Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Trang đặc biệt: Hoàng gia Thái Lan

Friday, October 14, 2016 // , ,

Dân Thái thương tiếc vua Bhumibol Adulyadej


Người dân chờ đoàn xe chở linh cữu Quốc vương Bhumibol đi qua
Image copyrightREUTERS
Image captionNgười dân chờ đoàn xe chở linh cữu Quốc vương Bhumibol đi qua
14 tháng 10 2016
Người dân Thái Lan đang khóc thương vua Bhumibol Adulyadej, quốc vương trị vì lâu nhất thế giới, từ trần hôm 13/10, thọ 88 tuổi.
Đám đông cầu nguyện suốt đêm ở Bangkok, và trên đường phố nhiều người mặc trang phục đen.
Thi hài nhà vua sẽ được đưa đến chùa Phật Ngọc hôm 14/10. Thái Lan sẽ để tang quốc vương trong một năm.
Thái tử Maha Vajiralongkorn, người kế vị, đã xin hoãn lên ngôi một thời gian.
Cờ rủ trong 30 ngày và chính phủ yêu cầu người dân mặc đồ đen và tránh tham dự “các sự kiện vui vẻ” trong lúc này.
Giao diện của nhiều website tin tức chuyển sang màu trắng – đen, trong khi các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới đã gửi lời chia buồn.
Một người dân nói với AP: “Không thể diễn tả cảm xúc của tôi bây giờ.”
“Tôi cảm thấy mất đi một trong những người quan trọng nhất của đời mình,” Gaewkarn Fuangtong nói.
Vua Bhumibol được xem là biểu tượng của sự ổn định trong một quốc gia có chu kỳ bất ổn chính trị và những cuộc đảo chính.
Ông được người dân tôn kính gần như một vị thần.
Ông đã lâm bệnh trong một thời gian dài. Khi tin nhà vua băng hà công bố đêm 13/10, đám đông túc trực bên ngoài bệnh viện nơi ông qua đời suy sụp.
‘Kỷ nguyên bất ổn hơn’
Thương tiếc Quốc vương Thái
Jonah Fisher, phóng viên BBC tại Bangkok cho biết nhà vua là người cha tôn kính của Thái Lan, được xem như biểu tượng của sự ổn định trong một đất nước bị chia rẽ. Một kỷ nguyên bất ổn hơn đã bắt đầu, phóng viên cho biết thêm.
Cái chết của nhà vua xảy đến trong bối cảnh Thái Lan vẫn đang dưới sự cai trị của quân đội sau cuộc đảo chính năm 2014.
Nước này có nhiều biến động chính trị trong thập kỷ qua, cũng như bị ảnh hưởng bởi những nổi dậy của phe ly khai Hồi giáo ở các tỉnh miền Nam với các vụ đánh bom quy mô nhỏ xảy ra thường xuyên.
Nhiều người Thái trông đợi vua Bhumibol can thiệp trong những thời điểm căng thẳng. Ông được xem như là người có ảnh hưởng tạo dựng sự đoàn kết.
Tuy nhiên, cũng có những lời chỉ trích ông chấp thuận việc giới quân nhân kiểm soát chính quyền và có lúc không lên tiếng phản đối những vụ vi phạm nhân quyền.

Thái tử Maha Vajiralongkorn, 64 tuổi, không được dân Thái biết đến nhiều. Ông có nhiều thời gian ở nước ngoài, nhất là ở Đức.

Thái Lan có luật nghiêm ngặt về tội khi quân, cấm bất cứ hành vi chỉ trích nào tới nhà vua hay Hoàng gia.
Do nhà vua vừa băng hà đóng vai trò duy trì sự cân bằng quyền lực trong môi trường chính trị bất ổn định, việc kế vị ông sẽ là thách thức lớn đối với chính phủ Thái, Jonathan Head, phóng viên BBC ở Bangkok nhận định. – BBC

Quỳ gối trước vua Thái: Khoảnh khắc gây chấn động cả dân tộc

14 tháng 10 2016
TV grab of King Bhumibol (right) with rivals Gen Suchinda Kraprayoon (centre) and Chamlong Srimuang at the Royal Palace on 20 May 1992
Image copyrightAFP
Image captionVua Bhumibol giải hòa hai địch thủ là Tướng Suchinda Kraprayoon (giữa) và ông Chamlong Srimuang (trái) sau những bất ổn năm 1992
Hình ảnh mờ mờ phát đi từ Hoàng cung ở Bangkok vào ngày 20/05/1992 cho thấy hai người đàn ông mặc complet dường như không có gì đặc biệt, nhưng với nhiều người, đó là thời khắc then chốt trong lịch sử Thái Lan.
Một trong những người đàn ông này là Tướng Suchinda Kraprayoon, người trước đó lãnh đạo cuộc lật đổ và được chỉ định làm thủ tướng Thái Lan.
Người kia là Chamlong Srimuang, dẫn dắt cuộc nổi dậy ủng hộ dân chủ được nhiều người theo, nhằm chống lại sự kiểm soát quân sự của Tướng Kraprayoon.
Bên ngoài, một số dân thường đã chết sau một cuộc đàn áp quân sự và nhiều ngày xuống đường biểu tình. Thời điểm đó, mà sau này được gọi là Tháng Năm Đen, dường như không gì có thể kết nối hai phe chia rẽ khi mà cả hai bên đều không chịu xuống nước.
Cuối cùng, Vua Bhumibol Adulyadej triệu hai người tới cung điện và nói với họ:
“Dân tộc này thuộc về tất cả mọi người, không chỉ một hay hai người nhất định. Những ai thách thức nhau đều là kẻ thua cuộc. Và dân tộc này sẽ là người thua cuộc của mọi kẻ thua cuộc…
“Vì đâu mà các anh tự nhủ rằng các anh là người chiến thắng khi mà các anh đang đứng trên đống đổ nát và những mảnh vỡ?”
Những lời này đơn giản nhưng vang dội vượt xa khỏi căn phòng, ghi trọn tinh thần của cả đất nước.
Image of King Bhumibol
Image captionNgười Thái Lan coi Vua Bhumibol là hình mẫu sống

‘Uy quyền đạo đức’

Hình ảnh những người đàn ông cúi đầu và quy phục quyền uy của ngài là lúc nhà vua củng cố vững chãi vị trí của mình trong vai trò trọng tài sau chốt của một Thái Lan nhiều chia rẽ.
“Không ai có thể làm được vai trò này vào lúc đó, trong hoàn cảnh đó, mà người duy nhất có thể làm được là vua của Thái Lan,” nhà nghiên cứu Thitinan Pongsudhirak từ Đại học Chulalongkorn nói.
Đây không phải là lần đầu tiên nhà vua can thiệp, tuy về măt lý thuyết, vị trí của ông vượt lên trên chính trị.
Năm 1973, những người biểu tình ủng hộ dân chủ bị quân lính bắn và họ được phép trốn vào hoàng cung để đảm bảo an toàn. Sau đó toàn bộ thể chế của Thủ tướng Tướng Thanom Kittikachorn sụp đổ.
King Bhumibol Adulyadej receives garlands from villagersImage copyrightAFP
Image captionNhà vua được cho là có lòng thương yêu chân thực với người nghèo ở đất nước này
Năm 1981, Vua Bhumibol đứng lên chống lại một nhóm quan chức quân đội thực hiện một cuộc đảo chính khác ở Bangkok.
Quyền uy của ông đến từ tình yêu sâu sắc và lòng tôn kính mà người Thái dành cho ông, không chỉ như với một nhân vật của công chúng, mà là một người cha tử tế mà họ ngưỡng mộ và nghe theo.
“Ngài có uy quyền đạo đức, tích tụ qua nhiều thập kỷ,” ông Pongsidhirak nói.
“Hoàn toàn là nhờ tính cách và phong cách sống riêng của ông mà ông được coi là hình mẫu sống khiến mọi người tôn trọng và nể phục ông.”
Trong những năm sau này, vị vua dường như ít tham gia vào chính trị hơn dù Thái Lan như liên tục trải qua hết cuộc khủng hoảng này tới khủng hoảng khác – tuy một số người cho rằng, dù tuổi cao và sức khỏe yếu, ông vẫn có ảnh hưởng phía sau bức rèm.
Thai people grieve in Bangkok (13 Oct 2016)Image copyrightAP
Image captionNhiều người Thái thương tiếc sâu sắc vị vua
Năm 2006, trong thời kỳ đầy chia rẽ mà Thủ tướng Thaksin Shinawatra nắm quyền, vua không chính thức can thiệp mà thay vào đó ông hối thúc dùng đến tư pháp để giải quyết bế tắc chính trị.
Nhưng hình ảnh hai người đàn ông quyền lực quỳ trước vị vua năm 1992 khắc ghi trong tâm trí người dân và đôi khi vẫn được nhắc tới vào những thời điểm tương tự.
Nó khiến người Thái tin rằng khi mọi việc bị cuốn vào vòng lộn xộn, vẫn có ai đó có thể mang lại cho họ bình ổn.
“Ngài là vị vua được tất cả mọi người yêu mến và ngưỡng mộ,” thông cáo do Tướng Prayuth Chan-ocha đọc trên truyền hình sau khi vua băng hà. Tướng Prayuth cũng là vị thủ tướng nắm quyền sau một cuộc đảo chính.
“Sự trị vì của nhà vua đã kết thúc và chúng ta không còn tìm được lòng tốt như của ông ở bất kỳ nơi nào khác.”
Cuộc đời Quốc vương Thái Bhumibol Adulyadej qua ảnh
14 tháng 10 2016
Quốc vương Bhumibol Adulyadej của Thái Lan là vị quân vương trị vị lâu nhất thế giới người được cho là có ảnh hưởng giúp ổn định một đất nước đã trải qua không ít các cuộc đảo chính quân sự, 17 bản Hiến pháp và nhiều đời Thủ tướng.
Hoàng tử Thái Lan Bhumibol (trái) nay là Quốc vương Bhumibol Adulyadej cùng với anh trai - Hoàng tử Ananda - cựu Quốc vương Ananada Mahidol, tại sân trường ở Lausanne, Thụy Sĩ, tháng Ba năm 1935Image copyrightAP
Quốc vương Bhumibol Adulyadej (trái) lên ngôi ngày 9/06/1946 sau khi anh trai, Quốc vương Ananda Mahidol (phải), chết trong một tai nạn vì súng không rõ lý do tại Cung điện Hoàng gia ở Bangkok. Ảnh chụp năm 1935 tại trường học ở Lausanne, Thụy Sĩ.
Quốc vương Bhumibol Adulyadej và vị hôn thê, Công chúa Sirikit tại Lausanne, Thụy Sĩ vào tháng Chín năm 1949 sau khi công bố đính hônImage copyrightAP
Quốc vương Bhumibol Adulyadej sinh ở Cambridge, bang Massachusetts, Hoa kỳ, khi cha ông đang học tại đây, và sau đó ông đi học tại Thụy Sĩ. Ông gặp Hoàng hậu Sirikit khi đang ở châu Âu.
Hoàng gia Thái tại thêm Cung điện Chitralda ở Bangkok năm 1955Image copyrightAP
Họ có bốn người con. Ảnh chụp năm 1955 với Hoàng tử Vajiralongkorn và Công chúa Ubol Ratana. Vị thế của chế độ quân chủ đã suy giảm kể từ khi chế độ quân chủ tuyệt đối được xóa bỏ vào năm 1932, và khi Quốc vương Prajadhipok, bác của Quốc vương Bhumibol, thoái vị năm 1935.
Tổng thống Dwight Eisenhower với Quốc vương King Bhumibol và phu nhân năm 1960Image copyrightAP
Quốc vương Bhumibol đã xây dựng lại hình ảnh của chế độ quân chủ qua một loạt những chuyến đi tới các tỉnh thành và một loạt các dự án hoàng gia gắn liền với mối quan tâm suốt đời của ông về phát triển nông nghiệp. Quốc vương cũng được thấy hiện diện cùng các nhà lãnh đạo thế giới, như với Tổng thống Dwight Eisenhower của Mỹ trong một chuyến thăm cấp nhà nước tới Washington.
Người dân và cảnh sát đứng dưới trời mưa chào đón Quốc vương Bhumibol của Thái Lan và Nữ hoàng Anh khi họ đi từ Victoria tới Cung điện Buckingham ở đầu chuyến thăm Anh Quốc năm 1960Image copyrightPA
Và đây là cùng với Nữ hoàng Elizabeth của Anh tại London năm 1960.
Nữ hoàng Elizabeth II của Anh đi cùng Quốc vương Bhumibol khi Nữ hoàng chuẩn bị lên máy bay ở sân bay Chiang Mai, Thailand, 1972Image copyrightAP
Năm 1972 Nữ hoàng Anh đáp lễ bằng chuyến thăm tới Thái Lan trong năm ngày.
Adulyadej Bhumibol, Quốc vương Thái Lan, 1972Image copyrightAP
Lần đầu tiên Quốc vương Bhumibol công khai can thiệp vào chính trường đầy biến động của Thái là vào năm 1973, khi những người biểu tình vì dân chủ bị quân đội nổ súng bắn và cho những người biểu tình được phép vào cung điện lánh nạn, một động thái đã dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền Thủ tướng khi đó, Tướng Thanom Kittikachorn.
Quốc vương Bhumibol trò chuyện với Tướng Prem Tinsulanonda khi tới thăm họ tới thăm dự án thủy lợi ở miền bắc Thái Lan, 1981Image copyrightAP
Năm 1981, Quốc vương Bhumibol đã chống lại một nhóm các sĩ quan quân đội làm đảo chính chống lại Thủ tướng khi đó vốn là một người bạn của Quốc vương, Tướng Prem Tinsulanond (trái). Các đơn vị trung thành với Quốc vương sau đó đã chiếm lại quyền kiểm soát Bangkok.
Quốc vương Bhumibol Adulyadej (phải) chơi cùng con trai, Thái tử Vajiralongkorn, và các nhạc công Thái khácImage copyrightAP
Quốc vương Bhumibol có nhiều ham mê như nhiếp ảnh, chơi và sáng tác nhạc cho kèn saxophone, hội họa và viết lách. Trong ảnh có thể thấy Quốc vương (phải) đang chơi với con trai, Thái tử Vajiralongkorn, và các nhạc công Thái khác. Quốc vương cũng chơi với các tay nghệ sĩ nhạc jazz gạo cội như Benny Goodman, Stan Getz, Lionel Hampton và Benny Carter.
Quốc vương Bhumibol Adulyadej chuẩn bị phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm trị vì tại Sanam Luang ở Bangkok, 1996Image copyrightAP
Khi cuộc khủng hoảng bùng nổ liên quan tới sự lãnh đạo của Thủ tướng Thaksin Shinawatra hồi năm 2006, Quốc vương thường xuyên được đề nghị can thiệp nhưng kiên quyết từ chối và nói can thiệp là việc không thích hợp. Cũng trong năm đó người dân được chứng kiến lễ kỷ niệm 60 năm trị vì.
Người dân Thái thắp nến bên ngoài Grand PalaceImage copyrightAP
Một năm sau, ngày 5/12/2007 đất nước Thái Lan kỷ niệm ngày sinh lần thứ 80 của Quốc vương Bhumibol.
Ảnh Quốc vương Thai Bhumibol Adulyadej được chiếu trên màn hình lớnImage copyrightAP

LHQ: Việt Nam ‘cần bỏ điều 88, 79′

LHQ: Việt Nam ‘cần bỏ điều 88, 79′
Image captionPhiên phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9 xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự giữ nguyên mức án ban đầu.
14 tháng 10 2016
Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc bày tỏ lo ngại về vụ bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm.
Trong thông cáo ngày 14/10, ông Zeid Ra’ad Al Hussein chỉ trích Điều 88, Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa bắt và khởi tố ngày 10/10 vì điều 88.
Ông Zeid Ra’ad Al Hussein nói: “Điều 88 trên thực tế biến bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng có tội khi họ dùng tự do căn bản để bày tỏ ý kiến, thảo luận hay chất vấn chính phủ và chính sách.”
“Điều luật rộng khắp, không định nghĩa rõ ràng giúp quá dễ dàng để dập tắt mọi quan điểm trái chiều và tùy ý tạm giữ cá nhân dám chỉ trích chính sách của chính phủ.”
“Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam tuân thủ ràng buộc về luật nhân quyền, xóa bỏ các cáo buộc với bà Quỳnh và thả bà ngay lập tức,” vị cao ủy nói.

‘Vi phạm nhân quyền’

Thông cáo của Liên Hiệp Quốc cũng nhắc đến “các trường hợp tương tự”, trong đó có vụ nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và trợ tá Lê Thu Hà bị bắt từ tháng 12/2015 theo điều 88.
Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhắc đến việc tòa kết án năm năm tù với ông Nguyễn Hữu Vinh và ba năm với trợ tá Nguyễn Thị Minh Thúy theo Điều 258.
Ông cũng đề cập việc hai thanh niên bị kết án ba năm và hai năm tù vì điều 88, Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên An diễn ra tại Tòa án tỉnh Khánh Hòa.
Thông cáo của Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ Việt Nam xóa bỏ điều 88, và các điều 79, 87, 245 và 258 luật hình sự mà cao ủy nhân quyền nói là “vi phạm tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế”.
Ông Zeid Ra’ad Al Hussein kêu gọi Việt Nam trả tự do cho “toàn bộ các cá nhân bị giam giữ liên quan các điều luật này”.
Việt Nam chưa đưa ra phản ứng về lời kêu gọi của cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc. – BBC

Điểm báo Pháp – 14-10-2016

media

Nhiều người nghi ngờ dụng tâm thật sự của chiến dịch chống tham nhũng. Trong ảnh, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đọc diễn văn bế mạc thượng đỉnh G20 Hàng Châu, Chiết Giang, ngày 05/09/2016.REUTERS/Damir Sagolj
Tập Cận Bình : Chống tham nhũng và các hệ quả phản tác dụng
Càng có nhiều ca tham nhũng bị tố giác, người dân càng nghĩ rằng chính quyền Bắc Kinh còn tham nhũng hơn chính quyền địa phương. Đây là kết quả của cuộc nghiên cứu, cho thấy « Tác dụng tai hại của cuộc chiến chống tham nhũng tại Trung Quốc », tựa một bài viết trên báo Le Figaro, số ra ngày 14/10/2016.

Nghiên cứu do đại học Tôn Trung Sơn thực hiện. Hai nhà nghiên cứu Nghê Tinh (Ni Xing) và Lí Trân (Li Zhen) ghi nhận được cảm giác trên qua thăm dò 83 300 người. Theo lý giải của hai tác giả, « vào lúc chính quyền địa phương đầy dẫy nạn tham nhũng, người dân dần bắt đầu đổ hết trách nhiệm cho chính quyền trung ương », bất lực trong việc ngăn cản tệ nạn này.
Từ nghiên cứu trên, Le Figaro nhận xét ông Tập Cận Bình đang đặt cược lớn trong hồ sơ này, khi cho rằng tham nhũng là « mối nguy lớn nhất » cho đảng cộng sản và « không dung thứ »cho một ai.
Kết quả là số vụ án tham nhũng tăng vọt. Trong tháng rồi, có 45 đại biểu quốc hội đã bị khai trừ đảng vì đã mua phiếu bầu ngay trong tỉnh nhà. Một cựu quan chức cao cấp tỉnh Vân Nam bị kết án tử hình.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát nghi ngờ dụng tâm thật sự của chiến dịch này. Theo họ, cuộc chiến có « chọn lọc » này chủ yếu cho phép ông Tập Cận Bình loại trừ các đối thủ. Tờ Financial Times ước tính, chỉ trong vòng có 3 năm, gần 36000 người đã bị khai trừ đảng và bị truy tố, trong số 7,4 triệu đảng viên.
Vấn đề là nếu triệt tiêu được vấn nạn tham nhũng sẽ gây ra một trận động đất. Ông Chương Lập Phàm (Zhang Lifan), một sử gia độc lập lưu ý là  « có đến 80% cán bộ đảng là tham nhũng. Và chừng nào họ vẫn có quyền hành tuyệt đối thì chừng ấy điều đó dường như không thể tránh khỏi ».
Thế nhưng, thách thức chính trị lại rất lớn : Người dân Trung Quốc xem tham nhũng là mối bận tâm hàng đầu, trên cả bất công xã hội hay các vụ tai tiếng thực phẩm.
Một hệ quả phản tác dụng khác : chiến dịch chống tham nhũng này đã làm tê liệt đất nước. Do lo sợ bị tố giác, rất nhiều cán bộ đảng, quân đội, bộ trưởng hay doanh nghiệp nhà nước « thích tránh né hơn là đưa ra các sáng kiến », theo như quan sát của Alice Ekman, phụ trách về Trung Quốc tại viện Quan hệ Quốc tế Pháp IFRI. Bà cho rằng điều đó góp phần là « duy trì một hình thức thụ động » cản trở các cải cách kinh tế của đất nước.
Nói tóm lại, thay vì « đánh bóng » hình ảnh của đảng Cộng sản Trung Quốc, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình lại quay ngược lại chống chế độ.
Quốc vương Bhumibol băng hà, chính trị Thái Lan bất định
Báo chí Pháp hôm nay nói nhiều về sự kiện quốc vương Thái Lan Bhumibol băng hà.  « Nước Thái Lan mất đi một biểu tượng » là hàng tựa nhận định trên Libération. Được thần dân Thái tôn thờ gần như một vị thánh, nhưng ông chính là rường cột cuối cùng tại một đất nước bị chia rẽ sâu sắc.
Nhưng « Rama IX, một quốc vương không bao giờ mỉm cười », Le Figaro nhận xét. Nhật báo dành hẳn một trang báo lớn phác họa lại chân dung. Là vị vua già nhất và giàu có nhất còn đang tại vị, Bhumibol Adulyadej băng hà ở tuổi 88, sau 70 năm trị vì. Được ban phú cho một thiên hướng chính trị sâu sắc, quốc vương Thái Lan đã biết cách tạo cho mình một ánh hào quang thần bí bên cạnh thần dân. Nhưng Le Figaro cũng nhận thấy là đó là một vị quốc vương hà khắc với luật « chống khi quân », thẳng tay trừng trị với bất kỳ ai dám chỉ trích hoàng gia.
Les Echos trong bài viết có tựa đề « Quốc vương Bhumibol băng hà để lại nước Thái Lan mồ côi » quan tâm đến sản nghiệp của ông. Tính đến năm 2015, tài sản của quốc vương Thái ước tính lên đến 44 tỷ đô la. Số tài sản này được ông đầu tư trong các lĩnh vực Siam Cement (32%), Siam Commercial Bank – ngân hàng lớn nhất nước Thái (23%) và ông còn sở hữu nhiều mảnh đất được thành phố Bangkok thuê. Có thể nói, quốc vương Bhumibol là « một cổ đông của nước Thái Lan » như lời mỉa mai của một vị chuyên gia.
Nhưng sự ra đi của ông đang đặt tương lai chính trị Thái Lan trong thế bất định. Thái tử Maha Vajiralongkorn, bốn lần hôn nhân và rất không được lòng dân, đã lên tiếng « cần có thời gian để chuẩn bị trước khi lên ngôi vua ».
Trong quá trình chuẩn bị việc kế thừa, chính quyền quân sự Thái Lan ban bố quốc tang một năm và cấm vui chơi giải trí trong vòng ba tháng.
Thời gian để « Thái Lan nói lời vĩnh biệt với quốc vương », tựa bài viết trên La Croix. Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia Andrew Mac Gregor, đại học Napier tại Edimbourg Bangkok « cần duy trì sự ổn định của đất nước bằng cách đảm bảo một sự kế thừa suôn sẻ, do việc chế độ quân chủ đảm bảo tính chính đáng của quân đội. Mọi tác nhân chính, nền quân chủ và quân đội, đều có cùng lợi ích ».
Giai đoạn để tang và chuẩn bị kế thừa ngai vàng sẽ không mang đến cho chính quyền quân sự rủi ro bạo động nào giữa phe « Áo Đỏ » ủng hộ nữ cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra và phe « Áo Vàng » thân hoàng gia. Nhưng La Croix cho rằng sự kiện sẽ còn đẩy lùi xa hơn cam kết tổ chức tổng tuyển cử vào cuối năm 2017. Và như vậy, hy vọng « sự trở về của nền dân chủ » lại thêm xa vời.
Bob Dylan : Hiện thân của tự do nghệ thuật
Một chủ đề khác làm hao tốn nhiều giấy mực báo chí Pháp là sự kiện ca sĩ Bob Dylan được trao giải Nobel Văn học 2016. Trang nhất Le Figaro chạy tít : « Giải Nobel văn học : Bất ngờ Bob Dylan ».
Le Figaro dành hẳn một trang báo lớn để nói về sự nghiệp của « Bob Dylan, ca sĩ nhạc rock văn học ». Việc quyết định trao giải Nobel cho ca sĩ người Mỹ này cho thấy Viện Hàn lâm Thụy Điển lần đầu tiên đã phá rào trao một giải thưởng cao quý cho một nhạc sĩ.
Libération thì có vẻ phấn khích hơn khi dành đến 13 trang báo lớn để ra số đặc biệt nói về « Quả bom Dylan ». Nhưng tờ báo thiên tả này cũng nhận thấy phản ứng lạnh nhạt từ giới văn đàn Pháp về quyết định trên của Viện Hàn lâm Thụy Điển.
Một thái độ mà tờ báo không mấy đồng tình. « Một tin vui tuyệt vời, và đó là một phần thưởng xứng đáng dành cho nhạc sĩ, người đã có nhiều tuyệt tác nhất được phát sóng trên thế giới trong 70 năm gần đây ».
Đương nhiên, tờ báo cũng nhìn nhận là tên Dylan xuất hiện trong danh sách giải Nobel cũng « thật sự kỳ lạ như là chiếc bồn đi tiểu của Duchamp được trưng bày trong bảo tàng hay như 32 chiếc hộp súp hiệu Warhol trong một phòng triển lãm : bởi vì ông dành trọn cho một cuộc cách mạng nghệ thuật ».
Do đó, đối với La Croix, một giải Nobel cho Bob Dylan cũng chưa đủ. Giả như có như một giải Nobel khác thì có lẽ cũng nên trao cho ông đó là Nobel tự do. Bởi vì ông chưa bao giờ dừng lại ở nơi mà ông được trông đợi. Bob Dylan luôn đi tìm những lời lẽ mới, những giai điệu mới. Ông để lại cho những nghệ sĩ khác hát lại những bài hát của ông, còn hay hơn cả do chính ông hát.
Điều đó đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong ký ức chung. Là hiện thân cho sự tự do nghệ thuật, Bob Dylan trong một bài hát được ca vào năm 1971 đã thể hiện rõ mục đích tìm kiếm của mình : « Một ngày, mọi thứ rồi sẽ khác đi – Khi tôi vẽ nên bản tuyệt tác của mình ». Ông sẽ chưa bao giờ tin rằng điều đó đã đạt được.
Đồng bảng Anh chao đảo vì Theresa May
Trong lĩnh vực kinh tế, Le Monde và Les Echos cùng quan tâm đến hiện tượng đồng bảng Anh mất giá sau bài diễn văn của nữ thủ tướng Anh Theresa May. Trang nhất phụ trang kinh tế của Le Monde chạy tít: « Quan điểm bảo thủ mới của Theresa May làm suy yếu đồng bảng Anh ».
Với việc chọn “Hard Brexit”, nâng cao vai trò của nhà nước trong chính sách công nghiệp, cải thiện công tác quản lý doanh nghiệp, hạn chế lao động nhập cư…, bài diễn văn bế mạc hội nghị đảng Bảo thủ đã khiến cho giới doanh nhân Anh lo ngại.
Les Echos cho hay đồng bảng Anh đã bất ngờ tụt giá mạnh hôm thứ Sáu 07/10/2016 (-6% so với đồng đô la) và đang “làm chao đảo các doanh nghiệp Anh Quốc”. Nhiều hãng sản xuất buộc phải tạm nâng giá bán để bù đắp lại một phần tác động.
Người giàu ít tiền hơn so với năm 2015
Mức tài sản trung bình của những người giàu nhất trên thế giới bị giảm từ 4 tỷ xuống còn 3,7 tỷ đô la trong năm 2015. Đây là kết quả một nghiên cứu do UBS và PWC thực hiện.
Tuy nhiên, nghiên cứu do hai tổ chức trên thực hiện cho thấy là hơn phân nửa số tỷ phú mới đều đến từ châu Á. Trong năm 2015, châu lục này có thêm 113 tỷ phú mới, với tỷ lệ cứ ba ngày có thêm một tỷ phú. Một điểm đặc biệt khác của nghiên cứu này là trong số những người cực giàu, có 71% là do tự lập nghiệp, 29% là do thừa kế. Xu hướng này lại ngược với châu Âu, 59% tỷ phú mới là do thừa kế một phần hay cả sản nghiệp.
Google và Facebook kéo cáp ngầm xuyên Thái Bình Dương
Theo Les Echos, một đường cáp ngầm lớn dài 12.800 km, dài nhất thế giới sẽ được thực hiện, nối liền Hồng Kông với Los Angeles, không cần quá cảnh. Trước đó cả hai tập đoàn mạng thông tin này cũng đã có nhiều dự án cáp ngầm nối liền châu Á với châu Mỹ, nhưng đều phải đi qua một điểm trung gian như Nhật Bản, Hawai, Việt nam hay nhiều đảo khác trên Thái Bình Dương.
Lưu thông mạng Internet bùng nổ do hệ thống điện thoại di động và dịch vụ “đám mây điện tử” đòi hỏi việc các nhà mạng phải xây dựng thêm các cơ sở hạ tầng mới với việc lưu chuyển hàng núi dữ liệu giữa các châu lục. 95% trao đổi thông tin xuyên châu lục được thực hiện thông qua các cáp ngầm dưới đáy đại dương. Nhiều đường dây trong số này đã quá cũ kỹ, cần được thay mới, hiện đại hơn, với tốc độ nhanh hơn.
Trong bối cảnh đó, độ tin cậy và kết nối nhanh đã trở thành một trong những chức năng không thể thiếu trong các dịch vụ của Google hay Facebook. Do đó, cách tốt nhất để đảm bảo được điều trên là phải tự cải thiện cơ sở hạ tầng của chính mình. Không có gì tốt hơn là tự mình phục vụ mình. – RFI

Tin Hoa Kỳ – 14-10-2016

Email tiết lộ quan hệ trong nội bộ bà Clinton

Tara McKelvey
Phóng viên Nhà Trắng
Hillary ClintonImage copyrightGETTY IMAGES
Image captionBà Hillary Clinton đang bị quan sát kỹ
Các văn bản mới do WikiLeaks đưa lên mạng cho thấy nội bộ của bà Hillary Clinton và cảm giác thật sự của họ.
Họ tỏ ra tàn nhẫn và coi thường nhau.
Email từ tài khoản của John Podesta, chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà Clinton, tiết lộ không khí làm việc cho bà.
Ông này nói người Nga đã tấn công email của ông, và rất giận dữ.
Những nhà chỉ trích thì hoan nghênh việc tiết lộ, nói rằng người ta đang không đủ quan tâm vấn đề này.
Donald Trump viết trên Twitter: “Truyền thông gian dối tường thuật rất ít thông tin của WikiLeaks.”
John PodestaImage copyrightGETTY IMAGES
Image captionJohn Podesta
Không có bằng chứng gì ghê gớm, nhưng các cuộc trao đổi đã bật mí cuộc sống bí mật của các trợ tá và cố vấn, cho thấy chiến dịch thực ra thế nào.
Chiến dịch và nhân viên của bà Clinton có tiếng là bí mật.
Họ chỉ cho phép một nhóm nhỏ được tiếp cận, canh giữ cẩn thận để chống việc lộ tin.
Vì thế rất ít người biết cơ chế làm việc bên trong của họ – các quyết định làm ra thế nào, và bà Clinton là người quản lý thế nào.
Tiết lộ trong email được thu thập phi pháp, nhưng chúng cung cấp cho ta cái nhìn vào phương pháp của chiến dịch tranh cử – và nhân viên có thể được quản lý thế nào nếu bà chiến thắng bầu cử tháng sau.
Các email cho thấy các chiến dịch thật tàn nhẫn.
Trong một ví dụ về chính trị văn phòng, một cố vấn, Cheryl Mills, đùa với Jake Sullivan về một cựu đồng nghiệp, Anne-Marie Slaughter, người đã viết nhiều email.
Cả bà Mills và ông Sullivan không thích thú các ghi chép của bà Slaughter, hay cách bà khen ngợi bà Clinton.
Tháng Năm 2015, bà Slaughter mô tả công việc ngoại giao của bà Clinton.
“Bà đã thay đổi hệ thống,” bà Slaughter viết, và cc cho cả bà Mills, ông Sullivan và các trợ tá khác.
Bà Mills, đã làm việc với bà Clinton nhiều năm, nhắc ông Sullivan trong một email khác rằng bà liên tục nhận được các thư kiểu này.
Sidney BlumenthalImage copyrightGETTY IMAGES
Image captionSidney Blumenthal
Ông Sullivan nhấn mạnh với bà Mills rằng ông đã không mời bà Slaughter dự lễ cưới của ông.
Đến tháng Năm 2015, ông Podesta lại bàn tán về một bạn cũ của bà Clinton, Sidney Blumenthal.
Ông Podesta nói Blumenthal không “biết mình, cũng không tự trọng”.
Trong một trao đổi khác từ tháng 11 năm 2014, Philippe Reines, cố vấn kỳ cựu của bà Clinton, viết về một vấn đề quen thuộc cho bất kỳ ai làm việc văn phòng: tiêu đề email không phản ánh đúng nội dung.
“Tôi không sống thế này được trong hai năm nữa,” ông viết.
Nhưng các email cũng cho biết các thành viên nội bộ của bà Clinton giải quyết mâu thuẫn ra sao.
Tháng 4/2015, các trợ tá của bà bàn bạc về một cụm từ bà sẽ dùng trong diễn văn ở một cửa hàng tại New Hampshire.
Ông Podesta cho rằng bà nên nói “người Mỹ bình dân”. Nhưng ông thừa nhận bà không thích.
Ông và một người khác cuối cùng quyết định cụm từ này vẫn nên dùng, mặc dù sếp của họ ngần ngừ.
Ông và các trợ tá cũng rất quan tâm cách người khác nghĩ gì về họ và cố gắng loại trừ tường thuật tiêu cực của truyền thông.
Trong một email tháng Giêng 2009, họ thảo luận về một người có vẻ từng làm cho chiến dịch của bà Clinton và bị bắt vì “quản lý đường dây mại dâm”.
Các email cho thấy tầm mức các trợ tá phải cố gắng để duy trì cân bằng quyền lực mong manh trong nội bộ của bà Clinton, và cố gắng xây dựng quan hệ với người ngoài.
Trong một email, ông Podesta định dự một buổi ăn tối riêng với David Miliband, cựu ngoại trưởng Anh từng gặp bà Clinton nhiều năm trước.
Trong một email khác, Claudio Bisogniero, đại sứ Italy tại Mỹ, thúc ông Podesta gặp một viên chức Italy tại Nhà Trắng.
Theo các email, quan hệ của ông Miliband và Bisogniero, cùng nhiều quan chức nước ngoài khác, với các cố vấn của Clinton là rất sâu sắc.
Những mối quan hệ này có thể càng sâu hơn nếu bà thành tổng thống.
Việc tiết lộ email không thuận lợi cho ông Podesta và các nhân viên chiến dịch.
Chúng được thu thập nhờ việc đột nhập tài khoản của ông.
Đó là tội phạm.
Nhưng các email chiếu sáng nhiều vấn đề quan trọng.
Chúng là cánh cửa đi vào một thế giới bí mật.
Chúng cho thấy cách quan hệ của các trợ tá và cố vấn cho bà Clinton – ai quan trọng và không quan trọng với họ.
Các mối quan hệ này có thể giúp định hình chính quyền sắp tới – và hướng dẫn chính sách của nó trong tương lai. – BBC

Bầu cử Mỹ : Không khí tranh cử ngày càng bị ô nhiễm

Mai Vân

mediaĐệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama phát biểu tại một diễn đàn ở Washington, ngày 11/10/2016REUTERS/Kevin Lamarque
Sau các tiết lộ của phụ nữ khẳng định là từng bị ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump quấy rối tình dục, nhà tỷ phú vào hôm qua, 13/10/2016, đã tự bảo vệ một cách dữ dội, tấn công ngược lại phe Clinton đã « bịa đặt những lời dối trá », và giới truyền thông bị mua chuộc đã loan truyền tin thất thiệt về ông. Donald Trump còn yêu cầu luật sư của ông kiện báo New York Times đã đăng những lời chứng.
Những tiết lộ về hành vi của ông Trunmp đã làm cho phu nhân tổng thống Mỹ Michelle Obama, phải lên tiếng bày tỏ thái độ kinh tởm của bà trước những lời lẽ « không thể chấp nhận được » về phụ nữ. Bà Obama ám chỉ những lời lẽ miệt thị phụ nữ của ông Trump trong đoạn video năm 2005.
Bà khẳng định « Cho dù thuộc đảng nào, Cộng Hòa hay Dân Chủ, hay độc lập, không người phụ nữ nào đáng bị đối xử như vậy ».
Trong khí này, giới quan sát tự hỏi cuộc tranh cử kỳ quái hiện nay còn dẫn đến đâu nữa ? Thông tín viên RFI, tại Washington, Anne – Marie Capomaccio, ghi nhận :
« Một sự kinh ngạc như bao trùm trên cuộc vận động tranh cử Mỹ : từ video thô tục, đến những lời chứng gây sốc, rồi những lời đe dọa kiện cáo về những cú đòn hèn : Cuộc tranh cử này còn có thể đi xuống mức tệ hại hơn nữa hay không ? Hiển nhiên là có, với việc ban vận động tranh cử của Donald Trump đe dọa bới móc nhiều chuyện khác liên quan đến Bill Clinton để đối phó với các lời chứng xâm phạm tình dục vừa qua.
Trong khi chò đợi cuộc tranh luận cuối cùng vào ngày 19/10 tới đây, bà Obama có lẽ đã nói lên những điều mà mà nhiều cử tri Mỹ cảm nhận : « Đây không phải là điều mà chúng ta có thể ém nhẹm và nói đây chỉ là một nốt lạc điệu trong một cuộc vận động tranh cử đáng buồn, tựa như đó là điều bình thường theo kiểu chính trị là như thế. Nhưng không, điều đó không bình thường, không phải là ” chính trị là như thế “. »
Về câu hỏi là ai sẽ hưởng lợi từ đánh giá « tất cả đều thối tha » rút tỉa từ cuộc tranh cử hiện nay, một bản thăm dò về lá phiếu của cả nữ lẫn nam cho thấy là Hillary Clinton sẽ thắng với 80%, nếu chỉ có phụ nữ bỏ phiếu. Nhưng trong không khí nhiễm độc này, các ban tham mưu lo ngại là cử tri chán ngán sẽ không mất công đi bỏ phiếu. » RFI

Chính sách di dân của 2 ứng viên tổng thống Mỹ

14-10-2016

Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ có chính sách hoàn toàn khác biệt về di dân. Thông tín viên Mike O’Sullivan của VOA tìm hiểu quan điểm của ông Donald Trump và bà Hillary Clinton về vấn đề nên nhận di dân như thế nào cho công bằng và cùng lúc, bảo đảm được an ninh quốc gia.
Hoa Kỳ là quốc gia của di dân. Di dân giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đóng góp vào nền văn hóa đa dạng của nước Mỹ.
Ứng cử viên tổng thống bên Ðảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, phát biểu:
“Quý vị là hàng xóm của chúng tôi, là đồng nghiệp của chúng tôi, là bạn hữu của chúng tôi, là bà con của chúng tôi.”
Nhưng những diễn biến xoay quanh cuộc khủng hoảng di dân ở châu Âu, mối đe dọa khủng bố và sự hiện diện của 11 triệu di dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ đã trở thành những vấn đề lớn trong cuộc vận động tranh cử tổng thống năm 2016.
Ứng cử viên tổng thống bên Ðảng Cộng hòa, ông Donald Trump, phát biểu:
“Donald J. Trump đề nghị cấm cửa hoàn toàn, không cho người Hồi giáo vào Hoa Kỳ.”
Ông Trump sau đó đã thay đổi lập trường của ông đối với di dân Hồi giáo, nhưng ông vẫn duy trì ý định xây một tường thành dọc theo biên giới phía nam để chận di dân bất hợp pháp trốn sang nước Mỹ từ Mexico.
Ông nói: “Họ mang vào Mỹ ma túy, tội phạm, họ là những kẻ hiếp dâm. Tôi cho rằng chỉ có một số người là tốt.”
Chính sách di dân của ông Trump còn đòi Mexico phải chịu chi phí xây dựng bức tường ở biên giới và chấm dứt chính sách gọi là “bắt rồi thả.” Ông Trump nói trên trang web của ông rằng bất cứ ai nhập cư trái phép vào Mỹ sẽ bị giam giữ cho đến khi bị trục xuất.
Ông Trump cũng sẽ trục xuất các thành phần di dân tội phạm, mở rộng lực lượng Tuần tra Biên giới và đưa hệ thống kiểm tra điện tử vào vận hành.
Việc ông Trump chú trọng vào di dân bất hợp pháp đã khiến người gốc Châu Mỹ La tinh xa lánh ông. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy người gốc Châu Mỹ La tinh ủng hộ bà Clinton hơn.
Bà Clinton hứa sẽ giảm con số di dân bất hợp pháp qua một kế hoạch cải tổ chính sách di dân toàn diện, trong đó có việc vạch ra một con đường để một số thành phần di dân bất hợp lệ có thể trở thành một công dân đầy đủ và có quyền bình đẳng, nội trong vòng 100 ngày sau khi bà lên nhậm chức tổng thống. Thêm vào đó, bà Clinton còn hứa sẽ chấn chỉnh chương trình cấp visa theo diện gia đình, hiện đang bị ùn tắt, bà còn cam kết sẽ bảo vệ biên giới và an ninh quốc gia, đồng thời tạo điều kiện để hàng triệu người lao động cần cù được chính thức đóng góp cho nền kinh tế quốc gia.
Bà Clinton tuyên bố sẽ bảo vệ các chương trình của Tổng thống Obama, tạm thời không trục xuất một số di dân sang Mỹ từ nhỏ, cũng như những cha mẹ có con cái là công dân Mỹ.
Một giới chức ở bang California theo Ðảng Dân chủ, cô Fiona Ma, nói bà Clinton được biết tiếng là người bảo vệ di dân. Cô Ma tóm tắt lập trường của bà Clinton:
“Hỗ trợ tất cả các cộng đồng, bảo đảm tất cả mọi người đều được đón nhận, và không một ai phải trở thành ‘dê tế thần’.”
Những người ủng hộ ông Trump nói rằng ông sẽ bảo vệ đất nước.
Một người gốc Châu Mỹ La tinh giải thích lý do ủng hộ ông Trump:
“Bởi vì chúng ta cần thay đổi. Chúng ta cần thay đổi thực sự trong lần bầu cử này.”
Con đường tới Tòa Bạch Ốc đòi hỏi phải thuyết phục được cử tri trên hàng loạt vấn đề khác nhau. Di dân và an ninh là những vấn đề then chốt trong cuộc đua năm nay. – VOA
Powered by Blogger.