Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Biến cơ sở Tôn giáo thành nơi hoang tàn, đổ nát

Friday, September 9, 2016 // , ,

Đăng ngày  09.09.2016 - 8:27pm 
    
GNsP (09.09.2016) – Hòa thượng Thích Không Tánh, Viện chủ Chùa Liên Trì, tố cáo nhà cầm quyền điều động các sư quốc doanh và cho người giả dạng phật tử thực hiện các nghi lễ cúng Phật, tự ý quyết định di dời tài sản thuộc quyền quản lý và sở hữu của Chùa Liên Trì mà không được sự cho phép của Hòa thượng cũng như quý Chư Tăng trong Chùa.
Hòa thượng cho rằng, với hành động này, nhà cầm quyền nhằm hợp thức hóa Giáo hội Phật Giáo Việt Nam do nhà nước thành lập và quản lý, chấp nhận giải tỏa Chùa Liên Trì mà không có một sự can thiệp thô bạo nào từ phía nhà cầm quyền Quận 2, Tp.HCM.
Sáng ngày 08.09, nhà cầm quyền huy động rất đông công an, cảnh sát cơ động… đến bao vây, áp chế Hòa thượng và quý Chư Tăng buộc phải giao Chùa. Giới chức đã áp giải quý Chư Tăng về khu tái định cư ở Cát Lái – một nơi hoang vắng và ít dân cư.
Hòa thượng Thích Không Thánh, Viện chủ Chùa Liên Trì, tường thuật lại sự việc: “Sáng ngày hôm qua, ở bên ngoài [họ] bắc loa kêu tôi ra ngoài nhận quyết định cưỡng chế. Nó kéo vô cả trăm người, bao vây hết trong Chùa và ép Thầy nghe lệnh cưỡng chế. Họ đông quá nên Thầy cảm thấy mệt trong người. Thầy mời họ qua phòng khách. Trong khi họ đọc lệnh cưỡng chế thì rất đông người xộc vào Chùa khiêng đồ mang ra ngoài, ép các thầy ra xe và đưa về khu tái định cư. Thầy nghe họ đọc cưỡng chế nhưng trong người Thầy mệt như muốn xỉu, nó thấy vậy, nó gọi bác sĩ vô đo huyết áp, đo mạch tim rồi bác sĩ yêu cầu phải đưa đi cấp cứu gấp. Họ điều xe cấp cứu, rồi đưa Thầy đến bệnh viện Quận 2. Trên đường đi đến bệnh viện quận 2, tôi thấy công an quá trời luôn. Nhiều chốt có rất đông công an.”
“Sau khi được đưa đi cấp cứu, những chuyện xảy ra ở Chùa tôi không biết gì. Sau đó, một số quý Thầy cho tôi biết, nó chở một số Sư bên Giáo hội Phật giáo Việt Nam (quốc doanh) đến Chùa, mặc áo đàng hoàng, vào Chùa làm lễ Phật, niệm hương, cúng giống như Chùa của họ vậy… Sau đó, nó cho người vào khiêng tượng Phật và đồ đi. Một số Phật tử Chùa Liên Trì chứng kiến thấy, nó cho một số người giả dạng mặc áo Phật tử vào khiêng hoa, khiêng đèn đi…”. Hòa thượng Thích Không Tánh kể tiếp.
Hòa thượng nhận xét: “Nó làm như vậy để chứng tỏ rằng, nhà nước không [can thiệp] vào việc cưỡng chế Chùa mà các Sư và Phật tử vào đây cúng lễ để di tản Chùa đi. Nó quay phim các thầy làm lễ phật nữa. Điều này nó muốn nói nhà nước không dính dáng đến chuyện này, chuyện này là của Giáo hội Phật giáo.”
 
14231802_1097224110397012_2786043868549718517_o
 
14231217_1097224107063679_3982975812668457734_o
 
Người buôn ve chai được điều động đến lượm nhặt, thu gom từng miếng sắt vụn, cân đo và mua.
 
Người buôn ve chai được điều động đến lượm nhặt, thu gom từng miếng sắt vụn, cân đo và mua.
Hiện nay, sức khỏe của Hòa thượng Thích Không Tánh đã hồi phục. Đặc biệt, Hòa thượng được chăm sóc tại “khoa nhi vệ tinh bệnh viện Nhi đồng II” – chuyên khoa dành trẻ em tại bệnh viện Quận 2, Sài Gòn. Tại phòng bệnh, sóng điện thoại bị phá hoàn toàn. Hòa thượng cũng cho hay, số điện thoại của ngài đã bị an ninh kiểm soát.
Hơn 10 an ninh trẻ mặc thường phục, trên tay cầm điện thoại để quay phim, chụp hình tất cả những ai ra vào thăm Hòa thượng. Giới chức đã sử dụng một phòng bệnh để canh gác Hòa thượng.
 
Linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc, DCCT, Nhà báo Phạm Chí Dũng, bà Dương Thị Tân và một số anh chị em đến thăm Hòa thượng Thích Không Tánh tại bệnh viện Quận 2, Sài Gòn, vào trưa ngày 09.09.2016.
Linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc, DCCT, Nhà báo Phạm Chí Dũng, bà Dương Thị Tân và một số anh chị em đến thăm Hòa thượng Thích Không Tánh tại bệnh viện Quận 2, Sài Gòn, vào trưa ngày 09.09.2016.
 
Hòa thượng được chăm sóc tại “khoa nhi vệ tinh bệnh viện Nhi đồng II” – chuyên khoa dành trẻ em tại bệnh viện Quận 2.
 
Hòa thượng được chăm sóc tại “khoa nhi vệ tinh bệnh viện Nhi đồng II” – chuyên khoa dành trẻ em tại bệnh viện Quận 2.
Chùa Liên Trì hiện diện tại Thủ Thiêm, Quận 2, Sài Gòn hơn 70 năm trong chốc lát bị biến thành đống đổ nát hoang tàn, không còn một vết tích chỉ chưa đầy một ngày.
Sau một ngày Chùa Liên Trì bị cưỡng chế, tại hiện trường vào sáng ngày 09.09.2016, cổng Chùa, các bờ tường, niệm Phật đường, nhà hài cốt, phòng khách, nhà bếp… chỉ là đống gạch vụn trơ chọi, ngổn ngang, hỗn độn trong mớ sắt vụn.
Trước cổng Chùa, như mọi ngày trước đây, vẫn có nhiều an ninh mặc thường phục túc trực canh gác, không cho một ai lảng vảng khu vực này ngoại trừ những người buôn ve chai được điều động đến lượm nhặt, thu gom từng miếng sắt vụn, cân đo và mua. Một vài xe ben cào đất tại đây.
Cách Chùa khoảng 100m, hướng từ nhà thờ Thủ Thiêm đi qua Chùa Liên Trì, công an và an ninh mặc thường phục lập chốt canh gác, chặn barrie, cấm đoán không ai được đi qua khu vực Chùa.
Bà Dương Thị Tân, người có mặt tại hiện trường, cho biết: “Thực sự nếu không có một chốt canh mà [lập] ở đó từ lâu thì chúng tôi không thể biết đâu là [khu đất] Chùa Liên Trì. Chúng tôi chỉ nhìn thấy nhiều người đang thu gom sắt… để bán phế liệu, cộng một số xe ben đang chuẩn bị đổ đất ở đó. Phải nói rằng khi nhìn thấy như thế thì không thể nói đó là một ngôi Chùa mà đó là đống đổ nát hoang tàn và chỉ nhìn thấy các công nhân đang buôn bán phế liệu. Nhiều người ngồi gần ngay trước Chùa, chặn barrie không cho chúng tôi vào.”
Hiện nay, tại Thủ Thiêm, đường xá lầy lội, ứ đọng nước, bụi bặm do các công trình đang thi công xây dựng Khu đô thị Thủ Thiêm.
Huyền Trang, GNsP

Đọc Báo Pháp – 09/09/2016

Đọc Báo Pháp – 09/09/2016

Xã hội dân sự Nga “phi-Putin hóa”

Âm thầm làm thay đổi não trạng bảo thủ trộn lẫn với tinh thần dân tộc cực đoan, cột trụ ý thức hệ của chế độ Putin là nỗ lực từng ngày của một tầng lớp có học thức và văn nhân nghệ sĩ Nga. Đây là nội dung của bài phóng sự trên nhật báo cánh tả Libération với tựa: Phi Putin hóa với từng động thái nhẹ nhàng.
Putin đóng cửa cơ quan thăm dò dư luận độc lập duy nhất Levada ở Nga vài ngày trước bầu cử Quốc Hội. Bị xếp vào danh sách đen «nhân viên của ngoại quốc» Levada phải ngưng hoạt động. Theo Le Monde, Viện Thăm dò Dân ý Levada là nạn nhân mới nhất của chính sách «kiểm soát tư tưởng» của chế độ Putin. Thế nhưng, xã hội dân sự của Nga không bó tay. Thành phần trẻ có học thức và có tay nghề trong mọi lãnh vực từ truyền thông cho đến tổ chức du lịch và nấu ăn đều có thể tham gia vào tiến trình mà họ gọi là «phi Putin hóa».
Làm cách nào để cởi trói nước Nga mà không bị trấn áp? Trong khi chính quyền Putin ban hành hàng loạt đạo luật giới hạn các quyền tự do, trong khi giới tranh đấu nhân quyền và đối lập bị ở tù, ám sát thì vẫn có đông đảo, người dân Nga hằng ngày tiếp tục thách thức chế độ chống tây phương và co cụm chính trị mà không mảy may lo sợ. Đó là các tác nhân trong mọi lãnh vực nghề nghiệp từ kinh tế cho đến nghệ thuật: Nghệ sĩ, đầu bếp, trí thức, doanh nghiệp, mỗi cá nhân trong lãnh vực của mình phát huy một xã hội tinh tế, mở ra với bên ngoài để sống một cách bình thường trên quê hương không bình thường, nhưng họ không muốn xa rời cũng không đóng khuôn trong thế ly khai.
Chiến thuật rất giản dị: Ai có kiến thức gì thì truyền đạt cho người khác để nâng cao dân trí. Filip Dziarko, cháu nội của một nhà ly khai chống chế độ cộng sản Xô Viết nói với phóng viên Pháp: Tại Nga, mọi thứ đều phải xây dựng từ con số không. Xuất thân là nhà báo, anh lập đại học trên mạng «Arzamas Academy» để phổ biến và làm giàu văn hóa Nga và Âu Châu. Mỗi tuần đều có đề tài mới và hội nghị bỏ túi, phỏng vấn, mời các chuyên gia tham dự trình bày từ hội họa thế kỷ XIX, Hy Lạp cổ đại hay cuộc sống ở Paris thời Phục hưng… Mục đích là để người dân Nga trau dồi kiến thức vì ở Nga ngày nay, hiểu biết về giám định chuyên môn không còn là điều được quan tâm. Mọi thứ đều suy đồi từ giáo dục cho đến di sản quốc gia.
Trách nhiệm này là do «nhà nước không có tầm nhìn xa cũng không có nghị lực chính trị» mà hậu quả là «không khí bị đầu độc, tham ô lan tràn, bóng tối bao phủ và nhìn đâu cũng thấy tràn ngập phân người», Filip Dziarko chia sẻ.
Tuy bi quan về tình hình văn hóa, Anton Belov hăng say lập một viện bảo tàng nghệ thuật đương đại lấy tên là «Garage» tạm dịch là «chỗ đậu xe». Belov cho biết công trình của anh là sáng tạo một «ngôn ngữ văn hóa tân tiến để phổ biến nghệ thuật của Nga ra nước ngoài».
Trong cuộc triển lãm gần đây, Garage đã qui tụ được nhiều nghệ sĩ chưa có tên tuổi. Tất cả đều theo đuổi hoài bão «làm thay đổi sâu rộng xã hội Nga, phát triển và bao dung». Giá trị tuyệt đỉnh là tự do. Tự do không phải vì quyền lợi cá nhân mà gắn liền với trách nhiệm đối với gia đình và xã hội.
Từ thông tin cho đến chăm sóc sức khỏe: hai lãnh vực xuống cấp
Nhà báo Alexandre Vinokurov, chủ nhân của đài truyền hình độc lập duy nhất còn sót lại TV Rain, sử dụng tài sản của ông để lập ra một loạt bệnh viện theo chuẩn mực châu Âu. Truyền thông và y tế là hai lãnh vực «xuống cấp» nhất trong chế độ hiện nay. Để có đủ tài chính chăm sóc miễn phí, bệnh viện tư này lấy tiền của những người có tiền.
Libération giới thiệu một nhóm khác gồm «chuyên gia nấu bếp và tổ chức du lịch». Họ bán bánh mì, thức ăn của nhiều dân tộc và cả món phở của Việt Nam. Mục đích không phải là để ăn mà là giúp cho người Nga ý thức họ sống trong cộng đồng da dạng, cộng đồng vị tha, điều mà người Nga không hề ý thức. Một phụ nữ trong nhóm cho biết «chúng tôi không làm chính trị nhưng chúng tôi muốn sống hạnh phúc tại nước Nga. Vì vậy, chúng tôi phải dấn thân là cho xã hội này thay đổi nhưng phải làm một cách khéo léo vì tâm lý lo sợ bao trùm.»
Chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas phải chăng là gián điệp nằm vùng của mật vụ Nga KGB với bí danh Krotov?
Đây là tựa của Libération và Le Figaro. Tin này do hai nhà nghiên cứu tại viện Truman ở Jerusalem dựa trên các tài liệu của tình báo Anh được giải mật.
Đối với hai chuyên gia này thì «Krotov» không ai khác hơn là chủ tịch Palaestine hiện nay. Theo tài liệu của KGB thì có một sinh viên tên Mahmoud Abbas được tuyển mộ ở Damas. Tài liệu mật của KGB, trong đó có danh sách tất cả điệp viên của KGB bị người quản thủ tên Vassili Mitrokhin chụp lại trước khi đào thoát sang Tây Âu năm 1992 có tên điệp viên Krotov. Sĩ quan Nga «chỉ đạo» Krotov là Mikhai Bogdganov. Bốn mươi năm sau, Mikhai Bogdganov được tổng thống Putin cử sang Trung Đông mà nhiệm vụ là tổ chức cuộc hội kiến Mahmoud Abbas với thủ tướng Benjamin Netanyahu tại Matxcơva dự trù trong nay mai.
Phía Palestine nghi ngờ tin này được đưa ra để phá hoại kế hoạch trung gian hoà giải của Nga. Tuy nhiên, giới tình báo Nga không xem vụ việc này là quan trọng.
Được Libération đặt câu hỏi, cựu phó giám đốc phản gián Israel, ôngIsrael Hasson giải thích: «Trong thời chiến tranh lạnh, KGB tuyển mộ nhân viên khắp nơi, ngay trong hàng ngũ chúng tôi. Tại sao họ không tuyển người trong tổ chức Palestine? Nhưng đó là chuyện xưa rồi».

Trang nhất các báo

Liên Hiệp Châu Âu trước nguy cơ tan rã nếu chỉ biết «xây tường và co cụm» là tựa của Le Monde trích tuyên bố của thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras trước giờ thượng đỉnh các quốc gia Nam Âu. Nhật báo kinh tế Les Echos báo tin phấn khởi «Doanh nhân khởi nghiệp của Pháp thành công rực rỡ, lần đầu tiên qua mặt đồng nghiệp Đức thu được hơn 1,1 tỷ euro đầu tư trong sáu tháng đầu năm».
Le Figaro đánh nhẹ tổng thống Pháp: «François Hollande muốn tái tranh cử và buộc cánh tả phải chấp nhận». Trong khi đó, nhật báo cánh tả Libération cũng không tha chủ nhân điện Elysée: «Cụ ông đã tỉnh giấc nhưng hơi trễ» khi bình luận về diễn văn của tổng thống Pháp với chủ đề «dân chủ đối phó với khủng bố», được giới phân tích khen ngợi.
Về thời sự châu Á, Le Monde chú ý đến tình hình Miến Điện, «ổ kiến lửa sắc tộc» và sự kiện thượng đỉnh ASEAN «không đồng lòng» lên án TC lấn chiếm Biển Đông.
Theo Le Monde, hội nghị «Panglong Thế kỷ 21» gồm đại diện các sắc dân thiểu số, lực lượng vũ trang, đảng phái chính trị, đại diện quân đội và chính phủ nhằm chấp dứt 60 năm nội chiến, đã không đưa ra được một lộ trình dẫn đến hoà bình. Cho dù được một chính phủ dân cử, qua biểu tượng Aung San Suu Kyi lãnh đạo, Miến Điện vẫn là một quốc gia chia rẽ hơn bao giờ hết. Một trong những nguyên nhân chính là không sắc dân nào tin tưởng quân đội sẽ tôn trọng thỏa thuận ngưng bắn, và giữa các sắc tộc, mỗi phe hành động theo lợi ích địa phương mình. Giữa chính phủ trung ương và các tổ chức chính trị sắc tộc cũng không có cùng ưu tiên : chính quyền thì đòi phải có chữ ký, các sắc tộc thì muốn đàm phán tương lai chính trị và một lịch trình.
Trong diễn văn bế mạc và hẹn lần sau, bà Aung San Suu Kyi phải kết luận với chút vị đắng: «Từ nay, mọi việc tùy thuộc vào sự chọn lựa của mỗi người : muốn tiếp tục bị chôn vùi trong quá khứ hay cùng nhìn về tương lai».
Vào lúc tình hình biển Đông căng thẳng vì lòng tham của Trung Quốc, Le Monde giúp độc giả Pháp hiểu vì sao Hiệp Hội Đông Nam Á, nhân Thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc không gọi đích danh Bắc Kinh ra để lên án. Thông cáo chung tuy có xác định nào là «ASEAN rất lo âu» nào là ghi nhận «có một số nhà lãnh đạo quan ngại sâu xa» và cảnh báo «nguy cơ căng thẳng leo thang» nhưng không gọi tên TC là thủ phạm.
Làm sao ASEAN có thể thống nhất quan điểm khi mà một thành viên như Cam Bốt đã xé lẻ? TC khai thác sự chia rẽ trong nội bộ ASEAN để mua chuộc Phnom Penh. Ba tháng trước Thượng đỉnh ASEAN tại Lào, Cam Bốt đã trở thành đồng minh của TC được thưởng 600 triệu đôla viện trợ. Chính quyền Hun Sen làm mọi cách để phá tình đoàn kết trong ASEAN. Ngày 14/06, tại Côn Minh, hồ sơ Biển Đông bị rút ra khỏi dự thảo tuyên bố chung của hội nghị cấp ngoại trưởng ASEAN-TC. Tháng 7, một hội nghị cũng ở cấp ngoại trưởng không nói đến phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye bất lợi cho TC. Chiến thuật đánh động dư luận của Philippines, công bố hình ảnh tố cáo TC chuẩn bị xây đảo nhân tạo ở Scarborough cũng không đủ thuyết phục các thành viên khác của ASEAN ủng hộ Manila.
Cuối cùng, đến khi họp với các nhà lãnh đạo ASEAN, tổng thống Obama mới thẳng thắn lên tiếng cảnh cáo TC là phải tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài.

Tin Thế giới – 09/09/2016

Tin khắp nơi – 09/09/2016

Bắc Triều Tiên thực hiện vụ thử hạt nhân thứ hai trong năm

Brian Padden
SEOUL —
Bắc Triều Tiên vừa xác nhận họ đã thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân vào sáng thứ Sáu sau khi một cơn địa chấn nhân tạo mạnh 5,3 độ được ghi nhận ở vùng đông bắc nước này. Đây là vụ thử hạt nhân thứ hai của quốc gia cộng sản bị cô lập này sau vụ thử hồi tháng 1 năm nay.
Bắc Triều Tiên xác nhận hoạt động địa chấn xảy ra sáng thứ Sáu gần địa điểm thử hạt nhân Punggye-ri của nước này là do một vụ thử hạt nhân gây ra.
Một xướng ngôn viên của đài truyền hình nhà nước Triều Tiên KCNA đọc một thông cáo từ Viện Nghiên cứu Vũ khí Hạt nhân CHDCND Triều Tiên xác nhận vụ thử hạt nhân thành công được thực hiện để thẩm định năng lực của một đầu đạn hạt nhân giờ có thể được thu nhỏ để gắn lên những loại phi đạn khác nhau.
Xướng ngôn viên của KCNA nói trong buổi phát sóng:
“Vụ thử nghiệm nổ đầu đạn hạt nhân này là một phần trong những biện pháp đáp trả những mối đe dọa và chế tài từ Mỹ và những kẻ thù phủ nhận địa vị chiến lược của chúng ta là một quốc gia hạt nhân.”
Bình Nhưỡng đã không báo cho cộng đồng quốc tế biết trước kế hoạch thực hiện vụ thử hạt nhân của họ.
Ngày 9 tháng 9 đánh dấu 68 năm ngày sáng lập Bắc Triều Tiên và Bình Nhưỡng trong quá khứ đã kỷ niệm ngày lễ quan trọng bằng việc thực hiện những vụ thử hạt nhân và phi đạn.​
​Phản ứng
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye lên án Bắc Triều Tiên về vụ thử hạt nhân thứ năm của nước này, vi phạm những nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Tổng thống Park, hiện đang ở Lào dự hội nghị thượng đỉnh an ninh ASEAN, nói sự khiêu khích hạt nhân này “chứng tỏ sự liều lĩnh rồ dại của Kim Jong Un quyết bám lấy việc phát triển hạt nhân.”
Tổng thống Hàn Quốc sẽ sớm rời hội nghị thượng đỉnh ASEAN và trở về Seoul để theo dõi tình hình.
Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Gyo-ahn cho biết Seoul sẽ kêu gọi Liên Hiệp Quốc áp đặt thêm những biện pháp trừng phạt mạnh hơn lên Bắc Triều Tiên:
“Chúng ta đang phải đối mặt với một tình hình nghiêm trọng khác xa trước đây khi Bắc Triều Tiên thực hiện những vụ thử hạt nhân mỗi ba năm một lần. Mối đe dọa hạt nhân và phi đạn của Bắc Triều Tiên là rõ ràng và mang tính sống còn.”
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết nếu vụ thử hạt nhân được xác nhận thì nó sẽ là “điều hoàn toàn không thể chấp nhận được” và rằng Tokyo sẽ kêu gọi hành động từ Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Ông nói:
“Nhật Bản hiện là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, vì vậy chúng tôi cũng sẽ làm việc chặt chẽ với New York, nếu quả thực vụ thử hạt nhân này đã được thực hiện, để tìm ra cách tốt nhất ứng phó với tình hình này.”
Yoshihide Suga, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, nói rằng Bắc Triều Tiên là một “quốc gia vô pháp luật trong khu vực.”
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói “vào một thời điểm thích hợp trong ngày hôm nay tôi tin rằng Tổng thống Obama sẽ phát biểu về chuyện này và chúng tôi chắc chắn sẽ thảo luận chuyện này trong bối cảnh Liên Hiệp Quốc.”
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cho biết như vậy trong khi đang ở Geneva để bàn bạc với người tương nhiệm Nga Sergei Lavrov về vấn đề Syria. Ông Lavrov nói: “Chúng tôi rất lo ngại và nghị quyết của Hội đồng Bảo an phải được thi hành và chúng tôi sẽ gửi đi thông điệp này một cách rất mạnh mẽ.”
Tòa Bạch Ốc ra một thông cáo tái khẳng định cam kết “không thể phá vỡ” của Tổng thống Obama với các nước đồng minh ở Châu Á và khắp thế giới, và cho biết Tổng thống sẽ tham khảo ý kiến của những nhà lãnh đạo khác để bảo đảm rằng những hành vi khiêu khích của Bắc Triều Tiên sẽ hứng chịu “những hậu quả nghiêm trọng.”
Ngũ Giác Đài nói vụ thử nghiệm của Bắc Triều Tiên là “một sự vi phạm trắng trợn nữa” những nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, và cũng là một “hành động khiêu khích nghiêm trọng”.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế nói vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên là một “hành động vô cùng đáng lo ngại và đáng tiếc.”
Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết Trung Quốc “mạnh mẽ” kêu gọi Bắc Triều Tiên “tôn trọng cam kết của họ đối với việc giải trừ hạt nhân, tuân thủ những nghị quyết có liên quan của Hội đồng Bảo an, và ngưng thực hiện bất kỳ hành động nào làm tình hình thêm trầm trọng.”
Cơ quan thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã kêu gọi tất cả các bên trong cộng đồng quốc tế kiềm chế sau vụ thử hạt nhân mới nhất của Bắc Triều Tiên, nói rằng không ai được lợi nếu có sự hỗn loạn và chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault mô tả vụ thử nghiệm hôm thứ Sáu là một “hành vi nghiêm trọng xâm phạm hòa bình và an ninh thế giới.”​
​Mạnh nhất từ trước tới nay
Bắc Triều Tiên thực hiện vụ thử hạt nhân thứ tư hồi tháng 1, gây nên một trận động đất mạnh 5,1 độ. Bình Nhưỡng nói họ đã thử bom nhiệt hạch, mạnh hơn rất nhiều so với những vụ nổ bom nguyên tử trong quá khứ.
Tuy nhiên những nhà phân tích nhận định vụ nổ hồi tháng 1 chưa đủ lớn để được xem là một vụ nổ nhiệt hạch hoàn chỉnh hay “bom H.”
Bắc Triều Tiên cũng đã thực hiện những vụ thử hạt nhân vào năm 2006, 2009 và 2013.
Cơ quan khí tượng của Hàn Quốc cho biết vụ thử hôm thứ Sáu gây nên một vụ nổ mạnh 10 kiloton, gần gấp đôi cường độ của vụ thử hạt nhân hồi tháng 1 nhưng kém hơn một chút so với vụ ném bom thành phố Hiroshima hồi Thế chiến thứ hai, có cường độ đo được khoảng 15 kiloton.
Chuyên gia Jeffrey Lewis thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở bang California (Mỹ) nói với hãng tin Reuters rằng một cơn địa chấn ở cường độ này cho thấy đây là một thiết bị với sức nổ từ 20 đến 30 kiloton. Đó sẽ là sức nổ ước tính mạnh nhất từ trước tới giờ của một thiết bị hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
​Thách thức
Liên Hiệp Quốc vào tháng 3 đã áp đặt những biện pháp trừng phạt hà khắc mới đối với Bắc Triều Tiên vì những vi phạm tiếp diễn và mang tính thách thức của nước này đối với những nghị quyết Hội đồng Bảo an cấm họ phát triển vũ khí hạt nhân và phi đạn đạn đạo.
Kể từ khi vòng chế tài mới nhất được áp đặt, Bình Nhưỡng đã thực hiện 20 vụ thử phi đạn tầm ngắn và tầm trung, trong đó có những vụ phóng từ tàu ngầm, nâng cao năng lực của họ vươn tới lục địa của Mỹ bằng một vụ tấn công hạt nhân.
Những vụ thử phi đạn gần đây nhất được thực hiện trong lúc hội nghị thượng đỉnh G-20 của những nền kinh tế lớn nhất thế giới đang diễn ra ở Trung Quốc và có sự tham dự của Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga.

Thấy gì từ vụ thử hạt nhân thứ 5 của Bắc Hàn?

Bruce BennettPhân tích gia quốc phòng cao cấp, RAND
Bắc Hàn vừa bị nghi đã tiến hành thử hạt nhân lần năm, sau khi một trận động đất 5.3 độ được ghi nhận gần địa điểm thử. Chúng ta cần trông đợi những gì?
1. Sức nổ
Câu hỏi lớn là liệu thử nghiệm của Bắc Hàn lần này có sức nổ lớn hơn không.
Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un tuyên bố lần thử cuối cùng là thử bom H (bom nhiệt hạch), có sức nổ khoảng 6-8 kiloton thuốc nổ TNT.
Cần hiểu rằng thử nghiệm đó có lẽ nhỏ hơn thử nghiệm trước đó, lần ba, có sức nổ 8-10 kiloton và không phải là bom H.
Việc thử nghiệm lần cuối được chôn sâu gấp đôi lần ba chứng tỏ ông Kim hy vọng sức nổ khoảng 50 kiloton – điều này quả là gần hơn với quả bom H.
Thế lần thử thứ năm này tạo ra sức nổ lớn hơn không? Bằng chứng ban đầu cho thấy nó khoảng 20 kiloton, tức là có cải thiện so với lần bốn.
2. Dự tính của ông Kim
Năm nay, Bắc Hàn đã tiến hành thử hạt nhân lần bốn và phóng vệ tinh, được cho là một tên lửa liên lục địa ICBM.
Ngoài ra, nước này phóng hơn 30 tên lửa đạn đạo có tầm 200km hoặc xa hơn. Con số này nhiều hơn toàn bộ các lần thử tên lửa trong lịch sử Bắc Hàn.
Kim Jong-un nói Mỹ và Hàn Quốc chuẩn bị xâm lấn Bắc Hàn.
Nhưng ông Kim mới là người làm gia tăng tình hình bán đảo. Việc thử lần năm này là một minh chứng, đặc biệt khi các lần thử hạt nhân trước cách nhau khoảng ba năm.
Lãnh đạo Bắc Hàn có một nhà nước rất yếu và có vẻ là một nhà lãnh đạo yếu, nên sử dụng bạo lực để kiểm soát dân chúng và giới tinh hoa.
Ông ta dùng các vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân, đe dọa để tránh sự chú ý các thất bại khác. Đây cũng là nỗ lực bảo đảm ủng hộ của quân đội Bắc Hàn, phòng ngừa hành động bên ngoài chống ông ta.
Ông ta có đang chuẩn bị tiến hành các vụ tấn công hạn chế, như cha và ông ta đã làm năm 2010? Khi đó, Bắc Hàn bắn phá đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc.
3. Tham vọng hạt nhân của Bắc Hàn
Từ tháng 12 năm ngoái, Kim Jong-un nói rõ các nhà khoa học đã phát triển bom H có thể đặt trong tên lửa đạn đạo.
Nhưng thử nghiệm hạt nhân ngày 6/1 không thuyết phục và có lẽ thất bại.
Có thể ông ta đã chờ đợi cho đến khi giới khoa học nghĩ rằng họ đã giải quyết vấn đề kỹ thuật.
Vì thế sức nổ vũ khí sẽ rất quan trọng để đánh giá tham vọng hạt nhân Bắc Hàn – đặc biệt nếu các nhà khoa học muốn sống sót.
4. Trung Quốc nói gì
Nhiều tháng trước, Mỹ và Hàn Quốc loan báo sẽ điều động Hệ thống Phòng thủ tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối (HAAD) ở Hàn Quốc để phòng ngừa đe dọa.
Đã có sự phản đối THAAD ở Hàn Quốc và đặc biệt từ Trung Quốc.
Trung Quốc đã không hành xử như “đại cường” và không ngăn sự khiêu khích của đồng minh Bắc Hàn.
Trung Quốc nay phải quyết định họ có muốn đóng vai trò “đại cường” có trách nhiệm và kiềm chế Bắc Hàn, hay chỉ lo về an ninh của mình, và nhằm giảm bớt chú ý vào chuyện Trung Quốc vi phạm luật quốc tế ở Biển Đông.
5. Nếu Mỹ thay đổi
Hoa Kỳ đã thi hành chính sách “kiên nhẫn chiến lược” với Bắc Hàn, cho phép Bình Nhưỡng tiếp tục khiêu khích, phát triển hạt nhân mà hầu như ít có phản ứng hay ngăn ngừa.
Hoa Kỳ cần cách tiếp cận khác vì Bắc Hàn đang chứng tỏ họ quyết tâm tạo tiến triển trong chương trình nguyên tử. Đe dọa Bắc Hàn đang thay đổi cách phản ứng mà Mỹ và đồng minh khu vực cần có.
Trong khi đó, người dân Hàn Quốc cần quyết định liệu họ có muốn Mỹ sẵn sàng bảo vệ miền Nam trước đe dọa tên lửa của miền Bắc.
Nhiều người muốn, mà nhiều người lại không muốn, vì nghĩ rằng Bắc Hàn là hàng xóm thân thiện.
Lần thử hạt nhân này có thể thay đổi một số người, nhưng nhiều người khác cũng sẽ không thay đổi.

Bắc Triều Tiên dồn dập thử hạt nhân để buộc Mỹ đàm phán

Tham vọng hạt nhân của chính quyền Kim Jong Un vượt ngoài dự phóng của cộng đồng quốc tế. Bình Nhưỡng tăng cường kho vũ khí chiến lược với mục đích bảo vệ chế độ. Giới chuyên gia không loại trừ khả năng Mỹ phải đàm phán với Bắc Triều Tiên.
Sau vụ Bắc Triều Tiên thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần thứ 5 vào sáng ngày 09/09/2016, mà theo Seoul đó là vụ thử một quả bom nguyên tử 10.000 tấn, có sức công phá lớn nhất trừ trước tới nay. Chế độ Kim Jong Un gia tăng các hành vi khiêu khích cộng đồng quốc tế vì mục đích gì và vì sao Bình Nhưỡng lại chọn thời điểm này ?
Kể từ năm 2014, hơn một năm sau khi Kim Jong Un thay cha lãnh đạo đất nước, Bình Nhưỡng đã dồn dập tiến hành các vụ bắn tên lửa và thử nghiệm vũ khí hạt nhân, thông báo làm chủ công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để trang bị cho tên lửa, hay thành công phóng tên lửa từ tàu ngầm.
Giới quan sát không phủ nhận Bắc Triều Tiên đã phóng đại thành tích đề hù dọa quốc tế, nhưng đã phải nhìn nhận là Bình Nhưỡng đã có những bước tiến xa trên về công nghệ hạt nhân. Trả lời báo Anh, The Guardian số ra ngày 09/09/2016, bà Kelsey Davenport, giám đốc đặc trách về chính sách không phổ biến vũ khí hạt nhân thuộc tổ chức giám sát vũ khí Arms Control Association, trụ sở tại Mỹ, ghi nhận : Có nhiều khả năng hiện tại Bắc Triều Tiên đã làm chủ công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để trang bị cho tên lửa tầm ngắn và tầm trung, các loại tên lửa đó có thể bắn tới Hàn Quốc hay Nhật Bản, tới các cơ sở quân sự của Mỹ trong vùng Đông Bắc Á.
Vẫn theo chuyên gia này, còn phải mất thêm nhiều thập niên nữa, hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên mới có thể bắn sang tới lãnh thổ Hoa Kỳ. Dù vậy theo bà Davenport, tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ sắp tới, sẽ phải đặc biệt quan tâm đến « hiểm họa và mối đe dọa Bắc Triều Tiên ».
Về phần Jeffrey Lewis, giám đốc chương trình chống phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Á, thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury, bang Vermont- Hoa Kỳ, ông cho là các vụ thử tên lửa và vũ khí hạt nhân dồn dập nói trên cho thấy Kim Jong Un không khoanh tay ngồi nhìn, phó mặc số phận của mình cho Mỹ như các ông Saddam Husein hay đại tá Kadhafi ở Irak và Libya xưa kia. Bình Nhưỡng dùng lá bài hạt nhân để buộc Hoa Kỳ phải chọn giải pháp đàm phán.
Điều nguy hiểm là, theo như phân tích của Mark Fitzpatrick, giám đốc Viện Nghiên cứu Quan hệ Chiến lược Quốc tế IISS tại Washington, các hành động của Bắc Triều Tiên có nguy cơ đẩy Nhật và Hàn Quốc vào một cuộc chạy đua vũ trang. Nói cách khác, giới phân tích không loại trừ khả năng, chiến lược « hung hăng » của Bắc Triều Tiên sẽ phản tác dụng.
Về câu hỏi tại sao Bắc Triều Tiên lại gia tăng các vụ thử tên lửa và bom nguyên tử vào thời điểm này, phó giám đốc chương trình Châu Á tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế Châu Âu, Mathieu Duchâtel nêu lên những yếu tố như sau : Washington và Seoul đang ráo riết thảo luận về dự án thiết lập hệ thống phòng thủ THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc. Hệ thống chận bắt tên lửa THAAD của Mỹ một khi đi vào hoạt động sẽ giám sát chặt chẽ hơn các cơ sở hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Không muốn radar và tên lửa bắn tên lửa của Mỹ được đặt sát cạnh mình, nên Bắc Triều Tiên « kích hỏa » trước quả bom để dằn mặt cả Seoul lẫn Washington.
Thứ nữa, kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền vào mùa xuân 2013, Bắc Kinh đã thắt chặt quan hệ với Seoul. Trung Quốc không còn là đồng minh gắn bó với Bắc Triều Tiên như trong quá khứ. Tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đã không ngần ngại biểu quyết thông qua các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên.
Ý thức được vấn đề an ninh và ổn định ngay tại biên giới giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, Bắc Kinh không đứng hẳn về phía phương Tây để mạnh tay trừng phạt chế độ Kim Jong Un, cho nên Bình Nhưỡng khai thác lá bài « gây chia rẽ » cộng đồng quốc tế trên hồ sơ hạt nhân Triều Tiên.
Tóm lại, giới phân tích của châu Âu và Mỹ đều nhận thấy rằng, đây là thời điểm để Bình Nhưỡng thị uy và dùng lá bài hạt nhân mặc cả với quốc tế. Bình Nhưỡng khai thác con chủ bài hạt nhân như một lá bùa hộ mệnh để bảo đảm cho sự tồn tại của chế độ Bắc Triều Tiên.

Hạ viện Mỹ biểu quyết

cho phép kiện những phát sinh từ vụ khủng bố 11-9

Ngày hôm nay Hạ viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật của lưỡng đảng cho phép gia đình các nạn nhân trong những cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 kiện chính phủ Ả Rập Xê-út vì cáo buộc chính phủ này ủng hộ khủng bố.
Thượng viện Mỹ đã thông qua Luật Công lý Chống những người Bảo trợ Khủng bố vào tháng 5 năm nay dù có sự chống đối của Ả Rập Xê-út, một đồng minh quan trọng của Mỹ. 15 trong số 19 không tặc là người Ả Rập Xê-út, nhưng Riyadh bác bỏ những cáo buộc là Ả Rập Xê-út đóng bất cứ một vai trò nào trong cuộc tấn công hay hỗ trợ cho những tổ chức có liên hệ đến khủng bố.
Tòa Bạch Ốc cũng chống lại luật này vì lo ngại luật sẽ làm suy yếu các mối quan hệ của Mỹ với Ả Rập Xê-út, làm cho các công dân Mỹ ở nước ngoài gặp những nguy cơ về pháp lý và mở cửa cho những vụ kiện của nước ngoài chống lại Mỹ. Tòa Bạch Ốc đã ra chỉ dấu cho thấy sẽ phủ quyết nếu luật được quốc hội thông qua. Để bác bỏ quyền phủ quyết của tổng thống, cần phải có 2 phần 3 số dân biểu và Thượng nghị sĩ của hai viện đồng ý.
Dự luật do dân biểu New York Jerrold Nadler bảo trợ được sự ủng hộ mạnh mẽ của gia đình các nạn nhân. Dân biểu Nadler nói ông muốn dự luật được đưa ra biểu quyết trước kỷ niệm 15 năm cuộc tấn công khủng bố làm gần 3.000 người thiệt mạng khi những chiếc máy bay thương mại bị cướp đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, Ngũ Giác Đài bên ngoài Washington và một cánh đồng tại Shanksville, Pennsylvania.
Việc biểu quyết của Hạ viện diễn ra 2 tháng sau khi quốc hội công bố 28 trang giải mật trong một phúc trình của quốc hội về những nghi can Ả Rập Xê-út có liên hệ đến những vụ tấn công. Các tài liệu này không có thêm những tin tức đáng kể nào ngoài những thông tin đã được tiết lộ trong những phúc trình và tài liệu đã được công bố.

Mỹ, Nga tái tục

các cuộc đàm phán cấp cao về chiến tranh Syria

Vào lúc Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tiến hành một vòng đàm phán mới với người tương nhiệm Nga Sergey Lavrov bắt đầu vào ngày 9 tháng 9, các nhà ngoại giao Mỹ cùng đi với ông Kerry đã tìm cách giảm nhẹ những hy vọng đối với một thỏa thuận về một cuộc ngưng bắn tại Syria.
Một giới chức Mỹ nói “chúng tôi không thể đảm bảo là chúng tôi đang ở giai đoạn kết thúc.”
Tuy nhiên ông Kerry, đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov ít nhất là 4 lần vào ngày 8 và 9 tháng 9, đã đủ lạc quan để trở lại Thụy Sỹ với hy vọng đàm phán thêm một ngày nữa.
Theo như một giới chức thứ hai nói với các phóng viên trên chiếc máy bay chở ông Kerry thì các giới chức Mỹ trong nhiều ngày qua mô tả cuộc đàm phán bị ách tắt về “các vấn đề kỹ thuật.” Một vấn đề chính được tiết lộ liên quan đến việc đảm bảo “là sẽ không có vây hãm Aleppo.”
Giới chức này nói thêm “không chỉ đơn giản là ‘ngưng nổ súng’” và một mục đích toàn diện lớn hơn vẫn là việc dọn đường cho một giai đoạn chuyển tiếp về cấp lãnh đạo mới tại Syria sau khi một cuộc ngưng bắn được tôn trọng.
Có những nghi ngờ đáng kể là một cuộc ngưng bắn bền vững trên toàn quốc-mục đích tức thì đã được các giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ nhắc lại nhiều lần-có thể giữ vững được trong bất kỳ thời gian nào.
Syria bị chia manh mún sau 5 năm chiến tranh. Có nhiều lực lượng với sự trung thành và kỷ luật đáng ngờ chống đối lẫn nhau, thêm vào đó là Nhà nước Hồi giáo không phụ thuộc bất cứ ai.
Nga muốn thấy Tổng thống Syria Bashar al-Assad vẫn còn nắm giữ quyền hành trong khi các lực lượng đối lập ôn hòa và Thổ Nhĩ Kỳ nhất quyết là sẽ không có thỏa thuận chuyển tiếp trong đó ông Assad vẫn còn tại chức trong bất cứ giai đoạn nào.
Lập trường lâu nay của Hoa Kỳ là nhà lãnh đạo Syria, vì những hành động tàn bạo của ông, sẽ không thể lãnh đạo bất cứ chính phủ tương lai nào cả.
Tuy nhiên các nhà ngoại giao Mỹ bày tỏ hy vọng là ngoại giao có thể chấm dứt đổ máu, chấm dứt đau khổ triền miên và đông đảo người dân phải dời cư.
Giới chức thứ hai Bộ Ngoại giao Mỹ nói “Phe đối lập nói với chúng tôi là họ muốn chúng tôi thành công trong việc làm cho bom đạn đừng rơi xuống họ nữa.”
Hai giới chức nói với các phóng viên đi cùng chuyến bay với ông Kerry vượt Đại Tây Dương trên đường đi châu Âu để tham dự các cuộc thương thuyết ngày 9 tháng 9.
Các giới chức này được hỏi kế hoạch dự phòng như thế nào nếu các biện pháp ngoại giao thất bại sau khi những người này công nhận là “sự kiên nhẫn của chúng ta không phải vô tận,” thì được giới chức thứ hai trả lời là “đây không phải là thời điểm để đồn đoán nếu đàm phán không đi đến kết quả.”
Chính quyền Obama đã nhiều lần tuyên bố giải pháp quân sự không thể giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria.

Đài tưởng niệm Ngũ giác đài

đánh dấu năm thứ 15 vụ khủng bố 11-9

Carla Babb
NGŨ GIÁC ĐÀI —
Cách đây 15 năm, Bộ Quốc phòng Mỹ bị tấn công. Chiếc máy bay mang số hiệu 77 của hãng American Airlines bị không tặc và đâm vào Ngũ giác đài. Toàn bộ người trên máy bay và 125 người làm việc tại trụ sở Bộ Quốc phòng thiệt mạng. Hôm nay tại Đài tưởng niệm 11-9 ở Ngũ giác đài, thông tín viên Carla Babb của đài VOA có dịp hỏi chuyện hai người bị ảnh hưởng hằn sâu từ vụ tấn công và mời chúng ta cùng theo dõi câu chuyện.
Đài tưởng niệm 11-9 được dựng lên ở Ngũ giác đài để tưởng nhớ những người đã thiệt mạng trong cái ngày đã làm thay đổi thế giới của chúng ta mãi mãi.
Anh Jamie McIntyre, một kỷ giả đã có mặt tại đây trong ngày 11 tháng 9 đó:
“Tôi luôn cảm nhận đây là nơi thiêng liêng. Tôi đã đứng ngay tại đây vào ngày 11 tháng 9 đó.”
Lúc ấy, khói bốc lên từ phía sau này. Ai đã chứng kiến phút giây đó, thì nó sẽ hằn sâu trong đời.
Đó là cảnh cả một chiếc máy bay đâm vào Ngũ giác đài.
Ông James Laychak, Chủ tịch Quỹ tưởng niệm 11-9 của Ngũ giác đài cũng có mặt tại nơi để vinh danh các nạn nhân đã mãi mãi ra đi trong vụ tấn công đó. Ông nói:
“Tất cả 184 người thiệt mạng tại Ngũ giác đài — 125 người ở bên trong tòa nhà này, và 59 người trên chiếc máy bay. Em rể của tôi lúc đó là một cảnh sát của DC đã đi vào trong Ngũ giác đài. Cậu ấy bảo chúng tôi phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra.”
Ký giả McIntyre nhớ lại cảnh tượng bức tường của Ngũ giác đài sụp đổ xuống lúc đó:
“Nhìn Ngũ giác đài – một kiến trúc mang tính biểu tượng, trông giống một pháo đài, và khi nhìn thấy một phần của kiến trúc đó đổ vụn và sập xuống, rồi biết được số người thiệt mạng trong đó cùng với những người trên máy bay, thì đó là một trong những thời điểm mà chúng ta có thể cảm nhận được là thế giới thay đổi.”
Ông Laychak hôm nay đến đây còn để tưởng nhớ em trai của ông:
“Dave, em trai của tôi, đã thiệt mạng trong vụ tấn công 11-9 ở Ngũ giác đài. Tôi đến đây để tưởng nhớ em trai tôi và vinh danh tất cả những người đã thiệt mạng ở đây. Chúng ta sẽ không bao giờ quên họ. Họ nhắc chúng ta điều gì đã xảy ra ở đây – vụ tấn công lúc 9 giờ 37 phút sáng 11 tháng 9 năm 2001.”
Ông Laychak đi đến một trong những băng ghế ở Đài tưởng niệm:
“Đây là băng ghế có khắc tên em trai Dave của tôi. Tên của Dave nằm ở hàng của năm 1961, chỉ năm sinh của em tôi. Khi tôi đọc tên của em tôi, rồi nhìn lên thấy hậu cảnh là Ngũ giác đài – điều đó để nói rằng người này đã thiệt mạng khi đang ở trong Ngũ giác đài.”
Đọc các hàng tên theo năm sinh, chúng ta sẽ thấy có năm 1998. Đó là cháu bé Dana Falkenberg. Dana mới lên 3 khi cùng với bố mẹ đi trên chuyến bay đó vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 đó. Đọc tên bé Anna và ngước nhìn lên thì thấy hậu cảnh là bầu trời – điều đó để nói rằng nạn nhân này trên chiếc máy bay.
Ông Laychak giải thích về thiết kế của các băng ghế ở Đài tưởng niệm:
“Các băng ghế này được thiết kế theo như bài trí của băng ghế trên chiếc máy bay đã đâm vào Ngũ giác đài. Đứng vào đây, chúng ta có thể hình dung ra chiếc máy bay đã đâm theo hướng nào và vào chỗ nào của Ngũ giác đài. Các nhà thiết kế muốn tạo ra địa điểm này là độc nhất bởi vì chẳng có ngày nào khác giống ngày 11 tháng 9 đó. Những băng ghế đó dành cho thân nhân của các nạn nhân, và dành cho những người đến đây tưởng nhớ họ.”
Quỹ tưởng niệm 11-9 của Ngũ giác đài quyên góp tiền cho một trung tâm chuyên lo chăm sóc, bảo trì địa điểm tưởng nhớ này và tôn vinh các nạn nhân đã mãi mãi ra đi trong ngày làm thay đổi thế giới cách đây 15 năm ấy.
Muốn tìm hiểu thêm về Quỹ tưởng niệm 11-9 của Ngũ giác đài, và đóng góp cho Quỹ tưởng niệm này, mời quý vị vào trang web tiếng Anh của đài VOA ở địa chỉ voanews.com.

TT Mỹ nêu bật cam kết với chính sách xoay trục châu Á

Trong lúc khép lại chuyến công du cuối cùng tới châu Á, Tổng thống Barack Obama chia sẻ những suy nghĩ về những mối liên hệ lâu nay của ông với khu vực mà ông đã biến thành một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Trong buổi họp báo cuối cùng trước khi rời Lào, ông Obama nói ông tự hào là Tổng thống Mỹ đầu tiên gặp gỡ tất cả lãnh đạo của 10 nước Đông Nam Á. Ông hy vọng sau khi rời Toà Bạch Ốc vào tháng giêng tới đây, người kế nhiệm sẽ tiếp tục xem khu vực này là một ưu tiên.
‘Tôi hy vọng và kỳ vọng rằng người kế nhiệm mình sẽ duy trì sự giao tiếp này vì có rất nhiều chuyện đang diễn ra tại khu vực. Ở đây có những nước đang vươn mình trỗi dậy, có dân số trẻ và năng động nhất nhì thế giới. Đây là nơi cần có hành động về lĩnh vực thương mại, và đây cũng là nơi tạo ra công ăn việc làm cho người Mỹ vì Hoa Kỳ có thể bán hàng sang thị trường này.’
Chuyến công du châu Á cuối cùng của ông Obama kết thúc với một tín hiệu tích cực sau đoạn khởi hành không mấy suôn sẻ.
Khi tới Trung Quốc, Tổng thống Obama phải bước xuống máy bay từ một cầu thang ngắn bên hông chiếc Air Force One vì nước chủ nhà không cung cấp cầu thang kim loại theo thông lệ. Trong lúc ông Obama thăm Trung Quốc thì Bắc Triều Tiên thử nghiệm một phi đạn hạt nhân, như thể muốn làm nổi bật một trong những thất bại lớn của Hoa Kỳ và của thế giới trong nỗ lực chống phổ biến hạt nhân quốc tế. Kế đó là lời xúc phạm quá đáng của Tổng thống Philippines đối với ông Obama, khiến ông phải hủy bỏ cuộc họp tay đôi với lãnh đạo Philippines. Hai bên có trao đổi ngắn bên lề thượng đỉnh, sau khi ông Rodrigo Duterte và Ngoại trưởng Philippines tỏ ra ân hận.
Những khoảnh khắc căng thẳng và khó xử ấy làm khơi dậy những lời chỉ trích đối với ông Obama, trong đó có cả ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa, Donald Trump. Ông Trump nói rằng các lãnh đạo nước ngoài đã chứng tỏ thái độ thiếu tôn trọng đối với Tổng thống Obama ‘sắp về vườn’, người chỉ còn tại vị 5 tháng nữa.
Chuyên gia châu Á và là thành viên cao cấp của Viện Brookings, Jonathan Pollack, nói với đài VOA rằng nội dung cuộc họp trực diện giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Obama quan trọng hơn nhiều so với sự cố về cầu thang máy bay vốn đã bị truyền thông phóng đại.
Về scandal của Tổng thống Philippines, ông Pollack nói các quan chức Bộ Ngoại giao Philippines đã đưa ra lời tạ lỗi chân thành về phát biểu thô tục từ Tổng thống Duterte bởi lẽ họ không muốn phá hoại mối quan hệ với Mỹ. Ông Pollack cũng ca ngợi cách xử lý của Tổng thống Obama.

Hai ứng viên Tổng thống Mỹ phản đối TPP

Cả hai ứng cử viên chủ chốt trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ đều chỉ trích các hiệp định tự do thương mại, nhưng một cuộc khảo sát mới cho thấy đa số cử tri vẫn ủng hộ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và các thỏa thuận tương tự.
Đó là kết luận khá ngạc nhiên của một cuộc khảo sát do Hội đồng Chicago lo về Các Vấn đề Toàn cầu công bố hôm 8/9.
Khoảng 2.000 người tham gia khảo sát và khoảng hai phần ba cho rằng thương mại quốc tế tốt cho nền kinh tế, người tiêu dùng, tiêu chuẩn sống, và các doanh nghiệp Mỹ.
Một phần ba những người tham gia khảo sát nói thương mại quốc tế tốt cho công ăn việc làm tại Mỹ.
Trong cuộc khảo sát, các thành phần gặp khó khăn trong công ăn việc làm và khó khăn về triển vọng kinh tế là những người chỉ trích các thỏa thuận tự do thương mại nhiều nhất. Đặc biệt những người trên 45 tuổi, nhất là nam giới da trắng không có bằng đại học, tỏ ra chỉ trích các chính sách thương mại.
Đây là thành phần dân số đã phải vật lộn với tình trạng thất nghiệp, thiếu công ăn việc làm, lương bổng thấp và ít cơ hội khi nền kinh tế bớt phụ thuộc vào sản xuất mà phụ thuộc nhiều hơn vào máy tính. Các nhà phân tích cho rằng đây là thành phần ủng hộ quan trọng cho ứng viên bên Đảng Cộng hòa, Donald Trump, người đã đảo ngược truyền thống ủng hộ tự do thương mại bên Đảng Cộng hòa. Ông Trump đánh bại nhiều chính trị gia dày dạn kinh nghiệm trong các vòng bầu cử sơ bộ của Đảng Cộng hòa một phần bằng cách thu hút nhóm cử tri này.
Ứng cử viên của Đảng Dân Chủ, bà Hillary Clinton, cũng đã chỉ trích các thỏa thuận thương mại, kể cả Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương mà bà từng ca ngợi khi còn làm Ngoại trưởng. Cựu đối thủ của bà bên Đảng Dân Chủ, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, dành được sự ủng hộ đáng kể một phần là do lập trường mạnh mẽ chống lại các hiệp định thương mại tự do mà ông nói đã đánh mất công ăn việc làm của dân Mỹ.
Trong một cuộc phân tích về toàn cầu hóa, Giáo sư Đại học New York, Ian Bremmer, viết rằng mọi thứ, các tiến trình và công nghệ đang di chuyển vượt rào cản biên giới tự do hơn bao giờ hết. Ông nói rằng dù các thành phần chính của nền kinh tế đang toàn cầu hóa, nhưng ‘con người thì không.’ Ông Bremmer, người sáng lập Nhóm Eurasia, nói đây là một trong những lý do mà các tầng lớp trung lưu ở nhiều nước phát triển bị ‘đào thải’, nghĩa là mất công ăn việc làm khi các nhà sản xuất đưa hoạt động ra nước ngoài để giảm chi phí. Nỗi thất vọng về kinh tế của nhóm quan trọng này tạo ra những áp lực chính trị ngày càng tăng đối với các biện pháp bảo hộ và những nỗ lực khác hạn chế toàn cầu hóa.
Tinh thần chống toàn cầu hóa có thể nhìn thấy ngay từ Quốc hội Hoa Kỳ, nơi đang có sự chống đối từ cả hai đảng đối với việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia mà những người ủng hộ nói rằng sẽ thúc đẩy các nền kinh tế xung quanh Thái Bình Dương. Tổng thống Barack Obama đang đưa vấn đề phê chuẩn TPP lên làm một ưu tiên hàng đầu trong lúc ông gần kết thúc nhiệm kỳ cuối của mình.

Bà Clinton kêu gọi ưu tiên tiêu diệt thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo

Ứng viên Tổng thống bên Đảng Dân chủ, Hillary Clinton ngày 8/9 kêu gọi Hoa Kỳ ‘đặt ưu tiên hàng đầu’ tiêu diệt thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi của Nhà nước Hồi giáo như từng hạ sát cha đẻ của al-Qaida, Osama bin Laden, trong vụ đột kích hồi năm 2011.
Phát biểu với báo giới tại New York, bà Clinton nói: ‘Tiêu diệt al-Baghdadi đòi hỏi một nỗ lực tập trung khởi xướng từ các cấp cao nhất.’ ‘Tôi tin rằng điều này sẽ gửi đi một tín hiệu hùng hồn rằng không kẻ nào chủ mưu hay kích động các cuộc tấn công vào Hoa Kỳ có thể chạy thoát được công lý.’
Cựu Ngoại trưởng Mỹ cũng chỉ trích đối thủ của bà bên Đảng Cộng hòa, ông Donald Trump, về bài diễn thuyết tối qua ở một diễn đàn được truyền hình toàn quốc, nơi mà từng ứng viên đã lần lượt trả lời những chất vấn về các vấn đề quốc phòng và an ninh quốc gia.
Bà Clinton nói ông Trump, một doanh gia bất động sản đang mưu tìm chức vị dân cử đầu tiên cho mình, ‘lại thất bại lần nữa’ và chứng tỏ là một người tính khí không thích hợp để trở thành Tổng Tư lệnh Hoa Kỳ.
Bà Clinton nói ‘Ông ấy xúc phạm các tướng lãnh Hoa Kỳ’ và tuyên bố rằng Tổng thống Nga, Vladimir Putin, làm lãnh đạo tốt hơn Tổng thống Mỹ Barack Obama. ‘Thật đáng kinh ngạc’, ‘không yêu nước và xúc phạm người dân nước mình,’ bà Clinton mô tả.
‘Thật đáng sợ,’ bà nói thêm, ‘bởi lẽ điều này chứng tỏ ông ấy sẽ để cho Putin làm bất cứ điều gì như ý rồi bao biện cho Putin.’
Tại diễn đàn tối qua, ông Trump nói các tướng lãnh quân sự Hoa Kỳ đã bị ‘hủy diệt hoàn toàn’ dưới thời Tổng thống Obama ‘tới mức làm hổ thẹn quốc gia.’ Ông cũng gợi ý rằng sẽ sa thải một số tướng lãnh khi nắm quyền.
Còn 2 tháng nữa tới ngày tổng tuyển cử 8/11 để bầu chọn người kế nhiệm đương kim Tổng thống khi ông Obama rời nhiệm sở vào tháng giêng. Ông Trump và bà Clinton theo lịch trình sẽ đấu khẩu trong cuộc tranh luận đầu tiên vào ngày 26/9. Hai cuộc tranh luận tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 10.

Gia đình các nạn nhân MH370

hối thúc Úc tìm chiếc máy bay mất tích

Gia đình các nạn nhân trong vụ chiếc máy bay rơi của hãng hàng không Malaysia đã gặp các quan chức Australia ở Perth để tăng sức ép đòi chính phủ nước này tiếp tục cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.
Chuyến bay mang số hiệu MH370 đã mất tích vào tháng 3 năm 2014 cùng với 239 hành khách trên khoang khi đang trên tuyến bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh.
Vợ của một nạn nhân trên chuyến bay này, bà Jennifer Chong, nói bà muốn đến thật gần khu vực tìm kiếm và thậm chí muốn tự mình ra đó để tìm kiếm xem giờ này chồng bà đang ở đâu.
Vào tháng 4 năm 2015, chính phủ Malaysia, Trung Quốc và Australia đã thống nhất rằng nếu chiếc máy bay không ở trong khu vực tìm kiếm và nếu không có bất kỳ bằng chứng gì mới thuyết phục, họ sẽ không mở rộng khu vực tìm kiếm.
Các giới chức Mozambique đã đưa ra 3 mảnh vỡ của chiếc máy bay dạt vào bờ biển nước này và nghi ngờ rằng chúng thuộc về chiếc máy bay mất tích.
Mảnh vỡ lớn nhất được tìm thấy có hình tam giác, một mặt màu đỏ và trắng và mặt kia màu ánh bạc.
Australia, nước dẫn đầu cuộc tìm kiếm, cho rằng những mảnh vỡ được tìm thấy ở Mozambique có nhiều khả năng là của chiếc máy bay mất tích – và điều này đang tạo ra một trong những bí ẩn lớn trong lịch sử ngành hàng không.

Mỹ giải cứu con tin bất thành tại Afghanistan

Các giới chức quốc phòng Mỹ cho biết lực lượng đặc nhiệm tại Afghanistan tháng rồi đã tìm cách giải cứu hai giáo sư bị bắt cóc từ Đại học Mỹ ở Kabul.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Peter Cook, cho biết nhiệm vụ giải cứu được Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter phê duyệt và được Tổng thống đồng ý.
Các giới chức cho hay nhiệm vụ này bị trì hoãn một ngày vì những thắc mắc về tình báo và nghi vấn về việc liệu các con tin, một người Mỹ và một người Australia, có ở địa điểm đó hay không.
Ông Cook nói nhiệm vụ bất thành vì ‘Đáng tiếc là các con tin không có ở địa điểm chúng tôi tình nghi.’ Ông cho biết ‘Trong chiến dịch, các lực lượng Hoa Kỳ đã hạ sát một số thế lực thù địch. Nhân sự Mỹ và thường dân vô sự.’
Ông từ chối cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào về chiến dịch giải cứu ‘để bảo vệ sự an toàn của con tin và an ninh của chiến dịch.’

Thủ tướng Uzbekistan trở thành quyền Tổng thống

Quốc hội Uzbekistan ngày 8/9 chỉ định Thủ tướng làm tân quyền Tổng thống, thay ông Islam Karimov, nguyên thủ độc tài lâu nay vừa qua đời vì tai biến, thọ 78 tuổi. Một lãnh đạo đối lập đang sống lưu vong ngay lập tức đã lên án hành động này là vi hiến.
Ông Shavkat Mirziyoev, Thủ tướng dưới thời Tổng thống Karimov kể từ 2003, được chỉ định tại một kỳ họp chung của cả Thượng và Hạ viện, và như thế, ông có thể là ứng viên được ủng hộ để thắng kỳ bầu cử Tổng thống sắp diễn ra trong 3 tháng tới.
Ông Muhammad Salih, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do bị cấm hoạt động, đã sống lưu vong ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hơn thập niên qua, hôm 8/9 nói với đài truyền hình tư nhân (Rain) của Nga rằng hành động của quốc hội Uzbekistan là vi phạm hiến pháp nghiêm trọng và là một ‘cuộc đảo chính âm thầm’ được thực hiện để cướp quyền lực.
Theo Điều 96 Hiến pháp Uzbekistan, chủ tịch Thượng viện Nigmatilla Yuldashev lẽ ra được chỉ định làm quyền Tổng thống, nhưng ông đã khước từ, theo tường thuật của kênh truyền hình Rain.
Nguồn tin này dẫn lời ông Salih cho rằng ông Yuldashev có thể đã bị áp lực hay thậm chí bị hăm dọa khiến ông từ chối, không tiếp nhận vị trí quyền Tổng thống.
Tổng biên tập cơ quan thông tin độc lập Fergana của Uzbekistan, ông Dannil Kislov, nói với kênh truyền hình Rain rằng quyết định của quốc hội là một cú sốc đối với giới chức địa phương và các quan sát viên tại thủ đô Tashkent, những người vẫn đinh ninh là ông Yuldashev sẽ trở thành quyền Tổng thống. Ông Kislov nói theo luật Uzbekistan, ông Yuldashev phải chấp nhận sự chỉ định này.

Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục bắt thêm các tướng lĩnh, doanh nhân

Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Năm, 8/9, đã phát lệnh truy nã 6 vị tướng và một số giới chức quân sự, cùng với 16 doanh nhân có liên quan đến âm mưu đảo chính bất thành hồi tháng 7, truyền thông nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố những người bị bắt giữ hoặc bị truy nã có các liên hệ với giáo sĩ Fethullah Gulen đang sống ở Hoa Kỳ, người mà Ankara đổ lỗi đã xúi giục gây ra cuộc đảo chính khiến hơn 270 người thiệt mạng.
Trong số những doanh nhân bị bắt có 2 anh em kinh doanh các cửa hàng bánh ngọt, và một nhà sản xuất quần áo, tất cả đều bị Ankara cáo buộc là thành viên của “Tổ chức khủng bố Gulen” (FETO), theo tường thuật của hãng tin Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Gulen đã phủ nhận có bất kỳ sự can dự nào trong âm mưu đảo chính bất thành.
Các vụ bắt giữ và truy nã mới này xảy ra chỉ một ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ nhiều người, trong đó có 3 nhà báo và một chính trị gia, và ban hành 105 lệnh truy nã đối với những người mà Ankara cho là có liên hệ với giáo sĩ Gulen.
Kể từ khi âm mưu đảo chính diễn ra hồi tháng 7, gần 5.000 quân nhân đã bị miễn nhiệm và gần 43.000 người khác bị cho nghỉ việc trong chính phủ. Có ít nhất 17.000 người đã bị bắt và đang phải đối mặt với việc bị truy tố, và hàng chục ngàn người khác đã bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ giam giữ.

Lễ hành hương của người Hồi giáo bắt đầu ngày mai

Gần 1 triệu rưỡi tín đồ Hồi giáo vào ngày hôm qua đặt chân đến Thánh địa Mecca ở Ả rập Xê út để tham gia kỳ hành hương thường niên năm nay sẽ bắt đầu vào ngày mai.
Năm nay, một số biện pháp được áp dụng để tránh xảy ra tình trạng dẫm đạp nhau hồi năm ngoái khiến gần 2300 tín đồ đi hành hương thiệt mạng ngay tại thánh địa Mecca. Năm ngoái có 60 ngàn tín đồ Hồi giáo Iran sang Mecca và số bị dẫm chết lúc đó hơn 460 người.
Tin cho biết năm nay là lần đầu tiên trong gần 3 thập niên tín đồ Hồi giáo người Iran không có mặt tham gia kỳ hành hương Mecca năm nay. Tình trạng này được cho biết vì những cuộc đàm phán giữa Teheran và Riyadh về vấn đề an ninh và hậu cần hồi tháng 5 bị thất bại.
Tại Ả Rập Xê Út tín đồ Hồi giáo chủ yếu theo phái Sunni; trong khi đó tại Iran là phái Shiite. Vào đầu năm nay hai nước đoạn giao với nhau vì bất đồng về nhiều vấn đề trong đó có hai hồ sơ Syria và Yemen.
Ngay trước kỳ hành hương Mecca năm nay, Iran và Ả Rập Xê Út lại gia tăng tranh cãi lời qua tiếng lại.

Hoa Kỳ nỗ lực giải quyết nạn buôn người

tại đông Á và Thái Bình Dương

Nhà Trắng hôm qua ra thông cáo báo chí tuyên bố nỗ lực của Hoa Kỳ trong giải quyết vấn nạn buôn người cũng như di dân bất thường tại khu vực đông Á và Thái Bình Dương.
Thông cáo báo chí nêu rõ tại Thượng đỉnh Đông Á diễn ra tại Lào, lãnh đạo của những quốc gia trong khu vực đã đáp lại kêu gọi của tổng thống Barack Obama trong hợp tác khi họ ủng hộ ‘Tuyên bố Tăng cường Phản ứng đối với Khủng hoảng Di dân và Buôn người’.
Để phục vụ mục tiêu đề ra, tổng thống Hoa Kỳ công bố kế hoạch hành động 5 năm của Cơ quan Viện trợ Mỹ- USAID. Năm đầu kinh phí sẽ được cấp 12 triệu đô la, trong đó một chương trình nhận được kinh phí là tăng cường hợp tác xuyên quốc gia liên quan đến công tác chống nạn buôn người.
Chương trình mới này được xây dựng từ kế hoạch hỗ trợ mà tổng thống Mỹ công bố tại thượng đỉnh Sunnylands giữa Hoa Kỳ và lãnh đạo các nước khối ASEAN vào tháng hai năm nay.

Cần nữ giới tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đến năm 2020 cần phải tăng cường gấp đôi số phụ nữ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình. Mục đích nhằm phục hồi uy tín cho đội quân mũ nồi xanh lâu nay bị tai tiếng vì những vụ xâm hại tình dục cũng như giúp bảo vệ nữ giới tại trong nơi xảy ra xung đột.
Kêu gọi vừa nói được đưa ra hôm qua tại thượng đỉnh quốc phòng Liên Hiệp Quốc ở London.
Liên Hiệp Quốc đang tiến hành điều tra cáo giác về tình trạng xâm hại tình dục mà những lính giữ gìn hòa bình người nước ngoài gây ra ở Cộng hòa Trung Phi; cũng như có những báo cáo nói lực lượng giữ gìn hòa bình ở Nam Sudan không ứng phó được trong một vụ tấn công những nhân viên thiện nguyện nữ người ngoại quốc làm việc tại đó.
Tham dự thượng đỉnh quốc phòng Liên Hiệp Quốc tại London có đại diện gồm bộ trưởng quốc phòng và những quan chức quân đội chính của chừng 70 nước thành viên Liên hiệp quốc.
Thống kê về số nữ tham gia trong 16 đơn vị lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc thì có 4%.

Trung Quốc : Di sản cồng kềnh của Mao

Ngày 09/09/1976, Mao Trạch Đông qua đời. Ngày nay, 40 năm sau, di sản của nhân vật này vẫn còn đè nặng trên đời sống chính trị và xã hội Trung Quốc. Trong một bài phân tích công bố ngày 08/09/2016, hãng tin Pháp AFP đánh giá : Đây quả là một di sản « cồng kềnh » đối với đảng Cộng Sản Trung Quốc, đi đâu cũng thấy, nhưng nói đến thì thật là khó.
Đối với AFP, tính chất cồng kềnh phải được hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Hình ảnh của Mao Trạch Đông được in trên những tờ giấy bạc mà người dân sử dụng hàng ngày, xác của ông thì vẫn còn ngự trị ngay tại trung tâm thủ đô Bắc Kinh, dưới sự quan sát của một bức chân dung khổng lồ treo trên tường Cấm Thành nhìn ra quảng trường Thiên An Môn, lăng mộ của ông tại nơi này luôn luôn được các giới chức hay người dân tứ phương đến viếng.
Thế nhưng, theo giới phân tích, di sản mà Mao để lại vẫn là một vấn đề không dễ xử lý đối với đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày nay, và đối với đương kim chủ tịch đảng là Tập Cận Bình.
Mao Trạch Đông = Lênin + Stalin
Trả lời hãng tin Pháp AFP, ông Frank Dikotter, chuyên gia về thời kỳ Mao Trạch Đông tại đại học Hồng Kông, nhận thấy rằng Mao vừa là một Lênin, vừa là một Stalin của đảng Cộng Sản Trung Quốc : « Như Lênin, Mao đã đưa đảng Cộng Sản lên nắm quyền và như Stalin, Mao đã phạm những tội ác chống nhân loại khủng khiếp ».
Với ước vọng là biến đất nước Trung Quốc thành một thiên đường xã hội chủ nghĩa, Mao đã không từ bỏ bất kỳ một hành vi thái quá nào để thực hiện ước mơ đó.
Đồng sáng lập đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 1921, Mao nắm quyền 28 năm sau, sau khi đánh thắng Nhật và quân đội Tưởng Giới Thạch. Ngày 01/10/1949, Mao tuyên bố sự ra đời của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, ngay trước quảng trường Thiên An Môn.
Và cơn ác mộng đối với người Trung Quốc bắt đầu : Bị nỗi lo « phản cách mạng » ám ảnh, Mao đã ra lệnh tiến hành hàng loạt những vụ đàn áp, thanh trừng được cho là đã khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng.
Cộng thêm đó là những chính sách sai lầm như bước « Đại Nhảy Vọt » về kinh tế đã phá tan nền nông nghiệp và gây nên nạn đói cuối thập niên 1950 làm hàng chục triệu người chết. Cuộc « Cách Mạng Văn Hóa » sau đó (1966-1976) cũng đã để lại dấu ấn kinh hoàng trong xã hội Trung Quốc.
Tội ác tày trời nhưng chỉ là 30% sai so với 70% đúng
Thế nhưng, sau khi « Người Cầm Lái Vĩ Đại » qua đời, đảng Cộng Sản Trung Quốc đã nhanh chóng « tổng kết »  quá trình Mao «cầm lái » con thuyền Trung Quốc trong một nghị quyết dài để đi đến kết luận : Mao là « một nhà Mác-xít lớn, một nhà cách mạng, một chiến lược gia và lý luận gia vĩ đại của giai cấp vô sản » nhưng cũng đã phạm phải một số « sai lầm thô thiển ».
Bản đánh giá nói trên thường được tóm tắt bằng công thức « 70% đúng và 30% sai », và theo sử gia Dikotter, quan điểm trên cho đến nay vẫn thế, cho dù Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều từ sau những cải cách của ông Đặng Tiểu Bình để rồi trở nên cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới.
Đối với ông Dikotter, tại Trung Quốc, « không thể nào nói đến uy tín, hình ảnh, tiếng tăm của Mao mà không đụng đến nền tảng của đảng Cộng Sản Trung Quốc ».
Mất trí nhớ tập thể
Đặc biệt là từ thời đương kim chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, được xem như lãnh đạo Trung Quốc hùng mạnh nhất từ sau Mao Trạch Đông, chế độ Bắc Kinh còn tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo sao cho ai cũng phải nói giống nhau về Mao. Tập Cận Bình đã lên tiếng chống lại cả chủ thuyết phủ nhận lịch sử, lẫn chủ nghĩa tự do mới, điều được xem như là một lời cảnh cáo gián tiếp đối với những ai tôn sùng hoặc chỉ trích thời kỳ Mao.
Theo Wang Fei-Ling, chuyên gia về Trung Quốc tại trường Georgia Institute of Technology, « hầu như có một sự mất trí nhớ mà chính quyền tạo nên liên quan đến tổng kết thực sự của thời kỳ Mao ».
Việc chỉ trích thẳng thừng Mao Trạch Đông hay thời kỳ Mao trị vì tại Trung Quốc ngày nay là một điều rất nguy hiểm, một xướng ngôn viên đài truyền hình Trung Quốc mới đây đã phải thôi việc chỉ vì trên một đoạn video nhân một buổi tối vui chơi với bạn bè anh đã hát một bài chế nhạo Mao.
Ngược lại thì ca ngợi thời Mao cũng là một cách để chỉ trích đường hướng tư bản mà kinh tế Trung Quốc đang đi theo.
Jessica Chen Weiss, đại học Cornell, New York nhìn thấy là vào lúc này, từ người dân, cho đến giới nghệ sĩ, các nhà hoạt động xã hội tại Trung Quốc, tất cả đều phải luồn lách tùy theo những giới hạn không rõ ràng của những gì được xem là « đúng đắn » về mặt chính trị.
Tuy nhiên di sản của Mao được cảm nhận tùy theo hoàng cảnh cá nhân, như phân tích của sử gia Jeff Wasserstrom : « Một công nhân thất nghiệp sẽ có xu hướng lý tưởng hóa thời kỳ Mao những năm 1950, xem nông dân như những « người chủ đất nước » và hứa hẹn một việc làm suốt đời cho những người như người công nhân này ».
Ngược lại thì những nạn nhân cuộc Cách Mạng Văn Hóa xem Mao như « một kẻ bị lão hóa có những quyết định sai lầm đưa Trung Quốc vào hỗn loạn ».
Mạnh hơn cả chúa Giê-xu
Nhưng cũng có những người Trung Quốc thật sự tôn sùng Mao, xem ông như thánh thần. Một nữ giáo sư Trung Quốc về tư tưởng Mao Trạch Đông giải thích : « Không ai hoàn hảo cả. Cách Mạng Văn Hóa là một sai lầm phạm phải trên con đường đi đến chủ nghĩa xã hội với đặc thù Trung Quốc… Vào thời đó, ít ai được biết đến với hào quang như thế, ngay chúa Giê Xu cũng không bằng ».
Đối với ông Dikotter, mối liên hệ giữa những lãnh đạo Trung Quốc hiện nay với Mao Trạch Đông mang tính nhận thức cá nhân hơn là trên sự tôn kính.
Đối với những người này, sự hỗn loạn thời kỳ Mao giống như là một « bí mật trong gia đình ».Phần đông lãnh đạo Trung Quốc và gia đình của họ có dính dáng, hay dấn thân vào thời kỳ Mao, kể cả gia đình của Tập Cận Bình. Tất cả các thành phần trong Đảng đều không muốn có một đánh giá khách quan, phân tích thật sự của lịch sử.
Giáo sư Dikotter kết luận : « Vì quyền lợi của họ, chân dung của Mao phải nằm vững chắc ở quảng trường Thiên An Môn ».

Nhật khẳng định Bắc Hàn là mối đe dọa ngày càng tăng

Tokyo, Nhật. (Reuters) – Bộ trưởng Quốc phòng Tomomi Inada nói rằng vụ Bắc Hàn tiến hành một vụ thử hạt nhân hôm 9 tháng 9, kết hợp với các tiến bộ mà chế độ Bình Nhưỡng đạt được trong công nghệ hỏa tiễn đạn đạo, đã đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng ngày càng tăng cho Nhật.
Bà Inada nói với một cuộc họp báo ở Tokyo là mối đe dọa không chỉ đối với Nhật mà còn với toàn thể Đông Bắc Á và cộng đồng quốc tế. Bà nói Nhật hoàn toàn không chấp nhận điều đó. Bà nói việc các hành vi của Bắc Hàn thiếu logic cũng cũng dẫn tới một mối đe dọa. Bộ trưởng Inada cũng cho biết cường độ của cơn địa chấn cho thấy đó không phải là một thử nghiệm của một loại bom hydrogen.
Trong khi đó chính phủ Nam Hàn đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp vào ngày 9 tháng 9 tại Seoul. Thủ tướng Hwang Kyo-ahn đã triệu tập cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia và lên án vụ thử hạt nhân của Bắc Hàn. Ông Hwang nói Nam Hàn và cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ các hành động khiêu khích liều lĩnh của Bắc Hàn. Đây là một sự vi phạm rõ ràng các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, và là một thách thức trắng trợn đối với cộng đồng quốc tế. (Lê Hoàng)

Châu Âu yêu cầu Anh khẩn trương

làm thủ tục ra khỏi Liên Hiệp

Hơn hai tháng sau quyết định “Brexit”, ngày 08/09/2016, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk, kêu gọi chính quyền Anh áp dụng « nhanh nhất có thể được » điều 50, hiệp định Lisboa, để thúc đẩy việc chia tay với Liên Hiệp Châu Âu.
Mở đầu cuộc hội kiến với tân thủ tướng Anh Theresa May tại Luân Đôn, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu tuyên bố ông hy vọng phía Anh « sẵn sàng khởi sự sớm nhất có thể tiến trình (ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu) », cho dù đây là điều « không dễ dàng ». Bên cạnh đó, ông Donald Tusk cũng khẳng định mục tiêu của các bên là « thiết lập những quan hệ mật thiết nhất có thể giữa Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc ». Trước cuộc họp, phát biểu trên mạng Twitter, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu nhấn mạnh « Trái bóng hiện đang trong chân » nước Anh.
Theo các nguồn tin nội bộ Liên Hiệp Châu Âu, Bruxelles hy vọng Luân Đôn khởi động điều 50 trước tháng 5/2017, để Anh không còn là thành viên Liên Hiệp trước các cuộc bầu cử của Liên Hiệp châu Âu tháng 5/2019. Hai bên sẽ có khoảng thời gian hai năm, theo quy định, để hoàn tất các đàm phán.
Tuy nhiên, theo Phủ Thủ Tướng Anh, kết luận của thủ tướng Theresa May sau hội kiến là không thể khởi động điều 50 trước cuối năm 2017, và mong muốn của bà là các đàm phán diễn ra « một cách thong thả” ». Thủ tướng Anh cho biết Luân Đôn sẽ dành một thời gian thích đáng cho việc chuẩn bị đàm phán.
Theo chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, một trong các quan tâm chính của Liên Hiệp Châu Âu là bảo vệ quyền lợi của các công dân châu Âu sinh sống tại Anh Quốc. Ngày 16/09 tới, tại Bratislava, Cộng hòa Slovakia, sẽ diễn ra một thượng đỉnh không chính thức của Liên Hiệp Châu Âu, với sự tham gia của tất cả các lãnh đạo châu Âu, trừ nước Anh.

Pháp bắt giữ ba nghi phạm khủng bố

Tối ngày 08/09/2016, ba phụ nữ bị nghi ngờ lên kế hoạch tấn công khủng bố ở ga xe lửa Gare de Lyon – Paris đã bị lực lượng an ninh nội địa DGSI bắt ở Boussy-Saint-Antoine, cách Paris 25 km về phía Đông Nam.
Việc bắt giữ được tiến hành trong khuôn khổ cuộc điều tra của cảnh sát về vụ một chiếc xe hơi chất nhiều bình ga được tìm thấy gần Nhà Thờ Đức Bà Paris cuối tuần qua.
Hãng Reuters cho biết, theo bộ trưởng Nội Vụ Pháp Bernard Cazeneuve, ba nghi phạm này đã « trở nên cực đoan, cuồng tín » và đang chuẩn bị các hành vi tấn công « cực kỳ tàn bạo ».
Nghi phạm chính, 19 tuổi, tên là Inès Madani. Đây chính là con gái của chủ sở hữu chiếc xe hơi chất đầy các bình ga. Cảnh sát cho biết chiếc xe này không mang biển số và dự kiến được dùng để tấn công khủng bố ở Gare de Lyon, một ga tàu rất lớn ở Paris.
Theo hãng tin AFP, khi bị cảnh sát vây bắt, Inès Madani đã rút dao đâm một nhân viên cảnh sát và sau đó đã bị cảnh sát bắn bị thương.
Theo một nguồn tin từ nhóm điều tra, Inès Madani đã tuyên thệ trung thành với tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo. Cảnh sát đã tìm thấy trên người Inès Madani một bức thư ghi rõ muốn trả thù cho phát ngôn viên Abou Mohamed Al-Adnani – nhân vật số hai của Daech.

Obama giã từ châu Á

vào lúc chính sách xoay trục còn dở dang

Ngày 08/09/2016, tại Vientiane, tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn bảo vệ các nỗ lực « tái cân bằng » chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ hướng qua châu Á cho dù đó là ngày ông kết thúc chuyến đi châu Á cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông, với tranh chấp Biển Đông vẫn âm ỉ.
Phải nói là vòng công du châu Á lần này của ông đã khởi đầu cũng như kết thúc với những điểm không hay chút nào.
Đến Trung Quốc tham dự thượng đỉnh G20 tuần qua, nhân viên của ông đã phải tranh cãi với viên chức an ninh Trung Quốc ở sân bay về quyền tiếp cận của giới truyền thông, rồi tại Lào là vấn đề hủy bỏ cuộc gặp với tân tổng thống Philippines vì đã thóa mạ ông trước đó.
Lúc nhỏ từng sống tại Indonesia với người mẹ của mình, ông Barack Obama, đã nói với một nhóm « thủ lĩnh » trẻ là việc ông nhấn mạnh đến châu Á trong hai nhiệm kỳ tổng thống của ông mang tính chất cá nhân. Thế nhưng, phát biểu trước các lãnh đạo Đông Nam Á ở Lào hôm 08/09, ông cho đấy cũng là « chìa khóa mở ra một tương lai hòa bình và trù phú cho thế giới » và nêu hy vọng là người thay thế ông ở Nhà Trắng vào năm tới đây sẽ tiếp tục thúc đẩy theo hướng này.
Chính sách xoay trục qua châu Á của tổng thống Mỹ thường bị xem là một phản ứng nhằm đối phó với các hành vi thị uy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Phát biểu nhân một cuộc họp báo ở Vientiane, ông Obama đã cho rằng những người Mỹ chỉ trích chính sách đó đã sai lầm khi nói rằng chiến lược xoay trục thất bại. Lý do là theo ông thấy thì các lãnh đạo châu Á chỉ muốn Mỹ hiện diện nhiều hơn và lâu bền hơn trong khu vực.
Tuy nhiên, tại các hội nghị thượng đỉnh Đông Á và Đông Nam Á tại Lào, tình hình căng thẳng đã hiện rõ. Các nhà lãnh đạo đã giảm nhẹ các bất đồng trên vấn đề Biển Đông trong một tuyên bố với lời lẽ thận trọng, chỉ cho biết là một vài người trong số họ đã « quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây » trong vùng biển được cho là điểm nóng bất ổn nhất trong khu vực hiện nay.
Trung Quốc, Đài Loan cùng 4 thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đang tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nơi hàng năm có đến hơn 5 nghìn tỷ đô la hàng hóa qua lại.
Tuyên bố cũng không đề cập đến phán quyết tháng 07/2016 của một tòa án ở La Haye xác định tính chất bất hợp pháp của một số đảo nhân tạo mà Trung Quốc vừa bồi đắp, cũng như không thừa nhận yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ Biển Đông.
Tại Vientiane, Obama đã tuyên bố thẳng thừng với hội nghị rằng phán quyết trọng tài, mà Trung Quốc từ chối công nhận, mang tính chất « ràng buộc ».
Phát biểu với các phóng viên báo chí sau cuộc họp, tổng thống Mỹ xác nhận : « Chúng tôi đã thảo luận về tầm quan trọng của việc các bên tranh chấp phải tôn trọng những bước đi mà họ đã nhất trí, trong đó có việc tôn trọng luật pháp quốc tế, không quân sự hóa khu vực tranh chấp, và không lấn chiếm các đảo không có người ở, rạn san hô và bãi ngầm ».
Về phần mình, Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối nhiều lần điều mà họ cho là các nước bên ngoài khu vực « can thiệp » vào Biển Đông, ý muốn nói đến Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã nói với các phóng viên tại Lào là có hai nước mà ông không nêu tên, đã có hành động « không thích hợp » khi nêu vấn đề phán quyết trọng tài trong hội nghị thượng đỉnh.
Trong năm 2015, Trung Quốc đã gây lo ngại nơi các nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh trên Biển Đông, cũng như nơi các cường quốc ngoài khu vực như Hoa Kỳ và Nhật Bản, khi nạo vét các rạn san hô để bồi đắp thành các đảo nhân tạo, rồi xây dựng sân bay và cảng biển trên đó.
Philippines, một đồng minh lâu năm của Hoa Kỳ, hôm 07/09, cũng đã khiến tình hình liên quan đến Biển Đông căng thẳng thêm trước cuộc họp giữa thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và các nhà lãnh đạo ASEAN. Phái đoàn Philippines đã công bố hình ảnh và bản đồ chứng tỏ điều mà họ cho là Trung Quốc đã tăng số lượng tàu gần bãi cạn Scarborough, mà Trung Quốc đã mặc nhiên lấn chiếm năm 2012.
Bộ Quốc Phòng Philippines đã bày tỏ nỗi « quan ngại sâu sắc » trước việc Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng cơ sở tại đấy. Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila dĩ nhiên đã phủ nhận cáo buộc trên, cho rằng Bắc Kinh chỉ duy trì một sự hiện diện nhất định của một dơn vị tuần duyên làm nhiệm vụ thực thi pháp luật mà thôi.
Động thái tố cáo Trung Quốc của Philippines được đưa ra sau khi Manila gây căng thẳng với Hoa Kỳ, với việc tổng thống Philippines công khai lên tiếng thóa mạ đồng nhiệm Mỹ, kéo theo việc hủy bỏ một cuộc họp tay đôi giữa hai tổng thống.
Tuy vậy, tại Vientiane, hai ông Obama và Duterte đã có một số dấu hiệu giảm nhiệt vào tối 07/09 khi trò chuyện với nhau một thời gian ngắn, và nói bông đùa với nhau khi chuẩn bị vào ghế ngồi dự tiệc chiêu đãi của nước chủ nhà.
Trong tư cách tổng thống Mỹ, Obama đã thực hiện 11 chuyến đi thắm châu Á, nhưng các chuyến công du này thường hay bị các sự kiện tại Mỹ hay tại các nơi khác trên thế giới khuấy động.
Ngoài ra, ông cũng không hoàn thành được cao vọng là thúc đẩy được việc phê chuẩn hiệp ước thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, để làm nòng cốt cho chiến lược xoay trục qua châu Á. Triển vọng Quốc Hội Mỹ phê chuẩn TPP ngày càng mờ nhạt, trong lúc cả hai ứng cử viên tổng thống chính đều lên tiếng chống lại hiệp định này.
Cho dù vậy, tại Lào, ông Obama vẫn không chịu thúc thủ : « Tôi đã từng nói trước đây và tôi sẽ nói một lần nữa : Thất bại trong việc thúc đẩy TPP… sẽ gây nên mối hoài nghi về tư thế lãnh đạo của nước Mỹ. Đối với tôi, TPP quan trọng cho cả khu vực lẫn Hoa Kỳ ».
Powered by Blogger.