Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tem Trung Cộng vi phạm chủ quyền Việt Nam

Thursday, November 3, 2016 // , ,
3-11-2016
Tem bưu chính phát hành tại Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.
Tem bưu chính phát hành tại Trung Cộng đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. – Courtesy KHPT
Câu Lạc Bộ Vietstamps hôm qua có công văn gởi đến Bộ Thông Tin Truyền Thông, Tổng Công Ty Bưu Điện Việt Nam, Hội Tem Việt Nam, kiến nghị về việc tem bưu chính phát hành tại TC đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa.
Đó là bộ tem bưu chính mà TC phát hành hôm 28 tháng Mười vừa qua với 5 mẫu có tên Trung Quốc Hải Đăng tức đèn biển Trung Quốc.
Hình ảnh in trên các con tem là 5 ngọn hải đăng mà TC cho xây dựng trái phép trên 5 bãi đá nằm trong vùng đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị TC chiếm đóng trái phép từ năm 1988 đến 1995.
Điển hình cụ thể là mẫu tem mang số 5-1 có in hình ngọn hải đăng trên đảo Đá Châu Viên, tức Cuateron Reef theo tên quốc tế, bị TC chiếm giữ trái phép từ năm 1988 rồi đặt tên là Hoa Dương Tiêu.
Một mẫu tem khác là 5-2 thì in hình ngọn hải đăng trên đảo Gạc Ma tức Johnson South Reef, bị TC đánh chiếm trái phép từ năm 1988 rồi đặt tên là Xích Qua Tiêu. Theo RFA

Quan hệ Nga – Mỹ: Vì đâu nên nỗi?

Quan hệ Nga – Mỹ: Vì đâu nên nỗi?
Image copyrightREUTERS
Image captionTổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama
2 tháng 11 2016
Thật khó có thể tưởng tượng ra kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh lại có một thời kỳ mà mối quan hệ giữa Nga và Mỹ lại xấu đến vậy.
Các quan chức Mỹ đã mô tả cuộc tấn công Aleppo của liên quân Nga-Syria là “man rợ” và cảnh báo rằng tội ác chiến tranh đang xảy ra.
Tổng thống Nga đã phát biểu một cách rõ ràng về mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Washington và Moscow, nhấn mạnh rằng những gì chính quyền Obama muốn là “diktat” (“áp đặt”) hơn là đối thoại.
Dù vậy, Mỹ và Nga vẫn đang liên lạc về chuyện Syria. Dù có những lời lẽ gay gắt, tố cáo lẫn nhau, cả hai nước nhận ra họ có một vai trò quan trọng trong bất kỳ giải pháp cuối cùng nào cho tấn kịch ở Syria.
Nhiều người đã tin rằng Chiến tranh Lạnh kết thúc sẽ đem lại thời kỳ mới trong quan hệ quốc tếImage copyrightGETTY IMAGES
Image captionNhiều người đã tin rằng Chiến tranh Lạnh kết thúc sẽ đem lại thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế
Dù mục tiêu chiến lược trước mắt là gì đi nữa, một cuộc chiến tranh lâu dài tại Syria không có lợi cho cả Moscow và Washington.
Nhưng không có mức độ cơ bản của sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, bất kỳ cuộc đối thoại nào cũng đều không có nền tảng vững chắc. Người ta không hình dung sự thể lại như vậy. Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh vốn được mong chờ sẽ mở ra một kỷ nguyên mới.
Đã có một thời gian Nga rút lui khỏi vũ đài quốc tế, nhưng bây giờ Nga đang trở lại với quyết tâm củng cố vị thế ở sân nhà; để khôi phục lại phần nào vai trò cường quốc toàn cầu trước kia của mình và đòi lại danh dự sau một thời gian dài bị phương Tây xem thường.
Phương Tây thất bại khi không hoan nghênh nhà nước thay thế Liên Xô?Image copyrightFILIPPO MONTEFORTE/AFP/GETTY IMAGES
Image captionPhương Tây thất bại khi không hoan nghênh nhà nước thay thế Liên Xô?
Vì đâu lại nên nỗi như vậy? Tại sao Nga và phương Tây không thể thiết lập một quan hệ kiểu khác? Ai có lỗi? Đó có phải là việc nước Mỹ thích thọc tay vào chuyện nhà người khác nhưng lại không quan tâm đến thái độ chủ nhà và hàng xóm, hay hoài niệm của nước Nga về một Đại Liên Xô? Tại sao mọi chuyện bây giờ lại trở nên quá xấu và có đúng không khi mô tả hiện trạng như là một “cuộc chiến tranh lạnh mới”?
Tôi sẽ không cố gắng để đưa ra một câu trả lời toàn diện cho tất cả những câu hỏi – những lắt léo của câu chuyện này cần cả một cuốn sách dài cỡ tác phẩm Chiến tranh và Hòa bình của Tolstoy mới kể hết được! Nhưng tôi sẽ cố gắng đưa ra một số gợi ý.
Theo Paul R Pillar, một thành viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh tại Đại học Georgetown và là một cựu quan chức cao cấp của CIA, lỗi trước tiên là do phương Tây.
“Quan hệ đã xấu đi khi phương Tây đã không đối xử với Nga như là một quốc gia đúng nghĩa, một nước vừa thoát ra khỏi chủ nghĩa Cộng sản Liên Xô,” ông nói với tôi. “Quốc gia này cần phải được hoan nghênh vào một cộng đồng mới của các quốc gia – nhưng thay vào đó, nó được coi như là nhà nước kế tục của Liên Xô, và vì vậy kế thừa tình trạng là trọng tâm của sự mất lòng tin của phương Tây.”
Tội tổ tông này, nếu bạn thích gọi như vậy, cấu thành bởi sự nhiệt tình của phương Tây trong việc mở rộng NATO, đầu tiên là kết nạp các nước như Ba Lan, Cộng hòa Czech và Hungary, những nước đã có truyền thống dân tộc lâu đời đấu tranh chống lại ách cai trị của Moscow.
Nga gần đây khẳng định vai trò ở những quốc gia như SyriaImage copyrightAFP/GETTY IMAGES
Image captionNga gần đây khẳng định vai trò ở những quốc gia như Syria
Nhưng việc mở rộng NATO đã không dừng lại ở đó vì họ còn kết nạp tiếp ba nước Baltic, vốn là một phần của Liên Xô cũ. Các nhà bình luận vì thế đã vặn lại: vậy sao còn thắc mắc là Moscow có nên ngăn cản ý tưởng Gruzia và Ukraina cũng theo quỹ đạo phương Tây?
Tóm lại, Nga cho rằng họ đã bị đối xử bất công kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Điều này, tất nhiên, không phải là quan điểm thường được phương Tây chia sẻ. Phương Tây vốn thích tập trung vào quan điểm nước Nga đang muốn “tái trỗi dậy” – một lập trường được nhân cách hóa bởi hình hài của Vladimir Putin, người đã mô tả sự sụp đổ của Liên Xô là “thảm họa địa chính trị lớn nhất” của thế kỷ 20.
Có một cuộc tranh luận thú vị giữa các chuyên gia của các cơ quan tư vấn ở Mỹ rằng phe nào đúng. Nên tập trung vào các sai lầm chiến lược ban đầu của phương Tây trong việc xử sự với nước Nga mới, hay nên tập trung vào hành vi quyết đoán gần đây của Moscow ở Gruzia, Syria hoặc Ukraine?
Sir John Sawers, cựu giám đốc của Cơ quan Mật vụ Anh (MI6), cũng là một cựu đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc và là một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Nga trong những năm vừa qua. Ông thích tập trung vào giai đoạn gần đây hơn.
Sir John SawersImage copyrightWPA POOL/GETTY IMAGES
Image captionSir John Sawers, cựu giám đốc MI6, tin rằng thời kỳ đơn cực của nước Mỹ đã kết thúc
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây của BBC, ông nói rằng phương Tây đã không quan tâm đầy đủ đến việc xây dựng các mối quan hệ chiến lược đúng đắn với Nga trong tám năm qua.
“Nếu có một sự thông hiểu giữa Washington và Moscow về luật chơi – là không cố gắng phá sập hệ thống của nhau – thì việc giải quyết các vấn đề trong khu vực như Syria hay Ukraine hoặc Bắc Triều Tiên – chuyện sớm muộn gì cũng tới tay chúng ta – sẽ dễ dàng hơn,” ông nói.
Nhiều chuyên gia tôi đã nói chuyện cũng chỉ ra sự lúng túng, bị động và việc thường đưa ra các thông tin lẫn lộn trong chính sách ngoại giao của chính quyền Obama.
Quyền lực tuyệt đối của Washington có thể bị suy giảm, nhưng đôi khi Mỹ vẫn quyết tâm sử dụng các đòn bẩy quyền lực còn lại. Mỹ có đang xoay trục về châu Á hay không và Mỹ thực sự giảm vai trò của mình ở châu Âu và Trung Đông đến mức độ nào?
Mỹ có chứng minh lời lẽ của mình bằng quân lực? (Ở Syria thì câu trả lời là không.) Và Mỹ có thực sự suy nghĩ về vị thế của mình đạt được so với Moscow?
Trong năm 2014, sau vụ sát nhập Crimea vào nước Nga, ông Putin khi phát biểu trước Duma Nga đã lưu ý rằng “Nếu bạn nén lò xo tới hết mức, nó sẽ bật lại rất mạnh. Bạn phải nhớ điều này,” ông nhấn mạnh.
Như Nikolas K Gvosdev có viết gần đây trên trang web của National Interest – một tạp chí về chính sách của Mỹ có quan điểm thực dụng về chính sách đối ngoại – “Những phản ứng cẩn trọng là hoặc tìm cách để giảm áp lực lên lò xo, hoặc chuẩn bị tinh thần khi lò xo bật lại và có cách giảm sốc”.
Dù những sai lầm của quá khứ là gì hay ai là người chịu trách nhiệm đi nữa, vấn đề là chúng ta đang ở đâu? Là Mỹ và Nga thực sự trên bờ vực của cuộc xung đột về Syria? Tôi không nghĩ như vậy, nhưng còn quan điểm là tất cả chúng ta đang bước vào một “cuộc chiến tranh lạnh mới” thì sao?
Paul Pillar, lấy một ví dụ, cho rằng đây không phải là thuật ngữ đúng. “Ở đây không có kiểu cạnh tranh ý thức hệ toàn cầu vốn là đặc trưng của Chiến tranh Lạnh và may mắn thay, chúng ta không có một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân nào nữa,” ông nói với tôi.
“Cái đang hiện hữu là sự cạnh tranh quyết liệt tranh giành ảnh hưởng và Nga là một cường quốc có thứ bậc thấp hơn so với Liên Xô trước đây, trong khi Mỹ vẫn giữ vị thế siêu cường.”
Vậy tương lai thì sao? Khi bầu cử tổng thống Mỹ vẫn còn chưa có kết quả, Moscow rõ ràng là tin mình đang được rảnh tay. Và có bằng chứng cho thấy Nga có ý định sử dụng tình trạng này để dàn xếp một loạt các xung đột theo cái cách đặt chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng vào chuyện đã rồi.
Tình hình này gợi nhớ đến năm 2008 khi quan hệ Mỹ-Nga bị đóng băng trong bối cảnh cuộc chiến Nga-Gruzia. Điều này làm cho chính sách của chính quyền Bush đối với Moscow trở nên lóng nga lóng ngóng, và tới phiên Tổng thống Obama thừa hưởng mớ hỗn độn này.
Bạn còn nhớ cái lần gây nức lòng dư luận khi một ngoại trưởng Mỹ, người có tên là Hillary Clinton, “thiết lập lại” quan hệ với Nga? Vậy đấy, chuyện đó cũng không tiến triển được mấy.
Sir John nói với BBC rằng, theo quan điểm của ông, “đó là một trách nhiệm lớn cho Tổng thống Mỹ tiếp theo (và tôi rất hy vọng đó sẽ là Hillary Clinton – ông lưu ý) để thiết lập một kiểu quan hệ khác. Chúng ta không tìm kiếm một mối quan hệ ấm áp hơn với Nga và chúng ta cũng không hướng tới một mối quan hệ lạnh lẽo hơn với Nga,” ông khẳng định.
“Cái chúng ta đang tìm kiếm là một sự thông hiểu chiến lược với Moscow về cách đem lại sự ổn định toàn cầu, sự ổn định trên khắp châu Âu giữa Nga và Mỹ. Và vì vậy, sự ổn định căn bản của thế giới được đặt trên một cơ sở vững chắc hơn so với trước đây.”
Thời kỳ đơn cực của nước Mỹ – ông lưu ý, “là rất ngắn ngủi và giờ đã kết thúc”. Theo BBC
Jonathan Marcus là phóng viên ngoại giao của BBC.

Đọc Báo Pháp – 03/11/2016


Đọc Báo Pháp – 03/11/2016

Ác mộng khi làm ăn với TC: Bị mất công nghệ

Trong dòng thời sự bị ba đề tài chính chi phối – bầu cử sơ bộ trong cánh hữu tại Pháp, với cuộc tranh luận truyền hình thứ hai vào hôm nay, cuộc đua nước rút tại Mỹ 6 hôm trước ngày bầu cử và lực lượng Irak bắt đầu tiến vào Mossoul – báo Pháp ngày 03/11/2016 hầu như quên hẳn châu Á. Tuy nhiên, trên Le Monde đã có một bài viết khá lý thú mang tựa đề «Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Pháp, ‘Trung Quốc không còn là con gà đẻ trứng vàng’», nêu bật một mối lo chung của các công ty xí nghiệp ngoại quốc làm ăn với Bắc Kinh: đó là công nghệ của họ bị mất vào tay TC.
Đối với Le Monde, việc mô hình kinh tế TC chuyển đổi đang gây xáo trộn trong hoạt động của 1.500 doanh nghiệp Pháp ở TC, với vô số các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các xí nghiệp cỡ trung bình, bên cạnh 15 đại tập đoàn Pháp như Michelin, Vuitton, Sanofi, Auchan… mà theo số liệu năm 2014, đã tạo ra được hai phần ba trong tổng số 570.000 công việc làm tại quốc gia châu Á này.
Để nêu bật các khó khăn mà các doanh nghiệp Pháp gặp phải, bài báo của Le Monde nêu lên ví dụ cụ thể của Redex, một công ty cỡ trung bình tại tỉnh Loiret miền Trung nước Pháp, chuyên sản xuất máy cán thép cao cấp ở Pháp và Đức. Ngay từ năm 2009, công ty này đã bắt đầu mở một trung tâm thẩm định và sửa chữa tại Thượng Hải.
Những chuyển đổi kinh tế hiện nay tại TC theo hướng chú ý nhiều hơn đến lãnh vực dịch vụ và tiêu thụ nội địa không phải là không thuận lợi cho Redex, như nhận định của bà Sylvie Grandjean, lãnh đạo chi nhánh của công ty Pháp tại TC, nhất là khi thị trường đã bớt chú ý đến giá rẻ, để chuyển sang đòi hỏi chất lượng cao.
Công ty nước ngoài bị buộc phải chuyển giao công nghệ
Tuy nhiên vấn đề đặt ra lại là để có sản phẩm chất lượng cao, thì phải du nhập công nghệ mới từ nước ngoài nếu trong nước chưa có. Và theo Le Monde, một trong những mối ưu tư lớn của các doanh nghiệp Pháp tại TC chính là việc họ bị buộc phải chuyển giao công nghệ.
Để thành lập cơ sở tại TC, các công ty nước ngoài bị bắt buộc phải liên doanh với đối tác địa phương trong nhiều lĩnh vực (quốc phòng, hàng không, chế tạo xe hơi, viễn thông…).
Tại Redex, để tránh cho công nghệ của mình bị đánh cắp, ngay từ đầu, công ty này đã loại trừ hình thức liên doanh với phia TC. Và khi mở chi nhánh Thượng Hải, với khoảng 20 nhân viên hoàn toàn người Trung Hoa, Redex đã cẩn thận «phân mảnh cấu trúc của doanh nghiệp, để cho không có bất kỳ liên lạc nào giữa các thực thể khác nhau của công ty».
Nhìn chung, theo ông Guillaume Bernard, tổng giám đốc chi nhánh công ty con tại TC của Bernard Controls, một nhà sản xuất động cơ điện cho các loại van dùng trong các nhà máy điện hạt nhân, thì các doanh nghiệp Pháp «luôn luôn gặp phải những vấn đề rất lớn về quyền sở hữu trí tuệ, mà Trung Quốc có một cách giải thích rất cá biệt».
Thế nhưng, theo ông, cẩn thận không không đủ vì «Người Trung Hoa đang tiến triển một cách rất nhanh chóng», và thách thức đối với các công ty Pháp là làm sao để không bị phía TC bắt kịp.
Một khó khăn khác làm cho TC không còn là con gà đẻ trứng vàng cho các doanh nghiệp Pháp nữa: Đó là chi phí nhân công không còn thấp như trước đây. Theo ông Bernard: «Từ hai, ba năm nay, chi phí cho một kỹ sư Trung Hoa đã bằng chi phí cho một kỹ sư người Pháp».
Ông Alban Dastugue, cố vấn phụ trách quốc tế của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp vùng Paris Ile-de-France thẩm định: «Trong những năm 2000, Trung Quốc rất được ưa chuộng. Hiện nay thì không còn như vậy nữa».
Bắc Kinh giận Berlin vì bị cản đường thâu tóm doanh nghiệp Đức
Cũng liên quan đến TC, Le Monde đã ghi nhận một sự cố ngoại giao nghiêm trọng xẩy ra hôm 01/11/2016 giữa TC và Đức trong bài « Bắc Kinh rất bất bình sau vụ Berlin đổi thái độ đối với đầu tư Trung Quốc».
Theo Le Monde, khi bộ trưởng Kinh Tế kiêm phó thủ tướng Sigmar Gabriel, cùng với một phái đoàn 60 nhân vật quan trọng trong nền kinh tế Đức bắt đầu chuyến thăm TC trong 5 ngày cách nay hai hôm, phía Berlin cũng đã dự trù việc tiếp đón sẽ không nồng hậu lắm. Thế nhưng thực tế còn nghiêm trọng hơn, với một sự cố ngoại giao thực thụ.
Trước sự sững sờ của mọi người, bộ trưởng Thương Mại TC Cao Hổ Thành đã hủy bỏ vào phút chót việc ông cùng với khách mời người Đức xuất hiện trước cử tọa đến dự cuộc họp của Ủy Ban Kinh Tế Trung-Đức, ủy ban điều phối quan trọng nhất của hai bộ Thương Mại.
Đối với Le Monde, sự cố nói trên là bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy là sự hiểu lầm giữa hai bên đang hết sức sâu sắc, sau khi Berlin ngăn không cho đầu tư TC mua lại hai công ty sáng giá của Đức.
Theo những người tháp tùng phó thủ tướng Đức, ông Sigmar Gabriel, ông đã cùng với đồng nhiệm TC ăn trưa với nhau và đã có một cuộc trao đổi ý kiến nẩy lửa, với kết quả là ông Cao Hổ Thành đã tẩy chay sự kiện chung trong chương trình dự kiến.
Và tại Đức, đại sứ TC đã không ngần ngại cho đăng trên trang ý kiến của tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung ngày 02/11 một bài đả kích Đức mang tựa «Không nên đối xử với một đối tác như vậy », bày tỏ thái độ «quan ngại trước xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng mạnh ở Đức».
Theo Le Monde, quả là phía TC đã không nuốt nổi phát biểu thẳng thắn của ông Sigmar Gabriel gần đây, cho rằng kể từ nay, đầu tư TC vào Đức sẽ được xem xét kỹ lưỡng.
Le Figaro cũng nhắc đến sự cố ngoại giao Đức TC và nhận thấy: «Một cơn giá lạnh ập xuống quan hệ Đức-Trung», tựa của bài báo.
Đối với Le Figaro, việc Đức phủ quyết thương vụ của TC muốn mua công ty Aixtron đã khiến cho bộ trưởng Đức Sigmar Gabriel bị tiếp đón một cách lạnh lùng tại Bắc Kinh.
Điều đáng nói theo Le Figaro, là từ vị thế đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của nhau, chỉ vì Berlin trái ý Bắc Kinh, mà hai bên đã đột nhiên trở thành đối thủ.

Lực lượng đặc biệt Irak vào được Mossoul

Như nói ở trên, sự kiện biệt kích Irak đột nhập vào thành phố Mossoul trong tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo đã được bình luận rộng rãi. Le Figaro nhận định trong hàng tựa lớn trang nhất : « Lực lượng đặc biệt Irak tiến vào Mosoul chuẩn bị cho trận đánh tối hậu ». Đối với tờ báo Pháp, trận đánh này sẽ rất phức tạp và đẫm máu vì diễn ra trong thành phố đông dân.
Le Figaro nhắc lại là khi tiến vào cửa ngõ của Mossoul hôm thứ Ba 01/11, lực lượng đặc biệt Iraq đã đẩy nhanh tiến độ của một chiến dịch, mà các hướng tấn công lại không đồng bộ.
Ở phía đông bắc, các chiến binh Peshmerga người Kurdistan Irak vẫn đang bị kẹt lại quanh thị trấn Bashiqa, một pháo đài của Daech vẫn đang cố thủ dù đã bị bao vây từ hơn 10 ngày qua. Dọc theo bờ phía đông của sông Tigre, sư đoàn 9 thiết giáp của quân đội Irak cũng tiến lên chậm chạp, vì không có bộ binh hỗ trợ. Bên bờ tây sông Tigre, sư đoàn 15 lại tiến quân được với sự giúp đỡ của lực lượng cảnh sát Irak và hiện đang bao vây thành phố Hamam Alil, cách Mossoul hoảng 20 km. Và cuối cùng, từ phía tây, lực lượng dân quân Shia cũng lục tục hướng về Mossoul.

Trump vươn lên, thị trường chao đảo

Về cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đang trong giai đoạn chạy nước rút, các báo Pháp đều nói đến hiện tượng Donald Trump vươn lên trở lại trong các cuộc thăm dò, gây quan ngại không chỉ cho đối thủ Hillary Clinton mà cả cho các thị trường chứng khoán từ Âu sang Mỹ.
Les Echos đã chạy tựa lớn trang nhất : « Trump bất ngờ vươn lên, các thị trường xáo động ». Tờ báo ghi nhận là việc ứng cử viên đảng Cộng Hòa vươn lên trở lại đã khiến thị trường Wall Street lo ngại, nhưng lại giúp vàng tăng giá.
Theo tờ báo, một số cuộc thăm dò đã cho thấy ông Trung dẫn trước bà Clinton ở nhiều tiểu bang then chốt.
Còn trong bài phân tích của mình, Le Figrao đã giải thích rằng chính tính chất khó lường và thái độ chống các hiệp định tự do mậu dịch của ông Trump là nguyên do gây quan ngại nơi các nhà đầu tư.
Báo Le Figaro đã ghi nhận là hôm thứ Tư 02/11/2016, chỉ số Dow Jones của thị trường chứng khoán Wall Street lại giảm sụt, như thế là ngày thứ năm liên tiếp, trong lúc tại châu Âu, chỉ số CAC 40 ở thị trường Paris chẳng hạn, cũng mất 2.5% kể từ đầu tuần.

Tựa lớn trang nhất

Dù đề cập đến các hồ sơ quốc tế kể trên, phải nói là báo Pháp vẫn ưu tiên cho thời sự trong nước. Le Monde đã dành tựa lớn cho việc chính quyền đã quyết định thiết lập hồ sơ dữ liệu của mỗi người dân.
Trong hàng tựa « Các mối quan ngại sau quyết định thành lập kho dữ liệu của 60 triệu người Pháp », Le Monde cho biết là bộ trưởng Bộ Nội Vụ đã công bố vào hôm chủ nhật 30/10, đúng vào lúc dân chúng bận nghỉ lễ Chư Thánh, nghị định về việc thành lập kho dữ liệu về mọi công dân Pháp.
Các thông tin cá nhân và sinh trắc học, với dấu vân tay và chân dung được số hóa, sẽ được lưu lại trong một cơ sở dữ liệu duy nhất. Để phản hồi lệnh cấm năm 2012 của Hội Đồng Hiến Pháp, bộ Nội Vụ đã đảm bảo rằng sẽ không dùng dữ liệu sinh trắc học trong việc nhận dạng một người.
Tuy vậy, việc tạo ra cơ sở dữ liệu cực lớn này, cách sử dụng cơ sở đó trong tương lai đã khiến cho giới bảo vệ quyền tự do cá nhân hết sức lo ngại.
Báo Libération thì dành gần trọn trang nhất cho cuộc bầu cử sơ bộ trong cánh hữu Pháp với một tựa rất mỉa mai : « Các chú cổ lỗ » – Les Tonton ringards – nhại lại tựa một bộ phim hài nổi tiếng trước đây : Les Tontons flingueurs.
Tờ báo đã giải thích vì sao lại gọi các lãnh đạo cánh hữu là cổ lỗ : « Cánh hữu có nhiều triển vọng thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp (sắp tới). Thế nhưng các biện pháp tự do chủ nghĩa và xưa cũ mà các ứng viên đề nghị đã bị người Pháp ồ ạt bác bỏ » – theo kết quả một cuộc thăm dò độc quyền của tờ báo.
Riêng báo Công Giáo La Croix thì dành tựa lớn trang nhất cho một hồ sơ xã hội : « Kế hoạch sinh tồn cho Air France (hãng hàng không quốc gia Pháp) ». Tờ báo giải thích : Chủ tịch kiêm tổng giám đốc tập đoàn Air-France-KLM sẽ trình bày vào hôm nay, trước ủy ban trung ương của xí nghiệp, kế hoạch chiến lược của tập đoàn, được xem là một nỗ lực tối hậu của doanh nghiệp nhằm nối lại với thành công.

Tin đọc nhanh

(Reuters) - Văn phòng tổ chức nhân quyền Amnesty International ở Nga bị niêm phong. Hôm qua 02/10/2016, khi nhân viên Amnesty tới làm việc tại trung tâm Matxcơva, họ thấy ổ khóa đã bị thay, điện bị cắt và văn phòng bị dán niêm phong. Chính quyền thành phố, cơ quan cho Amnesty thuê văn phòng, giải thích là do Amnesty chậm thanh toán. Nhưng giám đốc Amnesty châu Âu khẳng định có đủ giấy tờ chứng minh thanh toán đúng hạn. Ông tuyên bố có thể đây là nhầm lẫn từ cơ quan hành chính Nga hoặc là ván bài chính trị của Matxcơva.
(Reuters) - Thổ Nhĩ Kỳ : Hơn 1200 hiến binh bị sa thải. Hôm nay, 03/11/2016, bộ Nội Vụ Thổ Nhĩ Kỳ thông báo lý do sa thải vì dính líu đến vụ đảo chính hụt, 15/07. Đài truyền hình CNN – Thổ Nhĩ Kỳ cho biết chính quyền Ankara đã phát lệnh bắt giam 137 giảng viên đại học, vì bị nghi ngờ có liên hệ phong trào của giáo sĩ Fethullah Gulen, hiện đang lưu vong tại Hoa Kỳ, bị tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tố cáo chủ mưu cuộc đảo chính không thành ngày 15/07. Tổng cộng, cho đến nay hơn 110 ngàn công chức, thẩm phán, chưởng lý, quân nhân… đã bị sa thải hoặc đình chỉ chức vụ trong chiến dịch thanh trừng.
(AFP) – Máy bay không người lái Mỹ bắn hạ một thủ lĩnh của Al-Qaida. Hôm qua, 02/11/2016, Lầu Năm Góc thông báo ngày 17/10 đã dùng máy bay không người lái diệt Haydar Kirkan tại Syria. Kirkan được coi là thủ lĩnh Al-Qaida cao cấp nhất ở Syria phụ trách các vụ tấn công ở nước ngoài. Nhân vật này được phép liên lạc với các thủ lĩnh cấp cao nhất của toàn bộ mạng lưới Al Qaida, kể cả Oussama ben Laden khi còn sống.
(AFP) - Nam Phi : Tổng thống Zuma trong gọng kềm tư pháp. Hôm qua, 02/11/2016, một báo cáo mới về tình trạng tham nhũng tại Nam Phi làm nổi bật mối quan hệ giữa tổng thống Jacob Zuma, với một doanh nhân tỷ phú kiểm soát truyền thông và công nghiệp, lũng đoạn chính trị quốc gia. Sự kiện này gây cơn địa chấn chính trị. Báo chí Nam Phi gọi tổng thống Zuma là « xác chết chưa chôn » và yêu cầu tổng thống từ chức.
(AFP) - Liên quan giữa thức uống có cồn và bệnh ung thư. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu quốc tế về ung thư, thuộc Tổ chức Y Tế Thế Giới ra ngày hôm qua, 02/11/2016, thức uống có cồn là thủ phạm của 700.000 ca bệnh ung thư trên thế giới mỗi năm (ung thư thực quản, ung thư trực tràng, ung thư gan, ung thư vú), nhất là tại các nước phát triển. Số người chết vì ung thư do rượu bia gây là 365.000 người. Tuy nhiên, đa phần dân chúng lại không biết tác hại như vậy. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa rượu và bệnh ung thư vú : đó là do chất cồn làm thay đổi nồng độ hocmon nữ.
(AFP) - Thuốc mới trị bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Tạp chí y học Mỹ Science Translational Medicine hôm nay, 03/11/2016, loan báo : Phân tử hóa học tên Verubecestat tỏ ra có nhiều hiệu năng trong việc điều trị bệnh mất trí nhớ ở người lớn tuổi. Được thử nghiệm trên 32 bệnh nhân, thuốc mới vừa ít gây phản ứng công phạt, vừa làm giảm bêta-amyloide, chất đạm độc hại làm tê liệt hoạt động của tế bào thần kinh. Tuy nhiên, thuốc vẫn chưa có khả năng trị dứt Alzheimer.

Tin khăp nơi – 03/11/2016

Tin khăp nơi – 03/11/2016Ân Xá Quốc Tế tố cáo cảnh sát Ý tra tấn dân nhập cư
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Amnesty International – Ân Xá Quốc Tế, ngày hôm nay, 03/11/2016, công bố báo cáo điều tra về những trường hợp cảnh sát Ý đã sử dụng « các biện pháp giống như tra tấn » để có được vân tay của các dân nhập cư, được cứu vớt và tạm trú tại nước này.
Các chuyên gia của Amnesty International đã thực hiện 170 cuộc phỏng vấn những người nhập cư, trong số này có 24 nhân chứng khẳng định đã bị cảnh sát Ý ngược đãi, một số nhân chứng khác cho biết bị cảnh sát đánh đập, tra tấn bằng roi điện, để buộc nạn nhân phải cho lấy dấu vân tay.
Theo AFP, nhiều người nhập cư khi được cứu vớt và đưa vào Ý, đã từ chối không cho lấy dấu vân tay, để họ có thể đi định cư hoặc nộp hồ sơ xin tị nạn tại nước mà họ muốn.
Ân Xá Quốc Tế cho rằng không chỉ Ý mà cả Liên Hiệp Châu Âu cũng phải chịu trách nhiệm về tình trạng này. Theo ông Matteo de Bellis, điều phối viên của Amnesty International, các áp lực của Liên Hiệp Quốc đối với Ý, buộc nước này phải tỏ ra cứng rắn đối với dân nhập cư và tị nạn, đã dẫn đến việc trục xuất bất hợp pháp, ngược đãi và trong một số trường hợp giống như tra tấn.
Amnesty International cho biết các nạn nhân không muốn kiện, nhưng tổ chức này đã thông báo cho bộ Nội Vụ Ý biết và đang đợi trả lời. Mặt khác Amnesty International cũng yêu cầu phải mở một cuộc điều tra độc lập về tình trạng này.

Hồng Kông :

Hai tân dân biểu chống Bắc Kinh bị ra toà

Vì chủ trương Hồng Kông độc lập với Trung Quốc, hai nữ dân biểu Du Huệ Trinh (Yau Wai Ching) và Lương Tụng Hằng (Leung Chun Ying) sẽ phải mất ghế. Trên đây là lập luận của luật sư biện hộ cho phe chính quyền Hồng Kông tại phiên xử ngày 03/11/2016, trong bối cảnh người dân lo ngại Bắc Kinh can thiệp mạnh hơn vào nội tình bán đảo.
Vì Bắc Kinh đang gia tăng kiểm soát sinh hoạt chính trị Hồng Kông nên phong trào đòi độc lập sẽ lên cao, theo phản ứng nhân quả. Theo AFP, trong bối cảnh này, Toà Án Tối Cao tại Hồng Kông bắt đầu xét đơn của chính quyền Lương Chấn Anh xin tước quyền đại biểu lập pháp của hai nữ dân biểu từ chối tuyên thệ trung thành với Trung Quốc.
Tại toà, luật sư của chính quyền Hồng Kông trấn an là cho đến nay chính quyền Lương Chấn Anh chưa kêu gọi Bắc Kinh can thiệp và cũng chưa nhận được thông tin chính thức từ phía Trung Quốc.
Cách nay ba tuần, hai tân dân biểu Du Huệ Trinh và Lương Tụng Hằng tuyên thệ theo cách riêng, choàng trên người khẩu hiệu « Hồng Kông độc lập » để không bị trói buộc phải trung thành với Hoa lục. Lãnh đạo Hồng Kông Lương Chấn Anh đưa vụ việc lên Toà Án Tối Cao. Ông còn tuyên bố không loại trừ khả năng Trung Quốc can thiệp.
Theo báo chí Hồng Kông, cơ quan thường trực Quốc Hội Trung Quốc sẽ cho ý kiến vào thứ Hai tuần sau.
Chủ tịch nghị viện Hồng Kông, tuy thân Trung Quốc, nhưng bênh vực hai nữ dân biểu trẻ, muốn cho họ cơ hội thứ hai để tuyên thệ. Theo ông, đưa vấn đề ra toà án là « sai lầm và không cần thiết ».

Tổng thống Hàn Quốc có nguy cơ bị điều tra

Tư pháp Hàn Quốc hôm nay 03/11/2016 cho biết tổng thống Park Geun-Hye, đang sa lầy trong vụ tai tiếng chính trị, rất có thể sẽ bị điều tra, trong khi người bạn “cố vấn” của bà đã bị câu lưu.
Trả lời hãng tin Yonhap, bộ trưởng Tư Pháp cho rằng “bản thân nữ tổng thống hiểu được tầm mức nghiêm trọng của vụ việc”. Và với vai trò chỉ huy cuộc điều tra, ông đang “nghiên cứu xem xét liệu có cần thiết và về mặt pháp lý có khả năng mở điều tra (về bà tổng thống) để xác định sự thậthay không”.
Theo Hiến pháp Hàn Quốc, một lãnh đạo còn đang tại nhiệm không thể nào là đối tượng điều tra hình sự, ngoại trừ vì tội nổi dậy hay phản quốc. Nhưng một số người cho rằng cơ quan công tố vẫn có thể tiến hành điều tra tổng thống, để chuẩn bị cho việc khởi tố, một khi nhiệm kỳ của bà Park kết thúc.
Tổng thống Hàn Quốc những ngày gần đây đang phải đối mặt với những chỉ trích mạnh mẽ của người dân, liên quan đến người bạn tâm phúc của bà, Choi Soon-Sil, 60 tuổi, bị cáo buộc gian lận, lạm dụng quyền thế và can dự vào công việc nội bộ chính phủ. Hiện bà Choi đang bị câu lưu.
Còn hơn một năm nữa là bà Park Geun-Hye hết nhiệm kỳ tổng thống. Nhưng vụ tai tiếng này đã làm cho uy tín của bà tụt giảm thê thảm. Trong nỗ lực vượt qua cuộc khủng hoảng này, tổng thống Hàn Quốc đã cho cải tổ nội các, sa thải thủ tướng và hai bộ trưởng cùng với một cộng tác viên, mở rộng chính phủ ra bên ngoài đảng cầm quyền. Tuy nhiên phe đối lập tố cáo đó chỉ là một đòn tung hỏa mù.

Ấn Độ đóng cửa 300 trường học ở Cachemire

Tại Ấn Độ, nhà chức trách vùng Cachemire đã ra lệnh đóng cửa vô thời hạn vài trăm trường học, nhằm bảo vệ các em học sinh khỏi các đợt không kích của quân đội Pakistan vào vùng biên giới này.
Trước đó chỉ trong hai ngày, các đợt ném bom đã khiến 14 thường dân thiệt mạng, trong đó có hai em nhỏ. Islamabad và Delhi đã tố cáo lẫn nhau về các trận không kích tại khu vực đang tranh chấp.
Từ New Delhi, thông tín viên RFI Sébastien Farcis tường thuật :
« Sáng thứ Tư, học sinh của gần 300 trường học dọc theo biên giới với Pakistan đã buộc phải ở nhà để tránh các đợt không kích ngày càng nhiều. Nhưng không có gì chắc chắn là việc đóng cửa trường học vô thời hạn sẽ bảo vệ được các em. Hôm thứ Ba, một em nhỏ đã thiệt mạng khi đạn súng cối bắn trúng vào bếp nhà em. 
Khoảng 18.000 người đã buộc phải rời khỏi các làng ở vùng biên giới từ một tháng nay, kể từ khi quân đội Pakistan bắt đầu các đợt không kích.
Quân đội Pakistan tấn công để phản ứng lại các chiến dịch đột kích, mà Ấn Độ tiến hành hồi cuối tháng Chín nhằm phá hủy các thiết bị, mà Ấn Độ coi là của khủng bố Pakistan ở Cachemire.
Có vẻ như giáo dục là một trong những nạn nhân chính của đợt căng thẳng mới tại khu vực này, vì một phần các trường học của Ấn Độ ở Cachemire đã bị đóng cửa từ 4 tháng nay, theo lời kêu gọi của phe ly khai. Khoảng 25 trường học đã bị thiêu hủy, nhưng nhà chức trách vẫn chưa xác định được những kẻ tấn công ».

Bầu cử tổng thống Mỹ : Ông Trump tin đã thắng cử

Nhiều cuộc thăm dò ý kiến cử tri đã được thực hiện và đều cho kết quả giống nhau, theo đó cả hai ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton hiện đang bám sát nút nhau. Mỗi ứng viên đều cố gắng hết sức trong chiến dịch vận động tranh cử, nhưng về mặt tâm lý, ưu thế nghiêng về phe Cộng Hòa, kể từ khi FBI công bố điều tra về các thông tin chứa trong máy tính cá nhân của người cộng sự thân tín của Hillary Clinton.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio cho biết thêm chi tiết :
« Giờ không còn là lúc bông đùa với các bài diễn văn mà phải khẩn trương hành động. Những người bên đảng Dân Chủ tổ chức đến 7-8 buổi mít tinh mỗi ngày. Tổng thống Barack Obama cũng đã có nhiều buổi trò chuyện được phát trên các phương tiện truyền thông để kêu gọi cộng đồng người Mỹ gốc Phi bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton. 
Trước đây, những người thuộc phe Dân Chủ đã vội ăn mừng khi chưa có gì khẳng định chắc chắn là chiến thắng sẽ thuộc về họ, những người bên phe Cộng Hoà lại có vẻ như đang tin là sắp thua cuộc. Thế nhưng, rõ ràng là các tiết lộ của FBI đã gây ra những thay đổi mà không ai ngờ đến. Ông Donald Trump biết rằng những lá phiếu trước thời hạn là bất lợi cho ông, nhưng ông cảm nhận Nhà Trắng đã ở trong tầm tay. Điều này khiến ông có khí thế chiến đấu hơn bao giờ hết. 
Ông Trump nói : « Thông điệp mà tôi muốn nhắn gửi đến tất cả các cử tri Dân Chủ ủng hộ Hillary Clinton và đang có cảm giác « mua hớ » là quý vị có thể thay đổi ý kiến và ủng hộ Donald Trump để ông ấy đưa nước Mỹ trở nên hùng mạnh hơn ! ». 
Nhiều nghị sĩ đảng Cộng Hòa trước đây đã từng giữ khoảng cách với Donald Trump nay quay lại ủng hộ ông ấy. 
Nếu Hillary Clinton thắng cử, các nghị sĩ Cộng Hòa sẽ tìm cách khiến bà ấy như bị đày xuống địa ngục. Thế nhưng, ông Nate Silver, chuyên gia các thuộc thăm dò ý kiến cử tri dự báo cho dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, chiến thắng vẫn sẽ thuộc về bà ứng viên đảng Dân Chủ. »

Irak : Lãnh đạo Daech kêu gọi binh sĩ cố giữ Mossoul

Trong lúc các lực lượng Irak đang ở cửa ngõ Mossoul, Irak, lãnh đạo tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Abou Bakr al Baghdadi đã kêu gọi quân thánh chiến kháng cự lại quân đội Irak. Trong cuộc băng ghi âm được Al Furqan, một cơ quan truyền thông thận cận với Daech, phát đi tối hôm qua, 02/11/2016, Baghdadi hối thúc : « Cố giữ các vị trí của mình trong danh dự thì còn dễ gấp một nghìn lần hơn là rút lui trong hổ thẹn ».
Đây là lần đầu tiên, kể từ một năm nay, lãnh đạo Daech mới lên tiếng.
Trong lúc đó, lực lượng đặc nhiệm Irak đã tiến nhanh, chỉ còn cách Mossoul khoảng 600 mét và đang đợi các cánh quân khác áp sát thành phố này từ các hướng khác nhau.
Từ Bartella, ở phía đông Mossoul, thông tín viên Oriance Verdier gửi về bài tường trình :
« Từ một văn phòng cũ của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, ở ngay lối vào Bazwayah, đại tá Muntazir al Sharmar kiểm soát việc triển khai của lực lượng đặc nhiệm Irak ở mặt trận phía đông thành phố Mossoul. Các binh sĩ chỉ còn cách thành phố khoảng 600 mét.
Ông nói : Lực lượng của chúng tôi có thể tiến vào Mossoul. Nhưng chúng tôi không muốn mạo hiểm, chấp nhận rủi ro này. Bởi vì quân khủng bố Daech đang ở bên trái và bên phải đường tiến quân của chúng tôi. Chúng tôi không muốn tạo cơ may cho những tên khủng bố ở Mossoul. Để làm việc này, chiến lược quân sự của chúng tôi là lục soát từng mét đất được giải phóng. Tất cả các lực lượng hiện diện xung quanh Mossoul phải đoàn kết, phối hợp để đánh đuổi Daech ra khỏi Mossoul. Chính vì thế chúng tôi đang đợi các lực lượng ở mặt trận phía bắc và phía nam tiến vào gần Mossoul. Chúng tôi gây áp lực đối với Daech ở hướng này, để tạo thuận lợi cho các lực lượng khác tiến vào Mossoul.
Đài liên lạc thông báo cần điều động binh sĩ và xe bọc thép đến những nơi vừa chiếm được. Ngay lập tức, các binh sĩ khẩn trương lên xe bọc thép đi lục soát khu làng Godjali. Một sĩ quan giải thích : Khi chúng tôi nhìn thấy cờ trắng, chúng tôi không bắn. Nhưng nếu thấy ai mang vũ khí thì chúng tôi bắn ngay và không để cho bất kỳ ai chạy ra khỏi khu làng này. Chúng tôi kiểm soát được từng người dân do trưởng làng cung cấp danh sách.
Công việc này có thể kéo dài nhiều ngày trong lúc các lực lượng khác hiện hiện diện xung quanh Mossoul tìm cách tiến vào gần thành phố hơn ».

Chủ tịch Trung Quốc

tố giác « âm mưu tạo phản » trong đảng Cộng Sản

Chính quyền Trung Quốc bị lung lay vì những âm mưu chính trị, tham ô, lạm quyền, gian lận bầu cử. Trên đây là những lời cảnh cáo của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trước hàng trăm đảng viên cao cấp vào tuần trước, mới được tiết lộ hôm nay.
Báo đảng Nhân Dân Nhật Báo trong số ra ngày hôm nay, 03/11/2016, cho biết nội dung hai văn kiện liên quan đến hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Cộng Sản Trung Quốc hồi tuần trước và bình luận của lãnh đạo Tập Cận Bình.
Theo nhân vật số một của Trung Quốc, từ nay có thêm tước hiệu « hạch tâm » (hạt nhân), thì đảng Cộng Sản bị lung lay vì lòng tham không đáy của một « nhóm lãnh đạo bị tiền tài và quyền lực làm mê hoặc, giả vờ tôn trọng đường lối của đảng, thành lập phe nhóm phục vụ quyền lợi riêng tư và mưu toan chính trị ».
Chủ tịch Trung Quốc thừa nhận là các chiến dịch bài trừ tệ đoan trong nội bộ đảng Cộng Sản không mang lại kết quả : Tệ nạn gia đình trị, con ông cháu cha và gian lận bầu cử không chấm dứt, nạn lạm quyền, tham ô, vi phạm pháp luật và kỷ luật cũng gia tăng.
Theo Nhân Dân Nhật Báo, liều thuốc mới đối phó với tình trạng bất trị này là tăng cường các nguyên tắc nghiêm khắc kiểm soát đảng viên như : không tuyên bố, không phán tán tài liệu đi ngược lại chủ trương và đường lối chính thức.
Tuy nhiên, theo nhận định của AFP, chỉ đạo chống tham nhũng của chủ tịch Trung Quốc không áp đặt các biện pháp cụ thể như « kê khai tài sản » và « giám sát độc lập ».

Hàn Quốc : Vụ án « Choi » khơi dậy quá khứ đau buồn

« Choi gate » hay vụ bê bối Choi Soon-sil xảy ra chỉ một năm trước khi tổng thống Hàn Quốc kết thúc nhiệm kỳ. Nữ cố vấn bí hiểm của tổng thống Park Guen-hye bị tư pháp Hàn Quốc điều tra về lạm dụng ảnh hưởng và tham nhũng. Vụ bê bối Choi Soon-sil đã đánh thức một quá khứ đau buồn của người Hàn Quốc là nhận định của chuyên gia về Triều Tiên Juliette Morillot.
Người mà báo chí mệnh danh là « Rasputin » hiện đang bị tạm giam sau khi trở về từ Đức. Dân chúng biểu tình đông đảo trên đường phố kêu gọi tổng thống từ chức, trong khi đó nhiều tiếng nói trong nội bộ đảng cầm quyền Saenuridang (đảng Thế Giới Mới) cũng yêu cầu bà Park phải ra đi.
Nhà nghiên cứu Juliette Morillot – đồng tác giả cuốn « Một trăm câu hỏi về Bắc Triều Tiên » - nguyên phụ trách nghiên cứu về quan hệ Nam-Bắc Triều Tiên tại Trường quân sự Pháp, và hiện là nhà báo của Asialyst.
Lý do vụ bê bối khiến dân chúng Hàn Quốc nổi giận
Theo bà Juliette Morillot, « vụ việc này khiến người Triều Tiên trở lại với toàn bộ lịch sử của đất nước và nỗi đau sâu thẳm của dân Triều Tiên, được thể hiện qua chữ « Han » (/) (tức mối hận hay nỗi ai oán). Trong suốt chiều dài lịch sử, Triều Tiên bị thao túng bởi những xung đột giữa các phe phái, bởi tham nhũng, bởi các vị vua ‘‘bù nhìn’’, mà kẻ giật dây là các thầy pháp (hay shaman). Hoàng hậu cuối cùng của Triều Tiên Myeong Seong (hay hoàng hậu Minh Thành) (1851-1895) cũng có cố vấn là một nữ pháp sư (mudang). 
Đây là một giai đoạn rất căng thẳng về mặt chính trị, giai đoạn của các ‘‘hiệp ước bất bình đẳng’’, diễn ra trước khi Triều Tiên bị Nhật Bản sát nhập. Triều Tiên cũng có nhiều nhà vua bất lực, bị các thế lực ngoại quốc thao túng. Giờ đây, tất cả những hồi ức ấy đã trở lại với vụ bê bối này, cứ như một thứ ác mộng chưa bao giờ chấm dứt ».
Quan điểm của đồng minh Hoa Kỳ
Theo chuyên gia về Triều Tiên, « Washington theo sát vụ việc này. Bởi nêu bà Park bị truất quyền, liên minh Mỹ – Hàn có thể sẽ trở nên mong manh hơn. Vị trí mà Hoa Kỳ muốn duy trì tại vùng Đông Bắc Á, cụ thể là tại Hàn Quốc, trước các đe dọa ngày càng lớn từ Bắc Triều Tiên, cũng có thể bị phản đối. Đằng sau vụ bê bối này, chúng ta thấy có vai trò của nước Mỹ, vốn ủng hộ các hệ phái Tin Lành kể từ sau khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc. Các hệ phái Tin Lành và các giáo phái xuất phát từ đây, có các ảnh hưởng rất mạnh tại Hàn Quốc, và khá nhiều trong số đó có liên quan đến các bê bối tham nhũng. 
Trong số các giáo phái nói trên, có giáo phái của người cha của nữ cố vấn bí hiểm Choi Soon-sil. Nhân vật quá cố này cũng từng là cố vấn của tổng thống Park Chung Hy, cha của bà Park Guen-hye. Dù gần hay xa, vụ việc này cũng có liên hệ với nước Mỹ ».
Vụ bê bối nhìn từ Bắc Triều Tiên
« Các lãnh đạo Bắc Triều Tiên theo sát vụ việc này. Từ nhiều năm nay, chính quyền Bình Nhưỡng lên án việc Seoul là một con rối trong tay Hoa Kỳ. Nếu vụ việc này là xác thực, thì Seoul còn là một con rối trong tay các thầy pháp và lãnh đạo tôn giáo. Tất cả những bê bối này chỉ giúp cho bộ máy tuyên truyền của Bắc Triều Tiên có thêm lý do để một lần nữa lên án tình trạng phụ thuộc của Hàn Quốc. Ở Bắc Triều Tiên, vụ ‘‘Choi gate’’ được theo dõi rất dữ, người ta biết khá kỹ về những gì xảy ra ».
Tác động đến quan hệ Nam Bắc Triều Tiên
« Có vẻ như nữ cố vấn Choi Soon-sil đã khuyến khích tổng thống Park Geun-hye đóng cửa khu công nghiệp Kaesong ở Bắc Triều Tiên. Vụ bê bối này có thể là đỉnh điểm của một nhiệm kỳ tổng thống, in dấu tham nhũng. Vụ việc xảy ra đúng vào lúc quan hệ giữa hai miền Nam Bắc rất tồi tệ. Khi so sánh các chỉ số hạnh phúc giữa các quốc gia, chúng ta thấy Hàn Quốc đứng ở cuối bảng xếp hạng. Cách nay hai năm có vụ đắm phà Sewol. Có việc dân chúng mất lòng tin vào các chaebol, tức các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc, do một loạt các vụ bê bối liên quan đến việc thừa kế, đặc biệt trong đó có vụ con gái của giám đốc hãng hàng không Korea Air hống hách với nhân viên. Tất cả những điều đó cho thấy một xã hội đang trong giai đoạn hết sức khó khăn ».
Cái chết ai oán của hoàng hậu Minh Thành
Trở lại với nỗi đau khổ, ai oán (Han), tâm trạng hết sức đặc biệt gắn liền với tình tự dân tộc của người Hàn Quốc, mà nhà nghiên cứu Pháp Juliette Morillot vừa nhấn mạnh. Hoàng hậu Minh Thành được coi là một nhân vật sáng chói trong lịch sử Hàn Quốc cận hiện đại, một nhà cải cách lớn, nỗ lực thiết lập quan hệ mật thiết với phương Tây, hiện đại hóa Triều Tiên.
Cho đến gần đây vẫn còn nhiều bí ẩn trong vụ hoàng hậu Minh Thành, người vợ cả của vua Cao Tông – qua đời ở tuổi 43 – bị Tokyo coi là vật cản chủ yếu đối với tham vọng chi phối Triều Tiên của đế quốc Nhật. Theo quan điểm được nhiều người thừa nhận cho đến nay, hoàng hậu Minh Thành đã bị chính quyền đế quốc Nhật ra lệnh sát hại vào ngày 08/10/1895. Cách đây ít năm, báo Hàn Quốc Chosun Ilbo (năm 2005) dẫn lại một tài liệu của bộ Ngoại Giao Nhật Bản, cho biết một số thông tin quan trọng soi sáng vụ sát hại này.
Nhà sử học Lee Tae-jin, Đại học Quốc gia Seoul, công bố tài liệu năm trang về vụ án, do cơ quan ngoại giao Nhật vào thời điểm đó tại Seoul gửi về Tokyo, ba tháng sau khi vụ này xảy ra.
Trước thông tin mới nói trên, giới nghiên cứu vẫn cho rằng hoàng hậu Minh Thành bị sát hại ngay tại nơi ở của bà trong hoàng cung, căn cứ theo mô tả của một viên sĩ quan Nga, phụ trách đội gác hoàng cung. Tuy nhiên, theo các tài liệu mới tìm được từ bộ Ngoại Giao Nhật, những kẻ được lệnh hạ sát hoàng hậu đã đưa bà ra ngoài sân và dùng kiếm giết. Tài liệu cũng chỉ rõ địa điểm vụ giết người. Các sát thủ đã đưa thi thể của hoàng hậu Minh Thành lên một ngọn đồi bên cạnh hoàng cung, rồi hỏa thiêu.
Vào thời điểm đó, dưới áp lực của các cường quốc, Nhật Bản đã buộc phải tiến hành điều tra và tổ chức phiên tòa xét xử kẻ được coi là thủ phạm. Nhưng rốt cuộc bị cáo đã được tha bổng.
Theo nhà sử học Hàn Quốc Lee Tae-jin, việc đưa hoàng hậu Minh Thành ra bên ngoài giết hại cho thấy đây không phải là một vụ ám sát, mà có thể coi là « một can thiệp quân sự » có chủ ý của chính quyền Nhật lúc đó.
Vụ sát hại bà Minh Thành năm 1895 đã dấy lên một phong trào yêu nước, phản kháng mạnh mẽ tại Triều Tiên, chống lại can thiệp Nhật Bản. Cuộc đời anh hùng và số phận bi thảm của người phụ nữ này đã trở thành chủ đề của nhiều phim, kịch Hàn Quốc.

TT Obama: Cử tri Mỹ chỉ có một chọn lựa đúng đắn

WASHINGTON —
Vận động cho bà Hillary Clinton, người được Đảng Dân chủ của ông đề cử và từng nắm chức Ngoại trưởng dưới quyền ông, Tổng thống Barack Obama gọi đối thủ của bà, ông Donald Trump là “một kẻ mị dân, lừa đảo”, không có cá tính để có thể trở thành Tổng thống. Ông Obama còn chỉ trích Giám đốc Cơ quan Điều tra Liên Bang Hoa Kỳ James Comey là lại lôi ra vấn đề liên quan tới các email của bà Clinton, như một cố gắng nhằm ảnh hưởng tới cuộc bầu cử. Về phần ông, ứng cử viên Đảng Cộng hoà Donald Trump thề sẽ huỷ bỏ hệ thống chăm sóc sức khoẻ gọi là Obamacare, ngay sau khi ông trở thành tổng thống.
Phát biểu tại Đại học North Carolina ở Chapel Hill, ông Obama thừa nhận nỗi bực dọc của người Mỹ và tính chất xấu xa của chiến dịch vận động bầu cử Tổng thống hiện nay. Nhà lãnh đạo Mỹ nói tiếp:
“Biết vậy nhưng tôi muốn gạt sang một bên tất cả những sự ồn ào trong chốc lát, để tập trung vào sự chọn lựa mà quý vị sẽ phải làm trong cuộc bầu cử năm nay.”
Ông Obama nói với cử tri rằng nếu họ suy nghĩ một cách mạch lạc, thì sự chọn lựa ấy chỉ có thể là bà Clinton. Ông miêu tả ông Trump là một doanh gia có những hoạt động mờ ám, không có tinh thần trắc ẩn đối với những người Mỹ thuộc thành phần thua thiệt, và rằng ông Trump không có đủ kinh nghiệm và năng lực để có thể lãnh đạo một đất nước dân chủ. Tổng thống Obama nói:
“Chúng ta không thể nào có một Tổng thống từng đề nghị Hoa Kỳ nên áp dụng các biện pháp tra tấn, đề nghị chúng ta nên cấm cửa cả một tôn giáo, không cho những tín đồ của tôn giáo ấy nhập cảnh. Chúng ta xứng đáng có một vị Tổng Tư lệnh Quân đội không miệt thị tù binh chiến tranh, hay tấn công một bà mẹ của một quân nhân đã vì nước hy sinh, hoặc có những lời lẽ xúc phạm tới các binh sĩ của chúng ta.”
Tổng thống Obama còn chỉ trích Đảng Cộng hoà, là đảng đang kiểm soát cả lưỡng viện Quốc hội:
“Họ đã không hợp tác với tôi khi tôi lên nắm quyền, ngay cả khi chúng tôi tìm những phương cách để người dân không bị mất việc, hay ngăn chặn suy thoái kinh tế. Dù kiểm soát cả Thượng viện lẫn Hạ viện, các thành viên Đảng Cộng hoà vẫn chật vậtkhông thông qua những đề xuất của chính họ. Họ còn liên tục tìm cách cản trở, gây bế tắc, và đe doạ đình chỉ các hoạt động của chính phủ, sẵn sàng phá hoại nền kinh tế, nếu họ không làm được theo ý muốn. Đó không phải là cách vận hành của một nền dân chủ. Đó không phải là điều mà cha mẹ các bạn đã chỉ bảo các bạn.”
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho kênh truyền hình “Now This”, Tổng thống Obama còn chỉ trích Giám đốc FBI James Comey về loan báo của ông cho biết Cơ quan Điều tra Liên bang Hoa Kỳ sẽ xem xét hàng ngàn email mới tìm thấy trong máy tính cá nhân của một phụ tá hàng đầu của bà Hillary Clinton. Ông nói:
“Tôi không tin rằng theo lẽ thường khi các cuộc điều tra đang được tiến hành, chúng ta có thể dựa trên những lời nói xấu úp mở, chúng ta không hành động dựa trên những thông tin không đầy đủ, chúng ta không hoạt động dựa trên những thông tin rò rỉ.”
Về phần mình, ông Trump mạnh mẽ đả kích ông Obama và hứa nếu đắc cử, ông sẽ gỡ bỏ các chương trình do Tổng thống Obama để lại:
“Chúng ta không cần thêm một nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama nữa. Đó là điều cuối cùng chúng ta cần tới, không những vậy mà lần này, sẽ còn tệ hại hơn thế nữa. Nếu xảy ra thì điều đó có nghĩa là sẽ vẫn còn Nhà nước Hồi giáo, sưu cao thuế nặng, chương trình chăm sóc sức khoẻ tệ hại, nước Mỹ sẽ không có biên giới… mà không có biên giới thì chúng ta sẽ không có quốc gia.”
Ông Trump đi vận động ở bang Florida hôm thứ Tư 2/11. Đây là tiểu bang mà ông Trump thừa nhận sẽ phải thắng thì mới có cơ may trở thành Tổng thống.

Nhà thờ bị đốt phá với biểu ngữ ‘Bầu cho Trump’

Giới thực thi pháp luật Mỹ phát động một cuộc điều tra sau khi một nhà thờ của người Mỹ gốc Phi tại bị đốt phá và phun sơn với dòng chữ ‘Bầu cho Trump’.
Nhà thờ Hopewell Missionary Baptist 111 năm tuổi ở Greenville, Mississippi, bị thiệt hại nặng trong cơn hỏa hoạn tối ngày 1/11.
“Chúng tôi xem đây là một tội ác thù ghét … vì thông điệp chính trị mà chúng tôi tin là nhằm quấy nhiễu sự thờ phượng và đe dọa cử tri,” thị trưởng Greenville Errick Simmons tuyên bố ngày 2/11. “Hành động này là một cuộc tấn công trực tiếp vào quyền tự do thờ phượng của người dân.”
Thị trưởng cho biết FBI và Cục Điều tra Mississippi đang hỗ trợ điều tra.
Thành phố chừng 33 ngàn dân nằm gần biên giới với Arkansas có 78% người Mỹ gốc Phi, theo điều tra dân số gần đây nhất. Xung quanh hạt Washington có 71% người Mỹ gốc Phi.
Mục sư quản nhiệm nhà thờ cho biết hội thánh gồm 200 thành viên sẽ xây dựng lại nhà thờ tại cùng địa điểm.

TT Obama bênh vực bà Clinton

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 2/11 bênh vực ứng viên Tổng thống bên Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, và chỉ trích loan báo của FBI về cuộc điều tra mới liên quan đến máy chủ cá nhân của bà Clinton. Ông Obama nói rằng trong tiến trình điều tra, không có chỗ cho việc nói bóng nói gió.
Trong lời bình luận đầu tiên kể từ khi FBI loan báo cuộc điều tra mới liên quan đến các email có thể dính líu tới bà Clinton, Tổng thống Obama nói ông không muốn can thiệp vào quá trình này.
Nhưng rõ ràng ông không hài lòng về cách vụ việc được công bố.
“Theo tôi, có một quy chuẩn là khi đang tiến hành điều tra, chúng ta không vận hành dựa trên những lời nói bóng nói gió, dựa trên thông tin không đầy đủ, và dựa trên những thông tin rò rỉ. Chúng ta vận hành dựa trên các quyết định cụ thể được đưa ra,” ông Obama nói trong cuộc phỏng vấn với NowThisNews ghi âm hôm 1/11 và phát sóng ngày 2/11.
FBI cho biết hôm thứ sáu đã phát hiện thêm các email mới mà có thể liên quan đến việc sử dụng máy chủ cá nhân của bà Clinton.
Giám đốc FBI, James Comey, nói ông không biết liệu các email vừa hé lộ quan trọng hay không, đồng thời ông cũng không cho biết thêm thông tin nào khác. Thông báo của ông Comey đưa ra trước cuộc tổng tuyển cử 11 ngày đã gây phẫn nộ cho các đảng viên Dân chủ và những người cho rằng việc này sẽ ảnh hưởng bất công tới cuộc bỏ phiếu.
Quyết định của ông Comey coi thường truyền thống lâu nay của FBI trong việc giữ bí mật các cuộc điều tra và tránh các loan báo nhạy cảm chính trị vào thời điểm sát cuộc bầu cử Tổng thống.
Tổng thống Obama nói: “Tôi tin tưởng bà ấy, tôi biết bà ấy. Và tôi sẽ không ủng hộ bà nếu tôi không tin tưởng tuyệt đối vào tính nhất quán và sự quan tâm của bà để làm sao cho người trẻ có một tương lai tốt hơn.”

Đụng tàu hỏa ở Pakistan, 21 người chết

Hai tàu hỏa đã va vào nhau hôm thứ Năm tại thành phố cảng Karachi của Pakistan, giết chết ít nhất 21 người.
Một giới chức của Bệnh viện Jinnah Karachi cho biết là ngoài ra, có tới 50 người bị thương trong tai nạn đã được đưa vào bệnh viện.
Một công nhân cho hãng tin AFP biết một tàu hỏa đang trờ tới đã đâm vào một xe lửa đang đỗ tại nhà ga.
“Bất ngờ một xe lửa khác chạy tới với tốc độ nhanh và lao vào tàu đang đậu ở bến”.
Ông Ajab Gul kể rằng những cột bụi khói bốc lên, và sau đó là những tiếng hét thất thanh. Những người kẹt bên trong 2 đoàn tàu lâm nạn la hét và khóc”.
Các bản tin cho thấy các nhân viên cứu hộ đang cố vượt qua những đống đổ nát để tiếp cận với hành khách bị mắc kẹt trong các toa tàu.
Một số nạn nhân nằm trên giường bệnh mô tả nỗi kinh hoàng khi tàu Zakaria Express đến từ thành phố Multan đâm vào một tàu đông nghẹt khách đang đỗ tại nhà ga.
Nhà chức trách cho biết một cuộc điều tra sơ khởi cho thấy nhân viên đường sắt đã vô ý bật đèn tín hiệu màu xanh cho con tàu.
Truyền thông địa phương cho biết tất cả các tàu đến và đi từ Karachi đều đã được lệnh ngưng hoạt động.
Hồi tháng 9, có ít nhất 4 người thiệt mạng và gần 100 người khác bị thương khi một đoàn tàu chở hàng đâm vào một tàu chở khách ở gần Multan.

Nhật viện trợ Myanmar xây dựng hòa bình, phát triển

Nhật sẽ cung cấp khoản viện trợ trị giá hơn 7,7 tỷ đôla cho Myanmar trong 5 năm để hỗ trợ các nỗ lực xây dựng hòa bình và phát triển, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe loan báo ngày 2/11.
Khoảng 40 tỷ Yen của gói viện trợ sẽ được dùng để hỗ trợ các thành phần dân tộc thiểu số ở Myanmar.
“Chúng tôi hy vọng gói viện trợ này sẽ giúp nhân rộng thành quả của việc xây dựng hòa bình tại nhiều khu vực khác nhau ở Myanmar, và hướng về phía trước,” ông Abe nói trong cuộc họp báo chung tại Tokyo với lãnh đạo Myanmar, Aung San Suu Kyi.
Phần còn lại của gói viện trợ sẽ được chi cho các dự án sân bay và điện lực, các quan chức Nhật Bản cho biết.
Bà Suu Kyi đang thăm Nhật Bản để kêu gọi đầu tư và viện trợ.
Myanmar cần đầu tư của Nhật và các mối quan hệ song phương vững mạnh như một đối trọng với đối tác thương mại lớn nhất của mình là Trung Quốc.
Đổi lại, Nhật đang háo hức trước cơ hội giúp Myanmar đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng và phát triển.
Gần 50 năm quản lý kinh tế yếu kém trong chế độ độc tài quân sự đã đẩy cầu đường, sân bay và lưới cung cấp điện của Myanmar vào tình trạng hỗn loạn.
Tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố sẽ bỏ hầu hết các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Myanmar.
Nhật Bản chưa từng áp đặt lệnh trừng phạt thương mại-tài chính nào đối với Myanmar và hiện Tokyo đã có sự hiện diện đáng kể tại đây, tập trung vào đặc khu kinh tế Thilawa do Nhật dẫn đầu.

Bộ trưởng Kinh tế Đức kêu gọi TQ cải thiện nhân quyền

Bộ trưởng Kinh tế Đức trong chuyến công du Trung Quốc hôm 2/11 đã thăm gặp các nhà hoạt động chỉ trích chính phủ Bắc Kinh, đồng thời kêu gọi Trung Quốc phóng thích các luật sư nhân quyền bị giam cầm.
Nhân quyền là đề tài nhạy cảm ở Trung Quốc, nơi chính quyền của ông Tập Cận Bình siết chặt kiểm soát đối với xã hội dân sự với lý do tăng cường an ninh trong chiến dịch mà các nhà hoạt động tố cáo là đàn áp sâu rộng nhất đối với giới bất đồng chính kiến trong nhiều thập kỷ.
Bộ trưởng Kinh tế Sigmar Gabriel gặp 9 nhà hoạt động tại đại sứ quán Đức ở Bắc Kinh, trong đó có người từng đoạt giải thưởng Sakharov là ông Hồ Giai, ký giả/blogger Mộ Dung Tuyết Thôn, và vợ của một luật sư đang bị cầm tù.
“Đây là những người đã trải qua nhiều khó khăn với bộ máy nhà nước,” Bộ trưởng Gabriel nói với cánh phóng viên tháp tùng trong lúc dừng chân tại Thành Đô.
Ông cho biết đã thúc giục nhà chức trách Trung Quốc phóng thích hàng chục luật sư nhân quyền bị cầm tù bởi lực lượng an ninh với cáo buộc ‘lật đổ’. Không rõ là ông Gabriel có thảo luận việc này với các quan chức Trung Quốc trong chuyến công du hay chưa.
“Chúng tôi hy vọng rằng các luật sư này sẽ được phóng thích,” ông Gabriel nói. Ông sẽ nêu rõ quan điểm này trong các cuộc thảo luận sắp tới với các quan chức Trung Quốc.
Trung Quốc thường bác bỏ những lời chỉ trích từ nước ngoài về thành tích nhân quyền của Bắc Kinh.

Khủng hoảng chính trị ở Hàn Quốc:

tổng thống đề cử tân thủ tướng

Tổng thống Hàn quốc Park Geun Hye hôm nay đã đề cử tân thủ tướng và hai nhân vật khác vào các chức vụ hàng đầu khác. Nhưng các đối thủ của bà thề sẽ chặn tiến trình bổ nhiệm các giới chức này, và miêu tả đây là một cố gắng nhằm đánh lạc hướng công chúng, bớt chú ý tới cuộc điều tra đang được xúc tiến về vụ lạm quyền của một người bạn lâu năm của Tổng thống Park.
Bà Park đề cử ông Kim Byong-joon, một giáo sư tại đại học Kookmin, vào chức vụ thủ tướng. Người phát ngôn của tổng thống gọi ông Kim là “một người có đầy đủ đức tính cần có để có thể giải quyết nhiều tình huống khó xử mà đất nước đang đối mặt hiện nay, và có năng lực lãnh đạo nội các vì tương lai của Hàn Quốc.”
Bà Park cũng đề cử Chủ tịch Uỷ ban Dịch vụ Tài chính Yim Jong-yong vào chức Bộ trưởng Tài chính, và ông Park Seung-joo đứng đầu Bộ An ninh Công.
Các quyết định này được coi như một hành động thiện chí để được sự ủng hộ của phe đối lập bảo thủ. Ông Kim và Park Seung-joo cả hai đều từng phục vụ dưới quyền của cựu Tổng thống Roh Moo-Hyun, một nhân vật có lập trường tự do.
Tuy nhiên các đảng đối lập nhanh chóng lên án quyết định của Tổng thống Park, họ than phiền rằng các quyết định ấy được loan báo mà không tham khảo ý kiến của quốc hội, và nói thêm rằng các quyết định bổ nhiệm người bất ngờ ấy là một động thái nhằm đánh lạc hướng dư luận, bớt tập trung vào vụ tai tiếng đang tiếp diễn.
Hãng tin Yonhap tường thuật rằng các đảng đối lập dự định tẩy chay các phiên họp để chuẩn thuận các ông Kim Byong-joon, và như vậy sẽ cản trở ông lên chức thủ tướng.
Trong khi đó, người đàn bà nằm ở tâm điểm vụ tai tiếng đã gây khó khăn cho Tổng thống Park Guen Hye, là bà Choi Soon-sil sẽ trở lại công tố viện để bị chất vấn trong ngày thứ 3 liên tiếp.
Các cuộc thăm dò cho thấy mức ủng hộ dành cho Tổng thống Park hiện ở mức 10%, và hàng ngàn người đã tụ tập ở Seoul vào cuối tuần vừa rồi để đòi bà từ chức.

Moscow đuổi nhân viên Ân xá Quốc tế

Ân xá Quốc tế, một tổ chức vận động nhân quyền cáo buộc điện Kremlin vi phạm nhân quyền với chiến dịch không kích tại Syria, bị đuổi ra khỏi văn phòng tại Moscow hôm 2/11.
Chính quyền thành phố Moscow, nơi cho Ân xá Quốc tế thuê một cơ sở tại trung tâm thủ đô Nga, nói tổ chức này chưa trả tiền nhà, nhưng Ân xá Quốc tế cho biết họ có chứng từ chứng minh chi trả đúng hẹn.
Nhân viên Ân xá Quốc tế tại văn phòng ở Moscow nói với Reuters là khi họ đến văn phòng làm việc thì thấy ổ khóa đã bị thay, giấy niêm phong được dán trên cửa ra vào, và điện bị cúp.
Ông John Dalhuisen, giám đốc châu Âu của Ân xá Quốc tế, nói vụ này có thể là một phần của chiến dịch trấn áp các tổ chức xã hội dân sự chỉ trích điện Kremlin, nhưng ông nói có thể cũng có những giải thích khác nữa.
Trong một thông báo gởi cho Reuters, cơ quan quản trị tài sản của thành phố Moscow cho biết đã gởi thư cảnh cáo cho Ân xá Quốc tế là còn thiếu tiền thuê nhà nhưng không được đáp ứng.
Phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitry Peskov, nói ông chưa được thông tin về vụ việc.
Ân xá Quốc tế được thành lập tại London. Tổ chức này thường xuyên chỉ trích nhà cầm quyền Nga về điều mà họ gọi là vi phạm nhân quyền, đặc biệt cáo buộc Nga và đồng minh đã giết nhiều thường dân trong những cuộc không kích vào thành phố Aleppo của Syria, những cáo buộc bị Moscow bác bỏ.

Thái độ hung hãn của Nga khiến các nước Baltic lo sợ

Thái độ ngày càng hung hãn của Nga đang gây bất an cho các nước láng giềng, trong đó có một số nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết cũ, và thậm chí các nước Baltic là thành viên của NATO cũng không hoàn toàn an tâm. Hạm đội Baltic của Nga đã tập trận mấy lần trong năm nay, và tháng trước Moscow đã triển khai các đơn vị tên lửa hạt nhân Iskander đến Kaliningrad, thành phố duyên hải nằm giữa Ba Lan và Lithuania. Thông tín viên Zlatica Hoke của đài VOA tường trình rằng tất cả các bên đang củng cố các lực lượng dân phòng.
Tháng trước, 40 triệu người Nga tham gia các cuộc diễn tập dân phòng. Đây là đợt diễn tập dân phòng lớn nhất kể từ khi Liên Xô tan rã. Truyền thông nhà nước hướng dẫn dân chúng tìm đến các hầm tránh bom gần nơi cư ngụ nhất khi có báo động. Học sinh tập đeo mặt nạ chống khí độc và thực hành sơ cứu. Nhân viên cứu hỏa diễn tập cứu hộ khẩn cấp.
Các cuộc diễn tập dân phòng của Nga đã làm cho nước láng giềng Lithuania lo ngại. Một nhà kinh doanh Nga ở Kaliningrad đi du lịch Lithuania cho biết ông cũng cảm thấy lo sợ:
“Bỗng nhiên chúng tôi nghe tiếng động mạnh của đại pháo, và một tên lửa bay về hướng Kaliningrad. Tất nhiên là tôi sợ. Tôi lập tức gọi điện hỏi xem có chuyện gì xảy ra ở Kaliningrad hay không. Hóa ra là người dân bên chỗ tôi tập dân phòng và rồi người Lithuania cũng quyết định tập dân phòng bên nước họ.”
Lo ngại nổi lên sau vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea khiến Lithuania áp dụng lại lệnh quân dịch và chuẩn bị các biện pháp phòng vệ cho dân chúng cả nước. Chính phủ Lithuania phát hành một cuốn cẩm nang 75 trang hướng dẫn công chúng cách ứng phó trong trường hợp bị Nga xâm lược. Cuốn cẩm nang có cả những hình ảnh về vũ khí và kỹ thuật quân sự của Nga, sẽ được đưa vào trường học, thư viện và những nơi làm việc. Cẩm nang này cũng hướng dẫn cách ăn mặc, những gì có thể ăn, phương pháp sơ cứu, và kỹ năng sinh tồn trong hoang dã.
Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania, ông Juozas Olekas, phát biểu:
“Các hoạt động của Nga trong vùng, nhất là ở khu vực Kaliningrad, với việc tập trung các lực lượng quân sự trong khu vực, làm cho tình hình trở nên căng thẳng. Người dân của chúng tôi rất quan tâm đến tình hình ở đây, và muốn chuẩn bị cách kháng cự trong một chiến tranh quy ước, hoặc chiến tranh hỗn hợp.”
Ông Paul Goble, chuyên gia về Á-Âu nói rằng bất chấp là thành viên của NATO, các nước Baltic cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước mối đe dọa của cái gọi là chiến tranh hỗn hợp, nghĩa là cả chiến tranh quy ước và không quy ước, với Nga:
“Trong chiến tranh hỗn hợp, Nga có thể tấn công Estonia không theo quy ước, tức là loại chiến tranh mà NATO được chuẩn bị. NATO sẽ phản ứng rất hữu hiệu để bảo vệ Estonia nếu Nga đưa xe tăng vào biên giới Estonia. NATO sẽ không phản ứng hiệu quả nếu Nga thực hiện những hành động mà tôi nghĩ họ sẽ làm, và là âm mưu và chỉ đạo thực hiện một số hoạt động bên trong Estonia gây xáo trộn tình hình tại nước này.”
Đó là những gì mà Nga đã làm cách đây vài năm ở miền đông Ukraine và trước đó ở Gruzia. Hoa Kỳ và các đồng minh NATO đã tăng cường triển khai các lực lượng quân sự đến các nước Baltic và Ba Lan trước những hành động hung hãn của Nga. Moscow thì cho rằng việc Mỹ và NATO triển khai lực lượng là một mối đe dọa cho an ninh của nước Nga.

Tòa Anh nói chính phủ không thể tự kích hoạt Brexit

Nghị viện Anh cần biểu quyết về việc liệu nước này có thể khởi động tiến trình rời khỏi Liên hiệp Âu châu hay không, Tòa Thượng thẩm Anh vừa ra phán quyết.
Điều này đồng nghĩa với việc chính phủ không thể tự mình kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon để bắt đầu tiến trình đàm phán với khối EU.
Thủ tướng Theresa May nói cuộc trưng cầu dân ý và những quyền lực chính phủ đã được trao khiến không cần đến việc biểu quyết của các dân biểu. Tuy nhiên, những người vận động nói rằng làm vậy là vi hiến.
Bà May từng nói bà sẽ kích hoạt điều 50 trước ngày cuối cùng của tháng 3/2017.
Vụ kiện chính phủ Anh lại đến từ lá đơn của một người dân, bà Gina Miller, doanh nhân 51 tuổi, người gốc Guyana hiện sống tại London.
Cùng bà còn có người làm nghề uốn tóc gốc Tây Ban Nha, Deir Dos Santos cũng ký đơn kiện và họ được sự ủng hộ của nhóm ‘Người dân Thách thức’ (People’s Challenge), do ông Grahame Pigney lập ra.
Vào thời điểm hiện nay, có vẻ như thời hạn tháng 3/2017 sẽ không còn vững vì Quốc hội Anh phải thảo luận và bỏ phiếu, nếu chính phủ không thành công trong việc kiện phán quyết của tòa Thượng thẩm.
Chính phủ Anh sẽ kháng cáo phán quyết mới đây, và phiên xử tới dự kiến sẽ diễn ra vào tháng sau.
Lãnh đạo đảng Lao động thuộc ghế đối lập, ông Jeremy Corbyn, thúc giục chính phủ “hãy trình ngay, không trì hoãn các điều khoản đàm phán lên trước Nghị viện”.
Ông Corbyn nói thêm rằng “cần phải có sự minh bạch và tính chịu trách nhiệm trước Nghị viện đối với các điều khoản Brexit”.
Lãnh đạo đảng Anh quốc Độc lập (UKIP) Nigel Farage nói ông lo sợ có ‘sự phản bội’ đối với 51,9% cử tri, những người muốn rời khỏi EU trong kỳ trưng cầu dân ý hồi tháng Sáu, và nêu quan ngại về viễn cảnh xảy ra chuyện ‘Brexit nửa vời’.
Theo BBC News, đồng bảng Anh ngay lập tức đã lên giá khi tin này được đưa ra sáng 03/11/2016 ở London.
27 thành viên còn lại của EU từng tuyên bố rằng việc đàm phán về các điều khoản, điều kiện rời khỏi EU của Anh, dự kiến sẽ kéo dài trong hai năm, sẽ không thể bắt đầu trước khi Điều 50 được kích hoạt.

Nga yêu cầu phiến quân rời Aleppo trước đêm 4/11

Nga và Syria yêu cầu quân nổi dậy ở Aleppo rời khỏi thành phố trước đêm 4/11.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân nổi dậy sẽ được phép rời đi mà không hề hấn gì và mang theo vũ khí của họ qua hai tuyến đường riêng hôm 4/11, trong khi sáu tuyến đường khác được mở ra cho thường dân, người bệnh và bị thương.
Phiến quân khước từ đề xuất này.
Những nỗ lực trước đó để mở lối thoát nhân đạo không thành trong lúc chính phủ và quân nổi dậy cáo buộc lẫn nhau về việc ngăn người dân ra đi.
Thông cáo của quân đội Syria cho biết họ kêu gọi “tất cả các tay súng ngưng chiến và nắm lấy cơ hội rời khỏi thành phố và mang theo vũ khí hạng nhẹ qua ngả đường Castello về phía bắc hoặc Souq al-Khair – Masharqa hướng về Idlib “.
Các tuyến đường này sẽ được mở vào thời điểm 9:00-19:00 giờ địa phương hôm 4/11, quân đội cho biết.
Nga cho hay Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu có những biện pháp “để tránh những nạn nhân vô nghĩa”.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov, nói rằng nước ông tìm cách “hợp tác chân thành” và “tiến trình chính trị liên quan đến cả chính phủ và phe đối lập”.
Phiến quân khước từ. “Điều này là không khả thi,” Zakaria Malahifji, đại diện nhóm Fastaqim nói với Reuters.
“Chúng tôi sẽ không từ bỏ thành phố Aleppo cho người Nga và chúng tôi sẽ không đầu hàng.”
Quân chính phủ Syria trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad đã bao vây đông Aleppo, nơi phiến quân chiếm giữ.
Nga đang trợ giúp họ bằng các cuộc không kích. Moscow cho biết quân chống chính phủ bị thiệt hại nặng trong một cuộc tấn công của chính phủ tháng trước, và hiện đang bị mắc kẹt trong đống đổ nát của thành phố.
Tuy nhiên, cả Nga và Syria đều tuyên bố rằng họ không bị đánh bom Aleppo trong hơn hai tuần.
Trong khi đó các nhóm phiến quân đã tấn công tây Aleppo mà chính phủ đang kiểm soát.
“Những kẻ khủng bố bị tổn thất nặng nề về nhân mạng, vũ khí và trang thiết bị”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết. “Họ không có cơ hội thoát ra khỏi thành phố.”
Powered by Blogger.