai tuần trước bỏ phiếu), phe không dẫn trước từ 5 đến 8 điểm.
Theo một nhà phân tích của London Capital Group, được AFP trích lời, nếu dự án cải cách Hiến pháp bị cử tri Ý bác bỏ, Ý rất có thể sẽ buộc phải tổ chức bầu cử sớm ngay từ quý một 2017, và điều này mang lại lợi thế cho phong trào dân túy 5 Sao (M5S). Phong trào 5 Sao hứa hẹn sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc nước Ý – nền kinh tế thứ ba của châu Âu – có nên ở lại trong khu vực đồng euro hay không.
Theo nhiều nhà quan sát, nếu dự án cải cách bị cử tri bác, thủ tướng Ý chắc chắn sẽ phải từ chức, nhưng không có gì ngăn cản ông Matteo Renzi được bổ nhiệm trở lại, nhờ nắm được đa số tại Quốc Hội.

Lãnh đạo Hồng Kông

đề nghị truất quyền 4 nghị sĩ phản đối Bắc Kinh

Sau vụ hai dân biểu đòi độc lập bị khai trừ, chính quyền Hồng Kông tiếp tục yêu cầu tư pháp truất quyền bốn nghị sĩ khác, với lý do không thực hiện đúng nghi thức tuyên thệ nhậm chức. Nhiều nghị sĩ biểu tình phản đối chính quyền âm mưu « đảo chính », chống lại cử tri.
Theo báo chí Hồng Kông, chiều tối hôm qua 02/12/2016, trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying) và người phụ trách cơ quan Tư pháp đã đệ đơn lên Tòa án đặc khu yêu cầu phế truất bốn nghị sĩ. Bốn nghị sĩ nói trên gồm ông Lương Quốc Hùng (Leung Kwok-hung), biệt danh « Tóc Dài », thuộc Liên đoàn Dân Chủ Xã Hội, bà Lưu Tiểu Lệ (Lau Siu-lai) dân biểu khối địa phương, ông La Quán Thông (Nathan Law), đảng Demosisto, và ông Diêu Tùng Viêm (Edward Yiu Chung-yim) đại diện cho ngành kiến trúc.
Chính quyền Hồng Kông ra thông báo nhấn mạnh đề nghị nói trên hoàn toàn thuộc vấn đề pháp lý, không liên quan đến quan điểm chính trị.
Các nghị sĩ ủng hộ dân chủ đã biểu tình trước cửa trụ sở chính quyền đặc khu để phản đối. Họ cáo buộc chính quyền đã tiến hành « một cú đảo chính » và « tuyên chiến với cử tri ». Nghị sĩ La Quán Thông – dân biểu trẻ nhất đắc cử trong cuộc bầu cử tháng 9/2016 – khẳng định chủ trương của chính quyền là đẩy bật các nghị sĩ dân chủ ra khỏi Nghị Viện, để có toàn quyền hành động sau đó. Ông La Quán Thông nhấn mạnh đây là một thách thức lớn đối với tất cả những người ủng hộ dân chủ, và kêu gọi đoàn kết.
Lễ tuyên thệ nhậm chức dân biểu Hồng Kông ngày 12/10 đã bị nhiều nghị sĩ biến thành dịp để bày tỏ thái độ không thần phục Trung Quốc, khẳng định quan điểm Hồng Kông tự trị hoặc Hồng Kông độc lập, chống lại sự thao túng của Bắc Kinh.
Để phản đối, hai nghị sĩ Lương Quốc Hùng và La Quán Thông đã thay đổi giọng khi đọc chữ « Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa », để biến lời tuyên thệ thành một câu hỏi. Tuy nhiên, tuyên thệ của hai dân biểu nói trên đã được chấp nhận. Về phần mình, nghị sĩ Lưu Tiểu Lệ đã đọc lời tuyên thệ chậm hẳn lại, trong khoảng 10 phút, mục đích là làm biến đổi hoàn toàn nội dung. Nghị sĩ Lưu đã làm lại thủ tục tuyên thệ vào ngày 02/11. Riêng dân biểu Diêu Tùng Viêm phải hai lần làm lại tuyên thệ, vì khi đọc ông đã cố tình thêm vào những câu không có trong văn bản chính thức, như « vì nền dân chủ và sự phát triển bền vững của Hồng Kông ».
Trước đây hơn hai tuần, tòa án đặc khu Hồng Kông đã khai trừ hai nghị sĩ Du Huệ Trinh (Yau Wai-ching) và Lương Tụng Hằng (Baggio Leung), vì đã không thực hiện đúng nghi thức tuyên thệ, trong đó có việc giương cờ « Hồng Kông độc lập » trong buổi lễ này.

Malaysia yêu cầu Miến Điện

chấm dứt hành vi “thanh lọc sắc tộc”

Quan hệ giữa hai láng giềng Đông Nam Á Malaysia và Miến Điện đột nhiên căng thẳng hẳn lên do vấn đề thiểu số người Hồi Giáo Rohingya bị đàn áp tại Miến Điện. Vào hôm nay, 03/12/2016, bộ Ngoại Giao Malaysia đã không ngần ngại lên tiếng tố cáo một chiến dịch « thanh lọc sắc tộc » của chính quyền Miến Điện nhắm vào người Rohingya.
Trong một bản tuyên bố công bố một hôm trước một cuộc biểu tình được cho là rầm rộ của người Malaysia tại Kuala Lumpur nhằm lên án chiến dịch đàn áp người Rohingya tại Miến Điện, Bộ Ngoại Giao Malaysia xác định rõ rệt như sau :
« Thực tế theo đó chỉ có một nhóm sắc tộc cụ thể là bị đánh đuổi chính là định nghĩa của hành động thanh lộc sắc tộc. Cần phải chấm dứt ngay lập tức các hành vi này để đem lại hòa bình và ổn định cho khu vực Đông Nam Á. »
Tuyên bố cứng rắn của bộ Ngoại Giao Malaysia được đưa ra sau khi Miến Điện vào hôm qua 02/12 đã lưu ý Kuala Lumpur là cần phải tôn trọng chủ quyền đất nước và chấp hành chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên ASEAN.
Theo chương trinh dự kiến, đích thân thủ tướng Malaysia Najib Razak sẽ tham gia cuộc tuần hành tại Kuala Lumpur để thể hiện tình đoàn kết với cộng đồng Hồi Giáo Rohingya tại Miến Điện.

Luật chính sách quốc phòng Mỹ khiến TQ quan ngại

Trung Quốc ngày 2/12 bày tỏ quan ngại về việc luật chính sách quốc phòng thường niên của Mỹ trong đó có gợi ý một kế hoạch tổ chức các cuộc trao đổi quân sự cấp cao với Đài Loan, đảo tự trị mà Bắc Kinh xem như một tỉnh tách riêng của Trung Quốc.
Đạo luật Ủy nhiệm Quốc phòng trị giá 618.7 tỷ đôla có phần chắc sẽ được đưa ra biểu quyết tại Hạ viện Mỹ tuần này và tại Thượng viện tuần tới.
Một phần của luật tỏ ý của Quốc hội rằng Bộ Quốc phòng nên tiến hành một chương trình trao đổi quân đội cao cấp giữa Mỹ với Đài Loan.
Trung Quốc ‘quan ngại sâu sắc’ về luật này và thúc giục Mỹ tuân thủ chính sách ‘một nước Trung Hoa’ để không làm tổn hại các mối quan hệ Mỹ-Trung rộng lớn hơn, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, tuyên bố.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường lệ, ông Cảnh nói thêm rằng: “Trung Quốc cực lực phản đối Mỹ và Đài Loan tiến hành bất kỳ hình thức liên lạc chính thống hay trao đổi quân sự nào.”
Trung Quốc kêu gọi tất cả các nước công nhận chỉ có một nước Trung Hoa với chính phủ ở Bắc Kinh mà thôi, không nên xem Đài Loan là một nước tách biệt khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên, Đài Bắc và Washington có quan hệ an ninh gần gũi, khiến Bắc Kinh khó chịu.
Trung Quốc hết sức nghi ngờ Tổng thống Đài Loan sẽ thúc đẩy cho Đài Loan chính thức được độc lập. Bà Thái Anh Văn vừa lên nhậm chức lãnh đạo Đài Loan trong năm nay.
Bà Thái nói bà muốn duy trì nguyên trạng với Trung Quốc và cam kết đảm bảo hòa bình.

Chủ tịch TQ theo dõi sát tình hình hậu bầu cử Mỹ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 2/12 nói với cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger rằng Trung Quốc đang quan sát tình hình chính trị Hoa Kỳ “rất chặt chẽ” sau khi ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đắc cử Tổng thống.
Trong suốt cuộc vận động tranh cử, ông Trump chỉ trích Trung Quốc với những tuyên bố được giật tít hàng đầu báo chí rằng sẽ áp thuế quan 45% vào những hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc và gọi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ.
Trong cuộc điện đàm vài ngày sau khi ông Trump đắc cử, ông Tập từng phát biểu rằng hợp tác là lựa chọn duy nhất của Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 2/12 dẫn lời ông Tập nói với ông Kissinger rằng: “Bầu cử Tổng thống đã diễn ra tại Mỹ và chúng ta đang trong thời điểm quan trọng. Phía Trung Quốc chúng tôi đang theo dõi tình hình một cách chặt chẽ. Bây giờ là giai đoạn chuyển tiếp.”
Ông Tập Cận Bình nói thêm: “Nhìn chung, chúng tôi muốn thấy mối quan hệ Mỹ-Trung tiến tới một cách ổn định và bền vững.”
Vẫn theo lời ông, Trung Quốc và Hoa Kỳ phải “giữ vững sự phát triển ổn định của các mối quan hệ thương mại song phương cùng có lợi.”
Tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc đã gặp Tổng thống Barack Obama bên lề hội nghị thượng đỉnh khu vực được tổ chức tại Lima, Peru. Tại đây, ông Tập kêu gọi một “sự chuyển tiếp êm thắm” trong quan hệ giữa Bắc Kinh với nội các mới của Hoa Kỳ.

Ông Trump mời TT Philippines sang thăm Washington

Tổng thống tân cử của Mỹ, Donald Trump, mời Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, sang thăm Tòa Bạch Ốc vào năm sau.
Một phụ tá của ông Duterte ngày 2/12 cho biết lời mời được đưa ra trong một cuộc điện đàm ‘sôi nổi, rất ăn ý’ trong bối cảnh mối quan hệ Washington-Manila đang rạn nứt.
Cuộc trao đổi ngắn giữa ông Trump với nhà lãnh đạo ‘bạo ngôn’ của Philippines diễn ra giữa thời điểm không chắc chắn về một trong những mối quan hệ đồng minh Châu Á quan trọng nhất của Mỹ xuất phát từ thái độ thù nghịch của ông Duterte đối với Washington cùng những lời đe dọa làm trầm trọng mối quan hệ quốc phòng hàng chục năm qua.
Ông Christopher Go, cố vấn đặc biệt của ông Duterte, cho biết cuộc điện đàm kéo dài hơn 7 phút. Đội ngũ chuyển tiếp của ông Trump chưa có bình luận tức thời.
Trong 5 tháng đầu nhậm chức, ông Duterte đã đảo ngược chính sách ngoại giao của Philippines: rời xa Mỹ, xích lại gần với Trung Quốc, và theo đuổi một liên minh mới với Nga.
Ông Duterte, người được ví như là ‘Trump của Đông phương’, từng tỏ ra lạc quan về việc ông Trump vào Tòa Bạch Ốc, viện dẫn lý do ông không muốn tranh cãi với Mỹ nữa nhưng vẫn không ngừng những luận điệu gọi Mỹ là ‘hiếp đáp’ và ‘đạo đức giả.’
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters thời còn tranh cử, ông Trump nhận xét các bình luận của ông Duterte chứng tỏ ‘thiếu tôn trọng’ nước Mỹ.
Tuần trước, một nguồn tin từng cố vấn cho toán chuyển tiếp của ông Trump về chính sách an ninh cho Reuters biết ông Trump sẽ khai mở ‘một chương mới’ với Philippines.

Trọng tâm nửa năm đầu nhậm chức của ông Trump

Chính quyền của Tổng thống tân cử Donald Trump dự tính khẩn trương xúc tiến các mục tiêu duyệt lại các luật lệ về thuế, chăm sóc sức khỏe, và di trú.
Ông Trump, người sẽ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1 tới đây, đang chuẩn bị các kế hoạch 100 và 200 ngày đầu trong Tòa Bạch Ốc nhằm hoàn thành những cam kết đã đưa ra trong lúc tranh cử và kích thích tăng trưởng kinh tế, theo thông tin từ Phó Tổng thống tân cử Mike Pence tiết lộ với Wall Street Journal được Reuters trích dẫn ngày 2/12.
Ông Pence nói các ưu tiên hàng đầu của chính quyền Trump bao gồm đối phó với tình trạng di trú bất hợp pháp, hủy bỏ và thay thế chương trình chăm sóc sức khỏe Obamacare, đề cử nhân vật điền khuyết cho chỗ trống ở Tòa Thượng thẩm, và củng cố quân đội.
Vẫn theo nguồn tin này, tới mùa xuân năm sau, tân chính quyền Mỹ sẽ làm việc với giới lãnh đạo Quốc hội về cải cách thuế, trong đó bao gồm cắt giảm tỷ suất thuế doanh nghiệp từ mức cao nhất nhì trong thế giới các nước công nghiệp hóa xuống còn 15%.
Cả Hạ viện lẫn Thượng viện Mỹ đang do đảng Cộng hòa của ông Trump kiểm soát.
Đáp câu hỏi rằng điều gì sẽ khiến cử tri kinh ngạc về chính quyền Trump, Phó Tổng thống tân cử Mike Pence nói ‘Tôi nghĩ điều duy nhất làm mọi người ngạc nhiên là thủ đô Washington DC sẽ hoàn tất giải quyết rất nhiều việc trong một thời gian ngắn.’
Theo WSJ, Reuters

Phe đối lập Hàn Quốc

xúc tiến tiến trình luận tội Tổng thống Park

Tại Hàn Quốc, các đảng đối lập đã chính thức khởi động thủ tục luận tội Tổng thống Park Guen Hye, sau vụ tai tiếng liên quan tới một người bạn thân của Tổng thống Park bị cáo buộc là lợi dụng mối quan hệ thân thiết với bà vào các mục đích tư lợi.
Dự thảo luận tội Tổng thống đã được trình lên hôm thứ Bảy 3/12 giữa lúc hàng trăm ngàn người dân từ khắp nước kéo về Seoul để tham gia cuộc biểu tình mới nhất trong các cuộc biểu tình diễn ra vào mỗi ngày thứ Bảy trong 6 tuần liên tiếp, để đòi luận tội Tổng thống Park.
Dự thảo luận tội có chữ ký của 171 nhà lập pháp trong tổng cộng 300 ghế tại cơ quan lập pháp Hàn quốc. Một cuộc biểu quyết sẽ được tổ chức tại quốc hội vào ngày thứ Sáu.
Tuy nhiên phe đối lập còn cần sự hậu thuẫn của 28 thành viên đảng đương quyền mới hội đủ đa số 2/3 cần thiết để thông qua dự luật này.
Bà Park đã đề nghị sẽ từ chức nhưng phe đối lập cho rằng đây chỉ là một kế hoãn binh để bà duy trì chức vụ.
Đảng đương quyền muốn Tổng thống Park tình nguyện từ bỏ chức vụ vào tháng Tư năm tới, mở đường cho các cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 6 năm 2017, 6 tháng sớm hơn ấn định.

Indonesia triệt phá âm mưu nổi dậy

Cảnh sát Indonesia ngày 2/12 loan báo bắt giữ 8 người, phá vỡ âm mưu muốn lợi dụng cuộc biểu tình của hàng chục ngàn tín đồ Hồi giáo để dẫn tới một cuộc nổi dậy chống lại chính phủ của Tổng thống Joko Widodo.
Loạt bắt giữ diễn ra sau nhiều tuần căng thẳng. Cảnh sát khuyến cáo rằng ‘một số nhóm nhất định’ có thể đang tìm cách chiếm đóng Quốc hội trong cuộc tuần hành hôm nay.
Nhóm vừa bị câu lưu đã bị theo dõi trong ít nhất 3 tuần qua và các vụ bắt giữ diễn ra chỉ vài giờ trước khi khởi sự cuộc tuần hành ở trung tâm Jakarta để phản đối thị trưởng theo Cơ đốc giáo bị tố cáo xúc phạm đạo Hồi.
Phát ngôn nhân cảnh sát Boy Rafli Amar mô tả kế hoạch này như một âm mưu lật đổ chính quyền Widodo.
Một biển người biểu tình đổ tới Đài tưởng niệm Quốc gia ở Jakarta vào sáng ngày 2/12. Cảnh sát ước tính có khoảng 150 ngàn người tham gia. Họ hô khẩu hiệu và mang biểu ngữ đòi bỏ tù thị trưởng Basuki Tjahaja Purnama.
Thị trưởng Jakarta đang bị điều tra liên quan tới những lời bình luận về việc các đối thủ của ông dùng Kinh Koran trong chiến dịch tranh cử. Ông khẳng định không làm gì sai, nhưng đã lên tiếng xin lỗi về những phát biểu của mình.
Thị trưởng Purnama, một đồng minh lâu năm của Tổng thống Widodo, chuẩn bị ra tái tranh cử vào tháng 2 tới đây trước 2 đối thủ Hồi giáo.

Mỹ chế tài các thành phần

có liên hệ tới hạt nhân Bắc Triều Tiên

Mỹ ngày 2/12 liệt kê vào danh sách đen 7 cá nhân và 16 công ty Bắc Triều Tiên vì có liên hệ với chính phủ Bình Nhưỡng hoặc các chương trình hạt nhân và võ khí của nước này, theo thông cáo của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ.
Biện pháp chế tài này được đưa ra sau khi Bắc Triều Tiên tiến hành đợt thử hạt nhân thứ năm và cũng là vụ thử lớn nhất hồi tháng 9 vừa qua. Mỹ phản đối kế hoạch phát triển võ khí hạt nhân và chương trình phi đạn của Bình Nhưỡng, nhưng chính sách ngoại giao và chế tài của Hoa Kỳ không ngăn được bước tiến của Bắc Triều Tiên.
Những cá nhân bị Bộ Ngân khố Mỹ đưa vào danh sách đen là những giới chức Bắc Triều Tiên, trong đó có các giới chức thuộc Bộ Năng lượng Nguyên tử giám sát chương trình hạt nhân và thuộc Đảng Lao động cầm quyền của Bắc Triều Tiên.
Ba trong số những người bị trừng phạt hôm nay cũng có tên trong nghị quyết mà Hội đồng Bảo An Liên hiệp quốc thông qua hôm thứ tư nhằm phong tỏa tài sản và cấm du hành.
Bộ Ngân khố Mỹ nói các biện pháp chế tài mới này có mục đích cắt nguồn tài chính đổ vào Bắc Triều Tiên.
Trong số các công ty bị chế tài hôm nay có hãng hàng không quốc gia Koryo, 6 công ty dịch vụ tài chính, và các công ty mà Bộ Ngân khố Mỹ cho rằng có giao thương trong lĩnh vực kim loại, than đá, khoáng sản của Bắc Triều Tiên.

Tân vương Thái Lan ra mắt công chúng

Tân vương của Thái Lan ngày 2/12 xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên kể từ khi lên ngôi đầu tháng này, chấm dứt giai đoạn bất định kể từ khi Vua Cha Bhumibol Adulyadej băng hà vào ngày 13 tháng 10 vừa qua.
Vua Maha Vajiralongkorn Bodindradebayavarangkun, 64 tuổi, tham dự một buổi lễ long trọng tại Hoàng Cung ở Bangkok, đánh dấu 50 ngày kể từ khi Vua Cha băng hà khiến toàn dân Thái Lan đau buồn.
Các công chức trong y phục màu tang đen-trắng đứng dọc trên các con đường dẫn tới hoàng cung để chào đón đoàn xe tân vương đi qua.
Vua Maha Vajiralongkorn từng gây ngạc nhiên khi yêu cầu hoãn tiến trình kế vị, khiến ngôi vua bị bỏ trống suốt 7 tuần.
Ông chính thức lên ngôi trong một buổi lễ ngắn được truyền hình vào tối ngày 1/12, chấm dứt giai đoạn ‘ngai vàng bỏ trống’ chưa từng có trước đây và cùng lúc khơi lên những nghi vấn mới về mối quan hệ giữa hoàng gia với các tướng lãnh nắm quyền kể từ cuộc đảo chính năm 2014.
Chính quyền quân nhân từng tuyên bố muốn giám sát những phát triển về kinh tế và chính trị trong những năm tới, ngay cả sau cuộc tổng tuyển cử được hứa hẹn sẽ tổ chức vào năm 2017.
Giới chỉ trích cho rằng hiến pháp do quân đội hậu thẫn đang chờ tân vương chấp thuận sẽ củng cố quyền hành của quân đội, nhưng các nhà phân tích tài chính lại tỏ ra lạc quan về tương lai.
Nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á đã gánh chịu hơn một thập niên xáo trộn về chính trị phát sinh từ việc đối đầu giữa những định chế bảo hoàng lâu đời và những lực lượng chính trị dân túy mới.
Kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2014, chính quyền quân nhân đã gặp nhiều khó khăn trong việc vực dậy nền kinh tế suy sụp vì xuất khẩu yếu kém và nhu cầu trong nước chậm lại.
Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến nhưng hoàng cung là một trong những định chế có ảnh hưởng mạnh nhất.

TQ yêu cầu Mỹ tuân thủ thỏa thuận WTO

Trung Quốc ngày 2/12 yêu cầu Hoa Kỳ từ bỏ phương thức dùng quốc gia thay thế để tính toán những biện pháp chống phá giá đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, giữa lúc một điều khoản liên hệ trong thỏa thuận giữa Trung Quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới sắp hết hạn.
Khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, Bắc Kinh đồng ý để các thành viên của WTO xem Trung Quốc như một nền kinh tế phi thị trường khi định thuế quan chống phá giá trong 15 năm. Điều này cho phép các đối tác thương mại lợi thế sử dụng giá cả của một nước thứ ba để kiểm tra xem Trung Quốc có bán hàng hóa dưới giá thị trường hay không.
Tuy nhiên, điều khoản này sẽ hết hạn vào ngày 11 tháng 12 và Trung Quốc yêu cầu các nước tuân thủ thỏa thuận.
Hồi tháng rồi, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker nói thời điểm “chưa chín mùi” để Hoa Kỳ thay đổi cách thức đánh giá xem Trung Quốc có đạt trạng thái kinh tế thị trường hay chưa, và rằng không có quy tắc thương mại quốc tế nào đòi hỏi phải thay đổi cách thức Hoa Kỳ tính toán áp dụng thuế quan chống phá giá.
Phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Shen Danyang cho biết Hoa Kỳ nên ngưng sử dụng cách định giá riêng về kinh tế thị trường để bác bỏ “các quyền” của Trung Quốc.
Tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn này nói rằng: “Đây là quyền Trung Quốc phải được hưởng trong tư cách là một thành viên của WTO và là một nghĩa vụ tất cả các thành viên của WTO phải thực hiện.”
Hoa Kỳ lâu nay cho rằng những cải cách thị trường của Trung Quốc chưa đáp ứng kỳ vọng, đặc biệt trong ngành nhôm và thép là hai ngành mà sự can thiệp của nhà nước đã làm cho mức sản xuất vượt quá mức cầu và quá tải, đe dọa các ngành công nghiệp trên toàn thế giới.

Mỹ, Nga tìm cách mới để ngưng giao tranh ở Aleppo, Syria

Các giới chức Hoa Kỳ và Nga đang tìm những phương cách mới để đả thông bế tắc kéo dài một tháng nay về làm cách nào để chấm dứt giao tranh tại thành phố Aleppo đang bị vây hãm, theo Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry cho biết hôm 2/12.
Ông Kerry cho biết sẽ thử các ý kiến khác nhau trong các cuộc đàm phán tiếp theo giữa các nhà ngoại giao Mỹ và Nga ở Geneva vào tuần tới.
Trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp của Ý tại Roma, ông Kerry hối thúc các nỗ lực nhằm ứng phó với tình hình nhân đạo tại Aleppo.
Ông nói: “Hy vọng rằng tình hình nhân đạo có thể được giải quyết ở Aleppo một cách hiệu quả hơn cho phép chúng ta tạo một khung hành động để người dân có thể thoát ra, hầu xoa dịu những sự thống khổ bên trong thành phố này, như vậy mới mong có hy vọng khởi sự một cuộc đối thoại nào đó ở Geneva. ”
Sau khi gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, ông Kerry miêu tả lối tiếp cận mới này là nhằm dẫn tới các cuộc đàm phán giữa chính quyền Syria và phe nổi dậy trong nước.
Ông Lavrov nói đã tới lúc cho một giải pháp tương nhượng để giải quyết cuộc nội chiến ở Syria.
Các cuộc trao đổi ngoại giao diễn ra bên lề một hội thảo do nước Ý chủ trì ở vùng Địa Trung Hải.
Ngoại Trưởng Kerry cho biết ông sẽ lại thảo luận về vấn đề Syria với Ngoại trưởng Nga khi hai ông gặp nhau bên lề một hội thảo an ninh Âu Châu ở Hamburg, Đức vào ngày thứ Tư sắp tới.
Powered by Blogger.