Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Ts Trần Công Trục - Đảo nhân tạo ở Biển Đông không có giá trị tấn công thì Trung Quốc xây làm gì?

Friday, December 9, 2016 // , ,
08/12/2016
Không có gì chắc chắn đảm bảo Trung Quốc sẽ sử dụng các đường băng này vào việc không kích các nước ASEAN.
Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.
The Straits Times ngày 8/12 đăng bài bình luận của tác giả Tan Kok Tim nhận định: các mối đe dọa ở Biển Đông không thể trở thành hiện thực. Tác giả Tan Kok Tim cho rằng:
"Không ai có thể ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc về kinh tế và quân sự.

Bất kỳ một sự đề cập nào về âm mưu chống lại Trung Quốc hay kiềm chế nước này ở Biển Đông phải được đặt câu hỏi: nó sẽ phục vụ mục đích gì?

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen hôm 4/12 đã phát biểu trước người đồng cấp Hoa Kỳ tại
Diễn đàn Quốc phòng thường niên Reagan tại Simi Valley, California:

"Sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương không thể chỉ để kiềm chế Trung Quốc, dù nhận thức bằng cách này hay cách khác". [1]

Việc bồi đắp đảo nhân tạo và xây dựng đường băng trên đó được Trung Quốc tiến hành (bất hợp pháp) ở Biển Đông chỉ mất vài tháng để hoàn thành, và với quan điểm (sử dụng chúng) cởi mở.

Sự gia tăng căng thẳng trong vòng 11 tháng qua không phải xoay quanh chúng (đảo nhân tạo / đường băng / cơ sở quân sự Trung Quốc xây trái phép ở Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam?).

Không có gì chắc chắn đảm bảo Trung Quốc sẽ sử dụng các đường băng này vào việc không kích các nước ASEAN.

Bởi để làm điều đó, họ phải bố trí một lực lượng quân sự lớn tại các đảo (nhân tạo) nhỏ, mà (toàn bộ quá trình này) sẽ bị phát hiện trước.

Tôi cũng không tin rằng các đảo nhỏ này đủ lớn để chứa một lực lượng tấn công lớn.

Thay vào đó ta nên nhìn vào các đường băng như một cách để Trung Quốc mở rộng phạm vi phòng không chiến lược bảo vệ đảo Hải Nam và khu vực ven biển phía Nam Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công từ biển.

Bất kỳ hoạt động nào nhằm phong tỏa tuyến đường biển huyết mạch hay không phận Biển Đông sẽ không có gì tốt. Nghĩ về điều đó trước tiên sẽ là chuyện dại dột.

Sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương và Biển Đông để đảm bảo tự do hàng hải cho tất cả tàu thuyền, máy bay đi qua eo biển Malacca và vùng biển Singapore.

Với những ai quan tâm đến giảm căng thẳng, tất cả các nước phải chấp nhận rằng, những lo ngại tiêu cực khác nhau và các tình huống ở Bển Đông không có khả năng xảy ra." [2]
"Giá trị" uy hiếp an ninh khu vực, bẻ cong luật pháp quốc tế của đảo nhân tạo Trung Quốc xây bất hợp pháp ở Biển Đông
Người viết nhận thấy có những đánh giá đáng lưu ý về "giá trị quân sự" của 7 đảo nhân tạo tạm tách rời khỏi các yếu tố pháp lý và ngoại giao. Tuy nhiên bình luận của tác giả Tan Kok Tim có nội dung cá nhân tôi nghĩ rằng nó không chính xác.
Thứ nhất, xin không bình luận gì về giá trị quân sự của 7 đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông.
Có thể các nhà quân sự, các nhà phân tích chiến lược có những góc nhìn khác nhau về điều này. Đó là chuyện bình thường.
Những đánh giá như thế này cung cấp thêm những góc nhìn và nhận định đa chiều về một vấn đề hệ trọng liên quan đến an ninh Biển Đông. Tiếp cận nó một cách thận trọng cũng có thể tìm ra những điều có ích.
Bản thân giới quân sự Trung Quốc cũng đã từng có quan điểm nhìn nhận rằng, 7 đảo nhân tạo Trung Quốc xây (phi pháp) ở Trường Sa có giá trị "làm cảnh" nhiều hơn là tác chiến.
Điều này còn được đăng công khai trên tạp chí chuyên ngành của hải quân và ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc. [3]
Thứ hai, dù có giá trị tấn công quân sự hay không, các đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp ở Biển Đông vẫn là một mối đe dọa, mối uy hiếp không nhỏ đối với hòa bình, ổn định trong khu vực và an ninh Biển Đông.
Bởi lẽ tác giả Tan Kok Tim mới chỉ đề cập đến khả năng chiến tranh / xung đột quân sự. Nhưng thủ đoạn của Trung Quốc lại là "uy hiếp bằng vũ lực" chứ chưa hẳn phải dùng đến vũ lực.
Điển hình là các thủ đoạn được họ tổng kết bằng những cái tên như "tằm ăn dâu", "bắp cải", "cắt lát xúc xích", mục tiêu từng bước tạo ra "trạng thái bình thường mới", dần tiến tới độc chiếm Biển Đông thành ao nhà.
Có thể nói thủ đoạn này nguy hiểm và khó đối phó hơn nhiều việc "sống mái một trận" với đối thủ ở Biển Đông.
Chính sách "xoay trục" của ông Obama không đi đến đâu bởi Mỹ không muốn chiến tranh với Trung Quốc, mà Bắc Kinh lại thừa hiểu điều này, đồng thời đã tìm ra cách hóa giải nó.
Bởi vậy tôi hy vọng rằng, Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ sẽ sử dụng con bài chiến lược địa chính trị đủ mạnh để hóa giải nước cờ độc chiếm Biển Đông, đẩy Mỹ khỏi khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Đã có những chỉ dấu ban đầu về khả năng này, nhưng không phải là dùng vũ lực chống lại vũ lực.
Thứ ba, không thể biện minh cho những hành động của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 ở Biển Đông trong việc bồi đắp đảo nhân tạo, hủy diệt môi trường sinh thái và quân sự hóa.
Nhận định của Tan Kok Tim rằng "những lo ngại tiêu cực khác nhau và các tình huống ở Biển Đông không có khả năng xảy ra" là không chính xác.
Ví dụ minh họa rõ nhất cho điều này là 2 cuộc khủng hoảng do Trung Quốc gây ra: năm 2012 chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ Philippines, năm 2014 hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.
Ngoài ra còn vô số các vụ việc phức tạp tương tự Trung Quốc gây ra cho các nước, không chỉ Philippines, Việt Nam mà còn cả Malaysia, Indonesia trên Biển Đông, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước này, không có tranh chấp.
Ngay cả Singapore, một nước không có yêu sách ở Biển Đông cũng gặp những phiền toái từ Trung Quốc chỉ vì họ ủng hộ thượng tôn pháp luật, duy trì hòa bình, ổn định và trật tự quốc tế ở Biển Đông.
Thứ tư, Tan Kok Tim mới chỉ dẫn một nửa thông điệp của ông Ng Eng Hen nói với ông Ash Carter tại Mỹ. The Straits Times ngày 5/12 còn dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Singaproe nói rằng:
"Rõ ràng là Trung Quốc cần thế giới cũng như thế giới cần Trung Quốc, và tôi nghĩ rằng xu thế phụ thuộc lẫn nhau này sẽ phát triển chứ không suy giảm".
Ông Ng Eng Hen tin rằng, sự hiện diện của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương nếu chỉ dựa chủ yếu vào an ninh, sẽ chỉ là một cấu trúc một chiều. Mỹ cần phát triển một sự hiện diện lớn hơn về kinh tế trong khu vực. [1]
Như vậy có thể thấy, rõ ràng các nhà lãnh đạo Singapore ý thức rất rõ, Biển Đông yên bình hay bất ổn phụ thuộc rất nhiều vào 2 tay chơi Trung - Mỹ.
Cạnh tranh giữa 2 siêu cường ở Biển Đông là thực tế không thể phủ nhận. Bên nào cũng đưa ra lý lẽ của mình. Nếu để nó vượt tầm kiểm soát có thể sẽ gây nguy hiểm cho khu vực.
Với những nước nhỏ trong khu vực, đặc biệt là quốc đảo Singapore phụ thuộc rất lớn vào hoạt động giao thương, một khi an ninh, an toàn hàng không hàng hải ở Biển Đông bị đe dọa là Singapore bị uy hiếp.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ảnh: Ap.
Nói như Thủ tướng Lý Hiển Long, Biển Đông tắc thì Singapore chết. [4]
Singapore và các nước nhỏ ven Biển Đông cần có sự hiện diện của Hoa Kỳ, cả về quân sự lẫn kinh tế, hành xử dựa trên luật pháp quốc tế.
Vì thế duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lựa chọn sống còn của các nước nhỏ trong khu vực. Nhưng duy trì bằng cách nào? Đó chính là phải bảo vệ cho được luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982 ở Biển Đông.
Mọi hành vi cạnh tranh của các siêu cường trong khu vực cũng như ứng xử của các bên cần được xem xét dưới lăng kính pháp lý để hướng tới một tiếng nói chung, đồng thời đảm bảo sự công bằng, trật tự quốc tế trong khu vực.
Thứ năm, mặc nhiên thừa nhận những hành động trái pháp luật của Trung Quốc cũng có nghĩa là mặc nhiên thừa nhận cái gọi là "chủ quyền" vô lý, phi pháp mà họ yêu sách ở Biển Đông.
Có thể nói rằng, Trung Quốc tìm mọi cách, áp dụng mọi thủ đoạn để lừa các bên liên quan, khu vực và quốc tế chui vào cái bẫy mặc nhiên thừa nhận này.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 8/12 đưa tin, các đảo nhân tạo Trung Quốc xây (trái phép) ở Trường Sa đang được trang bị tốt nhất, là căn cứ tân tiến nhất trong khu vực với đầy đủ sân bay, bệnh viện, trang trại, phủ sóng tín hiệu 4G...
Doanh trại quân sự có đầy đủ phòng tắm nóng lạnh, điều hòa, ti vi, máy giặt...
Trung Quốc đang triển khai khoảng 20 dự án nghiên cứu khoa học tại 7 đảo nhân tạo, như khử mặn nước biển, xử lý phế thải, môi trường, năng lượng mặt trời..
Hoàn Cầu dẫn lời Liu Feng, một chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu về Biển Đông nói rằng: các cơ sở này sẽ phục vụ tất cả các nước xung quanh Biển Đông và những con tàu đó đang đi qua khu vực này (?!). [5]
Kết hợp với chiến lược Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, rất có thể các đảo nhân tạo này sẽ là điểm khởi đầu.
Đây là chiến lược mềm để giành sự công nhận mặc nhiên, tạo ra chỗ cắm chân bất hợp pháp mà không ai làm gì được, nếu các bên liên quan hưởng ứng, tham gia các dịch vụ này mà không có những nghiên cứu thấu đáo, bảo lưu cần thiết về chủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình..
Tài liệu tham khảo:
Ts Trần Công Trục
(GDVN)

Hai phe thân tiền và thân quyền trong Đảng đang ấu đả dữ dội

Hai phe thân tiền và thân quyền trong Đảng đang ấu đả dữ dội
08/12/2016
Cả Trọng hay Ba Ếch, tất cả đảng viên đang có chức, quyền trong ĐCS, rõ ràng chẳng có phe thân Tàu hay thân Mỹ nào. Chỉ có phe thân tiền và thân quyền đang ấu đả, tranh giành, chiếm đoạt những miếng bánh cuối cùng càng ngày càng teo tóp, rút nhỏ lại của người dân Việt Nam.
Thân Tàu hay thân Mỹ?
Một người bạn hỏi tôi: – Nghe nói ở Việt Nam bây giờ, trong đảng cộng sản có 2 khuynh hướng, một là thân Tàu hai là thân Mỹ, bạn có tin không?
Thiệt (là) tình! Hỏi chi không hỏi, lại hỏi ác vậy? Có hai lý do mà tôi không có cách chi trả lời nổi (cho rõ ràng):
- Lý do thứ nhất là tôi không ở Việt Nam, thứ hai là tôi không phải đảng viên đảng CS. Anh bạn cười hì hì, phán tiếp:
- Tại thấy bạn hay viết bài cho mấy tờ báo mạng, tưởng bạn rành (sáu câu) nên hỏi chơi, cho biết.
Rành thì tôi không rành, có điều cũng biết chút chút vài ba phần trăm, nhờ hay nghe hơi nồi chõ. Thôi thì bạn đã có lòng (ái mộ) muốn biết, tôi cũng (ráng) trả lời theo sự hiểu biết của mình, còn trúng trật, không chịu trách nhiệm.
Trong thời gian vài năm trở lại đây, nhiều người trong nước cho rằng, trong đảng CSVN có hai khuynh hướng đối nhau nhau quyết liệt, còn gọi là hai phe, phe thân Tàu và phe thân Mỹ. Đại diện cho khuynh hướng thân Tàu là Nguyễn Phú Trọng, thân Mỹ là Nguyễn Tấn Dũng. Đồng thời dư luận cũng nói tới chuyện – Theo Mỹ thì còn nước, mất đảng, theo Tàu thì còn đảng, mất nước. Do đó mà trước kỳ đại hội đảng lần thứ 12, không ít người đã hy vọng Nguyễn Tấn Dũng vừa làm thủ tướng, vừa đắc cử luôn TBT đảng, nắm quyền hành tuyệt đối vừa đảng, vừa chế độ để chuyển hướng bắt tay chặt chẽ với Mỹ. Vì vậy sau khi Ba Ếch bị bắt buộc về quê làm người tử tế, không ít người thất vọng, cho rằng vì Nguyễn Phú Trọng mà dân tộc Việt Nam mất cơ hội thoát Trung.
Muốn biết thật sự có 2 khuynh hướng thân Tàu và thân Mỹ hay không, người ta phải định nghĩa thế nào là thân Tàu, thế nào là thân Mỹ? Từ đó mới có thể (đoán) biết được ai thân Tàu, ai thân Mỹ qua những chủ trương, hành động, tuyên bố… của họ.
Thân Mỹ chưa hẳn là chấp nhận thay đổi chế độ theo thể chế tự do, dân chủ của Mỹ nhưng nghiêng hẳn về ngoại giao với nước này, đồng thời ký kết những hiệp ước về kinh tế, giáo dục, y tế, liên minh về quân sự, quốc phòng rộng lớn, chặt chẽ… Thân Tàu chắc khỏi cần giải thích, cứ nhìn tình hình xã hội Việt Nam là thấy ngay.
Nếu chỉ hời hợt nhìn con gái của Ba Ếch, Nguyễn Thanh Phượng lấy Nguyễn Bảo Hoàng, người Mỹ gốc Việt hoặc căn cứ vào cái bằng Master tốt nghiệp của Phượng ở Thụy Sĩ, sẽ dễ dàng kết luận Ba Ếch thân Mỹ. Tuy nhiên, hãy điểm lại trong gần 10 năm làm thủ tướng 2006-2016, Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố, ký kết, thực hiện được những gì để đánh giá Ba Ếch thân ai:
1. Cho Tàu Cộng khai thác Bauxite tại Tây nguyên, dù các nhà khoa học đã đánh giá là dự án khai thác Bauxite tại Tây nguyên rơi vào tay Tàu Cộng rất nguy hiểm đến an ninh, quốc phòng của đất nước vì nhiều lý do như hiệu quả kinh tế kém, công nghiệp lạc hậu của Tầu sẽ tàn phá môi trường, sử dụng công nhân người Tầu thay vì Việt Nam…, điều này trái với luật lao động Việt Nam. Bỏ ngoài tai những lời can gián, những kiến nghị của các thành phần dân chúng, kể cả của tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố:
- Khai thác Bauxite ở Tây Nguyên là chủ trương lớn của đảng.
Đừng quên rằng các chuyên viên địa chất của COMECON (Council of Mutual Economic Assistance – Hội đồng tương trợ kinh tế Đông Âu, trụ sở ở Moscow do Liên Xô lãnh đạo 1949-1991), sau khi khảo sát, nghiên cứu khu vực Tây Nguyên vào đầu thập niên 80 đã khuyến cáo Việt Nam tuyệt đối không nên khai thác Bauxite ở khu vực này vì ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái cũng như đời sống người dân toàn vùng cao nguyên Trung phần.
2. Vụ chấp thuận cho Formosa thuê đất 70 năm được Võ Kim Cự ký kết trong thời gian Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng (tháng 6.2008). Không có sự chấp thuận ngầm của Ba Ếch, liệu Võ Kim Cự dám vượt quyền hạn của mình để làm càn?
3. Trong năm 2013, ai ký giấy phép cho công ty chuyên sản xuất mực in Toyo, một công ty có doanh số vài chục triệu USD được phép khai thác nhiệt điện tại tỉnh Hậu Giang với dự án lên tới 3,5 tỉ USD?
Trích: “Nguy cơ Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu trở thành căn cứ của Trung Quốc
Một công ty mực in từ Malaysia không có năng lực gì đến lĩnh vực nhiệt điện lại được giao thực hiện dự án nhiệt điện than khổng lồ. Quan trọng hơn, phần lớn cổ đông chính của Toyo Ink rót tiền để tập đoàn này “chạy” dự án ở Việt Nam là người Trung Quốc.
Với những ai cảnh giác trước âm mưu thôn tính Việt Nam của Trung Quốc có lẽ phải lạnh gáy khi hình dung ra viễn cảnh Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu biến thành căn cứ của Trung Quốc thông qua Dự án Sông Hậu 2 mà Toyo Ink làm chủ đầu tư theo hình thức BOT.” (1)
Biết như vậy, tại sao Ba Ếch còn để cho trung tâm nhiệt điện này xây dựng hoàn thành?
4. Ngày 21.05.2014 khi ghé Philippines trước khi tham dự hội nghị quốc tế về Biển Đông ở Srilanka, Ba Ếch tuyên bố: – “Không đánh đổi chủ quyền lãnh thổ lấy tình hữu nghị viễn vông”.
Sau lời tuyên bố này, Nguyễn Tấn Dũng đã có những bước đi nào để biến lời nói của mình thành hành động trước sự việc dàn khoan HY 981 ngang nhiên kéo đến, hoạt động trong vùng biển, thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 04.05.2016? Hoàn toàn không, một câu lên tiếng phản đối, nhắc đến tên HY 981 cũng không có.
Ngoài ra còn vô số các công trình, dự án xây dựng được giao cho Tàu Cộng, tạo điều kiện cho họ dễ dàng thọc sâu chân vào những vùng ảnh hưởng mạnh mẽ đến vấn đề quốc phòng của Việt Nam như cho thuê rừng đầu nguồn 50 năm ở phía Bắc biên giới, các khu Trung Quốc như ở Quảng Trị (Công ty chăn nuôi tại Cửa Việt) cho đến Khu du lịch mũi Cửa Khẻm ở chân đèo Hải Vân (Thừa Thiên – Huế), các khu Trung Quốc dọc bờ biển Đà Nẵng, Bình Định (Khu kinh tế Nhơn Hội tại Quy Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát), Bình Thuận (Nhiệt điện tại Vĩnh Tân), Ninh Thuận (Nhà máy titan tại Sơn Hải), Trà Vinh (Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải)…(2)
Vậy thì Nguyễn Tấn Dũng thân với ai? Câu trả lời đã quá rõ ràng. Có điều Ba Ếch điếm đàng, ranh mãnh, không để lộ những cấu kết với Tàu Cộng bằng những lời nói khôn ngoan, mị dân khiến nhiều người tưởng thật, cho rằng Ba Ếch là anh hùng, có tư tưởng chống Tàu, thoát Trung, muốn đi với Mỹ.
Chỉ sau khi bị Cả Trọng quất cho một cú hồi mã thương, từ Hà Nội văng tuốt về Kiên Giang đuổi gà, chăn vịt, trở lại nghề y tá chích thuốc theo toa bác sĩ, Ba Ếch mới bị lộ mặt là kẻ bán nước cho Tàu.
Còn Nguyễn Phú Trọng thì sao, thân ai?
Tiểu sử của Cả Trọng cho thấy, suốt cuộc đời Trọng không hề đụng đến khẩu súng, viên đạn. Trong cuộc chiến xâm lược miền Nam kéo dài 21 năm, Trọng không có tên trong bất cứ đơn vị nào của quân đội nhân dân, dù là ở hậu phương. Trọng chỉ quanh quẩn trong văn phòng với đống sách vở nghiên cứu những tư duy lạc hậu, lỗi thời của kinh điển Mác-Lê. Tuy nghèo nàn kiến thức tổng quát, khoa học, quân sự, kinh tế… nhưng Trọng vẫn leo lên đến địa vị tổng bí thư đảng kiêm bí thư quân ủy trung ương, Vậy Trọng nhờ vào những yếu tố nào để leo lên tới chức TBT? Thật ra chẳng có yếu tố, việc làm nào cho thấy Trọng có khả năng lãnh đạo, chỉ huy… Trọng chỉ có khả năng luồn lọt, nâng bi, chè lá, điếu đóm, ve thuốc… cho các ông Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Nông Đức Mạnh… và được những người này hậu thuẫn lên từng bậc trong con đường hoạn lộ.
Khi Ba Ếch trèo lên tới tột đỉnh quyền lực tháng 7 năm 2006, Cả Trọng vẫn là một bóng mờ bên cạnh Ba Ếch, với tiếng nói yếu ớt của một chủ tịch quốc hội, không phe đảng, vây cánh. Những năm tháng đứng đầu quốc hội bù nhìn, không có thực quyền, nhìn Ba Ếch làm giầu, thao túng, phá hoại nền kính tế non yếu vừa hội nhập thị trường tự do của đất nước bằng tham nhũng, rút ruột công trình, ăn cắp, rỉa rói ngân sách… với những quả đấm bằng đất sét như Vinashin, Vinalines…Trọng cay cú, ghen tức, giận tím mặt mà không làm gì được.
Tháng 01.2011 được bầu làm tổng bí thư, để thâu tóm tất cả quyền lực vào trong tay, Trọng quyết định dứt điểm Ba Dũng nhanh chóng, bứng Ba Dũng ra khỏi ghế thủ tướng trong nhiệm kỳ đầu của mình. Nhưng vì không có chiến thuật rõ ràng, không lường trước được sức mạnh của kẻ địch, chỉ rị mọ với sách vở, giáo điều, không kinh nghiệm chiến trường, Trọng hấp tấp tấn công Dũng nên bị thất bại ê chề, nhục nhã. Kết thúc hội nghị trung ương đảng lần thứ sáu, đại hội XI tháng 10. 2012, Trọng đã mếu máo, không cầm được nước mắt khi tuyên bố: -Không kỷ luật đồng chí X. Nguyễn Tấn Dũng từ đó chết tên Ba X.
Nhưng vốn là một con cáo tinh ma, quỷ quyệt trong lớp vỏ của một con cừu già hiền lành, ngớ ngẩn, lú lẩn, Thất bại lần đầu, Trọng nuốt nhục, âm thầm nghiên cứu tình hình, sắp đặt mưu kế, chờ thời điểm thuận tiện trả thù, rửa hận. Tháng 01.2016, thời cơ tới, Trọng chơi một cú hồi mã thương, chẳng những đá bay Ba Ếch ra khỏi ghế thủ tướng mà cả Sinh Hùng, Tấn Sang, hai kẻ đồng sàng nhưng dị mộng với Trọng cũng đành phải gạt nước mắt, từ giã chính trường đi làm người tử tế.
Hạ được Ba Ếch, đá văng Tư Sang, Hùng Hói, Cả Trọng loại được những kẻ nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến vị trí TBT của mình. Hả hê, hồ hởi với chiến thắng, Trọng hân hoan tuyên bố: “Dân chủ đến thế là cùng, không thể dân chủ hơn được”, rồi chỉ hơn nửa năm sau, mạnh dạn tung ra chiến dịch “Đả Hổ, Diệt ruồi”, tìm cách tiêu diệt, thanh trừng Ba Ếch cùng đám đàn em, tay chân…

Quá tự mãn với thành quả trong đại hội 12, Trọng quên mất một điều -Trọng không phải là một lính chiến như Ba Ếch, từng lăn lộn chiến đấu, làm giao liên, rồi y tá, chuyển qua công an… nên có nhiều bạn bè, thuộc hạ, đàn em, những kẻ chịu ơn… khắp nơi – Trọng ngược lại, chỉ luẩn quẩn trong mớ sách vở, bám víu vào mớ lý luận lỗi thời với học thuyết Mác-Lê đã bị nhân loại vứt bỏ vào sọt rác, leo lên chức TBT nhờ vào điếu đóm, nâng bi các đời tổng bí thư trước hơn là khả năng, tài cán.
Trọng không làm kinh tế nên không có thân nhân, gia đình, con cái du học nơi trời Âu, Mỹ…, không có đàn em, vây cánh, thuộc hạ chằng chịt khắp nơi trong các công trình, dự án, nhà băng… như Ba Ếch. Đây là yếu điểm của Trọng trong cuộc chiến, tranh dành quyền lực, nhưng đồng thời lại cũng là ưu điểm, Trọng được nhiều người đánh giá là trong sạch, thanh liêm.
Sai lầm hoàn toàn. Đồng ý Trọng không dính dáng đến những vụ án tham nhũng khủng khiếp làm thất thoát tài sản đất nước đến hàng chục tỉ USD mỗi vụ như Vinashin, Vinalines, Mobifone… nhưng Trọng không thể không nhận được những món quà lại quả từ các công ty khi ký kết các hợp đồng. Chuyện Trọng được tặng hai căn hộ ở Ciputra đã bán sang tay ngay sau khi nhận, hay tượng bán thân già Hồ bằng vàng nặng 50 kg do Formosa tặng, chưa hẳn đã là những tin đồn thất thiệt, chỉ không có bằng cớ chứng minh.
Quyền lực thường đi đôi với danh vọng, tiền bạc. Ở vào tuổi 72, lý do nào Cả Trọng vấn cương quyết bám vào quyền lực? Chắc chắn không phải vì yêu nước. Nếu thật lòng yêu nước, đặt quyền lợi đất nước, sự sinh tồn của dân tộc lên trên quyền lợi, sự tồn tại của đảng, vụ Formosa gây ra thảm họa, Trọng đã bắt giam Võ Kim Cự, đích thân đi thăm ngư dân ở các nơi bị thiệt hại ngay sau khi có tin thảm họa để nắm bắt tình hình, mức độ thiệt hại chính xác, ra lệnh điều tra tới nơi, tới chốn, cũng như đã không tuyên bố – Đập chuột nhưng phải giữ lấy bình.
Vậy Trọng thân ai? Mỹ hay Tàu? Trọng chẳng thân với ai hết, Trọng chỉ thân quyền lực và bằng mọi giá nắm giữ quyền lực. Trong tình trạng hiện nay của Việt Nam, muốn nắm giữ quyền lực, Trọng bắt buộc phải đi với Tầu cộng, không thể nào đi với Mỹ. Việc Nguyễn Phú Trọng lờ tịt, không đếm xỉa gì đến thảm họa cá chết trên 4 tỉnh miến Bắc-Trung phần, bình thản đi thăm viếng, làm việc với ban giám đốc công ty Formosa vào ngày 22.04.2016, việc tòa án Hà Tĩnh trả lại 506 hồ sơ khởi kiện của ngư dân Nghệ An, đồng thời điều động 2.000 cảnh sát cơ động bảo vệ nhà máy thép Formosa, sẵn sàng đàn áp biểu tình, chứng tỏ rằng với Trọng, đất nước, dân tộc Việt Nam không quan trọng bằng sự tồn tại của đảng CS.
Võ Kim Cự ký hợp đồng cho Formosa thuê đất 70 năm trong thời gian Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, lẽ ra Cự phải nằm trong danh sách của chiến dịch đả hổ diệt ruồi của Trọng, nhưng tay Trọng đã nhúng chàm trong vụ Formosa. Trọng không thể đập Võ Kim Cự vì sợ Cự khai ra tất cả những gì đã ký kết giữa Formosa và chế độ CS. Chiến dịch đả hổ diệt ruồi của Trọng khó lòng thành công, bởi nếu làm mạnh tay, hổ và ruồi sẽ quay lại cùng lúc tấn công thì Trọng khó lòng thọ hết nhiệm kỳ.
Để kết luận, Cả Trọng hay Ba Ếch, tất cả đảng viên đang có chức, quyền trong ĐCS, rõ ràng chẳng có phe thân Tàu hay thân Mỹ nào. Chỉ có phe thân tiền và thân quyền đang ấu đả, tranh giành, chiếm đoạt những miếng bánh cuối cùng càng ngày càng teo tóp, rút nhỏ lại của người dân Việt Nam.
Sẽ không có một sự tự diễn biến hay tự chuyển hóa êm đẹp nào trong đảng cộng sản VN có thể dẫn đến đa nguyên trong chế độ, bởi những gì sinh ra từ bạo lực sẽ bị hủy diệt bằng bạo lực.
Thạch Đạt Lang
(Dân Làm Báo)

Điểm Tin Thứ Sáu 09.12.2016

Theo Tin Tức Hằng Ngày

  • Chủ nghĩa dân túy: Một bóng ma mới đang đe dọa châu Âu (BoxitVN) - Vũ Ngọc Yên - Vào ngày 24 tháng hai 1848 Karl Marx và F. Engels công bố bản Tuyên ngôn Cộng sản với lời mở đầu: “Một bóng ma đang ám ảnh Châu Âu: Bóng ma chủ nghĩa cộng sản”. Hơn một thế kỷ bóng ma này nhờ chiến tranh, bạo lực và tuyên truyền đã trở thành lực thống trị ở nhiều nước và gây bao tác hại cho nhân loại. Nhưng rồi tại châu Âu vào cuối thế kỷ 20 bóng ma cộng sản đã bị cơn bão dân chủ ...
  • Việt Nam bắt đầu nạo vét ở Biển Đông (VOA) - Theo Reuters, hoạt động nạo vét tiến hành tại đảo Đá Lát thuộc quần đảo Trường Sa, có thể sẽ chọc giận Bắc Kinh, nước vẫn tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa
  • Philippines sẽ không giúp Mỹ tuần tra Biển Đông (VOA) - Bộ trưởng Quốc phòng Philippines nói có phần chắc nước ông sẽ không cho phép quân đội Mỹ sử dụng Philippines như 1 bàn đạp cho các cuộc tuần tra để khẳng định tự do hàng hải
  • Những mối đe dọa của Đồng bằng sông Cửu Long (Bài 4): (BoxitVN) - Kế hoạch cứu vãn Đồng bằng sông Cửu Long (A plan to save the Mekong Delta). David Brown. Bình Yên Đông lược dịch. Từ ngày 3 đến 18 tháng 10 năm 2016, trang www.mongabay.com có đăng tải một loạt gồm bốn bài của tác giả David Brown về những mối đe dọa của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở Việt Nam và những biện pháp có thể áp dụng để đối phó, nhấn mạnh đến “Kế hoạch ĐBSCL” được Vương quốc Hà Lan giúp soạn thảo trong năm 2013.
    Nhận thấy giá ...
  • Ngư dân bám biển gặp nhiều khó khăn (RFA) - Ngư dân Việt Nam gặp vô vàn khó khăn khi đi đánh bắt ở Biển Đông, do liên tục bị phía Trung Quốc tấn công truy đuổi, nhưng lại không nhận được hỗ trợ đúng mức từ phía chính quyền.
  • Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường đối thoại với ngư dân Kỳ Anh (RFA) - Vào 8 giờ sáng nay 8/12/2016 một cuộc gặp gỡ khá hiếm hoi đã xảy ra giữa đại diện nhà nước là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cùng với 6 người dân đại diện bà con huyện Kỳ Anh cùng với 2 luật sư, với mục đích đối thoại về khiếu nại kiến nghị liên quan đến thảm họa do Formosa.
  • Tài sản thu lại từ các vụ án tham nhũng tăng 10% trong 10 năm (RFA) - Ông Ngô Mạnh Hùng, Phó cục trưởng chống tham nhũng của thanh tra chính phủ Việt Nam cho biết số tài sản thu lại từ các vụ án tham nhũng đã tăng 10% trong 10 năm qua. Ông nói thêm đó là một tín hiệu tích cực trong việc phòng chống tham nhũng.
  • Thêm một quan chức đi nước ngoài trị bệnh không trở về (RFA) - Lại thêm một cán bộ cao cấp nữa của Việt Nam đi nước ngoài trị bệnh rồi biến mất. Ông Lê Chung Dũng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty điện lực dầu khí, đi nước ngoài chữa bệnh đã quá thời hạn được cho phép mà vẫn chưa thấy về.
  • Bổ nhiệm và truy tố trong hệ thống song trùng (RFA) - Các vụ bê bối liên quan đến cán bộ cao cấp gần đây, như vụ Trịnh Xuân Thanh cho thấy, ngoài nghi án tham nhũng, còn liên quan đến việc bổ nhiệm các quan chức cao cấp của Nhà nước đều phải qua hệ thống Đảng.
  • “Xin cống hiến cho quê hương?” (RFA) - Một cựu quan chức do tham nhũng đất đai bị đưa ra tòa xử tội; trong lời phát biểu cuối cùng trước tòa người này đưa ra nguyện vọng xin miễn hoặc giảm án để tiếp tục ‘cống hiến’ cho quê hương. Từ ‘cống hiến’ của vị tham quan khiến cộng đồng bất bình vì cho là không phù hợp.
  • Nghi vấn tỷ phú Trung Quốc đang giấu kho nhôm khổng lồ tại Việt Nam(BoxitVN)Theo Dịch Vụ Thông Tin Thương Mại Toàn Cầu (GTIS) chuyên theo dõi các hoạt động thương mại trên thế giới, Việt Nam là đích đến của 91% lượng xuất khẩu phôi nhôm. (Ảnh minh hoạ). Kho nhôm lớn nhất thế giới vừa được vận chuyển tới một cảng biển Việt Nam trong khi cách đây vài tháng còn nằm phủ bạt ở một hoang mạc của Mexico.
    Theo một phóng sự điều tra của tờ Wall Street Journal, phần lớn số hàng này đang được phủ bạt đen, canh giữ bởi ...
  • Cổ động viên Việt Nam ném đá xe chở đội tuyển Indonesia (RFA) - Liên quan đến trận bóng đá Việt Nam - Indonesia diễn ra ở sân Mỹ Đình, Hà Nội ngày hôm qua. Sau kết quả hòa 2-2, đưa Indonesia đi tiếp vào vòng trong của giải bóng đá Suzuki của các quốc gia Đông Nam Á, các cổ động viên quá khích của Việt Nam đã ném đá lên chiếc xe buýt chở đội tuyển Indonesia, làm vỡ của kính xe, và làm bị thương hai người.
  • Phạm Mê Linh với CD Học Tiếng Việt qua bài hát (RFA) - Học Tiếng Việt Qua Bài Hát, một CD gồm nhiều bài hát Việt, giúp trẻ học và đánh vần tiếng mẹ một cách vui vẻ nhẹ nhàng. Người bỏ công thu thập những bản nhạc dành cho thiếu nhi vào trong CD Học Tiếng Việt Qua Bài Hát là Phạm Mê Linh, nữ sinh lớp 11 trung học Irvine, Nam California.
  • Một ly rượu mỗi ngày có tốt cho sức khỏe? (VOA) - Giới chuyên môn nói rằng một ly rượu hoặc một cốc bia có thể tốt cho sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ cũng như giảm được nguy cơ chết vì các lý do tim mạch
  • Trân Châu Cảng, trận chiến Mỹ - Nhật làm thay đổi lịch sử (RFI) - Cách đây 75 năm, sáng sớm ngày 7 tháng 12 năm 1941, quân đội Nhật Hoàng mở cuộc tấn công lớn vào căn cứ quân sự Mỹ Trân Châu Cảng, làm gần 2500 người Mỹ thiệt mạng. Cuộc tấn công bất ngờ đó là điểm kích hoạt Hoa Kỳ tham chiến, làm thay đổi cục diện của cuộc Thế chiến thứ 2. Trận Trân Châu Cảng vẫn được đánh giá là một trong những cuộc tấn công hiệu quả nhất trong lịch sử quân sự thế giới.
  • Khởi động luận tội Tổng thống Hàn Quốc (VOA) - Các nhà lập pháp Hàn Quốc đã khởi động quy trình luận tội Tổng thống Park Geun-hye, người đang bị bao trùm trong vụ bê bối tham nhũng lên đến nhiều triệu đôla
  • Trump bổ nhiệm « bạn cũ của Trung Quốc » làm đại sứ tại Bắc Kinh (RFI) - Trong khi chiếc ghế ngoại trưởng vẫn còn đang để trống, Tổng thống tân cử Donald Trump hôm qua 07/12/2016, đã bổ nhiệm một “người bạn cũ của Trung Quốc” làm đại sứ tại Bắc Kinh và một người mang tư tưởng hoài nghi về biến đổi khí hậu lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường.
  • Báo chí Trung Quốc tiếp tục chỉ trích ông Donald Trump (RFA) - Tranh cãi chính trị giữa truyền thông Trung Quốc và Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump vẫn tiếp diễn, sau khi ông Trump nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Đài Loan, và chỉ trích Bắc Kinh hạ giá đồng bạc để trục lợi, cũng như có những hành động gây bất ổn ở Biển Đông.
  • Trung Quốc và gáo nước lạnh từ Donald Trump (RFI) -  Sự kiện tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump công khai chọc tức Trung Quốc tiếp tục được báo Pháp ngày 08/12/2016 chú ý phân tích, bên cạnh hồ sơ nóng quốc tế là chiến sự Syria diễn biến rất thuận lợi cho chính quyền Bachar al-Assad. Về nước Pháp, hồ sơ được quan tâm nhiều nhất là tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Paris, buộc chính quyền phải ban hành biện pháp hạn chế lưu thông.
  • Indonesia ban bố tình trạng khẩn cấp tại Aceh sau động đất lớn (RFI) - Sau trận động đất với cường độ 6.5 trên thang địa chấn Richter xảy ra hôm qua 07/12/2016, tại tỉnh Aceh, cực bắc đảo Sumatra, khiến hơn 100 người chết và ít nhất 700 người bị thương, chính quyền Indonesia đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại tỉnh này và kêu gọi giúp đỡ nạn nhân động đất.
  • Ông Trump đắc cử, du học sinh lo lắng (VOA) - Ông Donald Trump khiến nhiều du học sinh đang theo học tại Mỹ lo ngại vì những tuyên bố mà nhiều người cho là có tính cách kỳ thị đối với người nước ngoài
  • Nghị viện Anh thông qua lịch trình Brexit (RFI) - Hôm qua, 07/12/2016, nghị viện Anh đã chấp nhận lịch trình của thủ tướng Theresa May khởi động việc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, trước khi công bố một chiến lược cụ thể.
  • Tổng thống Syria: Chiến thắng ở Aleppo trong tầm tay (VOA) - Giữa lúc quân đội Syria đang trên đà thắng thế trước các lực lượng nổi dậy ở Aleppo, Tổng thống Bashar al-Assad tuyên bố giao tranh sẽ tiếp diễn cho đến khi cuộc xung đột kéo dài 5 năm kết thúc
  • Syria : Phương Tây kêu gọi hưu chiến ở Aleppo, Assad bác bỏ (RFI) - Tối hôm qua, 07/12/2016, ngoại trưởng Mỹ Kohn Kerry và người đồng nhiệm Nga Sergeï Lavrov đã thảo luận về ngưng bắn ở Aleppo, Syria, tại thành phố Hambourg - Đức, bên lề cuộc họp thường niên của tổ chức An Ninh Và Hợp Tác Châu Âu. Tuy nhiên, cuộc thảo luận đã không mang lại bước tiến nào về dự định chấm dứt cuộc chiến, việc lực lượng nổi dậy rút ra khỏi Aleppo hay việc sơ tán thường dân.
  • Ý : Thủ tướng Renzi từ chức nhưng tạm điều hành chính phủ (RFI) - Hôm qua, 07/12/2016, thủ tướng Ý Matteo Renzi chính thức đệ đơn từ chức sau khi luật ngân sách 2017 được thông qua. Tổng thống Sergio Mattarella đã chấp nhận để thủ tướng từ chức, nhưng đề nghị ông Renzi tiếp tục lãnh đạo chính phủ trong thời gian tham vấn các chính đảng để tìm ra phải pháp tốt nhất.
  • Snowden: Hành khách nhiều hãng hàng không bị nghe lén (RFI) -  Hành khách của nhiều hãng hàng không, trong đó có Air France, đã bị các cơ quan an ninh Mỹ và Anh nghe lén điện thoại trên các chuyến bay. Đó là tiết lộ của nhật báo Le Monde của Pháp, trong số đề ngày 08/12/2016, dựa trên những tài liệu do cựu nhân viên tư vấn cơ quan an ninh Mỹ Edward Snowden cung cấp.

Đọc báo Pháp – 09/12/2016

Đọc báo Pháp – 09/12/2016

Tổng thống Nga công bố học thuyết mới về chiến tranh lạnh

Trong bài viết có tiêu đề “ Putin đưa ra học thuyết về chiến tranh lạnh kiểu mới“, Le Monde cho biết là trong bài diễn văn thường niên trước công chúng vào ngày 01/12/2016, tổng thống Nga Putin đã tuyên bố : “ Trái ngược với một số nước phương Tây coi nước Nga là một đối thủ, chúng ta không gây hấn và chưa bao giờ tìm cách gây hấn “.
Thế nhưng, cũng chính trong ngày hôm đó, điện Kremlin đã cho công bố sắc lệnh của tổng thống Putin về một cuộc chiến tranh lạnh mới. “ Mệnh lệnh của tổng thống Nga ” là xem xét lại học thuyết về chính sách đối ngoại mà Nga đã đề ra năm 2013.
Nếu học thuyết năm 2013 xác định mục đích chính của Nga trong quan hệ với phương Tây là hòa nhập vào văn hóa phương Tây, khuyến khích tạo một không gian kinh tế và nhân văn trải rộng từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương, thì học thuyết năm 2016 khơi gợi lại những vấn đề tích tụ một cách có hệ thống từ một phần tư thế kỷ nay.
Theo nhận định của nhật báo Le Monde, Matxcơva đã “ đổi giọng ”. Trong tài liệu mỏng chỉ có 38 trang, từ “ an ninh ” xuất hiện tới 70 lần và từ “ đe dọa ” thì được dùng tới 25 lần. Liên Hiệp Châu Âu bị Nga cáo buộc là “ bành trướng về địa chính trị ” và phối hợp với Mỹ để tìm cách “ ngầm phá hoại sự ổn định trong khu vực và trên toàn thế giới ”.
Nếu vào năm 2013, Matxcơva ưu tiên đối thoại với Mỹ trên cơ sở kinh tế vững mạnh, để củng cố mối quan hệ trên tất cả các lĩnh vực, thì năm nay Nga lại không chấp nhận cái mà họ gọi là “ ý đồ áp đặt quân sự, chính trị và kinh tế của Washington lên Matxcơva, ngoài khuôn khổ luật pháp quốc tế ”. Nga tự cho mình quyền đáp trả các hành động thù hằn, bao gồm cả việc củng cố quốc phòng bằng các ” biện pháp tương xứng hoặc bất tương xứng ”.
Còn quan điểm không sử dụng sức mạnh quân sự trong chính sách đối ngoại nay đã đổi thành “ tăng cường vai trò của sức mạnh quân sự trong quan hệ quốc tế ”.
Trước đây, Matxcơva đặt vấn đề bảo vệ vị thế kẻ mạnh và gây dựng ảnh hưởng trên trường quốc tế thông qua con đường phát triển mang tính cải cách và củng cố nhân quyền. Còn giờ đây, Putin chủ trương quảng bá di sản quốc gia, các giá trị văn hóa của dân tộc và củng cố vị thế của truyền thông Nga trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, Matxcơva cũng thể hiện mong muốn xoa dịu quốc tế khi tự nhận là “ yếu tố cân bằng trong quan hệ quốc tế và phát triển văn minh nhân loại ” và “ duy trì quan hệ hữu hảo với các nước láng giềng ”.
Nói tóm lại, chính sách đối ngoại của Nga là “ cởi mở, có thể dự báo và hài hòa ”.
Còn ngày thứ Ba 06/12, ông chủ điện Kremlin đã ký một sắc lệnh về an ninh thông tin, nhằm phát triển hệ thống kiểm soát Internet trên quy mô quốc gia. Trong văn bản này, Putin cảnh báo là truyền thông nước ngoài đang có xu hướng đăng tải các bài viết tiêu cực về Matxcơva. Kremlin hứa hành động chống lại âm mưu gây ảnh hưởng lên người dân Nga, đặc biệt là lên giới trẻ, nhằm làm xói mòn các giá trị tinh thần và đạo đức truyền thống của người dân nước này.

15 năm sau khi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới,

Trung Quốc khiến các đối tác bực bội.

Từ khi chính thức trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO vào năm 2001, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc đã tăng 8 lần. Trung Quốc đã vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ và là nước xuất khẩu đứng đầu thế giới. Năm 2015, Trung Quốc đóng góp 1/3 tăng trưởng kinh tế thế giới. Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, ảnh hưởng của Trung Quốc lên phần còn lại của thế giới ngày càng tăng.
Bà Alicia Garcia Herrero, phụ trách kinh tế châu Á của ngân hàng Pháp Natixis đánh giá là Trung Quốc gia nhập WTO là một sự kiện quan trọng nhất trong quá trình chuyển đổi kinh tế thế giới từ 15 năm nay. Còn ông Sébastien Jean, giám đốc trung tâm nghiên cứu triển vọng kinh tế quốc tế thì nhận xét là sự gia nhập của Trung Quốc còn quan trọng hơn cả việc tổ chức này ra đời. WTO là công cụ thúc đẩy Bắc Kinh mở cửa để trở thành sức mạnh kinh tế toàn cầu và thay đổi toàn cảnh kinh tế thế giới.
Thế nhưng, theo nhận định của nhật báo Le Monde, “ 15 năm sau khi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, Trung Quốc khiến các đối tác bực bội ”, căng thẳng với các nước đối tác ngày càng tăng. Hiện các đối tác này đang chờ đợi Bắc Kinh mở rộng cửa thị trường hơn nữa.
Mặc dù Bắc Kinh đã giảm hàng rào quan thuế, đạt nhiều tiến bộ về kinh tế thị trường, nhưng vẫn tiếp tục chính sách bảo hộ. Vì thế, các doanh nghiệp nước ngoài còn gặp nhiều hạn chế trong đầu tư và hoạt động tại Trung Quốc. Theo kết quả một cuộc điều tra của Cơ Quan Thương Mại Châu Âu, 60% doanh nghiệp nước ngoài cảm thấy bị phân biệt đối xử so với các doanh nghiệp bản địa.
Trước thực trạng này và trước mối lo ngại về nguy cơ bành trướng của các doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài, các nước đối tác yêu cầu Bắc Kinh phải đảm bảo công bằng, “ có đi, có lại ”.
Le Monde cho biết ngày 08/12/2016, Bắc Kinh đã hứa mềm mỏng hơn trong các quy định về đầu tư nước ngoài trên một số lĩnh vực. Chúng ta hãy chờ xem thông báo này sẽ hiệu quả thế nào !

Miến Điện : bạo lực chống người Rohingya bùng phát

Trên lĩnh vực xã hội, trong bài viết “ Miến Điện : Bạo lực chống người Rohingya bùng phát ”, nhật báo Le Figaro cho biết các nhà hoạt động nhân quyền đã cáo buộc giải Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi bỏ rơi người Hồi Giáo thiểu số Rohingya.
Khi bà Aung San Suu Kyi – biểu tượng cho nền dân chủ – lên nắm quyền lãnh đạo, người ta hy vọng bà sẽ cải thiện tình hình liên quan đến sắc tộc thiểu số Hồi Giáo Rohingya. Thế nhưng, điều đó đã không xảy ra. Trong khi quân đội Miến Điện tiến hành chiến dịch “ thanh trừng sắc tộc ” đối người Rohingya ở bang Rakhine, thì bà Aung San Suu Kyi luôn giữ yên lặng. Điều này là một cú sốc đối với Liên Hiệp Quốc. Còn thủ tướng Malaysia đã mỉa mai là giải Nobel Hòa Bình mà bà Aung San Suu Kyi nhận được là vô dụng, và kêu gọi quốc tế hành động để ngăn chặn “ nạn diệt chủng ” ở Miến Điện.

Pháp lại dự kiến

triển hạn tình trạng khẩn cấp đến mùa hè 2017

Về tình hình thời sự nước Pháp, nhật báo công giáo La Croix có bài viết về triển hạn tình trạng khẩn cấp, cho biết ngày mai 11/12/2016, tân thủ tướng Pháp Bernard Cazeneuve sẽ đệ trình lên hội đồng bộ trưởng dự luật triển hạn tình trạng khẩn cấp. Nếu được thông qua, đây sẽ là lần triển hạn thứ năm kể từ tháng 11/2015. Theo La Croix, về mặt chính trị, rất khó có thể làm khác, vì nguy cơ khủng bố chưa bao giờ cao như hiện nay.
Từ sau vụ khủng bố tại Paris vào tháng 11/2015, tư pháp đã tiến hành 4.300 vụ khám xét, truy tố vài trăm trường hợp, trong đó có 61 vụ liên quan tới khủng bố, còn lại là các vụ buôn lậu vũ khí, ma túy …, và quản thúc tại gia 430 người.
Tuy nhiên, theo chủ tịch Ủy ban giám sát tình trạng khẩn cấp của Quốc Hội, việc đặt đất nước vào tình trạng khẩn cấp là có ích và hiệu quả, nhưng không được lạm dụng để “ lấn sân” sang các lĩnh vực duy trì trật tự khác, vì trên thực tế, chính phủ đã lạm dụng tình trạng khẩn cấp để hạn chế hoạt động của các nhà bảo vệ môi trường, hạn chế biểu tình phản đối dự luật lao động mới, hay hạn chế biểu tình phản đối phá dỡ trại tị nạn Calais ở miền bắc nước Pháp.
Paris đóng cửa công viên vì chuột
Cũng liên quan đến nước Pháp, nhưng trên lĩnh vực sức khỏe, đời sống, nhật báo Le Figaro cho biết ở Paris, ngày càng có nhiều chuột và chính quyền thành phố đã buộc phải đóng cửa nhiều công viên. Theo một chuyên gia về đô thị, ở Paris, hiện có khoảng 3,8 triệu con chuột, 75-80% sống trong cống rãnh, và con số này tăng nhanh trong thời gian gần đây, một phần do người dân vứt đồ ăn thừa bừa bãi, còn các thùng rác nơi công cộng thì không có nắp đậy kín, tạo điều kiện cho chuột sinh sôi nhanh chóng. Mỗi năm, thành phố Paris phải chi 150.000 euro để tiêu diệt bớt loài gặm nhấm có hại này.
Trang nhất các báo Pháp
“ Nước Pháp đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng nhất 10 năm qua ” là tít lớn trên trang nhất của nhật báo Le Monde. Ngày hôm qua, 08/12/2016, Paris, Lyon, Marseilles và nhiều thành phố lớn khác của Pháp phải chịu ô nhiễm không khí mùa đông ở mức cao đỉnh điểm. Hôm qua là ngày thứ ba liên tiếp người dân thủ đô Paris bị hạn chế đi lại bằng xe hơi cá nhân, tùy theo biển số chẵn hay lẻ. Nhưng hiệu quả của biện pháp này vẫn đang gây nhiều tranh cãi.
Còn nhật báo Libération cảnh báo : “ Ô nhiễm : Ngày mai chúng ta sẽ ngưng thở ”. Libération cho biết có nhiều giải pháp để tránh cho nước Pháp khỏi bị “ ngạt thở ” và một số giải pháp có thể được áp dụng ngay lập tức, nếu nhà chức trách chấp thuận.
Nhật báo kinh tế Les Echos lại quan tâm các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế châu Âu qua hàng tựa lớn: “ Tăng trưởng : Thêm một đợt hỗ trợ từ Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu ”. Les Echos cho biết là hôm qua 08/12, lãnh đạo định chế này đã thông báo quyết định tiếp tục hỗ trợ các nước trong khu vực đồng euro thêm chín tháng so với kế hoạch ban đầu, tức là đến hết tháng 12/2017.
Trên lĩnh vực xã hội, nhật báo công giáo La Croix hướng sự chú ý tới thái độ phản kháng của giới trẻ Hàn Quốc, trong bối cảnh nước này đang rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng liên quan tới vụ bê bối chính trị của tổng thống Park Gyun-Hye. La Croix ví phong trào của thanh niên Hàn Quốc với phong trào đấu tranh của sinh viên Pháp năm 1968 qua hàng tựa chính: “ Sự kiện tháng Năm 1968 của giới trẻ Hàn Quốc ”. La Croix nhận định sinh viên Hàn Quốc đã thức tỉnh, rũ bỏ văn hóa phục tùng.

Tin đọc nhanh

(AFP) – Báo cáo về tình trạng doping trong giới vận động viên Nga được công bố. Bản báo cáo McLaren, mang tên thẩm phán điều tra Canada, được công bố hôm nay tại Luân Đôn. Hơn 1000 vận động viên và 30 bộ môn thể thao Nga có liên can với quy mô quốc gia. Một trong những kỷ xáo đánh lừa xét nghiệm doping là để ít muối và café tan liền của hãng Nestlé vào mẫu nước tiểu. Bác sĩ Grigori Rodtchenkov, cựu giám đốc phòng xét nghiệm ở Matxcơva, tiết lộ với New York Times vào tháng 5/2016 về vai trò của sở mật vụ Nga FSB, đã đưa đến vụ điều tra này.
(AFP) – Thổ Nhĩ Kỳ đưa thêm 300 quân vào Syria. Theo báo chí Ankara, chiều 08/12/2016, một đơn vị lực lượng đặc biệt khoảng 300 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã được đưa đến Denizli, nơi mà lực lượng can thiệp chống Daech bị nhiều thiệt hại trong thời gian gần đây. Sự kiện này chứng tỏ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đụng phải kháng cự mãnh liệt của Daech cố thủ vùng biên giới hai nước Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.
(AFP) – USA/ không gian : Phi hành gia đầu tiên của Mỹ từ giả trái đất. John Glenn, phi hành gia Mỹ đầu tiên bay vòng quanh trái đất vào năm 1962 đã từ trần hôm thứ năm 08/12/2016, thọ 95 tuổi. Tin này do đại học mang tên John Glenn ở Ohio thông báo. Vào tháng 02/1962, trong cuộc chạy đua chinh phục không gian giữa Liên Xô và Mỹ, John Glenn đã cùng phi thuyền Friendship 7 bay vòng quanh trái đất, một năm sau người hùng Yuri Gagarine, trong chiếc Sputnik của Nga.
(AFP) – Fukushima : Phí tổn khắc phục tai nạn hạt nhân cao gắp đôi dự kiến. Thiệt hại do vụ sóng thần gây cho các nhà máy hạt nhân ở Fukushima cách nay 5 năm lên đến 190 tỷ đôla. Theo thẩm định mới nhất của chính phủ Nhật, tổng số tiền này –kể cả tiền bồi thường, tẩy rửa phóng xạ – cao gắp hai lần dự tính cách nay ba năm.
(AP) – Trung Quốc : Lại có một nhà sư Tây Tạng tự thiêu ở Cam Túc. Vụ việc xảy ra ngày 08/12/2016 trên một con đường bên ngoài thành phố Mã Khúc (Machu), tỉnh Cam Túc, miền Tây Trung Quốc. Công an đã nhanh chóng đến nơi để mang người tự thiêu đi nơi khác. Không ai biết danh tánh và số phận người này ra sao.
Đây là trường hợp mới nhất từ kể tháng 5. Trong những năm gần đây, theo AP, đã có ít nhất 146 người Tây tạng tự thiêu trong đó 125 người chết. Theo các nhân chứng, những người tự thiêu thường hô khẩu hiệu Tây Tạng độc lập hay cầu nguyện cho đức Đạt Lai Lạt Ma trở về.
(AFP) – LHQ kêu gọi bà Aung San Suu Kyi can thiệp ngăn chặn bạo lực nhắm vào người Rohingya tại bang Rakhine Miến Điện. Trong thông cáo công bố ngày hôm qua, 08/12/2016, tại New York, đại diện Liên Hiệp Quốc kêu gọi lãnh đạo Miến Điện can thiệp, hãy đến vùng phía tây bắc Miến Điện, nơi quân đội nước này đang bị cáo buộc có những hành động bạo lực nhắm vào cộng đồng thiểu số Hồi Giáo Rohingya.
Đại diện Liên Hiệp Quốc tỏ ra « rất lo ngại về tình hình » tại bang Rakhine, yêu cầu chính quyền cho phép các tổ chức nhân đạo tiếp cận khu vực này và đề nghị giải Nobel Hòa Bình can thiệp.
(AFP) – Theo chuyên gia Mỹ, Bắc Triều Tiên có thể phóng được tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, nhưng chưa làm chủ được cách thức đưa đầu đạn hạt nhân vào khí quyển để tấn công mục tiêu. Hiện nay, các chuyên gia Bắc Triều Tiên đang cố gắng giải quyết vấn đề này.
Tên lửa tầm trung Musudan, trên lý thuyết, có tầm bắn từ 2500 đến 4000 km, đã được thử nghiệm 8 lần trong năm nay, nhưng chỉ có một lần thành công.
(AFP) – Hai phần ba dân Pháp ủng hộ việc chỉ định ông Bernard Cazeneuve làm thủ tướng.Theo thăm dò dư luận của viện Odoxa, Pháp, được công bố ngày hôm nay, 09/12/2016, có tới 68% số người Pháp được hỏi ủng hộ việc chỉ định cựu bộ trưởng Nội Vụ Bernard Cazeneuve làm thủ tướng. Con số này lên tới 81% trong số các cảm tình viên cánh tả.
Vẫn theo cuộc thăm dò này, 63% dân Pháp đánh giá là các hoạt động của tổng thống François Hollande giờ đây đã tốt hơn, do việc ông không ra ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa. Bên cạnh đó, 60% dân Pháp nghĩ rằng tổng thống Hollande không nên ủng hộ bất kỳ ứng viên nào ra tranh cử kế nhiệm ông.
Powered by Blogger.