Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

“Đám mây u ám” sau chuyến đi của TT Obama

Friday, September 9, 2016 2:59:00 PM // , ,

“Đám mây u ám” sau chuyến đi của TT Obama

Đinh Hoa Lư
09/09/2016

Cali Today News – Tại thủ đô nước Lào vào hôm nay, thứ Năm, tổng thống Hoa Kỳ đã bênh vực cho nổ lưc của mình trong chính sách “tái cân bằng” lực lượng Hoa Kỳ về Á Châu dù trong chuyến công du cuối cùng này ông gặp nhiều áp lực do sự xung đột tại Biển Đông vẫn “cháy âm ỉ”.
Nhìn chung, từ ngày đầu tiên cho đến ngày chót trong hành trình cuối cùng trước khi giã từ Bạch Ốc, TT Obama gặp khá nhiều điều “bất đắc ý” hay trở ngại ngoài dự tính.
Vừa tới Hàng Châu tham dự hội nghị thượng đỉnh về kinh tế G20 lại có cuộc cãi vã giữa nhân viên Bạch Ốc và giới chức phi trường. Hình ảnh này bị truyền thông đưa lên làm mất đi sự hưng phấn cho một phái đoàn vào đầu hội nghị. Tiếp đến, cuộc họp giữa hai tổng thống Mỹ và Phi dự trù tại Lào vào ngày thứ Ba vừa qua bị huỷ bỏ.
Hôm nay,thứ Năm 8/9/2016 tại Lào, TT Obama nhấn mạnh với các lãnh đạo ASEAN vùng Đông Nam Á phải là một “tương lai thịnh vượng, hoà bình đối với thế giới”. Ông xác định tổng thống kế nhiệm vào năm tới chắc chắn sẽ tiếp tục chính sách của Mỹ tại đây, chính sách của Hoa Kỳ sẽ không thay đổi.
Chính sách ngoại giao của TT Obama vừa qua chủ yếu đối phó lại sự bành trướng kinh tế và ‘nắn gân’ trong quân sự của Bắc Kinh tại Đông Nam Á. Theo TT Obama, những chỉ trích tại Mỹ là sai khi phê phán chính sách của ông quá yếu làm các lãnh đạo tại Á Châu đang cần ông mạnh tay hơn nữa?
Ông Obama hiểu tại sao nước Mỹ quan tâm đến vùng này? Ông xác nhận với các lãnh đạo ASEAN, những quan tâm đó nảy sinh chính do quyền lợi, Mỹ bắt buộc phải có mặt tại vùng này và Mỹ luôn phải duy trì sự liên kết với các quốc gia trong vùng.
Tuy nhiên, không ai che dấu được những căng thẳng nhiều tại hội nghị G20 Hàng Châu và hội nghị ASEAN tại Lào.
Trong khi Bắc Kinh tố cáo ‘sự can thiệp’ của Mỹ vào Biển Đông, các lãnh đạo tại đây họ đã cẩn thận diễn tả quan tâm khác nhau về tình hình Biển Đông trong tuyên bố chung. Trong lúc sự bành trướng quân sự của Bắc Kinh càng lúc càng nhiều và tầm mức càng cao, người ta chỉ nghe được những tuyên bố “cầm chừng, lấp lững” như “quan tâm đặc biệt đến sự gia tăng căng thẳng hiện nay” nhất là hải lộ “huyết mạch” hơn 5000 tỷ đô la hàng hoá hàng năm của thế giới qua Biển Đông?
Ngoài Trung Cộng và Đài Loan bốn nước còn lại đang tranh chấp với Bắc Kinh về Biển Đông hiện nay là Việt Nam, Philippines, Mã Lai, Brunei đều là thành viên của 10 nước ASEAN. Nhưng tuyên bố chung của ASEAN tại Lào hôm nay không hề nhắc đến phán quyết của Toà Trọng Tài The Hague vào ngày 12 tháng Bảy vừa qua? Điều kỳ lạ, chính phán quyết LHQ này đã gián tiếp ủng hộ cho ASEAN qua lời phán vô hiệu hoá tuyên bố chủ quyền toàn bộ diện tích Biển Đông và hành động phi pháp xây đảo nhân tạo tại biển này của Trung Cộng?
Trong lúc này, tổng thống Hoa Kỳ một lần nữa, cố ý đưa ra với hội nghị ASEAN phán quyết của Toà Trọng Tài là một phán quyết có tính “cưỡng chế” mà Bắc Kinh đã phủ nhận. Tổng Thống Obama hiện vẫn đang trong tình trạng “kêu gọi, khuyến khích” các nước đang tranh chấp với Bắc Kinh cùng nhau chống lại sự bành trướng quân sự cũng như không được chiếm hữu các đảo không người, các rặng san hô và đá nổi tại Biển Đông.
Vừa lúc, phía Bắc Kinh ‘cao giọng’ chống đối nhiều lần với đại ý chống lại ‘sự can thiệp’ từ các nước bên ngoài (ám chỉ Mỹ và Nhật) về tranh chấp tại Biển Đông.
Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Cộng Liu Zhenmin nói với báo chí tại Lào, tuy không nêu tên nhưng ông ta nói hai nước đem vấn đề Phán Quyết ra tại hội nghị này là “không thích hợp”?
Ngoài 10 thành viên chính, ngoài ra có những quốc gia tới quan sát hội nghị ASEAN, bao gồm Trung Cộng, Nhật, Nam Hàn, Nga, Ấn, Úc, Tân Tây Lan và Hoa Kỳ. Hiện nay thế giới đều rõ Trung Cộng đang cố tình ào ạt xây đảo nhân tạo và quân sự hoá Biển Đông, đưa các nước tranh chấp tại đây lên mức độ báo động rất cao. Tuy nhiên trong hội nghị ASEAN lần này, chỉ có Philippines, đồng minh lâu dài với Hoa Kỳ, là nước căng thẳng trực tiếp với Thủ Tướng Trung Cộng và các lãnh đạo ASEAN.
Theo bộ quốc phòng Philippines, họ rất lo ngại do hiện tạiTrung Cộng đang chuẩn bị xây dựng thêm tại Bãi Cạn vùng quần đảo chiếm của Phi. Toà đại sứ tại Manila vẫn chối, chỉ thừa nhận lực lượng tuần duyên của Bắc Kinh hiện diện tại vùng này mà thôi.
Với 11 chuyến công du về vùng Á Châu qua hai nhiệm kỳ tổng thống so kết quả hiện nay, TT Obama chỉ để lại “một đám mây” bi quan, e ngại trong di sản của ông sau khi rời Bạch Ốc.
Những biến cố tại Hoa Kỳ và các nơi trên thế giới hiện nay là những thách thức to lớn cho tổng thống kế nhiệm TT Obama. Hi vọng của ông về Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là trung tâm cho vấn đề “xoay trục’ về Á Châu nay không biết số phận ra sao? khi cả hai đảng Dân Chủ, bà Clinton và Cộng Hoà, Trump đều chống đối và Quốc Hội Mỹ thì cũng chẳng “mặn mà’ và chẳng ai hứa hẹn gì?
Mặc dù chính ông Obama đã lặp lại rất nhiều lần: “Hiệp Ước TPP là lợi ích cho chính nước Mỹ và toàn vùng Á Châu”, nhưng những ‘đám mây đen’ do nghi ngại và hậu quả của “tranh chấp luỡng đảng” hiện đang che dần bao hi vọng vừa le lói hôm qua.
Đinh Hoa Lư

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.