Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư vững mạnh ứng đối trước tòa

Friday, May 7, 2021 // ,

 Án tù 16 năm mà Tòa tỉnh Hòa Bình tuyên phạt đối với hai mẹ con nông dân đấu tranh giữ đất, Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư, không làm cả hai nao núng mà ngược lại trước tòa họ vẫn khẳng khái ứng đối, bác bỏ những cáo buộc của tòa. Bản án cũng bị các tổ chức nhân quyền và những người quan tâm mạnh mẽ lên án.

Giang Nguyễn
2021-05-07

Bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư vững mạnh ứng đối trước tòaBà Cấn Thị Thêu và con trại, anh Trịnh Bá Tư tại toà án tỉnh Hoà Bình hôm 5/5/2021
 Courtesy of VTC News


















“Em thật sự rất là là bức xúc, bức xúc vô cùng. Thật sự trong người em từ hôm qua đến giờ vẫn là cơn giận dữ rất lớn”.

Đó là tâm trạng của cô Trịnh Thị Thảo, con gái của bà Cấn Thị Thêu, một ngày sau khi mẹ cô và em trại, anh Trịnh Bá Tư, bị Tòa án Nhân dân tỉnh Hòa Bình xét xử về cáo buộc phát tán tài liệu chống nhà nước.

Cô Thảo cùng với người chị dâu là cô Đỗ Thị Thu là những người thân duy nhất được Tòa cho phép tham dự vụ xét xử hôm 5 tháng 5.

Ông Trịnh Bá Khiêm, chồng bà Thêu, lại bị ngăn cản không cho tham dự. Ông cùng với vài chục bà con Dương Nội đã phải đứng ngoài để theo dõi. Ông Khiêm chia sẻ qua livestream rằng, ông chỉ thấy được vợ và con trai trong một vài giây chớp nhoáng khi hai người bị chở đi sau khi phiên tòa kết thúc và ông được biết vợ và con trai bị tuyên phạt mỗi người 8 năm tù giam và 3 năm quản chế:  

“Khi mà hai xe chở vợ tôi và con trai tôi ra ngoài cổng, tôi và dân Dương Nội đã vẫy tay và vợ tôi và con trai tôi cũng vẫy tay trở lại và có nhìn thấy tôi”.

Phiên tòa sơ thẩm kết án 16 năm tù chỉ diễn ra trong một ngày.

Cấn-Thị-Thêu-Trịnh-Bá-Tư-20210505-Báo-Hòa-Bình-.jpg
Hai nhà đấu tranh giữ đất bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư tại toà án tỉnh Hoà Bình hôm 5/5/2021. Photo: Báo Hòa Bình

Cô Trịnh Thị Thảo nói đây là lần đầu tiên sau 10 tháng cô gặp lại mẹ, em trai từ khi hai người bị bắt giam.

“Khi bước vào phiên tòa thì lúc đấy mẹ em và Tư đã ở trong phiên tòa rồi. Cái cảm xúc của em lúc đấy nhìn mẹ, em không kìm được nước mắt. Em bật khóc ngay ở trong cái phiên tòa đấy. Em thấy mẹ với Tư nhìn thấy em và chị Thu, mẹ với Tư mừng lắm. Mẹ với Tư thì rất mạnh mẽ, vững vàng.”

Trong lúc bà Thêu và anh Tư đang đối mặt với các quan tòa và phía cáo buộc họ phạm tội, cô Thảo cho hay, họ lại là nguồn động viên cho người thân có mặt trong phiên tòa. Bà Thêu và anh Tư đưa tay cái lên ra dấu như muốn nói với cô Thảo và cô Thu rằng hãy “cố gắng lên nhé con, nhé chị”!

Cô Đỗ Thị Thu đã trao đổi được ngắn ngủi với mẹ chồng, bà Thêu.

“Chị Thu nói là cu con, đứa bé sau rất là ngoan, thì mẹ em có nói là con vừa đẻ xong được vài hôm thì mẹ bị bắt, mẹ không thể chăm được con thì mẹ thương con lắm. Con hãy cố gắng.”

“Tên tôi là nạn nhân cộng sản"

Xót xa vì tình cảnh gia đình, nhưng trước Hội đồng xét xử, cả hai mẹ con đã thể hiện tinh thần kiên quyết khẳng định họ vô tội ngay từ những phút đầu của phiên xử.

“Đầu tiên chủ tọa phiên tòa hướng dẫn mẹ em cách xưng hô với Hội đồng xét xử. Họ nói là mẹ em và Tư phải xưng hô là ‘bị cáo’ với Hội đồng xét xử. Thì mẹ em và Tư nói tôi không có tội, tôi sẽ xưng ‘tôi' với Hội đồng xét xử chứ tôi sẽ không bao giờ tôi xưng ‘bị cáo’. Và suốt phiên tòa đó thì mẹ và Tư đều xưng ‘tôi’ với họ. Tiếp theo nữa là Hội đồng xét xử hỏi mẹ em với Tư tên gì thì mẹ em với Tư đều trả lời ‘Tên tôi là nạn nhân của Cộng sản”.

Bà Cấn Thị Thêu, anh Trịnh Bá Tư, cùng với anh Trịnh Bá Phương và một người dân oan khác là bà Nguyễn Thị Tâm bị bắt giữ ngày 24/6/2020. Trước đó những người này đã tích cực đưa tin về vụ cưỡng chế đất đai ở xã Đồng Tâm, khi lực lượng chức năng tấn công vào xã này hồi đầu năm ngoái, làm chết bốn người, trong đó có người thủ lĩnh tinh thần của làng là cụ Lê Đình Kình.

Cô Trịnh Thị Thảo thuật lại: “Trong phiên tòa đấy thì họ xoay quanh tám cái video nói về tội ác Đồng Tâm. Mẹ em và Tư đã đăng tải thông tin này một cách trung thực, khách quan nhất. Họ nói là mẹ và Tư chống phá chính quyền nhân dân, thì mẹ em với Tư nói là chính quyền này là chính quyền của các quan chức cộng sản chứ không phải là chính quyền của nhân dân. Các ông không đại diện cho chúng tôi. Các ông đè đầu cưỡi cổ cướp bóc từ Bắc vào Nam thì chúng tôi không công nhận chính quyền của các ông là chính quyền của nhân dân. 

Tiếp theo họ nói là đất nước này bình yên thế, tại sao lại chống phá? Thì mẹ em nói là, ‘Bình yên? Bình yên tại sao lại trong một làng Đồng Tâm đang đêm ngủ lại đem vài nghìn quân đến bắng giết cụ Lê Đình Kình gần 90 tuổi, mà ông theo đảng đến lúc chết vẫn còn tin đảng’?”.

Trong khi đó báo chí Nhà nước khi đưa tin về phiên tòa nói rằng bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật. Mạng báo Quân đội Nhân dân viết:

Trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật” và “Bị cáo Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư cũng đã tỏ rõ thái độ ăn năn, thành khẩn khai báo, nhận thức rõ hành vi phạm tội của bản thân.”

Phiên xét xử hai nhà hoạt động trong chỉ một ngày đã bị các tổ chức nhân quyền mạnh mẽ lên án. Ân xá Quốc tế (Amnesty International) nhận định những cáo buộc của Tòa án tỉnh Hòa Bình đối với hai mẹ con là “ngụy tạo” và nhằm trừng phạt, trả thù đối với hoạt động ôn hòa phơi bày bất công và những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Hai tổ chức nhân quyền là Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền nhận thấy rằng “việc bắt giữ bà Thêu cùng hai con trai của bà là độc đoán chỉ vì các hoạt động nhân quyền ôn hoà của họ. Họ bị biệt giam trong giai đoạn điều tra, không có sự chứng kiến của luật sư trong các cuộc hỏi cung và bị đối xử vô nhân đạo, thậm chí đe dọa bởi cán bộ của cơ quan tố tụng, như anh Tư khẳng định trong phiên toà”.

Ông Matthew Bugher, giám đốc chương trình Chấu Á của Article 19, tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận có trụ sở tại Anh, kêu gọi Việt Nam ngưng ngay hành vi quấy rối bằng tư pháp đối với bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư, chấm dứt đàn áp các tiếng nối độc lập, và hơn nữa, chính Bộ luật Hình sự của Việt Nam phải được sửa đổi phù hợp với luật nhân quyền quốc tế.












Những thiếu sót trong quá trình tố tụng và... những cái không nên có!

Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng lẽ ra Điều luật 117 (làm, tàng trữ, phát tán và tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước) không nên có trong Bộ luật Hình sự vì nó đi ngược với Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam về quyền tự do ngôn luận, vì vậy bản án 16 năm tù là một oan sai. Luật sư Mạnh là một trong bốn luật sư bào chữa cho gia đình hôm đó. Ông chia sẻ:

“Chúng tôi có sự phân công với nhau. Như tôi thì chuyên về xem xét về thủ tục một vụ án. Các luật sư mới cử tôi là người bào chữa đầu tiên và tôi trình bày vấn đề thuần túy về phương diện thủ tục. Có nhiều cái không đúng, không bảo đảm nguyên tắc bình đẳng tại tòa. Ví dụ như bà Cấn Thị Thêu, chúng tôi có hướng dẫn để bà yêu cầu phải có các điều tra viên và giám định viên phải có mặt ở tòa. Nhưng mà tòa không chấp thuận. Và qua bao nhiêu bản mà các công an điều tra viên họ lập và những văn bản kết luận, họ coi đây mặc nhiên nó đúng rồi, nó là chân lý rồi, là chứng cứ để buộc tội.

Chúng tôi đã phản bác điều đó. Chúng tôi nói lẽ ra phải có những người này để chúng tôi hỏi rằng là từ cơ sở pháp lý nào mà họ hình thành lên những văn bản đó”?

Luật sư Mạnh nói các luật sư đã không có được cơ hội đối chất với công an điều tra về những điều như thế. Thay vào đó, lại có một đối tượng mà ông nói lẽ ra không nên có trong một tòa án pháp luật:

“Giám định thì nó có nhiều loại giám định. Thật ra giám định là một định chế rất tốt. Nó giúp cho những người khi tham gia một vụ án và không có những kiến thức chuyên môn, thì những giám định viên này giúp. Ví dụ như một người bị chết đột ngột chẳng hạn thì giám định viên về pháp y có thể chỉ ra là người đó chết do bệnh tật, ngẫu nhiên hay vì tai nạn hay bị ám sát… Thể thì những giám định viên thật ra đều rất tốt, giúp cho vụ án hình sự. Nhưng ở Việt Nam, trong những vụ án loại này lại có một cái giám định viên gọi là giám định viên tư pháp, về tư tưởng, về nhận thức, về quan điểm chính trị. Thì họ sẽ chỉ ra ‘Lời đó mang ý nghĩa phỉ báng chính quyền. Mà nếu phỉ báng chính quyền thì nó sẽ thuộc tội danh của Điều luật 117’. Thì đây là loại giám định viên mà thế giới không có. Chỉ có Việt Nam mới có”.

RFA-Trịnh-Bá-Tư-Trịnh-Bá-Phuong-Cấn-Thị-Thêu.jpeg

Tiếng vang từ phiên toà

Luật sư Mạnh cho biết, khi ông gặp thân chủ trong buổi làm một hôm trước phiên tòa, thì bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư đều khẳng định khi bị buộc có tội thì họ sẽ kháng cáo, và hai người đã lập lại ý định này với đoàn luật sư trong phiên tòa.

Ông Mạnh nói, phiên tòa đã để lại nhiều dấu ấn đối với cá nhân ông:

“Tôi tham dự nhiều tòa án, nhiều phiên tòa mà xử những người có tội liên quan đến chính trị. Hôm qua phải nói là tôi dự một phiên tòa hết sức ấn tượng. Họ được xem như là những người nông dân, họ là nông dân. Nhưng mà thái độ họ thể hiện trước tòa, bản lĩnh của họ, sự bất khuất, kiên cường của họ, cách ứng xử của họ làm tôi hết sức bất ngờ. Chúng tôi hết sức khâm phục với những người phải mang tội danh như vậy”.

Cô Trịnh Thị Thảo nói, khi kết thúc phiên tòa và Hội đồng xét xử tuyên án 16 năm tù đối với bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư, cả hai người đã hô to: “Đả đảo cộng sản! Đả đảo cộng sản”! 

Vụ du học sinh VN 'đạp cờ vàng' dưới góc nhìn pháp lý của Úc

  • Bùi Thư
  • BBC News Tiếng Việt
Southern VN flag thumb

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Việc du học sinh người Việt tại Úc giẫm đạp lên lá cờ vàng ba sọc đỏ và có phát ngôn được cho là thách thức và gây thù hận sẽ được xử lý như thế nào?

Ngày 6/5, luật sư Trần Kiều Ngọc từ Úc nói với BBC News Tiếng Việt rằng với thông tin giới hạn và không được trực tiếp tiếp xúc với các đương sự nên bà chỉ có thể đánh giá tổng quát rằng du học sinh nói trên có thể đối mặt với một số luật khác nhau, gồm di trú, hình sự và phỉ báng.

VN muốn Úc ngừng treo cờ vàng?

Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch Cộng đồng người Việt Tự Do Úc Châu, nói với BBC News Tiếng Việt: "Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với nhà trường, Bộ Giáo dục và Bộ Di trú. Tôi nhắc đến Bộ Di trú vì ai đến Úc du học đều phải tuân thủ luật pháp và khi cậu này bị đình chỉ học thì đã vi phạm điều kiện visa. Hơn nữa, nếu cậu này muốn xin định cư tại Úc sau khi học thì khi vụ việc này được ghi vào hồ sơ sẽ khó có cơ hội để xin ở lại."

Ông Paul Huy Nguyễn, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do ở tiểu bang New South Wales, thông tin với BBC News Tiếng Việt rằng ông đã làm việc với cảnh sát và gửi thông báo cho các dân biểu tiểu bang và liên bang về vụ việc.

Yếu tố pháp lý của vụ việc

Về khía cạnh pháp luật Di trú/visa của trường hợp du học sinh giật và giẫm đạp lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng như có lời lẽ tục tĩu, luật sư Trần Kiều Ngọc, trong phân tích, nhắc đến điều kiện 8303 của visa đến Úc:

"Điều kiện này là: 'Bạn không được tham gia vào các hoạt động gây rối đối với, hoặc trong bạo lực mà đe dọa gây hại cho, cộng đồng Úc hoặc một nhóm người trong cộng đồng Úc'. Năm 2017, điều khoản 8303 được điều chỉnh để nhấn mạnh rõ và đặc biệt là nó trao quyền cho bộ trưởng hủy bỏ visa của một người khi họ có hành vi bất lợi chống lại các cá nhân trong cộng đồng, nhưng có thể không nhất thiết bị xử lý theo luật hình sự."

"Các hoạt động này có thể bao gồm 'ngôn từ kích động thù địch' công khai hoặc phỉ báng trực tuyến nhắm vào cả nhóm và cá nhân dựa trên giới tính, tình dục, tôn giáo và dân tộc. Bằng chứng do các cơ quan thực thi pháp luật cung cấp về âm mưu gây tổn hại hoặc kích động bạo lực đối với một cá nhân cũng có thể được xem xét theo điều kiện 8303."

"Nếu cảnh sát hoặc Bộ Di Trú Úc xác nhận rằng cậu trẻ này có vi phạm điều khoản 8303, thì cậu sẽ nhận được một thông báo cảnh báo về dự định hủy visa của cậu từ Bộ Di Trú. Cậu sẽ có cơ hội để cung cấp các lý do vì sao visa của cậu không nên bị hủy."

Trần Kiều Ngọc

NGUỒN HÌNH ẢNH,TRẦN KIỀU NGỌC

Chụp lại hình ảnh,

Luật sư Trần Kiều Ngọc tại Úc

Đồng thời, luật sư Kiều Ngọc cũng nêu trường hợp khác là nếu kết quả điều tra cho thấy rằng cậu du học sinh này không vi phạm điều kiện nào của visa thì Bộ Di Trú không có lý do để hủy visa và đuổi cậu về nước được.

"Tuy vậy, đối với một học sinh ngỗ nghịch hoặc có những lời nói không phù hợp cho môi trường học đường, nhà trường có thể có quyền không nhận học sinh ấy học tại trường mình.", luật sư nhận định.

Bà Ngọc nói thêm rằng, khi một du học sinh bị trường đuổi học thì cần báo với Bộ Di Trú hoặc để tìm một trường mới chịu nhận và điều chỉnh lại visa của mình: "Nếu học sinh này không làm gì cả, Bộ Di Trú sẽ gửi thông báo rằng họ sẽ hủy visa của du học sinh ấy dựa trên lý do là du học sinh đã vi phạm điều khoản 8202 'You must remain enrolled in a registered course', tức phải tiếp tục ghi danh trong một khóa học được thừa nhận."

Còn theo Bộ luật hình sự tại tiểu bang NSW, người chịu trách nhiệm về hành vi của mình kể từ 10 tuổi và các nghi phạm từ 10 đến 18 sẽ được giải quyết tại Tòa Án Trẻ Em NSW. Khi đưa ra phán quyết thì Tòa Án này buộc phải xem xét lứa tuổi và mức độ trưởng thành của người trẻ trong quá trình quyết định mức án.

Bà Ngọc nói: "Hành vi quấy phá của cậu trẻ này có thể có khả năng bị truy tố vào một hoặc cả hai tội danh: (1) Phá hoại tài sản với mức án cao nhất có thể lên đến từ 5 tới 6 năm tù; hoặc và (2) Gây rối trật tự công cộng với mức án cao nhất là 3 tháng tù hoặc bị phạt tiền."

"Nói tóm lại, nếu bị truy tố và bị kết tội, thì việc thực thi mức độ hình phạt nặng nhẹ sẽ còn tùy theo phán quyết của tòa. Chỉ trừ khi cậu bị phạt tù trên 12 tháng (điều này khó có thể xảy ra nếu cậu chỉ bị phạt tội làm hư hỏng lá cờ) thì có thể cậu sẽ bị hủy visa và trục xuất khỏi nước Úc vì lý do không đạt đủ điều kiện về mặt đạo đức.", luật sư phân tích.

Quan điểm của người Việt tại Úc?

Vì việc xảy ra ở tiểu bang New South Wales nên đại diện Cộng đồng Người Việt Tự do ở khu vực này, ông Paul Huy Nguyễn, hy vọng du học sinh trên sẽ bị trừng phạt một cách thỏa đáng theo luật pháp nước Úc để cộng đồng người Việt tại Úc cũng như hải ngoại nói chung không chịu uất ức. "Hình phạt thế nào thì phụ thuộc vào điều tra của cảnh sát cũng như Bộ Di trú và chúng tôi đang làm việc sát sao để có kết quả thỏa đáng," ông nói.

Ông Paul cho biết đã cung cấp bằng chứng cho cảnh sát và đưa yêu cầu: "Nếu đây chỉ là hành vi tự phát cá nhân, theo sự vô ý thức của cá nhân thì cảnh sát có thể đưa ra hình phạt tương xứng, tức làm mất trật tự an ninh nơi công cộng và làm hư hại tài sản của người khác. Nhưng nếu họ điều tra những lời lẽ của video mà cậu học sinh sử dụng là ngôn ngữ khiêu khích, mạ lị cả cộng đồng thì phải đặt nghi vấn rằng hành động này là cá nhân hay là có tổ chức đằng sau xúi giục. Như vậy, vụ này có tiềm năng gây nhiễu loạn trong xã hội thì hình phạt sẽ nặng hơn nếu bị kết tội. Đây là hướng điều tra mà chúng tôi được cảnh sát thông báo, để giải quyết thỏa đáng vụ việc này."

"Sau khi chúng tôi liên lạc các bên, ngay lập tức Cộng đồng Người Việt Tự do ở tiểu bang New South Wales nhận được những email, bình luận đe dọa với lời lẽ thô bạo. Riêng tôi và phó chủ tịch đã bị hăm dọa cá nhân tới tính mạng và chúng tôi đã trình báo lên cảnh sát. Chúng tôi nghĩ rằng diễn biến này là một nghi vấn về việc có lực lượng đứng sau cậu này," ông nói.

Ông Paul cũng cho biết thêm, trên trang Facebook của Cộng đồng, có khoảng 5.000 bình luận chửi rủa, quy chụp Cộng đồng ông là tổ chức khủng bố, phản động chống lại nhà nước Việt Nam.

Ông Paul Huy Nguyễn, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do ở tiểu bang New South Wales

NGUỒN HÌNH ẢNH,PAUL HUY NGUYỄN

Chụp lại hình ảnh,

Ông Paul Huy Nguyễn, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do ở tiểu bang New South Wales

Ông Paul nói: "Những bình luận này đa phần có giọng điệu, lời lẽ giống nhau, tương tự của đội ngũ dư luận viên mà Cộng đồng đã gặp phải trong những đợt biểu tình, tưởng niệm 30/4. Các tài khoản này cũng không phải là của người thật."

Còn ông Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch Cộng đồng người Việt Tự Do Úc Châu, nói sẽ đáp trả vụ việc này một cách văn minh, theo luật pháp nước Úc: "Hiện bạn du học sinh đang bị tạm đình chỉ và Bộ Giáo dục nói sẽ có biện pháp cứng rắn và đó là kết quả chúng tôi có được. Chúng tôi sẽ liên hệ với bên cựu chiến binh vì tôi nghĩ tiếng nói của họ có ảnh hưởng nhất định. Tôi cũng mong Úc sẽ thông qua đạo luật Magnitsky để chế tài người cộng sản đàn áp tự do, nhân quyền thì nếu có những trường hợp tương tự, nghiêm trọng thì chúng tôi có thể dùng đạo luật này để kiến nghị tước bỏ quốc tịch của gia đình của họ."

Bà Hoa Nguyễn, một người Việt tại Úc, cho rằng: "Cộng đồng người Việt tự do ở Úc Châu cư xử văn minh, công bằng, phi bạo lực và chính danh. Việc yêu cầu cháu này phải xin lỗi công khai trên truyền thông là cần thiết. Nếu không làm, thì ta tiến hành lấy chữ ký gửi bộ di trú để hủy visa trả về nước theo luật định. Cộng đồng cũng nên ra thông cáo về việc này để cảnh báo với các cháu về hậu quả và ngăn chặn hiệu quả việc tiêm nhiễm của dư luận viên cộng sản làm hại tương lai các cháu ở Úc."

Luật sư Kiều Ngọc cũng nêu băn khoăn với BBC rằng liệu đẩy mạnh sự việc đi xa, đến mức độ có thể khiến cho cậu trẻ này bị trục xuất ra khỏi nước Úc thì đó có phải là cách giải quyết tốt nhất hay không:

"Dù gì, cậu trẻ này cũng là nạn nhân của một nền giáo dục nhồi sọ, tuyên truyền. Hoặc cũng có thể có động lực chính trị sau lưng, có hệ thống. Nếu chúng ta dồn sức trục xuất một cậu trẻ sinh ra và lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa ra khỏi nước Úc, nó có khả năng gây thêm sự uất hận trong lòng những bạn trẻ này. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến cái nhìn của các du sinh khác và người trẻ trong nước về cách ứng xử của người Việt hải ngoại. Và đó là điều mà tôi nghĩ Cộng sản VN có thể sẽ lợi dụng tối đa để tuyên truyền kích động."

"Thiết tưởng, chúng ta có thể nhân cơ hội của trường hợp tiêu biểu này để quảng bá về giá trị và ý nghĩa của cờ vàng đến các em du sinh này. Việc này có thể thực hiện bằng cách sắp xếp một buổi họp mặt giữa nhà trường, các em du học sinh tham gia trong vụ việc giật cờ vàng và phía cộng đồng người Việt. Trong buổi họp này, nếu các em bày tỏ sự hối hận và có một lời xin lỗi chân thành thì tôi tin rằng, người Việt nơi đây sẽ rất bao dung và đón nhận các em," luật sư Kiều Ngọc nói.

"Với cách thức giải quyết ôn hòa, nhân bản, tuy sẽ không thể xoa dịu được hết nỗi đau về mặt tinh thần ngay tức khắc nhưng cái lợi lâu dài sẽ là phần thưởng vô giá cho công cuộc đấu tranh mà thế hệ tương lai sẽ có cơ hội nhìn thấy được một cộng đồng người Việt tỵ nạn thượng tôn pháp luật, hành xử bao dung và nhân văn," bà đúc kết.

BBC News Tiếng Việt đã liên lạc đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Úc và Tổng lãnh sự Việt Nam tại Sydney bình luận về vụ việc trên nhưng chưa nhận được phản hồi.  

Bản tin ngày 7-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Giao Thông có bài: Bảo vệ ngư dân khi Trung Quốc cấm đánh cá trên Biển Đông. Sau khi TQ đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, một số độc giả của báo Giao Thông bày tỏ sự phản đối hành động xâm phạm chủ quyền VN.

Có độc giả kêu gọi các cơ quan chức năng VN giúp ngư dân bảo vệ “quyền lợi hợp pháp của mình trên ngư trường”, nhưng bảo vệ cách nào khi mà ở trên biển, ngư dân thường phải đơn độc đối đầu với các lực lượng tàu có vũ trang của TQ; còn ở trên bờ, các lãnh đạo VN bận lo “hữu nghị” với chúng?

VTC có clip: Trung Quốc không có quyền cấm đánh bắt cá trên Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Tàu hàng đụng chìm tàu cá rồi bỏ đi, mặc 3 ngư dân nhảy xuống biển cầu cứu. Sáng nay, Đồn biên phòng Cửa Đại, thuộc Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam xác nhận, họ vừa cứu vớt 3 ngư dân tàu cá ở Quảng Nam, bị tàu không rõ danh tính, đâm chìm trên biển.

Sự việc xảy ra vào lúc 2h sáng nay, tàu cá QNa 0332 TS của thuyền trưởng Trần Văn Tuấn, trên tàu còn có 2 thuyền viên. Khi đến vị trí cách Cù Lao Chàm khoảng một hải lý về hướng Đông, thì bị một tàu không rõ số hiệu đâm vào mạn phải, làm chìm tàu. Ba ngư dân trên tàu ôm phao nhảy xuống biển kêu cứu, nhưng con tàu không rõ danh tính đó vẫn tiếp tục hành trình.

Lực lượng biên phòng tỉnh Quảng Nam ứng cứu, đưa các ngư dân bị đâm chìm tàu về bờ.  Ảnh: Hồng Anh/TT

Mỹ và ASEAN khẳng định phối hợp, đóng góp duy trì hòa bình ở Biển Đông, theo báo Tuổi Trẻ. Trong cuộc họp trực tuyến Đối thoại ASEAN – Mỹ lần thứ 34, tổ chức hôm qua, quyền trợ lý ngoại trưởng Mỹ Atul Keshap khẳng định, Tổng thống Joe Biden coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP), mong muốn tăng cường hợp tác cùng ASEAN để giải quyết các thách thức đang đặt ra.

Bộ Ngoại giao VN cho biết: “Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, ASEAN và Mỹ khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ, đóng góp duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực, trong đó có an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới vốn tiềm ẩn những nguy cơ gây bất ổn và còn diễn biến phức tạp, đáng quan ngại”.

Báo Tiền Phong đưa tin: Tàu sân bay Trung Quốc kết thúc tập trận ở Biển Đông. Người phát ngôn Cao Tú Thành của Hải quân TQ xác nhận, tàu sân bay Sơn Đông của TQ, đã hoàn thành cuộc tập trận vừa qua tại Biển Đông. Họ Cao lên giọng: “Chúng tôi hy vọng thế giới bên ngoài có thể nhìn nhận [cuộc tập trận của tàu Sơn Đông] một cách khách quan và hợp lý. Hải quân PLA sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc tập trận tương tự theo kế hoạch thường xuyên”.

Bộ Quốc phòng TQ tuyên bố: “Hàng không mẫu hạm sinh ra không phải ‘để ở nhà’ và việc hoạt động xa nhà sẽ là điều diễn ra thường xuyên”. Thế lực bành trướng Bắc Kinh khẳng định, các cuộc tập trận của Hải quân TQ ở Biển Đông đều “hợp pháp”, nhằm mục đích bảo vệ “chủ quyền và an ninh quốc gia”. TQ cũng khẳng định sẽ còn lặp lại các hoạt động tập trận của hai tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông.

Mời đọc thêm: Anh, Mỹ cam kết bảo đảm tự do hàng hải tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (Tin Tức). – “Chính quyền Tổng thống Biden coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN” (VnEconomy). – Mỹ – Nhật liên thủ, quyết chặn đứng lực lượng tàu ngầm Trung Quốc (KT). – Trung Quốc theo dõi sát động thái của Mỹ về Đài Loan, chỉ sau một bình luận (VietTimes). – Môi trường Biển Đông đe dọa trực tiếp đến an ninh nghề cá (TĐ). – Tàu hàng đâm chìm tàu cá, mặc 3 ngư dân cầu cứu (ĐV). 

Phiên “tòa bỏ túi” trong vụ Nhật Cường

Trên danh nghĩa, phiên tòa xử các bị cáo trong vụ Nhật Cường về tội danh trong lĩnh vực kinh tế, gồm buôn lậu và cố tình làm sai quy định kế toán. Nhưng phiên tòa này có yếu tố chính trị, vì cựu Tổng GĐ Nhật Cường Bùi Quang Huy chính là người đứng đầu “sân sau” của cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Ở VN, các phiên tòa chính trị thường là “tòa bỏ túi”, nên chỉ sau 2 ngày xét xử, các bị cáo đã “được” nói lời sau cùng trước khi tòa tuyên án. 

Báo Hà Nội Mới đưa tin: Các bị cáo vụ Công ty Nhật Cường nói lời sau cùng. Sáng nay, HĐXX của TAND TP Hà Nội cho phép 14 bị cáo trong vụ Nhật Cường nói lời sau cùng. Hầu hết các bị cáo đều bật khóc và xin tòa giảm nhẹ hình phạt. Các bị cáo khẳng định, họ là những người làm công ăn lương, ông chủ Huy nói gì thì họ làm nấy, đến khi vướng vòng lao lý thì họ đều cố hợp tác với cơ quan điều tra. Phiên tòa bước vào phần nghị án, sẽ tuyên án vào ngày 10/5, tức thứ Hai tuần sau.

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi về bản chất của đại án Nhật Cường: Kẻ ăn ốc, người đổ vỏ? “Kẻ ăn ốc” chính là ông chủ Nhật Cường, là người dựa vào mối quan hệ với Chung “con” để biến Nhật Cường, từ một cửa hàng sửa chữa điện thoại, trở thành doanh nghiệp bao trọn các gói thầu dịch vụ công của TP Hà Nội. Còn “người đổ vỏ” là những người làm công, chỉ làm theo lệnh cấp trên, lại lãnh án nặng vì Bùi Quang Huy đã bỏ trốn.

Báo Giao Thông đặt câu hỏi: Bùi Quang Huy bỏ trốn ảnh hưởng thế nào đến việc xét xử vụ Nhật Cường?  LS Đặng Văn Cường cho rằng, kẻ chủ mưu Bùi Quang Huy hiện vẫn bỏ trốn không ảnh hưởng gì đến việc xét xử vụ án: “Trong trường hợp này, cơ quan tố tụng sẽ tiến hành tách vụ án ra để xét xử sau”. LS Nguyễn Thanh Điệp thừa nhận rằng, nếu bắt được ông chủ Nhật Cường thì việc xét xử sẽ thuận lợi hơn. 

Việc bắt Bùi Quang Huy có cần thiết không thì những tay công an đang ra sức truy lùng ông chủ Nhật Cường biết rõ hơn mấy vị LS được chỉ định để trả lời báo “lề phải”. Lời khai của một số bị cáo cho thấy, chỉ riêng vấn đề buôn lậu, Bùi Quang Huy có những thủ thuật mà ngay cả cấp dưới cũng không biết, chưa nói đến mối quan hệ với Chung “con”. 

Trước đó, phiên tòa xét xử ông Nguyễn Đức Chung vào ngày 11/12/2020 cũng diễn ra rất chóng vánh, liên quan đến vụ trộm “tài liệu bí mật nhà nước”, nhưng tất cả đã kết thúc chỉ trong một buổi sáng, với án tù 5 năm cho cựu Chủ tịch Hà Nội. Các đồng phạm khác lãnh án từ 18 tháng tới 4,5 năm tù.

Đến lượt phiên tòa xử vụ Nhật Cường cũng diễn ra khá nhanh. Ngày 5/5, bắt đầu xử thì hôm nay 7/5, các bị cáo đã “được” nói lời sau cùng, chỉ một ngày sau khi họ khẳng định chính Bùi Quang Huy mới là kẻ trục lợi chính. Các bị cáo giải thích phương pháp đưa hàng lậu về VN, nhưng HĐXX không đề cập gì đến thông tin về các quan chức, cán bộ đã ra tay “bảo kê” để một đường dây buôn lậu ngang nhiên hoạt động ngay tại TP Hà Nội, từ năm 2011 đến giữa năm 2019. 

Mời đọc thêm: Vụ Nhật Cường: Bùi Quang Huy cầm đầu đường dây buôn lậu quy mô lớn (TTXVN). – Bị cáo vụ án Nhật Cường gây thiệt hại 30 tỷ đồng (VNE). – Vụ án Nhật Cường: Ông chủ bỏ trốn, nhân viên khóc ròng xin khoan hồng (TP). – Xét xử vụ Nhật Cường buôn lậu: Nhiều bị cáo khóc khi nói lời sau cùng (KT). – Các bị cáo trong vụ án Công ty Nhật Cường xin giảm nhẹ hình phạt (SGGP). – Bị cáo vụ Nhật Cường: “Bố mẹ già đau xót khi hai anh em đối diện án tù” (VOV). – Nữ giám đốc Tài chính Nhật Cường nhắn nhủ chồng “ra tù sẽ là người vợ tốt hơn” (NLĐ). 

Tin nhân quyền

BBC đưa tin: NXB Tự do lên tiếng vụ cộng tác viên bị khởi tố vì phát hành sách ‘chống phá’. Đại diện NXB Tự do đã gửi email đến BBC, khẳng định ông Nguyễn Bảo Tiên, người vừa bị công an tỉnh Phú Yên loan tin bắt giữ và khởi tố, là cộng tác viên của mình, rằng ông vô tội và ông chỉ đang “thực thi các quyền được công nhận trong các Công ước quốc tế mà chính quyền Việt Nam đã ký kết”.

NXB Tự do cũng cho biết, họ nghi ngờ ông Tiên đã bị bắt giữ 18 tháng trước, chứ không phải mới bị bắt ngày 5/5 như báo chí “lề phải” loan tin. Đại diện NXB Tự do cho biết: “Khoảng tháng 11, 12/2019, chúng tôi liên tục nhận được thông báo từ độc giả – những người bị an ninh câu lưu thẩm vấn – báo về việc an ninh đang điều tra ‘một đường dây làm sách ở Phú Yên’. Từ những thông tin này, chúng tôi biết anh Tiên đã bị bắt và Cơ quan An ninh đang tìm cách đổ hoàn toàn trách nhiệm cho anh về các hoạt động của NXB Tự Do”.

Đây là toàn văn tuyên bố của NXB Tự do về vụ CTV Nguyễn Bảo Tiên bị khởi tố. Chuyện lạ là, phía NXB Tự do biết ông Tiên đã bị bắt từ cuối năm 2019, nhưng họ giữ im lặng suốt 18 tháng qua. Sau khi báo “lề phải” đưa tin vụ bắt giữ, họ mới lên tiếng. Cho dù ông Tiên chỉ là cộng tác viên, nhưng ông bị bắt vì liên quan tới NXB Tự Do, ông cần được công luận biết đến.  

***

“Lời hứa” đã quá nhàm, đến hẹn được mang ra lặp lại: Lãnh đạo Việt Nam hứa sẽ sửa đổi Luật Đất đai, theo VOA. Sáng qua, khi vận động bầu cử ở TP Vũng Tàu, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hứa với cử tri rằng, “sửa luật đất đai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ”. Ông Minh tiếp tục hứa: “Dự kiến, luật này sẽ trình ra Quốc hội khóa XV, trong cuối năm nay hay đầu năm sau”.

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nói: “Trong Luật Đất đai hiện hành của Việt Nam, đất đai theo định nghĩa thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý là một khái niệm hết sức mơ hồ, dẫn đến việc rất nhiều người lợi dụng chức quyền để thu tóm đất đai và phân phối một cách vô tội vạ, dẫn đến việc rất nhiều người dân mất đất”. Luật mơ hồ, qua nhiều năm vẫn chưa được sửa, giúp quan chức thu tóm đất đai, biến VN thành “cường quốc dân oan”. 

Mời đọc thêm: Nhà Xuất bản Tự do nghi ngờ công an Phú Yên giam giữ trái pháp luật người đưa sách 18 tháng qua — Mạng xã hội VNBrands.vn bị tước giấy phép hoạt động 8 tháng (RFA). – Vụ xe hơi VinFast: Luật sư ‘bị công kích’ trong cuộc chiến pháp lý (BBC). – Thanh niên bị phạt tiền vì “xúc phạm quốc kỳ” trên mạng Tik Tok (RFA). – Hồng Kông: Mỹ kêu gọi Trung Quốc trả tự do cho 4 nhà đấu tranh dân chủ (RFI).

Người Mỹ gốc Á bị tấn công, tăng mạnh

Sau những lời kích động của ông Trump chống di dân, hay gọi virus corona là “Chinese virus”, “Kung flu” sau khi đại dịch bùng phát, hơn một năm qua, số người Mỹ gốc Á liên tục bị tấn công, bất kể đó là người gốc Việt, Hàn, hay Tàu… vì những kẻ cực hữu da trắng cho rằng, chính người gốc Á mang virus này vào Mỹ.

Số liệu về tội ác thù hận người gốc Á tại Mỹ: Nạn nhân Việt Nam chiếm 8,3%, Thông Tấn Xã VN đưa tin. Liên minh “Stop AAPI Hate”, liên minh quốc gia nhằm giải quyết sự phân biệt đối xử chống lại người Mỹ gốc Á xác nhận, số lượng các tội ác đối với người gốc Á được báo cáo đã tăng hơn gấp đôi chỉ trong vòng một năm. “Stop AAPI Hate” cho biết, từ tháng 3/2020 đến tháng 3/2021, các vụ tấn công được báo cáo đã tăng từ 3.795 lên 6.603, chưa tính đến các vụ hành hung không được ghi nhận.

Cũng theo “Stop AAPI Hate”, mức tăng 54% mỗi năm về số vụ, 4.193 vụ xảy ra vào năm 2020 và 2.410 vụ thù hận xảy ra vào năm 2021, cho thấy sự cấp thiết phải nâng cao nhận thức về làn sóng tội phạm thù hận đang diễn ra ở Mỹ. Về tỉ lệ, 43,7% nạn nhân của các vụ tấn công thù hận vào người gốc Á là người TQ. Tỉ lệ các vụ tấn công người Hàn Quốc, Philippines và VN lần lượt chiếm khoảng 16,6%, 8,8% và 8,3%.

VOA đưa tin: Một người Mỹ gốc Việt bị hàng xóm đâm chết vì không mang khẩu trang. Ông John Huỳnh, một người gốc VN, 29 tuổi, sống ở bang Washington, đã bị Ian Patrick Williams, 25 tuổi, đâm chết ngày 25/4/2021, ở thành phố Seattle.

Hồ sơ tòa án cho biết, vụ việc xảy ra vào khoảng 7g30 tối 25/4/2021, ông John Huỳnh vừa ra khỏi nhà cùng vợ và 2 người bạn, thì gặp người hàng xóm. Ian Williams đã đưa ngón tay giữa lên, nên nhóm người dừng lại để nói chuyện phải trái. Theo lời các nhân chứng, ông Huỳnh hỏi: “Anh muốn nguyền rủa chúng tôi hay có ý vẫy chúng tôi lại?”  John Huỳnh bị Williams đâm chết.

Nạn nhân người Mỹ gốc VN John Huỳnh. Ảnh: VOA

Mời đọc thêm: Bạo lực nhằm vào người Mỹ gốc Á, người châu Á ở Mỹ tăng mạnh (TP). – Dự luật chống lại tội ác nhằm vào người Mỹ gốc châu Á: Không dung thứ cho hận thù (HNM). – Ở Mỹ, nhân viên y tế gốc Á vừa chống dịch vừa chống phân biệt chủng tộc (VOA). – Quà đặc biệt mừng Ngày Lễ Mẹ: Xuống đường chống ‘Asian Hate’ (NV).

***

Thêm một số tin: Gạo ngon ST25 bị nhượng bản quyền cho Nhà nước (RFA). – Việt Nam ghi nhận người đầu tiên tử vong sau tiêm vắc xin Covid-19 (VNN). – Việt Nam: Dịch Covid-19 bùng phát trong cộng đồng tại hơn chục tỉnh thành — Vac-xin Covid-19: Mỹ muốn bỏ quyền bảo hộ sáng chế, châu Âu dè dặt, ngành dược phản đối — Covid-19: Ấn Độ ủng hộ việc đình chỉ bảo hộ sáng chế vac-xin (RFI).

Powered by Blogger.