Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Mỹ: Điểm nhấn nào khi nhìn vào dàn nhân sự của ông Biden?

Friday, January 15, 2021 // ,

 

NguồnBBC Tiếng ViệtNgày đăng: 2021-01-15


Ông Joe Biden sẽ nhậm chức Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ ngày 20/01/2021 tại Washington D.C
Vài ngày trước khi nhậm chức, Tổng thống tân cử thứ 46 của Hoa Kỳ, ông Joe Biden đã gần như hoàn tất bộ khung nhân sự được đề xuất và thiết lập của mình.
Ba nhà quan sát thời sự và chính trị từ Hoa Kỳ từ Mỹ và Canada bình luận với BBC News Tiếng Việt về đâu là điểm nhấn và những tín hiệu gì liên quan chính sách đối nội, đối ngoại từ dàn nhân sự được đề xuất này.
"Có ba nhân vật đáng chú ý theo tôi, thứ nhất là vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, Lloyd Austin, đó là vị tướng người da màu đầu tiên được đề cử làm chức Bộ trưởng Quốc phòng," nhà báo Phạm Trần, có hơn 40 năm sinh sống và hoạt động báo chí tại Hoa Kỳ, nói với BBC hôm 14/01/2021 từ Washington D.C.
"Ông ấy là một người có kinh nghiệm và được binh sỹ rất kinh trọng. Giới quan sát ở Hoa Kỳ và đặc biệt phía quân đội đã hoan nghênh sự bổ nhiệm này của ông Joe Biden.
"Vị trí thứ hai là vị Bộ trưởng Ngoại giao, Antony Blinken, là một người có kinh nghiệm rất lâu trong nền ngoại giao của Hoa Kỳ.
"Thứ ba là vị trí Bộ trưởng Bộ an ninh Quốc gia, Alejandro Mayorkas, bộ này rất quan trọng với tình hình nước Mỹ trong giai đoạn này và ông đã có kinh nghiệm dưới thời ông Tổng thống Barack Obama.
"Ngoài ra, còn một vị trí quan trọng khác nữa là Bộ trưởng Tài chính của nước Mỹ, Janet Yellen, đó là một phụ nữ và bà là chuyên gia về thị trường chứng khoán và đã giữ nhiều chức vụ quan trọng ở trong chính quyền Hoa Kỳ cũng như trên thị trường chứng khoán."
'Thúc giục nhưng không dễ dàng'


Lần đầu tiên nước Mỹ có một Phó Tổng thống là nữ giới
Theo nhà báo Phạm Trần, các đề cử nhân sự này đã được dư luận tán thành, nhưng có thể việc thông qua tại Thượng viện có thể gặp một số khó khăn, ông nói tiếp với hội luận Bàn tròn thứ Năm của BBC:
"Ông Joe Biden đã thúc giục bên Thượng nghị viện là phải tổ chức nhanh chóng để thông qua bốn vị mà tôi vừa kể, trước khi ông Biden nhậm chức.
"Nhưng tôi e là bên phía đảng Cộng hòa sẽ không làm chuyện đó là bởi vì ông Thượng nghị sỹ Mitch McConnell đã nói rõ ràng rằng có mấy việc. Việc thứ nhất là ông ấy sẽ không tổ chức một cuộc họp khẩn cấp của Quốc hội.
"Thứ hai là ông cũng không trả lời ông Joe Biden về yêu cầu của ông Biden về thông qua cấp thời các nhân vật cốt lõi đề cử trong chính quyền của ông Joe Biden.
"Và thứ ba nữa là ông ấy hoàn toàn bác bỏ chuyện kêu gọi truất phế ông Donald Trump, thì những điều đó cho chúng ta thấy tình hình nước Mỹ còn rất nhiều khó khăn và ông Joe Biden sẽ phải đối phó ngay từ ngày đầu tiên bước vào tòa Bạch Ốc."
Từ Ottawa, Ontario, Canada, luật sư Vũ Đức Khanh, nhà quan sát thời sự và chính trị quốc tế, bình luận với BBC:
"Tôi thấy rằng thứ nhất, nội các của ông Joe Biden có đặc tính là có phụ nữ nhiều hơn, có người trẻ nhiều hơn và thứ nữa là trong chính quyền đó có nhiều chuyên gia hơn, người da màu nhiều hơn.
"Điều thứ hai mà tôi nghĩ là một nhân vật rất quan trọng và bộ ba đó rất quan trọng cho chính sách của Hoa Kỳ, người thứ nhất là tôi muốn nói tới ông William Burns, người sẽ được chỉ định làm tân Giám đốc của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), người thứ hai là ông Jack Sullivan, là người rất trẻ, trong độ tuổi 40, sẽ là cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Hoa Kỳ.
"Và người thứ ba là ông Antony Blinken, người được đề cử cho chức vụ Ngoại trưởng, ba người này tôi tin chắc rằng có đủ khả năng để làm lãnh đạo vấn đề đối ngoại và tôi xin bổ túc thêm ý kiến của nhà báo Phạm Trần là về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất của Hoa Kỳ bây giờ về đối nội là cần phải đoàn kết và phải giải quyết những vấn đề đối nội."
"Về vấn đề thứ hai là đối ngoại, là phải hàn gắn với tất cả các quốc gia ở bên ngoài và tập hợp được một lực lượng để đối phó với Trung Quốc, tôi nghĩ rằng bộ tam mà tôi vừa nêu tên là các ông Blinken, ông Sullivan và ông Burns là ba người có đủ khả năng vừa đối chọi với Nga, vừa đối chọi với tình hình của Trung Đông, trong đó có tình hình của Iran và vừa đối chọi với Trung Quốc," Luật sư Vũ Đức Khanh nói với Bàn tròn Thứ năm của BBC.
'Thuận lợi nhưng vẫn gặp thách đố'


Nước Mỹ đang chia rẽ và chứng kiến nhiều sóng gió về chính trị tại Washington D.C. có thể là một thách đố không nhỏ với tân chính quyền Biden
Trước đó, hôm 13/01/2021, cũng từ Washington D.C., nhà báo Nguyễn Khanh, nguyên Giám đốc ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa ra bình luận với BBC:
"Tôi nghĩ rằng trước hết trong dàn nhân sự của ông Biden bao giờ cũng có bốn Bộ mà người ta gọi là bốn Siêu bộ, trong đó có các bộ Ngoại giao, Tư pháp, Quốc phòng và Tài chính, thì cả bốn bộ đó, các đề cử nhân sự đều là những người rất quen thuộc đối với chính trường thủ đô Washington, khác hẳn với trường hợp trước đây của ông Donald Trump.
"Khi ông Trump bước vào chính trường, đặt chân vào tòa Bạch Ốc, ông Trump không biết ai cả. Nhưng ông Biden đã biết mọi người rồi, ông có mấy chục năm trời ở Washington D.C, và gần nhất là cách mới có bốn năm ông vừa hoàn tất làm Phó Tổng thống sau hai nhiệm kỳ, thành ra những người đó là những nhân sự đã từng làm việc với ông Biden, hoặc là ông Biden đã từng làm việc với họ.
"Họ biết ông hoặc là ông đã biết họ và tất cả chính trường Washington đều biết ông Biden, nên không có điều gì trở ngại cả.
"Nhưng tuy có sự thuận lợi đó, nhưng không phải là chỉ ông Biden thôi, mà bất cứ ai lên làm Tổng thống Mỹ và nhất là vào thời điểm này, cũng phải giải quyết ba vấn đề rất quan trọng.
"Vấn đề thứ nhất là làm sao hàn gắn lại được đất nước, nước Mỹ bây giờ đang chia đôi ra với một nửa nước Mỹ là của ông Trump và một nửa khác của nước Mỹ là của ông Biden, làm sao hàn gắn được?
"Điểm thứ nhì là làm sao giải quyết được đại dịch Covid-19 do virus Corona gây ra và điểm thứ ba là làm sao xây dựng lại được nền kinh tế của quốc gia đang gặp những khó khăn?
"Làm sao để giúp nền kinh tế vượt qua những khó khăn đang có đó để mà tiếp tục phát triển, ai ngồi ghế Tổng thống cũng phải xử lý những vấn đề đó cả và đó là về đối nội.
"Về đối ngoại, nhiều người không hài lòng với ông Donald Trump, nhưng họ phải công nhận một điều rằng ông Trump đã để lại một di sản rất đặc biệt cho vấn đề đối ngoại mà gồm hai điểm. Điểm thứ nhất là kể từ bây giờ trở đi, bất kể ai làm Tổng thống Mỹ, thì cũng sẽ áp dụng một chính sách cứng rắn và nghiêm chỉnh hơn với Trung Quốc.
"Không có nhẹ nhàng, không có dễ dàng, không có uyển chuyển, không có mềm mỏng như là dưới thời ông Barack Obama, thời ông Bill Clinton, thời ông George W. Bush, mà sẽ là một chính sách cứng rắn và nghiêm chỉnh với Trung Quốc.


Tổng thống Donald Trump để lại di sản được cho là có nhiều thách đố đối với chính quyền mới trong thời gian tới đây
"Và điểm thứ nhì là ông Trump cũng để lại di sản là chữ 'đồng minh', đồng minh không có nghĩa là tiếp tục ngồi một chỗ và đợi nước Mỹ cung cấp tiền mà bắt buộc phải làm việc chung với Hoa Kỳ vì quyền lợi chung của đồng minh và của nước Mỹ
"Đó là điểm mà tôi nghĩ chắc chắn ông Biden phải làm như vậy, chứ không thể nào mà có thể làm khác hơn được nữa, đó là về vấn đề đối ngoại, mà có liên quan tới câu chuyện chính sách, nhân sự và nhân sự với chính sách của tân chính quyền Biden, mà nói," nhà báo Nguyễn Khanh nói với BBC.
Theo truyền thông Mỹ, tới nay về cơ bản, Tổng thống tân cử Joe Biden đã hoàn tất các phương án nhân sự cho nội các của mình, tuy nhiên trong đó có một số vị trí cần được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
Trong một diễn biến mới của tuần này, ông Biden đã chọn một nhà ngoại giao kỳ cựu làm quan chức cấp cao của ông về chính sách châu Á, bao gồm bang giao với Trung Quốc.
Ông Kurt Campbell, người được chọn cho vị trí này là nhà ngoại giao về vấn đề châu Á hàng đầu của Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama và được coi là kiến trúc sư của chính sách "xoay trục" châu Á của Washington, truyền thông Mỹ hôm 13/01 dẫn nguồn từ ban chuyển giao của Tổng thống tân cử Hoa Kỳ đưa tin.
Hôm 14/01, ông Biden cũng có một bài phát biểu tại thành phố Wilmington, tiểu bang Delaware, hứa hẹn "một chương mới" cho nước Mỹ, trong đó, ông bày tỏ quyết tâm của tân chính phủ về dập đại dịch Covid-19 và dự kiến bơm 1,9 nghìn tỉ USD vào nền kinh tế Hoa Kỳ.
-----------
Ảnh minh họa của độc giả BCT :


"Khi ông Trump bước vào chính trường, đặt chân vào tòa Bạch Ốc, ông Trump không biết ai cả. Nhưng ông Biden đã biết mọi người rồi,…Họ biết ông hoặc là ông đã biết họ và tất cả chính trường Washington đều biết ông Biden, nên không có điều gì trở ngại cả."
Minh Sơn
----------

TNS McConnell: Thượng Viện sẽ không mở phiên tòa luận tội TT Trump

 15/01/2021

Lão Gà Tre: Tối 13/1/21,  Hạ viện Hoa Kỳ đã biểu quyết và biến ông Trump thành TT Mỹ đầu tiên bị đàn hặc luận tội hai lần, chính thức ‘cáo buộc ông kích động bạo loạn, tấn công vào Quốc Hội hôm 6/1/21?

Kết quả biểu quyết tại Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát với con số 232-197, trong đó có 10 dân biểu Cộng hoà ủng hộ cuộc đàn hặc.

Hạ viện thông qua một điều khoản luận tội duy nhất, là cáo trạng chính thức, tố cáo ông Trump “kích động bạo loạn,” tập trung vào bài diễn văn ông đưa ra trước hàng vạn ủng hộ viên trong buổi rally trước khi đám đông xông vào Điện Capitol, gây bạo động hôm 6/1 khiến năm người thiệt mạng và làm cản trở tiến trình chính thức hoá đắc cử của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống hôm 3/11/2020.

KHÔNG THỂ  TRUẤT PHẾ TT TRUMP

Tuy nhiên, có phần chắc cuộc đàn hặc sẽ không dẫn tới việc truất phế ông TT Trump trước khi nhiệm kỳ Tổng thống 4 năm của ông kết thúc;  và trước khi Tổng thống tân cử nhậm chức ngày 20/1/21.

Lý do rõ ràng là Lãnh đạo phe Cộng hoà Thượng viện TNS Mitch McConnell  đã bác lời kêu gọi triệu tập phiên họp khẩn để tiến hành phiên LUẬN TỘI — đàn hặc.

TNS Mitch McConnell nói với TNS Dân chủ hàng đầu ở Thượng viện Chuck Schumer,  rằng ông không thể triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để xét xử liệu ông Trump có nên bị cách chức hay không sau cuộc đàn hặc tại Hạ viện, một phát ngôn nhân của ông McConnell cho biết.

Nhà Lãnh đạo Đa số Mitch McConnell hôm thứ Tư cũng nói thêm rằng, thủ tục luận tội như thế sẽ không xảy ra trừ khi đảng Dân chủ cứ tiến hành một cách vi hiến sau khi ông Trump rời khỏi Bạch ốc.

Thượng viện hiện đang nghỉ giải lao và ​​sẽ không quay phiên họp cho đến ngày 19 tháng 1, một ngày trước lễ đăng quang tân tổng thống.

Một điều mà Trump minh định rõ ràng là đã kêu gọi,  những người tuần hành ủng hộ ông phải hành xử một cách hòa bình khi đến Điện Capitol vào thứ Tư tuần trước, nơi một số người đã phá vỡ chứng nhận chính thức của Quốc hội về chiến thắng của Biden. Thành phần xâm nhập là ai thì đến nay mọi người dù không ưa TT Trump, cũng thừa biết.

Cho đến nay, Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski, R-Alaska, cho biết bà muốn TT Trump từ chức và Thượng nghị sĩ Ben Sasse, R-Neb., cho biết ông “chắc chắn sẽ xem xét lại” cáo trạng luận tội của Hạ viện.

GOP (Cộng Hòa) làm phức tạp suy nghĩ về cuộc luận tội thứ hai của Trump, thực tế là đảng Cộng hòa sẽ -bảo vệ 20 trong số 34 ghế Thượng viện để tranh cử vào năm 2022.

Nhờ chiến thắng hai lần vượt qua ở tiểu bang Georgia, đảng Dân chủ sắp giành quyền kiểm soát Thượng Viện với tỷ lệ 50-50, dĩ nhiên bà phó Kamala Harris sẽ bỏ phiếu để phân thắng bại khi đăng đàn biểu quyết.

Lên tiếng phản đối việc luận tội hôm thứ Tư là TNS Lindsey Graham, (R)-SC. Ông từng kẻ thù cay đắng một thời với Trump. Thế rồi khi ông Trump đác cử 2017, TNS Graham trở thành một trong những đồng minh thân cận nhất của Trump trong nhiệm kỳ tổng thống 4 năm qua;  sau đó lại chê bai ông về cuộc bạo loạn ở đồi Capitol vào tuần trước.  Nhưng hôm nay, ông Graham đã dành đẹp lời cho TT Trump.

Việc luận tội Trump bây giờ sẽ “gây thiệt hại lớn cho hiến pháp, thể chế quốc gia và có thể tạo thêm bạo lực ”, Graham nói trong một tuyên bố.

Trước khi dứt lời, ông cho rằng: “Nếu đã có lúc các nhà lãnh đạo chính trị của Hoa Kỳ từng quỳ gối cầu xin lời khuyên và hướng dẫn của Thượng Đế thì bây giờ là lúc nên làm như vậy. Điều quan trọng nhất mà các nhà lãnh đạo cần làm trong thời kỳ khủng hoảng kinh hoàng này là nên hành động cho mọi thứ tốt hơn,  thay vì để nó tồi tệ hơn”, Graham nói.

Speaking out against impeachment Wednesday was Sen. Lindsey Graham, R-S.C. A once-bitter Trump foe, Graham became one of his closest allies during his presidency, then lambasted him over last week’s Capitol invasion but has since spent time with Trump.

Impeaching Trump now would “do great damage to the institutions of government and could invite further violence,” Graham said in a statement.

“If there was a time for America’s political leaders to bend a knee and ask for God’s counsel and guidance, it is now. The most important thing for leaders to do in times of crisis is to make things better, not worse,” Graham said.

 

Lời Bàn:

Nhiều dư luận trên các diễn đàn cho rằng tại sao Đảng Dân Chủ vẫn cứ hấp tấp, nóng như ngồi trên lửa, phải loại bỏ Trump bằng mọi giá? Gấp rút như kiểu  tổ chức “đám cưới để chạy tang” theo tục lệ Đông Phương?  Nếu không sẽ gặp đại nạn chăng? Có phải vì ông Trump đã biết quá nhiều về bãi đầm lầy của họ? Nắm trong tay qúa nhiều chứng cứ về sự xấu xa kinh tởm mà Trời không dung, Đất không tha bởi họ đã chung chăn, chung gối với ngoại bang quá sâu đậm? Và những núi tội làm ăn phi pháp, tham ô nhũng lạm? Nuôi dưỡng kẻ thù ngay trong lòng dân tộc để phá tan nền cộng hòa mà cha ông đã dày công tạo dựng hơn 200 năm nay.

Nhiều người cho rằng những biến động trong thời gian qua, tự nó đã cho thấy hai phe Thiện và Ác đã đến giai đoạn không thể đội trời chung – vô phương cứu chữa.  Một là anh phải biến mất, hai là chúng tôi độn thổ? Xem ra khó lắm!

Người xưa thường nói: Gốc rễ của đại loạn trong thiên hạ là do lòng người đại loạn!

Lão Gà Tre

TNS McConnell: Thượng Viện sẽ không mở phiên tòa luận tội TT Trump – Báo Thế Giới Mới (baotgm.net)

Tin thế giới - VOA

Tin Việt Nam - VOA

Powered by Blogger.