Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Xả súng ở Colorado, 10 người thiệt mạng, nghi phạm bị bắt

Tuesday, March 23, 2021 // ,

 VOA - Reuters

 23/03/2021

Lực lượng an ninh rà soát xung quanh khu vực diễn ra vụ xả súng ở Colorado vào ngày 22/3/2021.


Thêm một vụ xả súng vừa xảy ra tại một cửa hàng tạp hoá ở bang Colorado, Mỹ, hôm 22/3 giết chết 10 người, bao gồm một cảnh sát. Vụ xả súng diễn ra chỉ 6 ngày sau khi xảy ra vụ xả súng ở các tiệm spa ở bang Atlanta hôm 16/3 khiến 8 người thiệt mạng.

Tay súng, hiện chưa được tiết lộ danh tính, đã nổ súng tại cửa hàng King Soopers ở Boulder, cách Denver khoảng 45 km về phía tây bắc, vào cuối buổi chiều 22/3, khiến những người mua sắm hoảng loạn, nhân viên chạy tìm nơi trú ẩn trong khi hàng trăm cảnh sát bao vây khu vực.

Truyền thông Mỹ nói nghi phạm đã sử dụng một khẩu súng trường để tấn công và đăng hình ảnh một người đàn ông cởi trần với một chân đẫm máu khập khiễng đang bị cảnh sát còng tay dẫn đi. Cảnh sát cho rằng tay súng chỉ hành động một mình.

Cảnh sát trưởng Boulder, Maris Herold, cho biết có 10 người thiệt mạng tại hiện trường. Trong số đó có cảnh sát Eric Talley, 51 tuổi, người đã phục vụ 11 năm trong lực lượng cảnh sát Boulder, cũng là người người đầu tiên đến cửa hàng. Theo lời cha ông Talley, viên cảnh sát này có bảy người con và đang tìm một công việc ít nguy hiểm hơn.

Cảnh sát cho biết tay súng đã được đưa đến bệnh viện để điều trị vết thương nhưng không cho biết tình trạng thương tích của anh ta như thế nào. Hiện chưa có thông tin về thời điểm nghi phạm có thể phải ra hầu tòa.

Vụ xả súng đã thêm vào trong danh sách các vụ xả súng hàng loạt xảy ra ở Colorado, với một số các vụ bạo lực súng ống gây chấn động nhất trong lịch sử hiện đại của Hoa Kỳ.

Vụ nổ súng xảy ra chỉ cách khuôn viên trường đại học hàng đầu của Colorado khoảng 3,2 km.

Ông cụ gốc Việt bị đánh ở Mỹ: ‘Kỳ thị đối với tôi là bất công’

24/03/2021

please wait
Hung thủ, cụ Tạ và cụ Ngọc Phạm, từ trái qua phải, trong ảnh chụp màn hình của Yahoo News
Hung thủ, cụ Tạ và cụ Ngọc Phạm, từ trái qua phải, trong ảnh chụp màn hình của Yahoo News

Nạn nhân người Việt bị một người da trắng đánh trên đường phố ở San Francisco nói việc kỳ thị nhắm vào một người đã ‘hoàn thành bổn phận với nước Mỹ là bất công’ và kêu gọi đồng hương người Việt ‘đề cao cảnh giác khi ra đường ở Mỹ’.

Ông Ngọc Phạm, 83 tuổi, là một trong hai nạn nhân bị hành hung cùng một lúc hôm 17/3 tại một con đường tấp nập ở thành phố San Francisco. Nạn nhân còn lại là bà cụ gốc Hoa 75 tuổi Tạ Tiêu Trân (Xiao Zhen Xie). Hình ảnh camera quay lại cho thấy bà Tạ đã phản đòn khiến kẻ tấn công bị thương.

Hung thủ tên là Steven Jenkins, một người đàn ông da trắng 39 tuổi, ngay sau đó đã bị cảnh sát bắt giữ vì tình nghi có hành vi tấn công vô cớ với tình tiết tăng nặng, cảnh sát San Francisco cho biết.

Trung tâm Giới trẻ Cộng đồng San Francisco (CYCSF) đã tổ chức gây quỹ trên trang GoFundMe để hỗ trợ chi phí điều trị cho ông Ngọc Phạm. Hiện giờ số tiền quyên góp được đã lên tới trên 200.000 đô la trong khi mục tiêu ban đầu chỉ là 25.000 đô la.

‘Bị đánh bất ngờ’

Ông Ngọc hiện đã được xuất viện và cho về nhà. Trao đổi với VOA qua điện thoại từ San Francisco, cho biết ông ‘đã ăn ngủ được’ và ‘chỉ còn đau nhức chút đỉnh’.

Về thương tích, ông nói ông bị ‘gãy sống mũi, trật cần cổ và vết bầm trên đầu’. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, bác sĩ nói rằng đầu ông ‘không bị chấn thương sọ não’ trong khi ‘vết thương ở cổ chỉ có một đốt cổ bị rạn nứt chứ không bị lệch làm ảnh hưởng đến dây thần kinh’.

Ông mô tả vụ việc xảy ra với ông vào hôm đó ‘rất là bất ngờ’ nên ông ‘không có sự đề phòng gì’. Khi đó, ông đang đi mua đồ ở chợ Farmers’ Market, nơi nông dân đem hàng hóa tươi đến bán nên rất được dân châu Á ưa chuộng.

“Tôi cũng cảnh giác lắm (sau một loạt các vụ kỳ thị người châu Á xảy ra ở San Francisco),” ông cho biết. “Bình thường tôi đi ra chợ mua đồ gì là mua rẹt rẹt rồi về. Nhưng bữa đó gặp người bạn cũng từng làm cảnh sát, cũng ở tù cải tạo với nhau, cũng qua Mỹ theo diện HO nên mới đứng lại nói chuyện thì tai nạn xảy ra.”

Ông Ngọc từng làm cảnh sát đặc biệt dưới thời Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975. Ông từng bị nhà cầm quyền cộng sản đưa vào trại cải tạo suốt 17 năm, sau qua Mỹ theo diện HO vào năm 1993.

“Tôi rất là bất ngờ. Đang đứng nói chuyện với người bạn thì nó quýnh một cú như trời giáng. Mặt tôi máu me tùm lum rồi té xuống đập đầu xuống đất nên đâu có chống cự lại nó được. Thành ra phản ứng không kịp,” ông giải thích tại sao mình không chống lại như bà cụ Tạ.

Theo lời ông nói thì sau khi đánh ông té ngã, tên hung thủ ‘tiếp tục tới đánh bà xẩm’. Ông nói sau khi bị thoi thì bà cụ ‘chỉ bị té ngồi xuống đất chứ không đập đầu như tôi’. Tuy nhiên, ông ‘rất ngưỡng mộ’ hành động của bà cụ gốc Hoa mà ông gọi là ‘rất anh hùng’.

Sau khi bị đánh, ông kêu cứu nên mọi người chạy lại giúp đỡ. Nhân viên an ninh ở chợ đã gọi cảnh sát và chỉ mấy phút sau cảnh sát đến bắt hung thủ và kêu ba xe cứu thương riêng biệt chở ba người đi. Ông mô tả hung thủ là ‘Mỹ trắng, không phải gốc Latin, tương đối to con’.

Ông Ngọc nói ông không hề quen biết hung thủ: “Trước khi đánh tôi, ở đầu chợ nó đã đánh lộn với người nào đó rồi. Nó bất mãn nó đi nó gặp mình nó táng đại thôi. Không biết nó kỳ thị sao mà nó chỉ gặp người già nó mới đập thôi.”

‘Tôi không phải gánh nặng’

Gần 30 năm ở Mỹ, ông Ngọc cho biết đây là lần đầu tiên ông bị kỳ thị như vậy. Trước giờ ông cũng nghe tin tức về kỳ thị người châu Á này nọ nhưng ‘không nghĩ rằng có ngày tôi trở thành nạn nhân’.

“Chúng tôi là những nạn nhân của cộng sản. Tôi qua đây được, tôi nghĩ rằng xứ này tự do dân chủ. Tôi làm việc 12 năm đến năm 68 tuổi mới nghỉ hưu thì tôi đã làm tròn bổn phận người công dân đối với xứ sở này. Tôi phải được hưởng sự thanh bình chứ. Sự kỳ thị đối với tôi là bất công,” ông giãi bày với VOA và nhấn mạnh ông không phải ‘gánh nặng’ của xã hội Mỹ.

“Ở San Francisco giờ ghê quá. Nó kỳ thị người châu Á. Nó gặp người già là nó đục thôi chứ đụng người trẻ nó đâu dám,” ông than thở và cho biết hiện giờ nếu có việc gì ra đường ông ‘nhờ con cháu đi’.

Ông nói rằng ông đã từng ‘ở tù cộng sản và không gục ngã’ thì ‘sẽ không gục ngã trước kỳ thị’. Nhưng ông kêu gọi chính quyền trừng trị hung thủ và ‘có biện pháp bảo vệ người châu Á, người Việt Nam và nhất là người già hay bị hiếp đáp’.

“Phải cô lập nó (hung thủ) với xã hội, nếu cho nó ra mai mốt nó đập người khác nữa.”

Ông kêu gọi đồng hương người Việt ‘đề cao cảnh giác khi ra đường’ và lên án hành động kỳ thị để ‘cho thế giới biết nhằm chặn đứng sự kỳ thị đối với người gốc Á và người Việt nói riêng’.

“Cộng đồng xuống đường biểu tình là rất tốt. Nếu tôi mạnh khỏe tôi đã xuống đường ủng hộ,” ông nói về các cuộc xuống đường chống nạn kỳ thị người châu Á ở Mỹ vào cuối tuần qua và cho rằng từ vụ việc này, ông ‘thông cảm cho những người đòi bình đẳng trong phong trào Black Lives Matter’.

Ông Ngọc gửi lời cám ơn những người đã ủng hộ ông về vật chất lẫn tinh thần mà ông nói nhờ đó ‘tinh thần tôi được vững vàng’.

Khi được hỏi về sự phát ngôn và hành động của Tổng thống Joe Biden chống lại sự kỳ thị người châu Á, ông Ngọc nói ông ‘không có ý kiến’. Tuy nhiên, ông cho rằng cựu Tổng thống Donald Trump gọi virus corona là ‘China virus’ là ‘có quá đáng một chút’.

Hiện giờ, cảnh sát đã tăng cường tuần tra một số khu vực có đông dân gốc Á ở San Francisco. Theo phúc trình của tổ chức Stop AAPI Hate, vốn ghi lại những hành động kỳ thị người gốc Á, trong suốt đại dịch, người gốc Á ở Mỹ đã báo cáo ít nhất 3.795 hành động thù ghét nhắm vào họ.

Hôm 12/3, cụ ông Pak Ho, 75 tuổi, đã qua đời sau khi bị tấn công và bị cướp. Hôm 28/1, cụ ông gốc Thái Vicha Ratanapakdee, 84 tuổi, bị một kẻ tấn công xô xuống đường đến chết. Nhiều người Mỹ gốc Á khác ở Vùng Vịnh bang California cũng bị đánh và bị cướp trong những tuần gần đây.

Cậu bé 13 tuổi lạm dụng tình dục nhiều bé gái trong khu dân cư gây phẫn nộ, phụ huynh nạn nhân tức giận đăng hình ảnh nghi phạm lên MXH

 tin tuc.vn

Thứ tư, 24/03/2021 07:17

Hiện tại, sự việc này đang nằm trong top 3 những vụ việc được tìm kiếm trên mạng xã hội Weibo.

Lạm dụng tình dục đàn gà nhà hàng xóm, người đàn ông nhận án 30 tháng tù giam

Nạn nhân ấu dâm ở Trung Quốc khó đòi bồi thường

Khi phóng viên của Tin tức Bắc Kinh tìm gặp phụ huynh cậu bé Thạch, gia đình cậu bé nói rằng cảnh sát đã đưa cậu bé đi khám sức khỏe và xác định đứa trẻ bị chậm phát triển trí tuệ. Hiện tại sự việc vẫn đang được tiếp tục làm rõ.

Đối với vấn đề này, những phụ huynh trong khu dân cư không giấu được vẻ tức giận. Khi ngày cảnh sát đến đưa Thạch đi, họ đã nhanh chóng quay hình lại và chụp lại mặt đứa trẻ rồi đưa lên mạng xã hội.

Ngoài ra, sau khi sự việc được chia sẻ cũng đã khiến cư dân mạng phẫn nộ. Một số người bình luận: "Đứa trẻ này thật sự không được giáo dục tốt. Nếu không được răn đe, đến lớn chắc chắn sẽ phạm tội", "Tôi đề nghị xử phạt thật nặng để ngăn ngừa những rắc rối trong tương lai", "Cha mẹ đứa trẻ đâu rồi, không biết dạy con sao",...

(Nguồn: Weibo, Sina) 

tin tuc.vn

Thứ Ba, 23/03/2021 14:46

Nhiều tuần qua, chính quyền Tổng thống Joe Biden cố hạn chế thông tin về thực trạng của khoảng 15.000 trẻ nhập cư trái phép đến với dư luận Mỹ.

Việc thông tin về tình hình trẻ em nhập cư trái phép ở biên giới bị hạn chế làm nảy sinh nhiều chỉ trích nhắm vào chính quyền Biden. Phe chỉ trích gồm cả một số thành viên đảng Dân chủ. Ngày 22/3, AP công bố hình ảnh hiếm hoi chụp trong một khu trại tạm giữ trẻ em nhập cư trái phép tại thành phố Donna, bang Texas. Những hình ảnh do nghị sĩ đảng Dân chủ Henry Cuellar của Hạ viện tiểu bang Texas chụp lại.

Những hình ảnh do nghị sĩ Cuellar công bố cho thấy cơ sở tạm giữ ở Donna đang trong tình trạng quá tải. Trẻ em nằm chen chúc trong các khu lều được ngăn cách bằng các tấm bạt nhựa. Các em được phát khẩu trang nhưng không thể thực hiện giãn cách chống dịch, phải nằm trên sàn nhà. Theo AP, cơ sở tại Donna đang tạm giữ hàng nghìn trẻ em nhập cư trái phép không có cha mẹ. Một số luật sư khẳng định các em không được sinh hoạt ngoài trời suốt nhiều ngày, dù cơ sở Donna có sân chơi.

Giới chức Mỹ kiên quyết không gọi việc tạm giữ hơn 15.000 trẻ em nhập cư trái phép vào nước này, cùng điều kiện sinh hoạt tại các cơ sở tạm giữ, là một khủng hoảng, theo AP. Họ cũng ngăn giới luật sư đến giám sát những trại tạm giữ các em. Một số cơ quan liên bang từ chối hoặc làm ngơ trước hàng chục yêu cầu tiếp cận của truyền thông. Dưới thời chính quyền Trump, giới truyền thông và các luật sư còn được tiếp cận các khu trại, dù hạn chế.

Khi công bố các bức ảnh, nghị sĩ Henry Cuellar cũng mong muốn dư luận hiểu hơn về các thách thức nghiêm trọng mà biên phòng Mỹ đang đối diện. Cơ quan chức năng bang Texas và liên bang đang phải chăm sóc cho quá nhiều trẻ em. Nhiều em phải ở trong trại khoảng một tuần trước khi hồ sơ được xử lý. Trong khi đó, thời hạn tạm giữ của Cơ quan Tuần tra Biên giới đối với trẻ vị thành niên chỉ là 3 ngày.

Làn sóng người di cư từ Trung Mỹ tiếp tục đổ về biên giới Mỹ - Mexico, sau khi nghe tin giới chức Mỹ cho phép các gia đình có trẻ nhỏ được nhập cư và xin tị nạn. Tuy nhiên, chính sách này vẫn còn nhiều mơ hồ. Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas chỉ nói những gia đình "bị đe dọa nghiêm trọng" mới được trả tự do sau khi nhập cư trái phép để xin tị nạn, thay vì bị trục xuất ngay lập tức.

Theo AP, dù chính quyền Biden quy hoạch chính sách rất bài bản trong 50 ngày đầu nhiệm kỳ, quy mô làn sóng nhập cư trái phép đổ về biên giới phía nam vẫn khiến giới chức bất ngờ. Trong khi đó, đảng Cộng hòa cũng tập trung công kích chính quyền đương nhiệm vì vấn đề nhập cư.

Tổng thống Biden vẫn duy trì chính sách trục xuất hàng nghìn người nhập cư ở độ tuổi trưởng thành và các gia đình vượt biên. Tuy nhiên, ông không đồng ý trục xuất trẻ em nhập cư trái phép mà không có cha mẹ đi cùng. Trong hơn 50 ngày đầu của nhiệm kỳ, chính quyền Biden cũng giúp đoàn tụ hàng chục gia đình người nhập cư bị ly tán bởi chính sách "không khoan nhượng" dưới thời ông Trump.

"Những điều xảy ra dưới thời ông Trump là vô cùng kinh khủng. Nhưng những hình ảnh mới đây cho thấy rằng: Dù thiện chí cao đến mấy, và dù chính phủ Biden đang rất nỗ lực, đây vẫn là vấn đề vô cùng khó khăn", nghị sĩ Henry Cuellar nói. Ông kêu gọi Nhà Trắng hợp tác cùng chính phủ Mexico và các nước Trung Mỹ ngăn người dân rời bỏ quê hương đến Mỹ. Ảnh: AP.

Chính quyền liên bang đang tìm thêm địa điểm, để chuyển khoảng 5.000 trẻ em khỏi các cơ sở tạm giữ của Cơ quan Tuần tra Biên giới đến cơ sở do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ quản lý, vốn có điều kiện chăm sóc phù hợp hơn cho trẻ vị thành niên.

Một thách thức khác ở chỗ số trường hợp trẻ nhập cư trái phép được biên phòng Mỹ phát hiện và tạm giữ mỗi ngày vẫn cao hơn nhiều so với năng lực đáp ứng của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ.

Năng lực tiếp nhận của một số cơ sở đang được trưng dụng làm nơi tạm giữ trẻ nhập cư trái phép cũng sắp chạm hoặc vượt ngưỡng. Đơn cử là trung tâm hội nghị thành phố Dallas, được tạm quy hoạch làm nơi tạm giữ thiếu niên nhập cư, bị quá công suất. Trong ngày 22/3, cơ sở này nhận thêm 500 em, nâng tổng sĩ số lên 2.000 thiếu niên, trong khi năng lực tiếp nhận tối đa chỉ 2.300 người.

 

Người gốc Á đang là nạn nhân của thù ghét trên khắp thế giới

Người gốc Á tại nhiều quốc gia đang trở thành nạn nhân của những hành vi thù ghét như miệt thị sắc tộc, chửi rủa hay tấn công thể xác.

Tình trạng bạo lực nhắm vào cộng đồng người gốc Á không phải vấn đề chỉ có tại Mỹ. Khi đại dịch Covid-19 lan rộng, báo cáo về tội phạm thù ghét cũng gia tăng nhanh chóng ở nhiều quốc gia từ châu Âu tới Australia.

Các nạn nhân cho biết những vụ việc phân biệt chủng tộc hay bài ngoại diễn ra dưới nhiều hình thức, như né tránh trên tàu điện, sỉ nhục bằng ngôn từ hay tấn công thể chất.

Trong mười hai tháng qua, không ít chính trị gia Âu - Mỹ cáo buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho sự bùng phát của Covid-19, cũng như khẩu chiến ngày càng gia tăng giữa Bắc Kinh với phương Tây. Bối cảnh ấy khiến những người thuộc chủng tộc Đông Á - Đông Nam Á trở thành nạn nhân của phân biệt chủng tộc.

Tình hình tồi tệ ở Anh

Tại Anh, chỉ trong giai đoạn tháng 6-9/2020, nhà chức trách London ghi nhận hơn 200 trường hợp tội phạm có tính chất thù ghét nhắm vào người gốc Đông Á. Con số này cao hơn 96% so với cùng thời gian trước đó một năm.

Thăm dò dư luận hồi tháng 6/2020 cho thấy 75% người gốc Hoa ở Anh từng là nạn nhân của xúc phạm chủng tộc.

Trong một cuộc họp về nạn phân biệt chủng tộc diễn ra ở Quốc hội Anh tháng 10/2020, nghị sĩ David Linden cho biết ông nhận được báo động từ các cử tri về tình trạng bạo lực nhắm vào người gốc Á.

"Cử tri miêu tả những vụ tấn công, nhà hàng của họ bị phá hoại hoặc tẩy chay, họ bị đánh đập, nhổ nước bọt hay ho vào người ngay trên phố, họ bị miệt thị và bị đổ lỗi vì đại dịch Covid-19", ông Linden cho biết.

Peng Wang bị tấn công bên ngoài nhà riêng ở Southampton, Anh. Ảnh: CNN.

Peng Wang bị tấn công bên ngoài nhà riêng ở Southampton, Anh. Ảnh: CNN.

Peng Wang là một giảng viên người Hoa tại Đại học Southampton, phía nam nước Anh.

Năm ngoái, Wang bị một nhóm 4 người đàn ông da trắng tấn công khi đang đi bộ gần nhà. Wang cho biết 4 người này đã buông những lời miệt thị chủng tộc với mình.

"Những gì họ làm thật man rợ, đó là điều không nên xảy ra trong xã hội hiện đại. Họ đối xử với tôi như một con thú", Wang cho biết. Cảnh sát tới nay đã bắt giữ 2 nghi phạm.

Kay Leong - sinh viên Singapore đang theo học ở Anh cho biết một người bán hoa dạo trên phố hét "virus corona" về phía cô sau khi nữ sinh này từ chối mua hoa.

"Tôi không đến từ Trung Quốc, nhưng tôi cho rằng tất cả người gốc Á bị nhầm lẫn như vậy. Với tôi, kiểu phân biệt hay đe dọa này không mới. Tôi đã đối mặt với chúng từ khi tới London năm 2016", Leong cho biết.

Những người bị xã hội chối bỏ

Khi đại dịch Covid-19 lan rộng khắp châu Âu, các nhà hoạt động ở Pháp và Tây Ban Nha bắt đầu nhận được những cảnh báo về tình trạng bạo lực nhắm vào người gốc Á.

Tháng 3/2020, công dân Mỹ gốc Hoa Thomas Siu bị tấn công tại Madrid bởi hai người đàn ông. Những người này miệt thị sắc tộc và đổ lỗi cho nạn nhân về virus corona.

Siu cho biết từ tháng 1-3/2020, anh đã bị miệt thị không dưới 10 lần. Và khi phản kháng lại những kẻ miệt thị mình, Siu bị tấn công đến bất tỉnh. Người đàn ông phải nhập viện 1 tuần.

"Tôi luôn biết nạn phân biệt chủng tộc tồn tại, người ta khỉ không thực sự thừa nhận nó", Siu nói với CNN.

Susana Ye là phóng viên 29 tuổi người Tây Ban Nha gốc Hoa. Nữ phóng viên cho biết bạo lực nhắm vào cộng đồng người gốc Á tại nước này đã trở thành điều "bình thường" và truyền thông không còn quá quan tâm.

"Với nhiều người, vấn nạn này không quá quan trọng, bởi nhiều nhà báo không sống cùng hoặc không quen biết các thành viên của cộng đồng. Họ không có sẵn lập trường chống phân biệt chủng tộc, và cũng không biết nhiều ngoài thực tế có tồn tại cộng đồng gốc Á", Ye nói.

Cộng đồng gốc Á biểu tình phản đối bạo lực ở Boston. Ảnh: AP.

Cộng đồng gốc Á biểu tình phản đối bạo lực ở Boston. Ảnh: AP.

Popo Fan, sinh ra ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, hiện là nhà sản xuất phim ở thủ đô Berlin, Đức. Fan nói tình hình rất tồi tệ khi đại dịch mới bùng phát. Người đàn ông sợ hãi tới mức không dám ra ngoài hay sử dụng dịch vụ giao thông công cộng.

"Khi đó tôi bị nhổ vào người, bị chửi rủa khi ở trên tàu điện ngầm ở Berlin. Tôi cảm thấy rất khó hiểu, bởi người tấn công tôi cũng là dân nhập cư. Anh ta say rượu và có lẽ đến từ tầng lớp thu nhập thấp. Tôi cảm giác xã hội Đức không trao cho anh tả đủ tài nguyên hay giáo dục về đa dạng chủng tộc hay y tế cộng đồng. Anh ta không được tiếp cận với những thông tin như thế", Fan nói.

Fan cho rằng chính phủ Đức cần chịu trách nhiệm bởi họ dường như "không dành đủ sự quan tâm cho vấn đề chủng tộc". Người đàn ông nói mình nhiều lần trở thành mục tiêu công kích trên đường ngay từ trước đại dịch.

"Đã có người hét vào mặt tôi 'hãy cút về Trung Quốc'. Khi tôi trình báo, cảnh sát nói họ không thể làm bất cứ điều gì", Fan nói.

Nạn bạo lực chủng tộc cũng được ghi nhận ở Australia. Mới đây, Viện nghiên cứu Lowy công bố báo cáo, trong đó hơn 30% người Australia gốc Hoa cho rằng họ cảm thấy bị đổi xử khác biệt do chủng tộc của mình. 18% nói họ bị tấn công hoặc đe dọa bởi lý do chủng tộc.

"Mang lại cuộc sống tốt hơn cho thế hệ sau"

Nữ phóng viên Susana Ye cho biết tội phạm thù ghét ở Tây Ban Nha ít được quan tâm bởi rào cản ngôn ngữ. Các nạn nhân cũng không sẵn sàng trình báo cảnh sát bởi sợ bị trục xuất. Những nạn nhân là người lớn tuổi có xu hướng giữ im lặng khi bị tấn công.

"Tôi nghĩ những người hành xử bạo lực với chúng tôi bởi họ cho rằng chúng tôi sẽ không phản kháng. Họ đã quen nhìn thấy chúng tôi giữ im lặng", Ye cho biết.

Quan Zhou Wu, tác giả truyện tranh sống ở Madrid, đồng ý với nhận định của Ye.

"Vụ tấn công ở Atlanta thậm chí còn không lên trang nhất của truyền thông Tây Ban Nha, đó chỉ là một vụ việc rất, rất nhỏ, chúng tôi như thể là người vô hình", Quan nói.

Hyun Jung Grant (trái) là một trong các nạn nhân vụ xả súng ở Atlanta. Ảnh: Fox.

Hyun Jung Grant (trái) là một trong các nạn nhân vụ xả súng ở Atlanta. Ảnh: Fox.

Tại Pháp, các nhà hoạt động cho biết đại dịch khiến phân biệt chủng tộc trở nên trầm trọng hơn với cộng đồng gốc Á.

"Từ năm ngoái, phân biệt chủng tộc ngày càng lộ liễu hơn. Nhiều người nói thẳng họ không ưa người châu Á, không thích Trung Quốc", Sun Lay Tan, phát ngôn viên của Security for All - tổ chức đại diện cho hơn 40 hiệp hội người gốc Á ở Pháp, cho biết.

Kate Ng, phóng viên người Malaysia gốc Hoa đang làm việc cho tờ The Independent của Anh, cho biết những vụ bạo lực được ghi nhận ở Anh khiến cộng đồng người gốc Đông Nam Á ớn lạnh.

"Tôi thích ra ngoài, tới những nơi đông người, nhưng lại tự hỏi bản thân: 'Tôi có bị chửi mắng hay tấn công hay không?' Nỗi sợ hiển hiện như vậy đó", Kate nói.

"Cha mẹ chúng tôi cũng đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc, nhưng họ chấp nhận bởi muốn hòa nhập với xã hội. Chúng tôi là thế hệ nhập cư thứ hai ở Pháp, trách nhiệm của chúng tôi là lên tiếng và biến nước Pháp thành nơi tốt đẹp hơn cho thế hệ kế tiếp", ông Tan nói.

 

Powered by Blogger.