Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Gia đình đau buồn vì hai người con bị giam giữ ở Belarus

Wednesday, May 26, 2021 // ,

  BBC

Roman Protasevich and Sofia Sapega

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Nhà báo Roman Protasevich và bạn gái, Sofia Sapega

Gia đình nhà báo bất đồng chính kiến và bạn gái anh, bị bắt giữ sau khi máy bay chuyển hướng đến Belarus, nói về mối quan tâm của họ với sự an toàn của hai người con.

Roman Protasevich và bạn gái người Nga Sofia Sapega hiện đang bị giam giữ.

''Tôi đang kêu gọi cả cộng đồng quốc tế cứu con", mẹ của Roman, bà Natalia Protasevich nói.

Một đoạn phim về Sofia, bạn gái Roman, được công bố hôm thứ Ba giữa lúc chính quyền nói sẽ giam giữ cô trong ít nhất hai tháng.

Trong video, Sofia nói cô là người biên tập một kênh Telegram đăng tin cá nhân của cảnh sát Belarus. Tuy nhiên, dường như có vẻ cô đang nói một cách gượng gạo.

Một luật sư của Sofia nói cô sẽ bị giam giữ trong ít nhất hai tháng.

Sofia Sapega và Roman Protasevich bị bắt giữ hôm Chủ Nhật, khi một máy bay đang trên đường từ Hy Lạp đến Vilnius của nước láng giềng Lithuania, bị ép phải đáp xuống Minsk, thủ đô Belarus.

Các nước phương Tây cáo buộc Belarus cướp máy bay Ryanair, sau khi ép chuyến bay này đổi lộ trình với lý do có thể bị đánh bom.

Một số hãng hàng không châu Âu nói họ sẽ không bay qua Belarus.

"Hôm nay Sofia bị thẩm vấn. Cô bị cáo buộc phạm tội hình sự. Một biện pháp ngăn chặn đã được chọn - giam giữ trong thời hạn hai tháng", luật sư của Sofia, Alexander Filanovich, nói với đài BBC tiếng Nga hôm thứ Ba.

Sofia Sapega hiện đang ở một trung tâm tạm giam KGB tại thủ đô Belarus trước khi bị xét xử, ông nói.

Trong video, Sofia nói cô là người biên tập một kênh Telegram đăng tin cá nhân về lực lượng an ninh của Belarus.

Sofia Sapega

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Sapega hiện đang bị nhốt ở một trung tâm tạm giam ở Belarus

Nhưng mẹ Sapega ngờ rằng con gái mình không được thoải mái nói chuyện trong đoạn video do một kênh Telegram ủng hộ chính phủ phát hành.

"Cả bạn bè cũng gọi cho tôi và nói... Sofia trông có vẻ không bình thường," bà nói với BBC. "Sofia lắc lư, mắt nhìn lên trời - như thể sợ mình quên điều gì đó."

"Tôi đã phóng to [video] hết mức có thể - có vẻ như [Sofia] trông ổn. Chúng tôi đang đóng gói quần áo ấm, và sẽ mang đến Minsk. Tôi muốn tìm cách gửi đồ cho Sofia - tôi thấy con nó chỉ có một áo khoác mỏng."

Khúc phim có Sofia Sapega xuất hiện sau khi hà chức trách Belarus hôm thứ Hai công bố phim về nhà báo Roman Protasevich, dường như đã được thu hình dưới sự cưỡng ép.

Nhà báo Roman Protasevich phải đối mặt với cáo buộc liên quan đến tường trình về cuộc bầu cử gây tranh cãi tháng 8 năm ngoái, và cuộc đàn áp biểu tình hàng loạt của phe đối lập sau đó. Roman được nghe nói anh sợ mình sẽ bị án tử hình sau khi bị đưa vào danh sách khủng bố.

2px presentational grey line

'Nằm yên và giữ im lặng'

Phóng viên BBC Sarah Rainsford tường thuật từ Minsk

Với khách qua đường, Minsk trông có vẻ thoải mái. Tối thứ Ba, vẫn thấy thanh thiếu niên ôm guitar dạo bên bờ sông, các rapper trẻ tập luyện trên quảng trường của thành phố và không có dấu hiệu nào về cuộc hỗn loạn chính trị đã quét qua đất nước này sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi mùa hè năm ngoái.

Nhưng đằng sau những cánh cửa đóng kín, người ta nói vụ bắt giữ Roman Protasevich một cách táo bạo chỉ cho thế giới bên ngoài thấy thực tế và nguy cơ mà các nhà hoạt động đối lập ở Belarus đang phải hàng ngày đối diện.

Chỉ mới hôm thứ Ba, bảy nhà hoạt động khác bị tuyên án tù dài hạn. Tuần trước, trang web tin tức độc lập nổi tiếng nhất của Belarus bị bắt bỏ xuống, với nhiều vụ bắt giữ được cho là vì những sai phạm tài chính. Kể từ khi các cuộc biểu tình bị dập tắt, nhiều bloggers, doanh nhân, chính trị gia và người biểu tình đã bị nhốt sau song sắt, và không biết ai có thể sẽ là người kế tiếp bị bắt. Đó là lý do tại sao nhiều người từng thoải mái lên tiếng ở đất nước này, giờ đây cảm thấy lo lắng. Họ chọn nằm yên và giữ im lặng, cho chắc ăn.

2px presentational grey line

Belarus là quốc gia châu Âu duy nhất còn hành quyết tù nhân.

Natalia Protasevich, mẹ nhà báo 26 tuổi, nói với hãng tin AFP rằng bà đã không thể chợp mắt từ khi con trai bị bắt.

"Tôi đang yêu cầu, tôi đang van xin, tôi đang kêu gọi cả cộng đồng quốc tế cứu Roman", Natalia nói, rơi nước mắt trong cuộc phỏng vấn ở Wroclaw, miền nam Ba Lan.

"Con tôi chỉ là một nhà báo, chỉ là một đứa con nhưng làm ơn, làm ơn... Tôi đang cầu xin sự giúp đỡ. Xin hãy cứu lấy Roman! Họ sẽ giết con tôi trong đó!"

Mẹ nhà báo nói thêm rằng con bà là "người tranh đấu cho công lý".

"Họ đã điều động một chiến đấu cơ để bắt người thanh niên này! Đó là một hành động khủng bố, tôi không nghĩ có thể gọi nó là hành động gì khác. Con tôi bị bắt làm con tin. Đây là một hành động trả thù thuần túy!" bà nói.

Giọng đứt quãng, bà nói thêm: "Con trai tôi, người thanh niên này chỉ muốn nói sự thật về những gì đang xảy ra. Con tôi không làm gì sai."

Hai người bị bắt như thế nào?

Belarus điều động một chiến đấu cơ buộc chuyến bay FR4978 của Ryanair - khởi hành từ thủ đô Athens của Hy Lạp trên đường tới Vilnius ở Lithuania - hạ cánh, vì cho rằng có mối nguy cơ bị đánh bom. Máy bay đáp xuống thủ đô Minsk lúc 13:16 giờ địa phương hôm Chủ nhật.

Cảnh sát sau đó đã bắt Roman Protasevich đưa đi, khi máy bay chở 126 hành khách hạ cánh. Nhà báo đối lập, người mà các nhân chứng nói là "rất sợ hãi", bị bắt cùng với bạn gái Sofia Sapega.

Belarusian security officials with with a sniffer dog checking the luggage of passengers in front of the diverted Ryanair flight at Minsk airport. Photo: 23 May 2021

NGUỒN HÌNH ẢNH,HO VIA EPA

Hôm thứ Ba, Bộ Giao thông vận tải Belarus công bố bản ghi cuộc trò chuyện được cho là giữa một kiểm soát viên không lưu ở Minsk và một phi công trên chuyến bay Ryanair hôm Chủ nhật.

Theo bảng ghi chép, chưa được kiểm chứng, Belarus nhiều lần đề nghị máy bay hạ cánh xuống Minsk theo "khuyến nghị của chúng tôi".

Điều này có vẻ trái ngược với tuyên bố trước đó của nhà chức trách Belarus rằng quyết định hạ cánh được phi công tự đưa ra.

Tại cuộc họp ở Brussels hôm thứ Hai, lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu kêu gọi lệnh cấm bay và hứa sẽ có thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế.

2px presentational grey line

Những điều căn bản về Belarus

Belarus ở đâu? Balarus có đồng minh là Nga ở phía đông và Ukraine ở phía nam. Ở phía bắc và phía tây là các thành viên của EU và Nato là Latvia, Litva và Ba Lan.

Tại sao sự kiện này quan trọng? Giống như Ukraine, quốc gia 9,5 triệu dân này đang vướng vào sự cạnh tranh giữa phương Tây và Nga. Tổng thống Lukashenko được mệnh danh là "nhà độc tài cuối cùng của châu Âu" - đã cầm quyền được 27 năm.

Chuyện gì đang xảy ra ở Belarus? Có một phong trào chống đối lớn đòi phải có giới lãnh đạo mới, dân chủ và kêu gọi cải cách kinh tế. Phong trào đối lập và các chính phủ phương Tây cho rằng ông Lukashenko gian lận trong cuộc bầu cử ngày 9 tháng 8. Chính thức thì ông giành được chiến thắng long trời lở đất. Cảnh sát Belarus đã đàn áp các cuộc biểu tình trên đường phố khiến các nhà lãnh đạo đối lập phải vào tù hoặc lưu vong.

Vụ bắt Roman Protasevich từ máy bay Ryanair: Tổng thống Belarus tính nước cờ gì?

  BBC

Belarusian security officials with with a sniffer dog checking the luggage of passengers in front of the diverted Ryanair flight at Minsk airport. Photo: 23 May 2021

NGUỒN HÌNH ẢNH,HO VIA EPA

Chụp lại hình ảnh,

Vụ buộc phi cơ Ryanair hạ cánh chệch đường bay xuống Minsk để bắt Roman Protasevich gây khủng hoảng cho quan hệ Belarus - EU

Vụ cưỡng bức một phi cơ của Ryanair phải đáp khẩn cấp xuống Minsk để an ninh Belarus có thể bắt đi hai hành khách, là sự kiện tiếp tục gây chấn động châu Âu.

Các báo châu Âu và Hoa Kỳ đặt ra hai câu hỏi chính về vụ ép buộc hoặc đánh lừa hãng hàng không Ryanair trên tuyến Athen-Vilnius hôm 23/05/2021.

-Vì sao ông Alexander Lukashenko quyết định làm vụ "bắt cóc phi cơ EU" táo tợn như vậy?

-Vai trò của Nga, cụ thể là tổng thống Vladimir Putin có gì trong vụ này hay không, và dù có hay là không thì nước Nga sẽ xử lý cuộc khủng hoảng Belarus gây ra với EU trước cuộc gặp của ông với ông Lukashenko tuần này ra sao?

Động cơ của Lukashenko là gì?

Theo báo Anh, The Guardian (26/05) thì bằng vụ "không tặc cấp nhà nước", tổng thống Belarus muốn gửi ra thông điệp với người dân và các nhà hoạt động phe đối lập tại nước ông là "chống lại sẽ bị truy bắt" bất kể bạn đang ở đâu.

Nhưng hệ quả của vụ việc là bầu trời Belarus trở thành khoảng trắng trên không phận châu Âu vì nhiều nước đồng loạt cấm hàng không mang cờ của họ bay qua vùng xảy ra vụ "không tặc" (air piracy) bằng không quân Belarus.

Với ngân sách ngày càng eo hẹp của Belarus, thất thu từ hàng không và các biện pháp cấm vận đã và đang có, đây là bài toán khó ông Lukashenko tự tạo cho mình.

Chính vì vậy, các báo Âu-Mỹ đồng loạt hỏi "Vì sao ông Lukashenko có tính toán như vậy?"

John Herbst, Giám đốc Trung tâm Eurasia Center, Atlantic Council viết trên trang của thinktank này lời giải thích:

"Vụ bắt giữ ông Roman Protasevich, cựu trưởng biên tập kênh Nexta trên Telegram, người đang tỵ nạn ở Lithuania, là nhằm bẻ gãy ý chí phe đối lập".

Theo ông John Herbst, tổng thống Lukashenko vừa "vượt qua mấy tháng biểu tình trong nước ông" và đang tìm cách ổn định tình hình.

Nhưng sự có mặt của các nhân vật đấu tranh trẻ tuổi (Roman Protasevich sinh năm 1995), năng động, nổi tiếng đang tá túc tại EU khiến Lukashenko không yên tâm.

Phong trào biểu tình có thể bùng lại bất cứ lúc nào.

Ngoài ra, có thể KGB của Belarus muốn "khai thác thêm thông tin gì từ Roman Protasevich" nên đã sẵn sàng bắt cóc ông khi đi máy bay, bất chấp hậu quả quốc tế.

Bà Ekaterina Zolotova, chuyên gia phân tích của trang Geopolitical Futures thì cho hay sau vụ việc, có luồng dư luận tại các nước nói tiếng Nga rằng để bắt Roman Protasevich, bản thân Lukashenko phải cảm thấy chế độ của ông bị đe dọa, vị thế cá nhân ông "đã rất yếu".

Tuy thế, cách giải thích này có vẻ không đúng với tình hình Belarus: biểu tình đã giảm, các nhà hoạt động hầu hết đã bị bắt hoặc chạy ra nước ngoài.

Bởi thế, có cách giải thích thứ nhì, theo bà Zolotova là "Minsk thực sự tin là trên máy bay có bom, và theo Bộ Giao thông nước này thì có người xưng là thuộc Hamas dọa đánh bom vì vấn đề Gaza".

Nhưng Hamas sau đó đã bác bỏ việc lôi họ vào vụ việc, và các nhà quan sát khác cho rằng đổ lỗi cho Hamas xem ra "chệch thời gian" vì khi vụ việc xảy ra trên bầu trời châu Âu, Hamas đã đồng ý hưu chiến với Israel.

Tuy vậy, bà Zolotova không loại trừ khả năng ông Lukashenko đã bị khủng hoảng tâm lý, nhìn đâu cũng thấy kẻ thù...trừ nước Nga.

Nước Nga không liên quan?

Và câu hỏi thứ nhì chính là nước Nga của ông Putin có biết vụ việc này trước khi nó xảy ra hay không?

Đây cũng là câu hỏi Thủ tướng Angela Merkel tiết lộ là các lãnh đạo EU hỏi nhau hôm thứ Ba 25/05.

Theo đài Deutsche Welle của Đức, bà Merkel xác nhận rằng mối liên quan đến Nga (Kremlin connection) được EU thảo luận khi bàn về vụ buộc phi cơ Ryanair đổi đường bay và vụ bắt nhà bất đồng chính kiến trên máy bay.

"Chúng tôi hỏi liệu Nga có liên quan gì hay không. Chúng tôi chưa thấy có bằng chứng rõ về vai trò của Nga."

Tuy thế, theo đài Deutsche Welle, vì Putin là người bảo trợ chính về kinh tế và chính trị cho ông Lukashenko, nước Nga phải có trách nhiệm về vụ việc.

Một số báo châu Âu đăng biếm họa vẽ hai thợ săn: Putin và Lukashenko, vác súng và mỗi người cầm một con ngỗng trời đã bị bắn hạ.

Trong tay hình Putin là con ngỗng có dòng chữ MH17, và trong tay Lukashenko là 'thành quả Ryanair'.

Một khả năng nữa, vẫn theo nhà phân tích Ekaterina Zolotova thì ông Lukashenko hay có biểu hiện bất thường, và sẵn sàng làm những việc quá đà, bất kể đối tác Nga có biết hay không, và báo chí Nga xem ra cũng ngạc nhiên về "độ liều lĩnh" của không quân Belarus.

Dù có hay không liên hệ với Nga, vụ cưỡng bức máy bay của EU chắc chắn sẽ được "Lukashenko và Putin thảo luận" nếu như họ gặp mặt thứ Sáu tuần này, theo suy đoán của một số nguồn tại Nga.

Hệ quả chung cho hai nước Nga và Belarus

Flightradar map showing Belarus

NGUỒN HÌNH ẢNH,FLIGHTRADAR24

Chụp lại hình ảnh,

Trang Flightradar24 cho thấy không phận Belarus vắng vẻ hôm 24/05

Thiệt hại về kinh tế cho Belarus vì EU cấm bay qua không phận nước này là rất lớn, nếu ta mới chỉ nhìn vào phí hàng không quá cảnh.

Tiền thu về từ mỗi máy bay bay qua Belarus là 770 USD, và vì nằm trên tuyến đường xuyên Âu-Á, và Nam-Bắc Âu, có ngày Belarus cho bay qua 1000 phi cơ dân dụng.

Hãng Belavia của Belarus cũng bị cấm bay vào nhiều nước, khiến quốc gia hậu Xô Viết có 9,5 triệu dân thêm khó khăn kinh tế.

Hãng hàng không của Belarus này, trước vụ cấm bay đã tuyên bố sa thải 50% nhân viên, vì ảnh hưởng của dịch Covid.

Nhưng Nga cũng sẽ bị ảnh hưởng vì nhiều đường bay "tránh Belarus" sẽ tránh luôn cả Nga.

Ngoài ra, kinh tế Belarus càng bết bát thì gánh nặng cho Nga, nước vẫn đang bán dầu giá "ưu tiên" cho chế độ ở Minsk, sẽ càng tăng.

Các báo Anh cho rằng càng bị cấm vận, ông Lukashenko sẽ càng phải "rơi vào vòng tay của Putin" (beholden to Putin).

People take part in a rally to protest against presidential election results and demand from state-run media objective reporting on the situation in the country, outside the building of Belarusian National State TV and Radio Company in Minsk, Belarus August 15, 2020

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Biểu tình chống Lukashenko năm 2020 ngay đã giảm sau khi công an bắt chừng 35 nghìn người

Một báo Ba Lan, tờ onet.pl còn trích lời một số bình luận từ nước láng giềng của Belarus cho rằng trong tương lai không xa, Belarus sẽ "gia nhập Liên bang Nga", vì đó là cách duy nhất để chế độ Lukashenko tồn tại.

Nhà báo Ba Lan Jacek Fraczyk trích các chuyên gia của nước ông cho hay hai quốc gia Belarus và Nga đã soạn bản đồ đường bộ thống nhất với nhau, và "một ngày không xa, biên giới Ba Lan với Liên bang Nga sẽ tăng lên, không còn 210 km như hiện nay (Ba Lan giáp đặc khu Kaliningrad của Nga bên bờ Baltic), mà lên 418 km".

Tuy các báo châu Âu khác không nói về giả thuyết này, trang Geopolitical Futures trích nguồn tiếng Nga nói rằng việc kéo Minsk vào quỹ đạo của Moscow là điều tất yếu.

Mới đây nhất, Nga cho triển khai tuyến hỏa xa nối Moscow với Minsk, giá vé "rẻ kỳ cục: 30 đôla cho tuyến đường 7 giờ liền".

Kremlin cũng phải phê chuẩn thêm một khoản 500 triệu USD tiền cho vay, để ông Lukashenko trả lương công chức, an ninh, quân đội.

Cùng lúc, xu hướng kéo xã hội Belarus về phía EU lại là điều phe đấu tranh mong muốn hơn là kết nối chặt với Nga.

Hiện cảnh sát Belarus đã bắt 35 nghìn người, gồm cả ông Alexander Feduta, cựu phát ngôn viên cho tổng thống Lukashenko vì "hoạt động chống đối".

Việc người từng thân cận với Lukashenko cũng bị bắt vì phản đối ông cho thấy rạn nứt bên trong chính hệ thống của Belarus, điều mà vụ "không tặc nhà nước" xảy ra với chuyến bay Ryanair vừa qua sẽ không giúp hàn gắn, mà chỉ làm nghiêm trọng thêm.

Bài do BBC News Tiếng Việt tổng hợp.

Xem thêm:

Hình tượng sụp đổ: Lão tướng ngành y của Mỹ bị Trung Quốc mắng là "Thần điêu đại bịp"

 Soha

Tất Đạt | 

Hình tượng sụp đổ: Lão tướng ngành y của Mỹ bị Trung Quốc mắng là "Thần điêu đại bịp"
Ảnh: AP

Sự tức giận đổ dồn vào lời bình luận của ông Fauci khi ông nói rằng không còn tin Covid-19 có nguồn gốc tự nhiên.

Sau nhiều tuần đối mặt với các cuộc tấn công dữ dội từ các đảng viên Cộng hòa, giờ đây, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ Anthony Fauci đang phải chịu sự công kích gia tăng từ truyền thông nhà nước Trung Quốc.

"Giới tinh hoa Mỹ ngày càng suy thoái về đạo đức, và Fauci là một trong số họ", là tiêu đề của một bài bình luận gay gắt do ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập của Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc), viết.

Trong bài viết, ông Hồ Tích Tiến cáo buộc rằng chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ đã "tung ra một lời nói dối trắng trợn nhằm chống lại Trung Quốc" bằng cách thổi phồng giả thuyết rằng virus corona đã rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Một bài báo khác trên Hoàn Cầu tuyên bố rằng ông Fauci đã "phản bội các nhà khoa học Trung Quốc".

Sự tức giận đổ dồn vào lời bình luận của ông Fauci khi ông nói rằng không còn tin Covid-19 có nguồn gốc tự nhiên.

"Tôi nghĩ chúng ta nên tiếp tục điều tra những gì đã xảy ra ở Trung Quốc cho đến khi chúng ta tìm hiểu hết được chuyện gì đã xảy ra", Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Fauci cho biết tại hội nghị chuyên đề vào ngày 11/5.

Các bình luận dường như đã thể hiện "sự thay đổi 180 độ" của ông Fauci trước đó rằng Covid-19 có khả năng là kết quả của việc lây truyền từ động vật sang người.

Một bài báo độc quyền trên Wall Street Journal trích dẫn một báo cáo tình báo Mỹ cho biết 3 nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán đã đổ bệnh vào tháng 11/2019 và họ phải đến bệnh viện. Nếu đây là bằng chứng xác thực, nhiều người sẽ ủng hộ quan điểm điều tra thêm về việc liệu virus corona có phải đã thoát ra khỏi phòng thí nghiệm Trung Quốc hay không.

Trung Quốc đã kịch liệt bác bỏ báo cáo này, đồng thời bác bỏ mọi cáo buộc thông tin cho rằng virus có liên quan tới phòng thí nghiệm. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết các thông tin nói trên "hoàn toàn không phù hợp với sự thật" và một giám đốc tại phòng thí nghiệm Vũ Hán đã gọi cáo buộc là "một lời nói dối trắng trợn".

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã chỉ trích Fauci, nói rằng ông ta đang tham gia vào một "cuộc chiến dư luận chống lại Trung Quốc".

Đây là sự thay đổi lớn trong quan điểm của Trung Quốc đối với nhà khoa học này. Năm ngoái, khi ông Fauci liên tục lên tiếng phản đối cách xử lý đại dịch của chính quyền Trump, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng tải những bài báo ca ngợi nhà khoa học này vì "sự chuyên nghiệp và dũng cảm nói ra sự thật".

Ông Fauci đã cố gắng làm rõ những nhận xét của mình. Hôm 25/5, ông nói với phóng viên Weijia Jiang của CBS News rằng quan điểm của ông về nguồn gốc của Covid-19 không thay đổi và vẫn tin rằng nguồn gốc của nó trong tự nhiên là "rất có thể".

"Vì không ai chắc chắn 100% nên ông ấy đang mở cuộc điều tra kỹ lưỡng về vấn đề này. Tiến sĩ Fauci nói điều đó không có nghĩa là ông ấy tin rằng virus xuất hiện lần đầu tiên trong phòng thí nghiệm, như một số người đã tuyên bố", Jiang viết trên Twitter.

Tuy nhiên, liệu điều đó có thể cứu vãn hình ảnh của ông Fauci ở Trung Quốc hay không vẫn còn là điều khó đoán.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thịCopy link

Lâm cảnh "màn trời chiếu đất": Hàng nghìn người "khóc không nổi, cười không xong" sau vụ tháp lung lay ở TQ

Powered by Blogger.