Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 14-10-2016

Friday, October 14, 2016 7:56:00 PM // , ,

Trở lại vạch xuất phát

14-10-2016

Một chung cư xây theo kiểu Liên Xô trong trung tâm thành phố Hà Nội chụp ngày 12/8/2016.
Một chung cư xây theo kiểu Liên Xô trong trung tâm thành phố Hà Nội chụp ngày 12/8/2016.
 AFP photo
Trở lại vạch xuất phát
00:00/00:00
5 năm tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam được cho là chưa đạt kết quả, nếu không muốn nói là thất bại.
Một loạt các cuộc Hội thảo, Diễn đàn liên quan đến kinh tế đã diễn ra song hành với Hội nghị Trung ương 4 khóa XII nhóm họp ở Hà Nội từ ngày 9 tới 15/10. Một phần nghị trình của Hội nghị là tìm biện pháp vượt qua sự trì trệ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới hay là chết
Bên cạnh vấn đề chỉnh Đảng, nội dung quan trọng của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII là thảo luận một số chủ trương, chính sách lớn nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Phải chăng do áp đặt thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một hình thức chưa từng có trên thế giới, cho nên đảng Cộng sản Việt Nam xoay trở thế nào cũng bị các gút thắt chính trị ảnh hưởng tới thể chế kinh tế. Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XI đã nhìn nhận yêu cầu cải cách chính trị, theo đó đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa…
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hiện hoạt động trong tư cách luật sư nhân quyền ở Saigon phân tích:
Người ta nói Việt Nam từ Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ X tới XI, bây giờ lần thứ XII thì đều có một đoạn ghi rằng, đổi mới kinh tế mà không đồng thời đổi mới chính trị.
- Luật sư Trần Quốc Thuận
“Người ta nói Việt Nam từ Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ X tới XI, bây giờ lần thứ XII thì đều có một đoạn ghi rằng, đổi mới kinh tế mà không đồng thời đổi mới chính trị. 
Nhưng cho tới giờ chưa có một Hội nghị Trung ương nào bàn về đổi mới chính trị là đổi mới cái gì, trong đó mở rộng dân chủ như thế nào, thực hiện dân chủ như thế nào, thực hiện tự do báo chí như thế nào, tự biểu tình là thế nào, tự do lập hội như thế nào… 
Tất cả những vấn đề đó chưa có một Hội nghị Trung ương nào mà bàn vấn đề đó cả. Cho nên người ta đề nghị là việc đó đã ghi trong Nghị quyết của Đảng rồi thì Đảng nên có hội nghị bàn về nội hàm của cái này.” 
Khó hình hình dung Hội nghị Trung ương 4 sẽ tạo được đột phá gì về vấn đề cải cách thể chế chính trị trong tình hình hiện tại. Thế nhưng các chuyên gia kinh tế từ các diễn đàn trên cả nước đã mổ xẻ vấn đề này khá rành mạch. Theo VietnamNet và Dân Trí bản tin trên mạng ngày 13/10/2016, tại cuộc Hội thảo “30 năm đổi mới: Thành tựu, Bài học và Triển vọng” tổ chức hôm 8/10 tại Hà Nội, TS Lê Đăng Doanh thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liệp Hiệp Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nhận định là, cho đến nay mô hình kinh tế thị trường mà Việt Nam đã xây dựng vẫn chưa hoàn thiện.
TS Lê Đăng Doanh dẫn chứng 4 vấn đề cụ thể liên quan tới đất đai, tài nguyên thiên nhiên; sự phân bổ nguồn lực; sự can thiệp quá nhiều của nhà nước vào thị trường; bộ máy công quyền cồng kềnh và mối lo nợ công.
Vẫn theo VietnamNet và Dân Trí ghi nhận, 4 vấn đề đi ngược lại nền kinh tế thị trường được TS Lê Đăng Doanh mô tả rất đầy đủ và mang tính sống còn. Chúng tôi xin trích dẫn:
“Thứ nhất, đất đai và tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam được pháp luật Việt Nam qui định là sở hữu toàn dân, tức là không có chủ sở hữu cụ thể, dẫn đến sự lạm dụng quyền lực để thu lợi bất chính. Chẳng hạn như chênh lệch quá cao giữa giá đền bù đất cho nông dân với giá đất xây dựng. 
Việc thuê đất, giao đất thường thông qua biện pháp hành chính hoặc cưỡng chế gây bất bình trong xã hội. Tình trạng thiếu công khai minh bạch trong quá trình chuyển giao hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên, rừng và đất rừng cho doanh nghiệp khai thác, vô hình chung tạo cơ hội cho quan chức suy thoái tham nhũng. 
Thứ hai, tín dụng lãi suất vẫn còn được điều hành bằng biện pháp hành chính, phần lớn tín dụng được giao cho các tập đoàn và tổng công ty nhà nước với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. Kết quả là nguồn lực được phân bổ không hiệu quả, doanh nghiệp nhà nước sử dụng nhiều vốn nhưng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng.
Thứ ba, nhà nước vẫn còn can thiệp vào thị trường ở các cấp khác nhau, tạo cơ hội cho lợi ích nhóm phát triển. Nhà nước duy trì độc quyền ở nhiều sản phẩm và dịch vụ chưa có cơ chế kiểm soát hiệu quả, làm môi trường kinh doanh kém lành mạnh, tạo cơ hội cho một số đối tượng giàu lên nhanh chóng, trong khi số đông doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa vật vã mãi mà chưa lớn lên được. Chính vì vậy, sau một thời gian tăng trưởng ngoạn mục, kinh tế Việt Nam lại rơi vào tình trạng bất ổn, bội chi ngân sách cao, nợ công tăng, trong khi tốc độ tăng trưởng giảm sút.
Thứ tư, bộ máy cồng kềnh khiến chi thường xuyên rất cao, cần tái cơ cấu ngân sách toàn diện gắn với tái cơ cấu bộ máy, thiết lập kỷ luật ngân sách nghiêm minh, công khai minh bạch, gắn liền với trách nhiệm giải trình và trách nhiệm cá nhân để tiết kiệm…” 
Bức thiết cải cách toàn diện
000_FV5JK.jpg-400.jpg
Một người bán rau dạo trên đường phố Hà Nội ngày 05 tháng 9 năm 2016. AFP photo Một người bán rau dạo trên đường phố Hà Nội ngày 05 tháng 9 năm 2016. AFP photo
Vừa rồi là nhận định của chuyên gia kinh tế TS lê Đăng Doanh tại Hội thảo “30 năm đổi mới: Thành tựu, Bài học và Triển vọng” tổ chức hôm 8/10 tại Hà Nội mà người đọc báo xem được từ mạng VietnamNet và Dân Trí Online. TS Lê Đăng Doanh cho rằng, để khắc phục và  vượt qua  tất cả những thách thức vừa nêu, “Việt Nam cần thiết một cải cách duy  nhất đó là cải cách thể chế. Trong tình hình nội bộ nền kinh tế Việt Nam và các cam kết hội nhập quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện sớm những cải cách thể chế cơ bản và có hệ thống, thay vì những cải cách cục bộ, từng mặt, từng bộ phận như cho đến nay.”
Trả lời Nam Nguyên vào tối 13/10, Giáo sư Vũ Văn Hóa phó hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận định:
“Đánh giá một cách đích thực thì trình độ quản lý kinh tế của Việt Nam vẫn còn thấp. Tôi cũng nhất trí là lợi ích nhóm còn quá nhiều trong nền kinh tế Việt Nam. Thể chế hay vấn đề mô hình tăng trưởng thì tôi nghĩ là ở xung quanh Việt Nam có quá nhiều những nước mà người ta có những mô hình mà Việt Nam tương đồng về điều kiện, Việt Nam có thể học tập được.
Tuy nhiên là năng lực quản lý nền kinh tế chưa được cao, thứ hai nữa lợi ích chung của quốc gia nói chung chưa được tập trung về một mối, chính là điều này làm phân tán nguồn lực đi, nó làm cho mô hình của Việt Nam chưa có một hướng đi cố định để mình cứ theo đó mà làm. Bởi vì cứ luôn luôn là thử nghiệm…” 
Giáo sư Vũ Văn Hóa trình bày quan điểm khác biệt của ông, đối với vấn đề cần đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới thể chế kinh tế, thì mới có thể phát triển được. Ông nói:
“Tôi nghĩ cũng không hẳn như thế, có phải là đổi mới chính trị nó làm cho tăng trưởng kinh tế được đâu. Điều này cần phải xem xét lại, bởi vì có nhiều quốc gia ở bên cạnh Việt Nam, cũng không hẳn là họ đổi mới chính trị mà kinh tế của họ vẫn phát triển một cách bền vững…cho nên cần phải xem xét những căn nguyên chính là lề lối làm việc, lề lối khai thác. Thế rồi trình độ của người lao động ở đất nước đó như thế nào. Lấy ví dụ, cũng là năng suất lao động với nguồn tài nguyên thiên nhiên như vậy, nhưng năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/5 hay 1/7 của Thái Lan thôi, hoặc bằng 1/15 của Singapore thôi. Cái đó tôi cho rằng không hẳn là anh phải đổi mới chính trị…” 
Một trong những nội dung về quan điểm, định hướng chủ trương, chính sách lớn mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra hôm 9/10/2016 khi khai mạc Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, có vấn đề về tịch tụ, tập trung quyền sử dụng đất nông nghiệp…Giáo sư Vũ Văn Hóa trình bày ý kiến đối với vấn đề này.
“Quan điểm của tôi, tôi muốn phải là sở hữu đất đai. Giao cho người ta nếu họ có điều kiện thì họ phải có quyền sở hữu. Còn nếu không sở hữu chỉ có quyền sử dụng, thì ít nhất phải từ 50 năm cho tới 70 năm sau. Tôi nghĩ như thế người ta mới có điều kiện và ý tưởng đầu tư vào ruộng đất tốt hơn.
Bên cạnh đó, đầu tư tích tụ ruộng đất lớn hơn thì những người có ruộng đất ít biết làm gì đây. Bây giờ mình cũng chưa có định hướng để giải quyết cho lao động đó để cho người ta có thu nhập. Cái đó còn khiếm khuyết trong nền kinh tế bởi vì lúc đó thất nghiệp rất nhiều. Có một chính sách gì đây để cho những người mất ruộng đất có điều kiện sống và phát triển được.”
Ở Việt Nam không chỉ thị trường đất đai chưa hoàn chỉnh mà cả thị trường lao động cũng chưa hoàn chỉnh. Đây là hai chân phải đi song song trong quá trình đổi mới chính sách đất đai.
- TS Đặng Kim Sơn
Trong dịp trả lời chúng tôi TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện  trưởng Viện Chính sách và chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn hiện làm việc ở Hà Nội cho rằng, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để có thể thực hiện cải tổ chính sách về  ruộng đất.
Điều lo ngại là điều kiện ràng buộc về tốc độ của quá trình tích tụ đất đai nó bị phụ thuộc rất nhiều nữa là phần của thị trường lao động. Ở Việt Nam không chỉ thị trường đất đai chưa hoàn chỉnh mà cả thị trường lao động cũng chưa hoàn chỉnh. Đây là hai chân phải đi song song trong quá trình đổi mới chính sách đất đai. ” 
Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia Việt Nam đồng loạt trở lại vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, sau khi kế hoạch này đã được thực hiện trong 5 năm vừa qua.
SaigonTimes Online và VnEconomy ngày 12/10/2016 trích lời ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam kêu gọi thực hiện đổi mới lần thứ hai. Lên tiếng tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam tổ chức hôm 12/10 tại Hà Nội, ông Trần Đình Thiên cho rằng 5 năm tái cơ cầu nền kinh tế, tiến triển chậm, kết quả rất hạn chế và còn xa mới đạt mục tiêu và kỳ vọng. Theo lời ông Viện trưởng, dấu hiệu mất cân đối trong nền kinh tế vẫn đang tồn tại. Tụt hậu và tụt hậu xa hơn đã chuyển từ nguy cơ lớn nhất thành hiện thực ngày càng rõ.
Việt Nam sẽ đổi mới lần thứ hai như thế nào? trong bối cảnh nền kinh tế đã hết động lực phát triển, bị phong tỏa bởi nền kinh tế thị trường không thể hoàn chỉnh được vì định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là vấn đề mà Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đang mổ xẻ trong một đề án mới về tái cơ cấu nền kinh tế, đồng thời cũng là một chủ đề thảo luận của Quốc hội trong thời gian sắp tới. – RFA
HTML5

Bài học xương máu về thủy điện

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-10-14
Sự cố vỡ đường ống dẫn dòng thủy điện Sông Bung 2 hồi tháng Chín khiến người dân hoang mang trong lúc Bộ Công Thương cho tiến hành điều tra còn lãnh đạo Quảng Nam thì nhìn nhận đây là bài học xương máu.
Tại buổi họp hôm 10 tháng Mười vừa qua, liên quan đến việc vận hành liên hồ chứa  nước trong mùa lũ của các nhà máy thủy điện trên lưu vực Vu Gia-Thu Bồn, phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam là ông Lê Trí Thanh nói rằng sự cố sông Bung 2 là một bài học xương máu.
Phó giáo sư tiến sĩ Cao Đình Triều, viện trưởng Viện Địa Vật Lý Ứng Dụng thuộc  Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam, nhận định:
Bài học xương máu về cái gì ? Thực ra mà nói đường ống đấy bị vỡ là vấn đề khi xả lũ là anh làm chưa đúng qui trình. Khi ngăn đập thì thường người ta xây dựng các công trình đường ống xả lũ và đường ống dẫn dòng phải hoàn thành tốt trước mùa mưa. Ở miền Trung mình phải tích nước vào mùa mưa vì các mùa khác không có nước. Cho nên phải xây dựng đường ống thật hoàn chỉnh rồi phải đảm bảo kiểm tra tất tật về mặt công trình rồi thì khi ấy mới có  quyền tích nước.
Tôi nghĩ phát biểu của ông đấy chắc chỉ liên quan đến vấn đề là đập thủy điện đó tích nước không đúng. Khi đắp đập bao giờ cũng phải có những kênh thoát nước nhưng mà cuối cùng, khi mùa mưa rồi, thì công trình của anh chưa hoàn chỉnh, anh phải vội vã, cái đấy mình cho là cái sai lầm nhất. 
Bài học quan trọng thứ hai, vẫn lời phó giáo sư tiến sĩ Cao Đình Triều, là nghiên cứu điều tích nước trong vấn đề xả lũ và tháo nước:
Trong hệ thống bậc thang thì tháo lũ phải có qui trình, bậc trên tháo lũ như thế nào để thả xuống bậc dưới và bậc dưới nữa. Vấn đề giám sát đấy là phải chú trọng thường xuyên luôn. Phải có nghiên cứu và điều tiết để không ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, không ảnh hưởng đến ngập, lụt. Một qui trình chặc chẽ thì bao giờ cũng đảm bảo tốt và không có vấn đề gì.
Sự có thủy điện hay gặp là không dự báo tốt được mức độ mưa rơi xuống hay mức độ nước ở thượng nguồn về. Cho nên  cứ khi nào mà nước quá nhiều, gặp nguy hiểm thì anh xả bừa.  Nếu có khoa học là anh phải biết dự báo được nước lũ sẽ về như thế nào để không gây nguy hại mà cũng không thể ép mình  xả lũ một cách đột ngột. Đấy là bài toán tương đối khó trong khoa học nhưng mà phải làm được. 
Nhưng trong miền Trung thì toàn thủy điện nhỏ, dung tích chứa nước lại ít cho nên khi lũ về thường người ta phải xả gấp, đấy là nhược điểm.
- Ông Vũ Trọng Hồng
Tại buổi họp ngày 10 tháng Mười, phó chủ tịch Quảng Nam Lê Thí Tranh cũng yêu cầu các đơn vị là,  từ sự cố Sông Bung 2, phải lưu ý kiểm tra các cửa van, vận hành thử máy móc cũng như các trang thiết bị như hệ thống loa, còi cảnh báo. Bên cạnh đó, phải tiến hành kiểm tra mốc cảnh báo lũ, nghiên cứu tăng dày các cột mốc và bổ sung trạm đo mưa, phối hợp lập bản đồ ngập lụt vùng hạ du vân vân…
Lưu vực Vu Gia-Thu Bồn của Quảng Nam có 42 dự án thủy điện đã phê duyệt với tổng công suất trên 1.600 MW, có 10 dự án thủy điện bậc thang mà 7 công trình đã đi vào hoạt động và 3 công trình đang được xây dựng. Ngoài ra còn có 32 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trong đó 10 công trình đã phát điện.
Giáo sư tiến sĩ Vũ Trọng Hồng, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi, từng giám sát việc thi công dự án thủy điện Trị An, giải thích thủy điện bậc thang ở Quảng Nam chủ yếu dùng để phát điện chứ không có nguồn nước để tưới cho hạ lưu,  vì thế nó ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn nước ở hạ lưu.  Ông nói có thể vì thế mà  lãnh đạo tỉnh Quảng Nam mới phát biểu rằng đây  là bài học xương máu vì chính họ đồng ý với dự án thủy điện này.
Vừa qua chuyện Sông Bung 2 không phải do thủy điện xả lũ xuống mà do lũ ở thượng nguồn đang đổ về, công  trình đang giai đoạn sửa chữa cho nên  cánh cửa đóng cái ống thoát nước nó bật ra, nước trôi xuống hạ lưu  ngập các xóm. Cái này chính là do thi công, cửa đó là cửa nhân tạo, ống lại thi công chưa tốt cho nên nó bị vỡ. 
Qui định của nhà nước là anh phải có qui trình xả lũ được duyệt và muốn xả lũ thì phải thông báo cho hạ du. Cũng có những trường hợp lũ đến gấp quá, để bảo vệ đập thì họ cứ thế họ xả không kịp báo, chứng tỏ khi làm thủy điện bậc thang thì phải quan tâm tại vì lũ  ở bậc trên xả xuống đập dưới thường người ta phải rất cẩn trọng, cách nhau bao nhiêu cây số thì mới có bậc thang, để khi lũ trên kia xả và báo thì phía dưới này đỡ được. 
Nhược điểm ở Quảng Nam 
Vấn đề ở Quảng Nam là các bậc thang thủy điện gần nhau quá, độ dốc của sông  quá cao, lũ lại mạnh nên không thể báo kịp:
Đấy là cái họ rút ra bài học, việc họ đồng ý phê duyệt mà không biết rằng khi lũ xả như vậy có thể gây nguy hiểm cho hạ du. Đấy là cái ý mà Quảng Nam muốn nói thôi chứ thật ra cũng chưa có trường hợp xả lũ lớn nào mà chết người. 
Tại buổi họp, phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du của đập thủy điện bậc thang đối với 12 hồ chứa, mà Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã kiểm tra, thẩm định trước khi chuyển qua Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, được cho là bảo đảm an toàn.
Ngoài ra, việc vận hành giữa các hồ chứa, việc phối hợp giữa các đơn vị quản lý công trình thủy điện, hệ thống camera theo dõi mực nước xả tràn cũng được đánh giá là tốt.
Việt Nam có hai hệ thống thủy điện bậc thang qui mô, miền  Bắc là Sơn La-Hòa Bình, miền Trung là Quảng Nam. Nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi Vũ Trọng Hồng:
Việt Nam là nước thu nhập thấp, giờ mới bắt đầu thu nhập trung bình, nguồn tiền để có thể làm những loại năng lượng điện khác như nhiệt điện, điện mặt trời, điện gió là chưa đủ. Nguồn  thủy điện rẻ nhất đồng thời là nguồn thủy điện sạch cho nên Việt Nam buộc phải phát triển. 
Vì muốn có nguồn năng lượng nhanh và rẻ cho nên gần như đồng loạt các dòng sông đều xây dựng thủy điện, chính điều này mới gặp phải những chuyện chẳng hạn như Sông Bung 2. Có thể nói với những thủy điện lớn ở miền Bắc như Hòa Bình-Sơn La thì qui trình rất chặt, xa nhau hàng mấy chục cây số, có hẳn qui trình điều tiết liên hồ chưa để báo cho nhau. 
Nói thật không có cái gì mà tăng được nguồn năng lượng dễ và nhanh như thủy điện, cho nên thủy điện vẫn là cứu cánh của người Việt mình bây giờ.
- PGSTS Cao Đình Triều

Nhưng trong miền Trung thì toàn thủy điện nhỏ, dung tích chứa nước lại ít cho nên khi lũ về thường người ta phải xả gấp, đấy là nhược điểm. Đúng ra miền Trung phát triển vội như vậy thì lại vấp cái lũ về nó lớn. Thứ hai là đến mùa khô, vì thủy điện phải tích nước nên vấp phải cái là muốn chống hạn lại không có nước. Cái này hiện nay nhà nước đang rút kinh nghiệm và đang phê duyệt mốt số dự án nhỏ không cho phát triển nữa ở miền Trung. 
Đối với phó giáo sư tiến sĩ Cao Đình Triều, viện trưởng Viện Địa Vật Lý Ứng Dụng, Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam, thủy điện là cứu cánh của Việt Nam:
Chúng ta cần có năng lượng để phát triển và chỉ có duy nhất thủy điện là cái Việt Nam phải tận dụng. Nói thật không có cái gì mà tăng được nguồn năng lượng dễ và nhanh như thủy điện, cho nên thủy điện vẫn là cứu cánh của người Việt mình bây giờ. 
Được biết quốc hội Việt Nam từng loại bỏ khoảng 400 dự án thủy điện trên toàn quốc và hiện tại cũng đang xem xét để loại thêm nhiều dự án thủy điện nhỏ ở miền Trung. – RFA

Món ngon Hà Nội có an toàn?

 14-10-2016

Ăn sáng vỉa hè Hà Nội.
Ăn sáng vỉa hè Hà Nội.
RFA photo
00:00/00:00
Hà Nội không chỉ nổi tiếng là một thành phố ngàn năm văn hiến, Hà Thành thanh lịch mà đâu đó sự nổi tiếng này còn gắn liền với một thứ văn hóa phở mắng, bún chửi, cháo hăm he và những món ăn thượng vàng hạ cám nguồn gốc bất minh.
Nếu như trước đây, người dân Hà Nội tự tin về ẩm thực của thành phố này bao nhiêu thì hiện tại, mối nghi ngại của người dân Hà Nội về hầu hết các món ăn ở đây đã làm cho Hà Nội trở nên thiếu ý vị và đáng sợ trong chuyện miếng ăn, chỗ ở.
Không khí Hà Nội xưa trong quán ăn đã mất
Nhà nghiên cứu phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhận xét về ẩm thực đường phố Hà Nội: “Ăn thì ăn vậy thôi, ăn theo kiểu ăn coi như không biết chứ tin tưởng thì không, không an toàn, không tin tưởng hơn 80%. Là vì không gian chật hẹp nên mọi thứ cứ bày ra trước mắt, thấy không vệ sinh, đó mới là cái đập ngay trước mắt chứ còn chế biến thì còn không biết nữa. Nguồn thực phẩm thì như một hộp đen, mình không biết được. Họ rửa chén, bát ngay đó, múc phở cũng ở đấy, theo nguyên tắc khe khắt quá thì không được, nhưng cuối cùng thì cũng phải chấp nhận…!”
Đồng cảm với nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, một nhà văn hiện đang làm việc trong ban điều hành Hội nhà văn Việt Nam, không muốn nêu tên, chia sẻ thêm là cái mà người ta gọi rằng “Tràng An thanh lịch” hay “ngàn năm văn hiến” gì đó chỉ còn đọng lại trên mấy mái ngói rêu phong, trên những bức tường cổ, trên tháp chuông nhà thờ, trên tháp rùa Hồ Gươm hay trên dáng đứng lẻ loi, buồn tủi của chùa Một Cột, và đâu đó còn đọng lại trong một góc khuất tâm hồn người Hà Nội.
Ăn thì ăn vậy thôi, ăn theo kiểu ăn coi như không biết chứ tin tưởng thì không, không an toàn, không tin tưởng hơn 80%.
- Ông Phạm Xuân Nguyên
Cái còn lại, dường như là một thế giới khác với hào nhoáng, cuồng nhiệt và đôi khi rỗng tuếch được khoác chiếc áo văn hóa và ngồi chễm chệ giữa lòng thủ đô Hà Nội. Chính cái kiểu văn hóa giả cầy này nhanh chóng đẩy Hà Nội đến chỗ ăn xổi ở thì. Người ta không còn quan tâm đến sức khỏe của người mua, trồng cẩu thả, bán cẩu thả và đến một lúc nào đó, người mua cũng mua cẩu thả và ăn cho có ăn, chẳng còn quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm hay chất lượng thức ăn nữa, miễn cho qua bữa, miễn thấy nggon miệng một chút là được, mọi thứ đều không sao cả.
Cái sự “không sao cả” này lâu ngày trở thành một thói quen và một sự chấp nhận, thậm chí là một điệu sống. Người ta nhầm tưởng giữa hưởng thụ với cam chịu để ăn. Bởi người ta vẫn cứ quan niệm rằng sáng cuối tuần, phải hưởng thụ một bát phở thật ngon miệng hay một bát bún, một phần đậu hủ mắm tôm chẳng hạn, ngồi đâu cũng được, chật chội, ồn ào và dơ dáy một tí cũng không sao, miễn là ngon. Và thậm chí chủ quán có chửi té tát vào mình cũng xem như giải trí, miễn sao có một chỗ ngồi để ăn cho ngon.
Nhà văn này nói rằng đó chỉ mới là khía cạnh bên ngoài, vấn đề người ta xử lý vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào và nguồn gốc, xuất xứ của nó từ đâu thì cả một cái hộp đen bí ẩn nói theo cách của nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên.
Đồng cảm với nhận xét của các văn nghệ sĩ, người lao động Hà Nội cũng thừa nhận là hầu hết các quán tại Hà Nội không còn an toàn. Anh Linh, một hướng dẫn viên du lịch, hiện sống tại Hà Nội, chia sẻ: “Nhà hàng cao cấp thì không biết chứ các quán bình thường thì chẳng an toàn, do nguồn gốc thực phẩm ấy. Bảo thực phẩm an toàn thì chẳng biết thế nào…Như bún đậu mắm tôm ấy, cái mắm tôm thì nhiều người ăn vào vẫn bị đi ngoài. Không an toàn chút nào. Như ngồi ngoài vỉa hè, người dân ta cứ ăn vậy thôi chứ ngồi bên vỉa hè làm sao an toàn, có gì che đậy đâu. Rồi mỡ nữa, họ lấy mỡ bẫn, vụn vặt từ Bắc Ninh, họ kiếm lời thì lấy thôi…!”
Anh Linh chia sẻ thêm là hầu hết nguồn thực phẩm tại thành phố Hà Nội đều đến từ hướng Đông Bắc và Tây Bắc, cụ thể là cửu khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn và cửa khẩu Cốc Lếu, Lào Cai. Và đương nhiên đây là nguồn thực phẩm của Trung Quốc. Bên cạnh đó, những người trồng rau xứ Bắc thời bây giờ không còn trồng rau theo phương pháp tự nhiên như trước đây mà chủ yếu dùng thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc tạo màu xanh mướt và thuốc trừ sâu được dùng một cách vô tội vạ.
Gia súc cũng được nuôi bằng thức ăn Trung Quốc để nhanh phát triển và tăng trọng lượng. Một khi thực phẩm từ rau xanh đến thịt, bún, phở đều dùng chất hóa học thì chẳng biết mức độ nguy hiểm của nó sẽ phát triển đến đâu. Hơn nữa, Hà Nội ngày càng trở nên náo nhiệt, quay cuồng, nhịp sống vội vã, người ta bắt đầu chạy đua với thời gian trong việc ăn uống và người bán thì chạy đua với lợi nhuận nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm bị bỏ qua một bên.
Giới chức nhà nước nói gì?
banbobiatrenduongthanhnienhanoi-400.jpg
Bò bía bán trên đưởng Thanh Niên ở Hà Nội. RFA photo Bò bía bán trên đưởng Thanh Niên ở Hà Nội. RFA photo
Một cán bộ thuộc viện dịch tễ Hà Nội, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Cái đó tôi không nắm chắt được. Nói về nguồn gốc thì mình bận lắm, không quan tâm sâu vào những cái đó. Nên mình không biết nỗi, việc của mình bận quá!”
Theo ông cán bộ này, hiện tại, có quá nhiều vấn đề để giới cán bộ nhà nước quan tâm nên ông không thể nào theo dõi, tìm hiểu một cách cặn kẽ để biết được là thực phẩm, thức ăn tại các hàng quán ở Hà Hội có an toàn hay không. Bởi vì muốn làm được điều này, phải tốn đến hàng chục ngàn tỉ đồng cho một chuyên đề, một dự án cụ thể.
Cái đó tôi không nắm chắt được. Nói về nguồn gốc thì mình bận lắm, không quan tâm sâu vào những cái đó. Nên mình không biết nỗi, việc của mình bận quá!
- Một cán bộ viện dịch tễ Hà Nội
Ông cán bộ này cũng khuyên mọi người hãy cứ yên tâm mà ăn uống ngon lành vì Hà Nội luôn xanh, sạch, đẹp, là điểm đến lý tưởng của mọi du khách trong nước và quốc tế. Ông cho rằng khi ăn uống mà quá quan tâm về nguồn gốc, xuất xứ của thức ăn mình dùng thì việc ăn uống chẳng còn ý nghĩa gì nữa và người ta ăn được thì mình ăn được.
Ông cán bộ này cũng khuyến cáo mọi người không nên ăn các thực phẩm trong các quán khi thực phẩm đó đã có mùi lạ, đã lên men hoặc có nấm lạ xuất hiện trong thức ăn. Đặc biệt, khi ngửi vào thức ăn mà nghe mùi gián, mùi chuột thì tuyệt đối không nên dùng và phải báo với cơ quan chức năng gần nhất.
Ông vui vẻ nói rằng nếu bất kì người dân nào cũng thực hiện đúng qui trình khoa học mà ông đã nói thì chắc chắn sức khỏe sẽ rất đảm bảo và chẳng còn gì để lo lắng.
Nghe ông cán bộ đầy lạc quan này nói chuyện xong, chúng tôi chỉ biết gật đầu cám ơn bài giảng về qui trình khoa học của ông và qua đó, chúng tôi cũng vỡ lẽ được ít nhiều vì sao thực phẩm độc hại ngày càng xuất hiện tràn lan ở Hà Nội cũng như xuất hiện khắp mọi nơi trên đất nước này! –  RFA

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.