Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Nhiều quyết định sai lầm của Joe Biden trong thời gian qua

Saturday, May 22, 2021 // ,

 21/5/2021 

Kim Nguyễn: -Hai ngày sau khi Tối Cao Pháp Viện (TCPV) quyết định sẽ xem xét vụ kiện Dobbs vs Jackson, Ủy Ban Nghiên Cứu và Cải Cách TCPV đã có buổi họp đầu tiên vào sáng Thứ Tư 18/5, và sẽ có sáu tháng làm việc để đưa ra kết quả.  Ủy Ban gồm có 36 thành viên, đa số đã từng phục vụ trong Bộ Tư Pháp dưới thời TT Obama sẽ nghiên cứu về những thay đổi như tăng số thẩm phán, giới hạn nhiệm kỳ, giới hạn quyền lực và thẩm quyền của các Thẩm Phán TCPV.  Trước đây đảng Dân Chủ muốn chấm dứt Cử Tri Đoàn, muốn giành thẩm quyền tổ chức bầu cử cho chính quyền liên bang, muốn tăng thêm số tiểu bang, giờ đây lại muốn tăng số thẩm phán của TCPV từ 9 tới 13. Đây là chủ trương chiếm trọn TCPV nhằm phục vụ cho quyền lợi riêng của đảng Dân Chủ.  Họ đã đi quá xa và quá nhanh, họ muốn phá vỡ tất cả, và cuối cùng sẽ làm sụp đổ nền dân chủ hơn 200 năm của Hoa Kỳ.

Joe Biden ủng hộ phá thai

Ngay từ đầu năm, sau khi Joe Biden nhậm chức, nhiều tiểu bang Cộng Hòa đã chuẩn bị đưa ra những biện pháp nhằm bảo vệ thai nhi và người mẹ,  vì họ biết rằng chính quyền Joe Biden có ý định đảo ngược những sắc lệnh bảo vệ sự sống của TT Trump.  Một vài trường hợp điển hình là Thượng Viện và Hạ Viện tiểu bang Alabama, Kentucky đã thông qua dự luật yêu cầu chăm sóc cho những trẻ sơ sinh sống sót sau khi phá thai, Montana có dự luật cấm phá thai sau 20 tuần, Mississppi đưa ra dự luật sẽ truy tố hình sự những người thực hiện phá thai nếu trẻ sơ sinh còn sống sót hoặc bị cố ý để cho chết, . . .
Cuối tháng Hai, Thống Đốc Henry McMaster thuộc tiểu bang S. Carolina đã ký luật cấm phá thai sau 6 tuần hoặc 8 tuần là thời gian phát hiện được nhịp tim của thai nhi.  Sáng Thứ Tư 19/5, báo Austin American-Statesman loan tin là Thống Đốc Greg Abbott đã ban hành luật cấm phá thai sau khi nghe được nhịp tim của thai nhi.  Thống Đốc Greg Abbott nói “Đấng Tối Cao đã ban cho chúng ta quyền được sống nhưng mỗi năm có hàng triệu trẻ em đã mất quyền sống vì phá thai. 

Tại Texas, chúng tôi làm việc để cứu những sanh mạng thai nhi.”  Luật cấm phá thai mới của Texas có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 9 sắp tới, và chỉ cho phép phá thai trước khi nghe được nhịp tim của thai nhi.  Luật này còn cho phép bất kỳ người công dân nào cũng được kiện những tổ chức thực hiện phá thai hoặc những người hỗ trợ, tiếp tay cho việc phá thai.

Thứ Hai ngày 17/5 vừa qua, TCPV đã đưa vào lịch trình vụ kiện Dobbs vs Jackson về luật của tiểu bang Mississippi cấm phá thai sau 15 tuần trừ trường hợp cần phá thai để tránh nguy hiểm cho tánh mạng của người mẹ.  Phụ nữ được phép phá thai là do phán quyết của vụ án Roe vs Wade năm 1973, tính tới nay đã có hơn 62 triệu thai nhi bị cướp đi quyền sống.  TCPV hiện có 6 Thẩm Phán thuộc khối bảo thủ nên phán quyết của vụ án mới này có thể thay đổi luật phá thai.  Tuy nhiên nhiều người còn đang lo ngại về quyết định của Chánh Án John Roberts, Thẩm Phán Brett Kavanaugh và Thẩm Phán Amy Barrett.  Mong rằng 3 vị Thẩm Phán này sẽ có những quyết định khôn ngoan, hợp lý và tôn trọng lẽ phải.
Đảng Dân Chủ luôn luôn ủng hộ phá thai, trong một cuộc họp báo, cô Tham Vụ Báo Chí Jen Psaki đã xác nhận là “ TT Biden cam kết sẽ hệ thống hóa phán quyết năm 1973 cho phép phụ nữ phá thai, bất kể phán quyết của TCPV ra sao về vụ án Mississippi.”  Chủ trương “hệ thống hóa” phá thai của Joe Biden là một thách thức đối với các Thẩm Phán TCPV, Hoa Kỳ có còn công lý không?

Trung Cộng hưởng lợi trong dự án 174 tỷ dành cho việc sản xuất xe điện

Joe Biden được coi là một Tổng Thống có 100 ngày tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.  Dân Biểu Mo Brooks (R-AL) nói “Chính quyền Joe Biden đang làm cho Hoa Kỳ tăng nguy cơ vỡ nợ và phá sản vì đã chi hàng ngàn tỷ dollars mà quốc gia này không có khả năng trả nợ.”  Người dân đang than phiền về tiền xăng, tiền chợ, . . . tất cả giá sinh hoạt đã tăng vọt.  Ngay cả bà Cecilia Rouse, Chủ Tịch Hội Đồng Cố Vấn Kinh Tế đã phải nhìn nhận rằng lạm phát đã tăng mạnh nhất kể từ năm 2008.

Gần đây nhóm khủng bố tin tặc đã tấn công vào Hoa Kỳ, gây nhiều thiệt hại đáng báo động.  Họ đã làm tê liệt hoạt động của nhiều công ty như Colonial Pipeline, nhà máy lọc nước ở Florida, công ty Solar Winds, . . .  Mới đây Wall Street Journal đưa tin là Giám Đốc Điều Hành của Colonial Pipeline, Joseph Blount cho biết là công ty Colonial Pipeline đã phải chi 4 triệu 400 ngàn dollars cho nhóm tin tặc DarkSide của Nga để công ty được giành lại quyền kiểm soát hoạt động.  Thay vì mạnh mẽ chống lại những mối hiểm họa của Hoa Kỳ là Nga và Trung Cộng thì Joe Biden lại trốn tránh, để mặc cho các công ty tư nhân tự giải quyết.  Tài chánh và đời sống của người dân Hoa Kỳ bị đe dọa, không còn được bảo đảm nữa.

Trong chuyến viếng thăm công ty Ford tại Dearborn tiểu bang Michigan hôm Thứ Ba 18/5 vừa qua, Joe Biden đã công bố sẽ chi 174 tỷ cho dự án sản xuất xe điện.  Trong phần diễn văn của mình, Joe Biden đã tự đề cao là người tiên phong trong ngành sản xuất xe điện ngay trong thời kỳ còn là Phó Tổng Thống cho Obama.  Joe Biden còn nhấn mạnh là “không chấp nhận hợp đồng của những công ty không thuê mướn người Mỹ.”  Tuy nhiên ông ta đã quên rằng chính quyền Obama-Biden đã cho phép nhiều nhà đầu tư có liên hệ với đảng cộng sản Trung Cộng mua lại một số công ty sản xuất xe điện của Hoa Kỳ trong thời gian từ năm 2009 tới 2016.  Nhà báo John Binder nhận định:  “Dự án sản xuất xe điện của Joe Biden là cơ hội cho Trung Cộng vì quốc gia này đang đẩy mạnh nỗ lực thống lãnh ngành công nghiệp xe điện vào năm 2025. Nhiều công ty sản xuất xe như Ford và General Motors đã và đang hợp tác với các công ty của đảng cộng sản Trung Cộng để sản xuất xe điện ở Á Châu.”

Tài liệu của Public Citizen cho thấy chính quyền Obama-Biden đã cho phép hàng trăm công ty Trung Cộng mua lại nhiều công ty trong ngành sản xuất xe hơi và pin của Hoa Kỳ.  Báo Breitbart News đưa ra một vài trường hợp:
-Năm 2013 chính quyền Obama-Biden đã cho phép công ty của Trung Cộng mua lại công ty điện A123 Systems có trụ sở tại Michigan.  Điều đáng chú ý là năm 2008, công ty A123 Systems đã nhận được 12 triệu 500 ngàn tiền tài trợ của Bộ Năng Lượng để phát triển kỹ nghệ pin lithium ion cho xe điện.
-Năm 2016, Trung Cộng đã mua công ty Fisker Automotive sau khi công ty này nhận được 193 triệu dollars tiền tài trợ của chính phủ.  Công ty này đặt trụ sở tại tiểu bang Delaware, quê hương của Joe Biden.
Tiền thuế do người dân đóng góp cho việc nghiên cứu và phát triển kỹ nghệ năng lượng xanh đã bị chính quyền Obama-Biden lạm dụng, chuyển vào quyền sở hữu của Trung Cộng.

Ngoài ra chúng ta cũng không quên con trai Joe Biden là Hunter Biden có nhiều cổ phần trong một số công ty của đảng cộng sản Trung Cộng.  Năm 2015, Hunter Biden hợp tác với một nhà thầu quân sự Trung Cộng để mua lại công ty Henniges Automotive có trụ sở tại Michigan.  Chính quyền Obama-Biden đã chấp thuận cho sự mua bán này, bất chấp những lời cảnh báo về việc công ty này sẽ rơi vào tay quân đội Trung Cộng.  Đa số các công ty trong ngành sản xuất xe điện và pin có trụ sở tại Michigan đã bán cho Trung Cộng.  Giờ đây Joe Biden lại muốn đổ thêm 175 tỷ cho ngành sản xuất xe điện và trạm sạc điện tại tiểu bang này.  Người hưởng lợi thực sự trong dự án 175 tỷ do tiền thuế của người dân đóng góp là đảng cộng sản Trung Cộng (theo Breitbart News.)
Một vấn đề quan trọng liên quan tới xe điện mà chúng ta không thể bỏ qua là trạm sạc pin cho xe điện. Điều trở ngại là Hoa Kỳ phải tùy thuộc vào Trung Cộng để có nguồn đất hiếm cho việc sản xuất pin vì quốc gia này kiểm soát 80% đất hiếm trên toàn thế giới.  Khi chuyển sang kỹ nghệ xe điện, Joe Biden đã từ bỏ vị trí độc lập về nhiên liệu của Hoa Kỳ để bị lệ thuộc vào đảng cộng sản Trung Cộng.  Thật đáng lo ngại.

Joe Biden lập lại chính sách ngoại giao thất bại của Obama

Obama endorses former Vice President Joe Biden for president - ABC News

Cuộc chiến giữa Israel và Palestine đã bước vào tuần lễ thứ hai.  Sau khi nhóm khủng bố Hamas của tổ chức Tự Do cho Palestine được Iran hậu thuẫn đã pháo kích vào nội địa của Israel, quốc gia này đã chống trả mãnh liệt, phá hủy nhiều cơ sở và đường hầm của Hamas.  Nhóm 4 Dân Biểu cực tả của đảng Dân Chủ đã công khai chống đối Israel, và họ còn yêu cầu Joe Biden đồng ý với quan điểm của họ.  Như thường lệ, Joe Biden luôn luôn nhượng bộ nhóm 4 Dân Biểu này.  Ông ta đã nhiều lần nói chuyện điện thoại với Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu.  Cuộc điện thoại mới nhất vào ngày Thứ Tư vừa qua, Joe Biden lại thêm một lần nữa cố gắng thuyết phục Thủ Tướng Do Thái giảm leo thang chiến tranh.  Tuy nhiên Thủ Tướng Do Thái chỉ cám ơn Joe Biden và khẳng định rằng “Đây là sự sống còn của dân tộc Do Thái, chúng tôi không có chọn lựa nào khác là tiếp tục chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ và người dân của chúng tôi.”  Cuộc điện thoại này đã gây thêm mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Do Thái vì chính sách ngoại giao không rõ ràng của Joe Biden.

Trước đây Thủ Tướng Benjamin Netanyahu đã bất mãn khi Obama ký kết thỏa thuận hạt nhân với Iran.  Thỏa hiệp này đã bị TT Trump hủy bỏ, và giờ đây Joe Biden đã nhượng bộ Iran để thương lượng trở lại thỏa hiệp hạt nhân.  Rõ ràng Joe Biden lại tiếp tục đường lối của Obama.
Richard Grenell là quyền Giám Đốc An Ninh Quốc Gia thời TT Trump trước đây đã phê bình “TT Biden quá yếu, không thể ngăn cản được nhóm khuynh tả áp lực lên chính sách đối nội và đối ngoại.  PTT Kamala thì không hiểu chuyện gì đang xảy ra.  Chắc hẳn chúng ta có một Tổng Thống trong bóng tối.”  Người đó là ai? Ông Grenell đề cập tới Susan Rice, Cố Vấn Chính Sách Đối Nội của Joe Biden.  Bà này trước đây là Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia cho TT Obama, từng bị giới chính trị đánh giá là nhà ngoại giao thất bại, gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.  Chúng ta thấy Joe Biden trong 4 tháng qua đã đảo ngược hầu hết tất cả những chính sách đối nội cũng như đối ngoại của TT Trump và áp dụng chính sách mới dưới sự chỉ đạo của Obama.
Hoa Kỳ đang phải đối diện với nạn di dân, nạn thất nghiệp, lạm phát, bị nhóm khủng bố an ninh mạng của Nga tấn công, bị Trung Cộng chế giễu, bị Iran tống tiền, . . .  Những quyết định sai lầm của Joe Biden đã và đang đẩy đất nước của chúng ta xuống vực thẳm.

Kim Nguyễn
May 20-2021

Nhiều quyết định sai lầm của Joe Biden trong thời gian qua – Báo Thế Giới Mới (baotgm.net)

7 điểm khác biệt giữa Tổng thống Biden và cựu Tổng thống Trump trong vấn đề Israel

 


Tác giả Nguyên HươngNguồnNTDVNNgày đăng: 2021-05-22


Ông Donald Trump và ông Joe Biden tại Lễ nhậm chức của ông Trump tháng 1/2016 tại Thủ đô Washington. Nguồn ảnh: Getty Images
11 ngày xung đột với 4 nghìn quả tên lửa của Hamas bắn sang các thành phố dày đặc của Israel và các cuộc phản công trừng phạt của nhà nước Do Thái nhằm tiêu diệt các nơi ẩn náu của Hamas cho phép chúng ta nhìn thấy sự khác biệt giữa các ưu tiên và chiến lược trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Joe Biden và Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump.
Trong khi ông Biden chủ yếu tập trung những tháng đầu tiên ở Nhà Trắng vào các vấn đề trong nước, giữ khoảng cách và không can dự với Israel và Trung Đông nói chung, thì người tiền nhiệm của ông, ông Donald Trump lại thể hiện là người bảo vệ trung thành của Israel, duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nhà lãnh đạo của nước này, làm việc cởi mở và đứng sau hậu trường để dàn xếp một loạt các thỏa thuận hòa bình lịch sử trong những tháng cuối của nhiệm kỳ Tổng thống.
Dưới đây là sự khác biệt của hai tổng thống trong 7 vấn đề cụ thể về Israel:
1. Bổ nhiệm Đại sứ Hoa Kỳ tại Israel
Hơn một tháng trước khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống, ông Trump đã đề cử luật sư David Friedman làm đại sứ Hoa Kỳ tại Israel vào ngày 15/12/2016.
Ngược lại, sau hơn 4 tháng nhậm chức, Tổng thống Biden vẫn chưa đề cử Đại sứ tại đất nước đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ. Theo Axios đưa tin, lẽ ra ông Biden phải cử nhà ngoại giao Thomas Nides, ứng cử viên xuất sắc cho vị trí này từ sớm. Ông Biden cũng từ chối đề cử một nhà ngoại giao cấp cao đại diện cho chính quyền Hoa Kỳ tại Israel. Điều này khiến ông bị chỉ trích gay gắt, đặc biệt là sau khi nổ ra cuộc xung đột mới nhất giữa Israel và Hamas.
2. Chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ về Thủ đô Jerusalem
Tổng thống tiền nhiệm Trump ưu tiên chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ từ Tel Aviv về Thủ đô Jerusalem. Việc chuyển đại sứ quán năm 2017 là điều mà các nhà lãnh đạo trước đây của Hoa Kỳ đã thảo luận từ lâu nhưng chưa bao giờ hành động, do lo ngại sẽ làm khu vực thêm căng thẳng.
Trái lại, khi còn đang tranh cử tổng thống, ông Biden chỉ trích việc ông Trump chuyển sứ quán về Thủ đô Jerusalem là "thiển cận" mà không đưa ra phương án thay thế nào. Năm 1995, khi còn làm việc ở Thượng viện, ông Biden đã bỏ phiếu cho đạo luật công nhận Jerusalem là Thủ đô của Israel, New York Times đưa tin.
3. Hiệp định hòa bình Abraham
Chính quyền Trump, do con rể của ông Trump và là cố vấn Jared Kushner dẫn đầu, đã đứng ra dàn xếp Hiệp định Abraham để bình thường hóa quan hệ giữa Israel với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Bahrain, và các thỏa thuận với Sudan và Morocco ngay sau đó. Hiệp ước của bộ tứ với Israel là hiệp ước đầu tiên giữa Israel và một quốc gia Ả Rập kể từ hiệp ước năm 1994 của Israel với Jordan.
Trong khi đó, cho đến thời điểm bùng nổ chiến tranh giữa Israel và Hamas, Tổng thống Biden không xem Israel là một ưu tiên rõ ràng đối với Mỹ và không có động thái thúc đẩy Hiệp định Abraham. Theo một bài phát biểu của Ngoại trưởng Badr al-Busaidi, mặc dù Oman đang xem xét việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Israel trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Trump, nhưng vào tháng Hai, sau khi ông Biden nhậm chức, Oman đã quyết định tiếp tục duy trì mối quan hệ và đối thoại hiện tại của hai nước.
4. Hòa giải
Tháng 3/2019, cựu Tổng thống Trump đã chính thức công nhận quyền lực của Israel đối với Cao nguyên Golan, một khu vực thu hồi từ Syria trong Chiến tranh sáu ngày năm 1967. Đại sứ của Trump tại Israel cũng đã đến thăm một khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây Gaza, xác nhận không chính thức một trong những tiền đồn gây tranh cãi của Israel.
Về phía chính quyền Biden, Ngoại trưởng Antony Blinken đã khẳng định "tầm quan trọng thực sự của Cao nguyên Golan đối với an ninh của Israel" và không có động thái rút lại sự công nhận của chính quyền Trump đối với khu vực. Tổng thống Biden lên án các khu định cư ở Bờ Tây Gaza, nhưng chưa áp lệnh phạt Israel vì việc mở rộng này, theo New York Times.
5. Viện trợ người Palestine
Trong khi Tổng thống tiền nhiệm Trump chấm dứt đóng góp của Hoa Kỳ cho các chương trình viện trợ người Palestine do Liên hợp quốc và các tổ chức khác thành lập, Tổng thống Biden quyết định nối lại các khoản viện trợ Palestine, với 235 triệu đô la viện trợ trực tiếp, và tài trợ cho một cơ quan Y tế của Liên Hợp Quốc để phục vụ các vùng lãnh thổ, New York Times đưa tin.
6. Tổ chức Giải phóng Palestine
Năm 2018, cựu Tổng thống Trump đã đóng cửa Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) ở Thủ đô Washington. Chính quyền cũng nỗ lực để PLO phải đóng băng sứ mệnh của tổ chức. Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ ký một đạo luật khiến tổ chức PLO bị tấn công bởi một loạt các vụ kiện nếu nó mở lại văn phòng ở Hoa Kỳ.
Ngược lại, nhóm Biden đã tái hợp tác ngoại giao với PLO, theo New York Times. Ông Biden cũng nói rằng ông muốn PLO mở lại nhiệm vụ. Tuy nhiên, chính quyền vẫn chưa nêu chi tiết về cách thức giải quyết các vụ kiện hàng triệu đô la có thể thực hiện được theo luật thời cựu Tổng thống Trump.
7. Thỏa thuận Hạt nhân Iran
Năm 2018, cựu Tổng thống Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, một hiệp ước mà ông thường xuyên chống lại và thề sẽ rời khỏi khi ông còn là ứng cử viên tổng thống. Israel từ lâu đã phản đối thỏa thuận này. Ngoài ra, cựu Tổng thống Trump còn áp đặt các lệnh trừng phạt nặng nề đối với Iran, làm tổn hại đến nền kinh tế của quốc gia vốn là nguồn tài trợ chính cho hai nhóm khủng bố nhắm vào Israel là Hamas và Hezbollah.
Trong khi đó, ông Biden khi còn là Phó tổng thống của ông Obama, đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra Kế hoạch hành động toàn diện chung vào năm 2015. Ngay sau khi trở thành Tổng thống, ông Biden đã cử đại diện làm việc để tái gia nhập thỏa thuận, theo đó, một thỏa thuận mới có thể dỡ bỏ ít nhất một số biện pháp trừng phạt cứng rắn thời chính quyền Trump đối với Iran, NBC đưa tin.
Nguyên Hương
Theo News Max
----------

Chú rể bất ngờ bỏ trốn, cô dâu đành... cưới luôn khách mời - Vietnamnet

  22/05/2021    09:45 GMT+7

Chuẩn bị tới hôn lễ, chú rể bất ngờ bỏ trốn vì sợ ràng buộc trách nhiệm gia đình. Cô dâu sau đó chấp nhận làm đám cưới với một vị khách bên nhà trai.

Theo Times Now News đưa tin, một đám cưới diễn ra ngày 17/5 tại thị trấn Maharajpur thuộc thành phố Kanpur, bang Uttar Pradesh (miền bắc Ấn Độ) mới đây đã gây xôn xao mạng xã hội nước này vì hành động lạ của chú rể.

Cụ thể, sau khi thực hiện xong nghi thức "jaimala" (trao đổi vòng hoa), chuẩn bị đến lễ cưới chính thì nhà trai phát hiện chú rể đã biến mất. Dù cố gắng tìm kiếm nhưng quan viên hai họ vẫn không thấy chú rể ở đâu.

Tuy nhiên, theo phía nhà gái, họ nghi ngờ rằng chú rể thực chất đã cố tình bỏ trốn, từ chối kết hôn vì không muốn ràng buộc trách nhiệm gia đình. Trước thái độ giận dữ từ phía nhà gái, nhà trai đã đưa ra đề nghị rằng cô dâu có thể kết hôn với một trong những chàng trai bên nhà chú rể đang có mặt tại đám cưới. 

Chú rể bất ngờ bỏ trốn, cô dâu đành... cưới luôn khách mời - 1
Chú rể bỏ trốn khỏi đám cưới sau nghi lễ trao hoa (Ảnh minh họa: India.com).

Sau một hồi tham khảo ý kiến từ gia đình, cô dâu đồng ý chấp nhận đề nghị trên và nhanh chóng lựa chọn một nam khách mời đang tham dự hôn lễ để tiến hành làm đám cưới.

Tuy nhiên, ngay khi kết thúc hôn lễ, nhà cô dâu đã làm đơn tố cáo gia đình chú rể cũ lên chính quyền địa phương. Họ cho rằng nhà trai cần phải chịu trách nhiệm về sự việc trên khi cố tình tạo điều kiện để chú rể bỏ trốn. 

Thanh tra Shesh Narain Pandey thuộc cảnh sát thị trấn Maharaj Pur xác nhận đơn vị này đã nhận được đơn khiếu nại từ phía nhà cô dâu và báo cáo mất tích từ nhà trai.

"Nhà gái cảm thấy bị mất mặt trước quan khách nên họ làm đơn kiện và mong muốn được bồi thường xứng đáng. Tuy nhiên, bố chú rể lại ra sức cầu cứu lực lượng cảnh sát tiến hành truy tìm con trai họ hiện vẫn chưa rõ tung tích thế nào", vị thanh tra nói.

Sở cảnh sát địa phương cũng cho biết đang tiếp tục mở rộng điều tra về vụ mất tích trên và nếu phát hiện đây là màn kịch được dàn dựng thì sẽ có mức phạt thật nặng đối với "chú rể" kia.

Chú rể bất ngờ bỏ trốn, cô dâu đành... cưới luôn khách mời - 2
Ở Ấn Độ, đám cưới được xem là thước đo cho danh dự gia đình. Hành động bỏ trốn của chú rể bị coi là sự xúc phạm nặng nề với nhà gái (Ảnh: Business Standard).

Trước đó, vào hồi tháng 1 vừa qua, một trường hợp tương tự cũng xảy ra tại bang Karnataka (miền Nam Ấn Độ) khi cô dâu Sindhu buộc phải kết hôn với một vị khách tại đám cưới của mình để hoàn thành hôn lễ vì chú rể bỏ trốn cùng người yêu cũ.

Theo India Times, chú rể tên Naveen đã bỏ dở ngày trọng đại khi nhận được tin nhắn khóc lóc, dọa tự tử từ bạn gái cũ. Người đàn ông này lập tức bỏ trốn, để lại cô dâu một mình bơ vơ giữa hôn lễ.

Thất vọng vì hành động của chồng tương lai, Sindhu bật khóc nức nở. Để an ủi con gái, bố mẹ Sindhu tuyên bố sẵn sàng cho cô kết hôn với bất kỳ vị khách nào có mặt tại đám cưới. Một vị khách tên Chandrappa sau khi chứng kiến sự việc từ đầu đến cuối đã đồng ý thay thế vị trí chú rể, cùng cô dâu tiến hành buổi lễ đặc biệt này.

Ở Ấn Độ, đám cưới được coi là nghi thức quan trọng, liên quan trực tiếp đến địa vị và danh dự của mỗi gia đình. Do đó, không hiếm những chuyện kỳ lạ xảy ra ngay trong hôn lễ, ví dụ như chú rể bỏ trốn vì sợ trách nhiệm gia đình hoặc chưa cảm thấy sẵn sàng với cuộc sống hôn nhân phía trước. Tuy nhiên, trước những tình huống "dở khóc dở cười" đó, việc để cô dâu kết hôn với một vị khách bất kỳ có mặt tại đám cưới thường là phương án thay thế phổ biến.

Theo Times Now News/Dân trí

Làm thế nào để biết khi nào bạn đang yêu?

Làm thế nào để biết khi nào bạn đang yêu?

Cảm giác được yêu là một trong những cảm giác tuyệt vời nhất mà người ta có thể cảm nhận trên cuộc đời ....

Lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar nói bà Suu Kyi sẽ sớm xuất hiện

  VOA

22/05/2021


Nhà lãnh đạo bị lật đổ Aung San Suu Kyi hiện trong tìnhh trạng sức khỏe tốt và sẽ ra tòa vào ngày thứ Hai, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar Min Aung Hlaing cho biết.



Bà Suu Kyi, được trao giải Nobel Hòa bình vì cuộc đấu tranh lâu dài của bà chống lại những nhà cầm quyền quân sự trước đây, là một trong số hơn 4.000 người bị giam giữ kể từ cuộc đảo chính, Reuters cho biết. Bà đối mặt với các cáo buộc từ sở hữu bất hợp pháp bộ đàm cho đến vi phạm luật bí mật nhà nước.

“Daw Aung San Suu Kyi hiện trong tình trạng sức khỏe tốt. Bà ấy đang ở nhà và khỏe mạnh. Bà ấy sẽ ra tòa trong vài ngày tới,” ông Min Aung Hlaing phát biểu qua video với đài truyền hình Phượng Hoàng đặt tại Hong Kong vào ngày 20 tháng 5, trong những trích đoạn được đăng tải vào ngày thứ Bảy.

Người phỏng vấn hỏi ông nghĩ gì về khả năng lãnh đạo đất nước của bà Suu Kyi, 75 tuổi, người được nhiều người ngưỡng mộ ở đất nước 53 triệu dân vì nỗ lực mang lại những cải cách dân chủ đã bị đứt đoạn bởi cuộc đảo chính.

“Bà ấy đã cố gắng hết sức,” ông Min Aung Hlaing trả lời.

Ông nhắc lại rằng quân đội chiếm quyền bởi vì phát hiện gian lận trong cuộc bầu cử mà đảng của bà Suu Kyi giành chiến thắng vào tháng 11 - dù các cáo buộc của họ đã bị ủy ban bầu cử khi đó bác bỏ.

Ông nói quân đội sẽ tổ chức bầu cử và những thay đổi tiềm năng đối với hiến pháp đã được xác định và sẽ được thi hành nếu đó là “ý nguyện của người dân.”

Lực lượng an ninh đã giết chết ít nhất 815 người kể từ cuộc đảo chính, theo tổ chức hoạt động Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị.

Ông Min Aung Hlaing nói con số thực tế là khoảng 300 và 47 cảnh sát cũng đã thiệt mạng.

Đài MRTV do nhà nước điều hành cho biết một cảnh sát viên đã bị sát hại trong một cuộc tấn công của quân nổi dậy ở bang Kayah, miền đông nước này ngày thứ Sáu.

Ở bang Chin phía tây, các đối thủ của chính quyền quân sự cho biết họ đã giết ít nhất bốn thành viên của lực lượng an ninh vào ngày thứ Sáu và chôn họ bên vệ đường. Không thể xác minh độc lập tuyên bố của họ, Reuters nói.

Truyền thông Myanmar đưa tin một binh sĩ thiệt mạng trong một vụ nổ súng ở Yangon, trung tâm thương mại của đất nước, vào ngày thứ Bảy. Các vụ nổ bom đã được báo cáo ở đó, tại Pathein trong khu vực đồng bằng Irrawaddy và tại một khu giao thương gần biên giới với Trung Quốc.

Mỹ không thể tiếp tục ủng hộ Israel ở Gaza? - Đất Việt

  22/5/2021

(Tin tức 24h) - Sau khi chốt xong hợp đồng vũ khí hơn 700 triệu USD với Israel, Mỹ bắt đầu cảnh báo về tình hình ở Gaza.

Trang tin Axios dẫn nguồn tin giấu tên của Israel cho biết, Ngoại trưởng Antony Blinken đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Israel, Ngoại trưởng Gabi Ashkenazi hôm 20/5.

My khong the tiep tuc ung ho Israel o Gaza?
Ngoại trưởng Antony Blinken (phải) và Ngoại trưởng Gabi Ashkenazi (trái).

Tại cuộc nói chuyện, phía Mỹ nói rằng, họ không thể công khai ủng hộ Israel tấn công Gaza lâu hơn nữa.

Trong một thông điệp công khai trên Twitter vào cùng ngày, ông Antony Blinken viết: "Tôi đã nói chuyện với Ngoại trưởng Israel Gabi Ashkenazi về những nỗ lực chấm dứt bạo lực ở Israel và Bờ Tây cũng như Gaza. Xung đột đã cướp đi sinh mạng của thường dân Israel lẫn Palestine, bao gồm cả trẻ em".

Về phần mình, ông Ashkenazi cho biết Israel có các mục tiêu quân sự mà họ muốn đạt được ở Gaza trước khi có thể kết thúc cuộc tấn công.

Phía Israel không đề cập đến bất cứ tuyên bố nào của Ngoại trưởng Mỹ về sự ủng hộ hay phản đối việc nước này ném bom ở Gaza.

Một lệnh ngừng bắn sau đó đã được Israel và Hamas chấp thuận và có hiệu lực kể từ 0h ngày 21/5. Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 21/5 tuyên bố, ông đã yêu cầu Israel ngừng "các vụ đụng độ cộng đồng" ở thành phố Jerusalem. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh "không có thay đổi trong cam kết của tôi đối với an ninh của Israel" và cảnh báo "sẽ không có hòa bình" tới khi nào khu vực chịu thừa nhận sự tồn tại của Israel.

Tổng thống Biden cũng nhấn mạnh biện pháp hai nhà nước sẽ khắc phục tình trạng xung đột tại khu vực. "Chúng ta cần giải pháp hai nhà nước, đó là câu trả lời duy nhất", ông Biden nói.

Các tuyên bố ngoại giao được trang Axios tung ra cho thấy Mỹ dường như không thể có cách hành xử mang tính nhắc nhở Israel sớm hơn bởi Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã thông qua việc bán số vũ khí trị giá 735 triệu USD cho Israel, khi quốc gia này đang trong cuộc chiến với lực lượng Hamas ở dải Gaza. 

My khong the tiep tuc ung ho Israel o Gaza?
Tên lửa thuộc hệ thống Vòm Sắt của Irael trong chiến dịch đánh chặn tên lửa ở dải Gaza. Ảnh: IDF/Flickr

Tờ Washington Post đưa tin Quốc hội Mỹ lần đầu tiên được thông báo về vụ mua bán tiềm năng vào ngày 5/5, gần một tuần trước khi lực lượng Hamas bắt đầu bắn tên lửa vào Israel, giết chết ít nhất 10 người Israel cho đến nay.

Tập đoàn Boeing sẽ cung cấp vũ khí cho quốc gia Trung Đông này, trang tin American Military News cho biết.

Theo hãng thông tấn Reuters, các loại vũ khí được đề xuất bán là bộ thiết bị JDAMs, được sử dụng để hiệu chỉnh khả năng đánh trúng mục tiêu của bom.

Hiện nhiều thành viên Quốc hội Mỹ đang kêu gọi chính quyền Biden ngừng bán vũ khí cho Israel sau cuộc tấn công dữ dội của nước này vào Gaza.

Hải Lâm

RFI Tin tức

 RFI

Bắc Cực trở thành điểm nóng cả về khí hậu lẫn địa chính trị - RFI Tiếng Việt 

Tin thế giới - Đất Việt


Mỹ không thể tiếp tục ủng hộ Israel ở Gaza?

Mỹ không thể tiếp tục ủng hộ Israel ở Gaza?

 

Powered by Blogger.